Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 87 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
87
Dung lượng
3 MB
Nội dung
TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA DƯỢC GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ Bộ môn Sinh lý – Năm 2014 Lưu hành nội bộ TRƯỜNG ĐẠI HỌC LẠC HỒNG KHOA DƯỢC GIÁO TRÌNH THỰC TẬP SINH LÝ Biên soạn: PGS TS Nguyễn Thị Đoàn Hương PGS TS Lê Thị Tuyết Lan TS Nguyễn Xuân Cẩm Huyên TS Nguyễn Thị Lệ TS Nguyễn thị Hòang Lan Bộ môn Sinh lý – Năm 2014 Lưu hành nội bộ NỘI QUY 1. Sinh viên có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các bài thực tập theo chương trình của bộ môn. Trước buổi thực tập, sinh viên phải chuẩn bị bài trước. 2. Sinh viên phải đến phòng thực tập đúng giờ qui định, nếu đến trễ (sau điểm danh) sinh viên sẽ không được thực tập buổi đó. Trong giờ thực hành, sinh viên muốn ra ngoài phòng thực tập phải xin phép giảng viên. Sáng Chiều 7h30 - 11h15 12h50 -16h35 3. Sinh viên đi thực tập phải đội mũ, mặc áo blouse (có gài nút), đeo bảng tên và tắt chuông điện thoại trước khi vào phòng thực tập. 4. Trong quá trình thực tập, sinh viên tuyệt đối nghe theo sự chỉ dẫn của cán bộ phụ trách môn học. Sinh viên không được trao đổi quá lớn tiếng và đùa giỡn trong quá trình thực tập. 5. Sinh viên nhận dụng cụ, kiểm tra dụng cụ cho nhóm mình trước khi thực tập. Sau mỗi buổi thực tập sinh viên phải tự vệ sinh sạch sẽ chỗ thực tập, kiểm tra dụng cụ, trả dụng cụ. Tắt tất cả các thiết bị điện (không tắt cầu dao), đóng vòi nước trước khi ra về. Nếu sinh viên làm mất, hư hỏng dụng cụ, thiết bị thì phải đền cho Bộ môn trước khi thi kết thúc môn học thì mới được thi hết môn. 6. Sinh viên chỉ được thực tập bù 1 lần duy nhât trong quá trình học, nếu sinh viên muốn nghỉ thực tập thì phải làm đơn xin phép trước khi nghỉ và ghi rõ ngày đi thực tập bù nộp cho giảng viên phụ trách buổi thực tập (thực tâp bù ngay trong tuần). Khi đi thực tập bù sinh viên phải trình đơn có chữ ký xác nhận cho giảng viên. Thực tập bù đúng bài qui định. Sinh viên vắng 1 buổi thực tập sẽ không được thi hết môn. 8. Thực hiện đúng quy định an toàn phòng thí nghiệm. MỤC LỤC Bài 1: Phân tích huyết đồ 5 Bài 2: Xác định nhóm máu A, B, O và Rh 11 Bài 3: Đo huyết áp động mạch cánh tay bằng phương pháp nghe 16 Bài 4: Hô hấp ký (Spirometry) 20 Bài 5: Nghiệm pháp dung nạp Glucose đường uống 35 Bài 6: Phân tích điện tâm đồ bình thường 48 Bài 7: Hệ số thanh lọc 58 Bài 8: Đo dẫn truyền vận động và cảm giác của dây thần kinh giữa ở chi trên 64 Bài 9: Khảo sát phản xạ thần kinh (căng cơ) 75 Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 5 Bài 1: PHÂN TÍCH HUYẾT ĐỒ MỤC TIÊU 1. Nêu được nguyên tắc đếm số lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu và phân loại bạch cầu. 2. Trình bày được ý nghĩa của 10 thông số huyết học. 3. Phân tích được huyết đồ bình thường và bệnh lý thường gặp (thiếu máu, nhiễm khuẩn, nhiễm siêu vi). I. ĐẠI CƯƠNG Huyết đồ là một xét nghiệm thông tin về các tế bào máu, được chỉ định chủ yếu để phát hiện tình trạng thiếu máu, nhiễm trùng, ung thư và xuất huyết. Các thông số chính của huyết đồ gồm : 1. Số lượng hồng cầu 2. Nồng độ hemoglobin 3. Dung tích hồng cầu 4. Thể tích trung bình của hồng cầu 5. Nồng độ hemoglobin trung bình trong 100 mL hồng cầu 6. Lượng hemoglobin trung bình trong một hồng cầu 7. Phân bố thể tích hồng cầu 8. Số lượng bạch cầu 9. Phân loại bạch cầu 10. Số lượng tiểu cầu. II. NGUYÊN TẮC ĐẾM VÀ PHÂN LOẠI CÁC TẾ BÀO MÁU Việc đếm các tế bào máu dựa trên nguyên tắc Coulter. Cho một dòng điện đi qua hai điện cực đặt trong hai ngăn đựng dung dịch muối, phân cách bởi một khe nhỏ. Khi một tế bào đi qua khe nó làm dịch chuyển một lượng dung dịch muối tương ứng với kích thước tế bào, làm ngắt quãng dòng điện. Sự gia tăng điện trở tạo ra một xung điện. Số lượng và biên độ xung điện cho biết số lượng và kích thước tế bào. Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 6 Nguyên tắc Coulter được áp dụng cho các máy đo huyết đồ tự động. Để đếm số lượng hồng cầu và tiểu cầu, máu được pha loãng trong một dung dịch đẳng trương. Một lượng máu pha loãng nhất định được hút vào một bình chứa nhỏ. Trong bình này, máu sẽ đi xuyên qua một khe nhỏ có đường kính 7 - 8 μm. Để đếm và phân loại bạch cầu, máu sẽ được pha loãng với một dung dịch axít để làm vỡ hồng cầu và cho đi qua một khe nhỏ có đường kính 100 μm. Đặc tính của bạch cầu (kích thước, số lượng nhân, các hạt …) quyết định sự thay đổi của xung điện, giúp phân biệt giữa bạch cầu hạt, đơn nhân và lymphô. Ở một số máy đo huyết đồ tự động sự thay đổi xung điện được thay thế bằng sự tán xạ của tia lase. III. CÁC THÔNG SỐ HUYẾT ĐỒ Giới hạn bình thường của các thông số có thể thay đổi tùy theo máy sử dụng. Trong bài này giới hạn bình thường được lấy theo quyển Harrison's principles of Internal Medicine. 3.1. Số lượng hồng cầu (RBC: red blood cell count) Hồng cầu chứa hemoglobin dùng để chuyên chở oxy. Lượng oxy mà cơ thể nhận được tùy thuộc số lượng và hoạt động của hồng cầu và hemoglobin. Số lượng hồng cầu là số hồng cầu đếm được trong một thể tích máu. Giới hạn bình thường: 4,15 - 4,90 M/μL. M = mega = 10 6 , µ (micro) = 10 -6 Nam: 4,7 - 6,1 M/L Nữ: 4,2 - 5,4 M/L – Giảm hồng cầu: thiếu máu (do thiếu sắt, vitamin B12, axít folic, tiêu huyết , suy tủy ). – Tăng hồng cầu: đa hồng cầu, mất nước (tiêu chảy, phỏng ). 3.2. Hemoglobin (HGB ) Hemoglobin là sắc tố làm cho hồng cầu có màu đỏ. Đo lượng hemoglobin trong một thể tích máu cũng cho biết hồng cầu có bình thường hay không. Giới hạn bình thường: nam 8,1 - 11,2 mMol/L (13 - 18 g/dL); nữ 7,4 - 9,9 mMol/L (12 - 16 g/dL). Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 7 HGB thấp: thường kèm theo số lượng hồng cầu thấp và dung tích hồng cầu thấp trong tình trạng thiếu máu. 3.3. Dung tích hồng cầu (HCT: hematocrit) Dung tích hồng cầu là thể tích chiếm bởi hồng cầu trong một thể tích máu. Giới hạn bình thường : nam 42 - 52 % ; nữ 37 - 48 %. – HCT thấp: thiếu máu – HCT tăng: đa hồng cầu 3.4. Thể tích trung bình của hồng cầu (MCV: Mean Corpuscular Volume) MCV cho phép phân biệt các loại thiếu máu hồng cầu nhỏ, hồng cầu có thể tích bình thường hay to. Giới hạn bình thường: 80 - 94 fL (femtôlít). – MCV tăng : hồng cầu to do thiếu vitamin B12, thiếu axít folic. – MCV giảm : hồng cầu nhỏ do thiếu sắt hay trong bệnh thalassemia. 3.5. Nồng độ hemoglobin trung bình trong 100 mL hồng cầu (MCHC: Mean Corpuscular Hemoglobin Concentration) MCHC đo nồng độ hemoglobin bên trong hồng cầu, cho phép phân biệt các loại thiếu máu bình sắc hay nhược sắc. Giới hạn bình thường: 33 - 37 g/dL. – MCHC giảm (hồng cầu nhược sắc) trong trường hợp hemoglobin bị pha loãng một cách bất thường bên trong hồng cầu như trong tình trạng thiếu máu do thiếu sắt và thalassemia. – MCHC tăng (hồng cầu tăng sắc) trong trường hợp hemoglobin bị cô đặc một cách bất thường bên trong hồng cầu như trong bệnh hồng cầu hình cầu. 3.6. Lượng hemoglobin trung bình trong hồng cầu (MCH: Mean Corpuscular Hemoglobin) MCH đo lượng hemoglobin bên trong hồng cầu, phản ánh chính xác hơn tình trạng nhược sắc so với MCHC. Bình thường: 27 - 31 pg (picogram). Pico = 10 - 12 Phản ánh thể tích trung bình của hồng cầu: Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 8 – MCH tăng trong các hồng cầu to – Giảm khi bệnh nhân bị thiếu máu, HGB thấp và/hoặc thể tích hồng cầu nhỏ đi. 3.7. Phân bố thể tích hồng cầu (RDW: Red Cell Distribution Width) Khảo sát sự biến thiên của thể tích hồng cầu. Giới hạn bình thường: 11,5% -14,5%. Tăng khi kích thước của hồng cầu không đều như trong thiếu máu do thiếu sắt, thiếu vitamin B12, thalassemia, hội chứng loạn sinh tủy, lách to thể tủy… 3.8. Số lượng bạch cầu (WBC: White Blood Cell Count) Đo số lượng bạch cầu trong một thể tích máu. Bình thường: 5,2 - 12,4 K/μL. K (kilo) = 10 3 – WBC tăng: nhiễm trùng, viêm, ung thư, bệnh bạch cầu – WBC giảm: dùng thuốc điều trị ung thư, nhiễm trùng nặng, AIDS, suy tủy. 3.9. Phân loại bạch cầu (Differential White Blood Cell) Bạch cầu trung tính: 40 - 74%. Tăng: nhiễm trùng, viêm khớp, một số ung thư, stress thực thể (do chấn thương, phẫu thuật) Bạch cầu lymphô: 16 - 45%. Tăng: nhiễm siêu vi và giảm: AIDS Bạch cầu đơn nhân: 3,4 - 9%. Tăng: nhiễm trùng Bạch cầu ái toan: 0 - 7%. Tăng: dị ứng, một số bệnh về da, nhiễm ký sinh trùng. Bạch cầu ái kiềm: 0 - 1,5%. Tăng: nhiễm độc 3.10. Số lượng tiểu cầu (PLT: Platelet Count) Bình thường: 130 - 400 K/μL. – Giảm tiểu cầu : điều trị ung thư, bệnh bạch cầu, ung thư khác, xuất huyết giảm tiểu cầu. – Tăng tiểu cầu: cắt lách, thiếu máu, tăng sinh tủy. IV. THỰC HÀNH: Phân tích huyết đồ được cung cấp. Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 9 Thí dụ: Đọc và phân tích huyết đồ mẫu sau đây: Bộ môn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 10 Huyết đồ mẫu cho thấy: – RBC giảm – HGB giảm – HCT giảm – MCV giảm – MCH giảm – MCHC giảm – RDW tăng – PLT giảm – WBC bình thường – Các tỉ lệ bạch cầu bình thường ngoại trừ tỉ lệ MONO giảm. Người này bị thiếu máu hồng cầu nhỏ nhược sắc, thể tích hồng cầu không đều. Số lượng tiểu cầu giảm, bạch cầu tương đối bình thường. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Trần Văn Bé (1998), Lâm sàng huyết học, NXB Y học TP.HCM, Chương VIII, tr. 397-411. 2. Williams W.J., Moris M.W., Nelson A.D. (1995), Williams Hematology, 5th ed., McGraw-Hill, USA, Ch.2, 8-14. 3. http://www.healthcare.uiowa.edu/path_handbook. 4. http://www.nlm.nih.gov/medlineplus/ency/article/003643.htm. [...]... thử : 14 Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 A B O (chống B) (chống A) (chống AB) Huyết thanh mẫu (-) + + Hồng cầu mẫu (-) + (-) Huyết thanh mẫu + (-) + Hồng cầu mẫu + (-) (-) Huyết thanh mẫu + + + Hồng cầu mẫu (-) (-) (-) Huyết thanh mẫu (-) (-) (-) Hồng cầu mẫu + + (-) Nhóm máu Phương pháp xác định A B AB O TÀI LIỆU THAM KHẢO 1 Sinh lý học Y khoa tập I, Bộ Mơn Sinh Lý, năm 2009, ĐH... Med, 152(3), 1107-1136 32 Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 Minh họa 1A 33 Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 Minh họa 1B 34 Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 Bài 5: NGHIỆM PHÁP DUNG NẠP GLUCOSE ĐƯỜNG UỐNG (OGTT: Oral Glucose Tolerance Test) MỤC TIÊU 1 Nhận định được trị số bình thường, bất thường của glucose máu 2 Trình bày 4 tiêu chuẩn chẩn đốn đái... được trong 3 lần đo, cần phải đo thêm 24 Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 Có thể đo tới 8 lần 5.3 Đánh giá giữa các lần đo VC Nếu chênh lệch 2 kết quả q 5% ( 0,15 L) , xét tiêu chuẩn cộng thêm để lựa chọn Số lần thực hiện khơng q 4 lần Thời gian nghỉ giữa 2 lần thực hiện > 1 phút 5.4 Đánh giá giữa các lần đo MVV Đánh giá trong q trình thực hiện: Tiêu chuẩn vàng để chấp nhận kết quả... Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 6.3 Giản đồ đo thơng khí tự ý tối đa (Maximal Voluntary Ventilation – MVV) Đây là một nghiệm pháp nhằm đánh giá tổng qt hệ thống cơ học hơ hấp Đường biểu diễn có dạng như trong Hình 6 1 2 3 4 5 6 7 8 Thể tích (lít) L 0 -1 0 1 g iây 1 2 3 4 T h ời g ian (g ia ây ) 5 6 B 7 8 9 10 11 12 S Hình 6 Đường biểu diễn thơng khí tự ý tối đa 29 Bộ mơn Sinh lý –... cong E) và chấm dứt Các thể tích và lưu lượng ghi được chú thích ở Hình 4 26 Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 Hình 4 Đường cong lưu lượng theo thể tích Khi đo dung tích sống gắng sức, ngồi đường biểu diễn lưu lượng thể tích, máy còn vẽ được đường thở ra gắng sức (giản đồ A) trong Hình 5 27 Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 Trên đường này (giản đồ A) chúng ta xác định... 35 Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 Từ tháng 1 năm 2010, Hiệp hội đái tháo đường Mỹ (ADA) đã cơng bố tiêu chí chẩn đốn mới bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) với sự đồng thuận của Uỷ ban các chun gia Quốc tế và Hiệp hội nghiên cứu đái tháo đường Châu âu Tiêu chí chẩn đốn mới của bệnh đái tháo đường gồm: (1) HbA1c ≥ 6,5 %, test thực hiện ở phòng xét nghiệm được chuẩn hố theo chương trình quốc... mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 – Tình trạng tim mạch khơng ổn định, mới bị nhồi máu cơ tim hay thun tắc phổi: thủ thuật FVC có thể làm cơn đau thắt ngực xấu hơn và làm thay đổi huyết áp – Túi phồng động mạch thành ngực, bụng hay não: nguy cơ vỡ mạch lựu do tăng áp lồng ngực – Mới phẫu thuật mắt: áp lực nhãn cầu gia tăng trong thủ thuật FVC – Những rối loạn cấp làm ảnh hưởng đến việc thực. .. o Thở vài nhịp bình thường o Hít vào hết sức o Thổi ra hết mức có thể – Thực hiện đo o Đảm bảo bệnh nhân đứng đúng tư thế o Dùng kẹp mũi o Đưa ống ngậm vào miệng sao cho khơng còn khe hở o Thở vài nhịp bình thường o Hít vào hết sức o Thổi ra tối đa đến mức khơng thể thổi được, khi thổi bệnh nhân vẫn ở tư thế đứng 23 Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 o Lặp lại hướng dẫn, minh họa nếu...Bộ mơn Sinh lý – Khoa Dược – Đại học Lạc Hồng 2014 Bài 2: XÁC ĐỊNH NHĨM MÁU A , B , O VÀ Rh MỤC TIÊU 1 Trình bày đúng các kháng ngun trên hồng cầu và kháng thể tương ứng chính trong huyết tương của nhóm máu hệ ABO và hiện tượng ngưng kết hồng cầu 2 Định được... lần đo MVV Đánh giá trong q trình thực hiện: Tiêu chuẩn vàng để chấp nhận kết quả là xấp xỉ khoảng 50% VC Tần số thở khoảng 90 lần, khơng nhận kết quả nếu tần số nhỏ hơn 65 lần Đánh giá giữa q trình thực hiện: – Thực hiện ít nhất 2 lần – Kết quả 2 lần khác biệt khơng q 20% 5.5 Lựa chọn kết quả FVC và FEV1 được chọn từ 3 lần thở ra có sai biệt nhỏ nhất, ngưng khi kiểm tra dữ liệu ở tất cả các đường cong . viên phải đến phòng thực tập đúng giờ qui định, nếu đến trễ (sau điểm danh) sinh viên sẽ không được thực tập buổi đó. Trong giờ thực hành, sinh viên muốn ra ngoài phòng thực tập phải xin phép. Bộ môn Sinh lý – Năm 2014 Lưu hành nội bộ NỘI QUY 1. Sinh viên có nhiệm vụ thực hiện đầy đủ các bài thực tập theo chương trình của bộ môn. Trước buổi thực tập, sinh viên phải chuẩn bị. giỡn trong quá trình thực tập. 5. Sinh viên nhận dụng cụ, kiểm tra dụng cụ cho nhóm mình trước khi thực tập. Sau mỗi buổi thực tập sinh viên phải tự vệ sinh sạch sẽ chỗ thực tập, kiểm tra dụng