Xây dựng chiến lược phát triển và chiến lược cạnh tranh tích cực

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Trang 27 - 32)

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội thời kỳ này là “…đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa theo định hướng xã hội chủ nghĩa, xây dựng nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành một nước công nghiệp” [5, 108]. Quan điểm cơ bản của chiến lược trong thời kỳ này là phải đảm bảo phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững, phải đặt trọng tâm vào chất lượng tăng trưởng, nâng cao hiệu quả và sức cạnh tranh của nền kinh tế trên cơ sở đổi mới công nghệ, đổi mới quản lý, chuyển dịch và nâng cấp cơ cấu kinh tế. Phát triển nhanh, bền vững nền kinh tế là bước đầu tiên hướng tới nâng cao năng suất và sức cạnh tranh. Song như thế chưa đủ mà cần phải có một chiến lược cạnh tranh tích cực. Chiến lược cạnh tranh tích cực là một bản luận cứ có cơ sở khoa học xác định rõ mục tiêu và phương hướng phát triển cơ bản của nền kinh tế nói chung, của các mặt hàng, ngành hàng, các doanh nghiệp nói riêng trong khoảng thời gian 10 năm hoặc dài hơn, làm căn cứ cho việc hoạch định các chính sách và kế hoạch sản xuất kinh doanh. Nhiệm vụ của chiến lược là cungcấp tầm nhìn của một quá trình làm cơ sở cho việc xây dựng quy hoạch và các kế hoạch phát triển trung và ngắn hạn nhằm đảm bảo lợi ích kinh tế của các doanh nghiệp và

của các quốc gia trong các hoạt động xuất khẩu lẫn các hoạt động chỉ phục vụ thị trường trong nước phải cạnh tranh với nhập khẩu.

Xây dựng chiến lược cạnh tranh tích cực thực chất là nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế bằng cách chủ động làm hạn chế những bất lợi, phát huy những lợi thế hiện có nhằm phát triển sản xuất và đưa ra thị trường những sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế về chất lượng, chủng loại, mẫu mã, giá cả và mang thương hiệu Việt Nam. Điều này cũng có nghĩa là sự phát triển sản xuất nội địa của Việt Nam phải hướng tới các mục tiêu sau:

- Tăng giá trị gia tăng trong giá trị sản phẩm.

- Nâng cao năng suất, chất lượng lao động, hạ giá thành sản phẩm. - Nâng cao chất lượng sản phẩm.

- Nâng cao khả năng sáng tạo những sản phẩm mang thương hiệu Việt Nam. Theo hướng đó, việc điều chỉnh cơ cấu ngành kinh tế đáp ứng yêu cầu của chiến lược cạnh tranh tích cực cần theo các hướng cơ bản dưới đây:

1.1. Xác định ngành có thế mạnh để mở cửa tham gia cạnh tranh

Những ngành hàng có thế mạnh để mở cửa tham gia cạnh tranh bao gồm: lúa gạo, cao su, cà phê, chè, hạt điều, thủy sản, dệt may, giày da, rau quả, thực phẩm chế biến, cơ khí nhỏ, điện tử… Đối với những ngành này những biện pháp điều chỉnh có thể khái quát bao gồm: Một là đổi mới và nâng cao công nghệ đối với toàn bộ quá trình sản xuất, chế biến, vận chuyển và chú trọng tính đồng bộ trong đầu tư giữa sản xuất, chế biến, cung cấp nguyên liệu. Hai là, ổn định và mở rộng thị trường xuất khẩu, xây dựng hệ thống thông tin dự báo thị trường, thành lập trung tâm xúc tiến thương mại đối với từng ngành hàng. Ba là, Nhà nước tạo những điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp hoạt động sản xuất – kinh doanh, xuất khẩu; hỗ trợ gián tiếp như nâng cấp hệ thống hạ tầng cơ sở vật chất, kể cả hệ thống dịch vụ như ngân hàng, tư vấn quản lý, pháp lý…

1.2. Xác định các ngành và lĩnh vực cần tập trung hỗ trợ để có thể cạnh tranh trong tương lai trong tương lai

Trong những năm tới cần tập trung vào phát triển mạnh mẽ các ngành công nghiệp nhẹ như dệt may, da giày và các ngành chế biến sản phẩm từ nông, lâm, ngư nghiệp. Đồng thời cũng rất cần tích cực chuẩn bị các điều kiện và tranh thủ chuyển

mạnh sang phát triển nhanh các ngành công nghiệp, cơ khí, điện tử và công nghệ thông tin, các ngành có công nghệ cao. Phát triển một số ngành sản xuất nguyên liệu cơ bản theo hướng ưu tiên phát triển ngành công nghiệp dầu khí, công nghiệp luyện kim và một số sản phẩm hóa chất cơ bản. Các ngành dịch vụ cần được ưu tiên phát triển: thương mại, tài chính ngân hàng, du lịch, viễn thông, vận tải, bảo hiểm, tư vấn, kết cấu hạ tầng, giáo dục và đào tạo. Có chính sách hỗ trợ các ngành này, nhất là thương mại, tài chính - ngân hàng phát triển theo kịp trình độ các nước trong khu vực và ngày càng hiện đại để phục vụ kịp thời có hiệu quả cho các ngành sản xuất – kinh doanh, góp phần giảm chi phí đầu vào, tăng sức cạnh tranh của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Các giải pháp chủ yếu là:

+ Xây dựng và hoàn thiện chiến lược phát triển ngành phù hợp với yêu cầu của một ngành cần tập trung hỗ trợ. Đối với những ngành có chiến lược, cần soát xét lại cho phù hợp với yêu cầu nói trên.

+ Nghiên cứu thị trường và có chính sách thị trường thích hợp với từng ngành, lĩnh vực. Chính sách thị trường đúng là một đảm bảo quan trọng cho tính ổn định, phát triển của các ngành này.

+ Tập trung nguồn lực xứng đáng để phát triển, bao gồm vốn đầu tư, tạo nguồn nhân lực có chất lượng cao, đầu tư phát triển kĩ thuật công nghệ…

+ Hoàn thiện hệ thống chính sách để thực hiện ưu tiên, hỗ trợ phát triển.

+ Có chính sách thu hút vốn và cho phép các nhà đầu tư nước ngoài vào phát triển các ngành cần tập trung phát triển ở nước ta. Hình thức đầu tư, mức độ tham gia cần được cân nhắc, xác định thận trọng để vừa đạt mục tiêu thu hút ngoại lực và phát triển nội lực, vừa không làm phương hại đến chủ quyền và an ninh trên lĩnh vực kinh tế.

1.3. Đẩy mạnh các hoạt động quyền bảo hộ sở hữu công nghiệp, các hoạt động bảo hộ và bảo hiểm sản xuất nhằm bảo vệ các chủ thể kinh doanh bảo hộ và bảo hiểm sản xuất nhằm bảo vệ các chủ thể kinh doanh

Một là, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp

Các hoạt động canh tranh quốc tế chỉ có thể diễn ra bình thường khi các chủ thể cạnh tranh được duy trì và bảo vệ. Vì vậy, bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp là những vấn đề quan trọng của quá trình cạnh tranh. Sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả là loại hình của sở hữu trí tụệ, tức là liên quan đến những thành quả sáng tạo

của trí tuệ con người. Song về đối tượng sở hữu thì giữa sở hữu công nghiệp và bản quyền tác giả có khác nhau. Nếu đối tượng sở hữu công nghiệp gắn với các hoạt động công nghiệp, thương mại như các sáng chế, giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, nhãn hiệu hàng hóa, tên thương mại, chỉ dẫn nguồn gốc, tên xuất xứ và chống cạnh tranh bất hợp pháp thì bản quyền tác giả liên quan đến những sáng tạo nghệ thuật như: các bài thơ, các tiểu thuyết, bản nhạc, các bức họa, tác phẩm điêu khắc, điện ảnh… Nền kinh tế hàng hóa phát triển đã thúc đẩy các hoạt động cạnh tranh mạnh mẽ không chỉ diễn ra ở những hàng hóa tiêu dùng mang tính vật chất mà cả ở các hàng hóa nghệ thuật. Cho nên giải pháp bảo vệ các chủ thể cạnh tranh bằng cách hoàn thiện và đảm bảo quyền sở hữu công nghiệp phải bao hàm cả quyền tác giả.

Để đẩy mạnh công tác bảo hộ sở hữu công nghiệp nhằm góp phần bảo vệ các chủ thể cạnh tranh, cần hướng vào những mặt sau đây:

+ Tiếp tục đẩy mạnh và phát triển nền kinh tế nhiều thành phần vận hành theo cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước, theo định hướng xã hội chủ nghĩa.

+ Tiếp tục phát huy những hình thức bảo hộ sở hữu công nghiệp đã có và từng bước tiếp cận những hình thức bảo hộ mới trên cơ sở đa dạng hóa các loại đối tượng bảo hộ sở hữu.

+ Cục sở hữu công nghiệp cùng với Bộ Giáo dục Đào tạo, cac cơ quan thông tin đại chúng tổ chức giáo dục nội dung sở hữu công nghiệp theo hai hướng: tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức chung của xã hội về ý nghĩa, cách thức bảo hộ quyền sở hữu công nghiệp; tổ chức nghiên cứu chuyên sâu lý luận và thực tiễn vấn đề sở hữu công nghiệp, đào tạo chuyên gia giỏi trong lĩnh vực còn mới mẻ này, từng bước giới thiệu, đưa vào nghiên cứu như một môn khoa học, trước hết là ở các trường đại học thuộc chuyên ngành kinh tế.

+ Ngày nay xu hướng toàn cầu hóa kinh tế được gia tăng, do đó đòi hỏi hoạt động sở hữu công nghiệp phải hội nhập vào hoạt động chung của thế giới.

Hai là, tăng cường các hoạt động bảo hộ và bảo hiểm sản xuất nhằm khắc phục rủi ro, phá sản trong cạnh tranh của các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thực tế cho thấy cạnh tranh kinh tế giữa các nước, dù nước đó ở trình độ phát triển kinh tế như thế nào, truyền thống hay hiện đại, đều thực hiện bảo hộ sản xuất

trong nước nhằm tránh sự đổ vỡ, rủi ro, phá sản của các doanh nghiệp trong môi trường cạnh tranh quốc tế. Thông qua bảo hộ, Nhà nước tạo điều kiện nuôi dưỡng năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp trong tương lai. Đương nhiên, ở mỗi nước, trong từng thời kì, mức độ, quy mô và thời gian bảo hộ đối với từng mặt hàng sản xuất có khác nhau. Bảo hộ chính là bảo vệ ngành sản xuất non trẻ của đất nước, hạn chế và chống lại sự cạnh tranh của nước ngoài. Điều này hoàn toàn không loại trừ sự cạnh tranh quyết liệt diễn ra bởi các doanh nghiệp trong nước. Ngược lại, sự cạnh tranh này còn trở nên cần thiết và trở thành phòng thí nghiệm để cho ra đời những sản phẩm mới theo hướng tốt, đẹp, rẻ nhất, thích ứng với nhu cầu tiêu dùng nhất. Từ đó, vươn lên tham gia cạnh tranh với sản phẩm cùng loại của các nước. Vấn đề rõ ràng là áp dụng bảo hộ đối với một số sản phẩm do các doanh nghiệp trong nước sản xuất là cần thiết và đối với nước ta lại càng trở nên cấp bách hơn, song phải bảo hộ hợp lý.

Ba là, áp dụng chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu

Những giải pháp để thực hiện chiến lược đẩy mạnh xuất khẩu phải được đưa ra và triển khai thực hiện cả từ phía các doanh nghiệp làm hàng xuất khẩu và phía Nhà nước.

- Đối với doanh nghiệp sản xuất – kinh doanh hàng xuất khẩu, cần đẩy mạnh hoạt động thông tin về các thị trường các nước để định hướng chiến lược đầu tư đúng vào những mặt hàng có khả năng xuất khẩu cao, có sức cạnh tranh lớn, định hướng vào thị trường xuất khẩu cụ thể. Doanh nghiệp cần phải phối hợp với các tổ chức xúc tiến thương mại để nhận được sự hỗ trợ về các thông tin nói trên, hỗ trợ về tham gia hội chợ, triển lãm, chắp mối kinh doanh, tổ chức khảo sát thị trường, tư vấn xuất khẩu. Doanh nghiệp phải lựa chọn sản xuất sản phẩm để xuất khẩu, đồng thời phải coi trọng nhập thiết bị và định hướng đầu tư đúng. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Đối với Nhà nước, cần phải có chính sách lựa chọn, ưu tiên phát triển các ngành mũi nhọn (có sức cạnh tranh trên cơ sở lợi thế so sánh tĩnh và lợi thế so sánh động) có tác dụng hỗ trợ cho việc đẩy mạnh xuất khẩu các sản phẩm chủ lực. Tiếp tục đổi mới để hoàn thiện cơ cấu pháp lý, các biện pháp, chính sách kinh tế theo hướng ưu tiên, khuyến khích mọi cá nhân, tổ chức thuộc các thành phần kinh tế trong nước, các chủ đầu tư nhất định yên tâm bỏ vốn đầu tư dưới mọi hình thức để thành lập các cơ sở sản xuất – kinh doanh hướng mạnh vào xuất khẩu. Tiếp tục đổi mới

hoàn thiện cơ chế, chính sách quản lý ngoại thương sao cho vừa phù hợp với thông lệ quốc tế, vừa nhất quán với định hướng phát triển kinh tế - xã hội ở nước ta. Xóa bỏ các chính sách, thể chế, thủ tục cản trở xuất khẩu để thực hiện tự do hóa xuất khẩu các sản phẩm không phải là quốc cấm.

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Trang 27 - 32)