1. Trang chủ
  2. » Tài Chính - Ngân Hàng

Tín dụng bất động sản, sự thận trọng trong “thả lỏng” pdf

3 168 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 3
Dung lượng 89,13 KB

Nội dung

Tín dụng bất động sản, sự thận trọng trong “thả lỏng” Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà băng e ngại nợ xấu gia tăng nên khó hạ chuẩn cho vay. Hiện BIDV, Vietcombank, ACB, DongA Bank, VIB… đang nới rộng hầu bao đưa vốn vào thị trường BĐS, với lãi suất tương đối mềm, kèm theo nhiều ưu đãi cho khách hàng có nhu cầu vay vốn mua, sửa chữa nhà. Lãi suất áp dụng năm đầu tiên đối với khách hàng vay mua nhà của Vietcombank là 12%/năm. Còn tại VIB, trong 3 tháng đầu, lãi suất chỉ có 9,9%/năm. Kể từ khi NHNN đưa tín dụng BĐS khỏi lĩnh vực không khuyến khích (từ quý I/2012), các NHTM càng đẩy mạnh vốn vào thị trường này, nhất là khi hoạt động kinh doanh của các DN ở lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, xuất nhập khẩu đang gặp nhiều khó khăn. Mặt khác, đưa vốn vào thị trường BĐS cũng là cứu chính bản thân các nhà băng trong việc cơ cấu lại nợ, đồng thời giảm tỷ lệ nợ xấu. Ngân hàng đã và đang giảm dần lãi suất khoản vay cũ cho các DN hoạt động trong lĩnh vực BĐS xuống mức tối đa chỉ còn 15%/năm; đồng thời, tiếp tục ưu đãi lãi suất cho khách hàng vay mới ở lĩnh vực này. Cụ thể, DongA Bank sẵn sàng cung ứng vốn cho các cá nhân có nhu cầu vay mua nhà, sửa chữa nhà, lãi suất năm đầu tiên chỉ có 12%/năm. Bên cạnh đó, Ngân hàng còn hỗ trợ vốn cho các chủ đầu tư dự án BĐS. Ngân hàng làm việc với chủ đầu tư về phương án giải quyết đầu ra, DongA Bank mới giải ngân cho vay mua BĐS. Có nghĩa là, DongA Bank chỉ cho vay với điều kiện DN BĐS phải giảm giá bán về mức hợp lý và phù hợp với nhu cầu thực tế của khách hàng. “Như vậy, cả ngân hàng, DN và khách hàng đều đạt được mục đích. Còn nếu chỉ có ngân hàng nỗ lực giảm lãi vay, nhưng chủ đầu tư không xem xét giảm giá bán thì chưa hẳn khách hàng cá nhân đã sẵn sàng vay vốn”, ông Bình nói. Tính đến nay, dư nợ tín dụng BĐS của DongA Bank chiếm khoảng 15% trong tổng dư nợ tín dụng của Ngân hàng. Khối khách hàng cá nhân ACB cho hay, ngoài chính sách ưu đãi lãi suất, ACB tăng kỳ hạn cho vay cũng như khả năng cung ứng vốn cho khách hàng cá nhân vay mua nhà. Lãi suất cho vay mua nhà hiện ACB đang áp dụng là 14 - 15%/năm. Trong hai quý đầu năm, ACB dành hạn mức tín dụng 7.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay tiêu dùng, mua sửa chữa nhà, nhưng theo ông Tài, số vốn giải ngân đến thời điểm này vẫn ở mức khiêm tốn. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản (vay mua, sửa chữa nhà để ở) chỉ chiếm khoảng 15 - 25% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân tại ACB. Xác định chung tay cùng DN để giải quyết khó khăn, BIDV chấp nhận hy sinh lợi nhuận để đưa vốn vào lĩnh vực BĐS với lãi suất ưu đãi 12%/năm. BIDV đã đưa ra chủ trương liên kết 4 nhà: nhà băng - nhà đầu tư - nhà thầu (xây dựng) - nhà cung ứng vật liệu (xi măng, sắt thép ) nhằm tháo gỡ khó khăn về vốn cho thị trường BĐS. BIDV còn đưa ra gói vốn 4.000 tỷ đồng cho khách hàng cá nhân vay mua, sửa chữa nhà, với lãi suất 12%/năm. 6 tháng đầu năm nay, lợi nhuận BIDV giảm 20% so với cùng kỳ năm 2011. Tuy nhiên, theo lãnh đạo BIDV, muốn đẩy mạnh vốn vào BĐS không dễ, bởi khách hàng còn kỳ vọng giá BĐS và lãi suất cho vay giảm tiếp. Mặt khác, số lượng khách hàng đáp ứng chuẩn cho vay hiện nay cũng không nhiều. Trong khi, đây được xem là thị trường có nhiều rủi ro nên ngân hàng thận trọng. . Tín dụng bất động sản, sự thận trọng trong “thả lỏng” Nguyên nhân chủ yếu là do các nhà băng e ngại. ở mức khiêm tốn. Tỷ trọng dư nợ tín dụng bất động sản (vay mua, sửa chữa nhà để ở) chỉ chiếm khoảng 15 - 25% trong tổng dư nợ tín dụng cá nhân tại ACB.

Ngày đăng: 05/03/2014, 13:20

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w