1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thông tin Thư viện: Kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh

133 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Nội dung

Luận văn Kiến thức thông tin của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh trình bày kiến thức thông tin đối với nhiệm vụ nâng cao chất lượng học tập của sinh viên trường Đại học Hà Tĩnh; đồng thời, phân tích đánh giá thực trạng và đề ra các giải pháp phát triển thông tin cho sinh viên tại đây.

Trang 1

TRUONG DAI HQC VAN HOA HA NOI

TRAN DUONG

KIEN THUC THONG TIN CUA SINH VIEN TRUONG DAI HQC HA TINH

Chuyên ngành: Khoa học Thông tin - Thư viện

Mã số: 60320203

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THÔNG TIN - THƯ VIỆN

Người hướng dẫn khoa học : PGS TS Nguyễn Thu Thảo

Năm,2015

Trang 2

quả nghiên cứu và các kết luận trong luận văn này là trung thực, không sao chép từ bắt kỳ một nguồn nào và dưới bất kỳ hình thức nào Việc tham khảo các nguồn tài liệu (nếu có) đã được thực hiện trích dẫn và ghỉ nguồn tài liệu tham khảo đúng quy định

Tác giả luận văn

Trang 3

LỜI CAM ĐOAN

MỤC LỤC

DANH MỤC CÁC TỪ VIET TAT

DANH MUC CAC BANG BIEU, SO DO VA BIEU DO MO DAU Chương 1: KIÊN THỨC THONG TIN DOI VOI NHIEM VU NANG CAO CHAT hà mb

LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH 18 1.1 Những vấn đề chung về kiến thức thông tin đối với sinh viên 18

1.1.1 Khái niệm về kiến thức thông tin 18

1.1.2 Các yếu tố ảnh hưởng đến phát triển kiến thức thông tin 20

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá kiến thức thông tin 26

1.1.4 Các yêu cầu đối với kiến thức thông tin của sinh viên 30

1.2 Trường Đại học Hà Tĩnh và Trung tâm Thông tin - Thư viện 31 1.2.1 Trường Đại học Hà Tĩnh 31 1.2.2 Trung tm Thong tin — Thu vign 33 1.3 Vai trò của kiến thức thông tin đối với sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh 38 1.3.1 Nâng cao chất lượng học tập 38 1.3.2 Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học 39

1.3.3 Trợ giúp giải quyết các vấn đề khác 42

Tiểu kết 43

Chương 2: THỰC TỊ KIÊN THỨC THÔNG TIN CỦA SINH VIÊN

TRUONG DAI HQC HA TINH 45

2.1 Kỹ năng nhận dạng nhu cầu 45

2.1.1 Hiểu biết của sinh viên về kiến thức thông tin 45

2.1.2 Nhận thức của sinh viên về các khóa học kiến thức thông tin 46

2.1.3 Tầm quan trọng của kiến thức thông tin đối với học tập và nghiên cứu 48

2.2 Kỹ năng tìm kiếm và đánh giá thông tin 49 2.2.1 Định vị thông tin 49 2.2.2 Cách thức tiến hành tìm tin của sinh viên 52 2.2.3 Đánh giá thông tin 55 2.3 Kỹ năng sử dụng và trình bày thông tin 38 2.3.1 Kỹ năng sử dụng thông tin 58 2.3.2 Kỹ năng trình bày thông tin 61 2.4 Chia sẻ thông tin 63

2.5 Các yếu tố ảnh hưởng đến kiến thức thông tin của sinh viên Trường Đại

học Hà Tĩnh 65 2.5.1 Hoàn cảnh xã hội 65

Trang 4

2.5.5 Phương pháp học tập của sinh viên 69 2.5.6 Phương pháp giảng dạy của giảng viên 70 2.5.7 Trình độ cán bộ thư viện 72 2.5.8 Sự phối hợp giữa cán bộ thư viện với giảng viên 72 2.5.9 Công nghệ thông tin 73

2.5.10 Kỹ năng mềm của sinh viên 74

2.6 Đánh giá chung về kiến thức thông tin 76

2.6.1 Điểm mạnh 76

2.6.2 Hạn chế 76

2.6.3 Nguyên nhân 71

Tiểu kết 79

Chương 3 : CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN KIÊN THỨC THÔNG TIN CHO

SINH VIÊN TRƯỜNG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH - _ 81 3.1 Nâng cao nhận thức ủa kiến thức thông tin 81 3.1.1 Đối với sinh viên 81 3.1.2 Đối với cán bộ thư viện ¬ 82 3.1.3 Đối với giảng viên 4

3.1.4 Đối với lãnh đạo 83

3.2 Đa dạng hóa và nâng cao chất lượng chương trình và nội dung phát triển

kiến thức thông tin 83

3.2.1 Lồng ghép kiến thức thông tin vào chương trình giảng dạy 83 3.2.2 Nâng cấp chương trình và nội dung giảng dạy kiến thức thông tin 88

3.2.3 Tập trung hướng dẫn các kỳ năng thông tin cho sinh viên 90 3.2.4 Đào tạo kiến thức thông tin cho sinh viên 91

3.3 Tăng cường vai trò của các bên liên quan đối với phát triển kiến thức

thông tin 100 3.3.1 Tăng cường vai trò của giảng viên 100 3.3.2 Tăng cường vai trò của lãnh đạo 101 3.3.3 Tăng cường vai trò của Thư viện - 102 3.4 Nâng cao trình độ cán bộ thư vện _ 103 3.4.1 Trang bị kỹ năng cần thiết cho cán bộ thư viện 103 3.4.2 Tập huấn kiến thức thông tin cho cán bộ thư viện 106 3.4.3 Xây dựng mối liên hệ giữa cán bộ thư viện với giảng viên 107

Tiểu kết + —_.- 109

KẾT LUẬN 110

TÀI LIỆU THAM KHẢO 112

Trang 5

Chữ viết tắt CBTV CNTT CSDL ĐHHT ĐHQG GD&ĐT TP TT-TV KTTT NCKH NDT NCT ACRL ALA OPAC Chữ viết đầy đủ Cán bộ thư viện Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu Đại học Hà Tĩnh

Dai hoc Quốc gia

Giáo dục và đảo tạo

Thành phó

Thông tin - Thư viện

Kiến thức thông tin

'Nghiên cứu khoa học Người dùng tin

Nhu cau tin

Association of College and Research Libraries ‘American Library Association

Trang 6

STT ¡ dung bảng thống kê Trang]

| Bang tt: 'Vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin ~ Thư viện Trường *% Đại học Hà Tĩnh

2 | Bảng 2.1: Nhận thức của sinh viên về kiến thức thông tin 44

x_|B4ĐE2:2: Tỷ lệsinh viên đã học các kỹ năng rong khóa học kiến thức “

thông tin

4 Bang 2.3: Tam quan trọng của kiến thức thông tin đối với học tập và ”

nghiên cứu

5 _ | Bảng 2.4: Mức độ sử dụng các công cụ tìm kiếm thông tin của sinh viên |_ 49 6 _ | Bảng 2.5: Cách thức sinh viên lựa chọn biểu thức tìm tin 52 7 _ | Bảng 2.6: Cách thức sinh viên đánh giá chất lượng tài liệu 55 8 thức về trích dẫn tài liệu tham khảo của sinh viên 58

9 liêu biết về các trường hợp trích dẫn tài liêu tham khảo 68 10 | Bảng 2.9: Sinh viên nhận thức về việc vi phạm bản quyền 60

11 | Bảng 2.10: Mức độ sử dụng tài liệu tham khảo của sinh viên 61 tp, | Bang 3.4: Mue tigu eu churong tinh kiến thức thông tin và nhiệm vụ 3

của các bên liên quan

13_ | Bảng 3.2: Đề xuất chương trình và nội dung kiến thức thông tin 97

Trang 7

STT Nội dung sơ đồ Trang

1 Sơ đồ 1.1 Cơ cấu tô chức của Trung tâm Thông tin — Thu 3s

3 viên Trường Đại học Hà Tĩnh

DANH MỤC CAC BIEU DO

STT Nội dung biểu đồ Trang

1ˆ | Biểu đồ 2.1: Sinh viên lựa chọn biểu thức tìm tin 53

2 | Biểu đồ 2.2: Sinh viên lựa chọn điểm truy cập thông tin 54

3 _ | Biểu đồ 2.3: Mức độ sử dụng tài liệu tham khảo của sinh viên 61 4 Biểu đồ 2.4: Hiểu biết của sinh viên về tổ chức danh mục tài liệu 0

tham khao ~

5 _ | Biểu đồ 2.5: Các phương thức chia sẻ thông tin của sinh viên 63

Trang 8

Chúng ta đang sống trong nền văn minh tri thức của thế kỷ XXI, thế kỷ mà sự tiến bộ không ngừng của khoa học - công nghệ với những bước nhảy vượt bậc về chất lượng và sản lượng công nghiệp, dịch vụ cũng như nguồn lực thông tin của một năm bằng hàng thế kỷ trước đó Dé không tụt hậu, kịp thời nắm bắt những tri

thức khoa học - công nghệ tiên tiến, mỗi con người phải không ngừng học hỏi, vươn lên tự hoàn thiện mình Trong công cuộc xã hội hóa giáo dục ở Việt Nam thì việc

đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục là một vấn đề mà lâu nay các nhà quản lý,

các nhà nghiên cứu đang di tìm lời giải Mục tiêu của giáo dục Việt Nam là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, sức khỏe, thẩm mĩ và

nghề nghiệp Về cách học ở các trường đại học, khuyến khích sinh viên lấy tự học

là chính, học tập một cách chủ động và sáng tạo

Giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) là sự nghiệp của toàn Đảng, của Nhà nước, của toàn dân, “giáo dục là quốc sách hàng đầu” Tại Hội nghị Trung ương 2 (Khóa VII),

GD&ĐT được Dang ta coi là quốc sách hàng đầu GD&ĐT cùng với khoa học công nghệ là nhân tố quyết định tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội Những quan điềm

về GD&ĐT được thể hiện trong các văn kiện của các Hội nghị Trung ương và các Đại

hội Đảng toàn quốc đều nhấn mạnh đến việc nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện,

đổi mới mạnh mẽ phương pháp dạy và học khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện tố chất tư duy sáng tạo của người học, từng bước áp dụng các phương pháp tiên

tiến và hiện đại vào quá trình dạy và học để từng bước hội nhập với giáo dục quốc

Trước những yêu cầu đổi mới toàn diện nền giáo dục ở bậc đại học thì việc

đào tạo theo hình thức tín chỉ là phương pháp đào tạo có nhiều ưu thế so với phương thức đào tạo truyền thống Việc áp dụng hình thức này sao cho phù hợp với

điều kiện và hoàn cảnh của mỗi trường là vấn đề lớn và khó đối với cán bộ quản lý,

những người đang giảng dạy và cả sinh viên Tuy có những bắt cập nhưng việc lấy

Trang 9

lũy kiến thức của mình thông qua sự hiễu biết về kiến thức thông tin (KTTT)

KTTT là kỹ năng then chốt, nó cần thiết trong việc nghiên cứu bất kỳ lĩnh vực nào Đó là điều kiện tiên quyết cho việc học tập suốt đời và cho phép người học

tham gia một cách chủ động và có phê phán vào nội dung học tập và mở rộng việc

nghiên cứu, trở thành người có khả năng tự định hướng, tự kiểm soát tốt hơn quá

trình học của mình Khi mà các trường đại học ngày càng có xu hướng lồng ghép việc phát triển và đánh giá các kỹ năng nảy vào việc đảo tạo ở bậc đại học, KTTT

cung cấp một công thông tin cho việc phát triển các kỹ năng khác KTTT đã nỗi lên

như một vấn đề quan trọng trong việc đảo tạo sinh viên, đặc biệt là cho những

người đến từ nhiều nền văn hóa khác nhau [17] Ngày nay, KTTT không chỉ là vấn đề riêng của ngành thông tin - thư viện (TT-TV), mà nó đã trở thành vấn đề cấp

thiết của thế kỷ 21, và đặc biệt quan trọng trong lĩnh vực giáo dục đại học Có thể

khái quát rằng: KTTT giúp chúng ta có khả năng tốt hơn đề nhận biết nhu cầu thông

tin, khai thác và sử dụng thông tin một cách hiệu quả

“Trong bối cảnh nền giáo dục đại học Việt Nam đang chuyên tiếp từ đào tạo theo niên chế sang học chế tín chỉ nhằm đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục, thì việc nâng cao KTTT cho sinh viên là điều không thể thiếu trong hoạt động đảo tạo của các trường Sinh viên được đào tạo kỹ năng thông tin sẽ nắm được các nguyên tắc cơ

bản trong việc nhận biết nhu cầu thông tin, hoạch định chiến lược tìm kiếm, định vị,

truy cập, đánh giá và sử dụng thông tin một cách hợp lý để phục vụ cho việc học tập và

nghiên cứu độc lập Đây chính là nền tảng giúp sinh viên phát triển năng lực bản thân trong tư duy độc lập và sáng tạo - một trong những yêu cầu thiết yếu trong lộ trình tín

chỉ hóa chương trình đào tạo của giáo dục đại học Việt Nam

Trường Đại học Hà Tĩnh (ĐHHT) là một trường đại học công lập, da cấp, đa

ngành, đào tạo nguồn nhân lực nhằm đáp ứng các yêu cầu của sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của đất nước nói chung và tỉnh Hà Tĩnh nói riêng Chất lượng đào

Trang 10

ngừng của các nguồn thông tin cũng như của các phương tiện truy cập, tô chức, lưu

trữ và khai thác thông tin đòi hỏi mọi người phải có KTTT Do vậy, nâng cao KTTT là một công việc quan trọng Nâng cao KTTT có thể được thực hiện nhờ vào nỗ lực

của mỗi cá nhân bằng việc tự tìm tòi, học hỏi Nhưng cũng như bất kỳ một hoạt

động đào tạo khác, việc nâng cao KTTT nên và cần được thực hiện một cách bài bản thông qua các khóa huấn luyện với chương trình, nội dung hoàn chỉnh và do những người có trình độ chuyên nghiệp đảm trách [27] Tuy nhiên, việc phát triển KTTT cho người dùng tin (NDT) tại các trường đại học Việt Nam nói chung và Trường ĐHHT nói riêng chưa được quan tâm đúng mức, chưa có hệ thống, chưa đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của NDT là sinh viên Ngoài ra, việc phát

triển KTTT cho sinh viên Trường ĐHHT có nhiều yếu tố đặc thù tác động trong quá trình triển khai Các yếu tố này cũng chưa được nghiên cứu một cách cụ thể

Từ những nhận thức về vai trò, tầm quan trọng của KTTT và yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục trong bối cảnh giáo dục đại học của nhà trường, tác giả

chọn đề tài: “Kiến thức thông tin của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh” làm đề

tài nghiên cứu cho luận văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu của đề

2.1 Lịch sử nghiên cứu kiến thức thông tin trên thế giới

'Vào những thập niên 70, tại Mỹ Trường Đại học Tổng hợp Colorado đã đưa

KTTT vào trong chương trình giảng dạy và được đề cập trong khóa học bất buộc về

kiến thức máy tính Năm 1974, tại Uỷ ban quốc gia về Khoa học Thông tin và Thư viện, Paul G Zurkowski là người đầu tiên sử dụng KTTT với nội dung: Các nguồn thông tin được áp dụng vào các tình huống giải quyết công việc; các công nghệ, kỹ năng cần có đề sử dụng các công cụ thông tin và các nguồn thông tin chính yếu; thông tin để giải quyết vấn đề mà con người gặp phải [13, 4], năm 1976, KTTT xuất

Trang 11

Texas Theo ông KTTT được hiểu là các kỹ năng bao gồm: Các kỹ năng xác định thông tin và sử dụng thông tin; Sử dụng thông tin để giải quyết vấn đề và ra quyết

định; Sử dụng thông tin có hiệu quả trong công việc [23], năm 1979, tổ chức HA (Hiệp Hội các ngành Công nghệ thông tin) đã đưa ra nội dung KTTT là người biết các công nghệ và các kỹ năng để sử dụng công nghệ thông tin (CNTT) và các kỹ năng sử

dụng các công cụ thông tin đề tạo lập các quyết định giải quyết các vấn đề Robert Taylor đã nhắn mạnh các yếu tố của KTTT: Giải quyết mọi vấn đề cần thiết phải có

thông tin và số liệu; Phải có kiến thức về nguồn thông tin là một điều kiện tiên quyết;

Quá trình thông tin diễn ra liên tục cũng quan trọng như những quá trình thông tin diễn ra rời rạc; Có những chiến lược tim tin dé bé sung thông tin mới [23], năm 1985, tại

Thư viện Trường Đại học Tổng hợp Colorado đã tiến hành nghiên cứu chương trình

giảng KTTT với nội dung: KTTT là khả năng truy cập và đánh giá thông tin thỏa

mãn một nhu cầu nhất định một cách hiệu quả [25]

Theo Hiệp Hội các Thư viện đại học và Thư viện nghiên cứu Mỹ (ACRL, 1989), KTTT là sự hiểu biết và một tập hợp các khả năng cho phép các cá nhân có

thể “nhận biết thời điểm cần thông tin và có thể định vị, thâm định và sử dụng thông tin cần thiết một cách hiệu quả” [13],

'Vào đầu những năm 90, KTTT đã được Hiệp hội thư viện Mỹ chấp nhận ba

xu hướng phát triển KTTT: Tập trung quan tâm vào KTTT; KTTT được coi như

một mắt xích trong chuỗi mắt xích phát triển tri thức; cán bộ thư viện (CBTV) đánh

giá vai trò của ho trong sự phát triển KTTT [23]

Nam 1998, Hội thư viện trường học Hoa Kỳ và Hội công nghệ - truyền thông

giáo dục đã xuất bản cuốn sách: “Năng lực thông tin: Xây dựng sự cộng tác cho việc

học tập” Với mục đích xa hơn, cụ thể hơn cho giáo dục KTTT, làm sáng tỏ các tiêu chuẩn của KTTT, khả năng tự học và trách nhiệm xã hội của mỗi công dân [13]

Tác giả Alan Bundy (2003) cho rằng KTTT được xem như một hệ kiến thức

Trang 12

Năm 2001, tại Hội nghị hàng năm ở Boston, Hoa Kỳ, IFLA đã đổi tên bàn

tròn về đào tạo NDT thành tiêu ban KTTT Từ đó đến nay, tiểu ban này đã có nhiều hoạt động đề phô biến KTTT trên toàn thế giới, trong đó có dự định sử dụng chứng chỉ quốc tế về KTTT Tháng 9 năm 2003, dưới sự tài trợ của ƯNESCO, Ủy ban Quốc gia về Khoa học Thư viện và Thông tin và diễn đàn quốc gia về KTTT (Hoa Kỳ) cũng đã tổ chức Hội thảo về KTTT Hội thảo này ra tuyên bố, gọi là tuyên bố

Praha: Tiến tới xã hội KTTT, đã đưa ra sáu nguyên tắc: Hình thành xã hội thông tin; KTTT là yêu cầu và nhu cầu tin (NCT), khả năng xác định, định vị, đánh giá, tổ

chức và sáng tạo, sử dụng có hiệu quả và truyền thông tỉn tới các địa chỉ; KTTT là

mối quan hệ với sự tiếp cận của các thông tin cần thiết, sử dụng có hiệu quả thông

tin và CNTT; Các chính phủ cần phát triển các chương trình liên ngành rộng lớn để

khuếch trương KTTT trên phạm vi cả nước; KTTT là nhu cầu của mọi khu vực xã hội;

KTTT là một bộ n quan trong của giáo dục dành cho mọi người [34]

Ngày 16 tháng 10 năm 2006, Hội nghị thượng đỉnh về KTTT ở Hoa Kỳ với sự

có mặt của hơn 100 thành viên được bảo trợ bởi Diễn đàn KTTT quốc gia về các lĩnh

vực như: Uỷ ban phát triển kinh tế, dịch vụ khảo thí giáo dục, và Hiệp hội giáo dục quốc gia với mục đích: 1) Nâng cao hiểu biết chính trị và truyền thông về tầm quan trọng của thông tin xã hội trong thế kỷ 21; 2) Phát triển chiến lược tông hợp nhằm nang

cao kỹ năng thông tin cho công dân Hoa Kỷ; 3) Xây dựng những tiêu chuẩn và khung đánh giá KTTT liên quốc gia [13]

Gaston Nicole Marie (2009) tai Đại hội cán bộ thư viện các nước Đông Nam

Á lần thứ 14 - Consal XIV cũng đã đề cập đến KTTT qua bài viết “Phát triển chiến lược nhằm nâng cao kiến thức thông tin và triển khai các dịch vụ thư viện năng

động: Một số gợi ý cho Lào” [18]

2.2 Lịch sử nghiên cứu kiến thức thông tin ở Việt Nam

Tại Việt Nam, khái niệm “Information Literacy” ngày càng phổ biến trong các trường đại học, viện nghiên cứu, cơ quan TT-TV, đặc biệt trong lĩnh vực TT-

Trang 13

tin”, “Hiểu biết thông tin” hay “Kỹ năng thông tin” trên các phương tiện: tap chi,

luận văn thạc sĩ, hội thảo khoa học

Gần đây, khái niệm Information Literacy đã được một số tác giả nghiên cứu ở

các phương diện khác nhau trên các tạp chí chuyên ngành

Tạp chí Thư viện Việt Nam từ những năm 2000 đến nay đã có một số bài

báo đã công bố về KTTT như: “Lồng ghép kiến thức thông tin vào môn học ở bậc

học Đại học thông qua mối quan hệ giữa thư viện và giảng viên” của tác giả Vũ Thị

Nha dịch (2007), số 3 (11), tr 49-58; “Vai trò của kiến thức thông tin đối với cán bộ

nghiên cứu khoa học” của tác giả Nghiêm Xuân Huy (2010), số 3 (23), tr.13-18;

“Công tác đào tạo kỹ năng thông tin tại Trung tâm Học liệu Đại học Cần Thơ”, số

3(23), tr.19-22 và “Xây dựng và triển khai chương trình đảo tạo kỹ năng thông tin cho độc giả tại Trường Đại học Cần Thơ”, số 329), tr.12-19 của tác giả Huỳnh Trúc Phương; “Thư viện đại học với việc trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên: Thực trạng và một số vấn đề đặt ra” của tác giá Vũ Dương Thúy Ngà (2012), số 5(37), tr.7-11; “Đội ngũ cán bộ thư viện tham gia đào tạo kiến thức thông tin tại một số thư viện đại học ở Việt Nam: Thực trạng và giải pháp” (2013), s6 6(44), tr.15-20,

“Một số nhân tố ảnh hưởng tới việc phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên”

(2014), số 2(46) tr.18-23 và “Vai trò của thư viện trong việc phô biến kiến thức

thông tin” (2010), số 420), tr.L7-25 của tác giả Trương Đại Lượng

Trên Tạp chí Thông tin và Tư liệu có một số bài viết: “Đây mạnh công tác nghiên cứu và phô biến kiến thức thông tin ở Việt Nam”, của tác giả Lê Văn Viết

(2008), số 3, tr.9-13; “Vai trò của các thư viện đại học trong việc hỗ trợ tích hợp kiến

thức thông tin vào giảng dạy” của tác giả Vũ Văn Sơn (lược dịch) (2013) số 5 và số 6, tr36-43; “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đại học Hà Nội” của tác giả Nguyễn Thị Ngà (2013), số 2, tr.25-30; “Thực trạng đảo tạo kiến thức thông tin tai

một số thư viện đại học Việt Nam”, tác giả Trương Đại Lượng (2014), số 1, tr.24-35

Trên Tạp chí Nghiên cứu Văn hóa có công bố bài viết: “Nâng cao hiệu quả

Trang 14

Một số luận văn thạc sĩ của học viên cao học ngành Khoa học Thư viện bảo

vệ thành công, đã đề cập đến vấn đề KTTT của sinh viên trong các trường đại học, cụ thê có các luận văn: “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh Trường Đại học Hà

Nội” của tác giá Nguyễn Thị Ngà bảo vệ năm 2010 tại Trường Đại học Khoa học và

Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên

Trường Đại học Bách khoa Hà Nội” của tác giả Nguyễn Ngọc Sơn bảo vệ năm 2011 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội; “Phát triển kiến thức thông tin cho sinh viên Trường Đại học Y tế công cộng” của tác giá Đinh Thị Phương Thúy bảo vệ năm 2013 tại Trường Đại học Khoa học và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội; “Kiến thức thông tin của sinh viên Trường Cao đẳng Sư phạm Thái Nguyên” của tác giả Nguyễn Thị Hằng bảo vệ năm 2014 tại Trường Đại học Văn hóa Hà Nội

Các luận văn nói trên đã góp phần làm phong phú cơ sở lý luận về nghiên

cứu KTTT của sinh viên các trường đại học gắn với một cơ quan, đơn vị, địa bàn mang tinh đặc thủ ở nơi các tác giả công tác

Ở Việt Nam từ những 2000 đến nay, các trường đại học, các tô chức cũng đã

tô chức các hội thảo khoa học về Information Literacy

Tại Hà Nội, 20/2/2006, Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn, Đại hợp với uỷ ban thường trực khu vực Châu Á - Châu Đại

học Quốc gia Hà Nội, pl

Dương của Liên hiệp Quốc tế các Hiệp hội và Tổ chức thư viện (IFLA-RSCAO), đã tô chức hội thảo khoa học: “Kiến thức thông tin - Information Literacy” Hội thảo với các tham luận như: “Vai trò của kiến thức thông tin trong giáo dục và đào tạo từ giác

độ thư viện” của tác giả Nguyễn Thị Bắc; “Kiến thức thông tin với giáo dục đại học”

của tác giả Nghiêm Xuân Huy; “Kiến thức thông tin đối với sinh viên đại học trong giai đoạn hiện nay” của tác giả Trần Hữu Huỳnh; Các tham luận tập trung đề cập

và phân tích vai trò của KTTT đối với giáo dục đại học, đối với sinh viên

Tại Hà Nội, từ ngày 8-12/5/2006, Trường Đại học Ngoại ngữ phối hợp với Trung tâm Thông tin phát triển Việt Nam và Trung tâm Tài nguyên trí thức phát

triển Úc tô chức khóa: “Bồi dưỡng năng lực đào tạo kiến thức thông tin cho cán bộ

Trang 15

và thảo luận về KTTT và các vấn đề liên quan đến việc đào tạo KTTT trong các

trường đại hoc tai Việt Nam; phát triển kỳ năng thông tin cho CBTV đại học Việt Nam; bồi dưỡng năng lực đào tạo KTTT cho các CBTV đại học; tạo diễn đàn chia

sẻ kinh nghiệm và tri thức giữa các CBTV trong phạm vi quốc gia và quốc tế

Tại Thành phố Hồ Chí Minh, từ ngày 13-15⁄4/2011, Thư viện trung tâm

ĐHQG-TP Hồ Chí Minh đã tô chức hội thảo - tập huấn với chủ đề: “Nâng cao nội

dung và phương pháp thực hiện các khóa huấn luyện kỹ năng thông tin cho độc giả” Hội thảo với các bài tham luận như: “Kỳ năng thông tin - Khái niệm và ý nghĩa” và “Huấn luyện kỹ năng thông tin - Những nguyên lý cơ bản” với mục đích trình bày nội dung kỹ năng thông tin và phương pháp thực hiện các khóa huấn luyện; “Giải pháp nâng cao năng lực cho cán bộ thư viện đại học giảng dạy kỹ năng thông tin” của tác gid Huynh Xuan Phuong

Tại Thừa Thiên Huế, ngày 29/6/2012, Trường Cao đẳng Sư phạm Thừa Thiên - Huế, Liên chỉ hội Thư viện Đại học phía Nam (Vilasal) tổ chức hội thảo: “Kiến thức thông tin phục vụ học tập và giảng dạy trong trường đại học” Hội thảo

đã có một số bài tham luận như: “Từ thông tin đến kiến thức thông tin - From

Information to Information Literacy” của tác Nguyễn Minh Hiệp mang tính chất

bao quát và tổng kết những khái niệm cơ bản về thông tin và kiến thức thông tin;

*Thư viện đại học và việc trang bị kiến thức thông tin cho sinh viên” của tác giả Vũ

Dương Thúy Ngà thể hiện vai trò và tầm quan trọng của KTTT đối với sinh viên

trường đại học; “Chương trình Kiến thức thông tin của Thư viện ĐH Khoa học Tự

nhiên Thành phó Hồ Chí Minh” của tác giả Dương Thúy Hương nói lên sự cần thiết

trong thiết kế chương trình KTTT của thư viện

Qua khảo sát và thống kê về tình hình nghiên cứu của đề tài, chúng ta có thể

nhận thấy KTTT của sinh viên là một đề tài được một số tác giả quan tâm, tìm hiểu

và nghiên cứu Nhưng đến nay, Trường ĐHHT chưa có công trình nào nghiên cứu

về vấn đề này mà mới chỉ có luận văn “Nhu cầu tin và mức độ đáp ứng thông tin tại

Trang 16

tâm TT-TV trường Trên góc độ nào đó, kết quả nghiên cứu này được sử dụng là căn cứ cho việc nghiên cứu KTTT phù hợp với sinh viên Trường ĐHHT Ngoài ra,

có một số bài báo và báo cáo thực tập tốt nghiệp nghiên cứu về hoạt động TT-TV ở

một số khía cạnh như: NCT, công tác phục vụ bạn đọc, vai trò của thư viện điện tử Như vậy, chúng ta có thể khẳng định đề tài: “Kiến tite théng tin của sinh

lên Trường Đại học Hà Tĩnh” là một đề tài hoàn toàn mới, chưa bị trùng lặp và

có ý nghĩa nhất định đối với hoạt động TT-TV tai Truong DHHT

3 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 3.1 Mục đích nghiên cứu

Đưa ra các giải pháp nhằm phát triển KTTT cho sinh viên Trường ĐHHT

trong thời gian tới

3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu

Để thực hiện mục đích trên, luận văn tập trung giải quyết các nhiệm vụ sau:

~ Hệ thống hóa cơ sở lý luận về KTTT đối với sinh viên

- Phan tích, đánh giá thực trạng KTTT của sinh viên Trường ĐHHT

~ Đề xuất các giải pháp nhằm phát triển KTTT cho sinh viên Trường ĐHHT 4 Giả thuyết nghiên cứu

KTTT có vai trò quan trọng trong môi trường giáo dục đại học đối với sinh viên Tuy nhiên, hiện nay KTTT của sinh viên Trường ĐHHT còn hạn chế, họ chưa có kỹ năng định vị, tìm kiếm, khai thác thông tin, sử dụng và chia sẻ thông tin một

cách hiệu quả Vì vậy, họ cần phải được trang bị KTTT Nếu chúng ta nâng cao nhận

thức về vai trò của kiến thức thông tin và công tác phát KTTT cho sinh viên; nâng

Trang 17

5 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 5.1 Đối trợng nghiên cứu

Luận văn nghiên cứu KTTT của sinh viên Trường ĐHHT 5.2 Phạm vỉ nghiên cứu

* Phạm vi không gian nghiên cứu

Luận văn giới hạn nghiên cứu tại Trường ĐHHT, * Thời gian gian nghiên cửa

Luận văn nghiên cứu trong giai đoạn từ năm 2011 đến 2015 6 Phương pháp nghiên cứu

6.1 Phương pháp luận nghiên cứu

Trén cơ sở phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử các quan

điểm, đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước về đôi mới giáo dục, phát triển hoạt động TV-TT để phân tích lý giải các vấn đề và đề xuất những giải pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu đề tài

6.1 Phương pháp luận nghiên cứu cụ thể Luận văn sử dụng các phương pháp nghiên cứu

~ Phân tích tông hợp và thống kê; ~ Điều tra bằng bảng hỏi; - Phỏng ~ Quan sát 7 Ý nghĩa của luận van 7.1 Ý nghĩa lý luận Kết quả nghiên cứu góp phần khäng định về mặt lý luận của KTTT đối với sinh viên 7.2 Ý nghĩa thực tiễn

Luận văn đưa ra những giải pháp nhằm phát triển KTTT cho sinh viên Trường ĐHHT Luận văn còn có thể làm tài liệu tham khảo cho Ban Giám hiệu,

Trang 18

8 Cấu trúc của luận văn

Ngoài phần mở đầu, kết luận, tài liệu tham khảo và phụ lục, luận văn có cấu

trúc gồm 3 chương

Chương 1: Kiến thức thông tin với nhiệm vụ nâng cao chất lượng học tập

của sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh

Chương 2: Thực trạng kiến thức thông tin của sinh viên Trường Đại học

Hà Tĩnh

Trang 19

Chuong 1

KIÊN THUC THONG TIN DOI VOI NHIEM VỤ NÂNG CAO

CHẤT LƯỢNG HỌC TẬP CỦA SINH VIÊN TRUONG ĐẠI HỌC HÀ TĨNH

1.1 Những vấn đề chung về kiến thức thông tin đối với sinh viên

1.1.1 Khái niệm về kiến thức thông tin

Thuật ngữ kiến thức thông tin (Infomation Literacy) được các nước phát triển

trên thể giới sử dụng nhiều và xuất hiện lần đầu tiên ở Hoa Kỳ vào những năm 70 của

thế kỷ 20 [23] Khái niệm đó cũng được một số nước phát triển khác sử dụng như Australian, New Zealand [36] Ban đầu, khái niệm KTTT gắn liền với việc giải quyết vấn đề khủng hoảng và bùng nô thông tin, được mô tả như một tập hợp các kỹ năng thu

thập và xử lý thông tin Đến năm 1987, khái niệm này được mở rộng và xem như một

khái niệm về “cách thức học tập” và “học tập suốt đời”

Hiện nay, khi bàn về khái niệm kiến thức thông tin ở mỗi nước, mỗi tô chức

lại đưa ra những định nghĩa, quan niệm khác nhau:

Theo UNESCO: “Kiến thức thông tin là sự kết hợp của kiến thức, sự hều biết, các kỹ năng và thái độ mà mỗi thành viên cần hội tụ đầy đủ trong xã hội thông

tin Khi mỗi cá nhân có KTTT thì họ sẽ phát triển khả năng lựa chọn, đánh giá, sử dụng và trình bày thông tin một cách hiệu quả” [39, tr.10]

Theo Hiệp hội Thư viện đại học và Thư viện nghiên cứu Hoa Kỳ (ACRL, 2000): “Kiến thức thông tin là một tập hợp các khả năng đòi hỏi cá nhân để nhận ra khi thông tin là cần thiết và có khả năng xác định vị trí, đánh giá và sử dụng có hiệu

quả các thông tin cần thiết” [37, tr.3]

Theo Hiệp hội Thư viện Hoa Kỳ (ALA): “Kiến thức thông tin là khả năng

nhận biết nhu cầu thông tin của bản thân, cũng như khả năng định vị, đánh giá và sử

dụng hiệu quả thông tin tìm được” [35, tr2]

Viện Kiến thức thông tin Úc và New Zealand thì cho rằng, một người có

Trang 20

~ Nhận dạng được nhu cầu tin của bản thân;

~ Xác định được phạm vi của thông tin mà mình cần;

- Thâm định thông tin và nguồn của chúng một cách tích cực và hiệu qua; - Phan loại, lưu trữ, vận dụng và tái tạo nguồn thông tin được thu thập

hay tạo ra;

~ Biến nguồn thông tin được lựa chọn thành cơ sở tri thức;

= Sir dung thông tin vào việc học tập, tạo tri thức mới, giải quyết vấn đề, và ra quyết định một cách có hiệu quả;

- Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị và văn hóa

trong việc sử dụng thông tin;

~ Truy cập và sử dụng các nguồn thông tin hợp pháp và hợp đạo đức;

- Sử dụng thông tin và tri thức để thực hiện các quyền công dân và trách

nhiệm xã hội;

- Trải nghiệm KTTT như một phần của học tập độc lập cũng như tự

học suốt đời

“Kiến thức thông tin” trong tiếng Việt đôi khi còn được gọi là kỹ năng thông

tin, hiểu biết thông tin Gần đây, ở Việt Nam trên các diễn đàn, các tạp chí chuyên

ngành đã có một số tác giả nghiên cứu về “Kiến thức thông tin” Tác giả Trương Đại

Lượng đã có một số bài viết về kiến thức thông tin [7, 8,9,10,11,12,] Và một số tác

giả như Nghiêm Xuân Huy [5,6], Vũ Thị Nha [17, I8], Ngô Thanh Thảo [30], Vũ Dương Thúy Ngà [I5] Còn tác giả Huỳnh Thị Trúc Phương xem là “kỳ năng thông tin” [19,20] Các khái niệm đã sử dụng trên có cùng nội hàm và được sử dụng

nhiều trong các bài viết

Qua tim hiểu các tài liệu liên quan, chúng ta có thể thấy rằng hầu hết các tác giả đều có một điểm chung là xem KTTT là khả năng nhận biết nhu cầu thông tin,

Trang 21

1.1.2 Các yếu tố ảnh hướng đến phát triển kiến thức thông tin

Trong quá trình phát triển KTTT cũng chịu ảnh hưởng của các yếu tố khác nhau

1.L2.1 Hoàn cảnh xã hội

Trong tắt cả những mối quan hệ xã hội, nhân cách không chỉ là một khách

thể mà còn là một chủ thể Cá nhân là một tồn tại có ý thức, có thê lựa chọn phương

thức sống của mình và do đó, nó lựa chọn những phản ứng khác nhau trước tác động của hoàn cảnh xã hội

Điều kiện xã hội là yếu tố có ảnh hưởng đến mọi lĩnh vực như kinh tế xã hội,

văn hóa, giáo dục Đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục, yếu tố xã hội đã tác động đến

quá trình hình thành KTTT Trong xã hội văn minh hay ở các nước phát triển, có

nền giáo dục tiên tiến như một số nước như Mỹ, Australian and New Zealand thì

KTTT sớm được hình thành và phát triển mạnh hơn [23, 36] so các nước với xã hội

nghèo nàn, lạc hậu Và một điều chắc chắn ở một xã hội phát triển có những điều

kiện thuận lợi về cơ sở hạ tầng, kiện kinh tế thì nhận thức của con người sẽ cao

hơn, họ có điều kiện tốt hơn đê tiếp cận với nền tri thức, tiếp cận và sử dụng thông

tin sớm hơn, nhanh hơn Ngay trong một đắt nước giữa các vùng, miền có điều kiện xã hội khác nhau cũng sẽ khác nhau về khả năng tiếp nhận, thu thập và xử lý thông tin khác nhau Trong các cộng đồng dân cư ở các đô thị phát triển, văn minh sẽ có điều kiện tiếp cận nhiều với các phương tiện thông tin đại chúng như truyền hình,

báo chí, internet, KTTT cao hơn so với cu dân các vùng sâu, vùng xa, hải đảo

Chính những điều kiện xã hội trên đã có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành và phát triển KTTT của mỗi cá nhân trong xã hội đó

1.1.2.2 Điều kiện kinh tế

Cũng như điều kiện xã hội, điều kiện kinh tế nó có tác động và ảnh hưởng

mạnh đến các hoạt động của con người Đề phát triển được KTTT thì cần phải có các yếu tố như cơ sở vật chất, trang thiết bị, nguồn lực thông tin Và điều kiện kinh tế là cơ sở tiên quyết, quyết định cho yêu cầu đó

Thực tế, trên thế giới ở các nước phát triển về kinh tế thì KTTT được phát

Trang 22

người được nâng cao về nhu cầu vật chất thì nhu cầu thông tin cũng cần phải được

đáp ứng Trước những yêu cầu đó thì KTTT của con người cũng được nâng cao

Cũng như ở các trường đại học có điều kiện kinh tế thì vấn đề cơ sở hạ tằng trường

học, trang thiết bị máy móc hiện đại cùng với nguồn nhân lực mạnh thì đào tạo và phát triển KTTT được quan tâm và đầu tư tương xứng Ở Việt Nam các

trường đại học như Trung tâm học liệu Đại học Cần Thơ, Trung tâm học liệu Đại

học Huế, Thư viện Trường Đại học Khoa học Tự nhiên TP Hồ Chí Minh, Thư viện

Trường Đại học Y tế Công cộng nhờ có được điều kiện kinh tế tốt nên vấn KTTT được quan tâm và phát triển mạnh [7,10]

1.1.2.3 Văn hóa nhà trường

'Văn hóa nhà trường là một tập hợp các giá trị, niềm tin, hiểu biết, chuẩn mực cơ bản được các thành viên trong nhà trường cùng chia sẻ và tạo nên bản sắc của

nhà trường đó Căn cứ theo hình thức biều hiện thì văn hóa nhà trường gồm phần

nổi có thể nhìn thấy như: không gian cảnh quan nhà trường, lôgô, khẩu hiệu, hành

vi giao tiếp và phần chìm không quan sát được như: niềm tin, cảm xúc, thái độ

Phát triển KTTT có mi liên hệ chặt chẽ với quan điểm, chủ trương, chính sách của nhà trường về sự mệnh, tầm nhìn, chương trình đào tạo, đội ngũ cán bộ,

giảng viên Văn hóa nhà trường cần tạo ra cho sinh viên những điều kiện thuận lợi

nhất trong các điều kiện họ có cơ hội được trang bị KTTT đầy đủ và bài bản, bám

sát chương trình đảo tạo cho sinh viên 1.1.2.4 Năng lực tr dưy'

Chúng ta đang sống trong thời đại có quá nhiều biến động khó lường trên tắt

cả các mặt kinh tế, chính trị, xã hội cho đến khoa học, kỹ thuật và công nghệ Trong

một môi trường sống, điều kiện sống như nhau thì năng lực tu duy của mỗi người

luôn có sự khác nhau Củng trong một môi trường sống, nhưng người có năng lực

tuy duy tốt họ sẽ là những người nhận biết thông tin nhanh hơn, tư duy phán đốn,

xử lý thơng tin sẽ nhanh hơn và đương nhiên họ sẽ có KTTT tốt hơn những người

Trang 23

Nang luc tu duy này có được một phần do khả năng bâm sinh, phần nữa là

do học tập, rèn luyện, tích lũy kinh nghiệm mà có Để có được kiến thức, ngoài tư

duy bam sinh, con người cần phải rèn luyện, học tập vì “kiến thức chỉ có được qua

tư duy của con người” (A Einstin) Người có năng lực tư duy sẽ thuận lợi hơn trong việc xác định nhu cầu thông tin, xây dựng các biểu thức tìm tin, lựa chọn và xác

minh nguồn tin, thâm định thông tin, tổng hợp và sử dụng thông tin có hiệu quả Trong thực tế, người có năng lực tư duy tốt họ sẽ làm cho thời gian lao động rút ngắn và hiệu quả lao động cao Đối với hoạt động đào tạo KTTT cho sinh viên

trường đại học, nếu trong môi trường, cơ sở vật chắt, trang thiết bị và đội ngũ nhân

lực tốt cùng với năng lực tư duy giữa người dạy và người học tốt thì hiệu quả của phát triển KTTT sẽ tốt hơn

1.1.2.3 Phương pháp học tập của sinh viên

Học tập trong xã hội thông tin là quá trình thu thập thông tin, xử lý thông tin và tích lũy thông tin dưới dạng tri thức, từ nhà trường hay trong môi trường sống,

làm cho người học tự biến đổi về trí tuệ và làm phong phú thêm tri thức của mình,

điều đó cũng làm thỏa mãn nhu cầu tự nhiên của mỗi người học Từ năm 2007, Bộ

GD&ĐT đã triển khai chương trình giáo dục chuyển từ học niên chế sang đào tao

theo học chế tín chỉ ở các trường đại học, cao đăng nhằm đổi mới chương trình giáo

dục Vì vậy, phương pháp học tập của sinh viên là một trong những yếu tố nâng cao

chất lượng giáo dục bằng việc tự học của họ

Dé phat triển khả năng tự học sinh viên cần các kỹ năng của KTTT như: Xác

định nhiệm vụ; xác định chiến lược tìm kiếm; định vị và tìm kiếm thông tin; sử

dụng thông tin; phân tích thông tin; đánh giá thông tin

Việc cung cấp cho sinh viên khả năng học tập một cách độc lập và hiệu quả

Trang 24

dẫn người học lối tư duy tích cực và giúp đỡ họ xây dựng quy trình nắm bắt phương

pháp học tập” [36, tr.5]

1.1.2.6 Phương pháp giảng dạy của giảng viên

Phương pháp giảng dạy tích cực đang được khuyến khích phô biến trong trường đại học, là một trong những yếu tố quan trọng và ảnh hưởng rất lớn chất

lượng giáo dục Song song với thay đổi trong khái niệm KTTT thì vai trò phương pháp giảng dạy có tác động tích cực trong quá trình học tập và nghiên cứu của sinh viên Giảng viên không những là người dạy, phân phối thông tin mà còn là người hỗ

trợ để giúp sinh viên học cách tiếp cận và sử dụng các nguồn thông tin một cách

hiệu quả Hơn nữa, người dạy còn tạo ra môi trường học tập đầy thách thức cho sinh

viên bằng cách đặt ra các bài tập yêu cầu giải quyết vấn đề sử dụng nguồn thông tin

đã xác định được Phương pháp giảng dạy dựa trên nguồn tải liệu này đã tăng thêm

nhu cầu được giảng dạy cách truy cập và đánh giá các nguồn thông tin và sử dụng

một cách hiệu quả của sinh viên

“Trước thực tế hiện nay với lượng thông tin không lồ, làm thế nào để sinh viên

có thể tìm được thông tin mình cần và sử dụng được những thông tin đó một cách

hiệu quả là điều không đơn giản Do đó, để có thê tự học, tự nghiên cứu sinh viên cần

phải được trang bị các kỹ năng: tìm kiếm, thu thập thông tin; phân tích, đánh giá thông tin; ứng dụng thông tin thu được vào giải quyết nội dung bài học; chia sẻ những thông tin đã thu thập, đánh giá, phân tích với thầy cô, bạn bè Những kỹ năng này chính là các kỳ năng cơ bản của KTTT Phương pháp giảng dạy của giảng viên

đã làm thay đồi từ đơn giản chỉ là nguồn thông tin đơn lẻ hay ban đầu sang người cố

vấn hay quản lý tạo nên môi trường học tập giúp cho sinh viên học được cách học Vì

vậy, KTTT là một yêu cầu không thê thiếu trong phương pháp giảng dạy của giảng

viên trong nền giáo dục đại học trong thời đại hội nhập quốc tế

1.1.2.7 Trình độ cán bộ thư viện

Để đào tạo KTTT cho sinh viên tốt đòi hỏi CBTV cần phải có trình độ nhất

Trang 25

CBTV một số trường đại học Việt Nam hiện nay: CBTV có trình độ cử nhân cao

nhất với 65%, thạc sĩ với 35% [9, 11], điều này chứng tỏ rằng vẻ trình độ chuyên

môn của CBTV đã đạt chuẩn

Dé dio tao KTTT cho sinh viên tốt, đạt hiệu quả cao, thì trình độ CBTV phải được thể hiện ở trên nhiều phương diện khác nhau như: kinh nghiệm giảng dạy, trình độ chuyên môn (khoa học TT-TV), trình độ ngoại ngữ và tin học, kiến thức về

các chuyên ngành đào tạo của nhà trường, năng lực KTTT và kỹ năng giao tiếp Đối vớ CBTV giảng dạy KTTT nếu thiếu các loại trình độ trên sẽ không thê đảm bảo

giảng dạy KTTT có hiệu quả cho sinh viên Về trình độ khoa học TT-TV sẽ giúp

CBTV nắm được các nguồn lực thông tin, cách tô chức và khai thác thông tin, kỹ

năng đánh giá thông tin và sử dụng thông tin; Trình độ về tin học sẽ giúp cho

CBTV ứng dụng và sử dụng hiệu quả về phần cứng và phần mềm ứng dụng trong tổ

chức lưu trữ và khai thác thác thông tin thông qua mạng lưới truyền thông thông tỉn;

Trinh độ ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh sẽ giúp họ nắm bắt được và giới thiệu cho

sinh viên các nguồn lực thông tin thông tin có giá trị trên phạm vi toàn cầu; Trình độ KTTT sẽ giúp CBTV có khả năng nhận biết nhu cầu thông tin, khả năng định vị, tìm kiếm, đánh giá và sử dụng thông tin có hiệu quả, ngoài ra KTTT có thê giúp

CBTV nâng cao được kiến thức khác như tin học, ngoại ngữ, văn hóa - xã hội, luật

bản quyền, sở hữu trí tuệ; Kỹ năng giao tiếp giúp CBTV trong giảng dạy, truyền đạt

và thuyết trình nội dung KTTT cho sinh viên [9,10]

1.1.2.8 Ste phối hợp giữa cán bộ thư viện với giảng viên

Hiện nay, trên thế giới và ở Việt Nam, các trường đại học đã quan tâm đến phát

triển KTTT cho sinh viên, KTTT đã nổi lên như một vị

quan trọng trong việc đảo

Trang 26

đào tạo KTTT [21] Dé léng ghép KTTT vao chương trình đảo tạo hiệu quả cần sự phối hợp giữa CBTV và giảng viên trong việc thiết kế chương trình giảng dạy, phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả đầu ra cho sinh viên Trong khi CBTV có kiến thức về TT-VT, kiến thức chuyên ngành hạn chế, còn giảng viên có kiến thức sâu về chuyên ngành nhưng lại thiếu về kiến thức TT-TV Vì vậy, cần có sự phối hợp và hợp tác với nhau giữa CBTV và giảng viên để có một chương trình KTTT tổng thể giúp cho sinh viên có được những nguồn thông tin đầy đủ và tốt nhất [10, tr.17]

1.1.2.9 Công nghệ thông tin

Công nghệ thông tin ngày càng phát triển và tác động rất lớn trên nhiều lĩnh

vực của xã hội Sự phát triển của CNTT, đặc biệt là sự bùng nổ của thông tin internet đã có những tác động mạnh mẽ đến giáo dục nói chung và hoạt động TT- TV nói riêng Việc tìm kiếm và khai thác thông tin đã trở nên đa dạng, song song

với nguồn lực thông tin truyền thống là nguồn lực thông tin hiện đại [10]

Hiện nay, việc lưu trữ và truy cập thông tin thông qua các thiết bị và công cụ hiện đại cùng với sự bùng nỗ internet đã giúp sinh viên ở các trường đại học có thể

truy cập thông tin ở mọi lúc, mọi nơi Cùng với việc đào tạo KTTT truyền thống và lồng ghép vào chương trình đào tạo đại học, nhiều thư viện trên thế giới và ở Việt

Nam đã triển khai đào tạo KTTT trực tuyến thông qua các mạng xã hội như blog, facebook [9, tr.30]

Ứng dụng CNTT vào quá trình phát triển KTTT ở thư viện đã và dang được

nhiều trường đại học quan tâm như Trung tâm học liệu Đại học Huế, Cần Thơ, Đà

Nẵng, Thái Nguyên, Thư viện đại học Hoa Sen, Trung tâm TT-TV Đại học Quốc gia Hà Nội, Việc hình thành chương trình đảo tạo KTTT trực tuyến - môi trường

học tập điện tử tương tác được xây dựng nhằm hỗ trợ sinh viên nắm bắt KTTT một

cách hiệu quả Khi đào tạo KTTT trực tuyến sẽ đem lại những lợi ích như: Cho

Trang 27

chương trình này tạo thuận lợi cho CBTV, phát triển sự hợp tác giữa CBTV và giảng viên trong việc lồng ghép KTTT trong các môn học [30]

1.1.2.10 Kỹ năng mềm của sinh viên

Kỹ năng mềm chủ yếu là những kỹ năng thuộc về tính cách con người, không mang tính chuyên môn, không thể sờ nắm, không phải là kỹ năng cá tính đặc

biệt, chúng quyết định khả năng bạn có thể trở thành nhà lãnh đạo, thính giả, nhà

thương thuyết hay người hòa giải xung đột

Nhiệm vụ của giáo dục đại học là đào tạo sinh viên viên toàn diện Sinh viên đó không những chỉ được trang bị những kiến thức chuyên môn, thái độ, tình cảm

với nghề nghiệp mà còn cần được trang bị những kiến thức cần thiết Một trong những kỹ năng đó là kỹ năng mềm Phát triển kỹ năng mềm đem lại nhiều lợi ích

mà mỗi sinh viên đều có cơ hội được rèn luyện trên giảng đường đại học

Hiện nay, kỹ năng mềm có rất nhiều nhận định khác nhau Trong luận văn này tác giả đề cập đến một số kỹ năng của kỹ năng mềm tác động đến KTTT Kỹ năng mềm có mối quan hệ với KTTT bao gồm các kỹ năng như: kỹ học tập suốt đời, kỹ năng làm việc nhóm, tư duy phân tích, kỹ năng giải quyết vấn đề, kỹ năng giao tiếp và kỹ năng thuyết trình, kỹ năng tin học và ngoại ngữ Đây là những kỹ năng mềm có tác động trực tiếp, nếu sinh viên có những kiến thức về kỹ năng này

sẽ hỗ trợ đến việc phát triển KTTT của sinh viên

1.1.3 Các tiêu chí đánh giá kiên thức thông tin

KTTT là khái niệm với nội hàm khá rộng, để đánh giá KTTT tại nhiều nước

trên thế giới, và đặc biệt ở các nước Australian va New Zealand đê phổ biến KTTT

người ta đưa ra khung tiêu chuẩn của KTTT Trong quá trình triển khai KTTT cho sinh viên các trường đại học ở Việt Nam chúng ta có thể vận dụng và áp dụng các tiêu chí sau đây [36, tr 12-23]

1.1.3.1 Khả năng nhận biết nhu cầu thông tin

Trang 28

~ Xác định, định vị và liên kết nhu cầu thông tin: tìm hiểu các nguồn thông tin cơ bản phù hợp với chủ đề cần nghiên cứu; nhận dạng các từ khoá và thuật ngữ

cốt lõi; xác định hoặc sửa đôi nhu cầu thông tin của vấn đề; hỏi ý kiến của những

người xung quanh đề hiểu rõ chủ đề nghiên cứu hay nhu cầu thông tin khác

- Hiểu được mục đích, phạm vi và sự thích hợp của các nguồn thông tin khác

nhau: hiểu được cách tô chức thông tin, phổ biến và sự phù hợp với nội dung chủ đề nghiên cứu; hiểu được sự khác nhau giữa các giá trị, các nguồn thông tin tiềm năng; hiểu được sự khác nhau giữa nguồn thông tin cấp một và nguồn thông tin cấp hai,

hiểu cách sử dụng chúng một cách khoa học với mỗi chủ đề

~ Biết đánh giá lại bản chất của nhu cầu thông tin: Xem lại nhu cầu thông tin

ban đầu nhằm làm rõ hơn, xem xét lại hoặc thu gọn câu hỏi tìm kiếm; liên kết và sử

dụng các tiêu chuẩn để tạo ra các lựa chọn, tạo ra các quyết định thông tin

- Sử dụng các nguồn thông tin phục vụ cho công việc của mình: Hiểu được các nguồn thông tin khác nhau sẽ biểu hiện dưới những dạng khác nhau; sử dụng các nguồn thông tin một cách có hệ thống để hiểu các vấn đề cần nghiên cứu; sử

dụng thông tin cho việc ra quyết định và giải quyết vấn đề

~ Ý thức sẵn sàng chia sẻ thông tin với mọi người: Chia sẻ thông tin là việc đóng

góp tích cực đến cộng đồng học tập và cho xã hội Khi có thông tin sẵn sàng tham gia

vào các hoạt động thông tin, tham gia hiệu quả vào quá trình tim tỏi, tiếp thu và chia sẻ thong tin Sin sang chia sẻ tri thức và thông tin với người khác Tôn trọng ý kiến và

kiến thức của người khác và tiếp thu những đóng góp của ho Hop tic va chia sẻ cùng

mọi người đề xác định các vấn đề thông tin va để tìm kiếm các giải pháp

1.1.3.2 Khả năng tìm kiếm thông tin một cách hiệu quả

Nếu như khả năng nhận biết nhu cầu thông tin giúp cho người ta biết được mình muốn thông tin gì và cần thông tin gì, thì việc tìm kiếm thông tin chính là cách đề thỏa mãn được nhu cầu đó Tìm kiếm thông tin là nội dung rất quan trọng trong tông thê KTTT, nó vạch ra phương thức, chiến lược để thu thập được thông tin bằng những bước cụ thể Để tìm kiếm thông tin chính xác, hiệu quả cần tuân thủ

Trang 29

~ Lựa chọn phương pháp hoặc công cụ phù hợp nhất đề tìm kiếm thông tin:

xác định phương pháp nghiên cứu phù hợp; hiểu được những thuận lợi và khả năng áp dụng của các phương pháp nghiên cứu khác nhau; xác định được mục tiêu, nội dung và cấu trúc của các công cụ truy cập thông tin; tham khảo thủ thư và các chuyên gia thông tin để xác định các công cụ tìm kiếm

- Xây dựng và thực hiện các chiến lược tìm kiếm hiệu quả: phát triển kế

hoạch tìm kiếm phù hợp với phương pháp nghiên cứu; xác định chính xác từ khoá,

từ đồng nghĩa và các thuật ngữ liên quan đến nhu cầu thông tin; xây dựng và thực

hiện một chiến lược tìm kiếm sử dụng câu lệnh phù hợp; thực hiện tìm kiếm sử

dụng các phương pháp nghiên cứu phủ hợp với chủ để, môn học

- Sử dụng các phương pháp phù hợp để tìm kiếm thông tin: sử dụng các công

cụ truy cập thông tin phù hợp đề truy cập thông tin dưới nhiều dạng khác nhau; sử dụng dịch vụ thông tin phù hợp để tiếp cận nhu cầu thông tin như cung cấp tài liệu, phổ biến tin ; sử dụng các điều tra, thư, phỏng vấn và các hình thức thâm định khác đề truy cập tới nguồn thông tin cấp một (thông tin gốc)

- Cập nhật các nguồn thông tin, CNTT, các công cụ truy cập thông tin: Duy

trì kiến thức về vai trò của thông tin và công nghệ truyền thông; Tạo được thói quen

đọc lướt các nguồn tin in ấn và điện tử

1.1.3.3 Khả năng đánh giá thông tin và kết quả tìm kiếm thông tin

~ Đánh giá các nguồn thông tin hữu ích và có liên quan: Đánh giá chất lượng và sự phù hợp của kết quả tìm kiếm và sử dụng công cụ tìm kiếm thông minh hoặc

phương pháp phủ hợp; Nhận dạng và xác định lỗ hồng thông tin và thay đổi chiến lược

tìm kiếm; Thực hiện tìm kiếm lại, sử dụng chiến lược tìm kiếm mới nếu cần thiết

- Xác định và đánh giá các chuẩn đánh giá thông tin: Đánh giá và so sánh thông tin từ các nguồn khác nhau theo phương diện: mức độ phủ hợp, giá trị pháp ý, độ chính xác, bản quyền, mức độ cập nhật

~ Xem xét đến quá trình tìm kiếm thông tin và thay đôi chiến lược tìm kiếm

Trang 30

1.1.3.4 Khả năng quản lý thông tin thu thập được và thông tin phát sinh - Ghi chép lại thông tin và nguồn của thông tin đó: Quản lý nội dung cơ bản

của thông tin như: gạch đầu dòng, bản nháp hoặc bảng ghi nhớ; Trích dẫn nguồn ệ thống; Ghỉ lại tồn bộ thơng tin phù hợp nhằm phục vụ mục đích tra cứu, tham khảo về sau cách có

thông tin và quản lý các nguồn thông tin tìm được

~ Tổ chức thông tin (sắp xếp, phân loại, lưu trữ ): Biên soạn, sưu tập tài liệu

tham khảo theo dạng thư mục; Xây dựng hệ thống quản lý, tổ chức thông tin tìm

được bằng các phần mềm như: Endnote,

1.1.3.3 Sử dụng thông tin trong việc học tập, sáng tạo tri thức mới

~ Biết so sánh và tiếp cận các nguồn kiến thức cũ nhằm xác định giá trị còn

lại, các mâu thuẫn hay những đặc điểm khác lạ của thông tin

~ Có kỹ năng phổ biến, chia sẻ thông tin, tri thức và sáng tạo tri thức mới một cách hiệu quả

1.1.3.6 Nắm bắt được các khía cạnh kinh tế, pháp luật, chính trị, văn hoá và

xã hội trong việc sử dụng thông tin

~ Hiểu biết văn hóa, tôn giáo và các vấn đề kinh tế xã hội liên quan đến việc truy

cập và sử dụng thông tin: Nhận dạng được và có khả năng liên kết các vấn đề liên quan đến bản quyền và bảo mật trong môi trường thông tin dưới dạng in ấn và điện tử; Nhận

dạng và hiểu được các vấn đề liên quan đến việc kiểm duyệt và tự do ngôn luận; Hiểu

và tôn trọng sự riêng biệt, sự đa dạng về văn hóa trong việc sử dụng thông tin,

- Công nhận những quy ước, quy định liên quan tới việc truy cập và sử dụng

thông tin: Hiểu được thế nào là đạo văn và biết cách trích dẫn kiến thức, ý tưởng

của người khác

- Van đề pháp luật trong việc lưu trữ, phổ biến nguyên bản, hình ảnh, âm thanh: Chấp nhận quyền truy cập thông tin của mọi NDT và không phá hoại các

nguồn thông tin hoặc làm “ô nhiễm” môi trường thông tin; Thu thập, lưu trữ và phổ

Trang 31

phép; Hiểu được và chấp hành các quy ước trong việc sở hữu, bản quyền và sử dụng tài liệu có bản quyền

1.1.4 Các yêu cầu đối với kiến thức thông tin của sinh viên 1.1.4.1 Về hiểu biết kiến thức thông tin

Hiểu biết KTTT là những kiến thức, lý luận chung của kiến thức và kiến thức chuyên môn mà sinh viên phải nắm được Sinh viên phải có những hiểu biết KTTT:

~ Quá trình hình thành thông tin, tri thức và nơi lưu trữ thông tin, cũng như

nguồn gốc của thông tin mình đang và sẽ sử dụng; Biết được vai trò của thông tin, tri thức trong đời sống của bản thân và trong xã hội

~ Sinh viên phải hiểu biết về thư viện, cơ quan thông tin, trong đó bao gồm cả những kiến thức về mạng lưới thư viện, thông tin của quốc gia và thế giới, các cơ

sở dữ liệu chuyên ngành, đặc biệt là thư viện, cơ quan thông tin cụ thể nơi họ đang học tập và nghiên cứu

- Biết được và xác định được nhu cầu và yêu cầu tìm tin của mình trong từng giai đoạn, thời điểm đề giải quyết vấn đề trong học tập cũng như NCKH của sinh viên

~ Biết được vốn tài liệu nguồn lực thông tin, các dịch vụ, sản phm TT-TV của

thư viện trường đại học nơi sinh viên đang theo học và các thư viện và cơ quan thông

tin trong cả nước Ngoài ra, sinh viên cần biết một số thư viện, cơ quan thông tin trên

thế giới có nguồn lực thông tin có thể phục vụ được nhu cầu thông tin của mình

- Sinh viên phải hiểu biết tốt về bộ máy tra cứu, truy hồi thông tin truyền thống và hiện đại trong quá trình tìm kiếm thông tin

~ Sinh viên phải hiểu biết tốt về các công cụ, chiến lược tìm và các phương

pháp tìm tin

- Biết ứng dụng tin học, internet, website để tim tin và khai thác thông tin trên mạng internet hiệu quả

~ Hiểu biết về các kiến thức khác như pháp lệnh thư viện, luật sở hữu trí tuệ,

Trang 32

nding kién thite thong tin

- Sinh viên phải biết kỹ năng xác định NCT của mình Hiện nay, với lượng

thông tin rộng, vì vậy, sinh viên phải biết xác định được những thông tin cần cho

môn học, từ đó giới hạn được phạm vi tìm kiếm, giúp cho việc tìm kiếm thông tin

đúng hướng và chính xác

- Kỹ năng biết định hướng trong các bộ sưu tập, bộ máy tra cứu, tìm kiếm

thông tin của thư viện và các cơ quan thông tin nơi mình học tập, trong nước và trên thế giới

- Kỹ năng khai thác và sử dụng các vat mang tin, kỹ năng đọc để có thể thu nhận thông tin từ những nguồn lực thông tin đã doc, đã nghiên cứu

- Các kỹ năng nghiên cứu và đánh giá thông tin, biết xử lý, đánh giá, tổng

hợp và phân tích kết quả thông tin tìm kiếm được

- Biết kỹ năng diễn đạt và trình bày thông tỉn tìm được phục vụ cho công tác học tập và nghiên cứu

- Khả năng tổng hợp, tông quan, tổng luận các nguồn lực thông tin tìm kiếm

được Sử dụng thông tin có hiệu quả phục vụ cho học tập là sinh viên biết cách vận

dụng những thông tin tìm được vào giải quyết hiệu quả vấn đề đặt ra trong học tập

1.2 Trường Đại học Hà Tĩnh và Trung tâm Thông tin - Thư viện 1.2.1 Trường Đại học Hà Tĩnh

1.2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ngày 19 tháng 3 năm 2007, Thủ tướng Chính Phủ ra Quyết định số:

318/QĐ-TTg "Thành lập Trường Đại học Hà Tĩnh trên cơ sở sáp nhập và nâng cắp Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh, Phân hiệu Trường Đại học Vinh tại Hà Tĩnh

và Trường Trung cấp Kinh tế Hà Tĩnh”

1.2.1.2 Đội ngũ cán bộ của Trường Đại học Hà Tĩnh

Trang 33

1.2.1.3 Đặc điểm đào tạo

Trường ĐHHT với đặc điểm đào tạo đa cấp, đa ngành với loại hình đào tạo

sư phạm và ngoài sư phạm Các ngành sư phạm tuyển sinh những sinh viên có hộ khẩu thường trú ở Hà Tĩnh ba năm trở lên Còn các ngành ngoài sư phạm tuyển sinh

trong cả nước

Đến nay, Trường đã được Bộ GD&ĐT giao nhiệm vụ đào tao 62 ma ngành,

trong đó bậc đại học có 19 mã ngành, bậc cao đẳng có 32 mã ngành, bậc trung cấp chuyên nghiệp có 11 mã ngành; bao gồm 5 khối ngành cơ bản: Sư phạm (47%); Kinh tế - Quản trị kinh doanh (15%); Kỳ thuật - Công nghệ (9%); Nông nghiệp (18%); Nhân văn (12%)

1.2.1.4 Chương trình đào tạo

Chương trình đảo tạo của Trường ĐHHT hiện nay có ba chương trình đào

tạo đại học, cao đăng, trung cấp chuyên nghiệp, tuy nhiên trong luận văn này tác giả

chỉ đề cập đến hai chương trình đào tạo đại học và cao đăng

Chương trình đào tạo đại học gồm có chương trình đào tạo cử nhân sư phạm

và kỹ sư/ cử nhân với khối lượng kiến thức 227-134 tín chỉ

Chương trình đào tạo cao đẳng gồm có chương trình đào tạo cử nhân cao

đẳng sư phạm và cử nhân cao đẳng ngoài sư phạm với khối lượng kiến thức 100-

105 tín chỉ

Trong chương trình thiết kế đào tạo đại học và cao đăng của Nhà trường khối

kiến thức được chia làm hai phần đó là khối kiến thức đại cương chiếm 1/3 và kiến

thức giáo dục chuyên nghiệp chiếm 2/3 chương trình đào tạo Chương trình đảo tạo

ngoài khối lượng kiến thức chuyên môn, còn có khối kiến thức ngoài chuyên môn đó là kiến thức chuẩn đầu ra Kiến thức chuẩn đầu ra bao gồm chứng chỉ ngoại ngữ, tin học và kỹ năng mềm, điều kiện bắt buộc đối với sinh viên tốt nghiệp

1.2.1.5 Sinh viên

Trang 34

tỉnh Tổng số sinh viên nội tỉnh 3441 em, số lượng sinh viên ngoại tỉnh ít hơn,

chỉ có 222 em Hơn nữa, Trường có vị trí địa lý gần với Trường Đại học Vinh,

một trường đã có bề dày về thành tích đào tạo nên hạn chế về sự nhập học của

sinh viên các tỉnh khác Hơn nữa, đặc điểm các huyện của tỉnh Hà Tĩnh chủ yếu

là vùng nông thôn, sự phát trên của kinh tế còn gặp khó khăn nên điều kiện học tập cũng gặp một số khó khăn

'Về thành phần dân tộc: Hà Tĩnh là một tỉnh có rất ít đồng bào dân tộc thiểu

số sinh sống Vì vậy, sinh viên của Trường ĐHHT đại đa số là dân tộc Kinh, chỉ có

06 sinh viên dân tộc thiêu số trong tông số 4408 sinh viên

Nam học 2014 - 2015 Trường có 745 sinh vên Lào đang được đào tạo tại trường Việc thu hút các du học sinh Lào sẽ mở ra môi trường học tập có sự đa dạng

về văn hóa đề sinh viên có thê chia sẻ, giao lưu, tiếp nhận các tỉnh hoa văn hóa của

các quốc gia khác nhau cũng như truyền đạt các giá trị văn hóa của đất nước mình

cho các sinh viên nước bạn

Đặc điểm tôn giáo: Hiện nay, Trường ĐHHT có 236 sinh viên theo các tôn giáo khác nhau, chủ yếu là theo đạo Thiên chúa giáo

1.2.2 Trung tâm Thông tìn ~ Thư viện 1.2.2.1 Sơ lược về lịch sử hình thành

Trung tâm TT-TV Trường ĐHHT được thành lập từ năm 2007 trên cơ sở sáp nhập tổ Thư viện Trường Cao đẳng Sư phạm Hà Tĩnh, tổ Thư viện trường Trung cấp Kinh tế Hà Tĩnh và tổ Thư viện Phân hiệu Trường Đại học Vinh tại Hà Tĩnh (ba trường tiền thân của Trường ĐHHT hiện nay)

Tại Trường ĐHHT, Trung tâm TT-TV đã trở thành một đơn vị độc lập, tương đương với các phòng, khoa trong cơ cấu tổ chức của trường đúng như quy

chế mẫu về tô chức và hoạt động của thư viện các trường đại học do Bộ Văn hoá,

Trang 35

1.2.2.2 Chức năng, nhiệm vu

* Về chức năng

Trung tâm TT-TV Trường ĐHHT có chức năng phục vụ hoạt động giảng dạy, học tập, nghiên cứu, đào tạo và quản lý của Nhà trường thông qua việc khai thác sử dụng các loại hình tài liệu có trong thư viện

* [ê nhiệm vụ

- Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch hoạt động dài hạn và ngắn hạn của Trung tâm TT-TV Trường ĐHHT theo hướng thư viện điện tử,

thư viện số;

~ Nghiên cứu, đề xuất các ý kiến và phương án xây dựng, củng cố và phát

triển thông tin, thư viện nhằm phục vụ công tác đảo tạo, NCKH của cán bộ, giảng viên, sinh viên của trường;

- Lập kế hoạch tô chức thực hiện việc: Mua, tiếp nhận, trao đồi, bồ sung,

phát triển nguồn lực thông tin trong và ngoài nước đáp ứng nhu cầu giảng dạy, học

tập, NCKH và chuyển giao công nghệ của Nhà trường; thu nhận các tài liệu do nhà trường xuất bản, các công trình NCKH đã được nghiệm thu, tài liệu hội thảo, khoá luận của sinh viên, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ của cán bộ giảng viên, chương

trình đảo tạo, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của nhà trường, các ấn phẩm

tài trợ, biếu tặng, tài liệu trao đôi giữa các thư viện;

- Tổ chức các hoạt động thông tin thư mục, giới thiệu sách mới và các hoạt động thông tin tư liệu khác tạo điều kiện cho bạn đọc khai thác và sử dụng hiệu quả

các nguồn thông tin; tổ chức in ấn các loại sách giáo trình tham khảo của Trường;

~ Tổ chức các khoá học đầu năm hướng dẫn sinh viên sử dụng thư viện; thực

hiện công tác hướng dẫn thực hành nghiệp vụ cho sinh viên thực tập; phục vụ cán bộ, giảng viên, sinh viên; hướng dẫn bạn đọc mượn giáo trình, sách báo và tài liệu tham khảo khác;

Trang 36

- Thực hiện các hoạt động nghiệp vụ: Kiểm tra, phân loại, biên mục tài liệu, làm thư mục, bảo quản vốn tải liệu và thanh lý ra khỏi kho những tài liệu lạc hậu,

hư nát theo đúng các quy định về công tác thông tin, thư viện Xây dựng hệ thống

tra cứu, tìm và truy cập thông tin;

- Tổ chức các hoạt động, dịch vụ phù hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao và phù hợp với quy định của pháp luật; tổ chức làm thẻ thư viện cho học sinh sinh viên

- Không ngừng đáp ứng yêu cầu và tạo điều kiện thuận lợi cho cán bộ, sinh

viên trong việc sử dụng vốn tài liệu của Trung tâm TT-TV; tổ chức thông tin,

tuyên truyền, giới thiệu vốn tài liệu Trung tâm TT-TV, tham gia xây dựng và hình

thành thói quen đọc sách, báo trong cán bộ, học sinh sinh viên

- Ứng dụng các thành tựu khoa học công nghệ tiên tiến và CNTT vào công

tác thư viện; tô chức bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho CBTV để phát triển

nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác; thực hiện các

nhiệm vụ khác do Hiệu trưởng giao

1.2.2.3 Cơ cấu tổ chức

Cơ cấu tổ chức của Trung tâm TT-TV được chia thành 3 bộ phận chính: tổ

làm công tác nghiệp vụ thư viện, tô chịu trách nhiệm về phục vụ NDT của Trung tâm và tô Tin học Các tô này đều chịu sự chỉ đạo của lãnh đạo Trung tâm theo những nguyên tắc nhất định, sự thống nhất và sự phối hợp hoạt động giữa các bộ phận là nhân tố quyết định đến hiệu quả hoạt động của Thư viện

* Ban Giám đốc: Gồm 01 Giám đốc và 01 Phó giám đốc Giám đóc chịu trách

nhiệm trước Hiệu trưởng về thực hiện chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm TT-TV và điều hành chung mọi hoạt động của Trung tâm Chức năng và nhiệm vụ của Trung tâm đã được ban Giám hiệu giao phó, ngoài ra Ban Giám đốc còn chịu trách nhiệm

việc phát trién vốn tài liệu, thanh lý tài liệu, đầu tư trang thiết bị và các hoạt động khác

* Tổ nghiệp vụ: Gồm có 03 cán bộ có trình độ chuyên môn nghiệp vụ chuyên xử lý nghiệp vụ toàn bộ tài liệu trong thư viện, biên tập công thông tin, viết bài

Trang 37

* Tổ phục vụ bạn đọc: Gồm có 4 phòng ở cả 3 cơ sở, có 04 cán bộ có nhiệm vụ là: Quản lý phòng đọc cán bộ giáo viên và phòng đọc sinh viên ở 3 cơ sở; Quản lý kho sách, giới thiệu nguồn tài liệu của Trung tâm TT-TV tới NDT, phục vụ NDT,

cung cấp các dịch vụ TT khác

*Tổ Tin học: Gồm có 02 người, có nhiệm vụ Quản lý trang thiết bị, Hệ thống

máy tính, Quản lý phòng máy của Trung tâm, Quản trị cổng thông tin GĐTRUNG TÂM TT-TV PHO GD TRUNG TAMTT-TV [ Ỷ | TO PHYC VU TO TIN HOC Sơ đồ 1.1: Cơ cấu tổ chức của Trung tâm Thông tin — Thư viện Trường Đại học Hà Tĩnh

Hiện nay, Thư viện có 10 cán bộ (03 nam và 07 nữ) trong đó có 07 người được

đào tạo về nghiệp vụ chính quy về thư viện còn lại là tốt nghiệp chuyên ngành khác

và đã được đào tạo về nghiệp vụ thư viện Nhìn chung trên 80% CBTV độ tuổi 25- 35, đây là độ tuổi khá trẻ có năng lực, luôn sẵn sàng tiếp thu cái mới, và đây cũng là

động lực lớn góp phần cho Thư viện chuyền minh trong xu thế hội nhập 1.2.2.4 Nguôn lực thông tin

Đối với mỗi cơ quan TT-TV, nguồn lực thông tin là vô cùng quan trọng Nó vừa là nguyên liệu hoạt động, vừa là công cụ đắc lực để thoả mãn nhu cầu thông tin

của bạn đọc Trong giai đoạn hiện nay, khái niệm nguồn lực thông tin đã được mở

rộng bởi vì ngoài nguồn lực thông tin hiện có trong thư viện còn là các nguồn tin cần thiết ở các nơi khác nhau, không tuỳ thuộc vào nơi bảo quản, lưu trữ và người

Trang 38

Vốn tài liệu của Trung tâm TT-TV Trường ĐHHT từ khi được thành lập đến

nay, mỗi năm lại được bổ sung thêm một số lượng nhất định đề đáp ứng nhu cầu của bạn đọc Tính đến hết năm 2014, số lượng vốn tài liệu của Trung tâm là 66.007

bản tương đương với 8.075 tên tai liệu Trung tâm hàng năm đều có chính sách bổ

sung sách, báo đều đặn bằng việc mua theo hợp đồng Tuy nhiên, chỉ phí bô sung hang năm không cố định theo một quy định cụ thể nào mà phụ thuộc phần lớn vào

ngân sách của Trường cũng như sự quan tâm của Ban Giám hiệu Ngoài ra, Trung

tâm cũng chú trọng tranh thủ thêm các nguồn biếu tặng từ các cá nhân, các nhà xuất

bản và các trường bạn để làm phong phú thêm vốn tài liệu

Với đặc thù là TV của một trường đại học nên vốn tài liệu tại Trung tâm TT-

TV Trường ĐHHT chủ yếu là giáo trình, sách tham khảo, báo tạp chí Dau Shan | TY STT Loai hinh mục (ee 007) s (8.075) e (%) 1 | Sáchgiáo trình 2415 32320 49 2 | Sách tham khảo 4693 27710 42 3 | Sách tra cứu 494 1235 19 4 | Bao, Tap chí 48 4248 65

Tài liệu nội sinh (luận án, luận văn,

§ bài giảng, đề tài nghiên cứu KH ) : 425 425 06

Bảng 1.1: Vốn tài liệu tại Trung tâm Thông tin - Thư viện Trường Đại học Hà Tĩnh Nguén: Trung tam TT-TV Trường ĐHHT

Ngoài ra, Trung tâm cũng có các loại tài liệu tra cứu như: Bách khoa thư, từ

, sỐ tay, Các tài liệu tra cứu này cung cấp cho NDT những thông tin về các khái

niệm, những giải thích ngữ nghĩa được coi là chuẩn mực và đã được công nhận trong

một phạm vi nhất định Số tài liệu này chiếm tỉ lệ rất nhỏ trong tông số đơn vị tài liệu

Trang 39

'Vốn tài liệu trong Trung tâm TT-TV Trường ĐHHT chủ yếu là tài liệu tiếng

Việt với 63.919 bản, chiếm tới 96,84 % Mặc dù, tiếng Anh là môn học chung bắt

buộc đối với tất cả các chuyên ngành đào tạo, trong trường lại có khoa Ngoại ngữ

nhưng tài liệu tiếng Anh chỉ có 1.169 bản, chiếm 1,77% Các ngôn ngữ khác có 919

bản, chiếm 1,39%

Bên cạnh việc bô sung các tài liệu truyền thống, Trung tâm cũng đang chú

trọng xây dựng nguồn tài liệu só, tài liệu điện tử, tài liệu nội sinh nhằm đáp ứng tốt hơn nữa nhu cầu ngày càng cao của NDT

1.3 Vai trò của kiến thức thông tin đối với sinh viên Trường Đại học Hà Tĩnh

1.3.1 Nâng cao chất lượng học tập

Ở Việt Nam hiện nay, trong quá trình chuyển từ đào tạo niên chế sang dio

tạo tín chỉ, yêu cầu nâng cao chất lượng giáo dục bậc đại học đòi hỏi người học phải có KTTT đề phục vụ yêu cầu học tập của bản thân Nghị quyết Hội nghị lần thứ hai,

ban chấp hành Trung ương Đảng khóa VIII (1996) đã khẳng định: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp giáo dục đào tạo bảo đảm điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh, nhất là sinh viên đại học; phát triển mạnh mẽ phong trào

tự học, tự đào tạo thường xuyên và rộng khắp trong toàn dân, nhất là thanh niên” Theo ƯNESCO đã khái quát: “Giáo dục là yếu tố cơ bản của phát triển bền vững, giúp nâng cao khả năng của mọi người trong việc biến tầm nhìn thành hành động thực tế Giáo dục vì phát triển bền vững dạy mỗi cá nhân cách ra quyết định trong đó có xem xét những yếu tố mang tính chất dài hạn về mặt kinh tế, sinh thái và công bằng cho tất cả cộng đồng” [1§, tr.219] Điều đó đã khẳng định giáo dục vừa

công cụ vừa là yếu tố quan trọng nhất đối với sự tăng trưởng kinh tế và phát triển xã hội của một quốc gia Một cộng đồng có KTTT không chỉ tìm kiếm thông tin - những

kiến thức mới mà còn tạo ra thông tin mới và tham gia vào quá trình đảo tạo

Để nâng cao chất lượng học tập trong giáo dục đòi hỏi phải thay đổi

Trang 40

sinh viên sẽ phải tích cực, chủ động hơn trong học tập Sinh viên không chỉ đơn

thuần là nghe giảng trên lớp, mà các em cần phải nâng cao khả năng tự học, tự nghiên cứu để tích lũy được kiến thức Cùng với phần lớn thời gian ngồi học

trong lớp, sinh viên sẽ phải tự học, tự nghiên cứu ở thư viện, tại nhà hoặc bắt cứ nơi đâu Theo Hiệp hội các thư viện chuyên ngành và các trường đại học Hoa Kỳ

đã khẳng định người có KTTT là người đã học được cách thức đề học Họ biết cách học bởi họ nắm được phương thức tô chức tri thức, tìm kiếm thông tin và sử

dụng thông tin, do đó những người khác có thể học tập được từ họ Họ là những

người đã được chuẩn bị cho khả năng học tập suốt đời, bởi lẽ họ luôn tìm được

thông tin cần thiết cho bất kỳ nhiệm vụ hoặc quyết định nào một cách chủ động [5] Điều đó chứng tỏ rằng KTTT có vai trò đặc biệt đối với việc nâng cao khả

năng tự học, tự nghiên cứu của sinh viên

KTTT gắn liền với khả năng học tập suốt đời của xã hội nói chung và sinh

viên Trường ĐHHT nói riêng Người có KTTT là người đã được trang bị những kỹ

năng cần thiết để ở bất cứ đâu, trong bắt cứ điều kiện nào họ cũng có thể tự mình học tập, nghiên cứu để giải quyết nhiệm vụ, sáng tạo ra những tri thức mới Trong xã hội ngày nay, yêu cầu đối với mỗi người là phải có khả năng độc lập cao đề thích

nghỉ và đáp ứng những đòi hỏi của học tập, lao động và KTTT là nền tảng cho sự

phát triển độc lập đó

KTTT giúp sinh viên phát huy tính tích cực, chủ động trong học tập Sinh viên không thể chủ động trong học tập nếu các em không có khả năng phát hiện, tìm

cách giải quyết các lề học tập, mà việc giải quyết vấn đề cần phải thông qua sử

dụng thông tin, tri thức Vì vậy, KTTT sẽ giúp sinh viên đạt được những thông tin

mình cần và biết cách sử dụng thông tin đó một cách hiệu quả, giúp các em chủ động trong học tập đề giải quyết các vấn đề liên quan và tạo ra kiến thức mới

1.3.2 Nâng cao chất lượng nghiên cứu khoa học

Ngày đăng: 12/10/2022, 20:35

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN