1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam

111 401 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 111
Dung lượng 832 KB

Nội dung

MỤC LỤC Trang LỜI NểI ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: Lí LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀ KHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG 3 1.1. Một số lý luận cơ bản về cạnh tranh 3 1.1.1. Tớnh tấ

Trang 1

LỜI NÓI ĐẦU

Quá trình hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam đã đặt ra cho các doanhnghiệp Việt Nam nói chung cả những cơ hội và thách thức Việc hội nhập sâu vàokinh tế thế giới và khu vực đòi hỏi Việt Nam phải mở của thị trường sâu rộng chodoanh nghiệp và hàng hóa nước ngoài vào Việt Nam.Chính việc mở cửa thị trườnglà cuộc cạnh tranh gay go quyết liệt cho các doanh nghiệp trong nước Nó đã tạo áplực làm cho mức độ cạnh tranh trong hầu hết các ngành kinh doanh của nền kinh tếViệt Nam tăng mạnh Và ngành kinh doanh thép cũng không phải là một ngoại lệ

Công ty TNHH XNK Thành Nam là công ty chuyên XNK thép Inox có trụ sởchính đặt tại 6 BT1A, Khu đô thị mới Mỹ Đình II, Từ Liêm Hà Nội Hoạt độngtrong lĩnh vực kinh doanh thép, hiện nay công ty đang phải chịu những tác độngtiêu cực do mức độ cạnh tranh cao trong ngành mang lại Bên cạnh đó, nhữngnhược điểm trong quá trình hoạt động kinh doanh đã làm hạn chế khả năng cạnhtranh của công ty trên thị trường Do đó , để có thể tồn tại và phát triển được trongtương lai thì yêu cầu cấp bách đối với công ty là phải nâng cao khả năng cạnh tranhcủa mình trên thị trường.

Với những lý do như trên và qua thời gian thực tập tại công ty TNHH XNK

Thành Nam, em đã chọn đề tài “ Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh củacông ty TNHH XNK Thành Nam ” làm chuyên đề tốt nghiệp của mình với hi

vọng sẽ góp phần giúp công ty có biện pháp giải quyết những khó khăn hiện tại vàcó thể nâng cao khả năng cạnh tranh trong tương lai

Nội dung chính của chuyên đề gồm 3 chương:

Chương 1 : Lý luận cơ bản về cạnh tranh và khả năng cạnh tranh của doanh

nghiệp trong nền kinh tế thị trường

Chương 2 : Phân tích thực trạng khả năng cạnh tranh của công ty TNHH

XNK Thành Nam

Chương 3 : Một số giải pháp cơ bản nâng cao khả năng cạnh tranh của công

ty TNHH XNK Thành Nam

Trang 2

Trong thời gian thực hiện nghiên cứu đề tài này, em đã nhận được sự giúp đỡnhiệt tình của các anh chị trong công ty TNHH XNK Thành Nam và sự hướng dẫntận tình của PGS.TS Nguyễn Anh Tuấn

Em xin chân thành cảm ơn !

Trang 3

CHƯƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ CẠNH TRANH VÀKHẢ NĂNG CẠNH TRANH CỦA DOANH NGHIỆP TRONG

NỀN KINH TẾ THỊ TRƯỜNG1.1 Một số lý luận cơ bản về cạnh tranh

1.1.1 Tính tất yếu của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Trên thực tế cạnh tranh xuất hiện trong hầu hết các lĩnh vực của xã hội Mọinơi, mọi lúc đều có thể xuất hiện cạnh tranh Nó không những tồn tại trong lĩnh vựckinh tế mà còn tồn tại trong lĩnh vực xã hội

Xét trong phạm vi nền kinh tế thị trường, tồn tại rất nhiều thành phần kinh tếkhác nhau Mỗi thành phần kinh tế có đặc điểm riêng về quan hệ sở hữu tư liệu sảnxuất, mang bản chất kinh tế khác nhau, có các lợi ích kinh tế khác nhau, thậm chí làđối lập với nhau Chính mâu thuẫn giữa các thành phần kinh tế dẫn đến xuất hiệncạnh tranh để có thể giành được nhiều lợi ích kinh tế hơn Cạnh tranh trở thànhđộng lực để cải tiến kỹ thuật, phát triển lực lượng sản xuất.

Bên cạnh đó, trong nền kinh tế thị trường có nhiều thành phần, luôn diễn rahoạt động trao đổi hàng hóa với nhiều người mua, nhiều người bán có lợi ích kinhtế khác nhau, và nhiều loại hàng hóa tương tự nhau về chất lượng, giá cả thì tất yếusẽ làm nảy sinh sự cạnh tranh : cạnh tranh về chất lượng sản phẩm, cạnh tranh vềphương thức giao dịch mua bán, cạnh tranh giữa người bán với người bán, cạnhtranh giữa người mua với người bán, cạnh tranh giữa người mua với nhau…Tạo nênsự vận động của thị trường và trật tự của thị trường.

Qua đó ta có thể thấy được cạnh tranh là một yếu tố cơ bản của cơ chế thịtrường Nó là quy luật khách quan của nền sản xuất hàng hóa , là nội dung cơ chếvận động của thị trường Cạnh tranh xuất hiện và gắn liền với sự phát triển của nềnkinh tế hàng hóa, ở đâu có sản xuất trao đổi hàng hóa thì ở đó có cạnh tranh Vì vậykhông thể lẩn tránh cạnh tranh mà phải chấp nhận cạnh tranh, đón trước cạnh tranhvà sẵn sàng sử dụng vũ khí cạnh tranh hữu hiệu.

Trang 4

1.1.2 Khái niệm về cạnh tranh

Là một thuật ngữ lâu đời và được sử dụng phổ biến , thường xuyên được nhắc

tới trong mọi lĩnh vực của xã hội Thuật ngữ “ cạnh tranh” luôn thu hút được sự

quan tâm của giới nghiên cứu và được phân tích từ nhiều góc độ khác nhau Vớimỗi góc độ nghiên cứu khác nhau thì cạnh tranh được định nghĩa khác nhau

Hiểu một cách chung nhất cho mọi lĩnh vực trong đời sống thì cạnh tranh

được định nghĩa là: “Cạnh tranh là hiện tượng tự nhiên, là mâu thuẫn quan hệ giữacác cá thể có chung môi trường sống với các điều kiện nào đó mà các cá thể cùngquan tâm”.

Xét trong phạm vi lĩnh vực kinh tế, lịch sử đã cho thấy 2 trường phái tiêu biểuvề lý thuyết cạnh tranh:Thứ nhất, trường phái cổ điển với các đại biểu tiêu biểu nhưA.Smith, John Stuart Mill, Darwin và C.Mác đã có những đóng góp nhất định tronglý thuyết cạnh tranh sau này.Thứ hai, trường phái hiện đại với hệ thống lý thuyết đồsộ với 3 quan điểm tiếp cận: Tiếp cận theo tổ chức ngành với đại diện là trường pháiChicago và Harvard; Tiếp cận tâm lý với đại diện là Meuger, Mises, Chumpeterthuộc trường phái Viên; Tiếp cận “ cạnh tranh hòan hảo” phát triển lý thuyết củaTân cổ điển Trong 2 trường phái đó, đáng chú ý nhất là khái niệm về “cạnh tranh”

dưới thời Tư Bản Chủ Nghĩa của C.Mác “ Cạnh tranh TBCN là sự ganh đua , sựđấu tranh gay gắt giữa các nhà tư bản nhằm giành giật những điều kiện thuận lợitrong sản xuất và tiêu thụ hàng hóa để thu được lợi nhuận siêu ngạch” Cơ sở của

cạnh tranh ở đây là chế độ chiếm hữu tư nhân TBCN về tư liệu sản xuất.

Trong nền kinh tế thị trường, nơi mà cạnh tranh luôn diễn ra liên tục và khôngcó đích cuối cùng Các chủ thể hành vi kinh tế vì lợi ích riêng của bản thân mình mà

tiến hành cạnh tranh với nhau Cạnh tranh được hiểu là “sự ganh đua giữa các chủthể kinh tế ( nhà sản xuất, người tiêu dùng) nhằm giành lấy những vị thế tương đốitrong sản xuất, tiêu thụ hay tiêu dùng hàng hóa để thu được nhiều lợi ích nhất”.

Cạnh tranh trong nền kinh tế luôn liên quan đến quyền sở hữu.Nói cách khác, sởhữu là điều kiện để cạnh tranh kinh tế diễn ra.Ngòai ra, nếu đứng trên quan điểm

của các nhà Marketing thì cạnh tranh còn được hiểu là “cạnh tranh là một trận

Trang 5

chiến giữa các doanh nghiệp và các nhà kinh doanh nhằm chiến được sự chấp nhậnvà lòng trung thành của khách hàng”.

Tại Việt Nam, trong cơ chế quản lý kinh tế tập trung bao cấp Quan hệ giữacác đơn vị hầu như không có mâu thuẫn về lợi ích Do đó, cạnh tranh không có chỗđứng trong nền kinh tế.Sau 1986, khi mà kinh tế đất nước chuyển sang theo hướngkinh tế thị trường có sự quản lý, điều tiết của Nhà Nước Thì cạnh tranh được coi làmột điều kiện kích thích kinh doanh, là môi trường và động lực thúc đẩy sản xuấtphát triển…

Như vậy chúng ta có thể hiểu cạnh một cách đơn giản nhất là sự đấu tranhgiữa các chủ thể hành vi kinh tế nhằm giành lợi ích tối đa cho mình.

1.1.3 Vai trò của cạnh tranh trong nền kinh tế thị trường

Cạnh tranh là một thuộc tính gắn với nền kinh tế thị trường Trong cơ chế thịtrường, cạnh tranh diễn ra liên tục và không có đích cuối cùng Nó là một yếu tốquan trọng để nâng cao hiệu quả kinh tế của các nước Trên thực tế, cạnh tranh cóvai trò cực kỳ quan trọng đặc biệt là đối với các chủ thể của nền kinh tế Cạnh tranhkhông chỉ tác động tích cực tới nền kinh tế quốc dân mà còn là yếu tố thúc đẩy cácdoanh nghiệp phát triển và đem lại quyền lợi cho người tiêu dùng Cụ thể là :

* Đối với nền kinh tế quốc dân

Cạnh tranh vừa là môi trường kinh doanh vừa là động lực kinh doanh

Cạnh tranh là cơ chế điều chỉnh linh hoạt sản xuất xã hội và làm cho sự phânbố các nguồn lực kinh tế của xã hội một cách tối ưu ( tạo nên sự dịch chuyển cácnguồn lực đến những nơi mà chúng được sử dụng với năng suất cao nhất)

Cạnh tranh ngày càng gia tăng sẽ thúc đẩy tính hiệu quả, mang lại sự tăngtrưởng cho nền kinh tế Nó không chỉ là động lực thúc đẩy sự phát triển của lựclượng sản xuất mà còn kích thích sự tiến bộ khoa học kỹ thuật, hiện đại hóa côngnghệ sản xuất kinh doanh của một nền kinh tế.

Cạnh tranh còn thúc đẩy sự phát triển của các thành phần kinh tế, tạo ra môitrường kinh doanh bình đẳng cho các thành phần kinh tế, góp phần hạn chế sự độcquyền và bất bình đẳng trong kinh doanh, làm lành mạnh hóa các quan hệ xã hội

Trang 6

Tuy nhiên, cái gì cũng có mặt trái của nó Cạnh tranh có thể tạo ra sự bất bìnhđẳng nếu như các chủ thể áp dụng các biện pháp cạnh tranh không lành mạnh, làm sâusắc thêm sự phân hóa giàu nghèo của xã hội Vì lý do đó, cạnh tranh kinh tế bao giờcũng cũng phải được điều chỉnh bởi các định chế xã hội, sự can thiệp của nhà nước

* Đối với các doanh nghiệp

Đối với các doanh nghiệp tham gia kinh doanh trên thị trường thì cạnh tranhcó một vai trò rất quan trọng trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Cạnh tranh chính là động lực mạnh mẽ thúc đẩy các doanh nghiệp khôngngừng cải thiện hoạt động kinh doanh để tồn tại và phát triển Cạnh tranh góp phầntạo ra một môi trường kinh doanh bình đẳng hơn cho các doanh nghiệp Bên cạnhđó, cạnh tranh làm cho các doanh nghiệp đưa ra mức giá gần hơn với các chi phícận biên và từ đó phân bổ các đầu vào hiệu quả hơn Cạnh tranh cũng có thể làmgiảm sự mất cân đối và làm cho hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp dễ dàng sosánh hơn Đồng thời nó làm cho các danh nghiệp, đặc biệt là các doanh nghiệp kinhdoanh kém hiệu quả phải tiến hành cải tổ bộ máy tổ chức, áp dụng các tiến bộ khoahọc kỹ thuật vào sản xuất…nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm dịch vụ, giảm giáthành nếu như không muốn đối mặt với nguy cơ mất thị phần hoặc rời bỏ thịtrường.

* Đối với người tiêu dùng

Cạnh tranh giúp người tiêu dùng nhận được nhiều lợi ích hơn khi tiêu dùnghàng hóa Bởi vì người tiêu dùng là một trong những nguyên nhân góp phần tạo nênsự cạnh tranh gay gắt giữa các doanh nghiệp trên thị trường Chính áp lực cạnhtranh buộc các doanh nghiệp phải tiến hành nâng cao chất lương, giảm giá bán, tăngthêm các tiện ích khác cho khách hàng : sửa chữa, bảo hành, các dịch vụ sau bán.Khi đó người tiêu dùng sẽ mua hàng hóa rẻ hơn mà chất lượng lại tăng

Ngòai ra, cạnh tranh cũng giúp cho nhu cầu của người tiêu dùng được thỏamãn một cách tốt nhất.

Trang 7

1.1.4 Các loại hình cạnh tranh

Trong nền kinh tế, có rất nhiều hình thức cạnh tranh khác nhau Tùy theo mỗitiêu thức phân loại, chúng ta có thể phân chia cạnh tranh thành các hình thức nhưsau:

1.1.4.1 Căn cứ vào mức độ cạnh tranh trên thị trường

* Cạnh tranh hòan hảo : Là hình thức cạnh tranh mà trên thị trường có nhiều

người mua, nhiều người bán quy mô nhỏ, độc lập với nhau và bán các sản phẩmđồng nhất ( tương tự) Giá cả của sản phẩm được quyết định bởi quy luật cung cầutrên thị trường Cung nhiều cầu ít sẽ dẫn đến giá giảm, cung ít cầu nhiều sẽ dẫn đếngiá tăng Các doanh nghiệp định giá theo thị trường và không có khả năng tự đặtgiá Vì vậy, để có thể tồn tại phát triển trong môi trường cạnh tranh hòan hảo thìdoanh nghiệp phải nỗ lực và cố gắng liên tục.

* Cạnh tranh - độc quyền : xảy ra khi trên thị trường có một số ít các đối thủ

có quy mô lớn ( nhỏ ) đưa ra bán các sản phẩm không đồng nhất ( khác nhau ) dướicon mắt của khách hàng Có nhiều doanh nghiệp tham gia cạnh tranh nhưng mỗingười đều có sức mạnh độc quyền để kiểm sóat ở một mức độ nào đó Doanhnghiệp có khả năng điều chỉnh giá nhưng không hoàn tòan tùy ý mình bởi tuy kiểmsóat được một thị trường nhỏ song có khả năng thay thế.

* Độc quyền tuyệt đối : xảy ra khi trên trên thị trường tồn tại duy nhất một

doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán trên thị trường.Họ hòan tòan quyết định sốlượng và giá cả của sản phẩm trên thị trường Chính vì vậy doanh nghiệp này kiểmsóat hòan toàn thị trường Họ không hề có đối thủ cạnh tranh

* Độc quyền nhóm : Là loại độc quyền xảy ra khi trong ngành có rất ít nhà

sản xuất Bởi vì các ngành này đòi hỏi vốn lớn, rào cản ra nhập ngành khó Tínhphụ thuộc giữa các doanh nghiệp trong ngành là rất lớn Hành vi của doanh nghiệpnày sẽ ảnh hưởng nhanh chóng đến hành vi của doanh nghiệp khác Do đó, việc tạora sự khác biệt sẽ là một yếu tố quan trọng để doanh nghiệp tạo ra lợi thế cạnh tranhtrong ngành cho mình.

Trang 8

1.1.4.2 Căn cứ vào phạm vi cạnh tranh

* Cạnh tranh trong nội bộ ngành : Là sự cạnh tranh giữa các doanh nghiệp

trong cùng một ngành, cùng sản xuất và tiêu thụ một loại hàng hóa nhằm giành giậtnhững điều kiện trong sản xuất và tiêu thụ có lợi hơn để thu lợi nhuận lớn Thôngthường, cạnh tranh trong nội bộ ngành cực kì khốc liệt do có nhiều doanh nghiệpcùng kinh doanh các sản phẩm hàng hóa dịch vụ để thỏa mãn cho cùng một nhucầu nào đó của người tiêu dùng Để có thể cạnh tranh được với các đối thủ còn lạitrong ngành thì các doanh nghiệp phải thường xuyên ứng dụng các tiến bộ khoa họckỹ thuật , nâng cao chất lượng hàng hóa, giảm chi phí, giảm giá thành để thu hútkhách hàng, chiếm thị phần cao hơn đối thủ cạnh tranh

* Cạnh tranh giữa các ngành : Là sự cạnh tranh trong các ngành sản xuất kinh

doanh khác nhau, nhằm mục đích tìm nơi đầu tư có lợi hơn Trong nền kinh tế quốcdân, các ngành sản xuất kinh doanh khác nhau thì điều kiện vật chất kỹ thuật, môitrường kinh doanh, nhu cầu thị hiếu….là khác nhau Nên khi cùng một lượng vốnvào ngành này thì có thể đạt được tỷ suất lợi nhuận cao hơn các ngành khác Vì vậydẫn đến tình trạng những nhà sản xuất ở ngành có tỷ suất lợi nhuận thấp sẽ rút luikhỏi ngành và chuyển sang đầu tư sản xuất ở những ngành mang lại tỷ suất lợinhuận cao hơn Điều đó tạo nên sự cạnh tranh giữa các ngành với nhau.

1.1.4.3 Căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh

Khi căn cứ vào các chủ thể tham gia cạnh tranh trên thị trường thì chúng ta cóthể phân ra 3 loại cạnh tranh như sau

* Cạnh tranh giữa người bán với người bán

Đây là cuộc cạnh tranh cơ bản và khốc liệt nhất trên thị trường Các doanhnghiệp tìm cách giành giật khách hàng, chiếm lĩnh thị trường để có thể tiêu thụđược càng nhiều hàng hóa càng tốt nhằm thu được lợi nhuận cao Muốn giành lợithế trong cuộc cạnh tranh trên các doanh nghiệp phải áp dụng các biện pháp có thểđể lôi kéo khách hàng : ứng dụng tiến bộ kỹ thuật nâng cao chất lương, cải thiệnmẫu mã sản phẩm, tăng cường hoạt động marketing sản phẩm, giảm giá sảnphẩm…Cuộc cạnh tranh này sẽ dẫn đến một số doanh nghiệp giành được thị phầnlớn, một số doanh nghiệp sẽ bị thu hẹp hoặc mất thị phần, Người tiêu dùng là người

Trang 9

sẽ được hưởng lợi lớn nhất do chất lượng sản phẩm tăng, giá cả giảm đặc biệt làtrong trường hợp thị trường có cung lớn hơn cầu.

* Cạnh tranh giữa người bán với người mua

Trong các hoạt động mua bán diễn ra trên thị trường thì luôn có mâu thuẫn tấtyếu đó là : Người bán luôn mong muốn bán được nhiều hàng hóa với giá cao nhấtcó thể ( bán đắt ) còn người mua luôn mong muốn mua được hàng hóa với giá cả rẻnhất có thể ( mua rẻ) Chính mâu thuẫn về lợi ích này dẫn đến sự cạnh tranh giữangười mua và người bán nhằm đạt được mong muốn của mình Mức độ của cuộccạnh tranh này phụ thuộc vào quy luật cung cầu trên thị trường Nếu mà cung > cầuthì người mua sẽ giành lợi thế, mua được hàng hóa rẻ Còn nếu mà cung < cầu thìngười bán sẽ giành lợi thế, bán hàng hóa với giá cao Cuộc cạnh tranh sẽ được giảiquyết khi mà quá trình thỏa thuận, mặc cả giữa 2 bên kết thúc Khi đó sản phẩm sẽđược tiêu thụ ở mức giá mà cả 2 bên đều có thể chấp nhận được

* Cạnh tranh giữa người mua với người mua

Cuộc cạnh tranh xảy ra trên cơ sở người mua tranh giành với nhau để muađược các hàng hóa với giá rẻ hơn Đặc biệt mức độ của cuộc cạnh tranh sẽ gay gắthơn khi trên thị trường cung < cầu, hàng hóa trở nên khan hiếm, người mua phảichấp nhận giá cao để mua được hàng hóa Kết quả của cuộc cạnh tranh là ngườimua sẽ chịu thiệt do mua hàng hóa với giá cao còn người bán sẽ là người được lợinhiều nhất do vừa tiêu thụ được hết hàng hóa, vừa bán được giá cao.

1.2 Những vấn đề cơ bản về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trongnền kinh tế thị trường

1.2.1 Khái niệm về khả năng cạnh tranh và tầm quan trọng của nâng caokhả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường

* Khái niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Như chúng ta đã biết, cạnh tranh là một tất yếu khách quan của nền kinh tế thịtrường , bất kỳ một doanh nghiệp nào khi tham gia vào thị trường đều phải chấpnhận cạnh tranh Tuy nhiên, để có thể giành ưu thế trong cạnh tranh là một điều rất

Trang 10

khó khăn Do đó, các doanh nghiệp cần phải tự tạo ra và nâng cao khả năng cạnhtranh cho chính mình.

Vậy “khả năng cạnh tranh” được hiểu như thế nào?

Năng lực cạnh tranh được xem xét trên 3 cấp độ.

- Năng lực cạnh tranh quốc gia : là năng lực của một nền kinh tế đạt được

tăng trưởng bền vững, thu hút được đầu tư, bảo đảm ổn định kinh tế xã hội, nângcao đời sống người dân

- Năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp: Được đo bằng khả năng duy trì và

mở rộng thị phần, thu lợi nhuận của doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranhtrong nước và ngoài nước.

- Năng lực cạnh tranh của sản phẩm : được đo lường bằng thị phần của sản

phẩm hay dịch vụ cụ thể trên thị trường

Ở đây chúng ta quan tâm đến năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Hiện nay,quan niệm về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp cũng có nhiều khác biệt Có ýkiến cho rằng khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp gắn liền với ưu thế của sảnphẩm mà doanh nghiệp đưa ra thị trường.Có quan điểm gắn khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp với thị phần mà nó nắm giữ, cũng có những quan điểm đồng nhất khảnăng cạnh tranh của doanh nghiệp với hiệu quả sản xuất kinh doanh.Có một số ý kiếntán thành quan điểm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác thực lựcvà lợi thế của mình để thỏa mãn nhu cầu khách hàng và thu được lợi nhuận Tuynhiên, nếu chỉ dựa vào thực lực và lợi thế của mình e rằng chưa đủ, bởi trong điềukiện tòan cầu hóa kinh tế, lợi thế bên ngòai đôi khi là yếu tố quyết định Thực tếchứng minh một số doanh nghiệp rất nhỏ, không có lợi thế nội tại, thực lực bên trongyếu nhưng vẫn tồn tại và phát triển trong một thế giới khốc liệt như hiện nay.

Như vậy khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp được hiểu là: “ Khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp là việc khai thác các, sử dụng thực lực và lợi thế bêntrong, bên ngòai nhằm tạo ra những sản phẩm hàng hóa dịch vụ hấp dẫn với ngườitiêu dùng để tồn tại và phát triển, thu được lợi nhuận ngày càng cao và cải tiến vịtrí so với các đối thủ cạnh tranh”.

Trang 11

Hoặc có thể hiểu là: “ Khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp là khả năng,năng lực mà doanh nghiệp có thể tự duy trì vị trí của nó một cách lâu dài trên thịtrường cạnh tranh, đảm bảo việc thực hiện một tỷ lệ lợi nhuận ít nhất bằng tỷ lệ đòihỏi cho việc tài trợ những mục tiêu của doanh nghiệp đồng thời thực hiện đượcnhững mục tiêu mà doanh nghiệp đề ra”

*Tầm quan trọng của việc nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệptrên thị trường

Dưới góc nhìn của doanh nghiệp thì cạnh tranh là một tất yếu khách quan Xétvề lợi ích, cạnh tranh là động lực buộc doanh nghiệp phải nỗ lực tìm kiếm sản phẩmphù hợp với thị hiếu của người tiêu dùng,phải tìm ra cách thức sản xuất có chi phíxã hội chấp nhận được, đồng thời là cuộc đua tranh để tiến đến vị trí của người giỏinhất Xét về thách thức, cạnh tranh là một áp lực mà doanh nghiệp, nếu không có đủsức mạnh vượt qua, thì sẽ phải gánh chịu các hậu quả như mất chỗ đứng trênthương trường, hàng hóa ế đọng, thua lỗ, mất vốn, thậm chí có thể phá sản Trongthời đại thương mại tự do đang thắng thế trên quy mô thế giới hiện nay, vị thế cạnhtranh chính là điều kiện để doanh nghiệp tồn tại và phát triển Do đó để đạt được vịthế cạnh tranh mạnh trên thị trường các doanh nghiệp phải tìm mọi biện pháp và tậndụng các cơ hội để nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh của mình trên thị trường Vìvậy, nâng cao khả năng cạnh tranh vừa là nhiệm vụ vừa là vấn đề sống còn của mỗidoanh nghiệp.

1.2.2 Các yếu tố chủ yếu hình thành nên khả năng cạnh tranh của mộtdoanh nghiệp

Khả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp được hình thành từ rất nhiều yếutố Những yếu tố này phần lớn thuộc về doanh nghiệp và nằm trong tầm kiểm sóatcủa doanh nghiệp Tổng hợp của những yếu tố này tạo thành sức mạnh chung củadoanh nghiệp để có thể cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường Đồng thời, nhữngyếu tố này cũng chính là các công cụ cạnh tranh mà doanh nghiệp sẽ sử dụng đểvượt qua các đối thủ cạnh tranh và đáp ứng nhu cầu khách hàng một cách tốt nhất.

Trang 12

Sau đây là những yếu tố cơ bản và quan trọng nhất tạo nên khả năng cạnh tranh củamột doanh nghiệp.

1.2.2.1 Sản phẩm

Theo quan điểm truyền thống thì : “ Sản phẩm là tập hợp các đặc tính vật lýhọc, hóa học, sinh học…có thể quan sát được, dùng để thỏa mãn những nhu cầu cụthể của sản xuất hoặc đời sống”.

Còn theo quan điểm của các chuyên gia Marketing, họ hiểu sản phẩm ở một

phạm vi rộng lớn hơn nhiều: “ Sản phẩm là tất cả những cái, những yếu tố có thểthỏa mãn nhu cầu hay ước muốn được đưa ra chào bán trên thị trường với mụcđích thu hút sự chú ý mua sắm, sử dụng hay tiêu dùng”.

Đối với một doanh nghiệp thương mại thì sản phẩm là một yếu tố căn bản vàquan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh.Chữ tín của sản phẩm quyết địnhchữ tín của doanh nghiệp và tạo lợi thế có tính quyết định trong cạnh tranh.Cạnhtranh về sản phẩm thường được thể hiện qua các mặt như chất lượng sản phẩm, giácả của sản phẩm hay là các dịch vụ hỗ trợ kèm theo.

(2) “ Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu” ( Philip B Crosby)

(3) “ Chất lượng là tập hợp các đặc tính của một thực thể tạo cho thực thểđó khả năng thỏa mãn những nhu cầu đã nêu ra và những nhu cầu tiềm ẩn” ( ISO

Chất lượng sản phẩm sẽ được đánh giá chính xác nhất qua quá trình tiêu dùngsản phẩm, sự thỏa mãn hài lòng của khách hàng đối với sản phẩm của doanhnghiệp.Một sản phẩm mà chất lượng của nó đem đến cho khách hàng sự thỏa mãncàng cao, càng lôi kéo được khách hàng đến với doanh nghiệp sẽ làm tăng khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp Ngược lại , đối với sản phẩm mà chất lượng không

Trang 13

đáp ứng được nhu cầu khách hàng sẽ làm giảm khả năng tiêu thụ, làm cho công việckinh doanh của công ty trì trệ…sẽ gây ra nhiều khó khăn cho doanh nghiệp Bêncạnh đó, chất lượng sản phẩm chịu ảnh hưởng của tất cả các công đoạn trong dâychuyền sản xuất , từ quá trình sản xuất nguyên liệu thô, thu mua, sản xuất và phânphối.

Để nghiên cứu về khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên khía cạnh chấtlượng sản phẩm, ta cần làm rõ hơn các yếu tố cấu thành nên sản phẩm.Trên thực tế,người ta chia ra 3 cấp độ cấu thành sản phẩm

- Cấp độ cơ bản nhất là sản phẩm theo ý tưởng.Đó chính là những giá trị mà

nhà kinh doanh sẽ bán cho khách hàng Để thu hút khách hàng mua sản phẩm,doanh nghiệp cần phải nghiên cứu tìm hiểu khách hàng để phát hiện ra những đòihỏi về các khía cạnh lợi ích khác nhau tiềm ẩn trong nhu cầu của họ Từ đó tạo ranhững sản phẩm có những khả năng thỏa mãn đúng và tốt những lợi ích mà kháchhàng mong đợi.

- Cấp độ thứ hai là sản phẩm hiện thực: Đó là những yếu tố phản ánh sự có

mặt trên thực tế của sản phẩm bao gồm nhãn hiệu, bao gói, chất lượng, đặc tính, bốcục bên ngoài Nhờ những yếu tố này mà doanh nghiệp khẳng định sự hiện diện củamình trên thị trường giúp khách hàng có thể phân biệt được hàng hóa của hãng nàyso với hãng khác Người tiêu dùng nua sản phẩm về là để thỏa mãn nhu cầu củamình, tuy nhiên khi lựa chọn sản phẩm lại dựa trên các yếu tố hiện thực này củahàng hóa

- Cấp độ thứ ba là sản phẩm bổ sung: Bao gồm các yếu tố như tính tiện lợi

cho việc lắp đặt,sửa chữa, những dịch vụ bổ sung sau khi bán, những điều kiện bảohành và điều kiện hình thức tín dụng…Chính nhờ những yếu tố này tạo ra sự hoànthiện cho sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp cho khách hàng Vì vậy, các yếu tốbổ sung này trở thành một trong những vũ khí cạnh tranh của các nhãn hiệu sảnphẩm.

Chất lượng sản phẩm luôn là một trong những nhân tố quyết định khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Nó tạo uy tín, danh tiếng, cơ sở cho sự

Trang 14

tồn tại và phát triển lâu dài của doanh nghiệp.Tăng chất lượng sản phẩm tươngđương với tăng năng suất lao động xã hội … Do đó doanh nghiệp cần chú trọngnâng cao chất lượng sản phẩm bằng các biện pháp như: nghiên cứu tìm tòi , phátminh sang kiến để tăng thêm hiệu quả sử dụng, tính năng sản phẩm, thay thế vậtliệu tạo ra sản phẩm có những ưu thế vượt trội Sử dụng khoa học công nghệ cao,hiện đại tạo ra sản phẩm mới…

- Người bán định nghĩa : “ Giá cả của một hàng hóa, dịch vụ là khỏan thunhập mà người bán nhận được nhờ việc tiêu thụ sản phẩm đó”

Mặc dù có nhiều quan niệm về giá như vậy nhưng chung quy lại thì giá đều

thể hiện là : “ Sự biểu hiện bằng tiền của giá trị hàng hóa” Giá cả là một yếu tố rất

nhạy cảm trong hoạt động kinh doanh nói chung và hoạt động thương mại nói riêngbởi vì nó liên quan đến lợi ích cá nhân có tính mâu thuẫn giữa người mua và ngườibán Giá càng cao người bán càng có lợi còn giá càng thấp người mua càng có lợi.Sự vận động ngược chiều về lợi ích này được giải quyết thông qua mức giá.

Mức giá có vai trò cực kỳ quan trọng trong cạnh tranh Nếu như chênh lệch vềgiá giữa doanh nghiệp và đối thủ cạnh tranh lớn hơn chênh lệch về giá trị sử dụngsản phẩm của doanh nghiệp so với đối thủ cạnh tranh thid doanh nghiệp đã đem lạilợi ích cho người tiêu dùng lớn hơn so với đối thủ cạnh tranh Do đó sản phẩm củadoanh nghiệp sẽ ngày càng chiếm được lòng tin của người tiêu dùng và cũng cónghĩa là sản phẩm của doanh nghiệp có vị trí cạnh tranh ngày càng cao.

Trang 15

Để cạnh tranh bằng giá cả, doanh nghiệp có thể sử dụng một số chính sách vềgiá như sau:

* Chính sách về sự linh hoạt của giá: doanh nghiệp có thể chọn một trong 2

chính sách sau

- Chính sách một giá: DN đưa ra một mức giá đối với tất cả các khách hàng

mua hàng trong cùng điều kiện cơ bản và cùng một khối lượng

- Chính sách giá linh hoạt: DN đưa ra cho khách hàng khác nhau các mức giá

khác nhau trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng khối lượng.

* Chính sách về mức giá theo chu kỳ sống của sản phẩm

- Chính sách giá “ hớt váng”: Đưa ra mức giá cao nhất và cố gắng bán ở mức

giá cao nhất của thị trường nhằm tăng tối đa việc hớt phần ngon của thị trường

- Chính sách giá “ xâm nhập” : Đưa ra một mức giá thấp để có thể bán được

hàng hóa với khối lượng lớn trên thị trường

- Chính sách giá “ giới thiệu” : Đưa ra mức giá thấp bằng cách cắt giảm giá

tạm thời để lôi kéo sự chú ý và dùng thử của khách hàng

- Chính sách giá “theo thị trường” : Đưa ra mức giá trên cơ sở phân tích giá

đối thủ cạnh tranh trên thị trường

* Chính sách giá theo chi phí vận chuyển :

Có nghĩa là DN tính tóan chi phí vận chuyển vào giá công bố một cách linhhoạt và đúng đắn để tạo ra cơ hội tốt hơn cho bán hàng và cạnh tranh của doanhnghiệp trên một số khu vực thị trường Các mức giá thường được dựa trên 3 loạichính sách chính: giá giao hàng theo địa điểm, giá giao hàng theo vùng, giá giaohàng đồng loạt.

* Chính sách hạ giá và chiếu cố giá

Hạ giá chính là sự giảm giá công bố( giá mà người bán thông báo cho ngườimua).Đây là biện pháp có thể đem lại nhiều lợi thế so với đối thủ cạnh tranh Tuynhiên hạ giá là phương pháp cuối cùng doanh nghiệp sẽ thực hiện trpng cạnh tranhbởi giá cả hạ có ảnh hưởng trực tiếp tới lợi nhuận của doanh nghiệp Do đó DN cầnphải lựa chọn thời điểm thích hợp để tiến hành sử dụng giá cả làm vũ khí cạnh tranh

Trang 16

Chính sách chiếu cố giá tương tự như giảm giá do chi phí bỏ ra để mua hàngcủa khách hàng cuũng giảm đi so với giá công bố Nhưng khỏan giảm giá nàythường kèm thêm điều kiện đua ra bởi người bán “ giúp người bán về việc gì đó”hay dưới dạng “ được cho thêm một cái gì đó” ngoài hàng hóa đã mua

c, Các dịch vụ hỗ trợ

Đây chính là các dịch vụ bán và dịch vụ sau bán bao gồm lắp đặt, sửa chữa,bảo hành, hướng dẫn sử dụng, các dịch vụ trong thanh tóan… Các dịch vụ này làmột yếu tố cấu thành sản phẩm hoàn chỉnh Nó cũng là một công cụ đắc lực trongcạnh tranh bằng sản phẩm của doanh nghiệp Nếu mà DN có các dịch vụ hỗ trợ tốtvà phù hợp với sản phẩm, đáp ứng một cách tốt nhất nhu cầu của khách hàng thì sẽgóp phần nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường

Do đó, để có thể bảo đảm cung cấp các dịch vụ hỗ trợ cho khách hàng mộtcách tốt nhất doanh nghiệp cần chú trọng tạo ra những điều kiện thuận lợi nhấttrong thanh tóan, có phương tiện bán hàng văn minh, tạo điều kiện để có công nghệbán hàng đơn giản hợp lý Hình thành mạng lưới dịch vụ hỗ trợ rộng khắp ở nhữngđịa bàn dân cư Thường xuyên cung cấp các dịch vụ sau khi bán hàng cho người sửdụng đặc biệt là những sản phẩm có bảo hành hoặc hết thời hạn bảo hành.

1.2.2.2 Các nguồn lực cơ bản trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp

Các nguồn lực cơ bản của doanh nghiệp phản ánh các yếu tố mang tính chủquan và dường như có thể kiểm sóat được ở mức độ nào đó mà doanh nghiệp có thểsử dụng để làm công cụ cạnh tranh với các đối thủ trên thị trường hoặc làm cơ sở đểnâng cao năng lực cạnh tranh cho mình Trong doanh nghiệp có nhiều nguồn lựccấu thành năng lực cạnh tranh, tuy nhiên quan trọng và cơ bản nhất phải kể đến 2nguồn lực sau đây: nguồn lực tài chính và nguồn nhân lực

a, Nguồn lực tài chính

Đối với các doanh nghiệp nói chung mà đặc biệt là đối với một doanh nghiệpthương mại thì nguồn lực về tài chính có ảnh hưởng quyết định đến quy mô hoạtđộng kinh doanh của doanh nghiệp đó Nó là yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh

Trang 17

của doanh nghiệp Thông thường, tiềm lực tài chính của doanh nghiệp được thể hiệnqua các chỉ tiêu như:

- Vốn chủ sở hữu ( vốn tự có) : độ lớn ( khối lượng ) tiền của chủ sở hữu hoặccủa các cổ đông tham gia góp vốn vào doanh nghiệp.

- Vốn huy động : vốn vay, trái phiếu doanh nghiệp… phản ánh khả năng thuhút các nguồn đầu tư trong nền kinh tế vào hoạt động của doanh nghiệp

- Tỷ lệ tái đầu tư về lợi nhuận: Chỉ tiêu được tính theo % từ nguồn lợi nhuậnthu được giành cho bổ sung nguồn vốn tự có Phản ánh khả năng tăng trưởng vốntiềm năng và quy mô kinh doanh mới

- Khả năng trả nợ ngắn hạn và dài hạn : gồm các khả năng trả lãi cho nợ dàihạn ( từ lợi nhuận) và khả năng trả vốn trong nợ dài hạn ( liên quan đến cơ cấu vốndài hạn), nguồn tiền mặt và khả năng nhanh chóng chuyển thành tiền mặt để thanhtóan các khỏan nợ ngắn hạn ( thường thể hiện qua vòng quay vốn lưu động, vòngquay dự trữ hàng hóa, vòng quay tài khỏan thu/chi)

- Các tỷ lệ về khả năng sinh lời : Phản ánh hiệu quả đầu tư và kinh doanh củadoanh nghiệp

- Khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốn trong kinh doanh.

Một doanh nghệp có nguồn lực tài chính mạnh sẽ có cơ hội đầu tư máy móc,công nghệ hiện đại tạo ra sản phẩm tốt hơn, giảm chi phí trong hoạt động kinhdoanh Mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh gây sức ép giành lợi thế so với đối thủcạnh tranh.

b, Nguồn nhân lực

Con người là một yếu tố cơ bản của mọi qúa trình hoạt động kinh doanh.Kennichi Ohmae đã đặt con người ở vị trí số một, trên cả vốn và tài sản khi đánhgiá sức mạnh của một doanh nghiệp Và quả thực như vậy, nếu không có con ngườivới những trình độ, chuyên môn, kỹ thuật nghiệp vụ nhất định thì bộ máy doanhnghiệp không thể vận hành được Họ chính là người quyết định doanh nghiệp sẽ sảnxuất và kinh doanh cái gì? Bán sản phẩm cho ai? Sản xuất và kinh doanh như thế

Trang 18

nào? Sản xuất và kinh doanh bao nhiêu? Còn các yếu tố vốn, tài sản chỉ là cácđiều kiện cần thiết để quá trình hoạt động của doanh nghiệp có thể thực hiện được.

Với tầm quan trọng như vậy nguồn nhân lực là một yếu tố quan trọng hàngđầu cấu thành nên năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp Đánh giá và phát triểnnguồn nhân lực trở thành một nhiệm vụ ưu tiên mang tính chiến lược trong kinhdoanh Khi nghiên cứu về nguồn nhân lực, chúng ta quan tâm đến các vấn đề cơ bảnsau đây

- Trình độ, kinh nghiệm, năng lực của ban lãnh đạo

- Trình độ tay nghề của nhân viên, năng suất lao động, kỷ luật lao động- Số lượng lao động, kiến thức, kinh nghiệm, sức khỏe, khả năng hòa nhập- Chiến lược con người và kế hoạch phát triển nguồn nhân lực của doanhnghiệp

- Chế độ làm việc, chính sách đãi ngộ, đào tạo, bồi dưỡng, phát triển nhân sự

Khi doanh nghiệp thương mại có nguồn nhân lực trình độ cao, kỷ luật tốt sẽlàm cho quá trình kinh doanh của DN suôn sẻ, hiệu quả đem lại lợi thế lớn cho DNtrong cuộc chạy đua với các doanh nghiệp khác trên thương trường Tạo nên khảnăng cạnh tranh cho doanh nghiệp.

1.2.2.3 Trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp

Nói đến trình độ tổ chức, quản lý của doanh nghiệp có nghĩa là nói đến sự hợplý của cơ cấu bộ máy tổ chức, tính hiệu quả của hệ thống quản lý và công nghệ quảnlý Bao gồm các hoạt động như bố trí nhân sự, xây dựng bộ máy quản lý, lập kếhoạch và tổ chức thực hiện kế hoạch, tổ chức khoa học nơi làm việc, giám sát quátrình tổ chức thực hiện sản xuất kinh doanh…

Tổ chức bộ máy kinh doanh là việc thiết lập mô hình tổ chức và mối liên hệ vềchức năng nhiệm vụ giữa các phòng ban, các bộ phận trong DN và trong nội bộ cácbộ phận với nhau nhằm thực hiện nhiệm vụ kinh doanh đề ra Chính vì vậy kết quảsản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp không chỉ là tổng kết quả của các bộphận, chức năng nhiệm vụ được xem xét riêng biệt mà nó còn là kết quả của sựtương tác giữa chúng Điều đó có nghĩa là khi một bộ phận ,chức năng, nhiệm vụ

Trang 19

được tách riêng để thực hiện tốt như nó có thể, thì tòan bộ DN sẽ không thực hiệntốt như nó có thể Một DN muốn đạt được mục tiêu kinh doanh của mình thì đồngthời phải đạt đến một trình độ tổ chức, quản lý tương ứng

Một doanh nghiệp mà tổ chức tốt cơ cấu bộ máy, quản lý hiệu quả sẽ góp phầntạo nên sức mạnh cho doanh nghiệp để có thể cạnh tranh trên thị trường

1.2.2.4 Quy trình , công nghệ sản xuất sản phẩm

Đây là một yếu tố quan trọng đối với sự hình thành và phát triển sản phẩm củadoanh nghiệp nói riêng và hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung.

Công nghệ là tập hợp tất cả các máy móc, thiết bị cũng như kỹ năng vận hànhmà mà người sử dụng dùng để sản xuất ra sản phẩm Doanh nghiệp có thể có đượccông nghệ từ 2 nguồn chính là : Thứ nhất là do doanh nghiệp tự nghiên cứu, phátminh, thứ hai là do chuyển giao công nghệ Với các DN ở những quốc gia mà cókhoa học kỹ thuật tiến bộ, tiềm lực tài chính lớn thì thường đi theo con đườngnghiên cứu phát minh ra công nghệ.Mặc dù rủi ro khá cao nhưng kết quả đạt đượcsẽ rất lớn nều nghiên cứu thành công Còn đối với các doanh nghiệp ở những nướcmà khoa học kỹ thuật còn yếu kém ( trong đó có Việt Nam) thì thường đi theo conđường chuyển giao công nghệ Đi theo con đường thứ hai này sẽ tiết kiệm được thờigian và chi phí nghiên cứu nhưng hiệu quả đạt được là không cao do công nghệkhông phù hợp với cơ sở vật chất hiện có của DN

Trình độ tiên tiến của trang thiết bị , công nghệ, bí quyết công nghệ của doanhnghiệp ảnh hưởng trực tiếp tới năng suất, chi phí, giá thành và chất lượng sản phẩmcủa DN Do đó, khi doanh nghiệp hợp lý hóa sản xuất, cải tiến công cụ lao động,nhanh chóng áp dụng những thành tựu khoa học-kỹ thuật hiện đại thì sức cạnh tranhcủa hàng hóa của DN sẽ tăng lên Bởi vì giá cả hàng hóa cá biệt của DN thấp hơngiá cả trung bình trên thị trường, chất lượng sản phẩm được nâng cao tạo lợi thếtrong tiêu thụ và cạnh tranh

1.2.3 Các chỉ tiêu đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp

Để có thể đánh giá một cách tòan diện về khả năng cạnh tranh của một doanhnghiệp chúng ta cần phải xem xét đến rất nhiều các chỉ tiêu khác nhau Tuy nhiên,

Trang 20

trong đó chỉ có một số ít chỉ tiêu cơ bản là phản ánh rõ nét, đầy đủ và chính xác nhấtkhả năng cạnh tranh của một doanh nghiệp Bên cạnh các chỉ tiêu mang tính địnhlượng cao thì cũng có một số chỉ tiêu định tính phản ánh được khả năng cạnh tranhcủa DN Sau đây chúng ta sẽ xem xét một số chỉ tiêu cơ bản mà chúng ta có thể sửdụng để đánh giá khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp nói chung.

1.2.3.1 Các chỉ tiêu định lượng

a, Các chỉ tiêu phản ánh kết quả kinh doanh

* Doanh số bán

Doanh số hàng bán = Giá bán đơn vị sản phẩm x Số lượng hàng bán

Đấy là một chỉ tiêu tuyệt đối phản ánh khả năng tiêu thụ sản phẩm trong kỳkinh doanh của doanh nghiệp.Chỉ tiêu này cho thấy quy mô kết quả hoạt động kinhdoanh trong kỳ Tính tóan được chỉ tiêu này sẽ giúp chúnh ta có thể dễ dàng xácđịnh được doanh thu của doanh nghiệp Từ đó có thể tính tóan nhanh chóng các chỉtiêu khác phản ánh hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp.

* Tổng doanh thu

Tổng doanh thu = doanh số bán – (giảm giá hàng bán + chiết giá + hàng bán ranhưng khách hàng trả lại + hao hụt hàng hóa không truy cứu được trách nhiệm +VAT theo phương pháp trực tiếp)

Đối với các doanh nghiệp thương mại, doanh thu được hình thành chủ yếu từcác hoạt động bán hàng và các họat động dịch vụ Ngòai ra, doanh thu còn đượchình thành từ các hoạt động tài chính và hoạt động bất thường Doanh thu củadoanh nghiệp có ý nghĩa rất lớn đối với tòan bộ hoạt động của doanh nghiệp, nó lànguồn để doanh nghiệp trang trải các chi phí, thực hiện tái sản xuất giản đơn và táisản xuất mở rộng, thực hiện nghĩa vụ với Nhà Nước Vì vậy, khi đánh giá năng lựccạnh tranh của doanh ngihệp ta cần phải quan tâm đến chỉ tiêu này.

* Tổng chi phí sản xuất kinh doanh

Tổng chi phí sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp bao gồm:

Trang 21

- Chi phí hoạt động kinh doanh : chi phí nguyên vật liệu, khấu hao tài sản cốđịnh , tiền lương và các khỏan có tính chất lương, các khỏan trích nộp theo quy địnhcủa nhà nước

- Chi phí hoạt động tài chính : chi phí mua bán trái phiếu, tín phiếu , cổ phiếu,chi phí cho thuê tài sản…

- Chi phí bất thường : chi phí nhượng bán tài sản cố định , chi phí tiền phạt dovi phạm hợp đồng kinh tế…

* Chỉ tiêu lợi nhuận

Lợi nhuận của doanh nghiệp là biểu hiện bằng tiền của bộ phận sản phẩmthặng dư do người lao động tạo ra trong quá trình hoạt động sản xuất, kinh doanh.Lợi nhuận được hình thành từ các nguồn như hoạt động kinh doanh, họat động tàichính, lợi nhuận bất thường Và lợi nhuận được xác định bằng công thức sau đây :

Lợi nhuận = Tổng doanh thu – Tổng chi phí

Chỉ tiêu tuyệt đối này phản ánh giá trị thu được của doanh nghiệp và nó cũnglà chỉ tiêu phản ánh khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với đối thủ trên thịtrường Nếu lợi nhuận của doanh nghiệp càng cao chứng tỏ công việc kinh doanhcủa doanh nghiệp càng tốt Doanh nghiệp càng có điều kiện đầu tư , mở rộng quymô sản xuất kinh doanh giúp doanh nghiệp có thể giành lợi thế trong cạnh tranh.

* Chỉ tiêu mức doanh lợi( tỷ suất lợi nhuận)

Đây là các chỉ tiêu tương đối phản ánh khả năng sinh lợi của doanh nghiệpthương mại

Có thể xác định mức doanh lợi theo các chỉ tiêu như sau- Một là : Mức doanh lợi trên vốn kinh doanh

M1 = x 100%Trong đó:

M1 : mức doanh lợi trên vốn kinh doanh: Tổng lợi nhuận

: Tổng vốn kinh doanh

Trang 22

Chỉ tiêu này cho thấy cứ một đồng vốn kinh doanh bỏ ra thì mang lại baonhiêu đồng lợi nhuận

- Hai là : Mức doanh lợi trên doanh thu

M2 = x 100%Trong đó : M2 : mức doanh lợi trên doanh thu

: Tổng doanh thu

Chỉ tiêu này cho thấy trong một đồng doanh thu có bao nhiêu đồng lợi nhuận- Ba là: Mức doanh lợi trên chi phí kinh doanh

M 3 = x 100%Trong đó : M3 : Mức doanh lợi trên chi phí

: Tổng chi phí kinh doanh

Chỉ tiêu này cho biết một đồng chi phí kinh doanh bỏ ra mang lại bao nhiêuđồng lợi nhuận

b, Hiệu quả sử dụng lao động

* Năng suất lao động bình quân của một lao động

Được xác định theo hai công thức sau đây :

Trang 23

Vốn kinh doanh của doanh nghiệp thương mại là thể hiện bằng tiền của tòanbộ tài sản doanh nghiệp dùng trong kinh doanh Vốn kinh doanh được chia thànhvốn cố định và vốn lưu động Vốn cố định là biểu hiện bằng tiền tài sản cố định củadoanh nghiệp thương mại dùng trong kinh doanh còn vốn lưu động là biểu hiệnbằng tiền của tài sản lưu động và vốn lưu thông Sau đây là một số chỉ tiêu về vốncần xem xét khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn cố định

- Sức sản xuất của vốn cố định

Sức sản xuất của VCĐ =

Chỉ tiêu này cho biết bỏ ra một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng doanh thu

- Sức sinh lợi của vốn cố định

Sức sinh lợi của VCĐ = Trong đó :: Tổng lợi nhuận

VCĐ : vốn cố định

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng vốn cố định đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận* Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả sử dụng vốn lưu động

- Tỷ suất sinh lời của vốn lưu động

Tỷ suất sinh lời của VLĐ = Trong đó :: Tổng lợi nhuận

VLĐ : vốn lưu động

Cho biết một đồng vốn lưu động bỏ ra đem lại bao nhiêu đồng lợi nhuận- Số vòng quay của vốn lưu động

L ( vòng) = Trong đó : L : Số vòng quay của VLĐ

Trang 24

Chỉ tiêu này cho biết VLĐ quay được bao nhiêu vòng trong kỳ Nếu số vòng quay càng nhiều chứng tỏ hiệu quả sử dụng vốn cao và ngược lại

- Số ngày của một vòng quay của vốn lưu động

d, Thị phần của doanh nghiệp trên thị trường

Thị phần ( Market share) là phần thị trường tiêu thụ sản phẩm mà doanhnghiệp chiếm lĩnh Thị phần là thước đo thị trường quan trọng Dẫn đầu về thị phầnsẽ đem lại thế chủ động , giành vị trí hàng đầu trong tâm trí người tiêu dùng vàgiành phần lớn lợi nhuận Thị phần của DN được xác định theo công thức sau đây:

Thị phần = Tổng doanh số bán hàng của DN / Tổng doanh số của thị trường

Thị phần tương đối = Phần doanh số của DN / Phần doanh số của đối thủcạnh tranh

Trang 25

Nếu thị phần tương đối = 1 : Lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp và đối thủcạnh tranh như nhau

Thực tế cho thấy, nếu hai đối thủ có thị phần gần ngang bằng nhau, đối thủnào tăng thị phần có thể giành sự khác biệt cả về doanh số và chi phí Điều này tạora lợi thế cạnh tranh mạnh mẽ

1.2.3.2 Các chỉ tiêu định tính

Không chỉ được phản ánh bằng các chỉ tiêu định lượng, khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp so với các đối thủ khác trên thị trường còn được phản ánh bởi cácchỉ tiêu mang tính định lượng Sau đây chúng ta xem xét một số chỉ tiêu cơ bản

* Nhãn hiệu sản phẩm, thương hiệu và uy tín của DN

Trong hoạt động kinh doanh, nhãn hiệu sản phẩm thường gắn với sản phẩm vàđược sử dụng để xác định sản phẩm, phân biệt sản phẩm của các nhà sản xuất,doanh nghiệp thương mại khác nhau Do đó khách hàng thường mua sản phẩmthông qua nhãn hiệu Khi phân tích yếu tố này chúng ta cần nhận thức chính xácmức độ chấp nhận của khách hàng với sản phẩm đang kinh doanh.Việc nhận biếtcác mức độ quen thuộc của nhãn hiệu sản phẩm là rất quan trọng và cần được đặcbiệt chú ý Có 5 mức độ quen thuộc của nhãn hiệu sản phẩm:

Trang 26

trong tâm trí người tiêu dùng , có uy tín với khách hàng và bạn hàng sẽ giúp doanhnghiệp giành lợi thế trong việc cạnh tranh trên thị trường.

* Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

Sự thỏa mãn nhu cầu của khách hàng được hiểu là mức độ về trạng thái cảmgiác của người tiêu dùng bắt nguồn từ việc so sánh kết quả thu được từ việc tiêudùng sản phẩm của doanh nghiệp với những kỳ vọng của họ Đây cũng là một chỉtiêu quan trọng đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Khi mà các sảnphẩm của doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu của khách hàng và mang lại chokhách hàng sự thỏa mãn, nó sẽ kích thích hành vi mua của khách hàng lặp đi lặp lại.Giúp doanh nghiệp thu hút được khách hàng Mức độ thu hút khách hàng của sảnphẩm của doanh nghiệp sẽ phụ thuộc vào mức độ thỏa mãn Có nghĩa là mức độthỏa mãn càng lớn thì doanh nghiệp càng bán được nhiều hàng Khi đó giúp doanhnghiệp vừa thu được lợi nhuận lớn vừa nâng cao được hình ảnh và uy tín của mìnhtrên thị trường, khi đó khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp tăng lên rõ rệt

* Hiệu quả của các chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm

Các chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp hỗ trợ đắc lựccho quá trình tiêu thụ sản phẩm của doanh nghiệp thương mại Các chính sách phânphối, tiêu thụ sản phẩm hợp lý sẽ giúp cho hệ thống kênh phân phối hoạt động hiệuquả, sẽ giúp khắc phục được những khó khăn về thời gian, địa điểm, phương tiện vậnchuyển…trong quá trình tiêu thụ, nhanh chóng đưa sản phẩm của doanh nghiệp đến tayngười tiêu dùng Tạo điều kiện cho doanh nghiệp có thể dễ dàng tiêu thụ được nhiềusản phẩm, giảm chi phí trong khâu lưu thông Tăng khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp chính vì vây, khi đánh giá khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp chúng ta cầnphải xem xét hiệu quả của các chính sách phân phối, tiêu thụ sản phẩm này.

* Khả năng thích nghi với thị trường

Thị trường luôn là môi trường kinh doanh đầy biến động và chứa đựng khôngít rủi ro, thách thức Các doanh nghiệp khi tham gia kinh doanh đều phải chịu sựtác động của các yếu tố tích cực cũng như tiêu cực của thị trường Đặc biệt là cáctác động tiêu cực không lường trước được của thị trường luôn đe dọa, gây bất lợi và

Trang 27

tổn thất cho các hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Vì vậy khả năng thíchnghi với thị trường là một trong những nhân tố quan trọng tạo điều kiện cho doanhnghiệp tiến hành hoạt động kinh doanh suôn sẻ

Khi doanh nghiệp mới tham gia vào thị trường mới, khả năng thích nghi nhanhchóng với thị trường sẽ cho phép doanh nghiệp nhanh chóng ổn định đi vào hoạtđộng, tìm kiếm khách hàng và bạn hàng Ngoài ra khả năng thích nghi sẽ giúpdoanh nghiệp có thể phản ứng nhanh chóng hợp lý và hiệu quả đối với những thayđổi khó lường của môi trường kinh doanh như : cạnh tranh gay gắt hơn, khan hiếmnguồn lực, các quy định mới của Nhà Nước…Do đó, một doanh nghiệp có khả năngthích nghi với thị trường tốt sẽ giúp doanh nghiệp có thể giành ưu thế trong cạnhtranh đặc biệt là với các đối thủ mà khả năng thích ứng kém.

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng đến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệpkinh doanh XNK thép trong nền kinh tế thị trường

1.3.1 Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường vĩ mô

Môi trường vĩ mô là môi trường của tòan nền kinh tế quốc dân.Là môi trườngđa yếu tố bao gồm các yếu tố khách quan mà doanh nghiệp không thể kiểm sóatđược.Mỗi yếu tố của môi trường vĩ mô có thể ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếpđến khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường.Vì vây để có thể nhậnthức rõ hơn tác động của môi trường vĩ mô đối với khả năng cạnh tranh của doanhnghiệp chúng ta phân tích môi trường vĩ mô theo 4 nhóm như sau.

a, Môi trường nền kinh tế và công nghệ

* Môi trường kinh tế

Môi trường nền kinh tế bao gồm các yếu tố có ảnh hưởng rất lớn đến khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường Thực trạng của nền kinh tế, xu hướngvận động của nó trong tương lai hay bất cứ thay đổi nào của các yếu tố thuộc môitrường này đều có thể tạo ra hoặc thu hẹp cơ hội kinh doanh của doanh nghiệp ởnhững mức độ khác nhau.Các yếu tố quan trọng của môi trường này mà chúng tacần phân tích là:

Trang 28

- Tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế: Khi nền kinh tế ở giai đoạn có tốc độ

tăng trưởng cao sẽ tạo nhiều cơ hội cho đầu tư mở rộng hoạt động của các doanhnghiệp, tăng sức cạnh tranh.Ngược lại, khi nền kinh tế suy thoái làm giảm khả năngtiêu dùng đồng thời làm tăng các lực lượng cạnh tranh của doanh nghiệp.

- Lãi suất cho vay của các ngân hàng: nhân tố này có ảnh hưởng không nhỏ

tới khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp.Khi lãi suất cho vay của ngân hàngtăng sẽ làm tăng chi phí kinh doanh của doanh nghiệp , lợi nhuận của doanh nghiệpbị giảm Do đó làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp nhất là khi đối thủcạnh tranh có tiềm lực mạnh về vốn

- Tỷ giá hối đoái và khả năng chuyển đổi của đồng nội tệ: tỷ giá hối đoái là tỷ

lệ giữa đồng nội tệ so với đồng ngoại tệ Xu hướng tăng giảm của tỷ giá hối đoáihay việc lựa chọn đồng ngoại tệ trong giao dịch XNK có ảnh hưởng tới khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp.Một đồng nội tệ mạnh sẽ có lợi cho việc nhập khẩucủa doanh nghiệp đó, ngược lại nếu đồng nội tệ yếu so với đồng ngoại tệ thì sẽ cólợi cho việc xuất khẩu hàng hóa.

- Tỷ lệ lạm phát và khả năng điều khiển lạm phát: Lạm phát làm cho doanh

nghiệp khó khăn trong việc dự đoán, lập kế hoạch kinh doanh Lạm phát ảnh hưởngđến hiệu quả thực tế, thu nhập thực tế của doanh nghiệp Ảnh hưởng đến xu hướngđầu tư, tiêu dùng, kích thích hoặc kìm hãm sự tăng trưởng Mức lạm phát caothường là nguy cơ đối với doanh nghiêp

- Tiềm năng của nền kinh tế: yếu tố phản ánh các nguồn lực có thể được huy

động và chẩt lượng của nó như tài nguyên, con người, vị trí địa lý, dự trữ quốcgia…có lien quan đến định hướng và tính bền vững trong phát triển của doanhnghiệp

- Họat động ngoại thương, xu hướng đóng mở của nền kinh tế: Nó có tác động

mạnh mẽ đến các cơ hội phát triển kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh củacác doanh nghiệp đặc biệt là các doanh nghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu Tácđộng đến các điều kiên của cạnh tranh trên thị trường trong nước và quốc tế

Trang 29

- Mức độ hòan thiện của hệ thống thuế trong nền kinh tế: yếu tố này liên quan

đến sự công bằng trong cạnh tranh, có ảnh hưởng nhất định đối với các doanhnghiệp kinh doanh xuất nhập khẩu.Nó thể hiện hướng ưu tiên phát triển trong nềnkinh tế và cần được xem xét khi đánh giá năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp

Ngoài ra thì một số yếu tố khác của nền kinh tế như: mức tiết kiệm và tiêudùng của dân chúng, kim ngạch xuất nhập khẩu, cơ sở hạ tầng nền kinh tế… cũngcần được quan tâm xem xét.

* Yếu tố khoa học – công nghệ:

Các yếu tố khoa học – công nghệ như:

- Trình độ hiện đại của trang thiết bị kỹ thuật, công nghệ của nền kinh tế- Khả năng nghiên cứu, ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật trong nền kinh tế,trong nghành kinh tế, trong từng doanh nghiệp

- Chi phí cho nghiên cứu và phát triển công nghệ …

Đối với các doanh nghiệp thương mại nó có tác động đến chi phí cá biệt tronghoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, từ đó tạo nên khả năng cạnh tranh củasản phẩm( giảm giá, chất lương tăng) Bên cạnh đó việc ứng dụng các tiến bộ mớicủa khoa học – công nghệ trong hoạt động thương mại cũng làm thay đổi nhanhchóng phương thức và cung cách phục vụ khách hàng như giao nhận, thanh toán,mua bán, đặt hàng, kiểm kê….

b, Môi trường chính trị và pháp luật

Các yếu tố thuộc môi trường này và xu hướng biến động của nó có tác độngđến doanh nghiệp theo các chiều hướng khác nhau.Một thể chế chính trị ổn định ,pháp luật hòan thiện rõ ràng, có sự nhất quán về các quan điểm chính sách lớn… sẽlà cơ sở cho doanh nghiệp phát triển, nâng cao năng lực cạnh tranh đồng thời tạo ramôi trường cạnh tranh thuận lợi, bình đẳng giữa các doanh nghiệp Ngược lại, mộtthể chế chính trị luôn biến động bất ổn, hệ thống luật pháp còn chưa hòan thiện sẽ làtrở ngại lớn cho hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp.Tuy nhiên sự thay đổicủa điều kiện chính trị, pháp luật có thể ảnh hưởng có lợi cho nhóm doanh nghiệpnày, kìm hãm sự phát triển của nhóm doanh nghiệp khác.Ví dụ như thay đổi biểu

Trang 30

thuế XNK có thể tạo cơ hội cho ngành kinh doanh này, tạo nguy cơ thua lỗ chongành kinh doanh khác

Do đó, một doanh nghiệp thương mại muốn thành công trong kinh doanh vànâng cao năng lực cạnh tranh trên thị trường thì cần tiến hành phân tích, nghiên cứuvà dự báo về các yếu tố này Bao gồm các yếu tố cơ bản sau:

- Sự ổn định về chính trị, đường lối ngoại giao và các chính sách ngoại giao- Sự hòan thiện, minh bạch và hiệu lực thi hành của hệ thống pháp luật , chínhsách

- Các quyết định về các loại thuế và các lệ phí Các quy định về cạnh tranh ,chống độc quyền, về bảo vệ quyền lợi của các công ty, quyền lợi của người tiêudùng….

- Sự điều tiết và khuynh hướng can thiệp của Chính Phủ vào nền kinh tế Cácchiến lược quy hoạch , kế hoạch phát triển thương mại của Nhà Nước và của các địaphương

c, Môi trường văn hóa – xã hội và tự nhiên.

* Môi trường văn hóa và xã hội.

Yếu tố văn hóa xã hội luôn bao quanh doanh nghiệp và người tiêu dùng.Nó cóảnh hưởng sâu sắc và rộng rãi tới nhu cầu, hành vi của con người trong cả sản xuấtvà tiêu dùng Các địa phương khác nhau trong cùng một nước hay các quốc giakhác nhau thì có phong tục tập quán, thói quen tiêu dùng khác nhau nên tạo ra cơcấu nhu cầu tiêu dùng trên thị trường khác nhau Điều đó ảnh hưởng lớn tới cácchính sách tiêu thụ sản phẩm, mở rộng thị trường của doanh nghiệp.Ảnh hưởng củacác yếu tố văn hóa truyền thống lâu đời thì thường là chậm và khó nhận biết hơncác yếu tố văn hóa thứ phát, ngoại lai đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp.Vì vậy khi phân tích các doanh nghiệp cần nắm bắt rõ tác động của các yếu tố này.

Sau đây là một số yếu tố văn hóa xã hội cần chú ý:

- Dân số, xu hướng vận động của dân số, tỷ lệ gia tăng dân số- Hộ gia đình và xu hướng vận động, sự dịch chuyển của dân cư

Trang 31

- Dân tộc, tôn giáo, nền văn hóa Các phong tục tập quán, đặc điểm tâm lý,phong cách sống….

- Thu nhập của các tầng lớp dân cư, xu hướng vận động, phân bố thu nhậpgiữa các nhóm người tiêu dùng và các vùng địa lý

- Nghê nghiệp, lao động nữ, các tầng lớp xã hội

* Môi trường tự nhiên

Môi trường tự nhiên là yếu tố cần được các doanh nghiệp quan tâm ngay từkhi bắt đầu đi vào họat động và trong suốt cả quá trình tồn tại, phát triển của mình.Những sự biến đổi của điều kiện tự nhiên có ảnh hưởng tới sự phát triển bền vữngcủa nền kinh tế nói chung và doanh nghiệp thương mại nói riêng Những yếu tố cơbản cần quan tâm nghiên cứu gồm

- Vị trí địa lý

- Thời tiết( mưa, nắng, lũ lụt, hạn hán…), khí hậu, tính chất mùa vụ: ảnhhưởng đến chu kỳ sản xuất, bảo quản dự trữ hàng hóa, chu kỳ tiêu dùng

- Các vấn đề về cân bằng sinh thái, ô nhiễm môi trường, dịch bệnh …

d, Môi trường cạnh tranh

Cạnh tranh được xác định là động lực thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thịtrường và của doanh nghiệp Môi trường cạnh tranh bao quanh các doanh nghiệpvới các yếu tố như sau:

- Điều kiện chung về cạnh tranh trên thị trường: Bao gồm các quan điểm

khuyến khích hay hạn chế cạnh tranh, các quy định về cạnh tranh và ảnh hưởng củanó trong thực tiễn kinh doanh Vai trò và khả năng của Chính Phủ trong điều khiểncạnh tranh

- Số lượng đối thủ cạnh tranh: Bao gồm cả đối thủ cạnh tranh sơ cấp và đối

thủ cạnh tranh thứ cấp Đây là cơ sở để xác định mức độ khốc liệt của cạnh tranhtrên thị trường thông qua đánh giá trạng thái cạnh tranh của thị trường mà doanhnghiệp tham gia Có 4 trạng thái cạnh tranh cơ bản của thị trường

Trang 32

+ Thị trường cạnh tranh thuần túy: Có nhiều đối thủ với quy mô nhỏ và sản

phẩm đồng nhất Doanh nghiệp định giá theo thị trường và không có khả năng tựđặt giá.

+ Thị trường cạnh tranh hỗn tạp: Có một số đối thủ có quy mô lớn so với quy

mô của thị trường đưa ra bán các sản phẩm đồng nhất cơ bản Giá được xác địnhtheo thị trường, đôi khi có thể có khả năng điều chỉnh giá của doanh nghiệp

+ Thị trường cạnh tranh độc quyền: Có một số ít đối thủ có quy mô lớn đưa ra

bán các sản phẩm không đồng nhất Doanh nghiệp có khả năng điều chỉnh giánhưng không hoàn tòan tùy ý mình

+ Thị trường độc quyền: Chỉ có một doanh nghiệp đưa sản phẩm ra bán trên

thị trường Không có đối thủ cạnh tranh Hòan toàn có quyền định giá

- Ưu, nhược điểm của các đối thủ: liên quan đến sức mạnh cụ thể của từng đối

thủ trên thị trường: thị phần, tiềm lực tài chính, lợi thế cạnh tranh, mức độ quenthuộc của nhãn hiệu hàng hóa…từ đó xác định vị thế của đối thủ cạnh tranh vàdoanh nghiệp trên thị trường để xác định chiến lược cạnh tranh thích ứng

- Chiến lược cạnh tranh của các đối thủ: Liên quan đến mục tiêu và cách thức

cạnh tranh của từng doanh nghiệp trên thị trường Mỗi doanh nghiệp có thể lựachọn các chiến lược cạnh tranh khác nhau nhưng thường thì dựa trên vị thế của nó

trên thị trường Có các vị thế như: doanh gnhiệp dẫn đầu, doanh nghiệp thách thức,doanh nghiệp theo sau, doanh nghiệp đang tìm chỗ đứng trên thị trường.

1.3.2 Các nhân tố thuộc môi trường ngành

Đây là những nhân tố có ảnh hưởng trực tiếp và mạnh mẽ đến khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp.Theo Micheal Porter thì trong môi trường ngành một doanhnghiệp chịu áp lực cạnh tranh từ năm yếu tố

Trang 33

Mô hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong môi trường ngành

a, Áp lực cạnh tranh từ đối thủ tiềm ẩn

Theo M.Porter, các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là các doanh nghiệp hiện tạichưa cạnh tranh trong cùng một ngành sản xuất nhưng có khả năng cạnh tranh nếuhọ lựa chọn và quyết định gia nhập ngành.Đối thủ tiềm ẩn nhiều hay ít, áp lực củahọ đến ngành mạnh hay yếu đều là mối đe dọa cho doanh nghiệp Khi các đối thủtiềm ẩn muốn gia nhập ngành thì cạnh tranh sẽ ngày càng khốc liệt hơn do càng cónhiều doanh nghiệp trong một ngành sản xuất, thị trường và lợi nhuận của doanhnghiệp sẽ bị chia sẻ, vị trí của doanh nghiệp cũng sẽ bị thay đổi

Sự xuất hiện của các đối thủ cạnh tranh tiềm ẩn là có thể nhanh hoặc chậm.Điều đó phụ thuộc phần lớn vào các rào cản ngăn chặn sự gia nhập ngành bao gồm:sự trung thành của khách hàng với nhãn hiệu hàng hóa của doanh nghiệp đã có uytín trên thị trường, lợi thế về mạng lưới tiêu thụ và nguồn cung ứng, lợi thế về nhânsự và quan hệ với chính quyền địa phương.Bên cạnh đó, các doanh nghiệp trên thịtrường còn chống lại sự gia nhập của các đối thủ tiềm ẩn bằng cách cải tiến sảnphẩm dịch vụ, giảm chi phí sản xuất…

Sự cạnh tranh giữa các đối thủ hiện tại trong ngành

Đối thủ tiền ẩn

Sản phẩm dịch vụ thay thếNhà

Kháchhàng

Trang 34

b, Áp lực cạnh tranh từ nhà cung ứng

Nhà cung ứng là lực lượng bảo đảm đầu vào cho quá trình hoạt động kinhdoanh của doanh nghiệp Những nhà cung ứng có thể được coi là một áp lực đe dọakhi trên thị trường số lượng nhà cung ứng ít, nguồn hàng không nhiều, không cóhàng hóa thay thế khác…, doanh nghiệp phụ thuộc vào nhà cung ứng Khi đó nhàcung ứng có thể gây sức ép bằng cách tăng giá bán, giảm chất lượng sản phẩm,giảm mức độ dịch vụ đi kèm qua đó làm giảm khả năng kiếm lợi nhuận của doanhnghiệp.

Ngược lại, nếu trên thị trường số lượng nhà cung ứng nhiều, nguồn hàngphong phú và có nhiều hàng hóa thay thế.Khi đó các nhà cung ứng không thể gâysức ép cho doanh nghiệp được mà sẽ phải cạnh tranh với nhau , doanh nghiệpthương mại có thể tự do lựa chọn nguồn cung ứng hàng hóa ổn định với giá cả phảichăng, chất lượng tốt, dịch vụ thuận lợi

Đối với một doanh nghiệp thương mại,các yếu tố đầu vào là hết sức quantrọng Do đó, để họat động kinh doanh có hiệu quả thì doanh nghiệp cần tạo dựngmối quan hệ tốt đẹp với nhà cung ứng, tăng cường quan hệ kinh tế hợp tác tạo điềukiện lẫn nhau với nhà cung ứng.Đa dạng hóa các nguồn cung ứng.

c, Áp lực cạnh tranh từ khách hàng

Khách hàng là một áp lực cạnh tranh có thể ảnh hưởng trực tiếp tới tòan bộhoạt động sản xuất kinh doanh của ngành Khách hàng được phân thành 2 nhóm baogồm khách hàng lẻ và nhà phân phối Cả 2 nhóm đều gây áp lực cạnh tranh giữa cácdoanh nghiệp trong ngành Khách hàng có thể được xem như một sự đe dọa cạnhtranh khi họ buộc doanh nghiệp giảm giá hoặc có nhu cầu chất lượng cao và dịch vụtốt hơn Ngược lại, khi khách hàng yếu sẽ mang đến cho doanh nghiệp cơ hội đểtăng giá kiếm được nhiều lợi nhuận hơn.

Khách hàng thường có quyền lực đàm phán trong một số trường hợp sau:- Khách hàng mua khối lượng lớn

- Sản phẩm do nhiều nhà cung ứng cung cấp trong khi người mua là một số ítvà có quy mô lớn

Trang 35

- Khách hàng có đầy đủ thông tin về nhu cầu, giá cả… của nhà cung cấp- Khi khách hàng vận dụng chiến lược liên kết dọc

Trong môi trường cạnh tranh gay gắt, việc thu hút được khách hàng tiềm năngvà giữ được sự trung thành của khách hàng truyền thống luôn là vấn đề sống còncủa doanh nghiệp.Vì vậy doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu, dự đóan nhu cầukhách hàng, cải thiện sản phẩm để có thể thu hút khách hàng, tăng cao khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủ trong ngành

d, Áp lực cạnh tranh từ hàng hóa thay thế

Sản phẩm và dịch vụ thay thế là những sản phẩm, dịch vụ có thể thỏa mãn nhucầu tương đương với các sản phẩm dịch vụ trong ngành Đặc điểm cơ bản của nóthường có các ưu thế hơn sản phẩm bị thay thế ở các đặc trưng riêng biệt Vì vậysản phẩm thay thế thường có sức cạnh tranh cao hơn do được sản xuất trên nhữngdây chuyền sản xuất tiên tiến hơn Do sức ép của sản phẩm thay thế sẽ làm chocường độ cạnh tranh trong nội bộ ngành tăng lên, làm dần dần thu hẹp thị trườngcủa các sản phẩm bị thay thế( đặc biệt là các sản phẩm đang ở thời kì suy thoái), đòihỏi các doanh nghiệp phải giảm giá hoặc cải thiện tình hình hoạt động Sức ép củasản phẩm thay thế làm hạn chế tiềm năng lợi nhuận của ngành do mức giá cao nhấtbị khống chế.

Để chống lại sức ép cạnh tranh do các sản phẩm thay thế tạo ra doanh nghiệpthương mại cần phải nắm bắt được sự xuất hiện của hàng hóa thay thế mới và giá cảcủa chúng để quyết định mức giá bán sản phẩm của mình với mức giá cạnh tranh đểkhông bị mất thị trường, thị phần và khách hàng Đồng thời cần phải hướng tới cácsản phẩm mới, khách hàng mới

e, Áp lực cạnh tranh từ các đối thủ hiện tại trong ngành

Các đối thủ hiện tại trong ngành là tòan bộ các doanh nghiệp cùng sản xuất vàkinh doanh cùng loại hàng hóa, dịch vụ hoặc hàng hóa dịch vụ có thể thay thế nhauđược cho cùng một nhu cầu nào đó của người tiêu dùng

Các doanh nghiệp đang kinh doanh trong ngành sẽ cạnh tranh trực tiếp vớinhau tạo ra sức ép trở lại lên ngành tạo nên một cường độ cạnh tranh Các đối thủ

Trang 36

cạnh tranh hiện tại quyết định tính chất và mức độ tranh đua giành lợi thế trongngành Số lượng các đối thủ cạnh tranh càng nhiều, mức độ cạnh tranh càng gay gắt,giá cạnh tranh sẽ giảm kéo theo lợi nhuận giảm.

Trong một ngành có 3 nhân tố quan trong sau sẽ gia tăng sức ép cạnh tranhtrên các đối thủ

- Cơ cấu cạnh tranh ngành: Ngành phân tán là ngành có rất nhiều doanh

nghiệp cạnh tranh với nhau nhưng không có doanh nghiệp nào có đủ khả năng chiphối các doanh nghiệp còn lại Ngành tập trung là ngành chỉ có một vài doanhnghiệp nắm giữ vai trò chi phối, điều khiển cạnh tranh

- Tình trạng cầu của một ngành: là một yếu tố quyết định tính mãnh liệt trong

cạnh tranh nội bộ ngành Khi cầu giảm dẫn đến cạnh tranh khốc liệt để giữ thị phần.Đe dọa mất thị trường là điều khó tránh khỏi đối với các doanh nghiệp không cókhả năng cạnh tranh

- Các rào cản rút lui: gồm các rào cản về vốn đầu tư; ràng buộc với người lao

động; ràng buộc với chính phủ, tổ chức liên quan; ràng buộc về chiến lược, kếhoạch Khi hàng rào rút lui cao các doanh nghiệp có thể bị khóa trong một ngànhsản xuất không ưa thích.

1.3.3 Các nhân tố bên trong doanh nghiệp

Các nhân tố bên trong doanh nghiệp bao gồm các yếu tố mang tính chủ quanvà dường như doanh nghiệp có thể kiểm soát được ở một mức độ nào đó.Các nhântố bên trong có tác động mạnh mẽ và trực tiếp nhất tới khả năng cạnh tranh của mộtdoanh nghiệp so với các đối thủ trên thị trường Đối với doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu thép có rất nhiều yếu tố bên trong ảnh hưởng tới khả năng cạnhtranh, trong đó quan trọng nhất là các nhân tố dưới đây

a, Khả năng về tài chính

Đây là một yếu tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông quanguồn vốn mà doanh nghiệp có khả năng huy động và hiệu quả quản lý, sử dụngnguồn vốn trong kinh doanh Đối với một doanh nghiệp kinh doanh XNK thép thìquá trình kinh doanh đòi hỏi nguồn vốn lớn (bao gồm vốn CSH, vốn huy động, tái

Trang 37

đầu tư…) Do đó tiềm lực về tài chính có ảnh hưởng lớn tới khả năng cạnh tranhcủa doanh nghiệp Khi nguồn vốn kinh doanh lớn, ổn định hay có khả năng huyđộng cao thì sẽ giúp nâng cao khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thịtrường Ngược lại, khi doanh nghiệp mà tiềm lực tài chính không đủ mạnh sẽ khôngthể cạnh tranh được với các doanh nghiệp khác trong ngành đặc biệt là những doanhnghiệp có tiềm lực tài chính lớn

b, Nguồn nhân lực

Khi phân nguồn nhân lực trên khía cạnh là một yếu tố bên trong có ảnh hưởngtới khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp thì ta có thể xem xét nguồn nhân lực theo2 nhóm: Ban lãnh đạo doanh nghiệp; Đội ngũ nhân viên quản lý và công nhân.

Ban lãnh đạo doanh nghiệp là những người ra quyết định điều hành và quản lýdoanh nghiệp Một ban lãnh đạo giỏi về chuyên môn, có kinh nghiệm, có quan hệtốt với bên ngoài …sẽ giúp doanh nghiệp không chỉ có lợi nhuận mà còn tạo dựngvà duy trì uy tín lâu dài Điều này phần nào làm tăng khả năng cạnh tranh cho doanhnghiệp

Còn đội ngũ nhân viên quản lý và công nhân cũng có ảnh hưởng tới sức cạnhtranh của doanh nghiệp thông qua các yếu tố như: phong cách quản lý, kinh nghiệmcông tác, trình độ tay nghề, năng suất lao động, kỷ luật lao động…

c, Trình độ tổ chức, quản lý

Trình độ tổ chức quản lý của một doanh nghiệp được thể hiện thông qua trướchết là cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp đó, tiếp đến là bộ máy quản trị, hệ thốngthông tin của doanh nghiệp, nề nếp văn hóa của doanh nghiệp đó

Trình độ tổ chức quản lý cũng có những tác động nhất định đến khả năng cạnhtranh của doanh nghiệp thương mại, đặc biệt là những doanh nghiệp kinh doanhxuất nhập khẩu Khi mà doanh nghiệp có cơ cấu tổ chức phù hợp, gọn nhẹ làm việccó hiệu quả, hệ thống thông tin thông suốt, có chất lượng và có một bầu không khílàm việc hòa đồng… sẽ giúp cho công việc kinh doanh của doanh nghiệp tiến triển ,suôn sẻ đạt hiêu quả kinh doanh cao Góp phần nâng cao khả năng cạnh tranh củadoanh nghiệp đó so với các đối thủ trên thị trường

Trang 38

d, Khả năng kiểm sóat nguồn cung cấp và dự trữ hàng hóa

Đối với các doanh nghiệp thương mại mà đặc biệt là đối với các doanh nghiệpkinh doanh xuất nhập khẩu thép thì nguồn cung ứng và khả năng dự trữ hàng hóa làmột yếu tố cực kỳ quan trọng trong quá trình hoạt động kinh doanh.Yếu tố này ảnhhưởng tới đầu vào của doanh nghiệp và tác động mạnh mẽ tới kết quả thực hiện cácchiến lược kinh doanh của doanh nghiệp cũng như tới khâu tiêu thụ hàng hóa.Nếudoanh nghiệp không thể kiểm soát được hoặc không đảm bảo được sự ổn định, chủđộng về nguồn cung cấp hàng hóa, kế hoạch dự trữ hàng hóa thì có thể sẽ phá vỡcác hợp đồng kinh doanh hoặc làm hỏng chương trình kinh doanh của doanhnghiệp.Làm cho doanh nghiệp tổn thất về tiền của và uy tín cũng như các mối quanhệ làm ăn…Làm giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp so với các đối thủkhác trên thị trường

e, Cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất kinh doanh

Cơ sở vật chất và công nghệ sản xuất kinh doanh là những yếu tố vật chấtquan trọng thể hiện năng lực sản xuất kinh doanh của một doanh nghiệp Nó có ảnhhưởng trực tiếp đến năng suất, chất lượng và giá thành của hàng hóa phục vụ chonhu cầu của người tiêu dùng Yếu tố này có liên quan đến mức độ thỏa mãn củakhách hàng đối với sản phẩm của doanh nghiệp, chi phí kinh doanh của doanhnghiệp do đó sẽ ảnh hưởng tới khả năng cạnh tranh, lựa chọn cơ hội và các tácnghiệp khác của doanh nghiệp trên thị trường.

Một doanh nghiệp mà có cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại,công nghệ sản xuấttiên tiến thì sản phẩm sẽ có chất lượng, giá cả phải chăng giúp nâng cao khả năngcạnh tranh của sản phẩm đó Đem lai lợi nhận cho doanh nghiệp

f, Hoạt động Marketing

Hoạt động Marketing của doanh nghiệp tập trung vào các vấn đề như phântích khách hàng, các hoạt động mua và bán, công tác kế hoạch về sản phẩm và dịchvụ, vấn đề định giá,phân phối, công tác nghiên cứu Marketing, phân tích cơ hội vàtrách nhiệm xã hội…Hệ thống Marketing hiệu quả đảm bảo đem lại những thông tinchính xác kịp thời về sự phát triển của thị trường , đặt cách nhìn về phía khách

Trang 39

hàng, đánh giá về những nhà phân phối, bạn hàng lớn, các đối thủ cạnh tranh,những nhà cung ứng và những nhân tố có liên quan khác Qua đó doanh nghiệp cóthể nắm bắt được thị trường, nhu cầu khách hàng và đề ra các chiến lược kinhdoanh nhằm nâng cao vị thế, hình ảnh của mình trên thị trường, tạo uy tín với bạnhàng.

h, Tiềm lực vô hình

Tiềm lực vô hình tạo nên sức mạnh của doanh nghiệp trong hoạt động thươngmại thông qua khả năng bán hàng gián tiếp của doanh nghiệp Sức mạnh đó thể hiệnở khả năng ảnh hưởng và tác động đến sự lựa chọn , chấp nhận và quyết định muahàng của khách hàng.

Tiềm lực vô hình của doanh nghiệp thể hiện ở những nội dung sau:

- Hình ảnh và uy tín của doanh nghiệp trên thị trường: Một doanh nghiệp có

hình ảnh và uy tín tốt sẽ kích thích khách hàng quan tâm đến sản phẩm và điều nàycho phép doanh nghiệp dễ bán được sản phẩmcủa mình hơn.

- Mức độ nổi tiếng của nhãn hiệu hàng hóa

- Uy tín và mối quan hệ xã hội của lãnh đạo doanh nghiệp: Hình ảnh và uy tín

của lãnh đạo doanh nghiệp có ảnh hưởng lớn đến các giao dịch thương mại Banlãnh đạo có mối quan hệ xã hội tốt sẽ giúp doanh nghiệp có được nhiều mối làm ăn,nhiều hợp đồng, thuận lợi trong quá trình kinh doanh.

Những lực vô hình này góp phần không nhỏ trong việc nâng cao khả năngcạnh tranh của doanh nghiệp trên thương trường.

Trang 40

CHƯƠNG II : PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG KHẢ NĂNG CẠNH TRANHCỦA CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH NAM

2.1 Khái quát về công ty TNHH Xuất Nhập Khẩu Thành Nam

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty

Công ty TNHH XNK Thành Nam là một công ty TNHH hoạt động trong lĩnhvực xuất nhập khẩu thép.được thành lập vào tháng 7/2004 và chính thức đi vào hoạtđộng kinh doanh từ 1/8/2004 Công ty có số đăng kí kinh doanh là: 0102013342 doSở Kế Hoạch Và Đầu Tư Hà Nội cấp ngày 15/7/2004 , thay đổi lần cuối vào2/2/2007

Tên thương mại

Tên tiếng việt: CÔNG TY TNHH XUẤT NHẬP KHẨU THÀNH NAM

Tên giao dịch: THANH NAM IMPORT AND EXPORT COMPANYLIMITED

Tên viết tắt: THANH NAM IMP & EXP CO , LTD

Địa chỉ trụ sở: 6BT1A, khu đô thị mới Mỹ Đình II, Từ Liêm- Hà NộiSố điện thoại: 04.7870893/04.7870894

Số Fax: 7870892

Email : thanhnamcom@vnn.vn

Thành Nam là công ty TNHH hai thành viên hoạt động theo loại hình doanhnghiệp Hai thành viên đó là ông Nguyễn Hùng Cường và ông Nguyễn Thế Trường.Trong đó ông Nguyễn Hùng Cường vừa là Giám Đốc vừa là người đại diện theopháp luật của công ty Hiện tại công ty có vốn điều lệ là 5 tỷ đồng.Công ty TNHHXNK Thành Nam đăng kí kinh doanh các nghành nghề như:

 Sản xuất, gia công các sản phẩm cơ kim khí

 Buôn bán tư liệu sản xuất, tư liệu tiêu dùng: chủ yếu là các loại sắt thép, thépkhông gỉ, kim loại màu; thép đặc chủng

 Đại lý mua, bán và kí gửi hàng hóa Dịch vụ vận tải hàng hóa, bốc xếp

Ngày đăng: 04/12/2012, 12:08

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Mô hình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong môi trường ngành - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
h ình 1.1: Mô hình 5 áp lực cạnh tranh trong môi trường ngành (Trang 32)
Bảng 2.1: Thị trường XNK chủ yếu củacông ty giai đoạn 2004-2007 - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
Bảng 2.1 Thị trường XNK chủ yếu củacông ty giai đoạn 2004-2007 (Trang 51)
Sau đây là bảng cơ cấu vốn củacông ty TNHH XNK Thành Nam - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
au đây là bảng cơ cấu vốn củacông ty TNHH XNK Thành Nam (Trang 52)
Sau đây là bảng tổng hợp kim ngạch XNK củacông ty TNHH XNK Thành Nam trong giai đoạn 2005-2007    - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
au đây là bảng tổng hợp kim ngạch XNK củacông ty TNHH XNK Thành Nam trong giai đoạn 2005-2007 (Trang 53)
Sau đây là bảng giá thành và giá bán của một số sản phẩm chính củacông ty mà chúng ta có thể tham khảo - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
au đây là bảng giá thành và giá bán của một số sản phẩm chính củacông ty mà chúng ta có thể tham khảo (Trang 58)
Bảng 2.8: Cơ cấu tài sản công ty giai đoạn 2004-2006 - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
Bảng 2.8 Cơ cấu tài sản công ty giai đoạn 2004-2006 (Trang 62)
Qua bảng cơ cấu trên ta có thể thấy, nhân viên củacông ty phần lớn tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng với chuyên ngành phù hợp với vị trí mà họ đang đảm  nhiệm - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
ua bảng cơ cấu trên ta có thể thấy, nhân viên củacông ty phần lớn tốt nghiệp các trường đại học và cao đẳng với chuyên ngành phù hợp với vị trí mà họ đang đảm nhiệm (Trang 65)
Bảng 2.11: Lương TB của nhân viên - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
Bảng 2.11 Lương TB của nhân viên (Trang 66)
Bảng 2.12: Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh từ 2004-2007 - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
Bảng 2.12 Kết quả và hiệu quả hoạt động kinh doanh từ 2004-2007 (Trang 68)
Bảng 2.1 3: Tỷ suất lợi nhuận củacông ty từ 2004-2007 - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
Bảng 2.1 3: Tỷ suất lợi nhuận củacông ty từ 2004-2007 (Trang 69)
Bảng 2.14: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
Bảng 2.14 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn cố định (Trang 71)
Qua bảng trên ta thấy, sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ củacông ty trong 2 năm 2005,2006 là rất lớn.Tuy nhiên sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản cố định  của năm 2006 lại thấp hơn của năm 2005.Cụ thể là : năm 2006 sức sản xuất của  TSCĐ là 54,9 - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
ua bảng trên ta thấy, sức sản xuất và sức sinh lợi của TSCĐ củacông ty trong 2 năm 2005,2006 là rất lớn.Tuy nhiên sức sản xuất và sức sinh lợi của tài sản cố định của năm 2006 lại thấp hơn của năm 2005.Cụ thể là : năm 2006 sức sản xuất của TSCĐ là 54,9 (Trang 71)
Bảng 2.15: Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
Bảng 2.15 Phân tích hiệu quả sử dụng vốn lưu động (Trang 72)
Mô hình 2.2: Sản lượng tiêu thụ Inox theo thị trường - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
h ình 2.2: Sản lượng tiêu thụ Inox theo thị trường (Trang 75)
Bảng 2.16: Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
Bảng 2.16 Phân tích tình hình tiêu thụ theo khu vực địa lý (Trang 75)
Bảng 3. 1: Phân tích điểm mạnh đểm yếu của đối thủ cạnh tranh - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
Bảng 3. 1: Phân tích điểm mạnh đểm yếu của đối thủ cạnh tranh (Trang 94)
Tương tự như trên, chúng ta có thể lập bảng liệt kê các đối thủ cạnh tranh và các yếu tố bên ngòai tác động đến ngành kinh doanh của công ty - Giải pháp nâng cao khả năng cạnh tranh của Công ty TNHH Xuất nhập khẩu Thành Nam
ng tự như trên, chúng ta có thể lập bảng liệt kê các đối thủ cạnh tranh và các yếu tố bên ngòai tác động đến ngành kinh doanh của công ty (Trang 94)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w