1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

TIỂU LUẬN CUỐI kì bộ môn ERP SCM giải quyết tình huống bài toán vận tải và bài toán tồn kho – ERP (SCM)

22 57 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC UEH TRƯỜNG KINH DOANH UEH  KHOA KINH DOANH QUỐC TẾ-MARKETING BÀI TIỂU LUẬN CUỐI KÌ BỘ MÔN ERP – SCM TP Hồ Chí Minh, ngày 02 tháng 06 năm 2022 Bìa trong Đề tài tiểu luận: Giải quyết tình huống bài toán vận tải và bài toán tồn kho – ERP (SCM) Tên môn học: ERP – SCM Lớp: KMC02 Ngành: Kinh doanh thương mại Khóa: K46 Họ tên sinh viên: Trần Ngọc Thiên Kim Mã số sinh viên: 31201020435 Giảng viên Phụ trách: Phạm Thị Trúc Ly Nhận xét của Giáo viên Mục lục LỜI CAM KẾT 3 2 TÓM LƯỢC 3 1 Bài toán vận tải 4 1.1 Bối cảnh tình huống 4 1.2 Ứng dụng thực tiễn 4 1) Giới thiệu kế hoạch vận tải hiện tại 4 2) Xác định vấn đề cần giải quyết 5 3) Thiết lập bảng số liệu chi phí vận tải 6 4) Xây dựng mô hình trên Excel Solver & QM .7 5) Kết quả/giải pháp tối ưu của mô hình từ Excel Solver & QM 9 2 Bài toán tồn kho .10 2.1 Bối cảnh tình huống 10 2.2 Ứng dụng thực tiễn 10 2.2.1 Mô hình Basic EOQ 10 1) Giới thiệu model Basic EOQ của Nguyễn Kim 11 2) Xác định vấn đề cần giải quyết 12 3) Vẽ đồ thị biểu diễn mức tồn kho basic EOQ .12 4) Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM .13 5) Kết quả/Giải pháp tối ưu của model Basic EOQ .15 2.2.2 Mô hình EOQ with Planned Shortages 16 1) Giới thiệu model EOQ with Planned Shortages của Nguyễn Kim .16 2) Xác định vấn đề cần giải quyết 17 3) Vẽ đồ thị biểu diễn mức tồn kho Planned Shortages 17 4) Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM .18 5) Kết quả/Giải pháp tối ưu của model Planned Shortages 20 Tài liệu tham khảo 21 PHỤ LỤC 21 3 Lời cam kết Tiểu luận này do một mình sinh viên xây dựng, xử lý, không sao chép từ bất cứ bài viết của bất cứ tổ chức và cá nhân nào khác Tóm lược bài tiểu luận Nội dung chính của bài tiểu luận sẽ xoay quanh 2 phần: - - Phần 1: Xây dựng tình huống và tìm cách giải quyết kế hoạch vận chuyển từ nhà máy sản xuất đến kho sao cho tổng chi phí vận chuyển ở mức thấp nhất của công ty về giải pháp giấc ngủ - Ru9 Phần 2: Xây dựng tình huống và tìm cách giải quyết bài toán tồn kho ở mô hình lí tưởng và mô hình dự trù thiếu hụt sao cho tổng chi phí biến đổi ở mức thấp nhất của công ty Cổ phần thương mại – Siêu thị Điện máy Nguyễn Kim 1 Bài toán vận tải 1.1 Bối cảnh tình huống (2 điểm) Công ty Ru9 – The Sleep Company là công ty chuyên về giải pháp giấc ngủ.Với sứ mệnh cải thiện chất lượng giấc ngủ cho người tiêu dùng Việt Nam, Ru9 mang lại giải pháp ngủ chuyên nghiệp thông qua những dòng nệm thông minh được làm 100% từ Foam hiệu suất 4 cao, các loại gối hay tấm giải nhiệt hoặc các bộ ga giường thoáng mát được sản xuất bằng những công nghệ khoa học tiên tiến nhất tại Việt Nam Với mô hình trực tiếp từ nhà sản xuất tới người tiêu dùng không thông qua đại lý, các sản phẩm của Ru9 sẽ được sản xuất tại các nhà máy ở Việt Nam, sau đó sẽ được lưu trữ trong kho hoặc showroom của riêng Ru9 và phân phối trực tiếp đến tay người tiêu dùng Các sản phẩm của Ru9 sẽ được sản xuất ở ba nhà máy sau:  Các dòng nệm Foam của Ru9 được sản xuất tại Nhà máy Tây Nam ở địa chỉ phường Tân Hưng Thuận, Quận 12  Các bộ ga giường được sản xuất tại Nhà máy Vũ Tông Phan ở địa chỉ Vũ Tông Phan, Khương Đình, Thanh Xuân, Hà Nội  Các sản phẩm Gối và tấm giải nhiệt, chống thấm tại nhà máy ở Thủ Dầu Một, Bình Dương Sau khi được sản xuất và đóng gói bao bì, các sản phẩm của Ru9 sẽ được vận chuyển đến kho lớn và kho nhỏ để phân phối cho khách hàng, sẽ bao gồm 4 kho: Khu vực Hồ Chí Minh: Kho lớn: Kho Mai Chí Thọ = đối tác T&C ở Quận 2 Kho nhỏ: Kho Võ Thị Sáu ở Quận 1 Khu vực Hà Nội: Kho lớn: Kho UNRENCO = T&C Hà Nội ở quận Bắc Từ Liêm Kho nhỏ: Kho Tây Sơn ở quận Đống Đa 1.2 Ứng dụng thực tiễn (3 điểm) 1) Giới thiệu kế hoạch vận tải hiện tại (currency shipping plan) trong tình huống bài toán vận tải của công ty Ru9 Nhằm quản lí hàng hóa dễ dàng và thuận tiện hơn trong việc phân phối đến người tiêu dùng, Công ty Ru9 luôn có sẵn file Excel để ghi chú sản lượng cần sản xuất và số lượng sản phẩm còn lại trong kho, nhằm tính toán dễ dàng và để nhà máy sản xuất lượng sản phẩm đủ để đáp ứng nhu cầu của mỗi kho Đối với các sản phẩm là hàng cồng kềnh như các dòng nệm sẽ được sản xuất ở nhà máy Tây Nam và vận chuyển đến 2 kho lớn là Kho Quận 2 và Kho UNRENCO, phần dư nhỏ sẽ chuyển đến 2 kho nhỏ Còn các sản phẩm nhỏ gọn như gối hay bộ ga giường được sản xuất ở hai nhà máy Vũ Tông Phan và Thủ Dầu Một sẽ được vận chuyển đến 2 kho nhỏ trước tiên, sản lượng còn lại dư ra sẽ được vận chuyển đến 2 kho lớn Đây là kế hoạch vận tải hiện tại của công ty Ru9 khi chưa dùng Solver và QM: 5 Đến Từ Nhà máy sản xuất Nhà máy Tây Nam Nhà máy Vũ Tông Phan Nhà Kho Kho Quận 2 Kho Quận 1 Kho Unrenco Kho Tây Sơn 105 3 125 2 40 130 45 150 0 50 0 50 Nhà máy Thủ Dầu Một Bảng 1.2.1 2) Xác định vấn đề cần giải quyết của bài toán vận tải Mặc dù kế hoạch vận tải hiện tại của công ty Ru9 được thiết kế để thuận tiện và giảm độ phức tạp trong việc giao hàng và phân phối sản phẩm, nhưng do tùy theo loại sản phẩm như nệm, gối hay bộ ga giường sẽ có một nhà máy sản xuất cung cấp đơn vị cố định và toàn bộ nguồn sản lượng này phải được phân phối đến các điểm giao hàng Tương tự, mỗi điểm đến có một nhu cầu cố định cho các đơn vị, trong đó toàn bộ nhu cầu này phải được nhận từ các nguồn Vì vậy, khi xem xét về chiến lược hiện tại, kế hoạch này chưa tiết kiệm tối đa chi phí vận chuyển Để giảm chi phí vận chuyển về mức thấp nhất, ta cần đưa ra kế hoạch sao cho tổng nguồn cung cấp của nhà máy sản xuất bằng tổng nhu cầu tại tất cả các điểm giao hàng Nhà máy sản xuất Nhà máy Tây Nam Nhà máy Vũ Tông Phan Nhà máy Thủ Dầu Một Tổng Số lượng nguồn cung 235 365 100 700 Nhà kho Kho Quận 2 Kho Quận 1 Kho Unrenco Nhu cầu cần đáp ứng 285 110 205 Kho Tây Sơn 100 Tổng 700 Bảng 1.2.2 3) Thiết lập bảng số liệu chi phí vận tải cho tình huống Bảng số liệu chi phí vận tải của công ty Ru9 đối với kế hoạch vận tải hiện tại: Đây là chi phí vận chuyển tính trên mỗi đơn vị sản phẩm, đối với hàng cồng kềnh là nệm sẽ có phí vận chuyển cao hơn các mặt hàng khác 6 Đến Từ Nhà máy sản xuất Nhà máy Tây Nam Nhà Kho Kho Quận 2 Kho Quận 1 Kho Unrenco Kho Tây Sơn 437,000 VND 549,000 VND 791,000 VND 986,000 VND Nhà máy Vũ Tông Phan 169,000 VND 198,000 VND 67,000 VND 89,000 VND Nhà máy Thủ Dầu Một 124,000 VND 173,000 VND 475,000 VND 397,000 VND Bảng 1.2.3 a Dưới đây là bảng số liệu số lượng sản phẩm vận chuyển từ nhà máy sang kho và chi phí vận chuyển tương ứng: Từ bảng số liệu dưới đây, ta có thể rút ra được tổng chi phí vận chuyển của kế hoạch vận chuyển hiện tại khi chưa dùng Solver là 225,744,000 VND Đến Từ Nhà máy sản xuất Nhà máy Tây Nam Nhà kho Kho Quận 2 Kho Quận 1 Kho Unrenco Kho Tây Sơn 105 437,000đ 3 549,000đ 125 791,000đ 2 986,000đ Nhà máy Vũ Tông Phan 40 169,000đ 130 198,000đ 45 67,000đ 150 89,000đ Nhà máy Thủ Dầu Một 0 124,000đ 50 173,000đ 0 475,000đ 50 397,000đ Bảng 1.2.3 b 4) Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows (chụp màn hình phần nhập dữ liệu, hàm điều kiện và kết quả) Phần nhập dữ liệu và hàm điều kiện đối với bài toán vận tải của công ty Ru9 trong Excel Solver: 7 Hình 1.1 Phần kết quả của bài toán vận tải công ty Ru9 trong Excel Solver, với Tổng chi phí vận chuyển ở mức thấp nhất là 152,060,000 đồng Hình 1.2 Phần nhập dữ liệu và hàm điều kiện của công ty Ru9 trong QM: 8 Hình 1.3 Phần kết quả và giải pháp của công ty Ru9 trong QM: Hình 1.4 5) Trình bày và giải thích kết quả/giải pháp tối ưu của mô hình từ Excel Solver và QM for Windows Trình bày kết quả bằng đồ thị (The network representation of transportation problem) Kho Quận 2 Nhà máy Tây Nam 437,000 Kho Quận 1 9 Nhà máy Vũ Tông Phan Nhà máy Thủ Dầu Một 198,000 67,000 124,000 173,000 Kho Unrenco 89,000 Kho Tây Sơn Biểu đồ 1.1 Nhìn vào bảng kết quả bài toán vận tải của QM và Excel Solver, ta thấy bài toán có 2 ràng buộc là Tổng sản lượng được giao đến kho phải bằng tổng số lượng nguồn cung từ nhà máy và Tổng sản lượng nhận được từ nhà máy phải bằng tổng nhu cầu đáp ứng để phân phối cho khách hàng Sau khi sử dụng QM và Solver, ta thấy tổng chi phí vận chuyển đã giảm về mức thấp nhất là 152,060,000 đồng Giảm 73,714,000 đồng khi so với tổng chi phí ban đầu khi chưa dùng Solver là 225,744,000 đồng 2 Bài toán tồn kho 2.1 Bối cảnh tình huống bài toán tồn kho: Công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim là nhà phân phối của máy lọc nước thương hiệu Kangaroo Nguyễn Kim cung cấp cho 51 cửa hàng bán lẻ của mình trên khắp các tỉnh thành ở Việt nam khoảng hàng trăm máy lọc nước với đa dạng mẫu mã và các lõi lọc khác nhau, có các mức giá khác nhau tùy theo nhu cầu của khách hàng Vì vậy, Nguyễn Kim phải kiểm soát chặt chẽ và duy trì lượng hàng tồn kho của mỗi loại máy lọc nước để đảm bảo hoạt động kinh doanh ổn định cũng như đáp ứng được nhu cầu của khách hàng Theo đó, Nguyễn Kim sẽ lưu trữ máy lọc nước Kangaroo tại nhà kho của mình, và từ kho, Nguyễn Kim sẽ vận chuyển hàng hóa đến tay người tiêu dùng Khi mức tồn kho của một loại máy lọc nước giảm xuống mức thấp báo hiệu sắp hết hàng, thì Nguyễn Kim sẽ đặt hàng tiếp với đơn vị Kangaroo để bổ sung lượng hàng tồn kho 10 Thông thường, Kangaroo sẽ hoàn thành xong đơn đặt hàng và giao hàng 14 ngày sau kể từ ngày Nguyễn Kim đặt hàng Vì vậy thời gian sản xuất của Kangaroo là 14 ngày Ngày làm việc của Nguyễn Kim là 305 ngày, không kể nghỉ Tết và Chủ Nhật 2.2 Ứng dụng thực tiễn: 2.2.1 Mô hình Basic EOQ 1) Giới thiệu mô hình Basic EOQ trong tình huống bài toán tồn kho mà bạn xây dựng Ta lấy loại máy lọc nước bán chạy nhất và kinh điển nhất của Kangaroo làm ví dụ là Máy lọc nước Hydrogen mã KG100HA VTU Loại máy lọc nước này đã được bán với tỷ lệ đều đặn khoảng 255 cái mỗi tháng Do đó, Nguyễn Kim ước chừng và đặt hàng với Kangaroo là 510 cái máy lọc nước mã KG100HA VTU một lần trong vòng 2 tháng Đơn hàng sẽ được tính toán để đặt khi Kangaroo giao hàng vào thời điểm gần hết máy lọc nước Mỗi lần đặt hàng là 510 máy lọc nước và cứ mỗi 2 tháng sẽ có 1 lần đặt hàng Do đó mức tồn kho trung bình của loại máy lọc nước là 255 cái  Tỷ lệ nhu cầu hằng năm là số lượng đặt hàng 2 tháng 1 lần x 6 lần = 510 x 6 = 3060 máy lọc nước Hydrogen mã KG100HA VTU Về chi phí cho việc thu mua máy lọc nước Máy lọc nước Hydrogen KG100HA VTU Đơn vị Kangaroo sẽ tính giá cho Nguyễn Kim khoảng 4.990.000đ cho một chiếc máy lọc nước Ngoài giá mua này, Nguyễn Kim sẽ phải chịu thêm một số chi phí hành chính đi kèm mỗi khi đặt hàng với Kangaroo Lô hàng sau khi giao đến kho của Nguyễn Kim sẽ được ghi lại trong hệ thống xử lí thông tin trên phần mềm quản lí kho để theo dõi trạng thái hàng tồn kho của máy lọc nước Và sau nhiều bước xử lí, Nguyễn Kim sẽ chốt thanh toán cho Kangaroo Tất cả các bước trong quy trình khi đặt hàng với Kangaroo đều đòi hỏi một lượng giờ công đáng kể của các nhân viên ở các bộ phận khác nhau của Nguyễn Kim Giờ công làm việc (bao gồm cả tiền lương và phúc lợi) trung bình của mỗi nhân viên là 75,000 đồng mỗi giờ và khoảng 8 giờ lao động liên quan đến việc đặt hàng, dẫn đến chi phí lao động là 600,000 đồng Ngoài các chi phí trả công nhân viên, còn có các chi phí phát sinh khác như giám sát kho, khấu hao tài sản cố định, , ước tính là 2,300,000 đồng Tổng chi phí thiết lập đơn đặt hàng (set-up cost) này là 2,900,000 đồng Ngoài ra, Ban kiểm soát của Nguyễn Kim ước tính mỗi năm, chi phí vốn bị ràng buộc là 22% Ví dụ như số lượng nước Máy lọc nước Hydrogen KG100HA VTU có trung bình tồn kho trong một năm là 255 máy, thì chi phí vốn bị ràng buộc trong năm đó là 0,22 x (255 máy lọc) x (4.990.000đ/máy lọc) = 279,939,000 đồng 11 Ngoài ra còn các loại chi phí khác liên quan đến lưu máy lọc nước tồn kho là: phí thuê mặt bằng kho, phí bảo hiểm mất mát, phí nhân sự giám sát và thuế trên giá trị hàng tồn kho Trên cơ sở hàng năm, tổng các chi phí này chiếm khoảng 13% giá trị trung bình (dựa trên giá mua của Nguyễn Kim) đối với máy lọc nước KG100HA VTU Cộng 13% này vào 22% chi phí vốn bị ràng buộc, ta sẽ có chi phí ràng buộc chiếm 35% mỗi năm Vì vậy, tổng chi phí hàng năm liên quan đến việc lưu trữ hàng trong kho là 35% giá trị trung bình của những chiếc máy lọc nước loại này Do đó, chi phí dự trữ trong kho theo từng đơn vị đối với mỗi chiếc máy lọc nước (unit holding cost) là 35% x (4.990.000đ/máy lọc) = 1,746,500 đồng Ta tóm tắt mô hình Basic EOQ của công ty Nguyễn Kim vào bảng sau: Hình 2.1 2) Xác định vấn đề cần giải quyết của bài toán Theo như tình huống đưa ra, Nguyễn Kim đã cố gắng tính toán số lượng đặt hàng định kỳ (510 cái máy lọc nước 2 tháng 1 lần) để vừa đảm bảo đáp ứng nhanh nhu cầu của khách hàng, vừa quản lí ổn thỏa các chi phí liên quan đến việc lưu trữ hàng trong kho Nhưng liệu 510 cái máy lọc nước là số lượng đặt hàng phù hợp hay chưa? Có tối ưu được chi phí quản lí hàng tồn kho được hay không ? Nếu ta giảm lượng đặt hàng xuống thì mức tồn kho trung bình sẽ giảm tương ứng, nhưng thay vào đó ta sẽ gia tăng được tần suất đặt hàng Số lượng đặt hàng sẽ phụ thuộc vào các yếu tố chi phí khác nhau Do đó, công ty Nguyễn Kim sẽ cần chú ý đến việc ước tính giá trị của các chi phí khác nhau này và xác định nên giảm lượng đặt hàng định kỳ như thế nào là hợp lý 3) Vẽ đồ thị biểu diễn mức tồn kho qua thời gian của mô hình này (The pattern of inventory levels over time assumed by the basic EOQ model) 12 Biểu đồ 2.1 4) Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows (chụp màn hình phần nhập dữ liệu, hàm điều kiện và kết quả) Phần nhập dữ liệu và hàm điều kiện của công ty Nguyễn Kim trên Excel Solver 13 Hình 2.2 Phần kết quả của bài toán tồn kho máy lọc nước trên Excel Solver Hình 2.3 Để hỗ trợ cho việc vẽ đồ thị trong QM, dữ liệu nhập trong QM sẽ là số thập phân thay thế Ví dụ 1.746.500 đồng sẽ nhập là 1,7465 Phần nhập dữ liệu và hàm điều kiện của công ty Nguyễn Kim trong QM: Hình 2.4 14 Phần kết quả của bài toán tồn kho máy lọc nước trên Excel Solver Hình 2.5 Số lượng nhập hàng hợp lí sau khi giải QM là 100,71 Chênh lệch phần nhỏ so với giải trong Solver là 100,81 do làm tròn chi phí lưu trữ (unit holding cost) lên 1,75 so với trong Solver là 1,7465 Hình 2.6 Đây là bảng dữ liệu nhập và kết quả khi chưa làm tròn sẽ có kết quả giống với Excel Solver 15 5) Trình bày và giải thích kết quả/giải pháp tối ưu của mô hình từ Excel Solver và QM for Windows Trình bày kết quả bằng đồ thị (QM for windows) Biểu đồ 2.2 Nhìn vào kết quả sau khi giải bằng Solver và QM, ta đã tìm ra số lượng nhập hàng hợp lý giúp tiết kiệm tổng chi phí biến động ở mức thấp nhất là 176,059,314 đồng So với số lượng nhập hàng ban đầu là 510 máy lọc nước, sau khi giải bài toán, ta chỉ cần nhập về 101 máy lọc nước 2 tháng 1 lần Chi phí lưu trữ hàng năm và tổng chi phí biến đổi đều giảm so với mức nhập hàng ban đầu 2.2.2 Mô hình EOQ with Planned Shortages (2 điểm) 1) Giới thiệu mô hình EOQ with Planned Shortages trong tình huống bài toán tồn kho của công ty Điện máy Nguyễn Kim Mặc dù mô hình lý tưởng hóa về mức tồn kho được giải đáp ở trên giúp tiết kiệm rất nhiều chi phí phát sinh trong quá trình lưu trữ hàng trong kho nhưng nếu việc giao hàng của Kangaroo chậm trễ đột xuất hoặc có khách đặt hàng với số lượng sản phẩm lớn hơn dự tính thì sẽ có sự thiếu hụt hàng hóa xảy ra và từ đó có thêm chi phí phát sinh Tổng chi phí phát sinh từ những hậu quả này tỷ lệ thuận với số lượng máy lọc nước bị thiếu và thời gian thiếu hụt tiếp tục diễn ra Chi phí này được ước tính trên cơ sở hàng năm là 1,873,000 VND (unit shortage cost) nhân với số lượng máy lọc nước Hydrogen bị thiếu trung bình trong cả năm 16 Ví dụ trong một năm kinh doanh, Nguyễn Kim hết hàng trong tổng số 60 ngày ( là 2/12 của năm) và số lượng máy lọc nước bị thiếu hụt trung bình trong 60 ngày là 110 Nếu Nguyễn Kim không tiếp tục bị thiếu hàng nữa trong thời gian còn lại của năm thì số lượng máy lọc nước bị thiếu trung bình trong cả năm là 110 x 2/12 = 18, thì chi phí thiếu hụt hàng năm (Annual shortage cost) sẽ là 1,873,000 x 13 = 33,060,000 đồng Ta tóm tắt mô hình EOQ with Planned Shortages của Nguyễn Kim vào bảng sau: Hình 2.7 2) Xác định vấn đề cần giải quyết của bài toán Dựa vào tình huống thiếu hụt giả định của Nguyễn Kim ở trên, ta thấy vấn đề cần giải quyết là chúng ta phải tìm ra số lượng đặt hàng định kì và quy ước lượng thiếu hụt tối đa chính xác để giúp giảm các hậu quả của chi phí phát sinh và từ đó làm giảm chi phí lưu trữ hàng hóa trong kho và giảm tổng chi phí biến đổi về mức thấp nhất 3) Vẽ đồ thị biểu diễn mức tồn kho qua thời gian của mô hình này (The pattern of inventory levels over time assumed by the EOQ model with Planned Shortages) 17 Biểu đồ 2.3 4) Xây dựng mô hình trên Excel Solver và QM for Windows (chụp màn hình phần nhập dữ liệu, hàm điều kiện và kết quả) Phần nhập dữ liệu và hàm điều kiện Planned Shortages của Nguyễn Kim trên Excel Solver Hình 2.8 18 Phần kết quả của bài toán Planned Shortages của Nguyễn Kim trong Excel Solver Hình 2.9 Phần nhập dữ liệu và hàm điều kiện Planned Shortages của Nguyễn Kim trên QM: Hình 2.10 Phần kết quả của bài toán Planned Shortages của Nguyễn Kim trong QM 19 Hình 2.11 5) Trình bày và giải thích kết quả/giải pháp tối ưu của mô hình từ Excel Solver và QM for Windows Trình bày kết quả bằng đồ thị (QM for windows) Biểu đồ 2.4 Nhìn vào bảng kết quả sau khi giải Solver và QM, ta thấy bài toán Planned Shortage đã giải đáp được số lượng nhập hàng định kì hợp lí là 140 cái máy lọc nước và quy ước số lượng hàng thiếu hụt tối đa là 68 cái máy lọc nước Với số lượng đặt hàng 2 tháng 1 lần là 140 máy lọc nước thì tổng chi phí biến đổi sẽ ở mức thấp nhất là 126,649,536 đồng Sau khi giải QM và Solver thì ta thấy Nguyễn Kim đã giảm được chi phí lưu trữ hàng trong kho hàng năm và tổng chi phí biến đổi hơn rất nhiều so với khi chưa dùng Solver thì tổng chi phí biến đổi là 313,579,706 đồng 20 Tài liệu tham khảo UNIVERSITY OF ECONOMICS OF HO CHI MINH CITY (2020) ENTERPRISE RESOURCE PLANNING (ERP) APPLIED TO LOGISTICS & SUPPLY CHAIN MANAGEMENT (2 credits) Phụ lục Thông tin công ty Ru9 – The Sleep Company: https://ru9.vn/pages/about Thông tin công ty Cổ phần Thương mại Nguyễn Kim: https://www.nguyenkim.com/gioithieu-cong-ty.html Mục lục biểu đồ Biểu đồ 1.1 9 Biểu đồ 2.1 12 Biểu đồ 2.2 16 Biểu đồ 2.3 18 Biểu đồ 2.4 20 Mục lục bảng Bảng 1.2.1 .5 Bảng 1.2.2 .6 Bảng 1.2.3 a 6 Bảng 1.2.3 b 7 21 Mục lục hình ảnh Hình 1.1 7 Hình 1.2 8 Hình 1.3 8 Hình 1.4 9 Hình 2.1 12 Hình 2.2 12 Hình 2.3 14 Hình 2.4 14 Hình 2.5 15 Hình 2.6 .15 Hình 2.7 17 Hình 2.8 18 Hình 2.9 19 Hình 2.10 19 Hình 2.11 20 22 ...Bìa Đề tài tiểu luận: Giải tình toán vận tải toán tồn kho – ERP (SCM) Tên môn học: ERP – SCM Lớp: KMC02 Ngành: Kinh doanh thương mại Khóa: K46 Họ... Tông Phan Nhà Kho Kho Quận Kho Quận Kho Unrenco Kho Tây Sơn 105 125 40 130 45 150 50 50 Nhà máy Thủ Dầu Một Bảng 1.2.1 2) Xác định vấn đề cần giải toán vận tải Mặc dù kế hoạch vận tải công ty Ru9... 700 Nhà kho Kho Quận Kho Quận Kho Unrenco Nhu cầu cần đáp ứng 285 110 205 Kho Tây Sơn 100 Tổng 700 Bảng 1.2.2 3) Thiết lập bảng số liệu chi phí vận tải cho tình Bảng số liệu chi phí vận tải cơng

Ngày đăng: 14/10/2022, 04:43

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w