ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT BÀI TẬP NHÓM MÔN XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI TÌM HIỂU VỀ NHÀ XÃ HỘI HỌC MAX WEBER Nhóm thực hiện Nhóm Giảng viên TS Mai Linh Hà Nội 2022 Mục Lục I Dẫn nhập.
ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT BÀI TẬP NHÓM MÔN : XÃ HỘI HỌC ĐẠI CƯƠNG ĐỀ TÀI: TÌM HIỂU VỀ NHÀ XÃ HỘI HỌC MAX WEBER Nhóm thực hiện: Nhóm Giảng viên: TS Mai Linh Hà Nội - 2022 Mục Lục I Dẫn nhập .3 II Nội dung chính 3 1 Tiểu sử Max Weber .3 1.1 Sơ lược về Max Weber .3 1.2 Tư tưởng xã hội học chủ yếu .4 1.3 Một số tác phẩm tiêu biểu 5 2 Những thành tựu đóng góp của Max Weber cho xã hội học 7 2.1 Quan niệm của Weber về xã hội học 7 2.2 Lý thuyết hành động xã hội 7 2.3 Phương pháp luận: Loại hình lý tưởng 9 2.4 Bàn về bất bình đẳng 9 2.5 Về phân tầng xã hội 10 3 Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber 11 3.1 Lịch sử ra đời của lý thuyết hành động 11 3.2 Khái niệm và định nghĩa hành động xã hội .12 3.3 Đặc điểm của hành động xã hội .13 3.4 Phân loại hành động xã hội 14 III Kết luận 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 17 1 NỘI DUNG I Dẫn nhập Max Weber là một nhà xã hội học, triết gia, nhà lý luận quản lý, nhà luật học và nhà kinh tế người Đức, những người có ý tưởng có ảnh hưởng lớn đến sự phát triển ban đầu của lý thuyết xã hội và trên cơ sở nghiên cứu xã hội Thường được trích dẫn cùng với Émile Durkheim và Karl Marx, là một trong những người sáng lập xã hội học, Weber coi xã hội học chủ yếu là một công cụ hữu ích để phân tích các lực lượng xã hội có thể bị ảnh hưởng như thế nào bởi chủ nghĩa tư bản và cách mà chủ nghĩa tư bản có thể bị ảnh hưởng bởi xã hội những thay đổi như cải thiện giáo dục và xóa mù chữ Weber nổi tiếng với nghiên cứu về cách ảnh hưởng văn hóa gắn liền với tôn giáo có thể được sử dụng như một cách để hiểu cách các hệ thống tư bản được hình thành Sau chiến tranh thế giới thứ nhất, Max Weber đã điều hành (không thành công) để giành một ghế trong quốc hội và là một trong những người sáng lập Đảng Dân chủ Đức tồn tại trong thời gian ngắn hay ‘Deutsche Demokratische Partei đấm (DDP) Ông cũng từng là cố vấn cho ủy ban soạn thảo ‘Weimar Hiến pháp năm 1919 II Nội dung chính 1 Tiểu sử Max Weber 1.1 Sơ lược về Max Weber Hình 1: Max Weber Max Weber tên đầy đủ là Maximilian Carl Emil Weber (1864 - 1920), nhà xã hội học người Đức, được coi là người sáng lập ngành xã hội học tại Đức Weber không chỉ là một 2 nhà xã hội học, ông còn được biết đến như là một nhà triết học, nhà luật học, nhà kinh tế học, nhà sử học và nhà tôn giáo học Một trong bốn người sáng lập ngành xã hội học và quản trị công đại dương Sự nghiệp của ông khởi đầu tại đại học Berlin, sau đó Weber làm việc tại các trường đại học Freiburg, Heidelberg, Wien và Munchen Hơn thế nữa còn là một nhà am tường chính trị ở Đức tại Hòa ước Versailles và tham gia soạn thảo Hiến pháp Weimar Thông thạo ngoại ngữ Pháp, Anh, Ý, Tây Ban Nha, Nga “Max Weber có thể coi là một trong những nhà xã hội học vĩ đại nhất thế kỷ 20 ” (giáo sư Temasheff) Cha của ông là một chính trị gia tham vọng, người đã sớm gia nhập Đảng Bismarckian, những người theo chủ nghĩa tự do dân tộc Cha ông thông qua một cách thức độc tài truyền thống ở nhà và yêu cầu sự vâng lời tuyệt đối từ vợ và con cái → Người ta cho rằng môi trường ảm đạm này, được đánh dấu bởi các cuộc xung đột giữa cha mẹ của ông, đã tạo nên những nỗi đau bên trong má ám ảnh Weber trong đời sống trưởng thành của mình Max Weber lớn lên trong bối cảnh đất nước của ông chấn động bởi những chuyển biến mạnh mẽ bắt nguồn từ cuộc Cách mạng Công nghiệp Các thành phố bùng nổ diện tích, những công ty lớn được hình thành, một thế hệ lãnh đạo quản lý mới dần thay thế sự thống trị quý tộc cũ → Ảnh hưởng đến nghiên cứu và các tác phẩm sau này của ông Tôn giáo là vấn đề được ông đặc biệt quan tâm nghiên cứu và đã xuất bản nhiều công trình nghiên cứu so sánh về tôn giáo được tập hợp lại thành sách "Xã hội học tôn giáo", trong tác phẩm này là sự phân tích về các tôn giáo như Tin Lành, Công giáo, Phật giáo, Khổng giáo, Ấn Độ giáo và Islam Với những phân tích về Islam, quan điểm của ông có nhiều nét mới và có tính gợi mở cho việc tìm hiểu những phong trào cải cách Islam và những vấn đề của Islam hiện nay 1.2 Tư tưởng xã hội học chủ yếu Đối với cuộc tranh luận về phương pháp “Methodenstreit”, Weber đã chỉ ra sự khác biệt cơ bản giữa khoa học xã hội và khoa học tự nhiên: Trước hết, Weber cho rằng đối tượng nghiên cứu của khoa học tự nhiên là các sự kiện vật lý của giới tự nhiên, trong khi đó đối tượng của khoa học xã hội là hoạt động xã hội của con người 3 Thứ hai, tri thức khoa học tự nhiên là hiểu biết về giới tự nhiên tức là thế giới bên ngoài Thứ ba, về mặt phương pháp nghiên cứu, khoa học tự nhiên chỉ cần quan sát các sự kiện của giới tự nhiên và tường thuật lại kết quả quan sát là đủ Trong khi đó, khoa học xã hội cần vượt ra ngoài phạm vi quan sát để đi sâu lý giải động cơ, quan niệm và thái độ của các cá nhân Khi chủ trương rằng khoa học xã hội cần phải trung lập và “tự do” Weber đã phân biệt rõ hai vấn đề: Vấn đề lựa chọn câu hỏi, chủ đề và lĩnh vực nghiên cứu - Vấn đề phương pháp luận nghiên cứu Theo Weber, khoa học xã hội cần phải thực sự khoa học, trung lập, khách quan và “tự do” không bị ràng buộc bởi hệ thống chuẩn mực giá trị trong quá trình nghiên cứu, tức là trong việc giải quyết vấn đề thứ hai Nhưng Weber thừa nhận rằng khoa học xã hội có thể rất “phi khoa học” và chủ quan trong việc giải quyết vấn đề thứ nhất Loại hình lý tưởng - một ví dụ về phương pháp luận xã hội học: Weber cho rằng xã hội học cần tiến tới hình thành những phương pháp kết hợp nghiên cứu được cái chung và cái riêng của hiện tượng xã hội và một trong những phương pháp Weber đưa ra là phương pháp luận “ loại hình lý tưởng” ( ideal type) Loại hình lý tưởng là phương pháp luận nghiên cứu đặc biệt làm nổi bật những khía cạnh đặc điểm và tính chất nhất định thuộc về bản chất của hiện thực xã hội Đối với Weber thì đây là công cụ khái niệm không phải để miêu tả mà để phân tích và nhấn mạnh đặc trưng chung, cơ bản, quan trọng nhất của hiện tượng, sự kiện lịch sử xã hội Dựa vào mức độ khái quát loại hình lý tưởng, Weber phân biệt 3 dạng loại hình: Thứ nhất là các loại hình lý tưởng bắt nguồn từ tình huống xã hội, bối cảnh văn hóa và thời kỳ lịch sử cụ thể Thứ hai là loại hình lý tưởng với tư cách là kết quả khái quát hóa, trừu tượng hóa về những đặc điểm, tính chất của một sự kiện nào đó Thứ ba là loại hình lý tưởng được xây dựng với tư cách là công cụ lý luận, công cụ khái niệm nhằm mục đích nghiên cứu một dạng nhất định nào đó của hành động xã hội → Loại hình lý tưởng không phải là giả thuyết mà là cấu trúc khái niệm có khả năng định hướng tìm tòi và làm cơ sở xây dựng các giả thuyết nghiên cứu cụ thể Weber đã vận dụng phương pháp này để nghiên cứu và xây dựng lý thuyết về sự phát triển chủ 4 nghĩa tư bản ở phương Tây, hành động xã hội, bộ máy quan liêu, quyền lực, sự khống chế xã hội, 1.3 Một số tác phẩm tiêu biểu Đạo đức Tin lành và tinh thần của chủ nghĩa tư bản( The protestant Ethics and the Spirit of Capitalism (1904) Kinh tế và xã hội( Economy and Society) (1909) Xã hội học Tôn Giáo( Sociology of Religion) (1912) Tôn giáo Trung Quốc( The religion of China) (1913) Tôn giáo Ấn Độ( The religion of India) ( 1916-17) Lịch sử kinh tế đại cương (1923) Lý thuyết về tổ chức kinh tế (1925) 5 2 Những thành tựu đóng góp của Max Weber cho xã hội học 2.1 Quan niệm của Weber về xã hội học Ông gọi xã hội học là khoa học về hành động xã hội của con người, khoa học lý giải động cơ, mục đích, ý nghĩa và các yếu tố ảnh hưởng đến hành động xã hội của con người Weber cho rằng xã hội học nghiên cứu các kiểu dạng hành động xã hội với các nguyên nhân, hình thức biểu hiện và mối liên hệ của chúng với tình huống xã hội cụ thể của hành động xã hội Các hiện tượng và các quá trình xã hội đều được Weber xem xét trong mối quan hệ với các kiểu hành động xã hội Ông quan niệm phải đi sâu giải nghĩa cái bên trong hành động xã hội của con người, bên trong con người Ông cho rằng, mục tiêu của xã hội học là phải nắm bắt được kiểu, loại hành động xã hội và hiểu những động cơ thúc đẩy hành động, phát hiện ra những nguyên nhân bên trong dẫn đến hành động Muốn hiểu được động cơ bên trong phải đặt mình vào vị trí người đang hành động, phải căn cứ vào bối cảnh của hành động và giải thích có căn cứ khoa học Max Weber định nghĩa: “Hành động xã hội là một hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, động cơ bên trong chủ thể là nguyên nhân của hành động, do vậy có thể nghiên cứu được cái yếu tố chủ quan thúc đẩy hành động” Theo ông, những hành động nào có động cơ, mục đích thì mới được coi là hành động xã hội, bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức, dù mức độ có thể khác nhau 2.2 Lý thuyết hành động xã hội Thành phần của hành động xã hội Động cơ và mục đích của hành động Động cơ là cái thúc đẩy con người hành động Động cơ gắn liền với mục đích nghĩa là động cơ hướng vào mục đích xác định Hoàn cảnh của hành động Điều kiện về thời gian, không gian vật chất của hành động (hay còn gọi là bối cảnh xã hội của hành động) Mỗi hành động xã hội bao giờ cũng chịu sự chi phối của hoàn cảnh nơi diễn ra hành động Tùy theo hoàn cảnh hành động mà chủ thể lựa chọn những phương án tối ưu nhất để thực hiện hành động Weber đã sắp xếp hành động thành bốn loại gắn với các ý nghĩa chủ quan, cụ thể: Hành động duy lý công cụ 6 Hành động duy lý giá trị Hành động xúc cảm Hành động truyền thống 2.2.1 Hành động duy lý công cụ Là hành động theo đó cá nhân tính toán, sử dụng các phương tiện và công cụ để đạt được mục tiêu đề ra (hành động bằng đầu) Ví dụ: Hoạt động kinh tế, chính trị, quân sự, hoạt động cơ quan, công sở Một người mở cửa hàng kinh doanh, họ phải cân nhắc kỹ lưỡng về việc chọn địa điểm ở đâu, tiền vốn là bao nhiêu, buôn bán mặt hàng sản phẩm nào, chương trình thu hút khách hàng như thế nào, Đòi hỏi chủ thế hành động cần có những cân nhắc, tính toán hợp lý để có những phản ứng phù hợp, đồng thời “tận dụng” hành vi của những người xung quanh để đạt được mục đích mình đã đặt ra Theo Max Weber, hành động duy lý công cụ đóng vai trò mô hình mà theo đó các loại hành vi được hình thành và xây dựng trên cơ sở những hoàn cảnh cụ thể 2.2.2 Hành động duy lý giá trị Là hành động theo đó cá nhân thể hiện tín ngưỡng và niềm tin tôn giáo hay đạo đức, hướng tới các giá trị xã hội Ví dụ: Sức khỏe, thành đạt trong cuộc sống, sự thủy chung, hiếu thảo với ông bà cha mẹ Hành động duy lý giá trị được thể hiện bởi niềm tin của chủ thể vào các giá trị đã được hình thành trong đời sống thông qua tương tác xã hội như gia đình, kinh tế, chính trị, văn hóa, giáo dục, tôn giáo 2.2.3 Hành động xúc cảm Là hành động được thực hiện và “điều khiển” bằng tình cảm (hành động bằng tim) Ví dụ: Sự tự hào, sự yêu thương, sự căm giận, sự sợ hãi, Đặc tính xác định của nó là trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể Nhưng không phải tất cả mọi hành động của con người theo cảm xúc đều là hành động duy cảm mà chỉ có những hành động mà cảm xúc đó liên quan đến người khác, định hướng đến người khác mới được coi là hành động duy cảm Không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động 7 2.2.4 Hành động truyền thống Là hành động được thực hiện phù hợp với các tập tục được truyền từ đời này sang đời khác mà không bị phê phán Ví dụ: Tục lệ ma chay, cưới hỏi (đã lặp đi lặp lại như một thói quen truyền đến đời sau) Để một hành động trở thành hành động xã hội, cần có các tiêu chí: Tiêu chí 1: Tác nhân (cá nhân hay tập thể) thực hiện hành động cần ở trong tư thế chủ động, tích cực tức là không ở trong thế bị động Tiêu chí 2: Hành động mà tác nhân thực hiện mang ý nghĩa với chính tác nhân ấy và có ý nghĩa với người khác đón nhận hệ quả của nó Tiêu chí 3: Hành động của tác nhân phải định hướng đến người khác trong quá trình thực hiện nó 2.3 Phương pháp luận: Loại hình lý tưởng Loại hình lý tưởng là một phương pháp luận nghiên cứu đặc biệt nhằm làm nổi bật những khía cạnh, những đặc điểm và tính chất nhất định thuộc về bản chất hiện thực đời sống xã hội Loại hình lý tưởng là công cụ khái niệm để phân tích, nhấn mạnh những thuộc tính, những đặc trưng chung, cơ bản, quan trọng nhất của hiện tượng hay sự kiện lịch sử xã hội Weber phân loại dạng loại hình lý tưởng như sau: Loại hình lý tưởng – sự kiện: Các loại hình lý tưởng được khắc họa từ tình huống xã hội, bối cảnh văn hóa và thời kỳ lịch sử cụ thể Loại hình lý tưởng – khái niệm: Loại hình này là kết quả của sự khái quát hóa, trừu tượng hóa về những đặc điểm, tính chất của một loại hiện thực xã hội nào đó Loại hình lý tưởng lý thuyết: Được xây dựng với tư cách là công cụ lý luận, công cụ khái niệm nhằm mục đích nghiên cứu một dạng nhất định nào đó của hành động xã hội 2.4 Bàn về bất bình đẳng Ông không coi mọi cấu trúc xã hội đều bất bình đẳng như trong một xã hội có giai cấp Ông nhấn mạnh rằng quyền lực kinh tế có thể là kết quả nắm giữ quyền lực dựa vào các nền tảng khác Địa vị xã hội và uy tín xã hội có thể xuất phát từ quyền lực kinh tế, song đó không phải là tất yếu duy nhất 8 Theo ông, có người giàu nhưng không có học vấn hoặc giáo dục để nắm vững địa vị cao trong xã hội; ngược lại, địa vị có thể tạo nên cơ sở của quyền lực chính trị Ông nhấn mạnh tầm quan trọng của thị trường chứ không phải tái sản xuất như là cơ sở kinh tế của giai cấp Nguyên nhân đầu tiên của bất bình đẳng trong xã hội tư bản là khác biệt về khả năng thị trường (phụ thuộc vào sự hiểu biết, bản lĩnh và kỹ năng làm việc, ) 2.5 Về phân tầng xã hội Ông đưa ra 3 yếu tố, tiêu chuẩn để xác định phân tầng xã hội là: của cải, uy tín và quyền lực Yếu tố của cải và giai cấp: các nhóm người có cơ may sống giống nhau, được xác định bởi vị trí kinh tế trong xã hội, những sản phẩm mà họ sở hữu, những cơ hội đối với thu nhập của họ Ông nhấn mạnh đến yếu tố kinh tế của giai cấp Yếu tố uy tín (địa vị): địa vị kinh tế có thể dựa trên sự kiểm soát mà không có sự sở hữu, muốn có được sự sở hữu phải dựa vào uy tín, không phải là tổng thể các quan hệ vật chất khác Yếu tố quyền lực (đảng phái): là yếu tố để xác định phân tầng xã hội Quyền lực là khả năng đạt được mong muốn bất chấp sự kháng cự của những người khác, con người có nhiều quyền lực mà không cần nhiều của cải hay sở hữu tư liệu sản xuất Ông cho rằng đặc trưng quan trọng nhất của xã hội hiện đại là hành động của tác nhân ngày càng trở nên duy lý, hợp lý với tính toán, chi ly, tỉ mỉ, chính xác về mối quan hệ giữa công cụ với phương tiện và mục đích với kết quả Xã hội học của ông là xã hội học chủ quan Ông không chủ trương giải thích nhân quả hiện tượng xã hội mà là đi tìm xác suất Ngoài ra, ông còn phân tích sâu sắc giới quan liêu như một kiểu tổ chức xã hội Nó là một hệ thống thứ bậc theo lối chức năng, trong đó các cá nhân liên hệ với nhau trên cơ sở của các địa vị xã hội và được điều tiết bởi hệ thống các giá trị và chuẩn mực xã hội Vì thế bộ máy quan liêu là công cụ quản lý xã hội hợp lý của thế giới hiện đại Đó là một loại hình tổ chức đặc biệt với những đặc trưng được lý tưởng hóa, điển hình hóa mà trên thực tế, không có một tổ chức cụ thể nào đầy đủ tất cả các đặc trưng đó 9 3 Lý thuyết hành động xã hội của Max Weber 3.1 Lịch sử ra đời của lý thuyết hành động Lý thuyết hành động xã hội gắn liền với tên tuổi của các nhà xã hội Pareto, nhất là Max Weber, sau này T.Parson phát triển thêm và du nhập vào Mỹ V Pareto nhà xã hội học người Ý, là người đầu tiên đưa ra khái niệm hành động xã hội Khi ông phân biệt hai loại hành động xã hội của con người là hành động mang tính logic và hành động phi logic Tuy nhiên, người có công lớn nhất trong lý thuyết hành động xã hội là Max Weber, nhà xã hội học, kinh tế học, triết học, sử học-một trong những nhà lý luận có ảnh hướng lớn nhất khi những tranh luận xung quanh luận điểm của ông chưa bao giờ chấm dứt M.Weber là người cùng thời với Dilthey (1833 – 1911) và Simmel (1858 – 1918) là những học giả nổi tiếng của Đức cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 Dilthey là người sáng lập ra trường phái xã hội học nhận thức, thì chính trong trường phái đó, M.Weber là người đầu tiên đưa ra ý tưởng về hành động xã hội Tuy nhiên tư tưởng chống thực chứng luận của Dilthey cũng không được M.Weber chấp nhận Ông cho rằng kết quả của nhận thức (thông hiểu) khách thể mới chỉ ở mức độ giải thích nhân quả đặc biệt rõ ràng, do đó giả thiết chỉ trở thành quan niệm khoa học khi nó được kiểm chứng bằng những phương pháp khoa học khách quan) Sự nhận thức có vai trò trợ giúp trong lý thuyêt xã hội của M.Weber, theo ông nhận thức là nguồn mạch của giả thuyết, trên cơ sở đó việc giải thích hành vi một cách khách quan được xây dựng Trong khi đó Dilthey cho rằng xã hội được xây dựng được bởi con người trong sự tồn tại tinh thần của họ, do vậy xã hội là khách thể của sự quan sát để khám phá tình cảm nội tại của con người Khi Dilthey cùng với một loại các nhà xã hội thuộc trường phái xã hội học nhận thức khác say sưa giải thích đời sống xã hội bằng con đường phân tích những bộ phận cấu thành mang ý và nghĩa của nó thì M.Weber đi giải thích và nghiên cứu xã hội qua “tính hợp lý” của nó Chính M.Weber là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ xã hội học nhận thức để chỉ một lĩnh vực nghiên cứu xã hội quan trọng, tuy nhiên ông lại khác với Dilthey và những người cùng trường phái là chỉ coi nhận thức là một nguồn gốc để tiến tới việc giải thích mọi hợp lý của đời sống xã hội Hơn nữa theo ông đối tượng nghiên cứu của xã hội học là hành động xã hội – nó là loại hành vi người chủ yếu bị chỉ đạo bởi cái ý chủ quan trong mối tương quan với hành vi của những người khác (xã hội) Con người hành động, bởi nó cho rằng hành động của nó hợp lý, cũng tương tự như vậy, 10 các cá thể khác trong xã hội hành động và xã hội thống nhất ràng buộc lẫn nhau bởi tính hợp lý Từ quan niệm trên ta thấy M.Weber gần với quan điểm trong xã hội học hình thức của Simmel mà luận điểm chính là quan hệ giữa nội dung và hình thức, từ đó ông khẳng định xã hội thực tồn trong tổng hòa các tương tác giữa các cá nhân với tư cách là người sáng tạo ra lịch sử và văn hóa Lý luận hành động xã hội của M.Weber được bổ sung và cải tiến bởi hai nhân vật chính rất nổi tiếng trong xã hội học thế kỷ 20 là F.Znaniecki (người Ba Lan 1882 – 1958) và T.Parson (Mỹ 1902 – 1979) Ngày nay lý luận hành động xã hội đã trở thành một phạm trù cơ bản của của lý luận xã hội học để giải thích xã hội cách thức gia nhập của cá nhân vào đời sống xã hội, cũng như các mối quan hệ xã hội phức tạp luôn đan xen vào nhau, chế ước lẫn nhau, là cơ sở tạo ra cơ cấu xã hội 3.2 Khái niệm và định nghĩa hành động xã hội Trong Triết học: Hành động xã hội là một hình thức hoặc cách thức giải quyết các mâu thuẫn, các vấn đề xã hội, nó được tạo ra bởi các phong trào xã hội, các tổ chức, các đảng phái chính trị… Trong ngành xã hội học, hành động xã hội là sự trao đổi trực tiếp giữa các cá nhân với nhau cũng như các khuôn mẫu quan hệ đã được cấu trúc hóa bên trên các nhóm, tổ chức, thiết chế và xã hội Một thực tế có thể quan sát được trong mọi tình huống cá nhân và công cộng hàng ngày là hành động xã hội của con người diễn ra theo những quy tắc nhất định và trong những hình thái nhất định, những quy tắc và hình thái này có một sự bất biến tương đối Hành động xã hội là cốt lõi của mối quan hệ giữa con người với xã hội, đồng thời là cơ sở của đời sống xã hội của con người Hành động xã hội mang một ý nghĩa bao trùm tổng thể các mối quan hệ xã hội *, Định nghĩa về hành động xã hội Theo Max Weber: Weber được xem là nhà xã hội học đầu tiên khởi xướng quan điểm hành động xã hội Theo ông, đối tượng đích thực của xã hội học là hành động xã hội Định nghĩa của nhà xã hội học người Đức Max Weber về hành động xã hội được cho là hoàn chỉnh nhất; ông cho rằng, “hành động xã hội là hành vi mà chủ thể gắn cho ý nghĩa chủ quan nhất định, một hành động xã hội là một hành động của một cá nhân mà có gắn một ý nghĩa vào hành động ấy, và cá nhân đó tính đến hành vi của người khác, bằng cách như vậy mà định hướng vào chuỗi hành động đó.” Weber đã nhấn mạnh đến 11 động cơ bên trong chủ thể như nguyên nhân của hành động - Một hành động mà một cá nhân không nghĩ về nó thì không thể là một hành động xã hội Mọi hành động không tính đến sự tồn tại và những phản ứng có thể có từ những người khác thì không phải là hành động xã hội Hành động không phải là kết quả của quá trình suy nghĩ có ý thức thì không phải là hành động xã hội => Không phải mọi hành động của con người đều là hành động xã hội Chỉ có những hành động mà khi thực hiện nó, con người có sự định hướng vào người khác, không được đối chiếu với hệ thống chuẩn mực xã hội (đúng - sai, xấu - đẹp) và con người thực hiện nó một cách máy móc, cơ học, bản năng (ăn, uống, ngủ, ngáp…) => Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành trong hoạt động sống của cá nhân Các cá nhân hành động chính là để thực hiện hoạt động sống của mình như sinh viên đi học, nghe giảng, ghi chép, đọc tài liệu…là những hành động xã hội hướng về mục đích hoạt động của họ Tóm lại, hành động xã hội là một bộ phận cấu thành của hoạt động sống cá nhân Những hành động nào của con người bao gồm ý thức chủ quan về việc đạt tới mục đích đặt ra có sự định hướng tới người xung quanh, nhằm cân nhắc, điều chỉnh hành vi của mình cho phù hợp với chuẩn mực xã hội gọi là hành động xã hội 3.3 Đặc điểm của hành động xã hội Hành động xã hội bao giờ cũng có sự tham gia của yếu tố ý thức Hành động xã hội là một bộ phận cấu thành hoạt động sống của cá nhân Hành động xã hội có tên gọi nhất định, nhờ đó các chủ thể nhận biết được ý nghĩa của hành động, biết nên hành động đến đâu để điều khiển và kiểm soát hành động Hành động xã hội diễn ra trong mọi lĩnh vực của đời sống con người và thường được coi như một phương thức đặc biệt của quan hệ giữa con người với thế giới bên ngoài và hoạt động đó được tạo thành trong việc cải tạo thế giới cho phù hợp với các mục đích của con người Hành động xã hội thường nâng các thành phần xã hội hướng đến sự thay đổi tư cách của những cá thể khác Hành động xã hội bị quy định bởi môi trường xã hội cụ thể, nó liên quan chặt chẽ tới bối cảnh xã hội, chịu sự kiểm soát của bối cảnh xã hội và sự kiềm chế xã hội 12 Hành động xã hội luôn gắn với tính tích cực của cá nhân Hành động xã hội luôn luôn phù hợp với vị thế xã hội Chính vì vậy, khi hành động các chủ thể thường cân nhắc nên hành động như thế nào cho phù hợp với vị thế của mình 3.4 Phân loại hành động xã hội *,Theo V.Pareto phân chia thành hai dạng hành động Hành động logic Đó là những hành động hợp lý một hợp lý có mục đích được ý thức một cách rõ ràng và các cá nhân hành động hướng đến các mục đích đó Hành phi logic Đó là những hành động bản năng, hành động không được ý thức Nó xuất phát từ những bản năng sẵn có trong con người như, ham muốn lợi ích, tham lam… Mỗi cá nhân đều có cả hai loại hành động này trong quá trình tương tác *,Phân loại của Max Weber Dựa vào động cơ của hành động xã hội , M.WWeber đã phân loại hành động xã hội ra làm 4 loại : Hành động hợp lý về mục đích : Là hành động được thực hiện với sự cân nhắc, tính toán, lựa chọn công cụ, phương tiện, mục đích sao cho có hiệu quả nhất, (hành động kinh tế) M Weber nhấn mạnh có hai loại hành động cơ sở quan trọng nhất đó là mặt hợp nhất về mục đích và hợp lý về mặt giá trị Hành động hợp lý về mặt mục đích cho ta thấy nỗ lực của cá nhân trên cơ sở phân tích , định hướng vào điều kiện hoàn cảnh để xác định sự hợp lý về mục đích hành động của mình Loại hành động này được xác định bởi mức rõ ràng , tính giá trị duy nhất của mục đích , tương ứng với nó là những phương tiện đã được ý thức một cách hợp lý , nhằm đảm bảo việc chiếm lĩnh hành động có nghĩa việc đạt được kết quả của hành động xã hội , tính hợp lý của mục đích thỏa mãn 2 bình diện sau: Hợp lý về mặt nội dung của chính mục đích Hợp lý về mặt phương diện đã được chủ thể lựa chọn Hành động hợp lý về mặt mục đích đòi hỏi ở chủ thể hành động ( cá thể hoặc những cá thể) cần có cân nhắc, tính toán hợp lý để có những phản ứng phù hợp đồng thời “ tận dụng” hành vi của những người xung quanh để đạt mục đích mình đã đặt ra Theo M.Weber hành động hợp lý về mục đích có ưu điểm lớn về mặt phương pháp luận, nó 13 đóng vai trò mô hình mà theo đó các loại hành vi người được hình thành và xây dựng trên cơ sở của những hành động cụ thể Hành động hợp lý về mặt giá trị Được thực hiện bởi mục đích tự thân của hành động Thực chất loại hành động này có thể nhằm vào những mục tiêu phi lý nhưng lại được thực hiện bằng những công cụ, phương tiện duy lý, (một số hành vi tín ngưỡng…) Hành động gía trị nổi trội vai trò của yếu tố khách quan , buộc chủ thể phải cân nhắc và cẩn trọng để lựa chọn những gì mà nó cho là ý nghĩa , có giá trị Hành động hợp lý về mặt giá trị là loại hành động tuân thủ theo qui tắc của cái nghĩa , của hành vi đúng mực hanh còn gọi là hành vi chuẩn Hành động hợp lý về giá trị được thực hiện bởi niềm tin chủ thể vào cái giá trị đã được hình thành trong đời sống xã hội thông qua các hoạt động của các thiết chế chủ yếu như gia đình , kinh tế , chính trị, văn hóa , tôn giáo , Hành động lọai này luôn luôn phụ thuộc vào những đòi hỏi nào đó đối với chủ thể ; Khi hành động chủ thể nhận thức được nghĩa vụ của mình , lúc đó nó thực hiện nghĩa vụ phù hợp với những đòi hỏi được đo bằng giá trị mà cá nhân đã lĩnh hội được , chỉ khi đó ta thấy hành động cá thể hợp với giá trị Hành động hợp lý về giá trị sẽ kèm theo một đặc tính phụ là tính có hoạch định , dựa vào đó ta có thể phán xét được xu hướng của hành vi người Nếu như hành động hợp lý về mặt mục đích tạo ra xu hướng hành vi , dựa vào sự tuyệt đối hóa về những giá trị mà chủ thể hướng vào Hiểu rõ cơ cấu và chức năng của hai loại hành động trên rất hữu ích trong việc nghiên cứu định hướng giá trị của nhóm , tập đoàn người và xã hội trong nền văn hóa nói chung Hành động truyền thống Là loại hành động được hình thành trên cơ sở việc bắt chước những mô hình hành vi nào đó được củng cố , khẳng định trong truyền thống văn hóa và được chấp nhận Hành động truyền thống có một đặc tính hầu như là quá trình tự động, nó đã được phân biệt bởi khuynh hướng của chủ thể trong bất kỳ tình huống nào để định hướng vào những hành vi quen thuộc , lặp đi lặp lại chứ không phải để khám phá ra những khả năng mới mẻ cho hành động 14 Hành động truyền thống chỉ là phản ứng tự động đối với kích thích quen thuộc đang tồn tại trong một khuôn khổ tâm thế đã từng được thiết lập Ý nghĩa của mọi loại hành động truyền thống là rất lớn, vì phần lớn những hành vi thường ngày của con người đều thấy có vai trò của thói quen Trong khi đó độ tin cậy đối với thói quen Trong khi đó độ tin cậy đối với thói quen tự nó có thể được ý thức bởi những phương thức khác nhau Weber công nhận cái ý nghĩa thực chứng của hành động truyền thống Hành động tình cảm Là hành động do các trạng thái tình cảm bột phát gây ra, mà không có sự cân nhắc, xem xét, phân tích mối quan hệ giữa công cụ, phương tiện và mục đích hành động (hành động do quá khích, do tức giận…) Là loại hành động mà đặc tính xác định của nó là trạng thái cảm xúc nhất định của chủ thể : Nó bao gồm đam mê tình yêu hay sự ghen tỵ , cơn thịnh nộ hay sự vui vẻ hào hứng sự sợ hãi hay lòng quả cảm Khác với hành hợp đích và hợp lý về mặt giá trị , hành động xúc động không cần đạt mục đích bên ngoài nào đó mà nó có một ý nghĩa ngay ở trong tính xác định của chính hành vi , đặc điểm của hành vi , cũng như việc khơi dậy cái đam mê của hành động ( xúc động ) Cái chính là loại hành động này là làm thế nào để thoải mái cái đam mê nhanh nhất đó là những khát vọng, xu hướng phục thù , mong muốn tháo gỡ căng thẳng Loại hành vi này nằm trên ranh giới của hành động nhận thức và định hướng một cách có ý thức Cũng chính do đặc tính này mà hành động cảm xúc biểu hiện trường hợp đặc biệt của hành vi con người hiện thực Weber xác nhận mức độ nhận thức một cách tối thiểu của hành động xúc cảm , vượt qua ngưỡng này thì mới không còn là xã hội, không còn là hành động của con người nữa III Kết luận Max Weber đã để lại những thành tựu to lớn cho ngành xã hội học nói riêng và các ngành khoa học xã hội nói chung Những đóng góp về mặt phương pháp luận, quan điểm nghiên cứu của hai nhà xã hội học kể trên đóng vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành xã hội học không chỉ trong những năm đầu, mà còn cho tới tận bây giờ 15 16 DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Tài liệu Tiếng Việt 1 Đinh Hồng Phúc, Bộ quy tắc nghiên cứu sự kiện xã hội của Émile Durkheim, Bản tin Xã hội Nhân Văn, Trường Đại học Khoa học Xã hội & Nhân văn – ĐHQG-HCM 2 Học viện Hành chính Quốc gia (2004), Giáo trình xã hội học đại cương (trang số 1617), Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 3 Lê Ngọc Hùng, Lịch sử và lý thuyết xã hội học, NXB ĐHQG Hà Nội, tái bản 2015 4 Nguyễn Đức Chiện (2005), Vài nét về một số khuynh hướng lý thuyết xã hội học ở Châu Âu thế kỷ XX, Tạp chí Xã hội học 5 Trường Đại học Trà Vinh (2013), Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương (trang số 7) 7 Trường Đại học Khoa học xã hội và nhân văn (2016), Giáo trình Xã hội học đại cương, Khoa Xã hội học, Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội 2 Nguồn tham khảo trên Internet 1 https://luatminhkhue.vn/tieu-su-cua-ong-maximilian-karl-emil-weber.aspx 2 https://frs.ussh.vnu.edu.vn/vi/thong-tin-tu-lieu/thu-vien/quan-diem-cua-max- weber-ve-islam-20.html 3 https://www.studocu.com/vn/document/dai-hoc-ton-duc-thang/triet-hoc/tai-lieu- ve-max-weber/18494327 4 Nông Thị Thùy Linh (16/6/2021), Các lý luận căn bản về hành động xã hội, https://luatminhkhue.vn/cac-ly-luan-can-ban-ve-hanh-dong-xa-hoi.aspx, xem 11/10/2022 5 Nông Thị Thùy Linh (2/10/2022), Những đóng góp của một số nhà xã hội học nổi tiếng, https://luatminhkhue.vn/nhung-dong-gop-cua-mot-so-nha-xa-hoi-hoc-noi-tiengthe-gioi.aspx#5-dong-gop-cua-max-weber, xem 11/10/2022 17 ... lược Max Weber Hình 1: Max Weber Max Weber tên đầy đủ Maximilian Carl Emil Weber (1864 - 1920), nhà xã hội học người Đức, coi người sáng lập ngành xã hội học Đức Weber không nhà xã hội học, ơng... góp Max Weber cho xã hội học 2.1 Quan niệm Weber xã hội học Ông gọi xã hội học khoa học hành động xã hội người, khoa học lý giải động cơ, mục đích, ý nghĩa yếu tố ảnh hưởng đến hành động xã hội. .. Đại học Trà Vinh (2013), Tài liệu giảng dạy môn Xã hội học đại cương (trang số 7) Trường Đại học Khoa học xã hội nhân văn (2016), Giáo trình Xã hội học đại cương, Khoa Xã hội học, Nhà xuất Đại học