1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận án tiến sỹ - Quản lý rủi ro trong quản lý thuế và việc áp dụng tại Việt Nam

204 1 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Quản Lý Rủi Ro Trong Quản Lý Thuế Và Việc Áp Dụng Tại Việt Nam
Tác giả Bùi Khánh Toàn
Người hướng dẫn TS. Nguyễn Ngọc Tuyến, TS. Nguyễn Thị Minh Hằng
Trường học Học Viện Tài Chính
Chuyên ngành Tài Chính – Ngân Hàng
Thể loại luận án tiến sĩ
Năm xuất bản 2022
Thành phố Hà Nội
Định dạng
Số trang 204
Dung lượng 3,82 MB

Nội dung

MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Trong tiến trình đồng hành với nền kinh tế hội nhập ngày càng sâu rộng của đất nước và sự vận động, phát triển của nền kinh tế thị trường, ngành Thuế Việt Nam chịu sự tác động mạnh mẽ trước sự gia tăng về số lượng cũng như quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh của NNT. Cùng với nhu cầu chi tiêu NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội ngày càng lớn, nhiệm vụ tổ chức quản lý thu NSNN của ngành Thuế cũng ngày càng nặng nề. Theo thống kê của Tổng cục Thuế, nếu như năm 2010, ngành thuế thực hiện quản lý 429.868 doanh nghiệp với số thu khoảng 423.570 tỷ đồng thì đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp cần quản lý lên đến 810.000 cùng với nhóm NNT là cá nhân, hộ kinh doanh là khoảng trên 23 triệu, với số thu thuế khoảng 1.295.645 tỷ đồng. Số lượng NNT và nhiệm vụ thu ngân sách của ngành Thuế Việt Nam được dự báo sẽ tiếp tục gia tăng trong giai đoạn tới. Cùng với đó, áp lực ngày càng tăng từ Chính phủ và cộng đồng doanh nghiệp trong việc cải cách thể chế, thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ trong thực hiện nghĩa vụ thuế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, công bằng, minh bạch, đòi hỏi CQT Việt Nam phải đổi mới tư duy phát triển, đẩy mạnh hơn nữa công cuộc cải cách, hiện đại hóa QLT, ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ, áp dụng phương pháp quản lý thuế tiên tiến, khuyến khích thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế của NNT, CQT chỉ tập trung nguồn lực nhằm đưa ra các biện pháp quản lý đối với các trường hợp không tuân thủ, đáp ứng yêu cầu QLT hiện đại, hiệu lực và hiệu quả. Trong bối cảnh đó, việc áp dụng quản lý rủi ro trong quản lý thuế được coi là một giải pháp quan trọng nhất. Quản lý rủi ro trong quản lý thuế là một phương pháp quản lý hiện đại, khoa học và là xu thế tất yếu của quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu quả quản lý thuế, khuyến khích thúc đẩy sự tuân thủ tự nguyện của NNT, tạo sự công bằng, minh bạch trong thực hiện pháp luật thuế, góp phần ngăn chặn, xử lý kịp thời những trường hợp vi phạm, thực hiện thu đúng, thu đủ nghĩa vụ nộp NSNN của NNT. Trong những năm qua, hệ thống thuế Việt Nam đã được cải cách, hiện đại hoá một cách toàn diện và đạt được những bước tiến quan trọng cả về thể chế chính sách, phương pháp quản lý, tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ và ứng dụng công nghệ thông tin. Trong đó, việc triển khai áp dụng phương pháp QLRR là một bước tiến khá quan trọng trong việc lựa chọn áp dụng phương pháp quản lý tiên tiến hiện đại vào quản lý thuế. Phương pháp QLRR được ngành Thuế Việt Nam bước đầu áp dụng từ năm 2010 đối với chức năng thanh tra, kiểm tra thuế và được xác định là hướng đi đúng đắn trong quá trình hiện đại hóa ngành Thuế, sau đó được mở rộng áp dụng sang các chức năng khác và được chính thức luật hoá tại Luật Sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 và tiếp tục được hoàn thiện bổ sung quy định cụ thể hơn tại Luật Quản lý thuế số 38/2019/QH14 ngày 13/6/2019. Qua hơn 10 năm nghiên cứu và áp dụng phương pháp QLRR, ngành Thuế đã đạt được những kết quả quan trọng: Đã kiến nghị xây dựng và hoàn thiện được hành lang pháp lý khá toàn diện để áp dụng QLRR trong QLT; Xây dựng và hình thành kho cơ sở dữ liệu thông tin về NNT; Các quy trình nghiệp vụ quản lý thuế đã được định hướng xây dựng dựa trên nguyên tắc QLRR và ứng dụng CNTT; Bộ tiêu chí QLRR trong một số chức năng QLT đã được xây dựng và triển khai áp dụng; QLRR đã từng bước thâm nhập sâu, rộng làm thay đổi cơ bản phương thức thực hiện các hoạt động nghiệp vụ của cán bộ, công chức trong toàn ngành thuế; Đội ngũ lãnh đạo, cán bộ, công chức tại CQT các cấp được nâng cao nhận thức về nguyên tắc, quyền hạn và trách nhiệm trong việc thực hiện QLRR, năng lực phân tích kinh tế và chuyên môn nghiệp vụ thích ứng với cơ chế QLT hiện đại… Tuy nhiên, QLRR trong QLT ở Việt Nam vẫn còn nhiều tồn tại, hạn chế: Hành lang pháp lý về QLRR mặc dù đã khá đầy đủ nhưng chưa thực sự đồng bộ, thống nhất, một số nội dung chưa được hướng dẫn cụ thể; Khung mô hình QLRR áp dụng tổng thể chung trong QLT toàn ngành chưa hoàn thiện và đồng bộ; Việc thu thập, khai thác thông tin người nộp thuế phục vụ cho phân tích, đánh giá rủi ro còn chưa tập trung, thống nhất; sự kết nối giữa các bộ phận chuyên môn, nghiệp vụ quản lý thuế chưa thật sự rõ ràng; cơ sở dữ liệu thông tin, sự phối hợp trao đổi thông tin với các ban ngành còn hạn chế; Hệ thống quy trình nghiệp vụ QLT chưa thực sự liên thông, tích hợp đáp ứng yêu cầu QLRR ở tất cả các chức năng QLT, khả năng tự động hóa trong hoạt động phân tích, đánh giá rủi ro trên cơ sở ứng dụng CNTT còn thấp; Cơ cấu tổ chức bộ máy cũng như việc trao quyền và trách nhiệm thực hiện QLRR chưa phù hợp; Năng lực của một bộ phận cán bộ thuế chưa theo kịp yêu cầu của phương pháp quản lý thuế mới, chưa hiểu đầy đủ vai trò, vị trí của công tác QLRR dẫn đến sự chồng chéo, kém hiệu quả trong công tác QLT… Rõ ràng, QLRR trong QLT đã trở thành xu hướng tất yếu trong điều kiện hiện nay cũng như thời gian tới. Vấn đề đặt ra là cần nghiên cứu, bổ sung, hoàn thiện các góc độ lý luận về QLRR trong QLT từ đặc điểm, nội dung, cách thức, trình tự áp dụng, các nhân tố ảnh hưởng… để có sự vận dụng hiệu quả nhất trong thực tiễn quản lý. Cùng với đó, cần phân tích, đánh giá kỹ lưỡng thực trạng thực hiện QLRR trong QLT ở Việt Nam trong thời gian qua, xác định được những điểm đã thành công cần tiếp tục phát huy cũng như những hạn chế, bất cập và nguyên nhân cụ thể để có các giải pháp thực sự hữu hiệu đối với việc thực hiện QLRR trong QLT ở Việt Nam trong thời gian tới nhằm nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý thuế trong điều kiện mới. Những vấn đề cần nghiên cứu này cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu đề cập đến và đã đạt được những kết quả nhất định, có tính ứng dụng trong thực tiễn. Tuy nhiên tổng quan nghiên cứu (sẽ trình bày ở phần sau) chỉ ra rằng còn có các khoảng trống bỏ ngỏ cho việc nghiên cứu một cách tổng thể, toàn diện và chuyên sâu về QLRR trong QLT tại Việt Nam đặt trong bối cảnh kinh tế - xã hội giai đoạn tới 2021-2025 và tầm nhìn đến năm 2030. Xuất phát từ những lý do trên, việc lựa chọn đề tài nghiên cứu luận án tiến sĩ“Quản lý rủi ro trong quản lý thuế và việc áp dụng tại Việt Nam” có ý nghĩa quan trọng thiết thực cả về lý luận và thực tiễn, mang tính thời sự. 2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của Luận án 2.1. Mục đích nghiên cứu: Mục đích nghiên cứu của Luận án là đề xuất các giải pháp nhằm áp dụng có hiệu quả QLRR trong QLT ở Việt Nam trong thời gian tới. 2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu: Để đạt được mục đích nghiên cứu nêu trên, các nhiệm vụ nghiên cứu cụ thể của Luận án bao gồm: Một là, Hệ thống hóa, bổ sung, phát triển các nội dung lý luận cơ bản về QLRR trong QLT, làm sáng tỏ những nhân tố ảnh hưởng đến QLRR trong QLT, xây dựng tiêu chí và tập hợp cơ sở dữ liệu để đánh giá mức độ rủi ro trong QLT. Hai là, Nghiên cứu, phân tích kinh nghiệm QLRR trong QLT của một số nước để rút ra các bài học có giá trị tham khảo đối với Việt Nam. Ba là, Phân tích thực trạng áp dụng QLRR trong QLT tại Việt Nam giai đoạn 2014-2020, đánh giá những kết quả đạt được, các hạn chế và nguyên nhân chủ yếu của hạn chế đó. Bốn là, Đề xuất một số giải pháp để áp dụng có hiệu quả QLRR trong QLT tại Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030 phù hợp với Chiến lược cải cách hệ thống thuế Việt Nam. 3. Câu hỏi nghiên cứu Xuất phát từ mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu nêu trên, luận án tập trung trả lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau: - Các nội dung chủ yếu và quy trình thực hiện QLRR trong QLT là gì? Các nhân tố chủ yếu nào ảnh hưởng đến QLRR trong QLT? - Những bài học kinh nghiệm về áp dụng QLRR trong QLT của các quốc gia trên thế giới có thể áp dụng phù hợp với điều kiện cụ thể ở Việt Nam trong thời gian tới là gì? - Kết quả đạt được, những hạn chế chủ yếu của quá trình áp dụng QLRR trong QLT tại Việt Nam trong thời gian qua và các nguyên nhân chủ yếu của các hạn chế đó là gì? - Để áp dụng có thành công QLRR trong QLT ở Việt Nam trong thời gian tới cần phải có những giải pháp nào? Các điều kiện cần thiết để thực hiện có hiệu quả các giải pháp đó là gì? 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 4.1. Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng nghiên cứu của luận án là QLRR trong QLT. 4.2. Phạm vi nghiên cứu: - Về tiếp cận đối tượng nghiên cứu: Luận án tập trung vào nghiên cứu QLRR trong QLT thuộc lĩnh vực CQT quản lý, không bao gồm lĩnh vực QLT của cơ quan hải quan. - Về không gian: Luận án tập trung nghiên cứu thực trạng QLRR trong QLT của CQT ở Việt Nam. Đồng thời, Luận án thực hiện tìm hiểu, nghiên cứu kinh nghiệm QLRR trong QLT của các nước thuộc OECD và EU (như Úc, Bulgaria, Ba Lan, Lithuania, Anh, Hà Lan...), của một số nước ASEAN, châu Phi là Singapor, Malaixia, Thái Lan và Nam Phi… - Về thời gian: Thực trạng QLRR trong QLT ở Việt nam được Luận án nghiên cứu trong giai đoạn 2014-2020. Kinh nghiệm QLRR trong QLT của một số quốc gia trên thế giới, luận án tập trung nghiên cứu trong giai đoạn áp dụng cụ thể của từng quốc gia. Các giải pháp đề xuất về QLRR trong QLT của Luận án được xem xét áp dụng ở Việt Nam giai đoạn 2021-2025, tầm nhìn đến 2030. 5. Phương pháp nghiên cứu 5.1. Phương pháp luận: Luận án tiếp cận đối tượng nghiên cứu dựa trên cơ sở vận dụng phương pháp luận duy vật biện chứng và phương pháp luận duy vật lịch sử. - Phương pháp duy vật biện chứng được sử dụng để nhận thức bản chất của hiện tượng kinh tế xã hội. Đối tượng nghiên cứu áp dụng QLRR trong QLT được đặt trong bối cảnh luôn vận động và phát triển, có các mối liên hệ chặt chẽ biện chứng, từ đó cho cái nhìn khách quan về các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động đến QLRR trong QLT tại Việt Nam những năm qua. Việc đưa ra được cái nhìn thống nhất dựa trên luận cứ khoa học góp phần hiện thực hóa các giải pháp tổ chức thực hiện áp dụng QLRR trong QLT phù hợp điều kiện cụ thể theo từng giai đoạn của Việt Nam. - Phương pháp duy vật lịch sử được sử dụng khi đặt đối tượng nghiên cứu áp dụng QLRR trong QLT đặt trong bối cảnh cụ thể của giai đoạn 2014-2020 theo các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, quan điểm, định hướng đối với hoạt động QLT nói chung, QLRR trong QLT nói riêng. Việc kiểm chứng, phân tích, đánh giá được thực hiện bám sát theo bối cảnh, chủ trương, chính sách, quan điểm, định hướng cụ thể đó, đồng thời vận dụng quan điểm phát triển để đưa ra các định hướng, giải pháp cho hoạt động này trong tương lai. 5.2. Phương pháp nghiên cứu cụ thể: 5.2.1. Phương pháp thu thập và xử lý thông tin: Tác giả luận án đã thu thập được tài liệu sơ cấp và tài liệu thứ cấp, bao gồm các văn bản quy phạm pháp luật; các báo cáo, đề án của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế; các Đề án, công trình nghiên cứu cấp Bộ, cấp Tổng cục Thuế ; Luận án Tiến sỹ, các bài báo khoa học, các bài báo thời sự trong nước và nước ngoài... có liên quan đến vấn đề QLRR trong QLT. Các tài liệu này đã được tác giả luận án xử lý thông tin để: + Hệ thống hóa được những kết quả đã được nghiên cứu trước đây, phát hiện được những vấn đề đã được đồng thuận, những điểm còn có ý kiến khác nhau, khoảng trống cần nghiên cứu để đi sâu nghiên cứu, tìm ra điểm mới của vấn đề. + Tìm kiếm các căn cứ khoa học và số liệu minh chứng làm cơ sở cho việc hình thành các luận điểm, luận cứ, luận chứng cả về mặt lý thuyết và thực tiễn; + Đưa ra kết luận theo cách tiếp cận riêng. 5.2.2 Phương pháp so sánh được sử dụng để đối chiếu các quy định trong hệ thống pháp luật của Việt Nam với các quy định của OECD và một số quốc gia khác về mô hình tổ chức, mô hình quản lý và phương pháp/kinh nghiệm QLRR trong QLT và các vấn đề khác liên quan, từ đó xem xét thực trạng của Việt Nam và nêu đề xuất riêng. 5.2.3 Phương pháp phân tích, thống kê: trên cơ sở các thông tin, tình hình, số liệu thu thập được từ các Báo cáo tổng kết công tác thuế của ngành thuế các năm; các số liệu tổng hợp được từ thực tiễn công tác tại Ban QLRR Tổng cục Thuế; số liệu từ thực tiễn QLT tại các Cục thuế… nghiên cứu sinh thực hiện việc thống kế, phân tích, đánh giá để có những cách nhìn toàn diện, cụ thể về thực trạng QLT nói chung, QLRR trong QLT nói riêng theo các nội dung QLT. Trên cơ sở đó, đối chiếu với những vấn đề lý luận liên quan, nghiên cứu sinh đánh giá, chỉ ra những thành công, những hạn chế và nguyên nhân cụ thể để làm căn cứ đề xuất các giải pháp theo mục tiêu của luận án. 5.2.4 Phương pháp điều tra, khảo sát: Luận án sử dụng bảng hỏi về thu thập thông tin về thực tế áp dụng QLRR trong quản lý thuế, các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả áp dụng QLRR trong QLT tại Việt Nam. Cụ thể như sau: Hệ thống số liệu và phương pháp khảo sát, thu thập số liệu Bảng câu hỏi được thiết kế dựa trên cơ sở tổng hợp từ các lý thuyết và các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan. Kết cấu bảng câu hỏi được chia thành 3 nội dung: (i). Thu thập thông tin chung về đối tượng được khảo sát; (ii) Thu thập các thông tin về thực trạng áp dụng QLRR trong QLT; (iii) Thu thập các thông tin cơ bản về quan điểm đề xuất giải pháp nhằm đẩy mạnh áp dụng QLRR trong QLT Khảo sát thực tế: NCS thực hiện khảo sát đối tượng thông qua bảng hỏi. Bảng hỏi được thiết kế trên https://docs.google.com/forms và gửi đến 500 đối tượng. Thu thập dữ liệu: Kết quả số lượng bảng hỏi thu thập được 411 bảng hỏi được trả lời được nhập vào bảng tính Excel. Làm sạch dữ liệu: Loại bỏ các trường hợp trả lời không phù hợp (ví dụ: trả lời cùng một mức độ cao nhất hoặc thấp nhất ở tất cả các mục hỏi; trả lời giữa các mục hỏi có sự đối nghịch, mâu thuẫn bất thường, ..). Kết quả đã loại bỏ 11 bảng hỏi, còn lại 400 (=411-11) bảng hỏi được đưa vào phân tích. Như vậy, với quy mô mẫu phân tích là 400 đủ tính tin cậy.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ TÀI CHÍNH HỌC VIỆN TÀI CHÍNH  BÙI KHÁNH TOÀN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Hà Nội - 2022 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH  BÙI KHÁNH TOÀN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài – Ngân hàng Mã số: 934.02.01 LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ Người hướng dẫn khoa học: TS NGUYỄN NGỌC TUYẾN TS NGUYỄN THỊ MINH HẰNG Hà Nội - 2022 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan luận án nghiên cứu độc lập thân tôi, số liệu kết nghiên cứu luận án hoàn toàn trung thực chưa sử dụng công bố cơng trình khác, thơng tin trích dẫn luận án ghi rõ nguồn gốc Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Học viên Bùi Khánh Toàn LỜI CẢM ƠN Để thực hoàn thành luận án này, nhận quan tâm giúp đỡ tận tình, đóng góp q báu nhiều cá nhân tập thể, đặc biệt thầy cô giáo hướng dẫn theo dõi tận tình giúp đỡ tơi suốt q trình thực viết Tơi xin bày tỏ lịng biết ơn sâu sắc tới thầy giáo Học viện Tài hết lòng tận tụy, truyền đạt kiến thức kinh nghiệm quý báu suốt trình học tập trường Trong suốt trình thực cố gắng để hoàn thiện luận án trao đổi, tiếp thu ý kiến đóng góp Q thầy song luận án khơng tránh khỏi thiếu sót Tơi mong nhận đóng góp, nhận xét Q thầy bạn đọc để luận án hồn chỉnh Tơi xin chân thành cảm ơn! Hà Nội, ngày tháng năm 2022 Học viên Bùi Khánh Toàn MỤC LỤC DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG ANH Từ viết tắt EC EU FTA OECD TPP UN WTO Tiếng Anh European Commission European Union Free Trade Agreements Organisation for Economic Tiếng Việt Uỷ Ban Châu Âu Cộng đồng chung Châu Âu Hiệp định Thương mại tự Tổ chức Hợp tác Phát triển Cooperation and kinh tế Development Trans-Pacific Strategic Hiệp định đối tác kinh tế Economic Partnership xuyên Thái Bình Dương Agreement United Nations World Trade Organisation Liên Hợp quốc Tổ chức Thương mại Thế giới DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT TIẾNG VIỆT Từ viết tắt CNTT CQT CSDL GTGT NNT NSNN QLRR QLT TNCN TNDN TTĐB Từ gốc Công nghệ thông tin Cơ quan thuế Cơ sơ liệu Giá trị gia tăng Người nộp thuế Ngân sách nhà nước Quản lý rủi ro Quản lý thuế Thu nhập cá nhân Thu nhập doanh nghiệp Tiêu thụ đặc biệt DANH MỤC BẢNG BIỂU DANH MỤC HÌNH VẼ Hình 2.1 Ma trận QLRR 76 Hình 2.2: Mơ hình tn thủ NNT 87 Hình 2.3: Các bước xây dựng TCP .88 Hình 3.1 Phân ngưỡng, tính điểm rủi ro .119 Hình 3.2.Tổng quan quy trình nghiệp vụ 120 Hình 3.3 Mơ hình CSDL giao thức trao đổi thơng tin .141 Hình 3.4 Mơ hình hệ thống ứng dụng ngành thuế 146 Hình 4.1 Hệ thống ứng dụng phân tích rủi ro theo kiến trúc tổng thể 180 Hình 4.2 Học máy 182 Hình 4.3 Học máy có giám sát 182 Hình 4.4 Quy trình CRISP-DM 184 Hình 4.5 Quy trình chuẩn cơng nghiệp khai phá liệu (CRISP-DM) .185 10 MỞ ĐẦU Tính cấp thiết đề tài Trong tiến trình đồng hành với kinh tế hội nhập ngày sâu rộng đất nước vận động, phát triển kinh tế thị trường, ngành Thuế Việt Nam chịu tác động mạnh mẽ trước gia tăng số lượng quy mô hoạt động sản xuất kinh doanh NNT Cùng với nhu cầu chi tiêu NSNN cho phát triển kinh tế - xã hội ngày lớn, nhiệm vụ tổ chức quản lý thu NSNN ngành Thuế ngày nặng nề Theo thống kê Tổng cục Thuế, năm 2010, ngành thuế thực quản lý 429.868 doanh nghiệp với số thu khoảng 423.570 tỷ đồng đến năm 2020, số lượng doanh nghiệp cần quản lý lên đến 810.000 với nhóm NNT cá nhân, hộ kinh doanh khoảng 23 triệu, với số thu thuế khoảng 1.295.645 tỷ đồng Số lượng NNT nhiệm vụ thu ngân sách ngành Thuế Việt Nam dự báo tiếp tục gia tăng giai đoạn tới Cùng với đó, áp lực ngày tăng từ Chính phủ cộng đồng doanh nghiệp việc cải cách thể chế, thủ tục hành chính, giảm chi phí tuân thủ thực nghĩa vụ thuế, tạo môi trường đầu tư kinh doanh thuận lợi, cơng bằng, minh bạch, địi hỏi CQT Việt Nam phải đổi tư phát triển, đẩy mạnh công cải cách, đại hóa QLT, ứng dụng tiến khoa học cơng nghệ, áp dụng phương pháp quản lý thuế tiên tiến, khuyến khích thúc đẩy tuân thủ tự nguyện pháp luật thuế NNT, CQT tập trung nguồn lực nhằm đưa biện pháp quản lý trường hợp không tuân thủ, đáp ứng yêu cầu QLT đại, hiệu lực hiệu Trong bối cảnh đó, việc áp dụng quản lý rủi ro quản lý thuế coi giải pháp quan trọng Quản lý rủi ro quản lý thuế phương pháp quản lý đại, khoa học xu tất yếu quản lý thuế nhằm nâng cao hiệu quản lý thuế, khuyến khích thúc đẩy tuân thủ tự 190 động đạt việc thay đổi hành vi NNT Ví dụ, cơng cụ dựa kết thay đổi đo lường tỉ lệ phần trăm giá trị số thuế nộp hạn, giảm số nợ phải thu hồi Nếu áp dụng chiến lược nhằm cải thiện mức độ xác kê khai thuế thước đo thành cơng thường dùng mức độ giảm - lượng hoá lỗi sai định kiểu khai thiếu định 4.3 CÁC ĐIỀU KIỆN ĐỂ THỰC HIỆN GIẢI PHÁP 4.3.1 Tăng cường phối hợp quan nhà nước quan thuế Hồn thành số thu NSNN ln mục tiêu hàng đầu ngành thuế Nhưng để đạt mục tiêu đề ra, ngành thuế cần phải có phối hợp quan chức với Trên khía cạnh áp dụng QLRR QLT, việc phối hợp quan nhằm cung cấp đầy đủ thông tin, liệu NNT để phục vụ công tác đánh giá rủi ro thuế Cụ thể: Cần đẩy mạnh phối hợp đồng CQT quan ban ngành khác địa phương công tác QLT Ngành thuế cần sớm nghiên cứu phối hợp với quan ban ngành khác: Hải quan, Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh,Tài nguyên môi trường, quản lý thị trường, tổ chức tín dụng, cơng an quan có liên quan việc cung cấp tài liệu, thông tin liên quan đến doanh nghiệp nhằm phục vụ cho công tác quản lý thu thuế tra, kiểm tra xử lý vi phạm pháp luật thuế, kịp thời ngăn chặn hành vi trốn thuế, gian lận thuế Do địa bàn hoạt động NNT rộng có liên quan tới nhiều đối tượng quan nhà nước khác nên để thực công tác QLT đạt hiệu quả, CQT cần phối hợp chặt chẽ với quan quản lý Cơ quan quản lý đăng ký kinh doanh: thông tin, cung cấp kịp thời thay đổi, phát sinh NNT trình hoạt động nhằm đảm bảo nguồn liệu NNT đầy đủ phục vụ cho việc phân tích, đáng giá rủi ro xác 191 Cơ quan công an: CQT phối hợp với quan công an phát kịp thời, xử lý nghiêm minh hồ sơ vụ án trốn, lậu thuế Các trường hợp vi phạm nghiêm trọng lĩnh vực thuế thẩm quyền CQT cần phải điều tra làm rõ CQT cần chuyển hồ sơ sang quan công an để tiến hành điều tra, phối hợp xử lý theo quy định pháp luật Cơ quan quản lý thị trường: phối hợp việc ngăn chặn, xử lý trường hợp mua bán vận chuyển hàng lậu, hàng cấm, Cơ quan tài nguyên mơi trường: Trong q trình quản lý nguồn thu từ đất đai, quan tài nguyên môi trường phát doanh nghiệp sử dụng đất đai chưa đúng, không đủ lực (vốn, tài sản, ) để thực dự án đăng ký có văn đề nghị CQT phối hợp tra, kiểm tra việc sử dụng đất việc thực nghĩa vụ tài NNT 4.3.2 Trang bị đầy đủ sở vật chất, trang thiết bị làm việc CQT cần cung cấp, trang bị cho cán thực công tác QLRR điều kiện làm việc tốt thực việc phân tích, đánh giá QLRRNNT, ví dụ máy tính cấu hình cao, cài đặt ứng dụng phân tích thống kê, ứng dụng có kết nối liên thơng với ngành liên quan, phân quyền xem liệu lịch sử NNT kho liệu chung ngành nhằm khai thác, phân tích phục vụ tốt cho việc phân tích rủi ro NNT xác kịp thời 4.3.3 Nâng cao đời sống vật chất tinh thần cho công chức thực nhiệm vụ công tác quản lý rủi ro quản lý thuế Thực áp dụng QLRR QLT phương thức QLT đại yên cầu đòi hỏi cán bộ, công chức làm công tác cao, trình độ chun mơn, kinh nghiệm thực tiễn kỹ khác liên quan Một u cầu đáng người lao động nói chung cán bộ, cơng chức nói riêng cần phải hưởng thù lao xứng đáng với tài cống hiến họ cho cơng việc Vì vậy, với chế độ đãi ngộ thích hợp, cơng chức thuế không yên tâm công tác tận tâm, cống hiến tài sức lực cho công việc 192 giao, sáng tạo chủ động thực nhiệm vụ Gần có tượng cán có kinh nghiệm nhiệt huyết khơng trả thù lao xứng đáng nghỉ làm đầu quân cho doanh nghiệp có thhu nhập cao môi trường làm việc chuyên nghiệp Như vậy, muốn giữ chân thu hút người hiền tài cần tạo nên mơi trường đãi ngộ khơng doanh nghiệp bên ngồi Đây vấn đề khó cịn phụ thuộc vào dự tốn chi ngân sách, số lượng cán thực hiện,… cần phải có tâm trị cao lộ trình thực phù hợp Ví dụ đề án trả lương theo vị trí việc làm cần đẩy nhanh tiến độ thực để với vị trí việc làm phù hợp hưởng thu nhập xứng đáng công sức người lao động bỏ Đồng thời thực tinh giảm biên chế người lao động khơng cịn đáp ứng nhu cầu cơng việc làm sở để thực đề án vị trí việc làm tốt 4.3.4 Có hợp tác người nộp thuế với quan thuế Để thực áp dụng QLRR QLT có hiệu cần phối hợp NNT CQT - Về phía quan thuế: CQT cần tăng cường tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế tuân thủ pháp luật thuế Tiếp tục đa dạng hóa hình thức tun truyền, hỗ trợ giáo dục phổ biến pháp luật thuế phù hợp với nhóm NNT, trọng điểm nhóm doanh nghiệp quy mô vừa, nhỏ, siêu nhỏ hộ kinh doanh Tiếp tục mở rộng thực đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế, hoàn thuế qua mạng cho doanh nghiệp tổ chức, tiến tới nghiên cứu thực triển khai dịch vụ thuế điện tử cho cá nhân Nghiên cứu triển khai dịch vụ cửa điện tử hỗ trợ trực tuyến tập trung… - Đồng thời, cần tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành nhằm hỗ trợ NNT thực tốt quyền nghĩa vụ Trong khuyến khích NNT thực thủ tục thuế kê khai thuế qua mạng, nộp thuế qua mạng, vừa giảm thời gian cho NNT vừa tạo thuận tiện cho việc lưu trữ sử 193 dụng liệu kê khai để phân tích rủi ro thuế vào định kỳ quy định - Về phía NNT: NNT cần thực nghĩa vụ pháp luật kinh doanh, pháp luật thuế cách trung thực, khách quan, kịp thời đầy đủ Từ tạo nên hệ thống sở liệu chuẩn NNT nhằm phục vụ việc phân tích đánh giá rủi ro xác Từ kết phân tích rủi ro này, CQT đưa biện pháp quản lý công phù hợp cho NNT nhằm khuyến khích NNT thực tốt đồng thời có biện pháp xử lý sai phạm NNT vơ tình cố tình gây NNT cần có thái độ hợp tác phối hợp trường hợp CQT yêu cầu: cung cấp bổ sung hồ sơ, tài liệu, chứng liên quan để giải trình thơng báo CQT đoàn kiểm tra, tra thực kế hoạch kiểm tra, tra hàng năm theo kết phân tích rủi ro NNT cần chủ động tích cực cập nhập tìm hiểu nắm bắt sách hành thay đổi qua thời kỳ để thực quyền nghĩa vụ nộp thuế cách đầy đủ, hạn liên quan nhằm góp phần xây dựng xã hội, đất nước thơng qua đóng góp nghĩa vụ thuế NSNN 194 KẾT LUẬN CHƯƠNG Chương luận án đặt yêu cầu QLRR QLT Việt Nam thời gian tới (2021-2025) như: phải lựa chọn NNT có rủi ro cao thuế, có nhiều sai phạm thực tuân thủ thuế, phát nhiều hành vi gian lận, trốn thuế, giảm chi phí, thời gian, nhân lực cán thực QLRR… để đảm bảo áp dụng QLRR QLT đạt hiệu đảm bảo đạt mục tiêu hoàn thành tiêu giao tra, kiểm tra chức thuế khác Từ yêu cầu đặt đổi phương thức QLT, tác giả đề xuất số giải pháp chủ yếu để áp dụng QLRR QLT thời gian tới như: hoàn thiện hành lang pháp lý, nâng cao nhận thức cần thiết áp dụng QLRR QLT, hoàn thiện tiêu chí có xây dựng tiêu chí cho chức thuế cịn thiếu; bổ sung đánh giá chất lượng QLRR, hoàn thiện hệ thống sở liệu tập trung, tăng cường ứng dụng CNTT vào hoạt động phân tích rủi ro, đổi đào tạo, bồi dưỡng, tăng cường giám sát hoạt động rủi ro, tăng phối hợp phận CQT quan liên quan Để đảm bảo giải pháp có tính khả thi, cần thực giải pháp điều kiện sau: tăng cường phối hợp CQT quan nhà nước có liên quan, tăng trang bị sở vật chất đại đáp ứng yêu cầu phân tích, nâng cao chất lượng đời sống vật chất tinh thần công chức thực nhiệm vụ QLRR tăng cường hợp tác NNT với CQT 195 KẾT LUẬN QLRR QLT NNT cán thuế vấn đề Việt Nam Việc làm tốt công tác áp dụng QLRR QLT ngành thuế nói chung NNT nói riêng có ý nghĩa quan trọng việc nâng cao lực hiệu QLT đại Bởi vậy, đề tài luận án “ Quản lý rủi ro quản lý thuế việc áp dụng Việt Nam” có ý nghĩa lý luận thực tiễn điều kiện Luận án đạt kết nghiên cứu chủ yếu sau: Thứ nhất, Luận án nghiên cứu làm rõ tổng quan tình hình nghiên cứu cơng trình cơng bố liên quan đến QLRR QLT vấn đề quan trọng Qua nghiên cứu cho thấy, luận án kế thừa lý luận, ưu điểm đạt cơng trình nghiên cứu trước, khai thác vấn đề chưa nghiên cứu, đồng thời tìm hướng riêng, hướng phân tích, biện giải chặt chẽ mang tính biện chứng cao để giải vấn đề nghiên cứu theo hướng khoa học, logic đạt mục tiêu đề luận án Thứ hai, Luận án hệ thống hóa sở lý luận QLRR QLT Từ lý luận phân tích, nhận thấy QLRR QLT có đặc điểm riêng Áp dụng QLRR QLT phương pháp quan trọng giúp CQT tiết kiệm nguồn lực, chi phí, tìm NNT có nhiều rủi ro từ tăng cường hiệu lực, hiệu cơng tác QLT, chống thất thu ngân sách nhằm đảm bảo NNT chấp hành tốt pháp luật thuế vai trị quan trọng đẩy mạnh tính tuân thủ thuế Để chất lượng áp dụng QLRR QLT đạt hiệu tích cực cần phải có nguyên tắc định Qua phân tích nguyên tắc áp dụng QLRR, mơ hình QLRR, quy trình QLRR tổng quát kế hoạch đánh giá rủi ro tuân thủ toàn diện cho thấy CQT cần phải đẩy mạnh nâng cao yếu tố tích cực, giảm thiểu yếu tố tiêu cực để chức QLT ngày hiệu quả, tầm nâng cao vị 196 ảnh hưởng hệ thống pháp luật thuế Đồng thời Luận án trình bày số kinh nghiệm QLRR chức thuế từ nước tiên tiến trước có thành cơng, rút học thiết thực để áp dụng cho Việt Nam nội dung có ý nghĩa việc đẩy mạnh triển khai áp dụng QLRR QLT giai đoạn Thứ ba, Luận án tập trung phân tích, đánh giá thực trạng áp dụng QLRR QLT giai đoạn 2014-2020 phương pháp khảo sát thực tế qua nội dung: tổ chức máy, hành lang pháp lý, biện pháp kỹ thuật áp dụng nghiệp vụ QLRR,…Trên sở đó, Luận án đánh giá thực trạng áp dụng QLRR QLT thể kết áp dụng QLRR chức thuế cụ thể chức tra,kiểm tra, hoàn thuế quản lý hóa đơn nêu Qua cho thấy áp dụng QLRR đạt kết định, cụ thể: số thuế truy thu bình quân doanh nghiệp qua tra hàng năm tăng đáng kể, qua tra làm giảm số lỗ sai quy định, hoàn thuế quản lý hóa đơn có tiêu chí đánh giá quy trình hướng dẫn thực hoàn thiện sở liệu, xây dựng ứng dụng CNTT phục vụ cho việc triển khai thực Kết đạt áp dụng QLRR QLT phản ánh nỗ lực ngành thuế việc đẩy mạnh nâng cao chất lượng ngành, đẩy mạnh cắt giảm thủ tục hành khơng cần thiết, đảm bảo thu ngân sách, nâng cao ý thức hành vi tuân thủ NNT nhằm đưa ngành thuế đạt mục tiêu đề Bên cạnh ưu điểm áp dụng QLRR QLT, luận án tồn tại, hạn chế định: việc thực áp dụng QLRR dừng lại số chức QLT, tiêu chí, quy trình chưa hồn thiện, hệ thống sở liệu tập trung chưa đầy đủ, Đồng thời luận án nguyên nhân tồn để đưa giải pháp khắc phục Thứ tư, Luận án đưa yêu cầu nhằm áp dụng có hiệu áp dụng QLRR thời gian tới (2021-2030) Từ yêu cầu đặt công tác QLRR QLT, tác giả đưa số giải pháp tảng nhằm 197 thúc đẩy áp dụng QLRR QLT thời gian tới như: Hoàn thiện hành lang pháp lý cho áp dụng QLRR QLT, nâng cao nhận thức cho công chức cần thiết áp dụng QLRR QLT; hoàn thiện sở liệu tập trung NNT, hoàn thiện xây dựng tiếp tiêu chí đánh giá cho chức thuế; đào tạo bồi dưỡng công chức thuế… Đồng thời để giải pháp có tính khả thi, tác giả khuyến nghị cần thực điều kiện để tạo môi trường áp dụng QLRR QLT nhấn mạnh số giải pháp như: Tăng cường phối hợp quan nhà nước hoạt động QLT,tăng cường trang bị sở vật chất cho CQT… Mặc dù tác giả có nhiều cố gắng hồn thiện luận án, song khơng thể tránh khỏi hạn chế, thiếu sót định Tác giả luận án mong muốn nhận nhiều ý kiến đóng góp thầy giáo, nhà khoa học, chuyên gia, đồng nghiệp hoạt động lĩnh vực tài chính, thuế để luận án hồn thiện hơn./ DANH MỤC CÁC CƠNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ CỦA TÁC GIẢ Luận văn thạc sỹ “Hoàn thiện tra giá chuyển nhượng doanh nghiệp tra ngành thuế thực hiện”, năm 2011 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế “Nghiên cứu đề xuất mơ hình tổ chức quản lý nghiên cứu khoa học Tổng cục Thuế” công nhận năm 2015 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế “Giải pháp nâng cao hiệu quản lý thuế ngân hàng thương mại Việt Nam” năm 2016 Bài báo “Kinh tế vĩ mỗ ổn định qua cặp cân đối lớn” đăng Tạp chí Thuế số (570) 2016 Bài báo “Từ 4/2/2016: áp dụng quy định quản lý rủi ro lĩnh vực thuế” đăng Tạp chí Ngân quỹ Quốc gia tháng 2/2016 Đề tài nghiên cứu khoa học cấp ngành thuế “Quản lý rủi ro quản lý thuế - Kinh nghiệm quốc tế giải pháp áp dụng Việt Nam” năm 2019 Bài báo “Kinh nghiệm quốc tế quản lý rủi ro quản lý thuế học cho Việt Nam” đăng Tạp chí tài kỳ tháng năm 2020 (726) Bài báo “Giải pháp nâng cao hiệu quản lý rui ro quản lý thuế Việt Nam” đăng Tạp chí Tài kỳ tháng 12/2021 TÀI LIỆU THAM KHẢO Tài liệu Tiếng Việt Quốc hội (2006), Luật QLT số 78/2006/QH11 ngày 29/11/2006 Quốc hội (2012), Luật sửa đổi bổ sung số Điều Luật QLT số 21/2012/QH13 ngày 20/11/2012 Quốc hội (2014), Luật sửa đổi bổ sung số điều Luật thuế số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 Chính Phủ (2014), Nghị 19/2014/NQ-CP ngày 18/03/2014 Nghị 19/2015/NQ-CP ngày 12/03/2015 nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu tiếp tục cải thiện mơi trường kinh doanh Chính phủ (2014), Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01/7/2016 quy định chi tiết hướng dẫn thi hành số điều Luật sửa đổi, bổ sung số điều Luật Thuế GTGT, Luật thuế TTĐB Luật QLT Thủ tướng Chính Phủ (2009), Quyết định số 115/2009/QĐ-TTg ngày 28/09/2009 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài văn quy định cụ thể chức năng, nhiệm vụ quyền hạn đơn vị thuộc Tổng cục Thuế, Cục Thuế Cục Thuế; Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định số 41/2018/QĐ-TTg ngày 25/9/2018 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn cấu tổ chức Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài Chính Phủ, Nghị định số 43/2011/NĐ-CP ngày 13/6/2011 quy định việc cung cấp thông tin dịch vụ công trực tuyến trang thông tin điện tử cổng thông tin điện tử Cơ quan nhà nước Thủ tướng Chính phủ (2011), Quyết định 732/QĐ-TTg ngày 17/5/2011 việc phê duyệt Chiến lược cải cách hệ thống thuế giai đoạn 2011-2020 Tổng cục Thuế, Quyết định 745/QĐ-TCT ngày 20 /4/2015 việc ban hành quy trình tun truyền, hỗ trợ NNT Bộ Tài (2015), Thông tư số 204/2015/TT-BTC ngày 10 21/12/2015 quy định áp dụng rủi ro QLT Bộ Tài (2016), Quyết định số 20710/QĐ-BTC ngày 11 20/12/2016 việc cải cách QLT giai đoạn 2016-2020 Bộ Tài (2016), Quyết định số 1005/QĐ-BTC ngày 1/11/2016 Bộ tiêu chí số phân loại giải hồ sơ hoàn thuế GTGT lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu rủi ro để xây dựng kế hoạch 12 kiểm tra, tra sau hồn thuế GTGT Bộ Tài (2018), Quyết định số 253/QĐ-BTC ngày 20/3/2018 việc áp dụng Bộ tiêu chí số phân tích thơng tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro việc tạo, in, phát hành sử dụng hóa 13 đơn Tổng cục Thuế (2017), Quyết định số 2141/QĐ-TCT ngày 12/12/2017, việc hướng dẫn thực quy trình áp dụng QLRR cơng tác phân tích thơng tin đánh giá NNT có dấu hiệu rủi ro 14 việc tạo, in, phát hành sử dụng hóa đơn Tổng cục Thuế (2017), Quyết định số 1625/QĐ-TCT ngày 27/9/2017 Quy trình áp dụng QLRR việc phân loại giải hồ sơ hoàn thuế GTGT lựa chọn doanh nghiệp có dấu hiệu 15 rủi ro để xây dựng kế hoạch kiểm tra, tra sau hồn thuế GTGT Chính phủ, Nghị số 36a/NQ-CP ngày 14/10/2015 Chính 16 phủ điện tử Bộ Tài chính, Tổng hợp tình hình thực số thu NSNN giai đoạn 17 2014-2018; Bộ Tài chính, Tổng hợp thống kê nhân ngành thuế giai đoạn 2014- 18 2018 Tổng cục Thuế (2014), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2013, nhiệm vụ, giải pháp thực công tác thuế năm 2014 ngày 19 14/01/2014 Tổng cục Thuế (2015), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2014, nhiệm vụ, giải pháp thực công tác thuế năm 2015 ngày 20 26/12/2014 Tổng cục Thuế (2016), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2015, nhiệm vụ, giải pháp thực công tác thuế năm 2016 ngày 21 26/12/2016 Tổng cục Thuế (2017), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2016, nhiệm vụ, giải pháp thực công tác thuế năm 2017 ngày 22 11/1/2017 Tổng cục Thuế (2018), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2017, 23 nhiệm vụ, giải pháp thực công tác thuế năm 2018 Tổng cục Thuế (2019), Báo cáo tổng kết công tác thuế năm 2018, 24 nhiệm vụ, giải pháp thực công tác thuế năm 2019 Lê Xuân Trường (2011), Giáo trình QLT, Học viện Tài chính, NXB 25 tài Hà Nội Nguyễn Đức Tú (2012), QLRR tín dụng NHTMCP Cơng 26 Thương Việt Nam Lê Hoàng Minh (2017), Luận án kinh tế “Nâng cao tính tuân thủ 27 thuế NNT Việt Nam” Quách Đăng Hòa (2018), Đề tài nghiên cứu cấp Bộ Tài “Xây 28 dựng khung tiêu chuẩn QLRR hải quan Việt Nam” Phi Vân Tuấn (2013), Giải pháp hồn thiện cơng tác tra, kiểm tra theo kỹ thuật QLRR, đề tài nghiên cứu khoa học cấp Tổng cục 29 Thuế Nguyễn Thị Thùy Dương (2011), QLT Việt Nam điều kiện 30 hội nhập kinh tế quốc tế Bùi Khánh Toàn, (2019), Đề tài NCKH QLRR QLT - Kinh 31 nghiệm quốc tế giải pháp áp dụng Việt Nam Nguyễn Thị Minh Hịa (2011), Nâng cao tính tn thủ thuế NNT hướng tới quản lý tuân thủ, Học viện tài chính, Hà Nội 32 Nguyễn Thi Thanh Hoài (2011), Một số vấn đề tuân thủ thuế, 33 Học viện tài chính, Hà Nội Trần Tuấn Anh (2013), Ứng dụng kỹ thuật QLRR vào hoạt động tra, kiểm tra thuế doanh nghiệp Cục Thuế Hà 34 Nội, Học viện Tài chính, Hà Nội CQT Nam Phi (2004), Phân tích cách tiếp cận tuân thủ CQT 35 sở lựa chọn hồ sơ mức độ rủi ro Bộ Tài Hoa Kỳ (2009), Cập nhật giảm thiểu khoảng cách 36 thuế Liên bang tăng cường tự nguyện tuân thủ Trung tâm sách QLT (2004), Sổ tay hướng dẫn OECD 37 quản lý nâng cao ý thức tuân thủ pháp luật thuế Trung tâm sách QLT (2009), Quản lý tuân thủ chức quản lý doanh nghiệp – Kinh nghiệm thông lệ nước 38 thành viên OECD Trung tâm sách QLT (2010), Hiểu tác động tới hành vi 39 tuân thủ NNT Đặng Thị Bạch Vân (2014), Xoay quanh đề NNT tuân thủ thuế, Tạp chí Phát triển Hội nhập – Số 16(26) – Tháng 05- 40 41 06/2014 Tổng cục Thuế (2013), Mơ hình QLT chế QLRR Bùi Thái Quang (2013), Phương pháp QLRR, đảm bảo nguồn thu 42 ngân sách bền vững, Tạp chí Tài chính, số 11 (589) Trần Huy Trường (2014), QLRR tra thuế góp phần nâng cao tính tn thủ tự nguyện doanh nghiệp, Cổng thông tin điện 43 44 tử Bộ Tài CQT Úc (2003), Báo cáo chương trình tuân thủ Quỹ tiền tệ quốc tế (2005), Thanh tra đối tượng nộp thuế lớn 45 Châu Á – Thái Bình Dương, Tài liệu hội thảo khoa học ECOPA (2010), Thông lệ quốc tế lựa chọn trường hợp tra 46 47 dựa rủi ro CQT hải quan Anh (2011), Tiêu điểm quốc tế thuế Business school Tax & Business Law (2018), Hướng dẫn cho phân 48 đoạn NNT/Chiến lược Tuân thủ cho Việt Nam Ngân hàng giới (2011), Cả cách thuế Việt nam – hướng tới 49 hệ thống hiệu công Ngân hàng giới (2017), Chương trình tuân thủ thuế- Kinh 50 nghiệm quốc tế Ngân hàng giới (2017), Chương trình tuân thủ tổng thể - Tổng 51 quan phương pháp luận Tài liệu Tiếng Anh Andreoni J.,Erard B (1998), Tax compliance, Journal of Economic 52 Literature OECD (2004), Risks Management Complicance – Managing and Improving Tax Compliance Prepared by Forum on Tax 53 54 55 Administration Compliance Sub – Group EC (2006), Risk management guide for tax administration Margaret Cotton (2006), Sellecting cases for auditing World Bank (2007), VietNam tax administration Modernization 56 Project Lars P.Feld and Bruno S.Frey (2007), Tax compliance as the Result of a Psychological Tax Contract, The Role of Incentive and 57 Responsive Regulation, Law & Policy Matthew Rablen – HM Revenue & Customs (2007), Enforcing Tax 58 Compliance: Audit Probability versus Audit Effectivensee B Ravikumar & Yuzhe Zhang (2009), Optimal Auditing and 59 60 Taxation in a Dynamic Model of tax compliance OECD (2009), Tax Administration in OECD and Selected Non Braithwaite, V (2001), A new approach to Tax compliance, the 61 Australian National University, Canberra EC (2010), Compliance risk management 62 adimistration Muwer Sultan Khwaja, Rajul Awasthi and Jan Loeprick (2011), 63 Risk-based audit: Approaches and countries experiences World Bank (2016), Organizational structure of the Risk 64 65 Management World Bank (2016), Large taxpayer compliance management IFC (2016), Risk management teams, risk assessmentcountries’experience guide for tax 66 USAID (2018), Legal foundation and conditions for developing and implementing tax compliance program ... cứu quản lý rủi ro quản lý thuế Chương 2: Cơ sở lý luận quản lý rủi ro quản lý thuế Chương 3: Thực trạng quản lý rủi ro quản lý thuế Việt Nam giai đoạn 201 4-2 020 Chương 4: Giải pháp áp dụng quản. .. DỤC VÀ ĐÀO TẠO HỌC VIỆN TÀI CHÍNH BỘ TÀI CHÍNH  BÙI KHÁNH TOÀN QUẢN LÝ RỦI RO TRONG QUẢN LÝ THUẾ VÀ VIỆC ÁP DỤNG TẠI VIỆT NAM Chuyên ngành: Tài – Ngân hàng Mã số: 934.02.01 LUẬN ÁN TIẾN... TRONG QUẢN LÝ THUẾ 2.1 QUẢN LÝ THUẾ VÀ RỦI RO VỀ THUẾ 2.1.1 Khái niệm quản lý thuế Quản lý, theo nghĩa chung nhất, tác động chủ thể quản lý lên đối tượng quản lý nhằm đạt mục tiêu đề Quản lý hoạt

Ngày đăng: 12/10/2022, 15:52

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w