Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 80 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
80
Dung lượng
1,22 MB
Nội dung
UỶ BAN DÂN TỘC - IRC - UNDP
ĐIỀU TRA CUỐI KỲ CHƯƠNG TRÌNH 135 - GIAI ĐOẠN II
SỔ TAYHƯỚNGDẪN
VÀ ĐÀOTẠO
THÁNG 3 - 2012
2
Mc lc
PHN I: CC LU í CHUNG 3
1. Các biện pháp giám sát chất lợng: 3
2. Nhiệm vụ của đội trởng: 3
3. Nhiệm vụ của điều tra viên: 4
4. Nhiệm vụ của Giám sát viên 8
PHN II: PHIU PHNG VN H GIA èNH 9
A. Tóm tắt các mục và xác định ngời trả lời thông tin. 9
B. hớng dẫn ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn 10
C. Cách ghi thông tin dạng sốvà dạng chữ vào phiếu hỏi 12
Mục 0: thông tin trang bìa của phiếu phỏng vấn hộ 13
Mục 1A. Danh sách thành viên hộ gia đình 14
Mục 2. Giáo dục, đàotạovà dạy nghề 18
Mục 3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ 21
Mục 4. Thu nhập 24
Mục 5. Tài sản cố định và đồ dùng lâu bền 60
Mục 6. Nhà ở 62
Mục 7. Tham gia chơng trình 135 và chơng trình mục tiêu quốc gia 65
MC 8 69
PHN III: PHIU PHNG VN X 73
Trang bìa 73
Mục 0A. Thông tin về trình độ cán bộ xã 73
Mục 0B. thông tin về đàotạo cán bộ ban giám sát xã 73
Mục 1A. Những đặc tính cơ bản về nhân khẩu và tình hình chung của Xã 74
Mục 1B. Những đặc tính cơ bản về nhân khẩu và tình hình chung của thôn điều tra 74
Mục 1c. quản lý và lập kế hoạch chơng trình 135 74
Mục 2. Tình trạng kinh tế chung và các chơng trình trợ giúp, cứu trợ 75
Mục 3. Cơ hội việc làm phi nông, lâm nghiệp, thủy sản 75
Mục 4. Nông nghiệp và các loại đất 76
Mục 5. Kết cấu hạ tầng 77
Mục 6. Giáo dục 78
Mục 7. Y tế 79
Mục 8. Trật tự công cộng và các vấn đề xã hội 80
Hớng dẫn kết thúc phỏng vấn phiếu phỏng vấn xã 80
3
PHẦN I: CÁC LƯU Ý CHUNG
1. CÁC BIỆN PHÁP GIÁM SÁT CHẤT LƯỢNG:
Do tính chất phức tạp của cuộc điều tra nên một số biện pháp kỹ thuật đã được áp dụng
nhằm đảm bảo chất lượng số liệu điều tra, gồm:
Phiếu phỏng vấn được thiết kế với phần lớn mã số đánh sẵn nhằm giảm thời gian đánh mã
lại sau khi thu thập số liệu và giảm sai sót.
Công việc của các điều tra viên được 1 đội trưởng và giám sát viên kiểm tra, giám sát chặt
chẽ.
Phiếu phỏng vấn được thiết kế không gọn quá để tránh khai thác sót thông tin, nhưng cũng
không quá chi tiết để tốn nhiều thời gian. Phiếu phỏng vấn được thiết kế để điều tra viên có
chỗ ghi thông tin ngay vào phiếu, không phải mở sổ ghi chép trung gian. Phiếu phỏng vấn
hộ, phần ghi thông tin in 3 dòng đậm xen kẽ để giúp điều tra viên tránh ghi nhầm dòng.
2. NHIỆM VỤ CỦA ĐỘI TRƯỞNG:
2.1. Trước khi đến địa bàn điều tra
Trước khi đến địa bàn điều tra, Đội trưởng phải điện thoại liên lạc với Cán bộ cấp tỉnh,
huyện và xã có địa bàn điều tra để thông báo lịch trình (thời gian), danh sách các hộ sẽ phỏng vấn
và yêu cầu cán bộ xã, thôn/bản của địa bàn điều tra hẹn các hộ phỏng vấn theo lịch trình. Đội
trưởng cần trao đổi thêm các thông tin sau:
Thành phần đội điều tra: Có mấy người, những chức danh nào, làm nhiệm vụ gì?
Thời gian: Đội làm việc tại xã mấy ngày, ăn, ở ra sao?
Nội dung điều tra thông tin của 15 hộ gia đình đã được chọn điều tra năm 2007 về chăm sóc
sức khoẻ, học hành, việc làm và đời sống của gia đình trong 12 tháng qua, các thông tin liên
quan đến các chương trình dự án thực hiện tại địa bàn điều tra.
Đề nghị cử người có trách nhiệm của xã phối hợp tổ chức, chỉ đạo cuộc điều tra. Đội trưởng
cùng cán bộ đại diện cho lãnh đạo xã sẽ đối chiếu, kiểm tra, hoàn chỉnh danh sách hộ. Đội
trưởng hướngdẫn chuẩn bị thông tin của phiếu phỏng vấn xã, đồng thời hẹn lịch, bàn thành
phần cán bộ chuẩn bị và tham gia buổi thu thập thông tin phiếu phỏng vấn xã.
Đề nghị Lãnh đạo xã gặp và giao nhiệm vụ cho cán bộ thôn/ấp/bản, người dẫn đường, người
phiên dịch (nếu có).
Đặt lịch điều tra và cử cán bộ thôn/ấp/bản hẹn những hộ sẽ điều tra ngày/buổi đến phỏng
vấn. Bàn biện pháp khắc phục khó khăn, phối hợp giữa chính quyền, đoàn thể và đội làm
công tác tư tưởng cho các hộ trong và ngoài diện điều tra.
Công việc này tốt nhất được thực hiện 2 ngày trước khi đội điều tra xuống địa bàn nhằm tránh tình
trạng các hộ không bố trí được thời gian cho cuộc phỏng vấn. Đội trưởng căn cứ vào danh sách các
hộ phỏng vấn, phân công từng điều tra viên phỏng vấn từng hộ cụ thể để khi đến địa bàn không mất
thời gian phân công công việc cho các điều tra viên.
2.2. Đến địa bàn điều tra
Khi đến địa bàn điều tra, đội trưởng đề nghị chính quyền xã sắp xếp lịch phỏng vấn phiếu xã
và bố trí người dẫn đường cho các điều tra viên đến các hộ phỏng vấn trong thôn/ấp/bản điều tra.
2.2. Xác định địa chỉ và hộ gia đình
Trước khi các điều tra viên đi phỏng vấn các hộ, đội trưởng sẽ làm việc với chính quyền địa
phương để xác định lại những hộ sẽ được điều tra. Đôi khi điều tra viên sẽ gặp phải một số khó
4
khăn khi đến 1 hộ cụ thể, như: Không tìm thấy chỗ ở của hộ đã chọn; tìm thấy chỗ ở, nhưng hộ
không có người ở nhà hoặc đã chuyển đi nơi ở khác, nhà chưa bàn giao hoặc bán lại cho người
khác; hoặc hộ có tên chủ hộ được chọn trong danh sách đã chuyển đi và đã có hộ mới đã chuyển
đến ở (chỗ ở của hộ cũ). Nếu có trường hợp trên xảy ra, điều tra viên phải gặp đội trưởng để xin ý
kiến giải quyết.
2.3. Kiểm tra thông tin ở trang bìa, đặc biệt là tên và các mã số xác định hộ theo danh sách địa bàn
được giao. Ghi thông tin trang bìa trước khi điều tra viên đến hộ phỏng vấn.
2.4. Thu thập số liệu phiếu xã, ghi mã ngành nghề và kiểm tra phiếu phỏng vấn hộ, dự phỏng vấn.
- Phỏng vấn các cán bộ xã, cán bộ trưởng thôn/ bản/ ấp để ghi thông tin và hoàn thành phiếu
phỏng vấn xã.
- Đội trưởng có trách nhiệm hướngdẫn nghiệp vụ và giúp đỡ điều tra viên giải quyết những
khó khăn trong quá trình điều tra.
- Nhằm hoàn thành những công việc chung của đội điều tra, đội trưởng phải lập “Bảng phân
công khối lượng công việc” cho điều tra viên và tiến hành kiểm tra những công việc cụ thể
sau đây tại địa bàn điều tra:
Kiểm tra chi tiết tất cả các phiếu phỏng vấn sau khi đã được thu thập số liệu để xem điều
tra viên thu thập số liệu đã đầy đủ và có chính xác không. Khi thấy sai sót, đội trưởng
đánh dấu vào phiếu phỏng vấn bằng bút chì và bàn với điều tra viên cách sửa chữa, kể cả
phải trở lại hộ gia đình thu thập lại số liệu sai sót.
Dự một hoặc vài cuộc phỏng vấn của điều tra viên để đánh giá phương pháp hỏi của điều
tra viên. Điều tra viên sẽ không được báo trước về việc này
Đội trưởng phải thường xuyên hội ý, trao đổi công việc với điều tra viên và phản ánh kết
quả công việc với cấp trên.
- Đội trưởng và điều tra viên phải có mối quan hệ chặt chẽ trong quá trình làm việc. Đội
trưởng có trách nhiệm hướngdẫn nghiệp vụ cho điều tra viên; mỗi khi có vấn đề khó khăn
nảy sinh về nghiệp vụ (chưa hiểu cụ thể về nội dung và phương pháp tính) hoặc về tổ chức,
điều tra viên phải báo cáo ngay với đội trưởng.
3. NHIỆM VỤ CỦA ĐIỀU TRA VIÊN:
Điều tra viên giữ vai trò hết sức quan trọng trong cuộc điều tra. Số liệu có được thu thập đầy
đủ và chất lượng bảo đảm hay không phụ thuộc rất nhiều vào tinh thần trách nhiệm đối với công
việc của mỗi điều tra viên. Để hoàn thành nhiệm vụ của cuộc điều tra, yêu cầu mỗi điều tra viên
phải làm theo những nội dung được quy định thống nhất trong sổ tayhướngdẫn nghiệp vụ này.
Điều tra viên phải phối hợp chặt chẽ với đội trưởng. Mỗi khi có những vấn đề vướng mắc nảy sinh
trong quá trình tiếp xúc, thu thập số liệu ở hộ, điều tra viên cần thông báo ngay với đội trưởng để
bàn bạc cùng giải quyết.
Điều tra viên, khi đến hộ phải giới thiệu về mình, về cuộc điều tra cuối kỳ Chương trình
135 giai đoạn II:
“Tôi tên là . . . . . . . . , cán bộ của Công ty Nghiên cứu và Tư vấn Đông Dương. Hôm nay,
sau khi thống nhất kế hoạch với chính quyền, đoàn thể trong xã, chúng tôi tới thăm 15 hộ gia đình
đã được Trung ương chọn và đề nghị từng gia đình cung cấp một số thông tin về chăm sóc sức
khoẻ, giáo dục, việc làm và về đời sống của gia đình và đánh giá của hộ gia đình về các công trình
xây dựng hạ tầng thuộc Chương trình 135 giai đoạn 2006- 2010. Những thông tin này sẽ dùng làm
cơ sở cho Nhà nước nghiên cứu chính sách nhằm đánh giá hiệu quả và tác động của Chương trình
135 giai đoạn II đến sự phát triển kinh tế, ổn định và nâng cao đời sống nhân dân, trong đó có gia
đình ta.
Những thông tin gia đình cung cấp sẽ được giữ kín, không sử dụng cho các mục đích khác.
5
Cuộc phỏng vấn này sẽ cần khoảng giờ *.
Nhân dịp này, Nhà nước có chút quà nhỏ cảm ơn gia đình đã cộng tác để chúng tôi hoàn
thành nhiệm vụ”.
(*) ĐIỀU TRA VIÊN TỰ ĐÁNH GIÁ SỐ GIỜ, TUỲ THUỘC VÀO QUY MÔ HỘ
6
Nếu thông tin thu thập chưa thật đầy đủ vì gia đình có cháu đang đi học hay có người đi làm
vắng điều tra viên phải dặn thêm “xin gia đình cho chúng tôi trở lại hỏi thêm một vài thông tin cụ
thể vào thời gian thích hợp”.
3.1. Phỏng vấn các hộ điều tra:
Nhiệm vụ của điều tra viên là phỏng vấn các hộ để thu thập số liệu vào phiếu phỏng vấn hộ
gia đình. Trong thực tế có trường hợp điều tra viên phải đến 1 hộ nhiều lần mới có thể gặp được chủ
hộ hoặc những người trả lời có liên quan để phỏng vấn. Vì vậy, mỗi điều tra viên phải lên kế hoạch,
bố trí lịch cụ thể cho từng hộ gia đình và phải tận dụng mọi thời gian có thể tiếp xúc với hộ để bảo
đảm hoàn thành việc thu thập số liệu của số lượng hộ mình phụ trách.
Trong quá trình phỏng vấn, điều tra viên nhất thiết phải làm theo những chỉ dẫn trong các
mục của phần 2 trong cuốn sổtay này.
3.2. Kiểm tra phiếu phỏng vấn sau khi hoàn thành việc thu thập số liệu:
Sau khi hoàn thành mỗi phiếu phỏng vấn, điều tra viên phải kiểm tra các mục và những
thông tin cần thu thập trong mỗi mục đối với các thành viên trong từng mục để tránh bỏ sót. Điều
tra viên phải thực hiện công việc này ngay sau khi phỏng vấn hộ và trước khi giao phiếu phỏng vấn
cho đội trưởng. Điều quan trọng nhất là phải hoàn thành việc kiểm tra này trước khi rời khỏi địa bàn
điều tra.
Điều tra viên có thể sửa lại những chỗ viết sai hoặc không rõ ràng khi phỏng vấn hộ. Ngoài
ra, điều tra viên không được tự ý sửa bất kỳ con số nào trong phiếu phỏng vấn đã được hoàn thành
nếu chưa phỏng vấn lại hộ gia đình điều tra. Điều tra viên cũng không được sao chép thông tin từ
phiếu phỏng vấn này sang phiếu phỏng vấn khác.
Lưu ý: Nếu viết sai số liệu thì gạch chéo số đó, viết số đúng vào bên cạnh, không được viết
đè lên số sai hoặc dùng bút xoá. Khi sửa số do viết sai, điều tra viên phải ký tên vào bên cạnh (gần)
với số được sửa đó.
3.3. Quan hệ với đội trưởng:
Điều tra viên phải luôn luôn chấp hành sự phân công của đội trưởng. Đội trưởng là người
thay mặt Tổng cục Thống kê và Uỷ ban dân tộc có trách nhiệm phân công công việc cho mỗi điều
tra viên.
3.4. Cuộc phỏng vấn
Điều tra viên phải làm theo những hướngdẫn trong cuốn sổtay này một cách cẩn thận. Các
quy định cụ thể như sau:
(i). Hỏi các câu hỏi một cách chính xác như đã được in trong phiếu phỏng vấn.
Các câu hỏi đã được biên soạn một cách cẩn thận để thu được các thông tin chính xác đáp
ứng cho việc phân tích sau này, đồng thời cũng đã được kiểm nghiệm nhiều lần ở địa bàn. Điều tra
viên phải đọc nguyên văn các câu hỏi như đã được in trong phiếu phỏng vấn. Sau khi đọc một lần
thật rõ ràng và dễ hiểu, điều tra viên chờ câu trả lời. Nếu người trả lời không trả lời trong một
khoảng thời gian nhất định thì họ có thể: 1) không nghe được câu hỏi; hoặc 2) chưa hiểu được câu
hỏi; hoặc 3) không biết trả lời. Với mọi trường hợp, điều tra viên cũng phải nhắc lại câu hỏi. Nếu
người trả lời vẫn không trả lời được thì phải hỏi lại xem người trả lời có hiểu câu hỏi không. Nếu
không hiểu thì điều tra viên phải diễn đạt câu hỏi dưới hình thức khác nhưng vẫn phải trung thành
với nội dung câu hỏi.
(ii). Phải làm mọi cách để tránh nhận được câu trả lời “không biết” bằng cách giúp người trả lời
ước lượng, hoặc tìm ra câu trả lời gần đúng của họ. Trong phiếu phỏng vấn có nhiều câu hỏi cần sự
7
bàn bạc, thảo luận của điều tra viên, ví dụ: tuổi, diện tích đất, thu nhập, số lượng sản phẩm đã bán
ra, v.v
(iii). Trong trường hợp đã biết trước thông tin đơn giản, như người này là vợ của người kia, thì không
cần phải hỏi tình trạng hôn nhân của hai người đó, chỉ cần điền thông tin đúng vào ô thông tin. Nhưng
nếu chưa biết rõ, hoặc chỉ là dự đoán thì cần phải hỏi cho rõ.
(iv). Duy trì nhịp độ phỏng vấn
Điều tra viên phải làm chủ cuộc phỏng vấn nhưng phải hết sức lắng nghe người trả lời,
tránh làm phật ý. Để làm được như vậy, hãy hết sức tránh thảo luận dài dòng với người trả lời; nếu
hộ trả lời không phù hợp hoặc phức tạp thì không nên ngắt lời người trả lời một cách quá đột ngột
mà tỏ ra lắng nghe cẩn thận những gì họ nói và khéo léo hướng người đó trở lại câu hỏi ban đầu.
Điều tra viên tránh gán thông tin, gợi ý cách trả lời cho họ.
(v). Phải hỏi từng người những thông tin về bản thân họ, tránh càng nhiều càng tốt việc người khác
trả lời thay cho người cần hỏi trong những mục quy định hỏi từng thành viên.
Nói chung, điều tra viên phải hoàn thành một mục đối với tất cả các thành viên của hộ gia
đình trước khi chuyển sang các mục tiếp theo. Tuy nhiên, trong trường hợp một thành viên của hộ
gia đình bận việc phải đi khỏi nhà thì có thể hỏi người đó tất cả các mục để họ có thể đi và sau đó
quay lại những mục trước để hỏi những người khác trong hộ gia đình. Nếu một người vắng mặt thì
điều tra viên có thể hỏi những người có mặt trước, sau đó quay lại hộ vào lúc phù hợp để hỏi người
vắng mặt này.
(vi). Giữ thái độ hoàn toàn trung lập với chủ đề phỏng vấn
Điều tra viên không được tỏ thái độ ngạc nhiên, tán thành hay bất đồng với câu trả lời. Nếu
người trả lời hỏi ý kiến, điều tra viên không được nói mình nghĩ thế nào về vấn đề đó. Điều tra viên
cần giải thích mục đích của cuộc điều tra này là thu thập những ý kiến của người được hỏi về vấn
đề đó. Điều tra viên không được thảo luận quan điểm của mình với người trả lời đến khi cuộc
phỏng vấn kết thúc. Điều tra viên cũng tránh bất kỳ sự gợi ý nào theo suy nghĩ chủ quan của mình.
(vii). Nếu bạn không hiểu một câu hỏi hay thủ tục nào đó, trước hết đọc cuốn sổtay này, sau đó có
thể hỏi đội trưởng cho rõ ràng hơn nếu cần.
(viii). Tính chất cá nhân của cuộc phỏng vấn
Tất cả các số liệu thu thập được đều được giữ kín. Bất kỳ một số liệu nào để cho người
không có trách nhiệm biết đều bị coi là vi phạm kỷ luật cuộc điều tra này. Nguyên tắc này rất quan
trọng và là cơ sở của tất cả các công tác thống kê.
Về nguyên tắc, tất cả các câu hỏi phải được hỏi chỉ với sự có mặt của các thành viên trong
hộ. Sự có mặt của người lạ có thể gây sự lúng túng và ảnh hưởng đến câu trả lời, đồng thời thông
tin sẽ không được giữ kín. Tuy vậy, thường khó hạn chế sự có mặt của người lạ trong thời gian
phỏng vấn vì việc điều tra viên đến hộ thường gây sự tò mò cho hàng xóm. Nếu gặp trường hợp như
vậy, điều tra viên đề nghị người trả lời thuyết phục họ đi chỗ khác; hoặc giải thích một cách thật
nhã nhặn để mọi người hiểu là cần phải đảm bảo tính chất giữ kín của cuộc phỏng vấn.
3.5. Cách cư xử của điều tra viên
Điều tra viên phải ghi nhớ những quy định sau:
Phải nhã nhặn với tất cả mọi người (người trả lời và gia đình, bạn bè họ, đội trưởng, những
thành viên trong đội điều tra và những người khác có liên quan). Cách cư xử của điều tra
viên có thể có ảnh hưởng rất lớn đến dư luận của nhân dân nơi có điều tra cũng như đến kết
quả của tất cả các hoạt động điều tra.
Trang phục gọn gàng để tạo cho người trả lời sự tin tưởng rằng đó là một người đáng tin cậy
và có trọng trách.
Phải đến đúng giờ hẹn và đừng bao giờ để người trả lời phải chờ.
8
Không được phê bình, đánh giá hay bình luận câu trả lời hay hành vi của người được phỏng
để tránh họ trả lời không đúng thực tế, tránh tự ý đưa ra ý kiến chủ quan của mình.
Không uống rượu/bia khi làm việc
4. NHIỆM VỤ CỦA GIÁM SÁT VIÊN
Giám sát viên cấp tỉnh/TP là những người chịu trách nhiệm về các nội dung sau:
4.1. Chất lượng số liệu cũng như quá trình thực hiện cuộc điều tra của các đội điều tra thuộc phạm
vi được phân công
4.2. Giải quyết các vướng mắc về nghiệp vụ đối với những đội do mình phụ trách. Báo cáo kịp thời
những nội dung nghiệp vụ do mình đã giải quyết và những vướng mắc nghiệp vụ mình không tự
giải quyết được với ban chỉ đạo thực địa.
4.3. Kiểm tra và xác minh lại mẫu hộ gia đình, mỗi hộ đã bị thay thế phải được kiểm tra lại có đảm
bảo đúng quy định không.
4.4. Kiểm tra giám sát quá trình thực hiện của các đội điều tra, tập trung kiểm tra phiếu của điều tra
viên là khâu quan trọng nhất. Trong các lần giám sát tại thực địa Giám sát viên kiểm tra khoảng
30% số phiếu đã hoàn thành của mỗi điều tra viên, tập trung vào điều tra viên phỏng vấn yếu; dự
phỏng vấn xã của đội trưởng, dự phỏng vấn mỗi điều tra viên từ 2 đến 3 hộ và ghi nhận xét vào
mẫu phiếu số 4/KSCL: “Phiếu dự phỏng vấn của hộ điều tra”.
4.5. Tổ chức rút kinh nghiệm với đội điều tra về tổ chức thu thập thông tin ở địa bàn, thông báo ý
kiến nhận xét về kết quả kiểm tra phiếu, kết quả dự phỏng vấn của đội trưởng, điều tra viên, bàn
biện pháp khắc phục khó khăn, tồn tại và tiếp thu các ý kiến đề xuất của đội điều tra.
Sau mỗi lần kết thúc giám sát tại thực địa giám sát viên có: “Báo cáo giám sát tại địa bàn” và kết
quả kiểm tra phiếu, dự phỏng vấn điều tra viên tại địa bàn gửi Ban chỉ đạo cuộc điều tra để phục vụ
công tác chỉ đạo nghiệp vụ.
4.6. Giám sát viên có quan hệ tốt với đội điều tra, phải thu xếp để gặp đội trưởng và các thành viên
của đội điều tra trong thời gian đi thực địa, càng sớm càng tốt. Bố trí gặp từng đội điều tra ít nhất 1
lần trong tuần đầu để giải quyết nhanh chóng các vấn đề và sửa lỗi một cách có hệ thống. Xây dựng
kế hoạch giám sát ở các đội được phân công. Giám sát viên phải gặp mặt các thành viên tại địa bàn
điều tra.
9
PHẦN II: PHIẾU PHỎNG VẤN HỘ GIA ĐÌNH
A. TÓM TẮT CÁC MỤC VÀ XÁC ĐỊNH NGƯỜI TRẢ LỜI THÔNG TIN.
Phiếu phỏng vấn hộ gia đình có trang bìa và 8 mục, mỗi mục có một số phần. Do đặc trưng
thông tin của mỗi mục nên một số mục phải phỏng vấn từng thành viên và một số mục phải phỏng
vấn người nắm nhiều thông tin nhất.
Trang bìa: Ghi những thông tin quản lý cuộc điều tra. Các thông tin gồm tên tỉnh, mã tỉnh, tên
huyện, mã huyện, tên xã, mã xã, địa chỉ của hộ; họ tên, mã của chủ hộ. Những thông tin này được
cung cấp trong danh sách các hộ điều tra và có thông tin cơ bản; thông tin về ngày/tháng/năm phỏng
vấn, ngày/tháng/năm đội trưởng kiểm tra; có dùng phiên dịch trong cuộc phỏng vấn hay không; họ
tên, mã số, chữ ký của điều tra viên và đội trưởng.
Mục 1. Danh sách thành viên hộ gia đình: Mục này liệt kê những thành viên của hộ gia đình và
những số liệu nhân khẩu học chính của họ, ngôn ngữ sử dụng chính hàng ngày. Các câu hỏi được
hỏi chủ hộ hoặc một số người trong hộ.
Mục 2. Giáo dục - đàotạovà dạy nghề: Mục này thu thập những thông tin về trình độ giáo dục, cấp
học, loại trường của tất cả các thành viên, khoảng cách từ nhà đến trường học, đánh giá của các
thành viên đang đi học đến chất lượng giáo dục của trường, các thông tin về miễn giảm học phí.
Người trả lời gồm các thành viên trong hộ, đặc biệt các câu hỏi liên quan đến đánh giá chất lượng
giáo dục thì phải hỏi thành viên của hộ đang đi học.
Mục 3. Y tế và chăm sóc sức khoẻ: Mục này hỏi về tình hình ốm/bệnh/chấn thương, thẻ bảo hiểm y
tế, tình hình sử dụng các dịch vụ y tế trong 12 tháng qua, đánh giá về chất lượng dịch vụ y tế, mức
độ hài lòng và lý do không hài lòng với chất lượng dịch vụ y tế nhận được của tất cả các thành viên
hộ gia đình. Các thành viên tự trả lời cho bản thân mình còn các cháu nhỏ sẽ do bố mẹ trả lời thay.
Mục 4. Thu nhập: Mục này thu thập thông tin về thu nhập của hộ từ các nguồn:
Thu thập các thông tin về thời gian lao động của các thành viên từ 6 tuổi trở lên;
Thu nhập của các thành viên làm công việc nhận tiền lương tiền công từ 6 tuổi trở lên;
Thu nhập và thời gian tham gia vào các công trình cơ sở hạ tầng của xã, trong đó có Chương
trình 135.
Thu nhập từ hoạt động tự làm sản xuất nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản;
Thông tin về tình trạng đất đai;
Thu nhập từ các ngành nghề sản xuất kinh doanh phi nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản (kể
cả dịch vụ phi nông lâm nghiệp thủy sản và chế biến sản phẩm nông lâm nghiệp, thuỷ sản)
của hộ;
Thu nhập khác.
Người trả lời là người có thu nhập từ các nguồn trên và là người biết nhiều nhất về các hoạt
động kinh tế tự làm.
Mục 5. Tài sản cố định và đồ dùng lâu bền: Mục này liệt kê tài sản cố định dùng cho sản xuất và
các đồ dùng lâu bền dùng cho sinh hoạt của hộ. Người trả lời tốt nhất là chủ hộ và những người biết
nhiều thông tin nhất về các loại tài sản, đồ dùng này.
Mục 6. Nhà ở: Mục này xác định tất cả các chỗ ở của hộ gia đình và tính các chi phí cho nhà ở, điện
nước và phương tiện vệ sinh; đồng thời hỏi cả về thu nhập từ việc cho thuê nhà ở/đất ở. Các câu hỏi
được hỏi chủ hộ hoặc một số người biết nhiều thông tin nhất trong hộ.
10
Mục 7. Tham gia chương trình 135 và Chương trình mục tiêu quốc gia: Mục này thu thập một số
thông tin về tình hình được hưởng lợi của những hộ nghèo thông qua chương trình 135 và Chương
trình mục tiêu quốc gia cũng như các chính sách đối với người nghèo. Người trả lời là chủ hộ hoặc
những thành viên biết nhiều thông tin nhất của hộ.
Mục 8. Sự thiếu hụt và các cú sốc: Một số thông tin chi tiết về tình trạng thiếu hụt và các cú sốc/rủi
ro mà hộ gia đình gặp phải.
B. HƯỚNGDẪN GHI THÔNG TIN VÀO PHIẾU PHỎNG VẤN
Những quy định cho điều tra viên khi phỏng vấn và ghi thông tin vào phiếu phỏng vấn:
1. Điều tra viên phải ghi những thông tin hỏi được ngay khi phỏng vấn, không được ghi ra giấy để
sau cuộc phỏng vấn mới ghi vào phiếu phỏng vấn, hoặc cũng không được nhớ câu trả lời và sau
cuộc phỏng vấn mới ghi lại vào phiếu phỏng vấn.
2. Điều tra viên không cho người trả lời nghe hoặc xem những nội dung của câu hỏi. Điều tra viên
phải tìm mã hoặc câu trả lời có nội dung phù hợp nhất với câu trả lời của người trả lời. Nếu không
có mã phù hợp, điều tra viên có thể sử dụng mã “khác” và ghi rõ thêm vào phần để trống cho phù
hợp.
Đối với nội dung của câu hỏi, mã trả lời được viết bằng chữ thường thì điều tra viên phải đọc rõ
ràng cho người trả lời nghe để trả lời.
Do đó điều tra viên cần được tập huấn tốt để trở thành người thu thập thông tin có kỹ năng phỏng
vấn, tuân thủ đúng quy trình và các quy định trong quá trình thu thập thông tin, nắm bắt được đúng
thông tin của đối tượng điều tra.
Ví dụ 1:
Mục 1. Câu 1:
“GHI BẰNG CHỮ IN HOA VÀ THEO THỨ TỰ GIA ĐÌNH HẠT NHÂN"
Đây là câu dùng chữ in hoa để hướngdẫn cho điều tra viên, không phải đọc cho người trả
lời.
Ví dụ 2:
Mục 4A. Câu 2:
“CÓ LÀM VIỆC? (CÓ MÃ 1 Ở CÂU 1?)"
CÓ 1 (>>4)
KHÔNG 2
Câu hỏi này không cần đọc cho người trả lời. Điều tra viên tự căn cứ vào câu 1 của mục này
để xác định câu trả lời là có (mã số 1) hay không (mã số 2).
Ví dụ 3:
Mục 4A, câu 12:
"[TÊN] làm việc cho Nhà nước hay tổ chức, cá nhân nào?"
TỰ LÀM CHO GIA ĐÌNH LÀ DN TƯ NHÂN 1 (>>15)
TỰ LÀM CHO HỘ KHÔNG PHẢI LÀ DN TƯ NHÂN 2 (>>15)
LÀM CHO HỘ KHÁC ……… 3 (>>13)
KINH TẾ NHÀ NƯỚC ……… 4
KINH TẾ TẬP THỂ ……… 5 (>>13)
KINH TẾ TƯ NHÂN ……… 6 (>>13)
KINH TẾ CÓ VỐN ĐẦU TƯ NƯỚC NGOÀI 7 (>>13)
Điều tra viên đọc câu hỏi cho người trả lời nghe mà không đọc các nội dung trả lời vì chúng
được in bằng chữ in hoa. Sau đó điều tra viên tự ghi mã có nội dung thích hợp nhất với câu
trả lời của người trả lời.
[...]... mầm non có nhà trẻ và mẫu giáo - Giáo dục phổ thông có hai bậc học là bậc tiểu học và bậc trung học; bậc trung học có hai cấp học là cấp trung học cơ sởvà trung học phổ thông - Giáo dục nghề nghiệp có trung học chuyên nghiệp và dạy nghề - Giáo dục đại học đàotạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau đại học đàotạo hai trình độ là trình độ thạc sỹ và trình độ tiến sỹ... mức tay nghề không có nghĩa là tay nghề cần thiết cho việc thực thi các nhiệm vụ và trách nhiệm của một nghề chỉ có được thông qua quá trình giáo dục, đàotạo chính qui, mà tay nghề của một người có thể có được thông qua đàotạo không chính qui hoặc do tích luỹ kinh nghiệm Hơn nữa, cần nhấn mạnh rằng, hệ thống phân loại nghề tập trung phản ánh mức tay nghề cần thiết cho việc thực thi các nhiệm vụ và. .. đã làm và khái niệm về tay nghề Loại công việc là tập hợp các nhiệm vụ và trách nhiệm đã thực hiện, hoặc phương tiện để thực hiện nó, của một người mà đơn vị thống kê sử dụng cho việc phân loại nghề Tay nghề là khả năng thực hiện các nhiệm vụ và trách nhiệm mà một nghề đòi hỏi Tay nghề được thể hiện trên 2 mặt: a Trình độ tay nghề: Là sự kết hợp của mức độ phức tạp và phạm vi mà các nhiệm vụ và trách... này đạt được nhiều bằng cấp thì ghi loại bằng cấp cao nhất về giáo dục vào cột “GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN” và bằng cấp cao nhất về dạy nghề vào cột “GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” Chẳng hạn người trả lời có bằng tốt nghiệp THPT và bằng công nhân kỹ thuật, thì cột ghi mã 3 vào cột “GIÁO DỤC PHỔ THÔNG VÀ ĐẠI HỌC TRỞ LÊN” và mã 4 vào cột “GIÁO DỤC NGHỀ NGHIỆP” Điều tra viên cần chú ý chỉ ghi các loại... Chỉ hỏi tôn giáo của chủ hộ và điền mã tương ứng Không hỏi câu này đối với các thành viên khác của hộ 17 MỤC 2 GIÁO DỤC, ĐÀOTẠOVÀ DẠY NGHỀ Mục đích Mục này đánh giá trình độ học vấn, trình độ chuyên môn kỹ thuật của các thành viên hộ gia đình và những chi phí giáo dục trong 12 tháng Những thông tin này sẽ giúp phân tích mối quan hệ giữa mức sống với giáo dục, đàotạovà dạy nghề nhằm đề ra những... công, làm thuê Khi xác định là việc làm nhận tiền lương, tiền công thì ghi mã 1 vào Mục 4A câu 1a; nếu là việc tự làm nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và dịch vụ liên quan thì ghi mã 1 vào Mục 4A câu 1b; nếu là việc tự làm phi nông, lâm nghiệp, thuỷ sản và các dịch dụ phi nông lâm thuỷ sản thì ghi mã 1 vào Mục 4A câu 1c Hướng dẫn phân loại nghề: Nghề là loại công việc mà một cá nhân thể hiện trong việc làm... cấp, nhân viên kỹ thuật làm việc tại văn phòng, bàn giấy ; hoặc nhân viên hướngdẫn tham quan, du lịch luôn đi theo đoàn du lịch, tham quan, không phải chỉ ngồi ở bàn giấy để hướng dẫn thì được xếp vào nhóm này 27 Nhóm nghề: Lao động có kỹ thuật trong nông nghiệp, lâm nghiệp và thuỷ sản Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm cần thiết trong việc sản xuất ra các sản phẩm nông, lâm,... nguyên vật liệu và công cụ sản xuất, cũng như có hiểu biết về tất cả các công đoạn của dây chuyền sản xuất, kể cả phải hiểu biết các đặc điểm và công dụng của sản phẩm cuối cùng làm ra Các nhiệm vụ chính bao gồm việc chiết hoặc xử lý các nguyên vật liệu thô; chế tạovà sửa chữa hàng hoá, máy móc; xây dựng, bảo trì và sửa chữa đường sá, nhà cửa, các công trình xây dựng khác; tạo ra các sản phẩm và các mặt... trong bảng danh mục này không hoàn toàn căn cứ vào trình độ học vấn được đàotạo cũng như nó không quan tâm đến việc giải thích người lao động này có tay nghề cao hơn hay thấp hơn so với người kia trong cùng một nghề Các nhóm nghề bao gồm: Nhóm nghề: Các nhà lãnh đạo trong các ngành, cấp và các đơn vị Nhóm này bao gồm những người làm việc trong các ngành, cấp và trong các đơn vị có giữ các chức vụ, có... giáo sư và giảng viên chính, giảng viên các trường đại học và cao đẳng ; bác sĩ, bác sĩ chính, bác sĩ cao cấp, chuyên gia cao cấp bậc 1,2 và 3 Hầu hết các nghề thuộc nhóm này đòi hỏi mức tay nghề thứ tư Nhóm nghề: Các nhà chuyên môn kỹ thuật bậc trung trong các lĩnh vực Nhóm này bao gồm những nghề đòi hỏi kiến thức và kinh nghiệm về kỹ thuật thuộc một hay nhiều lĩnh vực của khoa học tự nhiên và sinh . CUỐI KỲ CHƯƠNG TRÌNH 135 - GIAI ĐOẠN II
SỔ TAY HƯỚNG DẪN
VÀ ĐÀO TẠO
THÁNG 3 - 2012
2
Mc lc
PHN I:. học chuyên nghiệp và dạy nghề
- Giáo dục đại học đào tạo hai trình độ là trình độ cao đẳng và trình độ đại học; giáo dục sau
đại học đào tạo hai trình độ