Đề tài Giới trong thành ngữ - tục ngữ tiếng Việt nghiên cứu nhằm tìm ra một số vấn đề chủ yếu về giới được phản ánh vào thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt như ngôn ngữ về giới, sự kỳ thị giới. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH
Tran Kim Anh
GIỚI TRONG THÀNH NGỮ - TỤC NGỮ
TIENG VIET
Chuyên ngành: Ngôn ngữ học
Mã số: 60 22 01
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC
PGS TS BANG NGQC LE
Trang 3MỤC LỤC MO DAU i 1 Lý do chọn đề tài sử vấn đề 3 Mục đích nghiên cứa 4 Phạm vi nghiên cứu 5 Phương pháp nghiên cứu 6 Bố cục của luận văn Chương 1: Cơ sở lý luận
1.1 Lý thuyết chung về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt 1.1.1 Lý thuy lành ngữ tiếng Việt 1.1.1.1 Khái niệm 8
1.1.1.2 Cấu tao thành ngữ tiếng Việt 10
1.1.1.3 Đặc điểm thành ngữ tiếng Việt 14 1.1.1.4 Phân loại thành ngữ 18 1.1.2 Lý thuyết về tục ngữ tiếng Việt 1.1.2.1 Khái niệm 20 1.1.2.2 Nội dụng của tục ngit 22 1.1.2.3 Đặc điểm của tục ngữ 23 1.2 Ly thuyét vé gic
1.2.1 Khái niệm Giới tinh (sex) 26
1.2 2 Khái niệm Giới (Gender) 27
Trang 42.2.1.1 Từ ngữ trực tiếp chỉ về giới nam qua ÿ nghĩa từ vựng 34 2.2 1 2 Từ ngữ trực tiếp chỉ về giới nữ qua ý nghĩa từ vựng 40 2 2.1 3 Vai trò của từ ngữ trực tiếp chỉ giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việ44 2.2.2 Nhận xét về từ ngữ và tần số xuất hiện của từ ngữ gián tiếp chỉ giới thông qua
các biện pháp tu từ 46
3.2.2.1 Từ ngữ gián tiếp chỉ giới thông qua các biện pháp tu từ 46 3.2.2.2 Vai trò của từ ngữ gián tiếp chỉ giới thông qua biện pháp tu tie trong
thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt 51
a) Những từ ngữ chỉ giới thông qua biện pháp ẩn dụ sl b) Những từ ngữ chỉ giới thông qua biện pháp hoán dụ 52 2.2.3 So sánh tần số xuất hiện của từ ngữ trực tiếp và gián tiếp chỉ về giới 54 3.2.4 Nhận xét về một số động từ, tính từ được dùng miêu tả về giới trong thành ngữ
tục ngữ tiếng Việt 55
3.2 Biểu hiện sự kỳ tt ï trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
Trang 5MO DAU
1 Ly do chon dé tai
Trong xã hội hiện nay, vấn đề giới ngày càng được quan tâm và nghiên cứu
trong nhiều ngành khoa học khác nhau Tùy theo lĩnh vực mà giới sẽ được nghiên
cứu, tiếp cận theo những cách khác nhau trong sự tương quan với những yếu
khác Ngôn ngữ học xã hội cũng dành sự quan tâm đặc biệt ề giới, và giới đã được đặt trong mối quan hệ với ngôn ngữ, mà chúng ta gọi là ngôn ngữ học xã
hội giới Trong bối cảnh hiện nay, khi những vắt È giới như cách phân biệt giới, sự bất bình đẳng giới trong gia đình và ngoài xã hội, đang ngày càng được quan
tâm thì việc nghiên cứu về giới đã đi vượt ra phạm vi một ngành khoa học riêng lẻ
“Ta không thể phủ nhận tầm quan trọng của giới trong cuộc sống dù là quá khứ hiện tại hay tương lai Tầm quan trọng của giới đã được nhiều nhà xã hội học xác định
Cụ thể, chúng ta thấy họ quan niệm giới là là một yếu tố quan trọng bên cạnh giai
cấp và tộc người với tư cách là một trong ba ba cơ chế trung tâm đề phân bố về mặt xã hội đối với nguồn lực và quyền lực, và giới được xem là một vấn đề quan trọng trong đời sống mỗi con người Đồng thời giới cũng được đánh giá: “Cự ;hể là từ
cấp độ vĩ mô của nền kinh tế đến quan hệ giữa cá nhân với cá nhân, giới nhào nặn
các hoạt động, các vai trò và cái mà cá nhân nhận được và thụ hưởng trong đời
sống xã hội Giới là sự biến hóa những khác biệt nam nữ thành khuôn mẫu và là sự
thống trị thông qua những phân biệt giữa nam và nữ Giới là một phạm trù then
chốt, là lăng kính để xem xét tắt cả mọi hiện tượng xã hội” [5, tr.29] Hiện nay giới còn được xem là một trong những trục chính đề tổ chức đời sống xã hội Theo góc
độ xã hội học thì tầm quan trọng của giới được xác định như thế Đối với ngôn ngữ học đặc biệt là ngôn ngữ học xã học giới cũng có một tầm quan trọng đặc biệt Nhưng trong ngôn ngữ học nói chung và ngôn ngữ học xã hội nói riêng, hướng tiếp
cận vấn đề giới không giống với các ngành khoa học khác “Ngôn ngữ với chức
Trang 6người, ngôn ngữ được xem là “tắm gương soi của xã hội” về giới, là “chiếc hàn thử biểu" đề đo nhận thức của con người về giới trong các xã hội khác nhau, ở
từng giai đoạn lịch sứ khác nhau ” [42, tr.L] Những quan niệm về giới của nhân dân ta trong từng thời kỳ lịch sử được phản ảnh một cách sâu sắc thông qua ngôn ngữ
Mối quan hệ giữa ngôn ngữ và giới từ rất lâu đã trở thành một đề tài nghiên cứu
quan trọng của chuyên ngành ngôn ngữ học xã hội ngay từ khi chuyên ngành này ra
đời vào năm 1964 Đây là đề tài được nghiên cứu với nhiều nội dung khác nhau như: các hình thức ngôn ngữ của giới nam và giới nữ, biểu hiện của sự kỳ thị về giới tính trong ngôn ngữ, giới với tư cách là nhân tố trong nghiên cứu về giao (iếp, Cùng với tuôi tác, nghề nghiệp giới được xem là một trong ba nhân tố quan
trọng trong sử dụng ngôn ngữ Ngôn ngữ và giới đã trở thành một trong những vấn
đề nghiên cứu quan trọng của ngôn ngữ học xã hội “Kii giải quyết các vấn đề của ngôn ngữ đông thời chúng ta cũng phải giải giải quyết các vấn đề về giới và ngược lại Các vấn đề về giới luôn gắn liền với ngôn ngữ trên cả hai bình diện: phản ảnh về giới và tác động về giới ” [42, tr.1] Thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt cũng là một bộ
phận của ngôn ngữ dân tộc, do đó các nhận thức, quan niệm về giới của nhân dân đồng thời cũng được phản ánh trong đó Việc nghiên cứu giới trong thành ngữ, tục
ngữ sẽ tìm thấy quan điểm cách nhìn nhận của nhân dân ta về vấn đề này Chính vì vậy người viết chọn đề tài “Giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Liệt” nhằm tìm hiểu làm rõ vấn đề này để mong có một sự hiểu biết về vấn đề giới trong thành ngữ,
tục ngữ dân tộc
2 Lịch sử vấn đề
Nhìn lại vấn đề nghiên cứu giới ta thấy Giới, giới tính là những đối tượng đã
được nghiên cứu khá nhiều trong chuyên ngành xã hội học Giới, giới dính cũng là
đối tượng được sự quan tâm đặc biệt của nhiều tô chức, cá nhân như Hội liên hiệp
phụ nữ Việt Nam, các nhà giáo dục, các nhà tâm lý Trong ngôn ngữ học giới và
Trang 7và giới tính" của Vũ Tiến Dũng (2007), luận văn thạc sĩ “Định kiến giới trong ca đao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam” (2008) của Nguyễn Thị Thịnh, “Ngôn ngữ học xã hội” của Nguyễn Văn Khang (1999); bài “Xã hội học ngôn ngữ về giới: Sự kì thị
và sự chồng kì thị đối với giới nữ trong sử dụng ngôn ngữ" của Nguyễn Văn Khang
trên trang web của Viện ngôn ngữ học Việt Nam; bài “Sự bộc lộ giới tính trong
giao tiếp ngôn ngữ” của Nguyễn Văn Khang trong Ứng xứ ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt,
Trong Sự kỳ thị giới tính trong ngôn ngữ, Trần Xuân Điệp đã trình bay trực
tiếp về vấn đề kì thị giới tính trong ngôn ngữ Ngoài những vấn đề lí luận liên quan đến biểu hiện của sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ ở chương một; trong chương, hai và ba đã trình bày về sự kì thị đối với giới nữ và sự kì thị đối với giới nam trong ngôn ngữ một cách day đủ với nhiều ví dụ minh họa Trong sách này tác giả đã đề cập đến biểu hiện của sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ với tư cách là một đối
tượng thuộc ngôn ngữ học xã hội, dựa trên cơ sở cứ liệu của một số ngôn ngữ tiêu
biểu Đồng thời trong đó chúng ta cũng thấy được “những nét đặc thù nhất định về
văn hóa của các dân tộc đan xen trong các ngôn ngữ khác nhau mà việc nghiên cứu sự kì thị giới tính trong ngôn ngữ sẽ bộc lộ" [23, tr 8] Trên cở sở đó tác giả còn đề
xuất hướng giải quyết vấn đề kì thị giới tính trong ngôn ngữ theo góc độ cải cách ngôn ngữ và quy hoạch ngôn ngữ Như vay van dé chu yéu trong Sue kb thi gidi tinh trong ngôn ngữ là vẫn đề kì thị giới tính trong ngôn ngữ giao tiếp nói chung
Trong “Định kiến giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam”, Nguyễn
Thi Thịnh đã trình bày được những vấn đề liên quan đến giới trong ca dao, thành ngữ, tục ngữ chủ yếu xoay quanh vấn đề định kiến về giới nữ qua một số biêu hiện cụ thể Trong chương một, tác giả trình bày về những cơ sở lí luận của vấn đề nghiên cứu, giúp chúng ta có một hiễu biết đầy đủ về khái niệm định kiến giới nói chung và định kiến giới đối với người phụ nữ nói riêng Trong chương hai, tác giả đã trình bày về những biểu hiện cơ bản của định kiến giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam Trong đó người viết đã nghiên cứu được một số nội dung
Trang 8~ Những định kiến giới liên quan đến đặc điểm ngoại hình của người phụ nữ
(khuôn mặt, thân hình, nụ cười, giọng nói )
- Những định kiến về tính cách, năng lực, công việc của người phụ nữ
~ Những định kiến đối với người phụ nữ biểu hiện trong gia đình (trong quan niệm về giá trị con trai, con gái; trong mối quan hệ vợ — chồng như: chồng là người
cai quản, trị vì, vợ là người lệ thuộc, qua thân phận người vợ lề, qua quan niệm
“fòng phư”, qua quan niệm về vai trò của cha mẹ đối với con cái trong gia đình) - Những định kiến giới trong cộng đồng và xã hội, biểu hiện qua kì vọng giới, qua quan niệm của cộng đồng coi phụ nữ là dấu hiệu của sự không may mắn
(điềm go)
- Đề tài cũng đề cập đến hậu quả của định kiến giới với người phụ nữ được
phản ánh trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam
Như vậy, về vấn đề giới trong thành ngữ, tục ngữ, ca dao công trình này cũng nghiên cứu được nhiều điều quan trọng Ở đây tác giả đứng trên góc nhìn tâm lý học nên không đề cập đến nhiều vấn đề khác liên quan đến ngôn ngữ, văn hóa khi
nghiên cứu giới trong ca dao, tục ngữ, thành ngữ Việt Nam
Trong “Lịch sự trong tiếng Liệt và giới tính”, Vũ Tiến Dũng cũng đề cập về vấn đề giới tính Cụ thê những nội dung liên quan đến giới tính đó là: xưng hô với
lịch sự và sự khác biệt trong cách xưng hô lịch sự giữa giới nam và giới nữ Trong
đó ngoài phần lí luận chung như xưng hô với lịch sự trong tiếng Việt, tác giả đã trình bày khá chỉ tiết thế nào là sự khác biệt giữa giới nam và giới nữ trong xưng hô
lịch sự Tác giả đã đi vào từng trường hợp cụ thể dé phân tích chứng minh cho sự khác biệt đó Như xưng hô với thủ trưởng, xưng hô với bố mẹ, xưng hô giữa anh chị
với em, giữa vợ với chồng, giữa đồng nghiệp với nhau, xưng hô xét trong quan hệ nghề nghiệp, xưng hô xét trong quan hệ với nghề nghiệp và tuổi tác thì có những
cách xưng hô khác nhau để tạo nên sự lịch sự trong cách xưng hô của nam và nữ
'Bên cạnh đó tác giả còn trình bày về một số chiến lược lịch sự của người Việt trong
Trang 9
chung đây là công trình nghiên cứu về vấn đề lịch sự trong xưng hô giữa nam và nữ, nói về ngôn ngữ đặc trưng của từng giới trong giao tiếp hàng ngày
“Ngôn ngữ học xã hội ” của Nguyễn Văn Khang (1999), tác giả đã trình bay
về vấn đề ngôn ngữ và giới tính trong toàn bộ chương bảy Có thê thấy rằng trong chương này tác giả đã đề cập đến những vấn đề có liên quan đến giới tính trong gần Š trang Trong đó, có những vấn đề quan trọng như sự phân biệt đối xử về giới tính thể hiện trong ngôn ngữ, phong cách ngôn ngữ của mỗi giới Về vấn đề “sự phân biệt đối xứ về giới tính thẻ hiện trong ngôn ngữ", tác giả trình bày nhắn mạnh vào vấn đề phân biệt đối xử bằng cách dẫn ra các ví dụ, chủ yếu là các ví dụ tiếng Anh và một phần tiếng Việt Trong chương này Nguyễn Văn Khang cũng đã tóm tắt lại
kết quả nghiên cứu của một số học giả nước ngoài như: B.Thorne, C Kramarac, N
Henley, Allen Nilsen và R Lakoff Về các biểu hiện của sự phân biệt đối xử về giới
tính theo tác giả đó là:
- _ Sự biểu hiện ở mặt cấu tạo từ: hàng loạt từ được cấu tạo có yếu tố “đàn ông
đã phản ánh vị thế xã hội nam quyên”
- _ Sự phân biệt đối xử giới tính được thể hiện ở cách dùng các đại từ nhân xưng
he/ his trong tiéng Anh thay cho she/ her trong nhiễu trường hợp
- Su phan biét déi xir vé gidi tinh thé hién trong sự giao tiếp ngôn ngữ
Trang 10Trong “Sự bộc lộ giới tinh trong giao tiếp ngôn ngữ”, Nguyễn Văn Khang
phân biệt hai góc nhìn về vấn đề giới tính trong giao tiếp ngôn ngữ Thứ nhất là ngôn ngữ nói về mỗi giới: trong phần này tác giả chỉ nhận xét rằng ngôn ngữ nói về
mỗi giới là những từ nhất định chỉ dùng cho giới này hoặc giới kia Góc độ thứ hai là ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng, cụ thể là sự diễn đạt, cách sử dụng ngôn ngữ
khác nhau của hai giới để biểu thị cùng một vấn đẻ, cùng một nội dung giao tiếp Trong bài viết này chủ yếu trình bày về vấn đề ngôn ngữ được mỗi giới sử dụng trong giao tiếp hàng ngày
Ngoài ra, cũng có nhiều bài viết khác trên tạp chí ngôn ngữ như “Hiện ượng
phân biệt giới tính của người sử dụng ngôn ngữ trong tiếng Nhật” của Nguyễn Thị Việt Thanh, “Ngôn ngữ của chúng ta phải chăng là việc của giới nam ” của Steind
LM,, “Về giới và ngôi ở những từ xưng hô trong giao tiếp tiếng Liệt” của Nguyễn Đức Thắng, và các luận văn liên quan đến vấn đề giới và giới tính ở trường đại học
như: luận văn thạc sĩ “Giới và ngôn ngữ giới ” của Lê Thị Hiền Hoa, Đại học Khoa học xã hội và nhân văn TP HCM năm 2005; luận văn thạc sĩ “Giới tính trong ngôn ngữ bảo chí (trên cứ liệu của phóng viên nam và nữ ở Việt Nam)” (2005) của Phan Thị Ngọc Mai, TP HCM; Nhưng nhìn chung các công trình trên đây chủ yếu
nghiên cứu giới trong ngôn ngữ giao tiếp, trong sử dụng ngôn ngữ nói chung, chưa đề cập nhiều đến giới và những vấn đề chủ yếu về giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt theo hướng tiếp cận ngôn ngữ học Chính vì thế đề tài này sẽ có gắng làm rõ giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt với hai vấn đề chủ yếu: ngôn ngữ về giới chính là sự phản ảnh cách nhìn nhận về giới của nhân dân trong cuộc sống và sự kỳ thị giới được phản ảnh trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt Qua đó, nhằm đưa ra cái nhìn toàn diện về vấn đề giới được phản ảnh trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
3 Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này người viết nhằm vào mục đích là tìm ra một số
Trang 114 Phạm vi nghiên cứu
“Trong giới hạn của luận văn, người viết chỉ tìm hiểu:
~ Ngôn ngữ về giới và số lượng giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt ~ Sự kỳ thị về giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
Š Phương pháp nghiên cứu
~ Phương pháp thống kê — miêu tả: người viết tìm ra tất cả những thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt có đề cập đến vấn đẻ giới và sử dụng phần mềm thống ké SPSS để thống kê số lượng, tần số xuất hiện, tỉ lệ phần trăm của từ ngữ và tiến hành miêu tả ngôn ngữ về giới
~ Phương pháp phân tích - tổng hợp: với phương pháp này người viết tiến hành phân tích ngôn ngữ về giới, phân tích các biểu hiện của sự kỳ thị về giới trong nguồn ngữ liệu thu thập được Sau đó sẽ đi vào tông hợp kết luận về những vấn đề được tìm thấy 6 Bố cục của luận văn Luận văn ngoài phan Mo ddu và Kết luận, gồm có ba chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận Chương này, người viết sẽ trình bày cơ sở lý luận
chung của đề tài: những nhận định xung quanh khái niệm giới và lý thuyết chung về thành ngữ, tục ngữ; khái quát về số lượng giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
Chương 2: Ngôn ngữ về giới và quan niệm về số lượng giới của con người trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt Chương này trình bày về ngôn ngữ về giới trên cứ liệu ngôn ngữ biểu hiện trong thành ngữ, tục ngữ để chứng minh quan niệm số
lượng giới trong nhân dân
Chương 3: Giới và sự kỳ thị giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt Người
viết trình bày sự kỳ thị về giới được phản ánh trong thành ngữ, tục ngữ với những
biểu hiện cụ thể của nó
Trang 12Chương 1:
Cơ sở lý luận
1.1 Lý thuyết chung về thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
1.1.1 Lý thuyết về thành ngữ tiếng Việt
1.1.1.1 Khải niệm
Thanh ngữ là một đối tượng đã được nghiên cứu khá nhiều từ trước cho đến
nay Việc nghiên cứu thành ngữ được tiến hành một cách rộng rãi từ các nhà nghiên
cứu văn học dân gian cho đến các nhà ngôn ngữ học trên nhiều góc độ khác nhau Sau đây là một số định nghĩa phô biến:
“Thành ngữ là cụm từ hay ngữ cố định có tính nguyên khối vẻ nghĩa, tạo thành một chỉnh thê định danh có ý nghĩa chung khác với tổng số ý nghĩa của các
thành tố cắu thành nó tức là không có nghĩa đen và hoạt động như một từ riêng biệt ở trong câu." [89, tr.271]
“Thành ngữ là một tập hợp từ cổ định đã quen dùng mà nghĩa thường không
thể giải thích được một cách đơn giản bằng nghĩa của các từ tạo nên nó." [§§,
tr915]
“Thành ngữ là cụm từ có định, thường có vân điệu, được dùng rộng rãi
trong đời sống hàng ngày, trong đó ý nghĩa không giải thích đơn giản bằng ý nghĩa
của các từ tạo nên nó.” [93, tr.719]
“Thành ngữ là một cụm từ có định mà các từ trong đó đã mắt tính độc lập
đến một trình độ cao hơn về nghĩa, kết hợp làm thành một khối vững chắc, hoàn
chỉnh Nghĩa của chúng không phải do nghĩa của từng thành tố (từ) tạo ra Những thành ngữ này có tính hình tượng hoặc cũng có thể không có Nghĩa của chúng đã
khác nghĩa của những từ nhưng cũng có thể cắt nghĩa bằng từ nguyên học." [§2,
Trang 13
“Theo cách hiểu thông thường thành ngữ là một tổ hợp từ cô định, bền vững về hình thái ~ cấu trúc, hoàn chỉnh, bóng bảy về ý nghĩa, được sử dụng rộng rãi
trong giao tiếp hàng ngày, đặc biệt là trong khẩu ngữ: ” [26, tr 27]
“Thành ngữ là một tô hợp từ có định về cầu trúc, có nghĩa bóng, được sử
dụng để miêu tả những hình ảnh, những hiện tượng tính cách hoặc quan hệ” [49, tr 9]
“Thành ngữ là những cụm từ cố định vừa có tính hoàn chỉnh về nghĩa, vừa
có tính goi cam” [47, tr 77
Trong các định nghĩa đó đều có chung những sự thống nhất như sau: thứ nhất
thành ngữ là những cụm từ (tức là có hai từ trở lên), thứ hai là thành ngữ có sự cố
định về hình thái cấu trúc, thứ ba là thành ngữ có sự hoàn chỉnh về ý nghĩa và ý nghĩa của thành ngữ không phải là tổng số nghĩa của các thành tố (từ) cấu thành nên
thành ngữ
Ngoài ra khi định nghĩa về thành ngữ, một số tác giả còn đề cập đến nhiều
mặt khác nữa Chẳng hạn, Đỗ Việt Hùng, Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng nhấn mạnh đến một đặc điểm là thành ngữ là một chỉnh thê định danh, hoạt động như
một từ riêng biệt Hoàng Văn Hành nhắn mạnh đến đặc trưng bóng bẩy về ý nghĩa và đặc trưng được sử dụng rộng rãi trong giao tiếp hàng ngày của thành ngữ Hồ Lê đề cập đến chức năng miêu tả hình ảnh, hiện tượng, tính cách hoặc quan hệ Nguyễn Như Ý, Nguyễn Văn Khang, Phan Xuân Thành thì cho rằng thành ngữ thường có vần có điệu Nguyễn Văn Tu lại chú ý đến hai đặc điềm của thành ngữ đó là: các từ
của thành ngữ mắt tính độc lập và nghĩa của chúng khác với nghĩa của các từ nhưng
ta có thê giải thích chúng bằng từ nguyên học Nguyễn Thiện Giáp đề cập tính gợi
cảm của thành ngữ khi xem xét chúng Nhưng nói chung, cho dù các tác giả khi
nhắc đến thành ngữ có đề cập đến một số đặc điểm khác của thành ngữ có thể thấy rằng ba đặc điểm chung thống nhất giữa các tác giả là những đặc điềm quan trong hơn cả, cần thiết phải nhắc đến khi nghiên cứu thành ngữ
Trang 14những cụm từ có định, là một đơn vị từ vựng có sẵn trong hệ thống từ vựng của một
dân tộc, chúng có chức năng định danh - gọi tên sự vật, hiện tượng đồng thời phản ánh các khái niệm một cách gợi tả và bóng bẩy Thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ và
đồng thời cũng là một đơn vị mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc vì các yếu tố văn
hóa mà thành ngữ đã phản ánh Chính vì vậy có thể đồng thời gọi thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ - văn hóa
1.1.1.2 Cấu tạo thành ngữ tiếng Việt
Thành ngữ tiếng Việt thường được cấu tạo theo nhiều cách khác nhau Trước
hết là được cấu tạo bằng hình thức điệp và đối giữa các thành tó
©_ Thành ngữ điệp
Điệp ở đây là cấu tạo về mặt hình thức của thành ngữ Đây là dấu nối âm thanh giữa hai vế, làm cho những yếu tố trong thành ngữ gắn liền với nhau thành
một khối có âm điệu, làm cho thành ngữ trở nên hài hòa, dễ nhớ hơn Thành ngữ điệp gồm có hai loại: điệp ngữ âm và điệp ngữ nghĩa
Điệp ngữ âm: sự láy lại một âm hoặc một vần, một âm tiết nào đó trong
thành ngữ Ví dụ
Thất phu thất phụ; dở anh dớ thằng; bóng cô, bóng cậu
Trong những đơn vị thành ngữ trên ta thấy có sự láy lại của ở các âm tiết
thất, dở, bóng
Điệp ngữ nghĩa: sự sử dụng các từ trong thành ngữ có sự tương đồng nào đó
về mặt ý nghĩa
Ví dụ
Cha hươu mẹ vượn ; cha lừa mẹ ngựa ; cha đưa mẹ đón
Trong các đơn vị thành ngữ trên ta thấy hươu/ vượn ; lừa/ ngựa ; đưa/ đón là
những cặp từ có nét tương đồng nhau về nghĩa
Tương tự như thế ta có thể lấy thêm một vài ví dụ như: cô loan độc phượng;
Trang 15«_ Thành ngữ đối
Thành ngữ đối là thành ngữ được cấu tạo bằng cách đối giữa các bộ phận trong thành ngữ tạo cho các bộ phận đó có sự đối xứng nhau Đối trong thành ngữ gồm có đối ý và đối lời
Đối ý là bình diện đối xứng giữa hai về thành ngữ về ý
Ví dụ
Cha sinh mẹ đẻ; cha dưa mẹ đón
Đối lời và đối ý liên có liên quan mật thiết với nhau Đối lời là các về khi đối phải có sự tương đồng về từ loại và phạm trù phản ánh
Ví dụ
Cha già mẹ yếu; cha già mẹ héo
Đối trong thành ngữ còn đòi hỏi tuân theo quy luật bằng trắc về âm van
Ví dụ
Cha hươu mẹ vượn - BBTT Chia loan rẽ phượng - BBTT
Tuy nhiên vẫn có nhiều trường hợp ngoại lệ
Ví dụ
Bữa đực bữa cái ~ TTTT Cha kính mẹ rái - BTTT
Bên cạnh những thành ngữ được cấu tạo bằng hình thức điệp và đối còn có
một số lượng lớn thành ngữ được cấu tạo bằng những phương thức tu từ khác
như ẩn dụ, hoán dụ, so sánh
«_ Thành ngữ ẩn dụ
Thành ngữ ân dụ là những thành ngữ được cấu tạo từ phương thức ân dụ Ân
dụ cũng là một kiểu so sánh nhưng là so sánh ngầm, chỉ cái được so sánh tồn tại độc
lập với tư cách một đơn vị ngôn ngữ Thành ngữ ẩn dụ đuợc cấu tạo dựa trên cơ sơ
Trang 16qua thành ngữ “hoa tréi bèo dat” dân gian ta muốn nói đến sự lận đận của đời
người phụ nữ
Theo ơng Hồng Văn Hành có hai loại thành ngữ ân dụ đó là thành ngữ ân dụ hóa đối xứng và thành ngữ ân dụ hóa phi dối xứng
Thành ngữ ân dụ hóa đối xứng là những thành ngữ được cấu tạo bằng hai về đối xứng nhau Đây là loại thành ngữ phổ biến nhất trong thành ngữ tiếng Việt
Ví dụ
Me tròn con vuông; mẹ tròn con méo; bướm chắn ong chưởng
Thanh ngữ ân dụ hóa phi đối xứng thường không đối xứng nhau về mặt cấu trúc, được cấu tạo giống như những cấu trúc ngữ pháp bình thường Chúng thường có kết cấu là một danh ngữ (anh hùng rơm; anh hùng tương ngộ; anh hùng mat lộ, ), động ngữ (bám váy vợ; chẳu ông vải; khen phò mã tốt áo ), tính ngữ (oan
Thị Kinh; yêu điệu thục nữ ), kết cầu chủ vị (bố vợ phải đắm; cha già nhà khó, )
+ _ Thành ngữ hoán dụ
Thành ngữ hoán dụ là những thành ngữ được cấu tạo từ phương thức hoán
dụ Hoán dụ là phép chuyên nghĩa của từ dựa trên cơ sơ liên tưởng tiếp cận giữa các
sự vật Khác với phương thức ẩn dụ, sự liên tưởng của hoán dụ dựa trên hiện thực
khách quan có thật Thành ngữ hoán dụ thường lấy những sự vật cụ thê để biểu
trưng cho những cái trừu tượng khái quát Ví dụ:
Da trắng tóc đài ~ người con gái đẹp
Má hông mệnh bạc ~ người con gái đẹp phải chịu lận dan ©_ Thành ngữ so sánh
'Thành ngữ so sánh là những thành ngữ được cấu tạo từ phép so sánh Thành
ngữ so sánh gồm hai vế được nối với nhau bằng từ có ý nghĩa tương đồng hoặc đồng nhất, thường được nối với nhau bằng từ “nu”
Ví dụ
Đẹp như Hằng Nga
Trang 17Thành ngữ so sánh có hai dang co ban như sau:
Dạng I: ⁄4 như 8 (trong đó A là thuộc tính so sánh, B là cái so sánh, như là
thành phần biêu thị quan hệ so sánh),
Đây là dạng phô biến trong thành ngữ so sánh Ở dạng này thuộc tính so sánh A và cái được so sánh B đều thấy rõ
Ví dụ
Béo như ông Di Lặc
Ẩm oái như hai gái lấy một chồng Lừ đừ như ông từ vào đền
Dạng 2 : như 8
Dạng này thuộc tính so sánh (A) không biểu hiện rõ trên thành ngữ Ví dụ
Như ông Thiên Lôi Như ông từ giữ tráp
'Thành ngữ so sánh bắt buộc phải hợp logic, tức là giữa thuộc tinh so sánh A và cái được so sánh B phải có nét tương đồng nào đó
Trong thành ngữ so sánh thành phần biểu thị quan hệ so sánh và cái so sánh
là bộ phận bắt buộc và ôn định trên cấu trúc bề mặt cũng như cấu trúc sâu Nếu phá
vỡ cấu trúc so sánh thì sẽ không còn là thành ngữ so sánh Sự lựa chọn từ ngữ biểu
thị quan hệ so sánh và cái so sánh mang tính dân tộc sâu sắc Từ ngữ biểu thị cái so
sánh thường là những hình ảnh điển hình mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc và con
người Việt Nam Ví dụ
Đẹp như chị Hằng
Trang 181.1.1.3 Đặc điểm thành ngữ tiếng Việt
a) Tính biểu trưng
Biểu trưng là đặc điểm nồi bật của thành ngữ Mỗi thành ngữ vẽ nên một bức
tranh sinh động Tính biểu trưng trong thành ngữ thê hiện ở việc lấy những vật thật
việc thật làm biêu tượng để nêu lên những hiện tượng sự vật có tính chất trừu tượng
khái quát
Biểu trưng là đặc điểm góp phần quan trọng vào việc thê hiện giá trị biéu dat của thành ngữ Nó nêu lên ý nghĩa khái quát mà thành ngữ muốn nói đến
'Nhờ vào tính biểu trưng mà thành ngữ có tính khái quát cao và đạt được tính hàm hàm súc cao Những ý nghĩa khái quát trừu tượng của thành ngữ được tạo nên
từ các sự vật riêng lẻ, cụ thể, cá biệt
Ví dụ
Má đào mày liễu
Man phan teoi son
Tỉnh biểu trưng của thành ngữ được tạo nên từ các phương thức so sánh, ẩn
dụ, hoán dụ là chủ yếu
Ví dụ
Hoa trôi bèo dạt - ân dụ về số vất và của giới nữ
Má đào mệnh bạc - hoán dụ tượng trưng cho sự lận ân của đời người phụ
Đẹp như chị Hằng - so sánh ý nói vẻ đẹp không gì tả nỗi, đẹp như tiên nữ (vì thường tiên được xem là có sắc đẹp tuyệt vời)
Nghĩa biểu trưng làm cho thành ngữ mang nội dung định danh, có sắc thái
biểu cảm và có tính khái quát cao trong giao tiếp Các biểu trưng được thiết lập
mang hiệu quả nghệ thuật cao, nêu lên một nhận định có tính khái quát và được sử dụng rộng rãi trong ngôn ngữ dân tộc
Trang 19Tính hình tượng (hay còn gọi là tính hình ảnh) của thành ngữ gắn liền với
tính biểu trưng Nhờ vào tính biểu trưng mà quy định thành ngữ đó có tính hình
tượng như thế nào Thành ngữ từ những sự vật hiện tượng, hình ảnh cụ thể tạo nên ấn tượng mạnh mẽ đối với người đọc, người nghe Với những hình tượng cụ thê đó và thông qua đó dân gian muốn gửi gắm vào một khái niệm có ý nghĩa sâu xa
Tính hình tượng cũng đóng một vai trò quan trọng trong việc tạo ra giá trị biểu cảm Có những hình tượng tạo được thiện cảm ở người nghe nhưng cũng có trường hợp chính từ hình tượng đó mà gây phản cảm
Nữ kê tác quái Cú đậu cành mai
Thành ngữ nữ kê rác quái thì nữ kê dùng để chỉ những người có phụ nữ dữ
dần; trong cú đậu cành mai thì cú biểu tượng nói về những người xấu Ngoài ra
thành ngữ này còn kèm theo thái độ của người nói, đó là thái độ xem thường, khinh miệt 'Những hình ảnh trong thành ngữ tổn tại độc lập song song với ý nghĩa thành ngữ vì thế thành ngữ có giá trị gợi tả Mượn gió bẻ măng - chỉ sự thừa cơ hội Có nếp có tẻ - chỉ sự đầy đủ
Tính hình tượng của thành ngữ có liên quan mật thiết với văn hóa dân tộc, nó phản ánh phong tục tập quán của người dân
©) Tính dân tộc và tính cụ thể
Ngôn ngữ của mỗi một dân tộc kết tỉnh những giá trị đời sống vật chất và tỉnh thần dân tộc ấy Vì vậy đặc trưng văn hóa phản ánh một cách sâu sắc trong
ngôn ngữ
Với thành ngữ cũng vậy, nó chứa đựng dấu ấn của cả một quốc gia Thành
ngữ chỉ hình thành ở những phạm vi mà sự phản ánh đòi hỏi có tính bình giá, biểu cảm Phạm vi phản ánh đó tùy thuộc vào từng hoàn cảnh sống, vào kinh nghiệm và
Trang 20Tính dân tộc trong thành ngữ tiếng Việt thể hiện ở việc phản ánh các truyền
thống, phong tục, các hành vi cử chỉ, cách ứng xử, và đời sống sinh hoạt của người
Việt Nam
Việt Nam là một nước nông nghiệp, những hình ảnh gợi ra trong thành ngữ
cũng là những hình ảnh liên quan đến nền sản xuất đó như: sượng mẹ bở con; cọc đi tìm trâu, Trong thành ngữ Tiếng Việt còn ân hiện những đặc diém của văn hóa
ứng xử của lịch sử dân tộc Ví dụ
Cha kính mẹ rái Thờ cha kính mẹ Tôn sư trọng đạo
Tính dân tộc còn thể hiện ở việc lựa chọn hình ảnh biểu trưng Đó có thể là
hình ảnh của những đồ vật như “chén, chăn - gói, áo, ”, hay những cái cây
“chanh, mướp, ”, hoặc những con vật như “râu, chuột, mèo, ốc, c6, ” Chính từ
những hình ảnh quen thuộc mà chúng ta có có cách tiếp cận tìm hiểu dễ dàng
Ví dụ
Chén chú chén anh; chăn đơn gối chiếc; cơm nhà áo vợ; cọc đi tìm trâu; hoài hồng ngâm cho cuột vọc
Tính cụ thể của thành ngữ thể hiện ở thái độ đánh giá của người nói đối với
sự vật và phạm vi sử dụng của từng thành ngữ Điều đó có nghĩa là mỗi thành ngữ
khi được sử dụng luôn kèm theo sắc thái biểu cảm cụ thể Mỗi thành ngữ là một
hiện tượng riêng biệt không giống nhau Cùng miêu tả trạng thái buồn nhưng buén như cha chết khác với buôn như đĩ về già
Tính cụ thê của thành ngữ còn biêu hiện ở phạm vi sử dụng, ở sự khác biệt
với thành ngữ nước ngoài Một hiện tượng nào đó chỉ cho phép ta sử dụng một
thành ngữ nhất định Chẳng hạn người Việt Nam xem rồng là biểu tượng thiêng liêng ta có thành ngữ “gái có chẳng như rằng có mây”, tuy nhiên ta không thể đem
thành ngữ này sử dụng trong một nước phương Tây nào đó Còn tủy theo từng
Trang 21Ví dụ
Gậy ông đập lưng ông - hại người giờ hại mình
Kẻ cắp gặp bà già - chỉ sự gặp nhau giữa hai kẻ xấu
d) Tính biéu thai
Mỗi thành ngữ luôn kèm theo một nội dung bình giá nhất định Đó có thể là
sự tán thành hoặc là chê bai, khinh rẻ hoặc là ái ngại, xót thương Tính biểu thái của
thành ngữ có liên quan mật thiết đến phạm vi sử dụng thành ngữ, đến mục đích sử
dụng của người nói và viết Khi đó thái độ tình cảm của người nói dược bộc lộ cụ thé qua thành ngữ Ví dụ khi nói “bả chúa đứi tay” vừa diễn đạt sự việc vừa bộc lộ sự không tán thành của người nói
Qua đó ta thấy thành ngữ tiếng Việt là phương tiện biểu đạt vô cùng hiệu quả trong quá trình giao tiếp Người nói không cần phải tỏ rõ thái độ của mình một cách thang thing mà chỉ cần mượn một thành ngữ nào đó vẫn bộc lộ hết quan điểm
©) Tính điệp và đối
Tính điệp và đối của thành ngữ là biểu hiện về mặt hình thức thành ngữ Tuy
là hình thức nhưng nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc truyền tải nội dung thành ngữ
Tính điệp giúp cho thành ngữ có được sự hài hòa về mặt vần điệu Điệp
trong thành ngữ thể hiện ở cả mặt ngữ âm và ngữ nghĩa
'Về mặt ngữ âm là sự láy lại một âm hoặc một vần nào đó
Ví dụ
“Ăn chắc mặc bằn; vạ môm vạ miệng; thất phu thất phụ; dở ông đở thằng
Trong các đơn vị trên ta thấy đó không chỉ là sự điệp âm mà còn có điệp cả
mặt ngữ nghĩa Điệp về mặt ngữ nghĩa là việc lặp lại các từ đồng nghĩa hay gần nghĩa trong thành ngữ, với những ví dụ trên đó là các từ chắc - bền, mỗm - miệng
Tinh đối của thành ngữ thể hiện ở số lượng các từ trong thành ngữ thường là số chẵn Đa số những thành ngữ tiếng Việt đều có số tiếng chẵn đặc biệt là bốn tiếng Nếu gọi các từ A, B, C, D là các tiếng của thành ngữ, ta có các cặp đối
Trang 22Ví dụ
Nam ngoại nữ nội: nam tôn nữ tỉ: nam trọng nữ khinh sẽ có các cặp đối
tương đương nam/ nữ, nội/ ngoại, tôn/ tỉ, trọng/ khinh Về ý nghĩa các từ đối nhau
phải cùng trường nghĩa Nếu số tiếng trong thành ngữ là số lẻ thì trục đối nằm ở giữa
Chẳng hạn như thành ngữ “gậy ông đập lưng ông”, với thành ngữ này trục
đối là từ “đập ” Sự cân đối về nội dung có thê dựa trên sự cân đối về âm van theo
quy luật bằng trắc
Nhờ có tính điệp và đối mà thành ngữ trở nên giàu nhạc tính, cân đối, dễ đọc,
dễ nhớ và để lại ấn tượng sâu đậm trong lòng người đọc
1.1.1.4 Phân loại thành ngữ
a) Dựa vào tiêu chí cấu tạo
Dựa vào tiêu chí cấu tạo có thể chia thành ngữ thành hai loại Đó là thành
ngữ có kết cấu cụm từ và thành ngữ có kết cấu chủ vị
Thành ngữ có kết cấu cụm từ chiếm số lượng lớn trong tông số thành ngữ
Đây là những thành ngữ được tạo nên từ việc tổ hợp các từ nhất định, có nghĩa (trong đó không có từ nào là chủ ngữ, vị ngữ),
Ví dụ
Khóc như cha chết
Buôn như đi về già
Thành ngữ có kết cấu chủ vị, đây là những thành ngữ được cấu tạo từ một cụm chủ vị, hoàn chỉnh về mặt ngữ pháp Ví dụ Mẹ già lo bảy lo ba AMẹ già như chuối chín cây
b) Dựa vào tiêu chí nguồn gốc
Trang 23©_ Thành ngữ thuần Việt
Đây là những sáng tác của dân gian, mang đậm dấu ấn dân tộc Thành ngữ
thuần Việt có từ ngữ bình dân do đó nó dễ hiểu, gần gũi, đặc biệt là có sắc thái biểu
cảm đặc sắc Chẳng hạn, các thành ngữ thuần Việt: cha nào con nấy; cha truyền con nối; mẹ tròn con vuông,
Thanh ngữ thuần Việt có thê được hình thành bằng hai con đường chủ yếu là
sự cố định hóa các cụm từ tự do Chẳng hạn, thành ngữ cha mẹ cú đẻ con tiên và tố
hợp các từ dựa vào cấu trúc ABAC như: cha giả mẹ héo; bữa đực bữa cái; bóng cô bóng cậu,
©_ Thành ngữ vay mượn
Trong tiếng Việt, hiện tượng vay mượn rất phô biến vì vậy thành ngữ vay
mượn từ ngôn ngữ nước ngồi cũng khơng phải hiện tượng hiểm hoi
Những thành ngữ vay mượn trong tiếng Việt chủ yếu là từ gốc Hán Khi vay
mượn như vậy, ta có các kiểu:
Giữ nguyên gốc: hồ phụ sinh hồ tử; loan phượng hòa mình; nam tu nữ nhũ; tử ấm thê phong; tứ hải giai huynh đệ,
Dạng dịch toàn bộ ra tiếng Việt
Ví dụ
Lấy chông theo chông được dịch từ thành ngữ tiếng Hán xuất giá tòng phu Dạng chỉ dịch một bộ phận và giữ nguyên cấu trúc thành ngữ gốc
Ví dụ
Thành ngữ có thưúy có chưng được dịch từ nguyên văn hữu thủy hữu chung
Ngoài ra chúng ta còn vay mượn thành ngữ từ cả ngôn ngữ Ấn Âu, nhưng số lượng không đáng kể Chẳng hạn, thành ngữ giống như hai giọt nước được dịch ra từ thành ngữ tiếng Anh To be alike as two drops of water
Sự vay mượn từ thành ngữ nước ngoài góp phần làm phong phú thêm cho
Trang 24©)_ Dựa vào tiêu chí biểu trưng
Khi phân loại thành ngữ dựa vào tiêu chí này ta có hai loại thành ngữ đó là
thành ngữ có tính biểu trưng thấp và thành ngữ có tính biểu trưng cao © Thành ngữ có tính biểu trưng thấp
Đây là những thành ngữ mà ý nghĩa của nó hiện rõ trên b mặt ngôn từ Người nói không cần phải trải qua quá trình suy nghĩ tìm tòi ý nghĩa sâu xa bên
trong Thành ngữ dạng này chủ yếu được cấu tạo bằng cách so sánh Trong thành ngữ chỉ có một yếu tố có tính biểu trưng
Ví dụ
đẹp như Hằng Nga; mặt tươi như hoa không mọi người cần tư duy nhiều vẫn có thể hiểu nghĩa
«_ Thành ngữ có tính biểu trưng cao
Ngược lại với thành ngữ có tính biểu trưng thấp, những thành ngữ loại này
luôn chứa đựng bên trong nó một nội dung ý nghĩa sâu xa Nghĩa của thành ngữ ẩn
bên trong bề mặt ngôn từ đòi hỏi người nói, người viết phải có sự tư duy mới tìm ra
Thành ngữ được cấu tạo từ phương thức ẩn dụ và hoán dụ là những thành ngữ có tính biểu trưng cao Chẳng hạn, thành ngữ chiếc bách giữa dòng, ở đây dân gian không phải đang miêu tả lại sự việc mà là thông qua hiện tượng đó ngầm nêu lên số phận bắp bênh vô định, không tự làm chủ được đời mình của người phụ nữ
1.1.2 Lý thuyết về tục ngữ tiếng Việt
1.1.2.1 Khái niệm
Hiện nay, như đã thấy, định nghĩa về tục ngữ có một số lượng rất đáng kể Sau đây là một số định nghĩa tiêu biểu về tục ngữ của các nhà nghiên cứu Việt
Nam
“Tục ngữ là những câu nói ngắn, gọn, có ý nghĩa hàm xúc, do nhân dân lao
động sáng tạo nên và lưu truyền qua nhiều th kỷ " [43; tr.244]
“Tục ngữ là những câu nói ngắn gọn, có van hoặc không có vẫn, có nhịp
Trang 25rút ra một chân lý phô biến, ghỉ lại một nhận xét về luân lý, phong tục tập quán của
nhân dân ° [58; tr.191]
“Tục ngữ là những câu cực kỳ bình dị, chắc nịch răn đời bằng những điều luân lý sâu xa hoặc tổng kết ngắn gọn những kinh nghiệm về công việc làm ăn " [§2;
tr13]
“Tục ngữ là một câu tự nó diễn đạt trọn vẹn một ý, một nhận xét một kinh nghiệm, một lý luận, một công lý, có khi là một sự phê phán ” [64; tr 39]
“Tục ngữ là thể loại văn học dân gian nhằm đúc kết kinh nghiệm, tri thức,
nêu lên những nhận xét phán đoán, lời khuyên răn của nhân dân dưới hình thức
những câu nói ngắn gọn, giản di, súc tích, có nhịp điệu, dễ nhớ, dễ truyên " [90;
tr.109]
“Tục ngữ là một câu khái quát, nghĩa do tổng cộng các thành tố, rắt hàm
súc, nổi bật bởi ý nghĩa phân đoán và được tái hiện trong quá trình nói năng như một phát ngôn bậc cao ở dạng làm sẵn " [4; tr40]
“Tục ngữ là những câu hoàn chỉnh, có ý nghĩa trọn vẹn, nói lên một nhận xét về tâm lý, một lời phê phản khen hay chê, hoặc một câu khuyên nhú, hoặc một kinh nghiệm về nhận thức tự nhiên hay xã hội " [48; tr.5]
“Tục ngữ là tiếng nói của nhân dân lao động được đúc kết dưới những hình thức tình đơn giản nhất, nhưng nội dung lại súc tích nhất và được chuyển tải bằng lồi noi van điệu " [84; tr.5 ]
“Tục ngữ là một câu nói ngắn gọn, có cấu trúc tương đối ồn định, có cách diễn đạt phúng dụ (ngụ ý) đúc kết tri thức, kinh nghiệm sống và đạo đức của một
dân tộc ” [§6; tr.271]
Trên đây là những định nghĩa tục ngữ của một số nhà nghiên cứu về tục ngữ
ở Việt Nam Nhìn chung qua đó có thể hiểu tục ngữ là một đơn vị ngôn ngữ, có chức năng thông báo Đồng thời tục ngữ có khả năng tạo câu một cách độc lập dưới
dạng lời nói Tục ngữ có hình thức cấu trúc tương đối ôn định, có ý nghĩa khái quát
cao, đúc kết kinh nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con
Trang 261.1.2.2 Nội dung của tực ngữ
Tục ngữ thường hay được ví như là một *zú¡ khô” của dân tộc ta vì bản thân
nó vốn dĩ chứa đựng một kho tàng tri thức của đời sống Tri thức đó có thể là trí thức về thế giới tự nhiên, về con người trong mối quan hệ với con người với giới tự
nhiên,
Trong đó bộ phận to lớn của tục ngữ phản ánh về thế giới tự nhiên, về mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên là nói về thời tiết, về kinh nghiệm lao
động của nhân dân tích lũy được qua bao đời bao thế hệ, có được trong quá trình lao
động và đấu tranh với thiên nhiên Qua các đơn vị tục ngữ về thời tiết về giới tự nhiên, về mối quan hệ của con người với thế giới tự nhiên ta thấy được ở đó là sự tỉnh tế của nhân dân lao động trong cách nhìn cách đánh giá về các hiện tượng tự nhiên Ta thấy nhiều đơn vị như: chớp đông nhay nháy, gà gáy thì mưa; gió bắc hiu hìu, sếu kêu thì rét; rắng vàng thì nẵng, rắng trắng thì mưa, đều là những kinh nghiệm quý báu mà nhân dân đúc kết được khi quan sát thời tiết Tục ngữ về lao
động sản xuất thường phản ánh tập quán làm ăn của nhân dân ta bao đời Thường
xuất hiện trong tục ngữ là những kinh nghiệm như kinh nghiệm về trồng trọt, đặc
biệt là trồng lúa: nhai kỹ no lâu, cày sâu lúa tốt; khoai ruộng lạ, mạ ruộng quen;
làm ruộng không trâu, làm giàu không vợ/ thóc, Trong tục ngữ về kinh nghiệm
sản xuất của dân tộc ta thấy cũng có nhiều đơn vị tục ngữ có nội dung nói về kinh
nghiệm chai lưới nhu: 16m đi chạng vạng cá đi rạng đông, và chọn giống trong
chăn nuôi như: cham tran, lọ đuôi, không nuôi cũng vị
(chọn lợn) ; gà đen chân
Trang 27
phong phú Từ những kí ức về thời kỳ lịch sử xa xưa của dân tộc như: ăn lông ở lỗ; năm cha bảy me, cho đến những hiện tượng lịch sử, nhân vật lịch sử nổi bật,
những thay đôi về kinh tế chính trị ảnh hưởng đến cuộc sống nhân dân như thế nào cũng được tục ngữ ghi lại: đít Lý Râu, đầu Án Cộng; lệnh ông, công bà; hăm mốt
Lê Lai, hăm hai Lê Lợi và cả tập tục sinh hoạt hàng ngày của nhân dân: lấy vợ đàn bà, làm nhà hướng Nam: ếch thắng ba, gà thắng bảy; cơm có bừa, chợ có
chiều, Bên cạnh đó, các đặc điểm trong tô chức, tập tục của xã hội — đơn vị cơ sở
của chế độ phong kiến Việt Nam cũng được phản ánh trong tục ngữ như: sóng lâu lên lão làng; phép vua thua lệ làng; đất có lễ, quê có thói, Tục ngữ cũng phản
ánh về các đức tính tốt đẹp của nhân dân ta như tính cần thận: một người biết lo
bằng kho người hay làm; tính cần cù: siêng làm thì có, siêng học thì hay; tính kiên trì, nhẫn nại: cỏn nước còn (ái; tình thần lạc quan: có công mài sắt, có ngày nên
kim; sự ý thức về vẻ đẹp tâm hồn: đói cho sạch rách cho thơm; cái nết đánh chết cái
đẹp”, Tục ngữ còn phản ánh tổ chức gia đình và những quan điểm thân tộc của
nhân dân trong xã hội phong kiến: cha ruyên con nói; chết trẻ còn hơn lấy lẽ; chỉm có tổ, người có tơng, Ngồi ra tục ngữ cũng phản ánh cả về các giai cấp, các tầng lớp nhân dân, mà chủ yếu là nhân dân lao động: canh một chưa nằm, canh năm đã dậy; muốn nói oan làm quan mà nói; tuần hà là cha kẻ cướp, Bên cạnh những
nội dung trên tục ngữ người Việt còn phản ánh nhiều nội dung khác như tình hình
đấu tranh của nhân dân chống áp bức bóc lột trong xã hội phong kiến, trong xã hội
sau cách mạng tháng Tám, tình cảm gia đình của nhân dân ta, tư tưởng đạo đức tốt đẹp của nhân dân Nhìn chung, nội dung tục ngữ người Việt vô cùng phong phú,
đa dạng Đây là kết tỉnh của tỉnh hoa dân tộc, là những giá trị tỉnh thần quý báu mà
đời sau có được từ bao thế hệ cha ông đi trước
1.1.2.3 Đặc điểm của tục ngữ
a) Tính ngắn gọn, hàm súc
Trang 28phải được đúc rút lại thành những kinh nghiệm chân lý thì mới có giá trị, mới có thể
tồn tại được qua thời gian Hơn nữa, những kinh nghiệm này cần phải được lưu giữ, phô biến từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác Nhưng suv lưu giữ này chủ yếu bằng con đường truyền miệng Do đó, tục ngữ cần phải thật ngắn gọn, hàm súc mới có thê dễ dàng lưu truyền trong dân gian bằng con đường truyền miệng, ngược lại tục ngữ nếu quá dài dòng sẽ rất khó lưu truyền qua truyền
miệng Ý nhiều lời ít, tiết kiệm ngôn ngữ đến mức tối đa, đó là nguyên tắc lớn nhất, là đặc điểm nồi bật nhất của tục ngữ Tục ngữ ưa cách nói ngắn, quen nói ngắn, nói
ngắn một cách thường xuyên, cũng nội dung ấy mà càng ngắn càng hay Lời nói
ngắn của tục ngữ (xét về hình thức biểu dat) là cốt để nói nhiều (xét về phương diện
nội dung), nghĩa là nhằm làm tăng mức độ khái quát cho bài học kinh nghiệm Tục
ngữ thường là ngắn Đơn vị ngắn nhất chỉ có ba tiếng: may hơn khôn; túng thì tính, đơn vị trung bình thường những đơn vị có từ 4 đến tám tiếng: mát con còn
cháu; bụt chùa nhà không thiêng; buôn có một bản có mười; có thờ có thiêng, có
kiêng có lành; Những đơn vị dài nhất chỉ khoảng 15 — I8 tiếng nhưng số lượng, này rất ít: đen đông, chớp lạnh, quái vàng hoa bằu, trong ba điều ấy có lành đâu
(15 tiếng); đưa La, cà Láng, nem Báng, tương Bắn, nước mắm Vạn Vân, cá rô Đầm Sét (16 tiếng); của làm ra để trên gác, của cờ bạc để ngoài sân, của phù vân dé ngoài ngõ (18 tiếng),
b) Tính đối xứng
Đây là một đặc điểm nổi bật của tục ngữ, đặc điểm này ngoài việc giúp cho tục ngữ có được tính ngắn gọn, chặt chẽ mà còn tạo cho tục ngữ tính nhịp nhàng, dễ
đến được với người nghe Kho tàng tục ngữ Việt Nam có rất nhiều đơn vị tục ngữ có tính đối xứng tục ngữ có tính đối xứng có hai loại: đơn vị đối xứng đơn, đơn vị đối xứng kép
Don vị đối xứng đơn là đơn vị khi xét về mặt lôgïc có nội dung là một phán đoán, khi xét về mặt cú pháp mỗi đơn vị tục ngữ là một câu đơn mà mỗi thành phần
Trang 29Đơn vị đối xứng kép là đơn vị khi xét về mặt lôgic có sự liên kết hai hoặc
hơn hai phán đoán, khi xét về mặt cú pháp mỗi đơn vị là một đơn vị phức mà mỗi
thành phần đơn vị tương đương với một đơn vị đơn
Ví dụ: đối ăn vụng, túng làm liều, nhất sĩ, nhì phân, tam cân, tứ giống, Trong đó loại đối xứng kép phổ biến hơn, chiếm một số lượng lớn trong toàn bộ
kho tàng tục ngữ
©) Tinh van điệu
Tinh vần điệu của tục ngữ là một yếu tố quan trọng đề thiết lập cấu trúc của
đơn vị tục ngữ về cả hai mặt nội dung và hình thức
'Về vần: vần giúp liên kết các yếu tố, các về trong đơn vị tục ngữ đề tạo nên một phát ngơn hồn chỉnh, chặt chẽ Đồng thời vần điệu trong đơn vị tục ngữ cũng chính là yếu tố tạo nên tính mượt mà, dễ nói, dễ nghe, giúp người nghe dễ nhớ dễ
thuộc, dễ dàng vận dụng vào thực tế Tục ngữ có hai loại vần: vần sát và vần cách
'Về nhịp: nhịp trong tục ngữ là một yếu tố quan trọng đề tạo nên và góp phần làm rõ tính đối xứng của nó Nhịp trong tục ngữ vốn rất đa dạng, linh hoạt Chính vì vậy, chúng ta rất dễ bắt gặp trong cùng một đơn vị tục ngữ nhưng lại có nhiều cách ngắt nhịp
Ví dụ
-_ Dâu hiền hơn/ con gái Dâu hiền / hơn con gái
-_ Rể hiền hơn/con trai Ré hién/ hon con trai
Đồng thời trong một đơn vị tục ngữ nhiều khi có nhiều loại nhịp khác nhau
đan xen lẫn nhau
Ví dụ: lúc thì chẳng có ai/ lúc thì ông xã/ ông cai đầy nhà (nhịp 5/4/4);
ruộng bề bờ không bằng/ nghề trong tay (nhịp 3/2/3), Cho dù nhịp có linh hoạt đến đâu cũng phải gắn với ý, có như thế mới thể hiện được ý của tục ngữ Tính vần điệu của tục ngữ cũng khá đa dạng, phức tạp Hai yếu tố này luôn có sự gắn bó mật
Trang 30động Chính nhịp và vần giúp cho tục ngữ dễ dàng đến được với con người, dễ dàng đi vào trí nhớ người tiếp nhận
Tục ngữ dân tộc là tài sản quý báu của nhân dân bao đời, đây là những sáng
tạo nghệ thuật của nhân dân ta, là nơi đúc kết kinh nghiệm về thiên nhiên cuộc sống
con người Qua tục ngữ các thế hệ con cháu đời sau tiếp thu được nhiều kiến thức
bổ ích mà ông cha ta có được trong chính cuộc sống của họ Tục ngữ dân tộc là một
kho kiến thức rộng lớn về thế giới rộng lớn đồng thời cũng là một là một kho mỹ từ
của dân tộc, ở đó có nhiều sáng tạo ngôn từ có giá trị Chính vì vậy, giá trị của tục ngữ qua bao đời vẫn còn nguyên vẹn và ngày càng được nâng cao
1.2 Lý thuyết về giới
Để có cơ sở tìm hiểu về vấn đề giới trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt trước
tiên chúng tôi xin trình bày về một số cách hiểu về hai khái niệm giới tinh (sex) va
giới (gender) đang tồn tại trong tình hình hiện nay
1.2.1 Khái niệm Giới tính (sex)
Theo Ann Oakley thi “gidi tinh (sex): nhắc đến những khác biệt sinh lý căn
bản nhất giữa đàn ông và đàn bà, khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả năng
sinh sản ” [§T; tr.147]
Như vậy việc phân biệt giới tính (con trai — con gái) được xác định về mặt
gien, va có tính phô quát rộng rãi; còn phân biệt giới dựa trên những đặc điểm về
văn hóa và dễ biến đồi
Một số tác giả khác nhấn mạnh đến yếu tố sinh học và gien trong khi định
nghĩa “giới tính là những đặc điểm sinh học của phụ nữ và giới nam được xác định bởi gien”
Luật bình đẳng giới (2006) định nghĩa “giới tinh chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ ”
Còn các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ giới tính đề chỉ những đặc điểm nhận dạng bên ngoài phân biệt một người nam với một người nữ, cần thiết cho sự
Trang 31là hình dạng của cơ quan sinh dục bên ngoài và những đặc điểm giới tính khác có
thể thấy được như bộ ngực đã phát triển ở phụ nữ) Mặt khác các nhà khoa học còn
phân biệt nam nữ dựa trên giới tính sinh sản giao tử (sự hiện diện của buồng trứng ở
giới nữ và tỉnh hoàn ở giới nam) và giới tính nhiễm sắc thể (hai nhiễm sắc thê X ở
giới nữ, một nhiễm sắc thể X và một nhiễm sắc thể Y ở giới nam) Đồng thời,
những nghiên cứu liên văn hóa đã cho thấy những chỉ số cơ thể về sự khác biệt giới
tính không cho phép chúng ta đoán trước được những vai trò mà giới nam hay giới nữ sẽ đảm nhận trong một xã hội cụ thể nào đó Do vậy các nhà nhân học xã hội
phân biệt giữa giới tính và giới, với cách hiểu giới là sản phẩm của văn hóa liên
quan đến những quan niệm và hành vi được xem là phủ hợp với mỗi giới tính
Theo Nguyễn Như Ý trong “Đại tir dién tiếng Việt” giới tính là một danh từ dùng để chỉ “những đặc điểm riêng của nam hoặc nữ, của giống đực hay giống
cái”
Theo Nguyễn Lân trong “7ừ và ngữ Việt Nam” "giới tính (với giới: phân
cách, tính: tính chất) là đặc điểm về cấu tạo hoặc tâm lí khiến nam hoặc nữ khác
nhau”:
Vinh Tịnh trong “7ừ điền tiếng Việt" giới tính là những đặc điểm chung dé
phân biệt nam và nữ
Trong dự thảo luật bình đẳng giới 2006 giải thích về giới tính như sau: «Giới tính là sự khác biệt giữa giới nữ và giới nam vé mat sinh hoc »
Như vậy, giới tính tựu trung lại được hiểu là thuật ngữ dùng đề chỉ đến
những khác biệt giữa nam và nữ về mặt tâm sinh lý, là sự khác biệt về mặt sinh học
giữa giới nam và phụ nữ Giới tính là những đặc điểm đồng nhất mà khi chúng ta sinh ra đã có và không thê thay đôi được
1.2 2 Khái niệm Giới (Gender)
Đây là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau Sau đây là những cách
Trang 32Trong Dự thảo Luật Bình đẳng giới của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm 2006 «Giới chỉ đặc điểm, tính cách, vai trò, trách nhiệm quyền lợi của giới nữ và giới nam do xã hội quy định »
Trong Luật bình đẳng giới 2007: "Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam
và nữ trong tắt cả các mối quan hệ xã hội."
Theo Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam “Giới: là phạm trù chỉ quan niệm, vai trò và mối quan hệ xã hội giữa giới nam và giới nữ Xã hội tạo ra và gắn cho trẻ em gái và trẻ em trai, cho phụ nữ và giới nam các đặc điển giới khác nhau Bởi vậy,
các đặc điểm giới rất đa dạng và có thê thay đổi được"
Ngoài ra trên trang web của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam ngày 15/ 09/ 2010 cũng có sự giải thích về giới và giới tính như sau:
* Giới và giới tính
Giới tính chỉ các đặc điểm sinh học của nam và nữ
Giới chỉ đặc điểm, vị trí, vai trò của nam và nữ trong tất cả các mối quan hệ
xã hội
Những khác biệt về mặt sinh học giữa nam và nữ là không thể thay đổi được
Những đặc điểm có thể hoán đổi cho nhau giữa nam và nữ được coi là thuộc về
khía cạnh Giới
Vi du: Phụ nữ cũng có thể mạnh mẽ và quyết đoán Phụ nữ có thể trở thành
lành đạo, phi công, thợ máy/kỳ sư Ngược lại giới nam có thê dịu dàng và kiên
nhẫn, có thể làm đầu bắp, nhân viên đánh máy, thư ký
Những đặc điểm có thé hoán đổi đó là những khái niệm, nếp nghĩ và tiêu
chuẩn mang tính chất xã hội Đó là sự khác biệt về Giới và nó thay đổi theo thời
gian, không gian
Giới tính là bẩm sinh và đông nhất (nam và nữ khắp nơi trên thế giới đều có
chức năng/cơ quan sinh sản giống nhau), không thể thay đổi được (giữa nam và
Trang 33Giới phản ảnh sự khác biệt giữa nam và nữ vẻ khía cạnh xã hội Những sự khác biệt này là do quá trình học mà thành, đa dạng, và có thể thay đổi Chúng thay
đổi theo thời gian, từ nước này sang nước khác, từ nên văn hoá này sang nên văn
hoá khác trong một bối cảnh cụ thẻ của một xã hội, do các yếu tô xã hội, lịch sử,
tôn giáo, kinh tế quyết định (Địa vị của người phụ nữ phương Tây khác với địa vị
của người phụ nữ phương Đông, địa vị xã hội của phụ nữ Việt Nam khác với địa vị xã hội của phụ nữ Hồi giáo, địa vị của phụ nữ nông thôn khác với địa vị của phụ nữ
vùng thành thi)
Quá trình thay đồi các đặc điểm Giới thường cân nhiều thời gian bởi vì nó
đồi hỏi một sự thay đồi trong tư tưởng, định kiến, nhận thức, thỏi quen và cách cư
xử vốn được coi là mẫu mực của cả xã hội Sự thay đôi về mặt xã hội này thường
diễn ra chậm và phụ thuộc vào mong muốn và quyết tâm thay đổi của con người ”
Hoàng Bá Thịnh trong *Xã hội học vẻ giới” định nghĩa giới như sau: “Khái
niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam và nữ
Trong mối quan hệ ấy có sự phân biệt về vai trò, trách nhiệm, hành vi hoặc sự
mong đợi mà xã hội đã quy định cho mỗi giới Những quy định/ mong đợi xã hội
này phù hợp với các đặc điểm văn hóa, chính trị, kinh tế, xã hội và tôn giáo; vì thế nó luôn biến đồi theo các giai đoạn lịch sử và có sự khác biệt giữa các cộng đông,
xã hội.”
Trong Đại từ điền tiếng Việt định nghĩa giới như sau: “giới: một lớp người
trong xã hội, có chung những đặc điểm nhất định ”
Nguyễn Lân trong “Từ điển từ và ngữ Việt Nam” định nghĩa giới là “rằng lớp người cùng một nghề nghiệp một xu hướng hoặc một cương vị xã hội ”
Bên cạnh hướng nghiên cứu giới có sự phân biệt hai khái niệm giới tính và
giới thì trong thực tế cũng có nhiều người quan niệm chỉ có một và một khái niệm giới Đối với những người theo quan niệm này thì họ cho rằng nếu phân biệt rạch ròi hai khái niệm giới và giới tính cũng tức là có sự phân biệt rạch ròi hai yếu tố tự
nhiên và xã hội Và thực tế, hai ếu tố này không hề tách biệt rạch ròi nhau Như vậy,
Trang 34giới mà không cần phân biệt với giới tính, bởi giới vốn đã bao hàm giới tính trong đó Giới là một khái niệm có sự liên quan đến một hệ thống của các vai trò và các
mối quan hệ giữa phụ nữ và giới nam được xác định không chỉ bởi sinh học mà còn
bởi bối cảnh xã hội, chính trị, và kinh tế “Giới là những tập hợp người được xếp
loại và phân biệt trên cơ sở đặc điểm giải phẫu cơ thê (trước hết và chủ yếu là cơ
quan sinh dục, nhưng không chỉ có các cơ quan này), và được đông đảo các thành
viên trong cộng đông, một xã hội hay một nên văn hóa chỉ định cho những kiểu hành vi riêng, trách nhiệm và quyền lợi riêng Giới còn là mối quan hệ (giới nam
xác định trong quan hệ với nữ và ngược lại) Quan hệ giới là sự tác động qua lại giữa nam và nữ theo những mẫu hình xã hội nhất định, và quan hệ này được nhìn
nahanj khác nhau ở những xã hội khác nhau ” [5, tr.18]
Trên đây là khái niệm về giới có thê dùng làm tiền đề cho việc nghiên cứu
giới trong khoa học xã hội nói chung và trong ngôn ngữ học xã hội giới nói riêng
Vận dụng những hiểu biết cơ bản trên về giới vào việc nghiên cứu tìm hiểu giới trong các đơn vị thành ngữ, tục ngữ sẽ giúp tạo ra được một cơ sở vững chắc cho
vân đê cân tìm hiệu
1.3 Sự phân chia giới trong đời sống và trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
Đây là một vấn đề còn nhiều điều đang gây tranh cãi trong giới nghiên cứu hiện nay Nhiều người quan niệm rằng trong thực tế chỉ có hai giới, vì họ nhận thấy rằng trong giới tự nhiên đa số trường hợp chỉ có hai giới sinh học Điều này làm cho các xã hội cũng thường chia giới ra thành hai giới nam và nữ Bắt chấp một thực tế rằng trong xã hội loài người không chỉ có hai và chỉ hai giới Xét về vấn đề phân chia giới ở việt nam chúng ta thấy rằng chúng ta chịu sự ảnh hưởng của nền văn hóa
Trung Hoa trong cách phân chia giới Đó là luật chia âm - dương và chia giới thành hai giới nam — dương và nữ - âm
Trong ngôn ngữ của chúng ta cũng vậy, cụ thể là trong thành ngữ, tục ngữ sự
Trang 35hai và chỉ hai giới được tập trung phản ánh, được thừa nhận Nếu một giới nào khác hai giới nam và nữ xuất hiện trong ngôn ngữ thì giới đó chỉ là phi chính thức Nó không được thừa nhận một cách chính thức như hai giới nam và nữ Giới khác hai giới cơ bản trong xã hội đi vào trong ngôn ngữ thường là với góc độ tiêu cực, bị phê phán
Khảo sát thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt chúng ta thấy có rất ít sự phản ánh
vào trong ngôn ngữ một giới nào khác hai giới nam và nữ Chỉ có một vài đơn vị
như: thất phu thất phụ, ái nam ái nữ, bán nam bán nữ Nhưng những đơn vị này
thường có nội dung tiêu cực khi miêu tả về những người không thuộc hai giới cơ bản nam và nữ Đồng thời nghĩa của đơn vị cũng phải dựa vào hai từ chỉ giới chính
là nam và nữ dé phản ánh Điều này đồng nghĩa với việc nhân dân ta không chấp
nhận một giới nào khác ngoài hai giới nam và nữ Trong hơn 1794 câu thành ngữ,
tục ngữ tiếng Việt được tìm thấy nói về vấn đề giới chủ yếu là nói về hai giới nam
và nữ Mặc cho cách phản ảnh giới trong thành ngữ, tục ngữ theo hướng nào, trực
tiếp trong ý nghĩ của từ hay gián tiếp thông qua những hình ảnh biểu trưng đa phần số đơn vị thành ngữ, tục ngữ chỉ trình bày về những van đề liên quan đến hai giới
nam và nữ Cụ thể trong 1794 đơn vị thành ngữ, tục ngữ chỉ có 3 đơn vị được nêu
trên là nói về người không thuộc hai giới cơ bản Khó đề tìm thấy những đơn vị khác nói về một giới không phải nam hoặc nữ, Không có sự miêu tả gì phẩm chất hay tính cách, của một giới nào khác Điều này chứng minh cho thực tế trong xã
hội ta cũng chỉ thừa nhận hai giới và đặc điểm này đã di vào thành ngữ, tục ngữ
Trang 36'Thành ngữ là những cụm từ cố định, là một đơn vị từ vựng có sẵn trong hệ
thống từ vựng của một dân tộc, là đơn vị ngôn ngữ và đồng thời cũng là một đơn vị
mang đậm dấu ấn văn hóa dân tộc vì các yếu tố văn hóa mà thành ngữ đã phản ánh
Chính vì vậy chúng ta có thể đồng thời gọi thành ngữ là đơn vị ngôn ngữ - văn hóa Thành ngữ có những đặc điểm nổi bật là tính biểu trưng, tính hình tượng, tinh dân
tộc và tính cụ thể, tính biểu thái, tính điệp và đối Đề phân biệt thành ngữ, chúng tôi dựa vào các tiêu chí: tiêu chí cấu tạo, tiêu chí nguồn gốc, tiêu chí biểu trưng
Đồng thời, chúng tôi cũng đưa ra lý thuyết chung về tục ngữ tiếng Việt Tục ngữ có hình thức cấu trúc tương đối ôn định, có ý nghĩa khái quát cao, đúc kết kinh
nghiệm của nhân dân về thiên nhiên và lao động sản xuất, về con người và xã hội
Vi thế, nội dung tục ngữ người Việt vô cùng phong phú, đa dạng Tục ngữ có tính
ngắn gọn, hàm súc, tính đối xứng, tính vần điệu Tục ngữ dân tộc là một kho kiến
thức rộng lớn về thế giới rộng lớn đồng thời cũng là một là một kho mỹ từ của dân
tộc, ở đó có nhiều sáng tạo ngôn từ có giá trị Chính vì vậy, giá trị của tục ngữ qua bao đời vẫn còn nguyên vẹn và ngày cảng được nâng cao
Phần lý thuyết về giới, chúng tôi trình bày hai khái niệm giới tính (sex) và giới (gender) đề làm tiền đề cho việc tìm hiểu giới Khoảng 3 thập kỷ trở lại đây, trong các tác phâm khoa học xã hội vấn đề giới được đề cập rất nhiều Khảo sát thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt chúng tôi nhận thấy có rất ít sự phản ánh vào trong
ngôn ngữ một giới nào khác hai giới nam và nữ
Tắt cả những điều đó sẽ là cơ sở lí thuyết để chúng tôi đi sâu khảo sát một số vấn đề về giới ở chương hai và chương ba như ngôn ngữ về giới, số lượng giới và
Trang 37Chương 2:
Ngôn ngữ về giới và quan niệm về số lượng giới
được phản ánh trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt
2.1 Nhận xét về số lượng thành ngữ, tục ngữ khảo sát
Khảo sát thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt chúng tôi tìm được 1794 đơn vị thành ngữ, tục ngữ có chứa từ ngữ chỉ giới Khảo sát ngữ liệu từ những từ điển
thành ngữ, tục ngữ chúng tôi nhận thấy số lượng thành ngữ, tục ngữ có từ chỉ giới trong tông số thành ngữ, tục ngữ cũng chiếm một số lượng đáng kể Với một số lượng như thế thành ngữ, tục ngữ chứa từ ngữ về giới đã phản ánh được những vấn đề cơ bản về giới trong tiếng Việt
Dựa vào nguồn tư liệu thu thập được chúng tôi cũng có đủ cơ sở để
tìm hiểu những vấn đề chủ chốt của giới trong đời sống mà thành ngữ, tục ngữ lưu
giữ được Đồng thời chúng tôi cũng có cơ sở để đưa ra những nhận định của mình về những vấn đề về giới
2.2 Ngôn ngữ về giới và quan niệm về số lượng giới của con người
Ngôn ngữ giới nói chung được chia thành hai loại: ngôn ngữ của giới dùng
trong giao tiếp và loại ngôn ngữ được sử dụng đề nói về mỗi giới Với tính chất của để tài, người viết chỉ xét đến ngôn ngữ nói về giới Xét đặc trưng ngôn ngữ về giới trong thành ngữ, tục ngữ, trước hết chúng ta nhận thấy nỗi bật là đặc trưng từ ngữ
dùng để phản ảnh giới vào trong thành ngữ, tục ngữ hay nói khác là từ ngữ được
nhân dân sử dụng đề nói về mỗi giới là như thế nào Ngôn ngữ dùng đề nói về mỗi
giới (tức là từ ngữ dùng để nói về giới nam và giới nữ) trong các thành ngữ, tục ngữ
Trang 38
nói chung Ngôn ngữ giới có thể hiểu là một loại ngôn ngữ mà chỉ dùng để nói về giới này mà không dùng đề nói về giới kia và ngược lại Đây là loại ngôn ngữ dành
để sử dụng riêng khi đề cập đến giới này mà không dùng khi đề cập đến giới còn
lại Do đó, khi có ai đó sử dụng vượt qua ranh giới riêng biệt đó tức là dùng từ ngữ
vốn chỉ để nói về giới này để nói về giới kia, lúc đó người ta gọi là mang tính hoặc
có thiên hướng của giới khác Lúc sử dụng ngôn ngữ có thiên hướng về giới khác để
nói về giới này thì sắc thái tu từ thường là sắc thái tiêu cực Ngôn ngữ giới thường có hai loại, ngôn ngữ nói về giới nam và ngôn ngữ nói về giới nữ Khảo sát trong 1794 đơn vị thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt chúng tôi thấy từ ngữ nói về giới chủ yếu gồm ba loại: danh từ - giúp xác định giới, tính từ và động từ dùng đề miêu tả, khắc
họa đặc điểm, trạng thái về giới
Ngôn ngữ chỉ về giới có hai loại được sử dụng trong thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt là từ ngữ có sự xác định giới trực tiếp qua ý nghĩa từ vựng và từ ngữ nói về giới gián tiếp bằng những biện pháp tu từ
2.2.1 Nhận xét về từ ngữ và tần số xuất hiện của từ ngữ trực tiếp chỉ giới bằng ý nghĩa từ vựng
2.2.1.1 Từ ngữ trực tiếp chỉ về gỉ
i nam qua ý nghĩa từ vựng
Từ ngữ chỉ giới nam trực tiếp chủ yếu là các danh từ Từ ngữ chỉ giới trực tiếp qua ý nghĩa từ vựng có 1261 lượt xuất hiện trong tông 1794 đơn vị thành ngữ, tục ngữ chúng tôi thu nhập được Từ ngữ trực tiếp về giới nam trong bộ phận thành ngữ, tục ngữ tiếng Việt xuất hiện trong các đơn vị thành ngữ, tục ngữ chỉ
chứa yếu tố giới nam và cả trong các đơn vị thành ngữ, tục ngữ chứa cả hai yếu tố về giới (nam và nữ) Qua các từ ngữ đó, chúng ta khá dễ dàng nhận biết đặc điểm
giới tính được phân biệt trong đó do ý nghĩa từ điển của chúng đã có sự phân biệt
giới rõ ràng Sau đây là những từ ngữ chỉ giới trực tiếp cùng với tầ