Lời nói đầu Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về cơ sở luận Cơ sở pháp lí để xây dựng chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ Luat Giao duc Luat Day nghé nam 2006 Các văn bản
Trang 1BO GIAO DUC VÀ ĐÀO TẠO NGAN HÀNG PHÁT TRIEN CHAU A
Trang 2BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NGAN HANG PHAT TRIEN CHAU A
MOET
DỰ ÁN PT GV THPT&TCCN - TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM KỸ THUẬT TP HCM
CHUONG TRINH GIAO DUC DAI HOC
THEO HOC CHE TIN CHI NGANH
CONG NGHE KY THUAT 0 TO
> NHÀ XUẤT BẢN ĐẠI HỌC CẦN THƠ
Trang 4Lời nói đầu
Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về cơ sở luận
Cơ sở pháp lí để xây dựng chương trình giáo dục đại học theo
học chế tín chỉ
Luat Giao duc
Luat Day nghé nam 2006
Các văn bản liên quan đến phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo
Quy chế 43 về học chế tín chi (43/2007/QD-BGD&DT)
Phương pháp tiếp cận và mô hình phát triển chương trình đào tạo
Cách tiếp cận CDIO (Conceive, Design, Implement, Operate)
Mô hình quá trình thiết kế chương trình đào tạo theo phương
pháp tiép can CDIO (Conceive, Design, Implement, Operate)
Phương pháp xây dựng chương trinh dao tạo
Tìm hiểu thuậtngữ CDIO (Conceive, Design, Implement, Operate)
Chuẩn đầu ra
Các thành phần của giáo dục kĩ thuật
Chương trình đào tạo
Các phương pháp sư phạm
Chương trình học
Quy trình xây dựng chương trình và thiết kế các môn học
Thiết kế chương trình đào tạo tích hợp
Khái niệm về chương trình đào tạo tích hợp
Trang 5Cầu trúc chương trình đào tạo tích hợp
Trình tự nội dung và chuẩn đầu ra
Đối ứng các chuẩn đầu ra
Chương trình khung giáo dục đại học theo học chế tín chỉ
ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô
Chương trinh khung giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành
Công nghệ Kĩ thuật ô tô
Hướng dẫn sử dụng chương trình khung giáo dục đại học theo
học chê tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô
Hướng dẫn chung
Gợi ý sử dụng chương trình khung
Chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành
Công nghệ Kĩ thuật ô tô
Chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành Công
nghệ Kĩ thuật ô tô
Hướng dẫn sử dụng chương trình giáo dục đại học theo học chế
tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô
Hướng dẫn chung
Hướng dẫn về xây dựng các loại học phần trong chương trình
dao tao
Giờ quy đổi
Hướng dẫn sử dụng chuẩn đầu ra
Về kiến thức
Về kĩ năng
Hướng dẫn sử dụng kiến thức giáo dục đại cương
Khối kiến thức Khoa học Xã hội và Nhân văn
Khối kiến thức ngoại ngữ và tin học
Khối kiến thức toán học và khoa học tự nhiên
Khối kiến thức Giáo dục thể chất và Giáo dục quốc phòng
Hướng dẫn sử dụng kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Khối kiến thức cơ sở ngành
Khối kiến thức lí thuyết chuyên ngành
Trang 6Khối kiến thức tốt nghiệp
Gợi ý hiệu chỉnh chương trình đào tạo
Hướng dẫn về trình tự bố trí các học phần thuộc khối kiến thức
Sư phạm kĩ thuật
Hướng dẫn xây dựng đề cương chỉ tiết học phần trong chương
trình giáo dục đại học theo học chê tín chỉ ngành Công nghệ
Kĩ thuật ô tô
Hướng dẫn xây đựng đề cương chi tiết học phần
Đề xuất mẫu đề cương chỉ tiết học phần
Đề cương chỉ tiết các học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức
giáo dục chuyên nghiệp
Trang 7DANH MUC CAC CHU VIET TAT
Chuong trinh dao tao Trung học phô thông Trung cấp chuyên nghiệp Giáo viên Trung cấp chuyên nghiệp
Thành phố Hồ Chí Minh
Tín chỉ Sinh viên
Giảng viên đại học
Giảng viên cao đẳng
Cán bộ quản lí
Giáo dục chuyên nghiệp Giáo đục quốc phòng
Giáo dục đại cương
Công nghệ kĩ thuật ô tô
Trang 8Hình thành ý tưởng — Thiết kế ~ Triển khai — Vận hành
Trích đoạn ma trận đối ứng chương trình đào tạo
Cấu trúc các khối kiến thức của khung chương trình
đào tạo
Phân bổ khối lượng các khối kiến thức
Các học phần tự chọn thuộc khối kiến thức Giáo dục đại
Trang 9Mô hình quá trình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp
Quy trình xây dựng chương trình và thiết kế các môn học Các cách tiếp cận tô chức chương trình
Kế hoạch tong thể cho cấu trúc chương trình đào tạo Các loại cấu trúc khối môn học
Hình ấn dụ của một cấu trúc chương trình đào tạo
Trang 10LỜI NÓI ĐẦU
Nền giáo dục đại học ở Việt Nam hiện nay đang đối mặt với một thử thách vô cùng
lớn trước sự tăng trưởng theo cấp số nhân của số lượng sinh viên cũng như nhận thức của người dân về vai trò nền tảng, quốc sách của giáo dục học đại học đối với sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước Với hàng loạt nội dung đặt ra cho cải cách giáo
dục đại học ở Việt Nam thì việc tô chức hệ thong đào tạo theo tín chỉ là một trong những nội dung cần phải được quan tâm và ưu tiên ứng dụng triển khai Tổ chức đào tạo theo hệ
thống tín chỉ là bước đi cần thiết, để thúc đây việc đổi mới triệt để từ mục tiêu, chương
trình và phương pháp giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá, giúp người học làm chủ quá trình học tập của mình, việc đào tạo theo hệ thống tín chỉ góp phần cho việc đảm
bảo hiệu quả đào tạo, đảm bảo tính thích nghi, liên thông và hội nhập
Hiện nay, HCTC ở một số trường đại học nước ta đang được áp dụng với các sắc
thái và mức độ khác nhau Có thê thấy rõ, học chế này mang lại nhiều lợi ích trong công
tác giáo dục đào tạo ở trường đại học, giúp sinh viên chủ động hơn trong hoạt động học tập Với HCTC các trường đại học đã chủ động cải tiến làm mềm dẻo chương tình đào
tạo, nâng cao tính chủ động và khả năng cơ động của sinh viên, nhằm đảm bảo sự liên
thông dễ dàng trong quá trình học tập và tạo ra những sản phâm có tính thích ứng cao với thị trường lao động trong nước Việc áp dụng HCTC trong xu thế toàn cầu hóa còn
là một trong những yếu tố góp phần đưa hệ thống giáo dục đại học nước ta hội nhập với khu vực và thế giới Xuất phát từ đòi hỏi quy trình đào tạo phải tô chức sao cho người
học có thể tìm được cách học thích hợp nhất cho mình, đồng thời trường đại học phải
nhanh chóng thích nghi và đáp ứng được những nhu cầu của thực tiễn cuộc sống Các trường đại học, cao đẳng ở Việt Nam đã từng bước chuyển đổi phương thức đào tạo theo
HCTC Có thể nói, học chế tín chỉ đã thực sự là một mô hình đào tạo có hiệu quả cao,
có tính mềm đẻo và khả năng thích ứng cao, đạt hiệu quả cao về mặt quản lí và giảm giá thành đào tạo Trong thực tế, đã có nhiều trường đại học và cao đẳng trong cả nước triển khai đào tạo theo hệ thống tín chỉ Hệ thống tín chỉ không phải là vấn đề mới trong giáo dục của nhiều quốc g1a trên thế g1Iới, nhưng đối với Việt Nam, đào tạo tín chỉ ở các trường đại học chỉ mới là sự thử nghiệm trong khoảng 10 năm trở lại đây và vẫn đang trong tình trạng mò mẫm, mỗi một trường có thể áp dụng theo một cách khác nhau, theo cách mà trường đó có thê hiểu, có thê tiếp cận được trong hàng trăm kiêu mô hình đào tạo tín chỉ của thế giới đã đưa ra, đã áp dụng Đào tạo theo hệ thống tín chỉ đòi hỏi cả
nhà trường phải có những đổi mới cơ bản về tư duy tô chức đào tạo dé đáp ứng với yêu
cầu chuyển từ đào tạo lấy nhà trường và thầy cô giáo làm trung tâm sang lẫy người học
làm trung tâm Đây là vấn đề thuộc về tư tưởng nên không thể thay đổi trong một sớm,
một chiều mà cần có thời gian nên trên con đường chuyên đổi từ cái cũ sang cái mới, mỗi nhà trường cần có lộ trình và liên tục điều chỉnh cho phù hợp với hoàn cảnh cụ thê của mình Việc áp dụng học chế tín chỉ trong đào tạo là một trong những cố gắng nhằm nâng cao chất lượng và đạt hiệu quả cao trong công tác đào tạo
Trang 11Với các nhận định trên, chúng tôi nhận thấy, việc “Xây dựng chương trình giáo
dục đại học theo học chế tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô” vào thời điểm hiện
nay là một nhu cầu cấp thiết Qua quá trình nghiên cứu phân tích các cơ sở khoa học
về phương pháp tiếp cận, cũng như các mô hình phát triển chương trình đào tạo để làm
cơ sở định hướng cho việc xây dựng chương trình đào tạo, nhóm nghiên cứu nhận thấy
rằng, mô hình quá trình thiết kế chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO là một
mô hình mới và phù hợp với việc xây dựng chương trình giáo dục đại học
Tài liệu được nghiên cứu biên soạn trong khuôn khô hợp tác giữa Trường Đại học
Sư phạm Kĩ thuật Thành phố Hỗ Chí Minh với Dự án Phát triển Giáo viên Trung học
phô thông và trung cấp Chuyên nghiệp nhằm hỗ trợ việc triển khai chương trình đào
tạo theo học chế tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô một cách toàn diện hơn, tạo điều
kiện cho người học có thê trang bị được những kiến thức vững chắc để thích nghỉ với thị trường lao động luôn biến động trong xã hội và nâng cao trình độ ở các bậc đào tạo cao hơn Tài liệu được trình bày bao gồm những nội dung cụ thể như sau:
- Chương 1: Tổng quan các vấn đề nghiên cứu về cơ sở luận
- Chương 2: Chương trình khung giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành
Công nghệ Kĩ thuật ô tô
- Chương 3: Chương trình giáo dục theo học chế tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật
ô tô
- Chương 4: Đề cương chỉ tiết các học phần bắt buộc thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp
Đây thực sự là công trình tâm huyết của nhóm nghiên cứu, các kết quả có được là
do quá trình tìm tòi, khảo sát, phân tích và tham khảo ý kiến của các nhà khoa học, các
chuyên gia đầu ngành về lĩnh vực chuyên môn Tuy điều kiện khảo sát những vấn đề nghiên cứu đã thực hiện còn hạn chế, nhưng những nội dung trong chương trình giáo dục đại học được nhóm nghiên cứu xây dựng là kết quả không thể phủ nhận và ước mong góp phần cải cách khá triệt đê các vấn đề vốn còn nhiều bắt cập trong lĩnh vực thiết kế xây dựng các chương trình giáo dục đại học hiện nay
Trong quá trình biên soạn tài liệu này, chắc chắn sẽ còn nhiều vẫn đề chưa đáp ứng được nhu cầu đào tạo riêng của các trường Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp
của bạn đọc và giới chuyên môn để nội dung có thê trở thành một tài liệu chuẩn hóa và
mang tính phô biến hơn
Trang 12CHƯƠNG 1
TONG QUAN CAC VAN DE
NGHIEN CUU VE CO SO LUAN
Đề thực hiện nghiêm túc chủ trương, đường lối của Đảng và Nhà nước trong lĩnh vực phát triển đào tạo Nhóm nghiên cứu đã phân tích các văn bản pháp lí liên quan đến giáo dục đào tạo, để làm cơ sở xây dựng chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô Cụ thê như sau:
1.1 Cơ sở pháp lí để xây dựng chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ: 1.1.1 Luật Giáo dục:
Việc xây dựng một chương trình đào tạo phải tuân thủ quy định của các văn bản pháp lí Luật Giáo dục năm 2005 và Luật Giáo dục sửa đổi năm 2009 là văn bản pháp
li do Quốc | hội nước Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam ban hành quy định về giáo dục, bao gồm nhiều điều khoản trong đó có các điều khoản quy định về Chương trình
giáo dục đại học Cụ thể như sau:
-_ Điều 2— Mục tiêu của chương trình giáo dục:
1 Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thâm mĩ và nghề nghiệp, trung thành với lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách, phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
2 Mục tiêu của giáo dục đại học là đào tạo người học có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có kiến thức và năng lực thực hành nghề nghiệp tương xứng với trình độ đào tạo, có sức khỏe, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tô quốc
3 Đào tạo trình độ cao đẳng giúp sinh viên có kiến thức chuyên môn và kĩ năng thực hành cơ bản để giải quyết những vấn đề thông thường thuộc chuyên ngành được đào tạo
Trang 134 Đào tạo trình độ đại học giúp sinh viên năm vững kiến thức chuyên môn và có kĩ năng thực hành thành thạo, có khả năng làm việc độc lập, sáng tạo và giải quyết những vân đề thuộc chuyên ngành được đào tạo
- Điều 6— Chương trình giáo dục:
1 Chương trình giáo dục thể hiện mục tiêu giáo dục: quy định chuẩn kiến thức,
kĩ năng, phạm vi và cầu trúc nội dung giáo dục, phương pháp và hình thức tô chức hoạt động giáo dục, cách thức đánh giá kết quả giáo dục đối với các môn học ở mỗi lớp, mỗi cấp học hoặc trình độ đào tạo
2 Chương trình giáo dục phải bảo đảm tính hiện đại, tính ôn định, tính thống nhất,
tính thực tiễn, tính hợp lí và kế thừa giữa các cấp học và trình độ đào tạo; tạo điều kiện cho sự phân luồng, liên thông, chuyên đôi giữa các trình độ đào tạo, ngành đào tạo và hình thức giáo dục trong hệ thống giáo dục quốc dân; là cơ sở bảo đảm chất lượng giáo dục toàn diện; đáp ú ứng yêu câu hội nhập quốc tế
3 Yêu cầu về nội dung kiến thức và kĩ năng quy định trong chương trình giáo dục phải được cụ thể hóa thành sách giáo khoa ở giáo dục phổ thông, giáo trinh và tài liệu giảng dạy ở giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học, giáo dục thường xuyên Sách giáo khoa, giáo trình và tài liệu giảng dạy phải đáp ứng yêu cầu về phương pháp giáo dục
4 Chương trỉnh giáo dục được tổ chức thực hiện theo năm học đối với giáo dục mam non va giao dục phổ thông: theo năm học hoặc theo hình thức tích lũy tín chỉ đối với giáo dục nghề nghiệp, giáo dục đại học
Kết quả học tập môn học hoặc tín chỉ mà người học tích lũy được khi theo hoc
một chương trình giáo dục được công nhận để xem xét về giá trị chuyền đổi cho môn học hoặc tín chỉ tương ứng trong chương trình giáo dục khác khi người học chuyển ngành nghệ đào tạo, chuyển hình thức học tập hoặc học lên ở cấp học, trình độ đào
tạo cao hơn
Bộ trưởng Bộ Giáo đục và Đào tạo quy định việc thực hiện chương trình giáo đục
theo hình thức tích lũy tín chỉ, việc công nhận đề xem xét về giá trị chuyển đổi kết quả
học tập môn học hoặc tín chỉ
-_ Điều 40— Yêu cầu về nội dung, phương pháp giáo dục đại học:
Đào tạo trình độ đại học phải đảm bảo cho sinh viên có những kiến thức khoa học
cơ bản và kiến thức chuyên môn tương đối hoàn chỉnh; có phương pháp làm việc khoa học; có năng lực vận dụng lí thuyết vào công tác chuyên môn
1.1.2 Luật Dạy nghệ năm 2006:
Điều 4 Mục tiêu dạy nghề
Mục tiêu dạy nghề là đào tạo nhân lực kĩ thuật trực tiếp trong sản xuất, dịch vụ có
năng lực thực hành nghề tương xứng với trình độ đào tạo, có đạo đức, lương tâm nghề nghiệp, ý thức kỉ luật, tác phong công nghiệp, có sức khỏe nhằm tạo điều kiện cho người
học nghề sau khi tốt nghiệp có khả năng tìm việc làm, tự tạo việc làm hoặc học lên trình
độ cao hơn, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước
Trang 14Điều 6 Các trình độ đào tạo trong dạy nghề
Dạy nghề có ba trình độ đào tạo là sơ cấp nghề, trung cấp nghề, cao đẳng nghề Dạy nghề bao gồm dạy nghề chính quy và dạy nghề thường xuyên
Điều 7 Chính sách của Nhà nước về phát triển dạy nghề
1 Đầu tư mở rộng mạng lưới cơ sở dạy nghề, nâng cao chất lượng dạy nghề góp phần bảo đảm cơ cầu nguồn nhân lực phục vu su nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; góp phần thực hiện phân luông học sinh tốt nghiệp trung học cơ Sở và trung học phổ thông; tạo điều kiện phô cập nghề cho thanh niên và đáp ứng nhu cầu học nghề của người lao động; đào tạo nghề cho người lao động đi làm việc ở nước ngoài
2 Đầu tư có trọng tâm, trọng điểm để đôi mới nội dung, chương trình và phương pháp dạy nghề, phát triển đội ngũ giáo viên, hiện đại hóa thiết bị, đây mạnh nghiên cứu khoa học nhằm nâng cao chất lượng dạy nghề; tập trung xây dựng một số CƠ SỞ dạy nghề tiếp cận với trình độ tiên tiến của khu vực và thé giới; chú trọng phát triển day nghề ở các vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn; đầu tư đào tạo các nghề thị trường
lao động có nhu cầu, nhưng khó thực hiện xã hội hóa
3 Thực hiện xã hội hóa hoạt động dạy nghề, khuyến khích tô chức, cá nhân Việt Nam, tổ chức, cá nhân nước ngoài, người Việt Nam định cư ở nước ngoài thành lập cơ
SỞ dạy nghề và tham gia hoạt động dạy nghề Khuyến khích nghệ nhân và người có tay nghề cao tham gia dạy nghề; khuyến khích, hỗ trợ dạy các nghề truyền thống, và ngành nghề ở nông thôn Các cơ sở dạy nghề bình đăng trong hoạt động dạy nghề và được hưởng ưu đãi về đắt đai, thuế, tín dụng theo quy định của pháp luật
4 Hỗ trợ các đối tượng được hưởng chính sách người có công, quân nhân xuất ngũ, người dân tộc thiểu số, người thuộc hộ nghèo, người tản tật, khuyết tật, trẻ em mô côi không nơi nương tựa, người trực tiếp lao động trong các hộ sản xuất nông nghiệp bị thu hồi đất canh tác và các đối tượng chính sách xã hội khác nhằm tạo cơ hội cho họ được học nghề để tìm việc làm, tự tạo việc làm, lập thân, lập nghiệp
1.1.3 Các văn bản liên quan đến phát triển mạng lưới giáo dục đào tạo:
“thực hiện quy trình đảo tạo linh hoạt, từng bước chuyên việc tổ chức quy trình đào tạo
theo niên chế sang học chế tín chỉ”
Trang 151.1.3.4 Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP:
Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 2/11/2005 của Chính phủ về đổi mới cơ bản
và toàn diện giáo dục đại học Việt Nam giai đoạn 2006-2020
1.1.3.5 Quyết định số 64/2007/QĐ-BGDĐT:
Quyết định số 64/2007/QĐ- BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành
bộ chương trình khung khối ngành Công nghệ trình độ cao đẳng ngành Công nghệ may
ngày 01/11/2007
1.1.3.6 Quyết định sé 70/2007/OD-BGDPT:
Quyết định số 70/2007/QĐ-BGDĐT của Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành bộ
chương trình khung giáo dục đại học khối ngành kĩ thuật trình độ đại học ngày 21
tháng 11 năm 2007
1.2 Phương pháp tiếp cận và mô hình phát triển chương trình đào tạo:
Đối với một cơ sở đào tao, chương trình đào tạo được coi như là một công nghệ,
nếu công nghệ hiện đại, tiên tiến thì sản phẩm tạo ra mới đảm bảo chất lượng, đáp ứng
nhu câu thị trường Chính vì vậy, việc đổi mới chương trình đào tạo là công tác trọng tâm, để nâng cao chất lượng đào tạo và phải tiến hành thường xuyên Các lí thuyết lựa
chọn mô hình phát triển chương trình đào tạo là yếu tố cần thiết, về cơ ban là những
khuôn mẫu có tác dụng định hướng chỉ đạo cho "hành động Từ các mô hình phát triển chương trình đào tạo đã có hiện nay, cho thấy mỗi mô hình đều có những nét đặc trưng riêng, từng chỉ tiết và từng sắc thái của mỗi mô hình đều mang lại giá trị trong quá trình phát triên chương trình Đối với các chuyên ngành ' về kĩ thuật, chương trình đào tạo phải can được xem xét và phat triển phù hợp với nhu cầu người học, nhu cầu công nghệ của nền kinh tế công nghiệp hóa - hiện đại hóa của xã hội như nước ta hiện nay Dé dap img cac yéu cau nay, viéc dinh hướng phát triển chương trình là một yếu tố quan trọng trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo theo học chế tín chỉ
Qua quá trình nghiên cứu phân tích các đặc trưng cơ bản về phương pháp tiếp cận cũng như các mô hình phát triển chương trình đào tạo, nhóm nghiên cứu nhận thấy rằng, mô hình quá trình thiết kế chương trinh dao tạo theo hướng tiếp cận CDIO là một
mô hỉnh mới, nó tích hợp được nhiều yếu tố cần thiết cho một chương trình dao tạo kĩ
thuật Các bước tiến hành cụ thế, xác thực Thiết kế theo sự tương tác hai chiều, có một
số vòng phản hồi nhằm đạt tới một chương trình đào tạo gần nhất với thực tiễn sản xuat Chính vì thế, việc lựa chọn mô hình phát triển chương trình đào tạo theo hướng tiếp cận CDIO là hướng đi phù hợp để xây dựng chương trình đào tạo giao duc dục đại học theo học chế tín chỉ hiện nay
1.2.1 Cách tiếp cận CDIO (Conceive, Design, Implement, Operate):
Phuong phap tiép cin CDIO gém: Hinh thanh ý tưởng (Conceive) — Thiết kế (Design) — Triển khai (Implement) - Vận hanh (Operate) san phẩm, quy trình và hệ thống mang tính phức hợp, có giá trị gia tăng trong môi trường hiện đại, làm việc theo nhóm được đề xướng trên cơ sở giải tỏa mâu thuẫn giữa chương trình giảng dạy thiên
về lí thuyết và chương trình giảng dạy thiên về thực hành của giáo dục kĩ thuật những
Trang 16năm 1980, 1990 Việc giải tỏa mâu thuẫn này nhằm đáp ứng yêu cầu của các bên liên quan ngoài trường, để cải cách chương trình và phương pháp giáo dục và thực chất là dé biến đổi văn hóa giáo dục
Đề xướng CDIO có ba mục tiêu tong quát có thé dao tao học sinh, sinh viên có khả
năng cụ thê như sau:
- Linh héi von kiến thức sâu hơn của nên tảng kĩ thuậi
-_ Dân đâu trong kiến tạo và vận hành sản phẩm, quy trình và hệ thống mới
- Hiéu tam quan trong va ảnh hưởng chiến lược của nghiên cứu và phát triển công nghệ đối với xã hội
Đặc tính trọng tâm của phương pháp CDIO là tạo ra kinh nghiệm học tập tác động
kép, thúc đây việc học sâu về nền tảng kĩ thuật và kĩ năng thực hành Phương pháp
CDIO đáp ứng 4 yêu cầu cho quá trình cải cách giáo dục kĩ thuật thành công:
-_ Nó nhắn mạnh những kiến thức kĩ thuật cơ bản và nâng cao việc học kĩ năng
cá nhân và giao tiếp, cũng như các kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và
-_ Nó dựa trên mô hình thực hành tốt nhát và những hiểu biết về các mô hình học
tập đã được ứng đụng rộng rãi trong các ngành kĩ thuật
1.2.2 Mô hình quá trình thiết kế chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp
can CDIO (Conceive, Design, Implement, Operate):
Nền tảng cho việc thiết kế chương trình đào tạo là sử dụng quá trình giải quyết vấn đề kĩ thuật dé tổ chức việc tái thiết kế giáo dục kĩ thuật Việc chuyên đổi chương
trình hiện có sang chương trình CDIO đòi hỏi phải cân nhắc một số điều kiện ban đầu
Chữ thiết kế được sử dụng ở đây đề mô tả việc hình thành các chương trình mới và việc
chuyển đổi các chương trình hiện có
Mô hình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp được mô tả trong hình 1.1 Bao gồm các giai đoạn: quá trình hình thành các chuân đầu ra mong muốn, các điều kiện đã tồn tại trước đó, đối sánh chương trình đào tạo hiện có và sau đó chính là việc thiết kế chương trình đào tạo phù hợp với các mục tiêu đã thiết kế
Trang 17Chuan dau ra học tập của SV
Hình 1.1: Mô hình quá trình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp
Hình thành các chuẩn đầu ra: được hình thành bởi việc thu thập năm bắt ý kiến
của những người đại diện của các bên liên quan ở trong và ngoài trường Ý kiến thảo luận của các giảng viên làm sáng tỏ kết quả đóng góp của các bên liên quan Kết quả này là câu trả lời cho câu hỏi “người học sau khi tốt nghiệp đạt được ở
trình độ năng lực nào”
Các điều kiện tồn tại trước đó: bao gồm các nhân tố như mục đích và độ dài của chương trinh, cau trúc cơ bản của chương trình dao tao Những nhân tổ này lại được chỉ phối bởi tiêu chuẩn quốc gia, quy định của nhà trường và tính truyền thống của chương trình
Đối sánh chương trình đào tạo hiện có: là ghi chép lại chương trình đào tạo hiện
có đáp ứng được những kì vọng và trình độ năng lực của những kĩ năng như thế
nào và để làm một nguồn tài liệu quan trọng cho việc thiết kế về sau Ở một mức
độ nào đó, việc đối sánh có thê được tiến hành song song với việc khảo sát các bên
liên quan về trình độ năng lực mong muốn
Thiết kế chương trình đào tạo: Việc thiết kế chương trình đào tạo đúng đắn sẽ bắt đầu với hai bước song song và dần dần sẽ tương tác nhau, như sau:
- Thiét kế cầu trúc chương trình đào tạo là sự sắp xếp các nội dung và các chuẩn
đầu ra tương ứng thành các đơn vị giảng dạy, hay môn học, nhằm hỗ trợ sự liên
kết tri thức giữa các môn học
-_ Xác định trình tự giảng dạy phù hợp cho mỗi chủ đẻ là thứ tự của tiến trình học
tập của sinh viên Nếu trình tự được thiết lập một cách đúng đắn, việc học tập sẽ
Trang 18đi theo một chu trình mà trong đó, mỗi trải nghiệm được xây dựng trên và củng
có những trải nghiệm trước đó
- _ Với câu trúc và trình tự đã được thiết lập, bước cuối cùng | của qua trinh thiét ké
là đối ứng trình tự vào các yếu tố của cấu trúc, sao cho mỗi yếu tổ mang những trách nhiệm rõ ràng đối với việc học tập của sinh viên trong một thiết kế tích hợp, hỗ trợ lẫn nhau và phối hợp nhau
1.3 Phương pháp xây dựng chương trình đào tạo:
1.3.1 Tìm hiểu thuật ngữ CDIO (Conceive, Design, Implement, Operate): Mục tiêu của giáo dục kĩ thuật là đào tạo ra những sinh viên sẵn sảng trở thành những kĩ sư được trang bị kiến thức chuyển sâu về nên tang kĩ thuật, có thể tham gia vào toàn bộ quy trình sản xuất một sản phẩm từ đơn giản đến phức tạp, đáp ứng nhu
cầu xã hội Đó là nhiệm vụ của các cơ sở giáo dục kĩ thuật nhằm cải thiện chất lượng
giáo dục và trang bị cho người kĩ sư hiện đại có khả năng “hình thành ý tưởng, thiết
kế, triển khai và vận hành” Vì vay, dé đáp ứng những yêu cầu trên, cần chuân bị cho tốt hơn cho sinh viên kĩ thuật thông qua việc cải cách giáo dục một cách có hệ ‘thong, đây chính là mục tiêu cơ bản của phương pháp tiếp cận CDIO Cụ thể bao gồm các giai đoạn sau:
- Conceive: Giai đoạn “hình thành ý tưởng” bao gồm việc xác định nhu cầu của
khách hàng, cân nhắc công nghệ sử dụng, chiến lược kinh doanh, thiết lập các
kế hoạch kinh doanh
-_ Design: Giai đoạn “thiết kế” là việc tập trung hình thành bản thiết kế bao gồm: lập kế hoạch, bản vẽ và phân tích hệ thống
- Implement: Giai doan “trién khai” 1a giai doan chuyén thiét ké thanh san pham, bao gdm ché tao thiét bi phần cứng, lập trình phần mềm, kiểm tra và phê chuẩn -_ Operate: Giai đoạn “vận hành” là sử dụng sản phẩm bao gồm bảo trì, phát triển,
tái sử dụng và đào thải hệ thống
Các hoạt động và đầu ra của 4 giai đoạn nêu trên có thể được áp dụng cho nhiều
lĩnh vực kĩ thuật khác nhau Trong 4 giai đoạn trên thì giai đoạn 3 và 4 là hai giai đoạn trọng tâm đối với người kĩ sư công nghệ Chị tiết các nhiệm vụ được mô tả ở
bang 1.1
Trang 19
Hình thành ý tưởng Thiết kế Triển khai Vận hành
an Ytưởng | Thiết kế | Thiết kế | Chế tạo mm x Phat
Sứ mệnh thiết kế sobo | chiết | chiết | thửnghiệm | HôtW | vận hệ thông
« Chiến lược | Yêu cầu e Phân bổ |s Thiếtkế |« Chếtạo je Tichhophé |sBánhàng |e Cai
kinhđoanh | Chic ning | yêucầu | chỉitết phan thong va phan thién
¢Chiénlugcki | y trong |*Lêpmô |sKiểmtra| ứng |e Thirnghiém | Phoi hệ
thuật s Công nghệ hình cácyêu |sLâptrình| hệ thống sVậnhành | thông
e Nhu cầu sCấu rúc - |* Phân cau phân e Cai tién e Vận chuyển | ® Mở
« Mục tiêu « Sơ đô mặt thông hỏng hóc | se Cung «+k aa | khách hàng dòng
e Kế hoạch chương tình |* Luâđiều | pac thông |s Phê chẩn | chỉ tiết nghiệm « Tái chế „ thải
kinhdoanh |° Ké hoach giao dién chi tiét
str dung nha
cung cap
« Cam kết
Bảng 1.1: Hình thành ý tưởng — Thiết kế — Triển khai - Vận hành
1.3.2 Chuẩn đầu ra:
Chuân đầu ra chỉ tiết, cụ thê đối với những kĩ năng cá nhân và giao tiếp; những
kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống; cũng như các kiến thức chuyên môn; phải nhất quán với mục tiêu của chương trình và được phê chuẩn của các bên liên quan của chương trình (giảng viên, các sinh viên, các cựu sinh viên và các đại diện doanh nghiệp)
Các chuẩn đầu ra là cơ sở để thiết kế chương trình và đánh giá chương trình
Chuẩn đầu ra sẽ mô tả các kiến thức, kĩ năng và thái độ dự định đạt được trong kết
quả của giáo dục kĩ thuật Các chuẩn đầu ra này sẽ liệt kê đầy đủ những gì sinh viên nên biết và nên có khả năng làm khi kết thúc chương trình học của họ Cụ thể chuẩn đầu ra bao gồm:
-_ Kiến thức chuyên ngành kĩ thuật bao gồm: kiến thức khoa học cơ bản, kiến thức
cơ sở chuyên ngành, kiến thức chuyên ngành;
- Kĩnăng cá nhân tập trung vào việc phát triển nhận thức và cảm tính cho các sinh
viên như: lập luận kĩ thuật và giải quyết vấn đề, thí nghiệm và khám phá tri thức,
suy nghĩ tầm hệ thống, tư duy sáng tạo, tư duy phán xét và đạo đức nghề nghiệp; -_ Kĩ năng giao tiếp tập trung vào những tương tác cá nhân và nhóm như: làm việc
theo nhóm, tài lãnh đạo, giao tiếp;
- Kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống tập trung vào hình thành
ý tướng, thiết kế, triển khai và vận hành hệ thống trong các bối cảnh doanh
nghiệp, kinh doanh và xã hội
Trang 20Để có sự góp ý của các bên liên quan chủ yếu trong việc xây dựng chuẩn đầu ra,
có thể thực hiện các biện pháp sau:
-_ Phỏng vấn giảng viên, sinh viên, nhà tuyển dụng và cựu sinh viên;
-_ Thảo luận nhóm tập trung các thành viên trong hội đồng khoa học Khoa, hội đồng khoa học Trường;
- Điều tra;
- Phỏng vấn đồng cấp các giảng viên, cán bộ phụ trách đào tạo ở các cơ sở đào
tạo liền quan;
-_ Hội thảo
1.3.3 Các thành phần của giáo dục kĩ thuật:
Nền giáo dục kĩ thuật chính quy chịu trách nhiệm giúp sinh viên học các kĩ năng cần thiết để khởi nghiệp thành công trong ngành được đào tạo và đóng góp vào nhu cầu
kĩ thuật và công nghệ của đất nước Ba thành phần chính của giáo dục kĩ thuật chính quy bao gồm chương trình đào tạo, các phương pháp sư phạm được áp dụng và chương trình học
1.3.3.1 Chương trình dao tao:
Chương trình đào tạo cần phan anh các kĩ năng, kiến thức thực hành và giá trị trong công tác kĩ thuật Chương trình đào tạo phải bao gồm:
- Kiến thức cốt lõi bao gồm: các công cụ lí thuyết (toán học và khái niệm); các
khái niệm thiết kế căn bản (nguyên tắc vận hành và cầu hình); các tiêu chuẩn và đặc điểm kĩ thuật; đữ liệu về số lượng: kiến thức về bối cảnh sự việc
-_ Các chiến lược giải quyết vấn đề then chốt bao gồm thiết kế và phân tích -_ Khả năng vận dụng kiến thức để giải quyết vẫn đề mới
1.3.3.2 Các phương pháp sư phạm:
Các phương pháp sư phạm được sử dụng để truyền đạt chương trình đào tạo cần
được lựa chọn cần thận trên cơ sở phân tích các mục tiêu học tập và cách thức đánh giá
mức độ sinh viên đã tiến bộ trong việc đạt các mục tiêu này Phương pháp giảng dạy cần
hỗ trợ cho việc truyền tải và phát triển kiến thức hướng đến chuyên môn (học trực quan, học theo tình huống, phương pháp giải quyết vấn đề )
1.3.3.3 Chương trình học:
Chương trình học không chỉ đơn thuần là một tập hợp các môn học mà nó phải được
thiết kế và truyền đạt như một tập hợp các kinh nghiệm giáo dục tương tác và gắn khớp với nhau, tập trung vào mục tiêu phát triển, khả năng thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến kĩ thuật của sinh viên Khi xây dựng chương trình học cụ thể, các thành viên cần tích cực thảo luận, tranh luận và hành động như là một tập thể xung quanh các câu hỏi sau:
- Loại kiến thức nào cần có? Tại sao loại kiến thức này cần được nhắn mạnh?
Ai quyết định điều này? Cách dạy, cách học và phương pháp đánh giá được áp
dụng để sinh viên có thể thực sự học các loại kiến thức này?
Trang 21-_ Mối quan hệ giữa kiến thức và thực hành là gì? Đối tượng nào nên tham gia vào
việc xác định mối quan hệ này?
-_ Cấu trúc (số lượng và tiến trình của các môn học) trong chương trình học thể hiện được khối lượng làm việc hợp lí trong thời gian được đào tạo hay không? Đối tượng nào nên tham gia xác định cấu trúc hợp lí? Sự cân bằng giữa học kiến thức và thực hành giải quyết được vấn đề gì?
1.3.4 Quy trình xây dựng chương trình và thiết kế các môn học:
Quy trình xây dựng chương trình và thiết kế các môn học được trình bày ở hình 1.2:
Thiết kế có giảng viên và
lãnh đạo CDIO cùng thảo
Được xây dựng dựa
tuyển dụng, cựu
sinh viên, chiến
lược phát triên nhân
lực trong tương lai
với sự thảo luận của các bên liên
đạo CDIO thiết kế
Hình 1.2: Quy trình xây dựng chương trình và thiết kế các môn học
Lưu ý: Lãnh đạo CDIO là hội đông khoa học Khoa, các bên liên quan: nhà tuyển dụng, các cựu sinh viên, sinh viên, các giảng viên, cán bộ lãnh đạo của các cơ sở có
cùng ngành đào tạo
1.3.5 Thiết kế chương trình đào tạo tích hợp:
1.3.5.1 Khái niệm về chương trình đào tạo tích hợp:
Chương trình đào tạo được thiết kế với các môn học chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau, với một kế hoạch rõ ràng để kết hợp các kĩ năng cá nhân và giao tiếp; các kĩ năng kiến
tạo sản phẩm, quy trình, hệ thống Chương trình đào tạo tích hợp có các đặc tính quan
trọng sau:
Trang 22- Chương trỉnh đào tạo được tô chức xoay quanh các chuyên ngành Tuy nhiên, chương trình đào tạo cần được tái cau trúc sao cho các chuyên ngành được kết
nối và hỗ trợ lẫn nhau hơn, trái với việc tách rời và độc lập với nhau
- Các kĩ năng cá nhân va giao tiếp, kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống đan xen chặt chẽ vào các môn học mang tính hỗ trợ lẫn nhau, nhằm giải tỏa mâu thuẫn tiềm ân giữa các chuyên môn kĩ thuật và những kĩ năng này
- Mỗi môn học hoặc trải nghiệm học tập đặt ra các chuẩn đầu ra cụ thê về kiến thức chuyên ngành, về các kĩ năng cá nhân và giao tiếp, về kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống, nhằm đảm bảo sinh viên có được nên tảng phù hợp cho tương lai của họ trong vai trò người kĩ sư
Nói một cách khác, chương trình đào tạo tích hợp hình thành một hệ thống giáo dục có tác động lớn là tông hợp các thành phân nhỏ của nó lại Hệ thống giáo dục được phối hợp với các thành phần được hiểu rõ và hỗ trợ lẫn nhau — mỗi thành phần có nhiệm
vụ được xác định rõ ràng Tất cả các thành phần này hợp tác với nhau để tạo điều kiện cho sinh viên đạt được các chuẩn đầu ra của chương trình Một phần quan trọng của chương trình đào tạo tích hợp là môn học giới thiệu ngành ki thuat (introductory course
in engineering), nó tạo sự hứng khởi cho sinh viên về ngành kĩ thuật; đào tạo một vài kĩ năng then chốt sơ khởi; tạo một số trải nghiệm kĩ thuật cụ thể mà sinh viên có thể dựa vào đó để làm cơ sở cho quá trình học tập; và đẻ xuất khung chương trình đào tạo cho
các môn về sau
1.3.5.2 Cấu trúc chương trình đào tạo tích hợp:
Cấu trúc chương trình đào tạo là sự sắp xếp các nội dung và các chuẩn đầu ra tương ứng thành các đơn vị giảng dạy, hay môn học, nhằm hỗ trợ sự liên kết trí thức giữa các môn học Cấu trúc chương trình đào tạo phải cho phép các môn kiến thức chuyên ngành
hỗ trợ cho nhau và phải cho phép các kĩ năng cá nhan va giao tiếp, các kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống được đan xen vào trong chương trình đào tạo kĩ thuật Trên cơ sở lí thuyết về “mô hình quá trình thiết kế chương trình đào tạo theo phương pháp tiếp cận CDIO” đã nghiên cứu ở mục 2.4.5, trong quá trình xây dựng chương trình đào tạo, nhóm tư vấn Gói thầu 13 còn tìm hiểu đến các yêu tố mang tính nền tảng quyết định về cấu trúc chương trình đào tạo nhằm hỗ trợ việc triển khai phương pháp tiếp cận
CDIO theo nhiều cấp độ khác nhau Cụ thể như sau:
a) Nguyên tắc tô chức:
Sự lựa chọn ở cấp độ cao nhất trong quá trình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp là sự lựa chọn về nguyên tắc tô chức Hình 1.3 cho thấy có bốn cách tiếp cận trong
tô chức chương trình đào tạo
- Chương trình chuyên ngành: được sắp xếp xoay quanh các môn học chuyên ngành, sinh viên học một chuỗi các chủ đề với rất ít các mối liên hệ hay tương tác qua lại và có rất ít sự kết hợp kĩ năng:
- Mô hình học việc: sinh viên sẽ làm việc với các đồ án, với rất ít hoặc không có
một sự tổ chức chính thức để học kiến thức chuyên ngành;
Trang 23- Chương trình dựa vào giải quyết vẫn để: dùng vấn để hoặc đồ án làm nguyên tắc tô chức, tích hợp nội dung kiến thức chuyên ngành trên cơ sở cần phải biết thông qua giảng dạy chính thức và không chính thức;
- Chương trình tích hợp: được xếp xoay quanh các môn học kiến thức ngành với các phần kĩ năng và đồ án đan xen
Trong 4 cách tiếp cận nêu trên, chương trình tích hợp được lựa chọn thể hiện trên hình 1.3, trong đó các môn học chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau, các đồ án và kĩ năng đan xen với nhau Điều đó cho thấy cầu trúc chương trình đào tạo khuyến khích việc học nội dung chuyên ngành và cho phép một số cầu trúc linh hoạt đối với việc tích hợp đồ án và những trải nghiệm thiết kế - triển khai
Chuong trinh Chương trình Chương trình dựa - Mô hình
chuyên ngành tích hợp vào giải quyết vẫn đề học việc
Hình 1.3: Các cách tiếp cận tô chức chương trình b) Kế hoạch tông thể:
Kế hoạch tổng thể nhằm mục tiêu tích hợp nội dung chuyên ngành và các chuẩn đầu
ra được tích hợp vào trong chương trình đào tạo Cụ thể có 3 cách tích hợp như hình 1.4
Tích hợp theo thời gian
[ ] | ]
Tich hop song song
Tich hop toan dién
Hình 1.4: Kế hoạch tổng thể cho cấu trúc chương trình đào tạo
-_ Tích hợp theo thời gian: thời gian dành riêng cho việc làm thật nhiều đồ án hay học thật nhiều kĩ năng:
- _ Tích hợp song song: một phần các trải nghiệm học tập trong một hay nhiều học
kì được tô chức xoay quanh các đồ án hay các kĩ năng, trong đó nội dung chuyên ngành được giảng dạy song song với kĩ năng:
-_ Tích hợp toàn diện: việc học các kĩ năng cá nhân và giao tiếp, các kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống được lồng vào hoàn toàn trong các môn học chuyên ngành
Trang 24
Trong thực tế, việc lựa chọn giải pháp tích hợp phụ thuộc phần lớn vào các điều kiện đã tồn tại trước đó ở các cơ sở đào tạo Thực tế, khi xem xét về nguồn lực hiện nay tại Việt Nam, cần có sự kết hợp giữa tích hợp song song và tích hợp toàn diện là phù hợp
nhất khi thiết kế chương trình đào tạo
c) Cấu trúc khối môn học:
Cấu trúc khối môn học truyền thống hiện nay phân khúc chương trình đào tạo thành một vài hình thức môđun hoặc các khối môn học Giảng viên là những người quản
lí chương trình có xu hướng không để ý đến cấu trúc khối bởi vì ảnh hưởng của họ có giới hạn trong việc này Cấu trúc chương trình đào tạo truyền thong có hai trở ngại chủ yêu trong việc thiết kế chương trình đào tạo tích hợp Thứ nhất, việc tạo ra và đảm bảo mối liên kết chuyên ngành giữa các chủ đề trong chương trình đào tạo truyền thống sẽ
có khó khăn Thứ hai, đôi khi sẽ khó để kết hợp việc học các kĩ năng cá nhân và g1ao tiếp, kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống trong cấu trúc chương trình đào tạo truyền thống
Hiện nay, có nhiều phương pháp tiếp cận để xây dựng nhiều sự linh hoạt hơn trong cầu trúc chương trình đào tạo (Cụ thể như hình 1.5)
- Cấu trúc khối: trong đó, thời gian và nội dung được phân phối cho hai môn học sẽ được kết hợp lại thành một môn Một trong hai người giảng viên sẽ dạy môn tích hợp này, hoặc phô biến hơn, là hai hay nhiều giảng viên cùng giảng dạy với sự phối hợp chặt chẽ Cầu trúc này cho phép tạo nên rất nhiều liên kết nội tại của môn học, nghĩa là, các mối liên hệ trong khuôn khô một môn học và cấu trúc này có xu hướng làm cho các trải nghiệm học tập xuyên suốt các chủ
đề được linh hoạt hơn và chung hơn
-_ Cấu trúc mắt xích hay cấu trúc hợp nhất: cầu trúc mắt xích hay cầu trúc hợp nhất cho phép sự liên hệ chuyên ngành cũng mạnh gần như cầu trúc khối Trong cấu trúc này, hai người giảng viên giảng dạy độc lập nhau vào đầu học kì, nhưng đến một lúc nào đó, hai môn học nhập lại với nhau và cùng làm việc chung Điều này có hiệu quả nhất khi công việc chung được liên quan đến một đồ án thiết kế hoặc bài tập kết thúc môn đòi hỏi sự tích hợp nội dung từ hai môn học
- Cấu trúc liên hoàn: trong đó, thời gian và nội dung được phân phối cho hai môn học được kết hợp chặt chẽ trong hai học kì liên tiếp nhau Ở đây, hai người giảng viên dạy theo nhóm, hoặc dạy luân phiên nhau trong toàn bộ thời gian của bai học kì, nhằm thể hiện mạnh hơn sự tích hợp về tông thể Cầu trúc này không cho phép nhiều sự linh hoạt như đối với cấu trúc khối, bởi vì thời gian được phân bồ trong bất cứ một tuần lễ nào đều dành riêng cho một môn học, nhưng lại có thêm được lợi ích giúp sinh viên có một sự hiểu biết sâu hơn về các mối liên hệ do được tiếp xúc trong một thời gian dài
- Cấu trúc bus: ý tưởng của cầu trúc này là thời gian phân phối cho hai hoặc nhiều môn học được chuyển vào một yếu tố tri thức kết nối hoạt động cho các môn học, hoạt động như bus Bus có thé là một đồ án, chẳng hạn như đồ án
Trang 25thiết kế - triển khai, hoặc một tập tích hợp các bài giảng hoặc buổi thảo luận chuyên đề Một ưu điểm của cầu trúc này là sinh viên có thể chọn học những môn học truyền thống mà không cần thiết phải tham gia vao những trải nghiệm bus
- Cấu trúc đồng thời: đây là cầu trúc có mối liên kết yếu nhất Trong cấu trúc này, hai người giảng viên day hai môn học riêng biệt, song song nhau Thông qua giao tiép va hợp tác tốt, họ cho thây được trong tức thời việc học môn này
là có thể tác động đến môn kia như thế nào
Trọng các cầu trúc trên hình 1.5, ngoại trừ cấu trúc truyền thống (hình 1.5a), hầu hết các cấu trúc còn lại đều có chung đặc điểm là cho phép các chương trình đào tạo
được thiết kế, có sự linh hoạt trong việc tạo ra mối liên kết giữa các môn học chuyên
ngành trong phạm vi chương trình và tạo cơ hội cho các trải nghiệm học tập tích hợp Các mối liên kết trong phạm vi chương trình đào tạo cũng đòi nhiều từ phía các giảng viên bởi vì chúng cần sự hợp tác và điều chỉnh nội dung môn học một cách đáng kê để
có thê đạt được các mối liên hệ như mong muốn
Hình 1.5: Các loại cấu trúc khối môn học
d) Khái niệm cho cấu trúc chương trình đào tạo:
Tùy thuộc vào các điều kiện tổn tại trước đó và sự lựa chọn nguyên tắc tô chức, kế
hoạch tông thể và các cấu trúc khối, một khái niệm cho cấu trúc chương trình đào tao
tích hợp sẽ được hình thành như hình 1.6
Phần lớn một chương trình đào tạo tích hợp sẽ bao gồm bốn loại môn học sau:
-_ Môn giới thiệu ngành: môn học này nhằm khuyến khích sự hứng khởi của sinh viên và củng có động cơ của họ cho lĩnh vực kĩ thuật bằng cách tập trung vào
việc ứng dụng các môn học kĩ thuật cốt lõi thích hợp Thêm vào đó, môn học
giới thiệu cũng tạo điều kiện cho sự khởi đầu phát triển các kĩ năng cá nhân và
giao tiếp, các kĩ năng kiến tạo sản phâm, quy trình và hệ thống:
24
Trang 26-_ Các môn học chuyên ngành: bao gồm các môn kĩ thuật và các đồ án thiết kế liên quan Những thành phần này thường tạo thành cốt lõi chung hoặc bắt buộc của chương trình Các trải nghiệm học tập được tô chức và sắp xếp vào một số cầu trúc đôi mới đa dạng khác nhau cho phép quá trình tích hợp các chuẩn đầu ra vào các
kĩ năng cá nhân và chuyên môn, các kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống cùng với các chuân đầu ra của kiến thức chuyên ngành được dễ dàng hơn; -_ Các môn chuyên sâu và kinh nghiệm tông thể: bao gồm các môn chuyên sâu, các môn tự chọn và môn tông hợp, hoặc đồ án tốt nghiệp, các môn thiết kế triển khai á tông hợp Trong các giai đoạn này, có lẽ tốt nhất là tập trung vào môn học thiết kế triển khai tông hợp, mà trong đó một số cấu trúc đổi mới đa dạng có thé tạo nên
sự linh hoạt vê độ dài của thời gian và trình tự của các trải nghiệm học tập
Đồ án tốt nghiệp
Môn học kiên thức ngành
Môn giới thiệu Hình 1.6: Hình ân dụ của một cầu trúc chương trình đào tạo tích hợp
1.3.5.3 Trình tự nội đụng và chuẩn đầu ra:
Vấn đề để cân nhắc kế tiếp của việc thiết kế chương trình đào tạo là trình tự nội dung và các chuẩn đầu ra Trình tự là thứ tự của tiến trình học tập của sinh viên Nếu trình tự được thiết lập một cách đúng đắn, việc học tập sẽ đi theo một chu trình mà trong
đó mỗi trải nghiệm được xây dựng dựa trên sự củng cỗ những trải nghiệm trước đó Đối với các ngành học truyền thông, trình tự nội dung được xác định tương đối rõ ràng Trong phần lớn các trường hợp, những trỉnh tự này được xây dựng dựa trên kinh nghiệm của giang viên, những người giảng day va viết các giáo trình kĩ thuật Đối với các chuẩn đầu ra của các kĩ năng, một trình tự phù hợp có thể kém rõ ràng hơn Trình độ năng lực cao thường được yêu cầu đối với một số kĩ năng phức tạp, bao gồm thiết kế, giao tiếp và làm việc theo nhóm Những kĩ năng này sẽ phải được phát triển trong vài môn học trong suốt chương trình
Sự phối hợp của các chuẩn đầu ra và kinh nghiệm là cần thiết cho việc đạt được các tiến trình học tập thích hợp và sử dụng các nguôn lực và thời gian một cách hiệu quả
Sự phối hợp phát triển giữa các môn học tạo cơ hội cho các giảng viên chia sẻ phương pháp giảng dạy, biểu mẫu phản hồi và công cụ đánh giá Bên cạnh đó, với những lộ trình
Trang 27phát triển, giảng viên ngày càng có hiểu biết sâu hơn về toàn bộ chương trình và các đóng góp của các môn học của họ về toàn bộ chương trình
1.3.5.4 Đối ứng các chuẩn đầu ra:
Các chuẩn đầu ra sẽ được đối ứng một khi cấu trúc của chương trình đào tạo và trình tự học tập được hình thành Sự đối ứng mô tả các kĩ năng cá nhân và giao tiếp, kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống được đan xen vào các môn học giới thiệu, môn học chuyên ngành và các môn học tổng thê Kết quả của sự đối ứng chương trỉnh
đào tạo là một ma trận, trong đó một trục liệt kê các chủ đề của đề cương và một trục
liệt kê từng môn học trong chương trình Bảng 1.2 là một phân trích từ một ma trận tông quát hóa việc đối ứng chương trình đào tạo Ma trận được điền các mục phù hợp ở chỗ
mà mỗi chủ đề được tích hợp vào các môn của chương trinh Trình tự học tập và trình
độ năng lực được đề xuất từ các cuộc khảo sát của các bên liên quan sẽ quyết định các mục điền vào phủ hợp
Ở điểm này, các giảng viên tham gia vào việc giảng dạy các môn học trong chương trình phải tham gia vào quá trình thiết kế chương trình đào tạo Họ đóng góp cái nhìn sâu sắc về tính khả thi của việc tích hợp các kĩ năng cụ thê nào đó vào trong nội dung chuyên môn mà họ phụ trách giảng dạy Bằng cách tham gia vào việc thiết kế chương trình đào tạo, thông qua giai đoạn chỉnh sửa lặp đi lặp lại, các giảng viên hình thành quyền sở hữu
đối với chương trình đào tạo tích hợp mới
1.1 Kiến thức khoa học cơ bản
1.2 Kiến thức nền tảng Kĩ thuật Cốt lõi
1.3 Kiến thức nền tảng Kĩ thuật Nâng cao
2.1 Lập luận kĩ thuật và giải quyết vấn đề
2.2 Thử nghiệm và khám phá kiến thức
2.3 Suy nghĩ tầm hệ thống
2.4 Kĩ năng và thái độ cá nhân
2.5 Kĩ năng và thái độ chuyên nghiệp
Trang 28
-_ Được xây dựng trên mặt mạnh của chương trình đào tạo hiện có
-_ Tận dụng việc môn học đang được dạy ở đâu trong trình tự chương trinh -_ Bắt đầu với các giảng viên nào sẵn sàng và có thể phát triển môn học của họ theo hướng này Họ có thể làm gương và mang đến thành công bước đầu và từ
đó thuyết phục được nhiều giảng viên dè dặt hơn trong việc chuyển đôi
Kết quả cuối cùng của quá trình thiết kế chương trình đào tạo tích hợp là một chương trình đào tạo đáp ứng được các mục tiêu học tập và mục tiêu của chương trình
Cụ thê là:
-_ Môn học giới thiệu cung cấp khung chung cho việc thực hành kĩ thuật trong việc kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống, giới thiệu các kĩ năng cá nhân và giao tiếp cần thiết;
-_ Các môn học chuyên ngành hỗ trợ lẫn nhau;
- Hoc tp dan xen với nhiều kĩ năng;
-_ Các chuẩn đầu ra được xác định rõ cho từng môn học vẻ cả kĩ năng và kiến thức chuyên ngành
Hình 1.7, mô tả một bài tập dé hỗ trợ sự phối hợp giữa các môn học Bài tập này có thé hữu ích trong việc tích hợp cả các chuẩn đầu ra của nội dung chuyên ngành và kĩ năng
: A A cc A:
Cac chuan dau ra “cudi cùng” — năng lực của kĩ sư
Hình 1.7: Hộp đen — một ví dụ để hỗ trợ sự phối hợp giữa các môn học
Tóm lại, một chương trình đào tạo tích hợp được mô tả bằng một phương pháp có
hệ thông việc giảng dạy những kĩ năng cá nhân và giao tiếp; những kĩ năng kiến tạo sản phẩm, quy trình và hệ thống Phương pháp tiếp cận tích hợp này phát huy được kiến thức chuyên sâu hơn thông qua việc ứng dụng các khái nệm kĩ thuật và nhân mạnh đến tầm quan trọng của các kĩ năng trong thực hành kĩ thuật Việc thiết kế một chương trình đào tạo tích hợp bắt đầu từ việc thiết lập các chuan đầu ra dựa trên ý kiến đóng góp của bên liên quan và việc xem xét các điều kiện đã tồn tại trước đó, chăng hạn như, mục tiêu và
độ dài của chương trình và những chủ trương chính sách của nhà trường Quá trình thiết
kế chương trình đào tạo tập trung vào ba thành phần chính yếu sau: cầu trúc, trình tự và đối ứng Kết quả của thiết kế là một chương trình đào tạo tích hợp, bao gồm một môn học giới thiệu, các môn học kiến thức chuyên ngành, các môn học kiến thức chuyên sâu
và các trải nghiệm thiết kế - triển khai tông hợp đan xen chặt chẽ với các chuẩn đầu ra của kĩ năng Các môn học giới thiệu đóng vai trò truyền tải khung chương trình của thực hành kĩ thuật, thu hút sự tham gia và thúc đây sinh viên, truyền đạt các kĩ năng đầu tiên
và tạo nên các trải nghiệm cá nhân giúp nâng cao việc học kiến thức chuyên ngành
27
Trang 29CHƯƠNG 2
CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌCTHEO HỌC CHÉ TÍN CHỈ
NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT Ô TÔ
- Xác định và mô tả mục tiêu của ngành đào tạo
- Xây dựng hệ thông các môn học cốt lõi đảm bảo mục tiêu đào tạo của các ngành Các môn học được thiết kế trên cơ sở mục tiêu của từng khối kiến
thức như: khối kiến thức đại cương, khối kiến thức chuyên ngành (lí thuyết
và thực hành
- Để xuất danh mục các môn học tự chọn để các cơ sở đào tạo tham khảo sử dụng
khi xây dựng chương trình đào tạo chi tiết cho trường mình
Chương trình khung phải thỏa mãn các tiêu chí sau đây:
- Chương trình khung phải đáp ứng yêu cầu về chuyên môn cũng như sư phạm đối với giáo viên trung cấp chuyên nghiệp; đáp ứng nhu cầu sử dụng/vận dụng của các trường đại học cao đẳng trong thực tế đào tạo Chương trình khung phải được xây dựng trên cơ sở phân tích thực trạng về hoạt động và các yêu cầu đối
Trang 30CHƯƠNG TRÌNH KHUNG GIÁO DỤC ĐẠI HỌC
Tên chương trình: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT Ô TÔ
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT Ô TÔ
Tên tiếng Anh: Automotive Engineering Technology
Mã ngành:
Hình thức đào tạo: Chính quy
(Ban hành kèm theo Quyết định số . , HN8ẦY / /2 , của
Thời gian đào tạo:
Thời gian đào tạo 4 năm cho chương trình đào tạo Kĩ sư Công nghệ
Đối tượng tuyến sinh:
Tốt nghiệp Trung học phô thông hoặc tương đương
Thang điểm, quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
Thang điểm: 10
Quy trình đào tạo:
- Theo Quy chế ban hành theo Quyết định số 43/2007/GDĐT
Điều kiện tốt nghiệp:
- Điều kiện chung: Theo Quy chế ban hành theo Quyết định số 43/2007/GDĐT
- Điều kiện của chuyên ngành: Không có
Mục tiêu đào tạo:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ K1 thuật Ô tô trình độ đại học để đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đến ngành cơ khí ô tô Đào tạo người học
có phẩm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khỏe, đáp ứng yêu
cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Trang bị cho người học những kiến thức nền tảng cơ bản để phát triển toàn diện;
có khả năng áp dụng những nguyên lí kĩ thuật cơ bản, kĩ năng thực hành cao và các kĩ năng kĩ thuật để đảm đương công việc của người kĩ sư Công nghệ Kĩ thuật Ô tô có thể làm việc trong các lĩnh vực:
-_ Khai thác, sử dung va dịch vụ kĩ thuật 6 tô
-_ Kiểm định và thử nghiệm ô tô
-_ Sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô
- Nghiên cứu cải tiến để nâng cao hiệu quả sử dụng ô tô
-_ Đánh giá, xây dựng các quy trình công nghệ
Trang 31- Đảo tạo chuyên môn
- Quan li diéu hành sản xuất, kinh doanh và lập các dự án liên quan đến ngành
Cơ hội việc làm:
Sau khi tốt nghiệp các kĩ sư Công nghệ Kĩ thuật Ô tô có thể làm việc tại các nhà máy sản xuất phụ tùng, phụ kiện và lắp ráp ô tô; các cơ sở sửa chữa ô tô, các trạm đăng kiểm, các cơ quan quán lí nhà nước, lĩnh vực an ninh quốc phòng liên quan; các viện nghiên cứu, các trường đại học, cao đăng, trung cấp chuyên nghiệp và dạy nghề, các văn phòng đại diện, cơ sở kinh doanh ô tô, máy động lực và phụ tùng
V Khung chương trình đào tạo
V.1 Khối lượng kiến thức toàn khóa:
Tổng khối kiến thức (không bao gồm khối kiến thức GDTC và GDQP-AN):
-_ Chương trỉnh đào tạo Kĩ sư Công nghệ: 150 tín chi
V.2 Cau trúc các khối kiến thức:
Khung chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành Công nghệ
Kĩ thuật ô tô có cầu trúc và khối lượng các kiến thức như sau:
Cấp | Thời |Khối lượng| Kiến thức | Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp (TC)
dio tao} gian | kiên thức | giáo dục | Cợsở | Chuyên | Thực hành, | Thi tốt đào tạo| toàn khóa | đại cương ngành ngành Thực tập | nghiệp
học
Bảng 2.1: Cấu trúc các khối kiến thức của khung chương trình đào tạo
- Khối kiến thức giáo dục đại cương: 52 tin chi
- Khối kiến thức GD chuyên nghiệp: 98 tin chi
+ Khối kiến thức cơ sở ngành: 37 tín chỉ
+ Khối kiến thức ngành: 34 tín chỉ
+ Khóa luận tốt nghiệp: 7 tín chỉ
(159 tín chỉ cho CTĐT Kĩ sư công nghệ)
V.3 Phân bỗ khối lượng các khối kiến thức:
Trang 32
Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp 98 | 65 | 33 | 653% | 34%
VỊ Khối kiến thức bắt buộc:
VI.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương:
LL | Khoa học xã hội và nhân văn 12
1 Những nguyen li co ban của chủ nghĩa 5
Mac — Lénin
3, Duong lối cách mạng của Dang Cộng Sản 3
Trang 33
IV | Giáo dục thể chất
VI.2 Kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
Trang 34VIIL Khối kiến thức tự chọn:
Danh mục các học phần tự chọn trong chương trinh giáo dục dai hoc theo học chế
tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô được nhóm nghiên cứu đề xuất cụ thể như sau: VII.1 Khối kiến thức giáo dục đại cương:
9 | Giao tiép va dam phan trong kinh doanh 2
10 | Phương pháp luận sang tao 2
12 | Kĩnăng xây dựng kế hoạch 2
14 | Trình bày các văn bản va van ban KHKT 2
Trang 35Bang 2.3: Cac hoc phan tự chọn thuộc khối kiến thức Giáo duc đại cương
VII.2 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
4 | Công nghệ bảo dưỡng, sửa chữa ô tô 2
6 | Kiểm định và chân đoán kĩ thuật ô tô 2
7 | HT điều hòa và thiết bị tiện nghỉ trên ô tô 2
8 | Thiết bị xường và nhiên liệu, dầu mỡ 2
Trang 362 Các môn chuyên đề tự chọn 2
1 | Chuyên để 1 (nhiên liệu mới)
2 | Chuyên đề 2 (xe điện - xe lai) 2
Chuyên đề 3
(các hệ thông mới trên động cơ ô tô) 2 (Chọn 1)
Chuyên đề 4 (HT an toàn và ôn định ô tô) 2
Chuyên đề 5 (Ô nhiễm môi trường)
Thực tập Kĩ thuật mô tô xe máy
Thực tập Hệ thống điều hòa không khí ô tô
2.2.1 Hướng dẫn chung:
1 Chương trình khung giáo dục đại học là quy định về cầu trúc, khối lượng và nội
dung kiến thức tối thiểu cho từng ngành đào tạo ở trình độ đại học Đây là căn cử để các
đại học, học viện và các trường đại học (sau đây gọi chung là trường đại học) xây dựng
chương trình đào tạo cụ thê phù hợp với mục tiêu đảo tạo và điều kiện cụ thể của trường,
đồng thời là cơ sở giúp Bộ Giáo dục và Đào tạo quản lí chất lượng đào tạo tại các trường
đại học trên phạm v1 toàn quốc
Trang 372 Chương trình khung đề xuất như trên được sử dụng để thiết kế chương trình giáo
dục đại học theo học chế tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô với thời gian đào tạo 4 năm Sử dụng chương trỉnh đào tạo này kết hợp với các môn khoa học Sư phạm kĩ thuật
để đào tạo Giáo viên Kĩ thuật ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô trình độ đại học với thời
gian đào tạo 4,5 năm
3 Khung thời gian và tông số tín chỉ phải thực hiện để đảm bảo trình độ đào tạo
đã được quy định trong Quyết định số 38/2008/QĐ-TTg, ban hành ngày 27/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ, trong quá trình xây dựng các chương trình khung hay các chương
trình đào tạo cụ thể, các hội đồng ngành, nhóm ngành hay các hội đồng của các cơ sở
đào tạo có thể xây dựng với khung thời gian và tổng số tín chỉ nhiều hơn số tối thiểu để đảm bảo phù hợp với lĩnh vực chuyên ngành đào tạo, phù hợp địa phương của cơ sở đào tạo và phù hợp với năng lực đội ngũ, cơ sở vật chất và chất lượng tuyển sinh đầu vào
của cơ sở đảo tạo
4 Trong tông số tín chỉ toàn khóa không bao gồm các khối kiến thức Giáo duc thé chất và Giáo đục quốc phòng
2.2.2 Gợi ý sử dụng chương trình khung: `
1 Khối lượng các khối kiến thức đào tạo trong bảng 2.2 gồm các học phần bắt
buộc và tự chọn Các học phần bắt buộc là phần kiến thức nền tảng, cốt lõi, ít thay đôi
trong lĩnh vực, ngành hay nhóm ngành Các học phần tự chọn do các hội đồng cơ sở
đào tạo xây dựng, đảm bảo việc thiết kế các chương trinh đào tạo cụ thê phù hợp với
đặc điểm riêng của hướng chuyên ngành đào tạo, của thị trường lao động khu vực và thế mạnh của cơ sở đào tạo để phù hợp với đặc điểm địa phương và các năng lực đầu vào
của cơ sở đào tạo
2 Các học phần bắt buộc cũng có thể tăng khối lượng tùy theo đặc thù từng trường
và chuyên ngành đào tạo cụ thé
3 Sử dụng chương trình đào tạo này kết hợp với 20 tín chỉ các môn khoa học Sư phạm kĩ thuật để đào tạo Giáo viên Kĩ thuật ngành Công nghệ Kĩ thuật 6 tô trình độ đại
học với thời gian đào tạo là 4,5 năm
4 Khối kiến thức giáo dục đại cương:
- Khếi kiến thức xã hội và nhân văn: Các học phần thuộc nhóm kiến thức về
Lí luận chính trị phải thực hiện theo quy định của Bộ Giáo dục và Đào tạo; các học phần còn lại thuộc nhóm kiến thức Khoa học Xã hội và Nhân văn, tùy theo đặc thù từng trường, các cơ sở dao tạo có thé quy dinh bắt buộc hoặc tự chọn
khi thiết kế chương trình và tỉ lệ tự chọn/bắt buộc (ví dụ: 2 tự chọn/4 bắt buộc,
4 tự chọn/2 bắt buộc)
- Khối kiến thức ngoại ngữ và tin học theo quy định chung của hội đồng ngành, nhóm ngành
- Khối kiến thức Toán học và khoa học tự nhiên do các hội đồng ngành, nhóm
ngành và các cơ sở đào tạo quy định
Trang 38Các học phần tự chọn: do các cơ sở đào tạo quy định (có thể chọn các học phần
này được nhóm nghiên cứu để xuât trong bảng 2.3)
5 Khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp:
Khối kiến thức cơ sở ngành:
+ Các học phần bắt buộc là phần kiến thức cơ sở chung cho ngành Công nghệ
Kĩ thuật ô tô và nhóm ngành cơ khí
+ Các học phần tự chọn: do các cơ sở đào tạo quy định Đây là các môn học
cơ sở được chọn phục vụ theo hướng kiến thức chuyên ngành hẹp của ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô Được chọn là 06 tin chi/31 tin chi bắt buộc
+ Tùy theo đặc thù từng trường, các cơ sở đào tạo, khối kiến thức cơ sở ngành
có thể quy định tất cả các học phần là học phan bat buộc
Khối kiến thức lí thuyết chuyên ngành:
+ Các học phần bắt buộc là phần kiến thức nền cho ngành Công nghệ Kĩ thuật
ô tô
+ Các học phần tự chọn: do các cơ sở đào tạo quy định Đây là các môn học cung cấp cho sinh viên những kiến thức về chuyên ngành hẹp, kĩ thuật tiên tiến, những thành tựu mới và các xu hướng phát triển của ngành nghề mà sinh viên ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô đang theo học
sở và cơ sở đảo tạo
+ Các học phần thực hành tự chọn: do các cơ sở đào tạo quy định Các học phần thực hành tự chọn là các môn học nâng cao, các môn học theo hướng chuyên
ngành hẹp của ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô
Các học phần tự chọn: do các cơ sở đào tạo quy định (có thé chọn các học phần này theo danh mục các học phan tự chọn thuộc khối kiến thức giáo dục chuyên nghiệp được nhóm nghiên cứu đề xuất trong bang 2.4)
6 Tốt nghiệp:
- Do các cơ sở đào tạo quy định
Trang 39CHƯƠNG 3
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO DỤC ĐẠI HỌC THEO HỌC CHÉ TÍN CHỈ
NGÀNH CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT Ô TÔ
Giới thiệu
Trong quá trình xây dựng chương trình cho một chuyên ngành đào tạo, việc đánh
giá kết quả nghiên cứu từ các chuyên gia và các nhà khoa học là vấn đề cần thiết nhằm
tổng hợp những ý kiến đóng góp để có thể hoàn chỉnh chương trình được hợp lí và phù
hợp với xu hướng phát triên chung của xã hội Chính vì vậy, qua hội thảo khoa học về xây dựng chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành Công nghệ kĩ thuật
ô tô, nhóm nghiên cứu đã tổng hợp các ý kiến đóng góp của các đại biểu, đặc biệt là các vẫn đề còn tổn tại trong chương trình cũng như những góp ý vẻ lĩnh vực chuyên môn
Cụ thê như sau:
Chương trình đào tạo cần xây dựng các khối kiến thức cho phù hợp hơn với thực tế gồm: giảm các môn học đại cương, mở rộng các môn kiến thức cơ sở, thay đổi cách tiếp cận các môn chuyên ngành, tăng các môn học tự chọn cho chuyên ngành và sư phạm và có chương trình rèn luyện cho kĩ năng mềm Hiện nay sinh viên tại các trường luôn có một đặc điểm chung là còn rất mơ
hồ về ngành nghề đang theo học Vì vậy, trong chương trình cần thiết nên bổ sung nhập môn ngành, một số nội dung cơ sở cho ngành về kĩ năng giao tiếp ngành nghề
Khối kiến thức sư phạm chưa có nội dung các môn học đề cập đến khối kiến
thức về rèn luyện kĩ năng mềm cho sinh viên, đồng thời các môn học về sư phạm chưa có sự phân bố hợp lí trong kế hoạch đào tạo Vì vậy, nên bổ sung các môn học dạng chuyên đề dé có thê cập nhật thường xuyên các nội dung phù
hợp với thực tế và khối lượng thực tập cần được chia nhỏ và bồ trí phù hợp hơn
Ý kiến đóng góp từ phía các doanh nghiệp điều có những điểm chung cho rằng: + Sinh viên không có sự chủ động và sáng tạo trong công việc
+ Không đáp ứng tốt nhu cầu làm việc thực tế tại doanh nghiệp, đặc biệt là việc ứng dụng các công nghệ mới vào sản xuât
+ _ Sinh viên chưa có những định hướng đúng đắn về nghề nghiệp, vì thế phần lớn các sinh viên không gắn bó với doanh nghiệp lâu dài
+ Các doanh nghiệp hiện nay luôn trong tình trạng “thừa thầy thiếu thợ”, đội ngũ lao động có kĩ năng nghề không đáp ứng đủ nhu cầu của doanh nghiệp + Chính vì vậy, chương trình đào tạo cần nghiên cứu bô sung các môn học
có thể cung cấp các kiến thức bổ trợ vẻ rèn kĩ năng nghề cho sinh viên, khả năng làm việc tập thê, rèn luyện thái độ nghề nghiệp, thực tập nghê nghiệp
Trang 40tại các cơ sở và đặc biệt cần trang bị ngoại ngữ tốt hơn nữa cả về chuyên ngành và g1ao tiếp, nhằm hỗ trợ sinh viên tích lũy được những kĩ năng có thê đáp ứng công việc thực tế sau khi ra trường
Xuất phát từ những ý ý kiến đóng góp của các chuyên gia và các nhà khoa học thông qua hội thảo, đã góp phần làm cơ sở cho việc đẻ xuất xây dựng hoàn thiện chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật ô tô, phù hợp với điều kiện phát triển của xã hội cũng như những định hướng phát triển chung của ngành giáo dục đào tạo Cụ thể gồm việc xây dựng chuẩn đầu ra và hoàn thiện chương trình đào tạo 3.1 Chương trình giáo dục đại học theo học chế tín chỉ ngành Công nghệ Kĩ thuật
Ô tô:
CHƯƠNG TRÌNH GIÁO ĐỤC ĐẠI HỌC
Tên chương trình: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT Ô TÔ
Trình độ đào tạo: Đại học
Ngành đào tạo: CÔNG NGHỆ KĨ THUẬT Ô TÔ
Tên tiếng Anh: Automotive Engineering Technology
Mã ngành:
Hình thức đào tạo: Chính quy
(Ban hành kèm theo Quyết định số , HĐ8Ầ / / , của
I Thời gian đào tạo: 4 năm
Thời gian đào tạo 4 năm cho chương trình đào tạo Kĩ sư Công nghệ
Thời gian đào tạo 4,5 năm cho chương trình đào tạo Giáo viên Kĩ thuật
Il Đốitượng tuyến sinh:
Tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tương đương
HI Thang điểm, quy trình đào tạo, điều kiện tốt nghiệp:
Thang điểm: 10
Quy trình đào tạo:
- Theo Quy chế ban hành theo Quyết định số 43/2007/GDĐT
Điều kiện tốt nghiệp:
- Điều kiện chung: Theo Quy chế ban hành theo Quyết định số 43/2007/GDĐT
- Điều kiện của chuyên ngành: Không có
IV Mục tiêu đào tạo và chuẩn đầu ra
IW.1 Mục tiêu đào tạo:
Chương trình đào tạo ngành Công nghệ Kĩ thuật Ô tô trình độ đại hoc dé đào tạo ra những chuyên gia cho các lĩnh vực liên quan đên ngành cơ khí ô tô Đào tạo người học
có phâm chất chính trị, đạo đức, có ý thức phục vụ nhân dân, có sức khoẻ, đáp ứng yêu cau xây dựng và bảo vệ Tô quôc