Tôi họcSEO:Tiếpcận
Page Rankvàxâydựng
Link building–bấtngờ
và cạmbẫy
Tôi họcSEO:TiếpcậnPageRankvàxâydựngLinkbuilding
Đọc và tìm hiểu nhiều hơn về nội dungvà nền tảng site, không ngừng luyện
tập kỹ năng SEO nội dung, tôi cho rằng, như thế đã thành công. Nhưng vào
một buổi sáng rất đẹp trời, tôi nhận được chỉ thị của SẾP: “Tìm hiểu về link
building. Site của mình làm chưa tốt lắm. Bạn anh nói thế!”
Khái niệm Linkbuildingvà những ngày đầu tiếp xúc
Bạn tự học seo bằng những phương pháp seo cơ bản nào? Mỗi người đều có
phương pháp học riêng , nhưng phương pháp học của tôi được kết xuất từ
những thứ đơn giản và kỳ cục trong suy nghĩ của mình. Trước tiên, tôi nói
về cách tiếp xúc khi nghe về link building.
Thú thực là khi tiếp xúc với vấn đề này, tôi vẫn luôn cho rằng, đó là thứ đơn
giản. Có gì khó? Chẳng phải chỉ là tạo liên kết thôi sao. Có gì mà chưa tốt.
Vẽ chuyện…
Như một thói quen, tôi gõ ngay linkbuilding lên google. Vô vàn kết quả
được hiển thị. Và một trong những bài hướng dẫn theo tôi là đã định hướng
cho tôi chính là bản hướng dẫn cực kỳ khô khan của Google.
Internet
vốn dĩ theo nghĩa đen chính là một mạng lưới thông tin cực kỳ dày đặc và
phức tạp. Không đơn thuần chỉ là liên kết giữa các website với nhau, mà còn
là sự trao đổi ngay giữa các trang trong một website. Đối với các bộ máy tìm
kiếm đặc biệt như Google, thì hệ thống link của bạn càng vững chắc, khoa
học bạn sẽ càng thành công.
Link nội và những trăn trở.
Link nội nói đơn giản hơn là các đường dẫn từ một trang này tới một trang
khác. Ban đầu tôi nghĩ, các bài viết từ sản phẩm đến tin tức đã được hệ
thống chung lại theo từng menu rồi thì đó là link đó thôi, còn tạo link gì nữa.
Mà chưa kể là dưới mỗi sản phẩm hoặc bài viết đều có các link mở rộng với
chủ đề hoặc nhóm sản phẩm liên quan. Vậy vẫn chưa được sao?
Câu trả lời là vậy vẫn chưa thực sự tốt. Các SE luôn rất chú trọng vào các
link, vì link là thứ cơ bản để internet có “đất sống”. Bởi vậy, tôi đã rất khổ
sở trong việc chỉnh sửa nội dung từng bài viết, tạo thêm các đường link để
nối các bài lại với nhau. Như vậy khi người dùng đọc một bài họ có thể
muốn đọc một số bài khác liên quan, đó là một kỹ thuật seo onpage mà
không phải tốn công sức để quảng cáo nội dung đó.
Ở đây một bài toán nho nhỏ đặt ra là, đặt bao nhiêu link trong phạm vi một
bài viết? Thực sự tôi không biết là bao nhiêu link thì tốt. Nhưng tôi đặt ra ở
mức là 3 đến 4, và xét theo tâm lý người đọc, tôi đặt các đường link dài hơn
để người đọc dễ nhìn thấy và sẽ click.
Nhưng nếu một bài viết nội dung quá dài thì nên làm thế nào? Suy nghĩ khá
nhiều vàtôi thấy có 2 cách giải quyết, một là tách bài thành nhiều phần
(cách này tôi ưa dùng, vì các bạn cũng biết mỗi bài là một title, và rõ ràng
bạn sẽ có lợi thế ở việc làm nổi title trên SE), và cách thứ hai là tạo các
anchor link ngay trong bài, hay còn gọi là link neo. Cũng phải nói thêm ở
cách đầu nếu làm không tốt (ví dụ như mỗi phần quá ngắn, hay tiêu đề
không thay đổi) bạn rất dễ vấp phải vấn đề trùng thẻ tiêu đề và bị liệt vào
dạng spam. Cách làm 2 thì không gặp phải vấn đề đó nhưng có vẻ sẽ tạo ra
bài viết rất dài, nếu người đọc không kiên nhẫn có thể bỏ giữa chừng, đặc
biệt là khi nội dung không tốt.
Nhưng có thêm một vấn đề nữa ấy là làm thế nào để tối ưu hóa link nội?
Thực ra nói là tối ưu cho nó to tát, chứ thực ra bạn chỉ cần làm vài thao tác
đơn giản ấy là đặt thẻ title cho một link một cách rõ ràng, có nhiều ý nghĩa
mang tính tham khảo. Thế là đủ. Tại sao tôi lại nói về điều này, vì ban đầu
khi tạo link nội thẻ title cho link gần như tôi không chú ý đến. Sau một thời
gian tìm hiểu tôi mới “ngộ” được ra mà làm cho cẩn thận hơn. Thẻ title này
trong cấu trúc HTML là một thẻ cơ bản, mà cái gì càng cơ bản, bạn càng
phải làm cẩn thận hơn.
Tóm tắt lại thì khi làm link nội thứ tôi chú ý chính là mức độ dài của link,
mức độ liên quan giữa các nội dung được “link” với nhau, thẻ tiêu đề dành
cho link.
Bên cạnh những việc này, tôi tìm hiểu về tags: các link chủ đề cho các bài
viết liên quan đến nhau. Mức độ tác động của tag cũng khá lớn. Đầu tiên là
ưu thế dành cho người đọc, họ sẽ có thêm một lựa chọn để xem các bài liên
quan đến nhau thông qua những tag này, thứ hai là ưu thế đối với các SE.
Nó sẽ tạo thêm những trang mới tổng hợp các nội dung cùng chủ để, và
đương nhiên, bạn sẽ có thêm title để đưa lên SE. Tất nhiên muốn làm Tags,
website của bạn buộc phải có chức năng này. Các tag nên được đặt rõ ràng,
đừng quá nhiều, tránh trường hợp làm tag bừa bãi, vì như thế nó sẽ mất đi
tác dụng vốn có của nó.
Link ngoại –và đôi điều học được.
Link ngoại, tức là giới thiệu link của bạn tới các website khác. Trên môi
trường internet, các mẫu site điển hình để bạn làm điều này là các forums,
blog, các trang xã hội chia sẻ dạng như Facebook, Twitter, ở Việt Nam như
Me Zing…, các trang chuyên rao vặt, và các trang web cho phép bạn tạo các
comment – bình luận.
Ngày đó, có rất nhiều người đã thành công để đưa các từ khóa của họ lên các
SE dựa vào việc đặt hàng loạt link ở các trang khác nhau. Đến bây giờ, việc
làm này vẫn có hiệu quả nhất định nhưng được không như cách đây 2 năm.
Tôi vẫn duy trì quan điểm của mình, cho dù làm link ngoại, thì nội dung vẫn
được đề cao. Lý do rất đơn giản đấy là nếu như người ta vừa nhìn thấy tiêu
đề hoặc link của bạn đã chán ngán thì còn click vào link của bạn làm gì nữa
(mặc dù với các SE, cứ có link là nó theo link đó về site của bạn nếu trên site
đặt link cho phép follow – đi theo). Ngoài ra là sự chọn lựa các nơi đặt link
phải có uy tín.
Chắc hẳn các bạn đều nhớ đến PageRank, bảng xếp hạng website dựa trên
link ngoại của Google. PageRank của website càng cao thì đại biểu website
đó được nhiều website link đến, và có nhiều linktới các website khác hoặc
đơn giản là website có PageRank càng cao thì càng “uy tín”. Ví dụ như
google, Facebook, youtube… Vậy nên chọn các site có PageRank cao để
làm link là lựa chọn khôn ngoan. Vì các site này sẽ được ưu tiên tìm kiếm
nhiều hơn, mức độ trả về cũng cao hơn.
Một lựa chọn để làm link ngoại chính là việc trao đổi link (exchange link
building). Đây cũng là việc làm mà tôi thấy thú vị. Tại sao lại thế? Đơn giản
là lúc này bạn cần sử dụng để kỹ năng giao tiếp để được các webmaster ở
các website khác đồng ý và trao đổi link với bạn. Việc tìm các website để
tiến hành việc này cũng không hề đơn giản. Nếu website họ có PR cao hơn
website của bạn, liệu họ có đồng ý trao đổi link. Hoặc chủ đề website không
giống nhau liệu có nên trao đổi link? Bài toán được giải bằng tiềm lực
website của bạn. Tôi thường thuyết phục các đối tác đồng ý bằng điều này.
Link building, cho dù các SE có thay đổi thuật toán ra sao vẫn luôn là một
thao tác căn bản, cũng là một thao tác kinh điển. Nếu ngay từ ban đầu có
một định hướng cụ thể cho việc làm này, lợi ích thu được là cực lớn. Bởi
vậy, bên cạnh các mảng khác, thì linkbuilding cũng cần được coi trọng, vì
nó sẽ là yếu tố quyết định thành công trong con đường SEO của bạn.
.
Tôi học SEO: Tiếp cận
Page Rank và xây dựng
Link building – bất ngờ
và cạm bẫy
Tôi học SEO: Tiếp cận Page Rank và xây dựng Link building
Đọc và. “Tìm hiểu về link
building. Site của mình làm chưa tốt lắm. Bạn anh nói thế!”
Khái niệm Link building và những ngày đầu tiếp xúc
Bạn tự học seo bằng