Tiếp tục hoàn thiện các chính sách kinh tế (tài chính, tiền tệ) nhằm tạo môi trường nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Trang 34 - 37)

trường nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế

3.1. Giải pháp đối với lĩnh vực ngân hàng

- Tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật nhằm tạo lập hành lang pháp lý có hiệu lực, đảm bảo an toàn, bình đẳng cho mọi tổ chức tài chính, ngân hàng hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam.

- Từng bước đổi mới cơ cấu tổ chức, chức năng, nhiệm vụ của ngân hàng Nhà nước nhằm nâng cao vai trò và hiệu quả điều hành vĩ mô.

- Thực hiện tái cơ cấu hệ thống ngân hàng theo lộ trình đã được phê duyệt nhằm sớm hình thành những ngân hàng lớn, có uy tín, có sức cạnh tranh trên thị trường trong và ngoài nước.

- Nhanh chóng thực hiện các biện pháp tái cơ cấu như cổ phần hóa, phát hành cổ phiếu lần đầu.. cho các ngân hàng.

- Từng bước nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Có kế hoạch đào tạo, đào tạo lại đội ngũ cán bộ hiện có. Thực hiện các biện pháp nhằm thu hút lực lượng lao động có trình độ, có năng lực trên thị trường nhân sự hiện nay.

- Tăng cường hợp tác quốc tế dưới nhiều hình thức nhằm học hỏi kinh nghiệm quản lý, công nghệ quản trị của các ngân hàng hàng đầu. Tranh thủ sự hỗ trợ của các thể chế tài chính quốc tế, tận dụng những ưu đãi của các tổ chức quốc tế trong lĩnh vực ngân hàng dành cho các nước đang phát triển.

- Mỗi ngân hàng thương mại cần xây dựng chiến lược kinh doanh phù hợp với điều kiện mới, xây dựng các quy chế quản lý và điều hành phù hợp với thông lệ và chuẩn mực quốc tế. Trước mắt, các ngân hàng thương mại tập trung vào một số nội dung chủ yếu sau:

+ Tăng vốn và cải thiện cơ cấu vốn: mở rộng phạm vi và các hình thức huy động như mở tài khoản phát hành séc và phiếu mua hàng, séc quà tặng. Ngân hàng có thể kết hợp với nhiều doanh nghiệp bán buôn, bán lẻ để phát hành các phiếu mua hàng với nhiều mệnh giá và thời gian linh hoạt. Tiếp tục xây dựng mới các điểm thanh toán tự động và đồng bộ hóa công nghệ thanh toán giữa các ngân hàng với nhau.

Đơn giản hóa các thủ tục cho vay và trả góp, các ngân hàng ký hợp đồng với các doanh nghiệp để cung ứng các hàng hóa giá trị lớn (bất động sản, động sản có giá trị lớn) theo hình thức trả góp với thế chấp chính là tài sản đó. Các ngân hàng cũng có thể ký các hợp đồng mua sắm trong tương lai theo hình thức ba bên (ngân hàng – khách hàng – doanh nghiệp cung ứng sản phẩm) nhằm thu hút những khoản tiết kiệm dài hạn.

+ Đổi mới, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng: đầu tư đồng bộ hạ tầng công nghệ và các phần mềm chuyên ngành nhằm giảm thời gian luân chuyển chứng từ và thời gian thanh toán, nhất là với các ngân hàng thương mại quốc doanh. Từng bước tự động hóa một số khâu giao dịch, nhất là các giao dịch cần thời gian ngắn như thanh toán các nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán.

Song song với hiện đại hóa công nghệ là việc chuyển đổi, hoàn thiện hệ thống kế toán theo các tiêu chuẩn kế toán, kiểm toán quốc tế. Sự đồng bộ về hệ thống kiểm toán, kế toán sẽ tạo thuận lợi trong hợp tác, liên doanh với các đối tác nước ngoài.

+ Cải thiện chất lượng kinh doanh và khả năng tài chính, tập trung vào bốn nội dung chính: (i) Tăng quy mô vốn và tập trung nguồn vốn cho kinh doanh; (ii) Bổ sung vốn chủ sở hữu từ phần lợi nhuận thu được; (iii) Thanh lý những tài sản không trực tiếp tham gia vào hoạt động kinh doanh chính. Trong giai đoạn đầu, khi nguồn vốn chủ sở hữu chưa lớn, các ngân hàng thương mại cần thanh lý những tài sản giá trị lớn nhưng không tham gia vào hoạt động kinh doanh hoặc những tài sản mang tính đầu tư dài hạn như bất động sản; (iv) Giải quyết tình trạng dư nợ, đưa về tỷ lệ an toàn, từng bước thực hiện các giao dịch (nhất là đối với khu vực doanh nghiệp và Nhà nước) trên nguyên tắc thị trường; phân loại mức độ rủi ro các khoản nợ quá hạn và ngăn chặn những khoản nợ xấu mới có thể phát sinh.

3.2. Chính sách tỷ giá

Điều hành tỷ giá trong mối quan hệ với lãi suất, chỉ số giá tiêu dùng, cán cân thanh toán quốc tế; điều chỉnh linh hoạt tỷ giá giao dịch bình quân liên ngân hàng tăng hoặc giảm ở mức độ hợp lý, phù hợp với tín hiệu thị trường, có sự điều tiết của Nhà nước, không phá giá đồng Việt Nam so với đô la Mỹ.

Đảm bảo cân bằng cung cầu ngoại tệ trên thị trường ngoại hối:

- Phát triển thường xuyên, hiệu quả thu hút tín dụng thương mại, nhập khẩu trả chậm là một giải pháp tốt cho cân đối cung cầu ngoại tệ.

- Tăng cường công tác quản lý ngoại hối, hoàn thiện cơ chế quản lý hiện hành. + Tập trung ngoại tệ vào ngân hàng.

+ Đổi mới cơ chế quản lý ngoại tệ đối với dân cư thuộc diện người cư trú, xử lý vấn đề về quyền sở hữu ngoại tệ hợp pháp gửi tại ngân hàng, chứ không có quyền cất giữ ngoại tệ tiền mặt tại gia đình.

+ Thực hiện quyết liệt, thường xuyên việc kiểm tra, kiểm soát các hoạt động mua bán ngoại tệ tiền mặt tại thị trường chợ đen, việc xuất nhập khẩu vàng lậu; mọi việc công bố, yết giá bằng ngoại tệ trên thị trường nội địa Việt Nam phải hoàn toàn chấm dứt.

Một phần của tài liệu Gia nhập WTO và vấn đề nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(45 trang)
w