1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Kinh tế phát triển: Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi

135 3 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 135
Dung lượng 22,28 MB

Nội dung

Luận văn Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tỉnh Quãng Ngãi nghiên cứu hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển BHYT toàn dân; phân tích thực trạng phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi thời gian qua, từ đó đề xuất một số giải pháp phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong những năm tới.

Trang 1

TRAN TH] KHANH DUYEN

PHAT TRIEN BAO HIEM Y TE TOAN DAN

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TẾ

TRAN TH] KHANH DUY!

PHAT TRIEN BAO HIEM Y TE TOAN DAN

Trang 3

Toi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

'Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kỳ công trình nào khác

“Tác giá

be

Trang 4

MO DAU 1

1 Tính cấp thiết của đề 1

2 Mục tiêu nghiên cứu 2

4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3

5 Phuong pháp nghiên cứu 3

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài 4

7 So luge tài liệu nghiên cứu 5

8 Tổng quan nghiên cứu 5

9 Kết cấu của luận văn 12

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIÊN BẢO HIÊM Y TẾ 13

1.1, KHÁI QUÁT VỀ BẢO HIẾM Y TẾ 3

1.1.1 Một số khái niệm 3

1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm y tế 16

1.2, NOI DUNG CO BAN CUA PHAT TRIEN BAO HIẾM Y TẾ TOÀN

DAN 7

1.2.1 Gia ting quy mô quy BHYT 1?

1.2.2 Phát triển đối tượng tham gia BHYT 19

1.2.3 Mở rộng mạng lưới cơ sở BHYT 20

1.2.4 Nẵng cao chất lượng BHYT a

1.2.5 Phát triển dịch vụ mới 23

1.3 CÁC NHÂN TÔ ẢNH HƯỚNG ĐẾN PHÁT TRIÊN BẢO HIÊM Y TẾ

TOÀN DÂN 24

1.3.1 Nhân tổ vẻ điều kiện tự nhiên 24

1.3.2 Nhân tố về điều kiện xã hội 25

1.3.3 Nhân tố về điều kiện kinh tế 26

1.3.4 Nhân tổ về chính sách của nhà nước 7

Trang 5

2.1, DAC DIEM CO BAN CUA TINH QUANG NGAI 29

2.1.1 Đặc điểm tự nhiên 2

2.1.2 Đặc điểm kinh tế 31

2.1.3 Đặc điểm xã hội 32

2.2 THUC TRANG PHAT TRIEN BAO HIEM Y TE TOAN DAN TREN

DIA BAN TINH QUANG NGAI 34

2.2.1 Thực trạng về quy mô quỹ BHYT 34 2.2.2 Thực trạng về phát triển đối tượng tham gia BHYT 38 2.2.3 Thực trạng về mạng lưới cơ sở BHYT 45 2.2.4 Thực trạng về chất lượng BHYT SI

2.2.5 Thực trang về dịch vụ mới 60

2.3 ĐÁNH GIÁ CHUNG VE THUC TRANG PHAT TRIEN BAO HIEM Y

TE TOAN DAN TREN DIA BAN TINH QUANG NGAI 6

2.3.1 Thành công 64

2.3.2 Hạn chế 66

2.3.3 Nguyên nhân của những hạn chế 68

KET LUAN CHUONG 2 7

CHUONG 3 GIAI PHAP PHAT TRIEN BAO HIEM Y TẾ TOAN DAN

TREN DJA BAN TINH QUANG NGAI n

3.1 CĂN CỨ XÂY DỰNG GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN BHYT TOAN DAN

CUA TINH QUANG NGAI T2

3.1.1 Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước về phát triển

BHYT toàn dân n

3.1.2 Mục tiêu phát triển BHYT toàn dân trên địa ban tinh Quảng Ngãi

trong thời gian tới 73

3.1.3 Một số yêu cầu khi xây dựng giải pháp 75

Trang 6

3.2.3 Mé rong mạng lưới cơ sở BHYT

3.2.4 Nâng cao chất lượng BHYT 3.2.5 Phát triển địch vụ mới 3.3 KIÊN NGHỊ 3.3.1 Đối với Chính phủ 3.3.2, Đối với BHXH Việt Nam KẾT LUẬN CHƯƠNG 3 KẾT LUẬN PHỤ LỤC

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHAO

QUY! ÀI LUẬN VĂN (Bản sao)

GIÁY ĐÈ NGHỊ BẢO VỆ LUẬN VĂN (Bản sao)

BIÊN BẢN HỌP HỘI ĐỒNG ĐÁNH GIÁ LUẬN VĂN (Bản sao) NHAN XET CUA PHAN BIEN 1 (Ban sao)

NHAN XET CUA PHAN BIEN 2 (Ban sao)

Trang 8

Tên bing Trang bảng

Điện số, mật độ đân số năm 2018 phân theo,

21 huyện/TP thuộc tỉnh Quảng Ngãi 33

Số thu BHYT địa bàn tỉnh Quảng Ngãi năm 2016-

22 2018 Quine Ne 34

2a | SSehi BHT dia bin in Quing Nei nim 2016 | 2018

3á | Tene bop cin Gi guy BAYT wen dia Bin ink Quảng Ngãi năm 2016- 2018

Bao phù BHYT phân theo nhóm đổi tượng trên địa

25 bản tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 - 2018 r 39

2e |Paophidins6BHVTphẩntieodisbinhihoinh |

trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi năm 2018

22 | Mane Tn Sa huyện đa bảntinh Quảng Ngài 7 năm 2016 ~ 2018

Mạng lưới điểm thu trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi

28 năm 2016 - 2018 ung Ng 48

2a |SỐMmmssinbôtvvinBHWTwisieesiBHVT | 7.) trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi năm 2016 - 2018

ao, | Mức đồ lông của người dân đôi với khả năng 3

tiếp cận BHYT

2n |" MúSđộhả lòng của người đân đôi với tháiđộứng | xử, năng lực chuyên môn của cán bộ nhân viên

Mức độ hài lòng của người dân đối với kết quả cung,

2212 ứng dịch vụ BHYT eee aes | 59

Trang 9

hình vẽ và 'Tên hình vẽ và đồ thị ‘Trang đồ thị

z1 ân đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi 30 z1 Số thu, chỉ BHYT trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi | 37

Số đối tượng tham gia BHYT của tỉnh Quản; 22 rong, gi Quang 2 Ngãi "Tỷ lệ bao phù BHYT phân theo địa bàn hành 24 chính YI bao p 45 Mạng lưới eơ sở BHYT trên địa bàn tinh Quản 24 Ngãi š tản | ào

25 Số lượng cán bộ tại các cơ sở BHYT 50

26 Mức độ hải lòng về khả năng tiếp cận BHYT 34 27, Mức độ hải lòng về thù tục hành chỉnh 55

Mức độ hài lòng về thái độ, chuyên môn của cán

28, bộ 37

Mức độ hài lòng vẻ cơ sở vật chất, phương tiện

29 phục vụ BHYT lộ hải lòng tật chất, phương tiệt 37

Trang 10

1 Tính cấp thiết của đề tài

Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế là hai chính sách lớn của Đảng và Nhà nước Trong những năm qua, công tác bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế đã

đạt được những thành tựu quan trọng, góp phần ổn định đời sống của nhân

cân, thực hiện công bằng xã hội và ổn định chính tr - xã hôi

Thực hiện lộ inh bao phủ bảo hiểm y tế toàn dân trong chính sách "bảo đâm an sinh xã hội” là một trong những nhiệm vụ chiến lược trong phát triển

kinh tế - xã hội của đất nước Tham gia bảo hiểm y tế là quyền lợi và trách

nhiệm của mỗi công dân, đồng thời là trách nhiệm của nhà nước và toàn xã

hội Tuy nhiên, công tác bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế còn một số hạn chế, yếu kém Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội năm 201 1 - 2020, Nghị

quyết Đại hội đại toàn quốc lần thứ XI chỉ rõ: “Đổi mới vả hoản thiện

đồng bộ các chính sách bảo hiểm y tế, khám, chữa bệnh và viện phí phủ hợp; có lộ

'Văn kiện đại hội đại biều toàn quốc lần thứ XI, tr 127 - 129)

Sau hơn 25 năm thực hiện chính sách, pháp luật về BHYT và hơn 10 năm Luật BHYT có hiệu lực, BHYT đã bao phủ 82% dân số cả nước tham gia tại thời điểm năm 2017 Năm 2016 tỷ lệ tham gia BHYT chỉ tăng thêm 1,14% so với 2015; năm 2017 tỷ lệ tham gia BHYT chỉ tăng thêm 1% so với 2016,

còn gần 18% dân số, khoảng hơn 17 triệu người chưa tham gia BHYT Nếu

như năm 2008, số tham gia BHYT hộ gia đình (hay còn được gọi là BHYT tự nguyên - theo quy định của Luật BHYT 2008) mới chỉ đạt 3,67% dân số, tương ứng khoảng 3,1 triệu người tham gia: đến năm 2017, tỷ lệ tham gia đạt thực hiện bảo hiểm y tế toàn dân” (Đảng cộng sản Việt Nam, 2011,

Trang 11

BHYT

“Trong những năm qua, phát triển bảo hiểm y tế toàn đân trên địa bàn tỉnh

Quảng Ngãi đã đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều khó khăn và hạn chế: chất lượng BHYT chưa đáp ứng được nhu cầu tham gia của người

cân, trình độ năng lực của mạng lưới cơ sở y tế còn bắt cập, nguồn nhân lực trong mạng lưới còn thưa, đối tượng tham gia BHYT chưa được phát triển và khai thác triệt để Tỷ lệ 829% dân số ở tỉnh Quảng Ngãi có thẻ BHYT thấp

hơn mức bình quân chung của toàn tỉnh điều đó cho thấy thách thức để tiến

tới BHYT toàn dân là rất lớn

Để triển khai thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW khóa XI của Bộ Chính trị ngày 25/10/2017; Quyết định số 538/QĐ-TTg ngày 29/03/2013 của Thủ

h tiến tới BHYT toàn

tướng Chính phủ về phê duyệt Đề án thực hiện lộ

dan giai đoạn 2012 - 2015 và 2020 và Kế hoạch số 3559/KH-UBND ngày 10/9/2013 của Uỷ ban nhân dân tỉnh Quảng Ngãi về triển khai thực hiện Chương trình hành động số 35-CTr/TU ngày 01/3/2013 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy và Đề án Thực hiện lộ trình tiến tới BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh “Quảng Ngãi đạt kết quả tốt và xuất phát từ thực tế trên, tôi chọn đề nghiên

cứu *Phát triển Bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bàn tính Quảng Ngãi” làm

luận văn tốt nghiệp lớp Thạc sĩ Kinh tế phát triển 2 Mục tiêu nghiên cứu

~ Hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển BHYT toàn dân

~ Phân tích thực trạng phát triển BHYT toàn dân trên địa bản tinh Quảng Ngài thời gian qua

~ Đề xuất một số giải pháp phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh

Trang 12

toàn dân?

~ Thực trạng về phát triển BHYT toàn dân trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi trong thời gian qua được thực hiện như thế nào?

~ Làm thế nảo để phát triển BHYT toàn dân trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi

có hiệu quả hơn trong những năm tới?

4 Đối tượng và phạm vỉ nghiên cứu 4.1 Đắi tượng nghiên cứu

~ Những vấn đề lý luận và thực tiễn về phát triển BHYT toản dân

4.2 Pham vỉ nghiên cứu

- Nội dung: Đề tài nghiên cứu các nội dung của phát triển BHYT toàn dan

~ Về không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu trên dia ban tinh

Quảng Ngãi

~ Về thời gian: Nghiên cứu thực trạng phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

thời gian qua, qua đó đề xuất giải pháp có ý nghĩa trong Š năm tới 5 Phương pháp nghiên cứu

31 Phương pháp thu thập tài liệu, thong tin

~ Văn kiện, tài liệu của Đăng, văn bản pháp luật của Nhà nước, các báo

cáo về phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

- Tài liệu, giáo trình và các công trình, bài viết có liên quan đến phát

triển bảo hiểm y tế toàn dân

5.2 Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh

Được sử dụng để phân tích từng nội dung, qua đó tổng hợp, nhận xét,

Trang 13

phiếu Đề tiến hành khảo sát, tác giả đã thiết kế mẫu phiếu khảo sát “Mức độ

hải lòng của công dân đối với bảo hiểm hiểm y tế trên địa bản tỉnh Quảng,

Ngãi" Mẫu phiếu này được xây dựng theo hướng sử dụng ngôn ngữ đơn

giản, dễ hiểu đối với người tham gia Phiếu khảo sát được thực hiện trên 14

huyện, thành phố của tỉnh Quảng Ngãi với tổng số phiếu điều tra là 500 phiếu 'Việc phân chia số lượng phiếu khảo sát được dựa trên cơ sở xem xét số lượt

người tham gia BHYT đến các cơ sở cung ứng BHYT theo xã, phường, thị

trấn nơi người dân cư trú Theo đó, số lượng khảo sát ở khu vực đồng bằng là 350 phiếu, chiếm 70% và khu vực miền núi, hải đáo là 150 phiếu, chiếm 30% tổng số phiếu khảo sát

Thời gian diễn ra cuộc khảo sát bắt đầu từ tháng 05 đến tháng 07 năm

2019,

6 Ý nghĩa khoa học của đề tài

~ Hệ thống hóa một số vấn đề lý luận cơ bản về phát triển BHYT toàn dân

- Phan tích, đánh giá thực trạng phát triển bảo hiểm y té toàn dân theo

một phương pháp phủ hợp, trên cơ sở đó phát hiện những vấn đề tổn tại cần

xử lý trong phát triển bảo hiểm y tế toàn dân trên địa bản tỉnh Quảng Ngãi

~ Đề xuất được những giải pháp có tính khả thi, phù hợp với tình hình,

.đặc điểm của địa phương và sự phát triển chung của cả nước nhằm hoàn thiện phát triển bảo hiểm y tế toàn dân ở địa bản tỉnh Quảng Ngãi

~ Kết quả nghiên cứu đề tài có thể sử dụng lảm tải liệu tham khảo cho

mục tiêu phát triển bảo hiểm y tế toàn dân ở địa phương, góp phần thúc diy

bền vững, phát triển ổn định kinh tế - xã hội, đảm bảo an sinh xã hội trên địa

ban

Trang 14

tin và truyền thông Giáo trình đã cung cấp những kiến thức cơ bản về cơ sở

lý luận vững chắc xung quanh các lý thuyết tăng trưởng kinh tế, nguồn lực

phát triển kinh tế, mô hình cũng như chính sách phát triển kinh tế của các quốc gia Giáo trình này đã chỉ ra cách thức phân bổ nguồn lực để gia tăng

nhanh chóng sản lượng GDP của nền kinh tế làm cơ sở cải thiện mức sống

của dân chúng, nghiên cứu cách thức sử dụng và phát triển các nguồn lực hợp

lý như cơ sở sự tăng trưởng bền vững

- Bộ Y tế (2007) “Giáo trình Kinh tế y tế và Bảo hiểm y tÊ”, giáo trình cung cắp những kiến thức tổng quan về Bảo hiểm y tế Tác giả cũng chỉ ra được BHYT giúp tăng nguồn tài chính y tế rất lớn, góp phần tăng quy mô và chất lượng dịch vụ y tế phục vụ nhân dân, đồng thời giảm ngân sách đầu tư

cho y tế để đầu tư cho các ngành quan trọng khác của đất nước Với BHYT, người nghèo không phải lo lắng là không được chăm sóc sức khỏe khi bị đau

yếu vì lý do không có tiền Nói cách khác, BHYT đã làm tăng tính tiếp cận các dịch vụ y tế của người dân, đặc biệt là trong nhóm nghèo và cận nghèo

Đây chính là biểu hiện của việc tăng tính công bằng trong chăm sóc sức khỏe

khi người giàu cũng như người nghèo đều có thể sử dụng các dịch vụ y tế lúc đau yếu Ngoài ra, với việc chia sẻ các nguy cơ tài chính giữa người khỏe và

người ốm, người giàu và người nghèo, BHYT đã thể hiện một tính nhân văn vô cùng sâu sắc cần được khuyến khích tiến đến phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

8 Tổng quan nghiên cứu

Những yếu tế liên quan đến việc tham gia BHYT là điều kiện về kinh tế

- xã hội, sự hoàn thiện và tính đồng bộ của các văn bản quy phạm pháp luật, cách thức tổ chức thực hiện, sự đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe của hệ

Trang 15

cụ thể, cách thức triển khai mạnh mẽ, phù hợp với từng thời điểm phát

lên

kinh tế, xã hội của đất nước với sự tham gia của cả hệ thống chính trị mới

đảm bảo thực hiện thắng lợi mục tiêu BHYT toàn dân

~ Tống Thị Song Hương và cộng sự (2011) Kết quả nghiên cứu thực hiện

Báo hiểm y tế toàn dân, báo cáo đã làm rõ mục tiêu tiễn tới BHYT toàn dân

mới chỉ là định hướng chính sách, muốn duy trì và phát triển bền vững theo lộ trình của Luật bảo hiểm y tế cần có thời gian để nghiên cứu các yếu tế liên

quan dén tinh kha thi của Luật Trong đó, báo cáo đã nghiên cứu nghiên cứu

một cách hệ thống về khả năng tham gia của các nhóm định của Luật BHYT nhằm mục tiêu xác định các yếu t

năng tham gia BHYT của các nhóm đối tượng nhằm đề xuất giải pháp thực

hiện lộ trình BHYT toàn dân theo quy định của Luật BHYT,

- Đảo Văn Dũng (2017) *BHYT theo mô hình Beveridge”, Tạp chí Bảo

hiểm xã hội Tác giả đã chỉ ra BHYT theo mô hình hệ thống y tế dựa vào thuế

tượng theo quy

liên quan đến khả

thu nhập, hay còn gọi là hệ thống y tế/mô hình Beveridge Mô hình Beveridge

hay hệ thống y tế dựa trên thuế thu nhập được ứng dụng ở Vương quốc Anh,

Thụy Điển và một số quốc gia khác Chăm sóc sức khoẻ từ nguồn tải chính

công lấy từ thuế thu nhập và được quản lý bởi Tổ chức Y tế Quốc gia Các

bác sỹ đa khoa tư nhân được trả tiền theo các hợp đồng với Tổ chức Y tế Qui

mày hoàn toàn đáp ứng được các tiêu chí của công bằng nhưng hiệu quả chưa cao do tính chất bao cấp - từng khiến cựu Thủ tướng Anh Margaret Thatcher

gia Song người tiêu dùng thì không phải trả tiền khi sử dụng Hệ thống

phải đề xuất cải tổ Tuy nhiên, sự cải tổ này không được người dân chấp nhận

hoàn toàn Thực hiện BHYT theo mô hình Beveridge, Chính phủ cung cấp

Trang 16

là Vương quốc Anh, Canada, Ý, Tây Ban Nha, Na Uy, Đan Mạch, Thụy Điền, Hồng Kông cung cấp BHYT ột cách tổng quát cho người dân Đại diện

mô hình có thể kể đến Canada và Vương quốc Anh đại diện cho mô hình Ở

Anh vấn đề chăm sóc sức khỏe cho tồn bộ cơng dân ở Liên hiệp Vương quốc

Anh được thực hiện chủ yếu thông qua cơ quan BHYT quốc gia Người Anh

được phân chia theo các quỹ ủy thác chăm sóc sức khỏe ban đầu, các cơ sở mày nhận được 75% trong tổng kinh phí hoạt động thường xuyên nhờ nguồn

ngân sách Nhà nước, mức cấp theo đầu người và được điều chỉnh hằng năm

"Nghiên cứu cũng cho thấy sự khác nhau giữa chính sách BHYT giữa Anh và 'Việt Nam nói riêng và các nước nói chung

- Ngô Minh Tuấn (2003) Đề tài nghiên cứu khoa học cấp nha nước

“Nghiên cứu thực trạng và xây đựng mô hình huy động xã hội thực hiện xã hội hóa y lễ đảm bảo công bằng và hiệu quả trong chăm sóc sức khỏe nhân

dân”, đã đánh giá được thực trang về huy động xã hội trong chăm sóc sức

khỏe sau 10 năm đổi mới từ đó xây dựng mô hình chăm sóc sức khỏe nhân

dan phù hợp với điều kiện kinh tế - xã hội Việt Nam và huy động xã hội thực hiện xã hội hóa y tế, đảm bảo công bằng và hiệu quả trong CSSK Nghiên cứu

p

nhiên nghiên cứu chưa mang lại hiệu quả như mong muốn và người nghèo vẫn

cũng đề các chính sách như khám miễn phí, phòng khám từ thiện Tuy

còn gặp nhiều khó khăn trong việc tiếp cận các dịch vụ khám chữa bệnh

~ Nguyễn Minh Thảo (2004) Như cẩu tham gia BHYT của người dân Quận Tây Hồ chưa có BHYT và một số yếu tố liên quan, nghiên cứu này đã

đưa ra một số thông tin về nhu cầu tham gia BHYT của người đân: "có

69.7% người dân đồng tình về tham gia BHYT, lý do chính để người dân tham

Trang 17

tham gia BHYT cao hơn nhóm người còn lại Khi xã

<n tn tai những vấn

nạn xã hội như nghèo đói, bệnh tật, dich họa thì chính sách bảo hiểm y tế cần

được quan tâm và chú ý hơn bao giờ hết Không chỉ vậy, bảo hiểm y tế còn hướng tới tắt cả đối tượng khác là cá nhân trong xã hội nhằm mục đích hỗ tro trong chăm sóc sức khỏe trên nguyên tắc “lấy số đơng bù số ít”

~ Hồng Kiến Thiết và cộng sự (2013) Đề án “Tổ chức thực hiện chính

sách BHYT ở Liệt Nam trong tình hình mới ”, đã tập trung phân tích rồ thực trạng thực hiện chính sách BHYT ở nước ta hiện nay với các nội dung như: sự

người tham gia BHYT trong các năm gần đây, tình hình thu chỉ

phát trí

và cân đối quỹ BHYT; những điểm tích cực, hạn chế cỏn tồn tại trong việc thực hiện các chính sách BHYT ch cực, hạn chế cỏn tồn tại trong việc thực

hiện các chính sách BHYT Từ đó, đưa ra những dé xuất các giải pháp hoàn thiện chính sách BHYT và một số điều kiện thực hiện lộ trình BHYT toàn dân

ở Việt Nam theo chiều sâu như: bố sung phạm vi được hưởng của người tham

gia BHYT, ngoài khám, chữa bệnh còn được hưởng chế độ BHYT khi bị tai nạn giao thông, tai nạn sinh hoạt; phương án sử dụng thẻ BHYT trong một số

năm, tổ chức chức thu BHYT theo hộ gia đình trên địa giới hành chính; làm

rð thêm một số trường hợp BHYT dừng chỉ trả

Đề án cũng cho biết, sau 10 năm thực hiện các chính sách BHXH,

BHYT bên cạnh những thành tựu đạt được, tác giả đã không đưa ra được

những hạn chế về chính sách, về tổ chức thực hiện, nhất là các khâu đầu tư, bảo tồn và phát triển quỹ BHXH và khâu quản lý quy BHYT, hạn chế tình

Trang 18

Nghiên cứu này đã tiễn hành điều tra 550 nông dân trên địa bàn tỉnh Thái nông dân tham gia BHYT liên tục tăng

trong những năm gần đây, nhưng với tốc độ chậm Hầu hết nông dân (chiếm 92,18%) cho rằng, đây là chính sách rất cần thiết với họ; Mặc dù vậy, tỷ lệ

nông dân không có nhu cầu tham gia còn khá cao (dao dong tir 7-31%) do

nhiều lý do Từ thực trạng đó, nhóm tác giả đã chỉ ra được các yếu tố ảnh Bình Kết quả phân tích cho thấy s

hưởng đến sự tham gia nhu cầu tham gia BHYT tự nguyện trên địa bàn tỉnh

Thái

nguyện của nông đân tỉnh Thái Bình ¡ Bình và đưa ra một số giải pháp tăng cường sự tham gia bảo hiểm y tế tự định khả

~- Đặng Nguyên Anh vả cộng sự (2007) “Những yếu tố qu)

năng tiếp cận Bảo hiểm y tế ở Việt Nam”, Tạp chí Xã hội học Báo cáo đã sử

dụng kỹ thuật phân định lượng, sử dụng các bộ số liệu từ các

cuộc điều tra quốc gia để thống kê số lượng người tham gia BHYT đồng thời

xem xét các yếu tố tác động đến khả năng tham gia và mở rộng BHYT ở các

nhóm có điều kiện kinh tế, thu nhập khác nhau, các nhóm được hưởng chế độ BHYT Đồng thời, báo cáo cũng chỉ ra các yếu tố có ảnh hưởng trực tiếp và

gián tiếp đến việc tiếp cận BHYT của người dân để từ đó đề xuất các khuyển

nghị, giải pháp cho phù hợp, sát với tỉnh hình thực tế của địa phương

Nhìn chung, báo cáo chỉ dừng lại ở mức độ khái quát chung vẻ tiếp cận

BHYT của các nhóm đối tượng khác nhau thông qua các nguồn số liệu điều

tra mức sống, điều tra y tế quốc gia Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra một số yếu tố ảnh hưởng đến việc tham gia BHYT trong từng nhóm Báo cáo dựa trên các nguồn số liệu điều tra sẵn có nên không đánh giá được đúng nhu cầu tham gia BHYT của người dân ở từng nhóm đối tượng và thái độ của họ đối với

Trang 19

- Nguyễn Thị Kim Hoa và cộng sự (2015) “Thực trang sử dụng thẻ Bảo

hiểm y tế của người dân”, Tạp chí Xã hội học Nghiên cứu đã cho thấy có khá

nhiều khác biệt về thói quen khám chữa bệnh và việc sử dụng thẻ BHYT giữa

hai địa bàn nghiên cứu thành thị và nông thôn Việc lên kế hoạch xây dựng,

trang bị đội ngũ y bác sĩ và cơ sở vật chất cho những bệnh viện, phòng khám cấp địa phương là vô cùng cần thiết Điều này sẽ góp phần không nhỏ giảm tải áp lực cho những bệnh viện tuyến trung ương, tuyến tỉnh và đảm bảo được

chất lượng khám chữa bệnh cho người dân ở những vùng nông thôn, nơi người dân không có điều kiện tiếp cận với những cơ sở khám chữa bệnh công ở đô thị lớn và những cơ sở khám chữa bệnh tư nhân chỉ phí cao Ngoài ra, có

sự khác biệt về tỷ lệ tham gia BHYT ở khu vực nông thôn và đô thị Có rất

nhiều nguyên nhân dẫn đến việc không tham gia BHYT của người dân, nhưng,

một thực tế đáng lo ngại là tỷ lệ người dân phản nản về, thủ tục, chất lượng khám chữa bệnh bằng tl

~ Trịnh Hòa Bình và cộng sự (2005) Đề tải cấp Viện “Báo hiểm y tế

khá cao, nhất là ở địa bản đô thị

trong hệ thẳng øn sinh xã hội Việt Nam: một số vẫn để lý luận và thực tiễn ",

đề tài trình bày kết quả khảo sát tại xã Yên Thường - Gia Lâm - Hà Nội với quy mô 500 mẫu phỏng vấn sâu bằng bảng hỏi, 3 thảo luận nhóm và 17 phỏng

vấn sâu Báo cáo đã nêu rõ được những vấn đề về thực trạng tham gia cũng

như khả năng mở rộng BHYT ở nông thôn Báo cáo đã đi sâu tìm hiểu và phân tích khả năng của người dân tham gia rong việc chăm sóc sức khỏe thông qua việc tìm kiếm các địch vụ và tham gia BHYT và sử dụng BHYT trong việc khám chữa bệnh Đồng thời, báo cáo cũng chỉ rõ nhận thức của

người dân về BHYT và nhu cầu tham gia, khả năng mở rộng BHYT ở vùng

Trang 20

nhóm tự nguyện tham gia BHYT Đồng thời báo cáo cũng chỉ ra các yếu tổ có

ảnh hưởng trực tiếp và gián tiếp ệc tiếp cận BHYT của người dân để từ đó đề xuất các kiến nghị, giải pháp cho phù hợp, sát tỉnh hình thực tế của địa

phương

~ Nghiêm Xuân Nam (2009) Thwe trạng và như cầu tham gia BHYT của người dân nông thôn hiện nay, nghiên cứu tiên hành tại xã Yên Thường - Gia

Lâm - Hà Nội đã phần nào đó nêu lên thực trạng tham gia bảo hiểm y tế Luận

văn đã sử dụng phương pháp nghiên cứu định lượng và định tính đã chỉ rõ

nhu cầu và thực trạng tham gia bảo hiểm y tế của người dân nông thôn hiện

nay Tuy nhiên, tác giả không làm rõ các loại hình BHYT cu thể của người

đân trong quá trình tham gia BHYT Đây cũng là một phần đôi lúc khiến đối

tượng nghiên cứu không phân biệt được sự khác biệt cũng như so sánh giữa

những đối tượng tham gia BHYT tự nguyện và BHYT bắt buộc Trong quá

trình phân tích tỷ lệ tham gia BHYT của người dân, tác giả Nghiêm Xuân

'Nam chưa so sánh, đối chiếu tỷ lệ tham gia BHYT với một số nghiên cứu

khác và chưa so sánh tỷ lệ tham gia BHYT chung của cả nước vì vậy luận văn

chưa đủ thuyết phục và sâu để kết luận tỷ lệ tham gia BHYT của Yên Thường là cao hay thấp

= Đàm Viết Cương, Trần Văn Tiến, Nguyễn Khánh Phương, Trần Thị

Mai Oanh, Hoàng Thị Phượng, Dương Duy Lương và cộng sự (2007) Phát triển BHYT ở nông thôn công bằng và bồn vững nhằm nâng cao chăm sóc sức khỏe người dân ~ báo cáo kết quả nghiên cửu định tính, mục tiêu nghiên cứu là

nhằm tìm hiểu nhận thức của các nhóm đối tượng khác nhau về BHYT, tìm hiểu kiến thức của người dân và nêu lên một số khuyến nghị phục vụ xây dựng can thiệp hợp lý Kết quả nghiên cứu đã cho thấy: hẳu hết các đối tượng

tham gia BHYT đã nhận thức được mục tiêu cũng như ý nghĩa của việc tham

Trang 21

khác nhau vì vậy nhu cầu tham gia BHYT cũng phụ thuộc vào nhận thức cũng như độ tuổi của đối tượng Đối tượng nghiên cứu đa số không hài lòng

với chính sách BHYT trừ BHYT bắt buộc Một thực tế mà nghiên cứu đã làm

rõ: việc phát thẻ BHYT cho những đối tượng tham gia chậm trễ làm giảm tỷ lệ tham gia BHYT Đây cũng là một điều rất bức xúc đối với đa số các đối

tượng tham gia BHYT Qua báo cáo cho thấy việc khai thác các chính sách

BHYT trên thực tế đang phải đối mặt với nhiều khó khăn về phía cả cơ quan

BHYT và các cơ sở cung ứng dịch vu bảo hiểm y tế Về phía cơ quan bio

hiểm y tế, đội ngũ tuyên truyền cung cắp thông tin về BHYT không được tập huấn/đào tạo nâng cao kỹ năng truyền thông, kinh phí cho truyền thông còn

hạn chế

9 Kết cấu cũ:

lận văn

Trang 22

CHƯƠNG 1

CO SO LY LUAN VE PHAT TRIEN BAO HIEM Y TE 1.1, KHAI QUAT VE BAO HIẾM Y TẾ

1.1.1 Một số khái niệm a Bảo hiểm y tẾ

Trên thế giới có nhiều khái niệm khác nhau về BHYT, nhưng mục đích chung của BHYT đều giống nhau là huy động nguồn tài chính để chỉ trả chi

phí khám chữa bệnh cho người tham gia BHYT khi bị ốm đau bệnh tật, ni dung các khái niệm bao hảm như sau: “BHYT là sự đồng góp theo chu kỳ đều đặn tao nên một quỹ chung để cùng nhau chia š những rủi ro thơng qua hình

thức thanh tốn chỉ trả chi phí khám chữa bệnh bằng quỹ bảo hiểm”

BHYT được trình bảy trong cuốn “Tử điển Bách khoa Việt Nam I xuất

bản năm 1995° - Nhà xuất bản từ điển Bách khoa - trang 151 như sau:

“BHYT là loại bảo hiểm do nhà nước tổ chức, quản lý nhằm huy động

ìp thể và công đồng xã hội để chăm lo sức khỏe,

khám bệnh và chữa bệnh cho nhân dân” sự đồng góp của cá nhị

Mặc khác bảo hiểm y tế là một trong 9 nội dung của BHXH (bảo hiểm xã hội) được quy định tại Công ước 102 ngày 28/6/1952 của tổ chức lao động,

quốc tế (ILO) về các tiêu chuẩn tối thiểu cho các loại trợ cấp bảo hiểm xã hội Bảo hiểm y tế tại Việt Nam

Việt Nam, * BHYT là một đổi mới trong lĩnh vực y tế góp phần

giảm bớt din sự phân biệt giàu nghèo trong KCB, phát huy tính nhân đạo

công đồng trong đời sống xã hội, đảm bảo thực hiện công bằng văn minh xã hội ” Quỹ BHYT là nguồn kinh phí quan trọng cấu thành ngân sách của

ngành y tế

Trang 23

Nghị định số 299/HĐBT ngày 15-8-1992 của Hội đồng Bộ trưởng (nay là

Chính phủ) BHYT Việt Nam là hệ thống tổ chức thực hiện chính sách xã

hội, tổ chức bộ máy gồm có: ở Trung ương có BHYT Việt Nam, trực thuộc Bộ Y

phố có BHYT tỉnh, thành phó, trực thuộc Sở Y tế và chịu sự giám sát, chi dao

của Hội đồng quản tị BHYT tỉnh, do Phó chủ tịch UBND tỉnh, phụ trách

chịu trách nhiệm chỉ đạo chuyên môn về BHYT; tại các tỉnh, thành

khối văn xã, làm Chủ tịch Hội đồng BHYT được tổ chức theo mô hình đa

‘qui, phan tin theo tinh

+ Giai đoạn từ 13-8-1998 đến 01-01-2003: Chính phủ có Nghị định số

58/1998/NĐ-CP ngày 13-8-1998 ban hành Điều lệ BHYT, thay thể Nghị định

số 299/HĐBT, BHYT được tổ chức theo mô hình đơn quỹ và được phân cấp

và phân quyền mạnh Cu thé: Ở Trung ương có BIIYT Việt Nam Chỉ dao, giám sắt các hoạt động của BHYT Việt Nam có Hội đồng quản lý BHYT Việt

Nam BHYT các tỉnh, thành phố trực thuộc BHYT Việt Nam

+ Giai đoạn từ 01-01-2003 đến 30-6-2009: Đến ngày 01-01-2003, thực hiện Quyết định số 20/2002/QĐ-TTG [21] và Nghị định số 100/2002/NĐ-CP

của Chính phủ [20] Tổ chức BHYT tế sáp nhập vào tổ chức BHXH, tổ chức

theo mô hình đơn quỹ, hợp nhất với các quỹ BHXH khác, cụ thể: hệ thống BHXH thống nhất theo ngành đọc từ Trung ương đến địa phương BHXH

Việt Nam trực thuộc Chính phủ, BHXH các tỉnh, thành phố trực thuộc BHXH Việt Nam

lai đoạn từ 01-7-2009 đến nay: Lần đầu tiên chính sách BHYT được

luật hóa, tạo nên khung pháp lý cơ bản, tạo điều kiện thuận lợi đẩy nhanh việc

phát triển BHYT, Luật BHYT cũng đã quy định rõ lộ trình tiến tới BHYT

Trang 24

từ ngân sách để hỗ trợ cho các đối tượng tham gia BHYT, làm chuyển đổi từng bước nguồn kinh phí ngân sách hỗ trợ cho người hưởng thụ dịch vụ y tế

thay vì hỗ trợ cho người cung cấp DVYT y tẾ, tạo sự công bằng trong chăm

sóc sức khỏe nhân dân mà Đảng và Nhà nước đã định hướng phần đấu

b Báo hiễm y tế toàn dân

Bảo hiểm y tế toàn dân thường được hiểu là chế độ BHYT áp dụng cho

toàn bộ dân số trong một quốc gia, nhằm đảm bảo cho họ được tiếp cận một cách đầy đủ với các dịch vụ chăm sóc sức khỏe Theo Nghị quyết 58.33 của Đại hội đồng Tổ chức Y tế Thế giới, “bảo đảm rằng hệ thống tài chính y tế có

phương thức chỉ trả trước cho chăm sóc sức khỏe, nhằm chia sẻ rủi ro giữa

các thành viên của dân số và tránh chỉ quá mức cho y tế dẫn đến nghẻo đói do tìm kiếm dịch vụ y tế” Ở một số nước, BHYT toản dân là chế độ chăm sóc sức khỏe miễn phí cho mọi công dân thực hiện bằng nguồn thuế của Nhà

nước, hoặc chế độ BHYT xã hội do Nhà nước thực hiện cho mọi công dân

của quốc gia đó Ở Việt Nam, BHYT được tiếp cận như một quyền về chăm

sóc sức khỏe của công dân đi đôi với nghĩa vụ đóng góp và chia sẻ trách nhiệm xã hội của cá nhân, cộng đồng, người sử dụng lao động và Nhà nước BHYT còn được xem như là một sản phẩm của sự tiến bộ xã hội, mọi người có trách nhiệm với bản thân và xã hội về chăm s c sức khỏe, không phải chỉ

dựa vào điều kiện kinh tế của chính mình, sự hỗ trợ của gia đình, người thân

khi đau ốm BHYT là công cụ tạo ra sự bình đẳng trong khám chữa bệnh bởi

quyền lợi đã được quy định bởi luật, không phải là cơ chế “xin cho” như các

cơ chế miễn giảm viện phí trực tiếp chongười bệnh như đã từng áp dụng ¢ Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Phát triển BHYT toàn dân là 100% dân số trong một quốc gia tham gia

BHYT, phát triển BHYT toàn dân công bằng trong chăm sóc sức khỏe

Trang 25

toan dan Trude hét là thực hiện hoàn thiện các hệ thống văn bản hướng dẫn

thực hiện BHYT Huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị trong công tác chỉ đạo và tổ chức thực hiện, đổi mới chính sách tài chính y tế bảo đám ngân sách đồng BHYT cho nhóm đối tượng chính sách và những người yếu thế trong xã hội

Thứ hai, thực hiện BHYT toàn dân phải tuân thủ

từng bước, xây dựng lộ trình cho từng nhóm đối tượng và mở rộng đối tượng

bền vững

Thứ ba, thay đổi nhận thức của người dân về BHYT thông qua chế tài và truyền thông, phải thực hiện BHYT bắt buộc toàn dân và có chế tải cưỡng chế đối với hành vi trốn tránh tham gia, đồng thời tăng cường thông tin, truyền

lược mở rộng,

thông, vận động, giáo dục với nhiều hình thức phù hợp với từng nhóm đối tượng và điều kiện tiếp cận thong tin

Thứ tr, nâng cao nâng lực và quản trị chất lượng dịch vụ BHYT đảo tạo liên tục Xây dựng, triển khai chương trình chất lượng khám, chữa bệnh tiêu chuẩn chất lượng đối với cơ sở khám, chữa bệnh BHYT, tăng cường đầu tư

nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh tại tuyến BHYT cơ sở

“Thứ năm, phát triển công nghệ thông tỉn, ứng dung sâu rộng trong quản lý thụ và chỉ trả

1.1.2 Đặc điểm của bảo hiểm y tế

~ BHYT có đối tượng tham gia rộng rãi, bao gồm mọi thành viên trong

xã hội không phân biệt giới tính, tuổi tác, khu vực làm việc, hình thức quan hệ lao động

- BHYT không nhằm bù đắp cho thu nhập cho người hưởng bảo hiểm (như chế độ BHXH ốm đau, tai nạn lao động ) mà nhằm chăm sóc sức khỏe cho họ khi bị bệnh tat, ốm đau trên cơ sở quan hệ BHYT mà họ tham gia

Trang 26

thời gian đóng, mức đóng mà phụ thuộc vào mức độ bệnh tật và khả năng

cũng ứng các dịch vụ ý tẾ

1.1.3 Ý nghĩa của phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

BHYT trước hết là một nội dung của BHXH, một trong những bộ phận quan trọng của hệ thống bảo đảm xã hội Cùng với các hệ thống cung cấp xã

hội ( hay còn gọi là ưu đãi xã hội chế độ bao cấp) và cứu trợ xã hội, hoạt động của BHYT nói riêng và hoạt đông của BHXH nói chung, đã thực sự trở

thành những hòn đá tảng xây dựng nên nền móng vững chắc cho sự bình ổn

xã hội Chính vì vai trỏ cực kỳ quan trọng của BHXH như vậy cho nên ở mọi

quốc gia trên thế giới, hoạt động của BHXH luôn do Nhà nước đứng ra tổ

chức thực hiện theo hệ thống pháp luật về BHXH Đây cũng là một cơ sở

quan trọng để phân biệt giữa Bảo hiểm xã hội về y tế và Bảo hiểm tư nhân về

y tế Trong các nước công nghiệp phát triển thì loại hình BHYT tư nhân cũng

được phát triển và cùng tồn tại song song với BHXH về y tế

'Hoạt động BHYT thì tính cộng đồng đoàn kết cùng chia sẻ rủi ro rất cao;

nó là nền tăng cho lĩnh vực bảo vệ và chăm sóc sức khỏc; nó điễn it mạnh mẽ giữa người khóc mạnh với người ốm yếu, giữa (hanh niên với người giả cả

và giữa người có thu nhập cao với những người có thu nhập thấp Sự đoàn kết

tương trợ lẫn nhau trong BHYT là sự đảm bảo cho từng người dựa trên cơ sở

của sự đoàn kết không điều kiện, của sự hợp tác cùng chung lòng, chung sức và gắn kết chặt chẽ với nhau Đảm bảo tính công bằng trong xã hội, an sinh xã

hội nên cần phải phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

1.2 NOL DUNG CO BAN CUA PHAT TRIEN BAO HIẾM Y TE TOAN

DAN

1.2.1 Gia tăng quy mô quỹ BHYT

Trang 27

viên và các nguồn thu hợp pháp khác, được sử dụng để chỉ trả chi phí khám,

chữa bệnh cho người tham gia bảo hiểm y tế, chỉ phí quản lý bộ máy của tổ

chức bảo hiểm y tế và những khoản chỉ phí hợp pháp khác liên quan đến BHYT

Quy BHYT đảm bảo chia sẻ rủi ro giữa những người tham gia BHYT khi đi khám chữa bệnh, vì mục tiêu an sinh xã hội, không vì mục đích lợi nhuận Đây chính là nguồn chỉ trả cho những người tham gia BHYT, đảm bảo cho sự hoạt đông hiệu quả của mạng lưới BHYT trong cả nước nên việc quản

lý nguồn thu cũng như việc chỉ tiêu quỹ phải được tiến hành hết sức cẩn thận

va minh bạch Để tránh tình trạng lạm dụng quỹ, sử dụng quỹ sai mục đích thì

quỹ BHYT phải được quản lý tập trung, thống nhất, công tác thu - chỉ phải được minh bạch, rõ ràng và có sự phân cấp quản lý trong hệ thống tổ chức

BHYT

Một trong những mục tiêu của BHYT toàn dân là đạt được độ bao phủ

100% về mức chỉ trả chỉ phí khám chữa bệnh BHYT đối với người tham gia BHYT, để đạt được mục tiêu này cần phải có được nguồn quỹ BHYT đáp ứng nhu cầu thanh toán Như vậy gia tăng mức đóng BHYT sẽ tạo ra nguồn tải chính (quy BHYT) đề tăng gói quyền lợi về dịch vụ khám chữa bệnh BHYT

đồng thời tăng độ bao phủ đối với mức chỉ trả chỉ phí khám chữa bệnh BHYT, mặt khác chất lượng địch vụ khám chữa bệnh BHYT ngày cảng được nâng cao do có mức chỉ trả thích hợp

Để gia tăng quy mô quỹ BHYT cần dựa trên các tiêu chí đánh giá sau:

~ Số thu quỹ BHYT: số thu quỹ càng nhiều, quỹ BHYT cảng có điều kiện vật chất cần thiết để đảm bảo tốt cho các đối tượng, bảo đảm quyền lợi

của người tham gia BHYT,

Trang 28

1.2.2 Phát triển đối trựng tham gia BHYT

Phát triển đối tượng tham gia bảo hiểm y tế là một quá trình từ ban hành

thực thí cơ chế chính sách về BHYT của nhà nước, thực hiện các

và triển ki

giải pháp tạo động lực thúc đầy người dân tham gia BHYT nhằm làm gia tăng số người, số nhóm đối tượng tham gia BHYT thông qua nhiều phương thức

tham gia, đồng góp

Phat triển đối tượng tham gia BHYT được thực hiện trên cơ sở tăng về số lượng, tỷ lệ đâm bảo người tham gia BHYT trong từng nhóm đối tượng, đảm bảo đạt 100% số người tham gia, đối với nhóm đối tượng hiện tại đang tham gia BHYT tự nguyện cẳn tiếp tục phân nhóm để đưa dần vào nhóm tham gia BHYT bắt buộc theo lộ trình đồng thời xã hội hóa BHYT tự nguyên nhằm đảm bảo đến năm 2020 có 100% dân số tham gia BHYT

Phát triển đối tượng tham gia BHYT sẽ làm tăng số lượng và tỷ lệ người tham gia trong các nhóm đối tượng, là yếu tố quan trọng dé đạt được mục tiêu BHYT toàn dân với tiêu chí cụ thẻ là mức độ “Bao phủ về dân số tham gia

BHYT "

Việc mở rộng phạm vi đối tượng, xác định một hình thức tham gia

BHYT duy nhất là bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng trong việc phát triển bảo hiểm y tế toàn dân

Để thực hiện có hiệu quả mục tiêu phát triển đối tượng tham gia BHYT,

cần phải

~ Tăng cường công tác tuyên truyền nhằm nâng cao nhận thức cho đối

tượng tham gia về quyền lợi của BHYT cùng với sự phối hợp, đồng bộ từ các

cấp, các ngành và các đơn vị liên quan đảm bảo phủ hợp với từng đối tượng

Trang 29

nhằm cung cấp thông tín, giải đáp thắc mắc hoặc tư vẫn cho người dân về

BHYT, đảm bảo cho mọi đối tượng được tiếp cận đầy đủ thông tin về chính

sách BHYT và cách thức tham gia

~ Củng cố và hoàn thiện mạng lớp cung ứng dịch vụ thẻ BHYT bằng

việc đây mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong các hoạt động quản lý của ngành BHXH

Do đó, việc phát triển đối tượng tham gia BHYT được đánh giá dựa vào

các tiêu chí là tỷ lệ người tham gia BHYT trên dân số của một quốc sia/tinh/thinh phố/địa phương Tiêu chí này được theo đõi và đánh giá cụ

thể theo từng nhóm đối tượng làm căn cứ xây dựng cơ chế phát triển BHYT

toàn dân

1.2.3 Mỡ rộng mạng lưới cơ sở BHYT

Mạng lưới cơ sở BHYT là mở rộng toàn bộ hệ thống các điểm, các cơ sở

cung cấp BHYT đến đối tượng tham gia BHYT một cách ngắn nhất, nhanh nhất và đúng đối tượng nhất

Mỡ rộng mạng lưới cơ sở BHYT đồng nghĩa với vige gia ting các địa

điểm thực hiện cung ứng, các điều kiện vật chất kỹ thuật, trang thiết bị và phân bổ hợp lý theo nhu cầu thực tế của người tham gia ở từng khu vực hành

chính, dân cư khác nhau

Việc mở rộng mạng lưới cơ sở BHYT sẽ tạo điều kiện cho người dân

tiếp cận với dịch vụ cung ứng BHYT, chăm sóc sức khỏe thông qua BHYT thuận lợi hơn, về mặt địa lý sẽ rút ngắn khoảng cách giữa cơ sở BHYT và nơi

cư trú của người tham gia BHYT và góp phần hạn chế tình trạng quá tải hay dư thừa, lãng phí nhân lực, trang thiết bị khi tiến hành cung ứng dịch vụ mà vẫn đáp ứng đầy đủ dịch vụ với chỉ phí thấp nhưng vẫn đạt chất lượng cao khi nhu cầu tham gia BHYT của người dân tăng lên

Trang 30

tham gia BHYT của người dân tăng lên nhưng sự gia tăng đó ở mỗi một khu

vực có sự khác nhau, không phân bổ đồng đều, do đó cần mở rộng các mạng

lưới cơ sở BHYT phủ hợp với điều kiện thực tế sao cho đáp ứng việc tiếp cận

thuận lợi nhất về địa điểm, thời gian đi lại và giảm sự quá tải ở các tuyến trên

Đề mỡ rộng mạng lưới eơ sở BHYT đạt hiệu quả cao đòi hỏi phải có một khoảng thời gian nhất định để sản phẩm có thể tiếp cận được với khách hàng,

thích ứng với từng khu vực và phải tổ chức được mạng lưới giao dịch tối ưu

thông qua việc đa dạng hóa các hình thức, phương thức cung ứng địch vụ

nhằm thỏa mãn các nhu cầu ngày càng phong phú của người tham gia Tuy nhiên, để thực hiện việc mở rộng mạng lưới cơ sở BHYT có hiệu quả cần

phải có nguồn lực tài chính đầu tư lớn, bố trí và sử dụng đội ngũ cán bộ hợp

1í, do đó cần phải tính toán hiệu quả, tránh lãng phí vì ở mỗi một vị trí địa lý

khác nhau, một thời điểm khác nhau có thể nhu cầu của người tham gia khác

nhau theo hướng:

- Tăng cường đội ngũ cán bộ quản lý, thực hiện phát triển BHYT toàn dan

~ Mở rộng các trung gian, điểm giao dịch cung cắp BHYT

Mỡ rộng mạng lưới cơ sở BHYT được đánh giá vào các tiêu chí sau:

Số lượng mạng lưới cơ sở BHYT,

~ Số lượng cán bộ tư vấn BHYT tại các cơ sở BHYT

~ Tỷ lệ giữa đối tượng phục vụ và số lượng người tham gia tại khu vực

hành chính, địa phương đó

1.2.4 Nâng cao chất lượng BHYT

Chất lượng là hiệu số của các mong đợi từ khách hàng với đánh giá của

Trang 31

Chính vì vậy, nâng cao chất lượng BHYT là nâng cao chất lượng thông qua mức độ hài lòng, sự thỏa mãn của đối tượng được thụ hưởng, cũng như sự

tiến bộ về hành vi, thái độ phục vụ của đội ngữ cán bộ làm công tác BHYT

Sở dĩ phải nâng cao chất lượng BHYT vì trước yêu cầu của sự phát triển về kinh tế, xã hội, khoa học công nghệ thì đời sống được nâng lên cả về vật chất và tỉnh thần, người dân đã trở thành “người tiêu dùng đòi hỏi cao” do đó, việc nghiên cứu nâng cao chất lượng BHYT là yếu tố cốt lõi, tạo niềm tin,

thúc đẩy người dân lựa chọn giải pháp chăm sóc sức khỏe, khám chữa bệnh thông qua dich vụ BHYT, từ đó sẽ đạt được mục tiêu phát triển BHYT toàn dan

‘Do dé, dé nang cao chit luong BHYT cần phải:

~ Thay đổi tốc độ thực hiện dịch vụ, tính tin cậy của dịch vụ, tính đồng

nhất và đa dạng của dịch vụ

~ Nâng cao ý thức người cung cắp dich vụ như thái độ, cung cách phục

vụ của cán bộ, sẵn sảng đáp ứng nhu cầu của người tham gia

~ Ứng dụng công nghệ thông tin trong khai thác, hiệu quả trong khai thác

và quản lý, trình độ quản lý và khai thác, thấu hiểu nhu cầu của người tham gia, tiếp tục cải tiến hướng đến nhu cầu của người tham gia

~ Nâng cao chất lượng BHYT nhằm đảm bảo uy tin và sự tin cậy của người tham gia đối với các chính sách của Nhà nước

Đề đánh giá việc nâng cao chất lượng BHYT có mang lại sự hài lòng của người tham gia phải dựa trên các tiêu chí sau:

~ Mức độ hài lồng của người tham gia BHYT;

~ Quy trình giải quyết thủ tục hảnh chính, thanh toán chỉ phí đúng, đủ và

kịp thời khi tham gia BHYT;

Trang 32

1.2.5 Phát triển dịch vụ mới

Dịch vụ mới theo nguyên tắc là hoàn toàn mới xuất hiện trên thị trường,

thỏa mãn một nhu cầu mới, hay về hình thái là thỏa mãn nhưng nhu cầu mà

đã được thỏa mãn bởi các dịch vụ khác, hoặc cung cắp thêm những dịch vụ bỏ

sung cho đối tượng khách hing đang được phục vụ bởi các dịch vụ hiện tại Một biện pháp phát triển kinh điền là tăng thêm dịch vụ đưa ra thị trường

để tận dụng ưu thế thị trường và mạng lưới cung ứng, tiêu thụ Những dich vu

này không giống các dich vụ hiện có nhưng cùng phục vụ bởi các dịch vụ hiện tại

Đứng trên góc độ nhà cung cấp dịch vụ để xem xét, người ta chia dich vu

mới thành hai loại: Dịch vụ mới tương đối và dịch vụ mới tuyệt đối

~ Dịch vụ mới tương đối: Là dịch vụ đầu tiên nhà cung cấp đưa ra thị

trường nhưng không mới với các đối thủ cạnh tranh khác và đối với thi trường

- Dịch vụ mới tuyệt đối: Đó là địch vụ mới đối với cả cơ sở cung ứng BHYT và đối với cả thị trường

Phát triển dịch vụ mới là việc tiến hành cải tiền dịch vụ hiện có hoặc đưa

vào cung cấp các dịch vụ hoàn toàn mới nhằm thỏa mãn nhu cầu, thị hiểu

muôn màu muôn vẻ của thị trường, đặc biệt là dịch vụ mới chất lượng cao

Hai phương pháp phát triển dịch vụ mới

~ Hoàn thiện dịch vụ hiện có: sự hoàn thiện nảy nhằm đáp ứng một cách

tốt hơn nhu cầu của người tham gia, góp phần mở rộng đối tượng tham gia

trong xã hội Sự hoàn thiện dịch vụ hiện có được thực hiện với những mức độ khác nhau

+ Hoàn thiện dịch vụ hiện có vẻ hình thức

Hoàn thiện dịch vụ về nội dung

Trang 33

- Các hình thức địch vụ mới: có hai hình thức dich vụ mới là địch vụ

mang tính đột phá và dịch vụ được cải tiến, biến đổi từ dịch vụ hiện tại

Thông thường, giá trị của những dịch vụ cải tiến được người tham gia tiếp nhận và đánh giá cao hơn so với địch vụ mang tính đột phá

So với các dịch vụ mang tính đột phá, các địch vụ cải tiến mắt ít thời

gian và chỉ phí để phát triển hơn, vì phần cốt lõi của dịch vu vẫn giữ nguyên,

chỉ một vải tính năng được thay đổi để cải thiện hiệu suất hoặc làm cho dịch

vụ có sức thu hút hơn với người tham gia

'Việc phát triển dịch vụ mới là yêu cầu tắt yếu vì góp phần hoàn thiện các

dich vu BHYT hiện có, đáp ứng được nhu cầu ngày càng đa dạng hóa, phong phú của người tham gia, và nâng cao khả năng cạnh tranh trên thị trường của cơ sở BHYT, tạo ra sự khác biệt lớn đối với các cơ sở BHYT khác, từ đó

mang lại nguồn lợi lớn và quan trong đối với cơ sở y tế

Việc xác định các hình thức dịch vụ mới dựa trên tiêu chí đánh giác ~ Số lượng các địch vụ mới tăng lên qua các hình thức cung ứng mới

~ Tốc độ tăng của mỗi loại dịch vụ mới so với tổng số

1.3 CAC NHAN TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN BAO HIEM Y

TE TOAN DAN

“Trong bắt kỳ hoạt động nào của nền kinh tế cũng đều có sự tác động của các nhân tố, vì phạm vi của phát triển bảo hiểm y tế toàn dân rất rộng lớn do đó những nhân tố ảnh hưởng đến việc phát triển BHYT toàn dân rất đa dạng

và phức tap, song chung quy lại tắt cả được xem xét qua các khía cạnh cơ bản

như điều kiện tự nhiên, xã hội và phát triển kinh tế Nếu nhận thấy được các nhân tố sẽ giúp khắc phục những hạn chế, phát huy được những nhân tố tích

cự, góp phần phát triển BHYT toàn dân đạt hiệu quả cao nhất

1.3.1 Nhân tố về điều kiện tự nhiên

Trang 34

toàn dân, vị trí địa lý thuận lợi, là trung tâm của các vùng kinh tế, sẽ kết nối

và giao (hương kinh tẾ giữa các vùng sẽ tác động tốt đến việc phát triển

BHYT toàn dân và ngược lại

~ Địa hình, khí hậu: Cấu trúc địa hình của địa phương sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế, bố trí sinh hoạt, cơ cấu xây dựng đô thị thích

hợp góp phần thúc đẩy việc phát triển BHYT toàn dân đạt hiệu quả

1.3.2 Nhân tố về điều kiện xã hội

~ Dân số và lao động: quy mô, mật độ dân số đông, cơ cấu dân số, cơ cấu nguồn lao động với tay nghề cao là yếu tố để yêu cầu phải phát triển các lĩnh vực BHYT vì đó vừa là đối tượng tham gia các hoạt động sản xuất, dịch vụ

trong xã hội và cũng là người thụ hưởng các dịch vụ, lợi ích của việc phát

triển đó Do đó, phát triển cơ cấu dân số hợp lý với tỉ lệ lao động có tay nghề, trình độ cao sẽ là nguồn nhân lực thiết yếu giúp địa phương có điều kiện phát

triển các ngành dịch vụ, nhất là dich vụ ứng dụng công nghệ thông tỉn, phát

triển kinh tế, nâng cao đời sống vật chất và tỉnh thần của người dân vả khi đó, nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngày càng lớn trong tương lai

~ Phân bố dân cư: Dân cư phân bố tập trung sẽ là điều kiện thuận lợi cho phát triển mạng lưới cơ sở BHYT, truyền thông và huy động nguồn tải

chính thúc day phát triển BHYT toàn dân, ngược lại đân cư phân bồ rải rác, địa bản khó khăn sẽ là lực cản rất lớn cho sự phát triển của BHYT toàn dân

= Tap quan, thói quen của cộng đồng: Tập quán về chăm sóc sức khỏe

của cộng đồng dân cư có ảnh hưởng không nhỏ đến lộ trình thực hiện BHYT tồn dân, một số cơng đồng dân cư ở vùng sâu, vùng xa, vùng đân tộc it người nhận thức của các đối tượng về lợi ích của chính sách BHYT còn hạn chế, chưa có thói quan sử dụng dịch vụ BHYT, dân cư khu vực nông thôn có

thu nhập thấp không săn sàng trích từ nguồn thu nhập cá nhân để đóng

Trang 35

~ Yếu tổ chính trị và luật pháp có ảnh hưởng nhất định đến phát triển

BHYT toàn dân Đây là một khâu đặc biệt quan trọng, theo đó hệ thống chính trị vừa đóng vai trò định hướng, vừa đóng vai trò tổ chức thực hiện các chính

sách phát triển kinh tế - xã hội, trong đó có chính sách BHYT Để đạt được mục tiêu BHYT toàn dân, trước hết các văn bản quy phạm pháp luật và cơ

chế chính sách ban hành về BHYT phải hướng đến mục tiêu Bảo hiểm y tế

toàn dân Chính phủ và cơ quan trực thuộc phải có lộ trình và giải pháp tiến tới mục tiêu BHYT toàn dân

1.3.3 Nhân tố về điều kiện kinh tế

- Tốc độ phát triển kinh tế: Tốc độ tăng trưởng kinh tế, cơ cấu nền kinh tế và sự biến động về cơ cấu kinh tế là nhân tố trọng yếu thúc đây mục tiêu phát triển BHYT toàn dân Kinh tế tăng trưởng nhanh, ổn định sẽ làm chỉ tiêu thu nhập bình quân của dân cư tăng lên, chất lượng cuộc sống ngảy càng cao người dân có nguồn tài chính để tham gia đóng BHYT Bên cạnh đó, kinh tế tăng trưởng ôn định, Chính phủ sẽ có nguồn ngân sách đồi đào hơn, đầu tư

của Chính phủ cho lĩnh vực y tế ting lên góp phần nâng cao chất lượng cơ sở

hạ tầng và công tác khám chữa bệnh, thúc đẩy người dân lựa chọn chăm sóc

sức khỏe thông qua dich vụ BHYT

~ Chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tỷ trọng lao động trong ngành

nông, ngư, diêm nghiệp giảm, tỷ trọng lao động trong các ngành công nghiệp và dịch vụ tăng lên, số lượng tỷ trọng lao động chính quy tăng lên, lao động

tự do giảm tạo thuận lợi cho quản lý và gia tăng đối tượng tham gia bảo hiểm

( trong đó chủ yếu là nhóm đối tượng bắt buộc ) từ đó sẽ tăng nhanh tỷ lệ bao phủ về dân số tham gia BHYT,

Ngược lại, kinh tế suy thoái, dân cư, doanh nghiệp và chính phủ sẽ khó

khăn hơn, lao đông chính quy trong doanh nghiệp giảm, đây sẽ là một thách

Trang 36

1.3.4 Nhân tố vé chính sách của nhà nước

~ Các chính sách của Nhà nước có vai trò định hướng, tổ chức thực hiện các chính sách phát triển kinh tế

i, trong đó có chính sách BHYT Đề

đạt được mục tiêu BHYT toàn dân, trước hết các văn bản quy phạm pháp luật và cơ chế chính sách ban hành về BHYT phải hướng đến mục tiêu Bảo hiểm y té toan dân

~ Chiến lược phát triển BHYT toàn dân của ngành BHXH: Công tác truyền thông, phổ biến pháp luật về BHYT có ảnh hưởng quan trọng, nhiều mặt đối với phát triển BHYT toàn dân Trước hết truyền thông thực hiện chức năng truyền tải thông tin từ chính phủ đến người dân về chính sách, cơ chế BHYT và ngược lại từ người dân đến Chính phủ về các

lợi ích đối với họ khi tham gia

để thực thi cơ chế

chính sách, người dân nhận thức đầy đủ hơn BHYT

Bên cạnh đó, truyền thông hiệu quả sẽ giúp người dân kiểm soát được các

cơ quan của Chính phủ trong quá trình thực hiện chính sách BHYT toàn dân gắn

với lợi ích mà người tham gia BHYT được hưởng Đồng thời, truyền thông cũng

sẽ làm cho các cơ quan quản lý nhả nước về BHYT boạt động hiệu qui bon,

‘quan tim nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe cho người tham gia BHYT "Như vậy, nếu công tác truyền thông thực hiện thường xuyên, đồng bộ,

thông tin

Trang 37

KẾT LUẬN CHƯƠNG 1

"rong chương 1, luận văn nêu lên một số khái niệm về bảo hiểm y tế,

phát triển bảo hiểm y tế toàn dân cũng như các đặc điểm riêng của phát triển

bảo hiểm y tế toàn dân và ý nghĩa của phát triển bảo hiểm y tế toàn dân đối

với sự phát triển kinh tế - xã hội của đất nước

Phát triển bảo hiểm y tế toàn dân là rit quan trọng, nhằm đáp ứng được nhu cầu chăm sóc sức khỏe cho người dân với chất lượng ngày cảng cao, tạo

uy tín cho người dân khi tham gia BHYT, nhằm góp phần quan trọng tiến tới chiến lược phát triển bảo hiểm y tế toàn dân, tạo đà cho sự nghiệp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh trong thời kỳ mới Khi phát triển bảo hiểm y tế toàn

đân cần chú trọng đến chất lượng mà bảo hiểm y tế mang lại nhằm thỏa mãn

mức độ hài lòng của người tham gia BHYT

Bên cạnh đó, luận văn cũng đã phân tích những nội dung của phát triển

bảo hiểm y tế toàn dân và các nhân tổ ảnh hưởng đến phát triển bảo hiểm y tế

toàn dân, làm cơ sở để phân tích thực trạng phát triển bảo hiểm y tế toản dân

Trang 38

CHƯƠNG 2

'THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN BẢO HIẾM Y TẾ TOÀN DÂN

TẠI TỈNH QUẢNG NGÃI

2.1 DAC DIEM CO BAN CUA TINH QUANG NGAI 2.1.1 Đặc điểm tự nhiên

VỊ trí địa lý: Quảng Ngãi là một tỉnh ven biển nằm ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ, Việt Nam Tỉnh Quảng Ngãi tái lập vào ngày 01 thắng 7 năm 1989 trên cơ sở tách tỉnh Nghĩa Bình thành 2 tỉnh Quảng Ngãi và Bình Định Diện tích tự nhiên khoảng 5.152,67 km”, bao gồm I thành phố trực thuộc tỉnh

(thành phố Quảng Ngãi), 6 huyện đồng bằng ven biển (Bình Sơn, Sơn Tịnh,

Tư Nghĩa, Nghĩa Hành, Mộ Đức, Đức Phổ), 6 huyện miễn núi (Ba Tơ, Trả

Bồng, Tây Trà, Sơn Tây, Sơn Hà, Minh Long) va 1 huyện dao (Lý Sơn)

Quảng Ngãi nằm trong vùng kinh tế trọng điểm miền Trung được Chính phủ

chọn khu vực Dung Quất để xây dựng nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt

Nam Quảng Ngãi có vị trí địa lý tương đối quan trọng trong việc phát triển kinh tế Với vị trí này, Quảng Ngãi có thể dễ dàng liên hệ với các tỉnh

phía Bắc và phía Nam thông qua quốc lộ 1A hay tuyến đường sắt xuyên Việt

Với đường bờ biển dài 130 km, Quảng Ngãi có nhiễu thuận lợi trong việc

Trang 39

30 BAN DO HANH CHINE TINH QUANG NGAI ‘AOMInIGTRATIVE MAP OF QUANG NGA! PROVINCE "Hình 2.1 Bản đồ hành chính tỉnh Quảng Ngãi

Địa hình: Quảng Ngãi có địa hình tương đối phức tạp, có xu hướng thấp dan từ tây sang đông với các dạng đoịa hình đồi núi, đồng bằng ven biển, phía tây của tỉnh là sườn Đông của dãy Trường Sơn, tiếp đến là địa hình núi thấp

Trang 40

diện tích, đồng bằng ven biển nhỏ hẹp (trừ đồng bằng thuộc hạ lưu sông Trà

Khúc, sông Vệ)

Khí hậu: Quảng Ngãi nằm trong đới nội chí tuyến với khí hậu nhiệt đới

gió mùa, một năm có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô Nhiệt độ cao và ít

biến động, bình quân 4 năm có một cơn bão hoặc áp thấp nhiệt đới ảnh hưởng trực tiếp đến Quảng Ngãi Các thiên tai thường xảy ra, đặc biệt là bão, lũ lụt, hạn hán gây ra những tổn thất năng nề cho nền kinh tế các tỉnh Sự không phù hợp giữa nền nhiệt độ và chế độ mưa dễ dẫn đến hạn hán Lượng mưa tuy nhiều nhưng lại phân bố không đều trong năm Trong các tháng những năm

mùa mưa gần đây, có tháng lượng mưa quá lớn lại có tháng lượng mưa quá nhỏ

làm cho sự khó khăn đối vơi sản xuất vả đời sống xã hội khá lớn 2.1.2 Đặc đi nh tế

‘Sau 30 năm kể từ ngày tái lập, tỉnh Quảng Ngãi đã đạt được những thành tựu rất quan trọng và toàn diện Kinh tế - xã hội tỉnh Quảng Ngãi đã có sự tổng sản phẩm GRDP bình quan hang nam ting 6,24%

chuyển biến đáng kể,

Riêng năm 2018 đạt 1,3%, trong đó: mức tăng trưởng bình quân của khu vực 'Công nghiệp - Xây dung 4,67%, khu vực dịch vụ 9,42%, khu vực nông lâm thủy sản 5,84% Tổng sản phẩm trên địa ban tỉnh (GRDP) năm 2018 tăng 1,3% so với năm 2017, trong đó:

+ Khu vực nông, lâm nghiệp và thủy sản tăng 5,75% cao hơn mức -4,50% của năm 2017;

+ Khu vực công nghiệp và xây dựng giảm 3,69%, thấp hơn nhiều mức tăng 3,39% của năm trước;

+ Khu vue dich vụ tăng 8,15%

Ngày đăng: 11/10/2022, 12:02

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w