1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

TỶ số tài CHÍNH nhựa Đồng Nai

6 285 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 6
Dung lượng 30,37 KB

Nội dung

TỶ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Nhựa Rạng Đông Chỉ số thanh khoản 1. Tỷ số thanh khoản hiện thời 1.07 1.16 1.17 1.09 2. Tỷ số thanh khoản nhanh 0.72 0.72 0.66 0.43 Qua bảng phân tích các tỷ số trên ta nhận thấy rằng: - Tỷ số thanh khoản hiện thời của doanh nghiệp qua 3 năm là : 1.07; 1.16; 1.17 lần. Điều này có nghĩa là: Tương ứng với với 1 đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có 1.07; 1.16; 1.17 đồng tài sản lưu động sẵn sàng chi trả. Qua 3 năm tỷ số này có xu hướng tăng lên. Đặc biệt là ở năm 2011 tỷ số này đã tăng nhiều 0.09 so với năm 2012 chỉ tăng 0.01. Cả ba tỷ số đều lớn hơn 1 cho thấy khả năng thanh khoản của doanh nghiệp là tốt. Doanh nghiệp đã sử dụng vốn một cách hiệu quả. So với đối thủ cạnh tranh tỷ số này lớn hơn nhiều, cũng tạo thêm lợi thế cho doanh nghiệp trên thi trường. - Tỷ số thanh khoản nhanh của doanh nghiệp lần lượt qua 3 năm là: 0.72; 0.72; 0.66. Điều này có nghĩa là tương ứng với một đồng nợ ngắn hạn thì doanh nghiệp có 0.72; 0.72; 0.66 đồng tài sản lưu động có tính thanh khoản nhanh sẵn sàng chi trả. Tỷ số này không biến động ở hai năm 2010 - 2011, giảm ở năm 2012 và đều nhỏ hơn 1 cho thấy khả năng chi trả của doanh nghiệp chưa tốt. Nhưng so với đối thủ cạnh tranh tỷ số này cao hơn và có lợi thế hơn đối thủ. Tuy nhiên theo nhóm thì tỷ số thanh khoản nhanh nhỏ hơn so với tỷ số thanh khoản hiện thời ở cả 3 năm. Cho thấy một điều rằng tài sản ngắn hạn phụ thuộc rất nhiều vào hàng tồn kho. Trong trường hợp này tính thanh khoản của tài sản ngắn hạn là tương đối thấp. Khả năng thanh toán hiện thời mặc dù ở cả ba thời điểm đều lớn hơn 1 và ổn định; tuy nhiên, theo nhóm khả năng của công ty có thể nói là chưa tốt khi khả năng thanh toán hiện thời tăng là do tồn kho ứ đọng không tiêu thụ được, hàng tồn kho tăng dần qua các năm TỶ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2010 NĂ M 2011 NĂ M 2012 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Nhựa Rạng Đông Tỷ số đòn bẩy tài chính 3. Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu 1.93 1.85 1.84 1.82 4. Tỷ số nợ so với tổng tài sản 0.65 0.64 0.64 0,64 - Tỷ số nợ so với vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp qua 3 năm là: 1.93, 1.85, 1.84. Điều này có nghĩa là tương ứng với một đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì công ty sẽ được tài trợ lần lượt là 1.93, 1.85, 1.84 đồng vốn vay. Tỷ số này có xu hướng giảm qua 3 năm và đều lớn hơn 1 và lớn hơn cả đối thủ cạnh tranh 0.02. Điều này là không tốt vì doanh nghiệp phụ thuộc vào vốn vay, không biết sử dụng vốn vay để sinh lời. Ta thấy nợ phải trả của doanh nghiệp liên tục tăng qua các năm, nhưng tỷ trọng nợ trên tổng tài sản lại giảm, lần lượt là: 65%, 64%, 63.9% và nguyên nhân là do doanh nghiệp có sự tăng vốn chủ sở hữu qua các năm . Việc doanh nghiệp giảm việc vay nợ dài hạn mà gia tăng nguồn vốn sở hữu để sản xuất kinh doanh góp phần mang đến cho công ty những lợi ích như không chi trả nhiều phần lợi nhuận cho chi phí lãi vay, khi đó phần lợi nhuận dành cho chủ sở hữu sẽ tăng. Chỉ tiêu này giảm cho thấy tình hình kinh doanh hiện tại của doanh nghiệp có cải thiện nhưng hiệu quả chưa rõ rệt. Cho thấy doanh nghiệp chưa biết tận dụng lợi thế đòn bẩy tài chính. - Tỷ số nợ so với tổng tài sản của doanh nghiệp lần lượt qua 3 năm là: 0.65, 0.64, 0.64. Điều này có nghĩa là trong 1 đồng tài sản của doanh nghiệp thì có lần lượt: 0.65, 0.64, 0.64 đồng vốn vay. Tỷ số này có xu hướng giảm ở năm 2011 sau đó không biến động ở 2012, và ngang bằng với đối thủ cạnh tranh. Tỷ số này nhỏ hơn 1 là tốt, cho thấy doanh nghiệp không phụ thuộc hoàn toàn vào vốn vay, có khả năng tự chủ về mặt tài chính. Nhưng hai năm gần đây tỷ số này vẫn giữ nguyên ở mức 0.64 chứng tỏ doanh nghiệp vẫn chưa hoạt động thật sự hiệu quả. Nguyên nhân chính là nợ dài hạn phải trả giảm trong khi tổng nguồn vốn lần lượt tăng lên qua 3 năm. Cụ thể năm 2011 tăng 11,482,039,775 đồng so với năm 2010, và năm 2012 tăng 1,117,632,796 so với năm 2011. TỶ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Nhựa Rạng Đông -Tỷ số hoạt động khoản phải thu 5.Vòng quay khoản phải thu 2.92 4.42 3.77 9.59 6.Kỳ thu tiền bình quân 123.28 81.47 95.58 37.53 -Tỷ số hoạt động hàng tồn kho 7.Vòng quay hàng tồn kho 5.1 6.63 4.66 4.57 8.Số ngày tồn kho 70.62 54.29 77.29 78.78 - Vòng quay khoản phải thu của doanh nghiệp lần lượt qua 3 năm: 2.92, 4.42, 3.77. Tỷ số vòng quay biến động tác động làm số ngày thu tiền bình quân tương ứng lần lượt là 123, 81, 95 ngày. Số ngày thu tiền bình quân không nằm trong biên độ cho phép 30:60, cho thấy khả năng thu hồi nợ của doanh nghiệp chậm. Cụ thể năm 2011 số ngày thu tiền bình quân đã giảm đáng kể từ 123 ngày xuống còn 81 ngày nhưng sau đó lại tăng lên 95 ngày ở năm 2012. Nguyên nhân là do các khoản phải thu khác có xu hướng tăng đều qua 3 năm (258,469,649 đồng - 957,955,456 đồng - 1,430,733,881 đồng) và do các khoản phải thu khách hàng tăng mạnh ở năm 2012, tăng 8,506,038,323.65 đồng tương ứng với 11.54% so với năm 2011. Dự phòng các khoản phải thu khó đòi cũng có xu hướng tăng lên nhiều. So với đối thủ cạnh tranh thì khả năng thu hồi tiền từ khách hàng của đối thủ tốt hơn nhiều và kỳ thu tiền của Rạng Đông là 37 nằm trong biện độ 30:60 được cho là tốt. Theo nhóm thì thời gian thu tiền bán hàng tăng năm 2012 là do công ty đã thực hiện chủ trương nới lỏng chính sách tín dụng thương mại nhằm mục đích gia tăng doanh thu, khi đó công ty sẽ giảm tỷ lệ chiết khấu thanh toán và tăng thời gian bán chịu thỏa thuận với khách hàng. Thứ hai, có thể là do chất lượng trong việc theo dõi thu hồi nợ của công ty là chưa tốt, công ty không thực hiện tốt việc đôn đốc khách hàng trả nợ, để khách hàng chiếm dụng vốn quá lâu, kéo dài thời gian thu hồi nợ. Thứ ba, khi công ty chấp nhận bán chịu và mở rộng chính sách bán chịu cũng có nghĩa là công ty đã chấp nhận rủi ro về tổn thất do nợ khó đòi.Vì khi tỷ lệ nợ khó đòi càng tăng lên thì sẽ làm tăng thời gian tồn đọng khoản phải thu và từ đó làm gia tăng thời gian thu tiền bán hàng trung bình. - Vòng quay hàng tồn kho của công ty lần lượt qua 3 năm là: 5.1, 6.63, 4.66. Tỷ số vòng quay biến động tác động làm cho số ngày tồn kho thay đổi lần lượt là 70, 54, 77 ngày. Trong 3 năm chỉ có năm 2011 là số ngày tồn kho nằm trong biên độ 30:60 là tốt. Năm 2011 có số ngày tồn kho cao 70 ngày, nhưng năm 2012 lại có số ngày tồn kho cao nhất trong 3 năm 77 ngày cho thấy tính thanh khoản của hàng tồn kho chưa tốt, làm cho công ty phải tăng thêm chi phí lưu kho, vì thế giá thành sản phẩm phải tăng theo. So với đối thủ tỷ số này chúng ta lớn hơn nhưng chỉ chênh lệch ít 0.09 lần và số ngày tồn kho công ty có tốt hơn hơn đối thủ, tuy nhiên chúng ta không nên chủ quan. Nguyên nhân là do hàng tồn kho của công ty có sự biến động qua 3 năm. Theo tìm hiểu thì: Thứ nhất do Sản lượng xuất khẩu túi xí nghiệp bao bì của công ty suy giảm là do chính sách bán chống phá giá của châu Âu đối với Trung Quốc được gỡ bỏ làm cho một số khách hàng quan trọng của công ty đã cắt giảm sản lượng chuyển sang Trung Quốc gia công làm ảnh hưởng đến hoàn thành kế hoạch của Kinh doanh Bao bì làm cho thời gian tồn kho kéo dài. Thứ hai, Sản lượng Ống Nhựa cũng suy giảm nguyên nhân là do chủ yếu là ngân sách giải ngân của nhà nước cho các dự án công trình cấp thoát nước, các dự án xây dựng bị chia thành nhiều giai đoạn dài hơn hoặc hủy dự án. Theo nhóm, thời gian hàng tồn kho tăng cao ở năm 2012 do công ty đã không kiểm soát được thời gian dự trữ các yếu tố đầu vào, thời gian sản xuất và thời gian dự trữ thành phẩm hàng hóa trong khâu tiêu thụ. Thứ hai là công ty cần phải nâng cao hiệu quả quản lý hàng tồn kho, thông qua việc tổ chức tốt quy trình sản xuất, có kết hoạch quản lý tồn kho một cách chặt chẽ. Có thể những điều này sẽ rút ngắn được thời gian tồn kho. Ngoài ra, công ty nên đầu tư nghiên cứu và dự báo đúng về nhu cầu tiêu thụ sản phẩm trên thị trường ra sao để thực hiện sản xuất một cách đúng hiệu quả, tránh hàng ứ đọng do tiêu thụ chậm hoặc không bán được. Rủi ro này có thể làm vốn của công ty bị kẹt trong hàng tồn kho, khả năng thanh toán bị ảnh hưởng và phát sinh các khoản lỗ do phải giảm giá, thanh lý hàng tồn kho. TỶ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Nhựa Rạng Đông Tỷ số hiệu quả hoạt động tổng tài sản 9. Vòng quay tổng tài sản 1.07 1.51 1.266 1.78 - Vòng quay tổng tài sản của công ty lần lượt qua 3 năm là: 1.07; 1.51; 1.266 vòng. Điều này có nghĩa là tương ứng với 1 đồng tài sản bỏ ra thì công ty thu về lần lượt là: 1.07; 1.51 và 1.266 đồng doanh thu. Số vòng quay của công ty nhỏ hơn đối thủ cạnh tranh. Chứng tỏ rằng công ty quản lý và sử dụng tài sản chưa có hiệu quả và kém lợi thế hơn đối thủ cạnh tranh. (Nguyên nhân như trên.) TỶ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Nhựa Rạng Đông Tỷ số khả năng sinh lời 10. Tỷ số lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 3.4% 3.51% 2.69% 3.29% 11. Tỷ số lợi nhuận trên tổng tài sản (ROA) 3.65% 5.19% 3.4% 5.53% 12. Tỷ số lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu (ROE) 10.83% 14.97% 9.8% 15.57% Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của doanh nghiệp có sự biến động qua 3 năm là: 3.4%; 3.51%; 2.69%. Có nghĩa rằng tương ứng với 1 đồng doanh thu thì công ty tạo ra được lần lượt là: ; 0.034, 0.035 và 0.0269 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng tài sản của doanh nghiệp thay đổi qua 3 năm là: 3.65%; 5.19%; 3.4%. Có nghĩa rằng tướng ứng với 1 đồng tài sản bỏ ra thì công ty thu về được lần lượt là: 0.0365; 0.0.0519 và 0.034 đồng lợi nhuận. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn chủ sở hữu của công ty lần lượt qua 3 năm là: 10.83%; 14.97%; 9.8%. Có nghĩa rằng tương ứng với 1 đồng vốn chủ sở hữu bỏ ra thì công ty thu về được lần lượt là: 0.1; 0.1497 và 0.098 đồng lợi nhuận. Nhìn chung tỷ suất sinh lời của doanh nghiệp luôn biến động qua các năm chỉ có năm 2011 là trội hơn vì có tỷ suất sinh lợi cao nhất trong 3 năm. Tuy nhiên năm gần đây nhất, năm 2012 tỷ suất sinh lời nhìn chung không những đã giảm xuống thấp so với năm 2011 mà ROA ở năm 2012 đã kém xa đối thủ. Tỷ suất này giảm cho thấy doanh nghiệp đã không giữ vững được mức hiệu quả trong việc sử dụng vốn. Các tỷ suất sinh lời của công ty đều kém xa đối thủ. Nguyên nhân năm 2011 các tỷ số này tăng mạnh là: Đối với ROS là vì năm 2011 do chính sách hỗ trợ thuế, giảm mức thuế thu nhập doanh nghiệp của công ty từ 25%- 15%; vòng quay tổng tài sản tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sản của doanh nghiệp tốt nhưng lại giảm vào năm gần đây nhất 2012 vì lợi nhuận sau thuế và doanh thu thuần cùng giảm mạnh. . kho tăng dần qua các năm TỶ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2010 NĂ M 2011 NĂ M 2012 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Nhựa Rạng Đông Tỷ số đòn bẩy tài chính 3. Tỷ số nợ so với vốn chủ. TỶ SỐ TÀI CHÍNH NĂM 2010 NĂM 2011 NĂM 2012 ĐỐI THỦ CẠNH TRANH Nhựa Rạng Đông Chỉ số thanh khoản 1. Tỷ số thanh khoản hiện thời 1.07 1.16 1.17 1.09 2. Tỷ

Ngày đăng: 14/03/2014, 21:38

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Qua bảng phân tích các tỷ số trên ta nhận thấy rằng: - TỶ số tài CHÍNH nhựa Đồng Nai
ua bảng phân tích các tỷ số trên ta nhận thấy rằng: (Trang 1)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w