- Phân tích bản đồ công nghiệp chung để trình bày về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp.. Bước 2: Học sinh quan sát sơ đồ và kiến thức đã học để trả lời Bước 3: GV chuẩn kiến thức * Hoạt đ
Trang 1Bài 26 : Cơ cấu ngành công nghiệp.
I Mục tiêu.
1 Kiến thức:
- Trình bày và nhận xét được cơ cấu công nghiệp theo ngành, theo thành phần kinh
tế, theo lãnh thổ Nêu một số nguyên nhân dẫn đến sự thay đổi cơ cấu ngành công nghiệp
2 Kĩ năng:
- Phân tích được sơ đồ và biểu đồ
- Phân tích bản đồ công nghiệp chung để trình bày về sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp
II Chuẩn bị của thầy và trò.
1 Chuẩn bị của thầy:
- At lat địa lí 12 Bản đồ công nghiệp Việt Nam
2 Chuẩn bị của trò:
- Át lát địa lí 12 vở ghi, sgk địa lí 12
III Tiến trình bài học.
1.Tổ chức:
12A1 12A2 12A3
2 Kiểm tra bài cũ:
3 Giảng bài mới:
Hoạt động của GV và
HS
Nội dung chính Hoạt động 1 : Cá nhân/cặp 1 Cơ cấu công nghiệp theo ngành
Trang 2Bước 1: GV yêu cầu HS cho
biết : Cơ cấu ngành công
nghiệp là gì ? Sau đó cho học
sinh quan sát sơ đồ cơ cấu
ngành công nghiệp và đặt câu
hỏi :
+ Em có nhận xét gì về cơ cấu
ngành công nghiệp nước ta?
+Kể tên 1 số ngành CN trong
điểm? +Giải thích tại sao đây
là các ngành CN trong điểm?
+Những tồn tại, hạn chế của
cơ cấu ngành CN?
Bước 2: Học sinh quan sát sơ
đồ và kiến thức đã học để trả
lời
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
* Hoạt động 2: Cặp
Bước 1: Nhận xét về sự
chuyển dịch cơ cấu công
nghiệp theo ngành của nước
ta? Hướng hoành thiện cơ cấu
ngành
Bước 2: H/sinh quan sát hình
26, 1 và kiến thức để trả lời
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
a Khái niệm: (sgk)
a Cơ cấu ngành CN nước ta khá đa dạng và tương đối đầy đủ các ngành.Có 3 nhóm với 29 ngành
+ Cơ cấu ngành CN nước ta khá đa dạng
- Nhóm công nghiệp khai thác: 4 ngành
- Nhóm CN chế biến: 23 ngành
- Nhóm sản xuất, phân phối điện, khí đốt, nước: 2 ngành
+ Cơ cấu ngành CN đang có sự chuyển dịch:
* Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất CN nhóm ngành và sản phẩm:
- Chuyển dịch cơ cấu giá trị sản xuất CN nhóm ngành:
+ Tỉ trọng của các ngành CNCB tăng 79,9% (1996)
-> 83,2% (2005)
+ Tỉ trọng của các ngành CN khai thác giảm 13,9% (1996) -> 11,2% (2005)
- Cơ cấu sản phẩm thay đổi: nhiều sản phẩm không được tiếp tục sản xuất do thị trường không có nhu cầu, hàng loạt các sản phẩm mới xuất hiện có chất lượng cao và đáp ứng nhu cầu của thị trường
* Trong cơ cấu ngành công nghiệp đã hình thành 1
số ngành công nghiệp trọng điểm
+ Công nghiệp năng lượng + Công nghiệp chế biến lương thực thực phẩm + CN dệt - may, hoá chất, phân bón…
* Tồn tại: + Tỉ trọng CN khai thác lớn, xu hướng
Trang 3* Hoạt động 3: Cả lớp /Cặp
Bước 1: GV hỏi: CMR cơ cấu
công nghiệp của nước ta có sự
phân hoá về mặt lãnh thổ Tại
sao lại có sự phân hóa đó
Bước 2: H/sinh: Dựa vào hình
26.2 và Atlát địa lí Việt Nam,
+ kiến thức để trả lời
tăng + Chậm đổi mới công nghệ + Nguồn nguyên liệu chưa ổn định…
c Hướng hoàn thiện cơ cấu ngành
- Xây dựng cơ cấu ngành CN linh hoạt
- Đẩy mạnh phát triển 1 số ngành công nghiệp trọng điểm
- Đầu tư theo chiều sâu
2 Cơ cấu công nghiệp nước ta có sự phân hóa theo lãnh thổ.
- Hoạt động CN tập trung chủ yếu ở một số khu vực: + Bắc Bộ và vùng phụ cận có mức độ TT công nghiệp cao nhất nước ta Từ Hà Nội, hoạt động CN với chuyên môn hóa khác nhau lan tỏa theo nhiều hướng dọc theo các tuyến giao thông huyết mạch -> Hải Phòng- Hạ Long- Cẩm phả……
+ BNB và vùng phụ cận nổi lên một số TTCN hàng đầu nước ta: TP Hồ Chí Minh, Biên Hòa, Vũng Tàu… hướng chuyên môn hóa ở đây rất đa dạng, có một vài ngành tương đối non trẻ nhưng lại phát triển mạnh: khai thác dầu, khí, sản xuất điện, phân đạm từ khí
+ Dọc duyên hải miền trung, ngoài Đà nẵng là trung tâm công nghiệp quan trọng còn có một số trung tâm khác
- Các kv miền núi mức độ tập trung CN rất thấp
* Nhân tố tác động đến sự phân hóa lãnh thổ công nghiệp ở nước ta:
Trang 4*Hoạt động 4 : Cả lớp
Bước 1: Nhận xét về cơ cấu
ngành CN theo thành phần
kinh tế của nước ta
Bước 2: H/sinh dựa vào hình
26.3 và biểu thức trả lời
Bước 3: GV chuẩn kiến thức
- Vị trí địa lí
- Tài nguyên thiên nhiên: khoáng sản, nguồn nước…
- Điều kiện khinh tế - xã hội: Dân cư và nguồn lao động, trung tâm kinh tế và mạng lưới đô thị……
- Thị trường, vốn, công nghệ……
* Sự chênh lệch phát triển công nghiệp giữa các vùng
ở nước ta:
- Đông Nam Bộ là vùng dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, với tỉ trọng chiếm 55,6% (2005) tổng giá trị công nghiệp của cả nước
- Tiếp theo là đồng bằng sông Hồng chiếm 19,7% (2005) và vùng Đ= sông Cửu Long
- Còn lại các vùng khác có giá trị thấp hơn nhiều: Tây Nguyên chỉ chiếm 0,7%, thấp hơn vùng Đông Nam Bộ khoảng 79 lần
3 Cơ cấu công nghiệp theo thành phần kinh tế
- Đổi mới theo hướng nhiều thành phần
- Giảm tỉ trọng của khu vực nhà nước
Tăng tỉ trọng của khu vực ngoài Nhà nước, đặc biệt
là khu vực có vốn đầu tư nước ngoài
4 Đánh giá (củng cố)
Câu 1: CMR cơ cấu ngành của công nghiệp nước ta tương đối đa dạng?
Câu 2: Tại sao nước ta có sự chuyển dịch cơ cấu công nghiệp theo ngành?
5 Hoạt động nối tiếp (HD về nhà)
- Học bài + trả lời các câu hỏi trong SGK
- Đọc trước bài mới