1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Tổ chức, quản lý hoạt động của hệ thống thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa

126 0 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Mục tiêu của đề tài Tổ chức, quản lý hoạt động của hệ thống thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa là xây dựng và đề xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thư viện trường phổ thông góp phần nâng cao chất lượng dạy và học.

Trang 1

TRƯƠNG THỊ HIỂN

TỔ CHỨC, QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG

CỦA HỆ THỐNG THƯ VIỆN TRƯỜNG PHỔ THÔNG TREN DIA BAN TINH THANH HOA

Chuyên ngành: Khoa học thư viện Mãsế : 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS NGUYỄN THỊ LAN THANH

Trang 2

Luận văn được hoàn thành tháng 8 năm 2006 tại Công ty Sách và Thiết bị trường học - Sở Giáo dục va Dao tao Thanh Hod Trước tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc nhất đối với PGS.TS

Nguyễn Thị Lan Thanh, người đã định hướng nghiên cứu và trực tiếp hướng dẫn tơi hồn thành luận văn Cảm ơn các thây, cô giáo đã giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Tôi xin trân trọng cảm ơn khoa Sau đại học - Trường Đại học Văn hoá Hà Nội, Ban Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hố, Ban Giám đốc Cơng ty Sách - TBTH đã tạo mọi điều kiện thuận lợi cho tôi

trong suốt quá trình học tập và hoàn thành luận văn này

Tôi cũng xin cảm ơn Nhà xuất bản Giáo dục, các Phòng Giáo dục và các bạn đồng nghiệp đã cung cấp số liệu và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện luận văn

Cuối cùng, cho phép tôi được cảm ơn những người thân trong gia đình và bạn bè - những người đã giúp đổ, động viên, khuyến khích tôi trong quá trình học tập và nghiên cứu

Thanh Hod, ngày 25 tháng 8 năm 2006 Tác giả

Trang 3

MO DAU 1

Chuong 1: Qué trinh hình thành và phát triển hệ thống thư viện

trường phổ thông ở tỉnh Thanh hoá 5

1.1 Thư viện trường học - một trong những yếu tố cấu thành chất lượng

giáo dục đào tạo ở tỉnh Thanh Hoá 5

1.2 Các giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống thư viện 9 3 Những cơ sở để xây dựng va phát triển hệ thống thư viện trường

phổ thông ở tỉnh Thanh Hoá 19

1.4 Đặc điểm của hệ thống thư viện trường phổ thông 32 Chương 2: Thực trạng công tác tổ chức, quản lý hoạt động

của hệ thống thư viện trường phổ thông ở tỉnh Thanh Hoá 39

2.1 Bộ máy tổ chức và quản lý hoạt động của hệ thống thư viện

trường phổ thông ở tỉnh Thanh Hoá 390

2.2 Tổ chức, quản lý hoạt động của thư viện trường phổ thơng

ở Thanh Hố 45

2.3 Phối hợp hoạt động của hệ thống thư viện trường phổ thông 66 2.4 Đánh giá về công tác tổ chức và quan lý hoạt động của

hệ thống thư viện trường phổ thông ở tỉnh Thanh Hoá 67

Chuong 3: Nhimg giải pháp nâng cao hiệu quả tổ chức, quản lý hoạt động của hệ thống thư:

viện trường phổ thông trên địa bàn

tỉnh Thanh Hoá 82

3.1 Kiện toàn cơ cấu tổ chức và tăng cường công tác tổ chức, quản lý

hệ thống thư viện trường phổ thông 82

3.2 Tăng cường chỉ đạo các hoạt động chuyên môn của hệ thống

thư viện trường học 92

Trang 4

trường phổ thông và các thư viện ở cơ sở

Trang 6

Bảng 1.1 Thống kê số trường và học sinh phổ thông tỉnh Thanh Hoá Bảng 2.1 Tài liệu hiện có trong TVTH năm học 2005 - 2006 ở Thanh Hoá Bảng 2.2.Tỉ lệ học sinh không có sách giáo khoa ở Thanh Hoá

Trang 7

có vai trò và nhiệm vụ rất quan trọng Ở Việt Nam thời Phong kiến (Đời Trần, Đời Lê) thư viện đồng thời cũng là trường học Thông qua nhiều hình thức, thư viện đã tham gia vào việc xoá mù chữ, nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, giáo dục đạo đức lối sống, gắn giáo dục đào tạo với nghiên cứu khoa học và sản xuất

Là một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục, thư viện trường học có vị trí rất quan trọng trong nhà trường Nó thực sự trở thành một tác nhân không thể thiếu được trong việc hình thành môi trường văn hoá học đường Nó là nơi khơi nguồn và thoả mãn những nhu cầu vẻ thông tin, tri thức cho người dạy, người học Hơn thế nữa nó còn là trung tâm thơng tin van hố cho cả cộng đồng

Nhiều năm nay Đảng và Nhà nước ta đã không ngừng tăng cường đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo, coi giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước (Nghị quyết Ban Chấp hành Trung ương Đảng lần 2 khoá VIII) Quan điểm đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo là đầu tư cho sự phát triển không phải chỉ là quan điểm của nước ta mà còn là quan

điểm của nhiều nước tiên tiến trên thế giới Đầu tư cho Giáo dục - Đào tạo là sự đầu tư toàn diện từ con người đến cơ sở vật chất, trang thiết bị, dé ding day học trong đó yếu tố con người giữ vai trò quyết định

Bước sang thế kỷ XXI, chiến lược phát triển giáo dục 2001- 2010 dé ra yêu cầu chuyển biến cơ bản và toàn diện về giáo dục, đặc biệt tạo bước mạnh

mẽ về chất lượng theo hướng tiếp cận với trình độ tiên tiến của thế giới

Trang 8

học và trung học cơ sở, cấp trung học phổ thông tiếp tục được áp dụng bắt đầu từ năm học 2006 ~ 2007 và các năm học sau

Việc đổi mới Giáo dục - Đào tạo gồm 5 khâu cơ bản, trong đó khâu quan trọng nhất có vai trò quyết định đến chất lượng Giáo dục - Đào tạo là đổi ¡ của nó là nhằm phát huy tư duy độc lập, sáng tạo của học sinh trên cơ sở xoá bỏ tình trạng dạy chay, học chay

mới phương pháp dạy và học mà cốt

Chính vì vậy mà nhu cầu vẻ sách, báo, tạp chí, tranh ảnh giáo khoa, bản đồ

trong thư viện nhà trường tăng lên rất cao, đòi hỏi thư viện trường học phải tổ chức và quản lý hoạt động thật tốt, phát huy triệt để vai trò của mình trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường [15]

Một số năm gần đây các cấp, các ngành đã thực sự quan tâm đến công tác thư viện trường học vì vậy cơ sở vật chất, trang thiết bị, sách, báo, tạp chí của thư viện trường phổ thông được đầu tư khá nhiều Tuy nhiên công tác tổ chức, quản lý và chỉ đạo hệ thống TVTH từ Trung ương đến địa phương còn thiếu đồng bộ : sự phân công tổ chức quản lý, chỉ đạo chưa rõ ràng ; chưa có tính chiến lược cao dẫn đến hoạt động của hệ thống TVTH còn rời rạc, mang tính cục bộ và kém hiệu quả

Trang 9

Đến nay qua điều tra chưa thấy có một công trình nghiên cứu nào đẻ cập một cách toàn diện và triệt để đến vấn đẻ này Để góp phần nhỏ bé của mình đối với sự nghiệp Giáo dục - Đào tạo nói chung và sự nghiệp Giáo dục -

Đào tạo của tỉnh nhà nói riêng tôi xin manh dan chon dé tài: " Tổ chức, quản lý hoạt động của hệ thống thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh

Hoá" làm để tài luận văn tốt nghiệp 2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

~ Mục đích nghiên cứu: Xây dựng và đẻ xuất các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả của hệ thống thư viện trường phổ thông góp phần nâng cao chất

lượng dạy và học

- Nhiệm vụ nghiên cứu:

+ Đánh giá tình hình chung, xác định tính cấp thiết và vai trò của hệ

thống thư viện trường phổ thông

+ Nghiên cứu quá trình hình thành và phát triển của hệ thống thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

- Phân tích, đánh giá thực trạng của hệ thống thư viện trường phổ thông

ở Thanh Hoá

- Đề xuất những biện pháp, giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động và phát huy tối đa vai trò của thư viện trong nhà trường

3 Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận chung: Trong quá trình tiến hành nghiên cứu, tìm hiểu xây dựng đề tài đã vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử

Trang 10

+ Phương pháp phân tích, tổng hợp + Phương pháp điều tra, khảo sát thực tế + Phương pháp so sánh đối chiếu

+ Phương pháp quan sát thực tế, hệ thống hoá 4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu :

- Đối tượng nghiên cứu: Những vấn đề lý luận và thực tiễn vẻ tổ chức, quản lý hoạt động của các thư viện trường phổ thông

~ Phạm vi nghiên cứu: Các thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá, chủ yếu từ năm 1998 đến nay

5 Ý nghĩa của để tài nghiên cứu

-_ Ý nghĩa lý luận :

+ Khẳng định vai trò của thư viện trong nhà trường phổ thông

+ Sự thống nhất trong tổ chức, quản lý, chỉ đạo hoạt động của hệ thống thư viện trường phổ thông ở Thanh Hoá trong giai đoạn hiện nay

+ Định hướng qui mô phát triển và tính chất hoạt động của hệ thống thư viện trường phổ thơng ở Thanh Hố trong tương lai

~ Ý nghĩa thực tiễn :

+ Đánh giá được những kết quả hoạt động của thư viện trường phổ thông ở Thanh Hoá trong một số năm vừa qua

- Từng bước giải quyết những vấn đẻ cấp thiết trước mắt

quyết những vấn đẻ mang tính chiến lược lâu dài đối với công tác TVTH - Nêu lên những giải pháp lớn và những biện pháp cụ thể nhằm từng bước hoàn thiện công tác tổ chức quản lý và chỉ đạo hoạt động của hệ thống thư viện trường phổ thơng trong tồn Ngành

6 Kết cấu của luận văn

Trang 11

CHUONG 1

QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG THƯ

VIEN TRUONG PHO THONG 6 TINH THANH HOA

1.1 Thư viện trường học - một trong những yếu tố cấu thành chất lượng giáo dục đào tạo ở tỉnh Thanh Hoá

1

L Khái quát về tình hình Giáo dục - Đào tạo ở Thanh Hoá

1 Cơ cấu, số lượng trường, lớp, học sinh ở từng cấp học, bậc học Năm học 2005-2006, toàn Tỉnh có 2.155 trường học, cơ sở giáo dục đào tạo Nhìn chung Thanh Hoá đã phát triển hoàn chỉnh hệ thống giáo dục đào tạo theo khung của hệ thống giáo dục quốc dân, có đây đủ từ trường Mâm non đến Đại học; trường lớp được phủ kín đến các thôn, bản, làng, xã trong Tỉnh

Trong nền giáo dục quốc dân, ngành học phổ thông có thể nói là ngành học xương sống Do vậy ở bất kỳ hoàn cảnh khó khăn nào sự phát triển giáo

dục phổ thông cũng là một trong những nhiệm vụ quan trọng hàng đâu Cho

nên giáo dục phổ thông Thanh Hoá dưới sự lãnh đạo chăm lo của Đảng, của

các cấp chính quyền, sự phối hợp của các đoàn thể quần chúng từ 182 trường tiểu học với 13.235 học sinh, trong đó có có tới 8.111 học sinh lớp 1,2,3 và chỉ có 1 trường trung học (cấp 2) với gần 200 học sinh trong năm học 1945-1946

Trang 12

Nhìn chung, quy mô trường, lớp, học sinh ở Thanh Hoá tương đối ổn định Tuy nhiên mấy năm gần đây do có sự thay đổi về cơ cấu dân số, vẻ kinh

tế, xã hị nên đã có sự thay đổi về quy mô giữa các cấp học: cấp tiểu học

và trung học cơ sở đang có xu hướng giảm, còn cấp trung học phổ thông có sự phát triển cả quy mô trường lớp lẫn số lượng học sinh

Thanh Hoá là tỉnh có địa bàn dân cư rộng lớn và tương đối phức tạp,

miễn núi và vùng kinh tế đặc biệt khó khăn tương đối nhiều (11 huyện miễn núi với 115 xã vùng 135) vì vậy sự bố trí trường, lớp giữa các vùng miền còn chưa thật hợp lý Nhiều huyện còn khó khăn chưa có điều kiện để xây dựng cơ sở vật chất, kiên cố hoá trường lớp để đẩy nhanh tốc độ xây dựng trường học đạt chuẩn quốc gia, trong đó có xây dựng cơ sở vật chất, trang thiết bị cho TVTH

1

2 Chất lượng Giáo dục - Đào tạo

Thanh Hoá là một trong những tỉnh luôn dẫn đầu toàn quốc vẻ chất lượng giáo dục phổ thông Số học sinh đạt giải cao trong các kỳ thỉ quốc tế và khu vực của Thanh Hố ln là niềm tự hào của người dân xứ Thanh Nếu Nghệ An có trường THPT Phan Bội Châu, Nam Định có trường THPT Lê Hồng Phong thì Thanh Hoá có trường THPT Lam Sơn, nơi đào tạo nhân tài cho Thanh Hoá và cho cả nước Từ năm học 1984 đến nay, Thanh Hoá có 20 học sinh đạt giải trong các kì thi Olympic học sinh phổ thơng tồn Thế giới và

9 hoe sinh dat giải trong các ki thi Olympic học sinh phổ thông Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, trong đó có 1 HCV quốc tế mơn tốn của Đỗ Quang Yen tai Rumani nam 1999, I1 HCB, 10 HCĐ quốc tế và khu vực cho các mơn tốn, lý, hố, sinh

Trang 13

Việc xây dựng các trường chuẩn quốc gia cũng nói lên chất lượng giáo dục đào tạo tỉnh nhà Tính đến thời điểm này, tất cả các cấp học, bậc học đã có trường đạt chuẩn quốc gia Trong đó cấp tiểu học có 324/729 trường đạt chuẩn quốc gia, đạt tỉ lệ 41,8%, số lượng trường dẫn đâu toàn quốc ( Một số địa phương đạt tỷ lệ trường chuẩn quốc gia cao như huyện Hậu Lộc có 25/32 trường đạt 78,1%.thị xã Bìm Sơn có 6/8 trường đạt 75%, Thiệu Hoá có 23/31 trường đạt 74.2%, Yên Định có 21/30 trường đạt 70%) Riêng cấp tiểu học toàn tỉnh chỉ còn một huyện miền núi khó khăn nhất là huyện Mường Lát chưa có trường chuẩn quốc gia

Cấp THCS có 42/652 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 6% Đối với cấp THCS hiện chỉ có 13/27 huyện, thị có trường đạt chuẩn quốc gia, dẫn đâu là huyện Yên Định, Hà Trung

Cap THPT chỉ có 5/95 trường đạt chuẩn quốc gia, chiếm tỉ lệ 5% ( Số liệu trích dẫn lấy từ Báo cáo tổng kết tình hình thực

năm học 2005-2006 của Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá),

Việc xây dựng nhanh các trường chuẩn quốc gia cũng góp phân thúc

en nhiệm vụ đẩy phong trào TVTH phát triển vì trong giai đoạn hiện nay trường chuẩn quốc gia có nghĩa là thư viện nhà trường phải chuẩn

1.1.2 Vai trò của thư viện trường học trong việc nâng cao chất lượng dạy và học trong nhà trường

Trang 14

tưởng hơn, nghĩa là các đầu sách đa dạng và phong phú hơn, sự đòi hỏi trong giáo dục đào tạo cũng cao hơn, khát khe hơn Nếu chỉ dạy chay, học chay kiến thức trong sách giáo khoa thôi thì quả thực là chưa đủ mà phải đọc thêm hệ thống các sách tham khảo, nhưng sách tham khảo thì càng ngày càng nhiều, vậy thử hỏi không có thư viện thì đôi vai của các em có tải hết được không?

Đối với nước bạn Singapo, họ đã xây dựng hẳn một chương trình quốc gia về thư viện Singapo xác định rất rõ ràng: Muốn đưa đất nước Singapo phát triển, phải phát triển sự nghiệp giáo dục và đào tạo và công việc đầu tiên là xây dựng chương trình quốc gia Thong tin ~ Thu vign [12, tr.233]

Học sinh của chúng ta ngày nay không chỉ học theo phương pháp thuyết trình như chúng ta ngày trước, mà các em được học theo nhiều phương pháp, có nhiều cách tiếp cận vấn đẻ Sách vở phục vụ cho việc học tập của các em cũng phong phú và đa dạng hơn trước nhiều Thư viện chính là nơi giúp các em tìm được những cuốn sách mà các em cần và làm phong phú thêm vốn kiến thức của các em

Thư viện trường phổ thông là nơi chứa đựng rất nhiều tài liệu vẻ các lĩnh vực đào tạo của hệ thống giáo dục phổ thông, từ đó góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, đồng thời thư viện trường phổ thông cũng góp phần bồi dưỡng kiến thức cơ bản và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học Bên cạnh đó, thư viện cũng tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên trong nhà trường

Có thể nói, ngoài sự đóng góp của đội ngũ giáo viên thì thư viện các trường phổ thông đã góp phần không nhỏ cho chất lượng giáo dục ở các nhà trường Những trường có phong trào TVTH phát triển, chất lượng giáo dục tăng lên rõ rệt, trình độ của đội ngũ giáo viên được nâng cao, tỷ lệ học sinh

khá giỏi tăng lên, số học sinh đạt giải trong các kỳ thỉ học sinh

Trang 15

tỉnh, Tiểu học Ba Đình, THCS Ba Đình (TP Thanh Hoá); THPT Ba Đình, THCS Chu Văn An, Tiểu học Nga An (Nga Sơn) những lá cờ đầu của giáo dục tỉnh Thanh Hoá Các trường này đều có công tác TVTH phát triển mạnh, với số lượng sách, báo phong phú và các phong trào hoạt động đa dạng

1.2 Các giai đoạn hình thành và phát triển của hệ thống thư viện trường phổ thơng tỉnh Thanh Hố

1.2.1 Tủ sách dùng chung

“Từ những năm tháng khói lửa chiến tranh, lúc đó nền kinh tế của chúng

ta gần như kiệt quệ, nhưng trong lĩnh vực giáo dục, để đảm bảo cho con em mình có điều kiện học tập, nhân dân ta đã tự dấy lên những phong trào quyên góp sách, huy động mọi lực lượng trong nhân dân tham gia đóng góp xây dựng tủ sách dùng chung Một trong những phong trào lớn ấy là phong trào

xây dựng *Tủ sách Nguyễn Tất Thành” Chỉ trong một thời gian ngắn phong trào đã lan rộng khắp nơi và thu được nhiều kết quả [12, tr.232]

Mặc dù trong chiến tranh, Thanh Hoá trở thành trọng điểm bị giặc Mỹ đánh phá rất ác liệt, nhưng giáo dục Thanh Hố vẫn ln là lá cờ đầu của toàn quốc, trong đó có phong trào xây dựng '"Tủ sách Nguyễn Tất Thành” Rất nhiều trường đã xây dựng tủ sách và tổ chức hoạt động rất sôi nổi, điển hình là *Tủ sách Nguyễn Tất Thành” của trường phổ thông cơ sở Vĩnh Thành, huyện Vinh Loc né

Thành” và năm 1978 được vinh dự đón Bộ trưởng Bộ Giáo dục vẻ thăm;

tiếng khắp toàn quốc vẻ sau trở thành *Thư viện Nguyễn Tất Huyện Tĩnh Gia với trường cấp 1 Hải Nhân; Thị xã Thanh Hoá với trường Ba Đình Từ phong trào xây dựng *Tủ sách Nguyễn Tất Thành”, đã dấy lên phong trào thi đua đọc và làm theo sách, góp phần thanh toán nạn mù chữ, đầy mạnh phong trào thi dua “Hai tốt” trong các nhà trường trong toàn tỉnh

Trang 16

947/QÐ ngày 31/7/1979 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục (cũ) vẻ *Quy chế rổ chức và hoạt động thư viện trường phổ thông” Hai quyết định này đã nhanh chóng đi vào thực tế và phát huy hiệu quả Chỉ sau một năm thực hiện (năm 1980) cả tỉnh có 640 trường phổ thông, đã có hơn 300 trường có thư viện, trong đó có hơn 100 thư viện đạt tiêu chuẩn 288, chiếm gần 50% Hoạt động của TVTH gắn liên với hoạt động dạy và học trong nhà trường, tủ SGK dùng chung đã thực sự cân thiết và quen thuộc với mỗi người thầy, người trò trong những năm 80 của TK XX [22, tr.83]

Trên cơ sở những *Tủ sách Nguyễn Tất Thành”, theo tỉnh thân chỉ đạo của Bộ Giáo dục, Sở Giáo dục Thanh Hoá đã tiếp tục chỉ đạo cho các địa phương đẩy mạnh việc xây dựng các tủ s h dùng chung trong cá nhà trường Hiện nay việc xây dựng các tủ sách dùng chung trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá chủ yếu là các tủ sách giáo khoa và ở các trường thuộc địa bàn miền núi

Bắt đầu từ năm học 1981 ~ 1982 ngành giáo dục được thay đổi phương thức phân phối sách giáo khoa bằng cách tổ chức cho mượn, cho thuê và bán sách cho học sinh dùng riêng (Quyết định số 57/CT Ngày 12/8/1981 của Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng quy định vẻ phương thức phân phối sách giáo khoa)

dục,

Hội đồng Bộ trưởng (nay là Thủ tướng) giao cho Bộ Gi:

Bộ Tài chính và UBND các tỉnh, thành phố phải lãnh đạo các trường quản lý chặt chẽ số sách hiện có ở tủ sách giáo khoa dùng chung củ

trường và coi đây là vốn ban đâu giao cho ngành Giáo dục quản lí để tổ chức tủ

ich cho hoc sinh mượn hoặc thuê

Ngành Giáo dục được sử dụng tiền cho thuê sách, tiền chênh lệch giá sách và tiền tiết kiệm dưới định mức giá thành trong khâu xuất bản và phát hành sách của Ngành để trang trải các hoạt động cho mượn, cho thuê sách và cũng cố tủ sách trường học

Trang 17

và Đào tạo tỉnh Thanh Hoá đã có công văn hướng dẫn các trường mua sách giáo khoa bằng nguồn tiền cho thuê sách để cho học sinh thuê và cho thuê một lân trước khi kết thúc năm học, tiền thuê không quá 1/3 giá sách hiện hành, không bắt học sinh nộp tiền ký cược, học sinh phải đến sách hoặc tiễn khi làm mất bằng giá cuốn sách đang lưu hành Đối với các sách quý hiếm có biện

pháp cụ thể để không xảy ra mất mát Tuy nhiên những công văn hướng dẫn

được ban hành từ những năm 90 nên hiện nay nhiều trường không còn lưu trữ do thất lạc, tách trường hoặc chuyển đổi địa điểm, vì vậy việc xây dựng tủ sách dùng chung, nhất là các tủ sách giáo khoa gặp nhiều khó khăn trong hoạt động cho thuê, cho mượn, đặc biệt là c;

c thư viện nhà trường rất lúng túng trong việc định giá cho thuê các loại sách giáo khoa Mặc dù vậy vẫn còn nhiều đơn vị trường, tủ sách giáo khoa hoạt động rất hiệu quả, đảm bảo đủ sách cho các em học sinh thuê, mượn với chỉ phí thấp như trường THCS Đông Van - huyện Đông Sơn; THCS Quảng Tiến - thi xã Sâm Sơn

Đối với những trường chưa có đủ điều kiện cơ sở vật chất, phòng ốc trang thiết bị để xây dựng thư viện thì việc xây dựng tủ sách dùng chung là điểu kiện để tất cả c

c em học sinh đều có sách, nhất là sách giáo khoa để học Đối với những trường có điều kiện về cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí thì trong thư viện của nhà trường có thể xây dựng các tủ sách đặc thù phù hợp với cp hoe, bac ho

Hiện nay ngoài tủ sách giáo khoa các thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đang triển khai xây dựng một số tủ sách đặc thù như: Tủ sách Giáo dục đạo đức, Tủ sách Kim đồng, Tủ sách Giáo dục pháp luật Một

Trang 18

Tuy nhiên việc xây dựng các tủ sách đặc thù vẫn chưa được các Phòng Giáo dục triển khai đầy đủ

L

Thư viện và hệ thống thư viện trường phổ thông

“Thư viện trường phổ thông (bao gồm trường tiểu học, trường trung học cơ sở và trường trung học phổ thông) là một bộ phận cơ sở vật chất trọng yếu, là trung tâm sinh hoạt văn hoá và khoa học của nhà trường Thư viện góp phân nâng cao chất lượng giảng dạy của giáo viên, bồi dưỡng kiến thức cơ bản và xây dựng thói quen tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, tạo cơ sở từng bước thay đổi phương pháp dạy và học, đồng thời thư viện tham gia tích cực vào việc bồi dưỡng tư tưởng chính trị và xây dựng nếp sống văn hoá mới cho các thành viên của nhà trường [16, tr.1]

'Thư viện trường phổ thông thuộc thư viện khoa học chuyên ngành Giáo dục và Đào tạo, nằm trong hệ thống thư viện chung và thực hiện nghiêm chỉnh những văn bản quy phạm pháp luật vẻ công tác thư viện của Nhà nước

[16.1]

Tat cả các trường phổ thông đều phải có tủ sách, thư viện

Cũng như các thư viện trường phổ thơng trên tồn quốc thư viện trường

phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có nhiệm vụ sau:

Cung ứng cho giáo viên và học sinh đây đủ các loại sách giáo khoa, sách tham khảo, sách nghiệp vụ, các loại từ điển, tác phẩm kinh điển để tra cứu, và các sách báo cần thiết khác, nhằm góp phân nâng cao chất lượng giảng dạy, học tập và tự bồi dưỡng thường xuyên của các giáo viên và học sinh

Sưu tâm và giới thiệu rộng rãi trong cán bộ, giáo viên và học sinh những sách báo cần thiết của Đảng, Nhà nước và của ngành Giáo dục và Đào tạo, phục vụ giảng dạy, học tập, nghiên cứu khoa học giáo dục, bổ sung kiến thức của các bộ môn khoa học, góp phân vào việc nâng cao chất lượng giáo dục

Trang 19

Tổ chức thu hút toàn thể giáo viên và học sinh tham gia sinh hoạt thư viện thông qua các hoạt động phù hợp với chương trình và kế hoạch dạy học, tìm hiểu nhu cầu của giáo viên và học sinh, giúp họ chọn sách, đọc sách có hệ thống, biết cách sử dụng bộ máy tra cứu sách, tra cứu thư mục nhằm sử dụng triệt để kho sách nhất là các l Phối hợp hoạt động với các thư viện trong ngành (thư viện các Viện ách nghiệp vụ và sách tham khảo

nghiên cứu giáo dục, các trường đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp) và các thư viện địa phương (thư viện xã, phường, thị trấn, quận, thị xã, thành phố) để chủ động khai thác, sử dụng vốn giúp đỡ về kinh nghiệm tổ chức hoạt động đào tạo và bồi dưỡng vẻ nghiệp vụ: h báo, trang thiết bi chuyên dùng,

liên hệ với các cơ quan phát hành trong và ngoài ngành, các tổ chức chính trị kinh tế, xã hội, các nhà tài trợ nhằm huy động các nguồn kinh phí ngoài ngân sách và các loại sách báo, tạp chí, tư liệu để bảo đảm nguồn bổ sung, làm phong phú nội dung kho sách và tăng cường cơ sở vật chất kỹ thuật cho thư viện

Tổ chức quản lý tài liệu theo đúng nghiệp vụ thư viện, có sổ sách quản

lý chặt chẽ, bảo quản giữ gìn sách báo, tránh hư hỏng, rách nát, mất mát, thường xuyên thanh lọc sách báo cũ, rách nát, lạc hậu, đồng thời bổ sung kịp thời các loại sách, tài liệu, tư liệu mới kể cả băng hình, băng tiếng, đĩa CD- ROM, tranh ảnh, bản đồ giáo khoa; sử dụng và quản lý chặt chẽ kinh phí thư viện thu được theo đúng mục dích; có kế hoạch chủ động đón đầu tiếp thu sự phát triển của mạng lưới thong tin - thư viện điện tử, từng bước đưa các trang thiết bị hiện đại phục vụ công tác quản lý thư viện phục vụ bạn đọc

Thư viện trường học không chỉ là *cơ sở vật chất trọng yếu” mà cân được xem là ngôi trường thứ hai cùng tổn tại song song với ngôi trường thứ nhất là trường học Tuỳ theo chức năng, nhiệm vụ, đảm nhiệm việc nâng cao

Trang 20

Khái niệm nâng cao chất lượng giảng dạy và giáo dục toàn diện cho học sinh, cần phải được cụ thé hoá, phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của TVTH

Đối với học sinh, trước hết TVTH là nơi có tủ sách giáo khoa dùng chung, cung cấp sách giáo khoa cho những em học sinh không đủ điều kiện mua Qua đó giáo dục các em tình yêu chế độ và quan điểm "ai cũng được học hành”, cho các em thấy sự quan tâm của xã hội đối với mình TVTH là nơi các em tự bổ sung kiến thức mà ở lớp chưa được tiếp thu đầy đủ Thư viện cũng chính là nơi tự rèn luyện tỉnh thần độc lập, tư duy và thói quen tự học, hình thành tình cảm yêu, ghét tự nhiên, giúp các em hiểu biết thêm về con người, về đất nước, về cuộc sống và hướng đến cộng đồng nhân loại

Đối với thây, cô giáo, TVTH là nơi lưu trữ những sách công cụ, giúp cho việc nghiên cứu, tra cứu phục vụ những bài giảng của họ, giúp cho họ cập nhật được kiến thức và tiếp cận những phương pháp giảng dạy tiên tiến Ngoài ra sách vở ở thư viện còn là trợ thủ đắc lực cho thây cô giáo hướng dẫn các em học sinh bổ sung những kiến thức mà họ chưa có điều kiện truyền thụ hết ở

lớp Đó chính là con đường tốt nhất để nâng cao hiệu quả dạy và học

Hiện nay trong tổng số 1.476 trường phổ thông của tỉnh Thanh Hoá có 879 trường có thư viện, 692 trường mới chỉ có tủ sách dùng chung và hiện vẫn còn 5 trường chưa có thư viện cũng như chưa có tủ sách dùng chung do trường mới được thành lập, trong đó chủ yếu là các trường trung học phổ thông.Tuy nhiên, số lượng thư viện trường phổ thông của tỉnh Thanh Hố phát triển khơng đồng đều ở các địa phương Các trường phổ thông ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc ít người phong trào xây dựng thư viện

kém như: Mường Lát, Quan Hoá, Quan Sơn Một số huyện vùng đồng bằng,

Trang 21

Sơn, Hoằng Hoá, Thọ Xuân, Triệu Sơn Một số địa phương có phong trào xây dựng TVTH tốt như: phòng Giáo dục Hậu Lộc với 100% số trường có thư viện trong đó gần 60% là TVTH đạt chuẩn Đây là đơn vị dẫn đầu toàn tỉnh vẻ phong trào xây dựng thư viện trường phổ thông: một số Phòng Giáo dục đạt tỉ lệ trường có thư viện cao như: Đông Sơn, Nga Sơn, Thành Phố Thanh Hoá, Yen Dinh, Vĩnh Lộc, Thiệu Hoá, Quảng Xương, Hà Trung

Vẻ chất lượng, các thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá được đánh giá dựa trên các tiêu chuẩn 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo Hiện nay toàn tỉnh có 112/879 TVTH đạt tiêu chuẩn 01đạt tỉ lệ 12,7% Đây là tử lệ tương đối thấp so với bình quân chung của là 22% Mặc dù vậy những thư viện đạt tiêu chuẩn 01 vẫn chưa thật sự đáp ứng được nhu cầu đòi

miền

hỏi của bạn đọc về tài liệu, vẻ các hình thức phục vụ cũng như những đòi

hỏi ngày càng cao về các phương tiện, kỹ thuật hiện đại trong thư viện

Mục đích chính của việc tổ chức thư viện trường học là nhằm tạo ra một nguồn sách dồi dào trong mỗi thư viện bao gồm: Sách giáo khoa, sách nghiệp vụ giáo viên, sách tham khảo, tranh ảnh, bản đồ, băng đĩa giáo khoa nhằm phục vụ tốt nhất cho giáo viên

à học sinh trong công tác giảng dạy và học

tập

Tir nam 2000, hàng năm Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bản Dani: mục sách tham khảo dùng cho các thư viện trường phổ thông, các thư viện trường căn cứ vào các tên sách đã được giới thiệu trong danh mục có kế hoạch mua bổ sung, đảm bảo sách phục vụ cho các thầy, cô giáo và học sinh trong

năm học

1.2.3 Phòng học liệu

Trang 22

dụng tương đối rộng rãi, nhất là đối với khu vực Miễn Trung Tây Nguyên những năm đầu thập niên 90 của thế kỷ XX Đây chính là hướng đi đúng đán cho các thư viện trường tiểu học trong giai đoạn mới [6, tr 229]

Trong những năm gần đây, phong trào xây dựng tủ sách giáo khoa dùng chung, phong trào làm và sử dụng đồ dùng dạy học trên lớp, chống dạy chay, được phát động trong các nhà trường nhất là đối với cấp tiểu học Mặt khác các nhà trường cũng mua sắm thêm các thiết bị đồng bộ như: tranh ảnh, bản đồ để phục vụ cho hoạt động dạy và học Đặc biệt từ năm học 2002 ~ 2003 „ Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã trang cấp một lượng rất lớn các thiết bị, đồ dùng đến nay, thực hiện chương trình đổi mới phương pháp giáo di

dạy học cho các trường tiểu học (mỗi lớp một bộ thiết bị với đây đủ các mơn học: Tốn, Tiếng Việt, Tự nhiên xã hội, Thể dục, Âm nhạc Trong khi đó cơ sở vật chất của các trường tiểu học gặp không ít khó khăn đó là: thiếu phòng học, nhiều nơi phải học ba ca, phòng học bằng tranh tre nứa lá, thiếu giáo viên đứng lớp Trong điều kiện như vậy nhà trường không thể dành riêng một phòng để đồ dùng dạy học, mà chỉ dành một góc thư viện để bố trí đồi dùng dạy học và phân công cán bộ phụ trách thư viện kiêm nhiệm thêm công

tác

Một nguyên nhân không kém phần quan trọng cho sự ra đời của PHL là do việc giảm biên chế, không cho phép ở trường tiểu học có 1 cán bộ thư viện, 1 cán bộ thiết bị riêng nếu trường ít hơn 18 lớp Bên cạnh đó, hiện nay nhiều trường tiểu học tổ chức cho các em học sinh học 2 buổi/ ngày nên tại mỗi lớp học đều được trang bị một tủ vừa đựng thiết bị vừa đựng sách, phục vụ cho các em học sinh ngay tại lớp học

Trang 23

cho phong trào xây dựng phòng học liệu là các đơn vị: Thành phố Thanh Hoá, thị xã Bìm sơn

Mô hình PHL là một hệ thống phòng ốc có tính chất liên hoàn, tương hỗ có chức năng riêng nhưng cùng chung mục dích là đào tạo toàn diện Nó là hệ thống phòng ốc quyết định việc cách tân và nâng cao chất lượng giáo dục trong các trường tiểu học Vẻ phương diện nào đó PHL còn thể hiện sự thay đổi nội dung, phương pháp, cách dạy, cách học của thầy cô giáo và các em học sinh

Mô hình PHL được được tiến hành thể nghiệm một cách có điều kiện là ở loại trường tiểu học, có 17 lớp trở xuống, nhiều nhất có 4 lớp khối 1,2 và 3 lớp cho các khối khác Ngoài bãi tập, sân chơi và các phòng khác, PHL gồm cả hệ thống phòng: phòng đọc sách của giáo viên, phòng nghe nhìn, phòng đọc của học sinh và phòng học có tủ học cụ Trường nào có điều kiện có thêm phòng vi tính, phòng ngoại ngữ, phòng học năng khiếu Phục vụ cho phòng đọc sách hiện nay bình quân là 2.000 bản sách chưa kể sách tham khảo đọc thêm Về thiết bị gồm 2 thùng với 59, 62 hoặc 70 danh mục Tổng giá trị đầu tư cho phần ruột bình quân trị giá từ 25 đến 30 triệu đồng Về nhân sự có 1 giáo viên giỏi phụ trách chung, tổ học liệu gồm các tổ trưởng chuyên môn, tổng phụ trách đội, đại diện công đoàn và 20 em học sinh học khá, có kỹ năng, kỹ xảo tham gia vào các hoạt động của PHL [I, tr.228]

Các phòng học đều có chức năng riêng, song chúng có tác động hỗ trợ nhau trong việc giáo dục toàn diện: đức dục, trí dục, thể dục, năng khiếu thẩm mĩ bằng phương pháp và phương tiện hiện dai

Hiệu quả của mô hình PHL là rất lớn, ngày xưa chúng ta chỉ thấy phấn trắng, bảng đen, nghe thầy, cô giảng bài và ghi chép, có khi tự mày mò, suy nel

các giác quan đều được đánh thức cùng một lúc va hỗ trợ nhau để có hiệu quả

Trang 24

học bằng phương tiện, các em được tiếp thu trí thức một cách nhẹ nhàng hơn,

bằng cả trí tuệ và tình cảm, tai nghe mắt thấy, hiểu và cảm thụ một cách hài

hoà Đối với giáo viên nhờ các phương tiện giảng dạy hỗ trợ với những thao

tác chính xác, giảm thiểu được sự diễn đạt bằng lời Tuy mỗi PHL có chức

năng riêng, có loại hình và phương pháp giảng dạy riêng nhưng đã tác động,

hỗ trợ lẫn nhau trong việc giáo dục toàn diện cho học sỉnh tiể Đối ví

mạnh của mình trong việc hỗ trợ việc giảng dạy và học tập của thầy và trò c Tuy nhiên với điều kiện của tỉnh Thanh Hoá, hơn

một nửa số trường tiểu học thuộc miễn núi, vùng sâu, vùng xa, vùng kinh tế

học

c trường tiểu học, mô hình PHL đang ngày càng phát huy thế trong quá trình giáo di

Trang 25

1.3 Những cơ sở để hình thành va phát triển hệ thống thư viện trường

phổ thông ở tỉnh Thanh Hố

Khơng phải đến bây giờ, vấn đẻ thư viện các trường phổ thông mới được đặt lên vị trí quan trong, từ xa xưa người ta đã xem thư viện là một bộ phận không thể thiếu trong nhà trường Vì vậy Đảng, Nhà nước và ngành Giáo dục đã ban hành nhiều công văn, chỉ thị về công tác TVTH và đó cũng chính là những cơ sở pháp lý để hệ thống thư viện trường phổ thông ở tỉnh Thanh Hoá hình thành và phát triển như ngày nay

1.3.1 Các quy định vẻ tổ chức, quản lý và hoạt động của thư viện trong

trường phổ thông

Để hình thành và pi

địa bàn tỉnh Thanh Hoá, ngành giáo dục và đào tạo Thanh Hoá đã dựa trên các át triển hệ thống các thư viện trường phổ thông trên quy định về tổ chức, quản lý và hoạt động của các thư viện trường phổ thông được Bộ giáo dục và Đào tạo ban hành thông qua c

quyết định, thông tư, văn bản Căn cứ vào các văn bản, quyết định, tuỳ theo điều kiện, yêu cầu của địa phương, Sở Giáo dục và Đào tạo đã hướng dẫn các Phòng Giáo dục và các

trường trung học phổ thông tổ chức thực hiện

1

1 Phân định trách nhiệm giữa các cơ quan quản lý cấp trên

Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo đã phân định rõ trách nhiệm cho các cơ quan trong Bộ Giáo dục và Đào tạo vẻ chỉ đạo công tác thư viện trường học Trong đó Vụ Công tác Chính trị làm đầu mối để phối hợp với các Vụ bậc học, giúp Bộ chỉ đạo công tác thư viện trường học (l6, tr.7)

Nhà xuất bản Giáo dục có trách nhiệm phối hợp với các Công ty Sách 'TBTH các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương để tổ chức thực hiện các hoạt

động vẻ công tác thư viện trường học theo qui định của Bộ Giáo dục và Đào

tạo

Trang 26

học phổ thông chịu sự quản lý trực tiếp của Sở Giáo dục và Đào tạo, các thư viện trường tiểu học và trung học cơ sở chịu sự quản lý của Sở thông qua các Phòng Giáo dục

Sở Giáo dục và Đào tạo, chỉ đạo Công ty sách - Thiết bị trường học, các phòng chuyên môn của Sở, các Phòng Giáo dục, các trường trực thuộc Sở trong việc: Chấn chỉnh, đổi mới và phát huy tác dụng của thư viện trong đó có

sách giáo khoa, tạo thêm những điều kiện cần thiết vẻ cơ sở vật chất, quỹ bổ sung sách, củng cố đội ngũ cán bộ thư viện, chú ý đảm bảo chế độ và quyền lợi của giáo viên làm công tác thư viện trường học, động viên phong trào đọc inh, phấn đấu ngày càng có nhiều thư viện đạt tiêu chuẩn theo Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 2 tháng 1 năm 2003 của Bộ Giáo dục và Đào tạo

sách - dạy và học theo sách trong giáo viên và học

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá căn cứ vào các quy định của Bộ Giáo dục và căn cứ vào tình hình, điều kiện của địa phương để ban hành các văn bản hướng dẫn cụ thể như: Công văn số 201/2003/GDTH ngày 18/2/2003 về việc Hướng dẫn XD thư viện đạt chuẩn theo QÐ 01/2003/BGD&ĐT, công van s6 49/2003/TVTH ngày 28/11/2003 vẻ việc Bồi dưỡng nghiệp vụ thư viện, công văn số 452/THPT ngày 1/4/2004 vẻ

văn số 50 ngày 25/10/2005 vẻ

trường phổ thông

Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hố chỉ đạo Cơng ty Sách - TBTH, Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, trường Trung học Sư phạm, tổ chức

ệc Xảy dựng thư viện chuẩn, cong

Xây dựng tủ sách giáo dục đạo đức trong

các lớp bổi dưỡng nghiệp vụ thư viện Đồng thời Sở Giáo dục và Đào tạo thường xuyên tổ chức các đoàn thanh tra, kiểm tra hoạt động của các thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh

Trang 27

dục và Trung tâm giáo dục thường xuyên tỉnh, tổ chức các lớp bổi dưỡng nghiệp vụ thư viện cho đội ngũ cán bộ, giáo viên làm công tác TVTH thco chương trình của Bộ Giáo dục và Đào tạo quy định, giúp các Phòng Giáo dục,

các nhà trường xây dựng thư viện theo tiêu chuẩn 01

Phòng Giáo dục các huyện, thị là cơ quan quản lý trực tiếp các thư viện trường tiểu học và trung học cơ sở trên địa bàn Phòng quản lý dựa theo các công văn hướng dẫn của Sở, đồng thời tuỳ theo điều kiện của địa phương để tổ chức cho các thư viện trường phổ thông trên địa bàn huyện hoạt động đạt hiệu quả Phòng Giáo dục có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra, thanh tra, báo cáo việc tổ chức thực hiện của các TVTH lên Sở

1.3.2.2 Quy định biên chế

Bộ Giáo dục và Đào tạo yêu câu các Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ Quyết định số 243/CP ngày 28 tháng 6 năm 1979 của Hội đồng Chính phủ vẻ tổ chức bộ máy, biên chế của các trường phổ thông để cử giáo viên phụ trách công tác thư viện theo số lớp được quy định [16, tr4]

*Trường từ 18 lớp trở xuống được bố trí 1 người Trường từ 27 lớp trở xuống được bố trí 2 người Trường từ 28 lớp trở lên được bố trí 3 người”

Theo Thông tư Liên Bộ Giáo dục - Đào tạo và Ban tổ chức Cán bộ Chính phủ số 7977/TT-LB ngày 7/12/1992 quy định:

Trường Tiểu học hạng 1 có trên 27 lớp được bố trí 1 người

Trường Trung học (THCS) hạng 1 có trên 27 lớp được bố trí 1 người Trường Phổ thông trung học (THPT) hạng 1 có trên 27 lớp được bố trí I người

Giáo viên phụ trách công tác thư viện được hưởng các chế độ chính sách hiện hành của Nhà nước

Trang 28

“Thực hiện các quyết định, chỉ thị của cấp trên về công tác thư viện, tổ chức các hoạt động của thư viện trường phổ thông theo kế hoạch từng tháng, học kỳ và cả năm

Nắm vững đường lối chính sách của Đảng và Nhà nước, các chủ trương chính sách về ngành Giáo dục và Đào tạo, nhất là đối với cấp học, bậc học phổ

thông, các văn bản chỉ đạo về công tác thư viện

“Thực hiện đây đủ quy chế và nguyên tắc nghiệp vụ quản lý thư

biện pháp tăng cường nguồn sách báo, hướng dẫn đọc, tuyên truyền giới thiệu sách Làm tốt các khâu tổ chức kỹ thuật, xây dựng thư viện hoàn chỉnh, phục vụ cho yêu cầu giảng dạy, học tập của giáo viên va học sinh Công việc này đòi hỏi tỉnh thân trách nhiệm cao, cần cù chịu khó, nắm vững mục tiêu đào tạo và chương trình học tập của nhà trường để thực hiện các khâu như: bổ sung sách, báo, xây dựng mục lục, biên soạn thư mục Phối hợp với giáo viên trong nhà trường thành lập mạng lưới giới thiệu, tuyên truyền sách báo trong

giáo viên, học sinh, hoặc tổ chức các cuộc triển lãm, trưng bày sách phục vụ

giảng dạy, học tập của nhà trường

“Tham gia công tác hướng dẫn phương pháp sử dụng sách báo, tư liệu và giảng dạy kiến thức thư viện cho học sinh Theo dõi và giúp đỡ học sinh đọc sách, giúp các em tìm chọn những cuốn sách phù hợp, bổ ích Hướng dẫn và giáo dục học sinh làm quen với thư viện, giúp cá ch

“Tham dự hội thảo nghiệp vụ, hội nghị chuyên đề vẻ công tác TVTH Tổng kết, phổ biến và áp dụng kinh nghiệm thư viện tiên tiến, tổ chức

c em tạo thói quen đọc

Trang 29

Giáo dục và vận động bạn đọc giữ gìn sách báo, bảo vệ và xây dựng thư viện bằng cách: đóng góp sách báo, tham gia sửa chữa giá tủ, bàn ghế thư viện, đóng bọc phục chế sách cũ, rách, hư hỏng

“Thực hiện tốt việc cho học sinh thuê, mượn sách giáo khoa kết hợp với

việc bán lẻ sách giáo khoa cho học sinh dùng riêng như quy định trong Thông tư 5/VP ngày 10/7/1990 để vào đầu năm học đảm bảo 100% học sinh có sách giáo khoa

Để thực hiện được những nhiệm vụ trên, giáo viên phụ trách công tác thư viện phải tốt nghiệp sư phạm từ trung học trở lên và được đào tạo, bồi dưỡng về nghiệp vụ thư viện Nếu là phụ trách thư viện được đào tạo từ các trường nghiệp vụ thư viện - thong tin văn hoá phải được bồi dưỡng vẻ nghiệp vụ sư phạm để trở thành giáo viên phụ trách công tác thư viện (16, tr4)

Trên thực tế các trường phổ thông ở Thanh Hoá chưa có đủ biên chế cho công tác thư viện, những trường đạt chuẩn quốc gia, các trường cận chuẩn mới có biên chế cán bộ thư viện, còn lại phẩn lớn các trường không có biên chế cho công tác thư viện mà chỉ có giáo viên kiêm nhiệm

Ngoài ra trong Quyết định 61 cũng có quy mỗi trường vào đầu

năm học phải thành lập một tổ công tác thư viện do Hiệu trưởng hoặc Phó Hiệu trưởng trực tiếp làm tổ trưởng (số lượng do mỗi trường quy định) gồm có:

Giáo viên phụ trách công tác thư viện làm tổ phó

Các tổ trưởng hoặc khối trưởng chuyên môn, một số giáo viên chủ nhiệm lớp

Đại diện của các tổ chức Cơng đồn, đồn thanh niên, Đội Thiếu niên Đại diện của Hội cha mẹ học sinh theo các khối lớp

Trang 30

Tổ công tác thư viện có nhiệm vụ tổ chức, phân công cho mỗi tổ viên

chủ động thực hiện những nhiệm vụ của thư viện như sau:

Các thành viên trong tổ là mạng lưới phát hiện sưu tâm những sách báo, tư liệu mới, tổ chức giới thiệu, hướng dẫn phục vụ các nhu cầu dạy học tho mục tiêu đào tạo, nâng cao dân trí theo kế hoạch của tổ

Vận động các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước ủng hộ xây dung thư

viện

Cùng bàn bạc công khai sử dụng hợp lý các nguồn thu ngoài ngân sách

Nhà nước do thư viện tự khai thác, tiền đền bù sách báo hư mất, tiền thanh

lý vừa để trả thù lao hoạt động ngoài giờ, vừa bổ sung nguồn lực phát triển thư viện sau khi được phép của Giám đốc Sở Giáo dục và Đào tạo

Các tổ trưởng (khối trưởng) chuyên môn chỉ đạo tổ tham gia công tác

thư viện, có kế hoạch vẻ sách, giới thiệu sách, tổ chức sưu tâm các bài báo xây dựng kho tư liệu, hướng dẫn học sinh đọc sách

Các giáo viên chủ nhiệm lớp chỉ đạo lớp vẻ các mặt phân phối, thu hồi,

bảo quản và sử dụng sách

Hiệu trưởng trường phổ thông có trách nhiệm phối hợp với Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Công đoàn cơ sở, Hội Cha mẹ học sinh của nhà trường và các tổ chức, đoàn thể địa phương để tham gia việc xây dựng vững mạnh thư viện trường học của mình [16, tr.5]

Mặc dù quyết định đã có hiệu lực được 8 năm, nhưng đến nay vẫn còn nhiều trường chưa thành lập tổ thư viện, một số trường, cán bộ quản lý vẫn thờ ơ với công tác thư viện Việc chỉ đạo xuống cơ sở của Sở Giáo dục Đào tạo, của các Phòng Giáo dục chưa cương quyết Nhiều Phòng Giáo dục triển khai kế hoạch công tác thư viện còn chậm

1.3.2.3 Quy định kinh phí và sử dụng kinh phí

áo dục là một trong những điều kiện cơ bản để thực

Trang 31

ngành Giáo dục và Đào tạo, nhằm phục vụ có hiệu quả việc nâng cao chất lượng giáo dục Thư viện trường phổ thông bao gồm cả tủ sách giáo khoa dùng chung, đảm bảo sách cần thiết cho giáo viên giảng dạy, sách giáo khoa cho học sinh học tập, sách tham khảo, nâng cao kiến thức cho thầy và trò, nơi tổ chức cho học sinh nghèo, học sinh vùng khó khăn, vùng sâu,vùng cao thuê

sách, mượn sách để học tập

Nguồn kinh phí của thư viện trường phổ thông gồm:

Kinh phí theo Thông tư số 30/TT-LB ngày 26 tháng 7 năm 1990 của Liên bộ Tài chính - Giáo dục và Đào tạo; Thông tư 05/VP ngày 10 tháng 7 năm 1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo;

“Tiên cho thuê sách giáo khoa;

Tiên trích từ quỹ học phí của nhà trường;

“Tiên trích từ quỹ lao động sản xuất của nhà trường;

Tiên do các tổ chức kinh tế, tập thể : các đoàn thể xã hội, các cá nhân, các tổ chức trong nước và quốc tế giúp đỡ cho thư viện nhà trường;

Tiền đền bù của những cán bộ giáo viên, học sinh mượn hoặc thuê sách

làm hư hỏng, mất n Tiên thanh lí

Tại Thông tư 05/VP ngày 10/7/1990 của Bộ Giáo dục và Đào tạo nêu rõ: Bộ Giáo dục va Đào tạo để nghị UBND tỉnh cho sử dụng nguồn kinh phí cấp mua sách cho học sinh thuộc diện chính sách mượn (theo tỉnh thân Thông tư liên Bộ số 22/TTLB ngày 11-9-1992 Hướng dẫn quản lý sách giáo khoa để cho mượn và cho thuê ở trường phổ thông; Chỉ thị 65/HĐBT ngày 12-6-1989 của Hội đồng Bộ trưởng vẻ giải quyết một số vấn đẻ cấp bách vẻ kinh tế - xã hội đối với các tỉnh miền núi phía Bắc; Quyết định số 44/HĐBT ngày 22-4- 1989 của Hội đồng Bộ trưởng về việc thu một phần học phí trong ngành giáo dục phổ thông và Thông tư liên Bộ Giáo dục - Tài chính số 16/TTLB ngày 14-

Trang 32

8-1989 hướng dẫn thực hiện thu chỉ quỹ học phí trong ngành phổ thông) [20 tr30]

Cần thực hiện đúng Thông tư liên Bộ Tài chính - Giáo dục số 07/TTLB ngày 27-2-1990 về hướng dẫn mức chỉ ngân sách giáo dục để mua bổ sung thường xuyên sách nghiệp vụ của giáo viên, sách tham khảo đọc thêm của giáo viên và học sinh

Can cứ vào thực tế, nhà trường có kế hoạch bổ sung các loại sách thật cụ thể để đảm bảo nhiệm vụ chính trị và yêu cẩu hoạt động của thư viện nhà

trường Không được sử dụng tiền mua sách vào bất kỳ việc gì khác Sở Giáo dục cần có biện pháp quản lý chặt chẽ và chỉ đạo chỉ tiêu thật đúng đắn các nguồn kinh phí của thư viện trường học [20, tr 31]

Ngày 26 tháng 7 năm 1990 Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục - Đào tạo đã kí Thông tư liên bộ số 30/TT-LB vẻ việc: “Hướng đản quản lí vối

đâu tre cho giáo dục phổ thông” Trong đó nói rõ: “ Trong tình hình ngân sách Nhà nước còn nhiều khó khăn cần dành tối thiểu từ 6% đến 10% tổng ngân sách chỉ sự nghiệp giáo dục phổ thông (Mầm non, phổ thông cấp I, II, II

sự nghiệp

và BTVH) hàng năm để mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học, sách giáo khoa và các thiết bị cho thư viện trường học nhằm tạo điều kiện nâng cao chất

lượng dạy và học cho nhà trường ” [20, tr49]

Để thực hiện Thông tư 30/TT-LB ngày 29 tháng 6 năm 1993 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có công văn số 3871/KHTV vẻ việc thực hiện mức kinh phí mua SGK và thiết bị trường học theo Thông tư Liên bộ số 30/TT-LB ngày

26/1/1990 của Bộ Tài chính và Bộ Giáo dục và Đào tạo

Công văn hướng dẫn vẻ định mức kinh phí mua sách và thiết bị trong Thong tu 30/TT-LB đã quy định từ 6% - 10% tổng ngân sách sự nghiệp Giáo dục và Đào tạo được phân bố sử dụng như sau:

- Tỉ lệ 1/3 tiền ngân sách nói trên được sử dụng để mua sách (mức tối

Trang 33

~ Tỉ lệ 2/3 tiền ngân sách nói trên được sử dụng để mua đồ dùng dạy học và trang thiết bị thư viện

Nội dung mua sách cần tập trung các loại sách sau:

- Sách nghiệp vụ của giáo viên (phương pháp giảng dạy, sách bài soạn, sách hướng dẫn giảng dạy, sách bài tập cho giáo viên)

- Sách giáo khoa phổ thông cho học sinh mượn theo chính sách, sách giáo khoa phổ thông cho học sinh thuê, giúp cho học sinh nghèo không có tiền mua đủ bộ sách (giá cho thuê bằng 1/2 giá tiền ngoài bìa cuốn sách), khoản thu được cân ghi chép đây đủ sổ

h kế toán của trường và dùng để mua sách tăng thêm quỹ sách của thư viện nhà trường

sách tra cứu chuyên môn nghiệp vụ (Từ điển Tiếng Việt, Từ điển

ngoại ngữ )

- Sách nâng cao kiến thức, tham khảo đọc thêm cho thầy giáo và học sinh, các giáo trình sư phạm đã được soạn theo chương trình cải tiến, thống nhất dùng chung, sách tự học ngoại ngữ

- Các báo và tạp chí của ngành và các loại sách báo cần thiết khác [20, wl]

Công văn cũng nêu rõ định mức kinh phí mua sách nên được tập trung thống nhất Sở Giáo dục và Đào tạo quản lí để: chỉ đạo mua sách, phân phối điều hoà chung toàn tỉnh, sao cho nhu cầu từng vùng thiếu sách loại nào được đáp ứng đúng loại đó và giúp đỡ những vùng khó khăn Công ty Sách và TBTH các tỉnh có trách nhiệm cung ứng đây đủ số lượng, chất lượng, loại sách theo đúng yêu câu chỉ đạo của Sở

Trang 34

Can cứ vào những văn bản hướng dẫn đó, Sở Giáo dục va Đào tạo Thanh Hoá tham mưu cho Uỷ ban nhân dân tỉnh Thanh Hoá, trích tiền từ ngân sách Nhà nước chỉ cho sự nghiệp Giáo dục, mua tài liệu bổ sung cho các thư viện trường phổ thông của tỉnh Tuy nhiên phân kinh phí này vẫn còn thiếu nhiều

so với quy định 1

.4 Hình thành các danh hiệu thư viện

Tại Quyết định số 01/2003/QĐ/BGD&ĐT có 3 mức đánh giá thư viện trường phổ thông, đó là: thư viện trường học đạt chuẩn, thư viện trường học

tiên tiến, thư viện trường học xuất sắ

Thư viện trường học đạt chuẩn: Là những thư viện đạt đây đủ 5 tiêu chuẩn Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận thư viện trường học đạt chuẩn cho các thư viện trường phổ thông của địa phương

Thư viện trường học tiên tiến: Là những thư viện đạt chuẩn và có những mật vượt trội ít nhất là từ 3 tiêu chuẩn trở lên Sở Giáo dục và Đào tạo cấp giấy chứng nhận thư viện trường học tiên tiến cho các thư viện trường phổ thông của địa phương

Thư viện trường học xuất sắc: Là những thư viện đạt tiên tiến và có những hoạt động đặc biệt xuất sắc, có hiệu quả cao, có sáng tạo được ngành và xã hội công nhận Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo Bộ Giáo dục và Đào tạo xem xét kiểm tra và cấp giấy chứng nhận thư viện trường học xuất sắc cho các

thư viện trường phổ thông của địa phương do Sở đẻ nghị Quy trình công nhận danh hiệu thư viện:

Trang 35

Phòng Giáo dục các quận (huyện) có trách nhiệm kiểm tra, xem xét đẻ nghị công nhận danh hiệu thư viện của trường tiểu học và trung học cơ sở để báo cáo Sở Giáo dục và Đào tạo thẩm định, công nhận

Hồ sơ đẻ nghị công nhận các danh hiệu thư viện trường tiểu học và trung học cơ sở do Phòng Giáo dục quận (huyện) báo cáo vẻ Sở, các trường

trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo báo cáo vẻ Sở vào thời điểm nhà trường tự nhận thấy

Sở Giáo dục và Đào tạo căn cứ hồ sơ để nghị của các Phòng Giáo dục i đạt các tiêu chuẩn theo quy định

quận (huyện) và các trường phổ thông trực thuộc Sở Giáo dục và Đào tạo, thẩm định hồ sơ và phối hợp kiểm tra, đánh giá, ra quyết định công nhận các danh hiệu thư viện trường học

Các danh hiệu thư viện là một trong những tiêu chuẩn để xét công nhận

các danh hiệu thi đua từng năm học cho mỗi trường học [18, tr.7]

Quy trình công nhận danh hiệu thư viện ở Thanh Hoá được tiến hành theo quy định của Bộ: Sở Giáo dục Đào tạo gửi Phiếu đánh giá thư viện trường học (được soạn theo QÐ 01 của Bộ Giáo dục và Đào tạo) đến các

Phòng Giáo dục và các trường trực thuộc Phòng Giáo dục sẽ triển khai xuống

các trường Căn cứ vào phiếu đánh giá, các nhà trường tự đánh giá, xếp loại thư viện trường mình sau đó đẻ nghị lên Phòng Giáo dục để được thẩm định Sau khi Phòng Giáo dục kiểm tra, đánh giá, nếu thấy đủ tiêu chuẩn sẽ có văn bản để nghị Sở vẻ kiểm tra và công nhận danh hiệu thư viện cho đơn vị

Trang 36

1.3.2 Xác định chiến lược phát triển giáo duc 2001- 2010 véi yeu cu phat

triển thư viện trường học

Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam (1992), Luật Giáo dục (1998), Báo cáo chính trị tại đại hội Đảng IX của Đảng (2001) và

Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2001 — 2010 đã chỉ rõ những quan điểm

chỉ đạo phát triển giáo dục nước ta Đó là:

Giáo dục là quốc sách hàng đâu Phát triển giáo dục là nên tảng, nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự nghiệp cơng nghiệp hố, hiện đại hoá, là yếu tố cơ bản để phát triển xã hội,

tăng trưởng kinh tế nhanh và bền vững

Xây dựng nên giáo dục có tính nhân dân, dân tộc, khoa học, hiện đại, theo định hướng xã hội chủ nghĩa, lấy chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh làm nên tảng Thực hiện công bằng xã hội trong giáo dục

Phát triển giáo dục phải gắn với nhu câu phát triển kinh tế - xã hội, tiến bộ khoa học - công nghệ, củng cố quốc phòng, an ninh, đảm bảo sự hợp lý về cơ cấu trình độ, cơ cấu ngành nghề, cơ cấu vùng miền, mở rộng quy mô trên cơ sở đảm bảo chất lượng và hiệu quả; kết hợp giữa đào tạo và sử dụng

Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân Xây dựng xã hội học tập, tạo điều kiện cho mọi người, ở mọi lứa tuổi, mọi trình độ được học thường xuyên, học suốt đời Nhà nước giữ vai trò chủ đạo trong phát triển

sự nghiệp giáo dục Đẩy mạnh xã hội hoá, khuyến khích, huy động và tạo điều

kiện để toàn xã hội tham gia phát triển giáo dục

Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 nêu rõ mục tiêu phát triển

giáo dục năm 2001 ~ 2010 là:

Trang 37

Uu tien nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, đặc biệt chú trọng nhân lực khoa học - công nghệ trình độ cao, cán bộ quản lý, kinh doanh giỏi và công nhân kĩ thuật lành nghẻ trực tiếp góp phần nâng cao sức cạnh tranh của nền kinh tế, đẩy nhanh tiến độ thực hiện phổ cập trung học cơ sở

Đổi mới mục tiêu, nội dung, phương pháp, chương trình giáo dục các cấp bậc học và tình độ đào tạo; phát triển đội ngũ nhà giáo đáp ứng yêu cầu

vừa tăng quy mô, vừa nâng cao chất lượng, hiệu quả và đổi mới phương pháp dạy - học; đổi mới quản lý giáo dục, tạo cơ sở pháp lý và phát huy nội lực phát

triển giáo dục

Để thực hiện các mục tiêu trên, Chiến lược phát triển giáo dục cũng đã

đưa ra các giải pháp phát triển giáo dục bao gồm 7 nhóm giải pháp lớn: Đổi mới mục tiêu, nội dung, chương trình giáo dục;

Phát triển đội ngũ nhà giáo, đổi mới phương pháp giáo dục; Đổi mới quản lý giáo dục;

Tiếp tục hoàn chỉnh cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân và phát triển

mạng lưới trường, lớp và các cơ sở giáo dục;

Tăng cường nguồn tài chính, cơ sở vật chất cho giáo dục; Đẩy mạnh xã hội hoá giáo dục;

Đẩy mạnh hợp tác quốc tế về giáo dục;

“Trong đó, đổi mới chương trình giáo dục, phát triển đội ngũ nhà giáo là các giải pháp trọng tâm: đổi mới quản lý giáo dục là khâu đột phá Các giải pháp phải được thực hiện đồng bộ nhằm đem đến hiệu quả thực sự

Chiến lược chỉ rõ: Cẩn tăng cường và hiện đại hoá trang thiết bị, phục vụ đổi mới chương trình, nội dung, phương pháp giáo dục Phấn đấu đến năm

2010 có 60% trường phổ thông được nối mạng Internet

Trang 38

Dựa trên tỉnh thần Chiến lược phát triển giáo dục 2001 - 2010 được ban hành kèm theo Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg ngày 28 tháng 12 năm 2001 của Thủ tướng Chính phủ, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá đã xây dựng đẻ

án tổng thể về xây dựng thư viện đến nãm 2015 Đề án đã đưa ra các mục tiêu,

chỉ tiêu cụ thể đó

phấn đấu đến 2010 tất cả các thư viện trường phổ thông

của Thanh Hoá có thư viện, trong đó có 30% thư viện đạt mức tiêu chuẩn, 10% thư viện đạt mức tiên tiến và 5% thư viện đạt mức xuất sắc trên tổng số trường; phấn đấu đến năm 2015 tất cả các thư viện trường phổ thông đều có giáo viên thư viện chuyên trách, có bằng cấp chuyên môn Đẻ án cũng xác định những công việc phải thực hiện trong từng thời kỳ, từng giai đoạn

1.4 Đặc điểm của hệ thống thư viện trường phổ thong

Nhiệm vụ của TVTH là phục vụ cho việc giảng dạy và học tập, góp phân tích cực vào việc nâng cao chất lượng giáo dục Hoạt động của thư viện các trường phổ thông phải gắn liên với chương trình, nội dung học tập của mỗi loại trường, mỗi cấp học, đồng thời gắn liễn với nội dung đào tạo con người mới - con người toàn diện, theo mục tiêu của cấp học, bậc học

Cũng giống như tất cả các thư viện trường phổ thông trên địa bàn toàn quốc, các thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

6 chung những đặc trưng vẻ tài liệu, đối tượng bạn đọc là các thây, cô giáo và các em học sinh, nhu cầu tin của bạn đọc trong thư viện trường phổ thông tương đối đồng nhất và các hoạt động của các thư viện trường phổ thông phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ dạy và học của nhà trường

1.4.1 Đặc trưng tài liệu

Trang 39

tài liệu ở các thư viện trường phổ thông chủ yếu vẫn là tài liệu truyền thống Ngoài sách, các thư viện trường phổ thông còn có các loại hình tài liệu khác như: báo, tạp chí, bang, dia giáo khoa, tranh ảnh, bản đồ

Để đáp ứng yêu cầu phục vụ cho nội dung hoạt động chủ yếu của nhà trường, tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh làm tốt nhiệm vụ nghiên cứu,

giảng dạy và học tập, kho sách của thư viện trường phổ thông được tổ chức thành 3 bộ phận cơ bản : Sách giáo khoa dùng chung của học sinh, sách nghiệp vụ của giáo viên và

ách tham khảo đọc thêm của toàn trường

Sở di kho sách thư viện trường phổ thông được tổ chức thành 3 bộ phận cơ bản khác nhau là để phục vụ sát đối tượng bạn đọc, tạo điều kiện cho bạn đọc sử dụng sách thuận lợi nhất Mặt khác vẻ xử lý kỹ thuật nghiệp vụ, tổ chức hoạt động của từng bộ phận sách có những yêu cầu khác nhau Nhất là bộ phận sách giáo khoa được hoạt động dưới nhiều hình thức: cho thuê, cho mượn, bán lẻ cho học sinh Việc xử lý nghiệp vụ bộ phận sách giáo khoa cũng khác so với việc xử lý nghiệp vụ hai bộ phận sách còn lại

Mỗi bộ phận sách được sắp xếp và vào sổ đăng ký riêng theo đúng lược qui định [ 20, tr.9] nhiệm vụ Những năm gân đây, số lượng tài liệu tăng lên rất nhiều trong các thư

viện trường phổ thông, đặc biệt là mảng sách giáo khoa Tổng số sách trong các thư viện trường phổ thông trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay là 3.722.871 ban

Sách giáo khoa là loại sách dành cho học sinh tự học tự nghiên cứu, dưới sự chỉ đạo của giáo viên Đối với giáo viên, sách giáo khoa là một loại công cụ cơ bản không thể thiếu được Một mặt nó xác định mức độ, khối

lượng kiến thức cần truyền thụ cho học s

nh, mặt khác nó có tác dụng gợi ý phương pháp giảng dạy và giáo dục mà không hạn chế sự sáng tạo trong hoạt động sư phạm, giúp giáo viên nâng cao hiệu suất giờ lên lớp, đồng thời tạo cơ

Trang 40

giáo khoa là loại sách chính thống có tính chất pháp quy do Bộ Giáo dục và Đào tạo duyệt và ấn hành [19, tr.8]

Sách giáo khoa chiếm một tỉ lệ rất lớn trong các thư viện trường phổ thơng ở Thanh Hố

Sách nghiệp vụ của giáo viên là loại sách phục vụ trực tiếp cho công tác giảng dạy và tự bồi dưỡng nâng cao trình độ của giáo viên, bao gồm: các sách

vẻ phương pháp giảng dạy, sách bài soạn, các loại sách bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, các tài liệu chỉ đạo của ngành Ngoài ra còn có các loại sách về khoa học giáo dục, tâm lý, kinh nghiệm giáo dục và dạy học tiên tiến, giáo trình của các trường sư phạm, giúp giáo viên tự bồi dưỡng nâng cao trình độ vươn lên đáp ứng những yêu cầu mới của sự nghiệp giáo dục [19, tr.8]

Đây là loại tài liệu chỉ phục vụ riêng cho đối tượng bạn đọc là giáo viên và nó cũng chính là công cụ của giáo viên giảng dạy Hiện nay sách giáo viên được Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hoá cấp cho các trường phổ thông tương đối đồng bộ và đầy đủ (bằng ngân sách Nhà nước) Mỗi giáo viên được trang bị một bộ (đối với giáo viên dạy cấp 1, đối với giáo viên dạy cấp 2, cấp 3 thì được cấp theo môn dạy), các thư viện trường phổ thông được cấp 3 bộ theo cấp học Bên cạnh đó, các tài liệu bồi dưỡng giáo viên theo từng chu kỳ, các tài liệu chỉ đạo của ngành cũng được Sở Giáo dục và Đào tạo cấp cho các thư viện trường phổ thông tương đối đây đủ Sách tham khảo đọc thêm là loại sách góp phân củng cố, mở rộng và dụng kích thích học sinh lòng say mê học tap , yeu khoa học, có ý thức vươn lên, tìm tồi sáng tạo nâng cao kiến thức cho giáo viên và học sinh Nó có trong học tập và lao động [19, trÐ]

Ngày đăng: 18/10/2022, 19:27

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN