GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

37 10.6K 111
GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ KHOA Y BỘ MÔN SINH GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH HỌC HỌC PHẦN 2 (Dành cho sinh viên Y-Răng hàm mặt -Y học dự phòng) LƯU HÀNH NỘI BỘ 2011 2 MỤC LỤC Trang 1. Mở đầu 3 2. Hoạt động tim 5 3. Huyết áp trực tiếp 8 4. Điện tâm đồ 12 5. Tác dụng của insulin trên đường huyết 22 6. Xét nghiệm thử thai 24 7. Hô hấp ký 27 8. Phản xạ tủy sống 32 9. Duỗi cứng mất não 35 10. Chức năng tiểu não 37 3 MỞ ĐẦU 1. NỘI DUNG VÀ YÊU CẦU THỰC TẬP Thực tập sinh học có hai phần chính với yêu cầu thực tập khác nhau, sinh viên cần nắm được để có thể học tốt. Sinh viên cũng cần đọc trước bài thực tập, ôn tập để nắm vững các kiến thức thuyết có liên quan trước khi thực tập và tuân thủ đúng nội qui thực tập khi đi thực tập. 1.1. Phần thăm dò chức năng Đây là các xét nghiệm được dùng để đánh giá hoạt động chức năng của một bộ máy cơ quan trong cơ thể góp phần vào việc chẩn đoán và điều trị bệnh. Những thăm dò này được gọi là các cận lâm sàng làm trên đối tượng người bệnh, sinh viên cần nắm rõ nguyên tắc/nguyên của từng xét nghiệm. Trong học phần này có các thăm dò chức năng: điện tâm đồ, hô hấp ký và xét nghiệm thử thai. Khi thực tập phần này sinh viên cần đảm bảo thực hiện 3 yêu cầu:  Nắm được chỉ định và chống chỉ định: biết cách cho y lệnh đúng  Làm được thuần thục các thao tác kỹ thuật: chuẩn bị phương tiện, dụng cụ, chuẩn bị bệnh nhân, tiến hành các thao tác theo đúng trình tự và chính xác.  Đọc, nhận định và biện luận được kết quả: xác định đúng kết quả xét nghiệm, đánh giá bình thường hay bất thường bằng cách so sánh với hằng số, biện luận các sai số có thể xảy ra và bước đầu suy luận các cơ chế hoặc nguyên nhân gây ra các bất thường. 1.2. Phần thực nghiệm Đây là các thí nghiệm được tiến hành để chứng minh cơ chế hoạt động chức năng của một bộ máy cơ quan trong cơ thể góp phần làm sáng tỏ hơn các bài học thuyết. Những thực nghiệm này được làm trên động vật thí nghiệm nên sinh viên cũng cần chú ý đến đặc điểm sinh học của từng động vật. Trong học phần này có các thực nghiệm: hoạt động của tim ếch, huyết áp trực tiếp trên chó, tác dụng của insulin trên đường huyết thỏ, cung phản xạ tủy ở cóc, duỗi cứng mất não trên thỏ, chức năng tiểu não của cóc. Khi thực tập phần này sinh viên cần đảm bảo thực hiện 3 yêu cầu:  Quan sát và mô tả các hiện tượng đã xảy ra trên động vật thực nghiệm: cần quan sát kỹ và ghi nhận đầy đủ các dấu hiệu theo các chỉ tiêu được nêu ra.  Rút ra nhận xét về các hiện tượng đã xảy ra trên động vật thực nghiệm: nhận xét cần ngắn gọn, chính xác và đây cũng chính là yêu cầu hay câu hỏi “tại sao?” đặt ra mà sinh viên cần giải quyết.  Giải thích các hiện tượng đã xảy ra trên động vật thực nghiệm: suy luận và vận dụng các kiến thức đã được học để trả lời câu hỏi “tại sao?” đã đặt ra ở trên. 2. PHÂN BỐ CÁC BÀI THỰC TẬP Học phần 2 có 30 tiết, 1 đơn vị học trình, được phân bố như sau: Bài 1: - Hoạt động tim 4 - Huyết áp trực tiếp Bài 2: Điện tâm đồ Bài 3: - Tác dụng của insulin trên đường huyết - Xét nghiệm thử thai Bài 4: Hô hấp ký Bài 5: Cung phản xạ tủy Bài 6: - Duỗi cứng mất não - Chức năng tiểu não - Thi thực tập 5 HOẠT ĐỘNG TIM * Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể: 1. Trình bày được 4 tính chất sinh của cơ tim và chu kỳ hoạt động của cơ tim. 2. Vẽ và mô tả được đường ghi tâm động ký trên ếch. 3. Trình bày được thí nghiệm nút thắt Stanius trên tim ếch. 4. Trình bày được định luật Starling và các yếu tố ảnh hưởng lên đường cong Starling. 5. Mô tả và giải thích được ảnh hưởng của nhiệt, một số ion, hóa chất và điện trên hoạt động của tim ếch. 1. ĐẠI CƯƠNG Tâm động ký trên sinh vật là phép ghi bằng những dụng cụ thích hợp các chuyển động của tim. Phép ghi này cho ta biết được tần số, lực co và trương lực của của tim trong điều kiện bình thường cũng như dưới ảnh hưởng của một số yếu tố. Bình thường cơ tim có 4 tính chất sinh lý: tính hưng phấn, tính trơ có chu kỳ, tính dẫn truyền và tính nhịp điệu. Tim hoạt động theo chu kỳ được gọi là chu kỳ hoạt động của tim hay chu chuyển tim. Một chu chuyển tim bao gồm: tâm nhĩ thu, tâm thất thu, tâm trương toàn bộ. 2. NGUYÊN TẮC Bộc lộ tim ếch, quan sát trực tiếp và nối với hệ thống bút ghi hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy để ghi lại đồ thị hoạt động của tim ếch từ đó thử ảnh hưởng của một số tác nhân lên hoạt động của tim. 3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ VÀ ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM 3.1. Các phương tiện - Cơ động ký với hệ thống bút hoạt động theo nguyên tắc đòn bẩy. Hình 1. Sơ đồ hoạt động của bút ghi - Máy ký ba (Kymograph) với giấy ghi ám khói. - Máy kích thích điện cảm ứng: xung đơn và xung liên tục. - Hệ thống Mariot hoạt động theo nguyên tắc bình thông nhau. - Bộ dụng cụ phẫu tích, mâm mổ cao su, kim cố định, dùi. - Chỉ. - Cốc thủy tinh, ống nghiệm, hộp petri. (a) (b) (c) (d) 6 - Đồng hồ bấm giây. 3.2. Các hóa chất - Dung dịch Ringer để nuôi dưỡng, dung dịch Ringer lạnh và nóng. - Thuốc adrenalin, acetylcholin, atropin. - Dung dịch NaCl, CaCl 2 . 3.3. Động vật thí nghiệm Động vật thí nghiệm là ếch. Tim ếch có một số đặc điểm khác tim người Hình 1. Cấu trúc giải phẫu của tim ếch - Các buồng tim: tim ếch có 1 xoang tĩnh mạch, 2 tâm nhĩ và 1 tâm thất. - Hệ thống dẫn truyền: + Nút Remark: nằm trên xoang tĩnh mạch tương ứng nút xoang ở người. + Nút Bidder: nằm ở vách liên nhĩ tương ứng nút nhĩ thất ở người. + Nút Ludwig: nằm sát ngay trên nút Bidder có vai trò ức chế nút Bidder. + Lưới Gaskell: dẫn truyền trong cơ thất tương ứng mạng Purkinje ở người. 4. THỰC NGHIỆM 4.1. Chuẩn bị động vật thí nghiệm - Phá bỏ hệ thần kinh trung ương: hủy não và hủy tủy sống. - Bộ lộ tim qua 2 thì: qua da, qua xương ức. - Cắt màng ngoài tim, cắt màng ngoài tim và các tổ chức dính xung quanh. - Kẹp mỏm tim để nối vào hệ thống bút ghi. 4.2. Thí nghiệm 1: tính tự động của tim * Thực nghiệm: - Hủy thần kinh trung ương. - Phẫu thuật lồng ngực. - Tách rời tim ra khỏi lồng ngực. - Ghi đồ thị hoạt động tim ếch - Cắt rời tim thành 2 phần: tâm thất và xoang-tâm nhĩ * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: - Tim có đập hay không, trình tự co bóp, so sánh tần số nếu tách hai phần. - Vẽ đồ thị ghi hoạt động tim ếch. 4.3. Thí nghiệm 2: nút thắt Stanius * Thực nghiệm: - Trường hợp 1-Nút thắt thứ nhất: thắt giữa xoang tĩnh mạch và tâm nhĩ. 7 - Trường hợp 2-Nút thắt thứ hai: thắt giữa tâm nhĩ và tâm thất trên cơ sở vẫn còn nút thắt thứ nhất. - Trường hợp 3-Nút thắt thứ hai không kèm nút thắt thứ nhất. * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: so sánh giữa các lần tiến hành xem có mấy loại sóng trên đồ thị, mỗi loại sóng cần xác định: - Tần số. - Biên độ. 4.4. Thí nghiệm 3: định luật Starling * Thực nghiệm: - Luồn canule vào xoang tĩnh mạch. - Cắt rời tim đưa lên hệ thống trụ ghi và nối vào hệ thống Mariot. - Điều chỉnh lượng dịch vào canule theo từng mức từ thấp đến lớn dần (1cm, 2cm, 3cm, 4cm, 5cm). * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: so sánh giữa các lần tiến hành - Lượng dịch tim bơm ra sau 3 phút. - Tần số tim đập trong 3 phút. - Tính thể tích nhát bóp và vẽ sơ đồ đường cong Starling. 4.5. Thí nghiệm 4: ảnh hưởng của nhiệt, ion và hóa chất * Thực nghiệm: - Nhỏ dung dịch Ringer lạnh và nóng. - Nhỏ dung dịch NaCl và CaCl 2 . - Nhỏ các hóa chất adrenalin, acetylcholin, atropin. * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: - Lực co cơ tim. - Tần số tim. - Trương lực cơ tim. 4.6. Thí nghiệm 5: kích thích điện * Thực nghiệm: - Kích thích điện xung đơn. - Kích thích điện xung liên tục. * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: - Các thay đổi trên đường ghi: sự xuất hiện các sóng, tần số, biên độ. 8 HUYẾT ÁP TRỰC TIẾP * Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể: 1. Trình bày được định luật Poiseuille và các yếu tố ảnh hưởng lên huyết áp. 2. Vẽ và mô tả được đường ghi huyết áp trực tiếp trên chó. 3. Mô tả và giải thích được ảnh hưởng của adrenalin, atropin và dây thành kinh X trên đường ghi huyết trực tiếp trên chó. 1. ĐẠI CƯƠNG Ghi huyết áp trực tiếp là phương pháp đo áp suất máu bằng cách cho một ống thông vào trong động mạch và ghi lại những dao động của huyết áp bằng huyết áp kế Ludwig. Huyết áp động mạch là lực của máu tác động lên một đơn vị diện tích thành động mạch. Huyết động lực học được xác định theo công thức Poiseuille-Hagen: 4 4 . 8. 8 r lQ P l rP Q        Trong đó: Q :là lưu lượng chất lỏng P : áp suất đầu vào – áp suất đầu ra l : chiều dài ống  : độ nhớt của chất lỏng r : bán kính ống 4 . 8 r l R    : sức cản mạch Như vậy huyết áp phụ thuộc vào: - Lưu lượng tim (Q): thể tích tâm thu (lực co cơ tim) và tần số tim. - Máu: độ nhớt () và thể tích máu. - Mạch máu: đương kính (r), trương lực. 2. NGUYÊN TẮC Dùng huyết áp kế Ludwig là một ống hình chữ U, có đường kính 5mm gắn trên một bảng có chia độ. Huyết áp kế này có một ống thông được đưa thẳng vào động mạch cảnh động vật thí nghiệm để đo huyết áp trong điều kiện bình thường và khảo sát ảnh hưởng của một số thuốc trên huyết áp. 3. PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ VÀ ĐỘNG VẬT THÍ NGHIỆM 3.1 Phương tiện - Ông thông động mạch. - Kẹp động mạch - Bộ đồ mổ. - Huyết áp kế thủy ngân: hai nhánh của huyết áp kế chứa Hg đến mức 0, trên có bảng chia độ. Một nhánh thì nối với một nút hình T để cho dung dịch chống đông và cho ống thông vào động mạch. Nhánh bên kia trên mặt thủy ngân có một phao thật nhẹ gắn liền với kim ghi. - Máy ký ba. - Máy kích thích điện với móc kích thích. 3.2. Hóa chất 9 - Dung dịch chống đông: natri citrat và heparin. - Hóa chất: Thiopental, Novocaine, Adrenaline, Atropin. 3.3. Động vật thí nghiệm Chó 4. THỰC NGHIỆM 4.1. Chuẩn bị động vật thí nghiệm - Cố định chó trên bàn mổ. Gây mê bằng thiopental. - Bộc lộ tĩnh mạch hiển để đưa hóa chất vào. - Tìm động mạch cảnh và dây thần kinh X: cạo sạch lông vùng cổ trước khí quản. Dùng dao rạch một đường dọc giữa dài 6 – 8 cm dọc theo khí quản và ngay dưới thanh quản. Tách cơ, tìm động mạch cảnh và dây X: + Luồn hai sợi chỉ qua động mạch cảnh, buộc chặt lại một đầu, dùng kéo nhọn cắt một nhát hình chữ V. Sau đó đưa ống thông vào đầu ngoại biên của động mạch cảnh, dùng chỉ cột động mạch chặt vào ống thông. + Luồn chỉ qua dây thần kinh X để làm dấu. Hình 1. Sơ đồ ghi huyết áp trực tiếp trên chó 4.2. Thí nghiệm 1: ghi huyết áp động mạch trực tiếp bình thường * Thực nghiệm: - Cho máy ký ba chạy với vận tốc chậm 20m/phút, ghi lên trụ ghi có giấy đã ám khói đường nằm ngang tương ứng với mức 0 của mực Hg lúc ban đầu. - Mở van nối giữa động mạch cảnh và huyết áp kế Ludwig, ghi những dao động của huyết áp lên trụ ghi. Quan sát đường biểu diễn ghi được, ta thấy có những dao động không đều, mức cao nhất là huyết áp tâm thu và mức thấp nhất là huyết áp tâm trương. Có ba loại sóng tương ứng như sau: 10 + Sóng : do tim co bóp tạo nên. Đỉnh sóng ứng với huyết áp tối đa, đáy sóng ứng với huyết áp tối thiểu. + Sóng : khi nối các đỉnh sóng  ta có sóng . Sóng này biểu hiện ảnh hưởng của hô hấp lên huyết áp, huyết áp tăng khi hít vào và giảm khi thở ra. + Sóng : khi nối các đỉnh sóng  ta có sóng . Sóng này do ảnh hưởng của trung khu hô hấp và trung tâm vận mạch. Hình 2. Đồ thị ghi huyết áp trực tiếp trên chó * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: - Vẽ đồ thị ghi huyết áp trực tiếp và nhận diện các sóng. 4.3. Thí nghiệm 2: tiêm adrenalin vào tĩnh mạch lần I * Thực nghiệm: - Tiêm adrenalin vào tĩnh mạch hiển và ghi đồ thị * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: - Sự thay đổi tần số và biên độ các sóng so với lúc bình thường - Thời gian tiềm phục, thời gian tác dụng và mức thay đổi huyết áp. 4.4. Thí nghiệm 3: tiêm atropin vào tĩnh mạch * Thực nghiệm: - Đợi huyết áp trở về bình thường. - Tiêm atropin vào tĩnh mạch hiển và ghi đồ thị * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: - Sự thay đổi tần số và biên độ các sóng so với lúc bình thường 4.5. Thí nghiệm 4: tiêm adrenalin vào tĩnh mạch lần 2 * Thực nghiệm: - Tiêm adrenalin vào tĩnh mạch hiển với liều bằng ½ lần I và khi atropin còn tác dụng. * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: - So ánh với tiêm adrenalin lần I về: thời gian tiềm phục, thời gian tác dụng và mức thay đổi huyết áp 4.6. Thí nghiệm 5: kích thích điện dây thần kinh X * Thực nghiệm: - Đợi huyết áp trở về bình thường. [...]... khi học xong bài này sinh viên có thể: 1 Trình bày được các trạng thái điện học của tế bào cơ tim 2 Trình bày được các nguyên đo điện tâm đồ 3 Thực hiện được kỹ thuật ghi điện tâm đồ thông thường 4 Phân tích được một điện tâm đồ bình thường 5 Trình bày được các ứng dụng đo điện tâm đồ 1 ĐẠI CƯƠNG Điện tâm đồ là đồ thị ghi lại những dao động điện thế của cơ tim ở nhiều vị trí khác nhau Cơ sở sinh lý. .. (trạng thái nghỉ) Quá trình này gọi là quá trình hồi cực 2 NGUYÊN ĐO ĐIỆN TÂM ĐỒ 2.1 Nguyên hoạt động của máy Khi cơ tim hoạt động sẽ sinh ra dòng điện Dòng điện sinh ra ở tim có thể được dẫn truyền ra da bằng các dịch cơ thể Mắc các điện cực ngoài da sẽ ghi lại được những dao động điện thế của các sợi cơ tim 2.2 Các chuyển đạo Cách mắc các điện cực được gọi là chuyển đạo hay đạo trình Mỗi chuyển... đáp ứng 23 XÉT NGHIỆM THỬ THAI (Pregnancy test) * Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể: 1 Trình bày được nguồn gốc, bản chất, tác dụng và sự thay đổi nồng độ HCG trong thai kỳ 2 Trình bày được các nguyên làm xét nghiệm thử thai 3 Thực hiện được kỹ thuật xét nghiệm thử thai 4 Phân tích được kết quả xét nghiệm thử thai 5 Trình bày được các ứng dụng của xét nghiệm thử thai 1 ĐẠI CƯƠNG Xét... khối cơ tim càng lớn thì biên độ sóng sẽ càng cao Chiều chuyển Vector điện tim Nguyên 1 Nguyên 2 Nguyên 3 Nguyên 4 Hình 3 Các nguyên ghi điện tâm đồ 3 PHƯƠNG TIỆN DỤNG CỤ - Máy đo ECG: có nhiều thế hệ do các hãng khác nhau sản xuất với loại một cần, ba cần hay sáu cần Các loại máy hiện nay đều có chương trình tự điều chỉnh biên độ và phân tích kết quả tự động - Giấy ghi điện tim: là loại... hướng xử phù hợp (dinh dưỡng chăm sóc cho bào thai ngay từ đầu hoặc ngược lại dùng các biện pháp để loại bỏ thai sớm) - Chẩn đoán, theo dõi và tiên lượng điều trị bệnh thai trứng: trong bệnh thai trứng lượng HCG trong máu tăng rất cao 26 HÔ HẤP KÝ (Spirometry) * Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể: 1 Vẽ được hô hấp đồ và trình bày được các thông số hô hấp 2 Trình bày được nguyên hoạt... (tùy theo tuổi) MMEF (FEF25-75) < 80% 31 PHẢN XẠ TỦY * Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể: 1 Trình bày được 5 thành phần của cung phản xạ, 4 qui luật của phản xạ tủy sống và thời gian phản xạ 2 Chứng minh được một phản xạ chỉ có thể xảy ra khi 5 thành phần của cung phản xạ còn nguyên vẹn về mặt giải phẫu và sinh 3 Mô tả và giải thích được các biểu hiện của cóc khi bị kích thích bằng... thử thai trên thỏ: + Thỏ cái, nặng khoảng 1,5-2 kg đã nuôi cách ly tuyệt đối với thỏ đực 1 tháng Thỏ cái có đặc điểm sinh học là trứng chỉ có thể chín và rụng khi khi có sự giao cấu hoặc khi nhìn và nghe thấy tiếng thỏ đực Để đảm bảo không có hiện tượng trứng chín và rụng do đặc điểm sinh học tự nhiên có thể mổ để thám sát trước khi tiến hành xét nghiệm + Bàn mổ và dụng cụ mổ + Kim, ống tiêm - Phương... INSULIN ĐƯỜNG HUYẾT * Mục tiêu: sau khi học xong bài này sinh viên có thể: 1 Trình bày được các đặc điểm về đường huyết 2 Mô tả và giải thích được các biểu hiện của thỏ khi bị hạ đường huyết 1 ĐẠI CƯƠNG Insulin là một hormon do tuyến tụy bài tiết có tác dụng làm hạ đường huyết Ngoài ra insulin còn có tác dụng trên tổng hơp và dự trữ lipid, protein của cơ thể Thực nghiệm được tiến hành để gây hạ đường... tâm đồ 1 ĐẠI CƯƠNG Điện tâm đồ là đồ thị ghi lại những dao động điện thế của cơ tim ở nhiều vị trí khác nhau Cơ sở sinh học của điện tâm đồ là hoạt động điện học của màng tế bào cơ tim Giống như các tế bào khác, cơ tim có 3 trạng thái điện học cơ bản: 1.1 Trạng thái nghỉ: quá trình phân cực Cơ tim khi nghỉ ngơi ở trạng thái phân cực: - Mặt ngoài tế bào cơ tim mang điện tích (+) - Mặt trong tế bào... HCG giảm xuống ở tuần 16 - 20 và duy trì ở mức này cho đến lúc sanh Có nhiều phương pháp xét nghiệm thử thai, trong bài này trình bày 2 phương pháp là phương pháp xét nghiệm thử thai trên thỏ (Predman Brauha) và phương pháp miễn dịch bằng que thử thai 2 NGUYÊN XÉT NGHIỆM Nguyên của xét nghiệm thử thai là đi tìm HCG trong mẫu thử 2.1 Phương pháp xét nghiệm thử thai trên thỏ HCG có tác dụng giống . ĐẠI HỌC Y DƯỢC CẦN THƠ KHOA Y BỘ MÔN SINH LÝ GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC HỌC PHẦN 2 (Dành cho sinh viên Y-Răng hàm mặt -Y học. DUNG VÀ YÊU CẦU THỰC TẬP Thực tập sinh lý học có hai phần chính với yêu cầu thực tập khác nhau, sinh viên cần nắm được để có thể học tốt. Sinh viên cũng

Ngày đăng: 11/03/2014, 04:21

Hình ảnh liên quan

Hình 1. Sơ đồ hoạt động của bút ghi - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 1..

Sơ đồ hoạt động của bút ghi Xem tại trang 5 của tài liệu.
Hình 1. Cấu trúc giải phẫu của tim ếch - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 1..

Cấu trúc giải phẫu của tim ếch Xem tại trang 6 của tài liệu.
nhọn cắt một nhát hình chữ V. Sau đó đưa ống thông vào đầu ngoại biên - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

nh.

ọn cắt một nhát hình chữ V. Sau đó đưa ống thông vào đầu ngoại biên Xem tại trang 9 của tài liệu.
Hình 2. Đồ thị ghi huyết áp trực tiếp trên chó * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát:  - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 2..

Đồ thị ghi huyết áp trực tiếp trên chó * Các chỉ tiêu yêu cầu quan sát: Xem tại trang 10 của tài liệu.
Hình 1. Vị trí mắc các điện cực trước tim * Tóm lại:  - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 1..

Vị trí mắc các điện cực trước tim * Tóm lại: Xem tại trang 13 của tài liệu.
Hình 2. Các chuyển đạo gián tiếp thông dụng - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 2..

Các chuyển đạo gián tiếp thông dụng Xem tại trang 14 của tài liệu.
Hình 3. Các nguyên lý ghi điện tâm đồ - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 3..

Các nguyên lý ghi điện tâm đồ Xem tại trang 15 của tài liệu.
Hình 4. Hình ảnh ECG ghi được ở chuyển đạo V2 và V3 - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 4..

Hình ảnh ECG ghi được ở chuyển đạo V2 và V3 Xem tại trang 16 của tài liệu.
+ Tính chính xác: dựa vào hình học phẳng và lượng giác để tính góc . - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

nh.

chính xác: dựa vào hình học phẳng và lượng giác để tính góc  Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 5. Tam giác Einthoven và tam trục kép Bayley để vẽ trục ECG - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 5..

Tam giác Einthoven và tam trục kép Bayley để vẽ trục ECG Xem tại trang 18 của tài liệu.
Hình 7. Các sóng, đoạn, khoảng trên ECG - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 7..

Các sóng, đoạn, khoảng trên ECG Xem tại trang 19 của tài liệu.
Hình 8. Sự biến đổi QR Sở các chuyển đạo trước tim - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 8..

Sự biến đổi QR Sở các chuyển đạo trước tim Xem tại trang 20 của tài liệu.
Hình 1. Sự thay đổi nồng độ HCG trong thai kỳ - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 1..

Sự thay đổi nồng độ HCG trong thai kỳ Xem tại trang 24 của tài liệu.
- Nhúng que vào cốc đựng nước tiểu (theo hình 1) sao cho mực nước tiểu không - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

h.

úng que vào cốc đựng nước tiểu (theo hình 1) sao cho mực nước tiểu không Xem tại trang 26 của tài liệu.
Hình 1. Hơ hấp đồ của phép đo thể tích - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 1..

Hơ hấp đồ của phép đo thể tích Xem tại trang 27 của tài liệu.
Hình 2. Đường cong lưu lượn g- thể tích đo bằng phép đo phế lưu tich phân - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 2..

Đường cong lưu lượn g- thể tích đo bằng phép đo phế lưu tich phân Xem tại trang 30 của tài liệu.
Hình 1. Đơn vị cung phản xạ tủy - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 1..

Đơn vị cung phản xạ tủy Xem tại trang 32 của tài liệu.
Hình 1. Sơ đồ cắt duỗi cứng mất não trên mèo - GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ HỌC docx

Hình 1..

Sơ đồ cắt duỗi cứng mất não trên mèo Xem tại trang 35 của tài liệu.

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan