1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Luận văn Thạc sĩ Quản trị kinh doanh: Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

115 14 0
Tài liệu được quét OCR, nội dung có thể không chính xác

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Tiêu đề Phát Triển Dịch Vụ Hậu Cần Nghề Cá Tại Ban Quản Lý Âu Thuyền Và Cảng Cá Thọ Quang
Tác giả Trịnh Thanh Mai
Người hướng dẫn S. Lê Thể Giới
Trường học Đại Học Đà Nẵng
Chuyên ngành Quản Trị Kinh Doanh
Thể loại luận văn
Năm xuất bản 2019
Thành phố Đà Nẵng
Định dạng
Số trang 115
Dung lượng 19,91 MB

Nội dung

Luận văn Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại Ban Quản lý âu thuyền và cảng cá Thọ Quang hệ thống hóa những vấn đề lý luận về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá; phân tích thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang; đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang.

Trang 1

TRỊNH THANH MAI

Trang 2

TRỊNH THANH MAI

Trang 3

‘Toi cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi

Cac sé liệu, kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố trong bắt kì công trình nào khác

Trang 4

MỤC LỤC

MO BAU 1

1 Tính cấp thiết của đề tài 1

2 Mục tiêu nghiên cứu

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

4.Phương pháp nghiên cứu

5 Bồ cục đề tài

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

CHUONG 1 CO SO LY THUYET VE PHAT TRIEN DICH VY HẬU

CÂN NGHÈ CÁ 7

1.1 KHÁI QUÁT VỀ DỊCH VỤ HAU CAN NGHE CA 7

1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và vị trí của ngành thủy sản 7

1.1.2 Nội dung của dịch vụ hậu cần nghề cá 10 1.2 CAC NOI DUNG CO BAN VE PHAT TRIEN DICH VU HAU CAN NGHỆ CÁ 15 1.2.1 Nội dung phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá 15 1.2.2 Các tiêu chí phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá 19

13 CAC YEU TO ANH HUONG DEN PHAT TRIEN DICH VU HAU

CAN NGHE CA 22

1.3.1 Các yếu tổ bên trong 2

1.3.2 Các yếu tổ bên ngoài 35

KẾT LUẬN CHUONG 1 28

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH THỰC TRANG PHAT TRIEN DICH VU

HAU CAN NGHE CA TAI BAN QUAN LY AU THUYEN VA CANG

CÁ THỌ QUANG 29

Trang 5

2.1 KHÁI QUÁT VE BAN QUAN LY AU THUYEN VA CANG CA THQ

QUANG 29

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 29

2.1.2 Cơ cấu tổ chức 30

2.1.3 Kết quả hoạt động kinh doanh qua các năm 33

2.1.4.Các hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá tại BQL Âu thuyền và Cảng

cá Thọ Quang, 33

2.2 PHAN TICH THUC TRANG PHAT TRIEN DICH VU HAU CAN

NGHE CA TAI BQL AU THUYEN VA CANG CA THO QUANG 37 2.2.1 Co sé ha tang 37 2.2.2 Tình hình nguồn lực 7

2.2.3 Đánh giá quy mô và khả năng cung ứng các hoạt động dịch vụ hậu

cần nghề cá tại BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang 39

2.2.4 Tình hình phát triển dich vu hau cin nghề cá tại BQI Âu thuyền

và Cảng cá Thọ Quang - 49

2.2.5 Các yếu tố ánh hưởng đến sự phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang 54

23 KET LUAN VE TINH HINH PHAT TRIEN DICH VU HAU CAN

NGHE CA TAI BQL AU THUYEN VA CANG CA THO QUANG 58 2.3.1 Kết quả đạt được 58 2.3.2 Hạn chế và nguyên nhân 6L Chương 3 MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIÊN DỊCH VỤ HẬU CÀN

NGHỆ CÁ TẠI BAN QUAN LY AU THUYEN VA CANG CA THO

QUANG 66

3.1 ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIEN DICH VU HAU CAN NGHE CA CUA

NGANH VA CUA BAN QUAN LY AU THUYEN VA CANG CA THO

Trang 6

3.1.1 Định hướng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá của ngành 66

3.12 Định hướng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá của BQL Âu

thuyền và Cảng cá Thọ Quang 68

3.2 BE XUẤT MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHÂM PHÁT TRIÊN DỊCH VỤ

HẬU CÂN NGHỆ CÁ TAI BAN QUAN LY AU THUYEN VA CANG CA

THO QUANG 60

Trang 8

DANH MUC CAC BANG số Tên bảng Trang hiệu

Tinh hình kết quả hoạt động kinh doanh qua cia BQL Au

at thuyền và Cảng cá Thọ Quang năm 2013-2017 »

2; | Bảng cơ cầu nhân sự của BQL Ru thuyên và Cảng cá Thọ ‘Quang tir nam 2014 ~ 2017

2-3 | Đánh giá các yếu tổ hữu hình 39 Đánh giá các yêu tổ tin cậy + ‘Danh giá về kiến thức, năng lực và trình độ của nhân viên | "43 "Đánh giá thái độ của nhân viên đối với khách hang a 2:7 | Đánh giá về thái độ làm việc của nhân viên tại Ban “4 2 |Pính giá các yến tố đập ứng của nhân viên trong vige | cung ứng dịch vụ cho khách hằng 2Š | Đánh giá các yêu tô vẽ sự đồng cảm của nhân viên đổi với | khách hàng 2 ¡g | Đánh giá chung về chất lượng dịch vụ và mức độ bài lòng |, của khách hàng

2.11 | Đánh giá các nguyên nhân chưa hài lòng của khách hàng | 48 2-12 | Số cơ sở kinh doanh tại Chợ đầu mỗi thủy sản Thọ Quang | “5T 2.13 | Tinh hin phát triển thu thu mua sin phẩm trên biến sĩ 3.14 | Cơ sở kinh đoanh xăng dâu trong Âu thuyền Thọ Quang _ | 53

Trang 9

‘Theo quy hoạch tổng thé phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020,

tầm nhìn 2030 thì thành phố Đà Nẵng được quy hoạch là một trong sáu trung tâm nghề cá lớn gắn với ngư trường biển Đơng và Hồng Sa Trong thời gian

qua, ngành thủy sản đang được định hướng là một trong những ngành kinh tế

quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế biển của địa phương Đà Nẵng đã đầu tư cơ sở hạ tầng nghề cá thông qua việc hình thành trung tâm dịch vụ

hậu cần nghề cá tập trung tương đối hoàn chỉnh, khép kín tại Khu Công

nghiệp dịch vụ thủy sản Thọ Quang, cơ bản đáp ứng cho đội tàu khai thác của thành phổ và khu vực miỄn Trung

“Trong quá trình phát triển ngành thủy sản, các hoạt động dịch vụ hậu cằn

nghề cá là một trong những nhân tố thúc đấy sự phát triển bền vững toàn ngành Tuy nhiên, thực tế cho thấy sự phát triển của lĩnh vực dịch vụ hậu cẳn

nghề cá ở thành phố Đà Nẵng vẫn còn nhiều mặt tồn tại cần phải khắc phục Những vấn đề hạn chế đó là việc đầu tư cơ sở hạ tầng cảng cá, bến cá, khu neo đậu tránh trú bão chưa hoàn thiện, việc quản lý chưa đồng bộ, công tác vệ

sinh môi trường được chú trọng nhưng hiệu quả chưa cao, các cơ sở đóng, sửa

chữa tàu cá phát triển thiểu quy hoạch, năng lực đóng mới hạn chế, các hoạt động công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác hải sản còn thiểu đồng bộ,

chưa đáp ứng yếu cầu phát triển sản xuất nghề cá theo hướng hiện đại, dịch

vụ thu mua, kinh doanh nguyên liệu thủy sản còn mang tính tự phát, việc thực

hiện dịch vụ hậu cằn trên biển chỉ mới bước đầu, còn hạn chế vẻ tổ chức sản

xuất, nhân rộng mô hình, chưa chú trọng đến việc đầu tư kho lạnh và thực hiện đấu giá sản phẩm Những mặt hạn chế còn tồn tại nêu trên đã ảnh

Trang 10

“Trong những năm qua, Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

đã thực hiện nhiều chủ trương đổi mới nhằm phát triển dịch vụ hậu cần nghề

cá trên cơ sở nâng cao chất lượng dịch vụ và mở rộng hoạt động kinh doanh

địch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của ngư dân và thương nhân đang,

hoạt động kinh doanh trong khu vực Ban Quản lý ngày càng chú trọng đến

yêu cầu nâng cao chất lượng dịch vụ hậu cần gắn liền với mục tiêu công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước nói chung và thành phố Đà Nẵng nói riêng Do vậy, việc nghiên cứu, đánh giá thực trạng chất lượng dịch vụ và đề

xuất các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá của Ban Quản lý Âu

thuyền và Cảng cá Thọ Quang là vấn đề rất cần thiết và có ý nghĩa cả về mặt

lý luận và thực tiễn trong phát triển ngành thủy sản của thành phó Đà Nẵng

“Từ những vấn đề nêu trên, tôi quyết định lựa chọn đề tài: "Phát triển dịch vụ

hậu cẩn nghề cá tại Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang" để làm

dé tai cho luận văn tốt nghiệp của bản thân

2 Mục tiêu nghiên cứu

~ Hệ thống hóa những vấn đẻ lý luận về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá ~ Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại BỌL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

~ Đề xuất hệ thống các giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

~ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu thực trạng phát triển dịch vụ HCNC

tại BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

Trang 11

Quang giai đoạn 2013-2017 va các giải pháp có ý nghĩa đến năm 2025 4.Phương pháp nghiên cứu

~ Phương pháp nghiên cứu các tải liệu, văn bản

~ Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh ~ Phương pháp điều tra, khảo sát

~ Phương pháp phân tích thống kê ~ Phương pháp đánh giá, tổng kết Bố cục đề t Ngoài phần mở đầu, phụ lục, danh mục các bảng, , các chữ viết tắt và danh mục tải liệu tham khảo, cục đề tài gồm 3 chương:

Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

Chương2: Phân tích thực trạng phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại

Ban Quản lý Âu thuyển và Cảng cá Thọ Quang

Chương 3: Một số giải pháp nhằm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá tại Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

6 Tổng quan tài liệu nghiên cứu

'Việt Nam là một quốc gia có nhiều lợi thế về tài nguyên biển với bờ biển

dải 3.260 km dọc chiều dài

nhiễu loài có giá trị kinh tế cao Hoạt động khai thác thủy sản và hậu cần nghề t nước, tiềm năng và trữ lượng khai thác lớn với cá nhiều nơi đang được chú trọng nên sản lượng thủy sản đánh bắt được không ngừng tăng qua các năm Hàng năm các địa phương cùng với các Bộ, Ngành liên quan tổ chức các cuộc họp, xây dựng các chương trình góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động hầu cần nghề cá nói chung, học tập, nhân rộng, các mô hình hoạt động có hiệu quả từ các địa phương cũng như khu vực

Trang 12

~ "Chiến lược phát triển thủy sản Việt Nam đến năm 2020 của Chính phú

Việt Nam" Chiến lược của chính phủ đã xác định được tầm quan trọng của

thủy sản Việt Nam trong những năm tới; đề ra lộ trình, mục tiêu phát triển

ngành thủy sản một cách đồng bộ từ khâu khai thác, nuôi trồng, chế biên, dịch

vụ hậu cần nghề cá, đảo tạo nguồn nhân lực Chiến lược của Chính phủ là cơ sở để các Bộ „ ngành, UBND các tỉnh thành phố cụ thẻ hóa chiến lược phát

triển ngành thủy sản của từng địa phương

~ “Phát triển tô hợp tác khai thác thúy sản trên địa bàn thành phố Đà "Nẵng đến năm 2020” của Nguyễn Văn Lâm (2012) - Đại Học Đà Nẵng Nội ảnh hưởng đến hoạt động khai thác

‘dung chính tập trung phân tích các y

thủy sản các tỉnh duyên hải Nam Trung Bộ và đề xuất các giải pháp phát triển

bền vững khai thác (hủy sản như: Tăng cường công tác quản lý tàu cá, đăng

ký, đăng kiểm tàu cá, công tác thông tin liên lạc và trang thiết bị an toàn tàu

thuyền khi hoạt động trên biển

~ "Thực trạng và giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá vùng

duyén hải miễn Trung"eủa GS TS Trương Bá Thanh, TS, Lê Bảo (2013)

Nội dung bài viết nghiên cứu đánh gía thực trạng, khó khăn tồn tại và đề xuất các giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá gồm: Hệ thống cảng cá, bến

cá, các cơ sở đóng và sửa chữa tàu cá, sự phát triển ngành công nghiệp phụ trợ phục vụ cho khai thác hải sản, dịch vụ thu mua, kinh doanh nguyên liệu thủy sản và các hoạt động hỗ trợ phục vụ khai thác hải sản khác như hoạt

động thông tin ngư trường thuận lợi , hoạt động phòng chống lụt bão và phối

Trang 13

cứu như sau

+ "Quy hoạch tổng thể phát triển ngành nông nghiệp thành phố Đài

Naing dén năm 202, trên cơ sở rà soát, đánh giá hiện trạng các lĩnh vực sản

xuất giai đoạn 2001 — 2010, đề xuất phương án lựa chọn quy hoạch phát triển và một số giải pháp, định hướng phát triển nghề nông, lâm, thủy sản thành phố Đà Nẵng đến năm 2020 Quy hoạch phát triển ngành nông nghiệp đ: phát triền nông thôn là căn cứ để định hướng phát triển trên các lĩnh vực, trong đó có dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố Đà Nẵng + "Để án chuyên đổi cơ cầu nghề, cơ cầu tàu thuyển trên địa bàn thành

phố Đà Nẵng theo hướng phát triển bên vững" Theo đó không phát triển tàu

công suất nhỏ (<20cv), không khuyến khích đóng tàu từ 20cv đến dưới 50cv;

hỗ trợ kinh phí khyến khichngư dân đóng tàu công suất từ 90ev trở lên; tổ

chức đánh bất hải sản theo tổ hợp tác, nghiệp đoàn nghề cá Thành phố

khuyến khích phát triển tàu công suất lớn với các trang thiết bị hiện đại để thực hiện dịch vụ tiêu thụ sản phẩm trên biển cho ngư dân Để án cũng đã đẻ xuất các giải pháp liên quan đến hỗ trợ chuyên đổi nghề khai thác và phát

triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo hướng bền vững

+ "Đề án nâng cao năng lực đánh lải sản của ngự dân thành phố Đà Nẵng" của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phô Đà Nẵng (năm

2012) Nội dung đi

thác xa bờ của thành phố Đà Nẵng, trong đó có các giải pháp về phát triển

in tap trung các giải pháp hỗ trợ nâng cao năng lực khai dịch vụ hậu cần nghề cá phục vụ nâng cao năng lực khai thác hải sản của

Trang 14

~ Báo cáo tổng kết từ năm 2010- 2014 của Sở Nông nghiệp & Phát triển

nông thôn Đà Nẵng và Ban quản lý Âu thuyển và cảng cá Thọ Quang Nội

cdung báo cáo đánh giá tình hình thực hiện nhiệm vụ công tác hàng năm trên lĩnh vực quan lý nhà nước về thủy sản, trong đó có đánh giá tình hình thực

hiện công tác dịch vụ hậu cần nghề cá

và công tác quản lý cơ sở hạ tầng tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang Bên cạnh những kết quả đạt được, báo cáo tổng kết thực hiện đánh giá những tồn tại, hạn chế trong công tác quản lý tại Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang để có giải pháp khắc phục trong thời gian đến

Các công trình trên có ý nghĩa lý luận và thực tiễn lớn, đã phân tích,

đánh giá toàn diện về sự phát triển ngành thủy sản trên các khía cạnh khác

nhau.Tuy nhiên, cho đến nay vẫn chưa có một công trình nghiên cứu đánh giá

toàn diện về dịch vụ hậu cần nghề cá trên dia ban thành phố Đà Nẵng để có

giải pháp đề xuất phát triển phù hợp với xu hướng phát triển nghề cá hiện đại Theo tai liệu tác giả thu thập, chỉ có một số công trình nghiên cứu, bài viết viết về dịch vụ hậu cần nghề cá vùng duyên hải miền Trung trong đó có Đà ‘Ning Tuy nhiên, do nghiên cứu cả khu vực miền Trung nên chưa tập trung phân tích sâu thực trạng, nguyên nhân và có những giải pháp phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá của thành phố Đà Nẵng

Hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá không chỉ dừng lại ở việc đơn lẻ mà còn phải xây dựng chương trình, mục tiêu phát triển, kế hoạch hoạt động

và hoạt động phải có sự gắn kết từ các hoạt động đầu vào, đánh bắt, chế biến

và tiêu thụ Chính vi vậy cằn phải nghiên cứu để hoàn thiện công tác quản lý, quy hoạch, kế hoạch phát triển góp phần mang lại hiệu quả kinh tế cao cho

Trang 15

NGHE CA

1.1, KHAI QUAT VE DICH VU HAU CAN NGHE CA

1.1.1 Mục tiêu, nhiệm vụ và vị tri cia ngành thay sin & Khái niệm ngành thủy sản

"Ngành thủy sản là một bộ phận nhỏ của ngành nông nghiệp, được coi là

ngành sản xuất dựa trên khả năng tiềm tàng vê sinh vật trong môi trường nước

để sản xuất ra những sản phẩm phục vụ cho nhu cầu không ngừng tăng lên của con người Hoạt động thủy sản là việc tiến hành khai thác, nuôi trồng, vận chuyển, bảo quản, chế biến, mua bán, xuất nhập khẩu, dịch vụ trong hoạt

động thủy sản, điều tra, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản

“Thuỷ sản là một trong những ngành sản xuất kinh doanhnằm trong tổng thể kinh tế —xã hội của loài người Thuỷ sản đóng vai trò quan trọng trong việc cung cấp thực phẩm cho nhân loại, không những thế nó còn là một ngành kinh tế tạo cơ hội việc làm cho người dân đặc biệt là ở vùng nông thôn và vùng ven biển Cùng với việc gia tăng sản xuất, thương mại thuỷ sản toàn cầu

cũng phát triển một cách nhanh chóng đặc biệt là các hàng hoá thuỷ sản sống và tươi dang tăng nhanh Vì vậy, phát triển khai thác và sản xuất thuỷ sản ở

những nơi có điều kiện không còn đơn thuần là sự đòi hỏi cấp bách và lâu dài cho việc giải quyết thực phẩm tại chỗ, giải quyết công ăn việc làm mà ngành

sản xuất này đang và đầy hứa hẹn có thể trở thành ngành kinh doanh có lãi

suất cao với xu hướng ổn định lâu dài trên thị trường quốc tế Đó là tiền đề

quan trọng bậc nhất của sản xuất kinh doanh thuỷ sản và tiếp tục là một trong

những xuất phát điểm cho việc xây dựng chiến lược và quy hoạch phát triển

Trang 16

những đặc điểm riêng biệt, vừa có những đặc điểm chung của ngành nông, nghiệp

~ Ngành thủy sản là ngành sản xuất vật chất có tính hỗn hợp và liên

ngành cao:

+ Đối tượng của ngành là các sinh vật sống trong môi trường nước có

khả năng tái sinh tự nhiên Chúng có chu kỳ tăng trưởng, chủ kỳ sinh sản, có môi trường sống riêng theo từng loài và có những hoạt động di trú theo mùa,

theo thời tiết rất đa dạng và phong phú Vì vậy, đi đôi với việc khai thác các nguồn lợi tự nhiên, cần phải nghiên cứu và thực hiện bảo vệ, duy trì,

Í tạo,

nguồn lợi

+ Đối tượng sau khi khai thác có tính mau hỏng, chất lượng và giá trị dinh dưỡng của sản phẩm sau khi đưa ra khỏi môi trường nước nhanh chóng bị giảm sút và biển đổi Do vậy, cần phải kết hợp chặt chẽ, liên hoàn từ khâu

khai thác đến nuôi trồng, chế biến, kinh doanh, tiêu thụ sản phẩm và đầu tư tái tạo nguồn lợi

¢ Mue tiêu cũa ngành thủy sẵn

Ngành Thuỷ sản phải đạt mục tiêu tốc độ tăng giá trị sản xuất thuỷ sản từ 5,8-7,8%/nam Kim ngạch xuất khẩu đạt 9 tỷ USD Tổng sản lượng thủy sản đạt 7,225 triệu tắn; trong đó sản lượng khai thác đạt 3,389 triệu tắn, sản lượng

nuôi trồng thủy sản dạt 3,836 triệu tấn; giá trị xuất khẩu thủy sản đạt 8.317 tỷ USD,

Công nghiệp hóa, hiện đại hóa ngành thủy sản và phát triển toàn diện theo hướng bén vững, trở thành một ngành sản xuất hàng hóa lớn, có cơ cầu

Trang 17

vững an ninh, quốc phòng, chủ quyền biển đảo của Tổ quốc

4, Nhiệm vụ của ngành thấy sản

“Trên cơ sở phát huy lợi thế của nghề cá nhiệt đới, tạo sự phát triển đồng

bộ của toàn ngành thủy sản hình thành nên một ngành sân xuất hàng hóa có

thương hiệu với khả năng cạnh tranh cao trong hội nhâp kinh tế quốc tế, đóng góp vào sự phát triển kinh tế - xã hội đất nước

Phát triển thủy sản theo hướng bn vững trên cơ sở giải quyết hải hòa mối quan hệ giữa việc đảm bảo về số lượng và chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, bảo vệ môi trường, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản, song

song với công tác an sinh xã hội Tạo đi „ khả năng thích ứng với tác

động của biến đối khí hậu, đồng thời, kết hợp chặt chẽ giữa phát triển thủy

sản với bảo vệ chủ quyền quốc gia và an ninh quốc phòng trên các vùng biển

“Thực hiện tái cơ cấu kinh tế cùng với quá trình công nghiệp hóa, hiện đại

hóa nghề cá, gắn liền với việc sản xuất thủy sản ở tắt cả các lĩnh vực: khai thác, nuôi trồng, dịch vụ hậu cần và chế biến thủy sản theo chuỗi giá trị sản phẩmtừ khâu nguyên liệu đến khâu chế biến và tiêu thụ, nhằm nâng cao chất

lượng và giá trị cho sản phẩm thủy sản Việt Nam Hình thành các trung tâm

nghề cá lớn gắn với các ngư trường trọng điểm

Đào tạo, bồi đưỡng nguồn nhân lực cho nghề cá, đồng thời tạo điều kiện

hỗ trợ, nâng cao mức sống cho ngư dân nhằm tạo động lực phát triển thủy sản

lâu dài Xác định ngư dân và doanh nghiệp là chủ thể chính của sản xuất thủy sản, từ đó tạo nên sự gắn kết vẻ lợi ích giữa ngư dân với doanh nghiệp, đó

Trang 18

trọng trong quá trình xây dựng nông thôn mới, nhằm góp phần thực hiện tốt chủ trương, đường lối của Nhà nước đề ra

Nang cao năng lực quản lý nhà nước trong lĩnh vực thủy sản trên cơ sở ứng dụng khoa học công nghệ nhằm quản lý tổng hợp nghề cá một cách đồng,

bộ và liên kết với các ngành kinh tế khác nhằm phát triển nghề cá bền vững

« VỊ trí của ngành thấy sẵn

Ngành thủy sản có vị trí quan trọng trong tổng thể nền kinh tế cả nước Hiện nay, thủy sản đang cung cấp một nguồn thực phẩm quan trọng cho tiêu dùng trong nước và góp phần lớn trong tổng kim ngạch xuất khẩu Nước iéc chủ động tiếp cân thị trường và thực hiện công cuộc đổi mới trong quản lý, sản xuất kinh

ta vốn có tiềm năng to lớn để phát triển thủy sản, đi đôi với

doanh thủy sản, ngành thủy sản Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu đáng

kể, từng bước trở thành một ngành kinh tế quan trọng góp phần thúc đẩy sự

phát triển của đất nước Từ đó, tạo điều kiện công ăn việc làm, vừa gia tăng

thu nhập cho người lao động, cải thiện đời sống người dan và làm thay đổi tích cực bộ mặt nông thôn ven biển Việt Nam Tuy nhiên, những kết quả dat

được của ngành thủy sản còn chưa tương xứng với tiểm năng phát triển.Đặc biệt, trong bối cảnh thương mại quốc tế hiện nay, thương mại thủy sản đang phải cạnh tranh gay gắt và đối mặt với nhiều rào cản thương mại Để thủy sản

'Việt Nam vươn tầm phát triển trên trường quê leo xu thế hội nhập tồn

cẩu, đơi hỏi phải có những biện pháp và hướng di thực sự hợp lý, hiệu quả 1.12 Nội

a Khéi niệm hậu cần nghề cá

lung của dịch vụ hậu cần nghề cá

Khái niệm hậu cần nghề cá là một khái niệm tương đối mới để phản ánh

các hoạt động làm cơ sở và hỗ trợ phát triển nghề cá từ khâu khai thác đánh bắt cđến khâu bảo quản, vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm Hậu cần nghề cá không

Trang 19

thiết mà còn bao gồm các hoạt động đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu

quả sản xuất của ngư dân Hậu cần nghề cá cần có cơ sở vật chất để đảm bảo

công tác an toàn cho hoạt động sản xuất, đánh bắt của tảu thuyền trên biển, cung cấp các dịch vụ cần thiết cho quá trình đánh bắt cũng như hoạt động khai thác,

chế biến sin phẩm thủy sản khi hàng hóa đã được đánh, bảo quản, tiêu thụ sản

phẩm cũng như các hoạt động hỗ trợ quá trình khai thác dnáh bắt của ngư dân

được hiệu quả

Một số hoạt động hậu cần nghề cá chủ yếu như: Công tác xây dựng, quản lý cảng cá, chợ cá, khu neo đâu, khu tránh trú bão tàu cá, các dịch vụ cung cấp hàng hóa, nguyên vật liệu đầu vào cho nghề cá, dịch vụ đóng mới và sữa chữa

tàu cá; các hoạt động như dự báo, thăm đỏ, định vị phục vụ cho hoạt động đánh

bắt được hiệu quả hơn; hoạt động bốc dỡ, vận chuyển, kho lạnh bảo quản sản phẩm đảm bảo chất lượng, dịch vụ chế biến, phân loại sản phẩn và phân phối sản

phẩm đến nơi tiêu thụ

b Đặc trưng của nghề cá

~ Tính thời vụ và phụ thuộc vào ngư trường, thời tiết

Nghề cá có nhiều loại hình đánh bắt khác nhau tuy nhiên mỗi loại nghề đánh bắt chỉ phù hợp với một số loài thủy sản và có tính thời vụ Đối với từng thời kỳ khác nhau, hoạt động khai thác đánh bắt chủ yếu tập trung vào một số sản phẩm chủ yếu mang lại giá trị kinh tế cao như: ở vùng Bắc Trung Bộ đánh cá cơm hiệu quả chủ yếu từ tháng 2 đến tháng 4; đánh mực chủ yếu từ tháng 5

đến tháng 8 Quy luật này cũng phụ thuộc vào từng vùng khác nhau, thời gian đánh cá ở phía Bắc khác với thời gian đánh cá ớ phía miễn Trung cũng như ở

miễn Nam Vì vậy nếu chọn đúng thời điểm đánh cá thì lượng cá nhiều, trọng

lượng đạt tiêu chuẩn và dễ đánh bắt, hiệu quả kinh tế sẽ cao hơn

Nghề khai thác đánh bất thủy hải sản phụ thuộc nhiều vào thời tiết

Trang 20

biển vì vậy chỉ có thể ra khơi đánh bắt khi trời yên, biển lặng Những khi gió

mùa, áp thấp nhiệt đới hay bão tố các tàu phải nghỉ nằm bờ hoặc nếu đang

đánh bắt trên biển thì phải nhanh chóng tìm nơi trú ấn an tồn hay thốt ra khỏi vùng nguy hiểm nếu không sẽ bị sóng, gió đánh chìm Bên cạnh đó một

số nghề còn phụ thuộc thời gian trong tháng Ví dụ, những ngày trăng sáng từ

13 đến 20 hàng tháng những tầu hành nghề theo hình thức đánh bóng (ding

bóng đèn để thu hút cá đến gần) thì những ngày trăng sáng phải nghỉ vì nếu có đánh bắt cũng không hiệu quả và rất dễ bị lỗ vốn

~ Để đảm bảo phát triển nguồn lợi thủy sản bền vững, bảo vệ môi trường và đa dạng sinh học, nghề khai thác thủy sản phải tuân thủ nhiều quy định

khác nhau như: cỡ lưới phải phù hợp với các loại thủy sản đánh bắt

lưới quá nhỏ sẽ bắt phái những con chưa đủ trọng lượng khai thác nên

dẫn đến tận diệt loài; về thời gian đánh bắt phải tránh thời gian sinh vật đẻ

trứng, bên cạnh đó là quy định hình thức đánh bắt như cắm dùng chất nổ, hóa

chất độc hại để đánh bắt và thường xuyên có lực lượng chức năng tổ chức

kiểm tra, tuần tra việc thực hiện các quy định này

~Nghề cá đòi hỏi chỉ phí lớn, nhiều rủi ro Mỗi chuyến đi biển đánh bắt, ngoài chỉ phí đóng tàu và trang bị ngư lưới cụ cần thiết thì các tàu cần trang bị dầu, nước, đá lạnh, thức ăn, hàng hóa

hình thời ti ju khác vì vậy chỉ phí là rất lớn

'Bên cạnh đó phức tạp, biển khó lường, nguồn lợi thủy sản không ôn định, tình hình tranh chắp trên biể! và đã

n ngày càng căng thải

có nhiều tàu thuyền và ngư dân bị bắt và xua đuổi làm cho mỗi chuyến đi biển của ngư dân tiềm ẩn nhiều rủi ro

~ Để nâng cao hiệu quả sản xuất, đánh bắt, hiện nay trên cả nước đang

hình thành các tổ đội sản xuất trên biển và các hiệp hội nghề cá Các tổ đội sản xuất nảy gồm nhiều tàu thuyển khác nhau cùng đánh bắt trên biển vừa

Trang 21

Những đặc điểm trên đã ảnh hưởng lớn đến dịch vụ hậu cần nghề cá của

mỗi địa phương Dịch vụ hậu cần nghề cá luôn gắn liền với hiệu quả đánh bắt

của ngư dân Các cơ sở hoạt động dịch vụ cần tìm hiểu kỹ để có xuất phù hợp với don vi minh

e Nội dung của dịch vụ hậu cần nghề cá Khái niệm vẻ dịch vụ hậu cần nghè cá trong ngành thủy sản được hiểu như sau: “Dịch vụ hậu cần nghề cá là các hoạt động làm cơ sở nhằm đẩy mạnh

phát triển khai thác hải sản trên các vùng biển, đảm bảo an toàn cũng như nâng cao hiệu quả sản xuất từ khâu đánh bắt cho đến khâu thu mua sản phẩm

của ngư dân”

Hậu cần nghề cá là một phạm trù tương đối lớn, căn cứ tính chất phục vụ

của từng thời điểm cũng như đặc điểm của từng ngành nghề, có thể chia dich

vụ hậu cần nghề cá thành các nội dung chính sau: ~ Xây dựng và hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng

Việc khai thác và đánh bắt hải sản đòi hỏi phải có hột thống dịch vụ hậu cần đồng bộ, đảm bảo an toàn cho tàu thuyển và ngư dân Trong đó bao gồm:

hệ thống cảng, khu neo đậu tránh trú bão cho tàu thuyền; hệ thống phao tiêu, phao bù, biển báo hiệu, luồng lạch; hệ thống trạm hải đăng định hướng; hệ thống cảnh báo bão, áp thấp, thời tiết nguy hiểm; hệ thống bộ đảm Icom liên

lạc, hỗ trợ nhau khi tàu thuyền gặp sự cố trên biển Đó là những điều kiện cần

thiết để ngành khai thác thủy sản ôn định bền vững và phát triển lâu dài

Công tác kiểm tra và nạo vết luỗng rạch thường xuyên rất quan trong

trong việc điều động tàu thuyền và bố trí vị trí cho tàu lưu thông cập cảng trong âu thuyền một cách an toàn Nếu luồng rạch bị bồi lắng cặn gây cân trở tàu thuyền khi di chuyển thì phải có biện pháp, kế hoạch nạo vét khơi thông

Trang 22

quản, nếu tàu thuyền mắc cạn lâu do sự có luồng rạch sẽ làm giảm giá trị và chất lượng của sản phẩm

Chính phủ rất quan tâm, hỗ trợ ngư dân trong công tác dảm bảo an toàn

như: Hỗ trợ chỉ phí đóng mới tàu có công suất lớn, chỉ phí xăng dầu cho tau đi

biển dai ngày, thiết bị Icom liên lạc với đắt liễn Nhờ đó, đã nâng cao hiệu

quả khai thác và đảm bảo an toàn cho tâu thuyền và ngư dân ra khơi đánh bắt

~ Phát triển dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào vào tàu thuyền

Phát triển cơ sở hạ tằng và các dịch vụ cung ứng nguyên vật liệu đầu vào cho tàu thuyền ra khơi là cơ sở để phát triển ngành thủy sản bn vững Cần hoàn thiện đồng bộ và quy hoạch phát triển các hợp tác xã, doanh nghiệp kinh

doanh trong lĩnh vực dịch vụ hậu cần nghề cá Hàng hóa, nguyên vật liệu đầu

vào có vai trò quan trọng trong phát triển hậu cần nghề cá Trước khi tàu cá ra

khơi khai thác cần phải chuẩn bị đủ nguyên liệu cần thi đảm bao cho chuyến ra khơi đánh bắt dài ngày an toàn trên biển

Bên cạnh việc cung ứng nguyên liệu đầu vào cho tàu cá thì việc phát triển các hợp tác xã sữa chữa và đóng mới tàu thuyền cũng rất cần thiết

Trước đây, ngư dân thường sử dụng tàu thuyền có công suất nhỏ để ra khơi nên chưa khai thác được hải sản ở các ngư trường lớn, mới chỉ đánh bắt gần bờ trong thời gian ngắn ngày nên hiệu quả kinh tế không cao, làm cho ngư trường gần bờ cạn kiệt Vì vậy, phát triển dịch vụ hậu cần được đã định

hướng là phát triển ngành sữa chữa và đóng mới tàu thuyển với công suất lớn

nhằm đảm bảo hiệu quả kinh tế và duy trì nguồn lợi thủy sản đúng theo quy

định của Nhà nước

"Ngành khai thác thủy sản là một ngành đặc thù mang tính thời vụ cao, vì

Trang 23

hết nhu cầu của khách hàng Nhưng vào thời điểm mưa bão, tàu cá ít ra khơi nên số lượng tàu cập cảng ít, kho bãi trồng cũng là vấn đề thường gặp

~ Phát triển các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm đầu ra cho ngư dân

Để hỗ trợ ngư dân trong việc nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm khai

thác và gia tăng thu nhập, cần mở rộng các dịch vụ hậu cần đầu ra nhằm tiêu

thu san phim nhanh chóng, chất lượng và hiệu quả

Hàng hóa thủy sản cần được bảo quản trong điều kiện nhiệt độ lạnh do thời gian phân hủy nhanh, vì vậy, nếu các dịch vụ hậu cần đầu ra không đảm bảo

hoặc không đáp ứng nhu cầu kịp thời sẽ làm giảm chất lượng hàng hóa và giá trị

sản phẩm Các dịch vụ hậu cần đầu ra cho nghề cá như: dịch vụ bốc dỡ hàng hóa, bảo quản và vận chuyển, chế biến và tiêu thụ hàng hóa Phát triển dịch vụ hậu cần đầu ra vừa gia tăng về số lượng, đồng thời phải nâng cao chất lượng

dịch vụ, góp phần nâng cao hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập và hiệu quả xã hội

Các doanh nghiệp muốn phát triển và nâng cao giá trị sản phẩm cần xây dựng, cung cấp dịch vụ đầu ra cho nghề cá thật tốt Đây sẽ là một trong

những yếu tố quyết định đến sự phát triển của doanh nghiệp cũng như khả

năng cạnh tranh trên thị trường Nhiều doanh nghiệp dang hướng tới phát

triển dịch vụ hậu cần nghề cá bằng tàu dịch vụ hậu cần, trực tiếp cung ứng nguyên nhiên vật liệu ngoài khơi xa và thu mua hải sản khai thác trực tiếp

trên biển để đưa về đất liên tiêu thụ Đây cũng là một hình thức kinh doanh

mang lại hiệu quả kinh tế được nhiều địa phương thực hiện và nhận được sự hỗ trợ, khuyến khích của Nhà nước

12 CÁC NỘI ĐUNG CƠ BẢN VỀ PHÁT TRIÊN DỊCH VỤ

NGHE CA

1.2.1 Nội dung phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

a Khéi niệm phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

J CAN

Phát triển dịch vụ là: "quá trình biến đổi các ý tưởng hay nhu cầu va cơ

hội của thị trường thành một sản phẩm dịch vụ nhằm thỏa mãn nhu cầu của

Trang 24

Khái niệm này được hiểu: Phát triển dịch vụ hậu cần nghẻ cá là quá trình gia tăng các dịch vụ cung cấp cho khách hàng, nâng cao chất lượng phục vụ, gia tăng về qui mô cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá ra thị trường, đa dạng

hóa các loại hình dịch vụ nhằm hoàn thiện và triển khai các dịch liên quan trong chuỗi cung ứng dịch vụ cung cấp cho khách hàng để thöa mãn nhu cầu nhày cảng cao của khách hing

“Trong nhiều năm vừa qua, hàng hóa hải sản được khai thác và chế biến để xuất khẩu chỉ đạt khoảng 50- 60% tổng sản lượng, thấp hơn nhiều so với tiềm năng khai thác Chính vì thế một trong những giải pháp mà ngành thủy sản cần chú trọng đến là tăng cường công tác dich vụ hậu cần sẽ giúp ngư dân giảm chỉ phí sản xuất và tăng chất lượng sản phẩm thủy sản xuất khẩu

b Nội dung phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

Một thực tế khách quan hiện nay các doanh nghiệp đang đương đầu với

điều kiện kinh doanh ngày càng trở nên khắt khe hơn là do:

~ Sự phát triển nhanh chóng của tiến bộ của khoa học và công nghệ làm

nay sinh những nhu cầu mới;

~ Sự đòi hỏi và lựa chọn ngày càng khắt khe của khách hàng với các loại sản phẩm dịch vụ khác nha;

~ Khả năng thay thế nhau của các sản phẩm dịch vụ;

~ Tình trạng cạnh tranh nhau của các sản phẩm ngày cảng gay gắt hơn ~ Trong nhứng điều kiện đó, cac doanh nghiệp phải không ngừng đổi

mới và tự hoàn thiện mình trên tắt cả phương diện dé phát triển địch vụ

Có nhiều mức độ phát triển sản phẩm dịch vụ khác nhau:

~ Phát triển về số lượng sản phẩm dịch vụ: Là quá trình gia tăng việc

cung cấp đầy đủ các dịch vụ nhằm hoàn thiện chuỗi dịch vụ cung cấp cho khách hàng, bao gồm việc phát triển

Trang 25

+ Các dịch vụ liên quan đến giao nhận vận tải;

+ Các dịch vụ liên quan khác

Một doanh nghiệp thường sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm dịch vụ

nhất định Chủng loại và số lượng sản phẩm dịch vụ ấy tạo ra thành danh mục

sản phẩm dịch vụ của doanh nghiệp Các sản phẩm dịch vụ trong danh mục có

thể quan hệ với nhau theo những kiểu khác nhau: Quan hệ trong sản xuất, quan hệ trong tiêu dùng, các sản phẩm dịch vụ có thể thay thế nhau chủng loại sản phẩm dịch vụ trong danh mục nhiều hay ít tùy thuộc vào chính sách sản phẩm dịch vụ mà doanh nghiệp theo đuổi (chính sách chuyên môn hóa

hay chính sách da dạng hóa sản phẩm dich vu) Trong quá trình phát

doanh nghiệp, danh mục sản phẩm địch vụ

thường không cố định mà có sự thay đổi thích ứng với sự thay đổi của môi

trường, nhu cầu của (hì trường và điều kiện kinh đoanh Điều này thể hiện sự năng động và nhạy bén của doanh nghiệp với sự thay đổi của môi trường kinh doanh và nhu cầu khách hàng, tạo cho doanh nghiệp khả năng cạnh tranh cao

trong việc thỏa mãn nhu cầu của khách hàng

~ Phát triển về chất lượng sản phẩm dịch vụ hậu cần nghề cá

Chất lượng sản phẩm dịch vụ là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển của doanh nghiệp, nó ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của khách

hàng Ngày nay sự tiến bộ của khoa học kỹ thuật đã phát sinh những yêu mới về chất lượng sản phẩm dịch vụ như: Việc cơ giới hóa và sự phát triển

của công nghệ thông tin đã giúp nâng cao được năng suất và công tác quản lý ngày cảng có hiệu quả hơn

Chất lượng dịch vụ được đánh giá dựa trên các tiêu chí về thời gian, mức

độ sẵn sàng, thong tin, sy đảm an toàn hằng háo, thái độ người phục vụ đáp ứng được mong muốn của khách hàng

Trang 26

Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều rộng là quá trình phát triền nhằm mở rộng quy mô, tăng trưởng về mặt số lượng, về loại hình dịch vụ

Phát triển theo chiều rộng cũng chính là đầu tư mới, theo quản điểm này thì phát triển theo chiều rộng là đầu tư tên cơ sở cải ạo và mở rộng cơ sở vật

chất kỹ thuật hiện có, xây dựng mới các cơ sở vật chất với những kỹ thuật

công nghệ cơ bản như cũ

Như vậy, thực chất của việc phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều rộng là để mở rộng quy mô các cơ sở hậu cần nghề cá nhằm đáp ứng

nhu cầu phát triển khai thác thủy sản theo hướng bẻn vững

Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều rộng đi đôi với việc quy hoạch phát triển kinh t

iu hậu cần nghề cá của ngư dân Nó còn góp phần tạo ra

ä hội của địa phương góp phần có thêm nhiều cơ

sở phục vụ nhu

nhiều việc làm mới, giải quyết công ăn việc làm cho người lao động ở địa

phương, góp phần làm tăng ngân sách nhà nước đóng góp vào đà tăng trưởng

chung của nền kinh tế Đầu tư theo chiều rộng có hiệu quả càng lớn thì các cơ:

sở cung cấp dịch vụ hậu cần nghề cá cảng có điều kiện về vốn, lao động, để phát triển thêm dịch vụ hỗ trợ cung cấp cho ngư dân

~ Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều sâu

Phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá theo chiều sâu là quá trình phát triển

thực hiên trên cơ sở cải tao, nâng cấp, đồng bộ hóa, hiện đại hóa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, hoàn chinh về mặt cơ cấu, thẻ chế, chính sách và chất

lượng dịch vụ

Phát triển dịch vụ hầu cần nghề cá theo chiều sâu là điều kiện không thẻ thiểu trong xu hướng nhà nước đang đầu tư phát triển ngành thủy sản bền

vững gắn với mục tiêu tái cơ cấu ngành thủy sản theo hướng giá trị gia tăng và phát triển bền vững thì cần phải thực hiện đồng bộ nhiều giải pháp, trong,

Trang 27

biệt là dịch vụ hậu cần nghề cá Phát triển theo chiều sâu là giúp các cơ sở hậu

cần nghề cá nâng cao chất lượng dịch vụ, gia tăng các loại hình dịch vụ đáp

ứng được nhu câu ngày càng cao của phát triển khai thác thủy sản

1.2.2 Các tiêu chí phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

a Gia tăng về quy mô dịch vụ hậu cần nghề cá

~ Các hoạt động kinh doanh dịch vụ tại cảng cá và chợ cá

“Các tiêu chí đánh giá năng lực cảng cá, chợ cá bao gồm: quy mô cảng cá,

khu neo đậu tránh trú bão; sản lượng hàng hóa qua cảng: số lượng cầu cảng, chiều dài cầu cảng; công suất tàu cá cập cảng

Các hoạt động dịch vụ tại cảng cá, bến cá, chợ đầu mối, khu neo đậu

tránh trú bão tau cá đóng vai trở quan trọng trong công tác phát triển dich vu

hậu cần nghề cá Đây là hệ thống các cơ sở hạ tầng nhằm phục vụ tốt cho các hoạt động khai thác, thu mua, chế biến và tiêu thụ sản phẩm hải sản

“Cảng cá là cảng chuyên dùng cho tàu cá, bao gồm vùng đất cảng và vùng,

nước đậu tàu Vùng đất cảng bao gồm cầu cảng, kho bãi, nhà xưởng, khu

hành chính, dịch vụ hầu cẳn, mua bán, xuất khẩu, nhập khẩu thủy sản Chợ thủy sản đầu mối, bến cá là nơi giao dịch bán buôn thủy sản, được đặt ở vùng sản xuất thủy sản tập trung hoặc nơi tiêu thụ thủy sản với khối lượng lớn Khu neo đậu tránh trú bão cho tàu cá là khu vực được đầu tư để phục vụ cho tàu thuyền neo đậu tránh trú bão an toản

'Yêu cầu phát triển hệ thống các cơ sở hạ tầng nghề cá phải đảm bảo

phục vụ cho hoạt động khai thác hải sản theo hướng hiện đại, nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản và đảm bảo an toàn cho tau thuyén neo đậu tránh trú

bão Việc đầu tư, xây dựng cảng cá, chợ đầu mối, bến cá, khu neo đậu tránh

trú bão phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch và định hướng phát triển ngành

Trang 28

Việc đầu tư phát triển các công trình khu neo đậu tránh trú bão có kết hợp với cảng cá sẽ là những trung tâm dịch vụ hậu cần cảng cá đồng bộ

Những khu neo đậu tránh trữ bão tàu cá gắn với cảng cá loại I sé là nhưng trung tâm công nghiệp tau cá Do đó, đầu tư nâng cấp hệ thống cảng cá, khu neo đậu tránh trú bão tàu cá đồng bộ không chỉ góp phần phát triển nghề cá

mà còn ý nghĩa trong phát triển kinh tế - xã hội, an ninh, quốc phòng của địa

phương, khu vực

~ Dịch vụ sản xuất và cung ứng nguyên, nhiên vật liệu

Các tiêu chí đánh giá năng lực các hoạt động dịch vụ sản xuất và cung,

ứng nguyên vật liệu, gồm: số lượng xưởng sản xuất nước đá; số lượng xe kinh

doanh xăng dầu; số lượng cửa hàng cung ứng nguyên vật liệu nghề cá; sản lượng hàng hóa cung ứng cho tàu thuyền

Mối chuyến biển đối với tàu công suất lớn thường kéo dài nên vấn đẻ dự

trữ nguyên vật liệu rất quan trọng Do điều kiện thười tiết và rủi ro trên biển

thường khó lường trước được nên việc cung ứng nguyên liệu phải đảm bảo

đầy đủ, an toàn cho chuyến biển, góp phần gia tăng hiệu quả khai thác của

ngư dân

Mặt khác, khi hệ thống cơ sở hạ tằng được đầu tư đồng bộ, hiện đại, phải song song với việc mở rộng quy mô dịch vụ hậu cần nghề cá nhằm phát triển

toàn diện các hoạt động kinh doanh từ khâu đầu vào đến đầu ra Đó là kiện để thúc đẩy việc hình thành và phát triển thành cảng cá động lực - trung tâm kinh tế thương mại trong khu vực

'Các hoạt động dịch vụ này hầu hết là do thành phần kinh tế tư nhân đầu tư và thực hiện kinh doanh, do đó cần có chính sách để hỗ trợ thực hiện phát

triển và thực hiện liên kết trong khai thác, tiêu thụ sản phẩm gắn với các hoạt

Trang 29

phải hướng đến phục vụ trực tiếp trên biển cho ngư dân Hoạt động dịch vụ này sẽ đảm bảo hiệu quả khi gắn liền với dịch vụ tiêu thụ sản phẩm khai thác

~ Dịch vụ sữa chữa và đồng mới tàu thuyền

Các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động dịch vụ sửa chữa và đóng mới

tau thuyền, gồm: số lượng xưởng sữa chữa và đóng mới tàu thuyền; diện tích

nhà xưởng; số lượng tàu thuyền bão dưỡng, sửa chữa hàng năm; trang thiết bị

thi công

Sửa chữa, đóng mới tàu thuyền là một dịch vụ hậu cần quan trọng trong phát triển nghề cá, nhất là phục vụ cho khai thác thủy sản Trong đó đóng mới

tâu cá là việc hình thành mới một con tàu khai thác, dich vu khai thác thủy sản có vô mới 100%, máy thủy mới 100% Việc duy tư, sửa chữa tàu cá gồm:

bảo dưỡng, tiểu tu, trung tu, đại tu để khắc phục những hư hỏng nhằm đảm

bio cho tâu cá hoạt động

5 Gia tăng về chất lượng địch vụ hậu cần nghề cá

~ Dịch vụ thu mua hải sản của các tàu thuyển khai thác hải sản

Các tiêu chí đánh giá năng lực hoạt động dịch vu thu mua hải sản của

các tàu thuyền khai thác hải sản, gồm: số lượng cơ sở thu mua hàng hóa hải sản khai thác; số lượng hàng hóa hải sản khai thác; số lượng tàu thuyền dịch

vụ hậu ¡ số lượng tổ thu mua trên biển; doanh thu của các cơ sở thu mua

hải sản khai thác

Hoạt động thu mua hai san đóng vai trò quan trọng trong việc quyết định

đến hiệu quả của hoạt động khai thác và công nghiệp chế biến thủy sản Hiệu quả của hoạt động khai thác, chất lượng sản phẩm chế biển phụ thuộc rất lớn vào hoạt động thu mua sản phẩm hải sản của ngư dân Một thực trạng chung

Trang 30

nhà nước trong việc phát triển các dịch vụ tiêu thụ sản phẩm khai thác của ngư dân

Hiện nay, Nhà nước khuyến khích, hỗ trợ hình thành và phát triển tổ dịch vụ hậu cần trên biển thu mua hải sản khai thác của các tâu đánh bắt được, đồng thời cung cắp nhiên liệu: xăng dầu, lương thực thực phẩm, để

các tàu cá tiếp tục chuyến biển tiếp theo, tăng thời gian bám biển, bảo vệ an ninh quốc phòng biển đảo Đây là một hình thức đang được nhiều địa phương áp dụng và đạt hiệu quả trong phát triển dịch vụ hậu cần nghề cá

1.3 CAC YEU TO ANH HUONG DEN PHÁT TRIÊN DỊCH VỤ HẬU

CAN NGHE CA

1.3.1 Các yếu tố bên trong, a Cơ sở vật chất kỹ thuật

Co sé vat chất kỹ thuật có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp Đặc biệt khi dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp bao gồm các dịch vụ giao nhận, vận tải, kho bãi thì để thực hiện các dịch vụ trên,

doanh nghiệp cần phải có hệ thống kho bãi, phương tiện vận tải, các công cụ dụng cụ phục vụ cho vận chuyển, bốc dở hàng hóa Sản phẩm của doanh nghiệp khi sản xuất ra sẽ được đưa vào kho để dự trữ, bảo quản hoặc thu gom đủ số lượng rồi tiến hành vận chuyển đi Để dự trữ và bảo quản tốt hàng hóa

cần có hệ thống kho bãi với cơ sở vật chất kỹ thuật đầy đủ, đảm bảo những tiêu chuẩn cần thiết và đáp ứng được các yêu cầu của sản phẩm

Đối với việc vận chuyển hàng hóa, cơ sở vật chất cũng ảnh hưởng rất

Trang 31

5 Địa điểm kinh doanh cũa doanh nghiệp

Địa điểm kinh doanh của doanh nghiệp có nh hưởng đến cước phí mà doanh nghiệp phải trả Nếu doanh nghiệp có vị trí thuận lợi thì việc vận chuyển sẽ nhanh chóng, dễ dàng và thuận tiện hơn Ngược lại, nếu địa điểm kinh doanh nằm ở khu vực không thuận tiện, đường giao thông nhỏ hẹp, xe trọng tải lớn không vào được thì doanh nghiệp sẽ phải mắt thêm chỉ phí vận chuyển hàng hóa ra xe Thêm nữa, cước phí vận tải còn phụ thuộc vào quãng

đường vận chuyển, nếu quãng đưỡng ngắn thì chỉ phí vận tải sẽ giảm

Vị trí doanh nghiệp thuận lợi sẽ giúp cho hoạt động kho bãi phát triển

nhằm phục vụ hoạt động dịch vụ cho thuê kho bãi khi khách hàng có nhu cầu lưu trữ hoặc bảo quản hàng hóa sẽ dễ dàng vận chuyển vào kho Từ đó, gia số lượng khách hàng tăng tăng nguồn thu từ dịch vụ cho thuê kho bãi vớ đáng kế

© Ngn lực tài chính của doanh nghiệp

Doanh nghiệp nào muốn tiến hành hoạt động kinh doanh thì cần phải có vốn Vấn đề tải chính có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động sản xuất kinh doanh, vì vậy hoạt động dịch vụ hậu cần cũng không ngoại lệ, nó cso vai trò

trong việc hoàn thiện và phát triển hoạt động dịch vụ hậu cẳn Tình hình tài

chính là cơ sở để ban lãnh đạo đưa ra các quyết định về đầu tư cho các hoạt

động dịch vụ hậu cần Khi doanh nghiệp đầu tư vào cơ sở vật chất tốt, hiện

đại, đảo tạo được đôi ngũ lao động chuyên nghiệp sẽ nâng cao được chất lượng hoạt động dich vụ, do đó nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của

doanh nghiệp Vì vậy, tài chính có ảnh hưởng vừa trực tiếp vừa gián tiếp tới hoạt động dịch vụ hậu cần Hơn nữa, khi lập kế hoạch phát triển các dịch vụ

hậu cần thì doanh nghiệp cần lưu ý tính kha thi về mặt tài chính để đảm bảo

Trang 32

4 Quy mô sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp

Quy mô sản xuất kinh doanh của các ngành, các doanh nghiệp thể hiện

qua khối lượng sản phẩm sản xuất tiêu thụ trên thị trường qua từng thời kỳ

kinh doanh Quy mô của doanh nghiệp càng lớn thì nhu cầu về tiêu dùng vật

tư càng lớn, khối lượng vat tu cin mua sắm càng tăng Do đó, ảnh hưởng đến

sự phát triển các loại dịch vụ hậu cần của doanh nghiệp Doanh nghiệp có quy mô cảng lớn thì việc đảm bảo bật tư đủ về số lượng, đúng về chất lượng và cơ cấu, kịp thời về thời gian để quá trình sản xuất, cung ứng dịch vụ được tiền

hành một cách đều đặn và liên tục

Mặt khác, doanh nghiệp có quy mô lớn thỉ khả năng cung ứng dịch vu

hậu cần với nhiều loại hình dịch vụm đảm bảo chất lượng, có thể hoạt động

trên phạm vi thị trường lớn, cung ứng dịch vụ cho đa đạng khách hàng Quy

mồ sản xuất của doanh nghiệp tăng sẽ kéo theo sự gia tăng về nhu cầu dịch vụ

hậu cần, khi đó, hàng hóa tạo ra nhiều hơn nhằm đảm bảo cho quá trình sản

xuất diễn ra liên tục, đều đặn thì nhu cầu về vận tải, giao nhận sẽ tăng lên

« Nguồn nhân lực và kỹ năng quản trị của doanh nghiệp

Nguồn nhân lực đóng vai trò quyết định trong sự hình thành và phát triển

doanh nghiệp Bắt kỳ một hoạt động nào mà không có sự góp sức của con người thì nó khơng thể hồn hảo được, đặc biệt là trong lĩnh vực dich vu Trong lĩnh vực dịch vụ, vai trò của con người cảng trở nên quan trọng vì chất

lượng của một sản phẩm dịch vụ phụ thuộc rất nhiều vào sự tương tác và tiếp

xúc gi

người làm dich vụ và khách hàng Ngày nay, các nhà cung cắp dich

vụ hậu cẩn có xu hướng sử dụng các yếu tố phần cứng giống nhau cho nên sự khác nhau giữa các doanh nghiệp nằm ở yếu tố phần mềm, những giá trị vô

Trang 33

của doanh nghiệp, thể hiện hình ảnh của doanh nghiệp trong con mắt bạn

hàng, khách hằng doanh nghiệp

Người lãnh đạo doanh nghiệp có tài năng, trình độ quản lý sẽ dẫn dắt doanh nghiệp đi lên, ngày cảng phát triển Ngược lại, doanh nghiệp sẽ ngày

càng đi xuống thậm chí dẫn đến phá sản Việc tô chức thực hiện các dịch vụ

hậu cần vật tư nếu không có yếu tố kiểm tra, giám sát sẽ không đạt hiệu quả

và mục đích đề ra

1.3.2 Các yếu tố bên ngoài

a Điều kiện về chính trị, kinh tế và xã hội ~ Về chính trị, pháp luật

“Trong kinh doanh hiện đại, các yếu tố chính trị, pháp luật ngày cảng có

ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp nói chung và các

doanh nghiệp dịch vụ hậu cần nói riêng Nền kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước hiện nay là nền kinh tế phổ biến trên thế giới Khi tham gia

kinh doanh, để thành công trên thương trường thì các doanh nghiệp phải nắm

vững pháp luật của nhà nước và luật quốc tế tại thì trường mà doanh nghiệp mình kinh doanh Đồng thời, song song với việc nắm vững Pháp luật còn phải

hiểu rõ môi trường chính trị ở nước sở tại Chính trị ôn định sẽ giúp các doanh nghiệp chủ đông hơn trong hoạt đông kinh doanh của mình và thu hút được

nhiều sự đầu tư từ các doanh nghiệp nước ngoài, các tập đoàn đa quốc gia Do đó, đầu tư vào các doanh nghiệp dịch vụ hậu cần cũng tăng lên; hoạt động

phân phối, trao đổi hàng hóa giữa các quốc gia cũng tăng lên, nhờ đó mà địch vụ hậu cần cũng phát triển Thêm nữa, các chính sách của Chính phủ có ảnh hưởng lớn đến hoạt động kinh doanh và sự phát triển của các doanh nghiệp nói chung và hoạt động dịch vụ hậu cần nghề cá của các doanh nghiệp sản

Trang 34

Trong thời gian gần đây, các dịch vụ hậu cần được Nhà nước khuyến khích sự đầu tư của các thành phần kinh tế Do đó, tạo nên sự cạnh tranh gay

gắt trong ngành cung ứng dịch vụ hậu cần đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng,

phong phú của các dịch vụ hậu cần, chất lượng dịch vụ cũng tốt hơn

~ Về kinh tế - xã hội

Các yếu tổ kinh tế có ảnh hưởng vô cùng to lớn đến kết quả và hiệu quả

kinh doanh của các doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp cung ứng dịch

vụ hậu cẩn nói riêng Các yếu tố kinh tế bao gồm một phạm vi rất rộng từ các yếu tổ tác động đến nhu cầu sử dụng dịch vụ hậu cần và các yếu tổ liên quan đến việc huy động và sử dụng các nguồn lực của doanh nghiệp kinh doanh

dịch vụ hậu cần để cung ứng các dịch vụ hậu cần cho khách hàng Các

cơ bản nhất ảnh hưởng đến các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần và

các dịch vụ hậu cần là: Tốc độ tăng trưởng GDP; lãi suất tiền vay, tiền gửi

ngân hàng; ty giá hối doai; ty lệ lạm phát; mức độ thất nghiệp; cán cân thanh

toán; chính sách tín dụng; kiểm soát về giá cả; tiềm năng phát triển và gia

tăng đầu tư Các yếu tố này ảnh hưởng đến phương thức và cách thức kinh doanh của các doanh nghiệp Sự thay đổi của các yếu tố này và tốc độ thay

đổi, chủ kỳ thay đổi đêu tạo cơ hội hoặc nguy cơ đối với các hoạt động kinh

doanh của doanh nghiệp Thậm chí có thể làm thay đổi cả mục ti hướng và chiến lược của doanh nghiệp

1, phương Trong thời gian vừa qua, tốc độ tăng trưởng hàng năm của nước ta ở mức tương đối cao Chính vì vậy cảng kích thích việc đầu tư và mở rộng quy mô của các doanh nghiệp khiến cho nhu cầu sử dụng các dịch vụ hậu cần

không ngừng tăng, đây là cơ hội cho phép các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ hậu cần mở rộng quy mô, sản phẩm dịch vụ hậu cần cũng như thị trường, của mình, đây cũng là cơ hội cho cá doanh nghiệp mới có thể gia nhập thị

Trang 35

b Tình hình tiêu thụ trên thị trường và như cầu của khách hàng “Trong nền kinh tế thị trường, khách hàng chiếm vị trí trung tâm trong

mọi hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp Đối với các doanh nghiệp cung ứng dịch vụ hậu cẩn, để hoạt động có hiệu quả thi các doanh nghiệp phải bán được hàng tức là phải có khách hàng Khách hàng có nhu cầu sử dụng dịch vụ

hậu cần lớn thì ngành dịch vụ hậu cần mới phát triển được Vì vậy, ngành dịch vụ hậu cần muốn phát triển thì phải cho các doanh nghiệp sản xuât kinh doanh thấy được lợi ích to lớn của việc sử dụng dịch vụ hậu cần

Để có thể thu hút, lôi kéo khách hàng về phía doanh nghiệp mình thì doanh nghiệp phải tạo ra được những dịch vụ mới, có chất lượng tốt hơn

đó

Muốn làm được đi: loanh nghiệp cần biết được nhu cầu của khách

hàng thông qua việc nghiên cứu thị trường, nghiên cứu vẻ tỉnh hình tiêu thụ

của sản phẩm trên thị trường, nghiên cứu đối thủ cjanh tranh, hành vi mua của khách hàng Doanh nghiệp cần phải hoàn thiện và phát triển các dịch vụ hậu

cần để có thể đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng

¢ Mike độ cạnh tranh trên thị trường trong ngành địch vụ

Cạnh tranh trong ngành dịch vụ hậu cần ngày càng gay gắt thì loại hình

dịch vụ hậu cần càng phong phú, chất lượng dịch vụ hậu cần ngày càng được

nâng cao Khi đề cập đến canh tranh, các doanh nghiệp cung ứng dịch

vụ hậu cần phai xem xét kỹ các đối thủ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh như thế nào Với sự tăng trưởng mạnh mẽ của nên kinh tế trong nước trong thời

gian qua, kinh doanh dịch vụ hậu cần đang được định hướng phát triển mạnh

mẽ lâu dài Số lượng các doanh nghiệp dịch vụ hậu cần ngày càng gia tăng kéo theo sự cạnh tranh gay gắt hơn trong ngành ở cả thị trường trong và ngoài

Trang 36

KET LUAN CHUONG 1

Phát triển kinh tế thủy sản, nhất là khai thác hải sản được Đảng, Nhà nước xác định là một trong những nội dung quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế, xã hội và an ninh quốc phòng Phát triển dịch vụ HCNC là một

trong những nhân tố thúc đẩy sự phát triển bền vững của ngành thủy

dịch vụ HCNC là

sản Chính vì vậy, việc tìm ra các giải pháp nhằm phát

việc làm mà các nhà quản lý kinh tế phải quan tâm

Trong chương 1, các vấn đề lý luận về chất lượng dịch vụ và phát triển

dich vụ HCNC, nội dung và tiêu chí phát triển dịch vụ HCNC, các nhân tố

Trang 37

CHƯƠNG 2

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG PHÁT TRIÊN DỊCH VỤ HẬU

CAN NGHE CA TAI BAN QUAN LY AU THUYEN VA CANG

CA THQ QUANG

2.1 KHAI QUAT VE BAN QUAN LY AU THUYEN VA CANG CA

THQ QUANG

'Tên tiếng việt: Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

Tên viết tắt bằng tiếng Việt: BQL Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang

Tên giao dịch quốc té bang tiéng Anh: The Management Board Of Tho

‘Quang, Danang Navigation Lock And Fishing Port

Địa chi: 18 — 20 Van Đồn, Phường Thọ Quang, Quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng Điện thoại: 0236.3923623 Tax: 0236.3923633 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển

Ban Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang Đà Nẵng được thành lập theo Quyết định số 2231/QĐ-UBND ngày 03 tháng 4 năm 2010 của Uỷ ban

nhân dân thành phố Đà Nẵng trên cơ sở hợp nhất Ban Quản lý Âu thu)

Quang và Ban Quản lý và Khai thác Cảng cá Thọ Quang Trụ sở đặt tại phường Thọ Quang, quận Sơn Trà, Thành phố Đà Nẵng

Bàn Quản lý Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang Đà Nẵng là đơn vị sự

nghiệp tự chủ, hoạt động có thu, chịu sự quản lý và chỉ đạo của Giám đốc Sở

'Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn thành phố Đà Nẵng; Thực hiện chức

năng quản lý và khai thác có hiệu quả cơ sở hạ tầng, dịch vụ tại khu vực Âu thuyền và cảng cá Thọ Quang nhằm hỗ trợ, giúp đỡ, hướng dẫn các thành

Trang 38

hậu cần nghề cá trong phạm vỉ pháp luật cho phép Thống kê, hướng dẫn và

sắp xếp tàu thuyền, xe ra, vào tránh trú bão, neo, đậu an toàn, đúng quy định

Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang có diện tích trên bờ khoảng 4ha, mặt

nước 58ha, được phân bồ gồm: khu neo đậu tránh trú bão cho tầu cá, cảng cá

và chợ đầu mối thủy sản Thọ Quang Đây là nơi neo đậu tránh trú bão cho tàu

cá, vừa là cảng cá, chợ cá có quy mô cung ứng dịch vụ hậu cần nghề cá cho tàu thuyền thành phổ Đà Nẵng và các tinh lân cận 2.12 Cơ cấu tổ chức Phó trưởng ban Trườngban — |f*”” Ï - Phóưưỡngban 7 [©{ Phòng Quản ý nạ tầng - Môi trường, Phòng Kế hoạch - |€> | PhòngTổ chúc - Dịch vụ Hành chính a v

Kholanh cfp déng [| ĐộiĐiềuhành Đội Điều hành và Xưởng đá xay Căng Chợ Điều hành trực tiếp T”””#

Quan hệ qualại Ý””””>

Quan hệ tham mưu so

“Trưởng ban: là người đứng đầu Ban, lãnh đạo toàn Ban theo chế độ thủ trưởng Điều hành chung các mục tiêu chức năng bằng cách sử dụng nguồn nhân lực, hướng dẫn các hoạt động, sử dụng nguồn lực tải chính theo hoạch

định chung để đạt được hiệu quả cho Ban Trưởng ban là người điều hành hoạt động hàng ngày của cơ quan theo mục tiêu, kế hoạch và các quyết định

của cơ quan và theo ủy quyển của cơ quan phù hợp với quy chế của cơ quan;

Trang 39

chịu trách nhiệm trước Giám đốc Sở Nông nghiệp va Phát triển nông thôn

thành phố Đà Nẵng và trước Pháp luật về việc thực hiện quyền và nhiệm vụ

được giao

Phó Trưởng ban: là người giúp việc cho Trưởng ban và chịu trách

nhiệm trước Trưởng ban về những công việc được phân công hoặc ủy quyền,

chủ động giải quyết những công việc đã được Trưởng ban phân công và ủy

quyền theo đúng các quy định của Pháp luật và Quy chế tổ chức và hoạt động

của Bạn

Phòng Tổ chức - Hành chính: Thực hiện chức năng tham mưu các công tác văn thư - lưu trữ, qui hoạch, đảo tạo, tuyển dụng, đánh giá viên chứ

người lao động; công tác tô chức, lao động, tiền lương, thi đua - khen

thưởng, kỹ luật, công tác hành chính, chế độ chính sách Tham mưu và giúp

việc cho Ban lãnh đạo về công tác tổ chức nhân sự, đường lối chính sách, các

văn bản Pháp luật của Nhà nước, quản lý tải sản khu nhà hánh chính ~ văn phòng 1; công tác đảo tạo cán bộ nghiệp vụ, lưu trữ văn thư, tải liệu và các công tác hành chính khác theo sự phân công của Trưởng ban

Phòng Kế toán - Tài vụ: Tham mưu Trưởng ban về cơng tác kế tốn, tài chính của Ban Cung cấp kịp thời,

Ìy đủ, chính xác số liệu về tài chính để tham mưu cho Trưởng ban trong việc ra quyết định chỉ đạo, quản lý, điều hành công tác tài chính, kế toán Quản lý, cấp phát biên lai, ấn chỉ.Thực hiện việc xây dựng kế hoạch tài chính của Ban, triển khai thực hiện kế hoạch sau

khi được Ban lãnh đạo phê duyệt

Phòng Khai thác ~ Dịch vụ: Tham mưu cho Trưởng ban trong công tác xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh dịch vụ của Ban Xây dựng các định mức kỹ thuật phục vụ cho việc tính tính giá thu dịch vụ Tìm

kiếm đối

Trang 40

hiện chiến lược phát triển kinh doanh, dự án đầu tư, công tác quy hoạch, chỉ

đạo và kiểm tra các hoạt động kế hoạch kinh doanh, dịch vụ

Phòng Quản lý Hạ tầng - Môi trường: Tham mưu cho Trưởng ban về

các vấn đề kỹ thuật trong hoạt động kinh doanh dịch vụ Quản lý, tổ chức, bảo

trì, sửa chữa máy móc thiết bị và xây dựng cơ bản các hạng mục công trình ệ sinh môi trường Xây dựng các định mức kỹ thuật phục vụ cho việc tính giá thành, quản lý tải liệu kỹ khác của Cảng cá Thọ Quang và vấn đề xử lý

thuật Thực hiện chức năng tham mưu công tác quy hoạch, đầu tư, phát triển

'Cảng cá; quản lý, kiểm tra, giám sát, theo đõi vận hành các công trình Cảng;

duy tu bảo dưỡng kết cấu hạ tầng, hệ thống điện, nước, xử lý nước thải, vệ

sinh môi trường Đội

cho tàu thuyền cập cảng Quản lý khu vực âu thuyền và bờ kè về an ninh trật lều hành Cảng: Trực tiếp điều động, bị vị trí neo đậu

tự, phối hợp với các phòng, đội khác về công tác phòng chống lụt bão, phòng,

chống cháy nổ Thực hiện triển khai các hoạt động

và khu vực rồi bờ kè

vụ tại cảng cá, bến cá

Đội Điều hành Chợ: Trực tiếp quán lý, bố trí vị trí kinh doanh buôn bán các hộ thương nhân, ngư dân tại chợ Đầu mối Thủy sản, chợ tạp hóa, chợ ăn uống, khu phân loại và sơ chế hải sản, khu vực lưu động bến bãi Chịu tránh nhiệm về an ninh trật tự trong khu vực quản lý, phối hợp với các phòng đội khác về công tác phòng chống cháy nổ, vệ sinh môi trường Thực hiện triển khai các hoạt động dịch vụ tại chợ Đầu mối, chợ tạp hóa, chợ ăn uống

Đội Môi trường: Trực tiếp quản lý, điều hành việc xử lý rác thải toàn bộ

khu vực Âu thuyền và Cảng cá Thọ Quang Phối hợp với các phòng, đội khác

về công tác phòng chống lụt bão, phòng chống cháy nỗ

Ngày đăng: 11/10/2022, 11:32

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w