1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx

107 2,5K 19
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 107
Dung lượng 4,2 MB

Nội dung

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮTBộ TN & MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học CTR : Chất thải

Trang 1

LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành đồ án này em đã nhận được sự chỉ bảo, động viên, cổ vũ nhiệttình của các thầy cô giáo, các cơ quan, gia đình và bạn bè

Trước tiên em xin bày tỏ lòng biết ơn đến Cô TS Hoàng Thị Thu Hương người

đã trực tiếp hướng dẫn, giúp đỡ em hoàn thành tốt đồ án này

Em xin gửi lời cảm ơn đến tập thể quý Thầy, Cô trong Viện Khoa học và Côngnghệ môi trường – Trường Đại học Bách khoa Hà Nội, cùng thầy cô trường Đại họcQuy Nhơn đã tận tình truyền đạt kiến thức trong suốt thời gian em học tập tại trường

Xin chân thành cảm ơn các anh, chị trong Ban quản lý KCN Hòa Khánh TP ĐàNẵng đã chỉ dẫn em trong thời gian thực tập tại KCN

Cuối cùng em xin cảm ơn gia đình, bạn bè đã động viên, giúp đỡ em trong suốtthời gian học tập và làm đồ án tốt nghiệp

Em xin chân thành cảm ơn!

Sinh viên thực hiện

Lâm Mác Sin

Trang 2

1 Hình 1.1 Tình hình phát triển KCN thời gian qua 9

2 Hình 1.2 Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2008 10

3 Hình 1.3 Bản đồ các khu công nghiệp trong cả nước 11

4 Hình 1.4 So sánh giá trị đã đạt được và các chỉ tiêu phát triển KCN đến năm 2015 12

5 Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1 15

6 Hình 1.6 Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo Côngsuất 4500 m3/ ngày đêm 17

7 Hình 1.7 Cầu Sông Hàn biểu tượng cho TP Đà nẵng 18

8 Hình 1.8 Vị trí các KCN trên địa bàn thành phố 20

9 Hình 1.9 Quy hoạch và sử dụng đất KCN Hòa khánh 26

10 Hình 2.1 Sơ đồ làm việc của hệ thống Aeroten 33

11 Hình 2.2 Các bước của bể aeroten hoạt động gián đoạn 39

12 Hình 3.1 Sơ đồ công nghệ xử lý nước thải hiện tại KCN Hòa Khánh 45

13 Hình 3.2 Sơ đồ dây chuyền công nghệ xử lý nước thải đề xuất 49

14 Hình 3.3 Bố trí cao trình hệ thống xử lý nước thải 50

18 Hình 5.1 Sơ đồ nguyên tắc mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN 105

Trang 3

STT Danh mục các bảng Trang

1 Bảng 1.1 Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008 9

2 Bảng 1.2 Tổng lượng nước thải, thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải 14

3 Bảng1.3 Tiêu chuẩn nước thải đầu vào nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1 15

4 Bảng1.4 Tiêu chuẩn nước thải đầu vào KCN Tân Tạo 16

5 Bảng 1.5 Đặc trưng sản xuất các KCN Đà Nẵng và các vấn đề môi trường 21

7 Bảng 1.7 Danh sách một số công ty đang hoạt động tại KCN 25

8 Bảng 1.8 Thông số chất lượng nguồn nước mặt hồ Bàu Tràm 27

10 Bảng 3.1 Yêu cầu đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra 44

11 Bảng 3.2 Thông số đầu vào và yêu cầu nước thải sau khi xử lý 48

12 Bảng 4.1 Thông số tính toán Cống dẫn nước thải 59

13 Bảng 4.2 Thông số tính toán song chắn rác thô 62

15 Bảng 4.4 Thông số tính toán máy lọc rác tinh 64

16 Bảng 4.5 Bảng các thông số tính toán bể điều hoà, tách dầu 67

17 Bảng 4.6 Bảng hiệu quả xử lý ở bể điều hoà, tách dầu  67

18 Bảng 4.7 Thông số tính toán hiệu quả khử BOD và SS 69

19 Bảng 4.8 Thông số tính toán bể lắng ứng với 1 mođun bể lắng 71

20 Bảng 4.9 Thông số công suất hòa tan oxy vào nước thải 77

21 Bảng 4.10 Bảng hiệu quả xử lý ở bể Unitank 80

22 Bảng 4.11 Tổng hợp các thông số tính toán công nghệ 84

23 Bảng 5.1 Các thông số tính toán máy nén khí cho bể Unitank 91

24 Bảng 5.2 Các thông số tính toán máy nén khí cho bể điều hòa 92

25 Bảng 5.3 Các thông số của máy bơm nước hố thu gom sang bể điều hòa 95

26 Bảng 5.4 Các thông số tính toán máy bơm nước từ bể điều hòa sang bể lắng 96

27 Bảng 5.5 Các thông số tính toán máy bơm bùn từ bể lắng sang bể nén bùn 99

28 Bảng 5.6 Các thông số tính toán máy bơm bùn bể Unitank sang bể nén bùn 100

29 Bảng 5.7 Các thông số máy bơm bùn từ bể nén bùn sang máy ép băng tải 101

30 Bảng 5.8 Ước tính chi phí xây dựng các hạng mục công trình 101

31 Bảng 5.9 Ước tính chi phí mua thiết bị 103

33 Bảng 5.11 Ước tính chi phí điện và hóa chất 105

Trang 4

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

Bộ TN & MT : Bộ Tài nguyên và Môi trường

BOD : Biochemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy sinh hóa

COD : Chemical Oxygen Demand – Nhu cầu oxy hóa học

CTR : Chất thải rắn

DO : Dissolved Oxygen – Oxy hòa tan

ĐBSCL : Đồng bằng sông Cửu Long

F/M : Food/ Microorganism – Tỉ số chất nền/ Sinh khối

FDI : Foreign Direct Investment – Đầu tư trực tiếp nước ngoài

HRT : Hydraulic Retention time – Thời gian lưu thủy lực

KCN : Khu công nghiệp

KCX : Khu chế xuất

KTTĐ : Kinh tế trọng điểm

MLSS : Mixed Liquor Suspended Solids – Chất rắn lơ lửng trong hỗn hợp

nước bùnMLVSS : Mixed Liquor Volatile Suspended Solids – Chất rắn bay hơi trong hỗn

hợp nước bùnQCVN : Quy chuẩn Việt Nam

SBR : Sequencing Batch Reactor – Bể Aeroten kết hợp lắng hoạt động gián

đoạn theo mẻTSS : Total Suspended Solids – Tổng chất rắn lơ lửng

VSV : Vi sinh vật

XLNT : Xử lý nước thải

Trang 5

CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ CÁC KHU CÔNG NGHIỆP TRONG CẢ NƯỚC VÀ CÁC VẤN ĐỀ MÔI TRƯỜNG CÓ LIÊN QUAN

I 1 Sự hình thành và phát triển KCN ở nước ta [1]

I.1.1 Sự hình thành và phát triển KCN

Sự ra đời của các KCN gắn liền với đường lối đổi mới, chính sách mở cửa củaĐảng tại Đại hội Đảng lần thứ VI năm 1986 Thời gian qua, thực hiện chủ trương,chính sách của Đảng và Nhà nước về đẩy mạnh phát triển công nghiệp trong tiến trìnhCNH-HĐH đất nước, mỗi KCN đều là đầu mối quan trọng trong thu hút vốn đầu tư,đặc biệt là vốn đầu tư nước ngoài Việc hình thành các KCN đã tạo động lực lớn chophát triển công nghiệp, thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế ở các địa phương, tạo công

ăn việc làm cho người lao động KCN còn góp phần thúc đẩy sự hình thành khu đô thị

mới, các ngành công nghiệp phụ trợ và dịch vụ

Tính đến tháng 10 năm 2009, toàn quốc đã có 223 KCN được thành lập theoQuyết định của Thủ tướng Chính phủ Trong đó, 171 KCN đã đi vào hoạt động, vớitổng diện tích đất 57.264 ha, đạt tỷ lệ lấp đầy trung bình khoảng 46%

Giai đoạn 2006 - 2015, theo quy hoạch đã được Thủ tướng Chính phủ phêduyệt, sẽ ưu tiên thành lập mới 115 KCN với tổng diện tích khoảng 26.400 ha và mởrộng diện tích 27 KCN, nâng tổng diện tích KCN lên khoảng 70.000 ha, phấn đấu tỷ lệlấp đầy trung bình đạt khoảng 60% Theo đó, chỉ trong 3 năm 2006, 2007, 2008, toànquốc đã thành lập mới được 74 KCN với tổng diện tích khoảng 20.500 ha và mở rộngdiện tích của 14 KCN

Các KCN đã có nhiều đóng góp quan trọng trong chuyển dịch cơ cấu và pháttriển kinh tế, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống người dân.Riêng năm 2008, các KCN đã tạo giá trị sản xuất công nghiệp đạt hơn 33 tỷ USD(chiếm 38% GDP cả nước), giá trị xuất khẩu đạt trên 16 tỷ USD (chiếm gần 26% tổnggiá trị xuất khẩu cả nước), nộp ngân sách khoảng 2,6 tỷ USD, tạo công ăn việc làm chogần 1,2 triệu lao động

Phát triển các KCN với mục tiêu tập trung các cơ sở sản xuất công nghiệp, sửdụng hiệu quả tài nguyên và năng lượng, tập trung các nguồn phát thải ô nhiễm vào cáckhu vực nhất định, nâng cao hiệu quả sản xuất, hiệu quả quản lý nguồn thải và bảo vệmôi trường Tuy nhiên, quá trình phát triển KCN đã bộc lộ một số khiếm khuyết trongviệc xử lý chất thải và đảm bảo chất lượng môi trường Trong thời gian tới, việc phát

Trang 6

triển các KCN sẽ làm gia tăng lượng thải và các chất gây ô nhiễm môi trường, nếukhông tăng cường công tác quản lý môi trường thì sẽ ảnh hưởng tới sự tăng trưởng bềnvững của đất nước

Bảng 1.1 Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008

2006

Năm 2007

Năm 2008

Giá trị sản xuất kinh doanh/1ha diện tích đất cho

Trang 7

I.1.2 Sự phân bố các KCN trong nước [1]

Số liệu về số lượng KCN thành lập mới và mở rộng năm 2008 cũng như nhữngnăm trước cho thấy, mặc dù sự phân bố KCN đã được điều chỉnh theo hướng tạo điềukiện cho một số địa bàn đặc biệt khó khăn ở Trung du miền núi phía Bắc (Yên Bái,Tuyên Quang, Hòa Bình, Bắc Kạn ), Tây Nguyên (Đắk Lắk, Đắk Nông, Gia Lai, KonTum, Lâm Đồng), Tây Nam Bộ (Hậu Giang, An Giang, Sóc Trăng ) nhằm phát triểncông nghiệp để chuyển dịch cơ cấu kinh tế, song các KCN vẫn tập trung ở 23 tỉnh,thành phố thuộc 4 vùng KTTĐ (vùng KTTĐ Bắc Bộ, vùng KTTĐ miền Trung, vùngKTTĐ phía Nam và vùng KTTĐ vùng ĐBSCL)

Đến cuối tháng 12/2008, với 167 KCN, tổng diện tích đất tự nhiên đạt 46.825

ha, các KCN thuộc 4 vùng KTTĐ chiếm tới 74,9 % tổng số KCN và 81,8 % tổng diệntích đất tự nhiên các KCN cả Đồng Nai và Bình Dương là những địa phương có sốlượng KCN lớn nhất trong cả nước

Hình 1.2 Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2008.

Vấn đề khó khăn trong quy hoạch phân bố các cụm, KCN hiện nay chủ yếu vẫnnằm trong khâu đất đai, đền bù, suy thoái kinh tế, cơ cấu ngành nghề, việc chuyển đổi

vị trí của một số cụm nằm gần các hồ cung cấp nước sinh hoạt, mạch nước ngầm, vùnggần khu dân Theo ban quản lý các KCN, KCX, đầu tư vào các KCN giảm nguyênnhân chính là do các KCN không có sẵn đất để đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư dothiếu quỹ đất, mặc dù khách hàng không nhiều, trong khi quỹ đất còn nhiều nhưng lạikhông khai thác được do giá đền bù giải tỏa tăng mạnh, giá san lấp mặt bằng lớn

Trang 9

I.1.3 Xu thế phát triển của các KCN [1]

- Kế hoạch đến năm 2010

+ Phấn đấu đến năm 2010 về cơ bản lấp đầy các KCN đã được thành lậptrước năm 2006, thành lập mới một cách có chọn lọc các KCN với diện tích tăng thêm,nâng tổng diện tích các KCN đến năm 2010 lên khoảng 45.000 - 50.000 ha

+ Đầu tư đồng bộ, hoàn thiện các công trình kết cấu hạ tầng các KCN, đặcbiệt là các công trình xử lý nước thải và đảm bảo diện tích trồng cây xanh trong cácKCN theo quy hoạch xây dựng nhằm bảo vệ môi trường và phát triển bền vững

- Kế hoạch đến năm 2015

+ Đầu tư đồng bộ để hoàn thiện các KCN hiện có, thành lập mới một cách

có chọn lọc các KCN với tổng diện tích tăng thêm khoảng 20.000 - 25.000 ha Phấnđấu đạt tỷ lệ lấp đầy các KCN bình quân trên toàn quốc khoảng trên 60%

+ Xây dựng các công trình xử lý chất thải công nghiệp tập trung quy môlớn ở những khu vực tập trung các KCN tại các vùng kinh té trọng điểm

+ Tiếp tục hoàn thiện cơ chế, chính sách khuyến khích đầu tư vào cácKCN, phấn đấu thu hút thêm khoảng 6.500 - 6.800 dự án với tổng vốn đầu tư đăng kýkhoảng trên 36 - 39 tỷ USD, trong đó vốn đầu tư thực hiện khoảng 50%

- Định hướng đến năm 2020

+ Quản lý tốt và có quy hoạch sử dụng hợp lý diện tích đất dự trữ cho.Hoàn thiện về cơ bản mạng lưới KCN trên toàn lãnh thổ với tổng diện tích các KCNđạt khoảng 80.000 ha vào năm 2020

+ Quản lý, chuyển đổi cơ cấu đầu tư phát triển các KCN đã được thànhlập theo hướng đồng bộ hóa

Hình 1.4 So sánh giá trị đã đạt được và các chỉ tiêu phát triển KCN đến năm 2015

Trang 10

I.1.4 Vốn đầu tư [1]

KCN hiện nay là đầu mối quan trọng trong việc thu hút vốn đầu tư trong nước

và FDI

Để thu hút FDI vào các KCN việc cải thiện các KCN chỉ là điều kiện cần, nhưng

chưa đủ Điều kiện nền tảng nhất là nhà nước cần có chính sách thu hút đầu tư như

giảm giá đầu vào nhiên liệu, nguyên liệu, vật liệu, cước viễn thông quốc tế, giá thuê đấtchi phí lưu thông hàng hóa, mà hiện nay Việt Nam cao hơn hẳn các nước trong khuvực, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài (Việt Nam cao nhất tại khu vựcASEAN) Ngoài ra các KCN phải cơ cấu ngành nghề, đầu tư chiều sâu cần quảng báđiểm khác biệt của KCN mình, phát huy ‘‘giá trị cộng thêm” của mình để thu hút đầu

tư các nước trong khu vực, chính sách thuế thu nhập của người nước ngoài (Việt Namcao nhất tại khu vực ASEAN)

Với các doanh nghiệp trong nước mối lo ngại đầu tiên đó là vốn, muốn phát huynguồn nội lực này nhà nước cần có những chính cách ưu đãi về vốn, lãi suất

I.2 Hiện trạng nước thải và xử lý nước thải ở các KCN [1]

I.2.1 Các dạng ô nhiễm chính [1]

- Nước thải: Nước thải từ các KCN có thành phần đa dạng, chủ yếu là các chất

lơ lửng, chất hữu cơ, dầu mỡ và một số kim loại nặng Khoảng 70% trong số hơn 1triệu m3 nước thải/ngày từ các KCN được xả thẳng ra các nguồn tiếp nhận không qua

xử lý đã gây ra ô nhiễm môi trường nước mặt Chất lượng nước mặt tại những vùngchịu tác động của nguồn thải từ các KCN đã suy thoái, đặc biệt tại các lưu vực sông:Đồng Nai, Cầu và Nhuệ - Đáy

- Khí thải: Ô nhiễm không khí ở các KCN mang tính cục bộVấn đề ô nhiễm

không khí tại các KCN chủ yếu là ô nhiễm bụi, một số KCN có xuất hiện ô nhiễm CO,

SO2 và NO2

- Chất thải rắn: Lượng CTR từ các KCN có chiều hướng gia tăng, tập trung

nhiều nhất tại các KCN vùng KTTĐ Bắc Bộ và vùng KTTĐ phía Nam Hiện nay vấn

đề thu gom, vận chuyển và tái chế, tái sử dụng CTR tại các KCN còn nhiều bất cập

I.2.2 Đặc trưng nước thải KCN [1]

Sự gia tăng nước thải từ các KCN trong những năm gần đây là rất lớn Tốc độgia tăng này cao hơn nhiều so với sự gia tăng tổng lượng nước thải từ các lĩnh vựctrong toàn quốc

Trang 11

Bảng 1.2 Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ

các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 [1]

TT Khu vực

Lượng nước thải (m 3 /ngày)

Tổng lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)

Trang 12

I.3 Giới thiệu một số dây chuyền công nghệ xử lý nước thải ở các khu công nghiệp tập trung trong nước [2]

I.3.1 Nhà máy xử lý nước thải tập trung Biên Hòa 1 [2]

I.3.1.1 Giới thiệu và đặc tính nước thải

Nhà máy được xây dựng bởi công ty Glowtech- Singapo với công suất5000m3/ngày đêm, công nghệ và thiết bị tương đối hiện đại, các thiết bị chính nhậphoàn toàn từ nước ngoài với giá trị đầu tư khoảng 42 tỷ đồng Việt nam

Bảng1.3 Tiêu chuẩn nước thải đầu vào nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1

STT Chỉ tiêu Đơn vị Giá trị đầu vào Yêu cầu đầu ra

I.3.1.2 Sơ đồ công nghệ

Hình 1.5 Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1

Trang 13

I.3.1.3 Nhận xét đánh giá ưu nhược điểm

Ưu điểm:

- Là một nhà máy được đầu tư hiện đại, thiết bị chất lượng tốt

- Xây dựng nhà máy kiểu hợp khối và mang kiểu dáng công nghệ hiện đại

- Chất lượng nước thải đạt yêu cầu

- Là một trong số ít các Nhà máy xử lý nước thải tập trung hoạt động hiệu quả vàtương đối ổn định

Nhược điểm:

- Chi phí đầu tư quá lớn : 8.400.000 VNĐ/1 m3 nước thải

- Chi phí vận hành dao động trong khoảng 4000-5000/1 m3 nước thải

- Không sử dụng các thiết bị trong nước, khó khăn trong việc thay thế thiết bị

I.3.2 Nhà máy xử lý nước thải tập trung KCN Tân Tạo [2]

I.3.2.1 Giới thiệu và đặc tính nước thải

Nhà máy xử lý nước thải KCN Tân tạo được xây dựng theo hai giai đoạn, giaiđoạn đầu có công suất 4500m3/ngày đêm, toàn bộ các công trình xử lý được xây dựngbằng BTCT Các thiết bị chính chủ yếu nhập từ Đài Loan với giá trị đầu tư khoảng 16

tỷ đồng Việt nam Tiêu chuẩn nước thải đầu vào được quy định phải xử lý sơ bộ đạttiêu chuẩn loại C, QCVN 24-2009

Bảng1.4 Tiêu chuẩn nước thải đầu vào KCN Tân Tạo

Trang 14

I.3.2.2 Sơ đồ công nghệ

I.3.2.3 Nhận xét đánh giá ưu nhược điểm

Ưu điểm:

-Xây đựng nhà máy kiểu hợp khối, kiến trúc hiện đại

-Chi phí đầu tư trung bình 2.700.000 VNĐ/ m3

- Công nghệ sử dụng là công nghệ tiên tiến kết hợp giưa xử lý Aeroten và SBR-Giảm diện tích quy mô của nhà máy

-Việc vận hành tương đối ổn định và dễ dàng

Trang 15

mà giá thành sẽ khác nhau dẫn đến mức thu phí sẽ khác nhau Hầu hết các KCN hiệnnay đã và đang xây dựng các trạm xử lý nước thải tập trung sử dụng các công nghệ xử

lý bằng phương pháp hiếu khí truyền thống, các thiết bị lắp đặt có thể dạng thiết bịkhuấy trộn bề mặt, thổi khí kéo dài hay dạng Ejector Một số trạm có xây thêm hệthống xử lý sự cố đảm bảo an toàn trong quá trình vận hành Tuy nhiên việc vận hànhcủa các trạm xử lý tập trung này phụ thuộc rất lớn vào hoạt động của các nhà máy nằmtrong KCN và ý thức bảo vệ môi trường của họ đồng thời các KCN tiến hành lắp đặtcác thiết bị để kiểm soát được ô nhiễm từ các nhà máy thải ra để có thể áp dụng đượcnhững mức thu phí, xử phạt phù hợp hay đưa ra những quyết định bắt buộc các nhàmáy xử lý sơ bộ trước khi xả thải vào hệ thống xử lý chung

I.4 Giới thiệu về các KCN của Đà Nẵng, hiện trạng sản xuất và môi trường

Trang 16

mối giao thông nối vùng Châu Á - Thái Bình Dương và Thế giới Từ Đà Nẵng đến thủ

đô Hà Nội 765km về phía Bắc và Thành phố Hồ Chí Minh 964km về phía Nam

Thành phố Đà Nẵng giáp biển Đông với hệ thống Cảng biển Tiên Sa, Sông Hàn,Liên Chiểu nên Đà Nẵng được coi như một thành phố Cảng biển, có những khu du lịch

và nghỉ mát nổi tiếng tại Miền Trung, Đà Nẵng còn là trung điểm của 3 di sản văn hoáthế giới nổi tiếng là cố đô Huế, Phố cổ Hội An, Thánh địa Mỹ Sơn.       

Định hướng phát triển kinh tế - xã hội thành phố Đà Nẵng [3]

- Xây dựng thành phố Đà Nẵng trở thành đô thị hiện đại, văn minh có môi trườngvăn hoá - xã hội lành mạnh

- Tạo ra sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.Tăng tỷ trọng phát triển công nghiệp hướng mạnh vào công nghiệp chế biến, côngnghiệp hàng tiêu dùng phục vụ cho xuất khẩu

- Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường sinh thái nhằm đảm bảo sự pháttriển bền vững của thành phố, bảo vệ sức khoẻ và nâng cao chất lượng cuộc sống chonhân dân

- Gắn tăng trưởng kinh tế với tiến bộ công bằng xã hội Tạo nhiều việc làm chongười lao động, nâng cao trình độ dân trí

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của mọi thành phần kinh tế; đa dạng hoá các loạihình sản xuất kinh doanh; phát huy nội lực, tạo ra môi trường đầu tư thuận lợi thôngthoáng, để thu hút vốn và công nghệ mới từ bên ngoài, tăng cường giao lưu kinh tế vớicác địa phương trong nước và quốc tế

- Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu phát triển;nâng cao trình độ của đội ngũ cán bộ lãnh đạo, tham mưu chính sách, đội ngũ cán bộquản lý doanh nghiệp và công nhân kỹ thuật; có chính sách phát triển sử dụng nhân tài.Coi trọng ứng dụng những thành tựu khoa học công nghệ mới

- Phát triển kinh tế - xã hội bền vững gắn kết với nhiệm vụ bảo vệ quốc phòng,giữ vững an ninh chính trị và trật tự an toàn xã hội

I.4.1.2 Tổng quan về các KCN trên địa bàn thành phố [3]

Thành phố Đà Nẵng hiện nay có 06 KCN tập trung, tổng diện tích là 1.451 ha,bao gồm:

Trang 17

Hình 1.8 Vị trí các KCN trên địa bàn thành phố.

- KCN Hòa Khánh, nằm trên địa bàn quận Liên Chiểu, diện tích 423,5 ha

- KCN Hòa Khánh mở rộng, diện tích 326,52 ha

- KCN Liên Chiểu, năm trên địa bàn quận Liên Chiểu, diện tích 307,7 ha

- KCN Hòa Cầm, nằm trên địa bàn quận Cẩm Lệ, diện tích 266 ha (gồm 2 giaiđoạn: giai đoạn 1 có 137 ha, giai đoạn 2 có 89 ha)

- KCN dịch vụ thủy sản Đà Nẵng (dịch vụ thủy sản Thọ Quang), nằm trên địa bànquận Sơn Trà, có diện tích 77,3 ha

- KCN Đà Nẵng, nằm trên địa bàn quận Sơn Trà, có diện tích 50 ha

I.4.1.3 Tình hình hoạt động của các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng [3]

a Đặc trưng sản xuất của các KCN Đà Nẵng

Trang 18

Bảng 1.5 Đặc trưng sản xuất của các KCN Đà Nẵng và các vấn đề môi trường [1]

Tên

KCN Đặc trưng sản xuất

Vấn đề môi trường không khí

Lượng nước thải thugom được khoảng1/5, 4/5 còn lại dodoanh nghiệp tự xử

lý và chưa đạt yêucầu

Hệ thống xử lý nướcthải 5.000 m3/ngàyĐà

Nẵng

Dệt kim, may mặc,

giày da, sản xuất/lắp

ráp thiết bị điện, điện

tử, nhựa/bao bì thực

phẩm, in ấn

Chủ yếu là khí thải lòhơi, hơi dung môi củaCông ty HữuNghị vàCông ty TNHH Sinaran

Nước thải chủ yếu lànước thải sinh hoạt,hàm lượng ô nhiễmthấp

Hệ thống XLNT250m3/ngày

cơ sở sản xuất ximăng

Lưu lượng thải thấpnhưng thải lượng cácchất ô nhiễm trongnước thải cao; Chưa

có hệ thống xử lýnước

thảiHòa

Hơi axit từ dây chuyền

mạ kim loại, hơi dungmôi, bụi sơn từ côngđoạn sơn, khí độc từ dâychuyền sản xuất nhựa,

Khí thải phát sinh trongquá trình đốt nhiên liệu:

SOx, NOx, CO, CxHy,

Nước thải bị ô nhiễm

do kim loại nặng;Chưa có hệ thống xử

lý nướcthải

Trang 19

b Thu hút đầu tư

Tính đến 31/12/2009, với 6 KCN đang hoạt động đã có 260 doanh nghiệp đượccấp phép với tổng vốn đầu tư trên 4.103 tỷ đồng và 473 triệu USD Các ngành nghềchủ yếu trong các KCN là cơ khí, dệt – may, điện - điện tử, thực phẩm, hàng mỹ nghệ,bao bì, nhựa, gỗ, dược phẩm, hóa chất, giày dép

c Một số giải pháp đối với các KCN trên địa bàn TP Đà Nẵng

- Cần có chính sách hỗ trợ, phối hợp giữa các bộ, ngành, chính quyền địa phươngthực hiện các chế tài khi các chủ đầu tư phát triển hạ tầng không thực hiện đúng tiến độ

về đầu tư và yêu cầu về quản lý nhà nước

- Cần có chính sách cho vay vốn tín dụng, thương mại có hỗ trợ lãi suất với thờigian trả nợ dài hơn cho đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật KCN, KCX

- Cần phối hợp trong công tác xúc tiến đầu tư giữa các bộ, ngành trung ương vớichính quyền địa phương và chủ đầu tư phát triển hạ tầng KCN, KCX

- Cần sớm hoàn thiện thể chế, chính sách quản lý KCN, KCX theo hướng cải cáchhành chính “một cửa”, “một đầu mối” quản lý

I.4.2 Giới thiệu chung về KCN Hoà Khánh.

I.4.2.1 Quá trình hình thành và phát triển

- KCN Hòa Khánh được thành lập theo Quyết định số 3698/QĐ-UB ngày12/12/1996 của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Nam Đà Nẵng (cũ), thuộcphường Hòa Khánh, quận Liên Chiểu, với tổng diện tích ban đầu là 423,5ha do công tyPhát triển và Khai thác hạ tầng KCN Đà Nẵng (Daizico) trực thuộc BQL các KCN vàChế xuất Đà Nẵng thực hiện

- Nằm trên hướng phát triển của thành phố mới Tây Bắc, là cực Bắc của chuỗicông nghiệp Liên Chiểu- Hoà Khánh- Dung Quất

- Thuận tiện giao thông: tiếp giáp quốc lộ 1A cách sân bay quốc tế Đà Nẵng10km, cảng biển Tiên Sa 20km, cảng Sông Hàn 13km, cảng biển Liên Chiểu 5km

- Ranh giới KCN Hoà Khánh:

+ Phía Bắc : giáp với khu dân cư, vùng đất nông nghiệp

+ Phía Nam : giáp với khu dân cư

+ Phía Đông : giáp với Quốc lộ 1A

+ Phía Tây : giáp với chân núi Phước Tường

I.4.2.2 Đặc điểm khí tượng thuỷ văn- địa chất công trình

a Khí hậu

Trang 20

Khí hậu của Hoà Khánh và các vùng phụ cận thuộc Đà Nẵng chịu ảnh hưởngchung của khí hậu khu vực, hình thành hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô: từ tháng 12 đến tháng 8 năm sau, mực nước các dòng sông xuốngthấp, thường gây hạn hán, nóng và dễ gây hoả hoạn

- Mùa mưa: từ tháng 9 đến tháng 12, bão thường là cấp 9, cấp 10 kèm theo mưakéo dài và gây lụt lội

b Nhiệt độ không khí

Nhiệt độ không khí ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình phát tán các chất ô nhiễmtrong khí quyển Ngoài ra, nhiệt độ không khí còn làm thay đổi quá trình bay hơi cácchất ô nhiễm trong không khí và các chất gây mùi hôi khác Theo quan trắc của đài khítượng, Đà Nẵng ở toạ độ 16003 vĩ Bắc với thời gian quan trắc liên tục 50 năm, nhiệt độkhông khí tại khu vực thành phố Đà Nẵng có đặc điểm sau:

- Nhiệt độ trung bình trong năm : 25,70C

- Nhiệt độ cao nhất trong năm : 40,90C

- Nhiệt độ thấp nhất trong năm : 10,20C

- Độ ẩm không khí trung bình năm : 82%

- Độ ẩm không khí cao nhất trong năm : 85,8%

- Độ ẩm không khí thấp nhất trong năm : 75,2%

d Mưa và bốc hơi

Mưa có tác dụng làm thanh lọc các chất ô nhiễm không khí và pha loãng nồng

độ các chất ô nhiễm trong nước Mưa cũng làm cuốn trôi các chất bề mặt và ảnh hưởngquá trình sản xuất của các nhà máy Lượng mưa trung bình nhiều năm tại trạm ĐàNẵng trung bình khoảng 2066mm

e Gió và tần suất gió

Gió có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình phát tán các chất ô nhiễm không khí, tốc

độ gió càng nhỏ thì mức độ ô nhiễm xung quanh nguồn gây ô nhiễm càng lớn Theoquan trắc của đài khí tượng, tại Đà Nẵng:

- Hướng gió thịnh hành mùa hè: gió Đông (tháng 4 đến tháng 9)

Trang 21

f Đặc điểm thuỷ văn khu vực

Bàu Tràm là hồ chứa nước nằm trong khuôn viên KCN Hoà Khánh, có diện tíchkhoảng 61ha, mực nước tại hồ có độ sâu trung bình 1m nước, độ sâu tối đa 1,8 m BàuTràm sử dụng chủ yếu để nuôi trồng thuỷ sản và một phần tưới tiêu, lượng nước ở đâykhoảng 1 triệu m3, là nguồn tiếp nhận nước mưa và một phần nước thải rò rỉ từ KCNHoà Khánh Hiện nay nước ở đây đã có dấu hiệu ô nhiễm nhất là vào mùa khô Ngoài

ra giáp phía Tây Bắc là hồ nhỏ nằm giữa KCN Hoà Khánh -Thanh Vinh Nước tại BàuTràm chảy ra kênh nhỏ dọc theo vùng đất nông nghiệp đến sông Cu Đê rồi chảy rabiển

g Đặc điểm địa hình, địa chất

Địa hình: KCN là khu đất có địa hình tương đối cao, cốt tự nhiên từ 3,5 đến 8,5,KCN tương đối bằng phẳng chủ yếu là vùng đất cát

Địa chất: Cát trắng là thành phần chiếm đa số trong thành phần đất của KCN.Thành phần cơ giới của đất khu vực này là cát tơi, rời rạc, hạt thô, thường khô, ít nước

và có độ phì thấp

I.4.3 Tình hình hoạt động của các công ty trong KCN Hòa Khánh

I.4.3.1 Đặc điểm hoạt động của KCN

Hiện nay, trong KCN đã có hơn 100 đơn vị đang hoạt động (chiếm khoảng 210ha) các dự án khác cũng đang xin phép BQL cấp giấy để hoạt động vì đang kiểm tracác vấn đề môi trường, hệ thống xử lý sơ bộ của nhà máy

KCN Hoà Khánh là KCN tập trung để xây dựng các xí nghiệp sạch, không gây

ô nhiễm môi trường, thuộc ngành công nghiệp nhẹ như cơ khí, lắp ráp, chế biến nônglâm sản, vật liệu xây dựng cao cấp, may mặc, điện tử, sản phẩm sau hoá dầu như bao

bì, nhựa…với nhiều quy mô khác nhau

I.4.3.2 Các ngành ưu tiên kêu gọi đầu tư vào KCN Hoà Khánh:

- Cơ khí, lắp ráp, điện tử, may mặc chế biến nông lâm hải sản

- Sản phẩm sau hoá dầu như bao bì, nhựa. 

- Vật liệu xây dựng cao cấp với nhiều quy mô khác nhau

Trang 22

I.4.3.3 Giá thuê đất đối với các dự án đầu tư mới [3]

Trả một lần cho toàn bộ thời

hạn thuê đất ( trên 40 năm ) 0.40

I.4.3.4 Quy hoạch và sử dụng đất

Hình 1.9 Quy hoạch và sử dụng đất KCN Hòa Khánh.

Trang 23

I.4.3.5 Danh sách một số công ty đang hoạt động tại KCN [3]

Bảng 1.7 Danh sách một số công ty đang hoạt động tại KCN

1 Cty Thủy tinh Vinasin Miền Trung Sản phẩm thủy tinh

2 Công ty TNHH Keyhinge Toys VN Đồ chơi nhựa

3 Công ty TNHH VBL Đà Nẵng Sản xuất bia

4 Công ty TNHH Weixern Sin VN sản xuất và ứng dụng nhũ tương 

5 Công ty Khoáng sản Transcend VN Cát thủy tinh

6 Công ty Vifont Acecook Nước mắm các loại

7 Xí nghiệp sản xuất nhựa đường Nhựa đường

8 Công ty TNHH VN Knitwear Hàng dệt kim

9 Công ty TNHH Daeryang Việt Nam Phụ tùng ô tô xe máy

10 Công ty TNHH Matrix Đà Nẵng Đồ chơi, dụng cụ thể thao

11 Công ty TNHH Lâm sản Việt Lang Sản xuất nội thất

12 Công ty TNHH Điện Tử Việt Hoa Sản phẩm, thiết bị điện tử

13 Công ty VLXD Đông Nguyên Vật liệu xây dựng

14 Công ty TNHH Giấy Vĩnh Nghiệp Sản xuất giấy các loại

15 Công ty TNHH Việt-Nhật Hóa chất xử lý bề mặt kim loại

16 Công ty TNHH Lafien Vi Na Tư vấn thiết kế xây dựng

17 Cty TNHH Daewon-Đà Nẵng May mặc xuất khẩu

18 Công ty Mabuchi Motor Đà Nẵng Động cơ, thiết bị và phụ tùng

29 Công ty TNHH Les Gant VN Sản xuất thiết bị điện tử

20 Công ty Daiwa Việt Nam Dụng cụ câu cá thể thao

21 C.ty TNHH Danang Steel Center Thép, kim loại

22 Công ty TNHH A Zet Việt Nam CNTT, viễn thông, truyền thông

23 Cty LD LS Kim Khánh Nguyên Lâm sản

24 Công ty TNHH Ronhave Funiture Đồ gỗ, trang trí nội thất

25 Công ty TNHH Điện máy Việt Hồng Sản phẩm điện tử, điện lạnh

26 Công ty Liên Doanh Tanda Ô tô và các phụ tùng

27 Công ty TNHH FNT Việt Nam Sản phẩm điện tử

28 Công ty TKR Việt Nam Linh kiện điện tử

Trang 24

I.4.3.6 Phân khu chức năng

-Khu vực để xây dựng nhà máy, kho tàng với diện tích 249,5 ha gồm:

+ Khu phía Nam bố trí các nhà máy may mặc, điện, điện tử

+ Khu phía Tây bố trí các nhà máy cơ khí, vật liệu xây dựng, kho tàng.+ Khu phía Tây Bắc bố trí các nhà máy hóa chất

+ Khu phía Đông bố trí các nhà máy bao bì, nhựa và chế biến nông lâm hải sản

- Đất xây dựng hạ tầng kỹ thuật với diện tích 61,5 ha

- Đất công cộng, dịch vụ với diện tích 44 ha gồm:

- Đất dành để xây dựng khối quản lý điều hành KCN với diện tích là 19,5 ha;

- Đất xây dựng các công trình dịch vụ: Trung tâm đào tạo và chuyển giao côngnghệ, trưng bày quảng cáo sản phẩm công nghiệp, dịch vụ khách sạn y tế- thể dục thểthao, dịch vụ giải trí khác

- Đất cây xanh, mặt nước chiếm diện tích 68,5 ha toàn KCN trong đó đất câyxanh có diện tích là 30 ha

I.4.4 Hiện trạng môi trường tự nhiên KCN

I.4.4.1 Tài nguyên nước mặt

Hiện tại Bàu Tràm nơi tập trung nước tiếp nhận nguồn nước mưa cùng vớilượng lớn nước thải sản xuất từ các nhà máy nên hồ ngày có hiện tượng ô nhiễm nặng.KCN Hòa Khánh và vùng dân cư lân cận sử dụng nguồn nước ngầm nông tại chổ vìvậy trong mùa khô hồ có hiện tượng khô cạn nước làm cho hồ càng ô nhiễm hơn

Theo số liệu khảo sát của Ban quản lý KCN Hòa Khánh được trình bày trongbảng sau đã cho thấy nguồn nước mặt đang bị ô nhiễm

Bảng 1.8 Thông số chất lượng nguồn nước mặt hồ Bàu Tràm

STT Chỉ tiêu phân tích Phương pháp Đơn vị Giá trị

Trang 25

I.4.4.2 Tài nguyên nước ngầm

Nước ngầm ở KCN Hoà Khánh có trữ lượng lớn Nguồn nước ngầm rất cầnthiết cho hoạt đông của các công ty cũng như khu vực dân cư ở đây Hiện tại nguồnnước ngầm này đang được khai thác cho sinh hoạt của dân cư trong khu vực, và nhiềunhà máy đang sử dụng nước ngầm cho mục đích sản xuất Tuy nhiên nguồn nước ngầm

ở khu vực này có dấu hiệu ô nhiễm sắt vì vậy cần phải xử lý triệt để trước khi sử dụng

và hạn chế khai thác quá mức nguồn nước ngầm làm cho nguồn nước ngầm tại đây bịmặn xâm nhập

I.4.4.3 Tài nguyên sinh vật

Do đặc điểm của vùng cát trắng nêu trên nên các giống loài sinh vật tự nhiên ít

có điều kiện sinh tồn và phát triển trong khu vực công nghiệp này Thực vật trên cạnchủ yếu là một số loài cây trồng như bạch đàn, phi lao, một số ít cây ăn quả, cỏ dại vớimột số lượng không lớn và phân bố không đều Trong KCN nhân dân có trồng lúa vàhoa màu ở các mảnh ruộng cạnh bàu Tràm

Thực vật thuỷ sinh sống chủ yếu ở bàu Tràm chiếm đa số về sinh vật lượng làcác tảo đơn bào và đa bào Ngoài một số loài cá địa phương có sẵn, trong bàu còn cóthêm một số loại cá nuôi như: mè, trê, gáy

I.4.5 Cơ sở hạ tầng

1.4.5.1 Hệ thống cấp điện, thông tin liên lạc

- Nguồn điện: Phụ tải điện được tính toán là 145 MW Nguồn điện sẽ được lấy từtrạm 200KV/110KV Hòa Khánh, gồm 2 máy biến áp chính, mỗi máy 125MVA

(Nguồn điện lấy từ trạm 500KV/220KV Cầu Đỏ)

- Lưới điện: Gồm mạng lưới điện 110KV và 220KV

- Thông tin liên lạc: Uớc tính 5.000 số, đợt đầu dự kiến lắp đặt 1.000 số

Địa điểm lắp đặt tổng đài tại trung tâm điều hành KCN

Chủ đầu tư: Ngành bưu điện

1.4.5.2 Hệ thống cấp nước

a Nhu cầu dùng nước

Nhu cầu dùng nước của KCN:

QKCN = q.W Với: q : là tiêu chuẩn dùng nước cho một ha đất KCN

W : là diện tích của KCN

Trang 26

Bảng 1.9 Nhu cầu dùng nước của KCN [3]

Năm Tiêu chuẩn dùng cho 1ha

Trong diện tích giới hạn của khu vực, nước ngầm có hai tầng và tương đối sâu

Tầng chứa nước Halocen: Đây là tầng chứa nước khá phong phú, bề dày 10 20m,

lộ hàm khắp vùng ven biển vịnh Đà Nẵng, độ giàu nước giảm dần về phía Tây Nướcngầm ở khu vực này thường bị nhiễm mặn

Tầng chứa nước Pleistocen: Tầng chứa nước này có độ dày 4.2 34.1m, có khảnăng chứa nước tốt ở tầng nước nông từ 25 ÷ 50m Lưu lượng từ 30 ÷ 40m3/h cho mộtgiếng khoan Chất Lượng nước có một số chất hữu cơ, không có chất độc hại nào Mực nước ngầm cao nhất vào mùa mưa, thay đổi từ 50 80 cm và cao nhất vàotháng 11 Mức nước ngầm thấp nhất vào mùa khô (tháng 1 8) giá trị trung bình khoảng

200 cm

- Nước suối:

+ Suối Kim liên: ( còn gọi là suối Lương )

Con suối này bắt nguồn từ chân đèo Hải Vân chảy xuống Biển phía Đông Nam,thuộc khu vực Bắc Hòa Hiệp, Kim Liên, Đà Nẵng

Lưu vực này rộng khoảng12.5km2

Lòng suối hẹp có mặt cắt ngang là 10m, chiều dài con suối ngắn khoảng 3,5kmLưu lượng: • Về mùa mưa từ 5000 ÷ 7000m3/ngđ

• Về mùa khô khoảng 3000m3/ngđ

+ Suối khe Ram – Hội Yên:

Con suối này nằm ở sườn phía Tây cách KCN khoảng 10km Bắt nguồn từ dãynúi Bạch Mã chảy về, đây là dãi núi cấm của Quốc gia, có thảm thực vật xanh tươi, khảnăng giữ nước tốt

Lưu vực suối khoảng 17km2, có cao trình 60m

Lưu lượng khai thác ổn định khoảng 4000m3/ngđ

Chất lượng nguồn nước rất tốt

Trang 27

- Nước sông Cu Đê:

Con sông này bắt nguồn từ dãy núi Bạch Mã và chảy song song với dãy núi đó từTây sang Đông, đổ ra biển ở phía Đông Nam của KCN Con sông này có lưu lượng lớnnhất so với khu vực Liên Chiểu, Hòa Khánh

Thượng nguồn nhỏ, dốc, bắt nguồn từ hai con sông Nam và sông Bắc, cao trình ởkhoảng +18m Đoạn kế đến dài khoảng 7km, có nhiều ghềnh thác, độ chênh mực nước

là +7m

Hạ lưa từ cửa sông đến Hòa Bắc dài 12km, đoạn này rộng bằng phẳng nhưngnguồn nước bị nhiễm mặn, chịu ảnh hưởng của chế độ thủy triều

Nguồn nước này chỉ cho khai thác tốt ở thượng nguồn cách 16km đến 20km

- Nguồn nước lấy từ Đà Nẵng:

Hiện tại phía Nam phường Hòa Hiệp đang dùng nguồn nước cấp của công ty ĐàNẵng, được lấy từ hai nhà máy cấp nước là Cầu Đỏ và Sân Bay Đây là nguồn nước đãđược xử lý, đảm bảo về chất lượng cũmg như số lượng

I.4.6 Hiện trạng hệ thống thu gom và thoát nước ở khu vực

I.4.6.1 Tình hình hoạt động mạng thu gom và thoát nước mưa

- KCN hiện có hệ thống thu gom nước thải và hệ thống thoát nước mưa riêng biệt

- Hệ thống thu gom nước mưa tương đối hoàn thiện với hệ thống tuyến cống thugom được xây dựng vững chắc Các tuyến thu chính dọc các đường bảo đảm việc thugom toàn bộ tiểu khu sau đó đổ vào tuyến chính sau thoát ra mương, ra sông Cu Đê

- Một số lưu vực tại cổng vào khu công nghiêp được thu gom cho chảy vào hệthống thoát nước mưa thành phố chạy dọc theo quốc lộ 1A

- Tại lưu vực hồ bàu Tràm thì các cống được thu gom cho đổ vào hồ

- Nước thải sau xử lý của trạm xử lý tập trung được đổ chung vào hệ thống thoátnước mưa và đổ ra sông Cu Đê

I.4.6.2 Tình hình hoạt động mạng thu gom và thoát nước thải

Hiện tại KCN Hòa Khánh có hệ thống thu gom nước thải riêng bảo đảm việc thugom toàn bộ lượng nước thải khu vực Tuy nhiên hệ thống hoạt động chưa hiệu quả vàlượng nước thải phần lớn vẫn được đổ trực tiếp vào cống thoát nước mưa rồi thải rakênh Mặc khác khu vực phía Đông Nam của Bàu Tràm thì hệ thống thu gom nước thảichưa được thiết kế và phía Bắc chưa có hệ thống thu gom, vì vậy cần được bổ sung đểđảm bảo thu gom hết Lượng nước thải này thải trực tiếp ra cống hở KCN gây mùi hôiảnh hưởng đến môi trường khu vực Tại tuyến cống dọc đường số 09 vào những giờ

Trang 28

cao điểm thì lượng nước thải lớn có màu, mùi thải trực tiếp vào Hồ Bàu Tràm gây ảnhhưởng lớn đến chất lượng nước hồ.

Hệ thống thu gom và thoát nước thải của toàn bộ KCN, xây dựng và đi vào hoạtđộng vẫn được tốt, cần có những phương án cải tạo xây dựng mới nhằm thu gom đượchết lượng nước thải trong khu vực đồng thời tạo mỹ quan, không phát sinh mùi, đảmbảo môi trường xanh sạch đẹp

Trang 29

CHƯƠNG II

CƠ SỞ LÝ THUYẾT PHƯƠNG PHÁP XỬ LÝ NƯỚC THẢI

TẬP TRUNG KCN HÒA KHÁNH

II.1 Các phương pháp xử lý nước thải [3]

Nước thải từ KCN cũng được xử lý qua các bước XLNT thông thường bao gồm:

- Xử lý cơ học

- Xử lý hoá học

- Xử lý hoá lý

- Xử lý sinh học

II.1.1 Phương pháp xử lý cơ học

Phương pháp xử lý cơ học gồm những quá trình mà khi nước thải qua đó sẽkhông sẽ thay đổi tính chất hóa học và sinh học của nó, xử lý cơ học nhằm nâng caohiệu quả của các bước xử lý tiếp theo Phương pháp được sử dụng để tách các chấtkhông hoà tan và một phần các chất ở dạng keo ra khỏi nước thải Những công trình xử

lý cơ học bao gồm:

II.1.1.1 Song chắn rác, lưới lọc

Mục đích của phương pháp này là tách tất cả các tạp vật kicks thước lớn có thểgây ra sự cố trong quá trình vận hành hệ thống XLNT như bơm, đường ống hoặc kênhdẫn Đây là bước quan trọng đảm bảo an toàn và điều kiện làm việc thuận lợi cho cả hệthống, rác từ song chắn được đem chon lấp hoặc chuyển tới bể phân huỷ cặn

Nhận xét: Áp dụng cho KCN Hòa Khánh: Trong công trình xử lý nước thải của

KCN Hòa Khánh sử dụng cả song chắn rác thô và lọc tinh để đảm bảo an toàn cho cácthiết bị bơm và loại bỏ 1 phần rác có kích thước lớn và cặn lơ lửng

II.1.1.2 Bể lắng cát và tách dầu mỡ

- Bể lắng cát: Với mục đích đặt sau song chắn, lưới chắn và đặt trước bể điều hòa

nhằm loại bỏ cặn thô, nặng như cát, sỏi, mảnh vỡ thủy tinh, tro tàn than vụn, bảo vệ cácthiết bị cơ khí dễ bị mài mòn, giảm căn nặng ở các công đoạn xử lý theo Theo nguyêntắc chuyển động của nước ở trong bể lắng, phân biệt như sau: Bể lắng ngang, lắng cát

có dòng chảy xoáy, bể lắng ly tâm, bể lắng sục khí

- Bể tách dầu mỡ: Mục đích của thiết bị này là tách lượng dầu mỡ có lẫn trong

nước thải đảm bảo an toàn cho công đoạn xử lý sinh học tiếp theo Do dầu mỡ có thểlàm bít các lỗ hổng ở vật liệu lọc, ở phin lọc sinh học và làm hỏng cấu trúc bùn hoạttính trong aeroten

Trang 30

Tách dầu mỡ theo nguyên tắc sử dụng cần gạt thu dầu mỡ nổi vào một ngăn kếthợp trong bể lắng

Nhận xét: Bể tách dầu sử dụng trong Công trình XLNT của KCN Hòa Khánhnhằm tách lượng dầu mỡ có trong nước thải, bể sẽ xây dựng kết hợp với bể lắng ngang

II.1.1.3 Bể điều hoà lưu lượng và chất lượng

Bể điều hoà đảm bảo cho các công trình xử lý làm việc ổn định và đạt được giá trịkinh tế khi lưu lượng và chất lượng nước thải từ cống thu gom chảy về trạm xử lýthường xuyên dao động

Bể điều hoà lưu lượng-chất lượng phải có đủ dung tích để điều hoà lưu lượng,chất lượng Bên trong thường có hệ thống thiết bị khuấy để đảm bảo sự xáo trộn đềutrong toàn bộ thể tích

Bể điều hoà lưu lượng: đòi hỏi đủ dung tích điều hoà lưu lượng, bên trong khôngcần - thiết bị khuấy trộn nhưng cần thiết bị vớt vật nổi và bọt

Nhận xét: Với KCN Hòa Khánh cần phải có bể điều hòa để ổn định về lưu lượng

và chất lượng nước đảm bảo cho các công trình xử lý sinh học tiếp theo

II.1.1.4 Bể lắng

Bể lắng dùng trong xử lý nước thải được thiết kế để loại bỏ ra khỏi nước ba loạichất rắn khác nhau: Cặn cứng(cát), chất rắn lơ lửng, bông cặn

- Có thể phân loại các loại bể lắng như sau:

+ Theo chế độ làm việc: Bể lắng hoạt động gián đoạn và liên tục

+ Theo chiều nước chảy trong bể: Bể lắng ngang, bể lắng đứng, bể lắng radian

Bể lắng có cấu tạo mặt bằng là hình chữ nhật hay hình tròn được thiết kế để loại

bỏ bằng trọng lực các chất rắn có trong nước theo dòng chảy liên tục vào bể và ra bểtách các chất lơ lửng có trọng lượng riêng khác với trọng lượng riêng của nước thải Nhận xét: Đối với công trình xử lý nước thải của KCN hòa Khánh ta có thể sửdụng bể lắng ngang vì hàm lượng cặn lơ lửng,cát trong nước thải tương đối lớn hiệuquả tách cặn cao, đảm bảo diện tích để xây dựng

II.1.2 Phương pháp xử lý hoá học

Thực chất của phương pháp xử lý hoá học là đưa vào nước thải chất phản ứng,phản ứng với các tạp chất bẩn, biến đổi hoá học và tạo cặn lắng hoặc tạo chất hoà tannhưng không độc hại, không gây ô nhiễm môi trường

Phương pháp xử lý hoá học thường được áp dụng để xử lý nước thải công nghiệp Tuỳthuộc vào điều kiện địa phương và điều kiện vệ sinh cho phép, phương pháp xử lý hoá

Trang 31

học có thể hoàn tất ở giai đoạn cuối cùng hoặc chỉ là giai đoạn sơ bộ ban đầu của việc

xử lý nước thải

II.1.2.1 Phương pháp trung hoà

Dùng để đưa môi trường nước thải có chứa các axit vô cơ hoặc kiềm về trạng tháipH=6.5¸8.5 Trung hoà nước thải có thể thực hiện bằng nhiều cách như trộn nước thảichứa axit và nước thải chứa kiềm, cho thêm hoá chất vào nước thải, lọc qua lớp vật liệulọc có tác dụng trung hoà, hấp phụ khí chứa axit bằng nước thải chứa kiềm

II.1.2.2 Phương pháp oxy hoá-khử

Để xử lý những loại nước thải chứa các chất vô cơ độc hại hoặc chất khó phânhuỷ sinh học, thông dụng nhất là phương pháp oxy hoá khử Trong quá trình oxy hoá,khử các chất độc hại trong nước thải được chuyển thành các chất ít độc hại hơn vàđược chuyển ra khỏi nước Các phương pháp: Oxy hoá bằng Chlor, peroxit, oxy trongkhông khí, pyroluzit, Ozon hoá

- Phương pháp điện hoá

- Chưng bay hơi

- Trao đổi ion

- Tách bằng màng

Nhận xét: Thông thường các phương pháp này được dùng để xử lý các chất ô nhiễmđặc thù và thường không được áp dụng để XLNT KCN tập trung

II.1.3 Phương pháp xử lý sinh học [5]

Phương pháp sinh học là sử dụng các vi sinh vật để phân giải các chất ô nhiễmhữu cơ có trong nước thải Vi sinh vật sử dụng các chất hữu cơ và một số khoáng chấtlàm nguồn dinh dưỡng để xây dựng tế bào, đồng thời để khai thác năng lượng cho quátrình sống Nhờ hoạt động sống của vi sinh vật, các chất ô nhiễm được chuyển hoá vànước thải được làm sạch

Các quá trình xử lý chủ yếu gồm:

- Quá trình hiếu khí, quá trình kỵ khí

- Quá trình trung gian- anoxic

Trang 32

- Quá trình tùy tiện,

- Quá trình ở ao hồ

Ngoài những quá trình này lại thêm những các quá trình phụ như quá trình sinhtrưởng lơ lửng, sinh trưởng dính bám…

Mục đích của quá trình xử lý sinh học nhằm:

Chuyển hoá những chất hoà tan và những chất dễ phân huỷ sinh học thành nhữngsản phẩm cuối cùng có thể chấp nhận được Hấp phụ và kết tụ cặn lơ lửng và chất keokhông lắng thành bông sinh học hay màng sinh học đồng thời chuyển hoá, khử chấtdinh dưỡng (như Nitơ, Photpho) và trong một số trường hợp, khử những hợp chất vànhững thành phần hữu cơ dạng vết

Quá trình xử lý sinh học trong điều kiện nhân tạo không loại trừ triệt để các loại

vi khuẩn, nhất là vi trùng gây bệnh Vì vậy, sau giai đoạn xử lý sinh học trong điều

kiện nhân tạo cần thực hiện khử trùng nước thải trước khi xả vào môi trường

Quá trình xử lý nước thải có thể chia làm hai quá trình là phân huỷ yếm khí vàtiếp theo là quá trình phân huỷ hiếu khí có thể xử lý trong điều kiện tự nhiên hay trongđiều kiện nhân tạo

II.1.3.1 Xử lý nước thải trong điều kiện tự nhiên

Cơ sở của phương pháp xử lý này là dựa vào hoạt động sống của hệ vi sinh vật

có trong đất, nước mặt để chuyển hoá các hợp chất ô nhiễm

- Xử lý nước thải trong hồ sinh học: thực chất của quá trình xử lý này là sử dụng

khu hệ vi sinh vật ( vi khuẩn, tảo, nguyên sinh vật,…) tự nhiên có trong nước mặt đểlàm sạch nước

- Xử lý nước thải bằng hồ tùy nghi: Hồ sinh học tùy tiện sâu từ 1.5 – 2m Ngoài

tầng hiếu khí phía trên hồ còn có các tầng kỵ khí tùy tiện, kỵ khí lớp bùn cặn lắng phíadưới Thời gian lưu nước trong hồ từ 3 – 5 ngày Ôxi cung cấp cho quá trình chuyểnhóa chất hữu cơ trong hồ chủ yếu là do quang hợp của tảo và khuếch tán từ không khíqua bề mặt hồ

II.1.3.2 Xử lý nước thải trong điều kiện nhân tạo [5]

Trang 33

Tác nhân sinh học:

+ Các nhóm vi khuẩn hô hấp hiếu khí quan trọng như: pseudomonas, Aerobacter

aerogenes, Nitrosomonas vinogradski (đóng vai trò quan trọng trong quá trình nitrat

hoá), Bacillus subtilis (đóng vai trò quan trọng trong quá trình phân huỷ prôtêin),

Flavobacterium và Alacaligenes (đối với nước thải giàu Fe, S).

+ Các nhóm vi khuẩn hô hấp tuỳ tiện: Cellulomonas bizotera (có khả năng oxy hoá xenlluloza), Nitrobacter (có khả năng nitrat hoá), Rhodopseudomonas (sắc tố màu

đỏ làm bùn hoạt tính, trong hệ thông Aeroten có màu hồng), Microthrix, Thiothric

(dạng sợi làm bùn hoạt tính trắng, xốp

+ Các nguyên sinh vật: Trùng roi (Euglena), trùng tơ (Ciliatae) các nguyên sinh

vật này có kích thước lớn (30-50µ) khả năng lắng nhanh, ăn được vi khuẩn, bông bùnkích thước nhỏ, làm nước trong

Yêu cầu đối với tác nhân sinh học: Chủ yếu là các vi khuẩn hiếu khí, chúng phân

giải mạnh các chất hữu cơ, kích thước tương đối lớn để “bông sinh học” lắng nhanh(θ=50-200µ), không sinh các khí gây ô nhiễm môi trường như: H2s, Indol, Scatol,…

+ Oxy hoá các hợp chất hữu cơ không chứa nitơ (Gluxit, hyđrocacbua, pectin,axit hữu cơ, các chất hữu cơ phân tử lượng nhỏ khác…)

C x H y O z N + NH 3 + ( - 5)O 2 C 5 H 7 NO 2 +(x – 5)CO 2 + H 2 O+NH 3 + E

+ Quá trình tự hủy của bùn

Trang 34

+ Oxy hoá các hợp chất vô cơ

S SO4 2- (S có trong các coenzim)

P PO4

Fe2+ Fe3+ (Sự chuyển hoá thành Fe3+ giúp cho ezim tái tạo thườngxuyên )

Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình xử lý sinh học hiếu khí:

+ pH: pH có ảnh hưởng rất lớn đến quá trình oxi hoá các chất ô nhiễm trong

nước thải Dải pH thích hợp là từ 5 – 9 Nếu pH nằm ngoài vùng khoảng 5 – 9 thì sẽlàm giảm tốc độ oxi hoá của bùn hoạt tính pH tối ưu trong khoảng 6.5 – 8.5

+ Nhiệt độ: với đa số VSV, nhiệt độ trong các hệ thống xử lý có thể biến động

từ 16 – 370C, nhiệt độ tối ưu 25 – 300C Khi nhiệt độ tăng thì độ hoà tan của oxi sẽgiảm, còn nhiệt độ thấp thì tốc độ làm sạch nước thải sẽ giảm và quá trình thích nghicủa VSV với môi trường sẽ chậm lại

+ Thành phần và nguồn dinh dưỡng: Tỉ lệ C : N : P tối ưu là 100:5:1 Nếu thiếu

N và P các vi khuẩn dạng sợi thuộc nhóm Microthrix, Thiothrix và Rhodopseudomonas

phát triển được trong môi trường nghèo N, P Các vi sinh vật phát triển mạnh, lấn átcác vi khuẩn hiếu khí khác làm tăng thể tích lắng của bùn Hiện tượng này gọi là hiệntượng phồng bùn Khi đó, bùn xốp, khó lắng, khối lượng bùn tăng nhanh, hoạt lực củabùn giảm đáng kể, cường độ ôxy hoá cũng giảm, chỉ số thể tích lắng của bùn lớn gâykhó khăn cho quá trình tách bùn ở bể lắng thứ cấp

+ Chất độc đối với VSV: các chất độc hữu cơ, vô cơ, đặc biệt là các kim loại

nặng, các iôn halogen có khả năng ức chế, vô hoạt hệ enzim oxi hóa khử ở VSV

+ Hàm lượng các chất lơ lửng (SS ): nếu nồng độ chất lơ lững không quá

100mg/l thì loại hình xử lý thích hợp là bể lọc sinh học và nồng độ không quá 150mg/l

là xử lý bằng aeroten sẽ cho hiệu quả phân huỷ các chất hữu cơ nhiếm bẩn là cao nhất

+ Oxi hòa tan: thiếu oxi hoà tan cũng là một trong những nguyên nhân phồng

bùn do vi khuẩn dạng sợi phát triển Việc cung cấp oxi còn có tác dụng tạo ra độ đồngnhất thiết bị, làm rã các khối bông lớn, giảm các điểm chết trong thiết bị, nâng cao hiệuquả làm sạch và rút ngắn thời gian lưu nước trong hệ thống Độ hoà tan của oxi vàotrong nước phụ thuộc vào phương thức cấp và nhiệt độ, tính chất nước thải, tỷ số F/M(nguồn dinh dưỡng/lượng sinh khối), tốc độ sinh trưởng, đặc trưng hình thái và sinh lýVSV Để đảm bảo tốc độ oxi hoá, độ oxi hoà tan cần đạt ít nhất là 4mg/l

Trang 35

+ Hàm lượng sinh khối (MLSS ) và tỉ lệ F/M: hàm lượng sinh khối trong bể sinh

học hiếu khí thường dao động từ 500 – 3000mg/l

Tỷ lệ F/M (Food/ microorganism = chất thải/ vi sinh vật): là một thông số quantrọng ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng và phát triển của vi sinh vật hiếu khí

Nếu F/M < 1: hàm lượng sinh khối tạo thành ít, kích thước bông bùn tối ưu,bùn lắng nhanh, bể hoạt động hiệu quả

Nếu F/M >1 : vi khuẩn phát triển nhanh, không tạo nha bào nên không kết dínhvới nhau lại thành bông, kích thước bông bùn giảm, bùn khó lắng làm nước ra sau xử

lý không đạt độ trong yêu cầu

Tỷ lệ F/M = 0.5 ÷ 0.7 : Tạo độ ổn định trong quá trình xử lý hiếu khí

- Các dạng xử lý hiếu khí: Các công trình xử lý hiếu khí nước thải tồn tại chủ yếu

dưới hai dạng: bể oxi hoá và lọc sinh học

 Xử lý bằng bể Aeroten:

Nguyên tắc hoạt động:

Hình 2.1 Sơ đồ làm việc của hệ thống Aeroten

Nước thải sau bể lắng đợt I được cấp khí liên tục vào bể cùng với bùn hoạt tínhtuần hoàn Hỗn hợp nước thải và bùn hoạt tính trong bể được khuấy trộn để tiếp xúcvới oxy được cấp bằng hệ thống cấp khí Các vi sinh vật sẽ oxy hoá các chất ô nhiễmhữu cơ có trong nước thải và chuyển hoá thành các khí (CO2, NH3,…) và một phầnsinh khối dưới dạng bông bùn hoạt tính Hỗn hợp bông bùn và nước được dẫn qua bểlắng, bùn được tách ra và được tuần hoàn một phần trở lại bể Aeroten để duy trì hàmlượng sinh khối trong bể

Trang 36

 Bể Aeroten kết hợp lắng hoạt động gián đoạn theo mẻ (SBR -Sequencing Batch Reactor)

Hình 2.2 Các bước của bể aeroten hoạt động gián đoạn

Các giai đoạn hoạt động diễn ra trong một ngăn bể bao gồm: làm đầy nước thải,thổi khí, để lắng tĩnh, xả nước thải và xả bùn dư Trong bước một, khi cho nước thảivào bể, nước thải được trộn với bùn hoạt tính lưu lại từ chu kỳ trước Sau đó, hỗn hợpnước thải và bùn được sục khí ở bước hai với thời gian thổi khí đúng như thời gian yêucầu Quá trình diễn ra gần với điều kiện trộn hoàn toàn và các chất hữu cơ được oxyhoá trong giai đoạn này Bước thứ ba là quá trình lắng bùn trong điều kiện tĩnh Tiếpđến, nước trong nằm phía trên lớp bùn được xả ra khỏi bể Bước cuối cùng là xả lượngbùn dư được hình thành trong quá trình thổi khí ra khỏi ngăn bể, các ngăn bể khác hoạtđộng lệch pha để đảm bảo cho việc cung cấp nước thải lên trạm xử lý nước thải liêntục

Hệ thống aeroten hoạt động gián đoạn SBR có thể khử được nitơ và phốt pho sinhhoá do có thể điều chỉnh được các quá trình hiếu khí, thiếu khí và kỵ khí trong bể bằngviệc thay đổi chế độ cung cấp ôxy Các ngăn bể được sục khí bằng máy nén khí, máysục khí dạng Ejetor hoặc thiết bị khuấy trộn cơ học Chu kỳ hoạt động của ngăn bểđược điều khiển bằng rơle thời gian Trong ngăn bể có thể bố trí hệ thống vớt váng,thiết bị đo mức bùn

Bể aeroten hệ SBR có ưu điểm là cấu tạo đơn giản, hiệu quả xử lý cao, khử đượccác chất dinh dưỡng nitơ, dễ vận hành Sự dao động lưu lượng nước thải ít ảnh hưởng

Trang 37

đến hiệu quả xử lý Nhược điểm chính của bể là công suất xử lý nước thải nhỏ Để bểhoạt động có hiệu quả người vận hành phải có trình độ và theo dõi thường xuyên cácbước xử lý nước thải.

 Xử lý nước thải bằng lọc sinh học

Lọc sinh học là một dạng xử lý hiếu khí, trong đó tác nhân sinh học (VSV ) tạomàng sinh học bám trên bề mặt giá thể (vật liệu lọc)

- Nguyên tắc làm việc:

Các hệ thống lọc thường làm việc theo nguyên tắc ngược chiều:

+ Nước thải được phân phối đều trên bề mặt và thấm qua lớp vật liệu có màngsinh học

+ Lượng oxi cần thiết cho quá trình oxi hoá được cấp vào hệ thống từ đáy thiết

bị một cách tự nhiên hoặc cấp khí cưỡng bức

Ưu nhược điểm khi sử dụng phương pháp hiếu khí:

Nguyên tắc của phương pháp:

Xử lý sinh học bằng vi sinh yếm khí là quá trình phân huỷ các chất hữu cơ, vô cơ

có trong nước thải khi không có oxi, quá trình này dùng để ổn định cặn và xử lý nướcthải công nghiệp có nồng độ COD, BOD cao

Tác nhân sinh học của quá trình này:

+ Là các vi khuẩn kị khí thuộc các nhóm như Pseudomonas, Micrococcus,

Clostridium và vi khuẩn mêtan hoá như các nhóm Methanobacterium, Methanococcus

và Methanosarcina, Methanobacillus, Methanospirillium, Methanothrix.

+ Trong điều kiện không có oxy, các chất hữu cơ có thể bị phân hủy nhờ vi sinhvật và sản phẩm cuối cùng của quá trình này là các khí như mêtan (CH4) và cacbonic(CO2) được tạo thành

Trang 38

+ Để xử lý nước thải người ta sử dụng quá trình lên men khí metan Đó là quátrình phức tạp, diễn ra theo nhiều giai đoạn Cơ chế gồm hai pha: pha axit và pha kiềm(hay pha metan).

+ Trong pha axit: các vi khuẩn tạo axit hoá lỏng các chất hữu cơ sau đó lên men

các chất hữu cơ phức tạp tạo thành các axit bậc thấp như axit béo, cồn, axit amin,ammoniac, glyxerin, axeton, đihydrosunfua, CO2, H2

+ Trong pha kiềm: các vi khuẩn tạo metan chỉ gồm các vi khuẩn yếm khí chuyển

hoá các sản phẩm trung gian trên tạo thành CH4 và CO2

Cơ chế của quá trình xử lý yếm khí

Quá trình phân giải yếm khí các hợp chất hữu cơ thường xảy theo 4 giai đoạn:

+ Giai đoạn 1: Giai đoạn thủy phân các hợp chất hữu cơ

+ Giai đoạn 2: Lên men các axit hữu cơ.

+ Giai đoạn 3: Giai đoạn lên men tạo acid axetic:

+ Giai đoạn 4: Giai đoạn metan hóa:

Các yếu tố ảnh hưởng đến hiệu suất quá trình tạo khí mêtan:

+ Nhiệt độ: Nhiệt độ là yếu tố điều tiết của quá trình Nhiệt độ tối ưu của quá

trình này là 35oC Như vậy quá trình có thể thực hiện ở điều kiện ấm (30-35oC) hoặcnóng (50-55oC) Khi nhiệt độ dưới 10oC vi khuẩn metan hầu như không hoạt động

+ Liều lượng nạp nguyên liệu (bùn) và mức độ khuấy trộn: Nguyên liệu nạp cho

quá trình cần có hàm lượng chất rắn bằng 7 – 9% Tác dụng chủa khuấy trộn là phânphối đều dinh dưỡng và tạo điều kiện tiếp xúc tốt với các vi sinh vật và giải phóng khísản phẩm ra khỏi hỗn hợp lỏng- rắn

+ Tỷ số C/N: Tỷ số C/N tối ưu cho quá trình là (25 – 30)/1.

+ pH: pH tối ưu cho quá trình dao động trong phạm vi rất hẹp, từ 6.5- 8.5 Nếu

pH<6.5 vi khuẩn dạng sợi phát triển, ngăn cản việc tạo bông và làm bùn khó lắng NếupH>8.5 tốc độ trao đổi chất sẽ bị chậm, có thể bị ngừng do vi sinh vật không thể pháttriển ở điều kiện pH này

Ngoài ra phải kể đến ảnh hưởng của dòng vi khuẩn, thời gian lưu cần đủ để đảmbảo hiệu suất khử các chất gây ô nhiễm và điều kiện không chứa các chất độc hoá học,đặc biệt là kim loại nặng ( Cu, Ni, Zn,…), hàm lượng NH3 và sunfua quá dư cùng một

số hợp chất hữu cơ khác

Trang 39

Ưu nhược điểm khi sử dụng phương pháp yếm khí:

Trong giai đoạn tiếp theo KCN Hòa Khánh sẽ mở rộng quy mô, thu hút vốn đầu

tư và các doanh nghiệp vào hoạt động nhiều hơn Để giải quyết được vấn đề nước thảitrong giai đoạn này yêu cầu BQLKCN phải mở rộng trạm và thay đổi công nghệ chophù hợp

Trang 40

CHƯƠNG III

ĐỀ XUẤT CÔNG NGHỆ XỬ LÝ NƯỚC THẢI CHO KCN TẬP

TRUNG HÒA KHÁNH

III.1 Giới thiệu Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hòa Khánh

III.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Trạm xử lý nước thải

Với những quy định nghiêm ngặt trong tiêu chuẩn môi trường hiện tại cùng vớiviệc thu hút đầu tư nước ngoài BQL hạ tầng các KCN đã đầu tư giai đoạn I trạm xử lýnước thải tập trung cho KCN Hòa Khánh nhằm đáp ứng nhu cầu của bộ tài nguyên môitrường và thu hút đầu tư

Trạm xử lý nước thải tập trung KCN Hoà Khánh Tp Đà Nẵng được xây dựngtrên khu đất phía Tây Bắc KCN Trong giai đoạn I này sẽ sử dụng diện tích xây dựng là

7000 m2 khi có nhu cầu tăng công suất, diện tích này sẽ được mở rộng và khi đó côngtrình xử lý nước thải hiện tại cũng sẽ có sự thay đổi để đảm bảo công suất

Công suất của trạm trong giai đoạn I là 5000 m3/ngđ

Những giai đoạn chính phát triển của KCN:

+ Năm 2001-2002: Thời gian thiết kế và phê duyệt

+ 2003 : Khởi công xây dựng

+ 2005: Hoàn thành

+ 2006: Hoạt động thử

+ 2007: Hoạt động chính thức do BQL KCN Hoà Khánh đảm nhận

+ Tháng 7/2009: URENCO đảm nhận

III.1.2 Đặc điểm của nước thải

Do đặc điểm của KCN Hoà khánh là tổng hợp của nhiều nhà máy xí nghiệp sảnxuất và chế biến của nhiều sản phẩm khác nhau nên đặc tính nước thải cũng khác nhau.Nếu mỗi nhà máy phải đầu tư một hệ thống xử lý nước thải hoàn chỉnh, xử lý nước thảiđạt được chỉ tiêu loại B thải ra môi trường thì phải đầu tư một khoản chi phí rất lớn.Nhưng nếu nước thải của tất cả các nhà máy, xí nghiệp thải ra mà không có xử lý sơ bộđạt được một số tiêu chuẩn nhất định, thì trạm xử lý chung cũng không thể nào xử lýđược Do đó không cần phải đầu tư một tư một hệ thồng xử lý nước thải hoàn chỉnh,những nhà máy chỉ cần đầu tư một hệ thống xử lý sơ bộ đơn giản và đạt được các yêucầu chung của nước thải đi vào trạm xử lý lý tập trung

Ngày đăng: 11/03/2014, 10:20

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

5 Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1 15 6 Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
5 Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1 15 6 Hình 1.6. Sơ đồ công nghệ trạm xử lý nước thải KCN Tân Tạo (Trang 2)
6 Bảng 1.6. Bảng giá thuê đất 25 - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
6 Bảng 1.6. Bảng giá thuê đất 25 (Trang 3)
Bảng 1.1. Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008 - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 1.1. Tình hình phát triển KCN qua các năm 2006, 2007, 2008 (Trang 6)
Hình 1.2. Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2008. - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Hình 1.2. Số lượng và diện tích KCN theo vùng kinh tế tính đến hết tháng 12/2008 (Trang 7)
Hình 1.4. So sánh giá trị đã đạt được và các chỉ tiêu phát triển KCN đến năm 2015 - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Hình 1.4. So sánh giá trị đã đạt được và các chỉ tiêu phát triển KCN đến năm 2015 (Trang 9)
Bảng 1.2. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ   các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 [1] - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 1.2. Tổng lượng nước thải và thải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải từ các KCN thuộc các tỉnh của 4 vùng KTTĐ năm 2009 [1] (Trang 11)
Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1 - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Hình 1.5. Sơ đồ công nghệ nhà máy XLNT KCN Biên Hòa 1 (Trang 12)
I.3.2.2. Sơ đồ công nghệ - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
3.2.2. Sơ đồ công nghệ (Trang 13)
Hình 1.8. Vị trí các KCN trên địa bàn thành phố. - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Hình 1.8. Vị trí các KCN trên địa bàn thành phố (Trang 17)
Bảng 1.5.  Đặc trưng sản xuất của các KCN Đà Nẵng và các vấn đề môi trường    [1] - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 1.5. Đặc trưng sản xuất của các KCN Đà Nẵng và các vấn đề môi trường [1] (Trang 18)
Bảng 1.7. Danh sách một số công ty đang hoạt động tại KCN - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 1.7. Danh sách một số công ty đang hoạt động tại KCN (Trang 22)
Hình 1.9. Quy hoạch và sử dụng đất KCN Hòa Khánh. - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Hình 1.9. Quy hoạch và sử dụng đất KCN Hòa Khánh (Trang 22)
Bảng 1.8. Thông số chất lượng nguồn nước mặt hồ Bàu Tràm - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 1.8. Thông số chất lượng nguồn nước mặt hồ Bàu Tràm (Trang 24)
Bảng 1.9. Nhu cầu dùng nước của KCN  [3] - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 1.9. Nhu cầu dùng nước của KCN [3] (Trang 25)
Hình 2.1. Sơ đồ làm việc của hệ thống Aeroten - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Hình 2.1. Sơ đồ làm việc của hệ thống Aeroten (Trang 35)
Hình 2.2. Các bước của bể aeroten hoạt động gián đoạn - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Hình 2.2. Các bước của bể aeroten hoạt động gián đoạn (Trang 36)
Bảng 3.1. Yêu cầu đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra như sau - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 3.1. Yêu cầu đầu vào và tiêu chuẩn đầu ra như sau (Trang 41)
Hình 4-1: Cống dẫn nước thải - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Hình 4 1: Cống dẫn nước thải (Trang 56)
Bảng 4.7. Thông số tính toán hiệu quả khử BOD và SS - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 4.7. Thông số tính toán hiệu quả khử BOD và SS (Trang 65)
Bảng 4.9. Thông số công suất hòa tan oxy vào nước thải     [11] - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 4.9. Thông số công suất hòa tan oxy vào nước thải [11] (Trang 74)
Bảng 4.11.  Tổng hợp các thông số tính toán công nghệ - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 4.11. Tổng hợp các thông số tính toán công nghệ (Trang 80)
Bảng 5.1.  Các thông số tính toán máy nén khí cho bể Unitank - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 5.1. Các thông số tính toán máy nén khí cho bể Unitank (Trang 87)
Bảng 5.2.  Các thông số tính toán máy nén khí cho bể điều hòa - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 5.2. Các thông số tính toán máy nén khí cho bể điều hòa (Trang 88)
Bảng 5.3.  Các thông số tính toán máy bơm nước từ hố thu gom sang bể điều hòa - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 5.3. Các thông số tính toán máy bơm nước từ hố thu gom sang bể điều hòa (Trang 91)
Bảng 5.5.  Các thông số tính toán máy bơm bùn từ bể lắng sang bể nén bùn - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 5.5. Các thông số tính toán máy bơm bùn từ bể lắng sang bể nén bùn (Trang 95)
Bảng 5.9.  Ước tính chi phí mua thiết bị - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 5.9. Ước tính chi phí mua thiết bị (Trang 97)
Bảng 5.8. Ước tính chi phí xây dựng các hạng mục công trình - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 5.8. Ước tính chi phí xây dựng các hạng mục công trình (Trang 97)
Bảng 5.11. Ước tính chi phí điện và hóa chất - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 5.11. Ước tính chi phí điện và hóa chất (Trang 99)
Bảng 5.10. Ước tính chi phí nhân công - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Bảng 5.10. Ước tính chi phí nhân công (Trang 99)
Hình 5.1. Sơ đồ nguyên tắc mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN. - ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP THIẾT KẾ HỆ THỐNG XỬ LÝ NƯỚC THẢI KHU CÔNG NGHIỆP TẬP TRUNG HÒA KHÁNH THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG CÔNG SUẤT 5000 M3/ NGÀY ĐÊM pptx
Hình 5.1. Sơ đồ nguyên tắc mối quan hệ trong hệ thống quản lý môi trường KCN (Trang 101)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w