Luận Văn:Khai thác và sử dụng nguồn nhân lực 1 cách hiệu quả để thực hiện phát triển kinh tế theo mục tiêu CNH-HĐH
Trang 1Hồ Chí Minh đã từng nhận xét: “Muốn xây dựng chủ nghĩa xã hộitrước hết cần phải có con người xã hội chủ nghĩa”.Vấn đề phát triển conngười và nguồn nhân lực hiện đang là vấn đề nóng bỏng ở nước ta hiện nay.Phát triển nguồn nhân lực đang trở thành đòi hỏi bức thiết trong quá trìnhthực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước.
II Luận chứng lý do nêu vấn đề
Trong các văn kiện Đại hội Đảng, Đảng ta đã khẳng định: “Con ngườilà vốn quý nhất, chăm lo hạnh phúc con người là mục tiêu phấn đấu cao nhấtcủa chế độ ta, coi việc nâng cao dân trí, bồi dưỡng và phát huy nguồn lực tolớn của con người Việt Nam là nhân tố quyết định thắng lợi công cuộc côngnghiệp hóa, hiện đại hóa …”.
Sự thực chưa lúc nào vấn đề phát triển và sử dụng có hiệu quả nguồnnhân lực lại được xã hội quan tâm như hiện nay Đất nước đang đứng trướcnhững cơ hội và thách thức mới trong quá trình hội nhập với kinh tế thế giới,điều này đòi hỏi phải có nguồn nhân lực có trình độ, đáp ứng được nhu cầucủa thế giới.
Thực trạng nguồn nhân lực hiện nay khó cho phép tận dụng tốt nhất cơ
Trang 2yếu kém, có nguy cơ khó vượt qua những thách thức mới, sẽ kéo dài sự tụthậu của đất nước
Sau hơn hai mươi năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đã có những pháttriển vượt bậc Tốc độ phát triển kinh tế trong suốt 10 năm qua trung bình đạt7,5%, GDP tính theo đầu người tăng gấp 4 lần so với thời kỳ trước đổi mới,đời sống của nhân dân nhìn chung được nâng cao rõ rệt Năm 2007, Việt Namchính thức là thành viên thứ 150 của WTO Đến tháng 10 năm 2007 ViệtNam được bầu làm thành viên không thường trực của Hội đồng Bảo an Liênhiệp Quốc khoá 2008 – 2009 đã cho thấy vị thế của Việt Nam trên trườngquốc tế ngày càng được nâng cao Đứng trước những cơ hội và thách thức đó,nguồn nhân lực nước ta đã chuẩn bị được những gì để nắm bắt những cơ hộivà vượt qua thách thức.
Nhìn chung chất lượng nguồn nhân lực đã được nâng lên rõ rệt, năngsuất lao động nâng cao đã làm cho kinh tế đất nước luôn phát triển với tốc độcao Số lượng lao động có đào tạo tăng nhanh Theo số liệu thống kê ở ViệtNam, GDP tính theo đầu người của Việt Nam năm 2006 tăng gấp 4 lần năm1986, nhưng dường như khoảng cách với thế giới lại ngày càng nới rộngthêm Theo số liệu năm 2006 của quỹ tiền tệ thế giới IMF, GDP danh nghĩatính theo đầu người của Việt Nam là 650 USD bằng 9% mức trung bình củathế giới (7263USD) Năm 1986, GDP bình quân đầu người của Việt Namkém Trung Quốc 200 USD, kém Thái Lan 997 USD, kém Indonexia 550USD và Hàn Quốc 6940 USD, đến năm 2006 con số này tương ứng là : 1100USD, 2140USD, 750USD, 17.000USD Như vậy nếu đứng trên quan điểmtoàn diện, để xem xét vấn đề thì rõ ràng năng suất lao động của chúng ta tăngnhưng là tăng so với chúng ta trước đây 20 năm, còn so với tốc độ tăng năngsuất của các nước khác trên thế giới thì năng suất lao động của chúng ta thấphơn rất nhiều
Để nền kinh tế đất nước bắt kịp với các nước trên thế giới cần tạo ra lợithế cạnh tranh từ việc phát huy nguồn lực con người Đào tạo đội ngũ lao
Trang 3động có chuyên môn, trình độ, có phong cách làm việc chuyên nghiệp và hiệuquả, chỉ có như thế chúng ta mới hy vọng bắt kịp với sự phát triển của kinh tếthế giới.
III Phê phán một số phương pháp luận sai lầm trong định hướng pháttriển nguồn nhân lực
1 Lợi thế so sánh về nguồn nhân lực giá rẻ
Trong quá trình phát triển kinh tế đất nước, thu hút vốn đầu tư nướcngoài, chúng ta thường nhắc tới một lợi thế của nước ta đó là: dân số nước tađông, kết cấu dân số trẻ, số người trong độ tuổi lao động chiếm gần một nửasố dân cả nước, con người Việt Nam cần cù, chịu khó Đó quả thực là một lợithế mà chúng ta đã sử dụng khá thành công trong thời gian vừa qua và cầnphát huy Nhưng khi mà nền kinh tế thế giới đang chuyển dần sang nền kinhtế tri thức, với các quy trình sản xuất và máy móc hiện đại, với những phươngthức và kỹ thuật quản lý mới đòi hỏi người lao động phải có trình độ cao thìlợi thế về nguồn nhân lực mà chúng ta nhắc tới vẫn chỉ là nguồn lao động dồidào, giá lao động rẻ, người lao động cần cù, chịu khó mà không thấy nhắc đếntrình độ của nguồn nhân lực, một điều quan trọng trong việc xem xét lựa chọnđịa điểm đầu tư của các tập đoàn kinh tế nước ngoài như các tập đoàn sảnxuất thiết bị công nghệ cao, các tập đoàn tài chính Rõ ràng lao động dồidào và giá rẻ đang dần không còn là ưu thế cạnh tranh trong việc thu hút vồnđầu tư nước ngoài vào nước ta như trước nữa Thay vào đó các quốc gia, tậpđoàn, công ty trên thế giới đang rất chú ý tới chất lượng nguồn nhân lực củaquốc gia họ dự định sẽ đầu tư
2.Phát triển nguồn nhân lực đại trà, trình độ không đáp ứng được nhu cầuthực tế
Hiện nay, đất nước ta đang đứng trước một thực tế là phát triển nguồnnhân lực một cách đại trà, đào tạo nhiều mà dùng được ít, số người được đàotạo ra có tỷ lệ thất nghiệp khá cao, trong khi kinh phí xã hội bỏ ra cho việc
Trang 4đào tạo nguồn nhân lực là vô cùng lớn thì kết quả thu lại được thật đáng thấtvọng
Hiện mức chi cho giáo dục ở Việt Nam thuộc loại cao nhất thế giới,năm 2007 mức chi ngân sách cho giáo dục chiếm 20% tổng mức chi ngânsách của Nhà nước Tỷ lệ trung bình hàng năm là 8%, cao hơn so với Mỹ là6%, và Trung Quốc là 2,7% Như vậy có thể nói, Đảng và Nhà nước ta rất chútrọng tới vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục, qua đó nâng cao chất lượngnguồn nhân lực quốc gia.
Hệ thống các trường đại học, cao đẳng, trung cấp đua nhau thành lập,theo số liệu thống kê, cả nước hiện có khoảng hơn 300 trường đại học, caođẳng; Nếu tính theo tỷ lệ dân cư trên số trường đại học, cao đẳng thì chúng tacao hơn so với Trung Quốc 15% Quy mô của các trường lại quá lớn, trườngđại học lớn nhất nước Mỹ có 52.000 sinh viên (trường đại học Arizona State),còn lại hầu hết các trường lớn khác có khoảng 15.000 sinh viên; Trong khicác trường đại học ở nước ta chỉ tiêu tuyển sinh quá nhiều, quá nhiều các hìnhthức đào tạo – đào tạo từ xa, chuyên tu, tại chức - số sinh viên tại Đại họcQuốc gia TP HCM là 81.000, Đại học Huế là 81.000, Đại học Đà Nẵng52.000, Đại học Mở Hà Nội là 46 nghìn, Đại học Thái Nguyên là 34.000 sinhviên.
Với số lượng sinh viên nhiều như thế liệu có đảm bảo sinh viên ratrường đáp ứng được công việc hay không? Có thể trả lời ngay rằng hầu hết làchưa đáp ứng được nhu cầu thực tế, sinh viên ra trường khoảng 60% là khôngđáp ứng được nhu cầu công việc Số còn lại đều phải đào tạo lại theo nhu cầucủa từng cơ quan, doanh nghiệp.
Nguồn nhân lực có chất lượng không cao lại xảy ra tình trạng mất cânđối nghiêm trọng Cứ một cán bộ tốt nghiệp đại học thì có 1,16 cán bộ trungcấp và 0,92 công nhân kỹ thuật trong khi tỷ lệ này của thế giới là 1:4:10 Đâycũng là kết quả của việc định hướng và phân cấp giáo dục chưa tốt, dẫn đếntình trạng thừa thầy, thiếu thợ.
Trang 5Sự thay đổi về lượng sẽ dẫn đến sự thay đổi về chất, nhưng chất mới cóthể tốt hoặc không tốt bằng chất cũ Vấn đề đào tạo nguồn nhân lực cũng cầnđược xem xét trên góc độ này Không phải cứ đào tạo ồ ạt, đào tạo thật nhiềulà có thể nói chất lượng nguồn nhân lực nước ta đã được nâng cao, cái cầnđược quan tâm ở đây là cái chất lượng thực sự, cái chất mới tốt hơn và tiến bộhơn so với cái cũ.
3.Tư tưởng sai lệch trong đánh giá năng lực của con người
Tình trạng đánh giá khả năng, trình độ của mỗi cá nhân theo bằng cấpđã tạo nên những suy nghĩ lệch lạc về việc học, học là vì bằng cấp chứ khôngphải để nâng cao trình độ của chính bản thân mỗi cá nhân, dẫn đến mắc bệnhthành tích, bằng thật học giả Điều này là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cáckỹ sư, cử nhân của chúng ta ra trường mặc dù thành tích học tập khá nhưnglại không thể đáp ứng được nhu cầu công việc Nếu so sánh trình độ kỹ sư củanước ta với các nước có trình độ phát triển kinh tế tương đương thì rõ ràngvấn đề đào tạo kỹ sư, cử nhân của chúng ta cần xem xét lại rất nhiều.
Việc đánh giá khả năng, trình độ của mỗi cá nhân người lao động nhìnchung mang nhiều tính chất chủ quan của người đánh giá, tuy vậy việc đánhgiá cũng phải dựa trên cơ sở thực tiễn khách quan, theo những tiêu chí phíhợp với sự phát triển của xã hội, hay nói cách khác là cần có sự tôn trọng trithức khoa học trong việc đánh giá năng lực thực sự của người lao động, quađó có kế hoạch nâng cao trình độ người lao động, dần dần làm chủ tri thứckhoa học của nhân loại và không ngừng phát triển nó.
4.Chủ quan, nóng vội, quan liêu trong quá trình phát triển nguồn nhân lực
Không quan tâm và không kế thừa, phát huy những thành tựu giáo dụccủa nước ta đã tích lũy được trước đổi mới cũng như những thành tựu của thếgiới, không khai thác lợi thế nước đi sau, thậm chí ít nhiều hoang tưởng, duyý chí hoặc nhân danh phát huy sáng tạo đi tìm một con đường riêng, nhưngthực tế là lạc lõng.
Trang 6Các chính sách đào tạo nguồn nhân lực đôi khi không được sát với thựctế bởi lẽ người quản lý giáo dục nhiều khi lại không hiểu nhiều về giáo dục,dẫn đến đề xuất và tiến hành thực hiện các chủ trương, chính sách một cáchduy ý chí, không quan tâm đến các điều kiện thực tế khách quan.
Không lường đúng những khó khăn, mẫu thuẫn giữa một bên là khảnăng của nguồn lực và một bên là đòi hỏi của phát triển Không lường đúngnhững khó khăn, phức tạp rất đa dạng của lĩnh vực thiết yếu bậc nhất và vôcùng nhạy cảm này sẽ gặp phải trong quá trình thực hiện Không nhận thứchết được sự yếu kém trong việc tổ chức và quản lý việc phát triển nguồn nhânlực vì thế dẫn đến tình trạng thay đổi liên tục, thay đổi quá nhiều trong côngtác quản lý, thực hiện đào tạo con người mà không đem lại hiệu quả thực sự.
Tri thức, tầm nhìn và đạo đức nghề nghiệp của nhiều chuyên gia, nhàkhoa học được giao nhiệm vụ trực tiếp làm chính sách quốc gia về giáo dục –đào tạo – khoa học, của những người được trực tiếp giao nhiệm vụ lãnh đạovà quản lý lĩnh vực phát triển giáo dục và nguồn lực con người, nhìn chungtrình độ của đội ngũ này còn nhiều điểm cần bổ sung so với đòi hỏi của nhiệmvụ
Như vậy có thể kết luận rằng, chất lượng nguồn nhân lực hiện nay củanước ta về cơ bản cần được quan tâm phát triển hơn nữa mới có thể bắt kịptrình độ của thế giới và thực hiện thành công quá trình công nghiệp hoá, hiệnđại hoá đất nước.
IV.Xác định phương pháp luận mới trong định hướng phát triển nguồnnhân lực nước ta
Có người đã nhận xét: xây dựng được con người như thế nào thì sẽhình thành quốc gia và xã tắc như thế ấy Sự hưng thịnh của mỗi quốc gia phụthuộc vào chính con người của quốc gia đó Vì vậy mà vấn đề phát triểnnguồn nhân lực càng phải được chú trọng hơn bao giờ hết
1 Phát triển con người một cách toàn diện
Trang 7Phát triển nguồn lực con người không chỉ đơn thuần là phát triển vềtrình độ chuyên môn mà cần quan tâm tới việc phát triển con người một cáchtoàn diện Muốn vậy, một mặt cần tập trung nâng cao tình độ chuyên môn củangười lao động, một mặt phải thường xuyên và đổi mới môi trường kinh tế,chính trị, văn hoá, xã hội và gìn giữ môi trường tự nhiên của quốc gia.
Không thể quan niệm nguồn nhân lực với nghĩa là lực lượng lao độngchỉ bao gồm những người nông dân, công nhân lao động chân tay mà phảihiểu nguồn nhân lực là tổng thể tất cả mọi người thuộc mọi tầng lớp trong xãhội vì thế phát triển nguồn nhân lực đồng nghĩa với việc nâng cao trình độ, ýthức tự giác học tập, nghiên cứu của mỗi cá nhân trong xã hội Sự phát triểncủa mỗi cá nhân góp phần vào sự phát triển chung của nguồn nhân lực đấtnước nói riêng và trong sự nghiệp phát triển đất nước nói chung.
Chính sách về phát triển nguồn nhân lực, về phát huy và sử dụng conngười và người tài đòi hỏi phải gắn liền với việc đẩy mạnh đổi mới trên nhiềuphương diện – về lâu dài là đổi mới toàn diện cả thể chế và xã hội.
Phát triển nguồn nhân lực hiển nhiên đòi hỏi phải đồng thời đổi mớitriệt để toàn xã hội hướng thiện - theo những giá trị chân chính – để có mộtmôi trường xã hội trọng công bằng, kỷ cương, đạo đức; pháp luật được coilàm chuẩn mực; xã hội trở thành xã hội học tập, tức là muốn có nguồn nhânlực nào thì cũng phải đồng thời tạo ra môi trường ấy Một xã hội mà conngười coi việc nâng cao trình độ là quyền lợi và trách nhiệm của bản thân vớiđất nước, không chỉ đơn thuần vì lợi ích cá nhân mà còn vì lợi ích chung củatoàn xã hội.
2.Con người tự giác là yếu tố quyết định nhất thay đổi xã hội và quốc gia
Bất kỳ trong hoàn cảnh nói, ý chí phấn đấu vươn lên, tinh thần hamhọc, quyết tâm vượt qua khó khăn thử thách để học và học thành tài là vốnquý của quốc gia Tinh thần này, ý chí này cần được nâng niu, gìn giữ và pháthuy mạnh mẽ.
Trang 8Thay đổi cách nghĩ, quan niệm suy nghĩ lệch lạc về vấn đề học thức.Chống lại bệnh hình thức và thành tích chủ nghĩa.
Khi mà quá trình toàn cầu hoá đang diễn ra mạnh mẽ, việc phát triểnnguồn nhân lực không chỉ nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển đất nước mà cònphục vụ cho sự phát triển của toàn nhân loại
3.Phát triển nguồn nhân lực về thực chất là ngày càng phải làm tốt hơnviệc giải phóng con người
Để con người có thể phát huy được hết khả năng, giải phóng toàn bộsức mạnh góp phần xây dựng đất nước cần tập trung mọi trí tuệ và nguồn lựccho phát triển nguồn nhân lực, đồng thời thường xuyên cải thiện và đổi mớimôi trường kinh tế, chính trị, văn hoá, xã hội và gìn giữ môi trường tự nhiệncủa quốc gia.
Vấn đề lớn nhất đặt ra cho nước ta là ý chí phấn đấu với tất cả trí tuệ vànguồn lực trong tay cho phát triển nguồn nhân lực – ưu tiên hàng đầu củaquốc gia Xây dựng một thể chế chính trị và đời sống kinh tế - xã hội – vănhoá hướng vào phát huy những giá trị chân chính của con người, phát huy sựsáng tạo và kế thừa những thành tựu của nhân loại.
4.Nâng cao chất lượng đào tạo nguồn nhân lực đi đôi với mở rộng về sốlượng
Giáo dục là nhân tố quyết định tới chất lượng nguồn nhân lực của nướcta Sự phát triển ồ ạt theo số lượng về giáo dục ở nước ta đặt ra những vấn đềbất cân đối giữa chất lượng và số lượng, giữa các tầng lớp và các ngành nghề.
Vấn đề quan trọng hiện nay là nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, sốlượng lao động được đào tạo phải ngày một tăng nhưng đi đôi với nó là chấtlượng đào tạo cũng được nâng lên.
Làm thế nào để nâng cao chất lượng đào tạo giáo dục là điều cần đượccác cơ quan chức năng quan tâm Chúng ta cần nâng cao chất lượng đào tạongay từ các bậc tiểu học, trung học Không chỉ đạo tạo về các môn khoa họcmà cần giảng dạy về các vấn đề xã hội, làm thế nào để định hướng cho học
Trang 9sinh, sinh viên có thể lựa chọn được các nghề phù hợp, thông qua đó có thểphát huy hết khả năng của mỗi cá nhân, đóng góp vào sự phát triển của đấtnước
Đầu tư nâng cao chất lượng các cơ sở đào tạo qua đó nâng cao trình độhọc vấn, chuyên môn giúp cho người lao động có thể hoà nhập, nắm bắt côngviệc một cách nhanh chóng, đáp ứng được nhu cầu xã hội.
Đào tạo một con người toàn diện, giỏi về trình độ chuyên môn, nhưngcũng phải hiểu các vấn đề xã hội, có khả năng và trình độ ngoại ngữ để có thểgiao tiếp, học tập các kinh nghiệm của nước ngoài, tiếp thu nền văn minhnhân loại đã gây dựng trong suốt hàng ngàn năm lịch sử loài người.
Tóm lại, trong lĩnh vực đào tạo và phát triển nguồn nhân lực, đổi mới,cách gì đi nữa, thì vẫn cần tiếp tục duy trì sự phát triển năng động, ổn định vàcó chất lượng ngày càng tốt hơn của toàn bộ nền kinh tế.
5.Nhận thức về việc thực hiện quá trình phát triển nguồn nhân lực
Có thể không thể tạo ra một nguồn nhân lực được coi là có trình độ caotrong một sớm, một chiều mà cần có một thời gian nhất định nhưng vấn đề làcác cơ quan quản lý, các cấp lãnh đạo và ngay chính bản thân mỗi cá nhâncần có những nhận thức đúng đắn để xác định đúng hướng đi, xác định đượccái đích cần đạt đến rồi mới hoạch định ra những bước đi và những việc làmcụ thể, không thể thực hiện theo phương châm đến đâu làm đến đó, chắp nối,lắp ghép, vừa tốn kém cho của cải của xã hội vừa không đem lại hiệu quả nhưmong muốn.
Căn cứ vào thực tế, khả năng cho phép làm đến đâu ta làm đến đấy, cáigì có thể bỏ qua mà không ảnh hưởng đến mục tiêu chung thì có thể bỏ qua,nhưng không vì thế mà nóng vội, chủ quan, thực hiện trái với sự tuần tự củaquy luật khách quan.
Điểm lại vấn đề phát triển giáo dục – nhân tố quyết định đến việc pháttriển nguồn nhân lực quốc gia - sau hơn 20 năm đất nước thực hiện đổi mới,
Trang 10ta, đó có thể là sự thay đổi một phần, trong một cấp học hay trong một phầnchương trình học, hoặc thay đổi toàn bộ chương trình đào tạo nhưng kết cụccuối cùng là giáo dục nước ta đang gặp phải những vấn đề hết sức khó khănnhư chất lượng đào tạo không cao, nạn tiêu cực trong thi cử, chương trình họcchưa đáp ứng được nhu cầu của xã hội, sự mất cân đối trong các nghành nghề,trong cơ cấu lao động… Đã đến lúc không chỉ các cơ quan chức năng, màtoàn xã hội phải thay đổi cách nhìn về vấn đề giáo dục – đào tạo, chỉ có nhưthế mới có thể khắc phục được những khó khăn, những vấn đề vướng mắctrong suốt những năm qua.
6.Giáo dục là quốc sách hàng đầu
Đây là vấn đề đã được nhắc đến trong các văn kiện Đại hội Đảng củanước ta và thực tế là Nhà nước đã đầu tư rất lớn cho giáo dục – đào tạo Giáodục có ảnh hưởng rất to lớn đến nhận thức, suy nghĩ của xã hội, chỉ có thựchiện tốt công tác giáo dục mới có thể có một xã hội phát triển và giữ được bảnsắc dân tộc.
Vấn đề là làm thế nào để thực hiện có hiệu quả chủ trương mà Nhànước đã đưa ra Các vấn đề về giáo dục cần được đưa ra bàn luận, xin ý kiếnrông rãi của công chúng, thông qua những ý kiến đóng góp đó tập hợp lại rồiHội đồng giáo dục Quốc gia có những quyết sách hợp lý, đem lại hiệu quảcao.
Sẵn sàng thay đổi những vấn đề chưa hợp lý để giáo dục thực sự đemlại hiệu quả.
7 Tư tưởng về chiến lược “trăm năm trồng người” của Hồ Chí Minh, một vấn đề cần nghiên cứu và phát triển
Quan điểm “trồng người” của Hồ Chí Minh là một quan điểm rất toàndiện và linh hoạt, theo Người trong thời kỳ xây dựng Xã hội chủ nghĩa cầnxây dựng con người có những yếu tố sau:
- Có đạo đức cách mạng cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, khôngtham ô, lãng phí, quan liêu, có ý thức làm chủ và tinh thần tập thể
- Có ý chí học hỏi, không ngừng vươn lên làm chủ những thành tựu vănhoá, khoa học - kỹ thuật, những hiểu biết mới của thời đại