Luận văn Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng thương mại cổ phần Công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng nghiên cứu hệ thống lý luận về KSNB trong NHTM; thực trạng và giải pháp về kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng.
Trang 1BO GIAO DUC VA DAO TAO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH THỊ THU PHƯƠNG
KIEM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG CHI NHANH BAC DA NANG
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Trang 2BO GIAO DUC VA DAO TAO
ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
ĐINH THỊ THU PHƯƠNG
KIEM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG CHI NHANH BAC BA NANG
Chuyên ngành: Tài chinh — Ngan hang Mã số: 60.34.20
LUẬN VĂN THẠC SĨ QUẢN TRỊ KINH DOANH
Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS HOÀNG TÙNG
Trang 3Tôi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi
Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bồ trong bắt kỳ công trình nào khác
Tác giả
Trang 4
MỞ ĐẦU 1
1 Tính cấp thiết của đẻ tài 1
2 Mục tiêu nghiên cứu 2
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
.4 Phương pháp nghiên cứu 3
5 Bố cục của đề tài 3
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu se oe
CHUONG 1: NHUNG VAN DE LY LUAN CO BAN VE KIEM SOÁT NỌI BỘ HOẠT ĐỌNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HANG
THƯƠNG MẠI 7
1.1 TONG QUAN VE KIEM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGAN HANG
THUONG MAL a _ a7
1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ wT 1.1.2 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong các
ngân hàng thương mại 8
1.2 KHAI QUAT VE HOAT DONG TIN DUNG CUA NGAN HANG
THƯƠNG MẠI - sonnei oo 10
1.2.1 Khái niệm và các loại hình nghiệp vụ tín dụng ngân hàng 10 1.2.2 Vai trò của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng M
Trang 5
1.3.3 Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng lồ 1.3.4 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong Ngân hàng
thương mại 7
1.3.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quả cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt
động tín dụng _ _ 20
1.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng tại ngân hàng thương mại 21
KET LUAN CHUONG 1 25
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT NỌI BỘ HOẠT ĐỘNG
TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THUONG MAI CO PHAN CONG
THUONG CHI NHANH BAC DA NẴNG ° oe 26
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CÔNG
THUONG CHI NHANH BAC DA NANG 26
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 26
2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý 27
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh 28
2.2 THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG CHI
NHANH BAC DA NANG 7 „30
2.2.1 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 30
2.2.2 Kết quả công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng 44
2.3 PHAN TICH CAC NHAN TO ANH HUONG DEN CONG TAC
KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG
THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG CHI NHANH BAC DA
Trang 62.4 DANH GIA KET QUA DAT DUOC VA HAN CHE CUA CONG
TAC KIEM SOAT NOI BO HOAT DONG TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG CHI NHANH BAC
ĐÀ NẴNG 67
2.4.1 Những kết quả đạt được _ 67
2.4.2 Những hạn chế và nguyên nhân _ 68
KET LUẬN CHƯƠNG 2 7I
CHƯƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN CƠNG TÁC KIÊM SỐT
NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CÔ PHÀN CÔNG THƯƠNG CHI NHÁNH BÁC ĐÀ NẴNG 72
3.1 CƠ SỞ ĐỀ ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG
MẠI CÔ PHẢN CÔNG THUONG CHI NHANH BAC DA NANG 72
3.1.1 Những vấn để đặt ra từ thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt đông, tín dụng tại NHTM Cô phần Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng T2
3.1.2 Định hướng và mục tiêu phát triển hoạt động tín dụng của NHTM Cỏ phần Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng giai đoạn 2010 —
2020, - 73
3.1.3 Nhiệm vụ c
NHTM Cổ phần Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng trong thời gian đến 74 3.2 CÁC GIẢI PHÁP HỒN THIỆN CƠNG TÁC KIỀM SỐT NỘI BỘ
HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ
PHAN CONG THUONG CHI NHANH BAC ĐÀ NẴNG 78
3.2.1 Hồn thiện cơng tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ hoạt động tín
ông tác kiêm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại
Trang 7
nhằm nâng cao chất lượng tín dung 78
3.2.3 Xây dựng đôi ngũ cán bộ làm công tác kiểm soát nội bộ có trình
độ chuyên môn và phẩm chat đạo đức tốt 80
3.2.4 Tăng cường công tác kiểm tra, phúc tra hoạt động tín dụng tại
Chỉ nhánh _ _ -85
3.2.5 Tổ chức giao ban định kỳ công tác kiểm tra kiểm soát nội bộ
hoạt động tín dụng 86
3.2.6 Một số giải pháp khác 87
3.3 MOT SO KIEN NGHI NHAM TAO DIEU KIEN THUC HIEN TOT CAC GIAI PHAP HOAN THIEN CONG TAC KIEM SOAT NOI BO
HOAT DONG TIN DUNG TAI NGAN HANG THUONG MAI CO PHAN CONG THUONG CHI NHANH BAC DA NANG
3.3.1 Đối với Chính phủ
3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước 89
3.3.3 Đối với Ngân hàng Thương mại cỗ phần Công Thương Việt Nam 90
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 9%
KÉT LUẬN " 97
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐÈ TÀI LUẬN VĂN (Bản sao)
Trang 8Chữ viết tắt tiếng Việt CBTD Cần bộ tín dụng Nội dung
KSNB Kiếm soát nội bộ
KTNB Kiểm toán nội bội
KSV Kiếm soát viên
Trang 9Số hiệu
bing Tên bảng Trang
2i |Imh Bnh Buy động vốn, cho vay, thủ hip tai], Vietinbank Bắc Đả Nẵng trong 3 năm 201 1 ~ 2013
2a [SP lương các cuộc KSNB hoại động n đụng tỊ „„ Vietinbank Bắc Đả Nẵng qua các năm 201 1 ~ 2013
2a |0 lượng Bỗ sơiữn dụng được kiểm ba ti Viethbmk| „ Bắc Đà Nẵng qua các năm 201 1 ~ 2013 Số lượng sai sót phát hiện và số lượng sai sót được khắc 24 phục 46 2s — | Tình hình nợ xấu của Vietinbank Bắc Đà Nẵng qua các|_ „ năm 2011 ~ 2013
2.6 [Thống kế tình hình nhân sự tại Vietinbank Bắc Đà Năng | 58 3.1 [ Bảng xếp hạn nợ của doanh nghiệp 9
Trang 11
gian lận và nếu không có những biện pháp kiểm soát kịp thời sẽ gây ra những
tồn thất lớn không chỉ cho ngân hàng mà còn tác động xấu đến cả nền kinh tế Để giúp các NHTM giảm thiểu những rủi ro có thể xảy ra trong suốt quá trình hoạt động, nhất thiết phải xây dựng một hệ thống KSNB đây đủ và hiệu quả
Hệ t
một cách hợp lý, duy trì mức độ tin cậy của các thông tin tài chính và sự tuân
1g KSNB hit hiệu sẽ đảm bảo tài sản của các ngân hàng được sử dụng thủ luật lệ, quy định qua đó tạo niềm tin vững chắc cho khách hàng, cỗ đông
và cả đối tác
Trong các hoạt động của ngân hàng, nghiệp vụ tín dụng là nghiệp vụ sir
dụng vốn quan trọng nhất và tạo ra lợi nhuận chủ yếu cho ngân hàng Tuy
nhiên, đây cũng được đánh giá là một trong những loại nghiệp vụ phức tạp và
có độ rủi ro cao Do đó, muốn tồn tại và phát triển, ngoài các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ tín dụng thì việc thiết kế một hệ thống KSNB chặt chẽ, hiệu quả của NHTM đối với hoạt động tín dụng sẽ góp phần rất quan trọng trong việc giảm thiểu rủi ro và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành trong hoạt
động tín dụng
Tuy nhiên, từ trước đến nay, các NHTM Việt Nam nói chung và
NHTM Cổ phần Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng nói riêng chỉ mới chú trọng đến việc xây dựng chính sách tín dụng phù hợp với mục tiêu phát triển của ngân hàng: thiết kế các quy trình tín dụng phù hợp với các quy định của
pháp luật về hoạt động tín dụng nhưng chưa chú trọng hồn thiện cơng tác KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng Chính sự khiếm khuyết này đã tạo kẻ hở
cho các sai phạm về nghiệp vụ và đạo đức của những người làm công tác tín
Trang 12nhiều vụ án liên quan đến tội phạm trong lĩnh vực NH với quy mô ngày càng
lớn
thực trạng đó cho thấy cần phải nâng cao nhận thức về vai trò của
công tác KSNB hoạt động tín dụng đóng trong việc hạn chế rủi ro tín dụng
'Nhận thức được ý nghĩa của vấn đề trên, qua thời gian tìm hiểu thực tế tại NHTM Cô phần Công Thương chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng và với mong muốn
vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn, học viên lựa chọn đề tài: “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công Thương
Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng” làm đề tài luận văn thạc sỹ của mình
2 Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về hoạt động KSNB nói
chung và KSNB hoạt động tín dụng nói riêng của NHTM
~ Nghiên cứu toàn diện hoạt động tín dụng, mô tả và phân tích đúng
thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng từ đó đánh giá các ưu điểm và tồn tại của hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín dụng của NHTM Cổ phần Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng
~ Đề xuất các giải pháp nhằm đổi mới, nâng cao chất lượng công tác
KSNB hoạt động tin dung, góp phần nâng cao chất lượng tin dụng tại NHTM
Cổ phần Công thương chi nhánh Bắc Đà Nẵng
* Câu hỏi nghiên cứu
~ Đánh giá công tác tổ chức thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng có chặt chẽ và hiệu quả không?
- Kiểm tra các nghiệp vụ liên quan đến hoạt động tín dụng tại Chỉ nhánh có tuân theo các quy định của pháp luật, các quy trình, chính sách tin
Trang 13
Nẵng?
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của đẻ tài là công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM Cô phần Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng
3.2 Phạm vỉ nghiên cứu
Luận văn nghiên cứu về công tác KSNB đối với hoạt động tín dụng của 'NHTM Cổ phần Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng Đặc biệt, tác giả tập
trung vào nghiệp vụ cho vay ~ một trong những nghiệp vụ được coi là phức tạp và chứa đựng nhiều rủi ro nhất
4 Phương pháp nghiên cứu
Luận văn sử dụng phương pháp luận duy vật biện chứng kết hợp với
các phương pháp phân tích tông hợp và phân tích thống kê, khảo sát thực tế để làm rõ bản chất, nội dung của KSNB đối với hoạt động tín dụng tại NHTM Cổ phần Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng
5 Bố cục của đề tài
Ngoài phần mở đầu và kết luận, mục lục và danh mục tải liệu tham khảo, luận văn kết cấu thành ba chương:
Chương 1: Những vẫn đề lý luận cơ bản về kiêm soát nội bộ hoạt động
tín dụng tại ngân hàng thương mại
Chương 2: Thực trạng kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cổ phần Công thương chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng
Chương 3: Giải pháp hồn thiện cơng tác kiểm soát nội bộ hoạt động
tín dụng tại Ngân hàng Thương mại Cô phần Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà
Trang 14kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM
~ Về mặt thực tiễn: Đánh giá được thực trạng của công tác kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác kiểm soát nội
bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng trong khoảng thời gian từ năm 201 1 đến tháng 2013 Từ đó, đề tải rút ra
được những kết quả, những tồn tại và để ra các biện pháp để hoàn thiện cơng
tác kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương
Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng
6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Qua nghiên cứu, tại Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu liên
quan đến kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại NHTM như:
- Luận văn “Hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ đối với nghiệp vụ tín
dụng trong các Ngân hàng thương mại trên địa bàn tỉnh Bình Dương” của tác
giả Phan Thụy Thanh Thảo (2007), Đại học Kinh tế TP Hồ Chí Minh Luận văn phản ánh thực trạng hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng trong các NHTM trên dia ban tinh Binh Duong trên cơ sở hệ thống lý thuyết của
COSO Tuy nhiên, phạm vi tiếp cận của tác giả là đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng của một nhóm NHTM Do đó, đánh giá của tác giả chỉ
mang tính chất chung chung, chưa đi vào phân tích thực tiễn của một ngân
hàng cụ thể Trong khi đó, ở mỗi NH khác nhau thì công tác KSNB nói chung cũng như KSNB hoạt động tín dụng nói riêng sẽ có những đặc thù khác nhau Vi vay, các giải pháp mà tác giả đưa ra chỉ là những định hướng chung, chưa phải là giải pháp thiết thực đối với một NH cụ thể nào
Trang 15trong các NHTM Tuy nhiên các nội dung quan trọng của công tác KSNB vẫn
chưa được nêu trong đề tài Chăng hạn, các nội dung chính của công tác KSNB của hoạt động tín dụng chưa được nêu trong luận văn Ở phần thực trạng, do tác giả không đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả nên các kết luận đưa ra chỉ mang tính chất cảm tính, chưa thuyết phục Kéo theo, những
giải pháp tác giả nêu ra chưa sát với tình hình thực tiễn tại chỉ nhánh
- Luận văn “7ăng cường kiểm soát NHTM Cổ phân Quân đội - Chỉ Nhánh Đà Nằm
Thị Trà My Nhìn chung, luận văn đã đánh giá thực trạng KSNB hoạt động tín dụng tại NHTM CP Quân đội ~ Chỉ nhánh Đà Nẵng thông qua những mặt đạt được và những tồn tại Từ đó tác giả đưa giải pháp tăng cường công tác ï ô hoạt động tín dụng tại ° (2011) của tác giả Phạm
KSNB hoạt động tín dụng tại NH Tuy nhiên, luận văn này được tác giả tiếp
cân thiên về mặt kế toán, chưa đề cập đến mục đích của công tác KSNB hoạt động tín dụng là kiểm soát quy trình tín dụng nhằm hạn chế rủi ro tín dụng
cho NH,
- Luận văn “Tăng cường kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng của Ngân hàng TMCP Đại Dương" (2012) của tác giả Lê Thanh Lay Tae giả đã phan
ánh khá đầy đủ các khái niệm cũng như nội dung về KSNB nói chung và
KSNB hoạt động tín dụng tại một ngân hàng theo quan điểm của COSO Tuy nhiên, tác giả vẫn chưa phân tích được những nhân tố nào ảnh hưởng đến công tác KSNB hoạt động tín dụng cũng như chưa đưa ra các tiêu chí để đánh giá hiệu quả công tác KSNB làm cơ sở đễ phân tích, đánh giá thực trạng công tác KSNB tại ngân hàng Trong phần thực trạng, tác giả Lê Thanh Lũy đã lựa
Trang 16tai Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Việt Nam” (2013) của Nguyễn Thị Quỳnh 1
KSNB hoạt động tín dụng tại Agribank dựa trên các tiêu chí, phân tích được
ìm Luận văn đã đánh giá được thực trạng công tác
các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tín dụng tại Agribank Việt Nam Tuy nhiên, các nhân tố ảnh hưởng đến công tác KSNB hoạt động tín dụng mà tác giả nêu là chưa đầy đủ và thiếu tính hệ thống Tác giả Đinh Thị Thu Phương có tham khảo các tiêu chí đánh giá của đề tài này để làm cơ sở lý luận
cũng như phân tích, đánh giá ở phần thực trạng trong luận văn của mình Tóm lại, nhìn chung các luận văn trên đã hệ thống hóa được lý luận
chung về KSNB và đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng
của từng NH để đưa ra các giải pháp, các kiến nghị nhằm hồn thiện cơng tác KSNB hoạt động tín dụng Tuy nhiên, việc nghiên cứu các đề tài này còn một số giới hạn như phân tích nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt nội bộ
chưa được đầy đủ, chưa làm rõ được bản chất của KSNB hoạt động tín dụng, các giải pháp đưa ra chưa gắn với thực trạng
Nghiên cứu đề tải “Kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công thương Chỉ nhánh Bắc Da Nẵng” sẽ kế thừa một số nội dung về
cơ sở lý luận của các đề tài trước Tiếp theo tiến hành nêu thêm một số nội
Trang 17KIEM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA
NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1, TÔNG QUAN VỀ KIÊM SOÁT NỘI BỘ TRONG NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.1.1 Khái niệm về kiểm soát nội bộ, hệ thống kiểm soát nội bộ
Dưới góc độ quản lý, quá trình nhận thức và nghiên cứu về kiểm soát
nội bộ đã dẫn đến sự hình thành nhiều định nghĩa khác nhau vẻ kiểm soát nội
bộ Tuy nhiên, hiện nay định nghĩa được chấp nhận rộng rãi nhất và sử dụng
phô biến ở nhiều quốc gia trên thế giới đó là định nghĩa của COSO
Báo cáo của COSO được
Khuôn khổ hợp nhất” đã định nghĩa về kiểm soát nội bộ như sau:
ông bố dưới tiêu đề “Kiểm soát nội bộ -
“Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chỉ phối bởi người quản lý, hội
đồng quản trị và các nhân viên của đơn vị, nó được thiết lập để cung cấp một
sự đảm bảo hợp lý nhằm đạt được các mục tiêu sau đây: + Sự hữu hiệu và hiệu quả của hoạt động
+ Sự tin cậy của bảo cáo tài chính
+ Sự tuân thủ pháp luật và các quy định."
Uy ban Basel về giám sát ngin hang (BCBS — Basel Committee on
Banking Supervision) cing dua trén béo céo COSO 1992 dé dua ra lý thuyết về kiểm soát nội bộ ngân hàng Báo cáo Basel 1998 đã định nghĩa kiểm soát
nội bộ trong ngân hàng như sau:
“Kiểm soát nội bộ là một quá trình bị chỉ phối bởi Hội đằng Quản tị, các nhà quản lý cao cấp và nhân viên Nó không chỉ là một thủ tục hay chính
sách được thực hiện tại một thời điểm cụ thể mà là một hoạt động liên tục ở'
Trang 18cá nhân trong t chức phải tham gia quá trình này Các mục tiêu chính của kiểm soát nội bộ được phân loại như sau:
+ St hữu hiệu và hiệu quả của các hoạt động
+Sự tin cậy, đầy đủ và kịp thời của thông tin tài chính và quản trị
+Sự tuân thủ pháp luật và các quy định liên quan ”
Theo quy định tại Thông tư số 44/2011/TT-NHNN ngày 29/12/2011 quy định về Hệ thống kiểm soát nội bộ và kiểm toán nội bộ của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngồi thì
“Hệ thống kiểm sốt nội bộ là tập hợp các cơ chế, chỉnh sách, quạ' trình, quy định nội bộ, cơ cấu tổ chức của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân
hàng nước ngoài được xây dựng phù hợp theo qup định tại Thông tư này và
được tổ chức thực hiện nhằm bảo đảm phòng ngừa, phát hiện, xử lý kịp thời
rủi ro và đạt được yêu cầu dé ra.”
1.1.2 Nguyên tắc hoạt động của hệ thống kiểm soát nội bộ trong
các ngân hàng thương mại
Để hệ thống KSNB của NHTM hoạt động có hiệu quả cần tuân thủ các
nguyên tắc sau
~ Nguyên tắc l: Các rủi ro có nguy cơ ảnh hưởng xấu đến hiệu quả và mục tiêu hoạt động của NHTM phải được nhận dạng, đo lường, đánh giá thường xuyên, liên tục dé kịp thời phát hiện, ngăn ngừa và có biện pháp quản
lý rủi ro thích hợp Khi có sự thay đổi về mục tiêu kinh doanh, sản phâm, dịch
vụ và hoạt động kinh doanh mới, NHTM phải rà soát, nhận dạng rủi ro liên quan để xây dựng, sửa đổi, bỗ sung các quy trình, quy định kiểm soát nội bộ phù hợp
Trang 19cả các đơn vị, bộ phận của NHTM
~ Nguyên tắc 3: Phân cấp ủy quyền phải được thiết lập, thực hiện hợp
lý, cụ thể, rõ rằng, tránh xung đột lợi ích; bảo đảm một cán bộ không đảm nhiệm cùng một lúc những cương vị, nhiệm vụ có mục đích, quyển lợi mâu
thuẫn hoặc chồng chéo với nhau; đảm bảo mọi cán bộ trong NHTM không có điều kiện đề thao túng hoạt động, không minh bạch thông tin phục vụ cho
mục đích cá nhân hoặc che giấu hành vi vi phạm quy định của pháp luật và quy định nội bộ của NHTM
~ Nguyên tắc 4: Bảo đảm chấp hành chế độ hạch toán, kế toán theo quy định và phải có hệ thống thông tin nội bộ về tài chính, về hoạt động, về tình hình tuân thủ trong NHTM và tình hình kinh tế, thị trường bên ngoài hợp lý,
tin cây, kịp thời nhằm phục vụ cho công tác quản trị, điều hành hiệu quả - Nguyên tắc 5: Hệ thống thông tin, công nghệ thông tin của NHTM
phải được giám sát, bảo vệ hợp lý, an toàn và phải có cơ chế quản lý dự
phòng độc lập nhằm xử lý kịp thời những tình huống bất ngờ, bao gồm cả
thiên tai, cháy, nỗ, hệ thống bị xâm nhập, đảm bảo tuân thủ các quy định về
an toàn, bảo mật hệ thống công nghệ thông tin của ngành ngân hàng, đảm bảo hoạt động kinh doanh thường xuyên, liên tục của tổ chức tín dụng, chỉ nhánh ngân hàng nước ngoài
~ Nguyên tắc 6: Bảo đảm cán bộ, nhân viên của NHTM đều phải hiểu được tầm quan trọng của hoạt động kiêm soát nội bộ; vai trò của từng cá nhân
trong quá trình kiểm soát nội bộ có liên quan đến chức năng, nhiệm vụ được
giao và phải thực hiện đẩy đủ, hiệu quả các quy định, quy trình kiểm soát nội
bộ liên quan
Trang 20có liên quan phải thường xuyên xem xét, đánh giá vẻ tính hiệu lực và hiệu quả của hệ thống kiểm soát nội bộ; các tồn tại, bất cập của hệ thống kiểm soát nội bộ phải được báo cáo kịp thời với cấp quản lý trực tiếp; các tồn tại, bắt cập
lớn có thể gây tồn thất hoặc nguy cơ rủi ro phải được báo cáo ngay cho Tổng
giám đốc (Giám đốc), Hội đồng quản trị, Hội đồng thành viên, Ban kiểm soát ~ Nguyên tắc 8: Cá nhâi
, liên tục kiểm tra và tự kiểm tra việc thực hiện các quy định, quy trình
bộ phận ở các cấp của NHTM phải thường
nội bộ có liên quan và phải chịu trách nhiệm vẻ kết quả thực hiện hoạt động nghiệp vụ được giao trước NHTM và trước pháp luật
ắc 9: Lãnh đạo đơn vị, bộ phận của NHTM phải báo cáo về
kết quả tự đánh giá về hệ thông kiểm soát nội bộ tại đơn vị mình; đề xuất biện ~ Nguyên t
pháp xử lý đối với những tồn tại, bất cập (nếu có) gửi lãnh đạo cấp quản lý
trực tiếp theo định kỳ hoặc đột xuất, theo yêu cầu của lãnh đạo cấp quản lý trực tiếp
12 KHÁI QUÁT VÈ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG
THƯƠNG MẠI
1.2.1 Khái niệm và các loại hình nghiệp vụ tín dụng ngân hàng a Khái niệm tín dung
Tín dụng có nguồn gốc từ tiếng La tỉnh tức là sự tin tưởng, tín nhiệm
hoặc nói khác đi là sử dụng sự tin tưởng hoặc tín nhiệm để thực hiện các
quan hệ vay mượn một lượng giá trị vật chất hoặc tiền tệ trong một thời
gian nhất định
Tín dụng ngân hàng vì vậy được hiểu là quan hệ vay mượn vốn lẫn
nhau giữa ngân hàng — là doanh nghiệp đặc biệt kinh doanh trong lĩnh vực
Trang 21- Cho vay - Chiết khấu
~ Cho thuê tai chính - Bảo lãnh ngân hàng ~ Nghiệp vụ bao thanh toán
Tuy nhiên, trong hoạt động tín dụng của NHTM thì hoạt động cho vay
là hoạt động phô biến và phức tạp nhất Do đó, trong nội dung của đề tài này, tác giả xin đề cập đến khía cạnh cho vay của hoạt động tín dụng ngân hàng
1.2.2 Vai trò của nghiệp vụ tín dụng ngân hàng, a Đối với bản thân ngân hàng thương mại
Tín dụng là nghiệp vụ truyền thống Nghiệp vụ tín dụng mà chủ yếu là cho vay được xem là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất, quyết định đến
khả năng tồn tại và phát triển của ngân hàng thương mại
'Về mặt tài chính, đây là nghiệp vụ tạo thành bộ phận chủ yếu và quan
trọng của Tài sản Có của NHTM Những yếu kém trong nghiệp vy này sẽ làm cho tình hình tải chính của NHTM bị đe dọa
'Về mặt kinh doanh, cho vay là nghiệp vụ sử dụng vốn quan trọng nhất do nó luôn chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng thu nhập của ngân hàng Hơn
nữa, hoạt động tín dụng còn tạo điều kiện mở rộng và phát triển thờm các hoạt động dich vụ của ngân hàng Một khách hàng có quan hệ tín dụng với Ngân hàng không chỉ đơn thuần sử dụng một sản phẩm mà còn sử dụng kèm
theo các dịch vụ ngân hàng khác như: chuyển tiền, mở L/C, kinh doanh ngoại
tê, từ đó, ngân hàng sẽ phát huy được tí
h đa năng của minh và hiệu quả kinh doanh mang lại không chỉ từ hoạt động tín dụng mà còn từ các hoạt động
Trang 22b Đối với nên kinh tế
Hoạt động tín dụng của NHTM có vai trò rất lớn trong việc thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội thông qua việc cung ứng một lượng vốn lớn cho nền kinh tế nhằm phục vụ cho sản xuất kinh doanh, xây dựng cơ sở hạ tằng, mở
rong dau tư, tạo việc làm, nâng cao đời sống xã hội 1.2.3 Nguyên tắc của tín dụng ngân hàng
Hoạt động cắp tin dụng của ngân hàng phải đảm bảo ba nguyên tắc sau:
(1) Vốn vay phải có mục đích, bảo đảm sử dụng vốn đúng mục
đích và hiệu quả
(2) Vốn vay phải có đảm bảo
(3) Vốn vay phải hoàn trả đầy đủ, đúng hạn cả vốn gốc lẫn lãi 1.2.4 Rủi ro tín dụng,
a Khái niệm rải ro tín dụng
Rủi ro tin dụng là rủi ro phát sinh trong trường hợp ngân hàng không
thu hồi được đầy đủ cả vốn gốc và lãi của khoản vay hoặc việc thanh toán
nợ gốc và lãi không đúng kỳ hạn đã thỏa thuận giữa ngân hàng và khách hàng vay
b Nguyên nhân dẫn đến rủi ro tin dung
'Việc phân tích các nguyên nhân dẫn đến rủi ro tín dụng có ý nghĩa quan
trọng trong việc xác định các hoạt động KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng Trong NHTM, rủi ro tín dụng thường phát sinh do các nguyên nhân sau:
~ Nguyên nhân khách quan
Rủi ro tín dụng có thể xảy ra do những nguyên nhân khách quan sau: Khách hàng vay không có phẩm chất tốt, gian lận; Môi trường kinh doanh
thay đổi ảnh hưởng đến tài chính và khả năng trả nợ của khách hàng; Tài sản đảm bảo do ngân hàng nắm giữ bị sụt giảm giá trị; hoặc các nguyên nhân
Trang 23ninh, chính trị trong nước và khu vực không ổn định; do khủng hoảng hoặc
suy thoái kinh tế, lạm phát; do sự phát sinh bất ngờ của thiên tai, hỏa hoạn
~ Nguyên nhân chủ quan
Rủi ro tín dụng cũng có thể xảy ra do các nguyên nhân chủ quan thuộc về ngân hàng như: Nhân viên tín dụng không thấm định rõ tư cách khách
hàng vay; Phân tích tín dụng không chính xác do năng lực phân tích kém;
Quy trình tín dụng không đầy đủ, không chặt chẽ dẫn đến các sai sót nghiệp
vụ; Công tác giám sát các khoản vay không chặt chẽ nên không phát hiện kịp
thời các khoản nợ có vấn đề; Ngân hàng không rút kinh nghiệm về những sai
lầm đã mắc dẫn đến các lỗi lặp đi lặp lại nhiều lần
13 KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN DỤNG CỦA NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI
1.3.1 Khái niệm kiểm soát nội bộ hoạt động tin dung
KSNB hoạt động tín dụng là toàn bộ các chính sách, các bước kiểm
soát và thủ tục kiểm soát đối với hoạt động tín dụng được thiết lập trong nội
bộ ngân hàng nhằm đảm bảo thực hiện ba mục tiêu:
~ Hoạt động tin dụng của ngân hàng an toàn và hiệu qua;
~ Hệ thống thông tin, số sách, báo cáo tài chính và báo cáo hoạt động tín dụng chính xác, đáng tin cậy và kịp thời;
~ Đảm bảo hoạt động tín dụng trong ngân hàng phải tuân thủ theo các quy định, các cơ chế chính sách, pháp luật hiện hành, các chiến lược, các
chính sách kinh doanh và quy trình nghiệp vụ mà các cấp lãnh đạo quản lý và
điều hành của ngân hàng đã quy định
1.3.2 Sự cần thiết phải kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng trong ngân hàng thương mại
Trang 24
gây tôn thất rat lớn cho NHTM và nếu không có biện pháp xử lý phù hợp, kịp
thời cũng có thé dẫn đến đỗ vỡ không chỉ ngân hàng đó mà còn phản ứng dây chuyển sang các ngân hàng khác, thậm chí ảnh hưởng tiêu cực đến cả hệ thống ngân hàng và toàn bộ nền kinh tế Đây không phải chỉ là đề cập vấn đề
có thể xảy ra mà điều đó đã và đang xảy ra trong thực tế Cụ thể:
Nam 2008 đánh giá dấu hiệu hậu quả rủi ro hoạt động tín dụng mà các ngân hàng thương mại Mỹ phải gánh chịu khi các ngân hàng này phải đối mặt với những khoản nợ kếch xù Đây cũng là năm bùng nỗ cuộc khủng hoảng tài
chính toàn cầu Ngân hàng thương mại lớn nhất nuée My — Washington Mutal Ine (WaMu) đã sụp đô đo sức nặng của những khoản nợ xấu không lồ
buộc phải đóng cửa và hệ lụy kéo theo là sự khó khăn, điêu đứng của các ngân hàng khác, của các công ty và của cả nền kinh tế,
“Tại Việt Nam, trong những năm gần đây cũng đã xảy ra nhiều vụ án tín dụng mà hậu quả là gây ra tổn thất rất lớn cho các ngân hàng không chỉ về tài
chính mà còn ảnh hưởng tiêu cực đến uy tín của ngân hàng, làm mắt lòng tin của công chúng vào hệ thống NHTM nói chung Điển hình là vụ án Lã Thị
Kim Oanh được xét xử vào đầu năm 2004 Bài học rút ra từ vụ án này là các quan chức ngân hàng có liên quan như: Ngân hàng TMCP Hàng Hải, Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam đã vi phạm nguyên tắc, đó là không tôn trọng các quy tắc kinh doanh và quy định của pháp luật về hoạt động tín dụng ngân hàng Từ đó kéo theo sai phạm dây chuyền của cấp thực hiện nghiệp vụ tín dụng: không tuân thủ các nguyên tắc cho vay là phải thẩm định phương án vay vốn và kiểm tra mục đích sử dụng vốn vay dẫn đến tổn thất cho ngân hàng và không thu hồi được nợ vay Cũng vào năm 2004, vụ án Nguyễn
Trọng Quý và đồng bọn làm giả hợp đồng kinh tế, chứng từ gốc để chiếm
Trang 25đồng là một vi dụ về tốn thất của ngân hàng do có sự cấu kết chặt chẽ của bọn lừa đảo với các cán bộ ngân hàng biến chất Bài học rút ra từ vụ án này là Ngân hàng đã thiếu rèn luyện các cán bộ ngân hàng về phẩm chất đạo đức
nghề nghiệp và ý thức trách nhiệm của người làm công tác tín dụng, ngân
hàng đã không có sự phát hiện, cảnh báo kịp thời để ngăn chặn các hành vi sai pham nên các sai phạm đã tải diễn liên tục trong thời gian dài Tiếp theo là vụ
án làm giả hồ sơ đề vay vốn của Nguyễn Quý, Trần Van Mo và đồng bọn đã gây ra thiệt hại gần 6 tỷ đồng cho 03 NHTM, trong đó có Ngân hàng TMCP
Công Thương — Chỉ nhánh 5 Qua vụ án này cho thấy, các cán bộ tín dụng đã
không thực hiện các quy trình về thâm định, kiểm tra, giám sát khi cho vay
nhưng vẫn đề xuất cho vay và không kiểm tra sau cho vay nhưng vẫn lập biên
bản kiểm tra sử dụng vốn vay và xác nhận việc sử dụng vốn vay đúng mục
đích Các cấp quản lý trực tiếp về tín dụng tại các ngân hàng trên đã quá bất cẩn, lơ đểnh, không kiểm tra, không xem xét lại kết quả thẩm định và việc
giám sát khoản vay của CBTD Và gần đây nhất là vụ án dùng hỗ sơ giả để vay tiền chiếm đoạt gần 4.000 tỷ đồng - số tiền được coi là lớn nhất từ trước đến nay của Huỳnh Thị Huyền Như, một cán bộ của Ngân hàng TMCP Công Thương Đến nay, dư luận vẫn rất xôn xao về hậu quả của vụ án hết sức
nghiêm trọng này Nguyên nhân vụ án này là do hành vi trái pháp luật của bả Như gây ra Tuy nhiên, qua đây cũng cho thấy các cán bộ của Phòng giao địch Ngân hàng Công thương đã vi phạm quy định về cho vay, đề xuất lãnh đạo duyệt cho vay, ký hợp đồng cho vay mà không có mặt của người vay
hoặc người bảo lãnh tại Ngân hàng Cũng như việc thiếu kiểm soát, lỏng lẻo
trong quản lý của ngân hàng Vietinbank là điều kiện cho Như thực hiện mục đích của mình một cách dễ dàng hơn
Trang 26khẳng định rằng trong hoạt động ngân hàng, tổn thất kinh doanh là điều khó tránh khỏi Đặc biệt hoạt động tín dụng là hoạt động tiềm ẩn rủi ro cao nhất,
có nhiều khả năng xảy ra sai sót, gian lận va gây tổn thất nhiều nhất cho các
NHTM Cũng thông qua các vụ án đó, có thể thấy nguyên nhân gây ra những rủi ro, tổn thất nghiêm trọng cho ngân hàng bên cạnh những nguyên nhân khách quan thuộc về khách hàng còn có sự góp mặt của nhiều nguyên nhân
chủ quan, chẳng hạn như việc không chấp hành đúng các quy định, quy trình
nghiệp vụ của cán bộ ngân hàng cũng như thiếu sự quản lý, kiểm tra, giám sát chặt chẽ của các cấp lãnh đạo ngân hàng Để quản lý rủi ro tín dụng, hạn chết tồn thất cho ngân hàng, ngoài việc sử dụng các biện pháp kỹ thuật nghiệp vụ
để kiểm soát và ngăn ngừa các yếu tố bên ngoài dẫn đến rủi ro tín dụng thì
việc xây dựng một hệ thống KSNB đối với nghiệp vụ tín dụng hữu hiệu và
hiệu quả sẽ có tác dụng rất lớn nhằm ngăn ngừa và giảm thiểu các nguyên nhân chủ quan gây ra rủi ro tín dụng
Bằng chức năng, nhiệm vụ và hoạt động cụ thể của mình , KSNB góp phần nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng của ngân hàng Bởi vi KSNB
thực hiện kiểm tra giám sát hoạt động tín dụng, kịp thời phát hiện hay có những đánh giá về tính tuân thủ hoạt động tín dụng của ngân hàng Trên cơ sở đó phát hiện kịp thời những sai sót, những hạn chế trong hoạt động tín dụng làm cho hoạt động tín dụng mang lại hiệu quả cao hơn Đảm bảo cho hoạt động tín dụng tuân thủ đúng các chuẫn mực, chính sách, quy định của pháp luật Tóm lại, kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng là công tác quan trọng giúp ngân hàng dự đoán, nhận biết và kiểm soát được rủi ro tín dụng một cách hiệu quả
1.3.3 Nhiệm vụ của kiểm soát nội bộ đối với hoạt động tín dụng
Để làm tốt chức năng của mình, bộ máy kiểm soát nội bộ đối với hoạt
Trang 27Thứ nl
nghiệp vụ cấp tín dụng, đánh giá tính tuân thủ pháp luật và các quy chế, quy Í:, kiểm tra xác định độ tin cậy của các tài liệu liên quan đến
định của Nhà nước đối với NHTM vẻ các vấn đề liên quan đến nghiệp vụ tín
dụng, các quy định của bản thân ngân hàng đối với các bộ tín dụng
Thứ hai, phát hiện và ngăn ngừa những hành vi vi phạm pháp luật; gian
lận trong quản lý tín dụng, trong bảo vệ tài sản, nguồn vốn của Ngân hàng Nắm bắt và báo cáo, cảnh báo kịp thời các vụ việc, rủi ro tiềm ấn phát sinh
trong hoạt động tín dụng,
Thứ ba, đề xuất các biện pháp xử lý, khắc phục sai sót, kiến nghị xử lý
những vi phạm xảy ra trong hoạt động tin dụng
1.3.4 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng trong Ngân hàng thương mại
Theo quan điểm của COSO, Basel 1998 và thông tư 44/2011/TT- NHNN ngày 29/12/2011 quy định về kiểm soát nội bộ là phải được thiết kế
cài đặt ngay trong mọi quy trình nghiệp vụ của tất cả các bộ phận Chính vì vậy, chúng ta có thể hiểu rằng kiểm soát nội bộ hoạt đông tín dụng là bao gồm kiểm soát tất cả các hoạt động liên quan đến tín dụng như thâm định tín dụng,
thấm định tài sản đảm bảo, giải ngân, giám sát sau vay, xử lý nợ và các công
việc tô chức, thực hiện kiểm tra kiểm soát của bộ máy KSNB Dưới đây là nội
dung chỉ tiết:
a Công tác tổ chức thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
KSNB hoạt động tín dụng là hoạt động giám sát, kiểm tra kiểm soát việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ đã được thiết lập trong NHTM; đưa ra kiến nghị nhằm nâng cao hiệu quả hoạt đông của hệ thống KSNB Để thực hiện các chức năng, nhiệm vụ trên, NHTM phải thiết lập bộ máy tổ chức KSNB Tùy theo quy định của pháp luật và NHNN mà bộ
Trang 28của Tổng Giám đốc hay trực thuộc Hội đồng Quản trị, dưới sự chỉ đạo của Ban Kiểm soát Và cũng tùy theo quy định mà bộ máy KTKSNB được tổ chức theo mô hình khác nhau Trước đây, khi hoạt động KSNB mới hình thành, bộ máy KTKSNB thường được tổ chức thành hệ thống nhất theo ngành dọc từ Trụ sở chính đến tận chỉ nhánh Những năm về sau bộ máy KSNB
ngày càng được cải thiện, đổi mới nhằm đảm bảo nguyên tắc độc lập trong
hoạt động, đánh giá, kết luận, kiến nghị trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao
Phạm vi hoạt động của bộ máy KTKSNB là
+ Kiểm tra, giám sát việc tuân thủ quy định của pháp luật, quy chế, quy trình nội bộ của các đơn vị, bộ phận trong NHTM
+ Kiểm tra, kiểm soát đột xuất theo yêu cầu của Ban lãnh đạo
Công việc tổ chức kiếm tra, KSNB được thực hiện như sau:
+ Xây dựng kế hoạch/điều chỉnh kế hoạch kiểm tra trực tiếp hàng
năm/quý/tháng đối với các chỉ nhánh trình HĐQT hay Tổng Giám đốc phê duyệt
+ Xây dựng, trình duyệt đề cương, nội dung kiểm tra và thành lập các
Đoàn kiểm tra/tỗ kiểm tra tại các đơn vị, chỉ nhánh
+ Bộ máy KTKSNB hoạt động theo phương thức giám sát từ xa và
kiểm tra trực tiếp
b Công tác giám sát từ xa đối với hoạt động tin dung ~ Mục tiêu giám sắt từ xa:
Kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện hoạt động tín dụng của các chỉ nhánh trên cơ sở theo dõi, phân tích dữ liệu hoạt động trên chương trình phần mềm kế toán và các báo cáo nghiệp vụ của các phòng ban tại Hội sở, Sở giao
Trang 29~ Các nội dung kiểm tra:
+ Kiểm tra tình hình thanh toán nợ gốc, lãi đến hạn; danh mục cho vay, giới hạn tín dụng, dư nợ cho vay so với giá trị tài sản đảm bảo của tất cả
khách hàng tại các Chỉ nhánh của toàn hệ thống
+ Trên cơ sở kiểm tra thường xuyên kết hợp với kết quả kiểm tra định
kỳ cũng như kiểm tra đột xuất, bộ máy KTKSNB sẽ nhận dạng và đánh giá rủi ro tín dụng để từ đó có những cảnh báo, để xuất hướng xử lý đến các bộ phân có liên quan và đến Ban lãnh dạo
+ Tổ chức thực hiện đánh giá tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ để
phát hiện những khiếm khuyết của hệ thống từ đó đưa ra những hướng điều
chinh và thay đổi nhằm hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ
+ Kiểm tra việc sửa chữa sai sót sau mỗi đợt kiểm tra định kỳ tại các
chỉ nhánh
~ Mức độ thực hiện: công tác giám sát từ xa của bộ máy KSNB nhằm mục đích đánh giá, phân loại rủi ro phải được thực hiện thường xuyên để có
các biện pháp giám sát, kiểm tra kiểm soát và báo cáo kịp thời e Công tác kiểm soát tại chỗ đối với hoạt động tín dụng ~ Mục tiêu kiểm soát tại chỗ:
Là kiểm tra tính tuân thủ các quy trình quy định của Nhà nước và của nội bộ về hoạt động tín dụng tại các đơn vị kinh doanh, các chỉ nhánh Kiểm tra đánh giá xem các quy trình nghiệp vụ tín dụng trên thực tế có được các CBTD tuân thủ nghiêm túc hay không Trên cơ sở đó kiểm soát nội bộ phát hiện những sai sót yếu kém, sơ hở hay gian lận trong quản trị tín dụng, bảo vệ an toàn những tài sản cho ngân hàng Cũng từ đó đưa ra những biện pháp cải thiện và hoàn thiện cơ chế điều hành, hoạt động tín dụng nói riêng hay hoạt động kinh doanh của ngân hàng nói chung
Trang 30chiếu với khách hàng về: Số sách bảo, tình hình sử dụng vốn vay; Kiểm tra việc chấm điểm xếp hạng khách ế toán, xác nhận nợ vay, tài sản đảm hàng; Kiểm tra việc lưu trữ hỗ sơ tín dụng; Kiểm tra tình hình xử lý nợ xấu của các Chỉ nhánh ~ Mức độ thực li
trực tiếp đối với hoạt động tín dụng được thực hiện định kỳ hàng năm theo kế
cơng tác kiểm sốt tại chỗ hay còn gọi là kiểm tra
hoạch đã được Ban lãnh đạo phê duyệt hoặc đột xuất theo yêu cầu Hội đồng Quản trị, Tổng Giám đốc
1.3.5 Các tiêu chí đánh giá hiệu quã cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng
Hiệu quả công tác KSNB hoạt động tín dụng trong NHTM là một khái niệm tương đối vì nó được đánh giá bằng cách so sánh mục tiêu NHTM đặt ra khi thiết lập bộ máy KSNB đạt được và nguồn lực đầu tư cho KSNB Hiệu quả cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt động tín dụng có thể được đánh giá qua các thước đo sau:
4a Thước đo số lượng
Phản ánh kết quả thông qua số lượng kết quả đầu ra cụ thể là số lượng các cuộc kiểm tra hoạt động tín dụng được ban kiểm soát tiến hành, số lượng hỗ sơ tín dụng được kiểm tra, số lượng sai sót được phát hiện, số lượng các sai sót được khắc phục Do tính phức tạp của kết quả đầu ra trong hoạt động KSNB nên thước đo số lượng khơng thể phản ánh tồn bộ kết quả thu được
của công tác KSNB được nên cần kết hợp với các thước đo khác b Thước đo chất lượng
+ Chất lượng của báo cáo kiém tra, kiém sốt
Kết quả cơng tác kiểm tra, KSNB nói chung và KSNB hoạt động tín
Trang 31huy hiệu quả Các báo cáo, biên bản kiểm tra cảng cụ thể, rõ rằng, đi sâu vào bản chất của từng sai sót, tổn tại qua đó nhận diện dấu hiệu rủi ro để cảnh báo sớm cho Chỉ nhánh có biện pháp xử lý kịp thời nhằm hạn chế và ngăn ngừa
rủi ro thì càng có chất lượng
+ Chất lượng tin dung
Nợ quá hạn, nợ xấu là một trong những chỉ tiêu quan trọng đánh giá
chất lượng tín dụng, nó phản ánh những rủi ro mà ngân hàng phải đối mặt
Nếu một ngân hàng có tỷ lệ nợ quá hạn và nợ xấu cao thì điều này chứng tỏ
hoạt động tín dụng còn gặp nhiều rủi ro, nguyên nhân có thể là do công tác
kiểm tra, KSNB chưa được chặt chẽ dẫn đến nhiều sai sót trong quy trình cấp
tín dụng
© Thước do chi phi
Để đánh giá hiệu quả của công tác KSNB hoạt động tín dụng, bên cạnh các kết quả đầu ra thu được thì cũng cần cân nhắc yếu tố chỉ phí mà NHTM
đã đầu tư và duy trì hoạt động của bộ máy KSNB Các chỉ phí đó bao gồm:
Thu nhập của cán bộ KSNB, chỉ phí đảo tạo, chỉ phí đầu tư khoa học công
nghệ phục vụ cho hoạt động kiểm tra, kiểm soát
1.3.6 Các nhân tố ảnh hưởng đến cơng tác kiểm sốt nội bộ hoạt
động tín dụng tại ngân hàng thương mại
a Nhân tố bên trong
Nhân tố bên trong là những nhân tố nội tại bên trong chỉ phối, ảnh
hưởng tới kết quả công tác kiểm tra, KSNB của ngân hàng Vì thực chất kiểm tra kiểm soát nội bộ chỉ là một nội dung hoạt động trong hệ thống kiểm soát nội bộ của TCTD Do đó, công tác KSNB hoạt động tin dụng tại NHTM chịu sự tác động của các nhân tố cấu thành hệ thống kiểm soát nội bộ Theo thông
Trang 32truyền thông; hệ thống cơ chế và chính sách; hoạt động giám sát Các bộ phận sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến kết quả công tác KSNB, cụ th:
~ Thứ nhất, mơi trường kiểm sốt: bao gồm toàn bộ các nhân tỗ có tính chất "môi trường” tác đông đến việc thiết kế, hoạt động và sự hữu hiệu
của các chính sách thủ tục kiểm sốt của đơn vị Mơi trường kiểm soát bao
gồm cơ cấu tổ chức bộ máy
nguồn nhân lực, đạo đức nghề nghiệp, năng lực quản trị và quan điểm điều hành của các cắp lãnh đạo trong NHTM Môi trường kiểm soát là nhân tố có
vai trò hết sức quan trọng, tạo ra phong thái của toàn bộ ngân hàng và ảnh
hưởng tới ý thức về kiểm soát nội bộ của nhân viên Nó là nền móng cho các yếu tố còn lại của hệ thống KSNB
~ Thứ hai, hệ thống quản lý và đánh giá rải ro: là quy trình nhận dạng và phân tích mọi rủi ro liên quan đến việc hoàn thành các mục tiêu của NHTM, làm cơ sở cho việc xác định xem các rủi ro đó cần được quản lý,
kiểm soát như thế nào, nó bao gồm các bước: (¡) xác định mục tiêu, (ii) mức
độ phù hợp của các mục tiêu, (iii) định dạng các rủi ro liên quan, (iv) đánh giá
rủi ro và (v) các biện pháp nhằm giảm thiểu rủi ro
~ Thứ ba, hệ thống thông tin và cơ chế trao đỗi thông tin Đây là hệ thống hỗ trợ toàn bộ các cấu phần của hệ thống KSNB thông qua việc đảm bao các thông tin được nắm bắt đầy đủ và kịp thời trong toàn ngân hàng Đây là một bộ phận cấu thành quan trọng của hệ thống KSNB, trong đó hệ thống
công nghệ thông tin đóng vai trò hết sức quan trọng nhằm đảm bảo các cắp
quản lý (Hội đồng Quản trị, Ban điều hành, Trưởng các bộ phận nghiệp vụ)
luôn nhanh chóng nắm bắt đầy đủ thông tin trong hoạt động kinh doanh để ra
quyết định kịp thời, hiệu quả
Trang 33vụ, do các cấp quản lý điều hành đặt ra Yếu tổ này có thể được hiểu là toàn bộ cơ chế, chính sách, kế hoạch, các quy định quy trình nghiệp vụ chẳng hạn chính sách tín dụng, quy trình tín dụng và các quy định khác liên quan đến
hoạt động tín dụng, quy chế tổ chức và hoạt động của bộ máy KTKSNB ngân
hàng đây được coi là những nhân tố ảnh hưởng trực tiếp đến công tác
KSNB hoạt động tín dụng
~ Thứ năm, hoạt động giám sát: nhằm thực hiện đánh giá hoạt động
kiểm tra, kiểm soát là quá trình đánh giá chất lượng hệ thống KSNB do Tổng Giám đốc ngân hang và bộ phận kiểm toán nội bộ của ngân hàng và tô
chức kiểm tốn độc lập bên ngồi cũng như các cơ quan thanh tra Nhà nước
trong lĩnh vực ngân hàng tổ chức thực hiện Hoạt động giám sát thường xuyên sẽ tác động mạnh mẽ đến chất lượng công tác KSNB hoạt động tin
dụng tại các NHTM
b Nhân tố bên ngoài
Nhân tố bên ngoài là những nhân tố khách quan từ mơi trường bên ngồi tác động đến công tác công tác kiểm tra, KSNB Nhân tố khách quan bao gồm: Môi trường pháp lý, môi trường kinh tế và khách hàng vay vn
~ Môi trường pháp lý: bao gồm các khung pháp lý cơ bản liên quan đến hoạt động ngân hàng như: Luật các TCTD, Luật Đắt đai, các quy định về bảo đảm tiền vay, tỷ lệ an toàn trong hoạt động của các TCTD sẽ tác động rất
nhiều đến việc mở rộng hoạt động tín dụng do đó ít nhiều cũng sẽ tác động,
đến công tác KSNB hoạt động tín dụng tại các NHTM Hơn nữa, để bộ máy KSNB tại các NHTM thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ trên, cần thiết phải có những quy định về mặt pháp lý đối với t6 chức và hoạt động của KSNB của NHTM dam bảo khoa học theo những nguyên tắc cơ bản, trên cơ sở đó các NHTM ty xay dung mô hình bộ máy KSNB, ban hành hệ thống văn bản nội
Trang 34thống văn bản nội bộ phải đảm bảo tuân thủ pháp luật, quy chế quy định của Nhà nước Do đó, một khi hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật của Nhà nước thay đổi thì các văn bản nội bộ của NHTM cũng phải điều chỉnh theo Như vậy, có thể nói các quy định pháp lý của Nhà nước vừa ảnh hưởng gián
tiếp vừa tác đông trực tiếp đến công tác KSNB
~ Môi trường kinh tế: NHTM là một tô chức kinh tế đặc biệt, hoạt
động của NHTM chịu tác động rất lớn từ môi trường kinh tế Một nền kinh tế
tăng trưởng ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho các khoản tín dụng được
mở rộng và có chất lượng Ngược lại, khi nền kinh tế rơi vào tình trạng suy
thoái, mắt ôn định thì lạm phát, khủng hoảng sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến khả
năng trả nợ vay của khách hàng, điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng tín dụng và do đó sẽ ảnh hưởng đến công tác KSNB hoạt động tín dụng của ngân hàng
~ Khách hàng vay vốn: Đây là chi thé dong vai tro quan trọng trong
việc hình thành quy mô, cơ cấu và chất lượng tín dụng Nếu khách hàng hoạt
đông kinh doanh có hiệu quả và uy tín, ngân hàng sẽ được hoàn trả nợ đúng
hạn thì chất lượng tín dụng sẽ tốt Ngược lại, vì lý do nào đó khách hàng không trả được nợ cho ngân hàng, chất lượng tín dụng sẽ đi xuống Tóm lại, năng lực, hiệu quả hoạt động và uy tín của khách hàng sẽ ảnh hưởng đến chất
Trang 35KẾT LUẬN CHƯƠNG 1
“Trong tất cả các hoạt động kinh doanh của NHTM, hoạt động tin dụng luôn là hoạt động chủ yếu và quan trọng nhất Tuy nhiên, đây cũng là hoạt
đông tiềm ẩn nhiều rủi ro gây tôn thất cho ngân hàng xuất phát từ các nguyên nhân khách quan và chủ quan Hệ thống KSNB, cụ thể là công tác KSNB của
'NHTM có tác dụng giảm thiểu được rủi ro tín dụng do các nguyên nhân chủ quan nhờ đảm bảo kiểm soát chặt chẽ các khâu trong quy trình tín dụng và hạn chế được rủi ro tín dụng do các nguyên nhân khách quan nhờ luôn có sự
giám sát kịp thời, cảnh báo sớm đối với các dấu hiệu rủi ro Tóm lại, KSNB
đóng vai trò rất to lớn đối với hoạt động tín dụng của NHTM vì nó giúp
NHTM vận hành hiệu quả hoạt động tín dụng để đem lại mức doanh lợi cao nhất nhưng đồng thời kiểm soát, ngăn ngừa được rủi ro tín dụng có thể gây thiệt hại cho ngân hàng Cùng với sự phát triển của xã hội và các kỹ thuật hiện đại, rủi ro tín dụng càng phát sinh với mức độ đa dạng và phức tạp hơn cũng như các gian lận trong hoạt động tín dụng ngày cang tỉnh vi hơn sẽ
mang lại nhiều thách thức cho các NHTM Do vậy, việc không ngừng phát triển và hoàn thiện công tác KSNB hoạt động tín dụng luôn là một vấn đề bức thiết cho các NHTM trong điều kiện hội nhập kinh tế
Chương 1 đã đưa ra các vấn đẻ mang tính lý luận và thực tiễn để khẳng định vai trò của KSNB đối với hoạt động của NHTM và trình bày những vấn
để chung về KSNB gồm: khái niệm, nhiệm vụ, nguyên tắc hoạt động của hệ
thống KSNB Trong đó, luận văn đã tập trung làm rõ nội dung KSNB hoạt động tín dụng, các tiêu chí đánh giá hiệu quả công tác KSNB hoạt động tín dụng và các nhân tố ảnh hưởng đến KSNB hoạt động tin dụng trong NHTM
Tiếp theo, chương 2 sẽ phân tích và đánh giá thực trạng công tác KSNB hoạt động tín dụng tại Ngân hàng TMCP Công Thương Chỉ nhánh
Trang 36CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG KIỀM SOÁT NỘI BỘ HOẠT ĐỘNG TÍN
ĐỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHAN CONG
THUONG CHI NHÁNH BAC ĐÀ NANG
2.1 KHÁI QUÁT VỀ NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CÔ PHÀN CÔNG
THUONG CHI NHANH BAC DA NANG
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Ngân hàng TMCP Công Thương Việt Nam (Vietinbank) được thành lập ngày 26/03/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT của Hội đồng Bộ trưởng Vietinbank đã có quá trình phát triển hơn 25 năm trở thành một trong những
ngân hàng thương mại lớn nhất Việt Nam Hiện nay, Vietinbank có mạng lưới rộng khắp cả nước với 3 sở giao địch, 150 chỉ nhánh và trên 1000 phòng giao
dich, quỹ tiết kiệm; có 9 công ty thành viên hạch toán độc lập là Công ty Cho thuê tài chính, Công ty Chứng khốn Cơng thương, Công ty Quản lý Nợ và khai thác tài sản, Công ty Bảo hiểm Vietinbank, Công ty Quản lý quỹ, Công
ty Vàng bạc đá quý, Cơng ty Chuyển tiền tồn cầu, Công ty VietinAviva và 3
đơn vị sự nghiệp là Trung tâm Công nghệ Thông tin, Trung tâm thẻ, Trường đảo tạo va phát triển nguồn nhân lực Vietinbank có quan hệ đại lý với trên
900 ngân hàng, định chế tài chính tại hơn 90 quốc gia và vùng lãnh thơ trên tồn thế giới, là ngân hàng đầu tiên tại Việt Nam có mở chỉ nhánh tại Châu Âu Với sứ mệnh là ngân hàng số 1 của hệ thống ngân hàng Việt Nam, cung cấp sản phâm dịch vụ tài chính ngân hàng hiện đại, tiện ích, tiêu chuẩn quốc
tế, Vietinbank đang ngày càng khăng định vị thế quan trọng của mình trong, hệ thống tài chính tiền tệ quốc gia Năm 2013 Vietinbank tiếp tục là Ngân
hàng đứng đầu trong việc đóng góp vào Ngân sách Nhà nước
Ngân hàng TMCP Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng (Vietinbank
Trang 37Phòng giao dịch thuộc Ngân hàng Nhà nước Đến ngày 10/01/1988 theo Nghị định số 53/HĐBT Ngân hàng Nhà nước Đà Nẫi
vực Hòa Khánh được đổi tên thành Ngân hàng Công Thương khu vực Hòa
, Ngân hàng Nhà nước khu
Khánh, trực thuộc Ngân hàng Công thương Quảng Nam Đà Nẵng
Đến năm 2009, thực hiện chính sách cổ phần hóa đối với Ngân hàng
Công thương, Ngân hàng Công thương Liên Chiểu đổi tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Chỉ nhánh Liên Chiểu
Đến ngày 13/10/2010, Ngân hàng TMCP Công thương Chỉ nhánh Liên
Chiều được đôi lại tên thành Ngân hàng TMCP Công thương Chỉ nhánh Bắc Đà Nẵng
Hiện nay, Vietinbank Bắc Đà Nẵng là một trong những ngân hàng có
thị phần rất lớn trên địa bàn quận Liên Chiểu và TP Đà Nẵng với tổng tài sản hơn 1.700 tỷ đồng Vietinbank Bắc Đà Nẵng đóng trụ sở tại 381 Nguyễn Lương Bằng, quận Liên Chiểu, thành phố Đà Nẵng
2.1.2 Mô hình tổ chức quản lý
Vietinbank Bắc Da Nẵng là chỉ nhánh cấp I, với cơ cấu tổ chức gồm
Ban Giám đốc, 6 phòng ban ở Chỉ nhánh và 4 phòng giao dịch
- Ban Giám đốc: gồm Giám đốc và hai Phó Giám đốc Giám đốc là người đứng đầu bộ máy quản lý, điều hành mọi hoạt động của chỉ nhánh Giúp việc cho Giám đốc có 2 Phó Giám đốc phụ trách hai mảng là kế toán
ngân quỹ và tín dụng
~ Các phòng ban tại Chỉ nhánh bao gồm: Phòng Khách hàng Doanh
nghiệp, Phòng bán lẻ (KHCN), Phòng Kế toán, Phòng tiền tệ ngân quỹ,
Phòng Tổng hợp, Phòng Tổ chức hành chính
Trang 38Cơ cấu tổ chức của Vietinbank Bắc Đà Nẵng có thể tóm lược qua sơ đồ sau: GIAM BOC Ht PHO GIAM BOC ‡ PHO GIAM BOC LÍ | PHONG | | PHONG ` TIỀN TÔ "¬ TE CHỨC TỐN || NGÂN HÀNH Quy CHÍNH PHÒNG KHÁCH HÀNG DOANH NGHIỆP PHÒNG Kế a PHONG ¿ || TÔNG cA || HỢP NHÂN PGD HÒA PGD ĐIỆN KHÁNH BIEN PHU PGD THANH PGD THANH KHÊ I KHÊ2
Hình 2.1: Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Vietinbank Bắc Đà Nẵng
2.1.3 Tình hình hoạt động kinh doanh
Trang 39Bang 2.1: Tinh hình huy động vẫn, cho vay, thu nhập tai Vietinbank Bắc Đà Nẵng trong 3 nim 2011 - 2013 DVT: Ty déng Chénh Tech] Chénh lệch Năm 2012/2011 2013/2012 Chỉ tiêu Tốc Tốc Mức Mức 2011 | 2012 | 2013 tăng độ tăng độ (%) (%) Von huy dong | 602.7 [645.4 [607.2 [427 | 7,1 |-382| -59 Dư nợ cho vay| 1277 | 1537 | 1728 |260 | 204 | 191 | 124 Lợinhận | 211 | 207 | 256 [-04 | -19 | 49 | 237 ( Nguồn: Báo cáo thường niên của Vietinbank Bắc Đà Nẵng)
Qua bang 2.1, ta thay tổng nguồn vốn huy động của Vietinbank Bắc Đà Nẵng ở mức tương đối cao Năm 2012 tăng so với năm 201 1 là 42,7 tỷ đồng, tương đương tỷ lệ 7,1% Tuy nhiên năm 2013, nguồn vốn huy động của Chỉ
nhánh sụt giảm so với năm 2012 và chỉ đạt 71,4% kế hoạch
loại trừ phần
vốn của Chỉ
giảm tiền gửi BHXH 50 tỷ do Trụ sở chính rút giảm, thì nguồi
nhánh giữ nguyên như năm trước Trong đó, nguồn huy động từ khách hàng
lớn giảm 57 tỷ đồng, khách hang DNVVN tang 52 tỷ đồng, KHCN tăng 17 ty đồng Nguyên nhân khách quan làm cho nguồn vốn không tăng so với nim
trước là do cạnh tranh giữa các NH trên địa bàn ngày cảng gay gắt, vị tri dia
lý của Chỉ nhánh không thuận lợi, mặt bằng lãi suất giảm, Chỉ nhánh chưa có các giải pháp huy động vốn thực sự có hiệu quả
Trang 40kinh tế gặp nhiều khó khăn do suy giảm kinh tế thì kết quả trên đã đánh dấu
sự nỗ lực cao của Chỉ nhánh trong hoạt động tín dụng Về lợi nhuận kinh doanh, Vietinbank Bắc Đà
trưởng thu nhập thuần mạnh mẽ trong suốt giai đoạn trước năm 2011 Bước
sang năm 2012, với tình hình kinh tế khó khăn chung, lãi suất đầu vào tăng
ẵng đã có tốc độ tăng
cao nên tỷ lệ tăng trưởng thu nhập của Chỉ nhánh có sụt giảm, tuy nhiên tỷ lệ sụt giảm không lớn chỉ 1.9% so với năm 2011 Đến năm 2013, mặc dù khó
khăn và thách thức vẫn rất nhiều nhưng Chỉ nhánh đã nỗ lực vượt qua trở ngại
và đạt những thành tích đáng ghi nhận Cụ thể, năm 2013, lợi nhuận của chỉ
nhánh tăng 4,9 tỷ đồng, tương đương với tỷ lệ 23,7% Trong điều kiện kinh tế
còn nhiều khó khăn thì đây là một kết quả đáng khích lệ
2.2 THỰC TRẠNG KIÊM SOÁT NỘI BỘ HOẠT DONG TÍN DỤNG TẠI NGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI CO PHAN CÔNG THUONG CHI
NHANH BAC DA NANG
2.2.1 Nội dung kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
4 Công tác tổ chức thực hiện kiểm soát nội bộ hoạt động tín dụng
+ Từ 7/2009 đến 3/2012, Ban kiểm soát của Vietinbank thực hiện cả
hai chức năng kiểm toán nội bộ và kiểm soát nội bộ Theo đó, Ban kiểm soát có hai bộ phận giúp việc Một là, Bộ máy KTNB: bao gồm Phòng KTNB tại Trụ sở chính; Phòng KTNB khu vực II tại Đà Nẵng và Phòng KTNB khu vực III tại TP Hồ Chí Minh, với chức năng giám sát hiệu quả kinh doanh từ hệ
thống đến tận chỉ nhánh Hai là, Bộ máy kiểm tra, kiểm soát nội bộ: bao gồm
Ban kiểm tra, KSNB tại Trụ sở chính và các phòng kiểm tra, KSNB tại các chỉ nhánh và 02 văn phòng đại diện; với chức năng kiểm tra việc chấp hành
cơ chế, quy trình nghiệp vụ qua đó nhận dạng rủi ro, phát hiện ngăn ngừa và kịp thời kiến nghị xử lý những tổn tại sai phạm trong hoạt động nghiệp vụ