Kiến thức - Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp TCLTCN và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới KT – XH ở nước ta.. - Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tới việc TCLT
Trang 1Bài 28: Vấn đề tổ chức lãnh thổ công nghiệp
I Mục tiêu.
1 Kiến thức
- Hiểu được khái niệm tổ chức lãnh thổ công nghiệp (TCLTCN) và vai trò của nó trong công cuộc đổi mới KT – XH ở nước ta
- Phân tích được ảnh hưởng của các nhân tố tới việc TCLTCN của nước ta
- Phân biệt được một số hình thức TCLTCN nước ta hiện nay và sự phân bố của chúng
2 Về kĩ năng
- Xác định được trên bản đồ các hinh thức TCLTCN (điểm, khu, trung tâm công nghiệp)
- Phân tích sơ đồ các nhân tố ảnh hưởng tới TCLTCN
3 Về thái độ
- Từ kiến thức đã tiếp thu được, HS thấy rõ ý thức, trách nhiệm của minh nói riêng và lôi kéo cộng đồng nói chung trong việc thực hiện chủ trương xây dựng các KCN tập trung của Nhà nước
II Chuẩn bị của thầy và trò.
1 Chuẩn bị của thầy:
- Bản đồ giáo khoa treo tường Công nghiệp Việt Nam
- Bảng, biểu số liệu có lien quan và tranh ảnh, băng hình về các KCN, TT công nghiệp
2 Chuẩn bị của trò:
- Atlat Địa lí Việt Nam
- SGK, vở ghi
III Tiến trình bài học.
1 Tổ chức:
Trang 212A1 12A2 12A3
2 Kiểm tra bài cũ:
- Hãy xác định các nhà máy thủy điện lớn nhất của nước ta trên bản đồ
Công nghiệp và giải thích sự phân bố của chúng?
3 Bài mới:
* Hoạt động 1: cá nhân
- GV yêu cầu HS đọc mục 1 SGK, trả lời
câu hỏi
? Khái niệm TCLTCN? Vai trò của
TCLTCN trong sự nghiệp CNH-HĐH ở
VN hiện nay?
- HS đọc SGK, trả lời
- GV: TCLTCN có một vai trò rất quan
trọng, được coi như 1 công cụ có hiệu
quả nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng
công nghiệp
* Hoạt động 2: Cả lớp
- GV yêu cầu HS quan sát hình 28.1
? Hãy phân tích các nhân tố chủ yếu ảnh
hưởng tới TCLTCN?
- HS quan sát và trình bày
- GV: ? Em có đánh giá như thế nào về
vai trò của hợp tác quốc tế trong sự hình
thành và hoạt động của TCLTCN?
1 Khái niệm:
- Khái niệm: TCLTCN là sự sắp xếp , phối hợp giữa các quá trình và các cơ sở SX CN trên một lãnh thổ nhất định nhằm đạt được mục tiêu đã định trước
- Vai trò: TCLTCN có vai trò quan trọng, như 1 công cụ hiệu quả nhằm đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng CN
2 Các nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN
Có 2 nhóm nhân tố chủ yếu ảnh hưởng tới TCLTCN
- Nhóm nhân tố bên trong:
+ Vị trí địa lí + Tài nguyên thiên nhiên: khaóng sản, nguồn nước, tài nguyên khác
+ Điều kiện KT- XH: dân cư và nguồn lao động, trung tâm KT và mạng lưới đô thị, điều kiện khác
Trang 3- HS trả lời
- GV: Nhân tố bên ngoài có ý nghĩa đặc
biệt quan trọng: trị trường và hợp tác
quốc tế Trong hợp tác quốc tế: vốn đầu
tư nước ngoài làm xuất hiện vài ngành
CN mới, các KCN tập trung, các KCX;
chuyển giao công nghệ đẩy nhanh tốc độ
tăng trưởng; chuyển giao kinh nghiệm tổ
chức, quản lí mở ra nhiều cơ hội hợp tác,
là tiền đề cho sự hình thành TCLTCN.
* Hoạt động 3: nhóm
GV yêu cầu HS trả lời câu hỏi SGK:
? Căn cứ vào kiến thức đã học lớp 10
hãy nêu các hình thức TCLTCN?
- HS trả lời
- GV chia lớp thành 4 nhóm:
+ Nhóm 1: Điểm CN
+ Nhóm 2: Khu CN
+ Nhóm 3: Trung tâm CN
+ Nhóm 4: Vùng CN
GV đưa nội dung thảo luận: đọc SGK,
nêu đặc điểm của TCLTCN tương ứng,
chú ý trả lời các câu hỏi SGK
- HS thảo luận theo nhóm, trình bày, bổ
sung
- GV chuẩn hoá kiến thức
Các KCN đã thu hút 2600 dự án nước
ngoài, tạo việc làm cho 90 vạn LĐ trực
tiếp, 2 triệu LĐ gián tiếp.
- Nhóm nhân tố bên ngoài:
+ Thị trường + Hợp tác quốc tế: vốn, công nghệ, tổ chức quản lí
3 Các hình thức tổ chức lãnh thổ công nghiệp
a, Điểm công nghiệp
- Là hình thức TCLTCN đơn giản nhất (1-2
xí nghiệp CN, không có mối liên hệ với nhau)
- Nước ta có nhiều điểm CN Điểm CN đơn
lẻ thường tập trung ở Tây Bắc, Tây Nguyên
b, Khu công nghiệp
- Hình thành:
+ Được hình thành 1990, do Chính phủ quyết dịnh thành lập, có ranh giới xác định, chuyên SX CN và các DV hỗ trợ SX CN, không có dân cư sinh sống
+Bao gồm: KCN, KCX, k công nghệ cao
- Tình hình phát triển:
+ 8/2007 có 150 KCN, KCX, Khu công nghệ cao; trong đó có 90 khu đã đi vào hoạt động
+ Phân bố: không đều:
* Tập trung ở ĐNB, ĐBSH, Duyên hải miền Trung
Trang 4? Tại sao KCN phân bố tập trungở ĐNB,
ĐBSH, duyên hải miền Trung?
( vì ở 3 vùng này có nhiều yếu tố thuận
lợi cho việc phát triển KCN)
? Hãy trình bày các đặc điểm chính của
trung tâm CN?
(Có 1 hoặc nhiều KCN gắn với các đô
thị vừa và nhỏ, có 1 vài ngành SX chính
tạo nệ hướng chuyên môn hoá của trung
tâm, có mối liên hệ giữa các xí nghiệp
CN )
? Quan sát hình 26.2 hoặc Atlát hãy xác
định các trung tâm CN rất lớn và lớn, nêu
cơ cấu ngành của mồi trung tâm?
? Trình bày các đặc điểm chính
của vùng CN?
(bao gồm vùng lãnh thổ rộng lớn,
gồm nhều trung tâm CNcó mối
liên hệ về SX và có những nét
tương đồng trong quá trình hình
thành CN, có một vài ngành SX
tạo nên hướng CMH)
* Các vùng còn lại việc hình thành KCN còn nhiều hạn chế
c, Trung tâm công nghiệp
Trong quá trình phát triển CNH ở nước ta hình thành nhiều trung tâm CN
- Dựa theo vai trò trong phân công LĐ theo lãnh thổ:
+ Trung tâm có vai trò quốc gia: Hà Nội,
Hồ Chí Minh + Trung tâm có ý nghĩa vùng: Hải Phòng + Trung tâm có ý nghĩa địa phương: Việt Trì, Thái Nguyên
- Dựa theo giá trị SX CN:
+ Trung tâm rất lớn: Hồ Chí Minh + Trung tâm lớn: Hà Nội, Hải Phòng + Trung tâm trung bình: Việt Trì, Thái Nguyên
d, Vùng công nghiệp
Cả nước chia thành 6 vùng công nghiệp
- Vùng 1: Các tỉnh TDMNPB (trừ Quảng Ninh)
+ Vùng 2: ĐBSH, Quảng Ninh, Thanh Hoá, Nghệ An
+ Vùng 3: Quảng Bình - Ninh Thuận + Vùng 4: Tây Nguyên (trừ Lâm Đồng) + Vùng 5: Đông Nam Bộ, Bình Thuận, Lâm Đồng
Trang 5+ Vùng 6: ĐBSCL
4 Đánh giá:
- HS trả lời câu 2 SGK/127? So sánh các hình thức TCLTCN ở nước ta?
5 Hoạt động nối tiếp:
- GV yêu cầu HS đọc câu 3 SGK/ 127, gợi ý cách trả lời Làm vào vở BT