1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Khoa học Thư viện: Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm thông tin Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội

152 10 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Ứng Dụng Công Nghệ Thông Tin Trong Hoạt Động Thông Tin Thư Viện Tại Trung Tâm Thông Tin Thư Viện Trường Đại Học Luật Hà Nội
Tác giả Lê Thị Tuyết Mai
Người hướng dẫn PGS.TS. Mai Hà, PGS.TS. Trần Thị Minh Nguyệt
Trường học Trường Đại học Văn hóa Hà Nội
Chuyên ngành Khoa học Thư viện
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2012
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 152
Dung lượng 37,05 MB

Nội dung

Luận văn Ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm thông tin Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội nghiên cứu thực trạng ứng dụng công nghệ thông tin và đưa ra một số giải pháp nâng cao chất lượng ứng dụng tại Thư viện trường Đại học Luật Hà Nội. Mời các bạn cùng tham khảo nội dung chi tiết.

Trang 1

BỘ GIÁO DUC VA DAO TAO BQ VAN HOA, THE THAO VA DU LICH TRUONG ĐẠI HỌC VĂN HOÁ HÀ NỘI

LÊ THỊ TUYẾT MAI

ỨNG DỤNG CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

TRONG HOẠT ĐỘNG THÔNG TIN THƯ VIỆN

TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

Chuyên ngành : Khoa học Thư viện

Mã số : 60 32 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC THƯ VIỆN

NGƯỜI HƯỚNG DẪN KHOA HỌC: PGS.TS MAI HÀ

Trang 2

người thây đã tận tình hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình nghiên cứu và

hoàn thành luận văn nay

Tôi xin trân trọng cảm ơn tới PGS.TS Trần Thị Minh Nguyệt - Trưởng Khoa

Sau Đại học Trường Đại học Văn hoá Hà Nội và các thầy, cô giáo đã hết lòng vì sự nghiệp trồng người, tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp đỡ tôi trong quá trình học tập

và nghiên cứu tại Trường

Tôi xin cảm ơn Ban Giám đốc Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại

học Luật Hà Nội, các đồng nghiệp đã tạo điều kiện để tôi có thể tham gia học tập nâng cao kiến thức chuyên mơn, nghiệp vụ và hồn thành luận văn tốt nghiệp

Cuối cùng, tôi xin đành lời cảm ơn tới bố mẹ, người thân trong gia đình đã

luôn quan tâm, động viên và khích lệ tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tài luận văn này

Mặc dù đã có nhiều cố gắng trong quá trình thực hiện, luận văn chắc không tránh khỏi thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến, đánh giá của các thầy, cô và các bạn đồng nghiệp

Xin trân trọng cảm ơn!

Hà Nội, ngày 10 tháng 05 năm 2012

TÁC GIÁ LUẬN VĂN

Trang 3

CAC HINH VE, SO DO VA BANG THONG KE SO LIEU 4 MO DAU 5

Chuong 1: TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT 13 HA NOI VOI YEU CAU UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN

1.1 Tổng quan về Trường Đại học Luật Hà Nội 13 1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ 13 1.1.2 Các ngành đảo tạo 17 1.1.3 Định hướng và yêu cầu đào tạo của Trường trong giai đoạn hội 19

nhập quốc tế

1.2 Hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà 19 1.2.1 Khai quat vé Trung tâm Thông tin Thư viện 19

1.2.2 Đặc điểm nguồn lực thông tin (vốn tài liệu) 27

1.2.3 Các sản phẩm dịch vụ thông tin 30

1.2.4 Đặc điểm người dùng tin và nhu cầu tin 38

1.3 Đáp ứng nhu cầu tin trên cơ sở ứng dụng công nghệ thông tin 46 1.3.1 Khái niệm ứng dụng công nghệ thông tin 46 1.3.2 Xu hướng và vai trò ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin 48

thư viện

1.3.3 Nhu cầu và yêu cầu ứng dụng công nghệ thông tin trong hoạt 53

động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội

Chương 2: THỰC TRANG VA HIEU QUA UNG DỤNG CÔNG NGHỆ 58

THONG TIN TAI TRUNG TAM THONG TIN THU VIEN TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HÀ NỘI

2.1 Thiết lập cơ sở hạ tầng thông tin 58

Trang 4

2.2 Lựa chọn phần mềm 68

2.2.1 Các tiêu chí về chuẩn công nghệ thông tin và truyền thông 68

2.2.2 Các chuẩn nghiệp vụ thư viện 7I 2.3 Đào tạo bồi dưỡng đội ngũ cán bộ - đào tạo nguồn nhân lực T2

2.4 Kết quả triển khai ứng dụng công nghệ thông tin tại Trung tâm 75 2.4.1 Ung dung trong quy trình bỗ sung, biên mục 75

2.4.2 Ứng dụng trong quy trình lưu thông (mượn(trả tài liệu) 86 2.4.3 Ứng dụng trong quy trình quản lí người dùng tin % 2.4.4 Ứng dung trong quy trình tra cứu tải liệu 96

2.4.5 Ung dung trong quan li 4n pham dinh ki 101

2.4.6 Ứng dung trong công tác quản lí thư viện 102 2.5 Nhận xét đánh giá chung 104 2.5.1 Đánh giá các quy trình công nghệ thư viện 104 2.5.2 Người dùng tin đánh giá các sản phẩm và dịch vụ thư viện 108

Chương 3: ĐÈ XUẤT GIẢI PHÁP NÂNG CAO CHÁT LƯỢNG ỨNG DỤNG 110

CÔNG NGHỆ THÔNG TIN TẠI TRUNG TÂM THÔNG TIN THƯ

VIEN TRUONG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOL

3.1 Nâng cao chất lượng, trình độ đội ngũ cán bộ chuyên môn 110 3.2 Nâng cao chất lượng đào tạo người dùng tin 115

Trang 5

AACR2 CBTV CNTT CSDL ĐKCB ISBD LIBOL LAN MARC2I NDT OCLC OPAC PDE POP3 PORTAL TCVN4743-89 Quy tắc biên muc Anh - My (Anglo American Cataloguing Rules) Cán bộ thư viện Công nghệ thông tin Cơ sở dữ liệu "Đăng ký cá biệt

Mô tả thư mục theo tiêu chuẩn quốc tế

(International Standard Bibilographic Description) Phần mềm Libol (Library Online)

Mạng nội bộ (Local Area Network)

Khô mẫu biên mục đọc máy

Người dùng tin

‘Trung tâm Thư viện Máy tính trực tuyến

(Online Computer Library Center)

Mục lục thư viện truy cập trực tuyến

(Online Public Access Catalog)

Dinh dang tài liệu di dng (Portable Document Format) Giao thức bưu điện (PostOffice Protocol)

Cổng thông tin

Trang 6

Hình 2: Lĩnh vực tải liệu người dùng tin thường sử dụng Hình 3: Loại hình tài liệu NDT thường sử dụng

Hình 4: Sơ đồ khoảng cách lắp đặt công từ Hình 5: Sơ đồ mạng LAN của Trung tâm

Hình 6: Sơ đồ mạng Internet sử dụng kênh thuê riêng Leased-Line Hình 7: Các công đoạn trong quy trình bỗ sung, biên mục tải liệu

Hình §: Tạo dữ liệu xếp giá bằng sinh số ĐKCB tự động

CAC BANG THONG KE SO LIEU

Bang 1: Trình độ của đội ngũ cán bộ, giáng viên

Bảng 2: Số lượng sinh viên, học viên năm 201 1

Bảng 3: Đội ngũ cán bộ, viên chức của Trung tâm Bảng 4: Các cơ sở dữ liệu (tính đến tháng 12/2011)

Bang 5: Thống kê tông số tài liệu tại hệ thống kho lưu trữ Bang 6: Thống kê tần xuất lưu thông tài liệu

Bảng 7: Thống kê số lượt kiểm soát NDT

Bảng 8: Thống kế số lượng NDT (tính đến tháng 12/2011) Bảng 9: Thống kê số lượt mượn trả chìa khoá tủ gửi đồ

Trang 7

truyền thông là một trong những động lực quan trọng nhất của sự phát triển, cùng với một số ngành công nghệ cao khác làm biến đổi sâu sắc đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội của đất nước Nhận thức rõ vai trò của CNTT và truyền thông, Đảng và Nha nước đã ban hành các văn bản pháp luật, nghị quyết, chỉ thị cần thiết về ứng dụng CNTT vào các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội, tạo điều kiện thuận lợi để Việt Nam phát triển, hội nhập với các nước tiên tiến trên thế giới Cụ thể: Nghị mạnh: "Ứng dụng CNTT trong tắt cả các lĩnh vực kinh tế quốc dân, tạo ra sự chuyển biến rõ rệt về năng suất,

quyết Đại hội đại biểu Đảng toàn quốc lần thứ VIII

chất lượng và hiệu quả của nên kinh tế Hình thành mạng thông tin quốc gia liên kết với một số mạng thông tin quốc tế" ; Nghị quyết 49/CP ngày 04/08/1993 của Chính phủ về phát triển CNTT ở nước ta và những việc cụ thê cần tiến hành trong

những năm 90; Chỉ thị 58 CT/TW ngày 17/10/2000 của Ban Chấp hành Trung ương

Đảng về đây mạnh ứng dụng và phát triển CNTT phục vụ sự nghiệp công nghiệp

hoá, hiện đại hoá; Luật Công nghệ thông tin năm 2006 và các văn bản hướng dẫn

quy định về hoạt động ứng dụng và phát triên CNTT, các biện pháp bảo đảm img dụng và phát triển CNTT, quyền và nghĩa vụ của cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT Bên cạnh đó, Nghị quyết Đại hội Đảng lần thir IX khẳng định: “phải tổ chức hệ thống thông tin khoa học và công nghệ quốc gia, cdc thư viện điện tử theo hướng hiện đại hoá”; Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XI trong chiến lược phát triển khoa học, công nghệ cũng nhấn mạnh: “đây mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ, tăng cường hội nhập quốc tế về khoa học, công

nghệ ” Đây là cơ sở pháp lý cho các cơ quan thông tin, thư viện tăng cường ứng

Trang 8

thông, Internet, tốc độ xử lý thông tin ngày càng nhanh, khả năng truy nhập tới các

nguồn thông tin ngày càng mở rộng và nhu cầu hợp tác trong môi trường thông tin ngày càng phát triển Tắt cả các yếu tố trên đòi hỏi hoạt động thông tin thư viện ngày nay phải ứng dụng mạnh mẽ CNTT và truyền thông trong việc xây dựng hệ thống thông tin tự động hoá, thư viện điện tử, thư viện số [22, tr.19-20] Ứng dung CNTT không còn là mới mẻ, hầu hết các cơ quan thông tin, thư viện của Việt Nam đã ứng dụng CNTT từ cuối thập niên 90 của thế ki XX vào các lĩnh vực hoạt động của mình bằng nhiều phương pháp khác nhau, nhằm lưu trữ, quản lí nguồn tài liệu, truyền bá

thông tin trên các phương tiện lưu trữ thông tin hiện đại, giúp người dùng tin dễ dàng truy cập và sử dụng thông tin một cách hiệu quả ở mọi nơi, mọi lúc Hiện nay, ngoài các công việc trên các cơ quan thông tin, thư viện đang chuyển sang giai đoạn xây

dựng bộ sưu tập số, từng bước số hoá nguồn tài liệu hiện có, dần hình thành thư viện điện tử, thư viện số

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo

dục quốc dân, là đơn vị trực thuộc Bộ Tư pháp, có chức năng tô chức đảo tạo trung cấp, đại học và sau đại học các chuyên ngành luật học, nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lí và tư vấn pháp luật lớn nhất của cả nước Đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao, năng lực, phẩm chất tốt, đáp ứng yêu cầu đảo tạo cán bộ pháp luật cho đắt nước trong tiến trình phát triển và hội nhập quốc tế Trong hơn 30 năm, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo cho đất nước 78.636 cán bộ pháp luật, chiếm trên 60% tổng số cán bộ pháp luật đã được đảo tạo

của cả nước; trong đó, có 95 tiến sĩ, 783 thạc sĩ, 65.514 cử nhân, 10.739 cán bộ trình độ trung cấp luật Trường cũng đã và đang đào tạo 200 cán bộ pháp lí cho các

nước Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Yêmen và tiếp nhận nhiều thực tập sinh từ các

Trang 9

học với mục đích “lấy người học làm trung tâm” nhằm nâng cao chất lượng dạy và

học của giảng viên, sinh viên trong trường Đây cũng là nhiệm vụ đặt ra cho Trung

tâm Thông tin Thư viện làm thế nào để đáp ứng tốt nhu câu tin tăng cao của các đối

tượng người dùng tin, phục vụ công tác đào tạo theo học chế tin chỉ của Trường

Ứng dụng CNTT vào các quy trình công nghệ thư viện là giải pháp tối ưu, có thể đáp ứng nhanh các nhu cầu tin của NDT

Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội là một thư viện đại học chuyên ngành trong lĩnh vực luật học, là một bộ phận cấu thành trong co

cấu tô chức của Trường Đại học Luật Hà Nội có chức năng, nhiệm vụ thu thập, xử lý, lưu trữ, bảo quản, quản lí nguồn thông tin, cung cấp thông tin, giáo trình va tai liệu tham khảo nhằm đáp ứng nhu cầu tin của trên 8000 người dùng tin thường

xuyên sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thư viện Đó là các cán bộ, giảng viên, học viên cao học, nghiên cứu sinh, sinh viên trong trường, cũng như các học viên, nghiên cứu sinh tại các cơ sở đào tạo luật khác Nhận thức được tim quan trọng của việc ứng dụng CNTT, năm 1998, Trung tâm Thông tin Thư viện đã bước đầu ứng dụng CNTT vào các hoạt động của thư viện: trang bị hệ thống máy tính, máy in,

đường truyền mạng LAN trong các phòng làm việc của Trung tâm, đồng thời sử dụng phần mềm CDS/ISIS của UNESCO để quản lí vốn tài liệu hiện có, từng bước chuẩn hoá các quy trình nghiệp vụ, quản lí người dùng tin, xây dựng hệ thống tra cứu thông tin trên máy tính, đáp ứng nhu cầu tra cứu, tìm kiếm thông tin của các đối

tượng người dùng tin trong trường

Năm 2001, được sự giúp đỡ của Dự án Sida về “Tăng cường cơ sở vật chất,

Trang 10

tài liệu hiện có của Trung tâm bằng hệ thống thông tin hiện đại Trung tâm đã thay mới cơ sở hạ tầng thông tin, sử dụng đường truyền mạng Internet tốc độ cao (ADSL); các máy chủ và máy trạm của Trung tâm được thiết kế trong mạng LAN theo mô hình mạng hình sao đễ lắp đặt, thêm mới Về phần mềm, chuyển đổi phần mềm CDS/ISIS đang sử dụng sang ứng dụng phần mềm quản trị thư viện điện tử tích hợp

Libol 5.5 gồm nhiều phân hệ khác nhau đề đáp ứng yêu cầu đặt ra của Trung tâm

Năm 2008, khi Trường chuyên đôi phương thức đào tạo theo học c]

Trung tâm Thông tin Thư viện đã trở thành giảng đường thứ hai - nơi cung cấp các ín chỉ,

nguồn tài liệu, thông tin chính cho NDT Vì vậy, để đáp ứng tối đa nhu cầu tin của

NDT, Trung tâm đã tăng cường ứng dụng CNTT trong các hoạt động thư viện có

liên quan trực tiếp tới nhu cầu của NDT Trung tâm được sự hỗ trợ của dự án Sida Thuy Điền tiến hành nâng cấp toàn bộ cơ sở hạ tầng thông tin, thuê bao đường, truyền Internet băng thông rộng Leased-Line của Công ty FPT, đảm bảo cung cấp đường truyền truy cập Internet tốc độ cao tới NDT tại các điểm truy cập trong hệ thống thông tin chung của Trường Hệ thống mạng không dây - Wireless duge lip

đặt tại Trung tâm nhằm cung cấp thêm nhiều điểm truy cập thông tin cho NDT Trang bị thêm hệ thống máy tính và các thiết bị ngoại vi: may in, may scanner, may đọc mã vạch Phần mềm cũng được nâng cấp, chuyển sang ứng dụng phiên bản phần mềm Libol 6.0 Phiên bản này chạy hoàn tồn trên mơi trường Web, có thê tạo thêm nhiều tính năng ứng dụng trong các phân hệ theo yêu cầu của Trung tâm

CBTV có

ễ gửi yêu cầu, giao dịch trực tiếp với các nhà xuất bản, nhà cung cấp tài

liệu ngay ở phân hệ bỗ sung Người dùng tin dễ tiếp cận tới nguồn thông tin, tài liệu

điện tử của Trung tâm trên mục lục tra cứu trực tuyến OPAC ở mọi lúc, mọi nơi

Trung tim có thê chia sẻ thông tin, dữ liệu với các thư viện trong nước và trên thế

giới Đặc biệt, Libol 6.0 cũng có thêm phân hệ sưu tập số, giúp Trung tâm xử lý

Trang 11

Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tin thư viện Dai học Luật Hà Nội nhằm đánh giá hiệu quả ứng dụng CNTT trong các hoạt động

thông tin thư viện, đề xuất giải pháp nâng cao chất lượng nguồn tin, phát triển nguồn tin điện tử, đáp ứng nhu cầu tin cho NDT trong giai đoạn đổi mới công tác

giáo dục và đảo tạo theo phương pháp học chế tín chỉ của Trường

Bản thân tác giả là cán bộ thư viện của Trung tâm Thông tin Thư viện, tôi

mong muốn đóng góp một phần công sức nhỏ cho sự phát triển của Trung tâm

mình Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: "Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thuc viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội" làm luận

văn thạc sĩ của mình

2 Tình hình nghiên cứu

Cho đến nay, có một số công trình nghiên cứu của các thạc sĩ đã nghiên cứu vấn đề ứng dụng CNTT Cu thé:

+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của thạc sĩ Chu Vân Khánh, bảo vệ năm 2006 với đề tài: “Khảo sát việc ứng dụng hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội” Tác giả của luận văn đi sâu nghiên cứu, khảo sát, đánh giá thực trạng

quá trình triển khai ứng dụng phần mềm hệ quản trị thư viện tích hợp Libol 5.5 trong hoạt động thư viện trên các phân hệ của phần mềm tại Trung tâm Thông tin

Thư viện Đại học Quốc gia Hà Nội

+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của

thạc sĩ Đỗ Tiến Vượng, bảo vệ năm 2006 với đề tài: “Ứng dụng CNTT trong hoạt

động thông tin thư viện tại Trường Đại học Giao thông vận tải” Tác giả của luận

văn tập trung nghiên cứu, đánh giá quá trình ứng dụng CNTT trong các hoạt động

Trang 12

+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của

thạc sĩ Dương Hồ Diệp, bảo vệ năm 2007 với đề tài: “Ứng dụng CNTT tại Thư viện

Viện Kinh tế Việt Nam” Tác giả tập trung nghiên cứu quá trình tin học hoá, xây

dựng các cơ sở dữ liệu và hệ thống tra cứu tìm tin điện tử tại Thư viện Viện Kinh tế Việt Nam bằng phần mềm CDS/ISIS của UNESCO

+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và

Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội của thạc sĩ Nguyễn Phương Cương, bảo vệ năm 2011 với đề tài: “Ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện tại Viện Khoa học và Công nghệ Quân sự” Tác giả đề cập đến việc ứng dụng CNTT trong các hoạt động thư viện bằng phần mềm llib, Dlib của Công ty trách nhiệm hữu hạn CMC, các

giải pháp để nâng cao nâng cao hiệu quả ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện tại Viện Khoa học và Công nghệ quân sự

“Tuy nhiên, các tác giả chỉ nghiên cứu, đánh giá thực trạng ứng dụng CNTT nơi mà các tác giả đang công tác, căn cứ vào những nét đặc thù riêng và điều kiện

thực tế của từng cơ quan, đơn vị cũng như triển khai ứng dụng các phần mềm khác

nhau: CDS/ISIS, Ilib, Dlib, Libol Các quy trình công nghệ thư viện được triển

khai ứng dụng tại các thư viện chưa đồng bộ đúng với quy trình làm việc thực tế của ; kinh phí triển khai cũng như tính năng của phần mềm Các luận văn chưa làm rõ khái niệm cơ bản

thư viện hoặc chỉ ứng dụng một phần công việc do hạn chế

“img dung CNTT”, những cơ hội và thách thức của các cơ quan thông tin, thư viện

lên mạnh mẽ của CNTT

trước xu hướng phát t

Một số bài viết đăng trên các tạp chí khoa học chuyên ngành, hội thảo khoa học về ứng dụng CNTT nhưng cũng chỉ đề cập tới từng góc độ, khía cạnh đơn lẻ Bài viết “Ứng dụng CNTT trong quản lí vận hành thư viện” của PGS.TS Nguyễn

Duy Hoan đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học của Liên hiệp thư viện đại học khu vực phía Bắc tháng 12/2010 [7, tr.132] Tác giả đề cập tới mô hình thư viện hiện đại của Trung tâm học liệu Thái Nguyên khi ứng dụng CNTT trong quá trình quản lí và

Trang 13

Bai viét “Thu viện Đại học Ngoại thương với việc ứng dụng CNTT” của Thề

Kiều Hương đăng trên Kỷ yếu hội thảo khoa học của Liên hiệp thư viện đại học khu vực phía Bắc tháng 12/2010 [10, tr.143] Tác giả đề cập đến kết quả của quá trình

ứng dụng CNTT tại Thư viện Trường Đại học Ngoại thương, các hoạt động thông tin thư viện được hiện đại hố theo mơ hình thư viện điện tử, nâng cao năng lực quan lí và chất lượng phục vụ người dùng tin, phục vụ đào tạo và nghiên cứu khoa học tại Trường

Tai Trung tâm Thông tỉn thư viện Đại học Luật Hà Nội có một số công trình

nghiên cứu của các tác giả đề cập đến vấn đề tô chức và quản lí thư viện:

+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của thạc sĩ Đàm Viết Lâm, bảo vệ năm 1996 về đề tài: “Hồn thiện cơng tác thư viện trường Đại học Luật Hà Nội”

+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Văn hoá Hà Nội của thạc sĩ Lê Thị Hạnh, bảo vệ năm 2005 với đề tài: "Hoạt động tổ chức, quản lí Thư viên Trường Đại học Luật Hà Nội trong điều kiện ứng dụng CNTT”

+ Luận văn thạc sĩ khoa học thư viện Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội của thạc sĩ Phạm Thị Mai, bảo vệ năm 2009

với đề tài: “Nghiên cứu phát triển thư viện điện tử trong các trường đại học trên địa

bản Hà Nội hiện nay”

Tuy nhiên, chưa có công trình nghiên cứu nào về ứng dụng CNTT trong các hoạt động thư viện tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng ứng dụng CNTT tại Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội

Trang 14

.4 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

4.1 Muc dich: Nghiên cứu hiệu quả của việc ứng dụng CNTT tại Trung tâm

Thông tin thư viện Đại học Luật Hà Nội và đề xuất các giải pháp nhằm đây mạnh

chất lượng ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện tại Trung tâm Thông tin thư viện Đại học Luật Hà Nội

4.2 Nhiệm vụ nghiên cứu:

~ Nghiên cứu những chung về ứng dụng CNTT, xu hướng và vai trò của CNTT trong các hoạt động thông tin thư viện;

~ Thực trạng ứng dụng CNTT trong các quy trình công nghệ thư viện tại Trung tâm Thông tin thư viện Đại học Luật Hà Nội từ năm 2001 đến nay;

~ Đánh giá và đề xuất giải pháp nhằm đây mạnh chất lượng ứng dụng CNTT

trong hoạt động thông tin thư viện 5 Phương pháp nghiên cứu

5.1 Phương pháp luận: Luận văn nghiên cứu dựa trên phương pháp luận duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ nghĩa Mác Lê Nin Các quan điểm của Đảng, pháp luật của Nhà nước về ứng dụng CNTT

5.2 Phương pháp nghiên cứu:

Bao gồm các phương pháp cụ thể: nghiên cứu tài liệu; thống kê, phân tích số liệu; điều tra bằng phiếu hỏi và phương pháp quan sát 6 Bố cục luận văn Ngoài phần mở đầu, phần kết luận, danh mục tài liệu tham khảo luận văn gồm ba chương: Chương 1: Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội với yêu cầu ứng dụng CNTT

Chương 2: Thực trạng và hiệu qua ứng dụng CNTT tai Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội

Chương 3: Đề xuất giải pháp nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng CNTT tại

Trang 15

Chương 1

TRUNG TAM THÔNG TIN THƯ VIỆN TRƯỜNG ĐẠI HỌC LUẬT HA NOI VOI YEU CAU UNG DUNG CONG NGHE THONG TIN

1.1 Téng quan về Trường Đại học Luật Hà Nội 1.1.1 Chức năng, nhiệm vụ

* Quyết định thành lập

Trường Đại học Luật Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 405/CP ngày 10/11/1979 của Hội đồng Chính phủ, trên cơ sở hợp nhất Khoa Pháp lí của Trường Đại học Tổng hợp Hà Nội và Trường Cao đẳng Pháp lí Việt Nam Lúc đó, Trường có tên là Trường Đại học Pháp lí Hà Nội Ngày 06/07/1993, Bộ Tư pháp ra

Quyết định số 368/QĐ-TC về việc đổi tên Trường thành Trường Đại học Luật Hà Nội nhằm đáp ứng yêu cầu phát triển công tác đào tạo cán bộ pháp luật trong tiến

trình đôi mới và hội nhập quốc tế [29] * Chức năng, nhiệm vụ

Trường Đại học Luật Hà Nội là trường đại học công lập thuộc hệ thống giáo dục quốc dân của nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là đơn vị trực thuộc

Bộ Từ pháp, có chức năng tô chức đảo tạo trung cấp, đại học và sau đại học các chuyên ngành luật học, nghiên cứu khoa học, truyền bá pháp lí và tư vấn pháp luật

Trường chịu sự quản lí, chỉ đạo trực tiếp của Bộ Tư pháp, sự quản lí nhà nước của Bộ Giáo dục và Đào tạo Trường là đơn vị sự nghiệp, có con dấu và tài khoản tại kho bạc và ngân hàng theo quy định của pháp luật

Theo Quyết định số 420/QĐ-BTP của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành ngày 19/01/2010, Trường có những nhiệm vụ và quyền hạn:

~ Xây dựng, trình Bộ trưởng Bộ Tư pháp kế hoạch công tác dài hạn, trung

hạn và hàng năm của Trường phù hợp với chiến lược phát triển giáo dục và quy

Trang 16

chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển Ngành Tư pháp; xây dựng và tô chức thực hiện kế hoạch về tô chức bộ máy, tuyên dụng, đào tạo, bồi dưỡng, quản lí biên

chế, sử dụng đội ngũ cán bộ, viên chức của Trường theo quy định của pháp luật và

sự phân cấp của Bộ Tư pháp

~ Chủ trì hoặc tham gia xây dựng, thẩm định các dự án, văn bản quy phạm

pháp luật, tuyên truyền, phô biến và giáo dục pháp luật; các đề án, văn bản về đào tạo, nghiên cứu khoa học phục vụ công tác của ngành và đất nước đẻ Bộ trưởng ban hành theo thâm quyền hoặc trình cơ quan có thâm quyền ban hành

~ Tổ chức các hoạt động đào tạo, bao gồm: xác định và mở các ngành,

chuyên ngành đảo tạo đại học luật; phát triển chương trình đảo tạo theo hướng đa

dạng hoá, chuẩn hoá và hiện đại hoá; xây dựng, thực hiện các kế hoạch đào tạo dài hạn, ngắn hạn với quy mô, hình thức và phương pháp đào tạo hợp lí nhằm không ngừng nâng cao chất lượng đào tạo; tổ chức tuyển sinh, đảo tạo, bồi dưỡng, đánh giá kết quả đào tạo, công nhận và cấp bằng tốt nghiệp cử nhân, thạc sĩ luật học và

các văn bằng, chứng chi khác phủ hợp với chức năng, nhiệm vụ được giao; đảo tạo các chức danh tư pháp và thực hiện các nhiệm vụ dao tạo khác do Bộ trưởng Bộ Tư

pháp giao; thực hiện các quy trình kiểm định chất lượng đảo tạo của Trường theo

quy định của pháp luật

~ Xây dựng và phát triển hệ thống thông tin, thư viện và các trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu, truyền bá pháp lí và tư vấn pháp luật; biên soạn, thẩm định, in và phát hành các giáo trình, sách và

tài liệu dé phục vụ công tác giảng dạy, học tập và nghiên cứu khoa học

~ Tổ chức các hoạt động khoa học và công nghệ, bao gồm: xác định và thực hiện các chiến lược, định hướng, kế hoạch nghiên cứu khoa học dài hạn, trung hạn và ngắn hạn; huy động các nguồn lực phục vụ nghiên cứu khoa học; tổ chức cho các tập thể, cán bộ, viên chức và sinh viên trong trường thực hiện các đề tài nghiên cứu khoa

Trang 17

nước ngoài theo quy định của pháp luật và phân cấp của Bộ Tư pháp; tô chức ứng,

dụng các kết quả nghiên cứu khoa học vào các hoạt động của Trường

~ Thực hiện các hoạt động tư vấn pháp luật, trợ giúp pháp lí cho các cơ quan, tổ chức và cá nhân theo quy định của pháp luật, phủ hợp với chức năng, nhiệm vụ và năng lực của Trường

~ Thực hiện hợp tác quốc tế về đảo tạo và nghiên cứu khoa học theo quy định của pháp luật và sự phân cấp của Bộ Tư pháp

~ Thực hiện các nhiệm vụ khác do Bộ trưởng Bộ Tư pháp giao [3]

* Cơ cấu tổ chức:

~ Hội đồng Trường gồm có Chủ tịch, Tông thư ký, các thành viên

~ Ban Giám hiệu gồm có Hiệu trưởng và các Phó Hiệu trưởng

~ Hội đồng Khoa học và Đào tạo

~ Các đơn vị chức năng thuộc Trường bao gằm 29 đơn vị:

+ Khoa Lý luận chính trị + Phòng Tổ chức cán bộ + Khoa Hành chính Nhà nước + Phong Hanh chính tổng hợp + Khoa Pháp luật Dân sự + Phòng Đào tạo

+ Khoa Pháp luật Hình sự + Phong Céng tác sinh viên + Khoa Pháp luật Kinh tế + Phòng Quản lí khoa học

+ Khoa Pháp luật Quốc tế + Phòng Tài chính kế toán

+ Khoa Sau Đại học + Phòng Quản trị

+ Khoa Tại chức + Phòng Hợp tác quốc tế

+ Khoa Tiếng Anh pháp lý + Phong Thanh tra dio tạo + Bộ môn Ngoại ngữ + Phòng Bảo vệ

Trang 18

+ Phong Bién tập sách và trị sự tạp chí + Trung tim Thong tin Thu viện + Trung tâm Luật so sánh + Trung tim Tin hoc

+ Trung tâm Đảm bảo chất lượng đào tạo + Trung tâm Tư vấn pháp luật + Trung tâm Đào tạo bồi dưỡng ngắn hạn

~ Tổ chức Đảng, đoàn thể và tô chức xã hội: Đảng bộ, Cơng đồn Trường,

Đồn thanh niên, Chỉ hội luật gia, Hội sinh viên, Hội cựu chiến binh

* Đội ngũ cán bộ, giảng viên

Hơn 30 năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã phát triển khá toàn diện,

vững chắc, xứng đáng là cơ sở đào tạo cán bộ pháp luật lớn nhất của cả nước với

đội ngũ giảng viên là các nhà khoa học có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao,

năng lực, phẩm chất tốt; cơ sở vật chất khá khang trang, trang thiết bị hiện đại, đáp ứng yêu cầu đào tạo cán bộ pháp luật cho đất nước trong tiến trình hội nhập quốc tế và phát triển bền vững Đến nay, đội ngũ giáo viên, cán bộ, viên chức của Trường

đã phát triển mạnh cả về số lượng, chất lượng

Trang 19

Trình độ của đội ngũ cán bộ, giảng viên của Trường được thể hiện ở bảng 1

Hiện tại, tổng số cán bộ, viên chức của Trường là 443 người Trong đó, đội ngũ giảng viên là 262 người, chiếm tỉ lệ 59,15% tông số cán bộ, viên chức của Trường;

đội ngũ cán bộ, viên chức phục vụ hoạt động giảng dạy, nghiên cứu khoa học là 181

người, chiếm tỉ lệ 40,85% tông số cán bộ, viên chức

1.1.2 Các ngành đào tạo: Trường đang có các bậc đào tạo: trung cấp, đại

học, thạc sĩ và tiến sĩ với đầy đủ các chuyên ngành đào tạo theo quy định của Bộ

Giáo dục và Đào tạo

* Đào tạo đại học gồm 05 chuyên ngành cơ bản: Luật Hành chính Nhà nước, Luật Dân sự, Luật Hình sự, Pháp luật Kinh tế và Luật Quốc tế

* Đào tạo sau đại học gồm 04 chuyên ngành: Luật Hành chính Nhà nước,

Luật Dân sự, Luật Hình sự, Pháp luật Kinh tế Trường đang đề xuất, trình Bộ Giáo dục và Đào tạo mở rộng thêm mã ngành Luật Quốc tế

* Quy mô đào tạo

Hiện nay, quy mô đào tạo của Trường là 17.798 sinh viên, học viên cao học

và nghiên cứu sinh đang theo học ở các hệ đảo tạo:

Trang 20

* Phương pháp đào tạo

Tir nim 2007, thực hiện “Đề án đối mới giáo dục đại học Uiệt Nam giai đoạn

2006 - 2020” (Nghị quyết số 14/2005/NQ-CP ngày 02/11/2005 của Chính pha); “Quy chế đào tạo Đại học và Cao đẳng hệ chính quy theo hệ thống tín chi” ban hành kèm theo Quyết định số 43/2007/QĐ-BGDĐT ngày 15/08/2007 của Bộ Giáo dục và Đào

tạo, Trường Đại học Luật Hà Nội đã chuyên đổi phương thức đảo tạo từ niên chế

sang học chế tín chỉ Ban đầu, phương thức này được thí điểm giảng dạy ở 19 môn

học cơ bản Năm 2008, tắt cả các môn học, chuyên ngành đào tạo của Trường được

giảng đạy theo học chế tín chỉ cho hệ đại học và sau đại học Học chế tín chỉ là một hình thức đào tạo được hầu hết các nước tiên tiến trên thế giới áp dụng, với phương pháp “lấy người học làm trung tâm” Kiến thức đào tạo được phân chia thành những đơn vị học tập mà sinh viên có thể tự sắp xếp để tích lũy được ở những thời gian và không gian khác nhau Tùy điều kiện của mỗi người học có thê học nhanh hơn hay muộn hơn so với tiến độ bình thường hoặc thay đôi chuyên ngành học ngay giữa tiến trình học tập mà không phải học lại từ đầu Học chế tín chỉ còn tạo ra một “ngôn ngữ chung” giữa các trường đại học, tạo điều kiện cho việc chuyển đồi sinh viên, hướng tới liên thông giữa các trường trong nước và quốc tế

* Kết quả hoạt động đào tạo của Trường Đại học Luật Hà Nội

Trong hơn 30 năm qua, Trường Đại học Luật Hà Nội đã đào tạo cho đất

nước 78.636 cán bộ pháp luật, chiếm trên 60% tông số cán bộ pháp luật đã được

đào tạo của cả nước; trong đó, có 95 tiến sĩ, 783 thạc sĩ, 65.514 cử nhân, 10.739 cán bộ trình độ trung cắp luật Trường cũng đã và đang đảo tạo 200 cán bộ pháp lí cho

các nước Trung Quốc, Lào, Cămpuchia, Yêmen và tiếp nhận nhiều thực tập sinh từ

các nước như Thụy Điển, Nhật Bản đến học tập, nghiên cứu tại Trường

“Tính riêng trong năm 201 1, Trường đã hoàn thành việc đào tạo và cấp bằng tốt

nghiệp cho 4.356 sinh viên và học viên Trong đó, có 1.447 cử nhân luật văn bằng 1 hệ chính quy; 160 cử nhân luật văn bằng hai chính quy, 2.262 cử nhân luật hệ vừa học vừa

Trang 21

1.1.3 Định hướng và yêu cầu đào tạo của Trường trong giai đoạn hội

nhập quốc tế

“Trường Đại học Luật Hà Nội phần đấu tới năm 2015 trở thành trường đại học trọng điểm quốc gia về đào tạo luật học - trung tâm nghiên cứu, trung tâm học thuật, trao đổi các ý tưởng khoa học pháp lí có uy tín tại Việt Nam và hội nhập quốc tế “Trường là cơ sở hàng đầu về đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, cung cấp các dịch vụ tư vấn pháp luật cho các doanh nghiệp, tổ chức xã hội và công dân

Phần đấu đến năm 2015, Trường đơi mới tồn diện cơng tác đảo tạo, tạo sự chuyền biến sâu sắc về chất lượng, hiệu quả và quy mô đảo tạo, tăng cường công tác nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật Trường có cơ sở vật chất hiện đại; đội ngũ cán bộ, giảng viên có năng lực hội nhập, cạnh tranh và hợp tác quốc tế

Phần đấu đến năm 2020, năng lực đảo tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật của Trường được xếp hạng trong khu vực Đông Nam Á và tiếp cận trình độ tiên tiến trên thế giới Trường có khoảng 3 đến 4 chuyên ngành đào tạo đạt trình độ các nước tiên tiến trong khu vực nhằm nâng cao năng lực hội nhập, cạnh tranh và hợp tác quốc tế trong lĩnh vực đào tạo, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật Quy mô đào tạo của Trường ôn định ở mức từ 18.000 đến 20.000 sinh viên đại học và sau đại học Đội ngũ giảng viên là giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ chiếm 40% và khoảng 30 đến 40 giảng viên có trình độ ngoại ngữ tốt, đáp ứng yêu cầu có thể

giảng dạy ở nước ngoài

1.2 Hoạt động của Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật Hà Nội 1.2.1 Khái quát về Trang tâm Thông tin Thư viện

Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội (sau đây gọi tắt là Trung tâm) là đơn vị chức năng trực thuộc Trường Đại học Luật Hà Nội, đồng

thời là thư viện đại học chuyên ngành thuộc khối thư viện các trường đại học có vốn tài liệu chủ yếu về các chuyên ngành luật học

Quá trình hình thành và phát triển của Trung tâm gắn với sự hình thành và

Trang 22

Trường Đại học Luật Hà Nội) ra Quyết định số 49/QĐ-TCCB ngày 21/01/1988 thành lập Thư viện Trường Đại học Pháp lí Hà Nội với tư cách là một đơn vị độc lập trực thuộc Ban Giám hiệu, hoạt động theo Quy chế của Bộ Đại học và Trung học chuyên

nghiệp về tổ chức và hoạt động của thư viện trường đại học (theo Quyết định số

688/ĐH ngày 14/07/1986 của Bộ Đại học và Trung học chuyên nghiệp) [29, tr.203]

Ngày 24/12/2009, Hiệu trưởng Trường Đại học Luật Hà Nội đã ban hành

Quyết định số 2233/QĐ-TCCB thành lập Trung tâm Thông tin Thư viện trên cơ sở, Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội

* Chức năng, nhiệm vụ

© Chite nang: Trung tâm Thông tin Thư viện Trường Đại học Luật Hà Nội có chức năng thông tin và thư viện, phục vụ công tác đảo tạo, nghiên cứu khoa học,

tư vấn pháp luật, triển khai các ứng dụng và hoạt động quản lí của nhà trường “Thông qua việc tô chức thu thập, xử lý, lưu trữ, quản lí, phô biến, khai thác, sử dụng các nguồn tài liệu chuyên ngành luật và các chuyên ngành khác tại Trung tâm nhằm truyền bá tri thức, cung cấp thông tin phục vụ nhu cu học tập, nghiên cứu khoa học của các đối tượng NDT, góp phần thực hiện tốt nhiệm vụ chính trị, phục vụ sự

nghiệp giáo dục và đảo tạo của Nhà trường © Nhiệm vụ

~ Tham mưu giúp Hiệu trưởng xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển

thông tin thư viện dài hạn và ngắn hạn; tô chức và điều phối toàn bộ hệ thống thông

tin, tư liệu thư viện trong nhà trường

~ Bỗ sung, phát triển nguồn lực thông tin trong nước và nước ngoài đáp ứng nhu cầu giảng đạy, học tập, nghiên cứu khoa học và tư vấn pháp luật; thu nhận lưu hiểu các tài liệu do trường xuất bản bao gồm: các công trình nghiên cứu khoa học

đã được nghiệm thu, tài liệu hội nghị, hội thảo, khoá luận, luận văn thạc sĩ, luận án tiến sĩ, chương trình đảo tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác của

Trang 23

~ Tổ chức xử lý, sắp xếp, lưu trữ, bảo quản, quản lí tài liệu và thông tin; xây dựng hệ thống tra cứu thông tin hiện đại, thiết lập mạng lưới truy cập và tìm kiếm

thông tin tự động hóa; xây dựng, quản lí các cơ sở dữ liệu, các bộ sưu tập; biên

soạn, xuất bản các ấn phẩm thông tin theo quy định của pháp luật

~ Nghiên cứu, ứng dụng thành tựu khoa học công nghệ tiên tiền, các tiêu chuẩn về xử lý thông tin và các ứng dụng của CNTT vào công tác thông tin thư viện

~ Tổ chức phục vụ, hướng dẫn, đào tạo NDT tiếp cận, khai thác, sử dụng hiệu quả các nguồn thông tin, tài liệu, sản phẩm và dịch vụ hiện có của Trung tâm

~ Xây dựng quy hoạch, kế hoạch, tổ chức bồi đưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, ngoại ngữ, tin học cho cán bộ viên chức của Trung tâm để phát triển nguồn nhân lực có chất lượng nhằm nâng cao hiệu quả công tác

~ Tổ chức, quản lí cán bộ, tài sản theo sự phân cấp của Hiệu trưởng; bảo quản, kiểm kê định kỳ vốn tai liệu, cơ sở vật chất kỹ thuật và các tài sản khác của

Trung tâm; tiến hành thanh lý các tai liệu lạc hậu, cũ nát theo quy định của cơ quan quản lí nhà nước và của Trường

~ Mở rộng hợp tác với các cơ quan, tổ chức trong nước và quốc tế theo quy

định của pháp luật và của Trường về lĩnh vực thông tin thư viện, tham gia các hoạt

động về nghiệp vụ với hệ thống thư viện trong cả nước nhằm thúc đây sự nghiệp thư viện Việt Nam phát triển; liên kết hợp tác với các thư viện luật trong và ngoài nước để phối hợp bổ sung và trao đồi tài liệu, chia sẻ nguồn lực thông tin, dữ liệu biên mục, tổ chức dịch vụ cung cấp thông tin qua mạng, mượn liên thư viện

~ Phối hợp chặt chẽ với các đơn vị khác trong trường đề hoàn thành tốt các

nhiệm vụ được giao Cụ thể

+ Phối hợp với các khoa chuyên môn trong việc lựa chọn, bỗ sung tài liệu và triển khai các dịch vụ thông tin thư viện

+ Phối hợp với phòng Đào tạo, phòng Công tác sinh viên, khoa Sau Đại học,

phòng Tổ chức cán bộ để có kế hoạch phục vụ, quản lí và thu hỏi tài liệu trước khi sinh

Trang 24

+ Phối hợp với phòng Tài chính kế toán để triển khai dịch vụ có thu phí: in ấn, sao chụp tài liệu; bồi thường, đền tài liệu; kiểm kê, thanh lý tai liệu, tài sản

+ Phối hợp với Trung tâm Tin học để bảo trì hạ tầng CNTT của Trung tâm, kịp thời xử lý các sự cố hạ tầng mạng, hệ thống máy tính, máy in và các phần mềm ứng dụng

+ Phối hợp với Trung tâm Đảm bảo chất lượng đảo tạo, phòng Quản lí khoa học, phòng Biên tập sách và trị sự tạp chí đề xây dựng kế hoạch và triển khai công tác bỗ sung giáo trình, tài liệu

+ Phối hợp với phòng Quản trị để mua sắm, kiểm kê, thanh lý tải liệu, tài sản

~ Thực hiện báo cáo định kỳ tháng, quý, năm hoặc báo cáo đột xuất về tình hình hoạt động của Trung tâm với Ban Giám hiệu và cấp có thẳm quyên

© Quyén hạn:

~ Tham gia trao đôi tài liệu với các thư viện, tổ chức, cá nhân trong nước và

nước ngoài theo quy định của pháp luật và quy chế của Trường

~ Tham gia vào các mạng thông tin thư viện trong nước và nước ngoài, thực hiện đúng các quy định của pháp luật về quản lí, sử dụng các mạng máy tính và dịch vụ Internet phục vụ cho hoạt động thông tin thư viện của Trung tâm

~ Tham gia các hội nghề nghiệp, hội nghị, hội thảo khoa học về thông tin thư viện trong nước và quốc tế; liên kết, hợp tác với các thư viện, tô chức, cá nhân trong

và ngoài nước theo quy định của pháp luật và của Trường để tiếp nhận tải trợ, viện

trợ, trao đổi nguồn lực thông tin, kinh nghiệm chuyên môn

~ Tổ chức các hoạt động nhằm quảng bá hình ảnh, sản phẩm và dịch vụ thông

tin thư viện của Trung tâm

~ Triển khai các hoạt động dich vụ có thu phí phủ hợp với quy định của pháp luật và chức năng nhiệm vụ được giao

~ Từ chối yêu cầu phục vụ tài liệu trái pháp luật, trái nội quy, quy chế của

Trang 25

* Cơ cấu tổ chức và đội ngũ cán bộ

Ô Cơ cấu tổ chức của Trung tâm được bố trí theo chức năng và nhiệm vụ của

từng bộ phận phòng ban

~ Ban Giám đốc gồm 01 giám đốc và 01 phó giám đốc Giám đốc phụ trách

chung, chịu trách nhiệm trước Hiệu trưởng về mọi hoạt động của Trung tâm; phó

giám đốc chịu trách nhiệm trước giám đốc vẻ các lĩnh vực chuyên môn được giao

quản lí hoặc được ủy quyền và phụ trách bộ phận phục vụ NDT

~ Tổ Bỗ sung biên mục: xây dựng và phát triển nguồn lực thông tin: lập kế hoạch, tiến hành bổ sung tài liệu trên cơ sở định mức ngân sách của Trường; thu thập, bỗ sung nguồn tài liệu phù hợp với nhu cầu giảng dạy, học tập, nghiên cứu

khoa hoe ctia NDT

+ Tiếp nhận các tài liệu nội sinh do Trường xuất bản: công trình nghiên cứu

khoa học đã được nghiệm thu; tài liệu hội nghị, hội thảo; luận án tiến sĩ, luận văn

thạc sĩ, khoá luận tốt nghiệp đã được bảo vệ; chương trình đảo tạo, giáo trình, tập bài giảng và các dạng tài liệu khác

+ Bồ sung tài liệu từ các nguồn miễn phí như: biếu tặng, tài trợ, trao đối + Xây dựng chính sách quản lí, phát triển nguồn lực thông tin, lưu thông tải liệu; tổ chức và quản lí hệ thống kho lưu trữ điện tử; hỗ trợ công tác kiểm kê, thanh

lý tài liệu cũ nát, hư hỏng

+ Xử lý tài liệu: thực hiện quy trình xử lý tài liệu bao gồm xử lý hình thức,

xử lý nội dung tắt cả các loại hình tài liệu theo đúng yêu cầu về chuẩn nghiệp vụ thư:

viên; xây dựng và hoàn thiện hệ thống tra cứu thông tin hiện đại

Các chuẩn nghiệp vụ được ứng dụng tại Trung tâm: bảng phân loại 19 lớp của Thư viện Quốc gia, bảng phân loại chuyên ngành luật do Trung tâm xây dựng

Trang 26

thư viện điện tử tích hợp Libol 6.0 đễ quản lí các quy trình công nghệ thư viện bao gồm: chu trình đường đi của tài liệu, lưu thông tài liệu, quản lí NDT, tra cứu tài liệu; đảm bảo các quy trình công nghệ thư viện thực hiện đúng quy trình quản lí

chất lượng nội bộ ISO 9001-2008 của Trường về các hoạt động thư viện

Bộ phận này có 3 cán bộ thư viện (CBTV) phụ trách 2 phân hệ bỗ sung và biên mục Trong đó, 01 CBTV phụ trách phân hệ bổ sung, 01 CBTV phụ trách phân hệ biên mục (phần biên mục tải liệu dạng sách), 01 CBTV phụ trách phân loại, kiểm duyệt biểu ghi và tải liệu khi hoàn tất các khâu xử lý nghiệp vụ, chuyển trạng thái

khoá hoặc mở biểu ghi trước khi tài liệu được chuyển về các kho phục vụ NDT

~ Tổ Thông tin: bộ phận này gồm 02 CBTV, phụ trách phân hệ bổ sung, biên mục (phần biên mục bài trích tạp chí), phân hệ ấn phẩm định kì Cán bộ thư

viện tại tổ Thông tin chịu trách nhiệm thực hiện các nhiệm vụ:

+ Thu thập, xử lý các dữ liệu, tin tức, trí thức đề tạo lập nguồn tin; quản lí nguồn tin Biên soạn các ấn phâm thông tin, các loại thư mục; tô chức các hoạt động triển lãm, tuyên truyền, giới thiệu sách, báo; cung cấp thông tin hỗ trợ hoạt động đào tạo và tư vấn pháp luật; thực hiện các dịch vụ phô biến thông tin có chọn lọc, cung cấp thông tin theo yêu cầu, dich tài liệu

+ Nghiên cứu áp dụng các chuẩn quốc gia và quốc tế về xử lý thông tin, đề xuất việc triển khai ứng dụng CNTT trong hoạt động thông tin thư viện; phối hợp với Trung tâm Tin học trong việc quản trị mạng, các phần mềm ứng dụng, bảo trì hệ thống máy tính và các trang thiết bị thư viện

+ Nghiên cứu, đề xuất với Giám đốc kế hoạch phát triển nguồn tài liệu điện tử; tiến hành số hoá tài liệu; quản lí nguồn tài nguyên số hoá; cung cấp các dịch vụ thông

tin điện tử phù hợp với quy định pháp luật và yêu cầu đào tạo của Trường

~ Tổ Phục vụ bạn đọc (phòng đọc, phòng mượn): có 16 CBTV làm việc tại các bộ phận phòng đọc, phòng mượn; phụ trách phân hệ lưu thông (mượn/trả) tài

Trang 27

+ Phòng đọc gồm quây lễ tân, phòng đọc 1 và phòng đọc 2 Phòng đọc có 13 CBTV lam việc theo ca trực Tại quầy lễ tân: CBTV có nhiệm vụ kiểm soát NDT

ra, vào Trung tâm; phát hiện và xử lý các vi phạm nội quy thư viện, phục vụ

mượn(trả chìa khoá tủ đề đồ Tại phòng đọc: phục vụ NDT đọc và tra cứu tại chỗ

các tài liệu trong kho đọc tự chọn; kiểm tra, sắp xếp, kiêm kê định kì vốn tài liệu;

lên kế hoạch phục chế tài liệu cũ, rách nát; sử dụng các thiết bị an ninh để quản lí tài

liệu; cung cấp dịch vụ in ấn, sao chụp tải liệu; dich vu mang Internet; dich vu tư

vấn, hướng dẫn NDT tra cứu, tìm kiếm thông tin; xây dựng chương trình, kế hoạch, tô chức các khoá học về kĩ năng thông tin cho các đối tượng NDT; nghiên cứu triển

khai dịch vụ mượn liên thư viện với các thư viện luật để chia sẻ nguồn thông tin

Thời gian phục vụ của phòng đọc: từ 7h00 đến 19h00 hàng ngày, từ thứ hai

đến thứ bảy hàng tuần (trừ chủ nhật và ngày lễ)

+ Phòng mượn có 03 CBTV phục vụ NDT mượn giáo trình và tài liệu tham khảo theo kì học, khoá học và theo yêu cầu; quản lí quy trình lưu thông (phần

mượn(trả tài liệu về nhà); kiểm tra, sắp xếp, phục chế tài liệu; đề xuất kế hoạch

thanh lý các tài liệu lạc hậu, rách nát không còn giá trị sử dụng; kiểm kê định kì tài liệu; quản lí, thu hồi tài liệu; làm thủ tục thanh toán khi sinh viên, học viên ra trường, ngừng học, thôi học; cán bộ, giảng viên nghỉ hưu, chuyển công tác

Trang 28

Thống kê ở bảng 3 cho thấy, tông số cán bộ, viên chức của Trung tâm là

21 CBTV, có trình độ chuyên môn về thông tin thư viện và luật học từ trung cắp, đại học và thạc sĩ; trình độ ngoại ngữ, tin học căn bản, đáp ứng yêu cầu công

việc Hàng năm, các CBTV được tạo điều kiện học tập các khoá học ngắn hạn và

dai hạn để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ thư viện, luật, ngoại ngữ ở trong và ngoài nước

* Cơ sở vật chất, trang thiết bị và hạ tầng thông tin

Các phòng làm việc của Trung tâm được bố trí tại toà nhà D của Trường với

tổng diện tích 1.382 m” bao gồm: 02 phòng đọc với khoảng 350 chỗ ngồi, phòng

mượn sách giáo trình và tài liệu tham khảo, phòng đảo tạo người dùng tin, phòng bd sung biên mục và phòng thông tin

Năm 2010, cơ sở vật chất của Trung tâm là một trong các hạng mục đầu tư của Dự án SIDA giai đoạn 3 Các trang thiết bị, nội thất trong toà nhà của Trung, tâm như: hệ thống giá, kệ sách, xe đây sách, bàn, ghế ngồi, ghế đứng lấy sách,

thang, tủ tài liệu được trang bị mới đồng bộ, hiện đại Hệ thống ánh sáng, điều hồ

nhiệt độ, thơng gió đảm bảo đủ ánh sáng, thoáng mát, thuận tiện cho NDT Các thiết

bị ngoại vi được trang bị đầy đủ, đáp ứng yêu cầu công việc như: máy nạp khử từ,

máy in mã vạch, máy đọc mã vạch barcode, máy in phiếu mượn sách, máy tính tiễn photocopy tự động (P-Counter), máy photocopy đa chức năng (có thể sử dụng để in, sao chụp hoặc scan tài liệu)

Cơ sở hạ tầng thông tin bao gồm hạ tầng mạng; hệ thống máy tính (05 máy chủ, 143 máy trạm), máy in và các thiết bị chuyên dụng khác; 01 công an ninh thư

viện Trong đó, có 122 máy tính trạm dành riêng cho NDT phục vụ công tác đào tạo NDT, tra cifu thu mục sách, tìm kiếm thông tỉn và tai liệu trên mạng Internet Toàn

bộ hệ thống máy tính của Trung tâm được kết nối mạng nội bộ (LAN) kiều hình sao thông qua các HUB, Swiches kết nối tại các tầng của Trung tâm Đường truyền

mạng thuê bao Internet tốc độ cao LeasedLine được sử dụng chung cho toàn bộ các

Trang 29

bị hệ thống mạng không day (Wireless) nhằm tạo nhiều điểm truy cập thông tin,

phục vụ NDT truy cập mạng Internet, tra cứu thông tin, tài liệu từ máy tính cá nhân

Điều hoà nhiệt độ: có 35 máy điều hoà các loại được lắp đặt tại các phòng của Trung tâm, trong đó có 14 máy điều hồ Carier, cơng suất lớn 50.000 BTU lắp đặt tại phòng đọc tầng 2 Ngoài ra, Trung tâm còn có hệ thống quạt trần, quạt thông

gió tạo môi trường thông thoáng, mát mẻ cho NDT đến đọc tài liệu 1.2.2 Đặc điễm nguồn lực thông tin (vấn tài liệu)

* Tài liệu truyền thống: Tổng số tài liệu hiện có của Trung tâm 1a 12.620

tên sách (184.072 cuốn) Bao gồm:

~ Sách tham khảo chủ yếu là các sách chuyên khảo về luật học Hiện tại, Trung tâm đang lưu giữ 107.561 cuốn sách, chiếm 58,43% tổng số tài liệu Trong đó có 64.178 cuốn sách chuyên khảo luật bằng tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Đức, tiếng Pháp, tiếng Nga

iáo trình bao gồm tập hợp các loại giáo trình mang tính đặc thủ riêng của

từng thư viện trường đại học Tổng số giáo trình hiện có là 70.611 cuốn giáo trình, chiếm 38,36% tổng số tài liệu của Trung tâm, bao gồm các loại giáo trình của các

môn học, riêng giáo trình luật có 48.389 cuốn (mỗi loại giáo trình luật có từ 200 - 1300 cuốn) Mỗi kì học, nhóm NDT là sinh viên, học viên cao học được Trung tâm

cung cấp đây đủ giáo trình các môn học thông qua dịch vụ đọc tại chỗ, mượn về nhà đảm bảo cung cấp đầy đủ tài liệu, cập nhật những kiến thức cơ bản, có hệ thống vẻ các môn học theo chương trình đào tạo của trường, là nên tảng vững chắc cho sinh viên, học viên nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực luật học nhất định

~ Tài liệu tra cứu là loại tài liệu đặc biệt trong hệ thống kho sách của Trung

tâm, bao gồm các loại: từ điển tiếng Việt, tiếng Anh, tiếng Pháp, tiếng Đức, bách khoa thư, số tay tra cứu thuật ngữ pháp lí, từ điền luật học, từ điển thương mại - tài

chính và các từ điễn chuyên ngành luật học khác Số lượng sách tra cứu hiện có 689

Trang 30

‘uu khong công bố (tài liệu xám): Đây là nguồn tài liệu nội sinh, tài

liệu xám, là kết quả của các công trình nghiên cứu khoa học do các giáo viên, sinh viên, học viên và nghiên cứu sinh trong trường nghiên cứu, bảo vệ thành công

Nguồn tài liệu này có giá trị tham khảo đặc biệt vì phần lớn các công trình được nghiên cứu chuyên sâu về một lĩnh vực nhất định của luật học, là tiền đề cho những, công trình nghiên cứu khoa học kế tiếp, có tần xuất lưu thông cao, phân lớn phục vụ đối tượng NDT là sinh viên và học viên cao học Bao gồm:

+ Luận án, luận văn: Trung tâm hiện đang lưu giữ 3.856 tên luận án, luận

văn, khoá luận tốt nghiệp, tương đương 5.506 cuốn, chiếm 3% tổng số tài liệu Trong đó, có 145 tên đề tài luận án tiến sĩ và 935 tên đề tài luận văn thạc sĩ Đây là

nguồn tài liệu nội sinh của Trường do các giảng viên, nghiên cứu sinh, học viên cao học, sinh viên đã bảo vệ ở trong nước và nước ngoài

+ Đề tài nghiên cứu khoa học: có 135 tên đề tài khoa học (173 cuốn), chiếm

0,09% tông số tài liệu, bao gồm các đề tài khoa học cấp nhà nước, cấp bộ và cấp

trường đã được bảo vệ

+ Kỷ yếu hội thảo khoa học: 119 tên sách (216 cuốn), chiếm 0,11% tổng số

tài liệu Số lượng kỷ yếu này được tập hợp từ những hội thảo khoa học chuyên

ngành của các chuyên gia nghiên cứu pháp luật tại các vụ, viện của Bộ Tư pháp, của giáo viên, cán bộ và sinh viên trong trường

~ Báo, tạp chí tiếng Việt có 51 loại và tạp chí nước ngoài có 40 loại Phần

lớn là các báo, tạp chí chuyên ngành luật ra hàng ngày, tuần, tháng giúp NDT cập

nhật các thông tin, các bài viết chuyên khảo luật nhanh nhất

* Tài

liệu điện tử (E-Document): Trung tâm có 02 cơ sở dữ liệu (CSDL)

pháp luật true tuyén Westlaw, HeinOnline Địa chỉ truy cập: http://westlaw.com; http/heinonline.org Đây là 2 CSDL pháp luật trực tuyến toàn văn, tập hợp trên 36.000 CSDL pháp luật của các nước trên thế giới bao gồm: các tạp chí luật; giáo

Trang 31

năm 1220 - 1867); các vụ kiện trên thế giới được Toà án Quốc tế, Toà án bang hay 'Toà án Liên bang của Mĩ, Anh xét xử đã hết hiệu lực hay đang có hiệu lực hoặc đang

còn nhiều quan điểm, ý kiến tranh cãi về những vụ kiện đó Đây là nguồn tài liệu luật trực tuyến đặc biệt có giá trị khoa học và thực tiễn, cung cấp các thông tin xác

thực, hữu ích cho NDT học tập và nghiên cứu chuyên sâu về các lĩnh vực luật học

Nguồn tài liệu điện tử này được tài trợ bởi dự án SIDA - Thuy Điễn giúp nâng cao

năng lực đào tạo pháp luật của Việt Nam, thông qua việc mua quyền truy cập các CSDL theo năm NDT có thể truy cập tới các CSDL luật điện tử này từ hệ thống máy

tính được kết nối mạng Internet tại Trung tâm

~ Cơ sở dữ liệu tạp chí Luật học điện tử: tập hợp 1.435 bài viết toàn văn của tạp chí Luật học từ năm 1998 - 201 1 Địa chỉ truy cập: htp:/ib.hlu.edu.vn Đây là nguồn tài liệu nội sinh của Trường do các giáo viên, nhà khoa học, cán bộ quản lí, cán bộ thi hành pháp luật, các thâm phán tại các toà án của Việt Nam nghiên cứu,

viết trên cơ sở khoa học pháp lí và thực tiễn thi hành luật pháp Song song với bản

in lưu trữ tại Trung tâm, các bài viết trong tạp chí Luật học được Trung tâm sưu tập,

số hoá, xử lý dữ liệu theo các trường chuân siêu dữ liệu Metadata của Dublincore về tài liệu điện tử, đăng tải lên mạng Internet nhằm đáp ứng nhu cầu NDT ở mọi lúc, mọi nơi; giảm tải số lượng NDT đến Trung tâm tìm kiếm, sao chụp các bài viết ở bản in trên giấy NDT có thê tra cứu, tải (download) các bài viết toàn văn trong tạp chí Luật học từ hệ thống máy tính của Trung tâm hoặc từ máy tính cá nhân có kết

nối Internet phục vụ học tập theo tín chỉ và nghiên cứu khoa học ~ Mục lục thư viện truy cập trực tuyến (OPAC)

Mục lục thư viện truy cập trực tuyến (OPAC) tập hợp các CSDL thư mục, CSDL toàn văn do các CBTV của Trung tâm xây dựng, xứ lý dữ liệu, cập nhật với

tổng số 25.078 biểu ghi thư mục, 1.435 bài tạp chí Luật học toàn văn (bảng 4), được

đăng tải trên mạng Internet Địa chỉ truy cập: http://ib.hlu.edu.vn Mục lục OPAC giúp NDT thuận tiện tra cứu các tải liệu của Trung tâm ở mọi lúc, mọi nơi có kết

Trang 32

máy tính cá nhân có kết nói mạng không dây hoặc tra cứu tại nhà Qua thống kê phiếu điều tra có 92% NDT sử dụng các CSDL trên đề tra cứu, tìm kiếm tài liệu TT — Têncơsỡ dữliệu Số biểu ghỉ 1 “CSDL Thưmục 25.078 2 CSDL Sách 8.179 3 CSDL Giáo trình 321 4 CSDL Luận án, luận văn 3.856 5 CSDL Đề tài nghiên cứu khoa học 135 6 CSDL Kỷ yếu hội tháo 119 7 CSDL Bài trích tạp chí 12598 8 — CSDL tạp chí Luật học điện tử (1998 - 2011) 1.435 bài Bảng 4: Các CSDL tính đến tháng 12/2011

Ngoài ra, Trung tâm còn cung cấp cho NDT địa chỉ, cách tiếp cận tới các nguồn tài liệu điện tử luật hữu ích khác như truy cập, tải toàn văn các bài viết đăng,

trên các tạp chí chuyên ngành luật như các tạp chí: Khoa học pháp lí, Kiểm sát, Toà

án, Nghiên cứu lập pháp, Cộng sản, Tổ chức nhà nước; tìm kiếm các văn bản pháp luật toàn văn: hiến pháp, luật, pháp lệnh, nghị định, thông tư trong công thông tin

điện tử của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tư pháp; thông tin khoa học xét xử của Toà án

nhân dân tối cao về các vụ án đã xét xử tại Việt Nam

1.2.3 Các sản phẩm dịch vụ thông tin: bao gồm các dịch vụ thông tin thư viện truyền thống và các dịch vụ phổ biến thông tin hiện đại như: cung cấp tài liệu đọc tại chỗ, cho mượn về nhà, sao chụp, in ấn tài liệu, dịch vụ tư vấn, hỏi đáp, tra

cứu thông tin, dich vụ Internet * Các dịch vụ truyền thống

~ Cung cấp tài

: là một dịch vụ cơ bản của các cơ quan thông tin, thư viên giúp cho NDT sử dụng được tài liệu phủ hợp với nhu cầu [24, tr 111]

Trang 33

phòng đọc của Trung tâm Thông qua phiếu điều tra cho thấy tỉ lệ 92% NDT sir

dụng địch vụ này Hiện tại, Trung tâm có 02 phòng đọc tại chỗ: phòng đọc 1 và

phòng đọc 2 được tổ chức theo hình thức kho mở tự chọn Nguyên tắc sắp xếp tài liệu theo chuyên ngành Mỗi chuyên ngành, tài liệu được sắp xếp thành các chủ đề Ngoài ra, Trung tâm còn sử dụng giấy màu đẻ dán nhãn gáy cho tài liệu theo từng chuyên ngành giúp NDT dễ dàng lựa chọn tài liệu và sắp xếp tài liệu lên giá đúng vị trí

* Phòng đọc 1: xếp các loại tài liệu chuyên ngành chính trị, lịch sử, triết học,

kinh tế, tâm lý học, văn học, từ điển tra cứu; luận án, luận văn, đề tài khoa học; các loại tạp chí chuyên ngành đóng tập theo năm

Phòng đọc 2: xếp các loại sách giáo trình và tài liệu tham khảo chuyên ngành luật lý luận nhà nước và pháp luật, luật hiến pháp, luật đân sự, luật hành chính, luật

hình sự, luật thương mại, luật quốc tế, luật hôn nhân và gia đình, tố tụng hình sự, tố tung dan su, t6 tụng kinh tế Ngoài ra, Trung tâm có khu vực đọc báo, tạp chí hàng ngày được bố trí phía ngoài sảnh của phòng đọc 2 NDT có thê đọc, cập nhật thông, tin trên các báo ra hàng ngày, hàng tuần Đây cũng là khu vực được thiết ké dé NDT có thể trao đôi học tập, thảo luận theo nhóm khi học theo phương pháp học chế tín chỉ

mà không ảnh hưởng tới phòng đọc chính bên trong

“Chính sách lưu thông tại phòng đọc: tài liệu tại các kho đọc chỉ được đọc tại chỗ, NDT không được tự ý mang ra ngoài NDT phải có thẻ sinh viên (thẻ thư viện), xuất

trình thẻ để CBTV kiểm soát NDT trên phân hệ lưu thông tại quây lễ tân Tuy nhiên, khi NDT có nhu cầu sử dụng tải liệu của 2 phòng đọc cùng một lúc, có thễ mượn tài liệu giữa 2 phòng đọc bằng cách ghi mượn đọc tại chỗ tại quầy phục vụ của từng phòng NDT phải xuất trình thẻ thư viện và yêu cầu CBTV ghi mượn vào tài khoản thẻ cá nhân

Khi đọc xong, NDT trả lại tài liệu đúng vị trí kho sách đã mượn và được CBTV tích trả

tài liệu trong phân hệ lưu thông phần đọc tại chỗ

+ Dịch vụ mượn tài liệu về nhà: dịch vụ này được Trung tâm cung cấp và

phục vụ miễn phí tại phòng mượn Hiện tại, phòng mượn được chia thành 2 kho:

Trang 34

» Kho mượn giáo trình: Tông số giáo trình hiện có tại phòng mượn là 67.639 cuốn, chiếm 36,74 % tổng số tài liệu của Trung tâm Kho giáo trình được tổ chức theo hình thức kho đóng, sắp xếp tài liệu theo chuyên ngành CBTV lấy giáo trình

cho NDT mượn theo lịch học của từng khoá học và theo nhu cầu NDT

Chính sách lưu thông các loại giáo trình là 1 hoc ki (150 ngày) Mỗi kì học,

trung bình mỗi sinh viên được mượn từ 10 - 12 cuốn giáo trình

Quy trình mượn tài liệu được thực hiện trên hệ thống máy tính trạm đặt tại

phòng mượn, trong phân hệ lưu thông (phần mượn trả tài liệu về nhà) CBTV căn cứ lịch học chính khoá và yêu cầu mượn của NDT, lấy sách trong kho kín, quét giải mã vạch số thẻ thư viện vào máy đọc mã vạch để nhận dạng các thông tin NDT, quét mã vạch số ĐKCB của tài liệu cần mượn vào tài khoản thẻ cá nhân NDT để hoàn tất thao tác ghi mượn vào thẻ Tất cả các thao tác ghi mượn được hệ thống

máy chủ Libol cập nhật thông tin, sao lưu dữ liệu trực tiếp tại thời gian làm việc thực của CBTV để ghi lại nhật kí quy trình lưu thông tải liệu, đảm bảo thông tin được cập nhật thường xuyên, đầy đủ và chính xác

Khi trả tài liệu, NDT chỉ cần mang tài liệu đến phòng mượn và đưa yêu cầu

trả tài liệu CBTV thực hiện thao tác kiểm tra tình trạng tài liệu trước khi nhận trả

trên máy tính, nhắc nhở NDT nếu chưa có ý thức giữ gìn tài liệu như gạch, xoá, làm bẩn, rách Nếu tài liệu bị xé rách hoặc gạch xoá nhiều thì NDT phải khôi phục lại hoặc đèn tài liệu mới Nếu tài liệu bị mất, NDT sẽ phải mua tài liệu mới thay thế hoặc phạt đền tiền gấp 3 lần giá trị tài liệu Số tiền này NDT nộp tại phòng Tài chính kế toán của Trường

Ngoài ra, phòng mượn còn thực hiện nhiệm vụ thanh lọc, đề xuất danh mục thanh lý tài liệu cũ nát, hết giá tri sử dụng; thanh toán nợ tài liệu, cấp giấy xác nhận thanh toán ra trường cho tất cả các đối tượng NDT là sinh viên, học viên đã hồn thành khố học, tốt nghiệp ra trường, ngừng học, thôi học, chuyên trường hoặc cán

bộ nghỉ hưu, chuyển công tác NDT phải có nghĩa vụ thanh toán hết các tài liệu còn

Trang 35

Các khoa chuyên môn, phòng liên quan như phòng Đảo tạo, phòng Công tác sinh

viên căn cứ vào giấy xác nhận của Trung tâm để cấp giấy chứng nhận tốt nghiệp hoặc bằng tốt nghiệp ra trường

+ Kho mượn tài liệu tham khảo: được tỗ chức theo hình thức kho mớ tự chọn,

tài liệu cũng được sắp xếp theo chuyên ngành (giống như cách sắp xếp tài liệu tại các phòng đọc) giúp NDT dễ dàng tìm kiếm, lựa chọn và mượn tài liệu về nhà

Hiện tại, tổng số tài liệu tham khảo tại phòng mượn của Trung tâm là 60.235 cuốn, chiếm 32,72% tổng số tài liệu Trong đó tài liệu luật có 45.472 cuốn

Chính sách lưu thông đối với tài liệu tham khảo ít bản (dưới 200 bản) là 15

ngày Mỗi NDT được quyền mượn 03 cuốn tài liệu tham khảo/lần mượn

Quy trình mượn tài liệu tham khảo được thực hiện tại quầy phục vụ của phòng mượn NDT phải có thẻ sinh viên (thẻ thư viện) Sau khi tự lựa chọn tài liệu,

NDT mang tai liệu ra quầy phục vụ, yêu cầu CBTV cho mượn vào tài khoản thẻ cá

nhân CBTV sẽ thao tác cho mượn trên máy tính Hệ thống máy tính nhận diện mã

sé thé NDT, số ĐKCB của tài liệu trong phân hệ lưu thông mượn trả bằng máy đọc mã vạch NDT kí xác nhận số tài liệu đã mượn vào phiếu ghi mượn in ra và lưu giữ

tại phòng mượn, khử từ tài liệu trên máy khử từ 3M trước khi mang tài liệu về nhà

Qua phiếu điều tra, dịch vụ mượn về nhà được 93% NDT sử dụng Tỷ lệ , khi Trường chuyển đổi phương thức đào tạo theo học chế tín chỉ, Trung tâm thay đôi lại chính sách lưu thông đối với tài liệu

NDT sit dung dich vụ này cao cho th

tham khảo đã tạo vòng quay của tài liệu nhiều hơn, đáp ứng được tối đa nhu cầu mượn của số đông NDT trong quá trình học tập tại Trường

~ Dịch vụ sao chụp và in ấn iệu: là dịch vụ có thu phí nhằm cung cấp ban

sao tài liệu gốc cho NDT khi có nhu cầu Dịch vụ này được 48% NDT là sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh sử dụng, đáp ứng nhu cầu về tài liệu khi NDT muốn lưu giữ một phần tài liệu cho riêng mình Các loại tài liệu sao chụp và in chủ yếu là một

Trang 36

phục vụ học tập, viết bài tập tuần, bài tập nhóm hay nghiên cứu khoa học Trung tim

đã ứng dụng công nghệ hiện đại, sử dụng máy tính tiền tự động (P-Counter) kết nói với

máy chủ Libol và các máy in, máy photocopy chuyên dụng để quản lí quy trình in, sao chụp tài liệu, đảm bảo cung cấp dịch vụ sao chụp theo cách chuyên nghiệp, hiện đại, quản lí quỹ chính xác, khoa học

'NDT phải có thẻ sinh viên, thẻ học viên hoặc thẻ cán bộ (thẻ thư viện), nap

tiền theo nhu cầu sử dụng tại phòng Tài chính kế toán của Trường, kích hoạt số tiền

đã nạp vào tài khoản thẻ cá nhân (sử dụng ngay mã số thẻ sinh viên làm tài khoản cá nhân) tại phòng bỗ sung biên mục của Trung tâm, nhập mã pin bảo mật, sau đó NDT được tự sử dụng dịch vụ in, photo theo hướng dẫn tại khu vực đặt máy

photocopy Khi sử dụng dịch vụ in, photo hệ thống máy tính tiền tự động sẽ trừ tiền

trong tài khoản thẻ cá nhân cho từng trang tài liệu sao chụp hoặc in ấn theo giá dịch vụ mà Trường quy định Nếu gặp khó khăn trong quá trình sir dung dich vu, NDT sẽ được hướng dẫn, trợ giúp từ CBTV Trong giờ cao điểm, khi số lượng NDT có

nhu cầu sao chụp lớn, để đảm bảo quyền bình đẳng được sử dụng dịch vụ, mỗi NDT chỉ được sao chụp tối đa 20 trang/tài liệu/lần

vụ hướng dẫn, đào tạo người dùng tin: địch vụ này được Trung tâm iu tư và hướng tới NDT Trung tâm có Phòng đào tạo NDT với đầy đủ

các trang thiết bị như: bàn ghế, 25 máy tính kết nối Internet, máy chiếu Projecter,

quan tâm

màn hình, loa, âm ly, micro không dây, bảng, điện thoại được lắp đặt đồng bộ, hiện đại để phục vụ công tác đào tạo NDT một cách thuận lợi và có hiệu quả nhất Đồng thời, được sự quan tâm của Ban Giám hiệu nhà trường, Ban Giám đốc Trung

tâm, đặc biệt là sự giúp đỡ nhiệt tình của các chuyên gia nước ngoài của Thuy Điển, Canada trong khuôn khổ của Dự án SIDA, các CBTV của Trung tâm đã được tập

huấn, làm việc, học tập với các chuyên gia về kĩ năng tra cứu thông tin; kĩ năng, thuyết trình; phương pháp, chiến thuật tìm kiếm thông tin trên các CSDL pháp luật

trực tuyến WestLaw, HeinOnline; thái độ, tác phong phục vụ NDT chuyên nghiệp

thông qua việc thực hành các tình huống cụ thể nhằm đáp ứng nhu cầu tin của NDT Sau khi được tập huất

Trang 37

Hàng năm, Trung tâm tô chức các lớp đào tạo NDT cơ bản cho toàn bộ đối

tượng NDT là sinh viên năm thứ nhất mới nhập trường Thông qua lớp học, NDT

được trang bị những kiến thức cơ bản về nội quy thư viện, kĩ năng thông tin, tra cứu

tài liệu ở trên mục lục thư viện trực tuyến (OPAC), chiến thuật tìm kiếm thông tin, văn bản pháp luật toàn văn trên mạng Internet Ngoài ra, NDT được CBTV trực tiếp

chỉ dẫn sơ đồ sắp xếp tài liệu trong các kho sách mở tự chọn, cách sử dụng dịch vụ

và các trang thiết bị của Trung tâm như: thực hành quy trình mượn/tả tài liệu, khử

từ tài liệu, mượn/trả chia khoá tủ để đỏ, in, photocopy tải liệu nhằm giúp họ sử dụng hiệu quả các sản phẩm, địch vụ thông tin mà Trung tâm cung cấp

Các lớp hướng dẫn NDT nâng cao cũng được tô chức thường xuyên cho các đối tượng NDT là nghiên cứu sinh, học viên cao học ngay tại kì học thứ nhất giúp các học viên có những kĩ năng tìm kiếm tài liệu phục vụ nghiên cứu khoa học, viết luận án, luận văn tốt nghiệp Cán bộ thư viện là người trực tiếp hướng dẫn các kĩ năng tìm kiếm thông tin, tài liệu ở mục lục OPAC bằng cách kết hợp các điều kiện

tìm kiếm với toán tử logic AND, OR, NOT để tìm tài liệu theo chủ đề; kĩ năng tìm

kiếm thông tin trong các CSDL pháp luật trực tuyến; tìm các bài viết trong các tạp

chí chuyên ngành luật, văn bản pháp luật toàn văn trên các cổng thông tin chuyên

biệt của Chính phủ, Quốc hội, Bộ Tư pháp, Toà án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao

Sau khi NDT đã học qua lớp hướng din dao tao NDT, méi NDT được Trung

tâm cung cấp một tài khoản cá nhân để sử dụng trong khoảng thời gian học tập,

nghiên cứu khoa học tại trường NDT có thể truy cập vào hệ thống máy tính của Trung tâm để tra cứu tài liệu, tải các bài viết toàn văn trong các CSDL pháp luật

trực tuyế

; truy cập mạng Internet hoặc truy cập mạng không dây (Wireless)

* Dịch vụ phổ biến thông tin hiện đại: (Current Awareness Services -

CAS) bao gồm một hệ thống các dịch vụ, thông qua việc tìm kiếm xác định những tài liệu mới phù hợp với nhu cầu của NDT, sau đó thông báo cho họ thông tin về

Trang 38

~ Dịch vụ thông báo sách mới: dịch vụ này được Trung tâm cung cấp tới NDT trén mang Internet thông qua mục lục thư viện truy cập trực tuyến (Online Public Access Catalog - OPAC) Địa chỉ truy cập: http://lib.hlu.edu.vn, NDT có thể

truy cập tại hệ thống máy tính của Trung tâm hoặc máy tính cá nhân có kết nối 'Wireless hoặc tra cứu tại nhà hay bất kì địa điểm nào có kết nối Internet Tại dia chi

này, danh mục tải liệu sách mới được hiển thị ngay tại trang đầu của mục lục

OPAG, vi vay rat dé dang để NDT nhận biết và tìm kiếm tài liệu mới Họ có thể cập

nhật thông tin các tài liệu mới nhập về Trung tâm ngay khi tài liệu được xử lý biên mục ở dạng sơ lược Dịch vụ này cũng được đông đảo NDT quan tâm khi họ tra

cứu, tìm kiếm tài liệu trên mục lục OPAC của Trung tâm

ịch vụ hỏi đáp và tra cứu thông tn: là dịch vụ được Trung tâm cung

cấp trực tiếp tại “Bàn tra cứu thông tin” (Information desk) ở các quây phục vụ của phòng đọc, phòng mượn “Bàn tra cứu thông tin” được thiết kế với mục đích CBTV trợ giúp, tư vấn, hướng dẫn và trả lời trực tiếp các câu hỏi của NDT khi gặp khó

khăn trong quá trình tra cứu, tìm kiếm tài liệu và sử dụng các dịch vụ thư viện

Thông qua phiếu điều tra cho thấy, có 64% NDT sử dụng dịch vụ này

Ngoài ra, Trung tâm lắp đặt 20 máy tính tra cứu thông tỉn tại khu vực hàng lang của phòng đọc 1 giúp NDT tra cứu nhanh các thông tin, vị trí của tài liệu trên mục lục thư viện trực tuyến (OPAC) khi đọc tại chỗ hay mượn về nhà Mục lục thư:

viện trực tuyến (OPAC) được Trung tâm xây dựng bao gồm tập hợp các cơ sở dữ

liệu về sách, giáo trình, luận án, luận văn, đề tài khoa học, bài trích tạp chí và tap

chí Luật học điện tử Mục lục này thay thế mục lục truyền thống từ năm 2001, khi

Trung tâm ứng dụng CNTT đồng bộ vào các hoạt động thư viện

h vụ Internet: dịch vụ này được cung cấp miễn phí, có 94% NDT sử

dụng Tại phòng đọc 2, Trung tâm có hệ thống máy tính tra cứu gồm 71 máy tinh kết

Trang 39

Khi có nhu cầu sử dụng địch vụ, NDT phải xuất trình thẻ đề CBTV kiểm tra và vào máy theo dõi, thống kê lượt NDT truy cập máy tính Trước năm 2010, số

lượng máy tính tra cứu chỉ có 20 máy, Trung tâm phải giới hạn thời gian sử dụng

máy tính Chăng hạn, đối với đối tượng NDT là sinh viên, thời gian sử dụng máy

tinh là 01 giờ/buổi; học viên cao học, cán bộ, giảng viên, nghiên cứu sinh được sử

dụng 02 giờ/buổi Từ năm 2010 đến nay, số lượng máy tính dành riêng cho NDT tăng lên gần 100 máy, Trung tâm không hạn chế thời gian truy cập may tinh, NDT có thể sử dụng máy tính tuỳ thuộc vào nhu cầu thực tế của họ

Ngoài ra, hệ thống truy cập mạng Internet không dây (Wireless) được lắp đặt tại

toà nhà của Trung tâm NDT có thể truy cập mạng Intemet không dây từ máy tính cá nhân mà không cần phải sử dụng máy tính của Trung tâm Khi sử dụng mạng Wireless,

máy tính cá nhân của NDT phải có hỗ trợ kết nói Wifi, đồng thời NDT phải đăng nhập bằng tài khoản cá nhân đã được Trung tâm cấp trong khoá học đảo tạo NDT để truy cập Internet tại địa chỉ IP: hlustud Dịch vụ này cũng được Trung tâm cung cấp miễn phí Qua khảo sát phiếu điều tra, có 66% NDT str dung mạng wireless để truy cập

mạng Internet, tìm kiếm tài liệu từ máy tính cá nhân

h vụ mugn lign thw vign (Interlibrary loan - ILL): dịch vụ nay cho phép NDT của thư viện có thể được phép mượn, đọc tài liệu ở thư viện khác khi có

sự liên kết, hợp tác chia sẻ mượn liên thư viện Dịch vụ này được Trung tâm đề xuất

trong Hội thảo *Thư viện luật Việt Nam hợp tác và phát triển” tháng 12/2010 nhằm chia sẻ nguồn lực thông tin giữa các thư viện luật, trợ giúp NDT mượn tài liệu giữa các thư viện có cùng chuyên ngành như: Thư viện Bộ Tư pháp, Thư viện Quốc hội, ‘Thu viện Toà án nhân dân tối cao, Trung tâm Thông tin Thư viện Đại học Luật thành

phố Hồ Chí Minh Tuy nhiên, việc ứng dụng công nghệ thông tin có sự khác biệt, các thư viện này không sử dụng chung một phần mềm Hơn nữa, chính sách cung cấp

dịch vụ mượn liên thư viện như: phương thức cho mượn, giao nhận, trả lại tài liệu, phí dịch vụ hay chính sách khi NDT trả tài liệu quá hạn, làm mắt tài liệu giữa các

Trang 40

NDT Cán bộ thư viện tư vấn cho NDT tới nguồn tài liệu, giới thiệu họ đến trực tiếp các thư viện có nguồn tài liệu và tự họ thoả thuận hình thức cung cấp dịch vụ, cách

thức giao nhận tài liệu, trả phí

1.2.4 Đặc điễm người dùng tin va nhu cau tin

* Người dùng tin: là một người hoặc một nhóm người có nhu cầu tin, sử

dụng sản phẩm và địch vụ của cơ quan thông tin, thư viện Họ là chủ thẻ của nhu cầu tin mà nhu cầu tin lại là yếu tố nguồn gốc của hoạt động thông tin thư viện, bởi sau khi họ sử dụng các sản phẩm và dịch vụ thông tin, họ có ý kiến phản hồi, đánh giá chất lượng sản phâm và dịch vụ thông tin Chính những ý kiến của họ là định hướng cho hoạt động thông tin thư viện Như vậy, NDT là yếu tố cơ bản, thiết yếu, quyết định hoạt động thông tin thư viện của mỗi cơ quan thông tin thư viện Hay nói

cách khác, NDT vừa là khách hàng của các dịch vụ thông tin, dng thoi họ cũng là người sản sinh ra thông tin mới NDT giữ vai trò quan trọng trong các hệ thống

thông tin [20, tr.338] Họ là yếu tố tương tác hai chiều với các cơ quan thông tin thư

viện, là cơ sở để định hướng các hoạt động của cơ quan thông tin thư viện Họ tham

gia vào hầu hết các công đoạn của dây chuyên thông tin Họ biết các nguồn thông tin và có thê thông báo hoặc đánh giá các nguồn tin đó Chính sách bô sung của thư viện phụ thuộc vào nhu cầu của NDT Nghiên cứu đặc điểm nhu câu tin của NDT là công việc không thẻ thiếu ở bắt kì cơ quan thông tin thư viện

Nghiên cứu nhu câu tin, tác giả đã tiến hành điều tra xã hội học với số phiếu phát ra là 160 phiếu và thu về 150 phiếu hợp lệ (chiếm 94%) Thông qua phương pháp khảo sát thực tế, thống kê số liệu, phân tích kết quả phiếu điều tra cho thấy các

nhóm NDT, mức độ thường xuyên NDT tới Trung tâm sử dụng các dịch vụ, lĩnh vực tài liệu NDT quan tâm, ngôn ngữ thường sử dụng cũng như mức độ đáp ứng

nhu cầu tin của NDT

Kết quả nghiên cứu về mức độ thường xuyên NDT tới Trung tâm sử dụng tài liệu từ 5 lần/tuần trở lên chiếm 44%; từ 3-4 lần/tuần 32%; từ 1-2 lần/tuần 18%; từ 1

Ngày đăng: 12/10/2022, 19:56

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w