'Siết tíndụng,bấtđộngsảnvẫntìmralối
thoát'
- Sẽ khó khăn cho thị trường bấtđộngsản khi Chính phủ thắt chặt tín dụng. Nhưng
tôi tin, dù khó khăn, thị trường vẫn sẽ tìmralối thoát. Các doanh nghiệp và người
dân vẫn phải thích ứng với hoàn cảnh đó.
Với sự cố gắng của doanh nghiệp và cơ chế hỗ trợ chính sách của Nhà nước, tôi hy
vọng rằng thị trường không bị ảnh hưởng nhiều lắm. Thị trường sẽ có những điều
chỉnh nhất định và người dân cũng có nhiều cơ hội lựa chọn hơn. Tôi tinbấtđộng
sản vẫn có giao dịch và thậm chí có những phân khúc còn giao dịch sẽ mạnh. Vì
lãi suất cao, giá ngoại tệ, vàng đều tăng mà giá đất giảm thì dân sẽ có điều kiện để
đầu tư bấtđộng sản.
- Giá nguyên vật liệu tăng cao, nhiều doanh nghiệp lo ngại dự án chậm tiến độ
dẫn đến nguồn cung giảm và giá nhà bị đẩy cao. Ông nghĩ sao về điều này?
- Thị trường bấtđộngsản có độ trễ nhất định. Không phải cứ siếttín dụng là thị
trường gặp khó khăn. Nó không giống như sản xuất xe máy hay tivi. Thị trường
bất độngsản thường chịu tác động của chính sách sau 2-3 năm. Chu trình của một
dự án từ khâu chuẩn bị đến lúc hoàn thiện dự án phải mất 3-4 năm, có những dự
án lớn phải mất 10 năm. Vì vậy, tôi cho rằng, chính sách sẽ không ảnh hưởng đến
nguồn cung của thị trường ngay lập tức.
- Khu vực TP HCM chiếm đến 50% tổng dư nợ bấtđộng sản, quan điểm ông thế
nào khi doanh nghiệp ở miền Nam cho rằng họ đang trong tình cảnh gay cấn khi
ngân hàng siếttín dụng?
- Tất nhiên, thị trường bấtđộngsản TP HCM lúc nào cũng lớn hơn Hà Nội. Hơn
nữa nguồn vốn vay của thị trường TP HCM dành cho bấtđộngsản chiếm nhiều
hơn so với ở Hà Nội. Nguồn vốn tạo lập nhà ở của thị trường Hà Nội nói riêng và
miền Bắc nói chung chủ yếu từ tiết kiệm, họ vay để xây nhà chứ không phải đi
mua nhà. Bởi vậy, tôi cho rằng tỷ trọng vốn vay dành cho bấtđộngsản giữa hai
miền có sự khác biệt. Thị trường Hà Nội chưa bị ảnh hưởng nhiều lắm bởi chính
sách thắt chặt tiền tệ của Chính phủ, nghĩa là khả năng mua nhà của người dân thủ
đô vẫn còn.
- Các đô thị thương mại ngày càng nở rộ trong khi dự án nhà thu nhập thấp mới
chỉ đếm trên đầu ngón tay và người dân vẫn phải chật vật mới mua được. Bộ giải
quyết bài toán này thế nào thưa ông?
- Phải đa dạng hóa các loại hình nhà ở. Tôi cho rằng chúng ta cần thiết xây những
đô thị nhà thu nhập thấp nhưng thực tế khi chúng tôi nghiên cứu thì không hề
khuyến khích việc tách riêng giữa đối tượng nhà thu nhập thấp với thu nhập cao.
Bởi vấn đề quan trọng là phải làm sao hài hòa giữa các đối tượng với nhau. Các
đối tượng sẽ được hưởng hạ tầng công bằng như nhau. Trong chiến lược phát triển
nhà ở, Bộ cũng đang chủ trương đổi mới hình thức phát triển nhà ở kể cả nhà
thương mại lẫn nhà thu nhập thấp để Nhà nước có thể điều tiết linh hoạt các mô
hình.
- Vì sao, Bộ không đưa ra các cơ chế ưu ái cho các chủ đầu tư dự án nhà thu nhập
thấp thưa ông?
- Trong các quy định hướng dẫn về quy chế nhà thu thập thấp, chủ đầu tư được
phép huy động vốn sau khi xong móng. Thực tế, nhiều chủ đầu tư đã tiến hành thu
hồ sơ để bán nhà thu nhập thấp trong khi mới chỉ hoàn thành xong phần móng
thôi. Bộ Xây dựng cũng đã có quy định đảm bảo để doanh nghiệp xây nhà thu
nhập thấp không bị lỗ.
- Vừa qua, hơn 200 dự án nhà ở thu nhập thấp và nhà ở cho công nhân có nhu cầu
vay vốn, song ngân hàng mới chỉ ưu tiên cho hơn 40 dự án. Nay chính phủ lại siết
tín dụng bấtđộng sản, vậy theo ông, đâu sẽ là cơ hội để nhà thu nhập thấp phát
triển?
- Vốn của nhà ở thu nhập thấp cũng sẽ có những khó khăn. Nhưng tôi cho rằng,
nếu có ảnh hưởng thì cũng phải mất một thời gian nữa chứ không tác động ngay.
Các dự án nhà thu nhập thấp vướng nhiều về thủ tục và hiện nay vẫn còn đang giải
quyết. Theo thông báo của ngân hàng phát triển Việt Nam thì họ không thiếu vốn
để cho nhà thu nhập thấp vay nhưng hiện các chủ đầu tư phải hoàn thiện thủ tục
như vấn đề đất đai, dự án, đối tượng. Nếu đáp ứng đủ, ngân hàng vẫn cho vay.
Nghị quyết của chính phủ chỉ nói thắt chặt tín dụng cho vay chứng khoán và bất
động sản. Còn việc siết cụ thể dự án nào phải phụ thuộc vào ngân hàng. Ngân
hàng sẽ phải xem xét đến tính khả thi của dự án.
. 'Siết tín dụng, bất động sản vẫn tìm ra lối
thoát'
- Sẽ khó khăn cho thị trường bất động sản khi Chính phủ thắt chặt tín dụng. Nhưng
tôi. trường bất động sản có độ trễ nhất định. Không phải cứ siết tín dụng là thị
trường gặp khó khăn. Nó không giống như sản xuất xe máy hay tivi. Thị trường
bất