Nhóm biên soạn
NGUYÊN BÍCH SAN (Chủ biên)
Trang 3LOI NOI DAU
Bộ sách "Cẩm nang hướng dẫn du lịch" gồm 3
tập Tập 1 đã ra mắt độc giả lần đầu tiên do Nhà xuất
bản Văn Hoá Thông Tin ấn hành năm 2000 và đã được tái bản nhiều lần theo yêu cầu bạn đọc
Lần này nhóm biên soạn xin được phục vụ độc giả tập
9 của bộ sách trên Phần đầu tập 2 xin tạm ví như một
bức tranh phác thảo toàn cảnh từ lúc khởi đầu con người chưa biết thế nào là du lịch cho đến khi hình
thành một phong trào du lịch sơi động trên tồn cầu Những phần tiếp theo là những kiến thức đặc thù của nghề hướng dẫn viên du lịch, được minh hoạ bằng thực
tế sinh động trên mọi nẻo đường của đất nước Một số
chương trình du lịch ngắn ngày, dài ngày là những kiến
thức địa lý - du lịch mà người làm hướng dẫn cần biết
Nhóm biên soạn và Nhà xuất bản trân trọng cảm ơn
các bạn hướng dẫn viên, phóng viên, cộng tác viên của báo Du lịch đã góp phần tạo nên cuốn sách này
Trang 4Phần I
Trang 5NHỮNG CON ĐƯỜNG TƠ LỤA
THỜI CỔ ĐẠI
Đường của khát uọng thương mại
uà giao lưu uăn hóa cổ xưa giữa phương Đông uà phương Tây
Nhiều công trình nghiên cứu của hàng nghìn chuyên môn trong khuôn khổ dự án lớn do UNESCO đề
xuất nhân dịp “Thập kỷ thế giới phát triển văn hóa
1988 - 1997” đã cung cấp cho nhân loại một cách nhìn
mang tính lịch sử về “Những con đường tơ lụa” thời cổ đại Trong nửa thế kỷ đầu cơng ngun, nhiều đồn thương nhân cùng những con lạc đà đã nhẫn nại dẻo dai trên lưng cõng đầy hàng hóa đi qua cổng Tây của thành phố Tây An (thủ đô Trung Quốc đời nhà Đường) để tìm đường sang châu Âu Đúng là họ phải tìm đường, vì lúc
đầu chưa có đường sau nhờ những bước chân người và
lạc đà trong cuộc hành trình đầy mạo hiểm qua sa mạc,
đồng cỏ, hẻm núi mà dần dần hình thành tuyến
đường.Cũng không phải khi đã hình thành được một tuyến đường thì có thể đi mãi tuyến đường đó bởi lẽ bão
Trang 6tắc đường Đấy là chưa kể nạn cướp đường luôn rình rập họ Nhưng mỗi khi có một dải đường nào bị tắc thì người ta lại không quản hiểm nguy để tìm ra dải đường khác đi tới đích Con đường tơ lụa được hình thành đã nối liền thành phố Tây An (Trung Quốc) với các nước Trung Á, Ấn Độ, La Mã, Hy Lạp và các nước ở châu Âu
Vì sao lại có tên “Những con đường tơ lụa?” Thứ hàng quý nhất trên lưng đoàn lạc đà được phủ vải kín chính là những tấm tơ lụa của người Trung Quốc làm ra mà họ đã giữ kín kỹ thuật dệt trong suốt mấy nghìn năm Vì vậy, nhà địa lý địa chất người Đức tên là
Perdinand von Richthofen đã gọi những con đường
thương mại nối liền Đông - Tây ấy là “Những con đường
tơ lụa” Tất nhiên, ngoài những thứ hàng quý nhự tơ lụa, các nhà buôn Trung Quốc còn đem đi bán các mặt hàng khác như các loại hương liệu, các đồ đồng, đồ sứ v.v và họ buôn về nhiều mặt hàng mà Trung Quốc bấy
giờ còn khan hiếm như đồ thuỷ tỉnh, pha lê, hàng len dạ cao cấp v.v
Từ Tây An, hàng năm có tới vài nghìn lượt lac đà trở hàng đi và về trên con đường tơ lụa Xuất phát từ Tây Án, người ta đi về phía Tây qua sơng Hồng Hà dọc theo
chân núi Nam Sơn ở phía Nam Trường Thành tới thành
phố An 8ÿ, đi tiếp về phía Tây qua núi Thiên Sơn, qua miền thảo nguyên cận Ban Khaxơ để tới các nước Trung Á Đường này người Trung Quốc gọi là Thiên Sơn Bắc lộ Con đường thứ hai gọi là Thiên Sơn Nam lộ thì vòng
qua phía Nam dãy Thiên Sơn, vượt qua dãy núi Alai (cực Bắc dãy Pamia) rồi theo thung lũng sông Phêgan
Trang 7tới bổn dia xua Daria Cả hai con đường này đều phải đi qua sa mạc Takla Makan ở phía Tây Trung Quốc dài tới 1600km
Con đường tơ lụa thứ ba là đi về phía Ấn Độ qua
sông Acken Đaria, sau đó vòng theo phía Nam dãy Pamia tới thung lũng Ấn Hà ở Pengiáp từ đây hàng hóa của người Trung Quốc có thể theo đường biển đi tới các nước Ả Rập và châu Âu
Con đường tơ lụa xưa dài tới 6ð00km là một hành trình dây gian nan nguy hiểm Mùa đông nhiệt độ ở sa
mạc Takla Makan (cao tới 800- 1000m so với mặt biển)
xuống tới 209C về ban đêm, còn ban ngày lại nóng trên 40°C Nhiều thương nhân không chịu được vất vả đã
phải bổ mạng ở dọc đường Tuy vậy, các đoàn thương nhân vẫn nối tiếp lên đường, họ chính là những đoàn lữ
hành đầu tiên, những người mở đường cho loại hình du lịch thương mại sau này
Thời cổ đại ở Nam Mỹ có cây cao su mọc từ tự nhiên thì ở châu Á có cây chè mọc hoang dại như rừng Người
châu Á đã dùng lá chè sao khô để pha nước uống Chính thứ nước uống bình thường này của châu Á lại là thứ
mà người châu Âu cũng ưa thích Vì vậy, bên cạnh các mặt hàng tơ lụa, mặt hàng chè cũng trở thành thứ hàng
quý được người Trung Quốc và Ấn Độ tìm cách đưa đi bán sang các nước Trung Á, châu Âu và Bắc Phi Thương nhân Trung Quốc thường xuất chè theo con
đường tơ lụa cùng với các mặt hàng khác đi từ Tây An
tới thủ đô Bátđa của IRắc và sau đó được các thương nhân người Ả Rập chuyển vận tiếp qua châu Âu, qua
Trang 8Địa Trung Hải, qua Nam Âu hoặc Bắc Phi Người Ấn Độ
thì xuất chè sang châu Âu qua đường biển tới vịnh Ba Tư rồi từ đó đi Báda Các thuyền buôn đi biển hồi đó
chưa tốt nên hay gặp nạn
Người châu Âu phải mua hàng qua các thương lái A
Rập nên giá rất đắt Điều này thúc đẩy các nước châu
Âu phải cố gắng tìm đường sang châu Á để mua hàng trực tiếp Cuối cùng thì người Bồ Đào Nha sau nhiều chuyến thám hiểm đường biển, đã tìm ra con đường đi từ châu Âu sang châu Á bằng cách vòng qua mũi Hảo Vọng (mũi cực Nam của châu Phi) vào năm 1486 Cũng có thể coi đó 14 con đường chè hay con đường hương liệu thời cổ và trung đại Trong nhiều thập kỷ, những con
đường vận chuyển hàng hóa Đông — Tây và ngược lại đã
trở thành con đường truyền bá tư tưởng, tôn giáo, kỹ
thuật, nghệ thuật, ngôn ngữ, văn chương v.v là cầu nối cho sự giao thoa tri thức giữa các nền văn minh của con
người
Nhà sư Pháp Hiển (337 - 427) người Trung Quốc đã xuất phát từ Trường An di sang An Độ Ông đi từ năm
399 và ở lại Ấn Độ 15 năm, học chữ Phạn, tìm hiểu kinh Phật và đem theo nhiều bộ kinh về nước
Pháp Hiển đã vượt qua nhiều gian khổ, đi qua 30 nước theo lộ trình: khi đi ông theo đường bộ vượt qua núi Thiên Sơn tới song Acken, vượt qua các đèo ở dãy
Himalaya để tới Ấn Độ Lúc về, ông đi đường biển rồi xuôi dòng sông Hồng Hà để tới các nước Xrilanca, Indonesia và trở về Trung Quốc Pháp Hiển đã dành
nhiều năm vừa dịch kinh Phật sang chữ Hán, vừa ghi
Trang 9chép lại những điều mắt thấy tai nghe về phong cảnh, dân cư và các phong tục ở những miền đất ông đã đi qua, có thể cơi cao tăng Pháp Hiển là một điển hình về
lữ hành tôn giáo cổ đại Trung Quốc
Đến thời nhà Đường lại có cuộc lữ hành của cao tăng
Huyền Trang kéo dài tới 17 nằm (628 - 645) Phụng lệnh vua Đường Thái Tông, Huyền Trang đã vượt theo đường bộ đi qua 50 nước, trải qua trăm ngàn cay đắng, gian khổ và ông đã đến tận địa danh Capilavatxu của nước Thiên Trúc (Ấn Ð@) là nước đức Phật Thích ca sinh ra để thỉnh kinh và học tiếng Phạn Khi trỏ về Trung
Quốc, ông đem theo về được 75 bộ gồm 1335 quyển kinh Phật để dịch sang tiếng Hán Huyền Trang cũng dành
thời gian viết hổi ký ghi lại những gì ông đã nếm trải trong suốt 17 năm hành hương nơi đất khách và tất cả những điều mắt thấy tai nghe
Triéu đại nhà Minh, nhà hàng hải Trịnh Hòa đi
đường biển tiến về phía Tây Từ năm 1405 đến năm 1433 ông đi tới 7 lần và được nhà Minh cap ca thay 62
tàu biển, hơn 2 nghìn quân lính Tàu biển của Trịnh Hòa có chiều dài 44 trượng, chiều ngang 18 trượng, xuất
phát từ Tô Châu mang theo nhiều hàng hóa và vàng bạc
đi bán Họ đi qua vùng biển Việt Nam, vịnh Thái Lan, Malaixia, Indonesia ròi vòng qua Ấn Độ, Ba Tư, tới
Madagatxca Đội tàu của Trịnh Hoà tung hoành trên 10 vạn dặm, nơi xa nhất tới bờ biển Đông Phi và cửa
biển Hồng Hải, đi qua hơn 30 nước và khu vực, thúc đẩy
giao lưu kinh tế văn hóa giữa Trung Quốc với các nước Á Phi Có thể nói Trịnh Hòa là đại biểu kiệt xuất của du
Trang 10lịch hàng hải lúc bấy giờ Nhờ những chuyến đi đó ông để lại cho đời sau tác phẩm quý giá “Các nước ở Đại Tây
Dương”
Những chuyến đi của Pháp Hiển, Huyền Trang,
Trịnh Hòa v.v đã đem về Trung Quốc nhiều tư liệu quý về đạo Phật, về nhiều mảng kiến thức lịch sử, địa lý, ngôn ngữ, nền văn học v.v của nhiều dân tộc trên
thế giới Những kiến thức đó được biến thành những câu chuyện kể truyền miệng trong dân gian Trung Quốc từ đời này sang đời khác Qua từng thời kỳ, nhân dân
bồi đắp thêm những khát vọng cháy bỏng của họ vào
khiến cho câu chuyện càng có sức cuốn hút người nghe
Năm 1500, năm Hoằng Trị thứ 13 thời nhà Minh,
cậu bé Ngô Thừa Ân được sinh ra tại phủ Hoài An nay thuộc tỉnh Giang Tô (Trung Quốc) Ngay từ nhỏ, Ngô
Thừa Ân đã say mê đọc sách truyện, đặc biệt là loại truyện ma quái thần kỳ Ở nhà bị cha cấm đốn đọc truyện, Ngơ Thừa Ân thường lẩn ra các quán chợ ngồi
đọc và chính ở những nơi xô bồ dân giã đó, ông đã tiếp
thu được những câu chuyện truyền miệng chứa đựng ước mơ, khát vọng đi xa, biết rộng
Sau một số năm làm những quan chức nhỏ, Ngô
Thừa Ân không chịu được cảnh xum xoe luồn cúi ở chốn quan trường, ông giũ áo từ quan và chuyên vào việc viết
truyện, viết sách Tây du ký là iểu thuyết để đời của
Ngô Thừa Ân Ông viết xong đến hồi thứ 100 của bộ tiểu
thuyết cũng là lúc ông đã 71 tuổi và khoảng 10 năm sau thì ông đã qua đời
Trong lịch sử văn học Trung Quốc, Tây du ký được
Trang 11
đánh giá là bộ tiểu thuyết lãng mạn thành công nhất, có
sức truyền bá sâu rộng không chỉ trong đất nước Trung
Quốc mà còn đi ra ngoài biên giới quốc gia, đi khắp châu Á và thế giới, làm say đắm lòng người
Trong số các nhân vật của Tây du ký: Đường Tăng, Tôn Ngộ Không, Sa Tăng, Trư Bát Giới và ngựa Bạch Long thì riêng nhân vật Đường Tăng được Ngô Thừa Ân dựa vào cuộc đời thật và sự nghiệp đi thỉnh kinh của cao
tăng Huyền Trang trong suốt 17 năm
Gó thể nói ham thích phiêu lưu và khao khát hiểu biết về những vùng đất khác, những con người khác là
động cơ thúc đẩy những chuyến di đầy mạo hiểm của con người thời cổ đại Cũng từ những chuyến đi mạo hiểm gian nan đó đã tạo nên chất men say kích thích
các nhà văn giàu trí tưởng tượng sáng tác nên những
tác phẩm bất hủ cho nhân loại mà điển hình là tiểu
thuyết Tây du ký
Trang 12
NHỮNG PHÁT KIẾN ĐỊA LÝ LỪNG DANH THỜI KỲ TRUNG ĐẠI MỞ RA
CHÂN TRỜI VIÊN DU CHO LOÀI NGƯỜI
Năm 1992, toàn thế giới long trọng kỷ niệm 500
năm Krixtốp Côlông tìm ra châu Mỹ Điều đó nói lên sự
ghi nhận lớn lao của loài người về những chuyến thám
hiểm vượt đại dương ở nửa cuối thế kỷ 15 mà Krixtốp
Œôlông là người có công đầu
Krixtốp Côlông sinh ra tại Italia vào giữa thế kỷ 15 Ngoài tiếng mẹ đẻ, ông còn thông thạo các thứ tiếng Tây
Ban Nha, Bồ Đào Nha, La Tỉnh Là một nhà buôn, ông
đi nhiều nơi trong và ngoài nước Thời gian ở Bồ Đào Nha ông ra nhập Hội các nhà thuỷ thủ vì thế ông biết vào thời kỳ đó người Bồ Đào Nha đã thám hiểm và chỉnh phục được các bờ biển từ Tây Phi tới mũi Hảo Vọng Krixtốp Côlông quyết định phải vượt Đại Tây
Dương để tới Ấn Độ và các bờ biển châu Á Để chuẩn bị
cho chuyến đi, ông nghiên cứu sách địa lý và bản đồ của
các nhà địa lý cổ đại và trung cổ Từ đó ông biết rằng
ngay từ thời cổ đại con người đã có những chuyến vượt Đại Tây Dương nhưng không thành công Kể từ khi xây
Trang 13dựng kế hoạch thám hiểm đến khi thực hiện được chuyến vượt Đại Tây Dương lần đầu tiên, Krixtốp Côlông đã phải chờ đợi tới 18 năm và ông cũng đã phải
đề nghị tới ba nhà nước Anh, Bồ Đào Nha và Tây Ban
Nha cung cấp phương tiện, lương thực và thuỷ thủ Sau nhiều năm lần lữa, cuối cùng thì triều đình Catilơ (Tây Ban Nha) đã ký kết thỏa thuận về việc chia quyền lợi sau chuyến đi với Krixtốp Côlông và cung cấp cho ông
ba tàu chiến cũ cùng lương thực và hơn 100 thủy thủ phần lớn là phạm nhân
Sáng sớm ngày 3/8/1492, Krixtốp Côlông cùng đoàn thuỷ thủ căng buồm nhổ neo xuất phát từ cảng Palốt nhằm hướng Tây mà đi Sau hai tháng vượt biển nhiều
gian nan, sáng ngày 12/10 đoàn thám hiểm của Côlông đã đổ bộ lên đất liền là một hòn đảo thuộc quần đảo Bahama Va ngay 12/10/1492 được loài người coi là ngày Krixtốp Côlông tìm ra châu Mỹ
Riêng với Krixtốp Côlông, cho đến khi tắt thở vẫn
chưa biết rằng, chính ông đã phát hiện ra châu Mỹ mà
ông lại nghĩ nơi ông đặt chân lên là một hòn đảo thuộc
lục địa châu Á là Ấn Độ
Trong khi Krixtốp GCôlông đi về phía Tây, thì Vateô đờ Gama người Bồ Đào Nha tìm đường đi tới Ấn Độ vòng qua châu Phi (1497 - 1498) Sau đó người Bồ Đào
Nha còn tiếp tục đi tới bán đảo Malắcca, Malaysia,
Trung Quốc và Nhật Bản
Trang 14
/Magienlăng chỉ huy Ông vượt qua một eo biển ở Nam
Mỹ mà ngày nay eo biển đó được mang tên eo biển Magienlăng Việc Magienlăng, nhà hàng hải quý tộc
người Bồ Đào Nha khám phá ra eo biển nối liền Thái Bình Dương với Đại Tây Dương và cuộc hành trình vòng quanh thế giới qua Thái Bình Dương của ông là một cống hiến to lớn cho những phát kiến địa lý thế giới
Những cuộc thám hiểm vượt đại dương của Krixtốp
Côlông, Vátcô đơ Gama, Magienlăng và của nhiều người khác nữa đã mỏ ra những con đường hàng hải mà trước
kia loài người chưa biết Từ đó, các tài liệu về địa lý và
bản đồ địa lý đã hình thành được một thế giới rộng lớn hơn trước, giúp cho con người nhận biết được thế giới mình đang sống rõ ràng hơn Mà điều nhận biết đặc biệt
quan trọng là thế giới đó có mối liên kết với nhau cả trên
đường bộ và đường biển Điều đó đã kích thích không
chỉ giới thương nhân mà nhà cầm quyển các nước có
ngành đóng tàu biển đã nhanh chóng phát triển kỹ nghệ đóng tàu để cho ra đời các con tàu đi biển tốt hơn, đi được dài ngày hơn, chở được nhiều hàng hóa đi bán ở các miền đất xa lạ và mua ở đó đem về những thứ hàng
quý hiếm mà họ đang cần Thời kỳ giao lưu quốc tế đã
mở ra, không chỉ còn bó hẹp trong phạm vi các nhà thám hiểm mà con người đã có điều kiện để thực hiện các chuyến đi từ khu vực này đến khu vực khác, từ lục
địa này đến lục địa khác và từ nước này qua nước khác
không còn khó khăn như trước Dòng người ra đi mỗi
Trang 15buôn bán, tôn giáo, tìm hiểu xứ lạ để thỏa mãn nhu cầu
hiểu biết Một chân trời viễn du rộng lớn đã mở ra trước mắt loài người nhờ những phát kiến địa lý lừng danh trong hai thé ky 15 va 16
Trang 16THỜI KỲ CẬN ĐẠI
CÓ MỘT NGƯỜI LÀM CHO VIỆC
ĐI DU LỊCH THẾ GIỚI
DE DANG HON!
Theo các tài liệu nghiên cứu về sự hình thành va phát triển của ngành du lịch thời kỳ cận đại, người ta dé cập đến một tổ chức du lịch đầu tiên trên thế giới
xuất hiện năm 1842 tại nước Anh mà người sáng lập là ông Tô-mát Cúc (Thomas Cook)
Giáo sĩ người Anh Thomas Cook sinh năm 1808
trong một gia đình nghèo tại thành phố Men-bơn, ông là
người tích cực vận động không uống rượu và là một trong những thành viên tổ chức hội nghị “những người
không uống rượu và vận động mọi người không uống
rượu” họp tại thành phố Lét-stơn Đặc biệt hơn ông là
người đầu tiên đưa ra sáng kiến dùng tàu hoả để tổ chức
cho các đại biểu dự hội nghị đi thăm quan thành phố
La-phơ-rô Ông trưng cầu ý kiến hội nghị về một chuyến
1 Nói cách khác, ông đã mở ra thời kỳ hoạt động du lịch chuyên nghiệp
Trang 17dị chơi bằng xe hoa với giá một bảng Anh cho một người,
trong đó bao gồm tiển vé xe hoả khứ hồi, một bữa ăn trưa với bánh mì kẹp thịt, nước trà và được một ban nhạc phục vụ theo tàu Nhiều người dự hội nghị đã hào hứng ủng hộ kế hoạch của Thomas Cook Ngày 5-7- 1841, hội nghị kết thúc cũng là ngày khởi hành chuyến du lịch bằng xe hoả từ Lét-stơn đến La-phơ-rô và ngược lại với 570 người tham gia Chuyến đi chơi một ngày với chi phí hợp lí, làm mọi người rất hài lòng và tỏ ý sẵn
sàng tham gia những chuyến đi khác Thomas Cook thu
được một số lợi nhuận sau chuyến đi này Kết quả bước đầu giúp cho Thomas Cook tự tin vào công việc và ông tiếp tục nghiên cứu để mỏ rộng phạm vi hoạt động
Một năm sau, năm 1842 Thomas Cook thành lập
hãng du lịch với những hoạt động kinh doanh trong lĩnh
vực lữ hành chuyên nghiệp Trong thực tế, trước Thomas Cook đã có hoạt động du lịch, nhưng lúc đó con người phải tự lo liệu cho chuyến đi của mình Từ khi hãng của Thomas Cook ra đời đã mở ra thời kỳ mới trong hoạt động du lịch, đó là thời kỳ du lịch có tổ chức
với phương thức phục vụ cho số đông người Đây là cái mốc quan trọng đánh dấu một thời kỳ mới rang tính quốc tế hoá trong hoạt động du lịch Mặt khác
lên đặc thù của hoạt động này bởi tính chỉ tiết trong nội
dung hoạt động Thomas Cook đã nhận ra lợi thế trong
việc dùng xe hoả làm phương tiện vận chuyển vì nó chuyên chở được nhiều người nên giá rẻ, việc tổ chức phục vụ ăn uống, giải trí trên tàu cũng thuận tiện Ông
quan hệ chặt chẽ với hãng tàu hoả và đến năm 1884 ông
ìn nói
Trang 18nêu khẩu hiệu: “Xe hoả du lịch cần thiết cho mọi người,
mọi nhà” Cũng từ đây ông gắn toàn bộ cuộc đời cho hoạt động du lịch Để có thể thu hút được nhiều tầng lớp trong xã hội đi du lịch, ông suy nghĩ mở ra hai hình thái du lịch: du lịch học tập và du lịch vòng quanh thế giới
Hình thái du lịch học tập đã nhanh chóng thu hút được đông đảo lớp người trẻ tuổi tham gia Hình thái du lịch vòng quanh thế giới đã thu hút được những người lao động, thợ thuyền và những người có tiền muốn đi chơi
thoải mái
Từ năm 1842 đến 1844 hãng du lịch Thomas Cook
đã tổ chức nhiều chuyến đi du lịch tập thể cho học sinh,
sinh viên Có chuyến thăm quan đã thu hút tới 3000 học sinh
Năm 1845 sau khi tổ chức một đoàn du lịch bằng tàu hoả từ Lét-stơn đến Lất-sbơn và San-đô-ni-a thành
công, hãng Thomas Cook tổ chức liên tiếp nhiều chuyến
đi xa hơn, dài ngày hơn Với những kết quả và kinh
nghiệm thu lượm được, Thomas Cook đúc kết viết thành
cuốn sổ tay du lịch (Guide Touristique) và đưa ra hình thức bán vé bao cho một chuyến tàu du lịch
Thắng lợi liên tiếp trong kinh doanh, cho phép
'Thomas Cook mở rộng hoạt động ra ngoài biên giới nước Anh Mở đầu là năm 1855 ông tổ chức chuyến tàu đầu
tiên chở khách sang Pa-ri (Pháp) hình thành tuyến du
lịch châu Âu Như vậy hãng Thomas Cook đã trở thành hãng lữ hành đầu tiên mở tuyến du lịch quốc tế Đến năm 1869 hoạt động du lịch của Thomas Cook đã vươn
tới Pa-lét-stin, Ai Cập Năm 1872, ông đã tổ chức thành
Trang 19công chuyến du lịch vòng quanh thế giới đầu tiên Ông
mở thêm hàng chục đại lý du lịch ở các nước khác để thu
hút khách Năm 1877 Thomas Cook mở rộng tuyên
truyền quảng cáo cho hoạt động du lịch của hãng mình
không chỉ ở châu Âu mà sang cả châu Mỹ, châu Uc, cdc nước Trung Đông và Ấn Độ Ông nhận thức rằng việc tuyên truyền quảng cáo tốt là một yếu tố quan trọng đem lại thành công Và ông đã tổ chức được chuyến du
lịch vòng quanh thế giới vào năm 1872 Điều này đã nói lên sự hoàn hảo trong việc điều hành đưa đón khách du lịch của hãng lữ hành Thomas Cook Ông xứng đáng được suy tôn là người đặt nền móng vững chắc cho
ngành du lịch hiện đại
Thomas Cook mất năm 1892 Hãng du lịch của ông vẫn tiếp tục hoạt động và mở rộng phạm vi hoạt động dưới sự điều hành của con trai ông Ngày nay hãng “Thomas Cook và con trai” là một trong những hãng lữ
hành lớn nhất thế giới
Những cống hiến to lớn của Thomas Cook cho sự
nghiệp phát triển du lịch thế giới được người đời ghỉ
nhận và tôn vinh Tại quê hương ông, nơi ông yên nghỉ
ngàn thu, người đời dựng tấm bia: “He made the World travel easier” (Ông đã làm cho việc đi du lịch thế giới dễ dàng hơn)
Trang 20DU LỊCH HIỆN ĐẠI
Thuở bình minh của loài người, nhu cầu sinh tôn là mục tiêu hàng đầu Đến khi loài người đã vượt ra khỏi sự ràng buộc của nhu cầu sinh tổn thì người ta hướng
tới việc thoả mãn nhu cầu hưởng thụ và nhu câu phát triển Hoạt động du lịch là hoạt động xã hội của con người nhằm tiến tới đích hưởng thụ và phát triển Hoạt động du lịch là một bộ phận trong sinh hoạt văn hoá của
con người hiện đại và du lịch hiện đại là bộ phận cấu thành đời sống vật chất, văn hoá của con người hiện đại Du lịch hiện đại còn là hoạt động xã hội mang tính tổng hợp biểu hiện ra dưới hình thức kinh tế liên quan đến nhiều ngành, nghề ở trình độ cao Ngày nay một quốc gia muốn phát triển du lịch hiện đại cần hội đủ tám điều kiện cơ bản là: 1) Hoà bình 2) Nền kinh tế thịnh
vượng 3) Nhân dân có qui thời gian nhàn rỗi 4) Hệ
thống giao thông đường bộ, đường thuỷ, đường hàng không thuận lợi 5) Nền chính trị ổn định 6) Nền giáo
dục phát triển 7) Các ngành công nghệ phát triển 8) Mặt bằng dân trí cao
Từ giữa thế kỷ 20 trở lại đây, du lịch hiện đại được thừa hưởng nhiều thành tựu khoa học và công nghệ, do
Trang 21đó hoạt động du lịch rất phong phú và đa dạng Nếu giai
đoạn trước, con người đi du lịch chủ yếu là để biết thêm xứ sở xa lạ, nhìn ngắm phong cảnh thiên nhiên là chính thì ở giai đoạn này con người đi du lịch là để được trực tiếp hưởng thụ và tham gia vào nội dung chuyến đi ở
nhiều cung bậc khác nhau Do đó hoạt động du lịch hiện
đại mang tính tổng hợp cao, được thể hiện bằng sự kết
hợp nhiều phương thức phục vụ như: phương tiện vận chuyển (ô-tô, tàu hoả, tàu biển, máy bay v.v ) các dịch vụ vui chơi giải trí, thể thao, các chương trình âm nhạc kỳ điệu, các món ngon lạ, các món hàng kỷ niệm đặc
sắc, các chương trình tiếp xúc với người dân bản địa để tìm hiểu đời sống, phong tục tập quán v.v Đương
nhiên để thụ hưởng một chương trình du lịch phong
phú, con người không thể tự mình đi du lịch mà họ phải nhờ đến sự tổ chức và sắp xếp của hãng lữ hành Một
đặc điểm nổi trội nhất của du lịch hiện đại là hoạt động du lịch được tổ chức và sắp xếp rất cụ thể cho từng tuyến đường trong từng thời gian với nội dung được hoạch định phù hợp cho một số người đã đặt trước, cũng
có thể nói hoạt động du lịch hiện đại là hoạt động du lịch có kế hoạch phục vụ cho số đông người
Các hãng lữ hành làm nhiệm vụ như là người chở đò
đưa khách du lịch từ nơi họ ở đến các điểm tham quan,
các khu du lịch Để giúp khách du lịch lựa chọn được
Trang 22Ngày nay, phạm vi của hoạt động du lịch trên toàn
thế giới đã mỏ rất rộng Hoạt động du lịch đã len lỏi vào
mọi ngành văn hoá, kinh tế, giáo dục, tôn giáo trong xã hội Hoạt động du lịch đã thâm nhập vào mọi giới, mọi lứa tuổi trong xã hội Hoạt động du lịch đã trở thành sự cần thiết và niềm say mê của con người hiện
đại và dòng người đi du lịch ngày càng nhiều
Trong vòng 40 năm từ 1950 đến 1990 số lượng
khách du lịch quốc tế từ 2ð triệu tăng lên đến 380 triệu (gấp hơn 15 lần) Năm 1991 có 450 triệu lượt người đi du lịch quốc tế, doanh thu từ du lịch đạt 278 tỉ USD
Đến năm 1999 tổng số khách du lịch quốc tế trên phạm
vi toàn cầu đạt 657 triệu lượt, doanh thu từ du lịch đạt 455 tỷ USD (tương đương với 6,ð% tổng sản phẩm quốc dân toàn thế giới) Năm 2000 có 697 triệu lượt khách du lịch quốc tế, thu nhập đạt tới 462,2 tỷ USD v.v đồng thời tạo được việc làm cho hơn 115 triệu người ở nhiều quốc gia Những con số trên cho thấy con người không chỉ đi du lịch trong nước của họ mà số người đi du lịch
quốc tế ngày càng tăng Nhờ những tiến bộ vượt bậc của
ngành đóng tàu biển, cùng một lúc ba bốn ngàn người cùng đi trên một chuyến tàu biển, được phục vụ ăn, ngủ,
vui chơi trên tàu đầy đủ suốt một hành trình kéo dài tới
hàng tháng, đi thăm rất nhiều nước ở những châu lục khác nhau
Phạm vi hoạt động du lịch mở rộng đã hình thành
được nhiều loại hình du lịch thích hợp cho mọi đối tượng
du khách Thực tế cho thấy bên cạnh số người có điều
Trang 23đi du lịch (người về hưu, người làm công ăn lương được
công ty, nhà máy tổ chức cho đi du lịch, học sinh, sinh viên đi nghỉ vào dịp hè, những người làm nghề tự do
v.v ), còn rất nhiều người do tính chất công việc nên họ
không thể bứt hẳn ra được mà chỉ có thể tranh thủ đi
thăm quan du lịch vào những giờ nghỉ xen kẽ giữa
những ngày làm việc Đó là nguyên nhân phát sinh các
loại hình du lịch công vụ, du lịch thương mại, du lịch hội
nghị, du lịch khảo sát nghiên cứu khoa học v.v Du lịch công vu: cac chính khách quan trọng đi
thăm viếng hữu nghị, các cán bộ ngoại giao đi đàm phán ở nước ngoài trong thời gian ngắn thường là
được sắp xếp chương trình nghị sự sẵn và nội dung
thăm quan du lịch được bố trí xen kẽ giúp cho họ đỡ bị
căng thẳng Du lịch công vụ được coi là loại hình du lịch
quan trọng
Du lịch thương mại: các doanh nhân ra nước ngoài tìm hiểu thị trường, tìm đối tác buôn bán Những
người này thường ăn nghỉ ở khách sạn loại sang, mở tiệc chiêu đãi bạn hàng, kết giao với các đối tượng quan trọng Các khách sạn phục vụ thương nhân thường mời họ mua những “tour” ngắn ngày với những dịch vụ giải trí kèm theo
Du lịch hội nghị: loại hình du lịch này đang phát
triển mạnh, nhất là ở những nước có diéu kiện cơ sở vật
chất hạ tầng tốt, có khả năng tổ chức được những hội nghị lớn Đặc điểm của loại hình du lịch này là được đón
Trang 24năng mua sắm, hưởng thụ dịch vụ cao cấp
Du lịch khảo sát nghiên cứu khoa học: các nhà
khoa học, cán bộ chuyên môn đi nghiên cứu theo chuyên
để họ đang theo đuổi Số lượng khách du lịch loại này tuy không nhiều như khách du lịch hội nghị, nhưng khi họ đến vùng nào thường có ngày lưu trú dài và ham thích tham quan du lịch
Những loại hình du lịch trên mang tính đặc thù cho
số du khách kết hợp giữa công việc và thăm quan du
lịch Còn với số đông người họ thường quan tâm đến các
loại hình du lịch nào thoả mãn được sở thích riêng của họ
Tổ chức du lịch thế giới (WTO) đã tiến hành thăm dò sở thích của khách du lịch, kết quả như sau:
- Bố người thích nghỉ ở vùng biển, hồ chiếm 45%
- Số người thích nghỉ ở vùng núi chiếm 14%
- Số người thích được thăm quan nhiều nơi trong một chuyến đi chiếm 24%
- Số người thích đi bộ trong rừng và chơi thể thao
chiếm 3%
- Số người muốn kết hợp du lịch nhân chuyến đi dự
hội nghị, hội chợ v v chiếm 15%
Để đáp ứng được mọi sở thích của người đi du lịch, các nhà tổ chức du lịch đã hình thành nhiều “tour” du lịch dài ngày hoặc ngắn ngày, mỗi “tour” mang một sắc thái riêng như sau:
Du lịch uùng biển: tắm biển, lặn biển, nhảy dù trên biển, du lịch tới các đảo xa đất liền
Du lịch uàng núi: nghỉ dưỡng chữa bệnh, leo núi
Trang 25
chỉnh phục đỉnh cao, thăm hang động v.v
Du lịch uùng suối khoáng nước nóng: tắm nước
nóng chữa bệnh, chương trình phục hồi sức khỏe v.v,
Du lịch du ngoạn phong cảnh: đến thăm các
danh lam thắng cảnh
Du lịch tôn giáo: thăm các công trình kiến trúc tôn giáo đặc sắc (nhà thờ, đình, chùa )
Du lịch thăm quê hương uà người thân: dành
cho người ở xa Tổ quốc về thăm quê hương dất nước và
thăm người thân ở quê nhà
Du lịch đồng quê: loại hình du lịch này đang phát triển mạnh ở các nước tiên tiến Do điều kiện làm việc với tốc độ nhanh, căng thẳng nên ngày nghỉ, nhiều người muốn về vùng quê sống gần gũi với thiên nhiên
để cân bằng trạng thái sức khoẻ và tỉnh thần
Du lịch uăn hoá: các “tour” du lịch được tổ chức vào dịp có các lễ hội văn hoá dân gian ở từng vùng để khách du lịch được tham dự lễ hội qua đó tìm hiểu bản sắc văn hoá riêng ở từng vùng, miền
Với những “tour” du lịch xuyên quốc gia, khách du
lịch được tận hưởng nhiều phương tiện giao thông kết
hợp như tàu biển, máy bay, tàu hoả, ô-tô
Ngày nay, con người không chỉ du lịch trên hành tỉnh mình đang sống mà với những thành tựu của khoa học vũ trụ đã gặt hái được con người đã bước đầu có
Trang 26trụ tiên tiến như Nga, Mỹ, Anh, Nhật và một số nước
khác dang chạy dua nghiên cứu để khai thác ngành du
lịch vũ trụ Nhà tỷ phú người Mỹ Dennis Tito đã thực hiện chuyến du lịch vũ trụ đầu tiên vào năm 2001 với chi phí 20 triệu USD cho chuyến đi chơi 8 ngày trong
không gian Để có 8 ngày là khách du lịch siêu hạng cả thế giới biết tên, ông Tito đã phải sang Nga luyện tập
trong một năm trời để có đủ sức khoẻ chịu đựng môi trường chân không trên trạm vũ trụ quốc tế ISS Tiếp theo nhà tỉ phú Tito là nhà tỉ phú trẻ tuổi người nam
Phi Mark Shuttleworth cũng đã thực hiện chuyến du
lịch vũ trụ trong năm 2002 Sau hai chuyến du lịch rất thành công vào vũ trụ của hai nhà tỉ phú trên, nhu cầu về dịch vụ này đã tăng lên tới 600 lần khiến cho người Nga phải dưa ra một phương án vận chuyển lên không gian mới với bảo bối là con tàu C-XXI Nhiều tập đoàn quốc tế đã đề nghị được hùn vốn với Nga để có chân trong dự án C-XXI nhằm giảm giá vé, tăng số lượng
khách du lịch vũ trụ trong mỗi chuyến
Một đặc điểm quan trọng xuất hiện trong hoạt động du lịch thời hiện đại không những được các nhà tổ chức, quản lý du lịch quan tâm mà được cả loài người quan
tâm là việc đưa ra những tiêu chí về đạo đức lữ hành đối
với người đi du lịch hay nói cách khác là du lịch có trách
nhiệm Đó là việc xuất hiện các hội, hiệp hội, các tổ
chức, trung tâm chuyên nghiên cứu để đưa ra những qui tắc thăm quan du lịch ở những khu du lịch văn hoá, khu du lịch sinh thái v.v sao cho hoạt động du lịch
Trang 27khu du lịch, trái lại hoạt động du lịch phải có tác động
tích cực tới việc bảo tôn và phát triển tốt khu du lịch
Trung tâm du lịch có trách nhiệm (CIO Center
for Responsible tourism) trụ sở ở California (Hoa Kỳ)
đưa ra khẩu hiệu hành động cho tất cả mọi người đi du lịch là: “Du lịch không để lại dấu vết” nghĩa là khách thăm quan không vứt rác bừa bãi, không khắc tên vào
đá, không bẻ cành cây, cũng không lấy đi bất cứ những
gì ở khu vực thăm quan v.v
Hiệp hội du lịch sinh thái (Ecotourism Soeiety)
là một tổ chức phi lợi nhuận quốc tế có nhiệm vụ tìm
nguồn lực và xây dựng chuyên môn để đảm bảo du lịch
là một công cụ có lợi cho bảo tổn và phát triển bền vững Mục tiêu lâu dài của Hiệp hội là:
- Thiết lập các chương trình giáo dục và tập huấn - Cung cấp dịch vụ thông tin
- Thiết lập các tiêu chuẩn trong lĩnh vực du lịch sinh thái
- Xây dựng mạng lưới các cơ quan chuyên môn
- Nghiên cứu và phát triển các mô hình hiện trạng trong lĩnh vực du lịch sinh thái
Hội dạo đức uề giải trí ngoài trời (outdoor
Ethies Guild) nghiên cứu đưa ra những tiêu chí về đạo đức lữ hành cho các hoạt động giải trí ngoài trời, những
nguyên tắc hướng dẫn các nhà sưu tầm khi đi thăm
quan (nhằm mục đích nghiên cứu) phải biết tôn trọng phong tục tập quán địa phương, chia sẻ dữ liệu với các
nghiên cứu viên địa phương và cung cấp báo cáo cho nước chủ nhà
Trang 28Hội cũng đưa ra khuyến cáo đối với những khách du
lịch đi thăm quan các sân chim, vườn chim, những
người đi du lịch chuyên để bằng những qui tắc tham quan chim như: tác phong nhã nhặn khi xem chim, không gây ồn ào náo động để chim sợ Đồng thời hướng dẫn người xem cách nhận dạng các loài chim, cách chụp ảnh trong sân chim v.v
Viện quốc tế uì hoà bình thông qua du lịch
(International Institute for peace through tourism) 1a t6
chức quốc tế đưa ra những qui tắc đạo đức cho ngành công nghiệp lữ hành nhằm mục tiêu: đoàn kết hữu nghị,
hoà bình
Trang 29VIỆT NAM ĐẤT NƯỚC DU LỊCH
Một dải đất tươi đẹp uốn mình ven bờ Thái Bình Dương, lưng tựa vào đãy Trường Sơn hùng vĩ Dải đất đó trải dài từ Nam Quan đến mũi Cà Mau với 3260 km
bờ biển dọc theo đất nước Dải đất đó nằm ở trung tâm
khu vực Đông Nam Á, ở phía Đông bán đảo Đông Dương Dải đất đó là nước Việt Nam hình chữ S yêu quý của chúng ta, cây cối xanh tươi, hoa trái bốn mùa
Nhìn vào bản đồ thế giới, nước ta có biên giới chung với nhiều quốc gia: Trung Quốc, Lào, Cămpuchia Các
nước láng giềng lân cận là Thái Lan, Mianma,
Philippin, Malayxia, Singapo, Inđônêxia, Brunây Địa hình nước ta đa dạng có núi, sông, rừng, biển,
có cao nguyên, có đồng bằng phì nhiêu v.v Là xứ sở
nhiệt đới, nhưng nước ta lại có những vùng mang khí hậu ôn đới Điều kiện thiên nhiên đó đã tạo cho nước
ta một tiềm năng du lịch phong phú Cùng với nền văn
hiến mấy ngàn năm là giá trị tinh thần, là tài sản quý của đất nước ta
Trong kho tàng ca dao tục ngữ từ xa xưa, người mẹ Việt Nam đã khuyên con mình: “Đi cho biết đó biết đây
Trang 30đàng học một sàng khôn” Hơn thế nữa, người ta còn
khích lệ nhau phải đi ngang, đi dọc, lên ngược xuống
xuôi mới không hổ thẹn chí làm trai “làm trai cho đáng
nên trai Phú Xuân cũng trải Đồng Nai cũng từng” Đủ
biết, nhân dân ta coi trọng việc ra đi là để mở rộng tầm
hiểu biết, là để học khôn
"Truyền thống trẩy hội là một hình thái du lịch theo mùa vụ của đông đảo các tầng lớp nhân dân Nếu thống
kê tất cả các ngày hội lớn, nhỏ trong một năm 365 ngày thì tính trung bình trong cả nước ta cứ cách một vài
ngày lại có một lễ hội được tổ chức ở làng này hay xã khác Mà đã có lễ hội là có sự tập trung đông người từ các nơi di chuyển về dự hội, nên dân ta mới nói là trảy hội Hàng năm vào dịp hội chùa Hương ở miền Bắc và hội Bà chúa Sứ ở miền Nam, ai đã tận mắt chứng kiến
cả biển người từ khắp nơi đổ về dự hội sẽ cảm nhận được ngay rằng trảy hội là một nhu cầu máu thịt của người
Việt Nam Theo truyền thuyết và thần phả, động Hương Tích được tìm thấy cách đây mấy ngàn năm,
cũng có thể từ thời đó, nhân dân ta đã rủ nhau đi vãng cảnh non sông đất nước và cầu trời lễ Phật cho cuộc sống được bình yên Đến khi việc tổ chức trảy hội đi vào nền nếp, định ra ngày tháng rõ ràng, để nhắc nhau nhớ
ngày hội mà về, nhân dân ta đã đặt thành ca dao cho dễ nhớ: “Dù ai đi ngược về xuôi Nhớ ngày giỗ tổ mùng
mười tháng ba” Trong trường hợp các lễ hội tổ chức kế tiếp nhau, ở những địa điểm không xa nhau mấy, nhân
dân các làng xã như đã có sự thoả thuận để sắp xếp lịch hội: “Mông 7 hội Khám, mồng 8 hội Dâu, mông 9 đâu
Trang 31đâu cũng về hội Gióng” Rõ ràng ở đây vừa có lịch hội
vừa có lịch trình Nói theo cách ngày nay đó là một “tour” du lịch được hình thành với một tuyến đường hợp lý Có thể cơi đó là một loại hình du lịch cổ truyền - du lịch lễ hội được phát triển sớm nhất ở nước ta Nhân dân lao động để lại dấu ấn hoạt động du lịch qua những vần ca dao, còn ở tầng lớp có học, họ ghi lại hành trình đi
thăm đất nước bằng những vần thơ đây cảm xúc
Vài trăm năm trước, phụ nữ Việt Nam còn bị lễ giáo
phong kiến ràng buộc, họ chỉ được ở trong nhà “khi vào
canh cửi, khi ra thêu thùa”, vậy mà trên thi đàn văn
hoá dân tộc vài thế kỷ trước đây, nổi bật hai bậc nữ lưu Hồ Xuân Hương và Bà Huyện Thanh Quan Qua thi phẩm hai bà để lại, chúng ta được biết các bà đã bật tung cánh cửa gò bó của lễ giáo phong kiến để hoà nhập với gió mát trăng thanh, cổ cây hoa lá trong đất trời cao
rộng Theo các tài liệu lịch sử, Hồ Xuân Hương có nguồn
gốc gia đình ở Nghệ An, nhưng bà được sinh ra ở Hà Nội, trú ở phường Khán Xuân bên cạnh Hồ Tây Bà mất trước năm 1849 Lần theo dấu chân nữ sĩ Xuân Hương, chúng ta không khỏi kinh ngạc và khâm phục bà chẳng quản thân gái dặm trường đã rong ruổi khá nhiều nơi trên đất nước Qua những vần thơ địa chí bà để lại, có thể tạm phác hoạ chưa đây đủ một “hành trình Hồ Xuân Hương” như sau: đền Sầm Nghi Đống, chùa Quán
Sứ (Hà Nội) - chùa Hương, chùa Thầy (Hà Tây) - đèo Ba Dội (Tam Điệp), Kẽếm Trống (Ninh Bình) - Quán Khánh (Thanh Hoá) Với những hành trình hàng trăm cây số
Trang 32ấy Hồ Xuân Hương dùng phương tiện giao thông gì để đi vãng cảnh, làm thơ?
Ơ-tơ, xe máy thời đó chưa có Vậy thì ngồi đơi chân
nữ sĩ, bà chỉ có thể dùng võng, cáng hoặc đi ngựa, đi thuyền Phải là người tìm thấy thú vui trong sự ra đi mới có thể hào hứng tự nguyện vất vả đi nhiều nơi, thăm nhiều cảnh như thế Hồ Xuân Hương đi vãng cảnh
(du lịch) với đúng nghĩa của nó Đi đến đâu bà cũng thong thả chiêm ngưỡng thiên nhiên không chỉ bằng
giác quan mà bằng cả tâm hồn của nhà thơ có cái nhìn
sắc xảo, hóm hỉnh trước mọi cảnh vật Thăm đèo Ba Dội
(Tam Điệp) Hồ Xuân Hương đã có những vần thơ thật
độc đáo:
Một đèo, một đèo, lại một đèo Khen ai khéo tạc cảnh cheo leo
Cửa son đỏ loét tùm hum nóc
Hòn đá xanh rì lún phún rêu,
Lắt lẻo cành thông cơn gió lốc Đầm đìa lá liễu giọt sương gieo Hiển nhân quân từ dì là chẳng? Môi gối chồn chân uẫn muốn trèo
Hồ Xuân Hương đến thăm đình, chùa, đển, miếu
không phải như một người hành đạo, mà bằng đôi mắt,
cách nghĩ của người đi chơi - đi du lịch để tận hưởng
cảnh đẹp thiên nhiên, do đó khi thấy cảnh trái tai, vướng mắt nơi cửa chùa, bà không ngần ngại nói ra sự thật:
"Sáng banh không kẻ khua tang mít
Trang 33Chính vì yêu cảnh đẹp, bà không chịu được hành
động của kẻ vô học lại muốn khoe chữ viết bậy lên cửa đền, bà lên tiếng quyết liệt với bọn chúng, mà theo cách hiểu của chúng ta ngày nay, việc làm của bà đã góp phần bảo vệ cảnh quan, môi trường du lịch:
“Dat díu đưa nhau đến cửa chiên
Cũng đòi học nói, nói không nên
Ai uê nhắn bảo phường lòi tói
Muốn sống đem uôi quét trả đền”
Một nữ sĩ tài danh nữa trên thi đàn dân tộc: Bà
Huyện Thanh Quan Bà tên thật là Nguyễn Thi Hing,
người làng Nghĩ Tàm nay thuộc quận Tây Hồ, Hà Nội Chưa rõ bà sinh năm nào, mất năm nào Bà kết duyên
cùng ông Lưu Nguyên Ôn người làng Nguyệt Áng
(Thanh Trì - Hà Nội), đỗ cử nhân khoa Tân TỊ (1821)
Ông Lưu Nguyên Ôn được bổ làm quan ở huyện Thanh
Quan (nay là huyện Thái Thuy - Thái Bình) Đây là nguyên nhân thành tên hiệu Bà Huyện Thanh Quan
Những năm chồng làm quan, bà cùng ông đi nơi này nơi khác là dịp để bà cảm nhận được sâu sắc phong cảnh
đất nước Những áng thơ bà để lại đã hình thành một
tuyến du lịch gần nửa chiều dài đất nước: “Hà Nội -
Thái Bình - Huế”
Là một phụ nữ có học và một tâm hồn giàu cảm xúc, những chuyến đi tiếp cận non xanh nước biếc tạo nên một phong cách thơ Thanh Quan thật riêng biệt Tiếng thơ của bà cất lên nhẹ nhàng, khoan thai mà sâu lắng
Tiếng thơ ấy tả cảnh bằng những nét phác thảo của bức
Trang 34nghĩ suy Sự nghiệp thơ của bà để lại không nhiều, nhưng đọc thơ bà, non nước hiện lên như tranh vẽ, gợi lên tình yêu quê hương đất nước thiết tha
Trên lộ trình từ miền Bắc vào Huế, qua huyện Kỳ
Anh (Hà Tĩnh) có một dải núi như một mũi kiếm nhô ra
biển Đông Núi cao 1046m Đường qua núi là ngọn đèo
cao 256m gọi là Đèo Ngang Đường Đèo Ngang ngoằn
ngoèo từ sườn đổi này sang sườn đổi khác Khi lên giữa đỉnh đèo, một khung cảnh ngoạn mục hiện ra trước mắt
du khách, biển Đông bao la như tấm thảm nhung xanh biếc, lác đác những con thuyền nhỏ Ngoài xa kia là Mũi
Ròn Vũng Chùa và các đảo đá lô nhô Thế kỷ thứ 18, bà
Huyện Thanh Quan đã dừng chân ở Đèo Ngang trên đường vào Huế Chuyến đi này bà đã để lại cho hậu thế bài thơ “Qua đèo Ngang” bất hủ:
“Bước tới Đèo Ngang bóng xế tà Cỏ cây chen đá lá chen hoa
Lom khom dưới núi tiêu uài chú
Lác đác bên sông chợ mấy nhà
Nhớ nước dau lòng con cuốc cuốc
Thuong nhà mỏi miệng cái đa đa Dừng chân đúng lại trời, non nước Một mảnh tình riêng ta uới ta”
Ngày nay, có lẽ không một người Việt Nam nào đi du lịch qua đèo Ngang lại không nhớ đến những câu thơ
man mác của nữ sĩ Thanh Quan
Có thể nói cái “đạo” chung của các nhà văn, nhà thơ
tôn thờ là du lịch Và chính du lịch đã góp phần tạo nên sự nghiệp văn thơ
Trang 35Tản Đà Nguyễn Khắc Hiếu (1889 - 1939) là điển
hình Ơng tun ngơn:
Cịn trời còn nước còn non
Tiên trình uạn lý anh còn chơi xa
Chơi cho biết mặt sơn hà
Cho sơn hò biết ai lò mặt chơi
Sinh ra tại Bất Bạt, nay là huyện Ba Vì (Hà Tây)
khi đến tuổi đi học, Nguyễn Khắc Hiếu được ra Hà Nội
học và thành danh Tản Đà - Nguyễn Khắc Hiếu tại đây Từ năm 30 tuổi, ông bắt đầu đi các tỉnh thuộc miền Bắc, khi ở Nam Định, lúc Hoà Bình Tiếp theo ông đi suốt dọc
miền Trung rồi vào tới Sài Gòn Có thể lập một hành
trình của Tản Đà như sau: Hà Nội - Nam Định - Hoà Bình - Nghệ An - Hà Tĩnh - Huế - Đà Nẵng - Hội An -
Quy Nhơn - Nha Trang - Sài Gòn
Tản Đà nói về lợi ích của thú du lịch: “Tóm lại cái
lợi ích trong sự đi chơi, được ở dọc đường rất nhiều
Rộng mắt nhận sơn hải mà nặng lòng chủng tộc giang sơn” Và ông cảm nhận sâu sắc rằng: “Sự đi chơi là để
hiểu biết đất nước, thêm yêu giống nòi, để tự tôn, tự hào về Tổ Quốc mình”
Ngày 14/3/1927 ông thực hiện hành trình vào Sài Gòn Đến Hà Tĩnh, ông dừng lại thăm núi Sót Trời mưa
to, ngôi trong thuyền Tản Đà nhìn thấy một lũ trẻ đi
nhặt củi gặp mưa đứng nấp trong hòn đá nhưng vẫn bị ướt hết Ông động lòng thương bèn nhờ lái đò nói với
dân làng cho ông cúng 3 đồng bạc (cả chuyến đi này, túi
ông chỉ có 7 đồng) để dựng một căn lều nhỏ cho các em đi nhặt củi có chỗ tránh mưa
Trang 36Đến Huế, ông vào thăm nhà chí sĩ Phan Bội Châu Đến Sài Gòn, ông được bạn bè giúp tiền bạc trang trải các khoản rồi quay ra Bắc với chiếc vé tàu thuỷ hạng tư (hang bét) Trén tàu ông làm quen với một tốp người đói
rách từ Hưng Yên, Thái Bình đi làm phu đồn điển cao
su, nay trỏ ra Hải Phòng kiếm sống Ông cho mỗi người
3 hào và chụp một tấm ảnh với họ trước khi chia tay
Ngày 10/7/1927 ông lại đi tầu thuỷ vào Sài Gòn, đến ngày 18/2/1928 mới trở ra Bắc Tản Đà rất chú ý đến truyền thống văn hoá cổ truyền dân tộc Đến Huế, ông nghe ca Huế trên sông Hương Vào đến huyện Phú Phong, ông xem tuổng Bình Định Ông cũng rất chú ý
các món ăn đặc sản của từng vùng và thưởng thức món ăn rất tỉnh tế
Sau Tản Đà là Nguyễn Tuân (1910 - 1987) Với nhà văn Nguyễn Tuân, thú giang hồ không chỉ là thú vui mà còn là nguồn sống, sự đam mê đến mức như một thứ
“bệnh” giang hồ phiêu bạt Vì thế mà Nguyễn Tuân đã trân trọng đặt trên trang đầu tác phẩm “Thiếu Quê
Hương” (1941) câu của Pôn Môrăng (Paul Morand) nhà du lịch nổi tiếng thế giới: “Ta muốn sau khi ta chết đi,
có người thuộc da ta thành chiếc vali” Còn Nguyễn
Tuân thì luôn luôn tâm niệm:
Chiếc uali uới con tàu
Bốn phương trót đã cùng nhau hẹn hò
Trong ký sự “Một chuyến đi” in năm 1941 ông viết:
“và tôi đêm nay thiếp giấc trên tập du ký cất ở báo cũ ra
sửa chữa lèm nhèm Tôi lại vẫn nằm mơ thấy cái viễn tưởng tương lai mình chứa đựng vào một lá buồm phồng
Trang 37trắng lù lù trên một vùng nước xanh rờn không đầu, không cuối và không tuổi” Trong tác phẩm “Tuỳ bút
(1941 - 1943) nhà văn bộc lộ ý tưởng tôn thờ du lịch càng mãnh liệt: “Tôi muốn mỗi ngày trong cuộc sống của tôi phải cho tôi cái say sưa của rượu tối tân hôn Mỗi một
ngày tới lại đem cho tôi một ngạc nhiên nó bắt trí tò mò
làm việc Khi nào mà người ta không biết sửng sốt nữa thì
chỉ còn có cách trở lại nguyên bản của mình là bụi bặm”
Nguyễn Tuân mà chỉ có Nguyễn Tuân mới đi mà không cần đến Đối với ông, đi không bao giờ đến càng
hay Bởi vì ông tìm thấy niềm vui và sự khoái cảm đến tột độ ở cái sự đi, được đi, đang đi Nhà văn đã dùng
hai từ “Thèm đi” đặt tên cho một tuỳ bút Từ năm 1946 đến năm 1954 trên các nẻo đường kháng chiến chống
thực dân Pháp, Nguyễn Tuân đã đi dọc ngang gần hết
cả miền Trung và miền Bắc đất nước Tuỳ bút kháng
chiến được nhà văn đặt tên là “Đường vui”
Từ xa xưa niềm khát khao được đi, được đến chiêm
ngưỡng những danh sơn thuỷ tú của đất nước không của
riêng tầng lớp nào mà là khát vọng chung của con
người, từ người bình dân đến những người thuộc tầng lớp thượng lưu và vua chúa
Cảnh đẹp Hương Sơn (chùa Hương) nhiều người Việt Nam đã biết, nhưng Hương Sơn được “xếp hạng” là “Nam thiên đệ nhất động” (động đẹp nhất trời Nam) thì
đó là công của chúa Trịnh Sâm Năm Canh Dần (1770) chúa Trịnh Sâm du lãm Hương Sơn Cảm xúc trước vẻ đẹp thiên nhiên nơi đây, ông cầm bút đề năm chữ Hán
Trang 38nhủ người đời sau biết quý trọng và gìn giữ thắng cảnh
bậc nhất của nước Nam Cũng trong năm 1770, chúa Trịnh Sâm viết nhiều chữ, đề nhiều thơ trong thắng cảnh Hương Sơn, một quần thể cảnh đẹp thiên nhiên hùng vĩ mà nên thơ chỉ cách Hà Nội 70 km về phía Tây Cách Hà Nội chừng 100 km về phía Nam có một động nằm trong núi Ngũ Nhạc Sơn, có sông nhỏ quanh eo luồn trong núi, thuyền nhỏ vào được, đó là danh thắng Bích Động thuộc địa phận thôn Đạm Khê, xã Ninh Hải, huyện Hoa Lu (Ninh Binh) Vua Ty Đức đã đến thăm
Bích Động Vẻ đẹp kỳ thú của thiên nhiên nơi đây khiến tâm hồn nhà thơ trong Hoàng đế Tự Đức rung động Nhà
vua làm thơ vịnh cảnh đẹp và hạ bút đề năm chữ “Nam thiên đệ nhị động” (động đẹp thứ nhì trời Nam) Thế là
sau động Hương Tích được chúa Trịnh Sâm dé tặng
“Nam thiên đệ nhất động” vua Tự Đức lại “xếp hạng” Bích Động là danh thắng thứ hai của đất nước
Cũng ở miền đất Hoa Lư của Ninh Bình, về phía Tây có động Địch Lộng, vẻ đẹp đã không thua kém Bích
Động mà về quy mơ hang động lại hồnh tráng hơn Vua Minh Mệnh trong chuyến đi kinh lý miền Bắc đã đến thăm động Địch Lộng và truyền ban cho năm chữ
“Nam thiên đệ tam động” (động đẹp thứ ba trời Nam)
Thế mới biết từ người bình dân cho đến vua chúa
thời trước, ai ai cũng ham thích được ngao du sơn thuỷ tận hưởng phong cảnh nên thơ của đất nước
Trang 39miển đất nước Những người yêu thích du lịch biển thường nhắc đến Vũng Tầu - Bà Rịa với ý nghĩa là vùng nghỉ biển bốn mùa Khí hậu ở đây quanh năm nắng ấm
và lộng gió biển Nhiệt độ trung bình suốt 12 tháng ở
tầng mặt nước biển trong khoảng 24 - 25oC rất thích hợp cho các hoạt động tắm biển, lặn biển, du thuyền Vũng Tầu - Bà Rịa là vùng nghỉ biển hình thành sớm
nhất ở nước ta Vào những năm 70 của thế kỷ 19 đã
xuất hiện khách sạn phục vụ du khách
Hơn 60 năm trước, Đà Lạt đã là một trung tâm nghỉ dưỡng và du lịch nổi tiếng Tạp chí “Hoạ báo châu Á
mới” (asie nouvelle illustrée) ra ngày 30/11/1937 da đăng nhiều bài về Đà Lạt Tạp chí đưa ra những con số so sánh dưới đây để thấy rõ những điều kiện thiên nhiên của Đà Lạt không kém những vùng du lịch nổi
tiếng của các nước Châu Á như Ấn Độ, Philippin
Đ6 Nhiệt |Nhiệt độ| Lượng | Số ngày
Trang 40Căn cứ vào nhiệt độ trung bình mùa đông ở Đà Lạt không dưới 109C và mùa hè không hơn 209C, các nhà khí hậu học xếp Đà Lạt là nơi có mùa xuân vĩnh cửu Nhờ khí hậu đó, cả thành phố Đà Lạt như một vườn hoa trăm hồng ngàn sắc suốt bốn mùa
Thành phố này còn được ví là một bảo tàng về thác nước Trong số nhiều thác, có thác Pông-gua cao 40m được coi là thác lớn nhất nước ta và cũng đẹp vào bậc nhất Đông Dương
Khách sạn du lịch đầu tiên ở Đà Lạt được xây cất
năm 1907 (toàn bằng gỗ) mang tên khách sạn Hồ (Hôtel du Lac)
Thiên nhiên Việt Nam phong phú đa dạng, còn
nhiều bí ẩn chính là điều mà khách du lịch bốn phương
tìm đến để khám phá Trong vòng hơn 90 năm của thế kỷ 20, khoa học thế giới tìm ra 8 loài thú mới, trong đó
4 loài phát hiện ở rừng núi Việt Nam Sau hơn 50 năm
kể từ khi phát hiện loài Bồ xám (Bossauveli) năm 1937, đến năm 1992, một loài thú lớn lại được phát hiện ở
rừng núi Việt Nam là con Sao La (Psendoryx nghet- inhensis) Sự kiện tìm thấy Sao La ở rừng núi Việt
Nam đã khiến các nhà động vật học thế giới đặc biệt
quan tâm Có đến 50 cơ quan thông tấn báo chí quốc tế đưa tin về sự kiện này Không lâu, tiếp đến năm 1994
lại thêm hai loài thú lớn mới nữa được phát hiện ở rừng
núi Việt Nam, đó là loài Mang Lớn (Megamultiacus
vuquangensis) và loài Bo rừng sừng vặn (Preudonovibos spiralis), được khoa học thế giới ghi
nhận