Đề tài tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của hệ thống từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội; tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông; tìm hiểu phương thức định danh của các từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội.
Trang 1VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
ĐẶNG THỊ NGỌC LY
TỪ NGỮ NGHỀ RÈN Ở ĐA SỸ, HÀ ĐÔNG, HÀ NỘI
LUẬN VĂN THẠC SĨ NGÔN NGỮ HỌC
HÀ NỘI, 2019
Trang 2VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI
Trang 3LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi Các số liệu, kết quả nghiên cứu trong luận văn là trung thực và chưa từng ai công bố trong bất kỳ một công trình nào khác
Tác giả luận văn
Trang 4Thành tố độc lập
2 Yếu tố có nghĩa dùng trong ngôn ngữ toàn dân
3
B
Thành tố không độc lập
4 Yếu tố có nghĩa dùng trong phương ngữ
Trang 5MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
Chương1 CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ THỰC TIỄN 9
1.1.Cơ sở lý thuyết 9
1.2 Khái quát nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông 25
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮNGHỀ RÈN ĐA SỸ, HÀ ĐÔNG 30
2.1 Dẫn nhập 30
2.2 Đặc điểm từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ xét theo phạm vi 30
2.3 Đặc điểm từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ xét theo cấu tạo 32
2.4 Đặc điểm từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ xét theo mô hình cấu tạo 38
Chương 3 ĐẶC ĐIỂM ĐỊNH DANH CỦA TỪ NGỮNGHỀ RÈN ĐA SỸ, HÀ ĐÔNG 55
3.1 Dẫn nhập 55
3.2 Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông 55
KẾT LUẬN 78
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 80
PHỤ LỤC 85
Trang 6DANH MỤC BẢNG, BIỂU
Biểu đồ 2.1: Các nhóm từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ - Hà Đông 31
Bảng 2.2 Số lượng các nhóm từ ngữ nghề rèn xét theo cấu tạo từ 32
Biểu đồ 2.2: Các nhóm từ đơn nghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông (Xem phụ lục Bảng 2.2) 33
Biểu đồ 2.3: Nhóm các từ ghépnghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông 35
Biểu đồ 2.4: Phân loại từ ghép của từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ 36
Bảng 2.4:Nhóm các từ ngữ nghề rèn là từ ghép chính phụ 36
và từ ghép đẳng lập 36
Biểu đồ 2.5:Nhóm các từ ngữ nghề rèn là từ ghép chính phụ 37
Bảng 2.5: Ngữ định danh nghề rèn xét theo số lượng thành tố cấu tạo 46
Bảng 3.1: Biểu thức định danh dùng thành tố chung (cơ sở) 56
Bảng 3.2 Phương thức định danh phức hợp của từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông 58
Bảng 3.3 Phương thức định danh tên/loại sản phẩm nghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông kết hợp với các dấu hiệu chỉ đặc điểm 59
Bảng 3.4: Mô hình định danh thành tố chỉ nguyên vật liệu kết hợp cácdấu hiệu chỉ đặc điểm 67
Bảng 3.5: Mô hình định danh thành tố chỉ quy trình sản xuất kết hợp các dấu hiệu chỉ đặc điểm 69
Bảng 3.6:Mô hình định danh thành tố chỉ công cụ hành nghềkết hợp 73
các dấu hiệu chỉ đặc điểm 73
Trang 71
MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
1.1 Có thể nói, từ nghề nghiệp vừa là công cụ, vừa là phương tiện giao tiếp của người làm nghề, đồng thời từ nghề nghiệp cũng là phương tiện phản ánh văn hóa của cư dân nơi đó Hiện nay, do trình độ công nghiệp hóa ngày càng cao, kéo theo cơ giới hóa nông nghiệp khiến nhiều làng nghề truyền thống đang dần bị mai một hoặc thay đổi, điều này cũng đồng nghĩa với việc nhóm từ của các nghề truyền thống có nguy cơ biến mất Do đó, việc thu thập và nghiên cứu từ nghề nghiệp là cần thiết, không những bổ sung và làm phong phú vốn từ trong hệ thống từ vựng tiếng Việt nói chung và từ ngữ làng nghề nói riêng, mà còn góp phần làm nên bức tranh đa dạng của ngôn ngữ văn hóa dân tộc, bởi trong một tương lai không xa, khi máy móc thay thế con người, nhiều từ ngữ sẽ bị lãng quên đi một cách tất yếu
1.2.Việt Nam vốn là một nước nông nghiệp, trong khi nghề rèn lại là nghề truyền thống mang đậm dấu ấn lao động nông nghiệp Mặc dù nghề rèn có mặt ở nhiều vùng miền, nhưng nghề rèn ở Đa Sỹ - một làng cổ nằm bên dòng sông Nhuệ thuộc quận Hà Đông, Hà Nội, từ lâu đã được biết đến như một làng nghề truyền thống, nổi tiếng và có lịch sử lâu đời Do được nhiều nơi biết đến với các vật dụng
bằng kim khí, phục vụ sản xuất nông nghiệp và các vật sản phẩm khác như: dao, kéo, tràng, bào, đục,… nghề rèn Đa Sỹ đã mang đến nhiều sản phẩm phục vụ cho
đời sống hàng ngày của người dân Chính vì vậy mà năm 2014, làng nghề rèn Đa
Sỹ vinh dự được Trung ương hội làng nghề truyền thống vinh danh là một trong sáu làng nghề truyền thống tiêu biểu toàn quốc
1.3 Cho đến nay, ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu về từ nghề nghiệp; tuy nhiên chưa có công trình nào nghiên cứu về từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ (Hà Đông – Hà Nội) Việc tìm hiểu từ ngữ về nghề rèn ở Đa Sỹ không những góp phần xác lập được một hệ thống các đơn vị từ vựng liên quan đến nghề làm rèn ở nước ta, khẳng định vị thế xứng đáng của nhóm từ ngữ này trong vốn từ ngữ toàn
Trang 82
dân, mà còn góp phần quảng bá cho ngành rèn ở Hà Đông nói riêng và nghề rèn ở Việt Nam nói chung
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi quyết định lựa chọn đề tài nghiên
cứu “Từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội” làm đề tài luận văn của mình
2 Tình hình nghiên cứu liên quan đến đề tài
2.1 Tình hình nghiên cứu từ nghề nghiệp trên thế giới
Các nhà nghiên cứu nước ngoài, tiêu biểu là các nhà nghiên cứu Xô viết: L.A Kapanađze và A.V Superanskaja trong khi bàn đến thuật ngữ, hệ thống thuật ngữ, các tác giả đã đề cập đến từ ngữ nghề nghiệp, đặc biệt là việc gọi tên các đối tượng Tuy nhiên, các tác giả chưa bàn sâu đến lớp từ của những người làm nghề ở các phương diện định danh, ngữ nghĩa mà chỉ đề cập đến tên gọi các đối tượng một cách khái quát
Theo tác giả V.D Bonđaletop - nhà ngôn ngữ học Xô viết đã phân loại các biến thể lời nói, trong có tiếng nghề nghiệp Theo ông, “tiếng nghề nghiệp thật sự (đúng hơn là những hệ thống từ vựng), ví dụ như “tiếng” của người đánh cá, những người đi săn, thợ đồ gốm, công nhân làm gỗ, người làm len, thợ đóng dày, và cả những người làm các ngành nghề khác” [Dẫn theo 55, tr2] Tuy nhiên, nghiên cứu của ông mới chỉ dừng lại ở những quan niệm khái quát, nêu ra những hiện tượng ngôn ngữ đơn lẻ của những người làm nghề, mà chưa nghiên cứu cụ thể từ ngữ nghề nghiệp trên các phương diện cấu tạo, hay định danh, ngữ nghĩa
IU.V.Rozdextvenxki khi đề cập đến vấn đề “giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp” tuy không bàn sâu đến từ ngữ nghề nghiệp nhưng tác giả cũng đã chỉ ra lớp
từ “được cá nhân học theo loại hình công việc” Theo ông, từ điển bách khoa là một trong những cơ sở của giáo dục ngôn ngữ nghề nghiệp, “trong việc lựa chọn và giải thích vốn từ vựng nghề nghiệp”[Dẫn theo 31, tr.369]
2.2 Từ ngữ nghề nghiệp ở Việt Nam
Ở Việt Nam, từ nghề nghiệp đã được nghiên cứu theo hai hướng:
Trang 93
Hướng thứ nhất: Từ nghề nghiệp được các nhà Việt ngữ học đề cập đến
trong các giáo trình ngôn ngữ học từ những năm 60, 70 của thế kỷ XX Nguyễn
Văn Tu trong Từ vựng học tiếng Việt hiện đại [53] là một trong những nhà ngôn
ngữ học đầu tiên của Việt Nam trong khi trình bày hệ thống vốn từ tiếng Việt hiện đại đã đề cập đến lớp từ thuộc về nhóm người làm nghề - từ nghề nghiệp Tuy nhiên, ông cũng mới chỉ dừng lại ở việc nêu khái quát, chưa đi sâu nghiên cứu cụ
thể vào từng nghề Đỗ Hữu Châu trong giáo trình Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt
[10] cũng đã có những những nghiên cứu nhất định về từ nghề nghiệp nhưng tác giả cũng chỉ mới đưa ra khái niệm làm nền tảng cho nghiên cứu Về sau này, các tác giả
như Hoàng Thị Châu trong Phương ngữ học tiếng Việt [13] , Nguyễn Thiện Giáptrong Từ vựng học tiếng Việt [19] , nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [15] cũng đã
đề cập đến từ nghề nghiệp và phân biệt từ nghề nghiệp với các lớp từ khác (thuật ngữ, tiếng lóng, từ địa phương)
Đặc điểm chung của các công trình trên là các nhà nghiên cứu xem từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị công cụ, sản phẩm lao động, quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội Những từ ngữ này, nếu không là người trong nghề sẽ khó hiểu, thậm chí có những từ ngữ nghề nghiệp mà người ngoài nghề không thể hiểu Do tính chất của giáo trình, các tác giả mới chỉ dừng lại ở mức độ khái quát, chưa đi sâu tìm hiểu một cách đầy đủ mối quan hệ giữa từ ngữ nghề nghiệp với từ địa phương, thuật ngữ, tiếng lóng Các nhà nghiên cứu cũng chưa có điều kiện để nghiên cứu sâu từ ngữ nghề nghiệp ở phương diện cấu tạo, đặc điểm
về định danh, ngữ nghĩa từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa
Hướng thứ hai: Nghiên cứu từ nghề nghiệp được thể hiện trong từng nghề
cụ thể Những năm gần đây, nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp từng nghề cụ thể trong từng địa phương đã được nhiều tác giả quan tâm Cụ thể là của các tác giả: Phạm
Hùng Việt: Về từ chỉ nghề gốm; Võ Chí Quế: Tên gọi các bộ phận của cái cày qua
Trang 10ở Phúc Sen; Nguyễn Văn Dũng: Từ ngữ nghề nghiệp nghề biển ở Thanh Hóa (Từ bình diện ngôn ngữ - văn hóa); Nguyễn Văn An: Từ ngữ nghề gốm Thổ Hà; …
Các bài viết và các luận văn được công bố trên đã bước đầu nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp trên các phương diện cấu tạo, định danh; khảo sát một số lượng đáng kể từ ngữ của từng nghề; phân tích mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với từ địa phương, từ toàn dân, thuật ngữ Tuy nhiên, những kết quả nghiên cứu đó chủ yếu là làng nghề truyền thống của một địa phương hoặc do tính chất của công trình, một
số công trình chưa có điều kiện đi sâu phân tích về vấn đề định danh, ngữ nghĩa
Trong số các tư liệu nghiên cứu về từ ngữ nghề nghiệp, đề tài khoa học cấp
viện của Viện Ngôn ngữ học Từ ngữ nghề nghiệp gốm sứ Bát Tràng [55] do tác giả
Nguyễn Văn Khang làm chủ nhiệm đề tài là đáng chú ý Nhóm tác giả đã có những nghiên cứu khá toàn diện về tiếng nghề nghiệp, khu biệt với những loại từ cùng thuộc phương ngữ xã hội, chỉ ra mô hình cấu tạo, trường từ vựng- ngữ nghĩa, nguồn gốc các đơn vị định danh và thống kê được 861 đơn vị từ ngữ nghề gốm Bát Tràng Tuy nhiên, công trình lại chưa đi sâu nghiên cứu ở phương diện định danh - một nhân tố quan trọng cho thấy những nét văn hóa làng nghề được phản ánh vào ngôn ngữ
Nghiên cứu về từ nghề rèn, luận văn thạc sĩ của tác giả Mã Thị Nguyệt “Từ ngữ nghề rèn của người Nùng ở Phúc Sen (Quảng Yên, Cao Bằng)” [41] là những
cơ sở quan trọng để chúng tôi tiếp thu, tham khảo
Từ những kết quả của các công trình đã được trình bày, vấn đề nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp nói chung, từ ngữ nghề nghiệp nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông nói
Trang 115
riêng, cho tới nay chưa có công trình nào được công bố thu thập, nghiên cứu vốn từ này một cách đầy đủ và hệ thống trên bình diện của ngôn ngữ như đặc điểm cấu tạovà đặc điểm định danh của từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông Một số tác giả có
đề cập đến lĩnh vực từ nghề cá, nghề gốm, nghề rèn, nghề nông, nghề dệt thổ cẩm nhưng do tính chất của từng công trình mà các tác giả mới chỉ nghiên cứu trong phạm vi hẹp của từng ngành nghề và từng vùng miền
Điểm qua các công trình nghiên cứu, chúng tôi thấy việc tiến hành thực hiện
đề tài “Từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội” làm đề tài luận văn là cần
thiết, có tính lí luận và thực tiễn nhất định
3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục đích nghiên cứu
- Tìm hiểu sự đa dạng, phong phú của hệ thống từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ,
Hà Đông, Hà Nội
- Tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của các từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông
- Tìm hiểu phương thức định danh của các từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
- Xác lập những vấn đề lí thuyết có liên quan trực tiếp đến đề tài như: lí luận
về từ nghề nghiệp, lí thuyết về từ và cấu tạo từ, lí thuyết về định danh ngôn ngữ
- Điều tra, thu thập, khảo sát, thống kê và phân loại các từ ngữ nghề rèn ở Đa
Sỹ, Hà Đông
- Miêu tả, phân tích đặc điểm cấu tạo và phương thức định danh của các đơn
vị từ vựng về nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông
Trang 126
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
4.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận văn là các từ ngữ về nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông gồm các từ ngữ chỉ nguyên liệu, công cụ, phương thức, hoạt động sản xuất, sản phẩmcủa nghề rèn Đa Sỹ – Hà Đông
4.2 Phạm vi nghiên cứu
Nghiên cứu các từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông về đặc điểm cấu tạo và đặc điểm định danh của các từ ngữ nghề rèn trong tiếng Việt
5 Cơ sở lý luận và phương pháp nghiên cứu
5.1 Ngữ liệu nghiên cứu
Ngữ liệu nghiên cứu của luận văn là các từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông,
Hà Nội được thu thập từ các nguồn sau:
- Từ các từ điển, tài liệu, sách chuyên môn nghiên cứu, viết về nghề làm nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông Cụ thể là:
+Từ điển tiếng Việt (Hoàng Phê chủ biên), Nxb Từ điển Bách khoa, 2010 + Đại từ điển tiếng Việt (Nguyễn Như Ý chủ biên), Nxb Văn hóa thông tin,
5.2 Phương pháp nghiên cứu
a Phương pháp điều tra điền dã
Để thu thập nguồn tư liệu cho đề tài, chúng tôi thực hiện điều tra, điền dã qua các hình thức như: ghi chép, phỏng vấn trực tiếp qua các cuộc điều tra điền dã tại
Đa Sỹ, Hà Đông, Hà Nội; tìm hiểu thực tế ở những khu trưng bày và giới thiệu sản phẩm tại làng Đa Sỹ Đối tượng chúng tôi điều tra thường là những người trực tiếp
Trang 13c Phương pháp phân tích thành tố trực tiếp
Phương pháp này được dùng để phân tích các thành tố trong cấu trúc của các
từ ngữ nghề rèn
d Thủ pháp thống kê phân loại
Thủ pháp này được dùng để phân loại các từ ngữ nghề rèn đã thu thập được
về cấu tạo, đặc điểm định danh Các từ ngữ thu thập được sẽ được tiến hành phân loại dựa trên các tiêu chí khác nhau và sắp xếp chúng cho có hệ thống
e Thủ pháp mô hình hóa
Thủ pháp này được dùng để mô hình hóa các kiểu quan hệ giữa các yếu tố trong cấu trúc của các từ ngữ nghề rèn, mô hình định danh dựa trên các dấu hiệu
đặc trưng của đối tượng được lựa chọn để định danh
6 Ý nghĩa lý luận và thực tiễn
Trang 148
6.2 Ý nghĩa thực tiễn
Kết quả nghiên cứu của luận văn được sử dụng làm tài liệu giảng dạy về từ nghề nghiệp, biên soạn sổ tay về nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông, biên soạn các sách quảng bá cho nghề rèn ở Việt Nam
7 Kết cấu của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, luận văn gồm
3 chương:
Chương 1: Cơ sở lý thuyết và thực tiễn
Chương 2: Đặc điểm cấu tạo của từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông
Chương 3: Đặc điểm định danh của từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông
Trang 15Theo Đỗ Hữu Châu (1981) định nghĩa:“Từ của tiếng Việt là một hoặc một
số âm tiết cố định, bất biến, mang những đặc điểm ngữ pháp nhất định, nằm trong những kiểu cấu tạo nhất định, tất cả ứng với một kiểu ý nghĩa nhất định, lớn nhất trong tiếng Việt và nhỏ nhất để cấu tạo câu” [10, tr.16]
Tác giả Nguyễn Kim Thản(1984) quan niệm:“Từ là đơn vị cơ bản của ngôn ngữ, có thể tách ra khỏi đơn vị khác của lời nói để vận dụng một cách độc lập và là một khối hoàn chỉnh về ngữ âm, ý nghĩa (từ vựng hoặc ngữ pháp) và chức năng ngữ pháp” [44, tr.64]
Trong khi đó, Nguyễn Thiện Giáp (1985), “từ của tiếng Việt là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa… Trong tiếng Việt, mỗi từ là một âm tiết” [19, tr.68]
Sở dĩ có tình trạng phức tạp và khó thống nhất ý kiến giữa các nhà nghiên cứu trong quan niệm về từ như vậy là vì bản thân các từ rất khác nhau về nhiều mặt
- Về kích thước vật chất, các từ có kích thước lớn nhỏ không giống nhau
- Về cấu trúc và tổ chức trong nội bộ từ, các kiểu loại không giống nhau
- Về nội dung và cách thức biểu thị, giữa các từ với nhau cũng không giống nhau
Trang 1610
- Về năng lực và chức phận khi đi vào hoạt động ngôn ngữ (như: các chức năng ngữ pháp, đảm nhận các vai trò làm thành phầ câu, các chức năng ngữ nghĩa, ngữ dụng,…trong quá trình tham gia tạo câu…) các từ lại càng không giống nhau
Do có nhiều quan niệm khác nhau và cũng không đi sâu bàn luận định
nghĩa về từ, do vậy chúng tôi đồng tình với quan điểm của tác giả Nguyễn Tài
Cẩn (1998): “Từ là đơn vị nhỏ nhất có thể vận dụng độc lập ở trong câu” [9,
tr.326]
Với định nghĩa vừa nêu, từ có hai đặc điểm cần lưu ý:
+ Từ là đơn vị nhỏ nhất có nghĩa: Từ có hình thức phổ biến là một chiết
đoạn âm thanh nhỏ nhất, đồng thời có nghĩa (dùng để gọi tên các sự vật hiện tượng, các thuộc tính, các quan hệ trong thực tiễn đời sống)
+ Từ được sử dụng độc lập, tự do trong lời nói dùng để tạo câu: Từ có thể
tách biệt khỏi các đơn vị khác (khác với các từ khác, cụm từ ) và được dùng theo các quy tắc nhất định để tạo nên câu
Những đặc điểm trên giúp phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt với yếu tố cấu tạo nên từ (đơn vị nhỏ nhất có nghĩa, nhưng không dùng trực tiếp để đặt câu); phân biệt với cụm từ và câu (các đơn vị có nghĩa nhưng không nhỏ nhất) Như vậy, rõ ràng từ là một thực thể, tồn tại hiển nhiên sẵn có trong mỗi hệ thống ngôn ngữ với những đặc điểm hình thức, cấu trúc nội tại và có thể có cách biểu thị nội dung ý nghĩa) khác nhau, được người bản ngữ trị giác (hiện thực về mặt tâm lý)
Ví dụ: từ của nghề rèn như: đập, búa, nắn,
Như vậy, từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và về ngữ nghĩa Đặc điểm trên giúp ta phân biệt từ với các đơn vị khác: phân biệt với hình
vị - yếu tố cấu tạo nên từ; phân biệt từ với cụm từ và câu là các đơn vị lớn hơn nó
1.1.1.2 Quan niệm về ngữ
Trang 1711
Cũng như từ, ngữ (còn có những tên gọi khác như cụm từ, đoản ngữ, ngữ
đoạn, từ tổ… ) là đối tượng được các nhà ngôn ngữ học quan tâm nghiên cứu như:
Đỗ Hữu Châu, Nguyễn Thiện Giáp, Nguyễn Tài Cẩn, Nguyễn Kim Thản, Diệp Quang Ban, Lưu Vân Lăng, Cao Xuân Hạo…
Theo Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý [57,
tr176 ]: “Ngữ là sự kết hợp hai hoặc nhiều thực từ (không hoặc có cùng với các hư
từ có quan hệ với chúng gắn bó về ý nghĩa và ngữ pháp), diễn đạt một khái niệm thống nhất, và là tên gọi phức tạp biểu thị các hiện tượng của thực tại khách quan”
Về cấu tạo, ngữ là một kết cấu cú pháp được tạo thành bởi hai hoặc nhiều thực từ trên cơ sở liên hệ ngữ pháp phụ thuộc – theo quan hệ phù hợp chi phối hay liên hợp Trong một số ngữ có từ đóng vai trò chủ yếu về mặt ngữ nghĩa và ngữ pháp, gọi là thành tố chính, các từ phụ thuộc vào thành tố chính gọi là các thành tố phụ Thành tố chính của ngữ có thể là danh từ (tao nên ngữ danh từ), động từ (tạo nên ngữ động từ), tính từ (tạo nên ngữ tính từ)
Về chức năng và đặc điểm: Cũng giống như từ, ngữ cũng là phươngtiện định danh, biểu thị sự vật, hiện tượng, quá trình, phẩm chất Ý nghĩa ngữ pháp của ngữ được tạo nên bằng quan hệ nảy sinh giữa các thực từ kết hợp lại trên cơ sở của một kiểu liên hệ nào đó giữa chúng Ngữ thường chia thành hai kiểu: Ngữ tự
do (cụm từ tự do) và ngữ không tự do (ngữ/cụm từ cố định)
+ Ngữ tự do/Cụm từ tự do: Bao gồm những ý nghĩa từ vựng độc lập của tất
cả các thực từ tạo thành ngữ Mối liên hệ cú pháp của các yếu tố trong ngữ tự do là mối liên hệ linh hoạt và có sức sản sinh
+ Ngữ không tự do/Ngữ cố định/Cụm từ cố định: Tính độc lập về mặt từ vựng của một hoặc cả hai thành tố bị yếu đi hoặc bị mất và ý nghĩa từ vựng của ngữ cũng trở nên giống như ý nghĩa của một từ riêng biệt
Trang 1812
Thay vì bàn luận phân tích sâu về khái niệm ngữ, chúng tôi chọn quan niệm
của tác Nguyễn Tài Cẩn (1998) : “đoản ngữ là một tổ hợp từ tự do có ba đặc điểm:
a) Nó gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quay quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa:
b) Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại chi tiết rất khác nhau, nhưng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ chính phụ
c) Toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình trung tâm nhưng nó vẫn giữ được các đặc điểm ngữ pháp của trung tâm” [9, tr.149-150]
1.1.1.3 Các phương thc phương 0]
Do quan niệm về “từ” có sự khác nhau ở các nhà ngôn ngữ học, chúng tôi chọn quan niệm của Nguyễn Tài Cẩn về các kiểu cấu tạo từ để tiến hành khảo sát
hệ thống từ ngữnghề rèn Đa Sỹ ở Hà Đông Theo tác giả, dựa vào số lượng tiếng,
từ tiếng Việt có từ đơn và từ ghép Cụ thể:
1 “Từ đơn chỉ gồm một tiếng nên làm thành một đơn vị đơn giản” [9, tr.51]
2 Từ ghép là “một đơn vị phức hợp, có tổ chức nội tại: trong từ ghép bao giờ cũng có thể tìm ra ít nhất là hai tiếng được kết hợp với nhau theo một loại quan hệ này hay quan hệ nọ” [9, tr.51] Theo đó, nếu ghép hai hay nhiều tiếng lại với nhau theo quan hệ ngữ nghĩa gọi là từ ghép nghĩa (gồm từ ghép láy nghĩa và
từ ghép phụ nghĩa); theo quan hệ ngữ âm gọi là từ láy âm; không dựa trên cơ sở quan hệ ý nghĩa, cũng không dựa trên quan hệ ngữ âm gọi là từ ghép ngẫu hợp
Tuy nhiên, trong nhiều trường hợp, việc xác định ranh giới giữa hai đối
tượng từ ghép và cụm từ cố định là rất khó rành mạch Chẳng hạn như: dao cầu thái thuốc Bắc, dao chặt thép nhíp Nga, dao làm lòng gà vịt,…là từ hay là ngữ
Những đơn vị như trên đều có chức năng định danh, gọi tên sự vật, phân biệt sự
Trang 1913
vật Về lí thuyết, từ được xem là đơn vị có kết cấu chặt chẽ, còn ngữ (trừ thành ngữ) thì đều có kết cấu lỏng lẻo Tuy vậy, trong thực tế, từ và ngữ định danh kết cấu chính - phụ đều mang tính chỉnh thể định danh về nghĩa (đều gọi tên một đối tượng nhằm khu biệt với cá thể khác cùng loại, tạo nên nghĩa biệt loại), điều đó làm cho việc phân biệt từ với ngữ định danh rất khó khăn Đây là vấn đề rất phức tạp, chúng tôi không đi sâu bàn về ranh giới đâu là từ, đâu là ngữ mà theo cách phân loại sắp xếp thông dụng của từ điển Nghĩa là, được xem là từ là những đơn
vị định danh (bao gồm cả cụm từ cố định có nghĩa tương đương với từ về định danh) Những đơn vị này sẽ được chúng tôi thống kê vào bảng từ như cách làm của các nhà ngôn ngữ xếp vào danh mục từ điển, còn những đơn vị là cụm từ tự
do có nghĩa theo dạng miêu tả thì không Do vậy, chúng tôi xem những kiểu cấu tạo như những ví dụ trên là ngữ
Mặt khác, để tiện cho việc nghiên cứu và theo thói quen, chúng tôi gọi những từ ghép láy nghĩa là từ ghép đẳng lập và từ ghép phụ nghĩa là từ ghép chính phụ, từ láy âm là từ láy, từ ghép ngẫu hợp là từ ngẫu hợp Như vậy, từ sẽ có bốn loại kiểu cấu tạo: từ đơn, từ ghép (ghép đẳng lập và ghép chính phụ), từ láy và từ ngẫu hợp
1.1.2 Khái niệm từ ngữ nghề nghiệp
1.1.2.1 Khái niệm
Như đã biết, lao động là một trong những nhân tố quan trọng nhất giúp
“con người cá nhân” thành “con người xã hội” Để tồn tại, phát triển và đáp ứng nhu cầu cuộc sống, con người phải mưu sinh, lao động, tìm nghề, lựa chọn nghề và học nghề Đây là cơ sở xã hội để hình thành nên một lớp từ ngữ của những người làm nghề riêng biệt phục vụ cho quá trình giao tiếp và tư duy Lớp từ ngữ đó cũng tạo nên dấu ấn nghề nghiệp - từ ngữ nghề nghiệp
Trang 2014
Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp (hay tiếng nghề nghiệp, từ vựng nghề nghiệp) nói chung, quan niệm về từ ngữ nghề nghiệp nói riêng đã được các tác giả trong nước và nước ngoài quan tâm
a Quan niệm từ ngữ nghề nghiệp của các tác giả nước ngoài
L.A Kapanađze khi bàn về những khái niệm "thuật ngữ" và "hệ thống thuật ngữ" cũng đã đề cập đến từ ngữ nghề nghiệp và cho rằng: “Từ ngữ nghề nghiệp thường vốn mang một số tính hình ảnh, hình tượng "so sánh" [Dẫn theo
55, tr.6]
A.V Superanskaja khi bàn về thuật ngữ và danh pháp đã quan niệm: Tên gọi kiểu này (tên gọi dài dòng được thừa nhận do yêu cầu tính hệ thống của việc miêu tả khoa học - khi đi vào phạm vi từ vựng thông thường không tránh khỏi bị rút gọn đi) "vốn sinh ra từ trong phạm vi của sự biểu đạt trong khoa học, đã biến thành yếu tố của lời nói thông thường hoặc ngôn từ nghề nghiệp" [Dẫn theo 55, tr.6] Ông diễn giải thêm: “Để việc bán hàng được thuận lợi, các mặt hàng phải có tên gọi đặc biệt của mình nhiệm vụ chủ yếu đề ra cho các từ này là biểu đạt các hàng hoá với tất cả các thuộc tính vật chất của nó Nhờ điều đó mà, hoặc dù là những sự vật muôn màu muôn vẻ ( ) và dường như trong chúng lại có tính duyên dáng, đầy tính biểu cảm" (nhất là vào những thời điểm sáng tạo ra chúng Về sau này, những sắc thái biểu cảm sẽ nhanh chóng mất đi, chỉ còn gắn với tính vật chất của hàng hoá - và tuỳ thuộc vào tính vật chất ấy mà có sự đánh giá lại” [Dẫn theo
55, tr.6]
Như vậy, các nhà nghiên cứu nước ngoài khi bàn đến thuật ngữ hay danh pháp thì cũng đã phần nào nhận ra một lớp từ ngữ do một tầng lớp người làm nghề trong xã hội tạo ra để phục vụ cho quá trình giao tiếp và tư duy - từ ngữ nghề nghiệp
b Quan niệm về từ ngữ nghề nghiệp của các nhà ngôn ngữ học trong nước
Trang 2115
Cùng thuộc phạm trù phương ngữ xã hội, nhưng nếu các lớp từ khác như: tiếng lóng, tiếng địa phương, thuật ngữ, biệt ngữ, ít nhiều có trong các cuốn từ điển tiếng Việt thì từ ngữ nghề nghiệp lại không thấy được định nghĩa trong các
cuốn từ điển đó Từ ngữ nghề nghiệp chỉ được đề cập trong Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học của Nguyễn Như Ý (chủ biên) Theo đây thì từ nghề
nghiệp là “các từ đặc trưng cho ngôn ngữ của các nhóm người thuộc cùng một nghề hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó” [57, tr.389]
Nghiên cứu từ ngữ nghề nghiệp, chúng ta có thể bắt gặp trong các công trình nghiên cứu của các nhà Việt ngữ học như: Lưu Văn Lăng (1960), Nguyễn Văn Tu (1968), Đỗ Hữu Châu (1981), Nguyễn Như Ý (1996), Nguyễn Văn Khang (2001), Hoàng Thị Châu (2004), Nguyễn Thiện Giáp (2010),… Nhìn chung, có hai quan điểm khác nhau
- Quan điểm thứ nhất, chú trọng đến tính đặc trưng của từ ngữ nghề nghiệp, nhóm tác giả Nguyễn Như Ý, Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng
Ngọc Lệ cho rằng: từ ngữ nghề nghiệp là “các từ, ngữ đặc trưng cho ngôn ngữ của các nhóm người thuộc cùng một nghề nghiệp hoặc cùng một lĩnh vực hoạt động nào đó” [57,tr.389] Trên cơ sở phân biệt từ nghề nghiệp với thuật ngữ, Nguyễn Văn Tu cho rằng: “những từ nghề nghiệp khác thuật ngữ ở chỗ được chuyên dùng
để trao đổi miệng về chuyên môn chứ không phải dùng để viết Từ nghề nghiệp cũng khác thuật ngữ ở chỗ chúng gợi cảm, gợi hình ảnh, có nhiều sắc thái vui đùa” [53, tr.126]
- Quan điểm thứ hai,các nhà nghiên cứu xem từ nghề nghiệp ởphạm vi sử dụng Đó là các quan niệm của nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến trong sách Cơ sở ngôn ngữ học và tiếng Việt [15], Đỗ Hữu Châu trong Từ vựng - ngữ nghĩa tiếng Việt [10], Nguyễn Thiện Giáptrong Từ vựng học tiếng Việt [22] và Nguyễn Văn Khang trong Tiếng lóng Việt Nam [34]
Trang 2216
Nhóm tác giả Mai Ngọc Chừ, Vũ Đức Nghiệu, Hoàng Trọng Phiến xem
“Từ nghề nghiệp là lớp từ bao gồm những đơn vị từ ngữ được sử dụng phổ biến trong phạm vi của những người cùng làm một nghề nào đó” [15, tr.223] Theo đó,
lớp từ nghề nghiệp tập trung chủ yếu ở những nghề mà xã hội ít quen như nghề làm giấy, làm đồ gốm, làm sơn mài, nghề đúc đồng, nghề chài lưới…Nhưng hoạt động của các từ nghề nghiệp lại không đồng đều, có từ sử dụng hạn chế trong phạm vi một nghề, nhưng có những từ ngữ đi vào vốn từ vựng chung, được dùng phổ biến trong xã hội
Theo Đỗ Hữu Châu, “từ vựng nghề nghiệp bao gồm những đơn vị từ vựng được sử dụng để phục vụ các hoạt động sản xuất và hành nghề của các ngành sản xuất tiểu thủ công nghiệp, nông nghiệp và các ngành lao động trí óc (nghề thuốc, ngành văn thư v.v…)” [10, tr.253] Trong nội dung khái niệm mà Đỗ Hữu Châu
đã trình bày, từ nghề nghiệp bao gồm cả những từ được dùng rộng rãi trong xã hội
như cày, bừa, cuốc, cào (nghề nông), đục, cưa, bào,… (nghề mộc) bởi đây là
những từ chỉ công cụ của nghề
Nguyễn Thiện Giáp cho rằng: “Từ ngữ nghề nghiệp là những từ ngữ biểu thị những công cụ, sản phẩm lao động và quá trình sản xuất của một nghề nào đó trong xã hội Những từ ngữ này thường được người trong ngành nghề đó biết và
sử dụng Những người không làm nghề ấy tuy ít nhiều cũng có thể biết những từ nghề nghiệp nhưng ít hoặc hầu như không sử dụng chúng…” [22, tr.265]
Tác giả Nguyễn Văn Khang gọi từ nghề nghiệp là tiếng nghề nghiệp và
xem nó thuộc phương ngữ xã hội Tác giả cho rằng: “nghề nghiệp là cơ sở để tạo
ra những hệ thống từ ngữ nghề nghiệp riêng và cùng với đó là hình thành một phong cách ngôn ngữ có dấu ấn nghề nghiệp” [34, tr.24]
Như vậy, quan niệm về từ ngữ nghề nghiệp ở các nhà nghiên cứu trong và ngoài nước tuy ít nhiều có những sự khác nhau, nhưng điểm chung nhất đều xem
từ ngữ nghề nghiệp là những đơn vị từ vựng biểu đạt phương tiện, công cụ, hoạt
Trang 2317
động, sản phẩm…được sử dụng phổ biến trong phạm vi một ngành nghề nhất định
c Quan niệm về từ ngữ nghề nghiệp được sử dụng trong luận văn
Từ ngữ nghề nghiệp là sản phẩm do những người làm nghề tạo ra, dùng để giao tiếp trong nghề.Với nghề rèn thì tính chất nghề nghiệp thể hiện qua từ rất rõ,
do phạm vi hoạt động của nghề chỉ một làng, xã Khả năng hoạt động của chúng rất hạn chế, biệt lập trong phạm vi hoạt động của nghề Lớp từ này thường chỉ những người trong nghề hiểu và sử dụng; người ngoài nghề ít dùng hoặc khó hiểu,
ví dụ: xoi, dẻo, tôi, phát hoa,… Đây cũng là những từ nghề nghiệp nếu xét theo
tính chất xã hội của tầng lớp người dùng, nhưng nếu xét theo phương ngữ địa lý thì các từ này đồng thời cũng là từ địa phương, được người Đa Sỹ quen dùng
Mức độ biệt lập hay hạn chế về phạm vi sử dụng của từ nghề nghiệp cũng còn tùy thuộc vào mức độ phổ biến và phạm vi hoạt động của từng nghề Với các sản phẩm được sử dụng ở phạm vi rộng lớn như như nghề rènthì bên cạnh những lớp từ mang đặc trưng riêng, biệt lập như đã dẫn ra ở trên thì có rất nhiều những từ
đã trở nên phổ biến trong xã hội, ví dụ: bào, bay, búa, bừa, dao, cuốc, đao, kéo,…Với những lớp từ này, người trong nghề lẫn ngoài nghề dễ hiểu và sử dụng
Trong tiến trình lịch sử xã hội, sự giao lưu, tiếp xúc giữa các quốc gia, vùng miền là tất yếu Sự giao lưu tiếp xúc ấy diễn ra trên nhiều bình diện, trong đó có ngôn ngữ Nhiều từ địa phương đã được sử dụng rộng rãi và trở thành vốn từ toàn dân Từ nghề rèn ở Đa Sỹ cũng không nằm ngoài quy luật chung đó Mặc dù, đây là nghề truyền thống lâu đời nhưng xã hội ngày càng phát triển, sự giao lưu giữa các ngành nghề, tầng lớp xã hội diễn ra liên tục đòi hỏi phải có vốn từ chung phục vụ cho nhu cầu giao tiếp Với xu thế đó, một số lượng không nhỏ các từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, và có thể ở vùng khác đã được “toàn dân hóa”, trở thành vốn từ toàn
dân, ví dụ: dao chặt, dao phay, dao quắm, dao bầu, dao chặt xương, dao bổ cau,
Trang 2418
kéo cắt vải,…Khi vốn từ nghề nghiệp được dùng trong vốn từ toàn dân thì phạm
vi sử dụng trở nên phổ biến rộng rãi
Như vậy, qua các quan niệm và một vài luận giải ở trên, chúng tôi nhận thấy rằng từ ngữ nghề nghiệp có hai đặc điểm
- Một là, từ ngữ nghề nghiệp phản ánh công cụ, hoạt động, sản phẩm…của một nghề
- Hai là, từ ngữ nghề nghiệp có phạm vi sử dụng hạn chế trong nghề, trong từng địa phương
Vấn đề đặt ra ở đây là xác định phạm vi sử dụng của từ nghề nghiệp Từ nào chỉ dùng trong phạm vi những người hành nghề với nhau Rõ ràng, điều này rất khó cho người thu thập vốn từ nghề nghiệp Để thuận tiện cho việc nghiên cứu, xuất phát từ phương diện nội dung phản ánh, chúng tôi đưa ra cách hiểu về từ ngữ nghề nghiệp như sau:
1) Những đơn vị từ ngữ chỉ công cụ, phương tiện, quá trình hoạt động, sản phẩm…được tạo ra của nghề, được sử dụng phổ biến trong phạm vi những người cùng làm nghề nào đó Nhiều từ ngữ đã quen thuộc với người ngoài nghề, tính chất thông dụng, đã được toàn dân hóa và trở thành từ toàn dân
2) Những từ ngữ mà người trong nghề dùng để chỉ những công cụ, hoạt động, sản phẩm…của nghề nhưng người ngoài nghề cũng dùng quen thuộc trong một vùng phương ngữ Xét theo phương ngữ địa lí, các từ ngữ này đồng thời cũng
là từ địa phương
3) Những từ ngữ mà người trong nghề dùng phổ biến để chỉ những công
cụ, hoạt động, sản phẩm…của nghề mà thường người ngoài nghề ít dùng hoặc không hiểu Lớp từ ngữ này thường có phạm vi sử dụng trong một không gian địa
lí hạn chế, gắn với từng thổ ngữ nhất định
Từ quan niệm như vậy, vốn từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông mà chúng tôi thu thập là vốn từ ngữ người dân Đa Sỹ dùng chỉ công cụ, hoạt động, sản
Trang 2519
phẩm…của nghề Dĩ nhiên, vốn từ ngữ này không phải hoàn toàn chỉ riêng người
Đa Sỹ dùng mà dân ở vùng khác cũng dùng Thậm chí có những từ ngữ không chỉ
được dùng trong nghề rèn mà còn sử dụng trong nghề khác Ví dụ: đục, bễ, liềm, kéo, dao,
1.1.2.2 Mối quan hệ giữa từ nghề nghiệp với các lớp từ ngữ khác
Hệ thống từ vựng vô cùng phong phú, đa dạng xét trên các phương diện, góc độ nhìn nhận như: phạm vi sử dụng, nguồn gốc hoặc phong cách Trên cơ sở đó, vị trí của từ ngữ nghề nghiệp trong từ vựng của một ngôn ngữ được xác định không giống nhau
Căn cứ vào phạm vi sử dụng, Nguyễn Thiện Giáp (năm 2010)đã phân chia vốn từ vựng thành "từ vựng toàn dân và từ vựng hạn chế về mặt xã hội và lãnh thổ” [22, tr.255] Tác giả khẳng định: “từ ngữ nghề nghiệp cũng là lớp từ vựng được dùng hạn chế về mặt xã hội” [22, tr.265]
Nhóm tác giả Vũ Đức Nghiệu, Mai Ngọc Chừ, Hoàng Trọng Phiến(2007) cũng xếp từ nghề nghiệp thuộc "phương ngữ xã hội" Theo đó, “Trừ những từ ngữ thuộc các lớp từ được sử dụng hạn chế về mặt lãnh thổ (từ địa phương) hoặc về mặt “phương ngữ xã hội” (thuật ngữ, tiếng lóng, từ nghề nghiệp), số còn lại được gọi là lớp từ vựng chung hoặc từ vựng toàn dân” [15, tr.226] Cũng xếp từ nghề nghiệp vào "phương ngữ xã hội", tác giả Nguyễn Văn Khang (2001)cho rằng:
"Còn có thể gọi là phương ngữ xã hội những trường hợp như tiếng lóng, biệt ngữ, tiếng nghề nghiệp được sử dụng trong phạm vi hẹp ở một nhóm hay một tập đoàn người nhất định" [34, tr.117]
Đỗ Hữu Châu (1981) trong Từ vựng ngữ nghĩa tiếng Việtđã phân chia lớp
từ vựng tiếng Việt thành hệ thống bao gồm: từ vựng nghề nghiệp và thuật ngữ khoa học, biệt ngữ (bao gồm cả tiếng lóng), hệ thống từ vựng địa phương, hệ thống Hán Việt và các từ vay mượn Theo đó, từ nghề nghiệp được xếp cùng một
hệ thống với thuật ngữ khoa học
Trang 2620
Tuy có những quan điểm, cách nhìn nhận có phần khác nhau nhưng nhìn chung, các nhà ngôn ngữ học đều khẳng định rằng, từ ngữ nghề nghiệp là lớp từ ngữ của những người làm nghề, được sử dụng hạn chế về mặt xã hội (thuộc phương ngữ xã hội) và thuộc phong cách nói (chủ yếu được dùng trong giao tiếp)
Do vậy, từ ngữ nghề nghiệp cùng với những lớp từ khác góp phần làm phong phú kho từ vựng ngôn ngữ dân tộc
Hệ thống từ vựng của một ngôn ngữ có nhiều lớp từ ngữ khác nhau Mỗi lớp từ ngữ đều có những đặc trưng riêng phân biệt nó với các lớp từ ngữ khác Để hiểu về từ nghề nghiệp một cách rõ ràng hơn, chúng tôi thiết nghĩ cần phải đặt nó trong mối quan hệ với các lớp từ ngữ khác của hệ thống ngôn ngữ (từ toàn dân, từ địa phương, thuật ngữ, tiếng lóng)
a Từ nghề nghiệp và từ toàn dân
Trên cơ sở quan niệm về từ toàn dân của một số nhà ngôn ngữ học, chúng tôi cho rằng, từ toàn dân là những từ mà mọi người đều hiểu và sử dụng Nói cách khác, đó là lớp từ cơ bản, vốn từ chung của quốc gia dân tộc
Chúng tôi nhận thấy, giữa từ nghề nghiệp và từ toàn dân có sự khác biệt rất
rõ Về phạm vi sử dụng, từ nghề nghiệp có tính chất sử dụng phạm vi hẹp, thậm chí trong một làng, một xã, trong khi từ toàn dân có tính chất phổ biến rộng rãi trong toàn xã hội Xét về đối tượng người dùng, từ nghề nghiệp được sử dụng hạn chế trong một lớp đối tượng, những người cùng làm một ngành nghề nhất định; trong khi, từ toàn dân lại được mọi người trong xã hội dùng Xét về nội dung phản ánh, từ nghề nghiệp chỉ bao quanh những vấn đề liên quan đến nghề nghiệp đó (phương tiện, công cụ, hoạt động, sản phẩm, đối tượng của nghề, nguyên liệu, hiện tượng…); còn từ toàn dân lại biểu đạt mọi nội dung có trong hiện thực cuộc sống Xét về phong cách sử dụng, từ nghề nghiệp chủ yếu thuộc về phong cách nói, hội thoại, khẩu ngữ; từ toàn dân đa dạng các phong cách như phong cách viết, phong cách khoa học Xét về vai trò đối với hệ thống ngôn ngữ dân tộc, từ nghề
Trang 2721
nghiệp khó có thể đóng vai trò làm nền tảng, là cơ sở để thống nhất từ vựng và thống nhất ngôn ngữ dân tộc như từ toàn dân vì từ nghề nghiệp bị hạn chế về phạm vi sử dụng và người dùng
b Từ nghề nghiệp và từ địa phương
Từ nghề nghiệp và từ địa phương là hoàn toàn khác nhau về mặt phạm trù Từ nghề nghiệp được sinh ra từ một nghề nào đó, thuộc phương ngữ xã hội; từ địa phương là từ có ở địa phương này mà có thể không có ở địa phương khác Tuy nhiên, giữa chúng có mối quan hệ khăng khít, qua lại với nhau Theo Nguyễn Văn Khang (2001), “một khi phương ngữ địa lý cộng thêm “giá trị xã hội”, sẽ trở thành phương ngữ xã hội” [34, tr.204] Thực tế, hai lớp từ được phân chia theo hai tiêu chí khác nhau Vả lại, ngành nghề nào cũng đều hoạt động trong một khu vực, địa lý, vùng lãnh thổ nhất định Theo thói quen, cư dân làm nghề đều phát âm, sử dụng từ địa phương của phương ngữ đó Những từ ngữ địa phương quen dùng có
sự khác biệt ít nhiều so với ngôn ngữ toàn dân (về âm, nghĩa hay ngữ pháp) trong
đó gồm cả lớp từ ngữ mà nếu xét theo tính chất xã hội, những từ ngữ này lại thuộc lớp từ nghề nghiệp
Mặc dù không tách biệt khỏi phương ngữ, song từ nghề nghiệp cũng không đồng nhất với từ địa phương Chẳng hạn, có những từ nghề nghiệp trùng với từ địa phương, như ví dụ vừa nêu, cũng có những từ nghề nghiệp chỉ chịu ảnh hưởng của cách cấu tạo từ phương ngữ Cư dân của từng địa phương có thể có những từ ngữ khác với ngôn ngữ toàn dân để chỉ những đặc điểm riêng của nghề Lại có những từ nghề nghiệp mà phạm vi sử dụng của chúng rất hẹp, chỉ có những người trong ngành nghề, thậm chí chỉ một vùng, một làng nào đó mới hiểu, vì chúng gắn
với thổ ngữ, vì thế cũng được xem là từ thổ ngữ Theo chúng tôi, cả hai loại vừa
dẫn, lớp từ mang tính phương ngữ và lớp từ mang tính chất thổ ngữ đều được xem
là từ nghề nghiệp, khi xét chúng theo tính chất xã hội
Trang 28c Từ nghề nghiệp và tiếng lóng
Giữa tiếng lóng và từ nghề nghiệp tuy về mặt lý thuyết có sự phân biệt khá rõ nhưng trên thực tế chúng có những điểm tương đồng khó tách bạch: đều được sử dụng hạn chế trong phạm vi xã hội - nhóm người; khó hiểu đối với người ngoài nhóm; đều thuộc khẩu ngữ
Tuy nhiên, sự khác biệt giữa chúng là: từ nghề nghiệp dùng để gọi tên đối tượng, công cụ, hoạt động tạo ra sản phẩm của một nghề Nhiều từ ngữ riêng của nghề trở thành từ vựng toàn dân khi những khái niệm của nghề đó trở nên phổ biến trong xã hội Trong khi đó, tiếng lóng được lớp người sử dụng cho hành vi bí mật cố ý, khi nhóm người sử dụng không còn thì tiếng lóng cũng mất, tức là không đi vào ngôn ngữ toàn dân Trong thực tế, cũng có những loại tiếng lóng rất khó phân biệt với từ nghề nghiệp - tiếng lóng nghề nghiệp, tức tiếng lóng của lớp người làm nghề nào đó
Trang 2923
Thứ hai, từ nghề nghiệp và thuật ngữ đều có thể trở thành từ toàn dân Từ nghề nghiệp trở thành từ vựng toàn dân khi những khái niệm riêng của ngành nghề đó phổ biến được sử dụng rộng rãi trong xã hội Thuật ngữ trở thành từ vựng toàn dân khi trình độ khoa học, kỹ thuật và nhận thức của con người nâng lên
Tuy nhiên, giữa từ nghề nghiệp và thuật ngữ có những sự khác biệt là:
- Thứ nhất, thuật ngữ gồm những đơn vị từ ngữ chỉ khái niệm khoa học, đảm bảo tính chính xác, tính quốc tế, tính hệ thống Từ nghề nghiệp là những đơn
vị chỉ công cụ, phương tiện, hoạt động và sản phẩm của nghề nào đó và những người trong nghề biết và sử dụng, những người ngoài nghề khó hiểu và ít dùng
- Thứ hai, thuật ngữ mang phong cách khoa học, thuộc từ vựng sách vở, mang tính khái quát Từ nghề nghiệp mang phong cách khẩu ngữ, hội thoại, mang tính cụ thể, sinh động
Sự phân biệt này cũng chỉ mang tính tương đối Thực tế, có rất nhiều từ ngữ nghề nghiệp vốn lưu hành trong nghề nhưng quá trình phát triển, ngành nghề
đó được hiện đại hóa thì chúng chuyển thành thuật ngữ Ví dụ: thủy triều, con nước, thuyền trưởng,… (nghề cá); chược, can… (nghề làm mắm); tụ, phơi, trường,… (nghề làm muối)
1.1.3 Vấn đề định danh
1.1.3.1 Khái niệm định danh
Từ khi xuất hiện, con người luôn có nhu cầu nhận thức, khám phá, giải thích mọi hiện tượng tự nhiên, quy luật xã hội Quá trình nhận thức đó tạo ra hệ thống tri thức có thể là những tri thức mang tính chủ quan, cảm tính (gọi là tri thức kinh nghiệm, tri thức thường nghiệm), và cao hơn là những tri thức được chứng minh, lý giải bằng thực tiễn (gọi là tri thức khoa học) Kết quả nhận thức đó được con người dùng hệ thống ký hiệu ngôn ngữ để ghi lại và truyền tải từ thế hệ này sang thế hệ khác Thực chất, quá trình nhận thức thế giới là sự phân tách các sự
Trang 30Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ
trong cuốn Từ điển giải thích thuật ngữ ngôn ngữ học (1996) định nghĩa: định
danh là “sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có chức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình thành những khái niệm tương ứng về chúng dưới dạng các từ, cụm từ, ngữ cú và câu” [57, tr.89]
Tóm lại, con người nhận thức, phân cắt hiện thực khách quan và dùng ký hiệu ngôn ngữ để đặt tên và ghi lại kết quả nhận thức đó Đó là định danh Để tiện lợi cho việc triển khai luận văn, chúng tôi sử dụng quan niệm của nhóm tác giả Nguyễn Như Ý (chủ biên), Hà Quang Năng, Đỗ Việt Hùng, Đặng Ngọc Lệ trong tài liệu nêu trên về định danh
1.1.3.2 Cơ chế định danh
Đinh danh thực chất là việc gọi tên những đối tượng tồn tại trong hiện thực khách quan Con người tri giác hiện thực khách quan và chia cắt thành những mảng khác nhau và dùng ngôn ngữ để gọi tên Do đó, định danh là một chức năng quan trọng của từ ngữ
Quá trình định danh sự vật, hiện tượng, tính chất, v.v gồm hai bước là: (1) quy loại khái niệm của đối tượng được định danh và (2) chọn đặc trưng khu biệt [38, tr.82]
Trang 3125
Xét về số lượng đơn vị có nghĩa tham gia đơn vị định danh, có thể phân biệt đơn vị định danh đơn giản (đơn vị định danh gốc/ đơn vị định danh bậc 1) và đơn vị định danh phức hợp (đơn vị định danh phái sinh/ đơn vị định danh bậc 2) Đơn vị định danh đơn giản là những đơn vị tối giản về mặt hình thái cấu trúc, chỉ được tạo bởi một đơn vị có nghĩa, được dùng làm cơ sở để tạo ra các đơn vị định danh khác Đơn vị định danh phức hợp là những đơn vị có hình thái cấu trúc bậc hai, gồm hai đơn vị có nghĩa trở lên, phức tạp hơn so với đơn vị định danh đơn giản Trong luận văn, chúng tôi sử dụng thuật ngữ đơn vị định danh đơn giản và đơn vị định danh phức hợp để phân biệt các từ ngữ nghề rèn
1.2 Khái quát nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông
1.2.1 Đất và người làng Đa Sỹ
Đa Sỹ nằm cách thành phố Hà Đông chừng 1000m về phía Đông Nam, là một trong hai làng hợp thành xã Kiến Hưng, thành phố Hà Đông, tỉnh Hà Tây cũ (nay thuộc Hà Nội) Đa Sỹ nằm ở vị trí: phía Bắc giáp sông Nhuệ, bên kia là Xa
La, bên này là Hà Trì xưa còn gọi là Cầu Trì Phía Đông là sông Nhuệ và làng Mậu Lương Phía Nam là cánh đồng Cự Đà, Khúc Thủy (xã Cự Khê, Thanh Oai)
và Nhân Trạch Văn Nội (xã Phú Lãm, thành phố Hà Đông) Phía Tây là Văn La, Văn Phú (xã Văn Khê, thành phố Hà Đông) và Cầu Đơ, Hà Trì (phường Hà Cầu, thành phố Hà Đông)
Đời Lê Hiển Tông niên hiệu Cảnh Hưng tại ngôi trị vì đất nước gần 50 năm (1740-1786) dài nhất trong các đời vua ở nước ta đã cho đặt tên các địa danh theo tiêu chí mới Xét thấy Đan Sỹ là nơi có nhiều danh nhân lịch sử từng làm vẻ vang đất nước như: Danh nhân - nhà Nho có đức nghiệp lớn Hoàng Trình Thanh (1410-1463) đỗ thứ ba khoa thi Bác học Hoành từ (Tân Hợi 1931), đỗ thứ nhất khoa chân Nho chính trực của triều Lê; có Trạng nguyên Nghĩa Phú (khoa Tân Mùi - 1511), nên đã cho đổi tên từ Đan Sỹ thành Đa Sỹ Làng Đa Sỹ có nghĩa là quê
Trang 32động như: bừa, liềm, cuốc, xẻng…Nhưng phải đến thời Trần thì Đa Sỹ mới chính
thức trở thành làng rèn chuyên nghiệp khi hai cụ Nguyễn Thuật và Nguyễn Thuần đến từ Thanh Hóa truyền dạy bí quyết nghề rèn để tạo ra những sản phẩm tinh xảo cho dân làng Thời kỳ kháng chiến, Đa Sỹ là nơi chuyên sản xuất và cung cấp giáo mác, dao kéo, quân dụng phục vụ chiến đấu
Ngày xưa các cụ đã lập ra Hàng Hiệu Nghề Rèn Hàng Hiệu đã xây lăng thờ hai cụ Tổ ở xứ Cổng Xi, nay là đất ở nhà cụ Mo Nan Ngày giỗ Tổ 27 tháng 3
và 25 tháng 8 cả Hàng Hiệu tập trung làm giỗ Tổ sau đó ăn uống vui vẻ Càng về sau càng đông thì Hàng Hiệu chia ra thành 2-3 nhóm cùng sửa lễ và ăn uống mừng ngày giỗ Tổ theo từng nhóm Hàng Hiệu bầu ra cụ Trùm trưởng, ở nhà cụ Trùm lại có bàn thờ có ngai, có hoành phi, câu đối, đồ thờ đầy đủ Ngày giỗ tết, Hàng Hiệu đến nhà cụ Trùm sum họp Vậy Tổ nghề rèn làng Đa Sỹ không thể là hai vị Thống Tướng, vì từ xưa tới nay các cụ thợ rèn Đa Sỹ chưa từng có giao hảo với làng thờ hai vị
Trong năm, lò rèn nào đã dạy được thợ rèn thành nghề thì sửa lễ đến lễ Tổ
và xin với Hàng Hiệu cho vào làm thành viên Nếu thợ ấy muốn mở lò riêng thì phải báo cáo và sửa lễ đến lễ tổ xin Hàng Hiệu chấp thuận và khi đã được chấp thuận thì được Hàng Hiệu trông nom giúp đỡ về mặt tay nghề Như vậy, ta thấy nghề rèn thuở xưa đã có tổ chức và có nề nếp rõ ràng Nghề rèn ở Đa Sỹ đã có từ thời nào, cho đến nay sau nhiều lần đi tìm các tài liệu để hội thảo về Lương y
Trang 3327
Dược Linh Thông cư sỹ (2004-2005), tìm các tài liệu để xếp hạng di tích lịch sử nhà thờ và Từ chỉ cụ Hoàng Trình Thanh (2006-2007), tìm Thần phả cho các làng
ở xã Đồng Mai (2000-2002) (xưa thuộc huyện Thanh Oai, nay thuộc thành phố
Hà Đông), chúng tôi tìm được nhiều tài liệu quý Trong số các tài liệu đó có hành trạng của cụ Hoàng Khắc Minh (1453-1534) đỗ Đồng Tiến sỹ xuất thân khoa Giáp Thìn (1484) làm quan đến Lễ bộ Thượng thư cung cấp cho chúng tôi nhiều
tư liệu cần thiết
Làng rèn Đa Sỹ giờ đây đã lên phường, thuộc phường Kiến Hưng, quận Hà Đông, Hà Nội, diện mạo có phần đổi khác, nhưng vẫn mang dáng dấp của một làng nghề xưa Lớp thợ tay nghề “vàng” của làng đã mất, nhưng lớp thợ mới vẫn gìn giữ bảo tồn nghề truyền thống của làng Sản phẩm rèn của làng Đa Sỹ phong phú về chủng loại, kiểu dáng, nổi tiếng bởi độ bền, sắc, cứng hơn bất cứ sản phẩm nào trong vùng đồng bằng Bắc Bộ Chính vì thế mà sản phẩm của làng rèn Đa Sỹ không chỉ trong Nam ngoài Bắc biết tới mà còn xuất khẩu ra nước ngoài Trước đây có một thời 3 nước Việt Nam, Lào, Campuchia thuộc khu vực Đông Dương
là nơi tiêu thụ hàng của làng Đa Sĩ Dao, kéo của Đa Sỹ còn sang tận cả Đức, Pháp, Mỹ Sản phẩm của làng rèn Đa Sĩ rất bền bởi kỹ thuật tôi thép điêu luyện của người làng Đa Sỹ Người dân nơi đây vẫn tự hào bởi khả năng tạo ra những con dao “chặt được cả sắt” Người dân làng Đa Sỹ vẫn hàng ngày hăng say với nghề truyền thống của ông cha truyền lại Và cứ vào ngày 27 tháng 3 và 25 tháng
8 âm lịch hàng năm, ngày mất của hai cụ tổ nghề Nguyễn Thuật và Nguyễn Thuần, người dân làng Đa Sỹ lại tổ chức lễ giỗ hai cụ trang nghiêm, tưởng nhớ những người có công khai nghiệp cho dân làng có được cuộc sống thanh bình, ấm
no
Tiểu kết chương
Trong chương một, chúng tôi cũng đã trình bày một số khái niệm cơ bản về: từ, ngữ, phương thức cấu tạo từ, vấn đề định danh và từ nghề nghiệp Cụ thể:
Trang 3428
Từ là đơn vị ngôn ngữ có tính hoàn chỉnh cả về ngữ âm và về ngữ nghĩa Dựa vào số lượng tiếng, từ tiếng Việt có từ đơn và từ ghép Theo đó, nếu ghép hai hay nhiều tiếng lại với nhau theo quan hệ ngữ nghĩa gọi là từ ghép nghĩa (gồm từ ghép láy nghĩa và từ ghép phụ nghĩa); theo quan hệ ngữ âm gọi là từ láy âm; không dựa trên cơ sở quan hệ ý nghĩa, cũng không dựa trên quan hệ ngữ âm gọi là
từ ghép ngẫu hợp
Đoản ngữ hay ngữ/ cụm từ là một tổ hợp từ tự do có ba đặc điểm:
a) Nó gồm một thành tố trung tâm và một hay một số thành tố phụ quay quần xung quanh trung tâm đó để bổ sung thêm một số chi tiết thứ yếu về mặt ý nghĩa
b) Quan hệ giữa trung tâm và thành tố phụ có nhiều kiểu loại chi tiết rất khác nhau, nhưng nói chung đều thuộc vào loại quan hệ chính phụ
c) Toàn đoản ngữ có tổ chức phức tạp hơn, có ý nghĩa đầy đủ hơn một mình trung tâm nhưng nó vẫn giữ được các đặc điểm ngữ pháp của trung tâm”
Từ ngữ nghề nghiệp có hai đặc điểm: 1/ từ ngữ nghề nghiệp phản ánh công
cụ, hoạt động, sản phẩm…của một nghề; 2/ từ ngữ nghề nghiệp có phạm vi sử dụng hạn chế trong nghề, trong từng địa phương.Từ quan niệm như vậy, vốn từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông mà chúng tôi thu thập là vốn từ ngữ người dân
Đa Sỹ dùng chỉ công cụ, hoạt động, sản phẩm…của nghề Dĩ nhiên, vốn từ ngữ này không phải hoàn toàn chỉ riêng người Đa Sỹ dùng mà dân ở vùng khác cũng dùng Thậm chí có những từ ngữ không chỉ được dùng trong nghề rèn mà còn sử
dụng trong nghề khác Ví dụ: đục, bễ, liềm, kéo, dao,
Định danh thể hiện quá trình con người nhận thức, phân cắt hiện thực khách quan và dùng ký hiệu ngôn ngữ để đặt tên và ghi lại kết quả nhận thức đó Hay nói cách khác, định danh là “sự cấu tạo các đơn vị ngôn ngữ có mchức năng dùng để gọi tên, chia tách các đoạn của hiện thực khách quan trên cơ sở đó hình
Trang 35vụ chiến đấu Và đến ngày nay, khi đất nước hòa bình, Đa Sỹ vẫn giữ được truyền thống tốt đẹp ấy thông qua việc phát triển làng nghề, sản xuất ra các mặt hàng phục vụ đời sống sinh hoạt của con người Với sự tâm huyết giữ nghề, năm 2014, làng rèn Đa Sỹ đã được Hiệp hội làng nghề Việt Nam công nhận là một trong những làng nghề tiêu biểu của Việt Nam
Trên đây là những cơ sở lí thuyết và thực tiễn quan trọng để chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài về từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông
Trang 3630
Chương 2 ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO CỦA TỪ NGỮNGHỀ RÈN ĐA SỸ, HÀ ĐÔNG
2.1 Dẫn nhập
Từ ngữ nghề rèn có thể phân thành hai nhóm: từ và ngữ Số lượng các
từ ngữ trong nghề rèn là ngôn ngữ toàn dân và cũng là những từ ở một số nghề khác chiếm số lượng đáng kể Dựa trên cơ sở lí thuyết đã trình bày ở chương 1 về từ loại, ngữ định danh, phương thức và mô hìnhcấu tạo từ, trong chương nàychúng tôi sẽ tiến hành khảo sát, tìm hiểu đặc điểm cấu tạo của từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ - Hà Đông theo 3 khía cạnh sau:
1 Phạm vi của từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ;
2 Cấu tạo của từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ;
3 Mô hình của từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ
Kết quả của sự phân loại loại này, chúng tôi hi vọng sẽ đưa ra được những đặc điểm cấu tạo của từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ một cách khái quát nhất
2.2 Đặc điểm từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ xét theo phạm vi
Trong tổng số 495 từ ngữ nghề rèn mà thu thập được, chúng tôi tiến hành phân loại về phạm vi của từ ngữ như sau:
Trang 3731
Biểu đồ 2.1: Các nhóm từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ - Hà Đông
Nhìn vào biểu đồ trên có thể thấy, từ ngữ nghề rèn có thể chia thành 6
nhóm Trong đó, nhóm từ chỉ quy trình sản xuất và nhóm từ chỉ tên gọi sản phẩm có số lượng nhiều hơn các nhóm còn loại (35,75% và 34,94%) Điều
này cho thấy, sản phẩm và quy trình sản xuất là hai phạm viquan trọng nhất
của nghề rèn Có thể nói nhóm từ chỉ quy trình sản xuất chiếm số lượng khá
lớn là do một phần vì nghề rèn có nhiều công đoạn, quy trỉnh tỉ mỉ; mỗi nghệ nhân cũng có thể có những cách làm không giống nhau; đồng thời lớp này được gia tăng một số lượng khá lớn các từ chỉ hoạt động, quy trình có sự tham gia của máy móc công nghiệp.Bốn nhóm từ còn lại có số lượng khiêm tốn,
gồm 145 đơn vị, chiếm 29,31%, đó là các nhóm: nhóm từ chỉ nguyên vật liệu, nhóm từ chỉ công cụ hành nghề, nhóm từ chỉ đặc điểm sản phẩm và nhóm từ chỉ chức danh người hành nghề
Nhóm từ chỉ đặc điểm sản phẩm
Nhóm từ chỉ công cụ hành nghề
Nhóm từ chỉ ngyên vật liệu
Trang 3832
Như vậy, cùng với sự cạnh tranh của thị trường, hàng loạt các mẫu mã sản phẩm được đổi mới, cải tiến; thêm vào đó, số lượng các sản phẩm cũng không ngừng gia tăng để đáp ứng các nhu cầu ngày càng phong phú của xã hội nên tên gọi các sản phẩm cũng được định danh một cách cụ thể, phong phú và rõ ràng hơn Bên cạnh đó, nếu sản phẩm là linh hồn, là biểu tượng, là lời cam kết của làng nghề với xã hội về chất lượng thì quy trình sản xuất cũng thể hiện những dấu ấn, đặc trưng riêng của làng nghề
Sau đây, chúng tôi sẽ tiến hành phân tích đặc điểm từ ngữ nghề rèn Đa
Sỹ xét theo từ loại và xét theo mô hình cấu tạo
2.3 Đặc điểm từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ xét theo cấu tạo
Trên cơ sở lí thuyết đã đề cập ở chương 1, chúng tôi tiến hành phân loại từ ngữ thu thập được thành: từ đơn, từ ngẫu hợp, từ ghép và ngữ định danh Kết quả được thể hiện qua bảng phân loại sau:
Bảng 2.2 Số lượng các nhóm từ ngữ nghề rèn xét theo cấu tạo từ
3 (100%)
72 (47,05 %)
173 (34,94%) Nhóm từ chỉ
nguyên vật liệu (6,17%) 5
21
5 (3,26%)
31 (6,26 %) Nhóm từ chỉ quy
trình sản xuất (32,09%) 26
90 (34,78%) 0
61 (39,86%)
177 (35,75%) Nhóm từ chỉ công
cụ hành nghề (8,64%) 7
58 (22,11%) 0
15 (9,8%)
80 (16,16%) Nhóm từ chỉ đặc
điểm sản phẩm
19 (22,20%)
12
30 (6,06%) Nhóm từ chỉ chức
(100%)
253 (100%)
3 (100%)
153 (100%)
495 (100%)
Trang 3933
Nhìn vào bảng trên có thể thấy, từ ngữ nghề rèn ở Đa Sỹ, Hà Đông không có từ láy, mà chỉ có các loại từ ngữ là từ đơn, từ ghép, từ ngẫu hợp và ngữ định danh Có thể nói, đặc điểm về từ loại này của từ ngữ nghề rèn khác với ngôn ngữ toàn dân
2.3.1 Từ đơn
Trong tổng số 495 từ ngữ nghề rèn Đa Sỹ-Hà Đông, có 81 từ đơn chiếm 16,36% Tuy số lượng lớp từ này là không nhiều nhưng đa phần chúng thuộc lớp từ cơ bản, tham gia phần lớn trong giao tiếp hàng ngày của người dân Những từ đơn đó thường gọi tên sản phẩm, nguyên vật liệu, đặc điểm sản
phẩm của nghề rèn như:kéo, dao,cuốc, đục, đe, sắt, thép, tôi, đập, mài, giòn, vênh, sắc, sáng, bóng, Chúng ta có thể bắt gặp những từ đơn này phổ biến
trong cuộc sống hàng này bởi các sản phẩm của làng nghề đã trở nên thân thuộc với cuộc sống sinh hoạt của người dân cả nước
Biểu đồ 2.2: Các nhóm từ đơn nghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông
(Xem phụ lục Bảng 2.2)
So sánh tỷ lệ từ đơn xuất hiện ởcác nhóm từ, chúng tôi thu được kết
quả cụ thể như sau:từ đơn chỉ quy trình sản xuất có số lượng nhiều nhất: 26 đơn vị (chiếm 32,09%); từ đơn chỉ tên gọi sản phẩm đứng thứ hai với25 đơn
Trang 4034
vị (chiếm 30,86%), tiếp đến là từ đơn chỉ đặc điểm sản phẩm: 18 đơn vị (chiếm 22,20%); sau đó là từ đơn chỉ công cụ hành nghề: 7 đơn vị (chiếm
8,64%) và cuối cùng là nhóm từ đơn chỉ nguyên vật liệu: 5 đơn vị (chiếm
6,17%) Một số từ củanhómtừ đơn chỉ quy trình sản xuất, công cụ hành nghề, đặc điểm sản phẩm khiến người ngoài nghề có thể khó hiểu hoặc không hiểu, chẳng hạn: đe, bễ, xéo, xoi, tôi, rẻo, rửa, dậm, đập, chạm, cán,…Trong khi đó,
những từ chỉ sản phẩm, đặc điểm sản phẩm lại rất thông dụng, được sử dụng
phổ biến trong đời sống hàng ngàyvà mọi người đều có thể biết, ví dụ: bào, bay, kéo, rìu, hái, liềm, búa, sắc, sáng, mỏn, nứt, vênh, giòn,… Điều này có
thể giải thích rằng do nghề rèn có lịch sử lâu đời, do đó một số lượng lớn từ đơn trong nghề rèn đã gia nhập vào vốn từ toàn dân, góp phần làm phong phú ngôn ngữ toàn dân Ngược lại, những từ đơn chỉ công cụ, quy trình sản xuất lại mang dấu ấn riêng, đặc trưng riêng của làng nghề nên ít thông dụng, chỉ những người trong nghề mới có thể hiểu
2.3.2 Từ ghép
So với từ đơn (16,36%) thì số lượng từ ghép của nghề rèn Đa Sỹ - Hà Đông có số lượng nhiều hơn gấp 3 lần, chiếm52,12% (258 đơn vị), cao nhất trong tổng sốtừ ngữ nghề rèn Đa Sỹ Sở dĩ từ nghề nghiệp là loại từ ghép có
số lượng nhiều hơn từ đơn như vậy là vì chúng có khả năng định danh mà từ đơn khó có được Từ đơn thường định danh khái niệm sự vật, hiện tượng ở mức độ khái quát, tính chất chung nhất Nhưng trong thực tế, nhận thức của con người luôn hướng đến sự phân biệt rõ ràng giữa các sự vật, hiện tượng chứ không phải là những khái niệm chung chung Do vậy, khi cần gọi tên những đối tượng mang tính cá thể, chi tiết hóa thì từ ghép lại đảm bảo được yêu cầu này Biểu đồ sau cho thấy số lượng các từ ghép xuất hiện ở các nhóm
từ nghề rèn: