Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 83 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
83
Dung lượng
778,25 KB
Nội dung
LUẬN VĂN:
Quy hoạchsửdụngđấtcủaxã
Đại Kimđếnnăm2020
Đặt vấn Đề
Đấtđai là tài nguyên thiên nhiên vô cùng quý giá, là kết quả của quá trình đấu
tranh và lao động của nhân dân, là tư liệu sản xuất đặc biệt không gì thay thế được của
các ngành sản xuất nông - lâm nghiệp, là nền tảng để phân bổ và xây dựng các ngành
kinh tế quốc dân, các khu dân cư, các công trình phục vụ đời sống và sự nghiệp cũng cố
quốc phòng. Từ sự nhận thức được vị trí hết sức quan trọng củađất đai, Đảng và Nhà
nước ta đã thường xuyên quan tâm tới các vấn đề về đất đai.
Cùng với sự nghiệp phát triển củađất nước, tốc độ tăng trưởng kinh tế và quá trình
hình thành, phát triển đô thị hoá rất nhanh chóng đã làm cho diện tích đất nông nghiệp
đặc biệt là đất canh tác hàng năm ngày càng bị thu hẹp, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến
cảnh quan môi trường và ảnh hưởng tới vấn đề an toàn lương thực. Do đó, để quản lý và
sử dụng bền vững nguồn tài nguyên thiên nhiên góp phần nâng cao đời sống của người
dân thì biện pháp đầu tiên là đấtđai phải được quy hoạch, sửdụng một cách phù hợp với
nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và điều kiện tự nhiên. Mặt khác việc quyhoạchsửdụng
đất phù hợp với lòng dân và xu thế phát triển chung của địa phương còn là nền tảng vững
chắc nhằm thực hiện tốt kế hoạch phát triển chung của Đảng bộ, chính quyền huyện và
Thành phố. Nên em chọn đề tài “quy hoạchsửdụngđấtcủaxãĐạiKimđếnnăm
2020” làm chuyên đề thực tập tốt nghiệp của mình.
Mục đích nghiên cứu của chuyên đề:
- Nghiên cứu cơ sở khoa học củaquyhoạchsửdụngđấtđai
- Nghiên cứu quá trình lập phương án quyhoạchsửdụngđấtđai trên thực tế
- Đề xuất một số giải pháp nhằm thực hiện phương án quyhoạchsửdụngđấtđai
vào thực tế
Đề tài này được nghiên cứu theo các phương pháp sau:
- Phương pháp kết hợp định tính và định lượng
- Phương pháp thống kê dự báo
- Phương pháp bản đồ
Bố cục chuyên đề gồm 3 phần chính:
Phần I: Cơ sở khoa học củaquyhoạchsửdụngđấtđai
Phần II: phương án quyhoạchsửdụngđấtcủaxãđếnnăm2020
Phần III: Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quyhoạchsửdụngđấtđai
Phần I
Cơ sở khoa học củaquyhoạchsửdụngđấtđai
I. khái niệm và sự cần thiết củaquyhoạchsửdụngđấtđai
1. Khái niệm.
Về mặt thuật ngữ, “Quy hoạch” là việc xác định một trật tự nhất định bằng những
hoạt động như: Phân bố, bố trí, sắp xếp, tổ chức… Đấtđai là một phần lãnh thổ nhất định
(vùng đất, khoanh đất, vạc đất, mảnh đất, miếng đất…) có vị trí, hình thể, diện tích với
những tính chất tự nhiên hoặc mới tạo thành (đặc tính thổ nhưỡng, điều kiện đại hình, địa
chất thuỷ văn, chế độ nước, nhiệt độ, ánh sáng, thảm thực vật, các tính chất lý hóa…), tạo
ra những điều kiện nhất định cho việc sửdụng theo các mục đích khác nhau. Vì vậy, để
sử dụngđấtđạt hiệu quả cao cho các mục đích khác nhau, phù hợp với những điều kiện
nhất định đem lại lợi ích cả về kinh tế, xã hội và môi trường của mỗi vùng, mỗi lãnh thổ,
mỗi đơn vị hành chính thì cần phải có quá trình nghiên cứu, lao động sáng tạo nhằm xác
định ý nghĩa, mục đích của từng phần lãnh thổ và đề xuất một trật tự sửdụngđất nhất
định.
Xét về mặt bản chất, đấtđai là đối tượng của các mối quan hệ sản xuất trong lĩnh
vực sửdụngđấtđai (người ta gọi đó là các mối quan hệ đất đai: quan hệ giữa con người
với đất đai, quan hệ giữa đấtđai với phương thức sản xuất xã hội, quan hệ giữa đấtđai
với điều kiện kinh tế - xã hội). Như vậy, quyhoạchsửdụngđấtđai là một hiện tượng
kinh tế xã hội, là một môn khoa học tổng hợp của rất nhiều chủ thể khác nhau thể hiện
được đồng thời cả ba tính chất: kinh tế (bằng hiệu quả sửdụng đất); kỹ thuật (các tác
nghiệp chuyên môn kỹ thuật như điều tra, khảo sát, xây dựng bản đồ, khoanh định, xử lý
số liệu…) và thể hiện tính pháp chế cao (xác định tính pháp lý về mục đích và quyền sử
dụng đất nhằm quản lý và sửdụngđấtđai theo pháp luật).
Vì vậy có thể định nghĩa “Quy hoạchsửdụngđấtđai là hệ thống các biện pháp
của Nhà nước để tổ chức quản lý và sửdụngđấtđai một cách đầy đủ, hợp lý, khoa học,
và có hiệu quả nhất thông qua việc phân bố quỹđấtđai nhằm nâng cao hiệu quả sản xuất
của xã hội, tạo điều kiện bảo vệ đấtđai và môi trường”.
Tính đầy đủ, hợp lý và khoa học củaquyhoạchsửdụngđấtđai được thể hiện mọi
loại đất đều được đưa vào khai thác sửdụng cho các mục đích khác nhau phù hợp với đặc
điểm tự nhiên và điều kiện phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. Đặc biệt trên cơ sở
tiềm năng đấtđai để khai thác thế mạnh, phát huy thế mạnh của từng khu vực, bố trí việc
sử dụngđấtđai phù hợp với nhu cầu và mục đích sửdụngcủa các cấp các ngành và phù
hợp với xu thế phát triển của thời đại. Tuy nhiên, bên cạnh việc khai thác và sửdụng tiềm
năng đấtđai còn phải đi đôi với việc bảo vệ và cải tạo loại tài nguyên này thông qua việc
áp dụng các thành tựu khoa học kỹ thuật và các biện pháp tiên tiến nhằm đạt được hiệu
quả cao nhất trên cả ba lợi ích kinh tê, xã hội và môi trường.
Quy hoạchsửdụngđấtđai là quá trình hình thành các quyết định, các phương án
tổ chức và tổ chức lại việc sửdụngđấtđai theo pháp luật và pháp lệnh của Nhà nước
bằng các phương pháp phân tích tổng hợp, phân bố địa lý các điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội với những đặc trưng của tính phân dị giữa các cấp, các vùng lãnh thổ theo quan
điểm tiếp cận hệ thống nhằm tạo điều kiện đưa đấtđai vào sửdụng hiệu quả và bền vững
để đem lại lợi ích cao nhất.
Quy hoạchsửdụngđấtđai được nghiên cứu theo các chu kỳ phù hợp với yêu cầu
và nhiệm vụ phát triển củađất nước. Theo đó tự nó có tính chất riêng của mình như là
một biện pháp để không ngừng phát triển, sửdụngquỹđấtđai theo nghĩa tạo ra giá trị sử
dụng ngày càng cao củađất đai. Quyhoạchsửdụngđấtđai theo các chu kỳ tiếp nối và
xen nhau về thời gian, tôn trọng nguyên tắc kế thừa, tích tụ và phát triển.
Quy hoạchsửdụngđấtđai được xây dựng vì mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và
ổn định chính trị, nó được lập cho các mục đích sửdụngđấtđai trong một thời gian
tương đối dài: 5 - 10 năm cho các quyhoạchsửdụngđấtđai ở cấp xã, 10- 20 năm cho
quy hoạchsửdụngđấtđai cấp huyện và cấp tỉnh. Chính vì vậy, quyhoạchsửdụngđất
đai mang một hình thái động, nó phải được cụ thể hoá bằng các kế hoạch 5 năm và kế
hoạch hàng năm nhằm điều chỉnh nội dungcuảquyhoạchsửdụngđấtđai một cách linh
hoạt phù hợp với sự thay đổi về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của vùng trong giai
đoạn quy hoạch.
2. Sự cần thiết phải quyhoạchsửdụng đât.
Đất đai là một loại tài nguyên thiên nhiên có trước lao động, là điều kiện tự nhiên
của lao động. Đấtđai là địa điểm, là cơ sở của các thành phố, làng mạc, công trình công
nghiệp, giao thông, thuỷ lợi, các công trình phúc lợi khác, các cánh đồng để con người
trồng trọt chăn nuôi… Con người đã tác động vào đấtđai để tạo ra của cải nuôi sống
mình và cộng đồng mình. Không những thế nhờ có đấtđai mà con người đã thể hiện
được vị trí to lớn của mình trong xã hội. Sự tác động qua lại giữa con người và đấtđai thể
hiện mối quan hệ qua lại giữa người và đất. mối quan hệ này được thể hiện rõ nét trong
tiến trình lịch sửcủaxã hội loài người.
Trong giai đoạn đầu phát triển kinh tế - xã hội. Khi mức sống của con người còn
thấp, công năng chủ yếu củađấtđai là tập trung vào sản xuất vật chất, đặc biệt trong sản
xuất nông nghiệp. Thời kỳ công cuộc phát triển ở mức cao, công năng củađấtđai từng
bước được mở rộng, vấn đề sửdụngđất cũng phức tạp hơn vừa là căn cứ của khu vực I,
vừa là không gian, địa bàn của khu vực II. Điều này có nghĩa đấtđai đã cung cấp cho con
người tư liệu vật chất để sinh tồn và phát triển, cũng như cung cấp điều kiện cần thiết về
hưởng thụ và đáp ứng nhu cầu của cuộc sống nhân loại. Mục đích sửdụngđất nêu trên
được biểu hiện càng rõ nét trong các khu vực kinh tế phát triển.
Khi nền kinh tế - xã hội phát triển mạnh, cùng sự bùng nổ dân số đã làm cho mối
quan hệ giữa người và đất ngày càng căng thẳng, những sai lầm liên tục của con người
trong quá trình sửdụngđất (có ý thức hoặc vô thức) dẫn đến huỷ hoại môi trường đất,
một số công năng nào đó củađấtđai bị yếu đi, vấn đề sửdụngđấtđai càng trở nên quan
trọng và mang tính toàn cầu.
Trong những thập kỷ qua, nhiều tổ chức quốc tế và các nước trên thế giới (kể cả
các nước có diện tích lớn) đã ngày càng chú ý đến việc sửdụngđất hợp lý, tiết kiệm,
khoa học và có hiệu quả. Còn ở Việt nam, theo số liệu thống kê năm 1998 có tổng diện
tích đất tự nhiên 33.104.218 ha. Có quy mô trung bình nhưng đông dân vào hàng thứ 13
trên thế giới (78,8 triệu) nên bình quân đấtđai tính theo đâù người chỉ có 0,45ha/người.
Thấp bằng 1/7 mức bình quân thế giới (3ha/người) tương đương với các Anh, Đức,
Philippin, đứng hàng thứ 9 trong 10 nước Đông Nam á và đứng thứ 135 trong số 200
nước trên thế giới. Hơn nữa, Việt nam còn là một nước nông nghiệp với 80% dân số sống
ở nông thôn và bình quân đất nông nghiệp là 1074 m
2
/người, 3446 m
2
/một lao động nông
nghiệp. Như vậy, Việt nam được xếp vào loại đất chật người đông. Vì vậy, vấn đề sử
dụng đấtđai khoa học, hợp lý, tiết kiệm trong giai đoạn hiện nay ở nước ta là nhiệm vụ
mang tính cấp bách và lâu dài. Một trong những biện pháp quan trọng và có hiệu quả để
quản lý đấtđai là tiến trình quyhoạchsửdụngđấtđai ở các cấp và các ngành trên cả
nước cũng như từng địa phương.
Sau khi Luật đấtđai 1993 được ban hành, ngay từ đầu năm 1994. Tổng cục Địa
chính đã triển khai xây dựngquyhoạchsửdụngđấtđai toàn quốc đếnnăm 2010. Đây là
một bước tiến lớn trong việc quản lý sửdụngđất đai. Thông qua quyhoạchsửdụng đất,
các mối quan hệ đấtđai được điều chỉnh đồng thời đã tạo điều kiện để quan hệ đấtđai
được tiếp cận với cơ chế thị trường có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng XHCN.
Đặc biệt đã tạo một bước cho yêu cầu cân đối giữa nhiệm vụ an toàn lương thực với nhu
cầu hiện đại hoá và đô thị hoá. Không những thế, quyhoạchsửdụngđấtđai cả nước lad
căn cứ cho quyhoạchsửdụngđấtđai ở các địa phương (Tỉnh, Huyện, Xã). Quyhoạchsử
dụng đấtđai cả nước chỉ đạo việc xây dựngquyhoạch cấp tỉnh, quyhoạch cấp huyện xây
dựng dựa trên cơ sở quyhoạch cấp tỉnh nhằm giải quyết các mâu thuẫn về quan hệ đất
đai căn cứ vào đặc tính nguồn tài nguyên đất, mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội và các
điều kiện cụ thể khác của huyện từ đó đề xuất các giải pháp phân bổ sửdụng các loại đất
đồng thời xác định các chỉ tiêu khống chế về đấtđai đối với quyhoạch ngành, xã phường
trên phạm vi toàn huyện. Quyhoạch cấp xã được xây dựng dựa trên khung chung các chỉ
tiêu định hướng sửdụngđấtđaicủa huyện.
Quy hoạchsửdụngđấtđai là một hệ thống quyhoạch 4 cấp: Cấp cả nước, cấp
tỉnh, cấp huyện và cấp xã được thực hiện theo nguyên tắc kết hợp xây dựng từ trên xuống
dưới và từ dưới lên trên. Quyhoạch cấp trên là cơ sở và chỗ dựa củaquyhoạchsửdụng
đất đaicủa cấp dưới, quyhoạchcủa cấp dưới là phải tiếp theo, cụ thể hoá quyhoạch cấp
trên và là căn cứ để điều chỉnh cao quyhoạch vĩ mô.
Với hệ thống quyhoạch 4 cấp này đã tạo ra sự thống nhất trong việc quản lý Nhà
nước đối với đất đai, giúp Nhà nước nắm chắc quỹđấtđai trên cả nước về loại đất, chất
đất và những đặc trưng, thế mạnh của từng vùng để từ đó có những biện pháp, chính sách
thích đáng để phát huy tính năng củađất đặc biệt là việc phát huy lợi thế của từng vùng
tạo nên sự chuyên môn hoá sản xuất. Tuy nhiên việc phát huy một cách hiệu quả, tối đa
và khoa học tính năng củađất đồng nghĩa với quyhoạchsửdụngđấtđai xác lập cơ cấu
sử dụngđấtđai cho các ngành nghề phù hợp với cơ cấu kinh tế để từ đó tạo sự cân đối
trong phát triển kinh tế xã hội và môi trường tạo ra những bước đi vững chắc tránh phụ
thuộc vào bên ngoài và góp phần thúc đẩy công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Trên cơ sở phân tích, đánh giá điều kiện tự nhiên, kinh tế xã hội để thấy được mức
độ sửdụngđấtđai một cách khoa học, hợp lý ở giai đoạn hiện tại của vùng quyhoạch từ
đó đề ra phương án quyhoạchsửdụngđất phát huy mặt tích cực và hạn chế những tồn
tại yếu kém trong vấn đề sửdụng đất. Quyhoạchsửdụngđấtđai đề ra phương án phân
bổ quỹđấtđai cho các mục đích sửdụng nhừm khai thác lợi thế của từng vùng, tạo ra
vùng sản xuất chuyên canh, vùng sản xuất hàng hoá lớn nhưng phải đảm bảo cho sự
chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng theo nền kinh tế thị trường có sự quản lý của Nhà
nước. Trong giai đoạn hiện nay khi kinh tế nước ta đang chuyển dịch theo hướng tăng tỷ
trọng các ngành công nghiệp và dịch vụ đồng thời giảm tỷ trọng ngành nông nghiệp thì
sự phân bố quỹđấtđai cho các ngành luôn phải đáp ứng được các nhu cầu tối thiểu
đảm bảo cho sự phát triển toàn diện cho ngành. Cùng với quá trình khai thác và sử
dụng hợp lý quỹđất đai, phương án quyhoạchsửdụngđất luôn chú ý đến vấn đề bảo
vệ và cải tạo quỹđất làm tăng khả năng sinh lợi của đất, tránh hiện tượng hoang hóa,
xói mòn…
Quy hoạchsửdụngđấtđai mang tính pháp lý cao, nó được lập cho việc sửdụng
đất đai trước mắt và định hướng nhu cầu sửdụngđấtđaidài hạn. Đó là cơ sở quan trọng
để người sửdụngđất có định hướng sửdụngđất lâu dài trên mảnh đất mình được giao,
được thuê, từ đó họ yên tâm đầu tư vốn, cơ sở vật chất kỹ thuật để khai thác địa tô chênh
lệch I, địa tô chênh lệch II và địa tô tuyệt đối.
Hơn nữa, quyhoạchsửdụngđấtđai là một trong 7 nội dungcủa quản lý Nhà nước
về đất đai, nó là điều kiện, là căn cứ để thực hiện việc giao cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất … và là căn cứ pháp lý để các nhà quản lý điều chỉnh các hành vi của người sử
dụng đất gây lãng phí hay hủy hoại tài nguyên này.
Quy hoạchsửdụngđấtđai được xây dựng theo một hệ thống 4 cấp đã tạo nên sự
thống nhất để Nhà nước quản lý đất đai, xây dựng hoàn thiện các chính sách về quản lý
và sửdụngđất đai, ngăn chặn các hiện tượng chuyển đổi mục đích sửdụng một cách trái
pháp luật, giảm hiện tượng tranh chấp, lấn chiếm và những hiện tượng tiêu cực khác có
liên quan đếnđất đai. Bên cạnh đó, nó còn tạo điều kiện thuận lợi cho sự hình thành và
phát triển thị trường bất động sản ở nước ta.
Như vậy, quyhoạchsửdụngđấtđai xây dựng lên phương án sửdụngđấtđai
một cách tiết kiệm, hiệu quả và hợp lý quỹđấtđaicủa các bộ, các ngành, góp phần
to lớn cho sự nghiệp phát triển kinh tế xã hội. Chính vì vậy việc xây dựngquyhoạch
sử dụngđấtđai là một tất yếu khách quan.
II. những căn cứ để lập quyhoạchsửdụngđất
Để xây dựng được bản quyhoạchsửdụngđấtcủa một cấp hay một ngành nào đó
thì cần phải có sự tham gia của rất nhiều ngành, nhiều lĩnh vực có liên quan, trên cơ sở đó
thu nhập những thông tin cần thiết đối với việc quyhoạch về điều kiện tự nhiên, kinh tế -
xã hội, tình hình quản lý và sửdụngđấtđai tại địa phương để thấy được cơ cấu sửdụng
đất của các ngành đặc biệt làm rõ sự tác động của các ngành đó đối với đấtđai và ngược
lại trên cơ sở khai thác thế mạnh của từng vùng, phát triển một nền kinh tế bền vững…
Cùng với dự báo nhu cầu sửdụngđấtđaicủa các cấp, các ngành sẽ lên cân đối nhu cầu
sử dụngđất phù hợp với từng địa bàn. Trên cơ sở đó xây dựng phương án quyhoạchsử
dụng đất. Tuy nhiên, để phương án đạt được ba nhóm mục tiêu là hiệu quả, cân bằng và
khả năng duy trì sự sống thì công tác quyhoạch phải được xây dựng trên những căn cứ
về mặt pháp lý, căn cứ vào quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng quy
hoạch, căn cứ vào quy định sửdụngđấtcủa cấp quản lý vùng quyhoạch và căn cứ vào
hiện trạng vùng quy hoạch.
1. Căn cứ pháp lý để xây dựng kế hoạch.
Hiến pháp nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt namnăm 1992 quy định “Nhà
nước thống nhất quản lý đấtđai theo quyhoạch và pháp luật, đảm bảo đúng mục đích và
có hiệu quả” (Điều 18).
Luật đấtđainăm 1993 quy định rõ nội dung, trách nhiệm, thẩm quyền lập và xét
duyệt quy hoạch, kế hoachsửdụngđấtđai (Điều 16, 17, 18), căn cứ giao đất và thẩm
quyền giao đất là phải dựa vào quy hoạch, kế hoạchsửdụngđất (Điều 19, 23), đồng thời
tiến hành lập quy hoạch, kế hoạchsửdụngđất ở tất cả 4 cấp: Cả nước, tỉnh, huyện và xã
trong đó cấp cả nước có xét tới vùng sinh thái, các vùng kinh tế trọng điểm.
Ngoài các văn bản có tính pháp lý ở mức độ cao (Hiến pháp và Luật đất đai) còn
có các văn bản dưới luật cũng như các văn bản ngành trực tiếp hoặc gián tiếp đề cập đến
vai trò, ý nghĩa, nội dung và hướng dẫn phương pháp lập quyhoạchsửdụngđấtđai như
việc ban hành công văn số 1814/CV - TCĐC ngày 12/10/1998 về quy hoạch, kế hoạchsử
dụng đấtđai và các hướng dẫn kèm theo: Hướng dẫn công tác quản lý Nhà nước về quy
hoạch sửdụngđất đai, hướng dẫn trình tự lập kế hoạchsửdụngđấtđai cấp tỉnh, huyện,
xã. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, để đảm bảo mục tiêu an toàn lương thực và vấn đề
bảo vệ môi trường thì việc ra định hướng lập, thẩm định, xét duyệt kế hoạchsửdụngđất
nông nghiệp, lâm nghiệp có rừng để sửdụng cho mục đích khác (kèm theo công văn số
1814/CV - TCĐC ngày 12/10/1998) đã đem lại hiệu quả cao trong việc xét duyệt chuyển
đổi mục đích sửdụngđấtđai này. Ngoài ra còn ban hành các văn bản: Nghị định 404/CP
ngày 7/11/1979, Nghị định 34/CP ngày 23/4/1994; Chỉ thị 247/TTg ngày 28/4/1995;
Thông tư số 106/QHKH/RĐ ngày 15/4/1994…
2. Căn cứ vào quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội của vùng quy hoạch.
Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội là hình thức đưa ra định hướng phát
triển kinh tế xã hội, định hướng phát triển các ngành kinh tế chủ yếu: Ngành nông - Lâm
nghiệp; ngành công nghiệp; ngành thương mại - du lịch và dịch vụ và định hướng phát
triển về xã hội, về cơ sở hạ tầng, phát triển đô thị… một cách khoa học phù hợp với khả
năng phát triển của vùng, đưa vùng quyhoạch có cơ cấu kinh tế hợp lý phù hợp với sự
phát triển chung của cả nước trong từng giai đoạn, trên cơ sở đặt ra các mục tiêu về kinh
tế (thể hiện qua các chỉ tiêu GDP, GDP/người, cơ cấu kinh tế đếnnămquy hoạch, khả
năng huy động vốn từ các nguồn để đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội và tỷ lệ tích
lũy); về xã hội (tỷ lệ sinh, tử, trình độ dân trí, tỷ lệ đói nghèo…) đề từ đó đưa ra các
phương án phát triển kinh tế xã hội trong thời gian quy hoạch. Cân nhắc các nguồn lực
hiện có về vốn, lao động, các cơ sở hiện có… Để chọn phương án quyhoạch hoặc tổng
hợp một phương án phục vụ tốt nhất cho phát triển kinh tế xã hội cả ở hiện tại và tương
lai đảm bảo có sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế đúng hướng không những phát huy được
tiềm năng, thế mạnh của mình mà còn có sự đầu tư thích đáng đem lại hiệu quả kinh tế
cao góp phần thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Bên cạch đó, việc quyhoạch tổng
thể phát triển kinh tế xã hội của vùng quyhoạch luôn luôn chú trọng đến mối quan hệ của
vùng với các vùng lân cận và xu hướng phát triển của vùng với xu hướng phát triển của
thời đại, điều đó đã tạo ra cho địa phương phát huy được thế mạnh về vị trí, gắn kết sự
phát triển của mình với các vùng đó để cùng hội nhập.
Trên cơ sở quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội người ta sẽ phân bổ qũy
đất đai cho các ngành nghề, các chủ thể kinh tế phù hợp với xu thế phát triển của nó. Để
đảm bảo lợi ích về kinh tế - xã hội và môi trường thì trên cơ sở dự báo khả năng sửdụng
đất một cách khoa học người ta phân bố đất cho từng ngành nghề với số lượng bao nhiêu,
phân bố ở đâu và chỉ ra khu vực này và chất đất như thế nào thích hợp với hình thức sử
dụng gì, phương pháp khai thác sửdụng chúng ra sao để đem lại hiệu quả không những
cho hiện tại mà cho cả tương lai. Sự phân bố các hình thức sửdụngđất phải đảm bảo
khai thác được thế mạnh của vùng và xây dựng đồng bộ cơ sở vật chất kỹ thuật của vùng:
[...]... tiểu vùng với trung tâm của vùng quyhoạch và sự giao lưu của vùng với các vùng khác Như vậy, quy hoạchsửdụngđấtđai là quyhoạch chuyên ngành, cụ thể hóa quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, nội dungcủa nó phải được điều hòa thống nhất với quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội 3 Căn cứ quyhoạchsửdụngđấtcủa cấp quản lý vùng quyhoạch Dự báo sửdụngđấtđai là một bộ phận... gia vào hoạt động của các ngành… Từ thực trạng của vùng quy hoạch, dự báo được nhu cầu sửdụngđấtcủa các ngành nghề trong tương lai và xu thế phát triển của chúng III Nội dungcủa quy hoạchsửdụngđất Nội dungcủaquyhoạchsửdụngđấtđaicủa một quốc gia cũng như từng vùng trong một nước ở các giai đoạn lịch sử khác nhau là khác nhau do quy hoạchsửdụngđất mang tính lịch sử và nó chi phối mạnh... đích sửdụng tốt nhất và có lợi nhất Việc đánh giá tình hình quản lý và sửdụngđấtđai cho ta thấy hiện trạng sửdụngđấtđai đem lại hiệu quả như thế nào, phát triển những tồn tại, đề xuất các giải pháp khắc phục làm cơ sở cho quyhoạchsửdụngđât trên cơ sở phân tích hiệu quả sửdụngđấtđai (biểu hiện ở mức độ khác thác thông qua các chỉ số; tỷ lệ sửdụng đất, tỷ lệ sửdụng loại đất, hệ số sử dụng. .. dịch vụ Với định hướng sửdụngđất mà quyhoạch cấp vĩ mô đã vạch ra cho vùng trong việc sửdụngquỹđấtđai để phân bổ cho các loại hình sửdụng với mục tiêu phát huy thế mạnh của vùng, tạo lợi thế tuyệt đối, quy hoạchsửdụngđấtđai cấp vĩ mô này sẽ đi vào quyhoạch chi tiết vấn đề sửdụng cho các ngành nghề với diện tích bao nhiêu? phân bổ ở đâu? sự chuyển dịch cơ cấu các loại đất sẽ được thực hiện... các thôn và của toàn xã thì hiện trạng sửdụngđấtcủaxãĐạiKim được thể hiện như ở biểu 2: Tổng diện tích đất tự nhiên của toàn xã là 275,2159 ha Trong đó: - Đất nông nghiệp là 143,2319 ha chiếm 52% tổng diện tích đất tự nhiên - Đất chuyên dùng là 75,9272 ha chiếm 27,58 % tổng diện tích đất tự nhiên - Đất ở nông thôn là 38,7097 ha chiếm 14,06% tổng diện tích đất tự nhiên - Đất chưa sửdụng là 16,8528... tích đất tự nhiên Biểu 2: Hiện trạng sửdụngđấtcủaxãĐạiKimnăm 2001 stt Hạng mục Diện tích (ha) Cơ cấu (%) Tổng diện tích đất tự nhiên 275,2159 100 I Đất nông nghiệp 143,2319 52 1 Đất trồng cây lâu năm 134,7756 2 Đất trồng cây hàng 1,1645 3 Đất vườn tạp 1,2409 4 Đất mặt nước NTTS 6,0509 II Đất chuyên dùng 1 Đất xây dựng 75,9272 37.36 27,58 2 Đất giao thông 9,4963 3 Đất thủy lợi 8,7839 4 Đất làm... chế Quyhoạch tổng thể sửdụngđấtđai bắt đầu từ vĩ mô để xác định tư tưởng chỉ đạo, mục tiêu chiến lược củaquyhoạch tổng thể, đồng thời căn cứ vào tình hình thực tế của đối tượng sửdụng đất, cụ thể hóa làm sâu thêm, hoàn thiện tối ưu hóa quyhoạchQuyhoạch tổng thể có tác dụng vừa điều tiết khống chế vĩ mô, vừa giải quy t các vấn đề vi mô 3 Phương pháp cân bằng tương đối Quá trình xây dựngquy hoạch. .. hoạchđấtđai được thực hiện dưới sự điều khiển của con người, trong đó đề cập đếnsự không cân bằng và lạc hậu của hệ thống cũ và xây dựng hệ thống mới đảm baỏ phù hợp với giai đoạn lịch sử Theo xu thế phát triển kinh tế - xã hội, nhu cầu sửdụngđất cũng có sự thay đổi lớn điều đó làm mất cân bằng cung cầu sửdụngđấtđai Vì vậy, quyhoạchsửdụngđấtđai là một quyhoạch động, sự mất cân đối trong sử. .. như chỉ tiêu bình quân về đất thì xãĐạiKim thuộc xã có số dân khá đông Song thực tế mức độ sửdụngđất ở các thôn rất khác nhau, áp lực đối với việc sửdụngđất đang là vấn đề có tính bức xúc củaxã thể hiện ở một số mặt sau: - XãĐạiKim có quy mô dân số khá đông, tỷ lệ tăng dân số hàng năm còn khá cao Việc lấy đấtdùng vào xây dựng nhà cửa và công trình phục vụ đời sống của con người là tất yếu... nhiên, kinh tế - xã hội của từng vùng địa lý Tuy nhiên trong giai đoạn hiện nay, quyhoạchsửdụngđấtđai có nội dung bao gồm: - Điều tra và thu thập số liệu - Đánh giá điều kiện tự nhiên kinh tế - xã hội - Đánh giá tình hình sửdụngđấtđai - Xây dựng phương án quyhoạchsửdụngđất đai - Tổng hợp phương án quyhoạch 1 Công tác điều tra và thu thập số liệu Để xây dựng một phương án quyhoạch có luận . học của quy hoạch sử dụng đất đai
Phần II: phương án quy hoạch sử dụng đất của xã đến năm 2020
Phần III: Một số giải pháp chủ yếu để thực hiện quy hoạch. 10 năm cho các quy hoạch sử dụng đất đai ở cấp xã, 10- 20 năm cho
quy hoạch sử dụng đất đai cấp huyện và cấp tỉnh. Chính vì vậy, quy hoạch sử dụng đất