Luận văn Khảo sát đặc điểm ngôn ngữ Trần Dần trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn có thể góp thêm ngữ liệu cho việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của một tác giả cụ thể nói riêng, đặc điểm của ngôn ngữ văn chương nói chung. Trong một chừng mực nhất định, luận văn có thể được vận dụng vào việc dạy và học về ngôn ngữ văn chương.
Trang 1
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH
Phan Duy Khôi
KHAO SAT DAC DIEM NGON NGU TRAN DAN
TRONG TIEU THUYET
“NHUNG NGA TU VA NHUNG COT DEN”
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
2013 | PDF | 96 Pages
buihuuhanh@gmail.com
"Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 2
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH
Phan Duy Khôi
KHAO SAT DAC DIEM NGON NGU TRAN DAN
TRONG TIEU THUYET
“NHUNG NGA TU VA NHUNG COT DEN”
Chuyên ngành : Ngôn ngữ học
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HOC:
PGS TS Dư Ngọc Ngân
"Thành phố Hồ Chí Minh - 2013
Trang 3
LOI CAM DOAN
Tôi xin cam đoan, đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng công bố trong bắt kì
công trình nào khác
Tác giả
Phan Duy Khôi
Trang 4LOI CAM ON
Để hoàn thành luận văn này, tôi xin gửi lời cảm ơn đến:
+ PGS.TS Dư Ngọc Ngân, người trực tiếp và tận tình hướng dẫn khoa học cho
tôi Tôi xin gửi đến cô lời tri ân và biết ơn chân thành, sâu sắc nhất
+ Trường Đại học Sư phạm thành phó Hồ Chí Minh, Khoa Ngữ văn, Phong Sau
Đại học đã tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn này
TPHCM, ngày 30 tháng 9 năm 2013
Người viết luận văn
Phan Duy Khôi
Trang 5ối tượng và phạm vi nghiên cứt
1.2 Tác giả Trần Dần và tiểu thuyết Những ngã tr và những cột đèn
CHƯƠNG 2: ĐẶC ĐIỂM SỬ DỤNG TỪ NGỮ CỦA TRÀN DÀN TRONG
CHUONG 3: BAC DIEM SU DUNG CAU VA LIEN KET VAN BAN CUA
lện pháp tu từ
3
Trang 63.1.1 Câu đơn hai thành phần s1
Trang 7MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Van hoc là nghệ thuật ngôn từ, do vậy, nghiên cứu mặt ngôn ngữ của một tác
phẩm văn học là việc làm cần thiết và quan trọng để định hình giá trị của tác phẩm
văn học nói riêng, phong cách nhà văn nói chung Qua việc nghiên cứu đặc điểm sử
dụng ngôn ngữ của một tác giả, ta có thê nhận ra phong cách, dấu ấn riêng của tác giả
đó trong tiến trình văn học của thời đại Đồng thời, kết quả nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ học có thể góp phần vào việc tìm hiểu, giảng dạy tác phẩm
văn học Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp trong một bài viết đã nhận định:
“Không nghiên cứu ngôn ngữ là bỏ qua mặt quan trọng của tác giả với tư cách là
pl
nghệ sĩ của một loại hình nghệ thuật riêng biét”' Chinh vi vay, viée nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc nhìn ngôn ngữ học càng ngày càng thu hút sự quan tâm của giới nghiên cứu Việt ngữ học
Trong xu hướng đó, chúng tôi chọn thực hiện đề tài nghiên cứu ngôn ngữ của
tác giả Trần Dần thê hiện trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn Đây là
một tác giả đặc biệt của văn học hiện đại Việt Nam Dấu ấn của ông trước hết nằm ở
chủ nghĩa tượng trưng của nhóm thơ Đạ Đài trong giai đoạn kháng chiến chống Pháp; về sau, ông có những bước thể nghiệm trong lĩnh vực truyện và tiểu thuyết Song ở lĩnh vực nào, Trần Dần cũng có những cuộc bứt phá khỏi những đường biên,
giới hạn quen thuộc, để kiếm tìm những chân trời mới, lạ hơn, độc đáo hơn trong cả nội dung lẫn nghệ thuật Khi tác phẩm được xuất bản, người đọc nhận thấy văn phong
Trần Dần hết sức mới lạ, nhưng đồng thời đó cũng là một thách thức vô cùng khó
khăn đòi hỏi phải được giải mã thấu đáo
Về Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần, ngay khi xuất hiện trước công chúng năm 2011, tác phẩm đã đón nhận sự tán thưởng không chỉ vì một cốt
tiểu thuyết giả trinh thám mới lạ, kĩ thuật tự sự đa chủ thể độc đáo v.v ở góc
in Đăng Điệp (19921 Nguyên Hồng — cát bụi và ảnh sáng;NXB Hội Nhà văn
ình Lại Nguyên Ân trên báo Tuổi Trẻ, số ra ngày 07/01/2011, bài viết “Tôi thán phục tiểu
5
Trang 8so với thời đại mà tác phẩm được viết (năm 1966, chỉnh sửa bản thảo năm 1989), thì
Những ngã tư và những cột đèn đã có một bước cách tân rất lớn, và rất mới về khía
cạnh ngôn từ, khiến cho người đọc không khỏi ngạc nhiên và khâm phục ngôn ngữ
của một nhà thơ viết tiểu thuyết như Trần Dần Do đó, chúng tôi thực hiện đề tài này
với mong muốn góp thêm một cách nhìn từ hướng nghiên cứu ngôn ngữ học để có cơ
sở nhận biết, đánh giá những đặc điểm ngôn ngữ nỗi bật trong ngôn ngữ tiểu thuyết
Trần Dần, qua đó, bước đầu nhận diện phong cách nghệ thuật của
- Về thực tiễn: Luận văn có thể góp thêm ngữ liệu cho việc nghiên cứu đặc
điểm ngôn ngữ của một tác gia cụ thể nói riêng, đặc điểm của ngôn ngữ văn chương,
nói chung Trong một chừng mực nhất định, luận văn có thê được vận dụng vào việc
dạy và học về ngôn ngữ văn chương
3 Lịch sử vấn đề
Trong những năm gan đây, khuynh hướng tìm hiểu, nghiên cứu tác phẩm văn học từ góc độ ngôn ngữ học ngày càng được chú trọng Đặc điểm ngôn ngữ của nhiều tác gia cùng tac phim đã được nghiên cứu chỉ tiết trên các bình diện ngữ âm, ngữ nghĩa, ngữ pháp và văn bản (diễn ngôn) trong nhiều công trình nghiên cứu về ngôn
ngữ học, đặc biệt là luận văn thạc sĩ và luận án tiến sĩ Những công trình ấy, có thể
được triển khai theo hướng nghiên cứu từng hiện tượng ngôn ngữ đơn lẻ, hoặc nghiên
cứu tổng hợp các bình diện của ngôn ngữ trong tác phẩm, cũng đều có đóng góp vào
việc xác định phong cách của một nhà văn
6
Trang 9Vé việc nghiên cứu một hiện tượng ngôn ngữ đơn lẻ, có thê kể đến công trình
luận văn của Nguyễn Văn Hương: “Vai trò của hư từ trong việc hình thành hàm ý trong ngôn ngữ Nguyễn Công Hoan” Bằng việc miêu tả, phân tích cách sử dụng một
hiện tượng ngôn ngữ cụ thẻ, đó là hư từ trong tập N/gựa người và người ngựa, nêu lên
một số cơ chế sử dụng hư từ đề hình thành hàm ý mà Nguyễn Công Hoan đã thê hiện
trong tác phẩm, tác giả Nguyễn Văn Hương đã xác định rõ vai trò, tác dụng của hư từ
trong việc hình thành hàm ý, góp phần nhận định về phong cách ngôn ngữ của nhà văn Nguyễn Công Hoan Đồng thời, qua luận văn, tác giả đã kiểm chứng một giả thuyết: không thể tập hợp và miêu tả các hư từ cụ thể đề vạch ra ranh giới ý nghĩa mà
bản thân các hư từ đó thể hiện, mà hướng chủ yếu nên làm là phải tập hợp những câu, đoản ngữ có sử dụng các hư từ để khảo sát và vạch ra vai trò, tác dụng của các hư từ
đó
Cũng nghiên cứu một đơn vị ngôn ngữ trong tác phẩm văn học cụ thẻ, tác giả Nguyễn Thị Nguyệt Minh chú ý tìm hiểu lớp từ ghép đẳng lập trong Truyện Kiểu với luận văn thạc sĩ “Đặc điểm ngữ nghĩa - ngữ pháp của lớp từ ghép đẳng lập trong
Truyện Kiằu” Luận văn đã đi sâu vào việc khảo sát, phân tích, lý giải các đặc điểm
về mặt ngữ nghĩa của lớp từ ghép đăng lập trong hoạt động của chúng như nghĩa đen, nghĩa bóng, nghĩa khái quát; các đặc điểm về mặt ngữ pháp của chúng như cấu tạo, khả năng kết hợp, khả năng làm thành phần nòng cốt trong tô chức câu
Một công trình khác khẳng định vị trí của nghiên cứu ngôn ngữ trong việc tìm hiểu tác phẩm và phong cách tác giả, đó là luận văn thạc sĩ “Lời văn nghệ thuật của
Nguyên Hồng” của tác giả Lê Hồng My Trong đó, tác giả đã tìm hiểu lời văn nghệ
thuật Nguyên Hồng dựa trên sự vận dụng các khả năng và phương tiện diễn đạt của ngôn ngữ toàn dân, thuộc về bình diện ngữ âm (hiệp vần, thanh điệu), hay bình diện
từ vựng (thực từ, hư từ ), các phương tiện và biện pháp tu từ (nhân hoá, so sánh, tượng trưng, liệt kê, trùng điệp ), bình diện cú pháp (câu đơn, câu phức, câu rút gọn, câu đặc biệt ) mà Nguyên Hồng sử dụng trong các sáng tác của mình Đóng góp của luận văn là đã chỉ ra vai trò quan trọng của các hiện tượng ngôn ngữ trong việc diễn
tả, thể hiện tư tưởng của nhà văn Tác giả Lê Hồng My đánh giá: “Sử dụng đậm đặc
từ láy, thán từ, hô ngữ, từ ngữ miêu tả cảm giác cực mạnh, kiểu câu dài chồng chất
7
Trang 10điệp từ, điệp ngữ và các yếu tố liệt kê, lời văn dồn đập câu cảm thán, câu hỏi tu từ, tác giả vừa cụ thê hoá đối tượng, vừa thể hiện trực tiếp thái độ với hiện thực và hiệu
quả nhất là bộc lộ trạng thái sôi nổi, mãnh liệt của cảm xúc” [39, tr 186]
Trên đây là một số công trình đứng từ góc độ ngôn ngữ học nghiên cứu đặc
điểm ngôn ngữ của những tác phẩm văn học cụ thể Đối với tác phẩm Những ngã tư
và những cột đèn của Trần Dần, theo hiểu biết có phần hạn hẹp của người viết, tính
đến nay, hầu như chưa có một công trình nào nghiên cứu ngôn ngữ của tác phẩm như một đối tượng riêng biệt, các công trình chủ yếu đều đứng trên góc độ nghiên cứu văn học Điều này một phần là do tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn được hoàn
thành bản thảo vào năm 1966, và phải đến gần nửa thế kỉ sau, năm 2011, mới được in
thành sách để phổ biến rộng rãi Chính vì một khoảng thời gian xuất hiện khá ngắn
như vậy, ma tac phâm vẫn đang trên con đường khẳng định giá trị nội tại của nó Các
công trình nghiên cứu về Những ngã tr và những cột đèn, chủ yêu là các bài viết
phỏng vấn, cảm nhận trên một số báo, hoặc một số bài viết tham dự các hội thảo, và
hầu hết các công trình này đều đứng từ góc độ văn học để tìm hiểu tác phâm của Trần
Dần, trong đó, có một số chỉ tiết bàn về khía cạnh ngôn ngữ của tác phẩm
Trước hết có thể kể đến bài viết của tác giả Nguyễn Thành Thi trong bài viết
“Tiếng nói của cái tôi bị chấn thương và tính khả dụng của yếu tố nhật ký, trinh thám trong tiểu thuyết” in trong kỷ yếu Những lằn ranh văn học năm 2011, Khoa Ngữ Văn trường Đại học Sư phạm Tp Hồ Chí Minh Tác giả đã đứng trên quan điểm mảng văn học chấn thương đễ nghiên cứu một bức tranh sinh động về con người trong
trạng thái chấn thương tỉnh thần, đối diện với những va đập của thời cuộc Khía cạnh
ngôn ngữ của tác phẩm đã được người viết quan sát từ góc độ diễn ngôn mang đậm tính chủ thể và sắc thái hiện chứng/ chấn thương đặc trưng của mảng văn học này,
đồng thời, dựa theo yếu tổ thể loại, người viết đã phát hiện ra hình thức trần thuật của
tác phẩm, đó là lối trần thuật song chiếu: dịch chuyên, chồng lấn và hòa phối diễn
ngôn Tuy nhiên, bai viết mới chỉ dừng ở lại ở việc đưa ra một hướng đi phân tích
ngôn ngữ trần thuật, chứ chưa đi sâu, trình bày cụ thể về nó
Cũng trong kỷ yếu của hội thảo Những lằn ranh văn học năm 2011, tác giả
Phạm Thị Phương có bài viết “Cuộc vượt biên hệ hình nghệ thuật hiện thực xã hội
Trang 11chủ nhĩa của Trần Dần trong những tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn” Tác giả đã dành một dung lượng đáng ké của bài nghiên cứu để phân tích nét đặc sắc trong lĩnh vực ngôn ngữ của Trần Dần, trong sự so sánh với chuẩn mực ngôn ngữ
thuộc hệ hình văn nghệ đương thời, để khăng định Trần Dần đã thực sự đưa ngôn ngữ
văn xuôi hư cấu vào một cuộc thử nghiệm lạ lùng Trong đó, tác giả đã phân tích cái
mới lạ trong hình thức trình bày văn bản nhằm đạt được ấn tượng về hình và âm của
ngôn ngữ; phân tích phép t từ của dấu câu đê chuyên tải những khoảng lặng và nhạc điệu của một tâm trạng ngôn ngang, hoang mang; phân tích một số phép tu từ như
phép lặp cấu trúc câu để tạo những vọng âm xuyên suốt tác phẩm
Ngoài ra, còn có đề tài luận văn thạc sĩ “Một số cách tân trong thi pháp tiểu
thuyết Những ngã tư và những cột đèn” của thạc sĩ Nguyễn Lê Hoa thực hiện năm
2012 tại Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn Hà Nội Nội dung chủ yếu là
đưa ra cách nhìn toàn điện hơn về vai trò, vị trí và những đóng góp của Trần Dần
trong việc cách tân, đổi mới thi pháp tiểu thuyết Việt Nam nói riêng và văn học Việt
Nam hiện đại nói chung
Như vậy, có thê thấy các công trình đã dẫn trên đây về Những ngã tư và những
cột đèn đều đứng từ góc độ văn học, chưa có công trình nào tìm hiểu ngôn ngữ tiểu thuyết như một đối tượng nghiên cứu độc lập từ góc độ ngôn ngữ học Và đó cũng
chính là một trong những lí do thúc đẩy chúng tôi thực hiện luận văn này
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là những đặc điểm ngôn ngữ của nhà văn Trần Dần, được thê hiện trực tiếp trong tiêu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
Chúng tôi sẽ đi sâu vào khảo sát đặc điểm ngôn ngữ trên các bình diện: từ vựng - ngữ
nghĩa, ngữ pháp, và liên kết văn bản
Khi nghiên cứu, chúng tôi có tiến hành so sánh đối chiếu ở quy mô nhỏ đặc điểm ngôn ngữ của tác giả Trần Dần với một số tác giả khác, nhằm làm nỗi bật nét đặc sắc của ngôn ngữ trong tiêu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
'Văn bản chính để chúng tôi khảo sát thực hiện luận văn này là bản in Những
ngã tr và những cột đèn năm 2011 của nhà xuất bản Nhã Nam, TP Hồ Chí Minh
Trang 125 Phương pháp nghiên cứu
Ngoài những phương pháp nghiên cứu khoa học chung, luận văn chủ yếu sử dụng các phương pháp, thủ pháp nghiên cứu sau:
- Phương pháp thống kê ngôn ngữ học: dùng đề xác định tần suất xuất hiện của những yếu tố ngôn ngữ, cấu trúc ngôn ngữ đặc trưng, chẳng hạn như các phép tu từ,
các cầu trúc câu, cấu trúc lặp v.v để phân loại và nghiên cứu
- Phương pháp miêu tả: dùng để phân tích, diễn giải, chỉ ra các đặc điểm đáng chú ý trong ngôn ngữ tiểu thuyết của Trần Dần
- Phương pháp phân tích - tổng hợp: dùng đẻ phân tích những hiện tượng ngôn ngữ được tác giả Trần Dần sử dụng trong tiêu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
và từ đó bước đầu khái quát những kết quả mà việc nghiên cứu đạt được
6 Cấu trúc luận văn
Ngoài phần Mở đầu và Kết luận, phần nội dụng chính của luận văn “Khảo sát
đặc điểm ngôn ngữ Trần Dần trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn” có cầu trúc như sau:
Chuong 1 NHUNG VAN DE CHUNG
Trong chương nay, chúng tôi kế thừa những quan niệm chung nhất về thể loại tiểu thuyết và đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết đứng từ góc độ ngôn ngữ học Đồng thời, chương 1 cũng trình bày một số nét sơ lược về phong cách nhà văn Trần Dan dé
Trong chương này, chúng tôi khảo sát ngôn ngữ tiểu thuyết Trần Dân trên bình
diện từ vựng Luận văn tiến hành thống kê, miêu tả và rút ra nhận xét về những lớp từ
ngữ có hình thức chữ viết và ngữ nghĩa đặc biệt như lớp từ bị thay đổi hình thức chữ
Trang 13Trong chương này chúng tôi sẽ tìm hiểu đặc điểm ngôn ngữ của tác giả trên bình diện ngữ pháp, ở cấp độ ngữ và cấp độ câu, về hình thức cũng như cấu tạo bên
trong của câu Sau đó, chúng tôi tiến hành khảo sát và chỉ ra một số đặc điểm trong việc tổ chức văn bản tiểu thuyết, thể hiện trong các mối liên kết chủ đề và liên kết
logic
1
Trang 14CHUONG 1: NHUNG VAN DE CHUNG
1.1 Tiểu thuyết và ngôn ngữ tiểu thuyết
1.1.1 Khái niệm tiểu thuyết
Công trình này của chúng tôi xuất phát từ góc độ nghiên cứu ngôn ngữ học, tuy
nhiên, vì nghiên cứu một tác phẩm văn học cụ thể, nên trước hết chúng tôi sẽ trình bay sơ lược, không đi quá sâu, một số khái niệm lý luận liên quan đến đặc trưng thể loại làm nền tảng để triển khai những vấn đề chính của luận văn
Theo Từ điển thuật ngữ văn học của các tác giả Lê Bá Hán — Trần Đình Sử —
Nguyễn Khắc Phi, tiểu thuyết là “tác phẩm tự sự cỡ lớn có khả năng phản ánh hiện thực đời sống ở mọi giới hạn không gian và thời gian Tiểu thuyết có thể phản ánh số
phận của nhiều cuộc đời, những bức tranh phong tục, đạo đức xã hội, miêu tả các
điều kiện sinh hoạt giai cấp, tái hiện nhiều tính cách đa dạng” [23, tr 328] Còn tác
giả Nguyễn Thái Hòa định nghĩa tiểu thuyết: “Là thể loại văn xuôi tự sự, thường có
cốt truyện, nhân vật, có cả chỉ tiết thực và hư cầu, do hành động kể lại, trần thuật một
loại hình không bị hạn chế về độ dài, không bị hạn chế về thời gian và không gian.” [31, tr 229], và “là một phương tiện sáng tạo nghệ thuật có tính thông tin phổ cập,
nhờ đó con người hiểu biết và khám phá thế giới nội tâm quá khứ cũng như hiện tại,
dự kiến thời tương lai, đáp ứng nhu cầu hiểu biết của con người.” [3I, tr 229]
Tiểu thuyết ra đời khi xã hội cỗ đại tan rã, làm cho nền văn học cô đại, vốn thường
xoay quanh cái tôi anh hùng chi phối cộng đồng (sử thi), phải nhường chỗ cho nền
văn học mới, trong đó, con người cá nhân không còn cảm thấy lợi ích và nguyện
vọng của mình gắn liền với cộng đồng, xã hội, mà họ đối diện với những vấn đề đời
sống mang tính riêng tư Chính vì vậy, có thể nói đặc điểm thứ nhất của tiểu thuyết
chính là tính đời tư Sự trần thuật tập trung vào số phận một cá nhân, vào đời sống
riêng của cá nhân đó trong quá trình hình thành và phát triển của nó
Đặc điểm thứ hai của tiểu thuyết chính là chất văn xuôi Tiểu thuyết phản ánh
hiện thực một cách trọn vẹn, đề rồi tái hiện chúng trong một thể thống nhất với tính thâm mĩ, giúp tác phẩm thê hiện đến thấu đáo và tinh tế sự phức tạp, đa dạng của hiện thực đời sống Tiểu thuyết tái hiện cuộc sống mà không thi vị hóa, không lang man
12
Trang 15hóa nó, mà cuộc sống đi vào tiểu thuyết với đầy đủ những yếu tố bề bộn của cuộc
đời, bao gồm cả cái cao cả lẫn tầm thường, nghiêm túc và buồn cười, bi và hài, cái
lớn và cái nhỏ,
Đặc điểm thứ ba của tiêu thuyết nằm ở nhân vật, đó là con người nếm trải, tư duy, chịu khổ đau, dẫn vặt, chứ không chỉ đơn giản là con người hành động như trong
các thể loại tự sự khác (nhân vật sử thi, kịch) Tiểu thuyết miêu tả con người trong
hoàn cảnh, không tách nó khỏi hoàn cảnh, nhân vật như một con người đang trưởng
thành, chịu tác động và biến đôi do cuộc đời
Tiểu thuyết không chỉ đưa ra một hệ thống cốt truyện hay tính cách nhân vật
chung chung, mà nó quan tâm đặc biệt đến sự suy tư của nhân vật về thế giới, về đời người, về diễn biến tâm lí, tình cảm , hay nói chung, là về sự tồn tại của con người
trong thé giới
Cuối cùng, tiểu thuyết xóa bỏ khoảng cách giữa người trần thuật và nội dung
trần thuật, hướng đến miêu tả hiện thực như cái hiện tại đương thời của người trần
thuật Tiểu thuyết cho phép người trần thuật tiếp xúc, nhìn nhận các nhân vật
cách gần gũi như những người bình thường, hiểu nhân vật bằng kinh nghiệm của
mình Nó cho phép người trần thuật có thể có thái độ thân mật, sung sã với nhân vật
Tiểu thuyết hấp thu mọi loại lời nói khác nhau của đời sống, san bằng ngăn cách lời
trong văn học và ngoài văn học
Căn cứ vào nội dung và hình thức nỗi bật của tác phẩm, thì tiểu thuyết có thể
phân loại thành tiểu thuyết chương hồi, tiểu thuyết đa thanh, tiểu thuyết hiệp sĩ, thuyết sử thi, tiểu thuyết tâm lí, v.v Ở đây, chúng tôi muốn nhắc đến đặc trưng của một thê loại tiểu thuyết đặc biệt, do có liên quan trực tiếp đến tác phâm Những ngã tr
và những cột đèn, đó là tiêu thuyết trinh thám
Tiểu thuyết trinh thám ngoài việc có các đặc điểm tiêu thuyết như đã nêu ở
trên, còn có những đặc điểm riêng về nhân vật, cốt truyện Nhân vật chính luôn là
người đi tìm kiếm sự thật, khám phá cái bí mật còn nằm trong bóng tối Tiểu thuyết
trinh thám, về cơ bản, là viết về tội phạm, về vụ án Cốt truyện của tiêu thuyết trinh
thám được giữ bí mật đến cùng, chỉ mở ra ở cuối tác phâm đề tạo nên sự hấp dẫn,
13
Trang 16buộc người đọc phải luôn ở trong trạng thái căng thẳng Tiểu thuyết trinh thám đích
thực phải đưa các tình tiết điều tra vụ án lên bình diện thứ nhất của nội dung
Đến đây, chúng tôi thấy rằng, tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn mang
khá nhiều đặc điểm của thể loại tiểu thuyết trinh thám Vụ án dùng dé dẫn dắt cốt truyện là vụ nỗ súng trong vườn nhà nhân vật Dưỡng, câu hỏi đặt ra từ đầu tác phẩm
là: “Ai là người nỗ súng” Nhân vật Dưỡng phải đóng vai thám tử suốt mạch truyện
để minh oan cho mình Tuy nhiên, tác phâm chưa thực sự là tiểu thuyết trinh thám,
mà chính xác hơn, là nó đã mượn hình thức trinh thám để phát triển Bởi, cho đến
cuối cùng, câu hỏi “Ai là người nỗ súng?” vẫn chưa được lí giải, nó lắp lửng, bỏ ngỏ
đó như một sự thật đở dang Hơn nữa, có thể nhận thấy, câu hỏi lớn nhất mà tác giả Trần Dần đặt ra cho tác phâm không phải là “Ai?”, mà là “Kẻ giấu mặt thuộc hạng người nào?”, hay “Điều gì mới thực sự đẩy con người vào bi kịch?” Như vậy, tác
phẩm Những ngã tư và những cột đèn có thê được tạm xem là một dạng tiểu thuyết
“gid trình thám” để tạo một mạch phát triển cho cót truyện của mình
1.1.2 Ngôn ngữ tiểu thuyết
Tác phẩm văn học có chất liệu chính là ngôn từ nghệ thuật, đó là loại hình
ngôn ngữ dùng để biểu đạt nội dung hình tượng của các tác phẩm ngôn từ Ngôn từ
nghệ thuật — còn gọi là ngôn ngữ văn chương, ngôn ngữ nghệ thuật — xuất phát từ ngôn ngữ toàn dân, tức là chung vốn từ vựng, ngữ pháp, nhưng được chỉnh lí, lựa
chọn đề tạo ra tính thâm mĩ, phục vụ trực tiếp và cụ thể cho ý đồ của tác giả, phản ánh đời sống, tâm tư, tình cảm và tác động thẩm mĩ đến người đọc Đối với tác phẩm văn học, hiểu được ngôn từ chưa phải là đã hiểu được nội dung, mà từ ngôn từ nghệ thuật đó nhận biết được hình tượng văn học thì mới có thể hiểu được nội dung định
nói của tác phẩm
Theo tác giả Cù Đình Tú, đặc điểm nỗi bật về mặt chức năng của ngôn ngữ văn
chương là chức năng thẩm mĩ, “thể hiện trước hết ở mối quan hệ gắn bó xương thịt
của nó đối với hình tượng văn học.” [56, tr 176] Tác giả Nguyễn Thái Hòa cũng xác
định: “Theo quan điểm của trường phái ngôn ngữ - xã hội học Xô viết thì ngôn ngữ
nghệ thuật dùng trong các văn bản nghệ thuật có chức năng thẩm mĩ, tức là đáp ứng
nhu cầu thẩm mĩ của con người bằng chính ngôn ngữ.” [31, tr 152], và “cũng do yêu
14
Trang 17cầu thâm mĩ mà ngôn ngữ nghệ thuật mang tính nghệ thuật và trở thành tinh hoa của
ngôn ngữ, tức là ngôn ngữ mang giá trị thẳm mĩ so với các loại ngôn ngữ phi nghệ thuật khác.” [31, tr 153] Ngôn ngữ nghệ thuật phải đảm bảo tính chính xác, hàm súc, tính đa nghĩa, tính tạo hình, tính biểu cảm, để từ đó, hình thành chức năng trung tâm
của ngôn từ nghệ thuật là xây dựng hình tượng văn học Do vậy, “về cơ bản ngôn ngữ
văn chương phải là ngôn ngữ tạo hình, ngôn ngữ biểu cảm, một thứ ngôn ngữ có giá trị biểu trưng vô cùng lớn lao.” [56, tr 177]
Đặc điểm thứ hai của ngôn ngữ tiểu thuyết, theo tác giả Nguyễn Thái Hòa, là
“Phối hợp giữa đối thoại và độc thoại, tức là phối hợp giữa Mimesis và Diegesis là đặc trưng của ngôn ngữ tiểu thuyết.” [31, tr 120] Đối thoại là một trong các dạng
thức của lời nói trong đó có sự hiện diện của người nói và người nghe và mỗi phát
ngôn đều trực tiếp hướng đến người tiếp chuyện và xoay quanh một chủ đề hạn chế
của cuộc đối thoại Ngôn ngữ đối thoại thường ngắn gọn, sử dụng những kết cấu cú
pháp đơn giản Trong khi đó, độc thoại là sự thể hiện lời nói trước hết hướng tới bản
thân mình mà không tính đến phản ứng của người đối thoại Độc thoại thường được
tổ chức bằng một cấu tạo cú pháp phức tạp hơn và thẻ hiện nội dung theo chủ đề rộng hon so với đối thoại Với dung lượng lớn của thê loại tiểu thuyết, ngôn ngữ trong tiểu thuyết có sự phối hợp giữa ngôn ngữ kể và tả, tường thuật và hư cấu, độc thoại và đối
thoại, nó trở thành một phạm trù nghệ thuật khám phá xã hội và thế giới nội tâm con người
Đặc điểm thứ ba của ngôn ngữ văn chương nói chung, ngôn ngữ tiểu thuyết nói riêng, là nó dung nạp tất cả những gì tồn tại trong lời nói có thực của đời sống:
“Trong ngôn ngữ văn chương ta thấy có bóng dáng của tiếng nói sinh động hằng ngày, chúng ta thấy có bóng dáng của các phong cách khác của tiếng Việt như ngôn
ngữ khoa học, ngôn ngữ chính luận, ngôn ngữ hành chính và chúng ta cũng lại gặp cả những phương tiện ngôn ngữ chưa từng thấy trong các phong cách này.” [56, tr 181]
Là thể loại tự sự có quy mô lớn, tiểu thuyết lại càng đễ dàng vận dụng tắt cả các dạng
thức ngôn ngữ tự nhiên, tái hiện lại dưới dạng ngôn ngữ người trần thuật và ngôn ngữ
nhân vật Bởi vậy, trong ngôn ngữ tiểu thuyết, tác giả có thể sử dụng rất nhiều lớp từ ngữ: phương ngữ, biệt ngữ, lớp từ riêng mang phong cách cá nhân; nhiều kiểu câu:
15
Trang 18câu đơn, câu ghép, câu tỉnh lược, câu đặc biệt; nhiều kiểu tổ chức văn bản, tô chức theo chủ đề, hay theo dong ý thức,v.v Thậm chí là nó có thể vận dụng cả những
phương tiện ngôn từ ở dạng tiềm năng, chưa từng xuất hiện trong bất kì phong cách nào Chính đặc điểm này khiến ngôn ngữ văn chương trở nên đa dạng, phong phú và luôn luôn mới lạ Tất nhiên, nói rằng văn chương có thẻ dễ dàng dung nạp ngôn ngữ
tự nhiên không có nghĩa là dễ dãi, tùy tiện, mà ngôn ngữ ấy phải đảm bảo tính thẩm
mĩ khi trở thành ngôn từ nghệ thuật, hoặc phải góp phần thể hiện chủ đề, tư tưởng của
nhà văn, hoặc gây ấn tượng thẩm mĩ nhất định đến người đọc
Theo tác giả Cù Đình Tú, một đặc điểm rất đáng chú ý khác của ngôn ngữ văn
chương là việc nó tồn tại trong cả hai dạng chữ viết (viết) và âm thanh (đọc) Đặc điểm này không chỉ tồn tại ở thơ, vốn được xây dựng trên cơ sở hài hòa vần — nhịp,
mà còn tồn tại ở các tác phẩm tự sự như tiểu thuyết, truyện ngắn “Khi xem bằng mắt
thì theo thói quen tri giác chữ viết — âm thanh trong đầu óc ta, các hình ảnh âm thanh
vẫn hiện ra ở những mức độ nhanh chậm khác nhau tùy thuộc vào cá nhân người
xem Kể cả với văn xuôi, người đọc cũng vẫn có nhu cầu thâm mĩ về âm thanh.” [56,
tr 185] Chính vì vậy, việc vận dụng một hình thức chữ viết mới để cấu tạo từ, hay
việc tổ chức chuỗi từ ngữ với dụng ý ngữ âm cu thé sé tao ra những ấn tượng tiếp
nhận hình tượng văn học mới lạ cho người đọc
Một điểm đáng lưu ý, do tiểu thuyết phản ánh cuộc sống, nên ngôn ngữ tiểu thuyết cũng vận động không ngừng cùng với sự thay đổi của cuộc sống Tùy thuộc vào thời đại mà tác phẩm ra đời, ngôn ngữ tiểu thuyết cũng có sự thay đổi đáng kể
Chẳng hạn ở thời kì văn học trung đại Việt Nam, ngôn ngữ của một số tác phẩm tự sự
mang dấu hiệu tiểu thuyết có đặc điểm chung là tính trang nhã Điều này, có thể thấy trong một số tác phẩm tiêu biểu như tiểu thuyết chương hồi #'oàng Lê nhất thống chi của Ngô gia văn phái, hay Thượng kinh kí sự của Lê Hữu Trác Đến những năm đầu
thế kỉ XX, tiểu thuyết hiện đại Việt Nam hình thành với những đặc trưng ngôn ngữ
mang tính hiện thực cao độ, gần gũi và gắn liền với đời sống hơn
1.2 Tác giả Trần Dần và tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
1.2.1 Tác giả Trần Dần
16
Trang 19Tran Dan tên thật là Trần Văn Dần (23/08/1926 - 17/01/1997) là một nhà thơ,
nhà văn Ông bắt đầu sáng tác từ trước 1945, với những bài thơ mang tinh than tho Mới như /lổn xanh di ki (1944) Sau đó, ông đến với những cách tân, mong muốn
sáng tạo ra một thứ thơ mang tính thời đại, phải mới hơn những thành tựu đã có, vì
theo ông, thơ Mới đã làm xong cuộc cách mạng của nó Trần Dần đã cùng một số nhà
thơ theo phái tượng trưng như Định Hùng, Vũ Hoàng Địch, Vũ Hoàng Chương cho ra đời tạp chí Dạ Đài nhằm khai mở một lối thơ khác biệt, với ý thức vượt lên trên quan
niệm sẵn có, đề cao trực giác, vô thức và tiềm thức con người trong sáng tạo và trong
cảm thụ thi ca
'Bên cạnh thơ, Trần Dần còn viết văn xuôi Các tiểu thuyết của ông cũng đòi hỏi
sự cách tân, vượt ra khỏi khung tiêu thuyết truyền thống của thời đại, đồng thời thể
Trong cuộc đời mình, Trần Dần có điều kiện dịch thuật và nghiên cứu văn học
phương Tây, đặc biệt là văn học Nga với các tác phẩm của Maiakovski và
Dostoyevsky Do vậy, nhiều thành tựu văn học về kĩ thuật tô chức tiều thuyết, thơ ca
đã được Trần Dần tiếp thu Chẳng hạn như lối viết thơ bậc thang, như sự phản khang lại với thơ truyền thống của Maiakovski, tạo nên những nhịp điệu quyết liệt mạnh mẽ
khi diễn tả những rung cảm đa chiều của ông về cuộc sống, về dân tộc; hay những ưu
tư về chữ, như ông từng nói: “Thơ nay hầu như vẫn đặt nghĩa Tôi đặt thơ là chữ Con
chữ nó làm nghĩa” [46, tr 294]; và những kĩ thuật tự sự phương Tây, thể hiện rất rõ
trong tiểu thuyết của ông,
Những sáng tác của Trần Dần, đặc biệt là giai đoạn về sau, đều có sự lệch chuẩn
so với hệ hình sáng tạo văn học nghệ thuật đương thời, tất cả đều muốn vượt ra khỏi khung văn học và kênh tiếp nhận, thay đổi cái nhìn quen thuộc về thể loại và chữ
nghĩa Theo dõi tiểu thuyết của Trần Dần, người đọc nhận thấy tác phẩm văn xuôi
17
Trang 20đầu tiên Người người lớp lớp (1954) vẫn nằm trong khung tiểu thuyết truyền thống khi chủ đề thuần túy hướng đến cuộc kháng chiến chống Pháp trường kì, kết hợp thủ pháp xây dựng tiểu thuyết quen thuộc với thời đại như chất anh hùng ca, tính thời sự Đến những tác phẩm về sau, cụ thể là với Những ngã tư và những cột đèn, tác
giả đã có một cuộc cách tân mới mẻ về cách khai thác chủ đề, không còn là chất sử thi, mà thu gọn lại trong chiều sâu của đời tư cá nhân Ngay cả thủ pháp nghệ thuật
cũng thay đổi với lối viết đa chủ thẻ, vận dụng sự sáng tạo ngôn từ một cách triệt để 1.2.2 Tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
Những ngã tư và những cột đèn của Trần Dần ra đời trong một giai đoạn khá
đặc biệt của tiểu thuyết Việt Nam Thẻ loại tiểu thuyết trong nền văn học Việt Nam
chỉ thực sự xuất hiện với đầy đủ tư cách tiểu thuyết hiện đại vào đầu thế kỉ XX, khi
xã hội đứng trước một cuộc biến thiên lớn về văn hóa nghệ thuật trong việc giao lưu,
cọ xát với phương Tây Trong giai đoạn đầu ấy, tiểu thuyết quốc ngữ Việt Nam bắt đầu với 7ố Tám của Hoàng Ngọc Phách, 7Thẩy Lazarô Phiển của Nguyễn Trọng
Quản, rồi đến tiểu thuyết lãng mạn của Tự lực văn đoàn; sau đó là tiểu thuyết phê phán hiện thực mà đại diện tiêu biểu là Nam Cao, Ngô Tắt Tố, Vũ Trọng Phụng, v.v
Tiểu thuyết thời kì này chủ yếu miêu tả những xung đột điển hình, mang tính phổ quát, như mâu thuẫn giai cấp, vấn đề lí tưởng văn nghệ
Sau đó, tiểu thuyết bước vào guéng chung của văn học kháng chiến giai đoạn
1954-1975, một nền văn học giàu tính sử thi lãng mạn Bên cạnh những thành tựu của
dòng văn học kháng chiến nói chung, tiểu thuyết kháng chiến nói riêng, giai đoạn văn học này cũng hình thành những định kiến về dòng văn học chính thống và dòng văn
học ngoài luồng, tức là những gì khác biệt với quy định của văn học thời đại Tác
phẩm Những ngã tư và những cột đèn ra đời trong giai đoạn như thế
Đến sau 1975, đúng hơn là từ sau cải cách 1986, cái nhìn mới về văn học được
từng bước thừa nhận rộng rãi Khi những giá trị điển hình của thời chiến qua đi, con người tìm về bản chất đời tư rất riêng của mình, đa dạng và phong phú với những trăn
trở, mất mát, dẫn vặt điều mà trước đây họ không nói đến nhiều Người đọc tìm
thấy hiện thực mới - hiện thực được nhận thức lại dưới những hình thức cách tân nghệ thuật — trong sáng tác Lê Lựu, Ma Văn Kháng, Bảo Ninh ; đồng thời, cũng
18
Trang 21chứng kiến những thê nghiệm nghệ thuật mới của thê loại tiểu thuyết, vượt ra khỏi hệ
ninh sau hết đã giành chiến thắng với những đòn chiến thuật khôn ngoan, tài tình
Tuy nhiên, phải đến cuối năm 2010 tác phẩm in hoàn chỉnh mới được ra mắt bạn doc,
sau khi ông được truy tặng Giải thưởng nhà nước về văn học nghệ thuật năm 2007
Từ lúc tác phẩm hoàn tắt bản thảo lần đầu đến khi được in là một khoảng thời
gian không ngấi
, nhưng tác giả Trần Dần đã khiến người đọc ngạc nhiên vì những cách tân mới mẻ mà ông đem lại, từ chủ đề tư tưởng, kĩ thuật sử dụng ngôn ngữ đến
tổ chức cấu trúc tiểu thuyết Trần Dần đã từng tâm niệm /àm fhơ tức là làm tiếng
Việt, tức là đưa chất liệu ngôn ngữ đến những giới hạn mới Và điều đó cũng thê hiện
trong văn xuôi của ông, mà tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn là một điền
hình
‹® Tiểu kết chương 1
Qua chương nghiên cứu mang tính chất khái quát chung này, chúng tôi trước
hết muốn nhắn mạnh đến đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết, đó là: nó vừa mang tính thâm mĩ, lại vừa có khả năng dung hòa tất cả những biểu hiện của ngôn ngữ đời thường vào trong tác phẩm, sau khi được lựa chọn, gọt giữa phù hợp Từ đó, kết hợp cùng tài năng của tác giả, ngôn ngữ của một tác phẩm cụ thể sẽ có những đặc điểm và
giá trị nhất định Một điểm đáng lưu tâm, đó là không chỉ khía cạnh cái được biểu đạt, mà cả khía cạnh cái biểu đạt cũng có những tác động không nhỏ đến sự tiếp nhận
của người đọc, nhất là khi tác giả có dụng ý khai thác tối đa sức biểu hiện của hình
thức con chữ Thứ hai, việc mượn hình thức tiểu thuyết trinh thám trong tác phẩm
này có một ý nghĩa to lớn với việc triển khai chủ đề tư tưởng của tác giả Trần Dần
Nhờ đặc điểm của thể loại trinh thám, mà diễn biến của câu chuyện trở nên bất ngờ,
hấp dẫn, dù chủ đề của tác phẩm khác xa thể loại trinh thám thông thường Thứ ba,
việc ra đời trong một hoàn cảnh đặc biệt của lịch sử văn học khiến cho tác phẩm
19
Trang 22Những ngã tr và những cột đèn trở nên một minh chứng cho tài năng của nha van
trong kỹ thuật viết tiểu thuyết, cụ thể là trên địa hạt sử dụng ngôn ngữ tiểu thuyết Phần nghiên cứu ở các chương sau, chúng tôi sẽ khảo sát và có gắng chứng minh rõ
ràng một số đặc điểm nồi bật về của ngôn ngữ trên bình diện từ vựng ngữ nghĩa, ngữ pháp và liên kết văn bản trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
20
Trang 23CHƯƠNG 2: DAC DIEM SU’ DUNG TU NGU CUA TRAN DAN
TRONG NHUNG NGA TU VA NHUNG COT DEN
2.1 Thay đổi hình thức chữ viết của từ
Đọc tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, người đọc nhận thấy tác giả Trần Dần có một dụng ý rõ ràng trong việc sử dụng hình thức ngôn từ để tạo hiệu quả
nội dung nghệ thuật cho văn bản Điều đó thể hiện ở việc tác giả sáng tạo ra những hình thức chữ viết mới cho từ, khiến chúng trở nên lệch chuẩn chính tả tiếng Việt
Khi dùng khái niệm “chuẩn chính tả tiếng Việt”, chúng tôi muốn đề cập đến
các quy tắc ghép chữ cái đề tạo thành từ tiếng Việt, đến hệ thống chữ viết tiếng Việt
đã ổn định và được quy định trong từ điển tiếng Việt, chẳng hạn như từ điền tiếng Việt của Hoàng Phê (chủ biên) Về đặc điểm của chuẩn chính tả, trước hết, chuẩn chính tả có tính chất bắt buộc gần như tuyệt đối, người viết tiếng Việt phải tuân theo, không được tự ý viết khác đi Thứ nữa, nó có tính chất ôn định, cố hữu, mọi sự thay
đổi dù nhỏ nhất làm thay đổi sự ôn định đó đều tạo nên những phản ứng trong tâm lí
người đọc Mỗi một sự biến đổi hình thức chữ viết của từ sẽ đem lại những tác động
về mặt ngữ âm và sắc thái ngữ nghĩa của từ
m là vì bản chất của chữ
Sở dĩ sự thay đổi chữ viết có tác động về mặt ngữ
viết là “mí thống kí hiệu đồ họa được sử dụng để có định hóa ngôn ngữ âm
thanh.” [12, tr 120] Theo nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ — Vũ Đức Nghiệu — Hoàng
ệu biểu thị một âm vị
Trọng Phiến, chữ viết tiếng Việt là kí hiệu ghi âm vị, mỗi kí
Tuy nhiên, trong hệ thống chữ viết tiếng Việt có nhiều trường hợp một âm vị được thể hiện bằng hai con chữ khác nhau Ở đây chúng tôi muốn nhấn mạnh đến âm vi /i/,
được thê hiện bằng hai con chữ là ¿ và y Về nguyên tắc cơ bản, con chữ y luôn được dùng trong các từ mà phần vần có âm đệm, và các từ bắt đầu bằng nguyên âm đôi /ie/ hoặc nguyên âm /i/ Còn đối với các từ mà phần vần không có âm đệm, cách dùng hai
con chữ này lại khá tự do (ví dụ: cái lỉ ~ cái ly)
Khi khảo sát từ vựng tiêu thuyết Những ngã tư và những cột đèn, chúng tôi dựa
trên nguyên tắc chung đó là, chỉ quy định một từ là từ bị thay đổi hình thức khi một
21
Trang 24hay một số yếu tố trong từ được thay thế hoặc trình bày khác lạ một cách thường xuyên và mang tính hệ thống
Ngoài ra, chúng tôi còn căn cứ vào chính lời đề dẫn của tác giả Trần Dần khi
mở đầu tác phâm, đó là lời đề nghị nhà xuất bản giữ nguyên dạng chữ viết dùng trong
ban thảo, chẳng hạn như: “3 Chữ y, trong cuốn sách này, đa trường hợp viết lại 1a i,
xin cứ đánh i.” [67, tr 9]
Căn cứ vào những quy tắc trên, chúng tôi đã khảo sát và nhận thấy trường hợp
đáng chú ý nhất là hiện tượng chữ cái y, vốn được dùng ồn định đề thể hiện 4m vi /i/ trong việc cầu tạo âm tiết tiếng Việt, được đồng loạt chuyền sang ¿
Chúng tôi thống kê được có tắt cả 278 lần chữ y bị biến đổi thành ¿, trong hầu hết các từ có sử dụng y trong tác phâm Có thê quan sát bảng thống kê ở phần phụ lục của luận văn này đề thấy rõ điều đó Chúng tôi khảo sát những trường hợp tác giả Trần Dân thay thế y chỉ khi nó ghi lại âm vị /i/ có tư cách là âm chính của âm tiết và y không đứng sau âm đệm nào, việc biến đôi y thành ¿ không ảnh hưởng đến mặt phát
âm của từ, không làm thay đổi nghĩa của từ Đó là những từ thông thường vốn chỉ có
một cách viết là y, nay bị chuyền thành ¡, ví dụ như yên tĩnh — /ên tĩnh, p tá - i ta
Những trường hợp có thẻ viết ¡ hay y cũng được (ví dụ như bác sĩ — bác sỹ, công tỉ — công ty, v.v.) không nằm trong phạm vi khảo sát này Ví dụ:
“Tôi iêu em Cốm, có lẽ iêu nhất.” [67, tr 76]
“Nhưng tôi không cố í hoảng hốt Tự nhiên nó thế, có í cũng không được.” [67,
tr 109]
“Thái độ anh Thái thẳng thắn, làm tôi iên trí.” [67, tr 175]
Với hơn 278 lần xuất hiện trong 330 trang của tác phẩm Những ngã tư và
những cột đèn, trung bình một trang viết có 0,84 từ bị biến đổi hình thức chữ viết từ
con chữ y sang con chữ i Theo chúng tôi, sự thay đổi hình thức chữ viêt y — ¿ này được sử dụng với mật độ dày đặc như thế nhằm tác động một cách có chủ đích vào sự
tiếp nhận ngôn ngữ của người đọc, đồng thời chuyển tải những nội dung nghĩa mà tự thân từ không có được khi nằm ở nguyên dạng hợp chuẩn chính tả của nó
Trường hợp thứ nhất con chữ y bị biến đôi thành ¿ khi nó đóng vai trò là âm chính của âm tiết, không có phụ âm đầu hay phụ âm cuối Trường hợp biến đổi này
2
Trang 25chiếm số lượng lớn nhất, xuất hiện 195 lần trong tác phẩm Chẳng hạn như: ý ñghữz —
i nghĩa, y như — ¡ như, chú ý — chú í, thoát y vũ — thoát ¡ vũ, y tá — ¡ tá, y hệt — ¡ hệt,
Trường hợp thứ hai, là trong các từ không có phụ âm đầu, con chit y thé hién
âm vị của nguyên âm đôi /¡“-e/ cũng bị thay đổi hình thức thành con chữ ¿ Ví dụ: yêz
thân — iên thân, người yêu — người iêu, yếu ớt — iéu ớt, yếu đuối — iễu đuối, V.V
“Mới chưa đầy một ngày, trong bữa tiệc con lợn sữa, tôi nói về những con ruồi khiêm tốn, là năm thằng tôi, phải tìm chỗ iên ổn, đề đớp hít iên ôn, hóa ra sai bét cả.”
[67, tr 61]
“Tôi biết, ngất cũng là một trò iêu thích khác của Lily, trong nhiều trò iêu thích
khác.” [67, tr 86]
Có thể thấy hiệu quả thị giác mà con chữ ¡ này mang lại trong các từ bị chuyển
đổi từ y sang ¿ Con chữ ¡ thực hiện chức năng của một một kí hiệu đặc biệt chứ không phải kí hiệu chữ cái thông thường Người đọc không thê đọc lướt qua, mà trái
lại, phải chú ý những từ có sự chuyển đổi ấy, phải tư duy lại, tổ chức lại trong đầu mình một từ mới so với từ đã biết Quá trình tư duy này bắt đầu từ vỏ ngữ âm: so
sánh sự khác biệt về âm thanh của từ gốc và từ được cấu tạo mới; sau đó là so sánh về
nghĩa
Về ngữ nghĩa, sự khác biệt ở đây không phải là sự thay đổi nghĩa của từ hiểu theo nghĩa từ điền, bởi hình thức chữ viết mới này là sáng tạo riêng của cá nhân tác giả; mà là thay đổi về sắc thái biểu đạt của từ Đứng về phía người đọc, những từ biến
đổi như thế tạo ra tính mỉa mai, hóm hỉnh, thú vị khi đọc vì có một chút gì đó zhiếu
nghiêm túc trong một tiêu thuyết có hình thức giả trinh thám (như chương 1 đã nói),
Điều này rất đáng chú ý, vì thời điểm mà tác phẩm ra đời, nền văn học Việt Nam chịu
sự chỉ phối của hệ hình nghệ thuật chính thống, mang tính nghiêm túc cao độ trong
nội dung và hình thức nghệ thuật, những phá cách, biến đổi hình thức của từ ngữ là
23
Trang 26điều không hề được khuyến khích Lớp từ thay đổi hình thức chữ viết mà tác giả Tran Dần sử dụng không gây ảnh hưởng đến nội dung cốt truyện, nhưng có tác động rất
lớn đến thái độ tiếp nhận mới mẻ của người đọc
Đứng về phía chủ thể sáng tác, việc sử dụng con chữ ¡ thay thế cho y đã thé hiện tính thống nhất trong tư tưởng nghệ thuật của tác giả Trước hết chúng tôi chỉ xét trong phạm vi tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn Có thê thấy việc thay con
chữ y bằng ¡ trong từ có sự liên hệ mật thiết với hình thức đặc biệt của toàn văn ban,
như ngay từ ban đầu, nhà văn đã nêu rõ ý đồ của mình khi không thụt đầu dòng bất kì đoạn nào trong sách: “Coi như cuốn sách gồm từng ô, như ruộng ô đẩy chữ” [61, tr
lặt hình thức văn bản, cuốn tiểu thuyết là những,
9] Theo nhận xét của chúng tôi, về
ruộng chữ dày đặc vuông vức, con chữ là hạt mầm và cũng là hoa trái sau hết Chính
thường của dạng viết chuẩn, nó không mang cái cảm giác lăng mạn, bí ân như một kí
hiệu cố định của văn học, trái lại, nghĩa của từ đơn giản và rõ ràng hơn
Để lí giải tại sao Trần Dân lại có tư tưởng nghệ thuật đặc biệt như thế phải xem
xét toàn sự nghiệp sáng tác của ông, để nhận ra tính hệ thống trong thi pháp, trong cả
thơ và tiểu thuyết Đứng từ góc độ ấy, con chữ ¡ có lẽ là một kí hiệu đặc biệt trong
các sáng tác của Trần Dần Từ một chữ cái thông thường, qua tư duy của tác giả nó mang lấy những nghĩa biểu tượng mới Chúng tôi ghi nhận ý kiến của tác giả Hà Thị
Hạnh khi thử lí giải về điều này trong luận văn “Thơ Trần Dần, từ quan niệm nghệ thuật tới hành trình sáng tạo”, cho rằng, đối với Trần Dần, chữ ¿ gần gũi hơn cả với con người: cái thân như trụ thẳng, cái chấm tròn trên đầu Như vậy, sự biến đổi của
con chữ ¡, hay những phác họa về con chữ ¡ chính là phác họa về con người, về chính
tác giả trên con đường tìm kiếm chân lí của nghệ thuật
Không chỉ con chữ y - ¡ mới có những cách tân độc đáo, trong tác phẩm
Những ngã tư và những cột đèn, tác giả Trần Dan còn có sự sáng tạo trong những /ử
tượng thanh khi khoác cho chúng một lớp vỏ ngữ âm hoàn toàn mới Đó là hiện
24
Trang 27tượng điệp nguyên âm và phụ âm trong cấu tạo từ (sau đây xin gọi tắt là hiện tượng
điệp âm),
Ta dé dàng bắt gặp những từ với hình thức thể hiện kiểu như suyttt, th
xuất hiện nhiều lần trong tác phâm Chúng tôi
đã thống kê được 35 trường hợp từ điệp âm như thế xuất hiện Trong đó, điệp nguyên
âm là 31 từ, chiếm 86%:
liệp phụ âm là 5 từ, chiếm 14%
Trước hết, chiếm tỉ lệ lớn trong số những từ điệp âm này là từ tượng thanh,
miêu tả lời nói của các nhân vật, hay những âm thanh của sự vật:
“Bay giờ, tôi cho anh nói Kia Nóói.” [67, tr 143]
“Chuông kêu zèẻ, có lẽ làm bằng sắt tây.” [67, tr.187]
Có thể thấy, việc điệp âm (nguyên âm và phụ âm) tạo ra một ấn tượng mới về
hợp điệp âm đem lai sic thai mia mai mà bản thân từ gốc không hề có, như trong
trường hợp sau đây, trong cuộc nói chuyện giữa nhân vật Dưỡng và Đoành: “““Mày tự
triết lọc lấy, vì mày là người nói Nếu không, tao đấm cho một đấm” Nó nói: “Sgợ
chóa, sợợ chóóa.”" [61, tr 125] Ö đây, bản thân câu trả lời của nhân vật Đoành nếu
để ở nguyên dạng đã mang tính chất mỉa mai trước lời đe dọa, song, chính hình dang
của từ được điệp âm lại gợi thêm sắc thái thiếu nghiêm túc, xem thường và thách
thức
Hiện tượng điệp âm cũng xuất hiện trong từ láy nhằm nhấn mạnh trạng thái
của sự vật, sự việc Chẳng hạn như trạng thái phức tạp trong lí lịch của Dưỡng khiến
người khác phải nghỉ ngờ trong câu sau: “Mày øhoọ nhem phức tạp thôi đừng trách ai [ ]": [67, tr 70]
Một biến thể khác của hiện tượng điệp âm, là việc tác giả Trần Dần dùng dấu
gạch nối để kéo đài âm vang của từ, đồng thời tạo cảm giác ngắt quãng, thể hiện sự
buông xuôi, chán chường của nhân vật: °Ð-ở-¿, thể là đ-i o-o-ng.” [67, tr 58]
25
Trang 28Khi xem xét vấn đề dưới góc độ của kí hiệu học, chuyển đổi một từ quen
thuộc, thông thường sang một hình thức mới là nỗ lực thay đổi việc kí hiệu hóa đơn
giản của ngôn từ nghệ thuật vốn luôn đòi hỏi tính đa nghĩa, luôn vận động không
ngừng Lúc này, có thể coi từ bao gồm hai phần: âm thanh và ý nghĩa, đồng thời, từ
phải đảm nhận hai nhiệm vụ: biểu thị và hình dung Trong đó, để thể hiện chức năng
biểu thị, từ phải hoạt động với tư cách của một kí
ức là có ý nghĩa quen thuộc,
ít nhiều cố định; còn khi làm chức năng hình dung, nó có diện mạo riêng và luôn vận
động Ngôn ngữ văn chương khơi gợi cảm xúc nơi người đọc chính nhờ mặt hình
dung này, vì thế, nó không được cứng nhắc, đơn giản một chiều như một kí hiệu đơn
thuần Ở đây, thay đổi hình thức cảm tính của chữ cái là đề tạo ra ngôn từ nghệ thuật
riêng, mới mẻ và hấp dẫn, tạo nét riêng cho phong cách nhà văn
Như thế, qua mục nghiên cứu này, chúng tôi nhận thấy nhà văn Trần Dần đã dụng công làm mới ngôn ngữ tiểu thuyết ở bình diện ngữ âm, chữ viết Việc sử dụng một lớp từ bị biến đổi hình thức chữ viết như thế vừa tạo ra phong cách riêng cho tác giả, vừa góp thêm một nét đặc sắc vào đặc điểm của ngôn ngữ tiểu thuyết nói chung 2.2 Dùng lớp từ ngữ biệt ngữ và khẩu ngữ
2.2.1 Lớp từ ngữ biệt ngữ
Do đặc điểm mang hình thức giả trinh thám, tác phẩm Những ngã tr và những cột đèn có sử dụng hai lớp biệt ngữ xã hội tiêu biểu Lớp thứ nhất là lớp từ tiếng lóng
của Dưỡng và các bạn anh, vốn là lính tàu bò; lớp thứ hai là lớp biệt ngữ trinh thám
Ở đây, chúng tôi tìm hiểu đặc điểm lớp biệt ngữ của Trần Dần dựa trên việc
xác định biệt ngữ xã hội Tiếng lóng là tên gọi một lớp từ chung: “là một bộ phận từ ngữ do những nhóm, những lớp người trong xã hội dùng để gọi tên những sự vật,
hiện tượng, hành động vốn đã có tên gọi trong vốn từ vựng chung, nhằm giữ bí mật
trong nội bộ nhóm mình, tầng lớp mình.” [20, tr 224]
Lớp biệt ngữ này xuất hiện với một tần suất dày đặc trong tác phẩm Những ngã
tư và những cột đèn của Trần Dần Trước hết là lớp tiếng lóng được nhân vật chính — Dưỡng tàu bò — sử dụng Có thể thấy đó là những từ ngữ của giới ngụy binh, giang hồ
thường sử dụng Đó là những từ như: xuyø, rức, mắt xanh, tem, trò đúp — trò kép, đớp
26
Trang 29— kép, tapl6, dép, hit, nho, hii, anbom con lợn, thịt, dần di, tếch, oẳn thằn lần, bú
dù
Lớp tiếng lóng này thường xuất hiện trong những ngữ cảnh có liên quan đến
tình hình chính trị cụ thể Chẳng hạn, khi nhân vật Đoành kể về những ngày đi trốn
của mình: “M#øoong ép là một thằng Hồng Kông, là một thằng Xicagô, là một odn thần lằn.” [61, tr 34] Hay như khi bàn bạc về cách sống trong khu phố mới: “Chỉ có
dép va hit là không ai cắm Việc quái gì mà sợ” [67, tr 44] Hay lúc Dưỡng dọa vợ
mình sẽ bỏ đi vì cảm thấy bế tắc trước cuộc giao thời: “Tôi mà ức lên, tôi zách thẳng
Cô không đi theo, tôi séch mét minh” [67, tr 40] Hoặc chán nản cùng cực khi bị khu
phố nghi ngờ, khinh miệt: “Chỉ biết thế là bởi to rồi, cho cuộc đời bứ đù của tôi, từ
đêm nay” [67, tr 59], v.v
Đặc điểm đầu tiên của lớp tiếng lóng này là tính riêng biệr của nó so với ngôn ngữ toàn đân không cao Khác với lớp tiếng lóng của một tô chức cụ thể (điển hình như băng móc túi trong tiểu thuyết Bỉ Vỏ của nhà văn Nguyên Hồng), lớp tiếng lóng trong Những ngã tư và những cột đèn không yêu cầu tính bí mật tuyệt đối Một số từ vẫn có mối liên hệ tương tự trong ngôn ngữ chung Chẳng hạn như những từ zúc
(trốn) được dùng để chỉ hành động lẫn tránh chờ đến ngày bộ đội tiếp quản thủ đô:
“Mày biết Tình Bốp zúc ở đâu không?” [67, tr 34]; hay nhọ được dùng để chỉ tình trạng bị nghi ngờ, mang điều tiếng không tốt: “Dù sao cũng bị nhọ rồi, năm thằng
càng phải giữ: tránh giao du những địa chỉ „ho, cứ tìm những nơi minh bạch, sạch sẽ
ma dép hit” [67, tr 44]; những từ đớp, hí: được dùng để chỉ việc ăn uống, chơi bời, hưởng thụ, làm những việc có lợi cho mình: “Chỉ có đớp hít không thôi, như mày nói
lúc nãy, thì có gì mà sợ.” [67, tr 45]; hay dé chỉ những địp có cơ hội tốt để kiếm
chác: “Hãy sử dụng chân lí đớp ñí:, vì thiên hạ đánh lẫn nhau, cũng chỉ vì đớp với hit.” [67, tr 46]
Đặc điểm thứ hai của lớp tiếng lóng này là cơ chế hình thành của chúng chủ
yếu dựa trên cơ sở ẩn dụ Từ #¿ là một trường hợp điền hình như thế: “Mẹo à Thiếu
gì mẹo Ji.” [67, tr 44] Nghĩa gốc của từ là bệnh hủi, vốn là bệnh không có thuốc
chữa, người bệnh phải bị cách ly khỏi cộng đồng Chính vì vậy, ñúi ở đây được dùng
với nghĩa là hành động xấu xa, không trong sáng, tình trạng không may mắn
27
Trang 30Nhân vật Dưỡng thường dùng từ rò đúp/ irò kép đẻ chỉ thái độ sống của mình
giữa một khu phố đang sôi sục tỉnh thần đầu tó, giáo dục tư tưởng, lập trường Chẳng hạn trong câu: “Tình Bốp nói: “Ừ, đúp Họ chơi tro dip, voi mày Mày trả lời, bằng
trò đúp Nhưng tao đề nghị, dùng danh từ trò-kép.” [67, tr 97] Kép/ đúp ở đây là từ
chỉ số lượng: số 2 Khi được dùng trong lời của Dưỡng và các bạn, nó trở thành thái
độ sống hai mặt: bên ngoài làm ra vẻ nghe theo khu phó, bên trong lại nghi ngờ để
đối phó với tắt cả những lời ấy Do vậy, rò đúp/ (rò kép được xem như từ chỉ thái độ
bất hợp tác, chống đối với chủ trương chung của tập thẻ
Trong câu chuyện của Dưỡng và các bạn thường có những tiếng lóng mang
tính tục, suồng sa Chẳng hạn như lời nhân vật Đoành nói về người phụ nữ trong
phòng mình: “Còn giãy đành đạch 76m zươi, hoàn toàn chưa bóc tem” [67, tr 93]
Dé dang nhận thấy /ôm, zươi, tem là những từ ẩn dụ chỉ người con gái còn trong trắng, ngây thơ
Ngoài ra còn có những tiếng lóng được hình thành trên cơ chế hoán dụ Chẳng hạn như Cá dùng để chỉ công an ngầm “Ngại lắm Vì nó là Cá Đánh nó khéo đi tù.” [67, tr 86] Chúng tôi xác định đây là cơ chế hoán dụ vì từ công an khi viết tắt sẽ
thành CA, đễ gợi sự liên tưởng tương cận về từ CÁ Hoặc từ “thằng dằn di” được
dùng để chỉ lính tàu bò vì bộ quân phục màu dẫn di (rằn ri) của Dưỡng, đó là phép hoán dụ lấy đặc điểm trang phục để gọi người mặc trang phục: “Mày, thằng nho tau
bỏ, thằng đẳn di, dâm ô đồi trụy lạc, chỉ đớp rồi hit [ ]” [67, tr 69]
Lớp từ đáng chú ý thứ hai là lớp từ trinh thám Do tính chất cốt truyện xoay
quanh diễn tiến của một vụ án, cụ thể là một vụ ám sát hụt bí ân, Những ngã tư và những cột đèn sử dụng nhiều từ ngữ đậm chất trinh thám Trước hết, có thể thấy tác
giả đã dùng nhiều biệt danh dé gan cho các đối tượng cụ thể Đó là những mật danh như Nhọn Cằm - tên gián điệp nằm vùng; ông Tóc Bạc, ông Trần B — những người đứng đầu cục phản gián điều tra vụ án của Dưỡng Hay những mật danh mà hồ sơ của
Bộ Nội vụ gọi những kẻ tay trong của Nhọn Cằm ở miền Bắc, như cô X nhà ở phố
L-T.K [67, tr 206], cô P [67, tr 205], cô Y [67, tr 247], nhân vật A13 [67, tr 330]; hoặc những địa điểm bí ẩn như ngõ Z [67, tr 203], địa chỉ X [67, tr 212], rap M [67,
tr 224], phố K [67, tr 229], ngã tư S [67, tr 278], trai cải tạo P.Q ở LB [67, tr 301]
28
Trang 31Đặc điểm chung của những mật danh này là tính võ đoán, không có cơ sở nào
để liên hệ, tìm ra ý nghĩa thực sự của chúng Chúng chỉ xuất hiện trong lời thoại, lời
kể của những nhân viên an ninh, như anh Thái, ông Trần B, ông Tóc Bạc Ngoại trừ mật danh Nhọn Cằm được nhắc nhiều lần và có cơ sở giải thích dựa trên phép hoán dụ: hình dạng cái cằm giả, các mật danh còn lại đều đảm bảo tinh bi dn cia một tiểu
thuyết trinh thám Tác dụng của chúng là tạo ra không khí cho câu chuyện giả trình
thám, một bầu không khí đầy những bí ân cần phải được giải đáp xoay quanh nhân
vật chính Từ đó, người đọc cảm thấy hấp dẫn, cảm nhận được không khí căng thẳng của câu chuyện Tất nhiên, do bản chất là một tiểu thuyết vụ án chứ không phải một
tiểu thuyết trinh thám thực sự, tác giả Trần Dần không có ý đan cài những ý nghĩa ngầm ẩn phía sau những mật danh ấy, tức là, những cái tên ấy chỉ là những kí hiệu
mang tính võ đoán Việc hiểu được ý nghĩa của một vài kí hiệu, hoặc không thẻ tìm
ra ý nghĩa của những kí hiệu còn lại, hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến cốt truyện
Ngoài mật danh, tác giả Trần Dần còn dùng một hệ thống từ trinh thám điển
hình, khiến câu chuyện vụ án trở nên căng thẳng với những màn đấu trí gay cắn
Chẳng hạn: “Cả buổi chiều muộn, tôi cứ ngồi suy nghĩ, như thé và khoái chí nhớ lại
cuộc đấu ứrí ngột thở [ ] Không có bắt bớ truy lùng Thuần đỏn tâm lí, trong đủ các
trò vờn và dử, bóng gió và thẳng thừng, bắt nọn và thả lửng” [61, tr 105]; “Tôi bình tĩnh đặt câu hỏi, thêm một móc xích nguy hiểm: có phải tôi đúng là kẻ gian, vì vô tình
cũng bởi vì tôi cố tình, dính líu với toàn bọn gian đối” [67, tr 199] Hệ thống từ này chủ yếu xoay quanh vụ án bắn súng trong vườn nhà Dưỡng, sự xuất hiện bí ẩn của
nhân vật Nhọn-Cằm, chuỗi suy luận của anh Thái, ông Trần B và ông Tóc Bac, tat ca
gợi ra một không khí khẩn trương, nguy hiểm Đây cũng là căn cứ rõ ràng nhất để xác định chất trinh thám trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn
Như vậy kết lại, trong tiêu thuyết Những ngã tư và những cột đèn có sử dụng
những lớp từ riêng: tiếng lóng dân tàu bò và biệt ngữ ngành công an/ trinh thám Đặc điểm chung là tính bí mật không cao, chưa hoàn toàn tách biệt khỏi ngôn ngữ toàn
dân Thực tế, khi nghiên cứu ngôn ngữ của tiểu thuyết này, chúng tôi nhận thấy những biệt ngữ ấy được dùng trong tác phẩm có mật độ không dày đặc như một số
tác phẩm khác trong nền văn học Việt Nam, dé tao thành một điểm nhắn quan trong
29
Trang 32cho ngôn ngữ tác phâm, chẳng hạn như Bỉ vỏ của nhà văn Nguyên Hồng Song, một điều không thể phủ nhận là lớp từ này xuất hiện một cách ấn tượng, và có vai trò
quan trọng trong tác phẩm, giúp tao ra không khí đặc trưng của vụ án trinh thám, gây
hứng thú và hồi hộp cho người đọc Qua đó, tác giả Trần Dần cũng cho người đọc thấy tài năng của mình trong việc làm chủ một vốn từ chuyên biệt, từ tiếng lóng đến
biệt ngữ ngành công an, trinh thám, tạo hiệu quả nhất định cho sự hấp dẫn của tác
phẩm
2.2.2 Lớp từ ngữ khẩu ngữ
Tác giả Cù Đình Tú quan niệm: “Lớp từ khẩu ngữ được dùng chủ yếu cho phong cách khẩu ngữ tự nhiên tiếng Việt và là công cụ riêng của phong cách này Do chúng phục vụ cho nhu cầu nói năng hằng ngày cho nên người ta còn gọi chúng là từ khẩu ngữ hằng ngày, từ khẩu ngữ sinh hoạt.” [56, tr 205] Như vậy có thê hiểu, lớp
từ khẩu ngữ là lớp ngôn ngữ sử dụng trực tiếp trong cuộc sống đời thường, chưa được trau chuốt, gọt giữa, thường không tuân thủ nguyên tắc, chuẩn mực ngữ pháp, từ
vựng chung của xã hội
'Về mặt cấu trúc hình thức, lớp từ khâu ngữ có thê tự do thay đổi cấu trúc vốn
có, bằng cách tách hay chém những yếu tố khác vào Chẳng hạn như lời chửi của ông,
Trung Tró khi buộc tội nhân vật Dưỡng: “Anh đừng chơi chữ Tôi iz phẹ: vào cái đệ
thất của anh Bác sĩ, kĩ sư, bằng nọ cáp kia, văn hóa đề quốc, tôi íz phẹt, vào cả lũ ”
[67, tr 140-141] Ngôn ngữ của ông vừa mang giọng điệu hừng hực của người dân
vừa được giác ngộ cách mạng, hăm hở chống tàn dư chế độ cũ Song, ngôn ngữ ấy dù
hướng tới cái cao cả, vẫn mang âm hưởng quê mùa, nông thôn
Lớp từ ngữ này thường chấp nhận những tiếng chửi thông tục, suồng sã làm
ngữ khí từ bộc lộ cảm xúc của nhân vật Trong tiểu thuyết, nhà văn sử dụng rất nhiều
từ ngữ mang đặc điểm này, như: khốn, khốn nạn, bỏ mẹ, đếch nào, déch gi, déu, ia phẹt, kinh bỏ mẹ, con đều, đêu cáng
“Tao chẳng thấy rõ ràng tí nào Mù ứj bé me.” [67, tr 45]
“Khốn mẹ anh hiếm hoi, chỉ có mình anh.” [67, tr 163]
“Lạ đời Đàn ông có thứ ghen Rơi mẹ nó xuống thùng cứz kia kìa” [67, tr 205]
30
Trang 33Sắc thái biểu cảm của lớp từ ngữ khẩu ngữ còn thể hiện rõ ở sự hiện diện va
hoạt động của lớp từ thưa gửi, các từ ngữ cảm thán, các trợ từ tình thai: da, shia, rời
ơi, nhé, nhỉ Trong tác phẩm, ta bắt gặp khá nhiều tổ hợp, các từ ngữ cảm than như
thế: “Ói làng nước ôi! Kẻ trộm!” [67, tr 259], “Tức thì trước mặt tôi, hiện ra nham nham nhở nhở, /kánh kinh ôi, cái mặt của ông Phúc.” [67, tr 333]
Tác giả Trần Dần đã sử dụng linh hoạt lớp từ ngữ khẩu ngữ này, với mỗi đối tượng, mỗi hoàn cảnh tác phim đều có sự thay đổi cách dùng từ cho phù hợp Chẳng
hạn, nhân vật Cốm khi e thẹn, nũng nịu với chồng: “Đểu Đu vừa vừa chứ!” [67, tr
39]; lúc giận dỗi: “Đừng bịa khẩu” [67, tr.161]; đến khi ghen tuông, giọng điệu mạnh
mẽ và gay gắt hẳn: “Sao không hái mit nha con di Phong Nhì đem về cho tôi” [67, tr
88]
Tom lai, nhà văn Trần Dần đã vận dụng khá linh hoạt lớp từ ngữ khâu ngữ
trong tiểu thuyết Những ngã tư và những cột đèn Không phải đến Trần Dần thì khẩu
ngữ mới được đưa vào văn chương Ngay từ thời của Hồ Xuân Hương (“Chém cha
cái kiếp lấy chồng chung”), Tú Xương (“Cha mẹ thói đời ăn ở bạc”), hay gần hơn, là
sáng tác của Vũ Trọng Phụng, Nguyễn Công Hoan, Nguyên Hồng các tác giả cũng
đã sử dụng thành công lớp từ ngữ tưởng chừng như không thể xuất hiện trong địa hạt
văn chương Nhưng cái mới của Trần Dần ở đây, thê hiện qua lớp từ ngữ này, là sự
cách tân ngôn ngữ trong thời kì mà văn học đang vận động theo quỹ đạo một nền văn chương sử thi trong giai đoạn 1945-1975 Nó vốn không có chỗ dành cho thứ ngôn từ
tầm thường, hèn kém, đặc biệt là đối với ngôn ngữ của nhân vật chính trong tác phẩm Sự đôi mới của Trần Dần, đã khai thác tất cả khả năng biểu đạt của ngôn từ trong việc sáng tạo nghệ thuật, đưa người đọc đến với một cuộc đời nó vốn như thế,
Trang 342.3.1 Quán ngữ
“Quán ngữ là những cụm từ được dùng lặp đi lặp lại trong các loại diễn từ
(discourse) thuộc các phong cách khác nhau Chức năng của chúng là để đưa đầy, rào
đón, để nhấn mạnh hoặc đề liên kết trong diễn từ.” [20, tr 161],
Tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn sử dụng khá nhiều các quán ngữ thông thường, mang lai tinh suỗng sã, thân mật của lớp từ khâu ngữ Chẳng hạn các
quán ngữ: còn lại gì, rành rành ra ối giời, à thế là, sự thể đã rồi, biết thế này,
quả là, rốt cục, thường xuyên xuất hiện trong các lời đối thoại của nhân vật, nhất là
những nhân vật thuộc tầng lớp bình dân như mẹ con Dưỡng, người khu phố:
“Biết thế này, chẳng kê với anh nữa.” [67, tr 39]
“Nhung bây giờ sự thể đã rồi Đừng gắt mẹ ” [67, tr 117]
“Nó phản động, rành rành ra đấy." [61, tr 162]
Bên cạnh đó, trong Những ngã tư và những cột đèn, chúng tôi đặc biệt chú ý
đến việc tác giả Trần Dần đã sáng tạo một quán ngữ mới, một quán ngữ của riêng Dưỡng Đó là câu cửa miệng: “7 như trong thánh kinh” được thê hiện trực tiếp và nhiều lần viện dẫn gián tiếp trong nhật kí
Đây là một cụm từ trong hoàn cảnh thông thường không được xem là quán
ngữ, nhưng ở đây, nó có cấu trúc và chức năng của quán ngữ: cấu trúc so sánh và chức năng dẫn dắt Chúng ta không xa lạ gì với những cấu trúc quán ngữ tương tự, chẳng han: như thế, như vậy, y như thế, cũng như thế trong lời nói thường ngày Trong tác phẩm, quán ngữ “/ như trong thánh kinh” được Dưỡng trực tiếp nhắc đến
39 lần, gián tiếp viện dẫn 4 lần
'Về chức năng, câu nói này được nhân vật chính nói trong rất nhiều ngữ cảnh khác nhau Có khi nó được dùng để đánh dấu một mốc thời gian: “7 như trong thánh
kinh: tôi bắt đầu viết nhật kí bằng mực tím 7 như trong thánh kinh: tôi chạy trỗn Và cũng ¡ như trong thánh kinh: 24 giờ trước khi bắt đầu nhật kí, tôi tháo hết đạn, vứt
xuống cống.” [67, tr 15]
Có lúc quán ngữ này được dùng để lí giải một quan niệm sống: “J như trong
thánh kinh: quan niệm của Lily là rộng lượng với đàn ông.” [67, tr 83]; “7 như trong
32
Trang 35thánh kinh: sống chết gần nhau thế này, cho nên sống chết chả có nghĩa lí gì.” [67, tr
325]
Có khi quán ngữ ấy lại được dùng trong một câu trực tiếp để bộc lộ ý kiến
đồng tình, thừa nhận: “Tôi nói: “Cứ ¡ như trong thánh kinh vậy”” [61, tr 131] Hay
cũng có khi nhân vật Dưỡng dùng nó để lí giải một trải nghiệm, một cảm giác bất
thường: “Lily đi vào mùa hè Bây giờ là mùa đông Mới có vài tháng, mà xa lắc, bởi
vì ¡ như trong thánh kinh, ki niệm bao giờ cũng xa lắc.” [67, tr 244]
Có nhiều trường hợp Dưỡng viện dẫn một cách gián tiếp, như khi lí giải cho hành động thiếu trong sáng của mình với cô gái trẻ trong ngày tiếp quản: “7hánh kinh
nói, phàm làm việc gì phải khéo chân khéo tay, tôi liền khéo tay khéo chân được vài
lần vô ý”[67, tr 32]; hay để tự trấn an việc mình yêu cùng lúc vợ và người tình: “Cho
cần như nhau 7hánh kinh còn nói: kẻ biết
nên, £hánh kinh nói: chua, ngọt, đắng,
trước giờ làm láo, làm ra vẻ không làm láo” [67, tr 77]; hay Dưỡng dùng quán ngữ này làm động lực quay về với người tình, mặc cho cơn ghen thoáng qua: “Bởi vì thánh kinh xui tôi quay vé v6i Lily.” (67, tr 83]
'Về nội dung quán ngữ “ƒ như tong thánh kinh”, hoàn toàn không có một cơ sở
cụ thể nào để lí giải tại sao nhân vật Dưỡng lại dùng nó Bởi xem xét trong những ví
dụ đã nêu ở trên, có thể dễ dàng nhận thấy tính không thỏa đáng về liên kết nghĩa trong hầu hết các trường hợp Quán ngữ ấy chỉ có vai trò làm một điểm tựa hình thức đưa day đề dẫn dắt vào nội dung chính, còn bản thân quán ngữ không có một ý nghĩa
cụ thể nào Có hai cơ sở để chúng tôi có thể kết luận như thế Một là, về mặt thực tế,
thánh kinh Thiên Chúa giáo không hề có những nội dung tương tự điều Dưỡng nhận
xét, để nhân vật có thê viện dẫn Thánh Kinh như một chân lí bắt buộc phải theo Hai
là, chính bản thân nhân vật Dưỡng, như tác giả dẫn dắt, cũng không phải là người đi đạo
Như vậy, quán ngữ *ƒ như (rong thánh kinh” không mang một nội dung cụ thể
nào để có thê ảnh hưởng đến cốt truyện, nhưng chính sự xuất hiện tưởng chừng như
vô lí của cụm từ cố định lặp đi lặp lại đó đem lại một tác dụng khác: tạo ra tính hài
hước cho cốt truyện Để giải thích bất cứ điều gì xảy ra trong thực tế, nhân vật Dưỡng viện dẫn thánh kinh; để giải thích những suy nghĩ bất thường, tìm điểm tựa cho tâm lí
33
Trang 36trong những ngày bị nghỉ ngờ, trù đập, nhân vật Dưỡng tìm đến thánh kinh Người đọc bật cười vì những lí do viện dẫn hết sức ngô nghê và không liên quan gì đến kinh thánh cả Nhưng với một hệ thống viện dẫn kinh thánh dày đặc như thế, quán ngữ */
như trong thánh kinh” tự hình thành nghĩa nội tại cho nó trong tác phẩm này Hơn
nữa, với con chữ y được cố tình biến đôi thành ¿, người đọc càng phải chú ý đến quán
ngữ này Thánh kinh ở đây không phải là hệ thông kinh nguyệ:
của bắt kì tôn giáo cụ
thể nào, mà nó trở thành tôn giáo của riêng nhân vật, một tôn giáo của niềm tin, của những sự lựa chọn được xây dựng dần dần qua từng hoàn cảnh Hoàn cảnh cô độc
của nhân vật buộc anh ta phải tìm lấy điểm tựa trong niềm tin của chính mình
2.3.2 Thành ngữ
Khái niệm thành ngữ từ lâu đã trở nên ồn định trong việc nghiên cứu tiếng
Việt, nên ở đây, chúng tôi sử dụng định nghĩa của tác giả Nguyễn Thiện Giáp làm cơ
sở lí luận: “Thành ngữ là cụm từ có định, hoàn chỉnh về cấu trúc và ý nghĩa Nghĩa
của chúng có tính tượng hình hoặc/ và gợi cảm.” [20, tr 157] Thông thường, cầu trúc
của thành ngữ tương đối ôn định và bền vững Thành ngữ mang tính biểu trưng, khái
quát và giàu hình tượng, thường dùng phương thức ẩn dụ hoặc hoán dụ Chính vì vay,
thành ngữ dễ gây được ấn tượng với người nghe, người đọc, hiệu qua biéu dat va biéu
cảm cao Nhờ khả năng nhấn mạnh nghĩa bằng sự diễn đạt sinh động, chủ yếu sử
dụng hình tượng như thế, thành ngữ có giá trị đắc dụng trong giao tiếp hàng ngày
'Việc vận dụng đa dạng và nhuần nhuyễn thành ngữ giúp cho câu văn thêm giàu sức
biểu cảm, nhưng hàm súc, cô đọng
Dựa vào cấu tạo hình thức và nội dung của thành ngữ, có thể phân loại thành
ngữ tiếng Việt thành hai loại lớn: thành ngữ so sánh và thành ngữ miêu tả Khảo sát
trong tác phâm Những ngã tư và những cột đèn chúng tôi nhận thấy, nhà văn Trần Dần chủ yếu sử dụng thành ngữ miêu tả, lượng thành ngữ so sánh chiếm tỉ lệ ít hơn
Trang 37Trong đó, các thành ngữ miêu tả có cấu tạo bằng một cụm danh từ, hoặc cụm động từ, hoặc cụm tính từ được dùng rất đa dạng, đề làm bật lên tính chất khẩu ngữ,
tính chất đời thường trong ngôn ngữ của các nhân vật Trong tác phẩm, thành ngữ có
nhiều dạng thức phong phú, được vận dụng linh hoạt: có những thành ngữ được giữ nguyên dạng như lúc lưu truyền phổ biến trong dân gian; có những thành ngữ được
vận dụng sáng tạo bằng cách thay đổi trật tự từ, thêm bớt từ hoặc mượn ý của thành
ngữ để kết hợp với cách diễn đạt mới Ta dễ dàng bắt gặp cấu trúc thành ngữ ở nguyên dạng, được kết hợp liên tiếp với nhau trong một câu, đoạn văn ngắn
“Tôi an ủi Cốm đời thiếu gì những cái mặt mo, là ông nọ, bà kia Vợ chồng với
nhau chứ với ai Đâu có guøn phu đâm phụ gì, mà xấu hỗ.” [67, tr 58]
“Chính phủ nhát cứ, nhất động, đều phải cân nhắc, kĩ càng [ ] có lời nói san cửa nát nhà [ ] Đời người, ai nắm tay đến sáng mà nói trước được.” [67, tr 132]
iu ho
“Bà con ở đây, ai cũng làm ăn thdt lung budc bung [ ] Day, anh gid
đuôi Kẻ gian bao giờ cũng giấu đâu, hở dudi.” [67, tr 140-141]
“Mẹ góa con côi, nhưng mẹ anh có để anh thiếu thốn gì đâu Mẹ anh bưộc
môm, buộc miệng, anh thì sung sướng, quá con tổng đốc.” [61, tr 162]
Tác giả Trần Dần đã tái cấu trúc nhiều thành ngữ, để tạo ra một ngữ mới mẻ, giúp việc diễn đạt trở nên ngắn gọn mà vẫn đảm bảo sức biểu cảm, hoặc tạo ra tính nhịp nhàng, vần điệu cho câu văn
Có khi nhà văn đảo vị trí các yếu tố trong thành ngữ gốc: sức đài vai rộng, quýt
làm cam chịu, cao chạy xa bay, v.v như trường hợp các câu dưới:
“Thanh niên sức rộng, vai dài, đi câu chẫu, câu nhái.” [67, tr 142]
*[ ] đời nào có chuyện cam làm quýt chịu.” [61, tr 162]
“Khi dân phố kéo đến nhà cô Trinh, tôi đã cøo chạy bay xa từ lâu.” [61, tr 298]
Có khi, tác giả lược bỏ một về thành ngữ gái một con trông mòn con mắt, giấu
đâu lòi đuôi, v.v chỉ cần gợi ra một về để người đọc tự liên tưởng:
“Gái một con, đẹp người ngoan nét, kiếm đâu chăng được người tử tế, hơn
thẳng tau bd.” [67, tr 162]
35
Trang 38“Càng cãi càng lỏi cái duéi.” [67, tr 14]
Thanh ngữ vốn là một đơn vị ngôn ngữ đặc biệt Nó là một loại tổ hợp từ cố
định quen dùng, nghĩa của chúng có tính khái quát rất cao Cho nên, khi xuất hiện trong ngôn ngữ văn chương, chúng thường tạo nên những chiều sâu về nghĩa thông
qua sự liên tưởng, suy luận của người đọc Việc sử dụng linh hoạt thành ngữ với cấu trúc nguyên dạng cũng như tái cấu trúc như trên, một cách dày đặc, giúp tác giả khai
thác tối đa khả năng biểu cảm của ngôn từ, tăng tính hình tượng cho câu văn trong tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn
2.4 Dùng từ ngữ láy
Vé khai niệm từ láy, tác giả Nguyễn Tài Cẩn quan niệm: “Từ láy âm là loại từ
ghép trong đó, theo con mắt của người Việt hiện nay các thành tó trực tiếp được kết
hợp lại với nhau chủ yếu là theo quan hệ ngữ âm Quan hệ ngữ âm được thê hiện ra ở
chỗ là các thành tố trực tiếp phải có sự tương ứng với nhau về hai mặt: mặt yếu tố
siêu đoạn tính (thanh điệu) và mặt yếu tố âm đoạn tính (phụ âm da
, âm chính giữa
van và âm cuối vần).” [§, tr 109] Đây cũng là quan niệm chủ đạo về từ láy trong
việc nghiên cứu hiện nay
'Về chức năng nghệ thuật của từ láy, tác giả Đỗ Hữu Châu cho rằng: “Mỗi từ
láy là một “nốt nhạc” về âm thanh, chứa đựng trong mình một “bức tranh” cụ thể về
các giác quan: thị giác, thính giác, xúc giác, vị giác, khứu giác kèm theo những ấn tượng về sự cảm thụ chủ quan, những cách đánh giá và thái độ của người nói trước sự vật, hiện tượng, đủ sức thông qua các giác quan hướng ngoại và hướng nội của người nghe mà tác động mạnh mẽ tới họ Cho nên từ láy là phương tiện tạo hình đắc lực của văn học nghệ thuật” [9, tr 54]
Trong tác phẩm Những ngã tư và những cột đèn, số lượng từ ngữ láy được sử dụng rất nhiều Thống kê sơ bộ toàn tác phẩm cho thấy tỉ lệ của các loại từ ngữ láy
Trang 39'Về cấu tạo, số lượng từ láy đôi bộ phận chiếm tỉ lệ lớn nhất Về ý nghĩa, nghĩa
của từ láy trong tác phẩm rất phong phú, bao gồm cả từ tượng thanh, từ tượng hình,
từ láy gợi tả diễn biến tâm lí
Đặc điểm thứ nhất về cách sử dụng của lớp từ láy này của tác giả Trần Dần, đó
là chúng được dùng liên hoàn trong nhiều đoạn, nhiều trang dé dé dàng tạo ra hiệu quả về mặt tạo hình hoặc tái tạo tâm lí nhân vật một cách sâu sắc Ta có thể thấy điều
đó qua đoạn văn miêu tả nhân vật Dưỡng trong ngày đầu bộ đội tiếp quản thủ đô:
“Tôi chọn, một cái sơmi không chim, không cò, một cái áo len cụt tay, mũi to /ởm
xờm, màu bẹcgiê Rồi cái quần gabaxdin, /ớ phới hạt dẻ, đôi tất nilông màu nâu nhạt,
và sau cùng, đôi giày lấm chấm lỗ màu vàng.” [67, tr 30] Cả ba từ láy trên đây đều
diễn tả trạng thái không hoàn toàn của của hình dạng, của màu sắc Nó cũng tương tự
với tâm trạng của Dưỡng lúc ấy, đó là không hoàn toàn tin vào quyết định ở lại của mình Anh cũng nghi ngờ chế độ mới, chứ không thật tin vào sự khoan hồng của chính phủ Tính chất không hoàn toàn ấy cũng góp phần diễn tả tính cách ngang tàng của Dưỡng, một anh lính tể ngụy Anh không chống, nhưng cũng không phục hin chế
độ mới, chỉ có điều, anh luôn ý thức được vị trí của riêng mình, cho dù đó là một vị trí chông chênh
Hay khi miêu tả quá trình diễn biến tâm lí của nhân vật Dưỡng khi bế tắc trong
vụ án phát súng, đồng thời nhớ đến người tình Lily đã đi xa, nhà văn dùng nhiều từ
láy diễn tả nội tâm: “Tôi ngồi tư lự, rồi lắc đầu zé zá¡, rồi lại trang nhot, vin & tham
thắm bên trong, rồi ngơ ngác một mình, rồi /ẩm bẩm một mình [ ].” [67, tr 98] Có thể thấy, trình tự sắp xếp các từ láy rẻ ái — thăm thắm — ngơ ngác — lắm bắm thê hiện
một dụng ý nhất định của tác giả khi miêu tả tâm lí Dưỡng, đó là sự tương ứng với
diễn biến của nỗi đau nội tâm bên trong, vừa tiếc nuối, vừa hoài niệm, sau cùng biểu
hiện ra bên ngoài một cách vô thức bằng cử chỉ, hành động
Có đoạn, tác giả kết hợp liên hoàn các từ láy đôi, các tổ hợp lay tu, các dang
láy bộ phận, láy hoàn toàn để tạo ra sắc thái buồn bã, rối bời trong lòng nhân vật:
37
Trang 40“Nói rồi, cô rơm rớm nước mắt [ ] Trời đang sự: sửi mưa, mà cô cũng sự/ sửi đi về
'Vấn đề của chồng cô, thuần những vấn đề treo Treo lơ rreo lửng Làm tôi cảm thay buôn buôn.” [61, tr 169]
Khi Dưỡng hồi tưởng về người tình Lily, nhà văn sử dụng nhiều từ láy tượng hình, khiến cho cảnh tưởng tượng trở nên sinh động trong nỗi nhớ: “Tôi nhìn /háp
thoáng [ ] có một bóng nữ, ¡ như trong thánh kinh, đang pênhoa phong phanh [ ]
Buổng tắm rất rộng, hôm nay ấm áp đẹp lộng lây Lily bước ra [ ] tươi rắn vừa tắm
xong Mỗi bước chân Lily lại làm vạt áo pênhoa đập đẻnh như biển.” [67, tr 67]
Những từ láy đó đã tạo ra một bức tranh hư ảo, thích hợp đề gợi về mối tình đã xa,
chỉ còn lại trong kí ức của Dưỡng
Để tả cảm giác bất an của anh lính ngụy sống giữa lòng khu phố mới, nhà văn viết: “Có nhiều bóng người, đi lại ;hấp thoáng Thỉnh thoảng tôi để sách một bên, nhưng không nhòm ra ngoài, mà chỉ muốn nghe tiếng bước chân, tiếng người léo xéo, của phố xóm, xz xø vọng đến.” [67, tr 49] Nếu đề ý vào cầu tạo của các từ láy trong đoạn văn này, ta thấy chủ yếu là từ láy phụ âm đầu, và các phụ âm đó đều là các phụ
âm vô thanh, do vậy chúng rất hiệu quả diễn đạt một sắc thái nghĩa bí ẩn, không rõ
ràng Đặt vào trong văn cảnh, những từ láy ấy giúp biểu đạt chính xác cảm giác hồi hộp, lo lắng, tâm trạng thấp thỏm của nhân vật chính trong những ngày đầu tiếp quản, chưa biết người ta sẽ đối xử với tề binh như mình thế nào
Không chỉ xuất hiện dày đặc trong đoạn văn, có khi trong một câu, xuất hiện
cùng lúc nhiều từ láy tượng hình để diễn tả trạng thái bế tắc của nhân vật: “Đời /ằng nhằng, ngã tư đời do đó, lờ mờ va long ngodng.” [67, tr 299]
Cứ như thế, nhà văn vận dụng tối đa khả năng biểu cảm của từ láy để tạo ra
những đoạn văn giàu tính gợi hình, gợi âm, đặc biệt là khi đặt chúng cạnh nhau liên
tiếp để có thể tạo ra cả một không gian đầy sinh động, hoặc miêu tả diễn biến tâm lí đặc sắc
Đặc điểm thứ hai của lớp từ láy trong tác phim Những ngã tư và những cột
đèn, là nhiều từ được tác giả Trần Dần sử dụng sáng tạo, cụ thể là việc chuyển đổi
trường nghĩa để tạo ra những sắc thái nghĩa khác Chẳng hạn như việc chuyển từ
trường từ vựng âm thanh sang trường từ vựng thời gian trong các câu văn sau: “Hiện
38