Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của các tác giả trong nước Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU T
Trang 2LUẬN ÁN TIẾN SĨ KINH TẾ
Người hướng dẫn khoa học: 1 PGS, TS PHẠM THỊ
KHANH
2 TS NGUYỄN TỪ
HÀ NỘI - 2014
Trang 3Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu khoa học của riêng tôi, các số liệu và kết quả nghiên cứu của luận án là trung thực và có nguồn gốc rõ ràng.
Tác giả luận án
Trần Thị Tuyết Lan
Trang 4MỞ ĐẦU 1
Chương 1: TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
1.1 Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát
triển bền vững của các tác giả ngoài nước
1.2 Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển
bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ của các tác giả trong nước
Chương 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC
NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH
TẾ TRỌNG ĐIỂM
2.1 Khái niệm, đặc điểm và yêu cầu đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài
theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm
2.2 Nội dung, tiêu chí đánh giá và các nhân tố ảnh hưởng đến đầu tư trực tiếp
nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm
2.3 Kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nước
ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm và bài
học đối với vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Chương 3: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO
HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG
ĐIỂM BẮC BỘ
3.1 Tiềm năng, lợi thế và khó khăn, thách thức đối với đầu tư trực tiếp nước
ngoài theo hướng phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
3.2 Thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững
ở vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2003 – 2011
3.3 Đánh giá chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển
bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
Chương 4: ĐỊNH HƯỚNG VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU NHẰM ĐẨY MẠNH ĐẦU
TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN
VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ
4.1 Định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững
vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ giai đoạn 2011-2020
4.2 Giải pháp chủ yếu nhằm thúc đẩy đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng
phát triển bền vững ở vùng Kinh tế trọng điểm Bắc Bộ đến năm 2020
KẾT LUẬN
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI
LUẬN ÁN ĐÃ ĐƯỢC CÔNG BỐ
Trang 5BẢNG DANH MỤC CÁC CHŨ VIẾT TẮT
Trang 6Số hiệu Tên bảng Trang
Bảng 3.1: Tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh của khu vực FDI trên địa bàn
thành phố Hà Nội giai đoạn 2004-2011 Bảng 3.2: Mức trang bị TSCĐ và đầu tư dài hạn cho một lao động và doanh
nghiệp của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010
phân theo địa phương
DANH MỤC CÁC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1: So sánh số dự án FDI ở 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai đoạn
2003-7/2012 Biểu đồ 3.2: Vốn FDI đăng ký và vốn FDI thực hiện ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai
đoạn 2003-2011 Biểu đồ 3.3: So sánh tổng vốn FDI đăng ký ở 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai
đoạn 2003-7/2012 Biểu đồ 3.4: Qui mô dự án FDI tại 3 vùng KTTĐ của Việt Nam giai đoạn 2003-
7/2012 Biểu đồ 3.5: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo số dự án ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
giai đoạn 2003-7/2012 Biểu đồ 3.6: Cơ cấu FDI theo ngành phân theo vốn đăng ký ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
giai đoạn 2003-7/2012 Biểu đồ 3.7: Cơ cấu FDI theo hình thức đầu tư phân theo số dự án ở vùng KTTĐ
Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012 Biểu đồ 3.8: 6 quốc gia và vùng lãnh thổ có vốn FDI đăng ký trên 2 tỷ USD ở
vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-7/2012 Biểu đồ 3.9: Cơ cấu FDI phân theo địa bàn đầu tư ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn
2003-7/2012 Biểu đồ 3.10: Tốc độ tăng GDP của khu vực FDI và vùng KTTĐ Bắc Bộ giai
đoạn 2004-2011 Biểu đồ 3.11: Tỷ lệ GDP của các thành phần kinh tế so với GDP vùng KTTĐ Bắc
Bộ giai đoạn 2003-2011 Biểu đồ 3.12: Vốn đầu tư của khu vực FDI và tổng vốn đầu tư xã hội ở vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010
Trang 7Biểu đồ 3.14: Thu ngân sách từ khu vực FDI và tổng thu ngân sách vùng KTTĐ
Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 Biểu đồ 3.15: So sánh tốc độ và tỷ lệ thu ngân sách từ khu vực FDI với tổng thu
ngân sách vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 Biểu đồ 3.16: Giá trị xuất khẩu so với vốn thực hiện của khu vực FDI tại một số
tỉnh, thành phố vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2011 Biểu đồ 3.17: Giá trị xuất nhập khẩu, nhập siêu của một số tỉnh, thành phố vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2011 Biểu đồ 3.18: GTSXCN khu vực FDI so với GTSX, GTSXCN vùng KTTĐ Bắc
Bộ giai đoạn 2006-2011 Biểu đồ 3.19: Tỷ trọng GTSXCN khu vực FDI so với GTSX, GTSXCN vùng
KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2006-2011 Biểu đồ 3.20: Cơ cấu GTSXCN theo thành phần ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn
2005-2011 Biểu đồ 3.21: Cơ cấu GTSX theo thành phần ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn
2005-2011 Biểu đồ 3.22: Số lao động và LĐCN của khu vực FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ giai
đoạn 2003-2010 Biểu đồ 3.23: Tốc độ tăng số lao động và LĐCN của khu vực FDI ở vùng KTTĐ
Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 Biểu đồ 3.24: Tỷ lệ LĐCN so với số lao động đang làm việc trong khu vực FDI ở
vùng KTTĐ Bắc Bộ giai đoạn 2003-2010 Biểu đồ 3.25: Tiền lương bình quân chia theo loại hình doanh nghiệp Biểu đồ 3.26: Thu nhập bình quân của người lao động trong các loại hình doanh
nghiệp
DANH MỤC CÁC SƠ ĐỒ
Sơ đồ 2.1: Mối quan hệ giữa FDI với PTBV về kinh tế, xã hội và môi trường vùng
KTTĐ
Sơ đồ 2.2: Tam giác hành vi của ba chủ thể trong hoạt động FDI theo hướng
PTBV vùng KTTĐ
Trang 8MỞ ĐẦU
1 Tính cấp thiết của đề tài
Vùng KTTĐ Bắc Bộ là một trong những vùng KTTĐ của cả nước, được xâydựng và phát triển nhằm hướng tới mục tiêu phát huy tối đa các lợi thế so sánh củavùng KTTĐ, tạo ra các vùng kinh tế có tính chất động lực, có tác động lan tỏa và bứtphá; lôi cuốn các vùng khác cùng phát triển Do đó, việc thu hút và quản lý hoạt độngcủa khu vực doanh nghiệp có vốn FDI nhằm thúc đẩy vùng KTTĐ Bắc Bộ phát triểntheo hướng bền vững là yêu cầu khách quan trong tiến trình phát triển kinh tế - xã hội
và BVMT của vùng
Vùng KTTĐ Bắc Bộ bao gồm 8 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương theo
Thông báo số 108/TB-VPCP ngày 30 tháng 7 năm 2003 về kết luận của Thủ tướng Chính phủ về việc bổ sung, mở rộng vùng KTTĐ Bắc Bộ là Hà Nội, Hải Phòng, Hải Dương,
Hưng Yên, Quảng Ninh, Hà Tây, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc Đến 1-1-2008, Hà Tây đượcsáp nhập vào Hà Nội, nên vùng KTTĐ Bắc Bộ chỉ còn 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trungương Đây là vùng giữ vị trí quan trọng chiến lược trong tiến trình hội nhập sâu, rộng, hiệuquả với khu vực và thế giới Bởi lẽ, vùng KTTĐ Bắc Bộ là vùng duy nhất có Thủ đô HàNội - là trung tâm kinh tế, chính trị, văn hoá và quan hệ quốc tế của cả nước; nơi hội tụđầy đủ các lợi thế so sánh về vị trí địa kinh tế - chính trị; hạ tầng kỹ thuật; nguồn nhân lực;
là nơi tập trung nhiều viện nghiên cứu và các trường đại học nhất trong cả nước
Với những lợi thế đặc biệt, riêng có, trong những năm qua, vùng KTTĐ Bắc Bộ làmột trong hai vùng kinh tế của cả nước luôn dẫn đầu về thu hút FDI cả về số lượng dự án vàqui mô vốn đầu tư Khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng KTTĐ Bắc Bộ có những
đóng góp tích cực vào tăng trưởng và phát triển kinh tế - xã hội của vùng Tuy nhiên, kết quả thu hút FDI và quá trình hoạt động của khu vực doanh nghiệp có vốn FDI ở vùng
KTTĐ Bắc Bộ đã và đang xuất hiện những biểu hiện tiêu cực, ảnh hưởng không nhỏ đến sự
PTBV của vùng trên cả 3 khía cạnh: kinh tế, xã hội và BVMT Mặc dù, kết quả thu hút FDI vào vùng KTTĐ Bắc Bộ trong những năm qua là rất khả quan, song cơ cấu đầu tư theo
ngành của khu vực FDI trong vùng còn mất cân đối, tập trung chủ yếu vào những ngànhnghề sử dụng nhiều lao động, những ngành gia công và lắp ráp mà điển hình là: giày da, dệtmay, linh kiện điện tử, chưa chú trọng thu hút FDI vào phát triển các ngành công nghiệp ítgây hại đến môi trường, nhất là ngành sử dụng công nghệ cao và có giá trị gia tăng cao.Thực tế đã chứng minh, sau nhiều năm thu hút FDI, sản xuất công nghiệp của vùng tuy cónhiều thay đổi, nhưng vùng KTTĐ Bắc Bộ vẫn chưa thực sự trở thành trung tâm côngnghiệp hiện đại, có sức lôi cuốn và tác động lan tỏa đến ngành công nghiệp của các vùng lân
Trang 9cận cùng phát triển Hầu hết FDI vào các ngành công nghiệp đều có nguy cơ gây ô nhiễmmôi trường cao, đặc biệt là ngành công nghiệp khai khoáng, nhiệt điện, hóa chất, Số lượng
và qui mô dự án FDI tập trung vào các lĩnh vực giáo dục đào tạo, cấp nước và xử lý chất
thải, y tế và trợ giúp xã hội, còn rất nhỏ bé Bên cạnh đó, sự hoạt động của khu vực các doanh nghiệp có vốn FDI cũng đang xuất hiện những ảnh hưởng tiêu cực đến sự PTBV của
vùng KTTĐ Bắc Bộ Về mặt kinh tế, xuất hiện ngày càng nhiều các doanh nghiệp FDI “lỗgiả, lãi thật”, trốn thuế làm thất thu thuế của Nhà nước; hiện tượng nợ xấu và chuyển giátrong các doanh nghiệp FDI khá phổ biến và có biểu hiện ngày càng gia tăng Khu vựcdoanh nghiệp FDI chưa thực sự tạo ra tác động lan tỏa lớn đối với nền kinh tế của vùng.Mối liên kết giữa các doanh nghiệp trong nước với các doanh nghiệp FDI còn rất lỏng lẻo
Về mặt xã hội, khu vực FDI góp phần tạo mở và giải quyết công ăn việc làm cho người laođộng trong vùng, song chưa chú trọng đến việc nâng cao trình độ tay nghề cho người laođộng; đời sống vật chất và tinh thần của người lao động chưa được quan tâm một cách thỏađáng Về mặt môi trường, ý thức chấp hành pháp luật BVMT của các doanh nghiệp có vốnFDI chưa tốt với các biểu hiện như chưa quan tâm đầu tư cho công tác BVMT, cố tình viphạm pháp luật BVMT đã ảnh hưởng rất lớn đến môi trường sinh thái và sức khỏe củadân cư trong vùng Tất cả những tác động tiêu cực đó đang là rào cản tiềm ẩn nguy cơ, tháchthức to lớn đối với sự PTBV của vùng KTTĐ Bắc Bộ
Xuất phát từ những vấn đề thực tiễn trên đây, việc làm rõ hơn nữa cơ sở lý luận vềFDI theo hướng PTBV; đánh giá đúng đắn, khách quan thực trạng FDI theo hướng PTBV
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ và tìm kiếm các giải pháp thu hút và quản lý hoạt động của cácdoanh nghiệp có vốn FDI như thế nào để đảm bảo PTBV cho vùng KTTĐ Bắc Bộ trên cả
ba trụ cột kinh tế, xã hội và môi trường là yêu cầu cấp bách Nhằm hướng đến việc đáp
ứng yêu cầu đó, đề tài “Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững ở
vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ” được tác giả lựa chọn để nghiên cứu
2 Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu
2.1 Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về FDI theo hướng PTBVvùng KTTĐ; đánh giá đúng đắn thực trạng FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ,luận án đề xuất những phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh đầu tư trựctiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới
2.2 Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục tiêu trên, luận án sẽ thực hiện những nhiệm vụ sau đây:
- Hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoài theohướng PTBV vùng KTTĐ
Trang 10- Tìm hiểu kinh nghiệm của một số quốc gia Châu Á về đầu tư trực tiếp nướcngoài theo hướng PTBV và rút ra một số bài học đối với đầu tư trực tiếp nước ngoài theohướng PTBV ở vùng KTTĐ.
- Phân tích, đánh giá thực trạng FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, baogồm những kết quả đạt được, hạn chế và nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém
- Đề xuất phương hướng và giải pháp chủ yếu nhằm đẩy mạnh FDI theo hướngPTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới
3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
3.1 Đối tượng nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu của luận án là đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướngPTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ
3.2 Phạm vi nghiên cứu
- Về nội dung:
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là hoạt động đầu tư có liên quan đến 2 chủ thể:nhà ĐTNN và nước tiếp nhận đầu tư Mục đích của nhà đầu tư nước ngoài trong hoạtđộng này là mục tiêu lợi nhuận, còn mục tiêu của nước tiếp nhận đầu tư là lợi íchkinh tế - xã hội mà FDI mang lại Do đó, xét dưới góc độ là nước tiếp nhận đầu tư,đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV thực chất là việc nước tiếp nhận đầu
tư làm thế nào để hoạt động FDI mang lại nhiều tác động tích cực và đảm bảo mụctiêu phát triển bền vững cho quốc gia đó, vùng hoặc địa phương đó
Với ý nghĩa đó, trong phạm vi nghiên cứu của luận án, luận án sẽ nghiên cứu những ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài đến PTBV của vùng KTTĐ Bắc
Bộ trên cả ba trụ cột: kinh tế, xã hội và môi trường Trên cơ sở phân tích và đánh giá
những ảnh hưởng tích cực và tiêu cực của FDI đến PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ,luận án chỉ ra những nguyên nhân và đề xuất các giải pháp nhằm thúc đẩy FDI theohướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ Trong đó:
+ Khái niệm đầu tư được nghiên cứu trong luận án được hiểu là hoạt động đầu tư,
là hoạt động bỏ vốn đầu tư nhằm mục đích thu lợi nhuận
+ Luận án không nghiên cứu sự PTBV trong nội tại của khu vực các doanh nghiệp
có vốn FDI, mà nghiên cứu FDI tác động đến PTBV ở nước tiếp nhận đầu tư, cụ thể làvùng KTTĐ Bắc Bộ
+ Vai trò quản lý nhà nước về FDI theo hướng PTBV chỉ được xem xét có chừngmực, dưới lát cắt là những nhân tố ảnh hưởng, là nguyên nhân của những hạn chế đối vớiFDI theo hướng PTBV
Trang 11+ Chủ thể tham gia định hướng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ là Nhà nước Trung ương, chính quyền địa phương, các doanhnghiệp FDI và các tổ chức xã hội
- Về không gian: Luận án nghiên cứu FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc
Bộ, trên địa bàn 7 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương là Hà Nội, Hải Phòng, HảiDương, Hưng Yên, Quảng Ninh, Bắc Ninh và Vĩnh Phúc
- Về thời gian nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ chủ yếu tronggiai đoạn từ năm 2003 đến năm 2011 Ngoài ra, một số nội dung trong luận án được phântích với số liệu cập nhật đến năm 2012
4 Cơ sở lý luận, phương pháp nghiên cứu và nguồn số liệu
4.1 Cơ sở lý luận
Luận án dựa vào những luận điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác-Lênin, Tư tưởng HồChí Minh, quan điểm và chủ trương của Đảng cộng sản Việt Nam về huy động vốn nướcngoài vào phát triển kinh tế qua các Văn kiện Đại hội; định hướng chiến lược PTBV củaViệt Nam; chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và chủ trương, chính sách thu hút vốn FDIcủa vùng KTTĐ Bắc Bộ; tham khảo một số lý thuyết kinh tế học hiện đại về vai trò của FDItrong tăng trưởng và phát triển kinh tế, về vấn đề quy hoạch phát triển vùng
4.2 Phương pháp nghiên cứu
Luận án sử dụng tổng hợp các phương pháp nghiên cứu, trong đó đặc biệt chútrọng vào các phương pháp sau đây:
- Phương pháp hệ thống hoá: Phương pháp này được sử dụng trong phần tổng
quan tình hình nghiên cứu có liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV(chương 1) và trong phần cơ sở lý luận của đề tài luận án (chương 2), nhằm nhìn nhận vấn
đề nghiên cứu một cách toàn diện hơn, từ đó, xác định được nội dung cần tập trungnghiên cứu của luận án
- Phương pháp phân tích và tổng hợp: Phương pháp này được sử dụng chủ yếu
trong phần đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV ở vùngKTTĐ Bắc Bộ (chương 3), trên cơ sở khung lý thuyết đã được xây dựng ở Chương 2
- Phương pháp thống kê và so sánh: Phương pháp này được sử dụng trong phần
đánh giá thực trạng ở chương 3
- Phương pháp quy nạp và diễn dịch: Phương pháp này được sử dụng nhằm làm
rõ các khái niệm trung tâm của vấn đề nghiên cứu
- Phương pháp chuyên gia: Phương pháp này được dùng để tham vấn và kiểm
nghiệm các luận chứng, phân tích, đánh giá thông qua các chuyên gia đầu ngành nghiên
Trang 12cứu về FDI, cũng như các nhà hoạch định chính sách đối với FDI Những gợi ý chínhsách của các chuyên gia sẽ rất hữu ích cho tác giả trong quá trình đưa ra những giải pháp
ở chương 4
4.3 Nguồn số liệu
Nguồn số liệu sử dụng trong luận án chủ yếu là nguồn số liệu thứ cấp, bao gồm:
- Số liệu thống kê của Tổng cục Thống kê và Cục Thống kê các tỉnh, thành phốtrực thuộc trung ương vùng KTTĐ Bắc Bộ;
- Số liệu của Bộ Kế hoạch và Đầu tư, Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội và BộTài nguyên và Môi trường;
- Số liệu của Sở Kế hoạch và Đầu tư, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội; SởTài nguyên và Môi trường của các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương vùng KTTĐBắc Bộ;
- Số liệu điều tra, khảo sát của các Viện nghiên cứu có liên quan như Viện Khoahọc Lao động và Xã hội, Viện Khoa học Xã hội Việt Nam, Viện PTBV vùng KTTĐ Bắc
Bộ, Viện Khoa học Quản lý Môi trường, Viện Công nhân và Công đoàn,
- Các kết quả nghiên cứu đã được công bố tại các cuộc Hội thảo, các bài viết đăngtải trên các tạp chí chuyên ngành
6 Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, nội dungcủa luận án được trình bày trong 4 chương, 10 tiết
Trang 13Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN ĐẾN
ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN
Đây là nội dung nghiên cứu được nhiều học giả nước ngoài quan tâm nhiều nhất
và có nhiều công trình nghiên cứu nhất Tiêu biểu cho nhóm nghiên cứu này bao gồm:
Nghiên cứu của De Mello (1999) lấy mẫu ở 16 nước phát triển và 17 nước đangphát triển, ông đã chỉ ra rằng: FDI ròng có hiệu quả tích cực và quan trọng đối với tăngtrưởng kinh tế thời kỳ 1970 - 1990 Song, đối với các nước đang phát triển thì FDI cótác động đến tăng trưởng kinh tế lớn hơn, còn đối với các nước phát triển thì nhỏ hơn
Nghiên cứu của Campos và Kionoshita (2002) với mẫu nghiên cứu nhỏ hơn, baogồm 25 nước Trung và Đông Âu, cùng các nước có nền kinh tế đang chuyển đổi thuộcLiên Xô cũ, các tác giả cho rằng "FDI có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế tại cácnước có nền kinh tế đang chuyển đổi" Bởi vì, tại các nước đang chuyển đổi có quá trìnhCNH diễn ra mạnh mẽ hơn và họ có lực lượng lao động được đào tạo tốt hơn
Nghiên cứu của các học giả Berthelemy và Demurger (2000); Graham và Wada(2001) và Buckey et al (2002), sử dụng số liệu FDI phân theo địa phương của TrungQuốc cho thấy, FDI đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế củacác tỉnh Các tỉnh ven biển, nơi thu hút phần lớn FDI của Trung Quốc đã sử dụng FDI
có hiệu quả hơn so với các tỉnh khác
Nghiên cứu của Blomstrom et al (1992) chia các nước đang phát triển thành hainhóm, đó là: các nước có thu nhập thấp hơn và các nước có thu nhập cao hơn Ông nhậnxét, FDI chỉ thúc đẩy tăng trưởng kinh tế ở các nước có thu nhập cao hơn Tác giả kếtluận, nước tiếp nhận đầu tư chỉ được hưởng lợi từ FDI, khi đạt được mức độ phát triểnnhất định, để có thể tiếp thu được công nghệ mới Nói cách khác, mức thu nhập là điềukiện tiên quyết cho sự ảnh hưởng tích cực của FDI đến tăng trưởng kinh tế Dưới mứcthu nhập này, FDI hầu như không có ảnh hưởng đáng kể đến tăng trưởng kinh tế
Nghiên cứu của Borensztein et al (1995 - 1998) sử dụng số liệu của 69 nướcđang phát triển giai đoạn 1970 - 1989 để hồi quy Kết quả cho thấy FDI ròng chỉ có ảnhhưởng nhẹ đến tăng trưởng, nhưng khi sử dụng số nhân của FDI với trình độ của lực
Trang 14lượng lao động làm biến độc lập thì biến này có hệ số dương và ý nghĩa thống kê Ôngkết luận, FDI chỉ mang lại tác động tích cực đến tăng trưởng kinh tế khi nước nhận đầu
tư có lực lượng lao động đạt đến trình độ nhất định Dưới mức đó, FDI hầu như không
có tác động đến tăng trưởng kinh tế
Borensztein et al (1995), Hermes và Lensink (2000) lại cho rằng, tốc độ tăngtrưởng của các nước đang phát triển phụ thuộc nhiều vào khả năng tiếp nhận và hấp thụcông nghệ mới Họ cũng đồng ý rằng sự đóng góp chính của FDI là thúc đẩy tiến bộ vềcông nghệ của nước sở tại Hermes và Lensink cho rằng, để khai thác tối đa hiệu quảcủa FDI, nước tiếp nhận đầu tư cần phát triển thị trường tài chính Hệ thống tài chínhcần phát triển đến một trình độ nhất định để huy động tiết kiệm, khuyến khích các doanhnghiệp trong nước đầu tư đổi mới công nghệ Có như vậy, doanh nghiệp trong nước mớitận dụng được công nghệ từ các doanh nghiệp FDI nhiều hơn
Nghiên cứu của Ramirez (2000) sử dụng số liệu vốn FDI tích luỹ ước lượngđóng góp FDI đến tăng trưởng kinh tế của Mexico giai đoạn 1960 - 1995 Ông thấyrằng, vốn FDI tác động tích cực đến xuất khẩu và tăng trưởng kinh tế thông qua năngsuất lao động Ramirez (2000) đưa ra kết luận, để FDI tác động tích cực đến tăng trưởngkinh tế, cần phải nâng cao chất lượng nguồn nhân lực thì mới có thể tiếp nhận đượccông nghệ mới và kinh nghiệm quản lý
Nghiên cứu của Li và Liu (2005) qua khảo sát 88 quốc gia có tiếp nhận FDI (baogồm cả nước phát triển và đang phát triển) đã chỉ ra rằng, FDI và tăng trưởng kinh tế cómối quan hệ mật thiết với nhau Theo các tác giả FDI không những trực tiếp tác độngđến tăng trưởng kinh tế, mà còn thúc đẩy phát triển nguồn nhân lực và công nghệ Mộtđiểm đáng lưu ý trong nghiên cứu này là, nước nhận FDI phải có nguồn nhân lực vàcông nghệ đạt tới trình độ nhất định Nếu nước nhận FDI có trình độ nguồn nhân lực vàcông nghệ thấp hơn nước đầu tư thì sẽ tác động tiêu cực đến nước nhận FDI
Nghiên cứu của Buckley et al (2002) là một trong rất ít các nghiên cứu cho rằngFDI tác động đến tăng trưởng kinh tế thấp hơn so với đầu tư trong nước của TrungQuốc Nghiên cứu đi đến kết luận FDI không có tác động tích cực đến tăng trưởng kinh
tế bằng các nguồn vốn khác trong nước
Khi nghiên cứu dòng vốn FDI của Hoa Kỳ đầu tư sang các nước đang phát triển,Nunnenkamp và Spatz (2003) đã đưa ra quan điểm rằng, FDI không có tác động đáng
kể nào đến tăng trưởng kinh tế ở các nước tiếp nhận đầu tư, thậm chí FDI còn có tácđộng tiêu cực Đặc biệt ở các quốc gia có mức thu nhập bình quân đầu người thấp, trình
độ lực lượng lao động không cao, độ mở cửa nền kinh tế thấp thì càng thu hút nhiều FDIcàng ảnh hưởng xấu đến chất lượng tăng trưởng kinh tế Kết quả nghiên cứu của
Trang 15Buckley et al 2002 cũng tương tự kết quả nghiên cứu của Dutt (1997), khi ông kiểmđịnh về hiệu quả của FDI đầu tư từ các nền kinh tế phương Bắc vào các nền kinh tếphương Nam.
1.1.2 Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến đầu tư và khả năng tích lũy vốn
Trong các lý thuyết kinh tế Tân cổ điển và lý thuyết tăng trưởng mới, tích luỹvốn đóng vai trò quan trọng trong tăng trưởng kinh tế Sự khan hiếm vốn được giả định
là một trở ngại lớn trong quá trình phát triển, mà các nước đang phát triển gặp phải Vấn
đề này phát sinh từ sự khác biệt giữa tiết kiệm và đầu tư Bởi vì, nước đang phát triểnthường có mức thu nhập thấp và mức độ tiết kiệm thấp, do đó, không đáp ứng nhu cầuđầu tư của họ (Reuber 1973; Solow 1956; Rostow 1971; Hirschman 1963; và UNCTAD1992) Do đó, FDI có thể làm giảm bớt những khó khăn tài chính và có những đóng gópđáng kể cho quá trình tích tụ vốn trong các quốc gia đang phát triển
Các nghiên cứu thực nghiệm cũng khẳng định giả thuyết rằng FDI có tác độngtích cực đến sự hình thành vốn đầu tư Agrawal (2000) sử dụng số liệu của các nướcNam Á trong giai đoạn từ năm 1960 và 1996 để phân tích các yếu tố quyết định đến tỷ
lệ tiết kiệm và đầu tư tại các nước này Kết quả cho thấy rằng yếu tố quan trọng nhất ảnhhưởng đến tỷ lệ đầu tư của các nước này là tỷ lệ FDI ròng/GDP Cụ thể, tỷ lệ FDIròng/GDP tăng 1% sẽ mang lại tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng 1,81% Đặc biệt, khi sử dụngbiến trễ để kiểm định tác động lâu dài của FDI đối với đầu tư trong nước, ông đã tìm rakết quả là tỷ lệ FDI ròng/GDP tăng lên 1% sẽ dẫn đến tỷ lệ đầu tư trên GDP tăng hơn5% Tuy nhiên, tỷ lệ đầu tư vào các nước Nam Á vẫn còn thấp và nguồn vốn FDI đượccho là ít có tác dụng hơn nguồn vốn trong nước
Giống như Agrawal (2000), Krkoska (2001) cũng tìm thấy FDI có tác động tíchcực đến sự hình thành tổng vốn đầu tư trong nước Krkoska (2001) ước tính tác độngcủa FDI vào tổng vốn cố định bằng cách sử dụng dữ liệu bảng không cân bằng từ 25 nềnkinh tế chuyển đổi, giai đoạn 1989 - 2000 Kết quả cho thấy khi FDI tăng 1% sẽ làmtăng 0,7% tổng vốn cố định, trong khi một phần trăm tăng vốn hoá thị trường vốn, kếtquả tín dụng trong nước tăng 0,2 phần trăm hoặc ít hơn 0,1 phần trăm, tương ứng, tănghình thành tổng vốn cố định Ông kết luận rằng vốn FDI, tín dụng trong nước và thịtrường vốn trong nước là tất cả các nguồn tài chính quan trọng để hình thành vốn Ngoài
ra, FDI có tác động đáng kể trong quá trình hình thành vốn của nước chủ nhà hơn là tíndụng tài chính trong nước và thị trường vốn
Agosin và Maver (2000) đặt câu hỏi liệu FDI vào các nước đang phát triển sẽthúc đẩy hay kìm hãm sự hình thành nguồn vốn đầu tư trong nước Họ phát triển một
Trang 16mô hình lý thuyết đầu tư trong đó có biến vốn FDI và sau đó kiểm định nó với các bảng
dữ liệu từ 32 quốc gia của ba khu vực đang phát triển (Châu Phi, Châu Á và Mỹ Latinh).Các số liệu của giai đoạn 1970 - 1996 và hai giai đoạn ngắn là 1976 - 1985 và 1986 -
1999 Kết quả cho thấy rằng ở châu Á, nguồn vốn FDI đã có tác động mạnh mẽ đến đầu
tư trong nước Tuy nhiên, nguồn vốn này lại làm ảnh hưởng tiêu cực tới đầu tư trongnước ở châu Mỹ Latinh trong toàn bộ thời kỳ 1970 - 1996, cũng như trong cả hai giaiđoạn ngắn Khi tỷ lệ FDI/GDP tăng một điểm phần trăm sẽ làm cho tỷ lệ đầu tư trongnước/GDP giảm 0,14 điểm phần trăm (giai đoạn 1970 - 1996) và 1,22 điểm phần trăm(giai đoạn 1976 - 1985)
Razin (2002) sử dụng phương pháp kinh tế lượng để đánh giá sự tác động của FDIđến đầu tư trong nước Mẫu nghiên cứu của ông bao gồm 64 nước đang phát triển, trongkhoảng thời gian 22 năm từ năm 1976 đến 1997 Tác giả thấy rằng, vốn FDI đóng vai tròquan trọng đối với đầu tư trong nước và tăng sản lượng đầu ra, hơn là các loại vốn khác,chẳng hạn như các khoản vay quốc tế Cụ thể, tỷ lệ FDI/GDP tăng lên 1% sẽ dẫn đến tỷ lệđầu tư trong nước/GDP tăng 0,94 điểm phần trăm, nếu sử dụng phương pháp hồi quyOLS và 0,68 điểm phần trăm, nếu sử dụng phương pháp hồi quy TSLS
Tuy nhiên, một số nghiên cứu lại cho rằng vốn FDI không có tác động tích cựcđối với tiết kiệm và đầu tư trong nước Buffie (1993), Feldstein và Horioka (1980),Frankel et al (1986) đã cho rằng vốn FDI có thể không phải là một nguồn vốn quantrọng cho các nước đang phát triển
1.1.3 Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khoa học và công nghệ
Các lý thuyết tăng trưởng đã thừa nhận vai trò ngày càng quan trọng của côngnghệ trong việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Các kênh chuyển giao công nghệ và tầmquan trọng của công nghệ đối với sự tăng trưởng đã thu hút một số lượng lớn cácnghiên cứu trong vài thập kỷ qua FDI không chỉ được coi là một trong những kênhtrực tiếp, quan trọng nhất và rẻ nhất trong việc chuyển giao công nghệ, mà còn là mộtkênh chuyển giao gián tiếp, thông qua tác động lan toả từ các nước phát triển sang cácnước đang phát triển (Hirschman, 1963; Nelson và Phelps, 1966; Jovanovic và Rob,1989; Segerstrom, 1991; Blomstrom và Wang, 1989) Điều này là do các công ty đaquốc gia có lợi thế trong việc nắm bắt các công nghệ tiên tiến, bí quyết công nghệ vàkinh nghiệm quản lý mà chưa được phát triển ở các nước đang phát triển (Blomstrom
và Persson, 1983)
Cho đến nay, rất nhiều công trình nghiên cứu đã thực hiện nhằm đánh giá tácđộng chuyển giao công nghệ và tác động lan toả của FDI Hầu hết trong số họ đều dựa
Trang 17trên số liệu cấp doanh nghiệp của một quốc gia đơn lẻ Một số nghiên cứu có sử dụng sốliệu của một nhóm các quốc gia, nhưng cũng chỉ hồi quy cho từng quốc gia riêng biệt.Bằng cách sử dụng hàm sản xuất, các tác giả đều có xu hướng trả lời hai câu hỏi thenchốt: (i) liệu rằng sự tham gia của vốn nước ngoài có tác động tích tới hiệu quả củadoanh nghiệp hay không? (ii) liệu các doanh nghiệp FDI có ảnh hưởng đến hiệu quảhoạt động của các doanh nghiệp trong cùng ngành trong nước hay không? FDI có tácđộng lan toả đến các doanh nghiệp trong nước hay không? Nhìn chung các nghiên cứuđều chỉ ra rằng FDI có tác dụng làm tăng năng suất lao động trong các DNTN Điều nàymột phần là do các công ty có vốn FDI có trình độ công nghệ cao hơn so với các đối táctrong nước.
Sử dụng dữ liệu cấp công ty tại Inđônêxia năm 1991, Sjoholm và Blomstrom(1999) thấy rằng năng suất lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN cao hơn sovới các công ty 100% vốn trong nước Họ cũng khẳng định, FDI đã có tác động lan toảđến các công ty Indonesia Tác động này đến từ việc gia tăng cạnh tranh Tuy nhiên,mức độ của tính tràn công nghệ lại không phụ thuộc vào mức độ tham gia của vốnnước ngoài
1.1.4 Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với thương mại quốc tế
Nhiều nghiên cứu thực nhiệm về FDI và thương mại đã tập trung vào câu hỏiliệu FDI có khả năng kích thích hoặc thay thế cho thương mại hay không, thông quaviệc sử dụng mô hình hồi qui để để giải thích mối quan hệ giữa xuất khẩu và FDI và cácbiến giải thích có liên quan khác Kết quả định lượng mà họ thu được là rất khác nhau.Hầu hết các nghiên cứu cho thấy FDI kích thích thương mại (Amiti và Wakelin, 2003;Liu et al, 2001), trong khi những người khác cho rằng không có mỗi quan hệ giữa FDI
và thương mại (Goldberg và Klein, 1997)
Goldberg và Klein (1997) sử dụng số liệu chéo để ước lượng mối quan hệ giữaxuất khẩu, FDI và tỷ giá hối đoái thực giữa nhóm bốn nước Đông Nam Á, ba nước MỹLatinh, với Hoa Kỳ và Nhật Bản Những phát hiện của họ cho thấy FDI từ Hoa Kỳ vàNhật Bản có ảnh hưởng một cách đáng kể đến nhập khẩu hàng hoá của các nước ĐôngNam Á Tuy nhiên, trong khi vốn FDI từ Nhật Bản tăng nhập khẩu tại các quốc giaĐông Nam Á, FDI từ Hoa Kỳ giảm nhập khẩu của các quốc gia từ cả Nhật Bản và Hoa
Kỳ Ngược lại, FDI của Nhật và Hoa Kỳ vào các nước Mỹ Latin đều làm tăng nhậpkhẩu của những nước này từ Hoa Kỳ và Nhật Bản Kết quả của họ cũng chỉ ra rằng, FDI
từ Nhật Bản và Hoa Kỳ đã làm tăng xuất khẩu ở các nước Đông Nam Á sang Hoa Kỳ
và Nhật Bản Tác động thúc đẩy thương mại của FDI Nhật Bản cũng được quan sát thấy
Trang 18ở châu Mỹ Latinh Ngược lại, không có sự gia tăng đáng kể trong xuất khẩu của Mỹ hayNhật Bản khi đầu tư trực tiếp của các nước này vào khu vực Đông Nam Á và các nước
Mỹ Latinh tăng lên
Amiti và Wakelin (2003) cho rằng việc giảm chi phí đầu tư có thể kích thích cácloại hình FDI khác nhau trong những hoàn cảnh khác nhau, do đó, ảnh hưởng đến hoạtđộng ngoại thương Dựa trên mô hình lý thuyết của Markusen (1997, 2002), sử dụng sốliệu thương mại song phương của 36 quốc gia có chi phí ngoại thương nếu 2 nước cótrình độ của lực lượng lao động tương đương nhau và chi phí thương mại cao Ví dụ,năm 1994, tự do hoá đầu tư khuyến khích xuất khẩu trong 70% của các quan sát, vàtrong 30% còn lại của tự do hoá đầu tư làm giảm xuất khẩu
Liu et al (2001) xem xét mối quan hệ nhân quả giữa vốn FDI và thương mại tạiTrung Quốc dựa trên một bảng số liệu FDI từ 19 quốc gia khác nhau trong giai đoạn
1984 - 1998 Kết quả nghiên cứu cho thấy FDI vào Trung Quốc có tác dụng thúc đẩyxuất khẩu của Trung Quốc sang các nước chủ đầu tư Họ cũng thấy rằng nhập khẩu củaTrung Quốc tăng lên cũng kéo theo sự tăng lên trong FDI vào Trung Quốc từ các nướcxuất khẩu cho Trung Quốc
Ngược lại, Zhang và Felmingham (2001) tìm thấy rằng có một mối quan hệ haichiều giữa FDI và xuất khẩu của Trung Quốc khi sử dụng số liệu cấp quốc gia hoặc cấptỉnh Ở cấp độ quốc gia, nghiên cứu của họ dựa trên chuỗi số liệu theo tháng trong giaiđoạn 1986 - 1999 Kết quả cho thấy có tồn tại mối quan hệ 2 chiều giữa tăng FDI vàtăng xuất khẩu của Trung Quốc Có nghĩa là FDI là một nhân tố thúc đẩy xuất khẩu củaTrung Quốc, đồng thời tăng xuất khẩu khiến Trung Quốc thu hút được nhiều FDI hơn
Fukao et al (2003) đã phân tích các thay đổi gần đây trong hoạt động thương mạicủa các nước Đông Á và phân tích vai trò của FDI trong những thay đổi đó trong giaiđoạn 1988 - 2000 Phân tích của họ cho thấy rằng trao đổi thương mại giữa các doanhnghiệp cùng ngành của các nước Đông Á đã tăng lên nhanh chóng trong thời giannghiên cứu Đặc biệt là trong trường hợp ngành công nghiệp điện tử nói chung và ngànhcông nghiệp máy móc chính xác nói riêng Họ cũng thấy rằng vốn FDI có tác động rấttích cực trong trao đổi thương mại trong ngành công nghiệp thiết bị điện Cuối cùng, họkết luận rằng trong khu vực Đông Á, FDI đóng vai trò quan trọng trong sự gia tăngnhanh chóng của trao đổi thương mại giữa các doanh nghiệp trong cùng ngành
Aizenmen và Noy (2006) nghiên cứu mối quan hệ hai chiều giữa FDI và thươngmại của hai nhóm nước khác nhau: các nước phát triển và các nước đang phát triển Họchỉ ra rằng mối quan hệ hai chiều giữa thương mại và FDI mạnh hơn ở các nước đang
Trang 19phát triển so với các nước phát triển FDI thúc đẩy xuất khẩu mạnh hơn là xuất khẩuhàng hoá.
1.1.5 Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với lao động, việc làm và vốn con người
Rõ ràng, lao động là một yếu tố rất quan trọng trong tăng trưởng kinh tế FDI gópphần tăng trưởng kinh tế trực tiếp bằng cách tạo ra cơ hội việc làm; gián tiếp thông quaviệc tạo ra các cơ hội việc làm tại các tổ chức khác, trong đó có thể được nhà cung cấphoặc người tiêu dùng của các doanh nghiệp có vốn ĐTNN Mặc dù một trong nhữngmục tiêu thu hút FDI của các nước đang phát triển là nhằm khắc phục tình trạng tỷ lệthất nghiệp và thiếu việc làm cao, song các nghiên cứu thực nghiệm đánh giá tác độngcủa FDI đối với tạo việc làm lại không được như mong đợi Theo UNCTAD (1994), cáccông ty đa quốc gia đã tạo ra khoảng 73 triệu việc làm trên toàn thế giới, trong đó hơn60% việc làm được tạo ra từ các công ty mẹ và 40% là từ các chi nhánh tại nước ngoài.Tuy nhiên, số việc làm mà các công ty đa quốc gia tạo ra chỉ chiếm 3% lực lượng laođộng của thế giới
Slaughter (2002) đánh giá tác động của các công ty đa quốc gia đến cả cầu vàcung lao động có kỹ năng của thị trường lao động nước chủ nhà Ông đã sử dụng một bộ
dữ liệu cho giai đoạn 1982 - 1990 của 7 ngành công nghiệp thuộc 16 nước phát triển vàđang phát triển để hồi qui mối quan hệ giữa tiền lương và sự hiện diện của các doanhnghiệp nước ngoài Kết quả cho thấy sự hiện diện của các công ty nước ngoài có tácđộng tích cực đến việc nâng cao kỹ năng của người lao động
Feenstra và Hanson (1995) sử dụng mô hình trao đổi thương mại Bắc-Nam và
mô hình đầu tư để kiểm tra tác động của FDI để nhu cầu lao động có tay nghề tạiMexico trong giai đoạn 1975-1988 Kết quả cho thấy, tăng trưởng FDI làm tăng nhu cầuđối với lao động có tay nghề cao Tại các khu vực FDI tập trung nhiều, các công ty nướcngoài chiếm trên 50% nhu cầu lao động kỹ thuật của thị trường Tác giả cho rằng, kếtquả này phản ánh một thực tế là hầu hết các công ty nước ngoài sử dụng công nghệ đòihỏi người lao động phải có kỹ năng cao
Zhao (2001) đưa ra giả thuyết rằng, trong một nền kinh tế đặc trưng bởi phânkhúc thị trường lao động và chi phí thay đổi việc làm cao thì FDI có thể làm tăng giá cảcủa lao động có tay nghề cao Sử dụng dữ liệu từ một cuộc khảo sát hộ gia đình đô thị ởTrung Quốc năm 1996, ông ước lượng tiền lương tương đối của công nhân lành nghềtrong cả khu vực kinh tế nước ngoài (FIEs) và DNNN tại Trung Quốc Những phát hiệncủa ông chỉ ra rằng, những người có trình độ tay nghề thấp làm việc cho các công tynước ngoài có thu nhập thấp hơn so với làm việc cho các công ty nhà nước Ông giải
Trang 20thích rằng nền kinh tế Trung Quốc được đặc trưng bởi "nền kinh tế lưỡng thể", ở đó, lựclượng lao động được tách ra thành khu vực kinh tế đặc quyền, bao gồm các DNNN vàphi nhà nước Công nhân trong các DNNN được hưởng thu nhập cao hơn và đượchưởng các lợi ích đặc quyền khác như nhà ở, các khoản trợ cấp Một số công nhân cótay nghề thấp may mắn vào được công ty nhà nước, có hợp đồng dài hạn với công tynhà nước thì được hưởng đặc quyền Số còn lại phải làm việc cho khu vực kinh tế phinhà nước không có đặc quyền nên phải chấp nhận mức lương thấp hơn.
Lipsey và Sjoholm (2004) xem xét tác động của FDI vào vốn con người của cácnước chủ nhà bằng cách kiểm định sự khác biệt trong mức lương giữa các công ty trongnước và công ty nước ngoài ở Indonesia Họ thấy rằng mức lương trung bình tại công tynước ngoài cao hơn các công ty tư nhân trong nước khoảng 50% Ngoài ra, nếu tính cảhình thức trợ cấp như tiền thưởng, quà tặng, an sinh xã hội, bảo hiểm và lương hưu thì cácdoanh nghiệp nước ngoài phải trả lương cao hơn khoảng 60% so với doanh nghiệp tưnhân sở hữu vốn trong nước Tuy nhiên, sự khác biệt về mức lương một phần là vì cáccông ty nước ngoài ở Indonesia sử dụng công nhân có trình độ tay nghề cao hơn
1.2 TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM BẮC BỘ CỦA CÁC TÁC GIẢ TRONG NƯỚC
1.2.1 Tình hình nghiên cứu về tác động của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế
Có thể khẳng định, các công trình nghiên cứu về FDI ở Việt Nam rất phong phú
và đa dạng từ những vấn đề về nguồn gốc của FDI, các nhân tố tác động đến lưu chuyểnFDI, các hình thức FDI, hiệu quả thu hút và quản lý FDI, những ảnh hưởng tích cực vàtiêu cực của FDI đối với tăng trưởng và phát triển kinh tế, Khi nghiên cứu mối quan hệgiữa FDI với các vấn đề kinh tế, nhiều học giả trong nước đã khẳng định FDI có tác
động đến nền kinh tế trên nhiều mặt FDI không chỉ bù đắp sự thiếu hụt về vốn đầu tư,
mà còn có ý nghĩa quan trọng trong đổi mới công nghệ, nâng cao trình độ quản lý, thúcđẩy hoạt động marketing, tăng khả năng sản xuất hàng xuất khẩu của nước tiếp nhậnđầu tư Mặc dù vậy, những nghiên cứu về tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế,phát triển khoa học công nghệ và hiện nay, những tác động tiêu cực của FDI đến vấn đềchuyển giá được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm nhiều nhất
- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài tác động đến tăng trưởng kinh tế
Nguyễn Thị Phương Hoa (2001) và Nguyễn Mại (2003) đã nghiên cứu tổng quáthoạt động FDI ở Việt Nam đến 2002 và đều đi đến kết luận rằng FDI có tác động tích
Trang 21cực đến tăng trưởng kinh tế thông qua kênh đầu tư và cải thiện nguồn nhân lực Tácđộng của FDI cũng xuất hiện ở ngành công nghiệp chế biến nhờ di chuyển lao động và
áp lực cạnh tranh Nghiên cứu của Nguyễn Thị Hường và Bùi Huy Nhượng (2003), rút
ra một số bài học cho Việt Nam bằng cách so sánh chính sách thu hút FDI ở TrungQuốc và Việt Nam trong thời kỳ 1979 - 2002
Nghiên cứu của Đoàn Ngọc Phúc (2003) phân tích đánh giá thực trạng của FDI ởViệt Nam, thời kỳ 1988 - 2003 và cũng khẳng định tăng trưởng kinh tế ở nước ta phụthuộc nhiều vào khu vực có vốn ĐTNN, trong đó có FDI
Nguyễn Thị Phương Hoa (2004) đã sử dụng cả hai phương pháp định tính vàđịnh lượng để đánh giá tác động của FDI đến tăng trưởng kinh tế của của các tỉnh vàmối quan hệ giữa FDI với xoá đói, giảm nghèo Kết quả cho thấy, FDI có tác động tíchcực đến tăng trưởng kinh tế và góp phần vào xoá đói giảm nghèo ở một số địa phương
Lê Xuân Bá (2006) đã kết hợp cả ba phương pháp nghiên cứu là phân tích địnhtính qua số liệu thống kê; điều tra bằng bảng hỏi và phân tích định lượng nhằm đánh giátác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế nước ta thông qua hai kênh quan trọng là vốnđầu tư và tác động tràn Nhưng phạm vi nghiên cứu chỉ giới hạn ở ngành công nghiệpchế biến với ba nhóm ngành là: ngành dệt may, chế biến thực phẩm và cơ khí điện tử.Đây là ba nhóm ngành có vai trò chủ đạo trong ngành chế biến của Việt Nam và cũng lànhững ngành thu hút nhiều FDI trong những năm vừa qua Kết quả cho thấy, FDI có tácđộng tích cực, thúc đẩy tăng trưởng của nhóm ngành này
Vũ Văn Hưởng (2007) đã sử dụng mô hình kinh tế lượng để đánh giá tác độngcủa FDI đến GDP bình quân đầu người và tác động của FDI đến xuất khẩu Công trình
đã đưa ra kết luận rằng, tỷ lệ vốn FDI trên tổng số vốn đầu tư toàn xã hội có tác độngtích cực đến GDP trên đầu người và vốn FDI cũng tác động tích cực đến hoạt động xuấtkhẩu ở nước ta
Trần Minh Tuấn (2010) thừa nhận tính hai mặt của FDI đối với phát triển kinh tế
nước ta trong những năm qua và cho rằng: một mặt, FDI có đóng góp quan trọng cho
tăng trưởng kinh tế, góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế, tăng vốn đầu tư, tăngthu ngân sách nhà nước; nâng cao năng lực sản xuất công nghiệp, tăng kim ngạch xuấtkhẩu; tạo việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực; thúc đẩy chuyển giao côngnghệ Bên cạnh đó, FDI cũng gây ra không ít tác động tiêu cực cho nền kinh tế như: hiệntượng chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI; nhiều doanh nghiệp có vốn ĐTNNkhông thực hiện cam kết xuất khẩu hàng hoá, chuyển sang tiêu thụ nội địa, dẫn đến tìnhtrạng thâm hụt thương mại; nhiều dự án FDI có trình độ công nghệ trung bình thậm chí
Trang 22thấp, nên không thực hiện được mục tiêu chuyển giao công nghệ và FDI đang có nguy
cơ làm trầm trọng hơn tình trạng ô nhiễm môi trường
Nguyễn Phú Tụ và Huỳnh Công Minh (2010) đã kiểm định mối quan hệ haichiều giữa vốn FDI và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố Việt Nam với nguồn dữliệu chéo, với các biến được lấy giá trị trung bình từ năm 2003 - 2007 Mối quan hệ nàyđược kiểm định thông qua ước lượng một mô hình kinh tế lượng đồng thời gồm haiphương trình tăng trưởng kinh tế và vốn FDI, với việc sử dụng đồng thời cả ba phươngpháp là OLS, TSLS và GMM Kết quả ước lượng đã cho thấy, trong giai đoạn 2003 -
2007, FDI và tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành phố trong cả nước có mối quan hệhai chiều tích cực FDI tác động tích cực tới tăng trưởng kinh tế tại 64 tỉnh, thành cảnước và tăng trưởng kinh tế cao tại 64 tỉnh, thành là dấu hiệu tích cực để thu hút các nhàđầu tư đến Việt Nam Tuy nhiên, tác động của FDI tới tăng trưởng kinh tế lại phụ thuộcvào khả năng hấp thụ của nền kinh tế Dựa trên kết quả thu được, các tác giả cho rằng đểnâng cao năng lực thu hút FDI, Chính phủ cùng với các Bộ, ngành có liên quan cần tiếptục theo đuổi chính sách đổi mới, cải thiện môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý,tạo môi trường đầu tư lành mạnh nhằm tạo sức hấp dẫn cho môi trường đầu tư ViệtNam trước làn sóng cạnh tranh thu hút FDI của các quốc gia thời hậu khủng hoảng
Đỗ Đức Bình (2010) thông qua việc phân tích thực trạng FDI của Việt Namtrong 3 năm (2007 - 2009), đã đưa ra những đề xuất nhằm tái cơ cấu ĐTNN tại ViệtNam trong những năm tới Theo tác giả, cơ cấu FDI tại Việt Nam phải phù hợp với sựphát triển nhằm hạn chế các ngành khai thác tài nguyên, đặc biệt là những loại tàinguyên không thể tái tạo được; cần hướng mạnh FDI vào lĩnh vực nông nghiệp; thu hútFDI phải gắn với hiệu quả FDI, gắn với bảo vệ môi trường; tái cơ cấu FDI phải gắn vớiyêu cầu nâng cao mức độ tham gia và hiệu quả tham gia của Việt Nam vào mạng lướisản xuất, phân phối và giá trị toàn cầu; tái cơ cấu FDI phải gắn với việc điều chỉnh quyhoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội
Các nghiên cứu trong nước viết về FDI và tác động của nó đến tăng trưởng kinh
tế rất nhiều, song hầu hết đánh giá FDI có tác động tích cực, số khác lại cho rằng, FDI
có tác động đến tăng trưởng kinh tế và các vấn đề xã hội, môi trường, nhưng phải cóđiều kiện Chúng tôi chưa tiếp xúc được công trình nào ở Việt Nam khẳng định, FDIkhông có tác động tích cực nào đến tăng trưởng kinh tế Phần lớn các công trình nghiêncứu ở nước ta đều khẳng định mặt tích cực của FDI đến tăng trưởng, phát triển kinh tế -
xã hội, song cũng nêu mặt trái của FDI tác động tiêu cực đến nền kinh tế, nhưng đều lýgiải là do yếu kém trong quản lý của Nhà nước, các Bộ, ngành và chính quyền địaphương, chứ không cho là do bản chất của FDI gây ra
Trang 23- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với phát triển khoa học và công nghệ
Nguyễn Trọng Xuân, Nguyễn Xuân Thắng (2001) phân tích FDI vào ngành điệntử tin học, viễn thông Việt Nam giai đoạn 1995 - 1999 và cho rằng tuy chỉ chiếm tỷtrọng rất thấp so với toàn bộ FDI vào Việt Nam, nhưng đây lại là những lĩnh vực màViệt Nam có tiến độ thực hiện nhanh và sớm phát huy hiệu quả, thực hiện tốt mục tiêu
"thu hút công nghệ mới, tiên tiến " của các dự án FDI Công nghệ sử dụng trong cácdoanh nghiệp FDI thuộc ngành công nghiệp điện tử, tin học phổ biến là công nghệ tiêntiến Chính điều này đã tạo ra tiền đề cần thiết cho việc thực hiện CNH, HĐH của ViệtNam trong những năm qua Tuy nhiên, bài viết cũng cho rằng FDI vào ngành côngnghiệp điện tử, tin học chỉ có thể tăng lên khi bản thân lĩnh vực này có được một tiềmnăng hay trình độ phát triển nhất định để tạo ra những tiền đề, cơ sở đảm bảo cho sựphát triển có hiệu quả
Nguyễn Khắc Minh và Nguyễn Việt Hùng (2008) sử dụng cơ sở số liệu hỗn hợpcủa ngành chế tác Việt Nam trong thời kỳ 2000 - 2005 với mẫu quan sát là 31.509doanh nghiệp và sử dụng cách tiếp cận bán tham số để xem xét ảnh hưởng của FDI đếntăng trưởng năng suất của ngành chế tác Việt Nam Kết quả ước lượng cho thấy nhữngthay đổi trong yếu tố đầu vào cũng như phần chia vốn của các công ty FDI có ảnhhưởng tích cực đến các doanh nghiệp nội địa và phần chia vốn của các doanh nghiệpnày có quan hệ cùng chiều với tốc độ tăng trưởng sản lượng, điều đó có nghĩa là mức độcạnh tranh trong ngành chế tác Việt Nam sẽ ngày càng gia tăng, nếu vốn FDI ở cácdoanh nghiệp FDI tăng Đây chính là thách thức cho các doanh nghiệp nội địa ngànhchế tác Việt Nam
Lê Quốc Hội (2008) sử dụng mô hình phân tích định lượng của Blomstrom vàSjoholm bằng phương pháp bình phương nhỏ nhất (OLS) để kiểm định sự lan toả côngnghệ từ FDI ở ngành công nghiệp chế biến Việt Nam Kết quả ước lượng cho thấy sựtham gia của các doanh nghiệp FDI có tác động tích cực, lan toả công nghệ theo chiềudọc tới các doanh nghiệp trong các ngành công nghiệp chế biến Việt Nam Điều này
có nghĩa rằng DNTN nào có càng nhiều mối quan hệ với các doanh nghiệp FDI thôngqua cung cấp sản phẩm đầu vào hoặc trao đổi lao động thì doanh nghiệp đó thu đượclợi ích nhiều hơn từ sự lan toả công nghệ Tuy nhiên, kết quả ước lượng lại cho thấykhông có tác động của lan toả công nghệ theo chiều ngang, mà ngược lại, sự có mặtcủa doanh nghiệp FDI lại gây tác động tiêu cực tới DNTN trong cùng một ngành Nhưvậy, có sự lan toả công nghệ giữa doanh nghiệp FDI và DNTN ở các ngành côngnghiệp chế biến Việt Nam thông qua kênh kết hợp và liên kết sản xuất giữa hai doanh
Trang 24nghiệp này Và, mức độ của sự lan toả công nghệ còn phụ thuộc vào khả năng hấp thụcông nghệ của các DNTN.
Nghiên cứu của Nguyễn Quang Hồng (2009) cho rằng đóng góp lớn nhất củaFDI đối với các quốc gia đang phát triển, bởi công nghệ và kỹ năng quản lý hiện đạikhông chỉ nằm lại trong các doanh nghiệp FDI mà còn có tác động lan toả sang cácdoanh nghiệp nội địa thông qua chuyển giao công nghệ, thông qua quá trình di chuyểnlao động giữa hai khu vực, quá trình cạnh tranh, học hỏi và đặc biệt là thông qua quátrình liên kết sản xuất công nghiệp phụ trợ Tuy nhiên, thực tế ở Việt Nam những nămqua, mối liên kết giữa các doanh nghiệp FDI và các doanh nghiệp nội địa thông qua cáckênh kể trên chưa được như mong đợi
Ngành công nghiệp phụ trợ của Việt Nam trong hơn 10 năm qua, mặc dầu đã đạtđược một số thành tựu tích cực, song nhìn chung vẫn chưa được như mong muốn, hầuhết các ngành có phát triển công nghiệp phụ trợ thì tỷ lệ nội địa hoá cứng ở mức thấp,ngoại trừ ngành lắp ráp xe máy (cung cấp khoảng 70% nhu cầu phụ tùng cho các doanhnghiệp lắp ráp)
- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI
Hiện tượng chuyển giá hiện đang diễn ra khá phổ biến trong bối cảnh cuộc cạnhtranh trong kinh doanh ngày càng trở nên gay gắt Vấn đề chuyển giá cũng đang là nộidung thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận, của các chuyên gia kinh tế
Các bài viết tiêu biểu cho vấn đề này có thể kể đến như: Nguyễn Văn Phụng,
Chống chuyển giá: Thực trạng và những vấn đề đặt ra; Đặng Thị Hàn Ni, Thủ thuật chuyển giá của một số doanh nghiệp FDI tại TP.Hồ Chí Minh; Nguyễn Việt Hòa, Một
số điểm cần bàn về chống chuyển giá; Dương Thị Nhi, Chống chuyển giá: Bài toán khó giải; Lê Xuân Trường, Chống chuyển giá ở Việt Nam: Tiếp tục hoàn thiện khung pháp
lý và các điều kiện thực hiện; Phạm Tiến Đạt, Giải pháp chống chuyển giá trong doanh nghiệp FDI; Nguyễn Trọng Thoan, Kinh nghiệm chống chuyển giá trong các doanh nghiệp FDI của Cục Thuế Lâm Đồng; Tạp chí Tài chính, số tháng 5/2011 Vũ Đình Ánh (2012), Chống chuyển giá và một số vấn đề tài chính liên quan đến FDI, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (517); Nguyễn Đình Tài (2013), Chống chuyển giá đối với các doanh nghiệp FDI, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (541).
Có thể nói, hầu hết các bài viết trên đây đều cho rằng hành vi chuyển giá trongcác doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp FDI nói riêng là do xuất phát từ động cơtối đa hóa lợi nhuận của doanh nghiệp; quyền tự do quyết định giá trong các giao dịchcủa các doanh nghiệp; sự khác biệt về môi trường đầu tư, kinh doanh; sự khác biệt về
Trang 25chính sách, pháp luật, thể chế giữa các quốc gia, Cách thức hay thủ thuật chuyển giáđiển hình của các doanh nghiệp FDI là: (i) chuyển giá nhờ bóp méo giá đầu vào bằngcách nâng các chi phí yếu tố đầu vào như tiền lương, chi phí quản lý, khấu hao tài sản cốđịnh, lãi tiền vay, giá nhiên nguyên vật liệu, chi phí bán hàng, quảng cáo để giảm sốthuế phải nộp, thậm chí gây ra tình trạng “lỗ giả, lãi thật”, không phải thực hiện nghĩa vụthuế; (ii) chuyển giá nhờ bóp méo đầu ra bằng cách bán sản phẩm, dịch vụ cho doanhnghiệp cùng nhóm lợi ích với giá thấp hơn thị trường, thậm chí nhiều trường hợp bándưới giá thành khi doanh nghiệp mua sản phẩm, dịch vụ được hưởng chính sách ưu đãi
về thuế thu nhập doanh nghiệp
Hành vi chuyển giá trong hoạt động của các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam gâytác động xấu về nhiều mặt Chuyển giá gây thất thu lớn cho ngân sách nhà nước, làmméo mó môi trường kinh doanh, gây bất lợi cho các doanh nghiệp 100% vốn trongnước, thậm chí thôn tính các doanh nghiệp trong nước Chuyển giá còn làm suy giảmhiệu lực quản lý nhà nước và là một trong những nguyên nhân dẫn đến tình trạng nhậpsiêu tăng cao do số lượng ngoại tệ dùng để nhập khẩu nguyên vật liệu luôn lớn hơn sốngoại tệ thu về khi xuất khẩu sản phẩm, vì giá bán ra thấp hơn giá đầu vào Vấn đề nhứcnhối và cũng là thách thức lớn đặt ra trong công tác quản lý nhà nước là làm thế nào đểkiểm soát và hạn chế hiện tượng chuyển giá và trốn thuế của các doanh nghiệp FDI tạiViệt Nam
- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với lao động, việc làm và phát triển nguồn nhân lực
Tác giả Phan Minh Ngọc, cho rằng có sự khác biệt giữa mức lương và các loạichi phí khác, trả cho công nhân ở các doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp tư nhân Tácgiả giải thích lý do vì sao các doanh nghiệp FDI trả lương cao hơn các doanh nghiệp
trong nước Thứ nhất, các doanh nghiệp FDI thường sử dụng công nghệ hiện đại hơn và
tuyển dụng lao động lành nghề hơn so với các DNTN Do đó, tiền lương phải trả cho
công nhân trong các doanh nghiệp FDI thường cao hơn các DNTN khác Thứ hai, các
doanh nghiệp FDI buộc phải trả một mức lương cao hơn tương đối nhằm hạn chế tìnhtrạng bỏ việc của người lao động Mức chênh lệch này đôi khi là cao hơn mức cần có,nếu xét đơn thuần đến chất lượng lao động Ngoài ra, các doanh nghiệp FDI buộc phải
trả lương tối thiểu cao hơn do quy định của pháp luật nước sở tại Thứ ba, do các doanh
nghiệp FDI có những đặc tính khác biệt với các DNTN mà nhờ đó, họ có khả năng đemvốn đầu tư vào sản xuất và kinh doanh một cách có lãi hơn
Cũng theo tác giả Phan Minh Ngọc, một mặt, FDI tạo ra nhiều cơ hội việc làm
hơn (cả việc làm trực tiếp và việc làm gián tiếp) cho lực lượng lao động dư thừa tại khu
Trang 26vực thành thị, mặt khác, với những ưu thế của mình, các doanh nghiệp FDI có khả năng
tuyển mộ, thu hút những nhân viên ưu tú, những lao động có trình độ cao ở các doanhnghiệp nhà nước Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến năng suất của các DNNN, tạothêm nhiều doanh nghiệp bị thua lỗ, và do đó, gián tiếp gia tăng thất nghiệp và bất bìnhđẳng ở thành thị
Bên cạnh đó, còn có rất nhiều công trình nghiên cứu khía cạnh xã hội của vấn đềphát triển nguồn lao động trong các khu công nghiệp nói chung và trong các doanhnghiệp FDI nói riêng Các nghiên cứu này chủ yếu tiến hành khảo sát, đánh giá đờisống, việc làm của người lao động và xem xét các chính sách, pháp luật lao động hiệnhành có phù hợp với thực tiễn đang diễn ra hay không Từ đó, đề xuất, kiến nghị các giảipháp nhằm điều chỉnh, bổ sung cho phù hợp Đáng chú ý trong các công trình nghiên
cứu theo hướng này là: Nguyễn Tiệp (2005), Một số vấn đề về chính sách hoàn thiện tiền lương trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (330); Mạc văn Tiến (2006), Một số vấn đề về việc tham gia bảo hiểm xã hội của các doanh nghiệp ở Việt Nam, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (332); Trần Thị Minh Yến (2007), Đình công , tiền lương - hai vấn đề nổi bật trong lĩnh vực lao động, việc làm ở nước ta hiện nay, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (10); Nguyễn Tiệp (2007), Việc làm và đời sống của người lao động trong các doanh nghiệp có vốn ĐTNN, Tạp chí Nghiên cứu kinh tế, (348); Trần Thị Thu Hương (2010), Xây dựng và áp dụng chính sách an toàn lao động
và đào tạo nghề cho người lao động tịa các khu sản xuất tập trung: kinh nghiệm quốc tế
và bài học cho Việt Nam, Tạp chí Quản lý kinh tế, (35);…
- Những công trình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài với vấn đề môi trường
Phần lớn các công trình mà tác giả có điều kiện tham khảo, bên cạnh việc chỉ ranhững tác động tích cực của FDI thì đều phân tích tác động tiêu cực của FDI đến pháttriển kinh tế, trong đó có một số công trình, bài viết bàn về tác động tiêu cực của FDIđến các vấn đề về môi trường Tiêu biểu cho nhóm các công trình nghiên cứu này là:
+ Diễn đàn doanh nghiệp (2001), Bảo vệ môi trường - Thịnh vượng cho các doanh nghiệp ĐTNN, số 98.
+ Đặng Thị Thu Hoài & Vũ Xuân Nguyệt Hồng (2002), Tác động của đầu tư trực tiếp nước ngoài tới môi trường nước ta: Những điều rút ra từ một cuộc điều tra,
Tạp chí Bảo vệ môi trường, (12)
+ http://www.nea.gov.vn, ĐTNN đi kèm ô nhiễm môi trường: ngăn chặn những
dự án gây ô nhiễm cao, Thời báo kinh tế Việt Nam, số 36, ngày 3/3/2003.
+ Báo Tài nguyên và Môi trường (2005), Sự cố tràn dầu, số 10.
Trang 271.2.2 Tình hình nghiên cứu về đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững và phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ
- Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến phát triển bền vững vùng KTTĐ Bắc Bộ
Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV vùng KTTĐ nói chung
và PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng
+ Các công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV vùng KTTĐ:
Nguyễn Văn Nam (2008) đã đưa ra 2 yêu cầu PTBV các vùng KTTĐ, đó là:PTBV vùng KTTĐ phải nằm trong khuôn khổ PTBV quốc gia và PTBV vùng KTTĐphải được đặt ra cao hơn trên cơ sở những yêu cầu riêng có đối với các vùng KTTĐ với
tư cách là các vùng kinh tế động lực Từ những yêu cầu đó, tác giả đã xây dựng nội hàm
và đưa ra 5 tiêu chí đánh giá PTBV vùng KTTĐ: (i) tăng trưởng kinh tế bền vững vùngKTTĐ; (ii) tính chất và mức độ thực hiện các mối liên kết kinh tế vùng; (iii) khả năngtạo vị thế của vùng KTTĐ trong hệ thống kinh tế trong nước và phân công quốc tế; (iv)tiêu dùng bền vững trong vùng KTTĐ và (v) khả năng chia sẻ cơ hội thực hiện côngbằng xã hội, an ninh chính trị và quốc phòng trong vùng KTTĐ cũng như đối với cácvùng khác trong cả nước
Nguyễn Văn Nam và Lê Thu Hoa (2009) cho rằng sự PTBV của các vùng
KTTĐ đóng vai trò quan trọng trong chiến lược phát triển cơ cấu kinh tế lãnh thổ và ổnđịnh chung của toàn bộ nền kinh tế quốc gia Việc tham khảo kinh nghiệm PTBV cácvùng KTTĐ của một số quốc gia trên thế giới theo các tác giả là rất cần thiết đối vớiViệt Nam Những bài học được rút ra từ nghiên cứu kinh nghiệm PTBV các vùngKTTĐ ở một số quốc gia Châu Á được đề cập đến trong bài viết là: bài học về quanđiểm chiến lược trong phát triển lãnh thổ; bài học về việc lựa chọn phạm vi lãnh thổtrọng điểm; bài học về chức năng và cơ cấu của các vùng trọng điểm; bài học về cơ chếchính sách đối với các vùng KTTĐ; bài học về điều chỉnh chênh lệch vùng và bài học
về vai trò của Nhà nước trong phát triển vùng KTTĐ
Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) cho rằng có 3 nhóm cơ chế chính
sách liên quan đến phát triển vùng KTTĐ ở Việt Nam: nhóm cơ chế chính sách riêngcho các vùng KTTĐ; nhóm cơ chế chính sách áp dụng cho các lãnh thổ đặc biệt theohướng phát triển tập trung và nhóm chính sách chung cho tất cả các vùng lãnh thổ trênphạm vi toàn quốc Ba nhóm chính sách này được các tác giả đánh giá, phân tích trêngóc độ PTBV vùng KTTĐ Cụ thể là thông qua việc đánh giá ảnh hưởng của hệ thốngchính sách đến PTBV vùng KTTĐ về kinh tế, xã hội và môi trường, từ đó, rút ra nhữngnguyên nhân thuộc về cơ chế chính sách PTBV đối với các vùng KTTĐ ở Việt Nam
Trang 28trong giai đoạn vừa qua Đây chính là cơ sở cho nhóm tác giả đề xuất các giải pháp hoànthiện cơ chế, chính sách PTBV các vùng KTTĐ trong thời gian tới
Nguyễn Văn Nam và Ngô Thắng Lợi (2010) khẳng định việc phát triển các vùngKTTĐ là một chính sách quan trọng của Nhà nước, là một giải pháp quan trọng cho môhình phát triển toàn diện ở Việt Nam Mặc dù vậy, khi đánh giá về phát triển các vùngKTTĐ ở Việt Nam theo quan điểm “tăng trưởng tập trung, xã hội tiến tới công bằng”, cáctác giả đã chỉ ra một số điểm còn hạn chế như: (i) các vùng KTTĐ chưa thực sự trở thànhđộng lực phát triển kinh tế của cả nước; (ii) mỗi vùng KTTĐ chưa thực sự dựa trên lợi thếhay thế mạnh riêng có của mình để phát triển thành những lợi thế cạnh tranh; (iii) chấtlượng và hiệu quả tăng trưởng của các vùng KTTĐ còn thấp; (iv) tác động lan tỏa về kinh
tế đối với quốc gia còn hạn chế và (v) các chỉ số về phát triển xã hội còn thấp, chưa tíchcực, chưa tương xứng so với yêu cầu đặt ra cho các vùng KTTĐ Những hạn chế nàyđược các tác giả cho rằng xuất phát từ nguyên nhân chủ yếu là cơ chế chính sách PTBVcác vùng KTTĐ còn thiếu, chưa đồng bộ cả về nội dung và thời gian xuất hiện chính sách
Hệ thống chính sách còn nhiều điểm bất hợp lý, chồng chéo, mâu thuẫn, thiếu sự khác biệtgiữa các vùng KTTĐ, chưa đủ mạnh để tạo ra lợi thế cạnh tranh cho các vùng KTTĐ
Ngô Thắng Lợi (2011) đã đi sâu phân tích những khía cạnh thiếu bền vững, nhữngmảng tối trong bức tranh phát triển các vùng KTTĐ ở nước ta trong thời gian qua, từ đókhuyến cáo một số định hướng chính sách cần thiết nhằm đảm bảo sự PTBV các vùngKTTĐ trong thời gian tới Những khía cạnh thiếu bền vững trong phát triển vùng KTTĐtheo tác giả là: chất lượng tăng trưởng các vùng KTTĐ thấp; kém hiệu quả trong thực hiệncác liên kết kinh tế giữa các vùng và các địa phương trong vùng; chưa có hiệu ứng lan tỏatích cực tới các vùng kinh tế khác, nhất là các vùng chậm phát triển; vấn đề ô nhiễm môitrường đang ngày càng trở nên bức xúc đối với các địa phương trong vùng KTTĐ
+ Các công trình nghiên cứu liên quan đến PTBV vùng KTTĐ Bắc Bộ:
Có rất nhiều công trình nghiên cứu liên quan đến vùng KTTĐ Bắc Bộ Trong đó,điển hình là các nghiên cứu do Viện Chiến lược phát triển thực hiện về quy hoạch tổngthể phát triển kinh tế - xã hội địa bàn trọng điểm Bắc Bộ (năm 1995); quy hoạch tổng
thể phát triển kinh tế - xã hội vùng KTTĐ Bắc Bộ thời kỳ 2006-2020 và đề tài Thu thập, xây dựng hệ thống chỉ tiêu và đánh giá tiềm năng, thế mạnh hiện trạng phát triển kinh
tế - xã hội các vùng KTTĐ Việt Nam (năm 2006) Liên quan đến vùng KTTĐ Bắc Bộ còn được nghiên cứu trong cuốn sách của Ngô Doãn Vịnh (2003) "Nghiên cứu chiến lược và quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội ở Việt Nam: học hỏi và sáng tạo"; Nguyễn Xuân Thu, Nguyễn Văn Phú (2006) "Phát triển kinh tế vùng trong quá trình CNH, HĐH”; Luận án tiến sĩ kinh tế của NCS Tạ Đình Thi (2007) với đề tài "Chuyển dịch cơ
Trang 29cấu kinh tế trên quan điểm phát triển bền vững của vùng KTTĐ Bắc Bộ - Việt Nam"
Ngoài ra, còn có rất nhiều bài viết mang tính chất trao đổi về vùng KTTĐ Bắc Bộ như:
Hà Phương (2008), “Phát triển vùng KTTĐ Bắc Bộ”, Tạp chí Kinh tế và Dự báo, (426); Nguyễn Anh (2008), “Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Vướng mắc cần tháo gỡ”, Tạp chí Tài chính, (524); Tạ Đình Thi, “Bàn về phát triển bền vững vùng KTTĐ Bắc Bộ”, http://www.nea.gov.vn; “Vùng KTTĐ Bắc Bộ: Tư duy kinh tế bao giờ đổi mới” và
“Vùng KTTĐ phía Bắc cần phát triển ngành công nghệ cao”, http://vietbao.vn; “Đánh thức vùng KTTĐ Bắc Bộ”, http://congthuonghn.gov.vn;
- Nhóm công trình nghiên cứu liên quan đến đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV
Đỗ Đức Bình và Nguyễn Thường Lạng (2006) đã phân tích, làm rõ vai trò củađầu tư trực tiếp nước ngoài đối với nước đi đầu tư và nước tiếp nhận đầu tư, trên cả haikhía cạnh tích cực và tiêu cực Các tác giả cũng đã chỉ ra những vấn đề kinh tế - xã hộinảy sinh trong thu hút FDI vào Việt Nam trong những năm tới Những vấn đề nảy sinhtrong thu hút FDI được các tác giả đưa ra khá toàn diện và mặc dù, nghiên cứu không đềcập trực diện đến vấn đề FDI với phát triển bền vững, nhưng những đánh giá về ảnhhưởng của FDI đã được xem xét toàn diện trên cả ba trụ cột của phát triển bền vững, đólà: kinh tế, xã hội và môi trường
Trần Thanh Bình (2008) đã làm rõ mối quan hệ giữa vốn FDI đối với PTBV về
xã hội ở Việt Nam, một khía cạnh nghiên cứu mà theo tác giả là chưa có nhiều Trong
đề tài, nghiên cứu về tác động của vốn FDI đến mục tiêu PTBV xã hội ở Việt Nam đượctác giả tập trung nghiên cứu và đánh giá một số tác động chủ yếu, có ý nghĩa quan trọngđối với mục tiêu phát triển bền vững xã hội của Việt Nam, như tạo công ăn việc làm,giảm đói nghèo, vấn đề chênh lệch mức sống, bất bình đẳng xã hội và một số xung độtlợi ích có thể xảy ra từ nguồn vốn này Theo tác giả, tác động của khu vực FDI đối với
các mục tiêu xã hội là mang tính hai mặt (bao gồm cả mặt tích cực và tiêu cực) Một mặt, FDI có xu hướng thúc đẩy tăng năng suất, dẫn đến tăng việc làm, tăng thu nhập cho một nhóm người này, nhưng mặt khác, nó lại dẫn đến thất nghiệp cho một nhóm người
khác Hay FDI thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và giảm nghèo, tuy nhiên, nhóm dễ tổnthương lại có nguy cơ rơi vào tình trạng nghèo hoặc bị tái nghèo do ít có cơ hội hưởnglợi hoặc gián tiếp chịu thiệt hại
Nguyễn Minh Tuấn (2010), một mặt, thừa nhận những đóng góp của FDI đối với
nền kinh tế và cho rằng vốn FDI là một phần quan trọng đối với kinh tế - xã hội của cácquốc gia nói chung và đối với các nước thế giới thứ 3, các nước đnag phát triển như Việt
Nam - nơi mà khả năng tích luỹ vốn còn rất hạn chế Mặt khác, tác giả cũng đi sâu phân
Trang 30tích những tác động ngược lại Những tác động tiêu cực của nguồn vốn FDI đối vớinước tiếp nhận đầu tư và cho rằng nguồn vốn này không phải lúc nào cũng đảm bảo tínhbền vững trong phát triển Để chứng minh cho nhận định này, tác giả liên hệ trường hợpcủa Việt Nam bằng cách xem xét tính bền vững của nguồn vốn FDI trên ba vấn đề lớn làkinh tế, xã hội và môi trường
Đồng tình với quan điểm này của tác giả Nguyễn Minh Tuấn, Phan Minh Ngọc
cho rằng FDI không phải luôn là liều thuốc bổ cho nền kinh tế Theo tác giả, FDI có thể
làm thui chột sự phát triển của ngành nghiên cứu và triển khai trong nước; tạo ra sự cạnhtranh trực tiếp với các doanh nghiệp nội địa trong việc thu hút vốn trong nước; đẩy cácdoanh nghiệp trong nước vào bờ vực phá sản, bị rút khỏi thị trường; bởi sự cạnh tranhgiành độc quyền của các doanh nghiệp FDI bằng sử dụng những chiến lược kinh doanhkhông lành mạnh như phá giá, chèn ép và chuyển giá ngầm
Nghiên cứu Đánh giá chính sách khuyến khích đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm phát triển bền vững ở Việt Nam được thực hiện trong khuôn khổ dự án Hỗ
trợ xây dựng và thực hiện Chương trình Nghị sự thế kỷ 21 của Việt Nam VIE/01/021 doUNDP tài trợ cho Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Vụ Khoa học Giáo dục Tài nguyên Môitrường điều hành Đây là một công trình nghiên cứu có tính hệ thống và khá toàn diện.Phần phân tích tác động, ảnh hưởng của đầu tư trực tiếp nước ngoài trên quan điểm pháttriển bền vững được phân tích một cách toàn diện, chi tiết trên cả ba khía cạnh: kinh tế -
xã hội - môi trường và được phân tích trên hai góc độ: ảnh hưởng trực tiếp của chínhsách đầu tư trực tiếp nước ngoài tới PTBV ở nước ta và ảnh hưởng gián tiếp qua khảnăng bền vững của bản thân nguồn vốn FDI Qua phần phân tích tác động, công trìnhnghiên cứu cũng kết luận rằng FDI ở nước ta có tác động tích cực và tiêu cực về cả kinh
tế, xã hội và môi trường trong mục tiêu PTBV Trong quá trình hoạt động của các dự án
có thể nảy sinh những xung đột về xã hội và môi trường Tuy nhiên, các vấn đề về xãhội và môi trường không phải là cái giá phải trả để thu hút FDI Nghiên cứu cũng chỉ rarằng tác động tích cực của FDI đến vấn đề kinh tế và xã hội là chủ yếu Các tác độngtiêu cực về môi trường là do chưa được các cơ quan quản lý nhà nước và nhà đầu tưquan tâm một cách đúng mức, lợi ích ngắn hạn còn được coi trọng hơn lợi ích dài hạn.Ngoài ra, đa số các tác động tiêu cực về xã hội và môi trường không chỉ là do FDI gây
ra, mà là hậu quả chung của quá trình phát triển, quá trình CNH đất nước
Bộ Kế hoạch và Đầu tư (2012), Đề án Đánh giá thực trạng đầu tư trực tiếp nước ngoài ở Việt Nam và định hướng đến năm 2020.
Đề án cho rằng sau 25 năm Luật ĐTNN đi vào hoạt động, bên cạnh những vaitrò tích cực, Luật này đã bộc lộ nhiều bất cập, đòi hỏi phải có sự điều chỉnh về chính
Trang 31sách sao cho phù hợp với xu thế phát triển Trên cơ sở đánh giá thực trạng thu hút vàquản lý hoạt động FDI của Việt Nam trong những năm qua, Đề án đã đề xuất nhữngđịnh hướng FDI đến năm 2020
Theo đó, về thu hút FDI, định hướng trong thời gian tới sẽ coi trọng hơn đến cơ
cấu và chất lượng; thu hút FDI có hàm lượng carbon thấp hướng tới sự bền vững; ưutiên các doanh nghiệp FDI có công nghệ hiện đại; FDI nhằm phát triển nguồn nhân lựcchất lượng cao, lao động có kỹ năng và tăng cường liên kết với doanh nghiệp trongnước, kết nối chuỗi giá trị và nâng cao chất lượng trong chuỗi giá trị toàn cầu
Về mặt quản lý FDI, Đề án đề xuất thành lập một ban chỉ đạo nhà nước về FDI.
Theo đó, sẽ có một Phó Thủ tướng làm trưởng ban, Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm phó ban
và lãnh đạo một số bộ ngành sẽ là thành viên Mô hình quản lý mới sẽ hạn chế được tìnhtrạng phó mặc, gắn trách nhiệm cho cơ quan quản lý nhà nước, đồng thời nâng cao tráchnhiệm của các cơ quan quản lý chuyên ngành trong việc cùng quản lý FDI dưới sự chỉđạo trực tiếp của Phó Thủ tướng
Nguyễn Xuân Trung (2012) đã đưa ra quan điểm về FDI có chất lượng như sau:
“FDI có chất lượng hay nói gọn hơn là FDI chất lượng là FDI có đóng góp tích cực cho sự phát triển bền vững của nước tiếp nhận đầu tư theo hướng hiện đại, phù hợp với trình độ phát triển của đất nước trong hoàn cảnh và mục tiêu cụ thể”
Trên cơ sở phân tích và đánh giá thực trạng chất lượng FDI của Việt Nam tronggiai đoạn phát triển mới, giai đoạn 2001-2010, theo tiêu chí phát triển bền vững, côngtrình đã đưa ra những quan điểm chiến lược về FDI tại Việt Nam, những yêu cầu vànhững giải pháp nâng cao chất lượng FDI tại Việt Nam trong quá trình thực hiện Chiếnlược phát triển kinh tế - xã hội 2011-2020
1.2.3 Đánh giá chung các công trình đã công bố về FDI theo hướng PTBV
và khoảng trống lý luận, thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
1.2.3.1 Đánh giá chung các công trình đã công bố về FDI theo hướng PTBV
Từ những nghiên cứu tổng quan về FDI theo hướng PTBV của các tác giả trongnước và nước ngoài, có thể rút ra một số kết luận sau đây:
Một là, các công trình nghiên cứu đều tập trung làm rõ và khẳng định FDI có tác
động đến tăng trưởng kinh tế, phát triển kinh tế - xã hội
- Hầu hết các công trình khoa học đều khẳng định FDI có tác động tích cực đến tăngtrưởng, phát triển kinh tế của các nước tiếp nhận đầu tư, đặc biệt là các quốc gia đang pháttriển ở trình độ thấp, luôn thiếu vốn và "khát" vốn đầu tư nhằm thúc đẩy CNH đất nước
- Cũng có những công trình nghiên cứu cho rằng FDI chỉ tác động tích cực đếntăng trưởng, phát triển kinh tế, phát triển xã hội và môi trường với những điều kiện cụ
Trang 32thể Có nghĩa là, các nước đang phát triển, khi tiếp nhận FDI phải đảm bảo sự phát triểntương đối về hệ thống kết cấu hạ tầng, chất lượng nguồn nhân lực, ổn định chính trị vàkhá hoàn thiện về thể chế kinh tế thị trường
- Một số công trình tỏ ra rất thận trọng khi đánh giá tác động của FDI đối với tăngtrưởng, phát triển kinh tế và xã hội và cho rằng, tác động tích cực của FDI đối với tăngtrưởng và phát triển kinh tế, phát triển xã hội chưa thật rõ ràng, thậm chí còn nhấn mạnhmặt tiêu cực của FDI đến phát triển kinh tế - xã hội và tàn phá, huỷ hoại môi trường
Hai là, hầu hết các công trình nghiên cứu mới chỉ dừng lại ở việc đánh giá tác
động của FDI đến từng khía cạnh đơn lẻ của phát triển bền vững Đến nay, hiếm cócông trình nào nghiên cứu một cách toàn diện, sâu sắc và bài bản về vấn đề đầu tư trựctiếp nước ngoài theo hướng PTBV trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường
1.2.3.2 Khoảng trống về lý luận và thực tiễn cần tiếp tục nghiên cứu trong luận án
- Về mặt lý luận: Cho đến nay, hiếm có công trình nào đi sâu nghiên cứu, luận
giải một cách sâu sắc, có tính hệ thống về cơ sở lý luận về đầu tư trực tiếp nước ngoàitheo hướng phát triển bền vững vùng KTTĐ
Theo hướng này, luận án sẽ: (i) Xây dựng khái niệm, đặc điểm và chỉ rõ những yêucầu đối với FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ; (ii) Xác định nội dung và các tiêu chí đánhgiá FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ trên cả ba khía cạnh: kinh tế, xã hội và môi trường;(iii) Làm rõ những nhân tố ảnh hưởng đến FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ; và (iv) Đúcrút những bài học kinh nghiệm về FDI theo hướng PTBV của một số quốc gia Châu Á có thểvận dụng vào điều kiện của Việt Nam nói chung và vùng KTTĐ Bắc Bộ nói riêng
- Về mặt thực tiễn: Mặc dù đã có rất nhiều công trình, bài viết nghiên cứu về tác
động của FDI đến PTBV, song hầu hết các công trình khoa học đã công bố đều tậptrung phân tích, đánh giá tác động của FDI nói chung và tác động của FDI tới mục tiêuPTBV nói riêng ở phạm vi rộng - cấp quốc gia Hiếm thấy công trình nghiên cứu tácđộng của FDI đến BTBV ở một vùng kinh tế cụ thể, đặc biệt là vùng KTTĐ Bắc Bộ
Theo hướng này, trên cơ sở căn cứ vào những đặc điểm tự nhiên, kinh tế - xã hộicủa vùng KTTĐ Bắc Bộ, luận án sẽ: (i) Làm rõ thực trạng tác động của FDI đến PTBV
ở vùng KTTĐ Bắc Bộ, đồng thời chỉ ra những hạn chế và nguyên nhân thuộc về vai tròquản lý của chính quyền trung ương và chính quyền địa phương trong định hướng FDItheo hướng PTBV ở vùng; và (ii) Đề xuất những định hướng và giải pháp chủ yếu nhằmđẩy mạnh FDI theo hướng PTBV ở vùng KTTĐ Bắc Bộ trong thời gian tới
Trang 33Chương 2
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG
PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
2.1 KHÁI NIỆM, ĐẶC ĐIỂM VÀ YÊU CẦU ĐỐI VỚI ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG Ở VÙNG KINH TẾ TRỌNG ĐIỂM
2.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài và đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm
2.1.1.1 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài
Sau chiến tranh thế giới thứ II, đầu tư trực tiếp nước ngoài đã không ngừng tănglên, thu hút sự chú ý của các nhà kinh tế Sự gia tăng dòng vốn FDI đã trở thành một đặcđiểm quan trọng của nền kinh tế hiện đại Do đó, cho đến nay, đã có rất nhiều định nghĩakhác nhau về FDI
Theo Quỹ tiền tệ quốc tế (IMF), FDI được định nghĩa là:
“Một khoản đầu tư với những quan hệ lâu dài, theo đó một tổ chức trong một nềnkinh tế (nhà đầu tư trực tiếp) thu được lợi ích lâu dài từ một doanh nghiệp đặt tại mộtnền kinh tế khác Mục đích của nhà đầu tư trực tiếp là muốn có nhiều ảnh hưởng trongviệc quản lý doanh nghiệp đặt tại nền kinh tế khác đó” [137, tr.31]
Hội nghị Liên Hiệp Quốc về Thương mại và Phát triển (UNCTAD) cũng đưa rađịnh nghĩa về FDI như sau:
“Một đầu tư được coi là đầu tư trực tiếp khi phần sở hữu của nhà đầu tư đủ đểcho phép kiểm soát công ty, còn trong khi đầu tư chỉ cho nhà đầu tư được hưởng khoảnthu nhập nhưng không cho quyền kiểm soát đối với công ty, nói chung được coi là đầu
tư gián tiếp” [92, tr.73]
Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đưa ra định nghĩa về FDI như sau:
FDI xảy ra khi một nhà đầu tư từ một nước (nước chủ đầu tư) có được mộttài sản ở một nước khác (nước thu hút đầu tư) cùng với quyền quản lý tài sản
đó Phương diện quản lý là thứ để phân biệt FDI với các công cụ tài chínhkhác Trong phần lớn trường hợp, cả nhà đầu tư lẫn tài sản mà người đó quản
lý ở nước ngoài là các cơ sở kinh doanh Trong những trường hợp đó, nhàđầu tư thường hay được gọi là "công ty mẹ" và các tài sản được gọi là "công
ty con" hay "chi nhánh công ty” [111]
Trang 34Tổ chức Hợp tác và Phát triển kinh tế (OECD) đưa ra khái niệm:
“Một doanh nghiệp đầu tư trực tiếp là một doanh nghiệp có tư cách pháp nhânhoặc không có tư cách pháp nhân, trong đó nhà đầu tư trực tiếp sở hữu ít nhất 10% cổphiếu thường hoặc có quyền biểu quyết Điểm mấu chốt của đầu tư trực tiếp là chủ địnhthực hiện quyền kiểm soát công ty” [137, tr.31]
Tuy nhiên không phải tất cả các quốc gia nào cũng đều sử dụng mức 10% làmmốc xác định FDI Trong thực tế có những trường hợp tỷ lệ sở hữu tài sản trong doanhnghiệp của chủ đầu tư nhỏ hơn 10% nhưng họ vẫn được quyền điều hành quản lý doanhnghiệp, trong khi nhiều lúc lớn hơn nhưng vẫn chỉ là người đầu tư gián tiếp
Luật ĐTNN tại Việt Nam năm 1987 đưa ra khái niệm:
“Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài đưa vào ViệtNam vốn bằng tiền nước ngoài hoặc bất kì tài sản nào được Chính phủ Việt Nam chấpthuận để hợp tác kinh doanh trên cơ sở hợp đồng hoặc thành lập xí nghiệp liên doanhhoặc doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài theo quy định của luật này” [93, tr.6]
Theo Luật Đầu tư năm 2005 thì:
“ĐTNN là việc nhà ĐTNN đưa vào Việt Nam vốn bằng tiền và các tài sản hợppháp khác để tiến hành hoạt động đầu tư” [56, tr.10] và “Đầu tư trực tiếp là hình thứcđầu tư do nhà đầu tư bỏ vốn đầu tư và tham gia quản lý hoạt động đầu tư” [56, tr.8]
Mặc dù còn có nhiều cách diễn đạt khác nhau về định nghĩa FDI, song có thểthấy, hầu hết các tổ chức, các nhà kinh tế đều thừa nhận và thống nhất về khái niệm FDI
ở hai điểm: quyền kiểm soát hoạt động kinh doanh và quyền sở hữu khống chế của các nhà ĐTNN Quyền kiểm soát các hoạt động sản xuất kinh doanh chính là lợi thế mà các
nhà đầu tư trực tiếp có được so với các nhà đầu tư gián tiếp nước ngoài Tuy nhiên,quyền kiểm soát kinh doanh lại chịu ảnh hưởng nhất định bởi tỷ lệ sở hữu cổ phần tổithiểu hay quyền sở hữu khống chế của các nhà ĐTNN Tỷ lệ sở hữu cổ phần tối thiểucủa các nhà đầu tư trực tiếp nước ngoài là yếu tố quyết định đến tính chất trực tiếp củacác nhà ĐTNN trong việc đưa ra các quyết định đầu tư và quản trị doanh nghiệp, đượcqui định bởi luật pháp của từng nước Đối với nhiều nước trong khu vực, chủ ĐTNN chỉđược thành lập doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài trong một số lĩnh vực nhất định vàchỉ được tham gia liên doanh với số vốn cổ phần của bên nước ngoài nhỏ hơn 49%;51% cổ phần còn lại do nước chủ nhà nắm giữ Trong khi đó, Luật ĐTNN của ViệtNam cho phép rộng rãi hơn đối với hình thức 100% vốn nước ngoài và qui định bênnước ngoài phải góp tối thiểu 30% vốn pháp định của dự án
Từ những khái niệm và phân tích trên đây, tác giả luận án thống nhất với khái
niệm về FDI như sau: Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc nhà ĐTNN đưa vốn bằng tiền
Trang 35hoặc bất kỳ tài sản nào vào nước tiếp nhận đầu tư để có được quyền sở hữu và quản lý một thực thể kinh tế hoạt động lâu dài ở nước đó với mục tiêu lợi nhuận
Như vậy, qua định nghĩa trên cho thấy bản chất của đầu tư trực tiếp nước ngoài
là đầu tư, là hoạt động tìm kiếm lợi nhuận bằng con đường kinh doanh của chủ ĐTNN.Bởi thế, đầu tư trực tiếp nước ngoài mang đầy đủ những đặc trưng của đầu tư nói chung.Ngoài ra, nó còn có thêm một số đặc điểm quan trọng khác so với các hình thức đầu tưkhác như sau:
Thứ nhất, FDI là loại hình chu chuyển vốn quốc tế trong đó chủ sở hữu vốn đầu
tư là người nước ngoài, tiến hành hoạt động đầu tư ở nước ngoài, có nghĩa là doanhnghiệp tiếp nhận vốn FDI không thuộc quốc gia của chủ đầu tư Đặc điểm này có liênquan đến các khía cạnh về quốc tịch, luật pháp, ngôn ngữ, phong tục tập quán, là cácyếu tố làm tăng thêm tính rủi ro và chi phí đầu tư của các chủ ĐTNN
Thứ hai, FDI gắn liền với việc di chuyển các yếu tố đầu tư ra khỏi biên giới quốc gia Các yếu tố đầu tư có thể là tài sản hữu hình (máy móc, thiết bị, quy trình công nghệ,
bất động sản, các loại hợp đồng và giấy phép có giá trị …), tài sản vô hình (quyền sởhữu tí tuệ, bí quyết và kinh nghiệm quản lý…) hoặc tài sản tài chính (cổ phần, cổ phiếu,trái phiếu, giấy ghi nợ…) Ngoài ra, hoạt động FDI còn bao gồm cả hoạt động chuyểngiao công nghệ, kinh nghiệm quản lý, cơ chế bảo hộ quyền sở hữu của nhà đầu tư Do
đó, đối với từng loại tài sản khác nhau đòi hỏi nước tiếp nhận đầu tư phải có những cơchế, chính sách bảo hộ quyền của chủ đầu tư sao cho phù hợp với tính chất và đặc điểmcủa từng loại
Thứ ba, FDI được thực hiện thông qua việc bỏ vốn thành lập các doanh nghiệp mới ở nước ngoài, mua lại từng phần hoặc toàn bộ doanh nghiệp đang hoạt động hoặc tiến hành các hoạt động hợp nhất và chuyển nhượng doanh nghiệp Điều này cho thấy
tính đa dạng của các hình thức và phương thức đầu tư FDI
Thứ tư, quyền quản lý doanh nghiệp FDI phụ thuộc vào mức độ góp vốn của chủ đầu tư vào vốn pháp định Tỷ lệ sở hữu vốn khống chế này do pháp luật của từng nước
qui định và là yếu tố quyết định tính chất trực tiếp trong việc đưa ra các quyết định đầu
tư và quản trị doanh nghiệp của các nhà ĐTNN Theo đó, FDI sẽ là người chủ sở hữuhoàn toàn hoặc đồng chủ sở hữu với một tỷ lệ góp vốn nhất định, đủ mức khống chế vàtrực tiếp tham gia quản lý hoạt động của doanh nghiệp Trong trường hợp góp 100%vốn pháp định, nhà ĐTNN có toàn quyền quyết định hoạt động sản xuất kinh doanh củadoanh nghiệp Việc đảm bảo tỷ lệ sở hữu ở mức khống chế còn là cơ sở để các doanhnghiệp có vốn ĐTNN trở thành những chi nhánh của các công ty ở nước đầu tư Đây là
Trang 36yếu tố làm tăng tính chất toàn cầu của mạng lưới các công ty đi đầu và tạo cơ sở để cáccông ty đó thực hiện hoạt động chu chuyển vốn, hàng hoá trong nội bộ công ty, tránhđược hàng rào thuế quan, tiết kiệm chi phí giao dịch.
Thứ năm, FDI chủ yếu là hoạt động đầu tư của tư nhân với mục tiêu cơ bản là lợi nhuận Vì thế, các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp FDI phần lớn là
những lĩnh vực có khả năng mang lại lợi nhuận cao
Thứ sáu, FDI gắn liền với các hoạt động kinh doanh của các công ty xuyên quốc gia (TNCs) Đây là những tập đoàn có hệ thống các chi nhánh sản xuất ở nước
ngoài, có tiềm lực lớn về vốn, công nghệ, nhãn hiệu sản phẩm có uy tín và danh tiếngtrên toàn cầu; đội ngũ các nhà quản lý có trình độ cao, có khả năng điều hành các hoạtđộng sản xuất và phân phối trên toàn cầu, có năng lực cạnh tranh cao Các nước đangphát triển có thể tiếp cận với các công ty xuyên quốc gia thông qua hoạt động FDI đểthu hút nguồn vốn lớn, công nghệ nguồn, công nghệ hiện đại, trình độ quản lý, cảithiện năng lực cạnh tranh,…
Thứ bảy, FDI là loại hình đầu tư trực tiếp và dài hạn Do đó, vốn FDI là nguồn
vốn tương đối ổn định, bổ sung quan trọng cho vốn đầu tư trong nước ở các nước đangphát triển FDI không phải là vốn vay nên nước tiếp nhận vốn không phải lo trả nợ vàFDI cũng ít chịu sự chi phối, ràng buộc bởi mối quan hệ chính trị giữa nước đầu tư vànước tiếp nhận đầu tư như vốn ODA
2.1.1.2 Khái niệm đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm
- Khái niệm phát triển bền vững vùng KTTĐ
Khái niệm hoàn chỉnh về phát triển bền vững được thống nhất đưa ra tại Hội nghịthượng đỉnh Thế giới về Phát triển bền vững (còn gọi là Hội nghị Rio +10 hay Hội nghịthượng đỉnh Johannesburg) được tổ chức tại Johannesburg, Cộng hòa Nam Phi (năm
2002) Theo đó: PTBV là quá trình phát triển có sự kết hợp chặt chẽ, hợp lý, hài hoà giữa ba mặt của sự phát triển, đó là: phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường nhằm đáp ứng nhu cầu đời sống con người trong hiện tại, nhưng không làm tổn hại đến khả năng đáp ứng nhu cầu của các thế hệ tương lai
Đây là một khái niệm nhằm khẳng định sự phát triển toàn diện được thể hiện ở
cả khía cạnh kinh tế, xã hội và môi trường, với mục tiêu cụ thể là vì con người tronghiện tại mà vẫn phải bảo đảm sự tiếp tục phát triển trong tương lai PTBV là cách thứcphát triển mà loài người đang theo đuổi và hy vọng rằng sẽ giải quyết được nhữngnhược điểm của quá trình phát triển vừa qua trên thế giới Vì thế, PTBV hiện nay đã trở
Trang 37thành xu thế tất yếu trong tiến trình phát triền kinh tế của xã hội loài người và đang làyêu cầu cấp bách của tất cả các quốc gia trên thế giới
Để đạt được mục tiêu phát triển bền vững, mỗi quốc gia, mỗi dân tộc cần phảihoạch định chiến lược PTBV riêng sao cho phù hợp với đặc thù tự nhiên, kinh tế - xãhội, chính trị, văn hóa, của quốc gia mình, song nhất thiết phải giải quyết được banội dung, ba mối quan hệ sau đây: (i) tăng trưởng kinh tế phải đi đôi với đảm bảo cácvấn đề xã hội (tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, đảm bảo ổn định xãhội và nâng cao chất lượng cuộc sống của dân cư); (ii) tăng trưởng kinh tế phải đi đôivới đảm bảo môi trường trong sạch (khai thác hợp lý và sử dụng có hiệu quả tàinguyên thiên nhiên; không gây ô nhiễm và hủy hoại môi trường và không ngừng nuôidưỡng và cải thiện chất lượng môi trường); (iii) tăng trưởng kinh tế đi đôi với đảm bảoquốc phòng, an ninh và an toàn xã hội
Ở Việt Nam, để thực hiện mục tiêu phát triển bền vững đất nước, ngày 7 tháng 8năm 2004, Chính phủ đã ban hành Quyết định 183/2004/QĐ-TTg về Định hướng Chiếnlược phát triển bền vững ở Việt Nam (hay còn gọi là Chương trình Nghị sự 21 của ViệtNam - Agenda - 21 Việt Nam) Theo đó, mục tiêu của Chương trình Nghị sự 21 củaViệt Nam chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở thực hiện đồng bộ Chiến lược PTBV củatừng ngành, từng địa phương, từng vùng lãnh thổ, trong đó đặc biệt nhấn mạnh đến pháttriển bền vững các vùng KTTĐ
Vùng KTTĐ là một bộ phận cấu thành của lãnh thổ quốc gia (bao gồm một sốtỉnh, thành phố nhất định) hội tụ được các điều kiện, yếu tố và tiềm năng (điều kiện tựnhiên, điều kiện kinh tế - xã hội, ) thuận lợi để phát triển với tư cách là vùng động lực,
là đầu tàu có khả năng lôi cuốn, tác động lan tỏa theo hướng tích cực đến các vùng vàtiểu vùng khác, cũng như toàn bộ đất nước
Vùng KTTĐ cũng có những đặc điểm chủ yếu sau đây: [101, tr.440-441]
• Bao gồm phạm vi của nhiều tỉnh, thành phố có đặc điểm khá tương đồngnhau (về vị trí, điều kiện tự nhiên, tiềm năng, thế mạnh, ) Số lượng và phạm vi lãnhthổ của mỗi vùng KTTĐ có thể thay đổi theo thời gian, tùy thuộc vào chiến lược pháttriển kinh tế - xã hội của đất nước
• Hội tụ đầy đủ các điều kiện thuận lợi, tập trung tiềm lực kinh tế và có vị thế hấpdẫn các nhà đầu tư, thể hiện ở sự phát triển vượt trội về kết cấu hạ tầng (giao thông, mạnglưới điện, viễn thông); về chất lượng nguồn nhân lực, về trình độ phát triển kinh tế;
• Có tỷ trọng lớn trong tổng GDP của quốc gia, có khả năng tạo ra tốc độ pháttriển nhanh cho cả nước và có thể hỗ trợ cho các vùng khác
Trang 38• Có khả năng tạo tích lũy đầu tư để tái sản xuất mở rộng; đồng thời có thể tạonguồn thu ngân sách lớn cho đất nước Trên cơ sở đó, vùng KTTĐ không những tự đảmbảo nguồn tài chính cho mình, mà còn có khả năng hỗ trợ cho các vùng khác.
• Có khả năng thu hút những ngành công nghiệp mới và các ngành dịch vụthen chốt, để rút kinh nghiệm về mọi mặt cho các vùng khác trong phạm vi cả nước Từđây, tác động lan tỏa tới các vùng và tiểu vùng xung quanh
Với việc làm rõ khái niệm, yêu cầu của PTBV cũng như đặc điểm riêng có của
vùng KTTĐ, tác giả luận án đưa ra quan niệm về PTBV vùng KTTĐ như sau: PTBV vùng KTTĐ là sự phát triển đảm bảo sự kết hợp chặt chẽ giữa bền vững về kinh tế với bền vững về xã hội và bảo vệ môi trường trong nội tại các vùng KTTĐ và có tác động lan tỏa tích cực đến sự phát triển bền vững của quốc gia Trong phạm vi nghiên cứu
của luận án, PTBV vùng KTTĐ được xem xét trong khuôn khổ một vùng kinh tế hay
là sự PTBV bản thân vùng KTTĐ, bao gồm tính bền vững trong cả ba lĩnh vực: bềnvững về kinh tế, bền vững về xã hội và bền vững về môi trường Tuy nhiên, với tưcách là vùng kinh tế động lực, có vai trò lôi kéo các vùng kinh tế khác, các nội dungPTBV vùng KTTĐ phải được đặt ra với yêu cầu cao hơn, trong đó đặc biệt là yêu cầutính bền vững về kinh tế
Theo quan niệm này, PTBV vùng KTTĐ phải đảm bảo hội tụ 3 nội dung: [79], [47]
+ PTBV vùng KTTĐ về kinh tế: thể hiện ở khả năng sử dụng có hiệu quả các
nguồn lực hiện có của vùng, có khả năng duy trì tăng trưởng kinh tế một cách có hiệuquả trong dài hạn và cao hơn các vùng khác trong cả nước, tạo ra sự chuyển dịch mạnh
mẽ cơ cấu kinh tế theo hướng CNH, HĐH Các tiêu chí đánh giá cho nội dung này baogồm: (i) Tốc độ tăng trưởng kinh tế và qui mô tăng GDP: phải cao hơn so với tốc độtăng trưởng bình quân của cả nước; (ii) Tốc độ tăng trưởng GDP so với tốc độ tăngtrưởng giá trị sản xuất - GO: nếu tốc độ tăng trưởng kinh tế cao hơn tốc độ tăng trưởnggiá trị sản xuất phản ánh một cấu trúc tăng trưởng hợp lý và có hiệu quả; (iii) Hiệu quảđạt được các chỉ tiêu tăng trưởng kinh tế vùng KTTĐ, bao gồm: hiệu quả sử dụng laođộng được tính bằng mức GDP/lao động theo giá hiện hành hoặc theo giá cố định; hiệuquả sử dụng vốn được tính bằng mức đầu tư trên 1 đồng GDP; (iv) Cơ cấu ngành kinh tếtrong vùng KTTĐ: phản ánh trình độ phát triển của vùng
+ PTBV vùng KTTĐ về xã hội: thể hiện ở sự tác động tích cực của kinh tế vùng
đến khả năng giải quyết việc làm, cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của dân cư;khả năng giải quyết các vấn đề xã hội cơ bản cho dân cư trong vùng KTTĐ Tiêu chí
Trang 39đánh giá cho nội dung này bao gồm: (i) Số việc làm được tạo ra trong vùng; (ii) Tỷ lệlao động được đào tạo; (iii) mức thu nhập bình quân đầu người; (iv) Trình độ phát triểngiáo dục, đào tạo, y tế;
+ PTBV vùng KTTĐ về môi trường: thể hiện ở hoạt động của vùng KTTĐ
phải gắn liền với các phương án BVMT trong vùng KTTĐ, đảm bảo khai thác hợp lý
và sử dụng có hiệu quả nguồn tài nguyên thiên nhiên; thực hiện tái sinh nguồn tàinguyên, chống hiện tượng làm suy thoái và gây ô nhiễm môi trường; phát triển kinh
tế luôn gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm giảm thiểu các tác động tiêu cựccủa ô nhiễm môi trường trong quá trình phát triển vùng KTTĐ Các tiêu chí đánh giácho nội dung này bao gồm: (i) Khả năng xử lý chất thải của vùng KTTĐ; (ii) Mức độ
và khả năng thay thế tài nguyên truyền thống bằng tài nguyên do khả năng tri thứccủa con người tạo ra; (iii) Sự phát triển các mô hình công nghiệp sinh thái với cácsản phẩm và chất thải được tái sử dụng
- Khái niệm FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ
Với những đặc điểm riêng có của vùng KTTĐ như đã đề cập trên đây, có thểnói, vùng KTTĐ luôn là tâm điểm trong thu hút các nguồn vốn đầu tư, nhất là nguồnvốn đầu tư trực tiếp nước ngoài Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùng KTTĐcũng có những nét riêng biệt so với đầu tư trực tiếp nước ngoài tại các vùng lãnh thổkhác Cụ thể là: Số lượng và qui mô dự án FDI thường lớn hơn; đối tác đầu tư đa dạng,phong phú với những nền văn hóa khác nhau; đầu tư trực tiếp nước ngoài tại vùngKTTĐ có cơ hội được tiếp cận với các điều kiện thuận lợi thuộc “cơ sở hạ tầng cứng”
và “cơ sở hạ tầng mềm” như điều kiện tự nhiên, trình độ dân trí, chất lượng nguồnnhân lực, thị trường tiêu thụ, nguồn nguyên liệu, hệ thống giao thông vận tải, chínhsách ưu đãi, nên có cơ hội thành công hơn; các dự án đầu tư trực tiếp nước ngoài vàovùng KTTĐ thường liên quan đến các ngành công nghiệp chủ lực, các ngành côngnghiệp mũi nhọn, do đó, góp phần quan trọng trong việc hình thành các ngành côngnghiệp mới và thúc đẩy quá trình CNH cho vùng KTTĐ
Mặc dù vậy, vùng KTTĐ cũng chính là nơi những vướng mắc của nhà ĐTNN,những bất cập của hệ thống chính sách, những nhu cầu mới của nhà đầu tư, những tácđộng tiêu cực của FDI cũng được thể hiện một cách rõ nét nhất ở cả ba khía cạnh củaPTBV là: kinh tế, xã hội và môi trường Điều này đã và đang đặt ra yêu cầu cần phải cómột cơ chế, chính sách quản lý mang tính đặc thù cho các vùng KTTĐ, nhằm hướnghoạt động FDI theo hướng PTBV vùng KTTĐ
Trang 40Từ những phân tích trên đây, theo tác giả luận án, có thể hiểu: Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm là hoạt động đầu
tư của tổ chức, cá nhân nước ngoài vào vùng KTTĐ của nước khác, đáp ứng yêu cầu của quy hoạch, định hướng phát triển vùng đó; có tác động tích cực đến sự phát triển của vùng nhằm đảm bảo kết hợp hài hòa, hợp lý giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và bảo vệ môi trường không chỉ đối với vùng KTTĐ, mà còn tác động lan tỏa đến các vùng khác cả trong hiện tại và tương lai
2.1.2 Đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng kinh tế trọng điểm
Đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng phát triển bền vững vùng KTTĐ mangđầy đủ những đặc điểm của đầu tư trực tiếp nước ngoài thông thường Ngoài ra, nó còn
có những đặc điểm riêng sau đây:
Một là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ mang tính
chủ quan của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và vùng KTTĐ nói riêng
Đầu tư trực tiếp nước ngoài là việc tổ chức, cá nhân nước ngoài bỏ vốn đầu tư vàomột nước với mục tiêu lợi nhuận Do đó, FDI đảm bảo theo hướng PTBV vùng KTTĐ phảiđáp ứng yêu cầu và mục tiêu phát triển của vùng KTTĐ Mục tiêu này lại hoàn toàn do cácnhà hoạch định chính sách đưa ra, dựa trên những điều kiện cụ thể của vùng KTTĐ về điềukiện tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội, các nguồn lực phát triển của vùng KTTĐ
Do đó, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ phụ thuộc vào ý thứcchủ quan của nước tiếp nhận đầu tư nói chung và của vùng KTTĐ nói riêng
Hai là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ hàm chứa
mục tiêu khai thác, sử dụng có hiệu quả các nguồn lực, bao gồm: tài nguyên thiên nhiên,vốn, lao động và khoa học công nghệ ở vùng KTTĐ Theo đó, FDI khi đưa vào triểnkhai hoạt động phải được tính toán dựa trên sức chứa hợp lý của vùng KTTĐ về cácđiều kiện như: cấp nước, đất đai, môi trường, hệ sinh thái, nếu không sẽ dẫn đến sựquá tải trong phát triển vùng KTTĐ, ảnh hưởng đến khả năng cung cấp các nguồn lựcđầu vào cho hoạt động FDI
Ba là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ luôn hướng
tới sự phát triển cân đối, hài hòa giữa phát triển kinh tế, phát triển xã hội và BVMT;tạo sức bật mới, có tác động lan tỏa trong phát triển của vùng KTTĐ tới các vùngkhác trong cả nước
Bốn là, đầu tư trực tiếp nước ngoài theo hướng PTBV vùng KTTĐ hướng đến
việc coi trọng chất lượng hơn là số lượng dự án FDI, có nghĩa là coi trọng những dự án