1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Phân tích môi trường ngành vận tải tàu biển phục vụ cho việc định hướng phát triển của Công ty TNHH Thương mại Đông Phong

65 1,6K 15
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 65
Dung lượng 347 KB

Nội dung

MỞ ĐẦU 2 CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHHTM ĐÔNG PHONG 4 1. Thụng tin chung về cụng ty 4 2. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật: 4 2.1 Sản phẩm: 4 2.2 Thị trường: 4 2.3 Khỏch hàng 5 2.4 Cơ sở vật chất

Trang 1

MỞ ĐẦU

Tầm quan trọng của nghiên cứu đề tài: Cùng với sự hoà nhập của nềnkinh tế Việt Nam vào nên kinh tế thế gới, đánh dấu bằng sự kiện nước tachính thức là thành viên thứ 150 của tổ chức WTO vào ngày 7/11/2006 thìmôi trường nền kinh tế cũng có nhiều biến động, tạo nên nhiều thuận lợi,cũng như thách thức đối với các doanh nghiệp Nên việc nghiên cứu môitrường kinh doanh, trong đó có môi trường ngành có vai trò rất lớn tong quátrình ra quyết định và xây dựng chiến lược kinh doanh của công ty Công tyTNHHTM Đông Phong, là một công ty hoạt động trong lĩnh vực kinh doanhvận tải tàu biển, nên việc nghiên cứu môi trường ngành vận tải tàu biển sẽ tạothuân lợi cho quá trình xây dựng các kế hoạch và chiến lược kinh doanh củacông ty

Mục đích nghiên cứu: Việc phân tích môi trường kinh doanh ngành vận

ải tàu biển, sẽ cho ban lãnh đạo công ty TNHHTM Đông Phong cái nhìn tổngquát về ngành kinh doanh của mình, giúp cho công ty hiểu được các tác độngthuận lợi và khó khăn từ môi trường kinh doanh ngành, để từ đó có các biệnpháp phù hợp trong kinh doanh, nhằm tận dụng được các thuận lợi và hạn chếđược những khó khăn đến từ môi trường ngành

Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của đề tài làcác yếu tố của môi trường ngành vận tải tàu biển Bao gồm việc phân tíchthực trạng, dự đoán sự biến động và tác động của các yếu tố này tới hoạt độngkinh doanh của công ty Đông Phong

Phương pháp nghiên cứu: Việc nghiên cứu và phân tích môi trường kinhdoanh ngành vận tải tàu biển, được thực hiện bằng sự nghiên cứu, tổng hợpcác số liệu thống kê, căn cứ những biến động của nên kinh tế Việt Nam và thếgiới dự đoán xu hướng biến động của các yếu tố này, nhằm đưa ra cái nhìntổng quát về ngành vận tải tàu biển

Trang 2

Những đóng góp của đề tài : việc nghiên cứu và phân tích môi trườngngành làm các cơ sở để công ty Đông Phong đưa ra các kế hoạch, chiến lượcphù hợp với các điều kiện và tình hình của công ty.

Kết cấu của báo cáo gồm 4 chương:

Chương 1: Giới thiệu về Công ty TNHH thương mại Đông Phong

Chương 2: Thực trạng lĩnh vực vận tải tàu biển của Công ty TNHHTMĐông Phong

Chương 3: Phân tích và đánh giá tác động của các yếu tố môi trường ngànhđến lĩnh vực vận tải tàu biển của công ty TNHH thương mại Đông Phong

Chương 4 Kết luận và kiến nghị

Tuy còn nhiều hạn chế trong cách tiếp cận và thực hiện đề tài nhưng em hy

vọng đề tài này sẽ có thể cho công ty cái nhìn tổng quát về môi trường ngành của công ty mình

Em mong nhận được các ý kiến đánh giá nhận xét của các thầy cô

Em xin chân thành cảm ơn!

Trang 3

CHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY TNHHTM

ĐÔNG PHONG

1 Thông tin chung về công ty

1.1 Tên công ty là: CÔNG TY TRÁCH NHIỆM HỮU HẠN THƯƠNG

MẠi ĐÔNG PHONG

1.2 Tên giao dịch đối ngoại: DONG PHONG TRADE COMPANY

LIMIED

Tên giao dịch viết tắt: DONG PHONG TRADE CO.,LTD

1.3 Nghành nghề kinh doanh chính:

- Vận chuyển tàu biển

- Kinh doanh vật liệu xây dựng

1.4 Trụ sở công ty: Số 01, ngõ 169 đường Minh Khai, Hai Bà Trưng, Hà Nội.

1.5 Điên thoại: 046243811 Fax: 046243204

2.2 Thị trường:

- Trong lĩnh vực vận chuyển tàu biển, thị trường chủ yếu của doanhnghiệp là nhận, ký kết các đơn hàng chở hàng hoá bằng đường thuỷ ở trongnước và ra nước ngoài

- Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng: Công ty bán buôn và bán

lẻ vật liệu xây dựng, chủ yếu là xi măng trắng trong khu vực Hà Nội và cáctỉnh lân cận

Trang 4

2.3 Khách hàng

-Trong lĩnh vực vận chuyển tàu biển: khách hàng của doanh nghiệp là cáccông ty và cá nhân có nhu cầu thuê vận chuyển hàng hoá bằng đường biển ởtrong nước và ra nước ngòai Loại hàng hoá mà doanh nghiệp vận chuyển làrất đa dạng tuỳ theo đơn hàng của khách đặt, nhưng chiếm tỷ trong lớn là chởvật liệu xây dựng

-Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng: công ty thừơng nhập vậtliệu xây dựng từ Trung Quốc, chủ yếu là xi măng trắng, về bán buôn và bán lẻcho khách hàng trên địa bàn Hà nội và khu vực lân cận

2.4 Cơ sở vật chất và trang thiết bị:

-Công ty TNHHTM Đông Phong có trụ sở công ty ở số 1/169 MinhKhai, Quận Hai Bà Trưng, Hà Nội

-Một của hàng chuyên bán nguyên vật liệu tại cảng Khuyến Lương,Thanh Trì, Hà Nội

-Có 5 tàu chở hàng là:

+Tàu DONG PHONG 01 có tải trọng là 998 tấn

+Tàu DONG PHONG 05 có tải trọng là 1000 tấn

+Tàu DONG PHONG 07 có tải trọng là 2000 tấn

+Tàu DONG PHONG 16 có tải trọng là 1936 tấn

+ Tàu DONG PHONG 18 có tải trọng lớn nhất là 4000 tấn

- Ngoài ra do đặc điểm của một công ty cung cấp dich vụ vận tải tàu biển,công ty TNHHTM Đông Phong còn có các đại lý uỷ quyền tại các cảng

2.5 Lao động:

Là một doanh nghiệp hoạt động chủ yếu trong lĩnh vực vận tải tàu biển,nên việc bố trí lao động cũng có những đặc thù của doanh nghiệp cung cấpdịch vụ vận chuyển tàu biển Lao động của động nghiệp bao gồm lao động ởtrên tàu và lao động ở trên bờ

Trang 5

-Lao động ở trên tàu: mỗi tàu của công ty TNHHTM Đông Phong thường

có 20 người làm việc trên tàu, bao gồm:

- Lao động trên bờ gồm có lao động ở trụ sở công ty và lao động làm tạicủa hàng bán vật liệu xây dựng

+Tại trụ sở công ty có 16 nhân viên

+ tại cửa hàng bán vật liệu xây dựng có 3 nhân viên làm việc, gồm có : 1

kế toán, 1 thủ kho, 1 nhân viên bán hàng

2.6 Vốn kinh doanh:

Khi mới thành lập doanh nghiệp có vốn điều lệ là: 15.000.000.000 đồng,

do 3 thành viên góp vốn khi thành lập công ty vào 7/2003

2.7 Môi trường kinh doanh của doanh nghiệp

Trong những năm gần đây nhu cầu vận chuyển hàng hoá bằng đườngbiển tăng rất nhanh, cả về nhu cầu vận tải nội địa và quốc tế Đặc biệt là nhucầu vận chuyển bằng đường biển quốc tế đang tăng cao xuất phát từ sự phụchồi của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giới như Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu.Nhưng có thể nói, động lực mạnh mẽ nhất đến từ Trung Quốc Quốc gia

Trang 6

khổng lồ ở châu Á đang trong thời kỳ bùng nổ kinh tế, khối lượng hàng hóaxuất khẩu qua các cửa biển tăng cao (ước tính trên 30% mỗi năm) Còn tronglĩnh vực vận tải đường biển nội địa của nước ta những năm gần đây cũng tăngnhanh do sự phát triển của sản xuất trong nước và xuất nhập khẩu của nước tatăng nhanh khi Việt Nam gia nhập WTO Đây là những điều kiện hết sứcthuận lợi cho các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực vận tải tàu biển củng

có và mở rộng thị trường

Cùng với sự gia tăng nhu cầu về vận chuyển thì trong những năm gầnđây các doanh nghiệp vận tải đường biển cũng tăng nhanh cả về số lượng vàchất lượng nhiều tàu mới, với tải trọng lớn được đưa vào vận chuyển Tuynhiên so với các công ty vận tải biển nước ngoài thì các doanh nghiệp vận tảibiển Việt nam còn thua kém rât nhiều về kinh nghiệm vận tải quốc tế, số lượng

và chất lượng tàu Điều nay là đặc biệt nguy hiểm khi Việt Nam mở của nềnkinh tế, các doanh nghiệp trong nước và ngoài nước cạnh tranh một cách bìnhđẳng với nhau, nếu các doanh nghiệp vận tải đường biển Việt Nam không đổimới và có chiến lược hợp lý thì họ sẽ bị đánh bại không những trên thị trườngvận tải quốc tế mà còng bị thất bại ngay trong thị trường vận tải nội địa

Cơ chế, thể chế, luật hàng hải quốc tế ngày môi thông thoáng, tạo điềukiện thuận lợi cho các doanh nghiệp trong qúa trình vận chuyển trên biển và

ra vào cảng, làm giảm các thủ tục phiền hà, làm giảm thời gian vận chuyểnhàng hoá Cùng với sự hoà nhập quốc tế của Việt Nam, chính chách về hànghải Việt Nam ngày một thông thoáng, nhà nước cũng có nhiều chính sách hỗtrợ các doanh nghiệp vận tải đường biển phát triển

Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng: nhu cầu về vật liệu xâydựng ở trong nước tăng nhanh, do nước ta đang trong thời kỳ công nghiệphoá, hiện đại hoá đất nước nên nhu cầu về vật liệu để xây dựng tăng nhanh.Cũng cùng với đó cũng có nhiều doanh nghiệp tham gia vào thị trường béo bởnày, tạo nên sự cạnh tranh rất gay gắt

Trang 7

3 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Được ký quyết thành lập công ty vào ngày 18/7/2003 với tên là công tyTNHHTM Đông phong, có số vốn điều lệ là 15 tỷ đồng, và linh vực mà công

ty đăng ký kinh doanh là: cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển và kinh doanh vậtliệu xây dựng Khi mới bắt đầu thành lập trong lĩnh vực vận tải tàu biển công

ty chỉ có 2 tàu chở hàng là: ĐONG PHONG 01, ĐONG PHONG 05 có tảitrọng dưới 1000 tấn, khi đó công ty chủ yếu là ký các hợp đồng vận tải biểnnhỏ lẻ ở trong nước còn trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng thì banđầu công ty chủ yếu là nhập khẩu xi măng trắng từ bên thị trường Trung Quốc

về để bán Tổng số nhân viên của công ty lúc này chỉ có 46 người, trong đó có

38 nhân viên hoạt động ở trên tàu, 5 nhân viên văn phòng ở trụ sở công ty, 3nhân viên bán vật liệu xây dựng tại của hàng

10/ 2004 công ty mua thêm một tàu chở hàng nữa là ĐONG PHONG

07 với tải trọng là 2000 tấn,cũng trong năm 2004 công ty đã ký được nhiềuhợp đồng vận tải biển lớn, trong đó có cả các hợp đồng vận tải đi nước ngoài.Trong năm này thi doanh thu hoạt động vận tải tàu biển là khoảng 12 tỷ đồng,

uy tín của doanh nghiệp dần được khẳng định trên thị trường

Tháng 2/2006 chính thức đưa vào hoạt động thêm 2 tàu nữa là: ĐONGPHONG 16 tải trọng là 1936 tấn và ĐONG PHONG 18 với tải trọng là 4000tấn, nó thể hiện một bước tiến nhảy vọt của doanh nghiệp, thể hiện chiến lược

mở rộng doanh nghiệp, với mục tiêu đưa doanh nghiệp trở thành một doanhnghiệp lớn trong lĩnh vực vận tải tàu biển, đến cuối năm 2005 doanh thu từhoạt động vận tải tàu biển đạt được là 32 tỷ đồng, gấp 3 lần so với năm 2004 Năm 2007 là một năm rất thành công của công ty trên cả hai lĩnh vựcvận tải tàu biển và kinh doanh vật liệu xây dựng Trong lĩnh vực vận tải tàubiển công ty đã ký được nhiều hợp đồng vận tải lớn và lâu dài với kháchhàng, tạo công việc ổn định cho 5 tàu, làm tăng doanh thu của hoạt động vận

Trang 8

tải tàu biển lên 42 tỷ đồng, gấp gần 4 lần so với năm 2004 Trong lĩnh vựckinh doanh vật liệu xây dựng, công ty đã tạo được vi trí của mình trên địa bàn

Hà Nội và khu vực lân cận, công ty đã tăng thêm nhiều mặt hàng kinh doanh,

và dần chuyển từ hoạt động bán lẻ sang bán buôn cho các đại lý kinh doanhvật liệu xây dựng trên địa bàn Hà Nội và khu vực lân cận, doanh thu từ hoạtđộng kinh doanh vật liệu xây dựng là 8.5 tỷ đồng, chiếm khoang 20% trongtổng doanh thu chủa doanh nghiêp Tổng doanh thu trong năm 2007 củadoanh nghiệp đạt 50 tỷ đồng, đây là một con con số không nhỏ thể hiện sự nỗlực không ngừng của công ty ngay từ khi thanh lập

Cho đến nay qua gần 5 năm hoạt động công ty đã không ngừng pháttriển, hiện giờ công ty đã có 5 tàu chở hàng, tổng số nhân viên lên tới 117nhân viên, gấp 2 lần so với khi mới thành lập Đây là cơ sỏ vững chắc, cũng làtiền đề vô cùng quan trọng cho sự phát triển trong các giai đoạn tiếp theo

4 Cơ cấu tổ chức bộ máy doanh nghiệp

Cơ cấu tổ chức bộ máy quản trị của công ty TNHHTM Đông Phongcũng giống như các công ty khác, nhưng lại mang tính đặc thù của một công

ty hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển Cơ cấu tổ chứccủa công ty được bố trí và sắp xếp theo nhiệm vụ và chức năng của các côngviệc, dưới đây là sơ đồ cơ cấu tổ chức bộ máy quản tri doanh nghiệp của công

ty TNHHTM Đông phong

Trang 9

Trong cơ cấu tổ chức của công ty có:

Công Nợ

Ngân Hàng

Nội thương

Ngoại thươngĐại lý tàu biển

Trang 10

4.1 Giám đốc: Điều hành các hoạt động chung của công ty, chủ yếu là

về mặt ngoại giao, tìm kiếm và ký kết các hợp đồng

4.2 Phó giám đốc: thay mặt giám đốc, giám sát và điều hành các hoạt đông

trong công ty Phó giám đốc chỉ đạo trực tiếp các trưởng phòng, để thực hiện cáccông việc chung của công ty và có nghĩa vụ báo cáo lại cho giám đốc

4.3 Phòng Kế hoạch: phòng kế hoạch có 8 người

- Chức năng của phòng kế hoạch là:

Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn của mình Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn được tổng giám đốc và phó giám đốc giao

- NHiệm vụ của phòng kế hoạch là:

Xây dựng, tổng hợp kế hoạch sản xuất kinh doanh, đầu tư hàng nămcủa công ty, Kiểm tra định kỳ việc thực hiện kế hoạch kinh doanh của công

ty, so sánh với mục tiêu đề ra, báo cáo lại với giám đốc và phó giám đốc để có

sự điều chỉnh phù hợp

Khảo sát thị trường, tìm kiếm các hợp đồng, đơn đặt hàng cho công ty Chỉ đạo và kiếm tra tình hình thực hiện các hợp đồng mà công ty đã ký Tham gia xây dựng các quy định quy chế quản lý trong công ty

Cùng với phòng kỹ thuật lập kế hoạch bảo dưỡng sửa lớn tàu trong năm

- Đứng đầu phòng kế hoạch là trưởng phòng kế hoạch, tiếp đến là 2 phóphòng, 1 phó phòng phụ trách về vấn đề kinh doanh vận tải tàu biển, một phóphòng phụ trách về vấn kinh doanh vật liệu xây dựng Trong kinh doanh tàubiển lại có 3 nhân viên:

Nhân viên marketing: chuyên phụ trách về mảng thị trường, khảo sátthị trường, tìm kiếm các hợp đồng vận tải cho công ty

Trang 11

Nhân viên chuyên về hồ cơ, giấy tờ: bảo đảm đầy đủ các hồ sơ, giấy tờcho việc ký kết và thực hiện các hợp đồng vận tải, chuẩn bị các giấy dăng ký,các thủ tục giấy tờ ra, vào cảng.

Một nhân viên chuyên về công nợ liên quan đến các hợp đồng vận tảitàu biển: luôn xem xét và đối chiếu tình hình thực hiện các hợp đồng vận tải,tổng hợp só công việc đã thực hiện được, và chưa thực hiện được để từ đó đưa

ra những điều chỉnh kịp thời, đảm bảo thực hiện đúng tiến độ thực hiện cáchợp đồng

+Trong lĩnh vực thương mại có một nhân viên phụ trách về vấn đề nộithương và một nhân viên phụ trách về vấn đề ngoại thương

4.4 Phòng kỹ thuật: Tại trụ sở làm việc của công ty TNHHTM Đông chỉ

có một nhân viên quản lý tình hình chung về kỹ thuật chung của tất cả các tàu,ngoài ra trên mỗi tàu đều có một đội nhân viên kỹ thuật riêng

-Chức năng của phòng kỹ thuật:

Tham mưu cho giám đốc về lĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn của mình,đặc biệt là trong quá trình mua xắm tàu, các chi phí liên quan đến kỹ thuậttrong quá trình tàu hoạt động

Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà cấp trên giao cho

- Nhiệm vụ của phòng kỹ thuật:

Giám sát tình hình hoạt động của các tàu về mặt kỹ thuật, thu nhận và sử

lý các thông tin kỹ thuật gửi về từ các tàu

Báo cáo với cấp trên về tình hình kỹ thuật của các tàu để có giải pháp sử

lý kịp thời

Tư vấn cho ban giám đốc về các khoản chi phí kỹ thuật trong quá trìnhhoạt đông của các tàu

Trang 12

Chỉ đạo việc khắc phục các sự cố về kỹ thuật của các tàu.

Các nhân viên kỹ thuật làm việc trên tàu cũng tổ chức thành từng đội,mỗi đội thường có 7 người, mỗi tàu đều có một đội kỹ thuật riêng, đứng đầu ởmỗi đội là máy trưởng, máy trưởng chỉ đạo trực tiếp các vấn đề liên quan đến

kỹ thuật ở trên tàu, và cố trách nhiệm báo cáo tình hình kỹ thuật của tàu mộtcách thường xuyên cho trưởng phòng kỹ thuật ở trụ sở công ty

4.5 Phòng tài vụ: gồm có 4 nhân viên

- Chức năng của phòng tài vụ:

Có chức năng tham mưu về kĩnh vực nghiệp vụ chuyên môn

Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn quản ký được giám đốc giao cho

-Nhiệm vụ của phòng tài vụ:

Lập báo cáo tài chính hàng năm, quý

Thực hiện các nghiệp vụ kế toán

Tổ chức quản lý , sử dụnh vốn, tài sản, giải quyết các vấn đề về vốn củacông ty

Thẩm định các hợp đồng , để từ đó cung cấp những thông tin về mặtkinh tế cho giám đốc trong quá trình ký kết các hợp đồng, đảm bảo tính hiệuquả của hợp đồng

Tổ chức phân tích , đánh gía hiệu qủa kinh doanh, làm báo cáo thống kêtheo quy định nhà nước của công ty

Tham gia vào hoạt động kinh doanh, thu, chi, quản lý tiền

Quản lý hàng hoá trong kho, trên các tàu

Trang 13

- Đứng đầu phòng tài vụ là trưởng phong tài vụ, có nhiệm vụ chỉ đạochung về vấn đề tài chính của công ty, tiếp theo gồm có: kế toán trưởng, kếtoán công nợ, kế toán ngân hàng

4.6 Phòng nhân sự:

-Chức năng:

Có chức năng tham mưu với giám đốc và phó giám đốc về lĩnh vựcnghiệp vụ chuyên môn của mình

Thực hiện nhiệm vụ chuyên môn mà ban giám đốc gia cho

Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chuyên môn đối với các đơn vị trực thuộccông ty

-Nhiệm vụ:

Tham mưu về công tác tổ chức, cán bộ, lao động; xây dựng các phương

án tổ chức; làm thủ tục nghiệp vụ về công tác tổ chức, quản lý với cơ quannhà nước

kỹ thuật chuyên môn

Nắm bắt tình hình lao động của công ty ở các đơn vị, đặc biệt là trêncác tàu, để có giúp cho công ty có các chính sách về lao động hợp ly, theođúng quy định của luật Hàng Hải Việt Nam

Trang 14

Làm thủ tục cho các cán bộ và các thành viên trên tàu khi đi ra nướcngoài.

Thực hiện công tác thanh tra, kỷ luật, an ninh trên tàu và trong công ty Lập hồ sơ lao động, thực hiện lưu trữ hồ sơ

Nâng bậc lương hàng năm cho người lao động

Thực hiện chế độ BHXH, BH Y Tế đối với người lao động

4.7 Các đại lý tàu biển:

Đây là một bộ phận thể hiện tính đặc thù của một công ty tham gia tronglĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển Các đại lý tàu biển làm việc tại cáccảng, không trực thuộc sự quản lý của công ty, nhưng lại làm việc cho công ty

và nhận tiền công theo các công việc đã làm cho công ty Tất cả các công tyvận tải tàu biển đều phải thiết lập cho mình một hệ thống đại lý tàu biển tạicác cảng mà mình đến

-Chức năng của các đại lý tàu biển:

Thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn mà đã ký kết với công ty vận tảitàu biển

Tham mưu cho các công ty vận tải tàu biển về các nghiệp vụ chuyênmôn

Làm đàu mối liên lạc giữa công ty với các cảng

-Nhiệm vụ của đại lý tàu biển:

Thực hiện mọi thủ tục, giấy tờ cần thiết cho việc ra vào cảng của cáctàu

Rửa, vét hầm tàu và xử lý chất thải theo quy định

Trang 15

Thông báo thời gian dự kiến tàu đến trạm hoa tiêu cho người nhận hàng,người thuê tàu và chủ tàu.

Thu xếp hoa tiêu, tàu lai hỗ trợ cho tàu ra vào cảng

Lập kế hoạc dự kiến tàu cập cảng POB/NORT/ETBETD và thông báocho các bên liên quan

Báo cáo lịch xếp hàng, trả hàng, hàng giờ, hàng ngày, dự kiến hànhtrình tàu và dự kiến tàu đến cảng xắp tới cho các bên liên quan

Tổ chức sắp xếp thủ tục đưa thuyên viênđi bờ, hồi hương và đi bệnhviện

Cung cấp kho tàng, bến bãi cho việc bốc xếp hàng của các tàu của công

ty tại cảng

Tổ chức các đội bốc, xếp hàng hóa cho các tàu của công ty trong quátrình vận chuyển hàng hóa ra vào cảng

Thực hiện việc bảo vệ trong coi hàng hóa cho công ty

Cung ứng nhiên liệu (Dầu nhiên liệu, dầu rửa, nước sinh hoạt), lươngthực, thực phẩm cho tàu

Việc thiết lập các đại lý tàu biển tại các càng là điều thiết yếu cho hoạtđộng vận tải hành hóa của các tàu

5 Đánh giá tình hình sản xuất kinh doanh của công ty

Từ khi thành lập vào năm 2003 qua hơn 4 năm hoạt động, công tykhông những đứng vững được trên cả hai thị trường là cung cấp dịch vụ vậntải tàu biển và kinh doanh vật liệu xây dựng mà còn có những bước phát triểnvững chắc Sau đây là bảng thống kê về kết quả hoạt động kinh doanh trong 4năm từ 2004 đến năm 2007

Trang 16

Bảng 1.a Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận (Đơn vị 1000đ)

NămChỉ tiêu

Qua hai chỉ tiêu tổng quát về kết quả hoạt động kinh doanh của công ty

là doanh thu và lợi nhuận thì ta có thể đưa ra những nhận xét như sau:

- Tổng doanh thu của doanh nghiệp qua 4 năm hoạt đọng liên tục tăng từ15.456.656 năm 2004 lên 49.863.452 vào năm 2007, như vậy là tổng doanhthu năm 2007 đã tăng gấp 3,3 lần so với năm 2004, đây là một bước tiến nhảyvọt , thể hiện sự lớn mạnh về quy mô của công ty, trên thực tế cũng đã chứngminh cho điều đó là, từ năm 2003 đến năm 2007 công ty đã đầu tư mua xắmthêm 3 tàu chở hàng, với tải trọng từ 2000 tấn đến 4000 tấn, nâng tổng số tàucủa công ty từ 2 tàu lên 5 tàu

Trang 17

-Tốc độ tăng trưởng doanh thu của công ty luôn được duy trì ở mức cao,

và dần đi vào duy trì ở mức đọ tăng trưởng ổn định, năm 2004 là 88.03 %,năm 2006 là 41,02%, năm 2007 là 21,67 % Tóc độ tăng trưởng của doanh thugiảm dần nhưng tổng giá trị vẫn tăng trưởng ở mức cao, đây là một điều rấtbình thường, nó thể hiện sự dần đi vào ổn định của công ty

- Vị thế của công ty trên thị trường vận tải tàu biển ngày càng được mởrộng, công ty đã ký được nhiều hợp đồng vận tải trong nước và ra nước ngoài.Điều này được thể hiển bằng doanh từ hoạt động kinh doanh tàu biển củacông ty đã tăng rất nhanh qua từng năm, năm 2007 tổng doanh tu từ hoạtđộng vận tải tàu biển của công ty là 41,2 tỷ đồng, đã tăng gấp 3,3 lần so vớinăm 2004 là 12,4 tỷ đồng Lĩnh vực vận tải luôn chiếm vị trí quan trọng tronghoạt đông kinh doanh của doanh nghiệp

- Trong hoạt động kinh doanh vật liệu xây dựng cũng đóng một lượngđáng kể trong doanh thu của doanh nghiệp, từ mức tổng thu của năm 2004 là

3 tỷ đồng, đến năm 2007 tổng doanh thu từ hạot động này đã tăng lên là 8,5 tỷđồng, gấp 2,8 lần, chiếm khoảng 20% trong tổng doanh thu của công ty

-Lợi nhuận sau thuế của công ty liên tục tăng với tốc độ cao, trong đó cónăm 2005 tăng tới 202,4%, lợi nhuận năm 2007 gấp 3,4 lần so với năm 2004,

nó thể hiện việc làm ăn liên tục có lại của doanh nghiệp kể từ khi thành lập

Trang 18

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG LĨNH VỰC VẬN TẢI TÀU BIỂN

CỦA CÔNG TY

1.1 Khối lựợng hàng hoá công ty đã chở được trong năm qua:

Theo ước tính của công ty, trong năm 2007 tổng khối lượng hàng hóa

mà công ty vận chuyển được là 116 000 tấn, và đem lại tổn doanh thu từ hoạtđộng vận tải hàng hàng hóa là gần 50 tỷ đồng, đây là một số lượng đáng kểđối với một công ty mới tham gia vào thị trường vận tải tàu biể từ năm 2003.Tuy nhiên nếu so sánh với số lượng và doanh thu của các công ty vận chuyểnhàng hóa lớn trong nước, thì con số này đang còn là rất nhỏ bé Điều này nóilên nếu muốn trở thành một công ty lớn trong lĩnh vực vận tải tàu biển trongnước và vươn ra thị trường thế giới thì đòi hỏi sự nỗ lực rất nhiều của công ty

và một chiến lược kinh doanh đúng đắn

1.2 Các thị trường chính mà công ty đã tham gia vận chuyển, số lượng và tỷ lệ giữa các thị trường:

Là một công ty mới bước chân vào lĩnh vực vận tải tàu biển, công tyĐông Phong đã rất chú trọng vào việc tìm kiếm và mở rộng thị trường Hiệnnay công ty có 3 nhóm thị trường chính là:

- Nội địa: Công ty nhận chở hàng hoá cho các công ty trong nước, mặthàng chở chủ yếu là phân bón, vật liệu xây dưng, hàng nông sản

Chủ yếu là chạy tuyến Sài Gòn - Hải Phòng, và bốc xếp hàng tại các cảngtrong nước như Đà Nẵng, Quy nhơn… Nhìn chung tuyến nội địa vẫn chiếmchủ yếu trong thị trường của công ty, hàng năm khố lương hàng hoá mà công

ty vận chuyển trong tuyến nội địa chiếm tới 50%, và khối lượng hàng hoá màcông ty vận chuyển tuyến nội địa trong năm 2007 vào khoảng 55.000 tấn, códoanh thu khoảng 23 tỷ đồng

Trang 19

- Việt Nam – Trung Quốc: Thường bốc hàng từ các cảng trong nước tạicác cảng như Hải Phòng, Quy Nhơn, Sài Gòn, Đà Nẵng… đến các cảngPhòng Thành, Giăng Phu của Trung Quốc, rồi chạy ngược lại.

Các hàng hoá được chở chính đó là vận liệu xây dựng, phân bón, hàngnông sản, các hàng hoá nhập khẩu từ Trung Quốc

Tuyến đi Trung Quốc cũng là một tuyến chính của công ty, nó chiếmkhoảng 30% tổng thị trường của công ty Trong Năm 2007 tổng khối lượnghàng hoá mà công ty chở được ở tuyến này là khoảng 35.000 tấn, mang lạidoanh thu vào khoảng 15 tỷ đồng

- Tuyến Đông Nam Á: đây là tuyến quốc tế, nhưng chủ yếu là công tychạy ở các nước nằm trong khu vực Đông Nam Á, đây là tuyến mà công tycũng mới bắt đầu khai thác, nhưng cũng mang lại kết quả cho công ty, trongnăm 2007 tổng khối lượng hàng hoá mà công ty chở được trong tuyến này là26.000 tấn chiếm khoảng 20% thị trường của công ty

Nhìn chung thì trong lĩnh vực vận tải tàu biển công ty vẫn tập trung vàothị trường trong nước, thị trường trong nước vẫn chiếm 50% trong tổng thịtrường của công ty, và thị trương Trung Quốc là một thị trường rộng lớn màcông ty tập trung khai thác, dựa trên mối quan hệ kinh tế giữa Việt Nam vàTrung Quốc Công ty cũng đã bắt đầu khai thác thị trường quốc tế, và ban đầucông ty tập trung vào khai thác thị trường gần, sung quanh khu vực, nhưngbước đầu cũng đạt được kết quả khá khả quan

Trang 20

CHƯƠNG 3: PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA CÁC YẾU

TỐ MÔI TRƯỜNG NGÀNH ĐẾN LĨNH VỰC VẬN TẢI TÀU BIỂN

CỦA CÔNG TY TNHHTM ĐÔNG PHONG:

Nguy cơ có các đối thủ cạnh tranh mới

Sự ganh đua của các doanh nghiệp hiện có

Các đối thủ tiềm ẩn

Khách hàng

Sản phẩm thay thếNgười cung

cấp

Trang 21

1 Khách hàng:

1.1 Khái quát về nhu cầu vận tải tàu biển hiện tại ở trong nước và quốc tế:

Khách hàng của doanh nghiệp cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển lànhững người có nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển, họ là nhữngngười rất quan trọng, họ tạo ra lợi nhuận, quyết định đến mọi hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp vận tải tàu biển

Trong những năm gần đây nhu cầu vận tải đường biển trên thế giớikhông ngừng tăng, do sự phục hồi của các trung tâm kinh tế lớn trên thế giớinhư Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu Nhưng có thể nói, động lực mạnh mẽ nhất đến

từ Trung Quốc Quốc gia khổng lồ ở châu Á đang trong thời kỳ bùng nổ kinh

tế, khối lượng hàng hóa xuất khẩu qua các cửa biển tăng cao (ước tính trên30% mỗi năm) Thêm vào đó là nhu cầu chở dầu và khí hóa ga nhiều của cácnứơc vùng Vịnh Theo thông kê của tổ chức Thương mại và phát triển LiênHợp Quốc (UNCTAD), trong báo cáo tổng kết vận tải đường biển năm 2004,

đã nhấn mạnh vận tải đường biển thế giới sẽ tiếp tục tăng trưởng vững chắctrong năm 2005 và khẳng định vai trò chủ lực trong buôn bán quốc tế Năm

2003, các đội tàu vận tải biển quốc tế đã vận chuyển 6,17 triệu tấn hàng hoá,tăng 3,7% so với năm 2002 và tiếp tục tăng mạnh trong năm 2004, chủ yếu dolượng hàng hoá xuất nhập khẩu trên thế giới liên tục tăng mạnh trong khi cácnền kinh tế “đầu tàu” như Mỹ, Nhật Bản, Trung Quốc và châu Âu đã bắt đầuquá trình phục hồi và tăng trưởng

Với việc chiếm tới 37,2% tổng lượng hàng hoá được vận chuyển bằngđường biển toàn cầu, châu Á hiện đang dẫn đầu ngành vận tải đường biển thếgiới, nhờ hầu hết các nước ở châu lục này đều đạt tăng trưởng buôn bán cao

từ 26-40% trong năm 2003, chủ yếu là xuất khẩu dầu thô từ các nước Tây Á

và hàng công nghiệp từ Trung Quốc và nhiều nước Đông và Đông Nam Á

Trang 22

Lượng hàng hoá buôn bán được vận tải bằng đường biển từ các nước Châu

Âu chiếm 25,1% tổng lượng hàng hoá vận tải biển toàn cầu Trong khi tỷ lệnày của các nước công nghiệp ở Bắc Mỹ và các nước đang phát triển ở châu

Mỹ là 20,7%, châu Phi 8,9% và châu Đại Dương 8% Đây là thị trường rộnglớn, tào điều kiện vô cùng thuận lợi cho các doanh nghiệp vận tải tàu biểnViệt Nam vươn ra thị trường thế giới

Trong xu thế mở cửa và hội nhập của nền kinh tế hiện nay,nền kinh tếnước ta không ngừng phát triển và tăng trưởng với tốc độ cao, nhu cầu vềxuất nhập khẩu hàng hoá ngày một tăng cao đã mở ra triển vọng phát triểncho ngành vận tải tàu biển Việt Nam Với lợi thế về vị trí địa lý, có đường bờbiển kéo dài hơn 3.260 km và nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế quan trọng,nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển chiếm 80% nhu cầu vậnchuyển hàng hóa xuất nhập khẩu của Việt Nam

Ta có thể thấy rằng nhu cầu về vận chuyển hàng hóa bằng đường biển

là rất lớn, cả về thị trường trong nước và quốc tế , đây là thị trường kháchhàng rộng lớn cho các doanh nghiệp tham gia vào lĩnh vực cung cấp dịch vụvận tải tàu biển nói chung và doanh nghiệp vận tải biển Việt Nam nói riêng

1.2 Dự đoán biến động của nhu cầu vận tải tàu biển trong thời gian tới:

- Thị trường trong nước: Với những lợi thế về điều kiện địa lý có hơn3000km bờ biển, trong những năm tới, cùng với sự phát triển và hòa nhập củanền kinh tế nước ta, thì nhu cầu vận tải hàng hóa bằng đường biển tiếp tụctăng, để đáp ứng nhu cầu vận về giao lưu hàng hóa giữa các vùng kinh tếtrong nước,và nhu cầu xuất nhập khẩu hàng hóa, đặc biệt là khi nước ta gianhập WTO Theo tính toán thì có khoảng 80% nhu cầu vận chuyển hàng xuấtnhập khẩu là bằng đường biển, đó là một thị trường lớn cho các doanh nghiệpvận tải tàu biển Việt Nam Nhưng vẫn còn một điểm tồn tại đó là Các chủ

Trang 23

hàng nội của Việt Nam đã quen với tập quán bán FOB dẫn tới người muahàng ở nước ngoài được "mua tận gốc" và có quyền chỉ định tàu chuyên chở.Mặt khác, các chủ hàng ngoại lại chỉ thích bán CIF tức là "bán tận ngọn" vàdành luôn quyền lựa chọn tàu chuyên chở Nguyên nhân trên đã dẫn tới tìnhtrạng đội tàu biển của Việt Nam "thiếu việc làm".

- Bên cạnh đó thi trường vận tải tàu biển quốc tế cũng tiếp tục diễn biếnthuận lợi, nhu cầu giao lưu buôn bán bằng đường biển giữa các nước ngàymột tăng, do xu thế hội nhập toàn cầu Các thi trường chính vẫn là các nềnkinh tế phát triển trên thế giới như : MỸ, nhật Bản, các nước EU, bên cạnh đócác thị trường Trung Quốc, Đông Nam Á cung là nhưng thị trường đầy tiềmnăng mà các doanh nghiệp vận tải tàu biển Việt Nam có thể hướng tới

- Theo dự kiến, năm 2010 sẽ có khoảng 200 triệu tấn hàng hóa thông quacác cảng biển Việt Nam Đến năm 2020, số lượng này có thể sẽ lên đến 350triệu tấn, chủng loại hàng hóa vận chuyển là rất đa dạng Giá cước vận tảicũng tăng từ 10 - 20% so với năm 2006 Đây sẽ là cơ hội kinh doanh tốt chocác doanh nghiệp hàng hải Việt Nam

- Đó là những sự gia tăng về lượng của nhu cầu vận tải hàng hóa bằngđường biển, bên cạnh đó những yêu cầu về chất lượng của các dịch vụ vận tảitàu biển cũng tăng lên Khách hàng đặt những yêu cầu cao hơn về chất lượng,tuổi đời, độ an toàn của tàu, và họ thường có nhu cầu dật hàng trọn gói tất cảcác khâu từ vận chuyển hàng hóa, bốc rỡ hàng, thuê bán cảng, cũng nhu làlàm các thủ tục liên trong suốt quả trình vận chuyển hàng hóa, nhu cầu nàycàng cao đối với các khách hàng ở những nên kinh tế phát triển, và tùy thuộcvào đặc tính hàng hóa họ cần vận chuyển

1.3 Đánh giá tác động của khách hàng đến lĩnh vực vận tải tàu biển của công ty TNHHTM Đông Phong trong thời gian tới:

Khách hàng là nhân tố đầu tiên ảnh hưởng đến mọi hoạt động kinhdoanh của doanh bất cứ một doanh nghiệp nào và các doanh nghiệp vận tải

Trang 24

tàu biển cũng vậy, nhu cầu vận chuyển hàng hóa bằng đường biển là điều yếu

tố quyết định đến quá trình kinh doanh của các công ty cung cấp dịch vụ vậntải tàu biển

- Nhu cầu về vận chuyển hàng hóa quyết định đến chiến lược kinh doanhcủa các công ty vận tải tàu biển, lượng khách hàng nhiều hay ít ảnh hưởngđến quyết định mở rộnh hay vẫn duy trì quy mô của doanh nghiêp, hoặc tínhchất của các nhu cầu của khách hàng cũng buộc doanh nghiệp phải có nhữngđiều chỉnh kịp thời nhằm có thể đáp ứng tối đa các nhu cầu đòi hỏi của kháchhàng

- Ngày nay khi nhu cầu về vận chuyển hàng hóa ngày một tăng, thì đòihỏi các doanh nghiệp vận tải tàu biển cũng phải có những chiến lược pháttriển phù hợp, nhu đầu tư mua sắm thêm tàu mới, tuyển thêm nhân viên, nhằmkhai thác được tốt hơn thị trường, đáp ứng được nhiều nhu cầu của kháchhàng

- Khi nền kinh tế phát triển, các yêu cầu của khách hàng cũng có nhữngthay đổi, điều này đòi hỏi các công ty Đông Phong phải nắm bắt kìm thời cácyêu cầu, đòi hỏi mới này, để từ đó có những điều chỉnh để đáp ứng tốt hơncác yêu cầu của khách hàng, và ngày các thu hút được nhiều khách hàng vềphía doanh nghiệp mình

- Sự gia tăng về số lượng khách hàng có nhu cầu về vận chuyển hàng hóabằng đường biển cũng kéo theo nhiều doanh nghiệp khác tham gia vào lĩnhvực vận tải tàu biển này, làm tăng cạnh tranh tranh trong ngành Để có thểcạnh tranh tốt, có thể đứng vững trên thị trường đòi hỏi công ty TNHHTMĐông Phong phải có những điều chỉnh và có chiến lược kinh doanh đúnghướng

Trang 25

- Trong xu thế hội nhập quốc tế, khách hàng của doanh nghiệp không chỉđơn thuần là khách hàng ở trong nước, mà là khách hàng quốc tế, ngay cảkhách hàng là người VIệt Nam thì chủ yếu cũng là khách hàng xuất nhậpkhẩu, nên cũng chở hàng hóa đi quốc tế, nên đòi hỏi công ty phải nắm chắcluật pháp và phong tục quốc tế, phải có đội ngũ sĩ quan, thuyền viên đạt tiêuchuẩn quốc tế, đám ứng được yêu cầu của công việc, tạo sự tin tưởng đối vớikhách hàng.

2 Đối thủ cạnh tranh trong ngành:

Bao gồm toàn bộ các doanh nghiệp đang kinh doanh cùng ngành và

cùng khu vực thị trường với ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp Ở đâyđối thủ cạnh tranh trong ngành của công ty là các doanh nghiệp cung cấp dịch

vụ vận tải tàu biển trong nước và trên thế giới

2.1 Thực trạng về các công ty vận tải tàu biển Việt Nam và trên thế giới:

Như chúng ta đã biết trong thời gian gần đây, nhu cầu về vận tải hànghóa bằng đường biển ngày một tăng, đó là thị trường rộng lớn cho các doanhnghiệp vào khai thác, nền gần đây cũng đã có rất nhiều công ty tham gia vàolĩnh vực nay, ngay bản thân các doanh nghiệp đang hoạt động trong ngành, thìcũng không ngừng đổi mới, mở rộng quy mô doanh nghiệp

2.1.1 Các doanh nghiệp vận tải tàu biển Việt Nam:

- Nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển, ngành hàng hải đã chú trọng vàoviệc đầu tư đổi mới đội tàu nhằm tăng tấn trọng tải, tận dụng điều kiện thuậnlợi của thị trường là giá cước vận chuyển tăng cao nên hàng loạt công ty vậntải biển đã đầu tư phát triển đội tàu, tiếp nhận và đưa vào khai thác có hiệuquả nhiều tàu đóng mới và các tàu đã qua sử dụng Không thể phủ nhận rằng,vài năm trở lại đây, đội tàu biển Việt Nam đã có sự phát triển cả về chất vàlượng Thống kê cho thấy, hiện tại, chúng ta có khoảng 1.200 tàu biển vớitổng dung tích hơn 2,5 triệu tấn đăng ký và trọng tải toàn phần hơn 4 triệu tấn

Trang 26

Trong đó có 432 tàu hoạt động tuyến quốc tế với tổng dung tích gần1,95 triệu tấn và trọng tải toàn phần gần 2,9 triệu tấn Bên cạnh đội tàu mang

cờ quốc tịch Việt Nam, các chủ tàu của chúng ta còn đang quản lý và khaithác 42 tàu biển mang cờ quốc tịch nước ngoài với đầy đủ các loại tàu thươngmại khác nhau bao gồm cả tàu chở hoá chất, chở khí hoá lỏng, tàu cao tốc vàtàu chở khách

Cũng cần phải nói rằng, mặc dù đã có sự cải thiện đáng kể song chấtlượng đội tàu biển Việt Nam vẫn là điều đáng bàn Hiện tại, tuổi trung bìnhđội tàu của chúng ta là 14,5 Trong đó có hơn 150 tàu trên 30 tuổi Một phần

ba trong số này vẫn hoạt động tuyến quốc tế và đáng nói hơn nữa, tàu già nhấttham gia vận tải viễn dương đã 45 tuổi Theo nhiều chuyên gia, đây chính là

số tàu dễ “mắc” nhất khi bị kiểm tra PSC nước ngoài

Trên thực tế, do nhiều nguyên nhân, phần lớn chủ tàu của chúng ta

“chuộng” mua những loại tàu từ 10 - 15 tuổi Tất nhiên, so với mặt bằng trongnước thì đây vẫn được xếp vào hạng những tàu mới, tàu tốt Nguyên nhân chủyếu vẫn là vấn đề tài chính

Với xu hướng giá tàu thế giới ngày càng tăng cao như hiện nay thì việccác doanh nghiệp kinh doanh vận tải mua những tàu mới và hiện đại ở nướcngoài ngày càng “bất khả thi” Cũng vì vậy mà dù muốn hay không, thời gianqua, không ít chủ tàu của chúng ta đã phải “bấm bụng” mua những tàu có độtuổi từ 20 - 30 và vì thế buộc phải treo cờ nước ngoài

Trong điều kiện giá cước hàng khô đang diễn biến thuận lợi như hiệnnay thì các dự án này vẫn có thể mang lại lợi nhuận cho doanh nghiệp songông cũng khuyến cáo rằng hướng tới mục tiêu phát triển bền vững, các doanhnghiệp chỉ nên đầu tư tàu già ở một tỷ lệ hợp lý và tập trung nguồn lực để đầu

tư khai thác những tàu trọng tải lớn và trẻ hơn

Số liệu thống kê gần đây cho thấy cả nước hiện có trên 500 chủ tàubiển trong đó có gần 150 chủ tàu chạy tuyến quốc tế Không cần đặt phép tính

Trang 27

cũng dễ dàng nhận ra rằng con số trên là quá lớn so với tổng dung tích đội tàubiển Việt Nam

Các công ty tàu biển, đặc biệt là những công ty nhà nước, đã và đangthực hiện chuyển đổi mô hình tổ chức hoạt động Chỉ tính riêng các công tytrực thuộc Tập đoàn Hàng hải Việt Nam (Vinalines), trong năm 2007 đã có 4doanh nghiệp được cổ phần hóa, đó là: Công ty Vận tải biển Việt Nam, Công

ty Vận tải và Thuê tàu biển Việt Nam, Công ty Vận tải biển Bắc và Công tyInlaco Sài Gòn Ngoài ra, một số cảng biển như cảng Hải Phòng, cảng SàiGòn, cảng Đà Nẵng, cảng Quảng Ninh cũng đã hoàn thành việc chuyển đổithành công ty TNHH một thành viên Các công ty sau khi chuyển đổi mô hình

tổ chức hoạt động đã đạt được những kết quả kinh doanh rất ấn tượng, điểnhình là CTCP Vận tải biển Bắc (Nosco) Kết thúc năm 2007, Nosco đạt doanhthu 358,457 tỷ đồng, tăng 92,8%; lợi nhuận trước thuế đạt 50 tỷ đồng, gấp8,06 lần Bên cạnh đó cũng có nhiều doanh nghiệp tư nhân cũng tham gia đầu

tư mua sắm nhiều tàu mới, co tải trọng lớn, và cũng đang dần chiếm lĩnh thịtrường, đặc biệt khi nước ta mở của các công ty tư nhân nước ngoài đã thamgian đầu tư vốn, mở các công ty 100% vốn nước ngoài, và cũng tham gia vàolĩnh vực cung cấp các dịch vụ liên quan đến vận tải tàu biển

Đặc điểm của các công ty vận tải tầu biển Việtt Nam là:

+ Đa số các doanh nghiệp kinh doanh vận tải biển của ta vẫn ở mức nhỏ,

lẻ Nguyên nhân một phần là do tình trạng các doanh nghiệp vận tải biển tưnhân gia tăng nhanh chóng thời gian gần đây Chỉ cần có một tàu, trọng tải vài

ba ngàn tấn thế là đã thành một doanh nghiệp vận tải biển, đã “dương dương

tự đắc có tàu chạy tuyến quốc tế”!

+ Thường chưa có nhiều kinh nghiệm, đặc biệt trong lĩnh vực vận tảiquốc tế: Kinh nghiệm ở đây đó là kinh nghiệm quản lý các tàu, sắp xếp cáclịch tàu cho hợp lý, chưa nắm bắt và hiểu các quy định thủ tục hải quan quốc

tế nên còn vi phạm nhiều , việc thiếu kinh nghiệm còn thể hiện trong qua trình

Trang 28

mua sắm tàu mới, họ thường mua phải những tàu chất lượng không cao Vớituổi đời kinh nghiệm còn ít các công ty tàu biển Việt Nam thường có ít cácmối quan hệ bạn hàng, nên có ít các hợp đồng vận tải quốc tế một cách trựctiếp và thường qua các trung gian mô giới, hoặc nhận lại các mối hàng từ cáccông ty khác nên lợi nhuận thường không cao.

+ Về nguồn vốn: Các công ty tàu biển Việt Nam thường có vốn khônglớn, nên việc nua sắm đàu tư tàu mới gặp khó khăn, các tàu có tải trọngthường không lớn và có tuổi đời cao, tuổi đời trung bình tàu của các doanhnghiệp vận tải Việt Nam là 17 năm, trong khi bình quân trên thế giới là 13năm, điều này ảnh hưởng lớn đến khả năng vận tải hàng hóa và đáp ứng cácđiều luật, quy định của luật hàng hải quốc tế

+ Về nhân lực: Đội ngũ sĩ quan thuyền viên của các công ty tàu biểnViệt Nam chưa có chất lượng cao, chưa đáp ứng được các nhu cầu của thực tếđặc biật là đối với các tàu đi quốc tế, các tàu còn thiếu các sĩ quan, thuyềnviên giỏi, biết về ngoại ngữ, am hiểu luật pháp quốc tế

Các công ty vận tải tàu biển trên thế giới thường có nhiều năm kinhnghiệm hoạt động trên lĩnh vực vận tải tàu biển, một đặc điểm mà dễ nhậnthấy đó là các công ty vận tải tàu biển quốc tế thường có vốn lớn, họ đầu tưmua sắm nhiều tàu mới với công xuất và tải trọng lớn, tạo được uy tín và vịthế trên thị trường quốc tế Một yêu thế lớn nữa của các công ty vân tải quốc

tế hiện nay đó là họ có đội ngũ sĩ quan, thuyền viên có kinh nghiệm, biết nóitiếng anh, đạt tiêu chuẩn quốc tế, tạo điều kiện thuận lợi cho họ khi vậnchuyển hàng hóa trên địa phận quốc tế

2.2 Xu hướng phát triển của các đối thủ cạnh tranh trong thời gian tới:

- Các công ty đang hoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ vận tải tàubiển thì không ngừng phát triển, họ tiếp tục đầu tư thêm và củng cố đội tàumình Khi mua sắm thì lự chọn của các doanh nghiệp vận tải tàu biển Việt

Trang 29

Nam vẫn là các tàu có tải trọng lớn, nhưng có tuổi đời cao, để giảm bớt lượngvốn đầu tư, kịp thời nhanh chóng đáp ứng được nhu cầu của thị trường

Chiến lược phát triển của các công ty nay trong thời gian tới là vẫn lấythị trường trong nước làm bàn đạp để vươn ra thị trường thế giới, và công cụcạnh tranh mà các doanh nghiệp Việt Nam sử dụng nhiều đó là sự cạnh tranh

về giá, do giảm các chi phí đầu vào nên làm hạ giá thành vận chuyển hànghóa: như chi phí mua sắm tàu thấp do mua tàu cũ, chí phí tiền công do các cácthuyền viên không cao

Về nguồn nhân lực, tiếp tục được các công ty vận tải tàu biển quantâm, đầi tư, tìm kiếm đội ngũ sĩ quan, thuyền viên có chất lượng, đáp ứngđược nhu cầu và đòi hỏi của vận tải quốc tế, và giải pháp đang được các công

ty vận tải biển lớn áp dụng đó là hợp tác với các trường đại học, cùng phốihợp đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu của công việc, đểnhanh chóng có được đội ngũ thuyền viên, làm giảm chi phí đào tạo lại

Về mặt thị trường: thị thị trường quốc tế vẫn là mục tiêu hàng đầu,được các doanh nghiệp theo đuổi, các doanh nghiệp đều muốn mở rộng thịtrường của mình ra thị trường quốc tế, và thị trường trong nước vẫn bị cácdoanh nghiệp bỏ ngỏ

- Các công ty vận tải quốc tế vẫn tiếp tục phát triển mạnh, với những lợithế về nguồn vốn, kinh nghiệm hoạt động trên trường quốc tế và đội ngũ sĩ ,thuyền viên chuyên nghiệp, các doanh nghiệp này vận chiếm được những yêuthế trên thị trường vận tải quốc tế và chiếm được những hợp đồng lớn, lợinhuận cao Một ví dụ như: Các hãng vận tải biển đang tăng tốc mua sắm thêmnhiều tàu mới Nippon Yusen KK – hãng tàu biển lớn nhất của Nhật tháng12/2003 đã công bố kế hoạch đầu tư 770 tỷ yên để đóng mới 160 tàu biểntrong vòng 5 năm tới Một dự án khác do hãng vận tải biển lớn thứ hai làMitsui OSK Lines Ltd đầu tư Ngày 16/3/2004, hãng Mitsui cho biết, họ có kếhoạch chi 1.160 tỷ yen (10,86 tỷ USD) trong vòng 6 năm tới để đóng mới 243

Trang 30

tàu Như vậy vào năm 2010, Mitsui sẽ nâng số tàu vận tải của mình lên 720chiếc từ con số 547 hiện nay, trong đó bao gồm cả việc thay thế một số tàu cũbằng các con tàu mới hiện đại

Junichiro Ikeda – Tổng Giám đốc Mitsui OSK nói: “Chúng tôi dựđoán nhu cầu của Trung Quốc và một số quốc gia châu Á sẽ còn tăng caotrong những năm tới Việc đầu tư lớn như vậy sẽ giúp chúng tôi chiếm đượcmột thị phần đáng kể về vận tải biển” Các hãng vận tải biển lớn khác củaNhật cũng có kế hoạch mua thêm nhiều tàu hiện đại mới với mức chi phítrung bình khoảng 50 triệu USD/tàu

Một trong những lợi thế mà luôn được các công ty vận tải lớn trên thếgiới tâp trung và chú ý, đó là xây dựng cho mình đội ngũ nhân viên chuyênnghiệp, thông thạo về ngoại ngữ, am hiểu về luật pháp quốc tế, tạo những lợithế cho các doanh nghiệp này khi lưu thông, hoạt động trên địa phận quốc tế Trong chiến lược kinh doanh của các công ty vận tải tàu biển trên thếgiới đặc biệt là các nước mạnh trong lĩnh vực vận tải tàu biển thì chất lượngdịch vụ được đặt lên hàng đầu Họ luôn chú trọng đến việc nâng cao chấtlượng của tàu, đáp ứng đầy đủ các yêu cầu về chất lượng tàu, rút ngắn thờigian vận chuyển hàng hóa,tạo được sự tin cậy trong vận chuyển hàng hóa, đây

là một chiến lược đảm bảo sự phát triển bền vững của các công ty này trongtương lai

Qua những tóm lược về tình hình của các công ty vận tải tàu biển trongnước và quốc tế ta có thể thấy rằng sức ép từ các đối thủ cạnh tranh trongngành của công ty TNHHTM Đông Phong là rất lớn, đòi hỏi họ không ngừngđầu tư mua sắm tàu mới, nâng cao chất lượng đội ngũ sĩ quan thuyền viên, để

từ đó nâng cao chất lượng phục vụ và chiếm lĩnh thị trường

2.3 Tác động của các đối thủ cạnh tranh ngành đối với công ty TNHHTM Đông Phong trong thời gian tới như thế nào?

Trang 31

Sự phát triển của các đối thủ cạnh tranh của công ty TNHHTM ĐôngPhong trong trong ngành vận tải tàu biển tạo nên một sức ép cạnh tranh rấtlớn đối với công ty, không chỉ trong việc giành giật thị trường, chiếm lĩnhkhách hàng mà các doanh nghiệp này còn cạnh tranh với công ty trên cả thịtrường vốn, nhân lực, các dịc vụ cung cấp cho vận tải tàu biển Sức ép nàyđược tạo nên từ cả các doanh nghiệp vận tải trong nước và quốc tế.

Đối với các doanh nghiệp vận tải trong nước:

Các công ty vận tải trong nước có rất nhiều điểm tương đông với công

ty Đông Phong, khi nhu cầu về vận tải hàng hóa bằng đường biển vẫn lớn,cung về vận tải tàu biển vẫn chưa đáp ứng đủ nhu cầu thì sức ép cạnh tranhgiữa các doanh nghiệp trong nước với nhau vẫn là chưa lớn Nhưng cùng với

sự phát triển nhanh chóng của các công ty vận tải tàu biển hiện tại và trongthời gian tới thì chắc chắn sức ép về cạnh tranh sẽ ngày một lớn hơn

Về mặt thị trường: khi sự cạnh tranh trên thị trương quốc tế trở nênkhốc liệt và gay gắt hơn, việc tìm kiếm các hợp đồng béo bở trên trở nên khókhăn hơn thì chắc chắn rằng các công ty vận tải tàu biển của nước ta xẽ phảichú trọng nhiều hơn đến thị trường trong nước, thị trường mà từ trước đến giờvẫn chưa được các doanh nghiệp vận tải nước ta chú trọng đến nhiều Vì thếcông ty TNHHTM Đông Phong muốn đứng vững trên thị trường thì trước tiênphải đứng vững trên thị trường trong nước, thị trường mà từ trước đến giờ vận

là thị trường chính của công ty, sau đó mơi vươn ra một cách vững chắc trênthị trường quốc tế Việc này đòi hỏi công ty Đông Phong phải có chiến lượckinh doanh hợp lý cho từng thị trường, đối với mỗi thị trường thì công ty phảixác định được: đâu là đối thủ cạnh tranh chính của công ty trên thị trường đó?

và đặc điểm về các yếu tố dịch vụ mà các đối thủ cạnh tranh này đang và sẽcung cấp là gì? yếu tố, đặc điểm của thị trường đó là gì? Để từ đó xác địnhcho công ty mình một hướng đi vững chắc nhất

3 Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường (đối thủ tiềm ẩn):

Trang 32

Các doanh nghiệp sẽ tham gia vào thị trường là đối thủ mới xuất hiệnhoặc sẽ xuất hiện trên khu vực thị trường mà doanh nghiễp đã và dang hoạtđộng Tác động của các doanh nghiệp này đến đâu hoàn toàn phụ thược vàosức cạnh tranh của các doanh nghiệp đó (quy mô, công nghệ, cơ sở vật chất )

3.1 Đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn của công ty TNHHTM Đông Phong là ai?

Đối thủ của cạnh tranh tiềm ẩn của công ty Đông Phong là các công tyxuất hiện hoặc sẽ xuất hiện trên thị trường cung cấp dịch vụ vận tải tàu biển Trong thời kỳ hội nhập kinh tế thế giới, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩncủa công ty Đông Phong không chỉ là các doanh nghiệp Việt Nam mới hoặc

sẽ gia nhập ngành vận tải tàu biển mà bao gồm tất cả các doanh nghiệp trênthế giới hoặc sẽ gia nhập ngành vận tải tàu biển Sự gia tăng về nhu cầu vậntải hàng hóa bằng đường biển các làm tăng các đốit hủ cạnh tranh tiềm ẩn chocông ty Đông Phong, từ đó làm tăng sức ép về cạnh tranh cho công ty

3.2 Các nhân tố tác động đến quá trình gia nhập vào thị trường vận tải tàu biển của các đối tủ cạnh tranh tiềm ẩn.

Theo M Porter, có 8 nhân tố ảnh tác động đến quả trình tham gia thịtrường của các đối thủ mới là: các rào cản thâm nhập thị trường, hiệu quảkinh tế của quy mô, bất lợi về chi phí do các nguyên nhân khác, sự khác biệthóa sản phẩm, yêu cầu về vốn cho sự thâm nhập, chi phí chuyển đổi, sự tiếpđường dây phân phối, các chính sách thuộc quản lý vĩ mô Khi áp dụng vàongành vận tải tàu biển, các yếu tố này có tầm quan trọng và mức độ ảnhhưởng khác nhau tới sự gia nhập vào thị trường của các đối thủ mới

- Các rào cản thâm nhập thị trường: các rào cản thâm nhập thị trường là

sự độc quyền của các công ty lớn trong ngành, độc quyền làm giảm sự cạnhtranh, tạo một rào cản cho sự gia nhập của các doanh nghiệp mới Trongngành vận tải tàu biển, sự độc quyền của các công ty lớn trong ngành vận tảitàu không đáng kể, nên việc gia nhập vào ngành vận tải tàu gặp ít các rào cảnthâm nhập thị trường, tuy nhiên các công ty vận tải lớn thường chiếm được

Ngày đăng: 04/12/2012, 15:16

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1.a  Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận (Đơn vị 1000đ) - Phân tích môi trường ngành vận tải tàu biển phục vụ cho việc định hướng phát triển của Công ty TNHH Thương mại Đông Phong
Bảng 1.a Chỉ tiêu doanh thu và lợi nhuận (Đơn vị 1000đ) (Trang 16)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w