1. Trang chủ
  2. » Khoa Học Tự Nhiên

định hướng quản lý tài nguyên và môi trường hệ đầm phá tam giang cầu hai

14 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 3,73 MB

Nội dung

Trang 1

TRUNG TAM KHOA HOC TỰ NHIÊN VÀ CŨNG NGHỆ QUỐC BIA VIỆN HÃI DƯƠNG HOC

KỶ NIEM 40 NAM THANH LAP

PHAN VIEN HAI DUONG HOC TAI HAI PHONG

Trang 2

MỤC LỤC

Lời giới thiệu

1 Trầm tích hạt mịn trong các cột mẫu thuộc mặt cất ngang vịnh Bác Bộ Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Quang Tuấn 2 Động lực phát triển và tương quan bồi tụ - xói lở bờ đảo Bạch Long Vỹ Nguyễn Hữu Củ 3 Nguyên nhân bồi lấp cửa Tư Hiền ở hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lên, Nguyễn Hữu Củ, Nguyễn Chu Hồi, Nguyễn Quang Tuấn, Phạm Văn Huốn, Phạm Văn Vy 4 Hiện trạng mất đất ngập nước triều ở vịnh Hạ Long và tác động đến môi trường nước

Nguyễn Đúc Cự 5 Sự biến đổi đặc điểm địa hóa trầm tích của vùng cửa sông Bạch Đằng dưới tác động của con người và đề xuất giải pháp phục hồi môi trường

Nguyễn Đúc Cụ 6 Định hướng quản lý tài nguyên và môi trường hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai

Tran Đúc Thạnh, Nguyễn Chu Hồi, Đỗ Nam, Nguyễn Miên, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Nhật Thì, Lưu Văn Diệu, Trần Đình Lân, Phạm Văn Lượng 7 Khái quát về tài nguyên khóang sản ở hệ thống đảo nổi các vùng biển Việt Nam

Nguyễn Ngọc 8 Vận động quay của Trái đất và sự tập trung dầu khí

Lê Như Lai 9 Kết quả bước đầu sử dụng tài liệu ảnh vệ tỉnh nghiên cứu phân bố cỏ biển, rong biển và san hô ở miền trung Việt Nam

Trần Đúc Thạnh, Định Văn Huy, Nguyễn Văn Tiến, Nguyễn Huy Yết 10 Đánh giá tình trạng nhiễm bẩn vùng nước ven bờ Việt Nam năm 1997

Nguyễn Chu Hồi, Lưu Văn Diệu, Pham Văn Luong va Dam Dic Tién 11 Kết quả khảo sát chất lượng nước vịnh Hạ Long tháng 6 năm 1998

Hòang Việt, Lưu Văn Diệu, Phạm Văn Lượng, Đoàn Huyền Châu, Nguyễn Thị Mai Anh, Vi Thi Luu,

Trang 3

ĐỊNH HƯỚNG QUẦN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG HỆ ĐÂM PHÁ TAM GIANG - CẦU HAI

Trần Đức Thạnh), Nguyễn Chu Hồi),

Dé Nam), Nguyễn Miên 2), Nguyễn Hữu Cử(1),

Nguyễn Văn Tiến), Nguyễn Nhật Thi), Lưu Văn Diệu”), Trần Đình Lân”), Phạm Văn Lượng!)

1 MỎ ĐẦU

Hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (TG- CH) ở tỉnh Thừa Thiên - Huế thuộc cỡ lớn trên thế giới và là mẫu hình tiêu biểu cho các đầm phá ven bờ miền Trung Việt Nam Giá trị tài nguyên của hệ rất to lớn, được sử dụng cho phát triển nhiều ngành kinh tế như thủy sản, nông nghiệp, giao thông thủy và du lịch - dịch vụ Hệ còn có vai trò và chức năng quan trọng về sinh thái và môi trường, liên quan đến cuộc sống của hơn 30 vạn dân cư xung quanh Sức ép phát triển dân sinh và Rinh té có nguy cơ làm cạn kiệt tài nguyên, đặc biệt là nguồn lợi thủy sản và làm suy thoái môi trường sinh thái Gần đây, các tai biến ven bờ cớ xu hướng tăng và mâu thuẫn lợi ích sử dụng giữa các ngành trên đầm phá ngày càng rõ Trước tình hình đó, quản lý tài nguyên và môi trường đầm phá theo định hướng phát triển bền vững là một nhu cầu cấp bách

2 TONG QUAN VỀ ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN

VÀ TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN

2.1 Điều kiện tự nhiên

Vực nước hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai (hình 1) kéo dài 68 km, rộng 216km2, thông nối với biển qua hai cửa Thuận An ở phía bắc và Tư Hiền ở phía nam, nàm cách xa nhau 40 km Hệ có độ sâu trung bình 1,ỗm đến 2,0m Trầm tích đáy từ bột nhỏ đến cát trung, nhưng chủ yếu là bột lớn, môi trường đian hóa khử yếu Hệ nằm trong vùng có lượng bức xạ cao, nhiệt độ trung bình không khí 24,59 Lượng mưa năm rất cao đạt trung bình 3000 mm/năm Mùa mưa trùng mùa đông lạnh từ tháng 9 đến tháng l năm

-—

1) Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

2) Sở Khoa học Công nghệ và Môi trưởng tỉnh Thừa Thiên - Huế

Trang 4

sau Vùng chịu ảnh hưởng lớn của bão, ngập lụt vào mùa mưa, hạn khô vào mùa hè Hệ chịu tác động trực tiếp của hai lưu vực sông Hương với diện tích lớn gấp 18,5 lần diện tích của chính nó Tải lượng của các sông đổ vào đầm phá hàng năm 6 km nước và 0,7 triệu tấn bùn cát Trong đó, lưu lượng của riêng sông Hương chiếm 78% Hệ nằm ở

vùng bán nhật triều, biên độ chỉ đạt 0,5m, nhưng biên độ dao động mức nước đạt đến

1m do ảnh hưởng của ngập lũ Dòng chảy trong đầm phá đạt từ 2-40 em/s, đạt tới 85 m/s ở cửa lạch Độ mặn trong đầm phá dao động lớn trong khoảng 0,1-33%ø, tùy

thuộc vị trí, mùa và trạng thái lấp hay mở của cửa Tư Hiền Dinh dưỡng vô cơ, nhất là

nitơ trong đất và nước thuộc loại nghèo, trong khi hàm lượng cacbon hữu cơ khá cao

Trao đổi nước trong đầm phá thuộc loại yếu, tính chất phân tầng nước rất mạnh Cửa đầm phá luôn thay đổi vị trí hoặc trạng thái đóng, mở, gây ra những đột biến về mặt môi trường sinh thái Về lâu dài, đầm phá có xu hướng cạn và hẹp dần do quá trình bồi lấp trong thủy vực ven bờ đóng gần kín |sz ores 169]

so pd CAU TRUC HE DAM PHA

TAM GIANG - CAU HAI | | | té uu aah Te eee eI MZ eT

CHỦ Gun LSU Zee TI rial RE FT TP

A- Vực nước: l- đường đẳng sâu 1,0"/20” của bốn tích tụ hiện đại lắng đọng trầm tích sông - biển,

và biến `

R-Đê cát chắn: 2- hệ thống cồn - đụn và ,bãi biển

hiện đại, gồm trầm tích cát màu vàng nhat, trắng đục

cae 3- delta, - Của: lelta triều uiu lên, gồm cát trung-thô, vàn; nhat dén sim (Qj); 4.,delta triểu xuống, gồm tái

trung-thô, vàng nhạt (/Oj)

D> BO sau: 5 bãi Nai thấp, gồm cát, bột (anQw): 6- bãi bồi cao và đổng bằng ven bờ, gồm

các t ìm tích cát, bột, sét (4, a6, am, ;1Ø); 7- côn cát

Trang 5

SỊ

4

16°)

44

2.2 Tài nguyên thiên nhiên

Tài nguyên đầm phá phong phú, đa dạng và có giá trị sử dụng cao Với tài nguyên phi sinh vật, giá trị môi trường sống là dạng tài nguyên đặc biệt vì đầm phá là hồ điều hòa khổng lồ, điều tiết vi khí hậu, hạn chế nhiễm mặn, ngập lụt Hệ cớ quan hệ về môi trường với cuộc sống của hơn 30 vạn dân ven rÌa trên diện tích 89 000 ha Trong đó, có một vạn dân du cư sống trên mặt nước đầm phá Hệ có giá trị lớn phát triển cảng bến, giao thông thủy và neo đậu tránh gió bão Cảng Tân Mỹ trong đầm phá cớ thể cho phép tàu 1 000 tấn ra vào Mỗi khi đông bão, biển động, hàng nghìn tàu thuyền cớ thể neo đậu an toàn trong đầm phá Nằm gần cố đô Huế, lại có phong cảnh rất đẹp, nhiều đặc hải sản quí với các bãi tấm tốt như Thuận An, Vinh Hiền, đầm phá có tiềm năng lớn phát triển du lịch, nghỉ dưỡng với nhiều hình thức vui chơi giải trí khác nhau Khoáng sản vật liệu xây dựng và sa khoáng khu vực đầm phá cũng rất đáng kể Cụm mỏ sa khoáng Quảng Ngạn - Vĩnh Mỹ thuộc loại cỡ vừa, có trữ lượng titan 642 nghìn tấn,

zircon 185 nghìn tấn và monazit gần 6 nghìn tấn

Tài nguyên sinh vật rất phong phú và có giá trị cao Nhờ đa dạng habitat (thảm cỏ biển, thảm cỏ nước nhạt, đáy bùn, đáy cát bùn, đầm lầy, bãi triều, rừng ngập mặn, ry nên đa dang sinh học khá cao Đến nay, được biết có 714 loài sinh vật thuộc các nhóm khác nhau Đáng lưu ý là có tới sáu loài cỏ biển (số loài tập trung cao nhất được biết ở ven bờ nước ta), 230 loài cá và 70 loài chim nước Trong chúng có loài đặc hữu (Cyprinus centralis), cé loài trong sách đỏ Việt Nam Dac biệt có 25 loài chim di cư được ghi vào danh sách bảo vệ nghiêm ngặt của cộng đồng châu Âu Nguồn lợi phân bón và thức ăn gia súc từ rong tảo, cỏ nước rất lớn với sản lượng khai thác hàng trăm ngàn tấn mỗi năm Nguồn lợi rau câu cho 400 tấn khô mỗi năm Đầm phá có tới 12 lồi tơm, 18 loài cua và thân mềm, 20 loài cá kinh tế Sản lượng đánh bắt và nuôi trồng tôm cá đầm

phá Tam Giang - Cầu Hai hiện nay là 2 500 tấn mỗi năm, - khoảng 1/3 sản lượng

nghề cá biển Thừa Thiên - Huế

3 HIỆN TRẠNG KHAI THÁC SỬ DỤNG

Khai thác sử dụng đầm phá chủ yếu là thủy sản, khoảng 3,ỗ vạn người sống nhờ khai thác thủy sản đầm phá Phương tiện tàu thuyền và ngư cụ đánh bát ở đầm phá hàng năm tầng rất nhanh Năm 1997, có 5 025 tau thuyền đánh bát, trong đó 1 684 chiếc có gắn động cơ và có 7 826 ngư cụ đánh bát với 4 188 chiếc loại cố định và 3 638 chiếc loại di động Ngư cụ đánh bắt hết sức phong phú, đa dạng với hàng chục loại khác nhau: sáo, xăm, đáy, lưới kéo, rợ dàng, rê tôm, chuôm, v.v Phổ biến nhất là sáo cắm đày đặc trên mặt nước Nghề nuôi trồng đầm phá có diện tích gần 1 000 ha với các loại rau câu, tôm sú, tôm rảo, cá mú, với các hình thức ao, lồng Năng suất tôm nuôi 200 - 700 kg/ha/năm Nghề nuôi gặp khó khăn về giống, ngọt hóa, ngập lụt, lưu thông nước kém và những biến đổi bất thường về môi trường do đóng hoặc mở đột ngột cửa Tư Hiền Sản lượng tôm cá đầm phá hiện nay trung bình 2 500 tấn/năm, trong do nuôi chiếm 12 - 15% Trong thời gian 1970 - 1975, sản lượng tôm cá chủ yếu đánh bắt đạt

4 500 - 5 000 tấn/năm, nay đã bị suy giảm gần một nửa, \

Trang 6

Hoạt động giao thông thủy trên đầm phá tấp nập và dong gop quan trọng cho phát triển kinh tế khu vực Cảng Thuận An trong đầm phá hiện nay cho phép tau 500 tan, tương lai gần có thể tàu 1 000 tấn cập bến Việc tàu thuyền ra biển đánh cá qua cửa Tư Hiền nhiều khi bị cản trở do cửa này bị lấp theo thời khoảng 4 - 10 năm một lần Hoạt động du lịch đầm phá chưa phát triển Vào ba tháng hè lượng khách tới tam 6 bai Thuan An ước tính 3 000 người/ngày, có ngày tới van khách Ỏ cửa sông, ven rìa đầm phát triển hệ thống đập ngăn mặn (Cửa Lác, Thảo Long, Diên Trường) về hệ thống đê ngăn mặn dài 162 km Các công trình này gây cản trở dòng chảy, thu hẹp thủy điện, tăng khả năng ngập lụt Hoạt động nông nghiệp ven rìa đầm phá rất phát triển Năm huyện ven đầm phá có diện tích đất tự nhiên 258 nghỉn ha, đất phát triển nông nghiệp 21% Trong đất nông nghiệp, 69% trồng lúa với năng suất 3 - 4,5 tấn/ha Ỏ thượng nguồn, hệ thống hồ chứa nước 25 triệu mỞ, có ảnh hưởng lớn đến môi trường đầm phá

4 NHŨNG VẤN ĐỀ BÚC XÚC VỀ TÀI NGUYÊN VÀ MÔI TRƯỜNG

Do sức ép phát triển kinh tế - dân sinh (tỷ lệ tăng dân số 2,6%) và do đặc thù điều kiện tự nhiên địa phương, ở hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai nổi cộm những vấn đề bức xúc sau đây về tài nguyên và môi trường

4.1 Khai thác quá mức và hủy hoại môi sinh

Mật độ tàu thuyền và ngư cụ đánh bát quá cao trên đầm phá Trung bình cứ 100 ha mặt nước có 23 tàu thuyền và 36 ngư cụ đánh bắt tôm cá, trong đó có 11 trộ sáo Các hình thức đánh bắt cạn kiệt nguồn giống và hủy diệt môi sinh như lưới có mắt dưới ömm, (te quệu), mìỉn, điện (rà điện, xiếc điện) vẫy xảy ra Chim nước bị săn bằng bẫy, sting san Cac đầm lầy cho chúng cư trú, sinh sống bị khai hoang trồng lúa cho năng suất thấp Cỏ nước nhạt, cỏ biển bị khai thác với khối lượng lớn và bị chà xát do neo đậu, đi lại của tàu thuyền đánh cá và vận tải Đăng sảo dày đặc và đầm nuôi mở rộng làm thu hẹp vực nước, trao đổi nước Kết quả là nguồn lợi thủy sản và nguồn gen bị giảm nghiêm trọng, nhiều loài có nguy cơ bị biến mất

4.2 Ơ nhiễm mơi trường

Ơ nhiễm đầu khá trầm trọng với mức hàm lượng phổ biến 0,13 - 0, mg do các dịch vụ xăng dầu và phát triển các phương tiện tàu thuyền cơ giới nhỏ, lạc hậu Ô nhiễm chất hữu cơ không phổ biến, rộng kháp nhưng ở mức nặng nề ở những điểm gần khu dân cư, thể hiện ở các chỉ số BOD;, COD khá cao Cũng tại những nơi này, chỉ số khuẩn eoliform cao, thường trên 1 000 MPN/100 ml Độ đục nước đầm phá cũng có xu hướng ‘ tăng cao do ảnh hưởng của phá rừng và mưa lũ từ thường nguồn Các kim loại nặng và dư lượng thuốc bảo vệ thực vật còn dưới mức cho phép nhưng đã có biểu hiện tập trung

4.3 Tai biến đầm phá

Trang 7

đến ngập lụt và nước dâng trong bão vẫn thường xảy ra hàng năm, Chỉ trong trận bão 15/10/1985 đã làm thiệt mạng gần nghìn người trên và ven rìa đầm phá Nhiễm mặn và hạn hán, khô nóng về mùa hè và ngập lụt về mùa đông, lạnh và mưa nhiều là thiên tai thường gặp, có thể làm mất 30 - 50% sản lượng lúa cả năm Ngọt hóa, nhất là khi cửa Tư Hiền bị đóng có thể làm mất trắng hàng trăm hecta đầm nuôi tôm sú Cửa Tư Hiền bị lấp, mở theo thời khoảng 4 - 10 năm gây nên tình trạng không bền vững về sinh thái, môi frường và cơ cấu tài nguyên đầm phá Khi cửa bị đóng, một loạt tai biến xuất hiện như ngập lụt, ngọt hóa, tăng cường ô nhiễm nước và ách tác lối ra biển Ngoài ra, phải kể đến một dạng tai biến tiềm ẩn là xu thế nông, hẹp đầm phá do sa bồi

4.4 Mâu thuẫn lợi ích sử dụng

Tài nguyên phong phú tạo khả năng sử dụng đa ngành và việc phát triển thiếu quản lý đã dẫn đến những mâu thuẫn gay gat trong các lĩnh vực sử dụng đầm phá Đớ là những mâu thuẫn giữa các thủy sản, giao thông và nông nghiệp - thủy lợi Thậm chí, mâu thuẫn trong nội bộ ngành cũng gay gắt, ví dụ, giữa đánh bắt và nuôi trồng thủy sản, giữa ngăn mặn và giải tỏa ngập lũ Nổi bật hơn cả là mâu thuẫn giữa bảo vệ và phát triển Với tình trạng như hiện nay, đầm phá sẽ suy kiệt về tài ngun, thối hóa về mơi sinh Mặt khác, cuộc sống của biết bao người hiện nay hàng ngày vẫn trông chờ vào khai thác đầm phá Ngoài ra, phải kể đến mâu thuẫn giữa cá nhân với cộng đồng, giữa cộng đồng nhỏ (một vạn dân du cư) với cộng đồng lớn (30 vạn dân ven đầm phá) đối với quản lý, sử dụng đầm phá

4.5 ĐÐe dọa từ sự phát triển

Đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có nguy cơ ô nhiễm kim loại nặng, thuốc trừ sâu do phát triển đô thị và nông nghiệp trong phạm vi lưu vực Các dự án phát triển hồ chứa

nước thượng nguồn cớ thể ảnh hưởng đến dinh dưỡng và độ man trong đầm phá Ô

nhiễm dầu có thể tăng nếu không được giám sát, quản lý Ô nhiễm chất thải sinh hoạt và chất hữu cơ có thể làm xuất hiện thủy triều đỏ và nạn tảo độc Các habitat quan trọng như thảm cỏ nước, đầm lầy cỏ có khả năng tiếp tục bị hủy hoại do các hoạt động nông nghiệp, giao thông Sức ép tăng dân số sẽ vẫn là động lực duy trì tình trạng khai thác quá mức làm cạn kiệt nguồn lợi thủy sản, liên quan đến thay đổi phân bố lưu lượng nước, diễn biến xâm nhập mặn và chuyển lấp cửa đầm phá sẽ ngày càng phức tạp

5 ĐỊNH HƯỚNG QUẦN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ MOI TRUONG

5.1 Quan điểm và định hướng

Quản lý tài nguyên và môi trường trong đầm phá Tam Giang - Cầu Hai bao hàm cả hai nội dung là sử dụng, khai thác hợp lý, hiệu quả và phát triển bền vững:

- Rhai thác sử dụng hợp lý hệ đầm phá phải dựa trên cơ sở khoa học khách quan, phù hợp với bản chất tự nhiên, tiềm năng tài nguyên của hệ

Trang 8

- Phải mang lại hiệu quả cao, phát triển bền vững tài nguyên, môi trường, đồng thời đáp ứng được những đòi hỏi của thực tiễn phát triển kinh tế - xã hội khu vực

- Hài hòa và giảm thiểu các đối kháng lợi ích sử dụng hệ đang tồn tại hoặc sẽ xuất hiện như thủy sản với thủy lợi - nông nghiệp, thủy sản với cảng giao thông, giao thông với du lịch, đánh bắt với nuôi trồng, lợi ích cá nhân với cộng đồng, lợi ích phát triển kinh tế với bảo vệ tài nguyên và môi trường

- Phải thích ứng, hạn chế hoặc tránh được ở mức tối đa những tai biến và điều kiện khắc nghiệt địa phương như ngập lụt, nhiễm mặn, trao đổi nước yếu, bồi lấp và đi chuyển cửa, cũng như các sự cố môi trường có thể

Vì vậy, quản lý tài nguyên và môi trường hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai cần được đặt trong khuôn khổ của quản lý tổng hợp đầm phá trong mối quan hệ chặt chẽ với quản lý lưu vực thượng nguồn Mô hình quản lý tài nguyên và môi trường đầm phá phải là:

"Khai thác tổng hợp hệ theo định hướng đánh bát - nuôi trồng thủy sản; nông nghiệp - thủy lợi, du lịch, địch vụ và giao thông - cảng, phát triển lâu bền môi trường và tài nguyên, nâng cao chất lượng môi trường sống trên cơ sở phòng tránh tai biến, ngăn ngừa khai thác quá mức và hủy hoại môi sinh, giảm thiểu ô nhiễm và đối kháng lợi ích trong sử dụng hệ" (hình 2)

Các định hướng phát triển ngành cần được xây dựng dựa theo mô hình này trên cơ sở xây dựng một dự án tổng hợp

5.2 Các giải pháp khoa học, ký thuật

Để thực hiện mô hình định hướng này, phải thực hiện một số giải pháp khoa học, kỹ thuật cho những vấn đề ưu tiên

5.2.1 Bảo vệ habitat, phát triển đánh bắt, nuôi trồng hợp lý trong đầm phá nhằm bảo vệ, duy trì lâu bền nguồn lợi thủy sản, chuyển đổi cơ cấu nghề cá

Dé bao vệ habitat, ngoài ngăn ngừa ngọt hóa, đục hóa, lấp cửa cần hướng vào trọng tâm bảo vệ thảm cỏ nước có vai trò sinh thái đặc biệt quan trọng đối với đầm phá Hạn chế tối đa khai thác cỏ nước làm phân bón, thức ăn gia súc Cần có qui định về neo đậu, đi lại của tàu thuyền để tránh hủy hoại thảm cỏ Chống đánh bắt quá mức, cấm đánh bất hủy diệt, lựa chọn cơ cấu và cây con nuôi phù hợp, di nhập giống mới và công nghệ nuôi mới Chuyển đổi dần cơ cấu nghề cá sang khai thác cá biển, chế biến và nuôi trồng thâm canh để giảm sức ép đánh bắt quá mức Về cụ thể phải tiến hành các giải pháp sau:

e@ Xác dịnh cơ cấu dứnh bắt va nuôi trồng hợp lý

Mọi việc đánh bắt nuôi trồng trên đầm phá đều phải có giấy phép hoạt động đảng ký tại Chi cục Bảo vệ nguồn lợi thủy sản tỉnh, hoặc cơ quan khác có chức năng quản lý đầm phá Dựa vào đó sẽ kiểm soát được lao động, phương tiện, ngư cụ, diện tích nuôi

Trang 9

trồng và có những điều phối thích hợp về cơ cấu, tỷ lệ và mức độ ® Phát triển nguồn lợi

Việc phát triển ngưồn lợi thông qua duy trì môi sinh, tránh đánh bất quá mức và đầu tư thả giống một số loại tôm, cá trực tiếp xuống đầm phá và có qui định đánh bat về khối lượng, mùa vụ Ví dụ, tháng 4/1994 Sở Thủy sản Bình Định đã thả 40 vạn tôm giống xuống đầm Thị Nại

Phát triển nguồn lợi còn thông qua con đường nuôi trồng các đối tượng truyền thống và di nhập cho năng suất cao bằng thâm canh tăng sản

e Phát triển nghề có biển cho lao động đầm phá

Về bản chất, đó là sự thay đổi ngư trường và phương thức tập quán đánh bắt trong phạm vi nghề cá Thực tế, sẽ có những khó khăn lớn như vốn đầu tư phương tiện, ngư cụ, kinh nghiệm Nhưng chắc chắn rằng, hiệu quả chuyển đổi này sẽ hơn hẳn chuyển đổi sang hoạt động kinh tế trên đất liền Thực tế cho thấy ngư dân đầm phá đi kinh tế mới đều lần lượt trở về nghề cá đầm phá, còn bộ phận ngư dân đầm phá chuyển ra khai thác biển đều giàu có lên và định cư ổn định ở Phú Tân, Phú Xuân, Phú Diên (Phú Vang), Vinh Hưng, Vinh Hiền, Lộc Bình (Phú Lộc)

e Xây dụng cúc khu bảo uệ đất ngập nước

Nhằm bảo vệ nguồn gen, nguồn giống và bảo vệ các habitat cho chim nước

5.2.2 On định cửa đầm phá

Ổn định cửa đầm phá là một giải pháp cực kỳ quan tượng, không thể thiếu khi đặt vấn đề khai thác tiềm năng phá đầm Tam Giang - Cầu Hai Ổn định cửa đầm phá tạo nên sự ổn định, vững bền của môi trường sinh thái, tài nguyên, đồng thời giải quyết được các vấn đề ngật lụt, ách tác giao thông, giải tỏa ô nhiễm, nông hóa vực nước và tạo điều kiện phát triển nghề cá đầm phá và nghề cá biển Cửa Tư Hiền cần được ổn định mở Đó không phải là việc làm chống lại tự nhiên, mà chỉ làm chậm lại nhịp độ phát triển tự nhiên, duy trì lâu dài một trạng thái cửa trên cơ sở lợi dụng các yếu tố thuận lợi, hạn chế các yếu tố nghịch Cửa Thuận An luôn mở, ổn định cửa này tức là không để cho cửa di chuyển vị trí từ từ hoặc đột biến Việc ổn định hai cửa cần đặt trong một kế hoạch chung, vì chúng có qu#n hệ chặt chẽ với nhau về mặt động lực

5.2.3 Điều khiển mặn, phòng tránh ngập lụt, xâm nhập mặn, ngọt hóa và tăng cường hoàn lưu nước đầm phá

Nội dung nhóm giải pháp bao gồm cả các vấn đề ổn định cửa Thuận An, mở rộng cửa Tư Hiền và chỉnh trị sông Hương, các hệ thống đê, đập, mương, kênh ngăn mặn, các hồ chứa nước để điều hòa lũ và đẩy mặn Ưu tiên phương thức đẩy mặn hơn là đập ngăn mặn Ngoài ra, còn phải qui hoạch hợp lý các đầm nuôi, hệ thống đăng sáo và tránh các hình thứa cản trở lưu thông nước

Thủy lợi phải đáp ứng được nước tưới cho 14 498 ha vụ hè thu, 94 789 ha vụ đông

Trang 11

xuân, đẩy mặn không cho giới hạn 1% quá La Ý trên sơng Hương, thốt lũ, và đảm bảo đủ các chức năng nêu trên cần phải có 459 triệu m3 nước/năm Dự án Tả Trạch (1986) có thể đáp ứng được yêu cầu Ngoài ra cần phát triển các hồ chứa nước nhỏ kiểu

Thọ Sơn, Châu Sơn, Phú Bài 2, Hòa Mỹ, và các đập chắn như Truồi, Khe Ngang,

chú trọng các công trình đê ngăn ven rìa cồn, thềm cát để tích nước, giữ ẩm, chống cát bay, cát chảy tràn vào đầm phá làm nông hóa vực nước

5.2.4 Phòng chống ô nhiễm môi trường nước, suy giảm hoặc phì dinh dưỡng trong đầm phá

Ngồi ơ nhiễm dầu do hoạt động giao thông cảng, cần đề phòng ô nhiễm chất thải công nghiệp và sinh hoạt do sự phát triển của đô thị Huế Lưu tâm đến ô nhiễm thuốc trừ sâu và phân bớn hớa học Chú ý đến ô nhiễm xạ tự nhiên Chú ý và phòng ngừa khả năng nghèo dinh dưỡng cục bộ do nuôi trồng, sinh hoạt gây nên để tránh thủy triều đỏ và nạn tảo độc

Nếu dự án cảng Chân May thành hiện thực, tác động môi trường trong giai đoạn xây

dựng và hoạt động cảng đến đầm phá sẽ rất lớn và cần được chú ý khi qui hoạch ;

5.2.5 Dinh cu dan thity dién

Dân thủy diện sống du cư trên mặt đầm phá là những người nghèo, lạc hậu Họ là những người gây nhiều tác động tiêu cực đến tài nguyên, môi trường Bằng mọi biện pháp và nguồn lực, nhất thiết phải định cư họ bằng cách: cấp đất xây dựng nhà cửa; cấp và cho vay vốn phát triển sản xuất; phát triển và mở rộng ngành nghề ngoài nghề cá; đào tạo nghề nghiệp; đầu tư phát triển phúc lợi xã hội, văn hơa, giáo dục Việc định cư dân thủy điện cần chú ý đến tập quán sông nước của họ, không chỉ giúp đỡ cơ sở vật chất và phúc lợi xã hội, mà phải chú trọng đến xây dựng kế sinh nhai vững chấc Như đã nói, chuyển đổi cơ cấu sang khai thác cá biển là phương cách hợp lý nhất đối với họ Cần tạo điều kiện cho họ hòa nhập dần, xen kẽ với ngư dân biển có kinh nghiệm Định cư dân thủy điện có thể chậm, nhưng cần chắc và đi vào chiều sâu

5.3 Cac giải pháp quản lý và tổ chức

Để thực hiện mô hình, cần thiết xây dựng một dự án phát triển đầm phá Tam Giang - Cầu Hai kéo dai 5 - 10 năm theo mô hình quản lý tổng hợp Hoạt động của dự án sẽ là nền tảng cho phát triển kinh tế xã hội hệ đầm phá tiếp theo Trong dự án quản lý tổng hợp, sẽ có những dự án triển khai được thực hiện theo thứ tự ưu tiên trong từng giai đoạn Các dự án lớn và nhỏ đều được tiến hành các bước tuần tự: xây dựng qui hoạch, triển khai thực hiện, giám sát và đánh giá

Trang 12

tâm giải quyết Ngoài ra, giám sát còn xem xét đến khả năng thực hiện đúng theo qui hoạch

Có ba trọng tâm giám sát cần ưu tiên Trước hết là giám sát chất lượng môi trường nước Thứ hai, giám sát đánh bắt và nuôi trồng quá mức và hủy hoạt môi sinh Thứ ba, là giám sát trạng thái cửa Cần lập nên một trạm quan trác nhằm giám sát và cảnh báo những vấn đề vừa nêu

Một số biện pháp quản lý có tính nguyên tắc đối với quản lý tổng hợp dai ven biển cần được áp dụng như: liên kết cộng đồng va dau tu, tang cường luật pháp và chính sách, tăng cường giáo dục, tuyên truyền

Luật Bảo vệ môi trường và Pháp lệnh Bảo vệ nguồn lợi thủy sản là những cơ sở pháp lý quan trọng để bảo vệ tài nguyên, môi trường, đảm bảo thành công cho khai thác, sử dụng tiềm năng phá Các chính sách cần khuyến khích các hoạt động, các tiểu dự án mang lại lợi Ích cộng đồng và ít gây hủy hoại tài nguyên, suy thoái môi trường Những chính sách cụ thể phải căn cứ vào đặc thù của đầm phá Tam Giang - Cầu Hai và cần

quan tâm đến những khía cạnh sau:

- Chính sách đầu tư cần ưu tiên chuyển đổi từ thủy sản đầm phá sang khai thác biển, từ đánh bất sang nuôi trồng, coi trọng các công nghệ nuôi trồng tiên tiến, it gay 6 nhiém

- Sử dụng thuế như là một công cụ kinh tế Giảm va miễn thuế cho những đầu tư ban đầu và công nghệ nuôi trồng mới, đánh thuế nặng vào các hoạt động có khả năng gây khai thác quá mức và ảnh hưởng môi sinh

- Xay dung qui ché quan ly hé dam pha do Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Nội dung qui chế bao gồm những vấn đề chung về pháp luật và chính sách mà nhà nước ban hành và những vấn đề riêng cho đầm phá Tam Giang - Cầu Hai để thống nhất, tập trung, hệ thống hóa và cụ thể hóa những vấn đề cần phải tuân thủ nhằm bảo vệ tài nguyên và môi trường phá và tránh các đối kháng lợi Ích giữa các ngành

Trong qui chế xác định những điều bát buộc, những điều cấm đối với các hoạt động khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian đầm phá, qui định rõ những điều thưởng phạt cưỡng bức, truy tố

- Giao quyền sử dụng mặt nước đầm phá phải trở thành chính sách, tương tự giao quyền sử dụng đất nông nghiệp, trong đơ qui định mục đích, đối tượng sử dụng, không gian, thời gian và các điều khoản người sử dụng phải tuân thủ Quyền sử dụng mặt nước đầm phá có thể giao cho cá nhân, nhớm, đội sản xuất trong cả nuôi trồng lẫn khai thác thủy sản hoặc các hoạt động kinh tế khác Quyền sử dụng có thể bị thu hồi nếu người sử dụng vi phạm cam kết

Có một số hoặc nhiều cơ quan quản lý, khoa học tham gia dự-án quản lý, khai thác đầm phá Tuy nhiên phải có một cơ quan có tư cách pháp nhân về quản lý đóng vai trò nòng cốt đặt trực thuộc Ủy ban nhân dân tỉnh Ban điều hành dự án chịu trách nhiệm trước nhà nước và pháp luật về mọi hoạt động của dự án, từ khâu lập kế hoạch đến triển khai, giám sát và đánh giá dự án Dự án tổng thế có thể gồm các dự án nhỏ hoặc

Trang 13

các công trình cụ thể hoạt động theo điều phối thống nhất Dự án triển khai kết thúc, mô hình được chuyển giao cả về thành quả lẫn kinh nghiệm cho các cơ quan quản lý hoặc đầu tư phát triển

6 KẾT LUẬN

Do sức ép phát triển dân sinh, kinh tế và đặc thù điều kiện tự nhiên, tài nguyên hệ đầm phá Tam Giang - Cầu Hai có nguy cơ bị cạn kiệt, môi trường bị đe dọa thoái hóa, vì vậy, việc bảo vệ tài nguyên và môi trường để phát triển bền vững là một yêu cầu cấp bách Định hướng quản lý tài nguyên và môi trường cần đạt trong khuôn khổ quản ly tổng hợp đầm phá với mô hình: "Khai thác tổng hợp hệ theo định hướng đánh bắt - nuôi trồng thủy sản, nông nghiệp - thủy lợi, du lịch - dịch vụ vào giao thông - cảng, phát triển lâu bền tài nguyên và môi trường, nâng cao chất lượng môi trường sống trên cơ sở phòng tránh tai biến, ngăn ngừa khai thác quá mức và hủy hoại môi sinh, giảm thiểu ô nhiễm và đối kháng lợi ích trong sử dụng hệ" Để thực hiện mô hình, phải xây dựng các định hướng phát triển các ngành cho phù hợp, thực hiện các giải pháp khoa học kỹ thuật cho các vấn đề ưu tiên và thực hiện các giải pháp quân lý, tổ chức phù hợp Rất cần” thiết xây dựng một dự án quản lý tổng hợp đầm phá dài hạn, trong đó xác định các dự án phát triển ưu tiên, triển khai theo một trình tự hợp lý

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Nguyễn Quang, Vính Bình, 1996 -

Quản lý nguồn lợi thủy sản hệ đầm phá Tam Giang NXB Thuận Hóa

2 Nguyễn Chu Hồi và nnk, 1995

Sử dụng hợp lý các hệ sinh thái tiêu biểu vùng biển ven bờ Việt Nam Báo cáo đề tài KT-03- 11, Lưu trữ ở Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

3 Nguyễn Chu Hồi, Đố Nam và nnk, 1996 _

Nghiên cứu khai thác, sử dụng hợp lý tiềm năng phá Tam Giang Báo cáo đề tài KTĐL- 95-09, Lưu trữ ở Phân viện Hải dương học tại Hải Phòng

4 Hotta K and Dutton I.M, 1995

Coastal management in the Asia-Pacific Region: Issues and Approaches Japan International Marine Science and Technology Federation, Tokyo

5 Tran Dic Thanh va nnk, 1996

Một số vấn đề cơ bản về hệ sinh thái đầm phá Tam Giang - Cầu Hai Tài nguyên và Môi trường biển, Tập II, NXB Khoa học và Kỹ thuật, Hà Nội

6 Trần Đức Thạnh và nnk, 1996

Nghiên cứu đề xuất khu bảo vệ đất ngập nước, hệ đầm phá Tam Giang - Cầu

Hai Báo cáo pha I Lưu trữ tại Sở Khoa học - Công nghệ và Môi trường tỉnh

Thừa Thiên - Huế

Trang 14

SUMMARY

MANAGEMENT ORIENTATION FOR NATURAL RESOURCES AND ENVIRONMENT IN TAMGIANG - CAUHAI LAGOON

Tran Duc Thanh, Nguyen Chu Hoi, Do Nam, Nguyen Mien, Nguyen Huu Cu

Nguyen Van Tien, Nguyen Nhat Thỉ

Luu Van Dieu, Tran Dinh Lan, Pham Van Luong From 12 coastal lagoons in the Vietnam Centre, Tamgiang - Cauhai is most typical and largest one It is also a large size in the world and typical for the monsoon tropical zone It’s great values of natural resources have been used for the local economic sectors of fishery, agriculture, waterway - harbour and tourism - service The lagoon also takes a very important function in coastal ecology and environment that influences deeply to the survival of 300 thousand inhabitants in surroundings The peculiarity of natural resources and survival environment have made a lagoonal economy and a lagoonal community

Under the pressure of people’s livelihood and economical development, there is a danger of decrease of natural resources, specially fishery products and of degradation of environment The lagoonal risks tend to be increased due to the natural causes strengthened by direct and indirect human activities The conflicts in lagoonal use between intersectors, individual and community and between conservation and development are shaper and shaper

A plan of resources and environment management in the framework ofan integrated lagoonal management is very necessary The priority issues are controlling overexploitation and damage of habitats; preventing and minimizing pollution; controlling lagoonal risks as inlet enclose, flood, salt intrusion; settling boating inhabitants and changing fishery pattern

76

Ngày đăng: 14/10/2022, 11:39

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w