1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tình hình hoạt động của sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn giai đoạn 2006-2007

32 429 2
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 32
Dung lượng 325,5 KB

Nội dung

Mục lục Chương I : Quá trình hình thành, phát triển và bộ máy quản lý của Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn3 I. KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN KẾ HOẠCH TỈNH LẠNG SƠN .3

Trang 1

Mục lục

Chương I : Quá trình hình thành, phát triển và bộ máy quản lý của Sở

I KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA

II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỎ CHỨC CỦA SỞ KẾ

4 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các Phòng nghiệp vụ 13

Chương II : Tình hình hoạt động của sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn

I.Hoạt động chuyên môn của sở Kế hoạch và Đầu tư giai đoạn

II Đánh giá tình hình hoạt động của sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn

Trang 2

1 Những mặt đạt được 14

Chương III Hoạt động đầu tư phát triển tại các khu kinh tế cửa khẩu

I Hoạt động đầu tư phát triển kinh tê – xã hội tỉnh Lạng Sơn giai đoạn

1/ Thực trạng vốn đầu tư xã hội và nhà nước giai đoạn 2001-2008 14

2 Tình hình thực hiện một số chỉ tiêu chủ yếu của Lạng Sơn giai đoạn

II Hoạt động đầu tư phát triển kinh tế - xã hội tại các khu kinh tế cửa

1 Một số văn bản pháp luật về đầu tư vào các khu kinh tế cửa khẩu

2.Vai trò của kinh tế cửa khẩu đối với sự phát triển kinh tê – xã hội tỉnh

Trang 3

CHƯƠNG I : QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH, PHÁT TRIỂN VÀ BỘ MÁYQUẢN LÝ CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ LẠNG SƠN

I KHÁI QUÁT QUÁ TRÌNH HÌNH THÀNH VÀ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUANKẾ HOẠCH TỈNH LẠNG SƠN

Ngày 31-12-1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thờinuớc Việt Nam dân chủ cộng hoà đã ra sắc lệnh số 78-SL thành lập Uỷ bannghiên cứu kế hoạch kiến thiết, nhằm nghiên cứu soạn thảo một kế hoạchkiến thiết quốc gia về các ngành kinh tế, tài chính, xã hội, văn hoá trình Chínhphủ.

Cùng với sự ra đời ngành kế hoạch của cả nước, Ban Kế hoạch tỉnhLạng Sơn cũng được thành lập do một đồng chí Uỷ viên thuờng trực Uỷ bannhân dân tỉnh phụ trách, với số lượng ban đầu có một ít cán bộ nhân viênđược điều động ở các ngành về Ban Kế hoạch được giao nhiệm vụ xây dựngkế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh (1955-1957),trong đó tập trung vào kế hoạch phục hồi, củng cố và phát triển nông nghiệp,thủ công nghiệp và thương nghiệp, văn hoá, giáo dục, y tế, vừa củng cố lựclượng, vừa xây dựng kế hoạnh, đồng thời tiến hành kiểm tra, đôn đốc các đơnvị cơ sở triển khai thực hiện các nhiệm vụ, mục tiêu đề ra.

Kết thúc thực hiện kế hoạch 3 năm phục hồi và phát triển kinh tế -xãhội, ngành kế hoạch lại tiếp tục xây dựng kế hoạch 3 năm cải tạo và phát triểnkinh tế- xã hội (1958-1960) theo tinh thần Nghị quyết của Ban Chấp hànhĐảng bộ tỉnh tháng 1 năm 1957, trong đó xác định nông nghiệp là mặt trậnhàng đầu, tập trung nguồn lực để đẩy nhanh chuyển dịch cơ cấu nông nghiệpvà nông thôn, mở rộng diện tích, nâng cao năng suất các loại cây trồng nông-lâm nghiệp, nhất là cây lương thực Đẩy mạnh ứng dụng tiến bộ khoa học- kỹthuật phục vụ thâm canh, tăng vụ; ưu tiên đầu tư phát triển thuỷ lợi, khôi phụccác tuyến đường giao thông phục vụ phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh Xây

Trang 4

dựng các tổ đổi công trong sản xuất nông nghiệp tiến tới xây dựng hợp tác xã,xác lập quyền làm chủ của nhân dân lao động.

Thời kỳ xây dựng kế hoạch 5 năm lần thứ nhất (1961- 1965): Sau khihoàn thành việc khôi phục và phát triển kinh tế 3 năm 1957- 1960 cùng vớingành kế kế hoạch cả nước, ngành kế hoạch Lạng Sơn lại tiếp tục xây dựngkế hoạch 5 năm phát triển kinh tế- xã hội lần thứ nhất của tỉnh Lạng Sơn, tậptrung vào sản xuất nông lâm nghiệp, củng cố quan hệ sản xuất mới, triệt đểkhai thác mọi khả năng, tiềm lực của địa phương, xây dựng kế hoạch thu muanông sản, thực phẩm bước đầu xây dựng các mặt hàng có khả năng xuất khẩucủa địa phương như: tinh dầu hồi, gừng tươi, mặt hàng sản xuất từ tre, trúc,thêu ren, chú trọng phát triển công nghiệp địa phương để phụa vạ sản xuấtnông lâm nghiệp, đẩy mạnh công tác tài chính, tiền tệ.

Kế hoạch thời chiến (1965- 1975): chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ đãlan rộng ra miền Bắc, chủ trương của Đảng và Nhà nước là tạm thời đìnhhoãn xây dựng các công trình cơ bản lớn, tập trung xây dưng kế hoạch chuyểntừ thời bình sang thời chiến, tập trung xây dựng các công trình giao thôngnhư: cầu, đường hầm, kho tàng khu hậu cứ, các cô sở sơ tán, trường học, bệnhviện, cơ quan, xí nghiệp, đảm bảo hậu cần phục vụ cho chiến đấu cung cấp tạichỗ và cho địa phương Cơ quan kế hoạch lúc này thực sự là bộ máy thammưu đắc lực cho Tỉnh uỷ và UBND tỉnh, nắm bắt tình hình kịp thời, chínhxác, bảo đảm vừa xây dựng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội vừa bảo đảmkế hoạch chiến đấu trước mắt và lâu dài Lạng Sơn được xác định là cảng nổicủa cả nước Công tác kế hoạch lúc này phải đảm bảo cho nhiệm vụ lãnh đạo,chỉ đạo của Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh trên các lĩnh vực: kế hoạch sảnxuất thời chiến, kế hoạch tuyển quân, đảm bảo hậu cần, kế hoạch huy độnglực lượng, tiếp nhận các mặt hàng viện trợ phục vụ cho hậu phương và tiền

Trang 5

tuyến qua Lạng Sơn, đảm bảo xây dựng hậu phương vững mạnh về kinh tế đểphục vụ tốt cho công tác quốc phòng.

Kế hoạch 2 năm 1966-1967 đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông quavối mục tiêu: Tập trung lực lượng, ra sức phát triển nông nghiệp toàn diện,đảm bảo lương thuực cung cấp đầy đủ cho nhân dân địa phương và có dự trữphục vụ chiến đấu chống lại chiến tranh phá hoại của giặc Mỹ Tập trung xâydựng kế hoạch tổ chức và cải tiến hợp tác xã, đưa tiến bộ kỹ thuật vào sảnxuất nông nghiệp, mà mũi nhọn hàng đầu là công tác thuỷ lợi, kế hoạch cungứng phân bón, giống lúa, ngô, kể cả việc đẩy mạnh phát tiển lâm nghiệp,trồng rừng, bảo vệ rừng,

Trong giai đoạn này, kế hoạch hàng năm được xây dựng tỉ mỉ, có căncứ tổ chức thực hiện Việc cung ứng vật tư cho sản xuất, xây dựng cung ứnghàng tiêu dùng, nhưng đảm bảo cơ bản được các nhu cầu cần thiết cho nhândân Sau khi chiến tranh phá hoại của giặc mĩ đối với Miền Bắc kết thúc, kếhoạch khôi phục và phát kinh tế được xây dựng đày đủ và toàn diện hơn, chitiết hơn, để có cơ sở xây dựng kế hoạch hành năm, 5 năm tỉnh dã chỉ đạo cácngành từng bước xây dựng ngành, quy hoạch phát triển vùng nhằn xác dịnhlại tiềm năng, thế mạnh sẵn có của địa phương, kế hoạch huy động nguồn lựctại chỗ được thể hiện trong các báo cáo kế hoạch hàng năm Nền kinh tế củatỉmh giai đoạn này phát triển vững chắc và có hiệu quả hơn; tình trạng thiếuđói, thiếu ăn đã giảm, phong trao thâm canh tăng năng suất cây trồng đượcđẩy mạnh, hệ thống cơ sở hạ tầng như giao thông, điện, nước, trường học,bệnh viện, ở các trung tâm thị trấn, khu vực dân cư tập trung đã được xâydựng lại.

Trong lúc cả nước đang đấu tranh thực hiện kế hoạch khôi phục và pháttriển sau chiến tranh, xây dựng lại đất nước, thì tháng 2/1979 chiến tranh biêngiới phía Bắc xảy ra Công tác kế hoạch lúc này phải tập trung xây dựng

Trang 6

phương án chuyển từ thời bình sang thời chiến Nhanh chóng bảo đảm cácđiều kiện cho việc xây dựng các cơ sở hạ tầng ổ địa phương, bảo đảm an toàncho nhân dân vùng sát biên giới sơ tán, bảo đảm các chỉ tiêu cung cấp vật tư,thiết bị, cho việc xây dựng cơ sở vật chất ở hậu cứ và bảo đảm cho các lựclượng chiến đấu Kế hoạch xây dựng các công trình cơ sở hạ tầng đều đượcvới việc phục vụ quốc phòng, kế hoạch xây dựng phòng tuyến biên giới, hảiđảo giữ gìn an ninh, chủ quyền biên giới quốc gia được xây dựng và triển khaitrên toàn địa bàn Cuộc chiến tranh biên giới tuy diễn ra trong tời gian ngắn,nhưng toàn bộ cơ sở vật chất như trường học, bệnh viện, kho tàng, các côngtrình cầu đường giao thông, thuỷ lợi, các cơ quan, nhà dân bị tàn phá nặng nề.Công tác kế hoạch thời kỳ này là tập trung xây dựng lại các cơ sở vật chấtphục vụ cho sản xuất, sinh hoạt và hoạt động trở lại của các cơ quan, đồngthời sẵn sàng đối phó với các tình huống xấu nhất có thể xảy ra, chỉ trong mộtthời gian ngắn các công trình cơ sở hạ tầng và hoạt động của các cơ quan,nhân dân đã được khôi phục.

Kế hoạch khôi phục và phát triển kinh tế-xã hội sau năm 1979: Nhiệmvụ xây dựng kế hoạch 5 năm 1981- 1985, Uỷ ban kế hoạch tỉnh đã thành lậptrung tâm xây dựng theo hướng cải tiến và phân phối thu nhập quốc dân trêncơ sở hài hoà giữa 3 lợi ích: Nhà nước, tập thể và người lao động Vốn đầu tưxây dựng cơ bản được đầu tư xây dựng lại các tuyến đường giao thông chính,các công trình thuỷ lợi tập trung tưới cho các vùng trọng điểm sản xuất lươngthực, chuẩn bị phương án trồng rừng và khôi phục rừng bị tàn phá, xây dựngphương án khoán 100 trong nông nghiệp làm tiền đề cho việc thực hiện khoán10 sau này Nhiệm vụ công tác kế hoạch lúc này là phải tiến hành đổi mớitừng bước theo từng giai đoạn phát triển kinh tế xã hội, giao quyền tự chủ chodoanh nghiệp, không can thiệp trực tiếp vao sản xuất kinh doanh, tạo hành

Trang 7

lang pháp lý và cân đối những yếu tố chủ chốt, xây dựng các chỉ tiêu hướngdẫn và các chỉ tiêu pháp lệnh.

Kế hoạch phát triển kinh tế xã hội từ 1986 trở lại đây: Đại hội Đảngtoàn quốc lần thứ VI đặt ra nhiệm vụ mới, với cơ chế thị trường theo địnhhướng XHCN có sự quản lý của nhà nước đã dần đi vào cuộc sống Trongthời gian này có nhiều ý kiến trái ngược nhau về công tác kế hoạch hoá, thậmchí còn có ý kiến cho rằng: kinh tế thị trường không cần kế hoạch hoá nềnkinh tế, nhất là sau khi ngành thống kê và kế hoạch sát nhập làm một đơn vịtừ tỉnh đến các huyện, công tác kế hoạch ở cấp huyện hầu như không còn cánbộ đảm nhiệm, ở tỉnh đội ngũ cán bộ giảm nhiều Nội dung xây dựng kếhoạch kinh tế thị trường theo định hướng XHCN có sự quản lý của Nhà nướcchưa được học tập và quán triệt đầy đủ, mô hình kế hoạch hoá nền kinh tếquốc dân theo cơ chế mới chưa có, kế hoạch từ thời bao cấp mang năng tínhxin- cho dần dần được xoá bỏ.

Những thành quả đổi mới ngày càng được khẳng định và cũng khẳngđịnh lại vai trò cần thiết của công tác kế hoạch, nhất là từ khi có Nghị quyếtĐại hội 7 của Đảng, tiếp tục khẳng định con đường đổi mới, xác định nhiệmvụ công tác kế hoạch là: ổn định tình hình kinh tế- xã hội sớm thoát khỏikhủng hoảng và tạo tiền đề phát triển Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ 11 đãkhẳng định con đường phát triển của Lạng Sơn: tăng cường kế hoạch hoá trêncơ sở đổi mới công tác kế hoạch, chuyển từ kế hoạch hoá tập trung quan liêubao cấp sang kế hoạch hoá đinh hướng, bảo đảm những cân đối lớn và chủyếu, trong đó xây các chương trình, dự án đầu tư bảo đảm điều kiện để thựchiện các mục tiêu lớn, các nhiệm vụ trọng tâm về phát triển kinh tế- xã hội Kế hoạch lúc này là tập trung nghiên cứu quy hoạch phát triển kinh tế-xã hội của tỉnh, quy hoạch phát triển ngành, phát triển đô thị từ tỉnh đến các

Trang 8

thị trấn, huyện lỵ Một số đề án mang tình chiến lược phát triển cũng đượcnghiên cứu và xây dựng.

Dựa vào lợi thế so sánh của Lạng Sơn về địa điểm và tiềm năng củamột tỉnh miền núi, tuy có những khó khăn, nhưng cũng có những mặt thuậnlợi, công tác kế hoạch tập trung nghiên cứu khai thác tiềm lực tai chỗ, kết hợpvới sự giúp đỡ của Trung ương, xây dựng các đề án như: dự án phát triển kinhtế- xã hội, giữ vững an ninh quốc phòng 21 xã biên giới, dự án phát triển kinhtế- xã hội của tỉnh đến năm 2010, xây dựng dự án ngành và dự án phát triểnkinh tế- xã hội của huyện Có những dự án quan trọng được sự chỉ đạo trựctiếp của Tỉnh uỷ và Uỷ ban nhân dân như dự án phát triển kinh tế- xã hội củatỉnh, dự án áp dụng thí điểm một số cơ chế, chính sách đối với khu vực cửakhẩu biên giới và nhiều dự án khác đang được triển khai thực hiện.

Công tác quản lý đầu tư và xây dựng cũng được chuyển sang mộthướng mới, từ chỗ chỉ làm nhiệm vụ cung cấp các chỉ tiêu về xây dựng, chỉtiêu vật tư hàng hoá nay chuyển sang xây dựng kế hoạch các chương trình, dựán, trên cơ sở quy hoạch ngành và quy hoạch lãnh thổ

Ngày 20 tháng 4 năm 1996, UBND tỉnh Lạng Sơn quyết định thành lập SởKế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn trên cơ sở Uỷ ban kế hoạch tỉnh Lạng Sơn.

II- CHỨC NĂNG, NHIỆM VỤ VÀ CƠ CẤU TỎ CHỨC CỦA SỞ KẾ HOẠCH VÀĐẦU TƯ TỈNH LẠNG SƠN

Căn cứ thông tư liên bộ số 01 BKH-TCCP/TTLB ngày 20-01-1996 vàquyết định số 322/UB-QĐ ngày 20 tháng 04 năm 1996 của Uỷ ban nhân dântỉnh Lạng Sơn đã quy định chức năng, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tưnhư sau:

1 Chức năng :

Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Lạng Sơn là cơ quan chuyên môn thuộc Uỷban nhân dân tỉnh Lạng Sơn, giúp Uỷ ban nhân dân tỉnh thực hiện chức năng

Trang 9

quản lý nhà nước về kế hoạch và đầu tư bao gồm các lĩnh vực: tham mưutổng hợp về chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội trênđịa bàn; về tổ chức thực hiện cơ chế, chính sách quản lý kinh tế - xã hội; vềđầu tư trong nước, nước ngoài ở trên địa bàn tỉnh; về khu công nghiệp, cụmcông nghiệp, quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức ODA, đấu thầu, đăngký kinh doanh trong phạm vi địa phương và các dịch vụ công thuộc phạm viquản lý của Sở theo quy định của pháp luật.

Sở Kế hoạch và Đầu tư chịu sự chỉ đạo, quản lý về tổ chức, biên chếvà công tác của Uỷ ban nhân dân tỉnh, đồng thời chịu sự chỉ đạo, hướng dẫnvà kiểm tra về chuyên môn nghiệp vụ của Bộ Kế hoạch và Đầu tư.

2 Nhiệm vụ:

- Tổ chức nghiên cứu, tổng hợp trình UBND tỉnh các kế hoạch trung hạn,ngắn hạn, lựa chọn các chương trình, dự án ưu tiên, các danh mục công trìnhvề phát triển kinh tế- xã hội, các cân đối chủ yếu cề tài chính ngân sách, vốnđầu tư xây dựng cơ bản, các nguồn vốn viện trợ và hợp tác đầu tư với nướcngoài Lựa chọn các đối tác đàm phán ký kết hợp đồng, kế hoạch xuất nhậpkhẩu của địa phương một cách thiết thực và hiệu quả.

- Phối hợp với Sở Tài chính-Vật giá, xây dựng dự toán ngân sách tỉnh đểtrình UBND tỉnh Theo dõi nắm bắt tình hìmh hoạt động của các đơn vị kinhtế trên địa bàn tỉnh để gắn với kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của địaphương Theo dõi các chương trình, dự án quốc gia trên địa bàn.

- Hướng dẫn cơ quan các cấp trong tỉnh xây dựng qui hoạch, kế hoạch,các chương trình, dự án có liên quan đến phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.Phổ biến và hướng dẫn thực hiện pháp luật của Nhà nước về hoạt động đầu tưtrực tiếp của nước ngoài trên địa bàn tỉnh, là đầu mối trực tiếp nhận hồ sơ dựán của chủ đầu tưtrong và ngoài nước muốn đầu tư trên địa bàn tỉnh, nhữngkiến nghị, khiếu nại của các xí nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Trang 10

- Theo dõi, kểm tra các cơ quan, đơn vị của tỉnh trong việc thực hiện quihoạch, kế hoạch, chương trình dự án phát triển, trình UBND tỉnh các chủtrương, biện pháp nhằm bảo đảm thực hiện các mục tiêu kế hoạch của địaphương Trực tiếp điều hành một số việc theo sự điều hành của UBND tỉnh.

- Tham gia nghiên cứu xây dựng các cơ chế, chính sách về quản lý kinhtế của toàn quốc, kiến nghị với UBND tỉnh và vận dụng các cơ chế, chínhsách cho phù hợp với đặc điểm của địa phương và những nguyên tắc chung đãqui định.

- Theo sự phân công của UBND tỉnh làm nhiệm vụ thường trực hoặcChủ tịch hội đồng về: xét duyệt các định mức kinh tế- kỹ thuật, thẩm định cácdự án đầu tư trong nước và nước ngoài, thẩm định xét thầu và việc thành lậpcác doanh nghiệp, làm đầu mối quản lý việc sử dụng các nguồn ODA và cácnguồn viện trợ khác.

- Quản lý và cấp đăng ký kinh doanh trên địa bàn tỉnh theo qui định hiệnhành, xem xét trình UBND tỉnh cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư.

- Hàng quí, 6 tháng, hàng năm soạn thảo báo cáo cho UBND tỉnh và BộKế hoạch Đầu tư về tình hình thực hiện kế hoạch của địa phương và hoạtđộng của xí nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, có kiến nghị việc bồi dưỡngnâng cao nghiệp vụ cho cán bộ làm công tác kế hoạch và đầu tư của tỉnh.Thực hiện các nhiệm vụ khác do chủ tịch UBND tỉnh phân công

Như vậy, nhiệm vụ của Sở Kế hoạch và Đầu tư ngày càng được mở rộnghơn về phạm vi và cũng được đổi mới về nội dung và phương pháp, phù hợpvới công cuộc đổi mới của đất nước.

3 Cơ cấu tổ chức :

Tổng số cán bộ, công chức, lao động của Sở Kế hoạch và Đầu tư có 34người Trong đó: nam 23 người, nữ 11 người.

Trang 11

- Cơ cấu về lao động: Biên chế chính thức 30 người, hợp đồng lao động3 người, hợp đồng công việc 1 người.

- Cơ cấu trình độ chuyên môn kỹ thuật: trình độ đại học có 24 người(chiếm 72,73% ), trung cấp có 4 người ( chiếm 12,12% ), số còn lại có 5người gồm có lái xe, nhân viên kỹ thuật, văn thư ( chiếm 15,15% ).

- Cơ cấu tổ chức:

+ Lãnh đạo có 3 người: 1 Giám đốc, 2 Phó Giám đốc.

+ Phòng tổng hợp: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 2 chuyên viên.+ Phòng nông lâm nghiệp: 1 Trưởng phòng, 3 chuyên viên.

+ Phòng xây dựng cơ bản: 1 Phó Trưởng phòng, 3 chuyên viên.+ Phòng hợp tác đầu tư: 1 Phó Trưởng phòng, 1 chuyên viên.

+ Phòng đăng ký kinh doanh: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng, 2 chuyên viên.+ Phòng văn xã: 1 Trưởng phòng, 2 chuyên viên.

+ Phòng công thương: 1 Trưởng phòng, 2 chuyên viên.

+ Phòng tổ chức hành chính: 1 Trưởng phòng, 1 Phó phòng kiêm kếtoán, 1 thủ quỹ kiêm đánh máy, 1 văn thư, 3 lái xe (2 biến chế, 1 hợp đồngcông việc)

Trang 12

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn như sau:

GIÁM ĐỐC

Phó giám đốc Phó giám đốc Phó giám đốc

Phòng Tổng Hợp

Phòng Công Thưong

Phòng Nông Nghiệp & Phát Triển Nông Thôn

Phòng Xây Dựng Cơ Bản

Phòng lao Động Văn Xã

Phòng Hợp Tác Đầu Tư

Phòng Đăng Ký Kinh Doanh

Phòng Thanh Tra

Phòng Tổ Chức Hành Chính

Trưởng

Phòng TrưởngPhòng

Phó Phòng

Phó Phòng

Phó Phòng

Phó Phòng

Phó Phòng

Phó Phòng

Phó Phòng

Phó Phòng

Phó Phòng

Các Chuyên Viên

Trang 13

4 Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc và các Phòng nghiệp vụ

a Chức năng, nhiệm vụ của Ban Giám đốc:

Ban Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư bao gồm Giám đốc và các PhóGiám đốc thực hiện làm việc theo chế độ thủ trưởng Giám đốc là người lãnhđạo và điều hành mọi hoạt động của cơ quan, chịu trách nhiệm trước Tỉnh uỷ,Hội đồng nhân dân, Uỷ ban nhân dân tỉnh và Bộ Kế hoạch và Đầu tư về mọihoạt động của Sở Kế hoạch và Đầu tư.

Phân công cho từng Phó Giám đốc phụ trách một số lĩnh vực và trựctiếp chỉ đạo mọi công việc của một số phòng trong cơ quan Trong thời gianGiám đốc đi vắng, một Phó Giám đốc được uỷ quyền để giải quyết các côngviệc thuộc thẩm quyền của Giám đốc.

Các Phó Giám đốc có trách nhiệm giúp giám đốc chỉ đạo, điều hành mộtsố lĩnh vực và một số công việc của Sở theo sự phân công của giám đốc Cótrách nhiệm đôn đốc các phòng triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụcủa cơ quan trực tiếp theo dõi, chỉ đạo và giải quyết các công việc thườngxuyên thuộc lĩnh vực được phân công phụ trách; xin ý kiến giám đốc để xử lýcác vấn đề khác xét thấy cần thiết; các Phó Giám đốc khi trực tiếp xử lý cáccông việc không thuộc lĩnh vực được phân công phải báo cáo với giám đốc vàthông tin kịp thời cho Phó Giám đốc phụ trách lĩnh vực đó biết Ký thay Giámđốc các văn bản thuộc lĩnh vực mình phụ trách hoặc được Giám đốc uỷ quyềnkhi Giám đốc đi vắng và chịu trách nhiệm trước giám đốc về nội dung nhữngvăn bản đó.

b Chức năng, nhiệm vụ của các Phòng nghiệp vụ :

Sở Kế hoạch và Đầu tư làm việc theo chế độ phòng; trong phòng cóTrưởng phòng là người chịu trách nhiệm trước Ban Giám đốc, điều hành thựchiện mọi công việc trong phòng theo chức năng và nhiệm vụ được giao.

Trang 14

Trưởng phòng xây dựng chương trình công tác của phòng ( tháng, quí, năm )và phân công cho các cán bộ, công chức trong phòng thực hiện Phó Trưởngphòng là người giúp việc cho Trưởng phòng điều hành mọi công việc đượcphân công và trực tiếp thực hiện một số công việc cụ thể.

Phòng Tổng hợp: Nghiên cứu, xây dựng chiến lược phát triển kinh xã hội của tỉnh, kế hoạch trung hạn (5 năm ), và kế hoạch hàng năm Tổnghợp, tham mưu, đề xuất các giải pháp điều hành, biện pháp tổ chức thực hiệnkế hoạch trực tiếp quản lý nguồn vốn qui hoạch và tham gia thẩm định cácdự án qui hoạch phát triển kinh tế- xã hội của huyện, thành phố; qui hoạchphát triển ngành, lĩnh vực, qui hoạch pháy triển vùng; theo dõi, tổng hợp đánhgiá kết quả thực hiện qui hoạch theo từng thời kỳ; là đầu mối xây dựng các cơchế, chính sách phát triển; nghiên cứu về đổi mới phương pháp kế hoạch hoácủa địa phương.

Phòng Xây dựng cơ bản: Tổng hợp, dự kiến kế hoạch phân bổ cácnguồn vốn đầu tư do ngân sách địa phương quản lý; dự kiến điều chỉnh, điềuhoà vốn đầu tư cho các dự án trong năm kế hoạch; tham gia thẩm định các dựán đầu tư trên địa bàn; tham gia định đầu tư, kiểm tra, đôn đốc tiến độ thựchiện dự án.

Phòng Hợp tác đầu tư: Hướng dẫn thủ tục đầu theo Luật đầu tư nướcngoài tại Việt Nam Tổng hợp, quản lý, đánh giá các nguồn vốn đầu tư nướcngoài (gồm: vốn FDI, ODA, NGO và các nguồn vốn đầu tư nước ngoài khác);quản lý các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài trong phạm vi toàn tỉnh.thẩm định dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài, các dự án của các tổ chức phichính phủ nước ngoài, các dự án sử dụng vốn ODA và thẩm trình cấp ưu đãiđầu tư cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Đề xuất kếhoạch xúc tiến, vận động đầu tư hàng năm Nghiên cứu đề xuất xây dựng các

Trang 15

cơ chế chính sách thuộc lĩnh vực đầu tư nước ngoài tại Việt Nam trên địa bànLạng Sơn.

Phòng Đăng ký kinh doanh: Làm thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng kýkinh doanh, các thủ tục giải thể, phá sản doanh nghiệp, thông báo thu hồi giấyphép đăng ký kinh doanh cho các doanh nghiệp theo Luật doanh nghiệp Theodõi hoạt động của các doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế trên địa bàntỉnh Thẩm định trình cấp có thẩm quyền cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tưcho các doanh nghiệp hoạt động theo Luật doanh nghiệp, lập báo cáo tổnghợp công tác cấp giấy chứng nhận ưu đãi đầu tư các thành phần kinh tế.

Phòng Công- thương: Xây dựng kế hoạch hàng năm , 5 năm về pháttriển công nghiệp, thương mại, du lịch, dịch vụ của toàn tỉnh Dự thảo xâydựng cơ chế chính sách, báo cáo tháng, quí, năm và các báo cáo chuyên đềthuộc lĩnh vực công nghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ Quản lý, phân bổcác nguồn vốn đầu tư và thẩm định các dự án kinh tế thuộc lĩnh vực côngnghiệp, thương mại, du lịch và dịch vụ Tổng hợp tình hình sắp xếp đổi mới,phát triển kinh tế Nhà nước.

Phòng Nông- lâm nghiệp: Tổng hợp theo dõi các ngành Nông nghệp vàPTNT, Địa chính Xây dựng kế hoạch dài hạn, trung hạn và kế hoạch hàngnăm về phát triển nông- lâm nghiệp, thuỷ lợi, địa chính Thẩm định, phân bổvốn dự án đầu tư các xã biên giới, chương trình mục tiêu quốc gia thuộcngành nông lâm nghiệp, chương trình mục tiêu (như: chương trình 135,chương trình trồng mới 5 triệu ha rừng ) Phân bổ và quản lý vốn đầu tư thuỷlợi, nông lâm nghiệp và vốn vay thuộc chuyên ngành Dự thảo xây dựng cơchế chính sách, báo cáo tháng, quí, năm và báo cáo chuyên đề về nông nghiệp- PTNT và các chương trình mục tiêu quốc gia mà Phòng được phân côngquản lý, theo dõi.

Trang 16

Phòng Lao động - văn xã: Xây dựng kế hoạch hàng năm, 5 năm về pháttriển văn hoá, xã hội Phân bổ quản lý các nguồn vốn và mục tiêu của chươngtrình quốc gia thuộc lĩnh vực văn hoá, xã hội ; chủ trì tổng hợp, theo dõi, đánhgiá kết quả thực hiện các chương trính mục tiêu Tham gia phân bổ và quản lývốn đầu tư cho lĩnh vực văn hoá, y tế, giáo dục, khoa học công nghệ.

Phòng Tổ chức hành chính: Tham mưu cho lãnh đạo về công tác tổchức cán bộ và quản lý cơ quan Đề xuất kế hoạch đào tạo và bồi dưỡng vềnghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ của cơ quan và của toàn ngành Làm cácthủ tục điều động, bồ trí tiếp nhận các cán bộ Công tác nâng bậc lương hàngnăm, công tác khen thưởng và kỷ luật lao động, bố trí nghỉ phép cho cán bộ,công chức theo Luật lao động hiện hành Đảm bảo cho các điều kiện hoạtđộng của cơ quan, chế độ tiền lương cho công chức theo qui định, công tácvăn thư lưu trữ, quản lý điều hành xe cộ, đánh máy in ấn tài liệu, quản lý tàisản, môi trường của cơ quan Tiếp khách trong và ngoài tỉnh để làm việc vớicơ quan và chuẩn bị các điều kiện để tổ chức các cuộc họp,

Công việc trong cơ quan là một thể thống nhất, các phòng phối hợpthường xuyên với nhau để chịu trách nhiệm chung hoàn thành công việc đượcgiao Các phòng có thể trao đổi trực tiếp với nhau hoặc bằng văn bản Cácphòng có trách nhiệm báo cáo tổng hợp tình hình hực hiện kế hoạch vàphương hướng nhiệm vụ, giải pháp thực hiện chỉ tiêu kế hoạch (thuộc lĩnhvực chuyên môn phòng đảm nhiệm) theo 3 tháng, 6 tháng, 1 năm, 5 năm vàchiến lược dài hạn, gửi phòng Tổng hợp để dự thảo báo cáo chung của cơquan trình ban Giám đốc Phòng Tổng hợp là đầu mối chủ trì việc tổng hợpbáo cáo định kỳ, xây dựng kế hoạch, giao chỉ tiêu kế hoạch và thực hiện cácnhiệm vụ khác do Ban Giám đốc giao

5 Phòng tổng hợp của sở kế hoạch đầu tư

a Chức năng, nhiệm vụ:

Ngày đăng: 03/12/2012, 10:45

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn như sau: - Tình hình hoạt động của sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn giai đoạn 2006-2007
Sơ đồ c ơ cấu tổ chức của Sở kế hoạch và đầu tư tỉnh Lạng Sơn như sau: (Trang 11)

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w