1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Di sản địa chất trên bán đảo đồ sơn, hải phòng geoheritage values in the do son peninsula, hai phong

23 4 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 7,33 MB

Nội dung

Trang 1

TUYEN TAP _ TAINGUYEN | VA MOI TRUONG BIEN TAP XIV

SO DAC BIET KY NIEM 50 NAM THANH LAP VIEN TAI NGUYEN VA MOI TRUONG BIEN

Trang 2

VIỆN KHOA HỌC CÔNG NGHỆ VIỆT NAM

VIEN TAI NGUYEN VA MOI TRUONG BIEN TUYEN TAP _ TAINGUYEN | VA MOI TRUONG BIEN TAP XIV Ban bién tap Trưởng ban TS Trần Đức Thạnh Thư ký = TS Nguyễn Hữu Cử Các thành viên

TS Nguyễn Đức Cự, TS Lưu Văn Diệu TS Trần Đình Lân, TS Đỗ Công Thung

TS Chu Văn Thuộc, PGS TS Nguyễn Văn Tiến

TS Nguyễn Huy Yết

Trang 3

| to ong „in ne KBGES Pees MUC LUC

LOI NOI DAU

1s Một số vấn đề về phương pháp luận điều tra, đánh giá tài nguyên vị

thế, kỳ quan sinh thái, địa chất vùng biển, ven bờ và các đảo Việt Nam

Trần Đức Thạnh, Trần Đình Lân, Nguyễn Hữu Cử, Lăng Văn Kẻn, Nguyễn Văn Quân, Dinh Van Huy Di sản địa chất trên bán đảo Đồ Sơn, Hải Phòng

Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Củ, Trần Đức Thạnh

Đề xuất một số giải pháp bảo vệ các dạng tài nguyên thiên nhiên có giá trị di sản ở vùng bờ biên Thừa Thiên Huê

Nguyên Hữu Cử, Nguyễn Thị Kim Anh, Hoàng Thị Chiến, Nguyễn

Mai Lựu

Tài nguyên vị thế hệ thống vũng, vịnh ven bờ biển Việt Nam

Bùi Văn Vượng, Trần Đức Thạnh, Nguyễn Hữu Cử, Nguyễn Thị Kim Anh, Hoàng Thị Chiến

Hướng tới phát triển du lịch bền vững ở vùng bờ biển Quảng Ninh - Hải Phòng Nguyễn Thanh Sơn - Mâu thuẫn lợi ích trong sử dụng tài nguyên vùng ven bờ tây vịnh Đặc Bộ

Nguyễn Thị Phương Hoa Một số vấn đề về môi trường xuyên biên giới ở vùng ven bờ tây vịnh Bắc Bộ

Lưu Văn Diệu

Chuyển đổi tự động tần suất khối lượng sang tần suất xuất hiện trong

Trang 4

_ DISAN DJA CHAT

TREN BAN DAO DO SON HAI PHONG

Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

I.MỞ ĐẦU P

Theo cách hiểu thông thường, Di sản địa chất trước hết là các tạo vật tự nhiên kỳ

thú, là sản phâm độc đáo của các quá trình địa chất, có giá trị di sản và cân được bảo vệ Di sản địa chất biêu hiện ở những quy mô và nội dung khác nhau, có thê là Kỳ quan địa chất (Geotope) - một phân bê mặt Trái Đât có quy mô đủ lớn, chứa đựng nhiêu giá trị di sản khác nhau hay một Danh thăng địa chát (Geosite/Geoheritage site) có quy mô nhỏ hơn Vì mục đích phục vụ đời sống, trên thê giới dạng tài nguyên đặc biệt này đã được bảo vệ và khai thác hợp lý dưới dạng thiệt lập các Khu di san tu nhiên có giá trị địa chất 3

học (Geological nature heritage) hoặc phô biến hơn là xây dựng các Công viên địa chất (Geopark) và phát triển loại hình du lịch địa chất (geotourism) Cho tới nay mạng lưới toàn cầu các công viên địa chất đã được hình thành

Song song với quá trình xác định các Khu di sản tự nhiên có giá trị địa chất và xây

dựng các Công viên địa chất, một việc không thể bỏ qua là xác định và công nhận các Ky quan địa chất và Danh thắng địa chất, như những đơn nguyên quan trọng tao nên

giá trị lớn của các di sản địa chất với tầm bao quát lớn hơn Thậm chí, xác định và công

nhận các Kỳ quan địa chất và Danh thắng địa chất cần được coi là việc tiên quyết, vì nếu không được pháp luật bảo vệ, nhiều điểm di sản đã và đang bị ⁄âm hại, có những di sản chưa được công nhận đã vĩnh viễn bị xóa số [5, 11, 12]

Kỳ quan địa chất là bộ phận xác định của địa quyên có tầm quan trọng đặc biệt về địa

chất, địa mạo hay địa sinh thái, là bằng chứng quan trọng về lịch sử Trái Đất và giải

đoán tiến hoá cảnh quan và khí hậu thời quá khứ (WG Protection of Geotopes, 2002)

Kỳ quan địa chất là bộ phận xác định của địa quyền có giá trị địa chất và địa mạo noi

bật cần được bảo vệ khỏi sự phá hủy vật chất, hình dáng và sự phát triển tự nhiên

(Sturm, 1994) Kỳ quan địa chât còn được hiểu là những đặc điểm địa chất của thê giới vô sinh cung cấp thông tin về sự phát triển Trái Đất hoặc của sự sống trong quá khứ [5]

Nó bao gồm những điểm lộ của đá, đặc biệt những điểm lộ hóa thạch và khoáng vật có ý nghĩa đặc biệt, thực vật và động vật hóa thạch, cũng như các hiện tượng tự nhiên độc

đáo và đặc điểm tự nhiên nổi bật về cảnh quan Kỳ quan địa chất có giá trị bảo tồn tự nhiên được định nghĩa là kỳ quan có ý nghĩa địa chất đặc biệt, hiếm, độc nhất và đẹp, có giá trị đặc biệt cho khoa học, nghiên cứu và giảng dạy, hoặc cho lịch sử và địa lý

Áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam, có thể thấy bán đảo Đồ Sơn của Hải

Phòng hội tụ đủ những tiêu chí để được công nhận là một kỳ quan địa chất Bài viết này

bước đầu xác định và giới thiệu những di sản địa chất quy mô vừa và nhỏ trên bán đảo

Đồ Sơn, Hải Phòng

Il KY QUAN DIA CHAT BAN DAO DO SON

Bán đảo Đề Sơn, tính cả Hòn Dấu, ở phía đông nam thành phố Hải Phòng trong ô toa

độ vào khoảng 20239 59”- 20” 43`30 B ÿà 1060 46 30-1060 48 58” Ð Độ cao lớn nhất tới 126m và diện tích khoảng 7 km” (hình 1) Khu vực thuộc kiểu địa hệ Bán đảo

và đảo, các tiêu chí kỳ quan đề nghị xếp hạng: Mỹ học, cổ sinh vật và cô sinh thái

Trang 5

Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

2.1 Các giá trị địa chất nỗi bật của di sản

2.1.1 Giá trị da dạng địa chất

*_ Đa dạng về thành phan vat chất

- Thach hoc: Bán đảo chủ yếu cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên của hệ tầng Đồ Son (Dds), g6m nhiéu loại đá xen lớp: Cát kết, cát kết dạng quaczit, bột kết, đá phiến

sét, sỏi kết, sạn kết Đá của hệ tầng có nhiều màu, từ màu tím gụ, nâu, xám lục nhạt đến trắng Ngoài ra trên đảo còn có các thành tạo Đệ tứ (sườn tích, bồi tích, gồm các trầm tích bở rời có nguồn gốc chủ yếu hình thành từ sản phẩm phong hoá của hệ tầng) -_ Cổ sinh vật: Trong đá của hệ tầng Đồ Sơn cho đến nay đã phát hiện được nhiều di

tích sinh vật Devon, có ý nghĩa địa tầng và cổ sinh thái Cụ thê, di tích sinh vật thuộc 6 nhóm sau đã được phát hiện: Rhynocarcinosoma dosonensis, Hyghmilleria sp (hoa

thạch Giáp xác); Schizodus (?) sp., Ptychopteria (Actinopteria) hunanensis, Goniophora sp (hoa thach Chan riu); Vietnamaspis trii, Briagalepis sp., Bothriolepis ' sp (cf Bothriolepis gigantea, Yunnanolepidoid (hoá thạch Cá cổ); Bergeria hay Knorria (cf Lepidodendropsis sp.) (hoá thạch Thực vật c6), Lingula sp (hoa thach

Tay cuộn) và đốt thân Crinoidea (Huệ biên) [1-3, 4, 6-10, 13]

Ngoài ra, tại các vách đá và một số vét lộ ven bán đảo còn lưu lại nhiều dấu vết hoạt động sống của sinh vật, có thể gặp rất nhiều di tích hang hốc của sinh vật cổ, sống cách

nay gần 400 triệu năm Những dấu vết này được chia thành hai loại ehủ yếu: một loại định hướng theo chiều ngang, một loại theo chiều thằng đứng (xem chỉ tiết trong phần mô tả

các điểm di sản Vách đá Giọt Mưa và Bờ biển khu đền Bà Đề) (hình 11-14, 21-24) :

* Đa dạng về địa hình - địa mạo và kiến trúc, cầu tạo: Đồ Sơn là một bán đảo độc đáo bậc nhất về điều kiện hình thành, gồm một chuỗi khoảng một chục đảo ban đầu, sau

nhờ các doi cát nối đảo mà kết liền thành một dải Riêng đảo Hòn Dấu ở phía đông nam

hiện còn bị cô lập

Địa hình tiêu biểu ở bán đảo là đồi và núi thấp, cao trung bình 50-60m, đỉnh cao nhất

đạt 125,5m thuộc nhánh nam của núi Ngọc Xuyên Ban đầu chúng chính là những hòn

đảo, trước khi được các doi cát nối liền Trên bán đáo hiện có nhiều vách đá dốc đứng (cliÐ, nhiều mũi đá lao ra biển cả ở phía bờ đông và bờ tây Những chỗ bờ biển lõm vào hình cánh cung thường hình thành những bãi biển cát Các bãi tắm truyền thống được chia

thành ba khu là khu 1, khu 2 và khu 3 Tuy nhiên nước biển vùng bán đảo thường đục,

màu hồng, do lẫn nhiều phù sa đổ ra từ các sông Văn Úc, Lạch Tray và Bạch Đăng Phía

sau đèn thờ Nam Hải Đại Vương ở đảo Hòn Dấu có một bãi cuội sôi dài, uốn lượn quanh

co, là dạng địa hình hiếm gặp ở vùng biển phía bắc Dưới chân các vách đá ven biên

thường có thềm mài mòn hiện đại, tiêu biểu là thềm mài mòn ở khu vực đền Bà Đề

Các lớp đá của hệ tầng Đồ Sơn nhìn chung có thế nằm rất thoải, độ đốc thường 10-

20° Đá phân lớp từ mỏng đến dày, nhiều chỗ lớp đá dạng nêm, dạng thấu kính, mặt lớp

hình lượn sóng, nhiều lớp cát kết có cầu tạo phân lớp xiên chéo Một số đứt gẫy địa chất nhỏ có thể quan sát trong các vết lộ tự nhiên và nhân tạo

* Đa dạng về môi trường địa chất: Đá của hệ tầng Đồ Sơn nhìn chung được hình

thành trong môi trường biển gần bờ, hoặc cửa sông ven biển Có thể quan sát sự thay

đôi tướng trầm tích từ tướng biển nông, tương đối yên tĩnh (thể hiện bởi các lớp sét, bột

Trang 6

Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV

lớp xiên chéo điển hình) tại ranh giới hai tập 1 và 2 của hệ tầng ở một số nơi (hình 2) Trong đá của hệ tầng Đồ Sơn thẻ hiện pho bién tinh phân lớp xiên chéo, dạng nêm, dấu vết hoạt động của động vật chui rúc nơi bãi triều Điều đó chứng tỏ chúng đã hình

thành trong trong môi trường cửa sông, ven biển, trong đới triều lên xuống Riêng dấu

vét hoạt động của động vật chui rúc chỉ được hình thành nơi bãi triều, có thời gian dải

dat ven biển được phơi ra giữa 2 đợt triều lên Dấu vết các giọt mưa để lại trên trần hang đá tại vách đá Giọt Mưa cũng được hình thành trong điều kiện tương tự (hình 25-26)

+ Da dạng về quá trình và lịch sử tiễn hoá địa chất: Thành phần vật chất (trầm tích lục nguyên) cũng như các dấu tích hữu sinh và vô sinh trong môi trường biển nông, bãi triều, cửa sông, châu thô tại bán đảo làm phong phú thêm hiểu biết của chúng ta về một kiểu mặt cắt địa chất kéo dài gần hết kỷ Devon trên bán đảo Điều kiện môi trường trầm tích nơi đây có những đặc điểm khác biệt với mọi nơi khác trên lãnh thổ nước ta cùng thời kỳ

2.1.2 Giá trị mỹ học

+ Giá trị cảnh quan thiên nhiên: Ban đảo Đồ Sơn có địa hình đổi núi nhấp nhô như được gắn vào dải đồng bằng ven biển Hải Phòng, tạo nên một cảnh quan lạ so với khu vực xung quanh Trên bán đảo có những bãi biển, vách đá, rừng thông, thềm mài mòn đẹp, với nhiều vết tích kỳ thú của các hiện tượng thiên nhiên, trong đó có dấu vết sự sống của các sinh vật đã có trên dưới 400 triệu năm tuổi

¢ Gia tri du lịch địa chất và giải trí: Bán đảo Đồ Sơn cùng đảo Hòn Dấu là đặc ân

của Tạo hóa ban cho thành phố Hải Phòng, là điểm du lịch thuận tiện và lý thú đối với nhân dân các tỉnh đồng bằng Bắc bộ, trong đó có các thành phố lớn: Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương và đối với cả khách du lịch quốc tế Các em học sinh, sinh viên có thể tìm hiểu tại đây các quá trình địa chất tạo nên vách đá và thềm mài mòn Đặc biệt lý thú nếu các em quan tâm đến vô vàn dấu tích hoạt động sống của các động vật sông chui rúc trong đới triêu lên xuống, dấu tích các giọt mưa cổ có từ thời kỳ cách nay đến gần 400 triệu năm Hằng năm vẫn có các đoàn sinh viên địa chất và các lĩnh vực khác của Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội đến nơi đây thực tập giáo học

2.1.3 Giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ

+ Hiểm, độc đáo: Ở nước ta môi trường địa chất cửa sông ven biển ở kỷ Devon với những dấu hiệu cụ thể, độc đáo, đáng tin cậy như mô tả trên đây chỉ gặp duy nhất ở Đồ Sơn Riêng dấu tích giọt mưa từ kỷ Devon được phát hiện tại vách đá Giọt Mưa (xem phần giới thiệu danh thắng địa chất vách đá Giọt Mưa) thì thật hiểm hoi, kể cả trên thế giới, và đây là điểm duy nhất ở Việt Nam

+ Tiêu biểu, đặc sắc: Đôi với môi trường cửa sông ven biển, thì các dấu hiệu phân lớp xiên chéo, vết giọt mưa, các di tích hoạt động sông của động vật chui rúc ở khu vực vách đá Giọt Mưa, đền Bà Đề v.v là tiêu biểu và đặc sac

* Quy mô không gian: Vừa

+ Tâm cỡ đại diện: Quốc gia và khu vực 2.1.4 Các giá trị đi kèm

« Giá trị văn hoá: Đồ Sơn là vùng đất còn ghỉ dấu lịch sử hào dùng của dân tộc, có

những di tích lich str cap Quoc gia quan trong

Trang 7

Ta Hoa Phuong, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh,

dựng từ thế kỷ XI khi nhà vua đi thị sát nơi đây để bảo vệ bờ cõi Tại bến Nghiêng, có

tắm bia ghi rõ chính tại nơi đây những tên lính Pháp cuối cùng đã rút khỏi Việt Nam sau thắng lợi hoàn toàn của quân và dân ta trong cuộc kháng chiến 9 năm gian khổ Ngay cạnh đó còn phê tích một lô cốt kiên cố của quân Pháp Bến Nghiêng do người Pháp cho

xây bằng xi măng cốt thép, cho đến nay vẫn được bản tồn nguyên vẹn và sử dụng,

không cần sửa chữa

Hòn Dấu là hải đảo duy nhất nằm gần chóp cuối bán đảo Trên đảo có rừng nguyên

sinh Đặc biệt, còn có ngọn hải đăng được xây dựng từ năm 1884, bị bom Mỹ đánh sập,

rồi được xây dựng lại vào năm 1967 Ngọn hải đăng không ngừng phát sáng, soi đường cho tàu bè vào cảng Hải Phòng bất chấp 116 trận oanh kích của không quân Mỹ trong

chiến tranh phá hoại miền Bắc, `

Bến Nghiêng và đảo Hòn Dấu kiên cường gần đây đã được Nhà nước công nhận là

Di tích lịch sử cấp Quốc gia |

Hang đá có dấu tích giọt mưa cổ tại vách đá Giọt Mưa ở kề cận bến Nghiêng cũng chính là một hang được khoét vào vách đá để canh giữ, bảo vệ bờ biển trong kháng chiến chống Mỹ xâm lược, thời kỳ 1966-1972 Do vậy, ngoài giá trị khoa học, hang còn

giúp hun đúc thêm lòng yêu nước và tự hào về truyền thống chống giặc ngoại xâm

Một số đền miếu trong khu vực được coi là linh thiêng, gắn liền với những truyền thuyết cảm động và lễ hội hàng năm: Đền Bà Dé & Đồ Sơn, lễ hội đảo Dấu gắn liền với

đền thờ Nam Hải Thần Vương ở Hòn Dất*vào các ngày 8 9 và T0 tháng 2 hằng năm

Tại Đồ Sơn còn có lễ hội Chọi Trâu độc đáo và nỗi tiếng khắp nước, chung kết vào ngày 9-8 4m lich hàng năm

+ Giá trị da dạng sinh học: Trên 10 dạng cỗ sinh vật tuổi Devon được phát hiện

trong đá của hệ tầng Đồ Sơn, trong đó có những loài đặc hữu (Rynocarcinosoma

dosonensis, Vietnamaspis trii) cho thay tinh da dang sinh hoc cua hé sinh vat Devon tai

bán đảo này Đó là chưa kể các di tích hang chui rúc của động vật kỷ Devon (theo hướng ngang và hướng dọc) gần gũi với các dang Planolites sp và Skolithos? được phát

hiện tại một số nơi trên đảo, là hiện tượng độc nhất vô nhị ở Việt Nam Ngoài ra, tại

điểm hoá thạch ở phía bắc núi Ngọc Xuyên (vách đá phía trong Điểm khai báo tạm trú

tô Dân phố 7, Công an phường Ngọc Xuyên) đã phát hiện được nhiều hoá thạch: Cá cổ

và động vật Giáp xác Trong sưu tập hoá thạch có tuổi cổ nhất tại bán đảo (tuổi Devon sớm, thậm chí có yếu tố cổ hơn, từ Silur) có mặt các di tích các con Bọ cạp cánh rộng (Eurypterida), nhện cổ, côn trùng cổ v.v Theo ý kiến của nhà cổ sinh Pháp Ph Janvier,

đây còn là một điểm hóa thạch có đa dạng sinh học lớn nhất Việt Nam về các sinh vật

thuộc ngành Chân khớp [1, 7, 9] ”

2.1.5 Phân cấp kỳ quan địa chất: Quốc gia và khu vực

2.2 Định hướng phát huy giá trị và quản lý, bảo tồn

2.2.1 Hiện trạng quản lý và bảo vệ, bảo tần tự nhiên

Hiện chưa có quyết định nào về việc quản lý, bảo vệ các di sản địa chất trên bán đảo

Đồ Sơn Do vậy có những điểm di sản quý giá đã từng bị xoá số đo hoạt động kinh tê, xây dựng hạ tầng cơ sở, mở mang du lịch v.v Ví dụ điểm hoá thạch cá Bothriolepis rat

phong phú nằm ở bờ biển phía tây núi Rừng Đại đã bị san lấp khi làm đường ôtô hai

Trang 8

Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV

san lấp, mở mang xây dựng khu du lịch giáp kề Thm mài mòn bên vách đá Giọt Mưa

với nhiều dâu vết hữu sinh và vô sinh phong phú từ kỷ Devon để lại, hiện đã bị san lap

một phần, ngăn cách với biển, trở thành một bộ phận của Khu du lịch Hòn Dấu Resort

(Hon Dau Resort) Rất may, vách đá Giọt Mưa vẫn được bảo tồn cùng một phần của

thềm mài mòn, còn lưu giữ được những dấu tích hoạt động của động vật chui rúc, nhất là hang đá với vết tích các giọt mưa cô quý giá (hình 25-26)

2.2.2 Những đe doa

¢ De doạ từ con người: Các di sản địa chất trên bán đảo Đồ Sơn đã và có thê sẽ còn bị xâm hại, phá huỷ do các hoạt động kinh tế, dân sinh Những điểm di sản còn lại hy vọng sẽ được bảo tồn, gìn giữ phục vụ tham quan, du lịch, nghiên cứu khoa học và đào tạo

* De doa từ tự nhiên: Một sô vách đá cao có thê bị sập đỗ từng phần khi có giông bão Nước dâng cũng có thể phương hại đến di sản, nhưng đó là vấn đề toàn cầu, lâu dài

2.2.3 Định hướng phát huy giá trị

« Kinh tế: Cần có biện pháp hữu hiệu bảo vệ các di sản địa chất trên bán đảo Đồ Sơn và sử dụng chúng như một loạt điểm dừng lý thú trong các tour du lịch sinh thái — van hố

« Văn hố: : Nên có biện pháp hữu hiệu bảo vệ các di sản địa chất trên bán đảo Đồ Sơn

và sử dụng chúng như một loạt điểm dừng lý thú trong các tour du lịch sinh thái — văn hố ¢ Khoa hoc va giáo dục: Đã và sẽ là điểm dừng trong hành trình thực tập ngoài trời đối với sinh viên các chuyên ngành thuộc Khoa học về Trái Đất (địa chất, địa lý) và sinh

vật học của Đại học Quốc gia Hà Nội

2.1.4 Xác định hình thức và cấp độ bảo vệ, bảo ton

+ Bảo vệ, bảo tôn chuyên biệt: Loại hình bảo tồn Kỳ quan địa chất (geotope) ở cấp

Quốc gia và khu vực

+ Bảo vệ, bảo tôn kết hợp: với bảo tồn các danh thắng về văn hóa và cảnh quan môi trường,

2.1.5.Các giải pháp bảo vệ, bảo tồn

+ Thể chế, chính sách: Cần được công nhận là Kỳ quan địa chất (Geotope)

+ Tổ chức, quản lý, quy hoạch: cấp quản lý: TP Hải Phòng

+ Thông tin, tuyên truyền và giáo dục: Nên có cuốn sách nhỏ “Hướng dẫn du lịch Đô Sơn”, trong đó giới thiệu kỹ kỳ quan địa chất nay

+ Liên kết sự tham gia của cộng đồng: Liên kết quản lý với các Công ty du lịch hoạt động trong địa bàn bán đảo Đồ Sơn để bảo vệ và khai thác hợp lý di sản

II CÁC DANH THẮNG ĐỊA CHÁT TRÊN BẢN ĐẢO ĐỎ SƠN

Danh thắng địa chất (geological site/geosite) chỉ đối tượng cung cấp thông tin về tiến hóa, cấu trúc và đặc điểm của vỏ Trái Dat [5] Bat ky một điểm địa chất hay địa hình chứa đựng một hợp phần đa dạng địa chất có ý nghĩa biểu thị giá trị di sản địa chất cao có thể được coi là một danh thắng địa chất

Trang 9

Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

Áp dụng vào điều kiện thực tế của Việt Nam, chúng tôi thấy trên bán đảo Đồ Sơn của

Hải Phòng có những điểm địa chất sau đây hội tụ đủ những tiêu chí để được công nhận là một danh thắng địa chất (geosite): Vách đá Giọt Mưa, Dải bờ biển khu đền Bà Đề và Điểm hóa thạch thực vật Devon Dưới đây là những nội dung cơ bản của các di sản đó 3.1 Vách đá Giọt Mưa

Vách đá ven biển nằm ở phía bắc núi Đầu Nở, giáp kề bến Nghiêng, thuộc phường Van Hương, quận Đồ Sơn, Tp Hải Phòng Toạ độ địa lý điểm tại vách đá: 20°40°56”’

B, 106°48'11'' Ð) Độ cao: 0-20m Diện tích: Khoảng 500m? (hình 17-18)

Vách đá thuộc kiểu địa hệ: vách đá và thêm mài mòn và đạt tiêu chí kỳ quan về mỹ học, độc đáo và cổ sinh thải

3.1.1 Các giá trị địa chất nỗi bật của di sản a Giá trị đa dạng địa chất

* Da dạng về thành phân vật chất

-_ Thạch học: Dải bờ cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên của hệ tầng Đồ Sơn (Dds), gom nhiéu loai đá xen lớp: cát kết, cát kết dạng quaczit, bột kết, đá phiến sét, sỏi kết, sạn kết Đá của hệ tầng Đồ Sơn có nhiều màu, từ màu tím gụ, nâu, xám lục nhạt đến trắng - Cổ sinh vật: Tại vách đá và phần thềm biển gidp kề còn lưu lại phong phú dấu vết hoạt

động sống của sinh vật Tại đây có thê gặp rất nhiều di tích hang hốc của sinh vật cổ, sống cách nay khoảng gần 400 triệu năm Những dấu vết này được cha thành hai loại:

Trong một số lớp sét, bột kết chứa nhiều di tích hang chui rúc theo hướng ngang là chủ yếu của những sinh vật chưa rõ vị trí phân loại, có đường kính I-5cm Các di tích

hang đào này có thể cắt chéo nhau, thường có vị trí ở gân mặt lớp (đến độ sâu 10-

15cm) Những dấu vết như vậy có nhiều nét gần gũi VỚI các dấu vết sinh vật được đặt tên là Planolites sp gặp trong | tram tich Frasni (D3fr) o nén Nga [6]

Dau vét hang đào theo chiều thẳng đứng (vuông góc với mặt lớp) của một loại sinh

vật có kích thước nhỏ hơn (đường kính 0,5-1cm) gặp phổ biến trong một số lớp sét bột kết Ngoại lệ cũng có những dấu vết hang đào dạng này theo chiêu nằm ngang hoặc xiên Độ dài của các hang quan sát được không quá 20cm (hình 11-14, 21 -24) Những

dấu vết như vậy rất giống với các dâu vết được mô tả dưới tén Skolithos? có tuổi Frasni

(D3fr) 6 Truong Devon, nền Nga [6]

+ Đa dạng về địa hình - địa mạo và kiến trúc, cầu tạo: Địa hình tiêu biểu ở di sản địa chất này là vách đá (clif) va thém mài mòn Bờ đá nơi đây cấu tạo từ những lớp trằm tích lục

nguyên, bề dày không ô ồn định (5-10-80cm), đôi khi có những lớp vát mỏng dạng nêm (hình

19), căm thoải về hướng bờ (hướng dốc 210-230°, góc đốc 10-15°) Vách đá cao khoảng 20m, - dài khoảng 40m Thềm mài mòn giáp ké dai khoảng 50m, rộng 20-25m Mặt thềm chính là mặt các lớp đá nghiêng về phía trong bờ Bề mặt thêm dưới tác động của các quá trình ngoại sinh nên có hệ thống khe nứt đa dạng Đặc biệt các hệ thống khe nứt được khoáng chất thứ sinh lấp đầy, đã hình thành vật chất có màu sắc và độ bền vững khác với đá vây quanh, tạo nên những bức tranh thiên nhiên kỳ thú (hình 20) Cấu tạo phân lớp xiên chéo thê hiện rõ nét

trên các tảng đá lớn nằm rải rác trong khu vực

* Đa đụng về môi trường địa chất: Đá ở khu vực vách đá Giọt Mưa mang đầy đủ

những dấu ấn chứng tỏ chúng được thành tạo trong môi trường cửa sông, ven biển điển

Trang 10

Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV

triều Tất cả các loại dấu vết hoạt động sóng của động vật kể trên đã được hình thành

trong điều kiện cửa sông, ven biển, trong đới triều lên xuống Chỉ trong điều kiện như

vậy, khi dải ven biên phơi ra giữa 2 đợt triều lên, các sinh vật mới hoạt động náo nhiệt và

để lại hang hôc để nếu gặp điều kiện thuận lợi sẽ có cơ may trở thành hố thạch Ngồi ra,

điều đặc biệt lý thú là trên trần của một chiếc hang do dân quân khoét vào vách đá nhằm canh giữ bở biển trong thời chiến còn lại vết tích phong phú của các giọt mưa thời nguyên thuỷ, cùng những dấu tích hang đào của động vật chui rúc Các dấu tích giọt mưa nơi đây đã được phân tích trong bài báo khoa học của chúng tôi [6] (hình 25-26) Chúng cũng

chứng tỏ các lớp đá trầm tích nơi này từng được hình thành trong dải bãi triều, ven biển

¢ Đa dạng về quá trình và lịch sử tiến hoá địa chất

Các dấu tích về môi trường sống cổ xưa tại khu vực vách đá Giọt Mưa làm phong phú thêm hiểu biệt của chúng ta về thời kỳ Givet-Frasni (D2g-D3fr), mot giai doan ngan

trong lịch sử tiến hóa địa chất, trên lãnh thổ Việt Nam

b.Giá trị mỹ học

+ Giá trị cảnh quan thiên nhiên: Vách đá Giọt Mưa và thềm mài mòn giáp kể là

một cảnh quan đẹp Có thềm biển thoải với đá gốc bằng phẳng, có nhiều bức tranh thiên nhiên kỳ thú như được chạm khắc trên mặt đá thềm biển Và điểm nhấn Ấn tượng nhất

của cảnh quan là vách đá (cliÐ màu tím gụ cao vút, tạo thành góc vuông so với thềm

mài mòn và mặt nước kế cận

+ Giá trị cho du lịch địa chất và giải trí: Những vách đá tự nhiễn (cliÐ luôn là điểm

thu hút du khách đến thăm Chốn này hiện nằm trong phạm vi Khu du lịch Hòn Dấu, do

CTy Cỏ phan du lịch Quốc tế Hòn Dấu đầu tư, khai thác Các em học sinh, sinh viên có thể tìm hiểu tại đây các quá trình địa chất tạo nên vách đá và thềm mài mòn Đặc biệt lý

thú nếu các em quan tâm đến vô vàn dấu tích hoạt động sống của các động vật sống

chui rúc trong đới triều lên xuống, dấu tích các giọt mưa cô có thừ thời kỳ cách nay đến

350 triệu năm Hằng năm vẫn có các đoàn sinh viên địa chất và các lĩnh vực khác của

trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội đến nơi đây thực tập giáo học

e Giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ

+ Hiểm, độc đáo-Õ nước ta môi trường địa chất cửa sông ven biển Devon với những

dấu hiệu cụ thé, độc đáo, đáng tin cậy như mô tả trên đây chỉ gặp duy nhất ở Đồ Sơn

Riêng dấu tích giọt mưa từ kỷ Devon thì thật hiếm hoi, kể cả trên thế giới, và đây là điểm duy nhất ở Việt Nam phát hiện thấy Do vậy chúng tôi đặt tên vách đá không tên

này là vách đá Giọt Mưa

+ Tiêu biểu, đặc sắc: Xét về môi trường cửa sông ven biển, thì các dấu hiệu phân lớp xiên chéo, dấu vết giọt mưa, các di tích hoạt động sống của động vật chui rúc như

mô tả trên đây là tiêu biêu và đặc sắc

* Quy mô không gian: Nhỏ

+ Tâm cỡ đại diện: Quốc gia và khu vực d Các giá trị đi kèm

+ Giá trị văn hoá: Hang đá có dấu tích giọt mưa cổ chính là một hang được khoét

Trang 11

Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

+ Giá trị đa dạng sinh học: Thêm những hình loại hoá thạch mới trong nghiên cứu địa tầng Devon của Việt Nam: Các di tích hang chui rúc (theo hướng ngang và hướng dọc) gần gũi với Planolites sp va Skolithos? gap trong trầm tích Frasni (Dsfr) 6 Truong Devon, nén Nga

* Phân cấp di sản địa chất: Quốc gia và khu vực 3.1.2 Định hướng phát huy giá trị và quản lý, bảo tồn

a Hiện trạng quản lý và bảo vệ, bảo tần tự nhiên

Hiện vách đá và thềm mài mòn nằm trong khuôn viên của Khu du lịch Hòn Dấu,

vùng biển giáp kể đã bị san lắp, cải tạo thành bể bơi nước ngọt Tuy nhiên vách đá vẫn

được bảo tôn cùng một phần của thêm mài mòn, còn lưu giữ được những dầu tích hoạt động của động vật chui rúc, nhất là hang đá với vêt tích các giọt mưa cổ quý giá

b Những đe doa s

* De doa tit con ngudi : Như trên đã nói, di sản địa chất này đã bị san lắp một phần trong ` quá trình thi công Khu du lịch Hòn Dấu, làm mắt đi tính toàn vẹn của di sản và cô lập nó với '

biên Những gì còn sót lại của di sản hy vọng sẽ được bảo tôn, gìn giữ phục vụ tham quan, du

lịch, nghiên cứu khoa học và đào tạo Đặc biệt chú ý trong quá trình cải tạo xây dựng không làm phương hại đên hang đá với dày đặc vết tích giọt mưa trên trân (hình 17-18)

_* De doa từ tự nhiên: Với tình trạng hiện tại, nằm trong khuôn viên Khu du lịch Hòn

Dâu, cách biệt với biên, vách đá Giọt Mưa ít có nguy cơ bị phá huỷ trong thời gian dài c Định hướng phát huy giá trị 7

+ Kinh tế: Nên sử dụng như một điểm du lịch lý thú trong tour du lịch sinh thái — văn hoá

+ Văn hoá- Nên sử dụng như một điểm du lịch lý thú trong tour du lịch sinh thai — văn hoá * Khoa hoc và giáo dục: Đã và sẽ là điểm được Sử dụng trong hành trình thực tập ngồi

trời đơi với các chun ngành thuộc Khoa học về Trái Đất (dia chat, dia ly) va sinh vật học

d Xác định hình thức và cấp độ bảo vệ, bảo tồn

+ Bảo vệ, bảo tần chuyên biệt:

- Loai hình: Danh thắng địa chất

- Cap: Quéc gia

* Bao vé, bdo tén két hop

- Bao ton két hợp với bảo vệ rừng đặc dụng Đồ Sơn

e Các giải pháp bảo vệ, bảo tần

+ Thể chế, chính sách: Cần được công nhận là Danh thắng địa chất (Geosite)

* Tổ chức, quản ý, quy hoạch: Cấp quan ly: TP Hải Phòng

+ Thông tin, tuyên truyền và giáo dục: Nên có cuốn sách nhỏ “Hướng dẫn du lịch Đồ

Sơn”, trong đó giới thiệu kỹ danh thăng này

* Liên kết sự tham gia của cộng đồng: Liên kết quản lý với Công ty cổ phần Du lịch

‘ A

quôc tế Hòn Dấu, đơn vị hiện được giao sử dụng mảnh đất có di tích

3.2 Dải bờ biển khu Đền Bà Đế

Dải bờ khu đền Bà Đế, nằm ở mỏm cực đông bắc bán đảo Đồ Sơn, thuộc phường

Trang 12

Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV

đông bắc của bán đảo Đồ Sơn, đến bãi tắm phía đông Khu điều dưỡng 295 của quân đội

Di sản thuộc kiêu địa hệ: Bờ biển — vách đá và thêm mài mòn, đạt tiêu chí kỳ quan: mỹ học, độc đáo và cô sinh thái

3.2.1 Các giá trị địa chất nỗi bật của di sản a Giá trị đa dạng địa chất

+ Da dạng về thành phân vật chất

- Thạch học: Dải bờ cấu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên của hệ tang Dé Son (D ds), gồm nhiều loại đá xen lớp: Cát kết, cát kết dạng quaczit, bột kết, đá phiến sét, sỏi kết, sạn

kết Đá của hệ tầng Đồ Sơn có nhiều màu, từ màu tím gụ, nâu, xám lục nhạt đến trắng

- Cé sinh vat: Tai vét 16 ngay bén thềm đền Ba Dé và bờ biển giáp kể còn lưu lại

phong phú dấu vết hoạt động sống của sinh vật Tại đây có thể gặp rất nhiều di tích hang hốc của sinh vật cô, sông cách nay khoảng gân 400 triệu năm Những dấu vết

này được chia thành hai loại:

Trong một số lớp sét, bột kết chứa nhiều di tích hang chui rúc theo hướng ngang là

chủ yêu của những sinh vật chưa rõ vị trí phân loại, có đường kính 1-5cm Các di tích

hang đào này có thể cắt chéo nhau, thường có vị trí ở gần mặt lớp (đến độ sâu 10-

15cm) Những dấu vết như vậy có nhiều nét gần gũi với các dấu vết sinh vật được đặt tên là Planolifes sp gap trong trầm tích Frasni (D3fr) ở nền Nga [6] (hình 11-12)

Dấu vết hang đào theo chiều thẳng đứng (vuông góc với mặt lớp) của một loại sinh

vật có kích thước nhỏ hơn (đường kính 0,5-1cm) được gặp phổ biến trồng một số lớp sét bột kết Ngoại lệ cũng có những dấu vết hang đào dạng này theo chiều nằm ngang hoặc

xiên Độ đài của các hang không quá 20cm (ảnh 13-14) Những dấu vết như vậy rất giống với các dấu vết được mô tả dưới tên Skoli/hos? có tuổi Frasni (Dữ) ở Trường

Devon, nén Nga [6] (hinh 13-14)

* Đa dạng về địa hình - địa mạo và kiến trúc, cấu tạo

Địa hình tiêu biểu ở di sản địa chất này là vách đá và thềm mài mòn Bờ đá nơi đây cấu tạo từ những lớp trầm tích lục nguyên căm thoải về hướng bờ (hướng dốc 2907, góc

dốc 10-15), nên chịu tác dụng xâm thực lớn của sóng biển, đá sập đổ từng mảng, dần

tạo thành vách dựng đứng Vách này cao khoảng ]5m, dài khoảng 50m Các khối đá bị sập tiếp tục bị phá hủy, thành các mảnh vụn nhỏ hơn rồi bị sóng biển cuốn đi khỏi khu vực, đề lại một thềm mài mòn độc đáo Thêm này dài khoảng 50m, rộng 25-30m Mặt thềm chính là mặt các lớp đá nghiêng về phía trong bờ Bề mặt thềm dưới tác động của các quá trình ngoại sinh nên có hệ thống khe nứt đa dạng, nhiều chỗ chúng tạo nên

những tô điểm đẹp mắt (hình 6-7) -

Trên bề mặt thém mai mòn, rìa phía nam, hiện còn lưu giữ những vet gon song cua

biển cổ khá rõ (hình 9) Có thể nói đây là điểm duy nhất ở nước ta có thê thây vết gợn

sóng trong trầm tích Devon có tuổi khoảng gần 400 triệu năm trước [6]

Dai bờ đá từ đền Bà Đề đến bãi tắm phía đông Khu điều dưỡng 295 cũng thuộc dia

phận của danh thắng địa chất này Những tảng lớn đá cát kết dạng quaczit năm rải rác tự nhiên ở đây có nhiều hình thù ngoạn mục Nhiều tảng còn bảo tôn câu tạo phân lớp xiên

chéo rất điển hình (hình 16) Tại đây cũng có thê quan sát cầu trúc nếp oăn làm nghiêng

một phần bề mặt thềm biển (hình 15), cũng như một đứt gẫy nghịch trong tâng, có mặt

trượt nghiêng về phía cánh được nâng lên

Trang 13

Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

đầy đủ những dấu ấn chứng tỏ chúng được thành tạo trong môi trường cửa sông, ven

biên điển hình: Có mặt phân lớp xiên chéo, dạng nêm, vết gon song và đặc biệt là các dấu vết hoạt động của động vật chui rúc nơi bãi triều Tất cả các loại dấu vết hoạt động

sống của động vật kể trên đã được hình thành trong điều kiện cửa sông, ven biển, trong đới triều lên xuống Chỉ trong điều kiện như vậy, khi đải ven biển phơi ra giữa 2 đợt

triều lên, các sinh vật mới hoạt động náo nhiệt va dé lai hang hốc để nếu gặp điều kiện

thuận lợi sẽ có cơ may trở thành hoá thạch [6]

* Đa dạng về quá trình và lịch sử tiển hoá địa chất: Các đấu tích về môi trường sống cổ xưa tại khu vực đền Bà Đề làm phong phú thêm hiểu biết của chúng ta về kỳ Givet (Dag), một giai đoạn ngắn trong lịch sử tiến hóa địa chất, trên lãnh thổ Việt Nam

b Giá trị mỹ học

* Giá trị cảnh quan thiên nhiên: Nếu xét về tổng thể, vách da, thém mài mòn và dai

bờ đá khu vực đền Bà Đề là một cảnh quan đẹp Có thềm biển thoải với đá gốc bằng phăng, có vô vàn hoạ tiết kỳ thú do các quá trình ngoại sinh tạo nên trên mặt đá, có sóng biển vỗ bờ trắng xoá ngày đêm, có dải bờ với hàng ngàn tảng đá lớn nhỏ thiên hình vạn trạng Và điểm nhấn ấn tượng nhất của cảnh quan là vách đá màu tím gụ cao vút, có

ngôi đền Bà Đề xinh đẹp tựa vào Trên đỉnh vách đá, nếu đến đúng dịp, du khách có thể

thoả sức ngắm nhìn những cây Dứa Bà trổ bông Hoa cây này kể cả cuống cao đến 5-6

mét, là một trong những loài hoa có kích thước lớn nhất ở Việt Nam

® Giá trị cho du lịch địa chất và giải trí: Chưa để ý đến vẻ đẹp của cảnh quan thì du

khách và tín đồ vẫn đến văn cảnh đền Bà Đề rất đông Nhưng đến nơi đây, du khách ngỡ ngàng trước vẻ đẹp tự nhiên chốn này Trên mặt thềm mài mòn những khi triều rút các đoàn khách thăm có thể tổ chức những cuộc vui chơi tập thể, picnic rất thú vị Các

em học sinh, sinh viên có thể tìm hiểu thêm về quá trình địa chất tạo nên đá và cảnh

quan nơi đây Đặc biệt lý thú nêu các em quan tâm đến vô vàn dấu tích hoạt động của

sóng biển cô, của các sinh vật sống chui rúc trong đới triệu lên xuống vào thời kỳ cách

ngày nay gần 400 triệu năm Hằng năm vẫn có các đoàn sinh viên địa chất và các lĩnh vực khác của Trường Đại học Khoa học tự nhiên Hà Nội đến nơi đây thực tập giáo học

e Giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ

* ;iiếm, độc đáo: Ở nước ta môi trường địa chất cửa sông ven biển Devon với những dấu hiệu cụ thẻ, độc đáo, đáng tin cậy như mô tả trên đây chỉ gặp duy nhất ở Đồ Sơn

* Tiêu biểu, đặc sắc: Xét về môi trường cửa sông ven biển, thì các dấu hiệu phân lớp xiên chéo, vết gợn sóng, các di tích hoạt động sống của động vật chui rúc như mô tả

ở phần trên là tiêu biểu và đặc sắc

* Quy mô không gian: Vừa phải

+ Tâm cỡ đại điện: Quốc gia và khu vực

d, Các giá trị đi kèm

* Giá trị văn hoá

Cùng với các giá trị tự nhiên, nơi đây còn có đền Bà Đề được coi là linh thiêng

Trang 14

ab se Sabha ai: SURES Rh

Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV

Năm 1736 chúa Trịnh Doanh kinh lý Đồ Sơn đã nghe được giọng hát đầy mê hoặc của

bà Chúa cho quân đi tìm được bà và sau đó đã nặng lòng yêu thương bà suốt một tháng trời Khi Chúa trở lại Kinh thành đã hẹn sẽ đem thuyên hoa đên rước bà vê kinh Bà mang thai Hàng tông biết chuyện đòi phạt vạ Vì nghèo khó không có tiên nộp phạt, họ Đào đã phải mang bà đên khu vực núi Độc để trầm bà xuông biên Trước khi bị trầm xuống biển,

bà đã giải thích kêu oan, và xin Trời Phật chứng giám: Khi bị trâm xuong biển, nếu có oan ức thì bà sẽ nổi lên 3 lần và xin được sống chờ Chúa, còn nếu bà dối trá thì sẽ bị nhấn

chìm vĩnh viễn Quả nhiên, bà đã nổi lên 3 lần trước sự kinh hãi của mọi người Sau người

ta phải dùng dây thừng lồng qua cối đá thủng và cột bà vào, dìm xuống biển

Bão tổ nổi lên Đêm đêm hồn bà hiện về trừng trị những kẻ làm việc ác Người ta

đã lập miếu thờ Bà, có cả dây thừng, cối đá thủng Sau một tháng, thuyền hoa của

Chúa mới đến để rước Bà Biết chuyện oan nghiệt, thân mẫu bà héo hắt và qua đời

Chúa Trịnh Doanh truyền xây đền, lập đàn giải oan cho bà Từ đó có đền Bà Đề Sau

này vua Tự Đức có đến thăm đền và ban sắc trọng phong: ĐÔNG NHẠC ĐỀ BÀ -

TRỊNH CHÚA PHU NHÂN Từ lâu cối đá và dây thừng đã tan vụn cùng sóng nước Hồn Bà đã thanh thản, chuyên tâm ban phát những điều lành Đền Bà Đề trở thành chốn linh thiêng, ứng nghiệm đối với những người thiện tâm

¢ Gid tri da dang sinh học: Thêm những hình loại hoá thạch mới trong địa tầng Devon của Việt Nam: Các di tích hang chui rúc (theo hướng ngang và hướng dọc) gần gũi với Planolites sp va Skolithos? gap trong tram tich Frasni (D3fr) 6 Trudng Devon, nén Nga

e Phan cap kỳ quan địa chất: Quốc gia, khu vực

3.2.2 Định hướng phát huy giá trị và quản lý, bảo tồn

a Hiện trạng quản lý và bảo vệ, bảo tôn tự nhiên:

Hiện vách đá và thềm mài mòn thuộc khu vực quản lý của đền Bà Đế, nên được coi

là an toàn Tuy nhiên đải bờ đá liền kể kéo dài khoảng Ikm đến bãi biển phía đông của khu điều dưỡng 295 hiện chưa rõ sở hữu

b Những de doa

* De doa từ con người: Dải bờ đá liền kề kéo dài đến bãi biển phía đông của khu điều

dưỡng 295 hiện còn chưa rõ sở hữu, nên vẫn có nguy cơ bị khai thác làm vật liệu xây dựng

+ De doa từ tự nhiên: Vách đá có sườn gần như dốc đứng, vẫn tiếp tục chịu tác động

của quá trình phá huỷ giật lùi vào phía bờ Những khối đá trên đỉnh vách nhô ra có nguy cơ bị sập đổ bất cứ lúc nào (hình 8) Nhưng xét chung, cảnh quan sẽ còn tồn tại lâu lài

nếu như mực nước biển vẫn duy trì như hiện nay Còn nếu mực nước biên dâng trên Im

thì thém mai mòn có nguy cơ bị chìm ngập c Dinh hướng phát huy giá trị

+ Kinh tế: Nên sử dụng như một điểm du lịch lý thú trong tour du lịch sinh thái — văn hoá

+ Văn hoá: Nên sử dụng như một điểm du lịch lý thú trong tour du lịch sinh thái — văn hoá + Khoa học và giáo dục: Đã và sẽ là điểm dừng trong hành trình thực tập ngoài trời đối với các chuyên ngành thuộc Khoa học về Trái Đất (địa chất, địa lý) và sinh vật học

d Xác định hình thức và cấp độ bảo vệ, bảo tôn

Trang 15

Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

* Bao vé, bảo tổn kết hop với danh thắng văn hóa và cảnh quan

e Các giải pháp bảo vệ, bảo tồn

* Thể chế, chính sách: Cần được công nhận là Danh thắng địa chất

+ 7ổ chức, quản lý, quy hoạch: Cấp quản lý là TP Hải Phòng

+ Thông tin, tuyên truyền và giáo dục: Nên có cuốn sách nhỏ “Hướng dẫn du lịch

Đồ Sơn”, trong đó giới thiệu kỹ danh thắng này,

+ Liên kết sự tham gia của cộng đông: Liên kết quản lý với hai cơ sở hiện đang toạ

lạc tại khu vực đó là Viện điều dưỡng 295 của quân đội và đền Bà Đé

3.3 Điểm Hóa thạch thực vật Devon

Điểm hoá thạch thực vật Devon nằm ở mũi đá nhô ra biển, phía tây nam núi Ba Vì thuộc phường Vạn Hương, quận Đồ Sơn, TP Hải Phong (20°41742”’ B, 106°47'15'' Ð) Độ cao: 0-5m và diện tích: khoảng 300m2

Di sản thuộc kiểu địa hệ Bờ biển - mũi đá nhô ra biển Tiêu chí di sản: Cổ sinh vật

3.3.1 Các giá trị địa chất nỗi bật của di sản

a Giá trị đa dạng địa chất

* Đa dạng về thành phân vật chất

-_ Thạch học: Dải bờ cầu tạo bởi các đá trầm tích lục nguyên của hệ tầng Đồ Sơn

(D ds), gồm nhiêu loại đá xen lớp: cát kết, cát kết dang quaczit, bột kết, đá phiên sét

- _ Cố sinh vật: Tại vết lộ gặp di tích thực vật cổ tuổi Devon, gồm các cây thuộc phức hệ

Bergeria hay Knorria (Cf Lepidodendropsis sp.) (hoá thạch thực vật dang vay)

Phức hệ này rất phong phú [22-32] Tại các diện lộ đá cát kết thuộc phần giữa hệ

tâng Đô Sơn dọc bờ tây bán đảo Đô Sơn, nhất là trong các tảng lăn xuông từ sườn

nam núi có đỉnh cao 125,5m thuộc dãy núi Ngọc Xuyên, có thể tìm được những mẫu

hoá thạch thực vật rất đẹp Ngoài những thân cây dạng vẩy, có thể thấy nhiều thân cây khác có các đóng song song bao ngoài Sưu tập hoá thạch thực vật quý giá này hiện vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ (hình 29-32) Cùng với các di tích thực vật trên

đây, cũng có thể gap ca vo dong vat Tay cudn Lingula sp

* Da dang vé dia hinh - địa mạo và kiến trúc, cấu tạo: Diện lộ này đơn thuần là một

mũi đá thấp nhô ra biển Diện lộ dài khoảng 70m, rộng 40m Đá ở đây gồm những lớp cát kết, bột kết thuộc phần giữa của hệ tằng Đồ Son (D ds), bé dày lớp đá trung bình 20-30 cm, đôi khi có những lớp đạt bề day 90cm: Lớp đá cắm thoải về hướng biển (hướng đốc 1507, góc dốc 20-25"), nên ít chịu tác động xâm thực của biển (hình 28) Vì thế mũi đá -

này vẫn tổn tại, trong khi xung quanh khu vực đá của hệ tầng Đồ Sơn đã bị phá huỷ hết

Trên diện lộ cũng còn nhiều tảng đá lớn, có thẻ thấy rõ đấu tích phân lớp xiên chéo trên

các tảng cát kết Đôi chỗ cũng có thể thấy di tích vết gợn sóng trên mặt lớp

+ Da dang về môi trường địa chất: Đá trầm tích lục nguyên ở diện lộ này có đầy đủ những đấu hiệu chứng tỏ chúng được hình thành trong môi trường cửa sông, ven biển: có

mặt phân lớp xiên chéo, dạng nêm, vết gợn sóng Nếu xét đến sự có mặt của hoá thạch

Trang 16

“a

se

Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV

+ Đa dạng về quá trình và lịch sử tiến hoá địa chất: Các dâu tích về môi trường sống cổ xưa tại khu vực đền Bà Đề làm phong phú thêm hiểu biết của chúng ta về kỳ Givet (Dapg), một giai đoạn ngắn trong lịch sử tiễn hóa địa chất, trên lãnh thổ Việt Nam

b Giá trị mỹ học

+ Giá trị cảnh quan thiên nhiên: Đi dọc bờ biển trên bán đảo Đồ Sơn, mỗi múi đá

nhô ra biển đều có sức quyến rũ kỳ lạ, nhất là khi nó tàng trữ trong mình những di vật quý giá từ thời cơ xưa: các hố thạch động, thực vật

+ Giá trị cho du lịch địa chất và giải trí: Diện lộ và bãi đá tảng khá thoải, với nhiều tảng đá lớn nhỏ hình thù kỳ di, co thể làm điểm dừng của du khách khi đến Đồ Sơn thưởng lăm cảnh đẹp Đây cũng là nơi hiếm hoi ở Đồ Sơn còn có thể nhìn thấy những thân cây hoá

thạch in hình trên mặt đá (hinh 29) Học sinh, sinh viên có thể tìm hiểu thêm về quá trình

địa chất tạo nên mũi đá Đặc biệt lý thú nếu các em quan tâm tìm kiếm những dấu tích hoạt động của sóng biển cổ (vết gợn sóng), của phân lớp xiên chéo Hằng năm vẫn có các đoàn :

sinh viên địa chất và các lĩnh vực khác của Trường Đại học Khoa học tự nhiên, Đại học Quốc gia Hà Nội đến nơi đây thực tập giáo học

c Giá trị độc đáo, đặc sắc và kỳ vĩ

+ Hiếm, độc đáo: Ở nước ta môi trường địa chất cửa sông ven biển Devon với những dấu hiệu cụ thể, độc đáo, đáng tin cậy như mô tả trên đây chỉ gặp duy nhất ở Đồ Sơn Đây là một diện lộ có chứa những dấu tích như thế Riêng về hoá thạch thực vật dạng vây thì đây là một trong 2 vị trí ở Việt Nam đã tìm được Vị trí thứ hai nằm bên bờ Hói đá, ở Minh Lệ, Quảng Bình Tuy nhiên, hoá thạch thực vật tại Đồ Sơn phong phú hơn và dễ đến hơn Cũng cần biết, những hóa thạch thực vật nơi đây là hóa thạch của những cây có thân thực thụ lần đầu tiên xuất hiện trên lãnh thé nước ta, nghĩa là những thân cây thực thụ cổ nhất

+ Tiêu biểu: Xét về môi trường cửa sông ven biển, thì các dấu hiệu phân lớp xiên

chéo, vết gon song, là khá đặc trưng

* Quy mô không gian: nhỏ và tâm cỡ đại diện Quốc gia d Các giá trị đi kèm

* Giá trị đa dạng sinh học: Phức hệ thực vat Bergeria hay Knorria (Cf Lepidodendropsis sp.) tuéi Devon giữa, kỳ Givet (D›g) ở Đồ Sơn nói chung và điểm lộ này nói riêng là đẹp và phong phú nhất Việt Nam Tuy nhiên đến nay chúng vẫn chưa được nghiên cứu đầy đủ

e Phân cấp di sản địa chất: Quốc gia và địa phương 3.3.2 Định hướng phát huy giá trị và quản lý, bảo ton

a Hiện trạng quản lý và bảo vệ, bảo tồn tự nhiên

Chưa có chính sách quản lý và bảo vệ như một di sản địa chất b Những đe doa

* De doạ từ con người: Hiện diện lộ thực vật này đã bị phá huỷ một phần do khai thác đá phục vụ Xây dựng Diện tích diện lộ đã bị thu hẹp Nhiều hoá thạch thực vật đã bị bóc gỡ hoặc vùi lấp Những gì còn sót lại của di tích cần được bảo vệ vì đây là điểm hiểm hoi còn lại trên bán đảo Đồ Sơn mà du khách và các nhà khoa học còn có thé thay tận mắt di tích của một phức hệ thực vật tuổi Devon hiếm hoi và phong phú

Trang 17

Ta Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

+ Đe doa từ tự nhiên: Dải bờ gồm các lớp đá có độ bền cao và đổ thoải ra biển nên

cảnh quan sẽ tôn tại lâu lài khi mực nước biển thay đồi chậm

€ Định hướng phát huy giá trị

+ Kinh tế: Nên sử dụng như một điểm du lịch lý thú trong tour du lịch sinh thái — văn hoá * Văn hoá- Nên sử dụng như một điểm du lịch lý thú trong tour du lịch sinh thái ~ văn hoá _ * Khoa học và giáo dục: Đã và sẽ là điểm dừng trong hành trình thực tập ngồi trời

đơi với các chuyên ngành thuộc Khoa hoc vé Trai Dat (địa chat, dia ly) va sinh vat hoc

d Xác định hình thức và cấp độ bảo vệ, bảo tồn

* Bao vệ, bảo tôn chuyên biệt: Loại hình danh thắng địa chất ở cấp Quốc gia * Bao vé, bảo tôn kế hợp: Bảo tồn kết hợp với danh thắng văn hóa và cảnh quan

e Các giải pháp bảo vệ, bảo tồn

* Thể chế, chính sách: Cần được công nhận là Danh thắng địa chất (Geosite) * TỔ chức, quản lý, quy hoạch: Cấp quản lý: TP Hải Phòng

+ Thông tin, tuyên truyền và giáo dục: Nên có cuốn sách nhỏ “Hướng dẫn du lịch Đồ

Sơn”, trong đó giới thiệu kỹ danh thăng này :

+ Liên kết sự tham gia của cộng đồng: Liên kết quản lý với cơ sở hiện đang thi công

khu Du lịch ở phía nam của diện lộ này

IV KẾT LUẬN

Cùng với quá trình xác định các Khu di sản tự nhiên có giá trị địa chất và xây dựng

các Công viên địa chất, một việc không thê bỏ qua là xác định và công nhận các K} quan địa chát và Danh thăng địa chát, như những đơn nguyên quan trọng tạo nên giá trị lớn của các di sản địa chất với tầm bao quát lớn hơn

Trong bài viết này, các tác giả giới thiệu kỹ những nội dung chủ yếu làm nên giá trị kỳ

quan địa chất trên bán đảo Đồ Son, Hai Phong Xét vê mức độ đa dạng địa chật, những giá

trị đặc sác về mỹ học, tính độc đáo và đặc sắc của di sản, các tác gia dé nghị xếp Bán đảo Đồ Sơn vào loại hình Kỳ quan địa chất với các tiêu chí Mỹ học, cô sinh vật và cổ sinh thải;

Vách đá Giọt Mưa và Dải bờ biển khu đền Bà Đế vào loại hình Đan thắng địa chất với

các tiêu chí A4? học, độc đáo và cổ sinh thái; Điễm hoá thạch thực vật Devon ở phía tây nam núi Ba Vì vào loại hình Danh thẳng địa chất với tiêu chí Cố sinh vat

Những tư liệu trình bày trong bài viết là nội dung chính của Hồ sơ di san dia chat dé dé

nghị các cơ quan có thâm quyền xem xét, quyết định Điều đó có ý nghĩa lớn trong việc bảo

tôn di sản địa chất và khai thác chúng phục vụ du lịch, nghiên cứu khoa học và đào tạo

Lời cảm ơn Bài viết được hồn thành trong khn khổ Dự án 14 ”.Điễu ra cơ bản và

đánh giá đài nguyên vị thê, ky quan sinh thái, địa chất vùng biển và các đảo Việt Nam” thuộc ”Đề án tông thê về điều tra cơ bản và quản lý tài nguyên - môi trường biên đên năm 2010, tâm nhìn đên năm 2020”, do Viện Tài nguyên và môi trường biên chủ trì

TÀI LIỆU THAM KHẢO

1 Brady S.J., Selden P.A & Doan Nhat Truong, 2002 A new Carcinosomatid Eurypterid Jrom the Upper Silurian of Northern Vietnam Paleontology, vol 45, part.5, pp 897-915, 2 Lantenois H 1907 Note sur la géolagie de I'Indochine Mémoires de la Société

Trang 18

een

nT

Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV

Géologique de France 4/1: 56 p Paris

3 Long J., Burrett C., Phạm Kim Ngân, Janvier Ph 1990 4 new botriolepid antiarch (Pisces, Placodermi) from the Devonian of Do Son peninsula, Northern Viet Nam

Alcheringa 14: 181-194

4 Nguyễn Hữu Hùng, Tạ Hoà Phương, Ph Janvier, 2004 Tai liéu moi về địa tầng Devon ở vùng Duyên hải Đông Bac BO Tc Dia chat, N° 281,tr 1-10 Ha Ndi

5 Rohling, H-G., Thomé, M S., 2004 Geosciences for the public: Geotopes and

National Geoparks in Germany Episodes, vol 27, N°%4, p 279-283

6, TaHoa Phuong, Nguyén Ngọc Khôi, 2007 Kắt quả nghiên cứu bổ sung về hệ tằng Đồ Son trên bán đáo Đồ Son, Hai Phong Tc Các khoa học về Trái Dat, NO 29(1), tr 1-8 Hà Nội 7 Tống Duy Thanh và nnk, 2005 Các phân vị Địa tầng Việt Nam NXB Đại học

Quốc gia Hà Nội -

8 Tống Duy Thanh, Janvier Ph 1991 Hod thach cd Devon ở Việt Nam và ÿ nghĩa của

chúng Địa chất 206-207: 1-11 Hà Nội — +

9 Téng Duy Thanh, Janvier Ph., Doan Nhat Trưởng, Brady § 1994 Phái hiện mới về

hoá thạch có xương sống cùng với hoá thạch Eurypterids trong hé tang Đô Sơn

Địa chất A 224: 1-12

10 Tong-Dzuy Thanh, Cai Chong-yang 1995 Devonian flora in Việt Nam Joumal oŸ Geology (Department of Geology and Minerals, of Viet Nam) B/5<6: 105-113 Ha Ndi 11 UNESCO, 1999 Internarional network of geoparks

12 UNESCO, 2006 Guidelines and criteria for national geoparks seeking UNESCO's assistance to join the global Geoparks Network

13 Vũ Khúc, Bùi Phú Mỹ (Đồng chủ biên) 1990 Dia chất Việt Nam Tập 1 Dia tang 378 tr Tổng cục Mỏ - Địa chat Ha Nội

Summary

GEOHERITAGE VALUES IN THE DO SON PENINSULA, HAI PHONG Ta Hoa Phuong, Nguyen Huu Cu, Tran Duc Thanh

In the delimitation of an area of geoheritage values and the establishment of a

geopark, the important thing is to recognise geosites and geotopes that indicate great

geological values.of the area 4

In this paper, the main features producing geoheritage values in the Do Son peninsula have been described in detail; the Do Son peninsula has been proposed as geotope for criteria on aesthics, paleontology and paleoecology; the Giot Mua cliff (a cliff sculptured wih numerous rain-drop traces in the ceiling of a cave and holes by benthos in sedimentary layers in one time) and the recky shore and platform at the Ba De Temple - as geosites for criteria on aesthetics and paleontology; the field site with Devonian plant fossil at a cape of the Ba Vi mountain - as a geosite for criterion on paleontology

Trang 19

Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

PHỤ LỤC

MOT SO ANH CHUP DI SAN DIA CHAT DO SON

Hình 1 Bán đảo Đồ Sơn nhìn từ phía bắc Hình 2 Ranh giới giữa tập 1 (đá trầm

Bên trái là đảo Hòn Dấu - tích hạt mịn, phân lớp mỏng và

: vừa) với tập 2 (đá cát kết, phân lớp

dày) Điểm lộ tại moong khai thác

đá phía nam núi Ngoc Xuyên Tính

Trang 20

aS

Mon

Ì Hình 5 Bề mặt thềm nghiêng về phía bờ, Hình 6 Một trong những kiểu nứt nẻ tô

ị lúc triều vừa rút điềm trên mặt thêm

Hình 7 Những khoáng chất thứ sinh lấp Hình 8 Những lớp đá trên đỉnh vách đã bị đầy khe nứt trong đá, có độ bền vững cao, lở mất chân, nh& ra, dễ bị sập đồ

tạo nên muôn hình kỳ dị trên mặt đá, khi có chấn động

Hình 9 Vết gợn sóng trên mặt một lớp đá Hình 10 Cấu tạo phân lớp xiên chéo bên tại thêm mài mòn “._ một tảng đá lớn tại bờ biển

Hình 11 Các di tích hang đào của động Hình 12 Lộ phần lớp chứa các di tích hang vật cổ theo chiều ngang chăng chịt trên đào của động vật cỗ theo chiều ngang mặt một lớp đá sét bột kêt

Trang 21

Tạ Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

Hình 13 Di tích hang đào của động vật cỗ Hình 14 Di tích hang đào của động vật theo chiều: thăng đứng và xiên nhìn cỗ theo chiều thăng đứng và xiên theo mặt cắt vuông góc với lóp đá nhìn trên mặt lớp

Hình 15 Nếp oằn lớn quan sát được ngay Hình 16 Những tảng đá xếp nghiêng với trên thềm mài mòn phân lớp xiên chéo, tạo nên điểm

vui chơi thú vị đối với du khách

VÁCH ĐÁ GIỌT MƯA

| Hình 17 Vách đá Giọt Mưa hiện nằm trong Hình 18 Vách đá có hang với các dấu vết | khuôn viên khu Du lịch Hòn Dấu giọt mưa trên trần trong quá trình

(Hon Dau Resort) thi công khu Du lịch Hòn Dau

Trang 22

armen ° “` ` — Tuyển tập Tài nguyên và Môi trường biển Tập XIV

Hình 19 Các lớp đá có bề dày không đều, Hình 20 Mạng khe nứt đa dạng được một số lớp dạng nêm khoáng chất thứ sinh lap day, tao

nên bức tranh vui mặt

Hình 21 Di tích hang đào của động vật cô Hình 22 Di tích hang đão của động vật cô theo chiều thắng đứng nhìn trên theo chiều thắng đứng nhìn trên mặt lớp đá mặt vách đá

Hình 23 Lộ phần lớp đá chứa các di tích Hình 24 Các di tích hang đào của động hang đào của động vật cổ theo vật cô theo chiều ngang trên mặt chiều ngang một lớp đá

Hình 25 Vết tích giọt mưa có niên đại gần Hình 26 Khuôn đúc các vết giọt mưa cô

400 triệu năm, từ kỷ Devon cùng nghiêng về một phía

33

Trang 23

Ta Hoà Phương, Nguyễn Hữu Cử, Trần Đức Thạnh

DIEM LO HOA THACH THUC VAT

Hình 27 Bãi đá ven biển nơi có điểm lộ hóa Hình 28 Điểm lộ hóa thạch thực vật ở thạch thực vật ở phía tây nam núi Ba Vì phía tây nam núi Ba Vì

Hình 29 Hóa thạch thực vật cây dạng vấy Hình 30 Mẫu hóa thạch thực vật thuộc (Bergeria hay , Knorria (Cf phức hệ #ergeria đã được thu thập Lepidodendropsis sp.) tai diém 16 tại khu vực xung quanh điểm lộ

Hình 31 Mẫu hóa thạch thực vật thuộc Hình 32 Mẫu hóa thạch thực vật thuộc phức hệ Öergeria thu thập tại phức hệ Bergeria thu thập tai khu vực xung quanh điểm lộ khu vực xung quanh điểm lộ

Ngày đăng: 14/10/2022, 08:03

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w