MỤC LỤC
Tham mưu cho lãnh đạo về chiến lược phát triển kinh tế- xã hội, đồng thời là đầu mối tổng hợp chung về xây dựng các cơ chế chính sách phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh trong phạm toàn tỉnh. Xử lý thông tin tổng hợp, điều chỉnh hệ thống số liệu thuộc các lĩnh vực nông lâm nghiệp, hợp tác đầu tư với nước ngoài, đăng ký kinh doanh, đầu tư xây dựng, thương mại, văn hoá, kinh tế- xã hội, xây dựng kế hoạch phát triển hàng năm của tỉnh. - Uỷ ban nhân dân tỉnh có văn bản giao nhiệm vụ cho Sở Kế hoạch và Đầu tư, các Sở ban ngành, Uỷ ban nhân dân các huyện, thành phố chuẩn bị báo cáo quí của mình gửi về văn phòng Uỷ ban nhân dân tỉnh, Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục thống kê trước ngày 20 của tháng cuối quí.
Trên cơ sớ thông tin của hội nghị giao ban, Sở Kế hoạch và Đầu tư dự thảo báo cáo giao ban quý của Uỷ ban nhân dân tỉnh về tình hình thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của quí và nhiệm vụ trọng tâm điều hành quí sau. - Sở Kế hoạch và Đầu tư tiếp thu, bổ xung hoàn thiện báo cáo quí trình cuộc họp thường kỳ của Uỷ ban nhân dân tỉnh ( đóng góp ý kiến ) - Chỉnh sửa báo cáo trình cuộc họp thường kỳ Ban thường vụ Tỉnh uỷ. + Về kinh tế: sản xuất nông lâm nghiệp, sản xuất công nghiệp, đầu tư xây dựng cơ bản, thương mại, dịch vụ, hoạt động của các thành phần kinh tế, doanh nghiệp, thu chi ngân sách, tín dụng tiền tệ.
+ Các lĩnh vực văn hoá-xã hội: giáo dục đào tạo, khoa học công nghệ, môi trường, hoạt động văn hoá thông tin, thể dục thể thao, công tác khám chữa bệnh, truyền thông dân số- kế hoạch hoá gia đình, các chính sách xoá đói giảm nghèo, công tác phòng chống các tệ nạn xã hội,.
Chỉ đạo các công ty cổ phần tổ chức Đại hội cổ đông thường niên, Đại hội cổ đông nhiệm kỳ; hướng dẫn làm các thủ tục đầu tư, giải ngân các dự án sản xuất công nghiệp, thủy điện, các dự án sản xuất kinh doanh, dự án làng nghề; hoàn thành dự thảo báo cáo kết quả thực hiện ưu đãi đầu tư trên địa bàn; hoàn thành dự thảo bước 1 phương án sắp xếp lại Công ty Nhà nước giai đoạn 2006-2010; trình thủ tục phá sản doanh nghiệp trên địa bàn; đôn đốc đẩy nhanh tiến độ thi công nhà máy xi măng Đồng Bành, các dự án thuỷ điện nhỏ trên địa bàn; phối hợp với cơ quan chuyên môn nắm tình hình hoạt động của một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nhằm tháo gỡ khó khăn vướng mắc cho các doanh nghiệp. Tổng hợp và dự thảo báo cáo thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia các năm 2006 và 2007; tiếp tục tổ chức thẩm định các dự án giáo dục tiểu học, thực hiện đấu thầu dự án phát triển giáo dục trung học phổ thông; thẩm định dự án : Quy hoạch dân số, gia đình và trẻ em; Quy hoạch mạng lưới đào. Rà soát các cơ chế, chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài, hướng dẫn thủ tục về đầu tư và tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp đầu tư thuộc vốn FDI; thực hiện nghiệm thu, bàn giao đưa vào sử dụng và thanh quyết toán đối với 2 dự án JBIC (đường 237C và đường Hòa Bình – Bình La – Gia Miễn, giai đoạn I); triển khai thực hiện các bước chuẩn bị đầu tư, đấu thầu 4 dự án đầu tư bằng nguồn vốn JBIC thuộc Chương trình tín dụng chuyên nghành theo Hiệp định VNXIII-8.
Sở Kế hoạch và Đầu tư Lạng Sơn đã thực hiện phát huy vai trò là cơ quan đầu mối, tham mưu tổng hợp cho Tỉnh uỷ, Uỷ ban nhân dân tỉnh việc tổng hợp, cân đối từ các Sở, ban ngành và huyện, thành phố trong tỉnh, đề xuất các giải pháp, biện pháp chỉ đạo điều hành phù hợp với tình hình thực tế địa phương nhằm thực hiện đạt và vượt các mục tiêu đè ra trong từnh năm và 5 năm. Trên cơ sở vận dụng linh hoạt các cơ chế, chính sách, pháp luật của Nhà nước, Sở Kế hoạch và Đầu tư đã nghiên cứu, đề xuất các cơ chế chính sách trong một số lĩnh vực trọng yếu, có ảnh hưởng lớn đến các lĩnh vực khác, nhằm phát huy nội lực, khuyến khích các thành phần kinh tế tham gia đầu tư phát triển các lĩnh vực kinh tế- xã hội, xoá đói giảm nghèo, nâng cao trình độ dân trí, cải thiện đời sống cho nhân dân, chủ động xây dựng các đề án phát triển kinh tế cửa khẩu, phát triển thương mại, du lịch thu hút đầu tư trong và ngoài nước. Trong quá trình thực hiện kế hoạch, cán bộ công chức theo nhiệm vụ được giao, thường xuyên nắm bắt kịp thời các hoạt động của cơ sở góp phần hoàn thiện các cơ chế, chính sách và những quy định cụ thể về công tác đầu tư và xây dựng, chống thất thoát và lãng phí nguồn vốn đầu tư xây dựng cơ bản và các nguồn lực khác.
Tham mưu cho tỉnh ban hành các quy chế kiểm tra các chương trình, dự án đầu tư và xây dựng trên địa bàn tỉnh, chủ động tổ chức kiểm tra, đôn đốc, tháo gỡ khó khăn cho các dự án đầu tư xây dựng cơ bản; đồng thời kiến nghị chấn chỉnh các sai phạm về trình tự thủ tục, tiến độ thi công, chất lượng công trình theo đúng quy định.
Việc triển khai thực hiện các chính sách ưu đãi phát triển kinh tế cửa khẩu theo Quyết định số 748/QĐ-TTg và Quyết định số 53/QĐ-TTg đã tạo ra môi trường thông thoáng, thuận lợi và thực sự trở thành động lực quan trọng đẩy nhanh các hoạt động dịch vụ, thương mại, du lịch của toàn quốc với tị trường Trung Quốc. Tuy nhiên, thực tế triển khai thực hiện các chính sách đối với khu kinh tế cửa khẩu cũng đã xuất hiện một số tồn tại và hạn chế như: chính sách chưa được điều chỉnh phù hợp với Trung Quốc, công tác xây dựng và quản lý quy hoạch chưa đáp ứng được yêu cầu và xu hướng phát triển, việc thu hút các nguồn vốn đầu tư phát triển còn hạn chế, hệ thống cơ sở hạ tầng tuy đã được đầu tư xây dựng nhưng chưa có chương trình đầu tư mang tính tổng thể, nguồn vốn đầu tư còn thấp chưa đáp ứng được yêu cầu…. Bên cạnh việc thực hiện các chính sách của Trung ương về phát triển các khu kinh tế cửa khẩu, tỉnh Lạng Sơn còn chú trọng đẩy mạnh quan hệ đối ngoại với tỉnh Quảng Tây (Trung Quốc), đạt được một số thoả thuận quan trọng về phát triển kinh tế biên giới, xây.
* Kinh tế cửa khẩu là một trong những lĩnh vực mũi nhọn, có tính đột phá trong phát triển thương mại – du lịch - dịch vụ nói riêng và kinh tế - xã hội nói chung, góp phần đáng kể vào tăng thu ngân sách cho Nhà nước, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho nhân dân. Trên cơ sở các chính sách của Chính phủ, tỉnh Lạng Sơn đã xây dựng khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh, thí điểm cho những chính sách ưu tiên, ưu đãi đặc thù nhằm tạo môi trường thông thoáng hơn cho các hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch trên địa bàn cửa khẩu Tân Thanh. Chính vì vậy đã thu hút nhiều doanh nghiệp trong nước và ngoài nước, các thành phần kinh tế tư nhân, cá thể tham gia đầu tư các cơ sở thương mại – dịch vụ, du lịch trên địa bàn cửa khẩu Tân Thanh, làm cho hoạt động thương mại - dịch vụ, du lịch sôi động, thực sự trở thành một trung tâm trung chuyển và giao dịch hàng hoá của các tỉnh trong cả nước với Trung Quốc.
Nếu năm 1991 chỉ có vài chục doanh nghiệp, đến năm 1993 có 100 doanh nghiệp thì từ năm 1998 đến năm 2001 thường xuyên có gần 400 doanh nghiệp và các đơn vị kinh tế trong cả nước đến tham gia kinh doanh xuất nhập khẩu qua biên giới; hàng trăm thương nhân Trung Quốc vào đăng ký và kinh doanh tại khu kinh tế cửa khẩu Tân Thanh… Từ năm 1998 đến nay đã thu hút 7 dự án đầu tư trực tiếp của nước ngoài, trong đó : 4 dự án đã đi vào hoạt động ổn định, 3 dự án đang trong giai đoạn đầu tư, các dự án chủ yếu là hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh thương mại, dịch vụ, vui chơi giải trí; nhìn chung các dự án đang hoạt động có hiệu quả, doanh thu hàng tháng đật 250 ngàn USD, giải quyết việc làm ổn định cho trên 160 lao động, hàng năm đóng góp cho ngân sách trên 1 tỷ đồng như: Câu lạc bộ vui chơi giải trí quốc tế, cửa hàng miễn.