DAI HOC QUOC GIA HA NOI
TRUONG DAI HOC KHOA HOC XA HOI VA NHAN VAN KHOA KHOA HOC QUAN LY
BAI KIEM TRA GIU'A KY - THAO LUAN NHOM
MOI QUAN HE THE - PHAP - THUAT TRONG
TU TUONG PHAP TRI CUA HAN PHI TU
Giảng Viên: PGS.TS Phạm Ngoc Thanh
Nhóm Sinh Viên Thực hiện: Nhóm 3
Hà Nội - 2011
Trang 2I Bối cảnh xã hội Trung Hoa cỗ đại thời Hàn Phi Tử và sự hình thành tư tưởng Pháp trị
Lịch sử Trung Hoa cô đại có hai thời kỳ được nói đến đó là Xuân
thu và Chiến quốc Thời Xuân thu là thời kỳ suy tàn của nhà Chu, đây chính là thời kỳ sinh sống của Lão tử, Không tử Thời Chiến quốc từ gần
cuối đời Uy Liệt Vương, tới khi nhà Tần diệt nhà Tê thống nhất đất
nước, đó là thời kỳ sinh sống của Hàn Phi Tử So với thời Xuân thu thì
Chiến quốc loạn lạc bất ôn định hơn về chính trị nhưng lại phát triển hơn về kinh tế Đây là thời kỳ đạo đức suy đôi, người ta chỉ dùng mọi cách để
tranh lợi, quan lại tham những, ăn chơi xa hoa truy lạc, chiến tranh kéo
dài liên miên khiến cho đời sống của nhân dân càng thêm đói khổ, cùng cực Trước tình cảnh xã hội như vậy, tầng lớp quý tộc và tầng lớp trí thức có sự chia rẽ về tư tưởng Một số chán nản muốn quay trở lại thời Xuân Thu, số khác thì cố gắng đưa ra những tư tưởng và phương pháp cải cách để xây dựng “nước giàu,binh mạnh”
Đặc biệt thời Chiến Quốc là thời kỳ lịch sử phát triển rực rỡ về tư
tưởng, “trăm hoa dua nở”, “bách gia chư tử” Có ba dòng tư tưởng lớn cùng tôn tại trong thời dai bay giờ:
Phái thứ nhất: có Nho gia và Mặc Tử, Không Tử muốn khôi phục
nhà Chu Mặc tử, Mạnh tử, Tuân tử thấy nhà Chu suy tàn không cứu được nên mong có được vị minh quân thay Chu thống nhất Trung hoa bằng chính sách Đức trị
Phái thứ hai: là phái Đạo gia muốn giảm thiêu, thậm chí giải toán chính quyên sống tự nhiên như thủa sơ khai, lập địa muốn từ bỏ xã hội phong kiến đề trở về xã hội cộng sản nguyên thuỷ
Phái thứ ba: là phái Pháp gia với một số nhà tư tưởng lớn
Trang 3lực lật đỗ chế độ phong kiến phân tán và lập ra chế độ phong kiến quân chủ chuyên chế, thay “vương đạo” của Không Mạnh bằng chính sách "bá
đạo"
Tư tưởng Pháp gia với đại biểu xuất sắc là Hàn Phi Tử Hàn Phi
Tử(280-233 TCN),là một công tử nước Hàn, học rộng, biết cả đạo Nho,
đạo Lão, nhưng thích nhất học thuyết của Pháp gia và có tư tưởng mới về Pháp trị Nội dung cơ bản của Pháp gia là đề cao vai trò của pháp luật và chủ trương dùng pháp luật hà khắc để trị nước Theo Hàn Phi Tử, thời
thế hoàn cảnh đã thay đổi thì phép trị nước không thê viện dẫn theo "đạo đức” của Nho, "Kiêm ái” của Mặc, "Vô vi nhi trị” của Đạo gia như trước,
mà cần phải dùng Pháp trị Hàn Phi đưa ra quan điểm tiến hóa về lịch sử, ông cho răng lịch sử xã hội luôn trong quá trình tiến hoá và trong mỗi thời kỳ lịch sử thì mỗi xã hội có những đặc điểm dấu ấn riêng Vì thế, không có một phương pháp cai trị vĩnh viễn, cũng như không có một thứ pháp luật luôn luôn đúng trong hệ thống chính trị tồn tại hàng ngàn năm Từ đó, ông đã phát triển và hoàn thiện tư tưởng Pháp gia thành một đường lối trị nước khá hoàn chỉnh Về mặt lý luận chính trị ông tiếp thu điểm ưu trội của ba trường phái trong pháp gia: “pháp” (Quản Trọng, Thương Ưởng), “thuật” (Thân Bất Hại), “thế” (Thận Đáo) Trong phép trị nước, Hàn Phi Tử là người đầu tiên coi trọng cả ba yêu tổ Thế, Thuật, và Pháp Ông cho răng ba yếu tô đó phải thống nhất không thể tách rời trong đường lối trị nước bằng pháp luật
Quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi Tử
Trang 4chi phối toàn bộ từ tư tưởng quản lý chủ đạo đến việc xác định mỗi quan hệ giữa chủ thể và đối tượng, công cụ phương pháp quản lý Vậy nên ta không thể không xem xét quan niệm về bản chất con người của Hàn Phi
Hàn Phi Tử đã cho răng bản chất con người là vì tư lợi
Nếu Không Tử cho răng bản chất con người là tính thiện thì Tuân Tử một học trò giỏi của ông lại cho răng con người bản chất là “ác” Hàn
Phi Tử đã cho răng bản chất con người là vì tư lợi, là học trò của Tuân
Tử, Hàn Phi theo tư tưởng triết học “tính bản ác” của con người và đây có lẽ là tư tưởng duy nhất Hàn Phi thừa nhận từ Nho gia
Theo Hàn Phi chỉ có một số thánh nhân tích bản tính thiện còn đa
số vốn có tính ác cụ thể là tranh giành nhau vì lợi, sẵn sàng giết nhau vì miếng ăn hay chức vụ, làm biếng, khi có dư ăn thì không muốn làm gì nữa, chỉ phục tùng quyên lực
Con người làm việc do xuất phát từ lợi ích của bản thân Con người sẵn sàng làm tất cả hoặc không làm øì cả nếu có lợi cho bản thân họ Ví dụ như “thầy lang khéo mút vết thương ngậm máu bệnh nhân đâu
phải vì tình cốt nhục mà chỉ vì lợi Thợ đóng xe mong nhiều người sang,
thợ đóng quan tài mong nhiều người chết yếu ” (Thiên Bị nội) Vì thế
một mặt để dùng được người để “sử dụng hết năng lực”của họ không gi
bang đem lại cái lợi cho họ tức dùng phần thưởng, mặt khác để loại bỏ những yếu tố gây loạn cho xã hội thì phải dùng hình phạt nặng
H Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp
1 The
Trang 5“hiển tài như vua Nghiêu nhưng khi chưa làm vua nói không ai nghe, bạo tàn như vua Kiệt, nhưng vì là vua nên mọi người không dám trái lệnh.”
Vua là người có quyền uy tối cao Điều đó thể hiện:
+ Vua là người duy nhất có quyền đề ra pháp luật Chính vì vậy
vua phải được mọi người tôn kính, tuân theo triét
+ Vua phải nắm lấy quyền thưởng phạt Chính sách thưởng phạt là phương tiện cơ bản để nhà vua cai trị dân, qua đó giữ được Thế của mình Điểm thống nhất trong chính sách thưởng phạt của ông là: Thưởng phạt phải chắc chăn, công băng, nghiêm minh; thưởng phải hậu, phạt phải nặng “Trị tội thì không chừa cásc quan lớn, thưởng công băng thì không bỏ sót các dân thường Hình phạt nặng thì người sang không dám khinh kẻ hèn, pháp luật phân minh thì người trên được tôn trọng, không
bị lắn”(thiên Hữu Độ)
Như vậy, pháp luật và chính sách thưởng phạt luôn được Hàn Phi
đề cao khi nói về Thế và điều kiện để có được Thế “pháp luật công
bằng,thưởng phạt công minh,cho nên,đều sửa chữa được sai lầm của
người trên,trị được cái gian của kẻ dưới trừ được loạn, sửa được điều sai,
thống nhất đường lối của dân không øì bằng pháp luật”
Xuất phát từ quan niệm bản chất con người là vì tư lợi nên chính sách thưởng phạt có phần cực đoan song quan niệm về Thế của ông có nhiều điểm sâu sắc mà trong hoạt động quản lý có thê ứng dụng
2 Thuật
Thuật: là kĩ thuật quản lí và tâm thuật
Trang 6Tâm thuật: là mưu mô trong chế ngự quân thần, bắt họ phải lộ ra
tâm ý
Pháp gia cực nhắn mạnh “thuật” Hàn phi phê phán Thương Ưởng
99 66
chỉ biết có pháp luật mà “không có thuật để biết rõ kẻ gian” “chúa không có thuật để biết rõ kẻ gian, dấu pháp luật có tô vẽ ra mười phan, người
làm tôi vẫn ngược lại dùng nó làm chỗ dựa để mưu lợi riêng”.Vì
thế,người làm chúa phải có “thuật” đó là “thuật cai trị” của người làm
chúa để điều khiến bè tôi Hàn Phi nói “thuật là gì? là cái mầm kín đáo
trong bụng, để so sánh các đầu mối sự việc và ngắm ngầm cai trị các bề
tôi Dùng thuật thì phải làm cho kẻ thân yêu gần gũi cũng không ai biết
được”
Thuật của Hàn Phi có hai nguyên tắc cơ bản sau:
Một là bề tôi không làm hết hay làm quá trách nhiệm đều phải xử
phạt
Hai là căn cứ vào sự tương xứng hay không giữa “công” và
“đanh”, “lời nói” và “việc làm” cuả kẻ bề tôi để thưởng phạt
Trong kĩ thuật bao gồm hai nội dung chính: trừ gian và dùng người
Thuật trừ gian: là các thuật để loại trừ bọn gian thần Giữa vua và tôi khác nhau về địa vị và quyên lợi, vì vậy bất cứ bề tôi nào cũng có ý
phản vua.Vua phải biết cách để loại bỏ hạng người này Các ông vua nên: không đề lộ sự yêu thích, giận, ghét, đồng thời không cho bề tôi biết
mưu tính cuả mình, không cho họ mưu tính việc riêng và tự ý hành động
Bắt họ phải làm đúng theo pháp luật Không cho họ lấy của công dé thi
công, ban ơn cho dân Khi họ khen ai hay chê aI thi phải xem xét thực sự
có thực tài hay không Khi để tìm ra kẻ gian điều mấu chốt là ai được lợi
Trang 7bắt vợ con thân thích của họ làm con tim để uy hiếp, nếu là kẻ tham lam thì cho họ tước lộc nhiều dùng dé mua chuộc,nếu là kẻ gian tà, phải làm
cho họ khôn khổ băng cách trừng phạt hoặc nếu không thì giết”
Thuật dùng người: Nguyên tắc cơ bản của thuật dùng người theo Pháp gia gọi là thuyết hình danh - tức là muốn đánh giá một người hoặc
một sự vật thì phải xem xét sự thực đã làm (hình) và tên gọi công việc
(danh) có phù hợp hay không Có ba khía cạnh, phương thức, phương
pháp:
Thánh ngôn: nghe ngóng, xem xét, khi nghe bề tôi thì vua phải
trâm mặc, lầm lì, không bày tỏ thái độ, không khen không chê, không để
lộ tình cảm của mình Lời nói của bề tôi không được mâu thuẫn nhau Bé tôi phải đưa ra ý kiến rõ ràng Lời nói phải thiết thực
Tham nghiêm: khảo sát nhiều mặt để biết lòng bề tôi Hỏi ý kiến
của nhiều người, xem xét việc đã làm Cho họ ở gần mình đề thấy được
nội tình Dùng những điều mình biết rồi để tra khảo Đưa ra nhiều ý kiến khác nhau để xem ý kiên của kẻ dưới ra sao
Thí chi giao chức: cho họ thử việc, dùng thực tiễn kiểm tra thực lực của họ Có ba nguyên tắc: Một giao họ việc nhỏ để làm lần lượt sẽ giao cho họ việc lớn hơn Hai không cho kiêm nhiệm phải phân công rõ ràng mỗi người một chức vụ Ba không dùng kẻ khác để nhòm ngó
Trong tư tưởng của mình, Hàn Phi còn bàn đến thuật vô vi.Vô vi
trong quan niệm của Không Tử và Lão Tử là cứ để cho sự vật tự nhiên
Trang 8việc vẫn Nhưng theo Hàn Phi Tử, thuật vô vi không bớt đi sự điều hành,
nhưng chỉ tập trung vào đối tượng là trị quan chứ không trị dân, bắt quan
lại phải làm hết sức mình, đồng thời phải giải phóng chính sực lực cho
ông vua “Bậc vua thấp kém dùng hết khả năng của mình, bậc vua trung bình dùng hết sức của người, bậc vua cao hơn dùng hết trí lực của người
thì vua như thần.” (Bát kinh)
Tóm lại Thuật của Hàn Phi là thủ đoạn để vua dùng để điều khiến
quan lại, g1ữ gìn pháp luật và tuân theo mệnh lệnh 3 Pháp
Nho gia dùng chữ “pháp” theo nghĩa phép tắc, còn Pháp gia nói tới “pháp” tức là chỉ pháp thuật
Hàn Phi cho rằng pháp luật là một công cụ hữu hiệu nhất để quản
lý - cai trị xã hội Pháp luật là cái quy, cái củ, tức là tiêu chuẩn để phân
biệt đúng sai, phải trái, để duy trì xã hội trong một khuôn khổ Pháp luật là cái “biên soạn thành sách, đặt ở công đường, và nói rõ cùng trăm họ cho nên bậc minh chúa nói pháp luật, thì mọi kẻ hèn kém trong
nước, không ai không nghe thấy” Pháp luật không tách rời khỏi Thế và Thuật mà cùng tạo nên một cái kiềng 3 chân vững chắc, khăng khít
Là người tôn thờ chế độ quân chủ, với Hàn Phi, pháp luật dĩ nhiên
là do vua đặt ra nhưng phải tuân theo các nguyên tắc sau: s*_ Pháp luật phải kịp thời, hợp thời:
Hàn Phi viết: “Thời thay mà pháp luật không đối thì nước loạn,
đời đã thay đổi mà cắm lệnh không biến thì nước bị chia cắt Cho nên thánh nhân trị dân thì pháp luật theo thời mà đổi, cấm lệnh cũng với đời
mà biến” Tính kịp thời của pháp luật với Hàn Phi không chỉ có ý nghĩa
Trang 9tiết của năm mà làm ra của cải, tính thuế khóa sao cho giàu nghèo được đều ”
s*_ Pháp luật phải công khai, dễ biết, dễ thi hành:
Về ý pháp luật công khai, trong thiên Hữu độ, Hàn Phi viết: “Pháp luật rõ ràng thì người trên được tôn trọng mà không bị xâm lắn” và ông phân tích rõ trong thiên Thủ đạo: “Pháp luật rõ ràng thì người hiền không cướp của kẻ kém, người mạnh không thê hiếp kẻ yếu, người đông không thê hung bạo với kẻ ít”
Ông cho rằng pháp luật dễ hiểu, dễ biết: “Pháp luật không gì băng thống nhất và chắc chắn, khiến cho dân biết nó” Trong thiên Bát Thuyết ông còn viết: “Những điều mà những kẻ sĩ sâu sắc mới có thể hiểu được
thì không thể đưa ra làm lệnh, vì dân không phải tất cả đều sâu sắc” và
“Pháp luật gọn thì việc kiện tụng của dân ít đi”
s* Pháp luật phải công bằng, bênh vực kẻ yếu và số Ít:
Nhìn chung, pháp gia chủ trương mọi người đều bình đăng trước pháp luật Hàn Phi viết: “Pháp luật phải công băng thì quan lại không
làm điều gian” và trong thiên Thủ đạo ông viết: “ cho nên trị nước thì phải minh định pháp luật, đặt ra hình phạt nghiêm khắc đề cứu loạn cho quan chúng, trừ họa cho thiên hạ, khiến cho kẻ mạnh không lấn kẻ yếu,
đám đông không hiếp đáp số ít, người già được hưởng hết tuôi trời, bọn
trẻ mồ côi được nuôi lớn, biên giới không bị xâm phạm, vua tôi thân
nhau, cha con bảo vệ nhau, không lo bị giết hay bị giặc cầm tù, đó cũng là cái công cực lớn vậy”
s* Pháp luật phải có tính phố biến:
Trang 10phạm pháp Hàn Phi yêu cầu các quan lại phải: “lấy pháp luật mà dạy dân”, họ phải là những người truyền bá pháp luật
Với Hàn Phi, pháp luật là thứ “phép công” điều khiển hành vi của con người Pháp luật có vai trò quan trọng nhất trong bộ ba pháp- thuật - thé, vì thế tiền đề mà mục đích tối cao của chính trị, quản lý là làm cho “Pháp luật không hỏng nát” Trong chính trị và quản lý, tất cả đều phải xem xét có phù hợp với pháp luật hay không: “ Sự yên trị hay rối loạn gửi ở pháp và thuật, lẽ phải trái dựa vào thưởng phạt, điều nặng nhẹ theo với cân lường khơng ra ngồi mực thước, không đấy vào trong mực thước, không lọt ra ngồi pháp luật, khơng lần vào trong pháp luật ”
IIH.Mối quan hệ giữa Thế, Thuật và Pháp trong tư tưởng Pháp
gia
Thế, Thuật và Pháp là ba khái niệm cơ bản về hoạt động cai trị của
Hàn phi Ba yếu tố đó có mối quan hệ mật thiết hữu cơ gắn bó tác động qua lại với nhau 7rong đó, “Pháp” là nội dung trong chính sách cai trị
được thể hiện bằng luật lệ; "Thế" là công cụ, phương tiện tạo nên sức
mạnh, còn "Thuật" là phương pháp cách thức để thực hiện nội dung chính sách cai trị Đó là ba công cụ hữu ích giúp nhà vua cai trị đất nước một cách có hiệu quả Chúng tạo nên cái thế kiềng ba chân rất vững
chắc Nếu nhà vua nào hiểu rõ và năm bắt được mối quan hệ đó thì sẽ làm yên được dân, đất nước được thịnh trị
I.Thế - Pháp
Thế là điễu kiện tất yếu tạo ra Pháp
Trang 11Theo Hàn Phi, để có thê cai trị được đất nước thì vua phải có Thế- quyền lực tối thượng, đó là điều kiện căn bản nhất của nhà lãnh đạo Nhà
vua phải dựa vào Thế của mình để ban lệnh, buộc bề dưới phải nghe theo Bởi vì “hiền tài như vua Nghiêu nhưng khi chưa làm vua nói không ai nghe, bạo tàn như vua Kiệt nhưng vì là vua nên mọi người không al dám không nghe theo” “Kiệt làm thiên tử có thể khống chế cả thiên hạ không phải vì ông ta hiền mà vì cái thể của ông ta nặng Nghiêu là kẻ thất phu không thể sửa nỗi ba cái nhà không phải vì Nghiêu hư hỏng mà vì thế của ông ta thấp” (Thiên Công Danh) Và cái Thế được thể hiện thông qua việc nhà vua là người duy nhất có quyền ban hành pháp luật và quyên năm giữ thưởng phạt Nhờ có Thế mà pháp luật ra đời và đi vào cuộc sống Mức độ hiệu quả thi hành của pháp luật đến đâu là do Thế của nhà vua Thế có cao, có vững thì sự thực thi pháp luật của bề dứơi mới
được triệt để tuân theo Có pháp luật mà Thế yếu thì pháp luật cũng khó
được thi hành Hàn phi viết: “nếu họ (tức vua) giữ pháp luật ở vào cái thế
thì trị an, nếu họ từ bỏ pháp luật, gạt bỏ cái thế thì loạn” Như vậy, Thế là
điều kiện để tạo nên Pháp, để cho Pháp được thi hành theo đúng như
những gì nó được ban ra
Pháp duy trì củng cô Thế
Nếu như Thế là điều kiện tạo ra Pháp thì Pháp là yếu tố để duy trì
và củng cô Thế Pháp hiệu quả, đúng đắn thì Thế lớn mạnh, ngược lại, Pháp suy yếu, sai lệch thì Thế cũng hạn hep dan Pháp luật phân minh thì
người trên được tôn trọng, không bị lan Người trên được tôn trọng,
không bị lấn, thì vua mạnh, nắm được các mối quan trọng Hàn Phi Tử viết: “Ông vua dùng hình phạt và ân đức để khống chế bầy tôi, nay ông vua bỏ hình phạt và ân đức của mình để trao cho bây tôi sử dụng thì ông
Trang 12vua sẽ bị bề tôi không chế” (thuyết Hai cái cân) Pháp mà nhà vua dùng chủ yếu ở đây là chính sách thưởng phạt nghiêm minh, thưởng thì hậu, phạt thì nặng, từ đó giúp “nâng cao quyền uy của vua” và “sử dụng hết năng lực của bè tôi” Khi nhân dân chấp nhận sự thưởng - phạt của vua nghĩa là cái thế của vua được năng lên, được tôn trọng Thưởng phạt không chỉ tạo nên Thế của nhà vua mà đồng thời còn tạo nên Thế của nước Ông viết: “Nêu cao phép tắc cai trị thì nước nhỏ cũng giàu, nếu việc thưởng phạt được tôn trọng và chắc chăn thì dân tuy ít cũng mạnh.”
2 Thuật - Thế
Thuật tạo nên, củng cô bảo vệ cho Thế
Thuật cũng giống như Pháp, tạo nên Thế và bảo vệ, củng cô cho
cái Thế đó được vững chắc Nhà cai trị khi biết sử dụng Thuật (thuật
dùng người và thuật trừ gian) thì sẽ tìm được một đội ngũ quan lại có đủ năng lực để qua đó cai trị dân chúng Một minh chúa khi biết sử dụng
Thuật tốt thì sẽ tuyển chọn được đội ngũ có tài mà vẫn chịu phục tùng,
vẫn bị khuất phục trước quyên uy của chúa, khi đó sẽ càng củng cô vững chắc Thế của mình Vua phải biết cai trị dân, chế ngự quan lại, không
cho họ biết được tình cảm thật, suy nghĩ thật của mình, qua đó mà nhà
vua luôn giữ được uy quyên - Thế của mình, tránh việc kẻ dưới nịnh hót,
dối trá.” Một mình tự chế ngự dân trong bốn bề, khiến cho kẻ thông minh không gian trá được, kẻ miệng lưỡi không nịnh bợ được, kẻ gian tà
không biết dựa vào đâu được, dù kẻ ở xa ngoài ngàn dặm cũng không dám đổi lời, kẻ thân cận như các lang trung cũng không dám che dấu cái
tôt, tô điêm cái xâu; như vậy từ các bê tôi tại triêu tụ tập ở bên vua cho
Trang 13tới những kẻ thấp hèn ở xa cũng không dám lấn nhau mà đều giữ chức
phận mình.” (thiên Hữu Độ)
Thế là điễu kiện tất yếu để thực thị Thuật
Thuật là công cụ vua sử dụng để quản lý tầng lớp quan lại Vậy
nên để sử dụng được Thuật thì trước hết vua phải có Thế Nhà vua phải năm vững Thế -quyên uy, vị thế của mình thì mới có thể sử dụng Thuật
Thuật ở đây là thuật dùng người và thuật trừ gian Một người dù có Thuật hay đến đâu mà không có quyền thế trong tay thì cũng không thể
thi hành những nội dung đó của Thuật Vì vậy, Thế là điều kiện tất yếu
để thực thi Thuật chỉ khi có thế thì mới có thé “nha vua không giỏi mà
làm thầy những người giỏi, không khôn ngoan mà làm chuẩn mực cho sự
khôn ngoan Bây tôi vất vả mà nhà vua hưởng thụ sự thành công” (Thiên
Chủ đạo) 3.Pháp - Thuật
Pháp và Thuật thể hiện sự phân loại trong quản lý
Nếu như Pháp là công cụ để nhà vua cai trị đất nước thì Thuật là cách thức để nhà vua thi hành Pháp.Tư tưởng của Hàn Phi có điểm mới mẻ khi phân loại chủ thể quản lý cũng như các phương pháp công cụ quản lý khác nhau giữa các loại chủ thể đó Cách phân loại này cho phép ông đi sâu hơn, chặt chẽ hơn khi phân tích chức năng cai trỊ của từng
loại chủ thể Đối với vua, Hàn Phi đề cao Thế và Thuật; với quan lại, ông
chủ yếu tập trung bàn về Pháp Theo Hàn Phi, vua dùng Thuật để quản lý bộ phận quan lại, còn quan dùng hệ thống Pháp để quản lý dân chúng, dĩ nhiên là hệ thống pháp luật được ban hành ra dưới sự kiểm soát của vua
Trang 14Pháp và Thuật gắn bó không thể tách rời
Nhà vua cần biết kết hợp hài hòa trong việc sử dụng Thuật và
Pháp để cai trị đất nước Khi nhà vua biết sử dụng Thuật để tuyên được
đội ngũ quan lại có thể giúp mình cai trị đất nước thì việc ban hành và thực thi Pháp cũng sẽ rõ ràng, minh bạch và có hiệu quả hơn Và nội dung
của Pháp ban hành ra cũng thể hiện được Thuật trị nước của vua Luật
pháp ban hành ra dù có thay đổi cho hợp thời đi chăng nữa thì cũng khơng thể hồn hảo được, do vậy có thể có những kẽ hở mà sẽ gây ảnh
hưởng xấu đến việc cai trị của vua.Vì vậy, cần có Thuật để hạn chế
những lỗ hồng của pháp luật, giúp vua nhận biết bề tôi mà có cách cai
quản phù hợp “Pháp luật là mệnh lệnh ban bố rõ ràng ở nơi cửa công,
hình phạt chắc chắn đối với lòng dân, thưởng cho những kẻ cần thận giữ pháp luật, nhưng phạt những kẻ làm trái lệnh Đó là điều bẩy tôi phải tuân theo Nhà vua không có thuật trị nước thì ở trên bị che đậy, bẩy tôi mà không có pháp luật thì loạn sinh ra ở dưới, hai cái không thể thiếu cái nào ”(thiên Định Pháp) Thuật là rất quan trọng, nhưng nếu không đi đôi Pháp thì cũng không có hiệu lực gì Hàn Phi phê phán Thân Bất Hại không làm nên công trạng gì vì biết có Thuật mà không có Pháp Hàn phi cho rằng: “nếu coi nhẹ pháp luật và những điều ngăn cắm mà lo việc tính
tốn, mưu mơ, bỏ việc bên trong mà nhờ cậy bên ngoài thì có thể mất
nước"(thiên XV: Vong Trưng) Trong thiên Định Pháp, Hàn Phi cũng có
đề cập: “ Như vậy tuy Thân Bất Bại mười lần khiến Hàn Chiêu hầu
dùng thuật, nhưng bọn gian thần vẫn có cách đưa ra lời dối trá Cho nên tuy dựa vào nước Hàn mạnh có vạn cỗ xe mà trong mười bảy năm vẫn
không hé đạt được địa vị bá vương Như vậy tuy ở trên dùng thuật trị
nước nhưng có mối lo các quan không trau dôi pháp luật.” và “Thương Quân tuy làm mọi cách tô vẽ cho pháp luật của mình nhưng bay tôi lại
Trang 15dùng nó một cách sai trái cho việc riêng của họ Cho dù dựa vào cái cơ
sở của nước Tần mạnh trong mẫy mươi năm vẫn không đạt đến dé vương Đó là mối lo pháp luật tuy được các quan chăm chỉ trau déi nhưng ở trên vẫn không có cái thuật trị nước”
Như vậy, trong tư tưởng của mình, Hàn Phi Tử thấy được và đề
cao vai trò và mỗi quan hệ của ba yếu tố: Thế, Thuật, Pháp Hàn Phi Tử
cho rang Pháp và Thuật mà thiếu quyền lực để cưỡng bức thì cũng không thể đảm bảo các bầy tôi phục tùng sự cai quản của vua Cho nên Thế cũng rất quan trọng Thế phải đi đôi với Pháp và Thuật Thế mà không có Pháp dễ dẫn đến chuyên quyên, tiếm quyên, xã hội có nhiều bất công Thế cũng cần có Thuật để cai trị quần thần cho phải đạo, dùng người cho chính xác, phù hợp, cư xử với dân cho đúng đạo, đúng mực
Lần đầu tiên học thuyết cai trị của Pháp gia hội tụ đủ ba yếu tố:
Thế, Thuật và Pháp Nó đánh dấu sự phát triển mới vượt bậc, là sự hoàn
thiện nhất so với trước đó của tư tưởng Pháp trị Hàn Phi đã kế thừa và phát triển ba yếu tố của các nhà Pháp gia đi trước: Thế của Thận Đáo, Pháp của Quản Trọng và Thương Ưởng, Thuật của Thân Bất Hại để tạo thành ba điểm sáng hội tụ trong một tư tưởng lớn duy nhất, đó là tư tưởng Pháp trị Dưới bàn tay của Hàn Phi, Thế, Thuật, Pháp từ ba phạm trù phi liên kết đã trở thành bộ ba yếu tô không thể tách rời, có mối liên hệ mật thiết tạo nên tư tưởng Pháp trị đầy đủ nhất
IV.Hạn chế của tư tưởng Pháp trị
s* Hạn chế đầu tiên của tư tưởng pháp trị chính ở quan niệm về bản chât của con người Hàn Phi Tử đã nhìn nhận bản chât vân đê này một cách phiên diện Ong cho răng ban chat con người là vị lợi, con
Trang 16người mang tính “ác” Con người làm việc xuất phát từ lợi ích của bản thân mà bất chấp mọi hành vi Điều này có nghĩa là hành vi của con người trong mọi trường hợp luôn bị chỉ phối bởi yếu tố vật chất và lợi ích
của cá nhân Quan niệm này là sai lầm vì ngoài lợi ích và vật chất con
người còn có những lí tưởng cao đẹp hơn và có thể hi sinh quyên lợi thậm chí là tính mạng vì lí tưởng cao đẹp đó
Chính Hàn Phi Tử là minh chứng rõ nhất cho điều này Bản thân ông hiểu rõ lần yết kiến vua Tần có thể là cái họa diệt thân, nhưng ông vẫn đi vì nước Hàn và vì lý tưởng pháp trị của mình.Trong Thiên “Hỏi
họ Điền”, Hàn phi tử đã trả lời Đường Khê Công “ tôi không sợ họa và
mối lo bị chúa hôn ám, vua loạn mà tôi nhất định phải nghĩ đến cái lợi
của việc trị dân”
s* Trong việc dùng “thuật”có những tư tưởng thâm độc tàn nhẫn
trong việc trừ gian Ví như “Nếu là người hiền có thể bắt vợ con thân
thích của họ làm con tin Nếu là kẻ tham lam có thể tước bỗng lộc hậu
hĩnh mua chuộc để họ khỏi làm phản Nếu là kẻ gian tà phải làm cho
khốn khô bằng cách trừng phạt” (Bát Kinh) Còn nếu không cải hóa được tốt phải trừ họ Muốn trừ họ mà không thương tôn danh tiếng của vua
hãy nên đầu độc họ hoặc dùng kẻ thù của họ để giết họ
s* Ông đã đề cao quá mức vai trò của pháp luật, quyền thưởng phạt, dùng những hình phạt quá hà khắc Theo Hàn Phi, con người phải
vì pháp luật Điều này không còn phù hợp với điều kiện hòa bình Pháp
luật là do con người đề ra để phục vụ con người, pháp luật sinh ra phải vì
con nguoi
Hàn Phi tử là người tôn thờ, chủ trương chế độ quân chủ chun ấn, «
chế Ơng đã sử dụng các phạm trù “th pháp”, “thuật” để tuyệt đối hóa quyền lực của nhà vua Hàn phi chủ trương pháp luật đề ra dành cho tất
Trang 17cả mọi người “pháp luật diện tiền nhân nhân bình đăng” (trước pháp luật ai cũng như aI) nhưng chỉ duy trừ một người- người làm ra pháp luật, năm pháp luật, là vua
Theo ông, nhà trị quốc (nhà vua) là hiện thân của quyền lực độc đoán và độc hình Tư tưởng này giúp củng cô và trở thành chỗ dựa vững chắc cho chế độ quân chủ tập quyên
Và do hạn chế của thời đại mà không thê xây dựng lý thuyết vững chắc dựa trên quyên lợi của một ông vua Vì lịch sử cho thấy rằng không triều đại nào mà các ông vua không bị chế độ quan liêu, tha hóa làm cho hư hỏng không sớm thì muộn chỉ là vẫn đề thời gian
Đồng nhất việc cai trị dựa trên pháp luật dựa trên việc cai trị bằng
thưởng phạt trong đó chủ yếu nhắn mạnh các hình phạt nghiêm khắc Nội dung của pháp luật trong tư tưởng pháp trị chủ yếu là các hình thức thưởng phạt Nhưng thưởng phạt(chế độ đãi ngộ, kỉ luật) chỉ là một phần nội dung trong pháp luật Ngoài ra pháp luật còn quy định nhiều nội dung
khác của đời sống như kinh tế, chính trị, xã hội, giáo dục,
Coi các điều khoản pháp luật chính thức là hình thức duy nhất phù hợp với pháp luật mà bỏ qua các nhân tố phong tục, tập quán, các quy phạm xã hội Trong tư tưởng Pháp trị, pháp luật duy nhất do vua làm ra,
ban hành và năm lay dựa trên lợi ích của mình, mà hầu như không có nếu
không nói là không tôn tại các quy phạm xã hội các phong tục
V.Đóng góp và ứng dụng của tư tưởng pháp trị đối với quản lý hiện nay
L Đối với việc ban hành và thi hành pháp luật
Trang 18Đóng góp có thể coi là lớn nhất của tư tưởng Hàn Phi đó là việc sử dụng pháp luật Nhà nước phải được cai trị băng pháp luật Nhưng cần lưu ý ở đây là pháp luật phải để phục vụ con người
Đây là tư tưởng đúng đắn với mọi thời đại kể cả ngày nay Pháp
luật hiện vẫn đang được sử dụng như công cụ hữu hiệu nhất để quản lý đất nước, con người, giúp cải thiện nâng cao cuộc sống bảo vệ lợi ích của
COn n£Ười
Hàn Phi đã nêu ra những nguyên tắc lập pháp và hành pháp hết sức đúng đắn vẫn có giá trị ứng dụng cao cho tới ngày nay Chúng tôi xin
phép được lấy một số đặc điểm của pháp luật hiện hành làm minh họa
+ Pháp trị đê ra mọi việc phải được xử lý bằng pháp luật “sự thưởng phạt phải theo đúng phép nước, chí công vô tư”
Sau Cách mạng Tháng Tám, nước ta đã lần lượt có Hiến Pháp
1946 rồi Hiến Pháp 1959, 1980, Hiến pháp 1992 và các văn bản quy
phạm pháp luật dùng để quản lý đất nước, mọi việc phải thực hiện đúng pháp luật Dân có thể được làm bắt cứ điều gì mà pháp luật không cắm, nhà nước, chính quyên thì chỉ được làm những øì mà pháp luật cho phép
+_ Pháp luật phải kịp thời “thánh nhân trị dân thì pháp luật theo
thời mà đổi cắm lệnh cũng với đời mà biến” (thuyết Tân Độ)
Qua các thời kỳ phát triển của đất nước để bắt kịp với yêu cầu đổi mới khách quan thì Quốc Hội đã đang có những sửa đổi bỗ sung Hiến Pháp các văn bản pháp luật và dưới luật ban hành các nghị định, thông
tư hướng dẫn thi hành pháp luật đề pháp luật thật sự đi vào đời sống và phục vụ nhân dân
+ Luật pháp dé ra sao cho dân dễ biết, dễ hiếu, dễ thi hành được
phố biễn đến mọi người “pháp luật không gi bang thống nhất dé cho dan
dễ hiểu” (Thiên Ngũ Đô)
Trang 19Pháp luật hiện nay ban hành ra phải đơn nghĩa có tính xác thực về
mặt nội dung và cần có sự thống nhất về nội dung và hình thức luật pháp
đang không ngừng được tuyên truyền phô biến sâu rộng đến quần chúng nhân dân thông qua nhiều kênh khác nhau như báo chí, truyền thông truyền hình
+Pháp luật đề ra mang tính phổ biến Những nội dung của pháp luật ban ra phải có tinh ứng dụng phô biến đối với mọi đối tượng trong xã hội,để tất cả mọi người đều phải chấp hành đúng pháp luật,và có thể sử dụng pháp luật như một công cụ để bảo vệ quyền lợi của mình khi cần
thiết
2 Đối với quản lý
Tuy kỹ thuật hóa cai trị đến mức tỉnh vi nhưng Hàn Phi vẫn thừa nhận yếu tô con người quyết định thành bại của quản lý Các thuật cai trị
chỉ dùng cho hạng vua chúa bình thường còn hạng minh chủ có pháp luật có thể tự biến hóa làm ra quy tắc mới Quản lý là hoạt động đặc biệt,trong đó con người vừa là chủ thể quản lý vừa là đối tượng quản lý
Tư tưởng vị lợi của Hàn Phi hơn hai nghìn năm sau được tái hiện trong tư tưởng “con người kinh tẾ”- cơ sở triết học của học thuyết quản lý theo khoa học của Taylor và bản chất con người là lười nhác của thuyết “X” được Gregor đưa ra có thể coi là sự kế thừa và phát triển tư
tưởng Hàn Phi của khoa học quản lý hiện đại
Nếu bỏ qua những tư tưởng thâm độc và hạn chế thì “thuật”còn lại những điểm tiến bộ, việc kết hợp ba yếu tố “thế”, “pháp”, “thuật? của Hàn Phi Tử đã tạo ra những phương pháp, công cụ có tính khả thi trong quản lý, có thể áp dụng với quản lý hiện đại
Trang 20- _ Với chủ thể quản lý
Chu thé quản lý luôn phải biết kết hợp hài hòa giữa ba yếu tố
“thế”, “thuật” ,”pháp”dung hòa và sử dụng hợp lý 3 yếu tố này
Như ta thấy thì chủ thể quản lý luôn được gắn cho một chức danh nhất định, tương ứng với chức danh đó là quyền lực, quyền hạn đi kèm Thông qua quyền lực được trao (ở đây chính là thế) mà chủ thể có thể thực hiện được chức năng lãnh đạo của mình và lây pháp luật những quy định nội quy của tô chức như một công cụ quản lý hữu hiệu( đây chính là
N 7 99
phạm trù “pháp”) cùng với cách sắp xếp nhân sự (thuật dùng người)thực hiện chức năng tổ chức, kiểm tra đánh giá đôi tượng quản lý nhăm thực hiện các công việc hướng tới mục tiêu chung của tô chức
+ Thế giúp nhà quản lý xác định được quyền hạn của mình trong t6 chức để tránh việc rơi vào các trường hợp lạm quyền chuyên quyên hay bỏ rơi quyền lực Đông thời đảm bảo thực hiện đúng hai nguyên tắc cơ bản trong quản lý là nguyên tắc sủ dụng quyên lực hợp lý và nguyên tắc quyền hạn tương xứng với trách nhiệm Cần phải tránh trường hợp quyền lực chỉ tập trung rơi vào tay một người: lạm quyền, tiếm quyên rất có thể có những quyết định quản lý sai lầm dẫn đến những hệ lụy rất lớn, do vậy nhà quản lý cần biết chia sẻ quyền lực với cấp dưới một cách hợp lý, nhưng không có nghĩa là bỏ rơi quyền lực Thế giúp nhà quản lý đưa ra được những quyết định quản lý những chính sách thưởng phạt đãi ngộ với nhân viên và thực thi chúng
+_ Nhà quản lý thông qua pháp luật sử dụng những nội quy, quy chế như một công cụ hữu hiệu sác bén trong quản lý Chính “pháp” quy định nhân viên (đối tượng quản lý) được làm gì?, không được làm gì? và
phải làm như thế nào?, từ đó nhân viên nhận thức được quyền hạn, trách
Trang 21nhiệm của mình trong tổ chức để làm việc đúng chừng mực mà không
giám vượt quá quyên hạn hay xao lãng công việc
+ Thuật mang những tư tưởng quản lý phù hợp với mọi trường hợp Đặc biệt là nội dung về vẫn đề tuyên chọn người tài, khi dùng người, glao công việc là phải “nhân tài năng mà giao cho chức quan, theo cái danh mà xét khả năng của quần thần”.(Thiên Lục phản) Điều này có nghĩa khi giao việc phải dựa vào năng lực, khả năng của đối tượng Khi đánh giá phải dựa trên tiêu chí hiệu quả, mức độ hồnh thành cơng việc “Thuật” chính là cách dùng người gồm “kỹ thuật” là kỹ thuật tuyên chọn nhân tài, kiểm tra khả năng của đối tượng quản lý và “tâm
thuật” là biện pháp để chế ngự người dưới Trong quản lý hiện đại thì
đây chính là cách thức sắp xếp tô chức bố trí, bổ nhiệm nguồn nhân lực vào những vị trí thích hợp với khả năng của đối tượng Những chính sách đãi ngộ (thưởng), khích lệ song song với đó là các hình thức kỷ luật răn
đe (phạt) nhất định đề phát huy tối đa năng lực làm việc của nhân viên và
hạn chế được những biểu hiện sai trái của đối tượng quản lý Đồng thời thuật dùng người cũng là yếu tố quyết định tạo nên tính “nghệ thuật”, “khoa học” trong quản lý làm nên phong cách quản lý, mang bản sắc riêng của mỗi chủ thê quản lý
+ Hàn Phi cho rang trong cai trị (quản lý), vua chủ yếu dùng “thuật”, quan chủ nắm giữ pháp luật vua chủ yếu trị quan, các quan lại mới là người trị dân.Nhưng vua vẫn là chủ thể duy nhất làm ra luật và năm luật Như vậy trong việc cại trị - tức quản lý của hàn phi tử đã có một bước tiến quan trọng khi ông phân cấp, phân loại chủ thể quản lý, cũng như các phương pháp công cụ khác nhau giữ các loại chủ thể Điều này không chỉ đúng với thời bấy giờ, mà nó còn là yếu tô quan trọng, được nâng tầm phát triển thành chức năng tổ chức trong quản lý hiện đại
Trang 22Trong tô chức chúng ta cần phân cấp các chủ thể quản lý tương ứng với
quyền hạn trách nhiệm nhất định, phân chia các nhiệm vụ thành các công
việc trao quyền hạn, xác định những nguyên tắc thích hợp cho các bộ phận và quyết định quy mô thích hợp cho từng bộ phận, phối hợp với các yếu tố của môi trường từ đó thiết kế nên mô hình cơ cấu tổ chức
- _ Phương pháp quản lý
Chúng ta có thê liên một phần của pháp trị với phương pháp quản lý chuyên quyên trong quản lý hiện đại Pháp trị là dùng pháp luật để cai trị quyền lực tập trung vào chủ thể quản lý cao nhất có tính ép buộc,chuyên quyên làm cho đối tượng quản lý phải tuân theo, đem lại hiệu quả một cách nhanh chóng Như vậy ta có thể dùng trong những trường hợp khẩn cấp cần tô chức đi vào quy cô ngay, hoặc trong những
lĩnh vực đặc thù như quân sự Nhưng chủ thê quản lý phải biết điều tiết
và sử dụng hợp lý tránh trường hợp lạm dụng
Vì là ép buộc nên phương pháp này tuy cho hiệu quá nhanh nhưng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn,không lâu dài chỉ mang tính tức thời Vậy nên đề đạt hiệu quả cao nhất trong quản lý chúng ta cần kết hợp với “đức
trị” để thu phục nhân tâm, việc này đòi hỏi tốn nhiều thời gian và công
sức Qua đó tác động trực tiếp vào nhận thức của đối tượng từ đấy thay đối thói quen, hành vi đúng với mong muốn của chủ thể, và vì những hành vi này do nhận thức của đối tượng mà có nên có thể tồn tại trong
thời gian tương đối dài và tương đối ôn định
Từ đây có thê thấy “pháp trị? mang tính chiến thuật sử dụng trong từng hoàn cảnh cụ thể, còn Đức trị mang tính chiến lược chủ yếu là tác
động kiểm soát từ bên trong bắt đầu từ nhận thức sau dân là thói quen hành vi
- _ Với đỗi tượng quản lý
Trang 23Múi quan hệ “thế”, “pháp”,”thuật?cho đối tượng quản lý biết mình
ở vị trí nào quyên hạn trách nhiệm đến đâu, làm gì và không được làm gì,
phải chịu trách nhiệm trực tiếp với ai để từ đó làm đúng bổn phận của
mình
VI.Kết luận
Tóm lại tư tưởng pháp trị của Hàn Phi với 3 phạm trù quan trọng”thế”, “thuật”, “pháp” Trong đó lây pháp luật làm trung tâm, thế và thuật là 2 yếu tố hỗ trợ quan trọng của nhà nước pháp trị
Ông đã làm rõ mối quan hệ giữa “pháp”, “thuật”, “thế” Qua đó ta thấy rõ được tư tưởng chủ đạo trong quản lý là “pháp trị” Chủ thể quản lý cao nhất chinh là quân vương Đối tượng quản lý là quan và dân.Vua sử những công cụ quản lý như pháp luật, quyền lực, cách thức dùng người để cai trị đất nước Đối với dân chúng quan lại là chủ thể quản lý
trực tiếp Và toàn bộ các yếu tố này được đặt dưới sự cai quản của vua —
chủ thế quản lý tối thượng
Quan niệm về vị trí, vai trò, chức năng, cách thức áp dụng pháp
luật trong cai trị của Pháp gia phần lớn cho đến ngày nay vẫn còn nguyên gia tri
Đối với việt Nam trong quan lý nói chung va quản lý kinh tế nói riêng đã có thời kì chúng ta coi nhẹ vai trò của công cụ pháp luật Nhưng
dan dần do yêu cầu tất yếu của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội
chủ nghĩa, vai trò, chức năng của pháp luật ngày càng được quan tâm và đề cao, đặc biệt là trong quản lý Những tư tưởng của phái Pháp gia về một hệ thống pháp luật công bằng, công khai, thống nhất, gọn nhẹ, dễ hiểu, biến đổi theo thời gian vẫn là những ý tưởng đúng đắn trong việc
xây dựng hệ thống pháp luật và thi hành pháp luật
Trang 24TÀI LIỆU THAM KHẢO
1 Giáo trình Các học thuyết quản lý, PGS Nguyễn Thị Doan, Đỗ Minh Cường, Nguyễn Kỳ Sơn, NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 1996
2 Giáo trình Một số vấn đề về tưởng quản lý, GS, TS Hồ Văn Vĩnh, NXB
NXB Chính Trị Quốc Gia Hà Nội, 2003
3 Sách Hàn Phi Tử, Phan Ngọc dịch (tái bản), NXB Văn Học Hà Nội,
2005
4 Sách Đạo của Quản lý, Lê Hồng Lôi,Lại Ngọc Khánh, Trần Thị Thủy
Trang 25Truong Dai Hoc KHXH va NV,DHQGHN Khoa Khoa Hoc Quan Ly
BAO CAO KET QUA THAO LUAN NHOM
Đề tài nghiên cứu: Mối quan hệ Thé - Pháp -Thuật trong tư tưởng Pháp trị của Hàn Phi Tử 1 Danh sách nhóm và công việc phân công
STT Họ và tên Nhiệm vụ được phân công Ghi chú 1 Lê Thị Hương Bồi cảnh lịch sử Nhóm trưởng
Làm phân Power Point Làm biên bản họp nhóm
2 Trân Thị Phương Linh Hạn chê, Kết luận Do tính phức tạp Lầm mục lục.tài liệu tham của vẫn đề nên ở
khảo,trình bày bìa nội dung phần 3 Nguyễn Thị Thu Hoài Đóng góp và Ứng dụng mối quan hệ, tất
Chỉnh sửa, hoàn thiện bản Word cả các thành
A, Bùi Thị Đông Nội dung của “thuật” viên trong nhóm 3 Nguyễn Thị Thanh Thanh Nội dung của “pháp” cùng làm sau đó
Trang 2620/11(tại phòng hội thảo nhà B): các thành viên nộp bài phần nội dung
mình được phân công, cả nhóm cùng thảo luận để bỗ sung cho từng phần
24/11(tại giảng đường C413): chỉnh sửa lần cuối và hoàn thiện
27/11(tại giảng đường G301): tổng kết và duyệt bài
-Biên bản dựa trên những đánh giá chủ quan của người lập bảng trên
các tiêu chí: Thái độ tham gia làm việc Nhóm, Thời hạn nộp bài, Nội dung
từng phân của mỗi cá nhân
Song phân đánh giá cuối cùng cũng như có giá trị cao nhất thuộc về giảng viên môn học
Hà Nội, ngày 28 tháng 10 năm 2011 Người lập bảng
Lê Thị Hương
Trang 27MỤC LỤC
Trang L Bối cảnh xã hội Trung Hoa cé
đại thời Hàn Phi Tử và sự hình thành II980919/:138 dị†;]9 iu NEEH Ố 3 II Nội dung cơ bản của Thế, Thuật và Pháp lu) — ÔỎ 6 2 Thuật . cQ Q11 H1 HH HH TH HH ng cv n 7 ca 9 Ill Méi quan hé gitta Thé, Thuat va Phap
trong tu tuong Phap gia
1 Thế - Pháp + k1 S111 1191111311111 511111 1111 511101 111111 11T HT HH 11 2 Thé - Phapeeccccccccccccccscscsscssscsscscscsscscsscscscssescsecssscssescscsssscsucsvsceetscsseetecsass 13
3 Phap na 14 IV Hạn chế của tư tưởng Pháp trị
V Dong gop và ứng dụng của
tư tưởng Pháp trị đối với quản lý hiện đại
1 Đối với việc ban hành và thi hành pháp luật .- ¿2 2s £+s+s+s£+x+x+s2 18 2 Đối với quản lý cececcecescesescsscscescscessscesssececsecscescscssscesvsceevsecasaeacessaes 20 IV Kết luận - - c c SH 11191 11111111 11111 11 11 11 11 H1 HH TH HH HH HH nrệt 24
Tài liệu tham KhảO - -< +21 11300111330 1118503111135 1115 111v HH cv vớ 25
Báo cáo kết quả thảo luận nhóm G- s1 E621 91 1 11 111 5111 51 1 11c ri 26