1. Trang chủ
  2. » Giáo Dục - Đào Tạo

Đề thi môn: kỹ năng tranh tụng của luật sư trong vụ án dân sự. Mã số: LS.DS/TN-30/240

7 3K 47

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 7
Dung lượng 68,5 KB

Nội dung

Đề thi môn: kỹ năng tranh tụng của luật sư trong vụ án dân sự. Mã số: LS.DS/TN-30/240

Đề thi môn: kỹ năng tranh tụng của luật trong vụ án dân sự. Mã số: LS.DS/TN-30/240 Ngày 1/4/X-2, cty liên doanh D và anh L HĐLĐ với nội dung: công việc anh L phải làm là bảo vệ, mức lương 90 USD/tháng, thời hạn HĐ là từ 1/4/X-2 đến 30/9/X-2. Hết hạn HĐ nhưng cty D ko tiếp tục tiếp HĐ và anh L vẫn tiếp tục làm việc và hưởng mức lương cũ. Ngày 17/5/X, cty ra QĐ 20 chấm dứt HĐLĐ với anh L kể từ ngày 01/06/X, trong QĐ ko ghi lý do chấm dứt. Ngày 20/05/X anh L nhận được QĐ 20, ngày 26/05/X anh L làm đơn khiếu nại lên cty nhưng ko được giải quyết. Ngày 01/9/X anh L đến VPLS nhờ giúp khởi kiện ra tòa. Câu 1: những nội dung cơ bản LS cần làm rõ khi trao đổi anh L? - Làm rõ xem các bên có quan hệ lao động không. Cụ thể là xem giữa anh L và cty D có kết HĐLĐ ko, loại HĐ gì, trong HĐ các bên đã có những thỏa thuận gì, chẳng hạn như về công việc phải làm, địa điểm làm việc, tiền lương….để từ đó LS xác định xem quan hệ giữa các bên có phải là quan hệ lao động ko hay đó chỉ là quan hệ dân sự, hành chính và cũng từ đó để xác định TA có thẩm quyền giải quyết. - Làm rõ nội dung tranh chấp giữa các bên. LS phải xác định xem giữa cty và anh L đang tranh chấp về cái gì, về đơn phương chấm dứt HĐLĐ hay kỷ luật LĐ, làm rõ nguyên nhân dẫn đến tranh chấp giữa các bên, thời điểm xảy ra sự kiện pháp lý dẫn đến tranh chấp và các thủ tục các bên tiến hành, như là khi cty đơn phương chấm dứt HĐLĐ với anh L thì đã thực hiện việc thông báo, họp HĐKL… như thế nào để xem đã đúng thủ tục luật định hay chưa. - Làm rõ yêu cầu của khách hàng là anh L muốn gì. Cụ thể là tìm hiểu các yêu cầu của khách hàng đối với việc giải quyết vụ việc này là gì. Tình tiết bổ sung: Cty LD D được thành lập theo GPĐT của UBNN về hợp tác đầu tư có trụ sở tại quận Đống Đa, Hà Nội. Anh L có HKTT tại Kim Mã, quận Ba Đình, HN. Câu 2: xác định TA có thẩm quyền khi anh L khởi kiện Theo điểm a khoản 1 Điều 34, điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS thì TAND thành phố Hà Nội sẽ có thẩm quyền giải quyết khi anh L khởi kiện. (mình chưa tìm được văn bản cụ thể) (((((((Góp ý: Tôi xin điều chỉnh lại cách xác dịnh Tòa án thẩm quyền như sau: Xác định Thẩm quyền tòa án:(Ba loại:chung-cấp-lãnh thổ) Chọn cách có lợi cho KH,2 bước:Xác định thẩm quyền chung,sau đó xác định theo cấp,lãnh thổ.Nguyên tắc chung:Tòa nơi thường trú bị đơn 1 a-Có thuộc thẩm quyền chung của TA?:Xem vụ việc có thuộc thẩm quyền chung của TA không?Là tranh chấp lao động thuộc thẩm quyền Tòa án(điểm a-khoản 1 đ 31BLTT) b-Có phụ thuộc thẩm quyền theo lãnh thổ?: +Theo lãnh thổ: (điểm a-khoản 1-điều35BLTT) : Tòa án nơi bị đơn có trụ sở là Tp Hà Nội +Theo tòa chuyên trách (như Mục I-NQ 01 ///Tòa Lao động:Tranh chấp về lao động quy định tại điểm a –khoản 1-điều 31 BLTTDS Như vậy ,tranh chấp thuộc thẩm quyền Tòa Dân sự Tòa án Nhân dân Tp Hà Nội))))) Tình tiết bổ sung: Anh L cho biết yêu cầu của mình khi kiện là: ko y/c cty phải nhận anh lại làm việc mà chỉ y/c cty hủy QĐ 20, bồi thường tiền lương trong những ngày anh ko đc làm việc, 2 tháng tiền lương theo K1 Đ 41 và trợ cấp thôi việc theo Đ 42 BLLĐ. Câu 3:Tranh chấp giữa cty D và anh L có bắt buộc phải hòa giải cơ sở ko? Vì sao? - QHPL tranh chấp là: theo Đ 38 BLLĐ thì đây là tranh chấp về việc đơn phương chấm dứt HĐLĐ và thuộc thẩm quyền giải quyết của TA theo K1 Đ 31 BLLĐ. - Tranh chấp này ko bắt buộc hòa giải cơ sở. Vì theo điểm a K1 Đ 31 BLTTDS quy định trường hợp đơn phương chấm dứt HĐLĐ ko bắt buộc HG cơ sở. Câu 4: viết đơn khởi kiện gửi TA có thẩm quyền CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập- Tự do- Hạnh phúc. Hà Nội, ngày….tháng….năm… ĐƠN KHỞI KIỆN Kính gửi: TAND thành phố Hà Nội Tên tôi là: NGUYỄN VIỆT L Địa chỉ: Kim Mã, Ba Đình, HN. Điện Thoại: (nếu có) Tôi viết đơn này khởi kiện cty liên doanh D Địa chỉ: Đống Đa, HN. Điện thoại (nếu có). - Nội dung tranh chấp: Ngày 01/04/X-2, tôi và cty D có thỏa thuận kết HĐLĐ có thời hạn từ 01/04/X-2 đến 30/9/X-2 để cty thuê tôi làm bảo vệ với mức lương là 90 USD/ tháng. Sau khi hết hạn HĐ trên nhưng cty ko tiếp tục ký HĐLĐ với tôi và tôi vẫn tiếp tục làm việc tại công ty với công việc và mức lương như cũ. 2 Nhưng đến ngày 17/05/X cty D ra QĐ số 20 để chấm dứt HĐLĐ với tôi kể từ ngày 01/06/X ko nêu rõ lý do chấm dứt. Ngày 20/05/X tôi nhận được QĐ này và vào ngày 26/05/X tôi đã làm đơn khiếu nại lên Cty về việc chấm dứt HĐLĐ đối với tôi là ko có căn cứ nhưng ko được giải quyết. Việc cty D ra quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ đối với tôi ko có lý do là trái với quy định tại Đ 38 BLLĐ về các trường hợp luật định cho phép người sử dụng lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ Nay tôi làm đơn khởi kiện này yêu cầu TA giải quyết các yêu cầu sau: - Tuyên quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ của cty D là trái pháp luật. - Căn cứ vào Đ 41, Đ 42 BLLĐ yêu cầu cty phải trả khoản tiền lương trong những ngày tôi ko được làm việc, 02 tháng tiền lương và trợ cấp thôi việc. ( các anh, chị vui lòng tính ra số tiền cụ thể dùm mình nha, cảm ơn) Những tài liệu kèm theo đơn KK: 1. HĐLĐ 2. Quyết định đơn phương chấm dứt HĐLĐ số 20. 3. …… NGƯỜI KHỞI KIỆN (Ký tên) Nguyễn Việt L Tình tiết bổ sung: cty D cho rằng lý do chấm dứt HĐLĐ là anh L mắc nhiều lỗi, ko hoàn thành nhiệm vụ, cty chấm dứt theo điểm a K1 Đ 38 BLLĐ. Câu 5: Là LS bảo vệ anh L, cần làm rõ vấn đềtrong quá trình nghiên cứu hồ sơ? - Anh L có thường xuyên ko hoàn thành công việc theo HĐLĐ ko? Đó là việc ko hoàn thành định mức lao động hay nhiệm vụ được giao? - Anh L đã bị lập biên bản hoặc nhắc nhở bằng văn bản chưa? Mấy lần trong 01 tháng? Sau đó có tái phạm ko? - Lý do, nguyên nhân ko hoàn thành (do lỗi của anh L, của cty hay vì lý do khách quan)? Câu 6: Đến thời điểm cty D chấm dứt HĐLĐ với anh L thì giữa anh L và cty tồn tại HĐLĐ loại gì? Vì sao? HĐLĐ tồn tại đó là HĐLĐ ko xác định thời hạn. Vì căn cứ điểm c K1 và K2 Đ 27 BLLĐ. Tình tiết bổ sung: phiên tòa lần 1 hoãn vì LS của cty bị ốm, phiên tòa lần 2 thì người đại diện cty yêu cầu hoãn vì LS của họ phải tham gia tranh luận trong 1 PTDS quan trọng khác ko thể tham gia PT hôm nay đc. HĐXX đã qđịnh hoãn PT. 3 Câu 7: là LS của anh L, có ý kiến đề xuất gì với HĐXX trong tình huống trên. Đề nghị HĐXX tiếp tục xét xử vì căn cứ vào Đ 203 BLTTDS thì trường hợp người bảo vệ của đsự đc triệu tập hợp lệ lần thứ hai vẫn vắng mặt thì TA vẫn tiến hành xét xử, trong trường hợp này đs tự bảo vệ cho mình. Tình tiết bổ sung: sau phần hỏi tại PT thì HĐXX đã làm rõ được những hành vi vi phạm của anh L như sau: việc ko fat hiện ra đám cháy ko xác định đó là ca trực của tổ bảo vệ nào, những việc khác như để trẻ em vào tiền sảnh cty, chợp mắt 10’ do bị cảm cúm có đơn thuốc của bác sỹ chưa gây hậu quả nghiêm trọng, đạp xe của khách hàng thì do khách hàng có lỗi trước và cty đã trừ vào lương của anh L để bồi thường cho khách hàng. Câu 8: là LS của anh L, lập luận gì trong phần tranh luận để khẳng định QĐ 20 là trái PL? - Cty ko có căn cứ để ra QĐ 20.(Cần giải thích cụ thể thiếu căn cứ nào?) - Cty ko thực hiện đúng thủ tục đơn phương chấm dứt HĐLĐ. (thủ tục thông báo) - Những quyền lợi của anh L khi cty đơn phương chấm dứt vẫn chưa được giải quyết theo đúng pháp luật Câu 9: đề xuất với HĐXX hướng giải quyết về mặt nội dung. Chấp nhận các yêu cầu của nguyên đơn là anh L, cụ thể là tuyên QĐ 20 là trái pháp luật, yêu cầu cty phải trả lương và trợ cấp thôi việc cho anh L. Đề thi môn tranh tụng DS Mã số: 31. Ngày 05/08/X-1, ông Tuấn được cty H nhận vào làm việc. Sau đó 2 bên HĐLĐ có thời hạn 01 năm ( từ 14/8/X-1 đến 14/8/X), trong HĐ xác định ông T làm cán bộ kỹ thuật phân xưởng, làm việc tại Hải Thành, Kiến Thụy, HP, lương là 1.500.000 đ/ tháng. Sau một thời gian làm việc có nhiều thành tích thì ông T đã có những hành vi VP NQLĐ như đi trể, say rượu, ngủ trong giờ làm việc. Ngày 03/03/X HĐKL của cty đã họp và quyết định kỷ luật ông T bằng hình thức chuyển làm việc khác. Ngày 04/03/X TGĐ qđịnh điều chuyển ông T lên trực điện thoại tại Văn Cao, HP với mức lương như cũ. Ngày 15/10/X ông T nghĩ 01 ngày ko xin phép, 16/10 ông nhận được thông báo kỷ luật sa thải. Câu 1: những nội dung cơ bản LS cần trao đổi với ông T trước khi khuyên ông T khởi kiện hay ko nên KK? - Xác định hai bên có quan hệ LĐ hay ko. - Nội dung tranh chấp 4 - Yêu cầu của khách hàng. Sau khi trao đổi và biết được yêu cầu của khách hàng, nếu ông T muốn trở lại làm việc thì nên khuyên khách hàng ko nên khởi kiện chỉ nên lựa chọn phương thức thương lượng, hòa giải vì như vậy mới giữ được mối quan hệ tốt đẹp và có điều kiện, môi trường thoài mái nếu như người lao động được cty nhận lại làm việc. Tình tiết bổ sung: ông T muốn KK để yêu cầu TA tuyên quyết định sa thải là trái PL, cty phải bồi thường tiền lương cho những ngày ông ko đc làm việc, 02 tháng tiền lương và trợ cấp thôi việc. Câu 2: xác định quan hệ pháp luật tranh chấp, tranh chấp trên có bắt buộc phải qua hòa giải cơ sở ko? QHPL tranh chấp là tranh chấp về việc xử lý kỷ luật lao động theo hình thức sa thải, căn cứ vào Đ 85 BLLĐ. Tranh chấp này ko bắt buộc phải hòa giải tại cơ sở, vì căn cứ vào điểm a K1 Đ 31 BLTTDS. Tình tiết bổ sung: cty H là cty LD giữa cty of VN và Đức, cty có trụ sở tại Kiến Thụy, HP, ông T có HKTT tại Hồng bàng, HP. Câu 3:xác định TA có thẩm quyền giải quyết tranh chấp khi ông T KK. TA có thẩm quyền giải quyết là TAND thành phố HP. Vì căn cứ vào điểm a K1 Đ 31, điểm a K1 Đ 34, điểm a K1 Đ 35 BLTTDS. Tình tiết bổ sung: khi TA đang thụ lý VA, cty H có công văn trình bày: ông T đang bị áp dụng hình thức KL chuyển làm việc khác, ngày 15/10/X lại tự ý nghỉ 01 ngày ko xin phép là tái phạm. Do đó cty áp dụng điểm b K1 Đ 85BLLĐ. Câu 4: cần xác định những nội dung gì để xác định hành vi tự ý nghỉ 01 ngày ko xin phép của ông T có phải là hành vi tái phạm ko? - Xác định lần vi phạm thứ nhất: ông T bị quyết định chuyển công tác từ 04/03/X. - Lần vi phạm thứ hai: ông T vi phạm ngày 15/10/X. Theo K1 Đ 88 BLLĐ thì đối với trường hợp bị chuyển sang làm công việc khác thì sau 06 tháng kể từ ngày bị xử lý nếu ko tái phạm thì đương nhiên được xóa kỷ luật. Như vậy ông T đã đương nhiên được xóa kỷ luật rồi vì từ ngày 04/03/X đến trước ngày 15/10/X ông T ko hề vi phạm gì. Cho nên ko thể nói ông T tái phạm trong trường hợp này. Tình tiết bổ sung: Đại diện cty h cho rằng cty chỉ mới ra thông báo KL sa thải chứ chưa hề tiến hành KL sa thải ông T. Từ ngày 18/11/X đến 30/11/X cty đã 03 lần có thư mời ông T đến cty để họp HĐKL nhưng ông ko đến với lý do quan hệ LĐ giữa ông và cty đã chấm dứt từ ngày 17/10/X, bất kể cuộc họp nào cũng ko có giá trị vì hiện nay ong ko còn là người của cty. Do đã mời 03 lần ông T ko đến nên ngày 31/11/X cty đã triệu tập HĐKL và các thành viên HĐ nhất trí xử lý ông T theo hình thức sa thải. 5 Ông T khai khi cty giao cho ông thông báo KL sa thải cty đã thanh toán cho ông những khoản tiền: tiền lương đến 16/10/X, tiền phép năm còn 06 ngày chưa nghỉ và ông đã nhận các khoản tiền này. Câu 5:thông báo KL sa thải ngày 16/10/X of cty H có giá trị như 01 QĐ KL sa thải ko? Vì sao? Thông báo KLST ngày 16/10 có giá trị như 01 QĐ ST vì khi giao thông báo KLST cho ông T, cty đã tiến hành giải quyết các hậu quả của việc sa thải đó, cụ thể là đã tiến hành thanh toán các khoản lương và trợ cấp cho ông, như vậy cty đã chấm dứt quan hệ lao động với ông T ngay từ thời điểm có thông báo KLST, còn việc cty chưa ra QĐ ST chính thức chỉ là chuyện thời gian sau này thôi, đó như 1 cách hợp thức hóa về thủ tục của cty. (các anh chị bổ sung dùm mình nha) Tình tiết bổ sung:sau khi tiến hành hòa giải ko thành, tại PTST, đại diện cty H yêu cầu TA buộc ông T phải có trách nhiệm thanh toán số tiền còn nợ của cty là 7.350.750 đồng, đây là số tiền tạm ứng tại phòng tài vụ of cty để nghiên cứu chế tạo các lô quả kỷ thuật. Câu 6:yêu cầu của cty H có được HĐXX chấp nhận giải quyết trong vụ án này ko? Vì sao? Yêu cầu của cty H se ko được HĐXX chấp nhận để giải quyết trong VA này. Vì theo Đ 163, Đ 218 BLTTDS về phạm vi KK và bổ sung yêu cầu thì cho thấy yêu cầu của cty đã vượt quá phạm vi KK, yêu cầu này là yêu cầu về dân sự chứ ko phải yêu cầu về lao động cho nên sẽ ko được chấp nhận vì vượt quá phạm vi Kk. Tình tiết bổ sung:tại PT, đại diện cty H trình bày sau khi HĐLĐ ngày 14/8/X-1 hết hạn do ông T làm việc ko hiệu quả nên cty ko tiếp HĐLĐ với ông T, vì vậy nếu cty ko ra QĐ sa thải ông thì vẫn có quyền chấm dứt HĐLĐ với ông do HĐLĐ đã đã hết hạn. Tại PT ông T trình bày khi HĐLĐ ngày 14/8/X-1 hết hạn mặc dù cty ko HĐLĐ mới nhưng ông vẫn tiếp tục làm việc tại cty và được trả lương đầy đủ. Câu 7: đến thời điểm cty H ra thông báo KL sa thải ông T thì giữa họ có tồn tại HĐLĐ loại gì? Tại sao? Tồn tại HĐLĐ ko xác định thời hạn. Vì theo điểm b K1 và K2 Đ 27 BLLĐ. Tình tiết bổ sung: tại PT ông T trình bày rạng sáng 15/10/X ông phải đưa con đi cấp cứu, ngày hôm sau đi làm ông đã xuất trình sổ khám bệnh của con ông, nhưng chiều 16/10 ông nhận được thông báo KL sa thải và ông đã nhận tiền lương đến hết ngày 16/10 và tiền phép của những ngày chưa nghỉ. Đại diện cty trình bày ngày 16/10 cty chỉ mới ra thông báo KL sa thải chứ chưa tiến hành KL sa thải. Trước khi ra QĐKL sa thải cty đã triệu tập HĐKL, thành phần gồm ban GĐ, đại diện phòng tổ chức, đại diện BCH công đoàn, ông T đã được mời 03 lần ko đến, tại cuộc họp mọi người đuề nhất trí sa thải ông T. Câu 8: là LS của ông T, cần lập luận ntn trước HĐXX để khẳng định cty chấm dứt HĐLĐ với ông T là trái PL? 6 - Ông T ko tái phạm vì hình thức kỷ luật chuyển sang làm việc khác đã đương nhiên được xóa theo Đ 88 BLLĐ. - Ông T nghỉ 01 ngày 15/10 là có lý do chính đáng theo TT03. - Thủ tục ra QĐ đã trái PL vì chưa tiến hành họp HĐKL đã ra thông báo QĐST có giá trị như 1 QĐST chính thức để chấm dứt QHLĐ với ông T. Câu 9: đề xuất với HĐXX hướng giải quyết. Tuyên QĐ sa thải ông T là trái PL. Cty phải nhận ông t vào làm việc trở lại và trả lương cho những ngày ông ko được làm việc. TB: Người thực hiện: Nguyễn Thị Thu. Vì thời gian gấp quá nên mình chỉ có thể đưa ra những lời giải còn sơ sài và chắc chắn sẽ có nhiều sai sót, nhưng mình muốn góp sức mình vào công việc chung của cả lớp. Mình mong nhận được sự góp ý vào bài làm của mình để đưa ra được một đáp án chính xác và hoàn chỉnh để giúp lớp mình có được bài để tham khảo cho việc ôn tập. Mình chúc cả lớp thật nhiều sức khỏe để học bài và trong kỳ thi sắp tới ai cung sẽ vượt qua. Mình rất nhớ cả lớp. 7 . Đề thi môn: kỹ năng tranh tụng của luật sư trong vụ án dân sự. Mã số: LS .DS/ TN-30/240 Ngày 1/4/X-2, cty liên doanh D và anh L ký HĐLĐ với nội dung: công. khi anh L khởi kiện Theo điểm a khoản 1 Điều 34, điểm a khoản 1 Điều 35 BLTTDS thì TAND thành phố Hà Nội sẽ có thẩm quyền giải quyết khi anh L khởi kiện.

Ngày đăng: 11/03/2014, 15:22

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w