1. Khái quát: - Nhìn chung về nghệ thuật miêu tả tâm trạng: + Thơ tự sự kể lại các sự vật, sự kiện khách quan, Vd: “Lục Vân Tiên”, bài ca dao “Mười cái trứng”. Trái lại, thơ trữ tình chủ yếu miêu tả diễn biến nội tâm của con người. “Chinh phụ ngâm” … soan bai cau tran thuat don, soan van tim hieu chung ve phep lap luan giai thich, yhs-default, soạn sống chết mặc bay, vai trò của rừng đối với môi trường, Soạn văn bài Cầu Long Biên-chứng nhân lịch sử, phan tich hinh tuong cay xa nu qua tac pham rung xa nu cua nguyen trung thanh, ý nghia viec khac bia tien si trong bài Hien tai la, soan anh unit 14 lop 7, Văn8- bai soan NUOC DAI VIET TA
Trang 1Phân tích tình cảnh lẻ loi của người chinh phụ trong bài thơ ” Chinh Phụ ngâm” – bài mẫu 4
1 Khái quát:
- Nhìn chung về nghệ thuật miêu tả tâm trạng:
+ Thơ tự sự kể lại các sự vật, sự kiện khách quan, Vd: “Lục Vân Tiên”, bài ca dao “Mười cái trứng” Trái lại, thơ trữ tình chủ yếu miêu tả diễn biến nội tâm của con người “Chinh phụ ngâm” là tác phẩm thơ trữ tình Dù có kể sự vật, sự việc gì thì tác phẩm cũng để nói lên tâm trạng con người Vd:
“ Hương gượng đốt hồn đà mê mải,
Gương gượng soi, lệ lại châu chan.”
Hai câu thơ không chỉ tả việc đốt hương, soi gương mà muốn bộc lộ nội tâm của người chinh phụ Từ
“gượng” điệp lại hai lần diễn tả sự miễn cưỡng, chán chường Bởi vì trí óc nàng đang còn “mê mải” đâu
đó, tâm hồn nàng đang buồn đau đến mức “lệ châu chan”
+ Nội tâm con người là điều vô hình, người khác không thể nghe hay nhìn thấy được Nhiệm vụ của nhà văn là tả sao cho cái vô hình đó hiện hữu, có thể cảm nhận được Đó là nghệ thuật miêu tả tâm trạng và
“Chinh phụ ngâm” đã rất thành công trong nghệ thuật này
-Vị trí đoạn trích: Nằm ở phần 2 tác phẩm, từ câu 193 tới 228, nói lên nỗi cô đơn của người chinh phụ trong thời gian không có tin tức của người chồng
-Bố cục: 3 phần
+16 câu đầu: nỗi cô đơn của người chinh phụ trong cảnh một mình một bóng
+8 câu tiếp: nỗi nhớ thương chồng ở phương xa khiến lòng nàng càng thêm ảm đạm
2.Đọc hiểu:
a 8 câu đầu (1 – 8)
- Tả tâm trạng qua hành động: người chinh phụ đi ra đi vào, cuốn lên buông xuống tấm rèm nhiều lần:
“Dạo hiên vắng…đòi phen.” Đó là hành động lặp đi lặp lại, không có mục đích rõ ràng, thể hiện tâm trạng nặng nề, tù túng, nóng ruột
- Tả tâm trạng qua ngoại cảnh: chim thước là vật báo tin may; đèn là vật tả nỗi cô đơn, thường được dùng trong ca dao và thơ cổ, Ví dụ: “Đèn thương nhớ ai /Mà đèn không tắt?” Nó thể hiện sự mong ngóng tin tức của người chồng, mong có người chia sẻ nỗi cô đơn Câu hỏi tu từ : hỏi “đèn” chính là mong muốn tha thiết có kẻ hiểu thấu tâm can mình
- Trực tiếp thể hiện tâm trạng: người chinh phụ hỏi đèn nhưng rồi tự trả lời bằng 2 lần phủ định triệt để Đèn không thể biết được tâm trạng nàng, dù có biết cũng không hiểu thấu được Nó khẳng định một sự thực: nàng hoàn toàn cô đơn, không ai chia sẻ Dường như không kìm nén được, nàng đã bộc lộ bằng những câu than vãn đau đớn Từ “bi thiết” là một tính động từ nhấn mạnh nỗi buồn đau xen trộn của nàng Ta cảm tưởng như ống kính máy quay đang kề sát chân dung người chinh phụ để chớp lấy cân cảnh sắc thái tâm trạng tinh vi Đó là tâm trạng buồn rầu tới chẳng thiết nói năng: “Buồn…lời” Câu thơ đã nêu lên quy luật tất yếu của nỗi buồn Khi buồn tới độ cao trào, con người trở nên câm lặng trước mọi vật Tới câu 8, ống kính lại đưa ra xa để bao quát căn phòng Trong lòng người thì bão tố mà cảnh vật thì tĩnh mịnh đơn côi tới buồn bã! Sao nhìn cảnh ấy không thương cho được!
Trang 2b 8 câu tiếp (9 – 16)
- Thời điểm là đêm tối về sáng, chứng tỏ người chinh phụ đã thức cả đêm dài Nàng như đang đếm thời gian nhưng càng chờ càng thấy dài: “Khắc giờ đằng đẵng như niên/ Mối sầu dằng dặc tựa miền biển xa.” Tác giả đã dùng biện pháp so sánh kết hợp với từ láy để nhấn mạnh cảm thức về thời gian ở người chinh phụ Tác giả so sánh với hình ảnh cụ thể để miêu tả độ dài, độ sâu vô tận của thời gian và nỗi sầu Từ láy
“đằng đẵng” mô tả độ nhích chậm chạp của thời gian Nếu ở trên không gian bị trống vắng hoá thì ở dưới dải cao su thời gian lại bị kéo dãn ra vô tận không có điểm dừng Từ láy “dằng dặc” đối với từ láy “đằng đẵng” ở trên cho ta thấy thêm một khía cạnh của tâm trạng, dường như không chỉ buồn chán mà còn tù túng, bế tắc Câu thơ đã diễn tả đúng một quy luật của nỗi nhớ: càng nhớ thời gian càng như dài ra
- Hành động: đốt hương, soi gương, gẩy đàn Đó là những thú vui tao nhã nhưng nó không giúp nàng xua
đi nỗi buồn “Hương gượng đốt…phím loan ngại chùng” Từ “gượng” xuất hiện 3 lần nhấn mạnh sự miễn cưỡng, gượng gạo, chán chường của nàng Tâm trạng của nàng không chỉ chán chường mà còn mang nỗi sợ: sợ chia lìa đôi lứa Hai từ “kinh”, “sợ” xuất hiện trong một dòng thơ như một cơn sóng dữ ào lên rồi lênh láng trong lòng người chinh phụ
c 8 câu cuối (17 – 28)
- Dường như trong tâm trạng chán chường, người chinh phụ bắt gặp ngọn gió đông, trong nàng loé lên một nguồn hi vọng Nàng van nài cả gió đông để gửi thương nhớ tới nơi chồng “Lòng này gửi gió đông… non Yên” Câu hỏi ở đầu cùng việc sử dụng nhiều từ trang trọng: có tiện, nghìn vàng, xin thể hiện sự nhún mình, sự năn nỉ ngọn gió Nhưng đó là mong ước phi thực tế, hi vọng loé lên rồi vụt tắt ngay Chỉ có nỗi nhớ là hiện thực “Non Yên…đường lên bằng trời.” Nỗi nhớ được cụ thể hoá bằng hình ảnh độc đáo:
“đường lên bằng trời” Tác giả còn dùng từ láy “thăm thẳm” chỉ độ sâu để miêu tả nỗi nhớ Nó cho thấy nỗi nhớ sâu sắc, kéo dài đến mức đã lặn vào tâm hồn người chinh phụ 4 câu thơ là sự hi vọng nhưng thất vọng nhanh chóng, là việc tìm cách liên lạc với người chinh phu song bất lực Đọng lại là nỗi nhớ nhung, đau xót của người chinh phụ
- Hình ảnh gợi ra không gian mênh mông, vô tận của chiến địa “Non Yên” chính là hình ảnh tượng trưng cho nơi chiến trận, nó chẳng rõ là đâu, lại xa xôi, bất trắc Đó còn là không gian buồn bã, lạnh lẽo bao trùm “Cảnh buồn người thiết tha lòng…Sâu tường kêu vẳng, chuông chùa nện khơi.” Cái lạnh như ăn mòn mọi thứ Qua biện pháp ẩn dụ cùng việc sử dụng các động từ mạnh, ta cảm thấy từ giọt sương, tiếng trùng đến mưa xuân cũng như ẩn tàng một sức mạnh ghê gớm ở đây, thiên nhiên và con người đã soi chiếu vào nhau, cùng mang chung nỗi sầu Đúng như Nguyễn Du đã nói: “Cảnh nào cảnh chẳng đeo sầu./ Người buồn cảnh có vui đâu bao giờ.” Từ “thiết tha” được đảo lên trước từ lòng để nhấn mạnh tâm trạng người chinh phụ Giờ đây, nỗi buồn đã chuyển thành nỗi đau trong lòng người chinh phụ
- Lối thơ vắt dòng: “Ngoài rèm thước chẳng mách tin…Đèn có biết dường bằng chẳng biết.”; “Nghìn vàng xin gửi tới non Yên…Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu.”; “Hoa giãi nguyệt, nguyệt in một tấm… Trước hoa dưới nguyệt trong lòng xiết đâu!” Hình thức này làm những câu thơ có sự liên kết với nhau đồng thời góp phần diễn tả nỗi buồn triền miên, kéo dài lê thê không dứt
-> Đó là trường tâm trạng thể hiện nhiều cung bậc: tù túng, cô đơn, buồn rầu, chán chường, kinh sợ,…Nó
là hình ảnh điện tâm đồ trong trái tim người chinh phụ
-> Giá trị nhân đạo: đồng cảm với khao khát hạnh phúc lứa đôi, gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa
III/Tổng kết:
- Nội Dung: Qua trường tâm trạng của người chinh phụ, đoạn trích thể hiện sự đồng cảm với khao khát
hạnh phúc lứa đôi và gián tiếp lên án chiến tranh phi nghĩa
-Nghệ Thuật: Tiêu biểu nhất là nghệ thuật miêu tả nội tâm con người.
“Cả khúc ngâm đọng lại thành mối sầu thiên cổ mà không nhàm chán vì sự diễn biến tinh vi, đa dạng của
Trang 3thế giới nội tâm nhân vật Tiếng nói độc thoại của người chinh phụ hấp dẫn lòng người vì giá trị nhân văn cao cả được khắc hoạ bằng nghệ thuật cổ điển tuyệt vời.”