Phần 2 của giáo trình Định giá tài sản tiếp tục cung cấp cho học viên những kiến thức về: phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp; quy trình đánh giá giá trị doanh nghiệp; tổ chức công tác định giá tài sản; quy trình định giá tài sản; hợp đồng định giá tài sản;... Mời các bạn cùng tham khảo!
Trang 1Chương 4: Phương phớp xóc định gió trị doanh nghiệp
Chương 4
PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ D0ANH NGHIỆP
4.1 GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP VÀ NHU CAU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
4.1.1 Giá trị doanh nghiệp
Doanh nghiệp là một tổ chức kinh tế được sự thừa nhận về mặt pháp luật trên một số tiêu chuẩn nhất định Pháp luật Việt Nam xác định: Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế có tên riêng, có tài
_gản, có trụ sở giao dịch ổn định, được đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật nhằm mục đích thực hiện liên tục một,
một số hoặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư, từ sản xuất đến tiêu thụ sản phẩm hoặc cung ứng dịch vụ trên thị trường
nhằm mục đích sinh lợi
Về mô hình tổ chức, doanh nghiệp bao gồm các loại: công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân, doanh nghiệp nhà nước
Trong cơ chế thị trường, doanh nghiệp là một loại tài sản,
có các nét đặc trưng:
se Giống như các hàng hoá thông thường khác, doanh nghiệp là đối tượng của các giao dịch: mua bán, hợp nhất, chia nhỏ Quá trình hình thành giá cả và giá trị đối với loại hàng hoá
đặc biệt này cũng chịu sự chi phối của các quy luật giá trị, quy
luật cung cầu, quy luật cạnh tranh s
Net
Trang 2GIAO TRINH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
øe Giống như BĐS: Mỗi doanh nghiệp là một tài sản duy
nhất Mỗi doanh nghiệp có quy mô và cơ cấu tài sản khác nhau, có
vị trí và trụ sở kinh doanh riêng biệt và độc lập, có cơ cấu quản trị và sự tác động của môi trường khác nhau Không có 2 doanh
nghiệp giống nhau hoàn toàn Việc so sánh giá trị của doanh nghiệp này với doanh nghiệp khác có tính chất tham chiếu
se Doanh nghiệp không không đơn giản là tập hợp của những tài sản vô tri vô giác, giá trị sử dụng của chúng bị giảm dần
theo thời gian Doanh nghiệp là tổ chức kinh tế, là một thực thể - hoạt động, có thể hoàn chỉnh và phát triển trong tương lai Sự
phát triển của doanh nghiệp tuỳ thuộc vào các mối quan hệ của
doanh nghiệp với môi trường Vì vậy, đánh giá về doanh nghiệp nói chung, đánh giá về giá trị doanh nghiệp nói riêng, đòi hỏi phải
xem xét tất cả các mối quan hệ bên trong và bên ngoài - đánh giá - doanh nghiệp về mặt tổ chức
e Nhà đầu tư sở hữu doanh nghiệp vì mục tiêu lợi nhuận Các tài sản cố định, tài sản lưu động, bộ máy kinh doanh là cách
thức, là phương tiện để đạt mục tiêu lợi nhuận Tiêu chuẩn để nhà
đầu tư đánh giá hiệu quả hoạt động, quyết định bỏ vốn và đánh
giá giá trị doanh nghiệp là các khoản thu nhập mà doanh nghiệp
có thể mang lại cho nhà đầu tư trong tương lai
Và vì vậy: Giá trị doanh nghiệp là sự biểu hiện bằng tiền về các khoản thu nhập mà doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư trong quá trình kinh doanh Các phương pháp định giá doanh
nghiệp phải được xây dựng dựa trên cơ sở:
+ Đánh giá giá trị các tài sản hữu hình và yếu tố tổ chức - các mối quan hệ
+ Đánh giá các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra cho nhà đầu tư
Trang 3
Chương 4: Phương phớp xóc định gió trị doanh nghiệp
4.1.9 Nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp
Trong nền kinh tế thị trường, nhu cầu đánh giá và xác
định giá trị đối với loại hàng hoá này là một đòi hỏi hoàn toàn tự
nhiên Trong điều hành kinh tế vĩ mô cũng như trong hoạt động quản trị kinh doanh luôn cần thiết thông tin về giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp là mối quan tâm của các pháp nhân và thể nhân có lợi ích liên quan, gắn bó trực tiếp đến các doanh
nghiệp được đánh giá Tổng kết lại, nhu cầu xác định giá trị doanh nghiệp được xuất phát từ các yêu cầu quản lý và các giao dịch:
- Định giá doanh nghiệp xuất phát từ yêu cầu của hogf động mua bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp Đây là loại giao dịch diễn ra có tính chất thường xuyên và phổ biến trong cơ chế thị trường, phản ánh nhu cầu về đầu tư trực tiếp vào SXKD, nhu cầu tài trợ cho sự tăng trưởng và phát triển bằng
các yếu tố bên ngoài, nhằm tăng cường khả năng tồn tại trong môi
trường tự do cạnh tranh Để thực hiện các giao dịch đó, đòi hỏi
phải có sự đánh giá trên một phạm vi rộng lớn các yếu tố tác động tới doanh nghiệp, trong đó, giá trị doanh nghiệp là một yếu tố có tính chất quyết định, là căn cứ trực tiếp để người ta thương thuyết
với nhau trong tiến trình giao dịch mua bán, sắp nhập, hợp nhất,
chia nhỏ doanh nghiệp
- Giá trị doanh nghiệp lờ loạt thông tin quan trong để các nha quan trị phân tích, đánh giá trước khi ra các quyết định uề
bình doanh uà tài chính có liên quan đến doanh nghiệp được đánh giá Nội dung cơ bản của quản trị tài chính doanh nghiệp, xét cho cùng là phải tăng được giá trị doanh nghiệp Giá trị doanh nghiệp là sự phản ánh năng lực tổng hợp, phản ánh khả
năng tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Vì vậy, căn cứ vào đây các nhà quản trị kinh doanh có thể thấy được khả năng cạnh
3
Trang 4GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN
tranh của doanh nghiệp mình, khả năng cạnh tranh của các
doanh nghiệp khác Theo đó, giá trị doanh nghiệp là một căn cứ
thích hợp, là cơ sở để đưa ra các quyết định về kinh doanh, về tài chính một cách đúng đắn
" Trong cách nhìn của các nhà đầu tư, của người cung cấp, thông tin uê giá trị doanh nghiệp cho người ta một sự đánh giá tổng quát uề uy tín kinh doanh, uê khả năng tài chính uò uị thế tín dụng để từ đó có cơ sở đưa ra các quyết định về đầu tư, tài trợ
hoặc có tiếp tục cấp tín dụng cho doanh nghiệp nữa hay không - Gia trị doanh nghiệp /è loại thông tin quan trọng trong
quan ly kinh té vi mô: Giá cả của các loại chứng khoán được quyết định bởi giá trị thực của doanh nghiệp có chứng khoán được trao
đổi, mua bán trên thị trường Vì vậy, trên phương diện quản lý
kinh tế vĩ mô, thông tin về giá trị doanh nghiệp là một căn cứ
quan trọng để các nhà hoạch định chính sách, các tổ chức, các hiệp hội kinh doanh chứng khoán đánh giá tính ổn định của thị trường, nhận dạng hiện tượng đầu cơ, thao túng thị trường, thâu tóm
quyền kiểm soát doanh nghiệp để từ đó có thể đưa ra các chính
sách điều tiết thị trường một cách phù hợp Ngoài ra, trong quá trình chuyển đổi cơ chế quản lý kinh tế, xác định giá trị doanh nghiệp còn là một bước đi quan trọng để các quốc gia tiến hành cải cách DNNN, như: cổ phần hoá, sáp nhập, hợp nhất hay § g1ao, bán, khoán và cho thuê
Có thể nói, các hoạt động quản lý và những giao dịch kinh tế thông thường trong cơ chế thị trường đã đặt ra yêu cầu cần
thiết phải xác định giá trị doanh nghiệp Đó có thể là những yêu
cầu có tính chất tình huống, cũng có thể là đòi hỏi có tính chất
thường nhật trong hoạt động SXKD Chúng là mối quan tâm của 3
loại chủ thể, đó là: Nhà nước, nhà đầu tư và nhà quản trị doanh
Trang 5
Chuong 4: Phuong phdp xae dinh gid tri doanh nghiép
nghiệp Định giá doanh nghiệp, vì vậy là một đòi hỏi tất yếu đối với các quốc gia muốn xây dựng và phát triển kinh tế theo cơ chế
thị trường
4.9 CÁC YẾU TỐ TÁC ĐỘNG TỚI GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Giá trị doanh nghiệp được đo lường bằng thu nhập mà
doanh nghiệp mang lại cho nhà đầu tư Nhưng doanh nghiệp có thể tạo ra thu nhập hay không và độ lớn của thu nhập ở mức độ nào lại tuỳ thuộc vào tất cả các yếu tố, như: vốn liếng, tài sản, kỹ thuật, vị trí và khả năng thích ứng của nó với các yếu tố môi trường bên ngoài Khái quát lại các yếu tố tác động đến giá trị doanh nghiệp, bao gồm:
4.9.1 Các yếu tố thuộc về môi trường kinh doanh Môi trường kinh doanh là yếu tố ảnh hưởng có tính khách quan, về cơ bản chúng vượt khỏi tầm kiểm soát của doanh nghiệp
Để tổn tại và phát triển được, cũng giống như trong khoa học tự nhiên, doanh nghiệp phải tìm cách thích nghi với môi trường
Môi trường kinh doanh được chia thành hai loại:
4.9.1.1 Môi trường binh doanh tổng quát
Thuộc về môi trường kinh doanh tổng quát, có: môi trường
kinh tế, môi trường chính trị, mơi trường văn hố - xã hội và môi
trường kỹ thuật
* Môi trường kinh tế
Doanh nghiệp bao giờ cũng tồn tại trong một bối cảnh kinh tế cụ thể Bối cảnh kinh tế đó được nhìn nhận thông qua hàng loạt các chỉ tiêu kinh tế vĩ mô như: tốc độ tăng trưởng kinh tế, chỉ số giá cả, tỷ giá ngoại tệ, tỷ suất đầu tư, các chỉ số trên thị trường
Trang 6GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN
chứng khoán Mặc dù môi trường kinh tế mang tính chất như yếu tế khách quan nhưng ảnh hưởng của chúng tới giá trị doanh nghiệp lại là sự tác động trực tiếp
Mỗi sự thay đổi nhỏ của yếu tố này bao giờ cũng ảnh hưởng tới sự đánh giá về doanh nghiệp: nền kinh tế luôn tăng trưởng với tốc độ cao, phản ánh nhu cầu đầu tư và tiêu dùng ngày càng lớn Chỉ số giá chứng khoán phản ánh đúng quan hệ cung cầu, đồng
tiền ổn định, tỷ giá và lãi suất có tính kích thích đầu tư sẽ trở
thành cơ hội tốt cho doanh nghiệp mở rộng quy mô SXKD Ngược
lại, sự suy thoái kinh tế, giá chứng khoán ảo, lạm phát phi mã là biểu hiện môi trường tổn tại của doanh nghiệp đang bị lung lay
tận gốc Mọi sự đánh giá về doanh nghiệp, trong đó có giá trị doanh nghiệp sẽ bị đảo lộn hoàn toàn
* Môi trường chính trị
Sản xuất kinh doanh chỉ có thể ổn định và phát triển trong môi trường có sự ổn định về chính trị ở mức độ nhất định Chiến tranh sắc tộc, tôn giáo, sự lộng hành của Mañia và những yếu tố trật tự an toàn xã hội khác bao giờ cũng tác động xấu đến mọi mặt đời sống xã hội chứ không riêng gì với SXKD
Các yếu tố của môi trường chính trị có sự gắn bó chặt chẽ,
tác động trực tiếp đến SXKD bao gồm:
- Tính đầy đủ, đồng bộ, rõ ràng và chi tiết của hệ thống
luật pháp
- Quan điểm tư tưởng của Nhà nước đối với SXKD thông qua hệ thống các văn bản pháp quy, như: Quan điểm bảo vệ sản xuất, đầu tư, tiêu dùng thể hiện trong luật thuế, luật cạnh tranh, luật sở hữu trí tuệ
Trang 7
Chương 4: Phương phớp xóc định gió trị doanh nghiệp
- Năng lực hành pháp của Chính phủ và ý thức chấp hành
pháp luật của các công dân và các tổ chức sản xuất: Pháp luật đã
ban hành nhưng không trở thành hiện thực, tệ nạn buôn lậu, trốn thuế, hàng giả nhái lại nhãn mác tràn lan là biểu hiện một môi trường chính trị gây bất lợi cho sản xuất
Có thể thấy rằng, cũng như môi trường binh tế, môi trường
chính trị có uai trò như những điều biện thiết yếu, tốt thiểu để doanh nghiệp có thể hoạt động Và do vậy, đánh giá về doanh nghiệp bao giờ cũng phải nhìn nhận trước hết từ các yếu tố này
* Môi trường văn hoá - xã hội
- Mơi trường văn hố được đặc trưng bởi những quan niệm, những hệ tư tưởng của cộng đồng về lối sống, đạo đức Thể hiện trong quan niệm về "chân, thiện, mỹ" - quan niệm về nhân cách,
văn minh xã hội, thể hiện trong tập quán sinh hoạt và tiêu dùng Đó được gọi là những giá trị văn hoá
- Môi trường xã hội thể hiện ở số lượng và cơ cấu dân cư,
giới tính, độ tuổi, mật độ, sự gia tăng dân số, thu nhập bình quân
đầu người và hàng loạt các vấn đề mới nảy sinh như ô nhiễm môi
trường, tài nguyên cạn kiệt
SXKD có mục tiêu xuyên suốt là lợi nhuận cũng không thể
tách rời mơi trường văn hố - xã hội Trên phương diện xã hội,
doanh nghiệp ra đời là để đáp ứng những đòi hỏi ngày càng cao trong đời sống uật chất uù tỉnh thần của cộng đồng nơi doanh nghiệp hoạt động Chính vi thế, đánh giá uê doanh nghiệp không thể bỏ qua những yếu tố, những đòi hỏi búc xúc của môi trường Uuăn hoó - xã hội trong hiện tại mà còn phỏi thực hiện dự báo được sự ảnh hưởng của yếu tố này đến SXKD của doanh nghiệp trong
tương lai
Trang 8
GIAO TRINH BINH GIA TAI SAN * Môi trường khoa học - công nghệ
Sự tác động của kỹ thuật - công nghệ đang làm thay đổi
một cách căn bản các điều kiện về quy trình công nghệ và phương thức tổ chức SXKD trong các doanh nghiệp Sản phẩm sản xuất ra ngày càng đa dạng, phong phú, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao
trong đời sống vật chất và tỉnh thần Hàm lượng tri thức có khuynh hướng chiếm ưu thế tuyệt đối trong giá bán sản phẩm
Trên bình diện xã hội, đó là những bước tiến nhảy vọt của nền văn minh nhân loại Song, ở góc độ doanh nghiệp, đó không chỉ là cơ hội mà còn là thách thức đối với sự tồn tại của mỗi doanh nghiệp Sự thiếu nhạy bén trong việc chiếm lĩnh những thành tựu
khoa học mới nhất có thể là nguyên nhân đưa doanh nghiệp mau
chóng đến chỗ phá sản Chính vì lẽ đó, khi đánh giá về doanh nghiệp, đòi hỏi phải chỉ ra mức độ tác động của môi trường này đến SXKD và khả năng thích ứng của doanh nghiệp trước những bước phát triển mới của khoa học và công nghệ
4.9.1.9 Môi trường đặc thù
So với môi trường tổng quát, môi trường đặc thù bao gồm các yếu tố tác động đến doanh nghiệp mang tính trực tiếp và rõ
rệt hơn Hơn nữa, với các yếu tố này, doanh nghiệp còn có thể kiểm soát chúng ở một mức độ nhất định Thuộc môi trường đặc
thù có các yếu tố về khách hàng, nhà cung cấp, các hãng cạnh
tranh và các cơ quan Nhà nước
* Quan hệ doanh nghiệp với khách hàng
Thị trường là yếu tố quyết định đến đầu ra đối với sản phẩm
của doanh nghiệp Thị trường đối với doanh nghiệp thể hiện bằng
yếu tố khách hàng Khách hàng của doanh nghiệp có thể là các cá
nhân, các doanh nghiệp khác hoặc Nhà nước Họ có thể là khách hàng hiện tại nhưng cũng có thể là khách hàng trong tương lai
Trang 9
Chương 4: Phương phdp xóc định gió trị doanh nghiệp
Thông thường khách hàng sẽ chi phối hoạt động của doanh
nghiệp Nhưng cũng có những trường hợp khách hàng lại bị lệ
thuộc vào khả năng cung cấp của doanh nghiệp Do vậy, muốn đánh giá đúng khả năng phát triển, mở rộng SXKD của doanh nghiệp, cần phải xác định tính chất, mức độ bền vững và uy tín của doanh nghiệp trong quan hệ với khách hàng Ủy tín tốt của
doanh nghiệp với khách hàng có được không phải một sớm một
chiều và do nhiều yếu tố hình thành Song để đánh giá chúng
người ta thường kể đến: Sự trung thành và thái độ của khách
hàng, số lượng và chất lượng khách hàng, tiếng tăm và các mối
quan hệ tốt và khả năng phát triển các mối quan hệ đó với họ Tuy
nhiên, căn cứ có sức thuyết phục cao nhất cho sự đánh giá đó là ở thị phần hiện tại, thị phần tương lai, doanh số bán ra và tốc độ
tiến triển của các chỉ tiêu đó qua các thời kỳ kinh doanh khác
nhau của doanh nghiệp
* Quan hệ doanh nghiệp với nhà cung cấp
Doanh nghiệp thường phải trông đợi sự cung cấp từ phía
bên ngồi các loại hàng hố, nguyên vật liệu, các dịch vụ điện,
nước, thông tin, tư vấn Tính ổn định của nguồn cung cấp có ý nghĩa quan trọng, đảm bảo cho sản xuất và tiêu thụ được thực
hiện theo yêu cầu mà doanh nghiệp định ra
Trong quan hệ với nhà cung cấp, doanh nghiệp đóng vai
trò như một "thượng đế" Tuy nhiên, có thể do tính chất khan hiếm vật tư đầu vào, do số lượng nhà cung cấp không đủ lớn, do sự câu kết giữa họ với nhau, do mua với số lượng nhỏ hoặc do các nguyên nhân khác mà trong nhiều trường hợp "thượng đế" cũng có thể bị sai khiến Từ đó, đánh giá khả năng đáp ứng các yếu tố đầu vào đảm bảo cho SXKD có thể ổn định phải xem xét đến: Sự phong phú của các nguồn cung cấp, số lượng, chủng loại các nguyên liệu
Trang 10GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TÀI SẢN
có thể thay thế được cho nhau, khả năng đáp ứng lâu dài cho
doanh nghiệp rồi mới kể đến tính kịp thời, chất lượng và giá cả
9 n
san phẩm
* Các hãng cạnh tranh
Được sự ủng hộ từ phía Nhà nước trong hầu hết các lĩnh vực kinh tế, mức độ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp trên thị trường trong nước và quốc tế ngày càng trở nên quyết liệt hơn Sự
quyết liệt trong môi trường cạnh tranh được coi là mối nguy cơ
trực tiếp đến sự tổn tại của doanh nghiệp Do đó, đánh giá năng
lực cạnh tranh, ngoài việc xem xét trên 3 tiêu chuẩn: Giá cả, chất
lượng sản phẩm và dịch vụ hậu thương mại còn phải xác định
được số lượng doanh nghiệp tham gia cạnh tranh, năng lực thực
sự và thế mạnh của họ là gì Đồng thời, phải chỉ ra được những yếu tố và những mầm mống có thể làm xuất hiện các đối thủ mới Có như thế mới kết luận được đúng đắn về vị thế và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp trên thị trường
* Các cở quan Nhà nước
Trong cơ chế thị trường, về cơ bản doanh nghiệp được
quyền chủ động hoàn toàn đối với SXKD Tuy nhiên, sự hoạt động của doanh nghiệp luôn phải được đặt dưới sự kiểm tra, giám sát của các cơ quan Nhà nước như: Cơ quan thuế, cơ quan thanh tra, các tổ chức cơng đồn Các tổ chức này có bổn phận kiểm tra,
giám sát, đảm bảo cho sự hoạt động của doanh nghiệp không vượt ra khỏi những quy ước xã hội thể hiện trong luật thuế, luật môi
trường, luật cạnh tranh, luật lao động
Doanh nghiệp có quan hệ tốt đẹp với các tổ chức đó thường là những doanh nghiệp thực hiện tốt nghĩa vụ của mình đối với xã hội, như nộp thuế đầy đủ, đúng hạn, chấp hành tốt luật lao động,
Trang 11Chương 4: Phương phóp xóớc định gió trị doanh nghiệp
quan tâm giải quyết vấn để môi trường sinh thái Đó cũng
thường là biểu hiện của những doanh nghiệp có tiềm lực tài chính vững mạnh, lợi nhuận thu được không phải bằng cách buôn lậu,
trốn thuế, làm hàng giả v.v Vì vậy, xác định sự tác động của yếu tố môi trường đặc thù đến SXKD của doanh nghiệp còn cần phải
xem xét chất lượng và thực trạng của mối quan hệ giữa doanh
nghiệp với các tổ chức đó trong những khoảng thời gian nhất định 4.2.9 Các yếu tố thuộc về nội tại doanh nghiệp 4.2.9.1 Hiện trạng uề tài sản trong doanh nghiệp
Khi xác định giá trị doanh nghiệp, bao giờ người ta cũng
quan tâm ngay đến hiện trạng tài sản của doanh nghiệp, vì hai lý
do chủ yếu: |
- Thứ nhất: Tài sản của một doanh nghiệp là biểu hiện của
yếu tố vật chất cần thiết, tối thiểu đối với quá trình SXKD Số lượng, chất lượng, trình độ kỹ thuật và tính đồng bộ của các loại tài sản là yếu tố quyết định đến số lượng và chất lượng sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra Tức là khả năng cạnh tranh và khả
năng thu lợi nhuận của doanh nghiệp phụ thuộc một cách trực
tiếp và có tính chất quyết định vào yếu tố này
- Thứ hai: GIÁ trị các tài sản của doanh nghiệp được coi là
một căn cứ và là một sự đảm bảo rõ ràng nhất về giá trị doanh
nghiệp Vì thay cho việc dự báo các khoản thu nhập tiểm năng thì
người sở hữu có thể bán chúng bất cứ lúc nào để nhận về một khoản thu nhập từ những tài sản đó
Xuất phát từ hai lý do chủ yếu này mà trong thực tế, khi
vận dụng các phương pháp, người ta thường đánh giá cao các
phương pháp có liên quan trực tiếp đến việc xác định giá trị tài
sản của doanh nghiệp Sa
Trang 12
GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIA TAI SAN
4.2.2.2 Vi tri kinh doanh
- Vị trí kinh doanh có ý nghĩa quan trọng đối với SXKD Vi trí kinh doanh được đặc trưng bởi các yếu tố như địa điểm, diện
tích của doanh nghiệp và các ch nhánh thuộc doanh nghiệp, yếu
tố địa hình, thời tiết
- Một doanh nghiệp, nhất là doanh nghiệp hoạt động trong
lnh vực thương mại, dịch vụ, được đặt gần đô thị, các nơi đông
dân cư, các trung tâm buôn bán lớn và các đầu mối giao thông
quan trọng có thể đem lại rất nhiều lợi thế cho doanh nghiệp Với vị trí thuận lợi, doanh nghiệp có thể giảm được nhiều khoản mục chi phi chu yếu, như: Chi phí vận chuyển, bảo quản, chi phí lưu
kho, chi phí giao dịch Đồng thời, doanh nghiệp có những thuận
lợi lớn để tiếp cận và nắm bắt nhanh chóng nhu cầu, thị hiếu của thị trường, thực hiện tốt các dịch vụ hậu thương mại Tuy nhiên
với vị trí đó, cũng có thể kéo theo sự gia tăng một số khoản chi phí
như chi phí thuê văn phòng giao dịch, thuê lao động và một số -: khoản chi phí tăng thêm bởi có những yêu cầu khắt khe hơn của Nhà nước đối với việc xử lý ô nhiễm môi trường v.v
Những thuận lợi và bất lợi cơ bản của yếu tế vi trí đối với SXKD là lý do chủ yếu giải thích sự chênh lệch về giá cả đất đai, giá thuê nhà giữa các khu vực với nhau Và cũng chính vì thế, khi nói về yếu tố lợi thế thương mại người ta thường trước hết đề cập đến yếu tố vị trí Trong thực tế, do sự khác nhau về vị trí kinh doanh mà có sự chênh lệch rất lớn khi đánh giá về giá trị doanh nghiệp Vì vậy, vị
trí kinh doanh cần được coi là một trong các yếu tố quan trọng hàng đầu khi đưa ra phân tích, đánh giá giá trị doanh nghiệp
4.2.2.3 Ủy tín hính doanh
Ủy tín kinh doanh là sự đánh giá của khách hàng về sản
phẩm của doanh nghiệp, nhưng nó lại được hình thành bởi nhiều
Trang 13
Chương 4: Phương phớp xóc định gid tri doanh nghiép
yếu tố khác nhau từ bên trong doanh nghiệp, như: Do chất lượng sản phẩm cao, do trình độ và năng lực quản trị kinh doanh giỏi, do thái độ phục vụ tận tình của nhân viên
Trong thực tế, có những doanh nghiệp trong nước có thể
sản xuất những mặt hàng có chất lượng không thua kém hàng nước ngồi nhưng khơng thể bán với giá cao như mặt hàng đó, bởi
-_ chưa gây dựng được uy tín với khách hàng
Như vậy, có thể thấy rằng, khi sản phẩm của doanh nghiệp
đã được đánh giá cao trong con mắt của khách hàng, thì uy tín trở thành một tài sản thực sự, chúng có giá và người ta gọi đó là giá trị của nhãn mác Trong nền kinh tế thị trường, người ta có thể mua bán quyền dán nhãn mác sản phẩm, quyền dán nhãn mác nhiều khi được đánh giá rất cao Chính vì thế, uy tín của doanh nghiệp được đông đảo các nhà kinh tế thừa nhận là một yếu tố
quan trọng góp phần làm nên giá trị doanh nghiệp
4.9.9.4 Trình độ kỹ thuật uò tay nghề người lao động Chất lượng sản phẩm của doanh nghiệp, một mặt phụ thuộc trình độ kỹ thuật công nghệ của máy móc thiết bị Mặt khác, phụ thuộc vào trình độ kỹ thuật và tay nghề người lao động
Trình độ kỹ thuật và sự lành nghề của người lao động không chỉ có ý nghĩa quan trọng đối với việc nâng cao chất lượng sản phẩm mà còn có thể làm giảm chi phí SXKD do việc sử dụng hợp lý nguyên nhiên vật liệu trong quá trình sản xuất, giảm được chi phí đào tạo, bổi dưỡng, từ đó, góp phần nâng cao thu
nhập cho doanh nghiệp
Đánh giá về trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động không chỉ xem ở bằng cấp, bậc thợ và số lượng lao động đạt
được các tiêu chuẩn đó mà quan trọng hơn, trong điều kiện hiện
Trang 14GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN
nay, còn cần phải xem xét hàm lượng tri thức có trong mỗi sản phẩm mà doanh nghiệp sản xuất ra Với ý nghĩa như thế, khi đánh giá khả năng tổn tại và phát triển, khả năng sáng tạo ra lợi nhuận, cần thiết phải xét đến trình độ kỹ thuật và tay nghề của người lao động, coi chúng như một yếu tố nội tại quyết định đến
giá trị của doanh nghiệp
4.2.2.5 Nang luc quan tri bình doanh
Trong điều kiện ngày nay, một doanh nghiệp muốn tổn |
tại và phát triển lâu dài phải có một bộ máy quản lý SXKD đủ
mạnh giúp cho nó có khả năng sử dụng một cách tốt nhất các nguồn lực cho quá trình sản xuất, biết tận dụng mọi tiểm năng và cơ hội nảy sinh, ứng phó một cách linh hoạt với những biến động của môi trường Vì lý do đó, năng lực quản trị kinh doanh luôn được nhắc tới như một yếu tố đặc biệt quan trọng tác động
tới giá trị doanh nghiệp
Quản trị kinh doanh là một khái niệm rộng lớn Năng lực quản trị kinh doanh của một doanh nghiệp cần được đánh giá theo các nội dung cơ bản của hoạt động quản trị, bao gồm sự đánh giá về khả năng hoạch định chiến lược, chiến thuật, trình độ tổ chức bộ máy quản lý, năng lực quản trị các yếu tố đầu vào và đầu ra của quá trình sản xuất, khả năng quản trị nguồn nhân lực v.v
Năng lực quản trị kinh doanh là một yếu tố định tính nhiều
hơn là định lượng Vì vậy, khi đánh giá cần phải xem xét chúng
dưới sự tác động của môi trường Ngoài ra, năng lực quản trị kinh
doanh tổng hợp còn được thể hiện thông qua hệ thống các chỉ tiêu tài chính doanh nghiệp Do đó, thực hiện phân tích một cách toàn diện tình hình tài chính trong những năm gần với thời điểm đánh giá cũng có thể cho phép rút ra những kết luận quan trọng về năng
lực quản trị và sự tác động của nó đến giá trị doanh nghiệp
Trang 15
Chương 4: Phương phớp xóc định gió trị doanh nghiép
Tom lai:
Giá trị doanh nghiệp chịu sự tác động của nhiều yếu tố, bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài Các yếu tố đã nêu là cơ sở để xây dựng và lựa chọn các tiêu chí cần thiết cho việc đánh x ` ~ a a 4 A “ ` A “ * * giá, là căn cứ để các bên có liên quan thảo luận, xác định phạm vì ` z aa A 2 z Aa ^“ ^ é -A? n và đánh giá một cách có hệ thống về từng điểm mạnh, điểm yêu ° A
cua doanh nghiép
Với các yếu tố được xác định về mặt định tính, để ước lượng
mức độ tác động - chuyển đổi chúng thành tiền, thẩm định viên phải sử dụng: phương pháp chuyên gia, xếp hạng cho điểm Đó
cũng là một trong những lý do chính giải thích sự chênh lệch rất lớn về kết quả đánh giá giữa các chuyên gia kinh tế với nhau, là lý
do giải thích sự phức tạp trong việc xác định giá trị doanh nghiệp
4.8 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHỦ YÊU XÁC ĐỊNH GIÁ TRỊ DOANH NGHIỆP
Khái niệm về xác định giá trị doanh nghiệp xây dựng dựa
a 2 A ` a
trên các luận điểm:
- Thứ nhất: Giá trị doanh nghiệp là một khái niệm cơ bản khác với giá bán doanh nghiệp trên thị trường Giá trị doanh
nghiệp được đo bằng độ lớn của các khoẩn thu nhập mà doanh
nghiệp đem lại cho nhà đầu tư Giá bán doanh nghiệp là mức giá
được hình thành trên thị trường, nó còn chịu sự tác động của các yếu tố cung, cầu “hàng hoá doanh nghiệp”, và cung cầu về tiền tệ
trên thị trường Nó có thể có khoảng cách rất xa so với đánh giá
của các chuyên gia kinh tế và các nhà đầu tư Việc quản lý thị trường “mua bán doanh nghiệp” không tốt, có thể dẫn đến tình trạng giá bán doanh nghiệp là giá ảo, đó là mức giá hình thành do yếu tế đầu co, phan ánh không đúng thu nhập thực mà doanh
Trang 16GIÁO TRÌNH ĐỊNH GIÁ TAI SAN
nghiệp có khả năng tạo ra cho chủ sở hữu và các nhà đầu tư khác có vốn trong doanh nghiệp
- Thứ hai: Giá trị doanh nghiệp chỉ đơn giản là một khái
niệm được các nhà đầu tư, các chuyên gia sử dụng trong việc đánh
giá tổng thể các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể đưa lại Giá trị doanh nghiệp vẫn tổn tại ngay cả khi không có việc mua
bán và chuyển nhượng Giá trị doanh nghiệp chịu ảnh hưởng của rất nhiều yếu tố Trong đó có nhiều yếu tố khách quan, thường
xuyên thay đổi và rất khó định lượng Việc định lượng các yếu tố
nhiều khi phải ấn định một cách chủ quan Do vậy, cần phải có _ các chuyên gia về thẩm định giá trị Yêu cầu về khả năng của
chuyên gia là rất cao: bên cạnh chuyên môn, kinh nghiệm, sự nhạy cảm nghề nghiệp còn phải có đạo đức nhằm đảm bảo tính
trung thực, vô tư, khách quan, thì mới cho kết quả hợp lý
- Thứ ba: Xác định giá trị doanh nghiệp không đơn giản chỉ để mua, bán, sáp nhập, hợp nhất hoặc chia nhỏ doanh nghiệp
mà còn nhằm phục vụ cho nhiều hoạt động giao dịch kinh tế khác, như: xác định vị thế tín dụng, cung cấp thông tin cho hoạt
động quản lý kinh tế vĩ mô, cho hoạch định chiến lược trong
doanh nghiệp |
Vì uậy, có thể nói xác định giá trị doanh nghiệp là sự ước tính uới độ tin cậy cao nhất các khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể tạo ra trong quá trình SXRD, làm cơ sở cho các hoợt động
giao dịch thông thường của thị trường
4.3.1 Phương pháp giá trị tài sản thuần
Phương pháp giá trị tài sản thuần còn gọi là phương pháp giá trị nội tại hay mô hình định giá tài sản, được xây dựng dựa
trên quan điểm:
Trang 17
Chương 4: Phương phớp xóc định gió trị doanh nghiệp
- Việc mua bán doanh nghiệp về cơ bản giống như mua bán các hàng hố thơng thường
- Đự hoạt động của doanh nghiệp bao giờ cũng được tiến hành trên cơ sở một lượng tài sản có thực Những tài sản đó là sự
hiện diện rõ ràng và cụ thể về sự tổn tại của doanh nghiệp, chúng
cấu thành thực thể của doanh nghiệp
- Tài sản của doanh nghiệp được hình thành bởi sự tài trợ vốn của các nhà đầu tư ngay khi thành lập doanh nghiệp và còn có
thể được bổ sung trong quá trình phát triển SXKD Cơ cấu nguồn
tài trợ để hình thành tài sản là sự khẳng định và thừa nhận về mặt pháp lý các quyền sở hữu và lợi ích của các nhà đầu tư đối với số tài sản đó
Chính vì vậy, giá trị của doanh nghiệp được tính bằng tổng
giá trị thị trường của số tài sản mà doanh nghiệp hiện đang sử
dung vao SXKD |
* Phuong phap xac dinh
Tổng giá trị tài sản trong doanh nghiệp thường không chỉ
thuộc về người chủ sở hữu doanh nghiệp mà chúng còn được hình
thành trên các trái quyền khác, như: các trái chủ cho doanh
nghiệp vay vốn, tiền lương chưa đến kỳ hạn trả, thuế chưa đến kỳ hạn nộp, các khoản ứng trước của khách hàng, các khoản bán chịu của nhà cung cấp, các tài sản đi thuê Do vậy, mặc dù giá
trị doanh nghiệp được coi là tổng giá trị các tài sản cấu thành doanh nghiệp, nhưng để thực hiện một giao dịch mua bán doanh
nghiệp, người ta phải xác định giá trị tài sản thuần - thuộc chủ
Trang 18GIÁO TRINH DINH GIA TAI SAN - Trong do:
_Vạ; giá trị tài sản thuần thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp
Vạ: tổng giá trị tài sản mà doanh nghiệp đang sử dụng
vao SXKD
Vy: giá trị các khoản ng
| Dựa theo công thức (1.1) người ta suy diễn ra hai cách tính cụ thể về giá trị tài sản thuần (V,) như sau:
- Cách thứ nhất: Dựa vào số liệu về tài sản và cơ cấu nguồn vốn phản ánh trên bảng cân đối kế toán tại thời điểm đánh giá để xác định bằng cách: lấy tổng giá trị tài sản phản ánh ở phần tài sản trừ đi các khoản nợ phải trả bên nguồn vốn
+ Đây là một cách tính toán đơn giản, dễ dàng Nếu như việc ghi chép phản ánh đầy đủ các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, doanh nghiệp chấp hành tốt các quy định của chế độ kế toán thì giá trị tài sản thuần tính toán được sẽ là số liệu có độ tin cậy về số vốn theo số sách của chủ sở hữu đang được huy động vào SXKD Nó chỉ ra mức độ độc lập về mặt tài chính, khả năng tự chủ trong điều hành SXKD của chủ doanh nghiệp, là căn cứ thích hợp để các nhà tài trợ đánh giá khả năng an toàn của đồng vốn đầu tư, đánh giá vị thế tín dụng của doanh nghiệp
+ Mặc dù người ta có thể đánh giá giá trị doanh nghiệp theo nhiều cách khác nhau Song, theo cách này nó cũng minh
chứng cho các bên liên quan thấy được rằng: đầu tư vào doanh
nghiệp luôn luôn được đảm bảo bằng giá trị của các tài sản hiện có trong doanh nghiệp, chứ không phải bằng cái "có thể" như nhiều
phương pháp khác 7
Tuy nhiên, giá trị doanh nghiệp xác định theo phương
pháp này cũng chỉ là những thông tin, số liệu mang tính lịch sử có
Trang 19Chuong 4: Phuong phdip xde dinh gid tri doanh nghiép
tính chất tham khảo trong quá trình vận dụng các phương pháp khác nhằm định ra giá trị doanh nghiệp một cách sát đúng hơn
- Cách thứ hai: Xác định giá trị tài sản thuần theo giá thị
trường s
Ngay cả khi doanh nghiệp thực hiện tốt chế độ kế toán do Nhà nước quy định thì số liệu trên bảng cân đối kế toán được lập
vào một thời điểm nào đó cũng không phản ánh đúng giá trị
trường của toàn bộ số tài sản trong doanh nghiệp, vì các lý do sau: + Toàn bộ giá trị của các tài sản phản ánh trên bảng cân
đối kế toán là những số liệu được tập hợp từ các số kế toán, các
bảng kê Các số liệu này phản ánh trung thực các chi phí phát sinh tại thời điểm xảy ra các nghiệp vụ kinh tế trong quá khứ của
niên độ kế toán Đó là những chi phí mang tính lịch sử, không còn phù hợp ở thời điểm định giá doanh nghiệp, ngay cả khi không có lạm phát
+ Giá trị còn lại của TSCĐ phản ánh trên sổ kế toán cao hay thấp phụ thuộc vào việc doanh nghiệp sử dụng phương phấp khấu hao nào, phụ thuộc vào thời điểm mà doanh nghiệp xác định: nguyên giá và sự lựa chọn tuổi thọ kinh tế cua TSCD Vi vay, gia trị TSCĐ phản ánh trên sổ kế tốn thường khơng phù hợp với giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
+ Trị giá hàng hoá, vật tư, công cụ lao động tổn kho hoặc đang dùng trong sản xuất, một mặt phụ thuộc vào cách sử dụng giá hạch toán là giá mua đầu kỳ, cuối kỳ hay giá thực tế bình
quân Mặt khác, còn phụ thuộc vào sự lựa chọn các tiêu thức phân bổ chi phí khác nhau cho số hàng hoá dự trữ Do vậy, số liệu kế toán phản ánh giá trị của loại tài sản đó cũng được còi là không có đủ độ tin cậy ở thời điểm đánh giá doanh nghiệp ˆ
Trang 20
GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN
Đó là những lý do cơ bản giải thích: vì sao trị giá tai san phản ánh trên bảng cân đối kế toán chỉ được coi là tài liệu tham
khảo trong quá trình đánh giá lại toàn bộ tài sản theo giá thị trường tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp
Để xác định giá trị tài sản theo giá thị trường, trước hết cần loại ra khỏi danh mục đánh giá những tài sản không cần
thiết và không có khả năng đáp ứng các yêu cầu của SXKD Sau đó tiến hành đánh giá số tài sản còn lại trên nguyên tắc sử dụng
giá thị trường để tính cho từng tài sản hoặc từng loại tài sản cụ
thể, như sau: |
+ Đối với TSCĐ và TSLĐ là hiện vật thì đánh giá theo giá
thị trường nếu trên thị trường hiện đang có bán những tài sản như vậy Trong thực tế, thường không tổn tại thị trường TSCĐ cũ, đã qua sử dụng ở nhiều mức độ khác nhau Khi đó, người ta dựa theo công dụng hay khả năng phục vụ sản xuất của tài sản để áp dụng một tỷ lệ khấu trừ trên giá trị của một TSCĐ mới
Đối với những TSCĐ không còn tổn tại trên thị trường thì
người ta áp dụng một hệ số quy đổi so với những TSCĐ khác loại nhưng có tính năng tương đương
+ Các tài sản bằng tiền được xác định bằng cách kiểm quỹ,
đối chiếu số dư trên tài khoản Nếu là ngoại tệ sẽ được quy đổi về
đồng nội tệ theo tỷ giá thị trường tại thời điểm đánh giá Vàng bạc, kim khí, đá quý cũng được tính toán như vậy
+ Các khoản phải thu: Do khả năng đòi nợ các khoản này
có thể ở nhiều mức độ khác nhau Vì vậy, bao Ø1ờ người ta cũng
bắt đầu từ việc đối chiếu công nợ, xác minh tính pháp lý, đánh giá độ tin cậy của từng khoản phải thu nhằm loại ra những khoản mà
doanh nghiệp không có khả năng đòi được hoặc khả năng đòi được là quá mong manh
Trang 21
Chương 4: Phương phóp xóc định gió trị doanh nghiệp
+ Đối với các khoản đầu tư ra bên ngoài doanh nghiệp: Về
mặt nguyên tắc phải thực hiện đánh giá một cách toàn diện về giá
trị đối với các doanh nghiệp hiện đang sử dụng các khoản đầu tư đó Tuy nhiên, nếu các khoản đầu tư này không lớn, người ta thường trực tiếp dựa vào giá thị trường của chúng dưới hình thức chứng khoán hoặc căn cứ vào số liệu của bên đối tác liên doanh để xác định theo cách thứ nhất đã đề cập ở phần trên
+ Đối với các tài sản cho thuê và quyền thuê bất động sản:
_'Tính theo phương pháp chiết khấu dòng thu nhập trong tương lai
+ Các tài sản vô hình: Theo phương pháp này người ta chỉ
thừa nhận giá trị của các tài sản vô hình đã được xác định trên sổ
kế toán và thường không tính đến các lợi thế thương mại của
doanh nghiệp
Sau cùng, giá trị tài sản thuần được tính bằng cách lấy
tổng giá trị của các tài sản đã được xác định trừ đi các khoản nợ phản ánh ở bên nguồn vốn của bảng cân đối kế toán và khoản tiền thuế tính trên giá trị tăng thêm của số tài sản được đánh giá lại
tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp Vị dụ: Doanh nghiệp X có tài liệu sau:
+ Bảng cân đối kế toán ngày 31/12/N (xem Bảng 1.1)
Trang 22
GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN >
Bảng số 1.1: Bảng cân đối kế toán dạng rút gọn của doanh
nghiệp X ngày 31/12/N | i
Don vi tinh: 1.000.000 déng
— Tài sản Số tiền Nguồn vốn Số tiền
A TSLĐ và đầu tư ngắn hạn 500 |A.Nợphải _ '600
1 Tiền 30 | 1 Vay ngắn hạn 160
2 Chứng khoán ngắn hạn 120 | 2 Các khoản phải trả 40 3 Các khoản phải thu 100 -| 3 Vay dài hạn 400
4 Hàng tồn kho 250 | có
B TSCĐ và đầu tư dài hạn - 1500 | B Nguồn vốn chủ sở hữu 1400 4.GiátjcðnlacủaTSŒĐ | 500 | 1.Nguồnvốnkinhdoanh | 1250
2 TSCĐ thuê tài chính 200 2 Lãi chưa phân phối 150
3 Đầu tư chứng khoán vào 220 công ty B: (2200 cổ phiếu) 4 Góp vốn liên doanh 1 400 9 TSCĐ cho thuê 180 Tổng tài sản 2000 | Tổng nguồn vốn 2000 + Việc đánh giá lại toàn bộ tài sản của doanh nghiệp cho thấy có những thay đổi như sau:
1- Một số khoản phải thu không có khả năng đòi được là 40
triệu đồng "¬
2- Nguyên vật liệu tổn kho kém phẩm chất, không đáp ứng yêu cầu của sản xuất có giá trị giảm theo số sách kế toán là 30
Vi ứ
triệu đồng
Trang 23
-_ Chương 4: Phương phớp xác định gió trị doanh nghiệp
3- TSCĐ hữu hình đánh giá lại theo giá thị trường tăng 150 triệu đồng
4- Doanh nghiệp X còn phải trả tiền thuê TSCĐ trong 10
năm, mỗi năm 20 triệu đồng Muốn thuê một TSCĐ với những điều kiện tương tự như vậy tại thời điểm hiện hành thường phải
trả 25 triệu đồng mỗi năm
5- Giá chứng khốn của cơng ty B tại Sở giao dịch chứng khoán tại thời điểm đánh giá là 105.000 đồng/cổ phiếu
6- Số vốn góp liên doanh được đánh giá lại tăng 20 triệu đồng
7- Theo hợp đồng thuê tài sản, người đi thuê còn phải trả dần trong 20 năm, mỗi năm trả một lượng tiền đều nhau là 10 triệu đồng
Dựa theo những thay đổi trên đây người ta có thể đánh giá lại giá trị của một số tài sản như sau:
| - Đối với giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản: Giả sử tỷ suất hiện tại hoá là 20% thì giá trị lợi thế của quyền được thuê tài sản có thể được tính thông qua Bảng 1.2:
Bảng số 1.9: Phương pháp tính giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản Đơn uị tính: 1.000.000 đồng Năm _}1 121314156 I7|819119 - Gia thué hién hanh trén thi] 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 | 25 — trường
- Giá thuê theo hợp đồng 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 | 20 * Khoản tiền tiết kiệm được 51515151515 151515195
Trang 24
GIAO TRÌNH ĐỊNH GIA TAI SAN
Như vậy, giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản có thể được tính bằng giá trị hiện tại hiện tại của khoản tiển tiết kiệm được trong 10 năm Sử dụng công thức tính giá trị của các khoản tiền đều nhau trong tương lai:
| | PV, =f(in)=Tx 1-(1+i)” i
Trong do:
PV,: gia tri hién tai cla cA4c khoan tién déu nhau trong
tương lai
T: khoản tiền tiết kiệm được mỗi năm 1: tỷ suất hiện tại hoá
n: số năm nhận được khoản tiền
Hoặc tra bảng tính sẵn giá trị hiện tại của một đồng tiền
theo công thức trên với 1 = 20% và n = 10 năm, ta có: 1-(1+ 20%)” 20% Như vậy, giá trị lợi thế của quyền thuê tài sản = 5 x 4,1975 = 20,98 triệu đồng f(20%,10) = =4,1975
- Đối với chứng khoán đầu tư vào công ty B:
Giá thị trường của 2.300 cổ phiếu đầu tư vào công ty B
được tính tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp là: 2.200 cổ phiếu x 105.000đ/cổ phiếu = 231 triệu đồng
- Giá trị số tài sản cho thuê theo hợp đồng:
Được tính bằng giá trị hiện tại của các khoản tiền nhận
được cố định hàng năm Tra bảng tính sẵn giá trị hiện tại của một đồng tiền trong 20 năm với tỷ lệ hiện tại hoá là 20%, ta có:
£(20%,20) = 4,8696
Trang 25
Chương 4: Phương phóp xóc định gió trị doanh nghiệp
Giá trị tài sản cho thuê dài hạn = 10 x 4,8696 = 48,8696 triệu đồng Từ đó, tổng giá trị tài sản của doanh nghiệp sau khi đánh giá lại là: 2.000 - 40 - 30 + 150 + 20,98 + (231 - 220) + 20 + (48,8696 - 180) = 2.000,84 triệu đồng
Gia sử doanh nghiệp không phải nộp thuế tính trên giá trị tăng thêm sau khi đánh giá lại tài sản (điều này tuỳ thuộc ở luật
pháp mỗi quốc gia) theo giá thị trường thì giá trị tài sản thuần
được xác định như sau: |
Giá trị tài sản thuần = 2.000,84 - 600 = 1.400,84 triệu đồng
* Giới hạn và khả năng của phương pháp giá trị tài
sản thuần - Giới hạn,
+ Theo phương phấp này người ta quan niệm, doanh
nghiệp như một tập hợp các loại tài sản vào với nhau Việc bán
doanh nghiệp cũng giống như việc bán các tài sản riêng rẽ
Phương pháp vận dụng cũng giống như kỹ thuật định giá tài sản thông thường: chi phí thay thế, so sánh thị trường Giá trị doanh
nghiệp chỉ đơn giản được tính bằng tổng giá thị trường của số tài sản trong doanh nghiệp tại một thời điểm nhất định Giá trị doanh nghiệp được cố định ở giá trị của các tài sản Điều đó có
nghĩa là, nó đánh giá doanh nghiệp trong một trạng thái tĩnh Doanh nghiệp không được coi như một thực thể, một tổ chức đang tôn tại uà còn có thể hoờn chỉnh uùà phát triển trong tương lai Vì
Uậy, mà nó không phù hợp uới một tâm nhìn chiến lược uê doanh nghiệp Bởi, động cd cua người mua doanh nghiệp là nhằm sở hữu các khoản thu nhập trong tương lai, chứ không phải để bán lại ngay những tài sản hiện thời
Trang 26
~ GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN
+ Phương pháp giá trị tài sản thuan dé khéng cung cdp va xây dựng được những cơ sở thông tin cần thiết để các bên có liên quan đánh giá uê triển uọng sinh lời của doanh nghiệp Đó cũng là -lý do mà khi sử dụng phương pháp này, người ta khó có thể giải
thích vì sao cùng một giá trị tài sản thuần như nhau, nhưng
doanh nghiệp này lại có giá bán cao hơn doanh nghiệp kia, ngay
cả khi không có sự tác động của yếu tố cạnh tranh
+ Phương pháp giá trị tài sản thuần đã bỏ qua phần lớn
các yếu tố phi uật chất nhưng lại có giá trị thực sự và nhiều khi lại chiếm tỷ trọng rất lớn trong giá trị doanh nghiệp, như: Trình độ quản lý, trình độ công nhân, uy tín, thị phần của doanh nghiệp
Đó có thể là những doanh nghiệp có tài sản không đáng kể nhưng triển vọng sinh lời lại rất cao
+ Trong nhiều trường hợp, xác định giá trị tài sản thuận lại trở nên quá phức tạp Chẳng hạn, xác định giá trị của một tập đoàn có nhiều chỉ nhánh, có các chứng khoán đầu tư ở nhiều doanh nghiệp khác nhau Mỗi chi nhánh lại cõ một số lượng rất lớn các tài sản đặc biệt, đã qua sử dụng, thậm chí không còn bán trên thị trường Khi đó, đòi hỏi phải tổng kiểm kê đánh giá lại một
cách chi tiết mọi tài sản ở các chi nhánh Từ đó, kéo theo những khoản chi phí đánh giá rất tốn kém, thời gian cần thiết cho một
cuộc đánh giá có thể kéo dài, kết quả đánh giá phụ thuộc rất lớn
_ vào các thông số kỹ thuật của tài sản mà các nhà kỹ thuật chuyên ngành đưa ra Như vậy, sai số đánh giá có thể sẽ rất cao
- Khỏủ năng ứng dung của phương phúp giú tri tài sản thuần
+ Phương pháp giá trị tài sản thuần đã chỉ ra giá trị của những tài sản cụ thể cấu thành giá trị doanh nghiệp Có thể nói, giá trị của các tài sản đó là một căn cứ cụ thể, có tính pháp lý rõ
Trang 27Chương 4: Phương phóớp xóc định gió tri doanh nghiép
ràng nhất về khoản thu nhập mà người mua chắc chắn sẽ nhận được khi sở hữu doanh nghiệp, Nó nói lên rằng, số tiền mà người mua bỏ ra luôn luôn được đảm bảo bằng một lượng tài sản có thật
+ Phương pháp xác định giá trị tài sản thuần xác định giá
trị thị trường của số tài sản có thể bán rời tại thời điểm đánh giá
Như vậy, nó đã chỉ ra rằng có một khoản thu nhập tối thiểu mà người sở hữu sẽ nhận được Đó cũng là một mức giá thấp nhất, là _
cơ sở đầu tiên để các bên có liên quan đưa ra trong quá trình giao
dịch và đàm phán về giá bán của doanh nghiệp
+ Đối với những doanh nghiệp nhỏ mà số lượng tài sản
không nhiều, việc định giá tài sản không đòi hỏi những kỹ thuật”
phức tạp, giá trị các yếu tố vô hình là không đáng kể, các doanh nghiệp có chiến lược kinh doanh không rõ ràng, thiếu căn cứ xác
định các khoản thu nhập trong tương lai thì giá trị doanh nghiệp
được xác định theo phương pháp giá trị tài sản thuần sẽ trở thành một tiêu chuẩn cơ bản và thích hợp nhất để các bên xích lại gần
nhau trong quá trình đàm phán |
Như vậy có thể thấy rằng, mặc dù có những hạn chế rất
lớn Song, với những cơ sở kinh tế rõ ràng, phương pháp xác định giá trị tài sản thuần đã xứng đáng trở thành một trong những
phương pháp cơ bản trong hệ thống các phương pháp xác định giá trị doanh nghiệp theo cơ chế thị trường Những ưu điểm của phương pháp này cũng là lý do để giải thích tính khả thi cao và:
khả năng ứng dụng rộng rãi của nó trong những doanh nghiệp
nhỏ Thậm chí đối với những doanh nghiệp lớn, ở các nước trên thế giới, khi cần phải sử dụng kết hợp nhiều phương pháp với nhau để
tính số bình quân, thì giá trị doanh nghiệp tính theo phương pháp này cũng luôn được các nhà thực hành lựa chọn và đánh giá với
trọng số cao nhất | |
Trang 28
GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN
4.3.9 Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính
tương lai |
Phương pháp hiện tại hoá các nguồn tài chính tương lai,
bao gồm: Phương pháp hiện tại hoá lợi nhuận, phương pháp định giá chứng khoán và phương pháp hiện tại hoá các dòng thu nhập
của doanh nghiệp trong tương la1
Cơ sở lý thuyết của các phương pháp này đều, xuất phát trực tiếp từ quan niệm: Giá trị của một doanh nghiệp được đo
bằng độ lớn của khoản thu nhập mà doanh nghiệp có thể mang lại
cho nhà đầu tư trong tương lai Song, trên quan điểm về thời giá của tiền tệ, về chỉ phí cơ hội, tức là: Giá trị của một đồng tiền ở các thời điểm khác nhau sẽ không giống nhau, cho nên, người ta thực hiện quy đổi các khoản thu nhập về cùng một thời điểm, đó là thời điểm hiện tại Theo đó, giá trị của một doanh nghiệp được xác
định dựa trên công thức tổng quát (1.2):
2, &F
V,=y _ (1+1} “ 1.2
Trong đó:
Vọ: giá trị doanh nghiệp
F¿: thu nhập đem lại cho nhà đầu tư ở năm thứ t ¡: tỷ suất hiện tại hoá (còn gọi là tỷ suất chiết khấu)
n: thời gian nhận được thu nhập (tính theo năm)
Có thể diễn đạt công thức (1.2) thành lời như sau: Người mua sẵn sàng trả Vạ để có doanh nghiệp, nếu như doanh nghiệp
tạo ra được các khoan thu F, trong n năm, hoặc tạo ra được một tỷ
suất lợi nhuận tối thiểu là i
Trang 29
Chương 4: Phương phép xóc định gió trị doanh nghiệp
Xuất phát từ công thức tổng quát (1.2) mà tuỳ theo từng
nhà đầu tư, tuỳ theo cách nhìn nhận về lợi ích mà doanh nghiệp có
thể mang lại cho mình, người ta thực hiện vận dụng và phát triển công thức định giá doanh nghiệp dưới nhiều hình thức khác nhau
4.3.9.1 Phương pháp định giá chứng hhoán
* Quan điểm co ban
Cơ chế kinh tế thị trường đã có lịch sử hàng trăm năm, nhưng đỉnh cao của sự phát triển đó được đánh dấu bằng sự ra đời và tổn tại của thị trường chứng khoán Thị trường chứng khoán
trong những giai đoạn phôi thai chỉ đơn giản là để đáp ứng các
nhu cầu về chuyển dịch vốn đầu tư trong nền kinh tế Nhưng mỗi khi xảy ra các cuộc khủng hoảng về tài chính tiền tệ, giá cả của
các loại chứng khoán đột ngột tăng, rồi đột ngột giảm với một tốc độ chóng mặt như những "bong bóng xà phòng" người ta mới tự
hỏi: Cái gì quyết định giá cả chứng khoán? và câu trả lời thật đơn
giản, đó là giá trị doanh nghiệp
Nhưng giá trị doanh nghiệp xác định như thế nào? Năm
1962, M.I Gordon đã đưa ra công thức lượng giá chứng khoán nổi tiếng, với ý nghĩa rằng: Nhà đầu tư bỏ tiền ra mua chứng khoán
(tức là mua doanh nghiệp) không phải là để lấy những tài sản hiện hành trong doanh nghiệp, mà là để đổi lấy các khoản thu nhập trong tương lai Giá trị thực của một chứng khoán phỏúi được đánh giá bằng độ lớn của khoản thu nhập mà nhà đầu tư chắc
chắn sẽ nhận được từ chính doanh nghiệp đó, chứ không phỏi thu nhập có được do yếu tố đầu cơ chứng khodn Theo do, gia tri doanh nghiệp sẽ bằng tổng giá trị các loại chứng khoán mà doanh nghiệp
đã phát hành
Dựa trên sự khẳng định đó, các phương pháp xác định giá
trị thực của một chứng khoán đã được xây dựng khá phong phú
Trang 30
GIÁO TRÌNH DINH GIA TAI SAN * Phuong phap xac dinh
Mặc dù chứng khoán rất đa dạng và phong phú nhằm đáp ứng các yêu cầu về đầu tư khác nhau Nhưng một công thức tổng
quát xác định giá trị thực của các loại chứng khoán đã được xây dựng như sau: | R, R, + —R, ¬ R, = es 1.3 mY (+i) (1+iy " (+i) G8) Trong do:
PV,: giá trị thực của một chứng khoán
R thu nhập của một chứng khoán ở năm thứ t ¡: tỷ suất hiện tại hoá
n: số năm nhận được thu nhập
Công thức (1.3) chỉ ra rằng, giá trị thực của một chứng
khoán được xác định bằng tổng giá trị hiện tại của các khoản thu nhập trong tương lai mà chứng khoán có thể đem lại cho người sở
hữu nó Dựa vào công thức tổng quát này người ta thực hiện xác
định giá trị cho từng loại chứng khoán cụ thể
- Xác định giá trị thực củo trái phiếu
Trái phiếu là một loại chứng chỉ vay nợ, thể hiện nghĩa vụ
của người phát hành phải trả nợ cho người nắm giữ trái phiếu một
số tiền lãi nhất định và khoản tiền gốc khi khoản vay đến hạn Tuy theo tiéu thức đánh giá mà trái phiếu được chiá thành nhiều loại khác nhau Song đặc điểm chung và phổ biến của các loại trái phiếu là: Có lợi tức cố định, có giá trị đáo hạn, thời hạn và thời điểm hoàn trả tiển lãi và vốn gốc thường được
xác định từ trước |
Trang 31Chương 4: Phuong phớp xúc định gió trị doanh nghiệp
Do đó triển khai công thức (1.3) có thể tính toán được giá
trị của số trái phiếu mà doanh nghiệp đã phát hành:
R, + R, + + R, + b (1.4)
PV, = (1+i) (1+j) 20° (+ | (1+) s\n sàn
Trong đó:
P„: mệnh giá trái phiếu phải trả vào năm thứ n
Vì lợi tức trái phiếu thường giữ ở mức ổn định hàng năm, chẳng hạn:
R,=R, = = R,= = R„= R, cho nên công thức (1.4) có thể
được viết gọn lại như sau: Í
w=S R, - + P _=g„1-02) + P ¬ (1.5)
(ti) (1+i) i (1+i)
Với cứ)” là hệ số hiện tại hoá và cũng là tổng các số
i
hạng của một cấp số nhân có công bội bằng aa +i
Ví dụ: Xác định giá trị thực của một trái phiếu doanh nghiệp có mệnh giá là 100.000 đồng, thời gian đáo hạn là 5 nam, lãi suất phải trả hàng năm là 10%, như sau:
PV, = 10.000 x 3,7908 + 100.000 x 0,6209 = 99.998 đồng - Xác định giá trị cổ phiếu
Cổ phiếu là chứng chỉ xác nhận quyền sở hữu của cổ đông đối với công ty cổ phần
Cũng như trái phiếu, cổ phiếu rất đa dạng và phong phú về chủng loại Nhưng khác hẳn với trái phiếu, cổ phiếu nói chung
Trang 32
GIAO TRINH ĐỊNH GIÁ TÀI SAN
hầu như không thể xác định được trước các khoản thu nhập dưới
hình thức lợi tức cổ phần, cổ phiếu lại không có thời điểm đáo hạn, cổ đông chỉ có thể nhận về phần vốn của mình khi doanh nghiệp
bị thanh lý, phá sản hoặc bán lại cổ phiếu vào một thời điểm nào đó trong tương laI
Vì những đặc điểm như vậy, cho nên, việc áp dụng trực
tiếp công thức (1.3) dẫn đến 3 khó khăn cơ bản:
+ Thứ nhất: Phải dự báo được các khoản thu nhập (R,) dưới hình thức lợi tức cổ phần hàng năm và giá trị bán lại của cổ phiếu
hoặc giá trị của cổ phiếu tại thời điểm thanh lý, phá sản doanh
nghiệp trong tương laI
_*+ Thứ hai: Các khoản thu nhập từ cổ phiếu bao hàm yếu tố không chắc chắn Tức là đầu tư vào cổ phiếu là loại đầu tư chứa nhiều rủi ro Vì vậy, không thể sử dụng tỷ suất hiện tại hoá () như đối với trái phiếu
+ Thứ ba: Do thời điểm chi trả cổ tức không rõ ràng, cổ
phiếu là loại chứng khốn khơng có thời điểm đáo hạn (n) Cho | nên, công thức (1.3) là một tổng không xác định
Những khó khăn cơ bản trên đã làm cho công thức (1.3) trở nên thiếu tính thực tiễn và cũng chính vì những lý do này mà ông
David Blake đã nhận xét: Định giá cổ phần là một cơn ác mộng, còn ông Jacques Richard - Giáo sư trường đại học Paris Dauphone gọi
công thức tính toán kiểu như vậy đối với cổ phiếu là một sự phi lý Tuy nhiên, người ta vẫn có thể sử dụng được công thức (1.3) bằng cách xây dựng thêm một lý thuyết về lợi tức cổ phần
như sau:
+ Giả định 1: Doanh nghiệp có thể chi trả lợi tức cổ phần
một cách ổn định hàng năm Tức là mức lợi tức trong tương lai
Trang 33
Chương 4: Phương phóp xóc định gió trị doanh nghiệp
luôn luôn là một hằng số d chẳng hạn Khi đó, giá trị của một cổ phiếu được tính như sau: ¬ R ơ è V N x ô\t t= (1+i) t=l (1+i) Cho t > + ©, ta có: 1 l-————— d (1+1) “ d PV,= x = — eT +i 1 i (1.6) l+1
Phải nói rằng, đó là một giả định cần thiết làm cho cơng thức tính tốn trở nên thực tiễn hơn, bởi 4 lý do sau:
° Thứ nhất: Mặc dù doanh nghiệp có thể chi trả lợi tức cổ
phần giữa các năm không đều nhau, có năm ở mức cao, có năm ở
mức thấp nhưng cũng có thể tính theo một số trung bình nào đó
e Thứ hai: Giả định t -> + có nghĩa là coi doanh nghiệp tổn tại mãi mãi, điều này tưởng chừng phi lý Song về mặt toán
học, khi khoản thu trong tương lai càng xa so với thời điểm hiện
tại thì giá trị tính đối về hiện tại sẽ càng nhỏ Giá trị khoản thu ở những thời điểm cuối có thể coi như bằng 0
° Thứ ba: Đó là giả định tỏ ra tương đối thích hợp với cổ phiếu ưu đãi Vì loại chứng khoán này có lợi tức cố định và cũng không có thời điểm đáo hạn
° Thứ tư: Để phản ánh đầy đủ hơn yếu tố rủi ro có thể lấy chi phí sử dụng vốn bình quân của doanh nghiệp làm tỷ suất hiện
tại hoá
+ Gia định 9: Lợi tức cổ phiếu chi trả hàng năm tăng một cách đều đặn theo một tỷ lệ ổn định là k (với k < j), ta có:
Trang 34
GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN | d d, d PVạ=———~+—^z+ +—— (+) (+ (1+i)" " (1+0 (I+i} (1+ _ 4 dị, Dk +) „ Gtk)” Yo i) (I+i) (1+i)) (+07 x v A ` a” 2 ^“ A A“ a Phần trong ngoặc vuông là tổng các số hạng của một cấp số , Spee ~ ^2 l+k nhân có số hạng đâu tiên Ù; = 1 và công bội q=——— 1+1 Cho t > œ, ta có: ¡_*‡k)} d (l+i) d PV.=——x————=—- 1.7 "Ati gtk i-k a) l+i
Giá trị doanh nghiệp tính tốn theo cơng thức (1.7) được
xây dựng dựa trên lập luận cho rằng:
Tăng trưởng và phát triển là động cơ mà mọi doanh nghiệp
phải đi theo, nhất là phấn đấu để tăng trưởng một cách đều đặn,
vững chắc Xu hướng tăng trưởng và phát triển là xu hướng chung và phổ biến trong các doanh nghiệp Trong quá trình SXKD, các
doanh nghiệp không ngừng phải tìm mọi biện pháp đảm bảo cho
sự tăng trưởng và phát triển một cách ổn định và lâu dài Vì vậy,
việc giả định lợi tức cổ phần tăng một cách đều đặn hàng năm là
sự phản ánh khuynh hướng và thực trạng có thật trong nhiều
doanh nghiệp Theo đó, mà nhiều doanh nghiệp có thể vận dụng công thức (1.7) để lượng giá chứng khoán
Trang 35
Chương 4: Phương phớp xóc định gid tri doanh nghiép
Tuy nhiên, trong thực tế nếu doanh nghiệp không thể đạt được sự tăng trưởng một cách đều đặn thì cần phải dựa vào những giả thuyết khác phù hợp hơn với điều kiện thực tế của doanh
nghiệp mình để xác định
+ Giả định 3: Lợi tức cổ phiếu hàng năm tăng không đều đặn
Tăng trưởng và phát triển là xu hướng chung của các
doanh nghiệp Song đó cũng chỉ là xu hướng Và cho dù các doanh nghiệp có duy trì chính sách phân chia lợi tức cổ phần một cách ổn
định thì trong thực tế lợi nhuận thuần và lợi tức cổ phần giữa các năm đạt được cũng thường không đều nhau Đó cũng là thực trạng phổ biến của nhiều doanh nghiệp Phản ánh thực trạng đó, người ta đưa ra các giả thuyết về lợi tức chi trả hàng năm không đều đặn để xây dựng công thức tính toán giá trị cổ phiếu
Giả định trong n năm đầu doanh nghiệp đạt tỷ lệ tăng lợi |
Trang 36GIAO TRINH ĐỊNH GIÁ TAI SAN
Công thức (1.8) được xây dựng dựa trên quan niệm cho rằng: Các doanh nghiệp mới thành lập, trong những giai đoạn đầu
thường có tốc độ tăng trưởng cao, sau đó đi vào giai đoạn ổn định và bão hoà, tốc độ tăng trưởng sẽ chậm lại Giả định này có vẻ thích hợp đối với các doanh nghiệp lớn, các doanh nghiệp có khả năng hoạch định chiến lược, chiếm lĩnh và mở rộng thị phần, các doanh nghiệp có khả năng thu thập, xử lý thông tin và có khả
năng dự báo tốt Đó là những doanh nghiệp xây dựng được một
chiến lược kinh doanh một cách rõ ràng cho mỗi giai đoạn phát
triển nhất định
Trên đây là 3 giả định cơ bản về những tình huống biến động của lợi tức cổ phần Về mặt lý thuyết, người ta còn đưa ra nhiều giả định khúc nhau Đó không phải là một sự ũ đốn mà lò những cơ sở lý thuyết quơn trọng, để trong thực tế, dựa uào bhỏ
năng tăng trưởng va phát triển của doanh nghiệp, người danh gia
phỏi tự xây dựng được một mô hình thích hợp nhất uề sự biến
động củo lợi túc cổ phần, tạo căn cứ cho các quyết định đánh giá doanh nghiệp
* Ưu điểm và hạn chế của phương pháp định giá
chứng khoán |
- Ưu điểm:
+ Phương pháp định giá chứng khoán trên đây là mô hình
đầu tiên tiếp cận trực tiếp các khoản thu nhập dưới hình thức lợi tức cổ phần để xác định giá trị chứng khoán Giá trị thực của một chứng khoán được tính bằng giá trị hiện tại của dòng lợi tức cổ phần trong tương lai, là một quan niệm được phần lớn các nhà kinh
tế thừa nhận Thông qua việc phân tích đó mà người ta có thể đánh
giá được giá cả chứng khoán trên thị trường có đi quá xa so với giá trị thực hay không, từ đó xác định được mức độ đầu cơ đối với từng
loại chứng khoán và đầu cơ trong việc mua bán doanh nghiệp
Trang 37
Chương 4: Phương phớp xác định gió trị doanh nghiệp
+ Phương pháp định giá chứng khoán đặc biệt phù hợp với quan điểm nhìn nhận và đánh giá về giá trị doanh nghiệp của các
nhà đầu tư thiểu số - những người mà không có khả năng thâu tóm quyền kiểm soát doanh nghiệp
Trung thực tế, nhà đầu tư thiểu số có thể trông thấy những
triển vọng tiểm ẩn lớn lao về khả năng sinh lời của doanh nghiệp,
nếu nó được cải tổ theo ý muốn của mình Song do tính chất “thiểu số”, do không thể can thiệp được vào những vấn đề quan trọng của
SXKD, những dự án đó khó có thể trở thành hiện thực Quyền quyết định trong việc điều khiển doanh nghiệp đi theo hướng nào
và phân phối kết quả ra sao là thuộc về các nhà đầu tư nắm quyền chi phối về mặt tài chính Do vậy, giá trị của một doanh nghiệp
đối với nhà đầu tư thiểu số được tính bằng giá trị hiện tại của các
khoản lợi tức cổ phần mà doanh nghiệp sẽ trả trong tương lai Nếu
loại trừ động cơ mua chứng khoán nhằm thu chênh lệch giá, thì nhà đầu tư thiểu số chỉ có thể ra lệnh mua, bán chứng khoán, bỏ
thầu mua một phần doanh nghiệp trên căn bản của sự tính toán về lợi tức cổ phần mà thôi
+ Phương pháp định giá chứng khoán - xác định gia tri doanh nghiệp dựa trên dòng lợi tức cổ phần, tỏ ra khá thích hợp với các doanh nghiệp có chứng khoán được giao dịch trên thị trường,
xác định giá trị tài sản thuần gặp nhiều khó khăn và những doanh
_ nghiệp có tài sản hữu hình không đáng kể nhưng được đánh giá rất cao ở những giá trị vô hình, chẳng hạn như các doanh nghiệp hoạt
-_ động trong lĩnh vực tư vấn, dịch vụ, tài chính, ngân hàng, bảo
hiểm Đó cũng là những doanh nghiệp thường đa dạng hoá các
hình thức đầu tư chứng khoán nhằm phân tần rủi ro
- Han chế:
+ Việc xác định giá trị thực của trái phiếu thường không gây nên những tranh luận đặc biệt Đối với cổ phiếu, mặc dù đã
Trang 38GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN -
xây dựng được cả một lý thuyết về cổ tức, làm cơ sở cho sự vận dụng cho từng doanh nghiệp cụ thể Song thực tế, việc dự báo lợi tức cổ phần cũng không phải là dễ dàng Cổ phiếu là loại chứng khoán có nhiều rủi ro nhất Vì vậy, giả thuyết về sự ổn định của cổ tức (d) và mức độ tăng trưởng đều đặn (k) thường không thuyết
phục được các nhà thực hành
+ Để xác định lợi tức cổ phần còn phải xây dựng được một
lý thuyết định hướng phân chia lợi tức cổ phần trong tương lai Trong thực tế, chính sách phân chia lợi tức cổ phần phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, như: Nhu cầu đầu tư, nhu cầu trả nợ, khả năng tích luỹ vốn từ khấu hao, chính sách thuế thu nhập của Nhà nước Việc tính toán đến các yếu tố này cũng không đơn giản, nhất là khi các nhà đầu tư lại là cổ đông thiểu số không có quyền
quyết định đối với chính sách phân chia lợi tức cổ phần ổn định
hay chính sách lợi tức cổ phần thang du — |
+ Việc lượng định các tham số t bằng cách cho t—>œ có thể
đơn giản về mặt lý thuyết, giúp cho mô hình hơá một cách dễ
dàng, nhưng nói chung là không đúng trong thực tế Vì giả định
như vậy có nghĩa là coi doanh nghiệp tổn tại mãi mãi Việc tính toán tỷ suất hiện tại hoá @) đồi hỏi phải có một lý thuyết hoàn chỉnh về rủi ro, mà điều này gần như chưa có câu trả lời thật
chính xác, các phương pháp lượng định rủi ro cho đến ngày nay
còn mang nặng yếu tố chủ quan | |
Tuy nhiên, cũng phải thừa nhận rằng, mặc dù có những hạn
chế rõ ràng trên đây, phương pháp định giá chứng khoán đã cung
cấp một cơ sở lý thuyết quan trọng vào hệ thống lý luận định giá doanh nghiệp Trong thực tế để làm cho phương pháp này trở nên hiện thực người ta còn xây dựng nhiều lý thuyết khác như lý thuyết dự báo, lý thuyết rủi ro và sử dụng phương pháp này kết hợp với
nhiều phương pháp khác để ước tính giá trị thực của doanh nghiệp
Trang 39
Chương 4: Phương phớp xóc định gió trị doanh nghiệp
4.8.2.2 Phương phúp hiện tại hoá lợi nhuận thuần * Cơ sở phương pháp luận
Trong quá trình SXKD, doanh thu của doanh nghiệp được sử dụng để bù đắp các khoản chi phí đã phát sinh, thực hiện nghĩa
vụ nộp thuế cho Nhà nước, phần còn lại là lợi nhuận thuần (còn gọi là lợi nhuận ròng) thuộc về chủ sở hữu doanh nghiệp Giá trị
của một doanh nghiệp, theo đó sẽ được đo bằng độ lớn của các
khoản lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp có thể mang lại cho chủ sở hữu trong suốt thời gian tồn tại của doanh nghiệp
* Phương pháp xác định
Để đảm bảo sự nhất quán trong việc đánh giá các khoản lợi
nhuận thuần phát sinh ở các thời điểm khác nhau trong tương lai,
người ta thực hiện việc quy đổi chúng về thời điểm hiện tại theo một lãi suất nhất định, còn gọi là tỷ suất hiện tại hoá Vì vậy, giá trị doanh nghiệp sẽ tính bằng công thức (1.9): (1.9) V=—h + Pr tt nn S — Pr, (1+i) (1+i)’ 1+i) tal (1+i) Với:
Vẹ giá trị doanh nghiệp
Pr,: ldi nhuận thuần năm thứ t
Công thức (1.9) được đơn giản hoá bằng cách coi lợi nhuận thuần hàng năm bằng nhau: Pr, = Pr, = = Pr,= Pr và cho t ->œ, tức giả định doanh nghiệp có thể tổn tại mãi mãi Khi đó, có thể
Trang 40GIAO TRINH DINH GIA TAI SAN Đẳng thức (1.10) là tổng các số hạng của một cấp số nhân ay’ do đó: V=f (1.11) có công bội băng: Trong đó:
+ Pr: là khoản lợi nhuận thuần có thể đạt được hàng năm trong tương lai Để xác định Pr người ta thường dựa vào số liệu về lợi nhuận thuần mà doanh nghiệp đã đạt được ở một số năm trong
quá khứ, sau đó tính số trung bình Kết quả về lợi nhuận thuần có
thể lấy trong 3 năm, ð năm hoặc 10 năm Việc lựa chọn cụ thể
bao nhiêu năm là tuỳ thuộc vào nhận định chủ quan của người
đánh giá Song nguyên lý chung là, chừng nào số liệu quá khứ còn
đủ độ tin cậy, chừng nào mà các điều kiện về môi trường kinh doanh, về năng lực quản trị của doanh nghiệp không có những biến động lớn so với hiện tại và tương lai thì số liệu của năm đó còn có thể chấp nhận được để đưa vào tính toán
Tuy nhiên, số liệu về lợi nhuận thuần phản ánh trên các
báo cáo thu nhập hàng năm thường không sử dụng được ngay để
tính toán và dự báo Trong thực tế, tại các nước có nền kinh tế thị
trường phát triển, các chuyên gia định giá phải thực hiện một số
điều chỉnh nhất định nhằm đánh giá đúng lợi nhuận thuần mà
doanh nghiệp đã đạt được trong quá khứ:
- Khoản trích khấu hao TSƠĐ thường phải tính lại vì các doanh nghiệp bao giờ cũng trích khấu hao trên nguyên giá chưa
được đánh giá lại tại thời điểm xác định giá trị doanh nghiệp Thời hạn trích khấu hao, phương pháp trích khấu hao cũng có thể có sự khác nhau giữa các năm và giữa các đơn vị trực thuộc doanh nghiệp Do đó, cần có sự điều chỉnh nhằm phản ánh đúng mức độ
hao mòn thực tế của TSCĐ, xác định đúng lợi nhuần thuần của doanh nghiệp Nhất là đối với các doanh nghiệp có chi nhánh ở