1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Dự án đầu tư công trong nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam

55 670 9
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 55
Dung lượng 115 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Dự án đầu tư công trong nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam

Trang 1

A- Mở đầu

Lý do chọn đề tài: trước hết, phải khẳng định vai trò quan trọng hàng đầu

của nông nghiệp nước ta trong nền KTQD Việt Nam là nước có đại đa số dân cưsinh sống và lập nghiệp từ các hoạt động sản xuất nông nghiệp Nhưng thực tếcho thấy, sản xuất nông nghiệp của nước ta còn lạc hậu và chưa phát huy đượchiệu quả cao trong tăng trưởng và giảm nghèo Yêu cầu của phát triển ngànhtrong giai đoạn tới đòi hỏi phải nâng cao hiệu quả của các chương trình, dự ánđầu tư công theo đúng định hướng, mục tiêu đã đề ra.

Mục tiêu nghiên cứu: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay,

vấn đề đặt ra là làm sao hoạt động đầu tư công cộng trong ngành có hiệu quả, đạtđược các mục tiêu kinh tế- xã hội và đáp ứng được các yêu cầu của công cuộcphát triển đất nước Từ sự đối chiếu giữa những mục tiêu, Nghị quyết của Đảngvà Nhà nước với thực trạng đầu tư công trong ngành nông nghiệp và phát triển

nông thôn để có thể đưa ra những đề xuất góp phần cải thiện tình hình trên Phương pháp nghiên cứu: Vận dụng một số phương pháp cơ bản sau:

- Khảo sát, thu thập tài liệu về cơ chế, chính sách, các Nghị định của Chínhphủ và các Bộ, ngành liên quan về hoạt động đầu tư công trong nôngnghiệp.

- Thu thập các thông tin, tài liệu đã công bố cũng như các tài liệu mới.- Sử dụng các dẫn chứng cụ thể, điển hình: một số dự án, địa phương.- Phân tích, tổng hợp thông tin, viết báo cáo.

Trang 2

Chương I- Cơ sở lý luận của đầu tư công trong Nôngnghiệp và phát triển nông thôn

I- Khái niệm và vai trò của Dự án đầu tư công trong Nông nghiệp và phát triển nông thôn

1 Các khái niệm cơ bản

1.1.Vốn đầu tư và hoạt động đầu tư1.1.1 Hoạt động đầu tư

Quá trình tái sản xuất nền kinh tế quốc dân đòi hỏi các cơ sở vật chất kỹthuật của nền kinh tế phải được tạo ra, duy trì và khôi phục một cách liên tục.Quá trình này được thực hiện thông qua hoạt động đầu tư

Từ đó, hoạt động đầu tư được hiểu là các hoạt động làm tăng thêm( baohàm cả khôi phục) quy mô của tài sản quốc gia Đó là hành động bỏ vốn nhằmđạt được các mục tiêu cụ thể nào như mục tiêu lợi nhuận( sinh lời), hoặc cácmực tiêu phi lợi nhuận( xã hội, môi trường, ) Để tiến hành đầu tư cần có vốnđầu tư.

1.1.2 Vốn đầu tư

Theo Giáo trình Dự báo phát triển Kinh tế- Xã hội: “ Vốn đầu tư là tiềntích lũy của xã hội, của các cơ sở sản xuất kinh doanh; là tiền tiết kiệm của nhândân và vốn huy động từ các nguồn khác được đưa vào sử dụng trong quá trìnhsản xuất xã hội nhằm duy trì tiềm lực sản xuất hiện có, tạo ra tiềm lực lớn hơncho sản xuất, kinh doanh hoặc cải thiện điều kiện sinh hoạt của xã hội”.

Vốn đầu tư được phân chia theo nhiều giác độ khác nhau như: theo côngdụng cảu kết quả đầu tư, theo mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành, theonguồn hình thành, theo yêu cầu của từng lĩnh vực cụ thể, Tuy nhiên, trongphạm vi nghiên cứu của đề tài, xin được xét trên các góc độ sau:

Trang 3

- Một là, theo công dụng của kết quả đầu tư, vốn đầu tư được chia thành:vốn đầu tư cho sản xuất và vốn đầu tư phi sản xuất.

Vốn đầu tư

Vốn đầu tư sản xuất Vốn đầu tư phi sản xuất VĐT TSLĐ VĐT TSCĐ

VĐT cơ bản VĐT sửa chữa lớn

Hình 1.1: Sơ đồ kết cấu vốn đầu tư

- Hai là, xét theo nội dung một dự án đầu tư cụ thể, vốn đầu tư được chia thànhbốn loại chính sau đây:

+ Chi phí chuẩn bị đầu tư.

+ Chi phí để tạo ra các tài sản cố định hoặc bảo dưỡng các tài sản cố định hiệncó.

+ Chi phí để tạo ra hoặc tăng thêm tài sản lưu động.

+ Chi phí dự phòng cho các khoản chi phí phát sinh ngoài dự kiến.

Như vậy, có nhiều cách phân loại vốn đầu tư, tùy theo mục đích nghiên cứu vàsử dụng mà chúng ta lựa chọn tiêu thức cho phù hợp.

1.2 Dự án đầu tư1.2.1 Khái niệm

Ngay sau khi ra đời, thuật ngữ dự án đã được sử dụng một cách rộng rãitrong tất cả các lĩnh vực của đời sống kinh tế- xã hội Chúng ta thường được biếtđến các dự án đầu tư phát triển sản xuất kinh doanh, hay các dự án đầu tư xây

Trang 4

dựng cơ bản ví dụ như: Dự án xây dựng đường quốc lộ, Dự án điện cao thế, Dựán sử dụng mạng lưới công nghệ thông tin trong quản lý hành chính Nhà nước, Tuy có những nội dung và yêu cầu cụ thể khác nhau tùy theo từng lĩnh vực cụthể nhưng bất kỳ dự án nào cũng đều được xác định rõ về thời gian bắt đầu vàkết thúc dự án

Trên cơ sở đó, khái niệm dự án nói chung được trình bày một cách kháthống nhất Các tác giả đều nhất trí cho rằng:

- Về hình thức, DA là một tập hồ sơ tài liệu trình bày một cách chi tiết vàcó hệ thống một dự kiến đầu tư trong tương lai.

- Về nội dung, DA là một ý đồ tiến hành một công việc cụ thể nào đónhằm đạt được mục tiêu xác định trong khuôn khổ nguồn lực và khoảng thờigian nhất định.

Theo quan điểm của người viết, dự án đầu tư hay gọi tắt là dự án( DA) làmột chuỗi các công việc và nhiệm vụ có mục tiêu cụ thể, có giới hạn nhất địnhvề nguồn lực, tài chính và thời gian.

1.2.2 Đặc điểm

Dự án có các đặc điểm cơ bản sau:

- Một là, tính thống nhất: theo đó, dự án là một thực thể độc lập trong một môitrường xác định với các giới hạn nhất định về quyền hạn và trách nhiệm.

- Hai là, tính xác định: dự án được xác định rõ ràng về mục tiêu, nguồn lực, thờihạn với một cơ cấu, chất lượng nhất định.

- Ba là, tính logic: đây là đặc điểm quan trọng nhất, được thể hiện ở mối quan hệbiện chứng giữa các thành phần cấu thành dự án Một dự án gồm có bốn bộphận:

+ Mục tiêu của dự án gồm hai cấp mục tiêu: mục tiêu trực tiếp và mục tiêuphát triển Mục tiêu trực tiếp là mục tiêu cụ thể mà dự án đặt ra và phải đạt được

Trang 5

trong một giới hạn nhất định về nguồn lực và thời gian Mục tiêu phát triển làmục tiêu dự án góp phần thực hiện

+ Nguồn lực của dự án: là các đầu vào về vật chất, tài chính, nhân lực,công nghệ cần thiết để thực hiện dự án.

+ Hoạt động của dự án: là những công việc do dự án tiến hành nhằmchuyển hóa các yếu tố nguồn lực đầu vào thành sản phẩm đầu ra.

+ Kết quả của dự án gồm có: đầu ra, kết quả và tác động

 Đầu ra là các sản phẩm hàng hóa, dịch vụ cụ thể mà dự án đem lạicho xã hội sau quá trình thực hiện dự án

 Kết quả là các tác động, ảnh hưởng đến cộng đồng từ quá trình tạora một đầu ra hoặc một nhóm các đầu ra của dự án Thường thì cáckết quả này được xem xét trong thời gian trung hạn

 Tác động là những kết quả mang tính chất dài hạn nhờ việc đạtđược các kết quả trung hạn ở trên Đây cũng là việc đạt được cácmục tiêu cuối cùng của một dự án

Ví dụ: thực hiện Chương trình 135 của Chính phủ, một xã có thể quyếtđịnh đầu tư xây dựng cơ bản thông qua Dự án kiên cố hóa kênh mương nhằmnâng cao năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho người dân, góp phần xóa đóigiảm nghèo trên địa bàn xã Để triển khai dự án cần có các nguồn lực đầu vào,đó là: kinh phí( vốn), lao động, nguyên vật liệu xây dựng, công nghệ, kỹthuật, Hoạt động của dự án chính là toàn bộ quá trình thi công kiên cố kênhmương để đem lại đầu ra là hệ thống kênh mương hoàn chỉnh Kết quả ban đầucủa dự án đầu tư trên là năng suất cây trồng được nâng cao Từ đó giúp tăng thunhập cho người dân, góp phần giảm tỷ lệ đói nghèo trong xã- đó chính là nhữngtác động của việc kiên cố hóa kênh mương

1.3 Dự án đầu tư công

Trang 6

1.3.1 Khái niệm

Dự án đầu tư công thường được đề xuất bởi Chính phủ và được hình thànhtrong các hoạch định vĩ mô Các DA này thường do Nhà nước làm chủ và sửdụng các nguồn lực chủ yếu do Nhà nước kiểm soát.

Về nội dung, DAC là một kế hoạch hành động chi tiết được xây dựng trêncơ sở nghiên cứu và đề xuất các mục tiêu, nguồn lực và các phương án triển khaicụ thể Trong thực tế, các DAC là sự triển khai của các Chương trình đầu tư côngcộng trong từng giai đoạn Cũng như các dự án thông thường, các DAC cũng baogồm các phân tích về mọi khía cạnh như: tài chính, kinh tế, pháp lý, nhân lựccũng như các giải pháp về mặt công nghệ- kỹ thuật Do tính chất đặc thù của đầutư công nên đối với các DAC, hoạch định là khâu đầu tiên và cũng là khâu quantrọng nhất của quá trình quản lý đầu tư công.

Về hình thức, DAC là tập hợp các tài liệu( hồ sơ DA, văn kiện DA) baogồm: đề xuất đầu tư, báo cáo nghiên cứu, ý kiến các bên liên quan( ngành, địaphương, ) Tùy theo mức độ chi tiết mà người ta gọi là: DA sơ bộ, DA tiền khảthi, DA khả thi.

Như vậy, DAC là tập hợp các hoạt động tương hỗ nhằm thực hiện mộtmục tiêu phát triển theo một phương án đã lựa chọn với thời gian và nguồn lựcđã xác định

1.3.2 Đặc điểm

Bất kỳ DAC nào cũng đều mang những đặc trưng và yêu cầu cơ bản nhất củaDA nói chung Do đó, để phân biệt DAC với các DA thông thường khác cầnphải dựa trên những đặc điểm của đầu tư

Theo đó, DAC có thường có các đặc điểm nhận dạng sau:

Trang 7

- Một là, DAC thường có sự tham gia của Nhà nước Đa số các DAC đềudo Nhà nước làm chủ đầu tư, đồng thời Nhà nước cũng kiểm soát và quản lý quátrình đầu tư thông qua các Cơ quan chức năng của Nhà nước( Bộ, ngành, ).

- Hai là, nguồn vốn của DAC chủ yếu từ NSNN, có nguồn gốc từ NSNNhoặc huy động qua NSNN và thường được xác định trong dự toán NSNN hàngnăm cũng như trong từng thời kỳ tuỳ thuộc vào mục tiêu và quy mô đề ra củaChính phủ.

- Ba là, sản phẩm của DA thường là các hàng hóa công cộng Đặc trưng cơbản nhất của loại hàng hoá này là tính không cạnh tranh và tính không loại trừ Ởnước ta, phần lớn các DA đầu tư xây dựng cơ bản đều có những đặc điểm tươngtự DAC Tuy nhiên, ngay cả khi chủ đầu tư là các doanh nghiệp Nhà nước,nhưng nếu sản phẩm của DA là hàng hoá cá nhân thì DA đó cũng không đượcgọi là DAC.

- Bốn là, quy mô của DAC thường lớn và thời hạn thường kéo dài, hầunhư không có khả năng hoàn vốn Đặc điểm này gắn liền với tính mục tiêu củacác DAC

- Năm là, DAC thường có tác động tới nhiều đối tượng, và mang tính liênngành, liên vùng Tuy các DAC có đối tượng thụ hưởng rất rõ ràng nhưng kếtquả của một DAC thường không chỉ dừng lại ở những đối tượng đó mà còn cókhả năng lan toả đến các khu vực khác có liên quan

- Sáu là, DAC thường ưu tiên các lợi ích kinh tế- xã hội, phát triển bềnvững, xóa đói giảm ng hèo và các mục tiêu xã hội khác Điều này xuất phát từmột trong những chức năng quan trọng nhất của Nhà nước khi can thiệp vào nềnkinh tế là nhằm đảm bảo phúc lợi và công bằng xã hội Do vậy, các DAC thườngđược hướng đến việc thực hiện và đạt được các mục tiêu xã hội đó

Trang 8

Về mặt lý thuyết, những đặc điểm trên giúp chúng ta nhận dạng được cácDAC Trong thực tế, người ta thường chỉ căn cứ vào chủ đầu tư và nguồn vốn sửdụng để xác định xem đó có phải là DAC hay không Trên cơ sở đó, một DA doNhà nước làm chủ và kiểm soát, sử dụng vốn Nhà nước( vốn NSNN, huy độngqua NSNN, vốn tín dụng phát triển của Nhà nước) thường được coi là DAC Nhànước xây dựng các Chương trình đầu tư công cộng để hệ thống và sắp xếp thựchiện các mục tiêu quốc gia trong từng giai đoạn phát triển kinh tế- xã hội, đồngthời quyết định xây dựng và lựa chọn triển khai các DAC một cách hợp lý nhất

1.3.3 Phân loại dự án đầu tư công

Phân loại DAC có thể dựa theo nhiều tiêu thức khác nhau Để thuận tiện trongquá trình quản lý đầu tư và trong ngành Nông nghiệp và phát triển nông thôn,DAC chủ yếu được phân loại theo các tiêu thức sau:

* Một là, theo đặc điểm, tính chất và quy mô của hoạt động đầu tư

Cách phân loại này dựa trên cách phân loại dự án đầu tư nói chung ở Việt Namhiện nay Theo cách này, DAC được chia thành 3 nhóm A, B, C cụ thể như sau:

- Các DA nhóm A bao gồm:

+ Các DA, không kể mức vốn, thuộc phạm vi bảo vệ an ninh, quốc phòngcó tính bảo mật quốc gia, có ý nghĩa chính trị- xã hội quan trọng, thành lập vàxây dựng hạ tầng khu công nghiệp mới.

+ Các DA có mức vốn trên 600 tỷ đồng đầu tư vào giao thông: cầu, cảngbiển, cản sông, sân bay, đường sắt, đường quốc lộ

+ Các DA có mức vốn trên 400 tỷ đồng đầu tư vào thuỷ lợi, giao thông,cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, bưu chính viễn thông, BOT trongnước, đường giao thông nội thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.

+ Các DA có mức vốn trên 300 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuậtkhu đô thị mới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

Trang 9

+ Các DA có mức vốn trên 200 tỷ đồng đầu tư vào y tế, văn hoá, giáo dục,phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học.

- Các DA nhóm B bao gồm:

+ Các DA có mức vốn từ 30 đến 600 tỷ đồng, đầu tư vào công nghiệpđiện, dầu khí, giao thông: cầu, cảng biển, cảng sông, sân bay, đường sắt, đườngquốc lộ

+ Các DA có mức vốn từ 20 đến 400 tỷ đồng đầu tư vào thuỷ lợi, giaothông, cấp thoát nước và công trình hạ tầng kỹ thuật, bưu chính viễn thông, BOTtrong nước, đường giao thông nội thị đã có quy hoạch chi tiết được duyệt.

+ Các DA có mức vốn từ 15 đến 300 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹthuật khu đô thị mới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Các DA có mức vốn từ 7 đến 200 tỷ đồng đầu tư vào y tế, văn hoá, giáodục, phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học.

+ Các DA có mức vốn dưới 15 tỷ đồng đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuậtkhu đô thị mới, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên.

+ Các DA có mức vốn dưới 7 tỷ đồng đầu tư vào y tế, văn hoá, giáo dục,phát thanh, truyền hình, thể dục thể thao, nghiên cứu khoa học.

* Hai là, theo tính chất và mức độ nghiên cứu lập DA Đây là cách phânloại dựa vào khung dự án, từ đó DAC được chia thành: DA sơ bộ( báo cáo đầu

Trang 10

tư); DA tiền khả thi( báo cáo nghiên cứu tiền khả thi); DA khả thi( báo cáonghiên cứu khả thi)

*Ba là, căn cứ theo nguồn vốn đầu tư, DAC bao gồm các loại: - DA sử dụng vốn NSNN

- DA sử dụng vốn Tín dụng phát triển Nhà nước - DA sử dụng vốn đầu tư phát triển của DNNN- DA sử dụng vốn ODA

Trong phạm vi của đề tài, người viết chỉ tập trung nghiên cứu đến các DAC sửdụng nguồn vốn NSNN Đây là nguồn vốn chủ yếu nhất trong đầu tư công cộngở nước ta

1.2.4 Chu kỳ dự án đầu tư công

Về khái niệm chu kỳ dự án, có một số định nghĩa như sau:

Theo Giáo trình Chương trình và dự án Kinh tế- xã hội: “ Chu kỳ dự án làmột quá trình hoạt động gồm nhiều giai đoạn kế tiếp nhau từ khâu đầu tiên đếnkhâu cuối cùng nhằm bảo đảm cho mục tiêu phát triển được thực hiện một cáchtối ưu”.

Giáo trình Lập dự án đầu tư phát triển Nông nghiệp nông thôn có viết:“ Quá trình lặp đi lặp lại bắt đầu từ việc chuẩn bị và soạn thảo dự án đầu tư đếnkhi kết thúc dự án được gọi là chu kỳ dự án hay chu trình dự án đầu tư”

Theo quan điểm của người viết, tựu trung lại, chu kỳ dự án là một chuỗicác hoạt động cụ thể nối tiếp nhau, từ khi hình thành ý tưởng đến khi kết thúc dựán và đưa ra một ý tưởng dự án mới Cũng như các dự án thông thường khác,chu kỳ của DAC cũng gồm 6 giai đoạn cơ bản, được thể hiện ở sơ đồ chu kỳ dựán đầu tư, bao gồm: xác định dự án đầu tư, xây dựng dự án đầu tư, thẩm định dựán, phê duyệt và ra quyết định đầu tư, triển khai thực hiện dự án- khai thác công

Trang 11

Thực hiện DAThẩm định DA

Phê duyệt và ra quyết định

trình đầu tư, đánh giá hậu dự án Tuy vậy, đối với một DAC, nội dung của từnggiai đoạn cũng có những điểm khác biệt.

Hình 1.2: Chu kỳ Dự án đầu tư công

- Giai đoạn xác định dự án: đây là giai đoạn hình thành nên ý tưởng của DAC.Khác với các dự án tư nhân- ý tưởng đầu tư được hình thành hoàn toàn do thịtrường, ý tưởng của DAC thường được hình thành trong quá trình hoạch định,xây dựng các chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chuơng trình phát triển KT-XHcủa quốc gia.

- Giai đoạn xây dựng dự án: đây là giai đoạn xác lập những điều kiện cơ bản đểquyết định đầu tư Công việc của giai đoạn này là đưa ra được một báo cáo đầutư chi tiết và chuẩn xác về mọi mặt của một dự án để trình duyệt như: địa điểm,công nghệ- kỹ thuật, thiết bị, nhân lực, vật tư, thị trường, nguồn vốn, thời hạn,các tác động về xã hội, môi trường và hiệu quả của đầu tư Do đặc điểm của đầu

Hình thành ý tưởng đầutư

Đánh giá

Trang 12

tư công cho nên khi lập dự án, cần phải tính đến và chỉ ra được các lợi ích về mặtkinh tế, xã hội của dự án phục vụ cho các mục tiêu quốc gia

- Giai đoạn thẩm định dự án: đây là giai đoạn mà một cơ quan chức năng củaNhà nước đánh giá xem DAC có đạt được các mục tiêu đã đề ra một cách hiệuquả hay không Mục đích của quá trình thẩm định là để kiểm tra mức độ phù hợpcủa thiết kế dự án với các mục tiêu phát triển KT- XH trên tất cả các khía cạnhmà chủ đầu tư đã đề cập đến trong bản dự án, bao gồm:

+ Nghiên cứu khả thi: phân tích khía cạnh thể chế- tổ chức- quản lý dự án; thịtrường dự án; công nghệ- kỹ thuật; phân tích tài chính, kinh tế dự án

+ Nghiên cứu tác động: phân tích tác động môi trường và xã hội dự án.

Từ đó đưa ra kết luận về tính hợp lệ, tính khả thi, tính hiệu quả của các phươngán đề xuất, nhận xét về từng phương án nhằm giúp cơ quan phê duyệt có đủ căncứ để phê duyệt hoặc không phê duyệt dự án.

- Giai đoạn phê duyệt và ra quyết định: là giai đoạn cơ quan có thẩm quyền căncứ vào báo cáo thẩm định để phê duyệt dự án và ra quyết định đầu tư, bao gồmcác nội dung: tổng mức đầu tư, nguồn vốn, khả năng tài chính, tiến độ giải ngân,các ưu đãi, hỗ trợ của Nhà nước, trách nhiệm và mối liên hệ của các Bộ, ngànhliên quan, phương thức và nguyên tắc đấu thầu, thời gian xây dựng và các mốctriển khai chính của dự án,

- Giai đoạn thực hiện dự án: đây là giai đoạn chiếm thời gian dài nhất trong chukỳ dự án Các công việc chính của giai đoạn này gồm: tiến hành thực hiện đầutư, vận hành và bắt đầu khai thác công trình dự án đem lại Kết quả của dự ánphụ thuộc rất lớn vào chất lượng của giai đoạn này Nếu dự án được triển khai vàthực hiện theo đúng thiết kế, đảm bảo được các yêu cầu về chất lượng và tiến độthì đầu ra của dự án sẽ đáp ứng được các mục tiêu như dự kiến

Trang 13

- Giai đoạn đánh giá hậu dự án: là giai đoạn cuối cùng trong chu kỳ dự án, đánhgiá mức độ đạt được của dự án so với mục tiêu đã đề ra, nhằm mục đích tổng kếtlại quá trình đầu tư, rút ra những bài học kinh nghiệm góp phần nâng cao hiệuquả của các dự án tiếp theo.

Trên cơ sở nắm vững các đặc điểm trong từng giai đoạn của chu kỳ dự án, cácnhà quản lý có thể đưa ra được phương thức quản lý đồng bộ và hợp lý để thúcđẩy quá trình triển khai dự án nhằm tăng cường tính hiệu quả của các dự án đầutư

2 Vai trò của các Dự án đầu tư công trong phát triển Nông nghiệp nôngthôn

Như ta đã biết, Chương trình đầu tư công cộng là cốt lõi của đầu tư phát triểntoàn xã hội, tạo khả năng thực hiện những mục tiêu KT- XH của đất nước trongkỳ kế hoạch Các Chương trình đầu tư công cộng bao gồm nhiều dự án côngđược hoạch định trong kế hoạch phát triển của Nhà nước Do đó, dự án công làphương tiện liên kết giữa kế hoạch và thị trường, nâng cao tính khả thi của kếhoạch, đồng thời bảo đảm khả năng điều tiết thị trường theo định hướng của kếhoạch Chính vì vậy, các dự án công có vai trò rất lớn đối với sự phát triển KT-XH đất nước.

- Thứ nhất, các DAC nằm trong các chương trình đầu tư công cộng góp phầnthúc đẩy kinh tế nông nghiệp- nông thôn và tăng trưởng kinh tế Đầu tư của Nhànước trong Nông nghiệp- nông thôn chủ yếu thông qua các dự án công về thủylợi, chủ động tưới tiêu, tăng cường công tác thủy nông, đa dạng hóa nôngnghiệp, cải tạo đất trồng, phát triển các ngành nghề ở nông thôn Từ đó, từngbước góp phần đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa- hiện đại hóa nông nghiệp-nông thôn Đến lượt mình, sự phát triển của nông nghiệp- nông thôn lại trở thànhlực đẩy đối với tăng trưởng kinh tế đất nước

Trang 14

- Thứ hai, các DAC tác động trực tiếp đến mục tiêu xóa đói giảm nghèo thôngqua kết quả xây dựng các công trình hạ tầng kinh tế- xã hội cho vùng nông thônnhư các công trình thủy lợi, các khu sản xuất, bệnh xá, trường học, các dịch vụ ytế, vệ sinh, và người dân có thể tiếp cận với các điều kiện sản xuất và sinh hoạttốt hơn Mặt khác, DAC cũng tạo điều kiện cho việc hình thành các cơ sở sảnxuất kinh doanh dựa trên các tiềm năng sẵn có của từng vùng, phát triển kinh tếđịa phương, đa dạng hóa ngành nghề, tạo thêm nhiều việc làm mới, tăng thunhập cho người dân Từ đó cải thiện đời sống người dân và góp phần xóa đóigiảm nghèo, nhất là ở các vùng miền núi, vùng sâu, vùng xa.

Ví dụ: Chương trình 135 bắt đầu được thực hiện từ năm 1998 với mục tiêuphát triển kinh tế xã hội các xã đặc biệt khó khăn vùng sâu vùng xa Một trong 5nhiệm vụ quan trọng của Chương trình 135 cũng đã được xác định là đầu tư cơsở hạ tầng thực hiện thông qua 2 dự án: xây dựng công trình hạ tầng xã đặc biệtkhó khăn và xây dựng Trung tâm cụm xã

Qua thực hiện Chương trình 135, cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội vùng nôngthôn miền núi được cải thiện, các công trình hạ tầng được đưa vào sử dụng đãthúc đẩy nền kinh tế nhiều thành phần từng bước phát triển, bước đầu tạo sựchuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá Nhờ đó, công tác xoáđói giảm nghèo đạt được những kết quả khả quan, không còn hộ đói kinh niên,số hộ nghèo ngày một giảm rõ rệt, số hộ khá, hộ giàu ngày một tăng Cũng nhờviệc đầu tư hệ thống cơ sở hạ tầng nên công tác giáo dục, y tế ở vùng đồng bàodân tộc thiểu số đã có bước phát triển mới Chương trình 135 với các dự án hỗtrợ đã và đang phát huy được hiệu quả của mục tiêu giảm nghèo quốc gia.

III- Phương pháp đánh giá hiệu quả của các Dự án đầu tư công

Trang 15

1 Quan điểm về hiệu quả và đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư

1.1 Quan điểm về hiệu quả

1.1.1 Quan điểm chung về hiệu quả

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế chung nhất, liên quan trực tiếp đến nền kinh tếsản xuất hàng hoá Hiệu quả được xem xét dưới nhiều giác độ và quan điểm khácnhau.

* Theo cách tiếp cận hệ thống, hiệu quả phản ánh mối quan hệ giữa đầuvào- đầu ra của một quá trình với những điều kiện ban đầu xác định Mối tươngquan đó có thể được đo lường theo các đơn vị khác nhau: theo đơn vị vật lý gọilà hiệu quả kỹ thuật, theo đơn vị giá trị tiền tệ gọi là hiệu quả kinh tế, theo đơn vịgiá trị xã hội gọi là hiệu quả xã hội

* Theo quan điểm của kinh tế học, khái niệm hiệu quả được hiểu theo cácgiác độ sau:

- Hiệu quả phân bổ nguồn lực hay hiệu quả phân bổ tài nguyên: là giá trịsản phẩm thu thêm trên một đơn vị chi phí đầu tư thêm, thực chất nó là hiệu quảkỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sản phẩm và giá đầu vào Nó phản ánh tính tốiưu của sản lượng đầu ra khi sử dụng đầu vào có giới hạn.

- Hiệu quả sản xuất: phản ánh tính tối ưu của quá trình biến đổi các yếu tốđầu vào để sản xuất ra 1 đơn vị đầu ra.

- Hiệu quả phân phối phản: ánh tính tối ưu trong quá trình phân phối sảnphẩm, được xác định thông qua quyết định tối ưu của người tiêu dùng và đượcđo bằng độ thỏa dụng của họ

* Ngày nay, trong đánh giá dự án, nhất là đối với các DAC, quan điểmhiệu quả cần được xem xét trên 3 phương diện, đó là: hiệu quả tài chính, hiệuquả kinh tế và hiệu quả xã hội Sự phân biệt này dựa trên lập trường của chủ đầu

Trang 16

tư, được xác định trên cơ sở các lợi ích và chi phí của dự án và được phản ánhthông qua các chỉ tiêu đánh giá khác nhau.

- Hiệu quả tài chính: là hiệu quả của dự án được xem xét trên lập trường của chủđầu tư và sử dụng giá tài chính để xác định các lợi ích và chi phí về mặt tài chínhcủa dự án Hiệu quả tài chính được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về mặt tàichính Nếu các chỉ tiêu này đều đảm bảo được các yêu cầu về mặt tài chính thìdự án đó được coi là khả thi về mặt tài chính và ngược lại

- Hiệu quả kinh tế: là hiệu quả xét từ góc độ của nền kinh tế và sử dụng giá kinhtế làm cơ sở cho việc tính toán và so sánh các chi phí và lợi ích kinh tế của dựán Hiệu quả kinh tế của dự án được phản ánh thông qua các chỉ tiêu về mặt kinhtế Các chỉ tiêu được lựa chọn có thể khác nhau tùy vào từng dự án cụ thể trongtừng lĩnh vực Trong thực tế, một dự án có hiệu quả tài chính cao chưa chắc đãđem lại một hiệu quả kinh tế lớn Mục đích của việc phân tích hiệu quả kinh tế làxem xét sự đóng góp của dự án đó đối với nền kinh tế Từ đó tạo cơ sở để các cơquan có thẩm quyền thẩm định dự án, và đưa ra được quyết định triển khai haykhông triển khai dự án

- Hiệu quả xã hội: là hiệu quả của dự án được xem xét trên góc độ xã hội, phảnánh sự đóng góp của dự án đối với toàn xã hội Đó là những đóng góp có thể đolường và lượng hóa được như: việc làm do dự án tạo ra, đóng góp của dự án choNSNN, cải thiện cán cân thanh toán, tăng năng suất cây trồng, hoặc các đónggóp không lượng hóa được như: cải thiện môi trường sinh thái, giảm ô nhiễmmôi trường, cải thiện đời sống người dân, Nhưng nhìn chung, hiệu quả xã hộicủa dự án thường khó định lượng nên việc phân tích hiệu quả xã hội gắn liền vớiviệc đánh giá tác động của dự án đến môi trường và xã hội

1.1.2 Quan điểm về hiệu quả của các dự án đẩu tư công trong nông nghiệp vàphát triển nông thôn

Trang 17

Giống như các dự án đầu tư nói chung, tính hiệu quả của các dự án đầu tư côngtrong nông nghiệp- nông thôn cũng được xét trên 3 phương diện: hiệu quả tàichính, hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Để nâng cao hiệu quả của dự án đầutư cần phải xem xét trên cả 3 góc độ và cần làm rõ mối quan hệ giữa chúng * Một là, theo quan điểm truyền thống, nói đến hiệu quả kinh tế tức là nói đếnphần còn lại của kết quả sản xuất kinh doanh sau khi đã trừ chi phí Nó được đobằng các chi phí và lời lãi Nhiều tác giả cho rằng, hiệu quả kinh tế được xemnhư là tỷ lệ giữa kết quả thu được với chi phí bỏ ra, hay ngược lại là chi phí trênmột đơn vị sản phẩm hay giá trị sản phẩm; và ở đây đã có sự đánh đồng giữahiệu quả tài chính và hiệu quả kinh tế

Do vậy, quan điểm truyền thống này chưa thật hợp lý và chưa đáp ứng được đầyđủ các yêu cầu trong đánh giá dự án đầu tư

- Thứ nhất, nó coi quá trình sản xuất kinh doanh trong trạng thái tĩnh, chỉ xemxét hiệu quả sau khi đã đầu tư Trong khi đó hiệu quả là chỉ tiêu rất quan trọngkhông những cho phép chúng ta biết được kết quả đầu tư mà còn giúp chúng taxem xét trước khi ra quyết định đầu tư tiếp, nên đầu tư bao nhiêu, và đến mức độnào

- Thứ hai, nó không tính yếu tố thời gian khi tính toán thu và chi cho một hoạtđộng sản xuất kinh doanh nên kết quả tính toán theo quan điểm này chưa đầy đủvà chính xác

- Thứ ba, hiệu quả kinh tế theo quan điểm truyền thống chỉ bao gồm hai phạmtrù cơ bản là thu và chi Hai phạm trù này chủ yếu liên quan đến yếu tố tài chínhđơn thuần như chi phí về vốn, lao động, thu về sản phẩm và giá cả Trong khi đó,các hoạt động đầu tư và phát triển lại có những tác động không chỉ đơn thuần vềmặt kinh tế mà còn cả các yếu tố khác nữa Và có những phần thu lợi hoặc

Trang 18

những khoản chi phí lúc đầu không hoặc khó lượng hoá được nhưng nó là nhữngcon số không phải là nhỏ thì lại không được phản ánh ở cách tính này.

* Hai là, theo quan điểm hiện đại, nói đến hiệu quả kinh tế là phải xem xét trêntổ hợp các yếu tố sau:

- Trạng thái động của mối quan hệ giữa đầu vào và đầu ra: về mối quan hệ này,cần phân biệt rõ ba phạm trù: hiệu quả kỹ thuật; hiệu quả phân bổ các nguồn lựcvà hiệu quả kinh tế

+ Hiệu quả kỹ thuật là số sản phẩm (O) thu thêm trên một đơn vị đầu vào (I) đầutư thêm Tỷ số D O/ D I được gọi là sản phẩm biên

+ Hiệu quả phân bổ nguồn lực là giá trị sản phẩm thu thêm trên một đơn vị chiphí đầu tư thêm Thực chất nó là hiệu quả kỹ thuật có tính đến các yếu tố giá sảnphẩm và giá đầu vào Nó đạt tối đa khi doanh thu biên bằng chi phí biên

+ Hiệu quả kinh tế là phần thu thêm trên một đơn vị đầu tư thêm Nó chỉ đạtđược khi hiệu quả kỹ thuật và hiệu quả sử dụng nguồn lực là tối đa.

- Yếu tố thời gian: các nhà kinh tế hiện nay đã coi thời gian là yếu tố trong tínhtoán hiệu quả Cùng đầu tư một lượng vốn như nhau và cùng có tổng doanh thubằng nhau nhưng hai dự án có thể có hiệu quả khác nhau.

- Hiệu quả tài chính, xã hội- môi trường:

+ Hiệu quả tài chính mà trước đây ta quen gọi là hiệu quả kinh tế thường đượcthể hiện bằng những chỉ tiêu như lợi nhuận, giá thành, tỷ lệ nội hoàn vốn, thờigian hoàn vốn

+ Hiệu quả xã hội của một dự án phát triển bao gồm lợi ích xã hội mà dự án đemlại như: việc làm, mức tăng về GDP do tác động của dự án, sự công bằng xã hội,sự tự lập của cộng đồng và sự được bảo vệ hoặc sự hoàn thiện hơn của môitrường sinh thái Việc phân biệt hiệu quả tài chính hay hiệu quả xã hội là tuỳ

Trang 19

theo phạm vi và mức độ của sự phân tích là của cá nhân hay cả xã hội khi xemxét.

Các dự án phát triển nông nghiệp, nông thôn cần hướng đồng thời vào bamục tiêu sau: một là đảm bảo lợi ích tài chính ( tăng thu nhập, hiệu quả sử dụngnguồn lực ); hai là đảm bảo mục tiêu xã hội( tạo việc làm, phát triển đồng đềugiữa các vùng, các cộng đồng, các tầng lớp cư dân, giữ gìn bản sắc văn hoá, );ba là sử dụng hợp lý nguồn tài nguyên thiên nhiên, hạn chế suy thoái môitrường,

Ba mục tiêu trên luôn luôn được tính toán một cách kỹ lưỡng trong xâydựng và thực hiện các dự án phát triển nông thôn và được thể hiện ở hình 3.Một dự án phát triển được coi là đạt hiệu quả chỉ khi đồng thời cùng một lúc đápứng được cả mục tiêu tài chính, xã hội và môi trường.

Trang 20

Đánh giá hiệu quả dự án là việc phân tích, so sánh làm bộc lộ giá trị và tác độngcủa DA theo các tiêu chuẩn xác định, gồm có: đánh giá định tính và đánh giáđịnh lượng.

* Đánh giá định tính: là việc đánh giá dựa trên các phân tích chuẩn tắc, được sửdụng chủ yếu trong đánh giá liên kết( ngành, vùng, mục tiêu) và tác động của dựán( môi trường, xã hội) và được tiến hành thông qua phương pháp chuyên gia.* Đánh giá định lượng: là việc đánh giá dựa trên phân tích thực chứng các yếu tốđầu vào/ đầu ra của dự án Nếu lấy tiền tệ làm thước đo thì đánh giá hiệu quả dựán thực chất là đánh giá các dòng lợi ích và chi phí Khi lợi ích lớn hơn chi phí,dự án được coi là có hiệu quả và ngược lại

- Về chi phí, cần phải tính đến các yếu tố vật chất trực tiếp như của cải, tiền bạc,công sức bỏ ra, cũng như các chi phí gián tiếp như tác động bất lợi của dự án đầutư đến môi trường( ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng sinh thái, ), khoảng cáchgiàu nghèo,

- Về lợi ích, quan điểm mới tính đến ba phạm trù: lợi ích tài chính, xã hội và lợiích về môi trường

+ Lợi ích tài chính bao gồm việc đạt được kết quả, năng suất cao cho các hoạtđộng sản xuất kinh doanh và dịch vụ Đối với các dự án đầu tư nông nghiệp vànông thôn thì lợi ích kinh tế chính là sự tăng lên của năng suất vật nuôi, câytrồng, sự đa dạng hoá nền sản xuất nông nghiệp và chủng loại sản phẩm nôngnghiệp dựa trên lợi thế so sánh của từng vùng sinh thái khác nhau.

+ Lợi ích xã hội thể hiện ở khả năng đảm bảo công bằng trong phân phối cácnguồn lực và phúc lợi xã hội giữa các vùng, giữa các cộng đồng dân cư trongcùng một vùng Đồng thời đảm bảo sự bền vững của dự án thông qua các cơchế tham gia của người hưởng lợi dự án vào các quá trình đầu tư và sử dụngthành quả đầu tư, thực hiện được mục tiêu ổn định xã hội

Trang 21

+ Lợi ích môi trường là khả năng bảo tồn và phát triển tài nguyên môitrường( đất, nước, đa dạng sinh học )

* Để đánh giá tác động và hiệu quả của các dự án đầu tư công, cần có những tiêuchuẩn và chỉ tiêu đánh giá cụ thể.

- Đánh giá hiệu quả tài chính: các dòng lợi ích, chi phí được sử dụng theo giá tàichính hay giá thị trường.

- Đánh giá hiệu quả kinh tế- xã hội: các dòng lợi ích, chi phí phải được xác địnhtheo giá kinh tế Giá kinh tế là mức giá được điều chỉnh từ giá cả thị trường đểphản ánh sự tiêu hao nguồn lực thực sự của nền kinh tế, loại trừ các ảnh hưởngdo sự can thiệp của Chính phủ và khiếm khuyết của thị trường.

1.2.2 Quan điểm về đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công trong Nông nghiệpnông thôn

Đánh giá hiệu quả dự án cần được xem xét trên các mặt: tối ưu hóa kinh tế, tínhkhả thi của dự án( có thực hiện được không) và khả năng đạt được các mục tiêucủa dự án Các mặt này đều có mối quan hệ chặt chẽ với nhau và được phản ánhqua khung dự án Trong đó, mỗi dự án được tạo thành bởi một loạt các mối quanhệ: đầu vào- hoạt động- đầu ra- mục tiêu Tùy theo từng cấp độ dự án và cấp độmục tiêu mà chúng ta sử dụng các chỉ tiêu kiểm tra khác nhau.

Đối với các dự án công, nhất là trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn, hiệu quảkinh tế- xã hội cần phải được coi trọng hơn hiệu quả tài chính Vì suy cho cùng,các dự án đầu tư công là công cụ thực hiện và triển khai các chương trình đầu tưcông của Chính phủ nhằm điều tiết nền kinh tế vĩ mô và đảm bảo công bằng xãhội Đánh giá dự án đầu tư công thường được tiến hành theo quan điểm xã hội,trên phạm vi toàn nền kinh tế Kết quả của công việc đánh giá giúp chủ đầu tư vàcơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định lựa chọn phương án đầu tư tối ưu.

Trang 22

Một số tác giả khác khi đánh giá hiệu quả kinh tế cho rằng cần phân biệthai khái niệm hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội Hiệu quả kinh tế được hiểu làmối tương quan so sánh giữa lượng kết quả đạt được và lượng chi phí bỏ ra Cònhiệu quả xã hội là mối tương quan so sánh giữa các lợi ích xã hội thu được vàtổng chi phí bỏ ra Hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội có mối quan hệ mật thiếtvới nhau, chúng là tiền đề của nhau và là phạm trù thống nhất.

Theo quan điểm của người viết, cần phải nhìn nhận và đánh giá hiệu quảdự án một cách toàn diện và hệ thống hơn Chúng ta không nên tách rời hoặc chútrọng vào một phương diện hiệu quả khi phân tích dự án đầu tư Quan điểm đánhgiá hiệu quả gắn với việc xem xét quá trình phát triển và tăng trưởng cho phépđưa ra một cách nhìn tổng quát hơn về hiệu quả dự án

Một thực tế hiện nay, đó là, đối với những dự án sản xuất ra sản phẩmhàng hoá, các nhà đầu tư thường chú ý nhiều tới hiệu quả tài chính Thế nhưng ởnhững dự án phát triển như những dự án xoá đói giảm nghèo, phát triển cơ sở hạtầng nông thôn thì hiệu quả của dự án chủ yếu tập trung vào hiệu quả xã hội.Chính vì vậy các dự án đầu tư hiện nay, hiệu quả đem lại chưa cao Quan niệmmới về hiệu quả đầu tư cho phép đánh giá toàn diện hơn các tác động do dự ánđầu tư mang lại, phù hợp với xu thế thời đại và chiến lược tăng trưởng và pháttriển bền vững của các quốc gia ngày nay

2 Các lý thuyết vận dụng trong đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư công

Đánh giá hiệu quả dự án là khâu cốt lõi trong phân tích dự án đầu tư, đòi hỏi phảicó sự vận dụng kết hợp các lý thuyết kinh tế cơ bản và các lý thuyết đặc thùtrong đầu tư công Ở đây chúng ta xem xét đến các lý thuyết kinh tế học côngcộng, bao gồm: lý thuyết về sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả, lý thuyếtkinh tế học phúc lợi và hiệu quả Pareto, lý thuyết tối ưu hóa Các lý thuyết này sẽlần lượt được trình bày ở phần dưới.

Trang 23

2.1 Lý thuyết về sự đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả

Đánh đổi giữa công bằng và hiệu quả xem ra lại là một hiện tượng dễ gặp trongviệc đầu tư công cộng Điều này xuất phát từ một thực tế đó là đầu tư công phảiđứng trên quan điểm của nền kinh tế và của xã hội Một mặt, các chi phí và lợiích xã hội rất khó định lượng Thêm vào đó, đầu tư công còn nhằm phân bổ vàsử dụng hiệu quả nguồn lực nhằm khắc phục những thất bại của thị trường Mặtkhác, đầu tư công có tác động và ảnh hưởng tới rất nhiều đối tượng, đầu tư côngcủa Chính phủ thường thiên về hiệu quả xã hội Đôi khi vì các mục tiêu côngbằng xã hội mà Chính phủ buộc phải từ bỏ hiệu quả tài chính Có những dự ánđược đánh giá là rất khả thi về tài chính nhưng lại vi phạm đến mục tiêu xã hộithì có thể không được lựa chọn đầu tư Cũng có trường hợp những dự án khônghiệu quả về mặt kinh tế nhưng lại đảm bảo được mục tiêu xã hội đã định thì cóthể được triển khai Nhìn chung, đảm bảo tính hiệu quả và tính công bằng trongcác dự án đầu tư công là việc rất khó khăn Do đó, vận dụng lý thuyết đánh đổigiữa công bằng và hiệu quả một cách khéo léo, tùy vào từng lĩnh vực, từng mụctiêu trong mỗi giai đoạn phát triển để có thể đưa ra những đánh giá chính xác vàhợp lý nhất

2.2 Lý thuyết kinh tế học phúc lợi và hiệu quả Pareto

Lý thuyết học phúc lợi dựa trên hai giả thuyết cơ bản:

- Thứ nhất, trong những điều kiện nhất định, thị trường cạnh tranh dẫn đến mộtđặc tính phân bổ nguồn lực rất đặc biệt; đó là phân bổ nguồn lực sao cho ít nhấtmột người được lợi hơn mà không làm ai đó bị thiệt Người ta gọi cách phân bổđó là hiệu quả Pareto.

- Thứ hai, hiệu quả Pareto là một tiêu chuẩn để đánh giá mức độ đáng có của cáccách phân bổ nguồn lực khác nhau và được xây dựng trên đường khả năng thỏadụng Sự di chuyển các điểm trên đường khả năng thỏa dụng gắn với một cơ chế

Trang 24

phân bổ nguồn lực nhất định Như thế, một sự phân bổ nguồn lực chưa hiệu quảcó thể được hoàn thiện bởi một cách phân bổ lại nguồn lực giữa các bên, và địnhlý này được gọi là hoàn thiện Pareto.

Vận dụng lý thuyết trên vào việc đánh giá hiệu quả phân bổ nguồn lực của dự ánđầu tư công Ngoài việc đánh giá các yếu tố đầu vào( chi phí, nguồn lực), cácyếu tố đầu ra( lợi ích) cần phải tính đến và xem xét kỹ lưỡng các phúc lợi mà dựán đem lại( tác động xã hội, môi trường) Từ đó lựa chọn được phương án đầu tưtối ưu sao cho sự phân bổ các nguồn lực trong nền kinh tế đạt hiệu quả Pareto

2.3 Lý thuyết tối ưu hóa và đánh giá hiệu quả

Kinh tế học vi mô chỉ ra các nguyên tắc để tối ưu hóa 1 hoạt động kinh tế trongđiều kiện nguồn lực khan hiếm, đó là:

- Tối đa hóa lợi nhuận: với một chi phí cho trước cần đạt được lợi nhuận( lợi ích)cao nhất.

- Tối thiểu hóa chi phí: đạt được lợi nhuận( lợi ích) dự kiến với mức chi phí thấpnhất.

- Tối ưu hóa động: sự điều chỉnh tương quan giữa chi phí và lợi ích sao cho sựkết hợp mang tính chất tối ưu.

Lý thuyết tối ưu được sử dụng trong các kỹ thuật phân tích dự án đầu tư như: kỹthuật phân tích chi phí- lợi ích, kỹ thuật chi phí tối thiểu Đây là hai kỹ thuật phổbiến trong đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công, nhất là trong điều kiện tác độngcủa các hoạt động đầu tư công thường rất khó đo lường.

3 Các phương pháp đánh giá hiệu quả Dự án đầu tư công trong Nôngnghiệp

3.1 Tổng quan về các phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công

Phương pháp đánh giá hiệu quả dự án phụ thuộc vào chủ thể đánh giá, hệ thốngcác chỉ tiêu và tiêu chuẩn đánh giá nhất định Có các phương pháp đánh giá hiệu

Trang 25

quả tài chính, kinh tế, xã hội với trình tự và yêu cầu cụ thể khác nhau Tuy nhiên,các phương pháp này đều sử dụng những kỹ thuật cơ bản sau:

- Thứ nhất, kỹ thuật phân tích chi phí- lợi ích( CBA): đây là kỹ thuật phổ biếnđược sư dụng trong các điều kiện sau: các đầu vào, đầu ra của dự án đều có thểđịnh lượng và quy thành tiền; nguồn lực huy động được cho dự án là có giới hạn.Hiệu quả của dự án được xác định sau khi đem so sánh các dòng chi phí và lợiích Kỹ thuật này tỏ ra rất hữu hiệu trong việc đánh giá hiệu quả dự án đầu tưcông vì đây là các dự án có quy mô và thời gian tương đối dài, có tác động lớn,các khoản chi phí, lợi ích rất đa dạng Vì thế, các dự án đầu tư công cần đượckhao sát và đánh giá một cách kỹ lưỡng.

- Thứ hai, kỹ thuật phân tích chi phí tối thiểu( CMA): Trong một số trường hợpkhông thể áp dụng phương pháp phân tích chi phí- lợi ích do không thể đo lườngchính xác lợi ích của dự án Bản chất của phương pháp này là giả định lợi íchcủa các dự án đầu tư khác nhau là như nhau, từ đó lựa chọn phương án có chi phíđể đạt mục tiêu là thấp nhất.

Các phương pháp đánh giá hiệu quả dự án đầu tư công chủ yếu được xây dựngdựa trên 2 kỹ thuật này Trong đó, phương pháp đánh giá hiệu quả tài chính vàhiệu quả kinh tế được dựa trên kỹ thuật CBA còn phương pháp đánh giá hiệu quảxã hội thường dựa trên kỹ thuật CMA.

3.2 Một số chỉ tiêu cụ thể xác định hiệu quả của các dự án đầu tư công 3.2.1 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả tài chính của dự án

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại ròng NPV- Chỉ tiêu giá trị hiện tại hàng năm AV- Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn IRR

- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích- chi phí BCR

- Chỉ số độ nhạy e

Trang 26

3.2.2 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả kinh tế của dự án

- Chỉ tiêu giá trị hiện tại kinh tế ròng ENPV- Chỉ tiêu tỷ suất nội hoàn EIRR

- Chỉ tiêu tỷ số lợi ích- chi phí EBCR

- Chỉ số độ nhạy e

3.2.3 Các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả xã hội- môi trường của dự án

Người ta thường dùng các chỉ tiêu sau trong việc đánh giá tác động xã hội- môitrường của một dự án đầu tư công:

- Đóng góp của dự án cho NSNN hàng năm- Số việc làm mới do dự án tạo ra

- Cải thiện cán cân thanh toán- Cải thiện môi trường sinh thái- Cải thiện sức khỏe cộng đồng

IV- Kinh nghiệm quốc tế trong việc áp dụng các phương pháp đánhgiá hiệu quả các Dự án đầu tư công

1 Kinh nghiệm của Thái Lan2 Kinh nghiệm của Trung Quốc3 Khả năng áp dụng ở Việt Nam

Trang 27

Chương II- Thực trạng về Đầu tư công trong Nông nghiệpvà phát triển Nông thôn ở Việt Nam hiện nay

I- Tổng quan về ngành Nông nghiệp Việt Nam

1 Vị trí của ngành Nông nghiệp trong nền kinh tế

“Báo cáo chung của Chính phủ Việt Nam và Ngân hàng thế giới với sự hỗ trợcủa Nhóm các nhà tài trợ cùng mục đích” và các báo cáo của Bộ NN& PTNN đãkhẳng định ngành Nông nghiệp giữ một vai trò quan trọng trong đời sống kinhtế- xã hội Việt Nam

Thực tế cho thấy, trước năm 1980 Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vàphải nhập khẩu lương thực Bắt đầu bằng quá trình đổi mới trong những nămcuối thập niên 80, thông qua việc sử dụng cơ chế thị trường để mang lại động lựccho người nông dân, ngành nông nghiệp đã có sức tăng trưởng mạnh mẽ Nôngnghiệp và phát triển nông thôn luôn được coi là một trọng tâm trong chiến lượcphát triển kinh tế- xã hội 10 năm(2001- 2010) của Việt Nam Với hơn ba phần tưdân số và gần 90% người nghèo sống ở khu vực nông thôn, phát triển nôngnghiệp được coi là một động lực thúc đẩy tăng trưởng quan trọng đảm bảo sựphát triển bền vững ở Việt Nam

2 Vai trò của nông nghiệp và phát triển nông thôn

Chi tiêu công trong nông nghiệp trực tiếp hoặc gián tiếp đều có ý nghĩa quantrọng đối với sự phát triển kinh tế- xã hội của nước ta Các chính sách hoạchđịnh phát triển trong nông nghiệp đã góp phần làm nên những thành tựu rất ấntượng

Ngày đăng: 03/12/2012, 08:59

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Sơ đồ kết cấu vốn đầu tư - Dự án đầu tư công trong nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam
Hình 1.1 Sơ đồ kết cấu vốn đầu tư (Trang 3)
Hình 1.2: Chu kỳ Dự án đầu tư công - Dự án đầu tư công trong nông nghiệp và phát triển nông thông việt nam
Hình 1.2 Chu kỳ Dự án đầu tư công (Trang 11)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w