1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Ngôn ngữ học: Hành vi cầu khiến của nữ giới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

122 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Hành Vi Cầu Khiến Của Nữ Giới Trong Tiểu Thuyết Vũ Trọng Phụng
Tác giả Vuong Thi Huong
Người hướng dẫn GS.TS. Nguyễn Văn Khang
Trường học Trường Đại học Sư phạm TP. Hồ Chí Minh
Chuyên ngành Ngôn ngữ học
Thể loại luận văn thạc sĩ
Năm xuất bản 2016
Thành phố TP. Hồ Chí Minh
Định dạng
Số trang 122
Dung lượng 25,93 MB

Nội dung

Đề tài Hành vi cầu khiến của nữ giới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng có cấu trúc gồm 3 chương trình bày các nội dung: Cơ sở lý thuyết; hành vi cầu khiến trực tiếp của nữ giới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng; hành vi cầu khiến gián tiếp của nữ giới trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng.

Trang 1

TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Vuong Thi Huong

HANH VI CAU KHIEN CUA NU GIOI

TRONG TIEU THUYET VU TRONG PHUNG 2016 | PDF | 121 Pages

buihuuhanh@gmail.com

LUAN VAN THAC SI

NGON NGU VA VAN HÓA NƯỚC NGOÀI

Thanh phé Hé Chi Minh - 2016

Trang 2

TRUONG DAI HQC SU PHAM TP HO CHi MINH

Vuong Thi Huong

HANH VI CAU KHIEN CUA NU GIOI

TRONG TIEU THUYET VU TRONG PHUNG

Chuyên ngành : Ngôn ngữ học

Mã số : 60 22 02 40

LUẬN VĂN THẠC SĨ

NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA NƯỚC NGOÀI

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: GS.TS NGUYÊN VĂN KHANG

Thành phố Hồ Chí Minh - 2016

Trang 3

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Các số liệu, kết quả trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai

công bố trong bất kì công trình nào khác

TP Hồ Chí Minh - 2016

Người thực hiện

Trang 4

Tôi xin chân thành cảm ơn GS TS Nguyễn Văn Khang đã tận tình giúp đỡ tơi hồn thành luận văn này, cảm ơn quý thầy cô đã nhiệt tình giảng dạy và

hỗ trợ tôi trong suốt quá trình học tập tại trường

Tôi cũng xin gửi lời cảm ơn đến Phòng Sau đại học, Thư viện, cùng các phòng ban khác của trường Đại học Sư phạm TPHCM, những người đã tạo mọi

điều kiện thuận lợi đề tơi hồn thành luận văn

Tôi xin chân thành cảm ơn gia đình và đồng nghiệp, bạn bè, những người

đã ủng hộ tôi rất nhiều khi tôi thực hiện luận văn này

Xin chân thành cảm ơn!

TP Hồ Chí Minh - 2016

Người thực hiện

Trang 5

Trang phụ bìa Lời cam đoan Lời cảm ơn Mục lục Ký hiệu tác phẩm viết tắt Danh mục các bảng MO DAU 1 Chuong 1 CO SG Li THUYET 12 1.1 Lí thuyết hành vi ngôn ngữ 1.L1 Khái niệm hành vỉ ngôn ngữ: 1.L2 Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời 1.13 Phân loại các hành vỉ ngôn ngi 1.1.4 Hành vỉ tại lời trực tiếp — gián tiếp 1.1.5 Hành vi cầu khi 1.2 Lí thuyết hội thoại 1.2.1 Khái niệm hội thoại 1.2.2 Các nhân tố chỉ phối hội thoại 1.3 Lí thuyết về giới và ngôn ngữ gi we 26 Tiểu kết Chương 1 31

Chuong 2 HANH VI CAU KHIEN TRUC TIEP CUA NỮ GIỚI TRONG

Trang 6

2.2 Phương thức thực hiện hành vi cầu khiến trực tiếp của nữ giới

trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng 133

2.2.1 Phương thức tỉnh lược chủ ngữ ngôi thứ hai a 33 2.2.2 Phương thức dùng tiễu từ tình thái -42 2.2.3 Phương thức dùng vị từ, phụ từ tình thái _- để 2.2.4 Phương thức dùng vị từ ngôn hành _- 57 2.2.5 Phương thức thực hiện hành vỉ cầu khiến dựa vào nội dung ý nghĩa của câu 2 5S

Chuong 3 HANH VI CAU KHIEN GIAN TIEP CUA NU GIGI TRONG

TIEU THUYET VU TRONG PHUNG 59 3.1 Khảo sát hành Vũ Trọng Phụng cầu khiến gián tiếp của nữ giới trong tiểu thuyết

3.2 Phương thức thực hiện hành vi cầu khiến gián tiếp của nữ gi trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụn; 3.2.1 Phương thức dùng câu trần thuậi 3.2.2 Phương thức dùng câu nghỉ vắi 3.2.3 Phương thức dùng câu cảm thán Tiểu kết Chương 3 79 KÉT LUẬN 80

TAI LIEU THAM KHAO 82

Trang 8

Bang 1.1 Bảng phân loại hành vi tại lời của J.R Searle 16 5 lượng phương thức thực hiện hành vi câu khiến trực 132 Bang 2.1 Bảng thống kê tiếp của nữ giới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Bảng 2.2 Bảng thống kê số lượng hành vi câu khiến tỉnh lược chủ ngữ ngôi hai

không dùng phương tiện ngôn ngữ mang sắc thái câu khiến theo vị thể xã hội 34

Bảng 2.3 Bảng thống kê số lượng hành vi câu khiến tỉnh lược chủ ngữ ngôi hai

có kèm theo phương tiện ngôn ngữ mang sắc thải cầu khiến theo vị thế xã hội 37 Bang 2.4 Bảng thống kê số lượng hành vi cầu khiến dùng tiểu từ tình thái theo vị thế xã hội 44 Bang 2.5 Bảng thông kê số lượng hành vi cau khiến dùng vị từ, phụ từ tình thái theo vi thé xã hội 46

Bảng 2.6 Bảng thống kê số lượng ñ hành vi cầu khiến Đằng phương thức dùng vị

từ ngôn hành theo vị thế xã hội su ¬" ',, Bang 2.7 Bảng thống kê số lượng hành vi cầu khiến được nhận diện dựa vào

nội dung ý nghĩa trong câu theo vị thế xã hội 15S Bảng 3.1 Bảng thống kê số lượng phương thức thực hiện hành vi câu khiến gián

tiếp của nữ giới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng we SD

Bảng 3.2 Bảng thống kê số lượng hành vi cầu khiến gián tiếp bằng câu tran

thuật của nữ giới theo vị thê xã hội 61

Bang 3.3 Bảng thống kê số lượng hành vi cầu khiến gián tiếp bằng câu nghỉ

Trang 9

1 Lí do chọn đề tài

Ngữ pháp truyền thống đã có nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến câu cầu khiến nhưng chủ yếu xoay quanh vấn đề phân loại câu theo mục đích phát ngôn Từ những năm 70 của thế kỉ XX trở lại đây, ngữ dụng học phát triển mạnh mẽ với lý thuyết về hành vi ngôn ngữ của J.L Austin, H.P Grice và J.R Searle đã xác định những cách tiếp cận mới, toàn diện và sâu sắc hơn Lý thuyết này cho rằng ngôn ngữ có chức năng quan trọng trong hoạt động giao tiếp nhưng

đơn vị giao tiếp cơ bản không phải là câu hay một hình thức ngôn ngữ nào đó

mà là một phát ngôn nhằm thực hiện một hành động nhất định Hành vi cầu

khiến của chủ thê nói năng có vai trò hết sức quan trọng và thường xuyên trong, giao tiếp, hầu như không có một ngôn ngữ nào trên thế giới lại không có hành vi này, trong đó có cả tiếng Việt

Không dừng lại ở đó, ngôn ngữ học hậu cấu trúc hướng đến sự phan tang

trong sử dụng ngôn ngữ Đó là hướng nghiên cứu của ngôn ngữ học xã hội với

luận điểm “Chừng nào tồn tại các nhóm xã hội thì sẽ có các phương ngữ xã hội”

Với tư cách là phương ngữ giới, việc sử dụng ngôn ngữ giữa nam giới và nữ giới

bên cạnh những điểm giống nhau còn có những điểm khác biệt để hình thành

nên phong cách ngôn ngữ của mỗi giới Ở Việt Nam, ngôn ngữ và giới tính vẫn

là một vấn đề tương đối mới trong lĩnh vực ngôn ngữ học xã hội Cho nên, việc

nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giới trong tác phẩm văn học vẫn chưa được nghiên cứu nhiều Chúng tôi thiết nghĩ việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ giới

trong tác phẩm văn học là một việc làm hữu ích và cần thiết để có hiểu biết sâu

sắc hơn về ngôn ngữ của nhân vật

Trong lịch sử văn học Việt Nam, văn học hiện thức phê phán có đóng

góp lớn cho nền văn học nước nhà Một trong những tác gia tiêu biểu của trào

Trang 10

dung lẫn nghệ thuật được nghiên cứu nhiều nhưng hầu như không có công trình nào nghiên cứu về đặc điểm ngôn ngữ giới trong sáng tác của ông Chúng tôi nhận thấy trong sáng tác của ông, nhân vật nữ có đóng góp đáng kể vào thành công của tác phẩm nên việc nghiên cứu đặc điểm ngôn ngữ của nữ giới là vấn đề lí thú và thiết thực để khẳng định tài năng cũng như đóng góp của ông đối với

nền văn học nước nhà

'Với cách nhìn nhận trên cùng với giới hạn của luận văn, chúng tôi chỉ xin

nghiên cứu một khía cạnh nhỏ về đặc điểm ngôn ngữ của nữ giới trong sáng tác của Vũ Trọng Phụng, đó là “Hành vi cầu khiến của nữ giới trong tiêu thuyết Vũ

Trọng Phụng”

2 Lịch sử vấn đề

2.1 Tình hình nghiên cứu về hành vỉ cầu khiến

Trong lịch sử nghiên cứu tiếng Việt vấn đề câu cầu khiến hay hành vi cầu

khiến đã được nghiên cứu khá nhiều

Các nhà Việt ngữ học theo quan điểm của ngữ pháp truyền thống chủ

trương phân loại câu theo mục đích nói dựa vào mục đích phát ngôn cùng với

phương tiện hình thức điển hình của chúng Theo quan điểm này là một số tác

giả: Trần Trọng Kim, Bùi Đức Tịnh, Nguyễn Kim Thản, Lê Văn Lý, Hoàng

“Trọng Phiến, Diệp Quang Ban

Trước hết, Trần Trọng Kim (1940) trong Văn phạm Việt Nam cho rằng có bốn loại câu: câu xác định, câu phủ định, câu hoài nghỉ, câu nghỉ vấn Trong

định nghĩa về câu phủ định, tác giả cho rằng câu phú định là câu có dùng trạng

từ phú định (trạng từ là tiếng dùng phụ thêm nghĩa cho động từ, tính từ) như:

không, chưa, chẳng, chớ, thường đặt trước động từ Tác giả cho rằng câu

Trang 11

Lê Văn Lý (1968) trong Sơ tháo ngữ pháp Việt Nam đã phân câu tiếng 'Việt thành 13 loại câu: câu danh từ, câu động từ, câu khẳng định, câu phủ định,

câu nghi vấn, câu khuyến lịnh, câu biểu cảm, câu tự loại, câu đơn, câu đặt cạnh nhau, câu liên kết, câu phụ thuộc, câu phức tạp Tác giả cho rằng câu khuyến

linh là câu mà người nói dùng để bộc lộ ý muốn của mình thông qua các phương,

tiện như giọng điệu, ngữ vị là các từ như đi, hãy, hãng, chớ

Hoàng Trọng Phiến (1980) trong công trình nghiên cứu Ngữ pháp tiếng

Việt đã xác định các loại câu: câu kề, câu cầu khiến, câu hỏi, câu than gọi Tác

giả cho rằng câu cầu khiến không có dấu hiệu ngữ pháp đặc biệt gì ngoài một số phương tiện như hư từ, ngữ điệu Câu cầu khiến có nhu câu của ý chí làm thành yếu tổ thường trực của câu Nó nêu lên ý muốn của chủ thể phát ngôn và yêu câu người nghe đáp lại bằng hành động Câu cầu khiến gắn liên với ý nghĩa

hành động Nội hàm của khái niệm cau khiến bao gồm sự mời mọc, yêu câu,

mệnh lệnh, cắm đoán và chúc tụng Câu cầu khiến cũng có khang định và phú định Hai dạng câu này có một số từ chuyên dùng đề thể hiện

Diệp Quang Ban (2010) trong Ngữ pháp tiếng Liệt, Tập 2, khi phân loại câu theo mục đích nói đã phân câu tiếng Việt thành câu tường thuật, câu nghỉ

vấn, câu mệnh lệnh, câu cảm thán Tác giả cho rằng câu mệnh lệnh (còn gọi là

câu cầu khiến) đùng để bày tỏ ý muốn nhờ hay bắt buộc người nghe thực hiện

điều được nêu lên trong câu và có những dấu hiệu hình thức nhất định Tác giả

cho rằng có hai loại câu mệnh lệnh là câu mệnh lệnh đích thực và câu mệnh lệnh lâm thời Câu mệnh lệnh đích thực là câu có cấu tạo nhờ những phụ từ tạo ý mệnh lệnh, ngữ điệu mệnh lệnh cộng với những từ chỉ chứa nội dụng lệnh Câu mệnh lệnh lâm thời là những câu không phải là câu mệnh lệnh đích thực nhưng

mang nội dung mệnh lệnh xác định được bằng những dấu hiệu hình thức như

Trang 12

phân loại câu theo mục đích nói mà chỉ khảo sát các hành vi tại lời của phát ngôn

Nguyễn Thiện Giáp trong Dân luận ngôn ngữ học (1997) cho rằng phát ngôn là biến thê của câu trong lời nói, khi xem xét phát ngôn phải dựa vào hành động ngôn trung và mục đích giao tiếp của nó Tác giả chia phát ngôn thành bốn

loại: phát ngôn nghỉ vấn, phát ngôn mệnh lệnh, phát ngôn cảm thán và phát

ngôn trần thuật Với cách phân loại này, tác giả cho rằng một phát ngôn hỏi hay

tường thuật cũng có thể trở thành phát ngôn cầu khiến

Trong Sơ (hảo ngữ pháp chức năng (1991), Cao Xuân Hạo cho rằng khỉ

ta nói ra một câu, ta thực hiện một hành động nhận định, nghĩa là xác lập một

mệnh đề, nhưng đông thời cũng thực hiện một hành động có mục tiêu giao tiếp

nào đầy Đó là một hành động ngôn trung [20, tr.210] Tác giả cho rằng sự phân

loại câu theo mục đích nói là hồn tồn khơng đúng với thực tế sử dụng của

ngôn ngữ Dựa vào dấu hiệu hình thức, ông chia câu tiếng Việt vào hai loại lớn là câu trần thuật và câu nghỉ vấn Câu cầu khiến được xếp vào tiểu loại của câu trần thuật khác với các tiểu loại khác về tình thái

Tác giả Bùi Mạnh Hùng trong bài viết “Bàn về vấn đề phân loại câu theo

mục đích phát ngôn” đưa ra quan niệm phân loại câu theo dấu hiệu hình thức

sắn với mục đích phát ngôn điển hình dựa trên ba nguyên tắc: không xét một

câu nào đó vào hai kiểu câu khác nhau, mỗi kiểu câu có một hình thức riêng mà

Trang 13

năng thêm từ hãy, đừng, chớ vào những câu đã nêu trên

Cho đến nay, có nhiều công trình, bài báo nghiên cứu về hành vi cầu

khiến từ nhiều khía cạnh khác nhau

Tác giả Vũ Thị Thanh Hương trong “Chiến lược lịch sự thay đôi mức lợi ~ thiệt trong lời cầu khiến tiếng Việt” cho rằng hành vi cầu khiến là fogi hành vỉ

ngôn từ được người nói sử dụng nhằm điều khiển người nghe hành động theo

chủ ý của mình Căn cứ vào mức lợi thiệt mà người nói (Sp1) và người nghe

(Sp2) nhận được có thể chia thành cầu khiến cạnh tranh và cầu khiến hòa đồng

“Trong quan hệ với phép lịch sự, tác giả có bài “Gián tiếp và lịch sự trong lời cầu khiến tiếng Việt, kết quả nghiên cứu cho thấy tính gián tiếp và lịch sự không đồng biến với nhau, trong tiếng Việt không phải lúc nào gián tiếp cũng lịch sự hơn trực tiếp

Tác giả Dao Thanh Lan cũng có nhiều đề tài, bài đăng trên Tạp chí Ngôn

ngữ nghiên cứu về hành vi cầu khiến như “Câu cầu khiến tiếng Việt”, “Về việc phân loại hành động cầu khiến tiếng Việt”, “Nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp trên tư liệu lời hỏi - cầu khiến tiếng Việt”, “Ý nghĩa cầu khiến của các động tir NEN, CAN, PHAI trong câu tiếng Việt”,

Ngoài ra còn có một số luận văn, luận án nghiên cứu về hành vi cầu khiến: Hành động cầu khiến trong tiếng Việt (Bùi Thị Kim Tuyến), Lịch sự

trong hành động câu khiến tiếng Việt (Lê Thị Kim Đính), Câu cầu khiến tiếng

Việt (Chu Thị Thủy An), Khảo sát hoạt động của các hư từ biểu thị tình thái cầu

khiến trong Tiếng Việt (Nguyễn Thị Hoàng Chỉ),

2.2 Tình hình nghiên cứu về giới và hành vi ngôn ngữ giới

Sự khác biệt trong sử dụng ngôn ngữ ở mỗi giới đã được các nhà nhân

chủng học, sử học, ngôn ngữ học nghiên cứu từ lâu nhưng phải đến đầu thế kỉ

Trang 14

giữa nam và nữ người Yana

~ O Jersperson nghiên cứu sự khác biệt trong từ vựng và phong cách của

nam và nữ khi giao tiếp bằng tiếng Anh

- Mary Haas đã phát hiện thấy trong tiếng Koasati (thuộc bang Los

Angeles, Mĩ) có sự khác nhau giữa nam và nữ trong việc sử dụng hình thái từ

của động từ dùng trong câu trần thuật và câu nghỉ vấn

- Zhao Li Ming (1990) trong bài viết '“ Nữ thư — một phát hiện chấn động” đã giới thiệu một khai quật khảo cô học ở Trung Quốc: một loại văn tự chuyên

để nữ viết

R Lakoff là người có công lớn trong việc đặt nền móng cho việc nghiên

cứu phong cách ngôn ngữ giới Bà đã đưa ra một số kết luận về mặt ngữ pháp

ngôn ngữ nữ giới được rút ra từ tư liệu ngôn ngữ của chính bản thân bà

Ở Việt Nam, sự khác biệt trong việc sử dụng ngôn ngữ của hai giới và sự

kì thị giới đã được nghiên cứu trong một số công trình và bài viết “Ngôn từ,

giới và nhóm xã hội từ thực tiễn tiếng Việt” của Lương Văn Hy; “Sự bộc lộ giới

tính trong giao tiếp ngôn ngữ gia đình người Việt” trong cuốn Ứng xử ngôn ngữ trong giao tiếp gia đình người Việt của GS Nguyễn Văn Khang Một số bài viết như: “Khoảng trống từ vựng - một biểu hiện của sự kì thị giới tính trong ngôn

ngữ”, Ngôn ngữ số 11 (2002) của Trần Xuân Điệp; “Giới tính và lịch sự”, Ngôn ngữ số 8 (1999) của Vũ Thị Thanh Hương,

Trong Ngôn ngữ học xã hội - Những vấn đề cơ bản (2014), tác giả Nguyễn Văn Khang đã dành một chương đề cập đến ngôn ngữ và giới Chương,

này trình bày những nghiên cứu của Lakoff và những nghiên cứu sau đó về giới

Trang 15

giới sử dụng

Dựa vào thành quả của những công trình trên, đã có một số luận văn, luận

án nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ giới như: Đặc điểm ngôn ngữ của nữ giới

qua hành vi hỏi (trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong truyện ngắn của Nam Cao

trước 1945) của Nguyễn Lê Lương, Biểu thức ngữ vi thể hiện hành động hỏi của

nhân vật nữ trong truyện ngắn sau 1975 (trên cứ liệu lời thoại nhân vật trong

truyên ngắn sau 1975) của Văn Thị Nga, Yếu !ố giới trong lời chê và hi đáplời chê (trên cứ liệu giao tiếp của sinh viên tại Tp HCM) của Trần Nguyễn Hồng

Phúc

2.3 Tình hình nghiên cứu về Vũ Trọng Phụng

'Vũ Trọng Phụng cùng tác phẩm của ông ngay từ khi xuất hiện đã gây xôn

xao dư luận và những phản ứng khác nhau trong độc giả và giới nghiên cứu Từ

trước đến nay có rất nhiều công trình nghiên cứu về ông và những sáng tác của

ông cả về nội dung lẫn nghệ thuật

Một số công trình nghiên cứu về cuộc đời, sự nghiệp của ông như: Giáo Trình văn học Việt Nam do tập thể nhiều tác giả biên soạn, Vữ Trọng Phụng vê

tác giả tác phẩm của Nguyễn Ngọc Thiện (2001) đã tìm hiểu về cuộc đời và sự

nghiệp sáng tác của ông, Nha văn Vũ Trọng Phụng với chúng ta của Trần Hữu Tá biên soạn kỉ niệm 60 năm ngày Vũ Trọng Phụng qua đời Bên cạnh đó còn

Trang 16

Phượng; “Ngôn ngữ đối thoại trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng” của Đình Trí

Dũng (1999);

Như vậy, hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cầu khiến nói riêng đã được nghiên cứu khá nhiều nhưng những bài viết và công trình nghiên cứu về hành vi ngôn ngữ giới vẫn còn hạn chế, chủ yếu là nghiên cứu hành vi hỏi của nữ giới Hành vi cầu khiến của nữ giới trong tác phẩm văn học hầu như chưa có người nghiên cứu Chính vì vậy, chúng tôi quyết định chọn đề tài nghiên cứu

của mình là hành vi cầu khiến của nữ giới dựa trên cứ liệu lời thoại của nhân vật

nữ trong tác phẩm văn học, cụ thể là trong tiêu thuyết của Vũ Trọng Phụng

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

Khi thực hiện đề tài này, chúng tôi đặt ra mục đích sau:

- Khảo sát, miêu tả hành vi cầu khiến của nữ giới trong tiểu thuyết Vũ

“Trọng Phụng đề thấy được đặc điểm hình thức và nội dung của chúng

- Phân tích phương thức thực hiện hành vi cầu khiến của nữ giới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng dưới sự tác động của nhân tố quyền lực đẻ thấy được ảnh hưởng của nhân tố này đến việc lựa chọn sử dụng ngôn ngữ trong giao tiếp

Dé dat được mục đích trên, đề tài cần phải giải quyết ba nhiệm vụ sau:

- Hệ thống hoá một số vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài

- Khảo sát, miêu tả, phân tích đặc điểm hành vi cầu khiến của nữ giới lấy

từ nguồn ngữ liệu là các tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng

~ Dựa trên khảo sát, phân tích tiến hành khái quát hóa phương thức thực

Trang 17

Với tên đề tài: “Hành vi cầu khiến của nữ giới trong tiểu thuyết Vũ Trọng,

Phụng”, chúng tôi xác định đối tượng nghiên cứu của mình là những lời thoại

biểu hiện hành vi cầu khiến của nữ giới trong tiểu thuyết của Vũ Trọng Phụng Vũ Trọng Phụng sáng tác nhiều thể loại nhưng chỉ trong tiểu thuyết mới có

nhiều cuộc đối thoại làm xuất hiện hành vi ngôn ngữ Chính vì thế, chúng tôi

giới hạn phạm vi khảo sát của mình là tất cả các tiểu thuyết của Vũ Trọng

Phụng, không khảo sát các thể loại khác

5 Nguồn ngữ liệu

Để thực hiện đề tài, chúng tôi tiến hành khảo sát 7 tiểu thuyết trong 4 tuyên

tập, cụ thê như sau:

Trong Tuyển tập Vũ Trọng Phụng, Tập 1 có một tác phẩm Giơng tố

Trong Tuyển tập Vđ Trọng Phụng, Tập 2 có hai tác phẩm: Vỡ đê và Số đỏ

Trong Vũ Trọng Phụng toàn tập, Tập 2 có hai tác phẩm: Dứt tình và Làm di

Trong Vũ Trọng Phụng toàn tập, Tập 4 có hai tác phẩm: Lấy nhau vì tình và

Trúng số độc đắc

6 Phương pháp nghiên cứu

Trong quá trình nghiên cứu chúng tôi sử dụng những phương pháp nghiên cứu phù hợp với đặc trưng chuyên ngành như: thu thập ngữ liệu, khảo sát, miêu tả, nhận xét, các phương pháp này bổ sung và tác động qua lại lẫn nhau Trong

đó phương pháp chủ yếu được sử dụng là:

- Phương pháp thống kê: Thống kê số lượng các loại hành vi cầu khiến của nữ giới trong tiêu thuyết Vũ Trọng Phụng,

- Phương pháp phân tích, miêu tả: Phân tích, miêu tả đặc điểm hình thức,

Trang 18

Tùy vào nội dung và đối tượng cụ thê, các thủ pháp và phương pháp nghiên cứu được vận dụng kết hợp hoặc sử dụng chủ yếu một phương pháp nào

đó thích hợp,

7 Ý nghĩa của luận văn

Chúng tôi hi vọng luận văn sẽ cung cấp cứ lệu thiết thực cho việc giảng, dạy về hành vi ngôn ngữ nói chung và hành vi cầu khiến nói riêng Ngoài ra,

luận văn cũng có thể làm tải liệu tham khảo mang tính liên ngành như: Ngôn ngữ học — Xã hội học, Ngôn ngữ học - Văn học

8 Cấu trúc luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm

3 chương:

Chương 1: Cơ sở lí thuyết

Ở chương này, chúng tôi trình bày những vấn đề lí thuyết liên quan đến đề tài với các nội dung chính sau: Lí thuyết về hành vi ngôn ngữ, lí thuyết về hội thoại và lí thuyết về ngôn ngữ giới

Chương 2: Hành vi cầu khiến trực tiếp của nữ giới trong tiểu thuyết

'Vũ Trọng Phụng

Ở chương này, chúng tôi trình bày kết quả thống kê số lượng hành vi cầu khiến trực tiếp được thực hiện bằng những phương thức khác nhau theo vị thế xã hội Dựa trên ngữ liệu, chúng tôi miêu tả những phát ngôn cầu khiến này trong,

mối liên hệ giữa vị thế xã hội của người nói với sắc thái cầu khiến được biểu hiện trong lời cầu khiến

Chương 3: Hành vi cầu khiến gián tiếp của nữ giới trong tiểu thuyết

Trang 19

Ở chương này, chúng tôi trình bày kết quả thống kê số lượng hành vi cầu

khiến gián tiếp được thực hiện bằng những hình thức phát ngôn trần thuật, hỏi, cảm thán theo vị thế xã hội Dựa trên ngữ liệu trong mối quan hệ với ngữ cảnh,

Trang 20

Chương 1 CƠ SỞ LÍ THUYẾT

1.1 Lí thuyết hành vi ngôn ngữ

1.1.1 Khái niệm hành vi ngôn ngữ

Hành vi ngôn ngữ là một loại hành vi đặc biệt với phương tiện là ngôn ngữ được con người sử dụng trong quá trình giao tiếp Một hành vi ngôn ngữ được thực hiện khi một người nói (hoặc viết) nói ra một phát ngôn cho người nghe (hoặc người đọc) trong ngữ cảnh Lí thuyết hành vi ngôn ngữ cũng được gọi là lí thuyết hành động lời nói

Tác giả đầu tiên đưa ra lí thuyết hành vi ngôn ngữ là J.L Austin (1962)

trong công trình nghiên cứu /fow ơo đo things with words (Hành động như thế

nào bằng lời nói) Ông cho rằng hành vi ngôn ngữ gồm ba loại lớn: hành vi tạo

lời, hành vi mượn lời và hành vi tại lời 1.1.1.1 Hanh vi tao lời

Austin dat tên cho hành vi “nói một điều gì đó” là hành vi tạo lời Hành vi

này sử dụng các yếu tố của ngôn ngữ như ngữ âm, từ, các kiểu kết hợp từ thành

câu, dé tạo ra một phát ngôn về hình thức và nội dung

1.1.L2.Hành vi mượn lời

Hành vi mượn lời là hành vi “mượn” phương tiện ngôn ngữ để gây ra một hiệu quả ngoài ngôn ngữ nào đó ở người nghe, người nhận hoặc ở chính người

nói Hiệu quả mượn lời của ngôn ngữ rất phân tán, không thể tính tốn được,

chúng khơng có tính quy ước (trừ hành vi mượn lời đích của hành vi tại lời) 'Nhờ hiệu quả mượn lời của phát ngôn mà chức năng hành động của ngôn ngữ được thực hiện

1.1.1.3 Hành vi tai loi

Hành vi tại lời là những hành vi người nói thực hiện ngay khi nói năng

Trang 21

định, cam kết, khuyên báo, Muốn thê hiện chúng ngay trong lời nói thì cẩn

“nói một điều gi đó" [10, tr.17] Vì vậy, nó được gọi là hành vi tại lời Hiệu quả của chúng là những hiệu quả thuộc ngôn ngữ Khác với các hành vi mượn lời,

hành vi tại lời có ý định (có đích), quy ước và có thế chế tuy không hiển ngôn nhưng quy tắc vận hành chúng được mọi người trong cộng đồng ngôn ngữ tuân

theo một cách không tự giác

Theo O Ducrot, hành vi tại lời khác với hành vi tạo lời và hành vi mượn

lời ở chỗ chúng thay đổi tư cách pháp nhân của người đối thoại Chúng đặt

người nói và người nghe vào những nghĩa vụ và quyền lợi mới so với tình trạng của họ trước khi thực hiện hành vi tại lời đó

1.1.2 Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời

Cũng như các hành vi khác, hành vi tại lời không phải được thực hiện một

cách tùy tiện mà nó cần những điều kiện nhất định Điều kiện sử dụng các hành vi tại lời là những điều kiện mà một hành vi tại lời phải đáp ứng để nó có thể

diễn ra thích hợp với ngữ cảnh của sự phát ngôn ra nó J.L Austin xem các điều

kiện sử dụng các hành vi ở lời là những điều kiện “may mắn”, nếu chúng được

bảo đảm thì hành vi đó mới “thành công”, đạt hiệu quả, nếu không nó sẽ thất bại Sau này, J.R Searle gọi chúng là những điều kiện thỏa mãn Mỗi hành vi tại

lời có một hệ những điều kiện thỏa mãn Mỗi điều kiện là một điều kiện cần, còn toàn bộ cả hệ là điều kiện đủ đối với một hành vi tại lời Theo ông có tắt cả bón điều kiện sau:

1.1.2.1 Điều kiện nội dung mệnh đề

Điều kiện nội dung mệnh đề chỉ ra bản chất nội dung của hành vi Nội dung mệnh đề có thể là một mệnh đề đơn giản hay một hàm mệnh đề, cũng có

thể là một hành vi của người nói hay một hành vi của người nghe

1.1.2.2 Điều kiện chuẩn bị

Trang 22

định của người nghe và về các quan hệ của người nói và người nghe

1.1.2.3 Điều kiện chân thành

Điều kiện chân thành chỉ ra các trạng thái tâm lí tương ứng của người phát

ngôn Ví dụ như xác tín, khảo nghiệm đòi hỏi niềm tin vào điều mình xác tín,

lệnh đòi hỏi lòng mong muốn, hứa hẹn đòi hỏi ý định của người nói,

11.2.4 Die

lên căn bản

Điều kiện này đưa ra kiểu trách nhiệm mà người nói hoặc người nghe bị

ràng buộc khi một hành vi tại lời nào đó được nói ra Trách nhiệm có thể rơi vào hành vi sẽ được thực hiện (lệnh, hứa hẹn) hoặc đối với tính chân thực của nội

dung (một lời xác tín buộc người nói phải chịu trách nhiệm về tính đúng đắn của

điều được nói ra)

1.1.3 Phân loại các hành vi ngôn ngữ

Trước J.L Austin, Wittgenstein đã nói tới các hành vi ngôn ngữ và liệt kê

ra hàng loạt các hành vi ngôn ngữ nhưng ông cho rằng không thé phân loại được

chúng J.L Austin đã thử nghiệm thực hiện sự phân loại đó và chia các loại hành vi ngôn ngữ thành năm phạm trù:

- Phán xử: Đây là những hành vi đưa ra những lời phán xét về một sự kiện hoặc một giá trị dựa trên những chứng cớ hiển nhiên hoặc lí lẽ

- Hành sử: Đây là hành vi đưa ra những quyết định thuận lợi hay chống lại

một chuỗi hành vi nào đó

- Cam kết: Đây là những hành vi ràng buộc người nói vào một chuỗi hành

vi nhất định

- Trình bày: Những hành vi này được dùng để trình bày các quan niệm,

Trang 23

đối với các sự kiện có liên quan, chúng cũng là cách biểu hiện thái độ đối với

hành vi hay số phận của người khác

J.R Searle đã chỉ ra hạn chế trong lí thuyết của J.L Austin là chưa phân

biệt được sự khác nhau giữa hành vi ngôn ngữ và động từ biểu hiện ngơn ngữ

Ơng cho rằng trước hết phải phân loại các hành vi tại lời chứ không phải phân

loại các động từ gọi tên chúng và cần phải xác lập được một hệ thống tiêu chí để

phân loại các hành vi ngơn ngữ Ơng đưa ra mười hai điểm khác biệt giữa các hành vi ngôn ngữ có thể dùng làm tiêu chí phân loại, trong đó có bốn tiêu chí quan trọng nhất là:

- Đích ở lời: Dich tại lời tức mục đích của hành vi Tiêu chí này ứng với

điều kiện cơ bản trong các điều kiện sử dụng hành vi tại lời Ví dụ: Hành vi thỉnh cầu hướng tới việc đưa Sp2 đến việc thực hiện cái gì đó, hành vi hứa hẹn

nhằm ràng buộc SpI vào việc thực hiện cái gì đó,

- Hướng khớp ghép lời - hiện thực: Tiêu chí này thể hiện quan hệ giữa lời nói và hiện thực mà lời nói đề ra Ví dụ: Trong việc hứa hẹn là hướng hiện thực phải khớp với lời (lời có tước sau đó hành động mới được thực hiện sao cho phù hợp với lời); xác tín, miêu tả thì hiện thực có trước rồi xác tín, miêu tả sao cho đúng với hiện thực

- Trạng thái tâm lí được biểu hiện: Tiêu chí này ứng với điều kiện chân thành Ví dụ, hứa hẹn thể hiện ý định muốn thực hiện một cái gì đó của người nói, thỉnh cầu thể hiện sự mong muốn của người nói muốn người nghe làm một

cái gì đó

- Nội dung mệnh đề: Tiêu chí này ứng với điều kiện nội dung mệnh đề Ví

dụ: Người nghe thực hiện A (tức làm một hành động nào đó) là đặc trưng của nội dung mệnh đề sai bảo, còn người nói thực hiện A là đặc trưng nội dung của hành vi hứa hẹn

Trang 24

lời như sau

Bảng 1.1 Bảng phân loại hành vỉ tại lời của J.R Searle Các loại hành vi tại lời @) Q) @) 4) (5) Tái hiện Điều khiển | Cam kết Biểu cảm | Tuyên bố kể dặn hứa cảm ơn bác bỏ

thông báo cầu khiến thỏa thuận ˆ | xin lỗi từ chối

giải trình — |xua đuổi chúc

giới thiệu |mời chào

miêu tả rủ rê khen

mệnh lệnh tiếc

khuyên hỏi

[dẫn theo 34]

Như vậy, theo sự phân loại của J.R Searle hành vi cầu khiến là một tiểu loại thuộc nhóm hành vi điều khiển

1.1.4 Hành vi tại lời trực tiếp — gián tiếp 1.1.4.1 Hành vi tại lời trực tiếp

Đỗ Hữu Châu cho rằng những hành vi ngôn ngữ được thực hiện đúng với

đích ở lời, đúng với điều kiện sử dụng của chúng là hành vi ngôn ngữ trực tiếp

Ví dụ: (1) Mình ơi, xin mình cố cứu với lấy Việt Anh

Trang 25

(2) Im di! Minh im ngay di!

(VTPTT2 - DT, 110)

Hai câu này là hành vi cầu khiến trực tiếp Phát ngôn (1) là lời cầu khiến doTiét Hang nói với Huỳnh Đức mang sắc thái cầu mong Huỳnh Đức cứu giúp Viét Anh khỏi khốn khó Phát ngôn (2) lời cầu khiến mang sắc thái mệnh lệnh yêu cầu người nghe ngừng ngay việc nói Hai hành vi cầu khiến này được người

nghe nhận diện ra đích tại lời dựa vào câu chữ biểu thị chúng mà không phải thực hiện thao tác suy ý hay dựa vào ngữ cảnh

'Việc sử dụng hành vi ngôn ngữ trực tiếp trong giao tiếp tránh được hiện

tượng mơ hồ về nghĩa Thế nhưng trong cuộc sống không phải bao giờ người nói cũng nói trực tiếp điều mình muốn nói nên người ta thường mượn hành vi ngôn ngữ này để biểu đạt hiệu quả tại lời của một hành vi ngôn ngữ khác

1.1.4.2 Hành vi ngôn ngữ gián tiếp

Hành vi tại lời gián tiếp được J.L Austin nhắc qua và được J.R Searle

nghiên cứu kĩ Thuật ngữ hành vi ngôn ngữ gián tiếp (indirect speech acts) do J.R Searle đặt ra

Hiện tượng người giao tiếp sử dụng trên bề mặt hành vi tại lời này nhưng

lại nhằm hiệu quả của một hành vi tại lời khác được gọi là hiện tượng sử dụng

hành vi ngôn ngữ theo lối gián tiếp

Theo Đỗ Hữu Châu “Một hành vi được sử dụng gián tiếp là một hành vĩ trong đó người nói thực hiện một hành vi ở lời này nhưng lại nhằm làm cho

người nghe dựa vào những hiểu biết ngơn ngữ và ngồi ngôn ngữ chung cho ca

hai người, suy ra hiệu lực ở lời của một hành vi khác " [6, tr.492] Ví dụ: (3) Sao cậu không cho em cả?

Trang 26

(4) Nếu anh đến chơi vào lúc chông tôi có nhà thì phải hơn

(VTPTT2 - DT, 129) Câu (3) là lời của vợ Phúc đưa ra câu hỏi nhưng thực chất là đề nghị Phúc

đưa hết số tiền mượn được cho mình Câu (4) Tiết Hằng dùng hình thức câu trần thuật đưa ra giả thiết nhưng mục đích là yêu cầu Việt Anh nếu có đến chơi thì

đến vào những lúc chồng nàng có ở nhà để tránh hiểu lầm

Sử dụng hành vi ngôn ngữ gián tiếp là một trong những phương thức tạo

ra sự mơ hồ về nghĩa Hành vi ngôn ngữ gián tiếp lệ thuộc rất nhiều vào ngữ

cảnh, hiệu lực ở lời gián tiếp là cái thêm vào cho hiệu lực ở lời trực tiếp Do đó

muốn hiểu được hành vi tại lời gián tiếp thì phải chú ý tới quan hệ ngữ nghĩa

giữa các thành phần của nội dung mệnh đề trong biểu thức ngữ vi trực tiếp với

ngữ cảnh

1.1.5 Hành vi cầu khiến

1.1.5.1 Khái niệm hành vi cầu khiến

Theo J.R Searle (1979), hành vi cầu khiến là “những cố gắng ctia Sp] sao cho Sp2 thực hiện một việc gì đó Nó có thể là những có gắng ở mức độ thấp ví như khi ta gợi ý ai đó làm việc gì, nhưng cũng có khi là những cố gắng ở mức

độ cao (cương quyết) như khi ta tỏ rõ là nhất thiết ai đó phải làm một việc cụ

thể nào đầy ” [dẫn theo 42]

Dựa theo lí thuyết hành vi ngôn ngữ của J.L Austin và J.R Searle, các nhà ngữ dụng học đã khảo sát hành động ngôn trung của các phát ngôn

Theo Nguyễn Thiện Giáp “câu khiến là hành động mà người nói sử dụng

để khiến người nghe làm cái gì đó Hành động này được thể hiện ở những câu

mà nhờ chúng mà người nói khiến cho người nghe làm một việc gi.” [17, tr48]

Dao Thanh Lan cho rằng cẩu khiến là một khái niệm chỉ hành động ngôn

trung khái quát có ý nghĩa cầu (cầu, nhờ, mời, chúc, xin, ) hoặc ý nghĩa khiến

Trang 27

phân biệt với hành động hỏi trong lớp hành động chỉ phối theo sự phân loại của Searle [30, tr.37]

Vũ Thị Thanh Hương trong bài “Chiến lược lịch sự thay đổi mức lợi - thiệt trong lời cầu khiến tiếng Việt” đã khẳng định cẩu khiến là loại hành vi

ngôn ngữ được người nói sử dụng nhằm điều khiển người nghe hành động theo

chủ ý của mình Tùy theo lực ngôn trung và hiệu lực suy ngôn của chúng, các

hành vi cầu khiến có thể có những tác động tích cực (làm lợi) hay tiêu cực (làm

thiệt) khác nhau cho người nói và người nghe [24, tr.39]

Như vậy, hành vi cầu khiến là loại hành vi mà người nói thực hiện với

mục đích mong muốn người nghe làm theo ý muốn của mình

1.1.5.2 Tiêu chí nhận diện hành vi cầu khiến

Ngữ pháp truyền thống cho rằng để nhận diện một lời cầu khiến trước hết người ta nghĩ đến tiêu chí hình thức, như: lời cầu khiến có vị từ ngôn hành zởi, xin, dé nghi, vi từ tình thái chuyên dụng hãy, đừng, chớ, tiểu từ cầu khiến đi,

với, xem, nhé,

J.R Searle cho rằng một hành vi cầu khiến có thể được nhận diện thông,

qua việc phân tích điều kiện thực hiện nó, gồm:

- Nội dung mệnh đề: Hành động tương lai của S; (người nói/ viết, vai trao) và Sz (người nói/ viết, vai nhận)

- Quy tắc chuẩn bị: S; có khả năng thực hiện P (nội dung cầu khiến), S,

tin S2 có khả năng làm

- Quy tắc chân thành: S, muốn S; làm P

- Quy tắc cơ bản: Cố gắng thực hiện P

Kết hợp cả hai cách nhận diện trên, chúng tôi nhận diện hành vi cầu khiến một mặt dựa vào dấu hiệu hình thức của lời cầu khiến, mặt khác dựa vào đặc

Trang 28

với các hành vi khác trong chuỗi hội thoại

1.2 Lí thuyết hội thoại

1.2.1 Khái niệm hội thoại

Giao tiếp bằng ngôn ngữ là hoạt động thường xuyên và là nhu cầu thiết yếu của con người Trong giao tiếp có giao tiếp một chiều (chỉ có một bên nói còn bên kia tiếp nhận) và giao tiếp hai chiều (bên này nói bên kia nghe và phản hồi trở lại) Trong giao tiếp hai chiều, vai trò của hai bên có sự thay đổi: bên

nghe trở thành bên nói và bên nói lại trở thành bên nghe Đây chính là hội thoại Tác giả Đỗ Thị Kim Liên định nghĩa: “Hội thoại là một trong những hoạt

động ngôn ngữ thành lời giữa hai hay nhiều nhân vật trực tiếp, trong một ngữ cảnh nhất định mà giữa họ có sự tương tác qua lại về hành vi ngôn ngữ hay

hành vi nhận thức, nhằm đi đến một mục đích nhất định ” [dẫn theo 34]

Như vậy, hội thoại xảy ra khi có một bên trao lời và một bên đáp lời tạo

thành một chu trình khép kín

1.2.2 Các nhân tố chỉ phối hội thoại 1.2.2.1 Nguyên lí hội thoại

Muốn cho một cuộc thoại thành công, mỗi bên hội thoại cần tuân thủ

những nguyên lí nhất định Hai nguyên lí tác động mạnh mẽ tới quá trình hội thoại là nguyên lí cộng tác hội thoại và nguyên lí lịch sự

a Nguyên lí cộng tác hội thoại

Nguyên lí cộng tác hội thoại đóng vai trò trung tâm trong lí thuyết hội thoại Theo P Grice, nguyén lí cộng tác trong hội thoại làm cho “cuộc (hoại diễn ra đúng như mục đích hay phương hướng mà cuộc thoại đòi hỏi ” [10, tr.130]

Trang 29

gia giao tiếp phải tuân thủ các phương châm hội thoại

Trong thực tế giao tiếp, những tình huống vi phạm nguyên lí cộng tác hội

thoại xảy ra khá nhiều do sự khác biệt về văn hóa, trình độ, ngôn ngữ và vốn

hiểu biết về cuộc sống hoặc do người nói vì tôn trọng phương châm này đành

phải vi phạm phương châm khác Tuy nhiên, có những trường hợp cố tình vi

phạm các phương châm hội thoại để nhằm tạo ra hàm ý như một chiến lược giao

tiếp Những nền văn hóa khác nhau sẽ quy định những cách thức giao tiếp khác nhau nên nguyên tắc cộng tác sẽ thay đổi theo chiều sâu từng nền văn hóa của

từng cộng đồng ngôn ngữ Do đó, chúng ta phải xem xét một phát ngôn trong

mối quan hệ với ngữ cảnh đề nhận rõ những vi phạm nguyên lí hội thoại

b Nguyên lí lịch sự

Bên cạnh nguyên lí cộng tác hội thoại thì nguyên lí lịch sự là một nguyên lí đặc biệt quan trọng

Theo R Lakoff, lịch sự chính là làm giảm thiểu xung đột trong giao tiếp, nguyên lí lịch sự gồm ba quy tắc: không áp đặt, để ngỏ sự lựa chọn, thể hiện tình

bằng hữu

Theo G Leech, quan điểm lịch sự dựa trên mối quan hệ giữa lợi và thiệt

giữa những người tham gia giao tiếp gồm các phương châm: Phương châm khéo

léo, phương châm hào hiệp, phương châm tán thưởng, phương châm khen ngợi

và phương châm khiêm tén

Theo quan điểm của P Brown va S Levinson, nguyén lí lịch sự được xây

dựng xung quanh khái niệm thể điện và phân biệt hai phương diện của thể diện

là tích cực (thể diện đương) và tiêu cực (thể điện âm) Thẻ diện tích cực là những điều mà mỗi người muốn mình được khẳng định, được người khác tôn trọng; thể diện tiêu cực là những điều mà mỗi người muốn mình được “coi là

người lớn” không bị ai cản trở trong hành động Trong hội thoại luôn tiềm ẩn

Trang 30

thể diện Theo đó các hành vi ngôn ngữ được chia thành hai nhóm lớn: nhóm có hiệu quả tiêu cực và nhóm có hiệu quả tích cực Do đó, người tham gia giao tiếp

cần điều chinh mối quan hệ xã hội bằng mô hình có tính tích cực — tôn vinh thể

diện

Khái niệm “thể diện” liên quan mật thiết với khái niệm “vị thế xã hội”, vị

thế xã hội càng cao thì thể diện càng lớn Cùng một kiểu nói năng nhưng mức độ xúc phạm thê diện đối với mỗi người mỗi khác Điều này liên quan đến vị thế xã hội của mỗi người trong mối quan hệ với những người khác

Vị thế xã hội là địa vị của một người trong xã hội, được xã hội công nhận

một cách tương đối tổng quát xét trong thang bậc xã hội Các yếu tố như: dòng,

dõi, của cải, chức vụ, trình độ giáo dục, giới tính, tuổi tác, cấu thành nên địa vị Vị thế xã hội được đặc trưng bởi yếu tố quyền lực xã hội, nói cách khác quyền lực xã hội như một dụng cụ để đo lường vị thế xã hội

Xã hội nào cũng tổn tại sự bất bình đăng về quyền lực vì vậy sẽ có sự

phân tầng vị thế xã hội giữa các cá nhân tham gia giao tiếp là giao tiếp với người có vị thế cao hơn, ngang bằng hay thấp hơn mình Trong luận văn, chúng tôi xác định sự phân tầng vị thế xã hội trong mối quan hệ giữa các thành viên trong gia

đình, họ tộc và giữa những cá nhân trong xã hội Giao tiếp trong gia đình, họ tộc

có: giao tiếp với những người có vị thế cao hơn (con, cháu đối với cha mẹ, ông, bà, chú, bác, .), giao tiếp với người có vị thế ngang bằng (vợ và chồng), giao tiếp với người có vị thế thấp hơn (bố, mẹ, ông, bà, chú bác, với con, cháu)

Giao tiếp giữa các cá nhân trong xã hội có: giao tiếp với người có vị thế cao hơn

(người ở với chủ; nông dân với quan lại, địa chủ), giao tiếp với người có vị thế

ngang bằng (bạn bè, nhân tình, những người thuộc cùng tầng lớp), giao tiếp với

người có vị thế thấp hơn (chủ với người ở; quan lại, địa chủ với nông dân)

1.2.2.2 Quan hệ cá nhân giữa những tham thoại

Trang 31

là những nhân tố có sẵn trước cuộc tương tac và nằm ngoài cuộc tương tác

Chúng có liên quan đến quan hệ thân sơ, quan hệ vị thế xã hội, tuổi tác, quyền

lực, và thể hiện khác nhau ở từng cộng đồng người, từng nền văn hóa khác nhau, tiến hóa thay đôi theo từng thời kì khác nhau

Theo Nguyễn Đức Dân, quan hệ cá nhân được xem xét dưới các góc độ: ~ Quan hệ ngang (quan hệ - thân sơ): Quan hệ này chỉ rõ sự gần gũi, thân

cận hay xa cách giữa những người tham gia giao tiếp Mối quan hệ này có thể

thay đổi trong quá trình hội thoại, từ thân đến sơ và ngược lại

~ Quan hệ dọc (quan hệ vị thế): Đây là quan hệ tôn tỉ xã hội, tạo thành vị

thế trên - dưới trong giao tiếp Quan hệ này được đặc trưng bằng yếu tố quyền

lực Nó có tính chất tương đối, phụ thuộc vào các yếu tố khách quan như cương,

vị xã hội, giới tính, tuổi tác, Hầu hết, mọi yếu tố trong hội thoại đều thẻ hiện

quan hệ vị thế

- Hiệp đồng và tranh chấp: Trong một hội thoại có thể có xu hướng thiên về hiệp đồng hay tranh chấp Điều này phụ thuộc vào truyền thống văn hóa của từng cộng đồng người

1.2.2.3 Ngữ cảnh giao tiếp

Hội thoại bao giờ cũng diễn ra trong một ngữ cảnh nhất định, vì thế khi

phân tích hội thoại không thể tách rời với ngữ cảnh Tác giả Nguyễn Văn Khang

cho rằng ngữ cảnh có thể được hiểu là vật chất và hoàn cảnh xã hội mà hành vi

nói năng dựa vào để thê hiện

Ngữ cảnh bao gồm tình huống ngôn ngữ và ngữ cảnh tự nhiên xung

quanh, đoạn thoại trước và sau đó, các quy tắc ứng xử, các khía cạnh liên quan

như quan hệ quyền lực hay hòa đồng, phục trang của những người tham thoại,

Trang 32

- Ngữ cảnh có tác dụng chế ước và “cưỡng chế” việc sử dụng ngôn ngữ

- Ngữ cảnh có tác dụng hỗ trợ việc lí giải ngôn ngữ

- Lượng thông tin và ý nghĩa trở nên rõ rằng trong ngữ cảnh

- Ngữ cảnh có yêu cầu và hạn chế đối với người nói

Nhu vay, ngữ cảnh đóng vai trò quan trọng trong việc nhận diện đích ngôn trung của một phát ngôn

1.3 Lí thuyết về giới và ngôn ngữ giới

1.3.1 Lí thuyết về gi

1.3.1.1 Khái niệm giới tính (sex)

Theo Ann Oakley thì “giới tính (sex): nhắc đến những khác biệt sinh lí

căn bản giữa đàn ông và đàn bà, khác biệt về cơ quan sinh dục và những khả năng sinh sản " [48, tr.147]

Luật bình đẳng giới (2006) định nghĩa “giới tính chỉ các đặc điểm sinh

học của nam và nữ”

Từ điền tiếng Việt [39] cho rằng giới tính chỉ đặc điểm cấu tạo cơ thể và của tâm lí làm cho có chỗ khác nhau giữa nam và nữ, giữa giống đực và giống

cái

Theo Nguyễn Như Ý trong Đại /ừ điển tiếng Việt [S5], giới tính là một danh từ dùng đề chỉ những đặc điểm riêng của nam hoặc nữ, của giống đực hay giống cái

Các nhà xã hội học sử dụng thuật ngữ giới tính để chỉ những đặc điểm nhận dạng bên ngoài phân biệt một người nam với một người nữ, cần thiết cho

sự tái sản xuất sinh học của con người Các nhà khoa học phân biệt nam nữ dựa

trên giới tính sinh sản giao tử (sự hiện diện của buồng trứng ở giới nữ và tỉnh

Trang 33

Tóm lại, thuật ngữ giới tính dùng để chỉ những khác biệt giữa nam và nữ

về mặt tâm sinh lí

1.3.1.2 Khái niệm Giới (Gender)

Đây là một khái niệm có nhiều cách hiểu khác nhau Sau đây là những cách hiểu phô biến

Theo Dự thảo luật bình đẳng giới của Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam năm

2006: “Giới chỉ đặc điểm, tính cách, vai trò, trách nhiệm, quyên lợi của giới nữ

và giới nam do xã hội quy định "

Theo Mai Huy Bích, Quan hệ giới là sự tác động qua lại giữa nam và nữ

theo những mẫu hình xã hội nhất định, và quan hệ này được nhìn nhận khác

nhau ở những xã hội khác nhau [4, tr.18]

Hoàng Bá Thịnh trong “Xã hội học vẻ giới” định nghĩa giới như sau:

“Khái niệm giới không chỉ đề cập đến nam và nữ mà cả mối quan hệ giữa nam

và nữ Trong mối quan hệ ấy có sự phân biệt về vai trỏ, trách nhiêm, hành vi

tôn giáo; vì thế nó luôn biến đổi theo các giai đoạn lịch sử và có sự khác biệt

giữa các cộng đông, xã hội ” [dẫn theo 41]

Bên cạnh hướng nghiên cứu giới có sự phân biệt hai khái niệm giới tính

và giới, trong thực tế cũng có nhiều người quan niệm chỉ có một và một khái

niệm giới Đối với những người theo quan điểm này, họ cho rằng nếu phân biệt

rạch ròi hai khái niệm giới và giới tính cũng tức là có sự phân biệt rạch ròi hai

yếu tố tự nhiên và xã hội Thực tế, hai yếu tố này không hề tách biệt rạch ròi

nhau Việc nghiên cứu giới trong ngôn ngữ cũng có thê vận dụng một khái niệm

giới mà không cần phân biệt với giới tính, bởi giới vốn đã bao hàm giới tính

trong đó

Trang 34

nghiên cứu yếu tố giới trong ngôn ngữ

1.3.2 Ngôn ngữ giới

1.3.2.1 Nghiên cứu về ngôn ngữ giới của R LakofƑ'

R Lakoff là người có đóng góp dang ké va đặt nền móng cho việc nghiên

cứu phong cách ngôn ngữ nữ giới Bà đã chỉ ra đặc điểm sử dụng ngôn ngữ của nữ giới từ tư liệu khảo sát là chính bản thân bà và những người phụ nữ da trắng

ở Mĩ thuộc tầng lớp trung lưu như sau: - Về ngữ âm:

+ Nữ giới phát âm chuẩn mực hơn nam giới

+ Nữ giới sử dụng khá đa dạng cao dộ và ngữ điệu trong phát ngôn

+ Phụ nữ hay lên giọng ở cuối câu

+ Phụ nữ thích sử dụng ngôn điệu khi nói các câu trần thuật

- Về từ vựng:

+ Phụ nữ dùng từ chỉ màu sắc nhiều và chính xác hơn nam giới

+ Phụ nữ có vốn từ vựng phong phú hơn trong một số lĩnh vực phù hợp

với nữ giới

+ Phu nit thudng ding cae tir do dur nhur sort of, I guess, I think,

+ Phụ nữ thường dùng một số từ thiên về bộc lộ cảm xúc hơn là cung cấp

thông tin và một số từ nghe có vẻ “dịu dàng”

Trang 35

+ Phụ nữ thường sử dụng một số từ và cấu trúc nghe có vẻ như một lời

phân trần, một hành vi rào đón để làm giảm áp lực thông tin

+ Phụ nữ dùng nhiều cách nói mang tính nghỉ lễ (lich su) và các hình thức phức hợp

— Đặc điểm chung về ngôn ngữ của nữ giới là hướng đến chuẩn và lịch

sự hơn so với nam giới Theo bà, do vi trí không có quyền lực của nữ giới đã ảnh hưởng lớn đến phong cách ngôn ngữ của họ

1.3.2.2 Nghiên cứu vẻ ngôn ngit gidi sau R Lakoff

Nghiên cứu về giới giai đoạn đầu chủ yếu tập trung nghiên cứu cách sử dụng ngôn ngữ của nữ giới Thực chất, khi nói đến phong cách ngôn ngữ nữ giới là đã đồng thời thừa nhận phong cách ngôn ngữ nam giới Nghiên cứu về giới sau R Lakoff chỉ ra rằng việc nghiên cứu về giới không chỉ cần được xem xét ở các bình diện ngữ âm, ngữ pháp, từ vựng mà nó còn liên quan đến hàng loạt vấn

đề khác như sinh học, địa vi, vai trò trong gia đình và ngoài xã hội của mỗi giới Theo đó, nghiên cứu ngôn ngữ giới tập trung vào:

- Sự khác nhau về mặt sinh lí cấu âm của mỗi giới

- Sự khác nhau về ngôn ngữ dùng để nói về mỗi giới

- Sự khác nhau trong phong cách sử dụng ngôn ngữ của mỗi giới

a Dac điểm liên quan đến cơ quan phát âm của mỗi giới

Về sinh lí bộ máy phát âm của nữ và nam khác nhau Ví dụ như dây

thanh của nữ ngắn, lỏng và mỏng hơn của nam Về mặt tâm lí, sự khác nhau thể

hiện ở đỉnh cộng chấn nguyên âm Sự khác nhau trong bộ máy phát âm dẫn đến

nhiều điểm khác nhau trong cách phát âm của hai giới

Trang 36

nói bằng hoặc cao hơn 150 Hz thường là nữ giới, nếu thấp hơn 150 Hz thường là

nam giới

~ Trong cách phát âm giữa nam và nữ cũng có cách phát âm khác nhau dối

với một số âm Ví dụ: Trong tiếng Anh Mĩ, nam giới sử dụng âm mũi hóa nhiều

hơn nữ giới

b Ngôn ngữ nói về mỗi giới

Trong mỗi ngôn ngữ đều có những từ ngữ chỉ dùng cho giới này mà không dùng cho giới kia

- Vấn đề này biểu hiện rõ nhất ở hình thức cấu tạo từ trong các ngôn ngữ

Vi dụ: Trong tiếng Anh, các hau t6 -ess, -tte, -ine chuyén dùng dé cấu tạo các

danh từ liên quan đến nữ giới nhu: god — goddess (than — nit than), hot — hotess

(chủ nhà — bà chủ nhà), Trong tiếng Việt, có sự phân định các danh từ, đại từ dùng cho mỗi giới tạo thành các cặp như: ông - bà, cha — mẹ, anh — chị, cậu — mợ,

~ Sự phân định ranh giới một số từ chuyên dùng cho từng giới mang đặc

điểm của giới đó Ví dụ: Tir handsome trong tiéng Anh dùng để nói về vẻ đẹp

của nam giới, nếu dùng cho nữ thì sẽ mang hàm ý “có vẻ đẹp mạnh mẽ của nam

giới” Trong tiếng Việt các từ như yếu điệu, đanh đá, thưới tha, thường chi dùng để nói về nữ giới

c Phong cách ngôn ngữ của mỗi giới

Theo các tài liệu trắc nghiệm, phong cách ngôn ngữ mà mỗi giới sử dụng

chỉ xuất hiện sau 5 — 6 tuổi, khi môi trường tiếp xúc ngày càng mở rộng, các cá

tính nam/ nữ dần được hình thành và định hình thì yếu tố giới tính bắt đầu thể

hiện trong ngôn ngữ Khi nghiên cứu ngôn ngữ, giới được xem là một biến xã

hội nên việc khảo sát ngôn ngữ giới không thể tách rời ngữ cảnh giao tiếp Các

yếu tố như hoàn cảnh xã hội, nghề nghiệp, trình độ văn hóa, tuổi tác, và mục

Trang 37

Qua khảo sát, một số kết luận được rút ra như sau:

- Sự khác biệt giới thể hiện ở chiến lược giao tiếp mà mỗi giới sử dụng trong giao tiếp, xưng hô, trong các hành vi ngôn ngữ như khen, chê, hỏi, cầu

khiến, trong cách sử dụng lối nói chêm, xen

- Cùng một vấn đề nhưng cách diễn đạt của nam giới thường mạnh mẽ

hơn cách diễn đạt của nữ giới

- Nam giới thích dùng các câu khăng định, yêu cầu, ra lệnh còn nữ giới lại

ua dùng câu phối hợp xin — yêu cầu - ra lệnh Nữ giới ít khi ra lệnh, yêu cầu

thăng thắn, công khai mà ra lệnh một cách kín đáo, lịch sự

- Sự khác biệt giới cũng thê hiện ở lĩnh vực giao tiếp mà mỗi giới quan tâm Theo Shen Habing khảo sát thì nam giới quan tâm đến các chủ đề chính trị, kinh tế nhiều hơn nữ giới trong khi đó các chủ đề về xã hội, giáo dục thì nữ giới

lại quan tâm nhiều hơn

- Sự khác biệt ngôn ngữ giới còn thể hiện ở thái độ ngôn ngữ của mỗi giới

trước một hiện tượng ngôn ngữ Qua khảo sát quá trình chuyển đổi ngôn ngữ

của các sinh viên tại các trường đại học ở Hà Nội đến từ các tỉnh khác cho thấy tính thích nghỉ ngôn ngữ, tính hướng tới chuẩn mực của nữ sinh viên rõ hơn nam sinh viên

Dựa trên kết quả khảo sát, nghiên cứu có thể khăng định yếu tố giới có ảnh hường đến phong cách ngôn ngữ trong giao tiếp của mỗi người “Nó ểồn fại từ hai chiều: chiều tác động của giới đến sự lựa chọn ngôn ngữ trong giao tiếp

và chiều thông qua giao tiếp yếu tố giới được bộc lộ ” [26, tr.261] Cho đến nay,

những khác biệt về ngôn ngữ ở mỗi giới được các nhà ngôn ngữ học xã hội lí

giải không chỉ dựa vào đặc điểm giới tính mà nó còn chịu sự tác động của nhiều nhân tố khác, trong đó nỗi bật lên là sự tác động của nhân tổ địa vị xã hội và vai

xã hội

Trang 39

Tiểu kết Chương 1

Trong chương này, chúng tôi đã trình bày những vấn đề lí thuyết căn bản

để làm tiền đề cho việc khảo sát, miêu tả hành vi cầu khiến trực tiếp, gián tiếp

của nữ giới ở hai chương sau

Về lí thuyết hành vi ngôn ngữ, chúng tôi trình bày một số điểm cơ bản và

tiếp cận cách phân loại hành vi ngôn ngữ của J.R Searle để triển khai đề tài của

mình

Về hành vi cầu khiến, chúng tôi đã trình bày khái niệm và tiêu chí nhận diện chúng để tìm ra hành vi cầu khiến trong lời thoại của nhân vật nữ đề khảo

sát, miêu tả

Về lí thuyết hội thoại, chúng tôi đã trình bày khái niệm và những nhân tố chỉ phối hội thoại để làm cơ sở miêu tả hành vi cầu khiến của nữ giới dưới sự tác động của các nhân tố chỉ phối hội thoại

'Về ngôn ngữ giới, chúng tôi đã trình khái niệm về giới và những kết quả nghiên cứu về việc sử dụng ngôn ngữ theo giới đề làm cơ sở nghiên cứu hành vi cầu khiến của nữ giới trong tiêu thuyết Vũ Trọng Phụng,

Trang 40

Chương 2 HÀNH VI CÂU KHIẾN TRỰC TIẾP

CỦA NỮ GIỚI TRONG TIỂU THUYÉT VŨ TRỌNG PHỤNG

Hành vi cầu khiến trực tiếp là hành vi được người nói hiển ngôn bộc lộ ý

định cầu khiến của mình và người nghe có thể tri nhận nó trực tiếp từ phát ngôn,

không phải qua quá trình suy ý nào cả

Thông qua khảo sát ngữ liệu, chúng tôi nhận diện được 503 hành vi cầu

khiến do nhân vật nữ thực hiện Trong số đó có 366 hành vi cầu khiến trực tiếp, chiếm 72,8% so với tổng só

2.1 Khảo sát phương thức thực hiện hành vi cầu khiến trực tiếp của nữ giới trong tiểu thuyết 'Vũ Trọng Phụng

Bang 2.1 Bang thống kê số lượng phương thức thực hiện hành vi cầu khiến trực tiếp của nữ giới trong tiểu thuyết Vũ Trọng Phụng

Ngày đăng: 20/10/2022, 13:38

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN