TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ ---***--- TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY VIỆT NAM
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG
VIỆN KINH TẾ VÀ KINH DOANH QUỐC TẾ
-*** -
TIỂU LUẬN ĐẦU TƯ QUỐC TẾ
ĐÁNH GIÁ HOẠT ĐỘNG ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀO NGÀNH CÔNG NGHIỆP DỆT MAY
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
Giảng viên hướng dẫn: PGS TS Trần Thị Ngọc Quyên
Trang 2MỤC LỤC
CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NGÀNH DỆT MAY 3 1.1 Tổng quan chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) 3
1.1.3 Các hình thức đầu tư FDI 4
1.2 Tổng quan chung về ngành dệt may ở Việt Nam 6 1.2.1 Thuận lợi của ngành dệt may Việt Nam đối với FDI 7 1.2.2 Khó khăn của ngành dệt may Việt Nam đối với FDI 10
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VỐN FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY 14
2.2 Các đối tác / TNCs thu hút đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây 15 2.2.1 Các loại hình đầu tư FDI vào ngành dệt may 17
2.2.2 Tác động của doanh nghiệp đầu tư FDI tới môi trường đầu tư ngành công
CHƯƠNG 3: ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM 24 3.1 Định hướng phát triển ngành Dệt may đến năm 2030 24 3.1.1 Quan điểm phát triển 24 3.1.2 Định hướng phát triển 25 3.2 Giải pháp khai thác tác động tràn tích cực và hạn chế tác động tràn tiêu cực của FDI đến các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam 26
Trang 33.2.1 Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực 26 3.2.2 Nhóm giải pháp hạn chế, phòng ngừa tác động tràn tiêu cực 33
Tài liệu tham khảo tiếng Việt 38 Tài liệu tham khảo tiếng Anh 38
Trang 4LỜI MỞ ĐẦU
Đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) có vai trò quan trọng trong việc mở rộng và phát triển kinh tế xã hội (KTXH) ở các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam Qua 30 năm thu hút và sử dụng FDI, Việt Nam đã và đang đạt được không ít cơ hội nhưng cũng đứng trước nhiều thách thức
Ngành Dệt may trong những năm đổi mới đã có những bước phát triển khá ngoạn mục, và là một trong những ngành công nghiệp mũi nhọn của Việt Nam Cùng với nhiều ngành kinh tế mũi nhọn khác, ngành Dệt - May thực sự là chiếc cầu nối Việt Nam với thế giới Nhờ phát huy những thế mạnh sẵn có trong nước và tận dụng những thuận lợi bên ngoài Ngành công nghiệp truyền thống Dệt - May không chỉ có vị trí then chốt trong giai đoạn hiện nay mà còn thu hút nhiều nhà đầu tư nước ngoài đến với Việt Nam.Từ khi đổi mới, ngành dệt may không ngừng phát triển về quy mô, năng lực, công nghệ trang thiết bị, tăng nhanh cả về số lượng và chất lượng sản phẩm Cho đến nay, sản phẩm dệt may Việt nam đã đáp ứng được phần lớn nhu cầu trong nước và có khả năng xuất khẩu lớn sang các thị trường khó tính như EU, Nhật Bản, Bắc Mỹ Bên cạnh đó, việc Việt Nam tham gia nhiều hiệp định thương mại tự do không chỉ tạo thêm cơ hội cho doanh nghiệp trong nước
đa dạng hóa thị trường xuất khẩu mà còn là điểm sáng thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài mạnh mẽ
Tuy nhiên, để ngành dệt may vững vàng tiếp nhận nguồn vốn từ các nhà đầu tư nước ngoài, khai thác triệt để dư địa và lợi thế cho tăng trưởng xuất khẩu vẫn là một câu hỏi lớn cần đặt ra Bên cạnh đó, luồng vốn đầu tư nước ngoài đổ vào ngành dệt may Việt Nam ngày một nhiều làm dấy lên quan ngại về vấn đề môi trường Đó là lý do nhóm em lựa
chọn đề tài: “Đánh giá hoạt động đầu tư trực tiếp nước ngoài FDI vào ngành công
nghiệp dệt may Việt Nam trong những năm gần đây” để nghiên cứu và thuyết trình
Trong phạm vi bài tiểu luận ngắn, với vốn kiến thức còn nhiều hạn chế, bài tiểu luận của nhóm không thể tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến đóng góp quý
Trang 5BẢNG ĐÁNH GIÁ CÔNG VIỆC
STT Họ và tên MSSV Nhiệm vụ được phân công
Điểm đánh giá ( 1 - 5)
1 Nguyễn Phương Diệu Anh
1611110036
Nhóm trưởng – chuẩn bị nội dung 1.1, 2.3, tổng hợp bổ sung toàn bài, làm slide, thuyết trình chương 1
Nội dung chương 3, làm slide, trả lời
4 Hoàng Thanh Ngân 1611110424 Làm slide, thuyết trình chương 3 5
5 Nguyễn Tùng Linh 1611110353
Nội dung 2.1,2.2; làm slide; trả lời
6 Nguyễn Gia Thủy Tiên 1611110582 Nội dung 2.4; làm slide; thuyết trình chương 2 5
Trang 6CHƯƠNG 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ ĐẦU TƯ
TRỰC TIẾP NƯỚC NGOÀI VÀ NGÀNH DỆT MAY
1.1 Tổng quan chung về đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI)
1.1.1 Khái niệm về FDI
Có nhiều quan niệm về FDI, nhưng nhìn chung đều thống nhất cho rằng, FDI là hình thức đầu tư quốc tế mà chủ ĐTNN (tổ chức hoặc cá nhân) đưa vào nước tiếp nhận một số vốn
đủ lớn để thực hiện các hoạt động SXKD, dịch vụ nhằm tìm kiếm lợi nhuận và đạt được những hiệu quả KTXH; là hình thức đầu tư quốc tế mà nước tiếp nhận đầu tư không chỉ kỳ vọng vào lượng vốn đầu tư lớn, mà còn kỳ vọng vào tác động tràn tích cực do sự xuất hiện của FDI đó mang lại Đây là loại hình di chuyển vốn quốc tế mà người chủ sở hữu vốn đồng thời là người trực tiếp quản lý và điều hành việc sử dụng vốn đầu tư Điều đó phản ánh bản chất của FDI là nhằm mục đích tối đa hoá lợi ích đầu tư, hay tìm kiếm lợi nhuận
ở nước tiếp nhận đầu tư Đồng thời, trong quá trình tối đa hóa lợi ích hoặc lợi nhuận của nhà đầu tư, FDI cũng có những tác động tràn tới nước tiếp nhận đầu tư
1.1.2 Đặc điểm của FDI
(1) FDI là một khoản đầu tư mang tính lâu dài và được thực hiện thông qua nhiều hình thức đầu tư khác nhau có tính đặc thù riêng; mục đích hàng đầu là tìm kiếm lợi nhuận;
(2) Chủ đầu tư tự quyết định đầu tư, quyết định sản xuất kinh doanh và tự chịu trách nhiệm
về lỗ, lãi Hình thức này mang tính khả thi và hiệu quả kinh tế cao, không có những ràng buộc về chính trị Các bên tham gia vào dự án FDI phải có quốc tịch khác nhau với nhiều ngôn ngữ được sử dụng với có sự cọ xát giữa các nền văn hoá khác nhau trong quá trình thực hiện dự án FDI;
(3) Các chủ đầu tư nước ngoài phải đóng góp một tỷ lệ vốn tối thiểu trong vốn pháp định hoặc vốn điều lệ tùy theo quy định của pháp luật từng nước để giành quyền kiểm soát hoặc tham gia kiểm soát doanh nghiệp nhận đầu tư Luật các nước thường quy định không giống
Trang 710% và một số nước khác lại là 20% Tỷ lệ góp vốn của các chủ đầu tư sẽ quyết định quy định quyền và nghĩa vụ của mỗi bên, đồng thời lợi nhuận và rủi ro cũng được phân chia dựa vào tỷ lệ này
(4) FDI là hình thức kéo dài “chu kì tuổi thọ sản xuất”, “chu kì tuổi thọ kĩ thuật” và “nội
bộ hoá di chuyển kĩ thuật”, đi kèm là ba yếu tố: hoạt động xuất nhập khẩu, chuyển giao
công nghệ và di cư lao động quốc tế
(5) Các dự án FDI chịu sự chi phối của nhiều nguồn luật khác nhau, sử dụng nguyên tắc và
phương châm “cùng có lợi”
1.1.3 Các hình thức đầu tư FDI
Xét trên góc độ toàn cầu, thì hình thức đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thường được sử dụng là:
1.1.3.1 Hợp đồng hợp tác kinh doanh (Contractual Business Co – Operation)
Đây là hình thức liên kết kinh doanh giữa đối tác trong nước với các nhà đầu tư nước ngoài trên cơ sở quy định trách nhiệm và phân chia kết quả kinh doanh cho mỗi bên bằng các văn bản ký kết, trong đó các bên vẫn giữ nguyên tư cách pháp nhân riêng, mà không tạo nên một pháp nhân mới
1.1.3.2 Doanh nghiệp Liên doanh (Joint Venture Enterprise)
Đây là một hình thức tổ chức kinh doanh quốc tế của các bên tham gia có quốc tịch khác nhau, trên cơ sở cùng sở hữu cùng sở hữu về vốn góp, cùng quản lý, cùng phân phối lợi nhuận cùng chia sẻ rủi ro để tiến hành các hoạt động sản xuất kinh doanh, hoạt động dịch
vụ hoặc các hoạt động nghiên cứu bao gồm nghiên cứu triển khai theo các điều khoản cam kết trong hợp đồng liên doanh ký kết giữa các bên tham gia phù hợp với các quy định luật pháp của nước sở tại
Trang 81.1.3.3 Doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài ( 100% Foreign Capital Enterprise)
Đây là doanh nghiệp do các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư 100% vốn, do đó hoàn hảo thuộc
sở hữu của nhà đầu tư nươc ngoài, chịu sự điều hành, quản lý của nhà tư nước ngoài, nhưng vẫn là pháp nhân nước sở tại, chịu sự kiểm soát của luật pháp nước sở tại
Ngoài các hình thức trên đây đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) còn được thực hiện dưới các hình thức BOT, BTO, BT, công ty cổ phần trong nước có vốn đầu tư nước ngoài,
cổ phần hóa, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, doanh nghiệp FDI đa mục tiêu, doanh nghiệp hợp danh, v.v
▪ Hình thức BOT (Building Operate Transfer, Xây dựng – kinh doanh – Chuyển giao)
Đây là doanh nghiệp 100% vốn nươc ngoài được thành lập trên cơ sở văn bản ký kết giữa một bên là nhà đầu tư nước ngoài và một bên là Chính phủ nước sở tại để thành một pháp nhân mới của nước sở tại, nhằm thực hiện trách nhiệm của từng bên theo văn bản đã ký
Hình thức BOT thường chủ yếu áp dụng cho các dự án đầu tư vào cơ sở hạ tầng và kinh doanh trong thời hạn nhất định để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý Khi hết thời hạn kinh doanh, công trình sẽ được chuyển giao không bồi hoàn cho nước sở tại
▪ Hình thức BTO (Building Transfer Operate, Xây dựng – Chuyển giao – Kinh doanh):
Hình thức này giống BOT, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BOT công trình sau khi xây dựng được khai thác sử dụng trong một thời gian mới chuyển giao cho nhà nước sở tại, còn BTO thì sau khi xây dựng xong, công trình được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại rồi chủ yếu đầu tư mới được khai thác
▪ Hình thức BT (Building Transfer, Xây dựng – Chuyển giao):
Hình thức này giống BTO ở chỗ sau khi xây dựng xong, công trình cơ sở hạ tầng được chuyển nhượng cho nhà nước sở tại, nhưng khác ở điểm, trong hình thức BTO Chính phủ cho phép nhà đầu tư nước ngoài được khai thác tại chính công trình đó, còn trong hình thức
BT, Chính phủ nước sở tại tạo điều kiện cho nhà đầu tư nước ngoài thực hiện một dự án khác để thu hồi vốn đầu tư và có lợi nhuận hợp lý
Trang 91.2 Tổng quan chung về ngành dệt may ở Việt Nam
Sau chiến tranh thế giới thứ hai, môi trường kinh tế chính trị thế giới ổn định, các hoạt động thương mại và đầu tư quốc tế gia tăng, các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài
đã phát triển nhanh chóng cả về số lượng và chất lượng
Các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài xuất hiện ở hầu hết mọi lĩnh vực kinh
tế, từ sản xuất, chế tạo, lắp ráp, khai thác tài nguyên thiên nhiên, dịch vụ bảo hiểm, tài chính, ngân hàng, vận tải, tư vấn cho đến các lĩnh vực nghiên cứu triển khai Quy mô các
dự án cũng rất đa dạng từ hàng trăm ngàn USD đến hàng tỷ USD
Ngành Dệt may là ngành sử dụng nhiều lao động và trình độ kỹ thuật không yêu cầu quá cao, đặc biệt là trong ngành may Và không giống các ngành công nghiệp khác như điện tử, luyện kim, chế tạo ô tô yêu cầu người công nhân phải một trình độ kỹ thuật nhất định, ngành Dệt may chủ yếu cần sự thạo việc, lành nghề Chính vì vậy, Dệt may chính là ngành cho phép các nước tận dụng được lợi thế so sánh về nguồn lực dồi dào, giá rẻ, độ cần cù chăm chỉ của nhân công, v.v đặc biệt là ở các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam Theo tính toán của các nhà kinh tế, để sản xuất triệu sản phẩm may mặc trong 1 năm cần 700 - 800 lao động trực tiếp và một bộ phận không nhỏ lực lượng lao động gián tiếp
Theo Tổng cục thống kê, ngành dệt may năm 2018 ghi nhận doanh thu toàn ngành đạt 30.4 tỷ USD ,trong đó chủ yếu xuất khẩu hàng may mặc (chiếm 80%), theo sau là xuất khẩu vải (chiếm 6%) và xuất khẩu xơ, sợi (chiếm 11%)
Trang 101.2.1 Thuận lợi của ngành dệt may Việt Nam đối với FDI
1.2.1.1 Giá công nhân của ngành Dệt may Việt Nam rẻ hơn so với các nước trong khu
vực và thế giới
Tiền lương công nhân trong ngành hiện nay chỉ cao gấp 2 lần tiền lương tối thiểu Giá nhân công rẻ cùng với chi phí thấp cộng thêm giá thành sản phẩm rẻ
=> Tạo ra lợi thế cạnh tranh trong sản phẩm may mặcvới nhiều quốc gia trong khu vực
Lại là quốc gia có nguồn lao động dồi dào, tạo điều kiện tốt nhất để các doanh nghiệp có vồn đầu tư trực tiếp nước ngoài đổ vốn vào môi trường đầu tư có thuận lợi về nhân công như ở Việt Nam
1.2.1.2 Ngành dệt may Việt Nam có thế mạnh trong việc sản xuất các sản phẩm dệt kim
Đây là chủng loại mà người tiêu dùng Mỹ, EU rất ưa chuộng Dệt kim có trang bị linh kiện điện tử, nên năng suất cao chất lượng tốt, tính năng sử dụng rộng Ngành Dệt kim Việt Nam đã tiến bộ nhanh sản xuất được nhiều mặt hàng mới: Polo shirt, Tshirt, quần áo thể thao, màn tuyn, vải valide, v.v Năng lực sản xuất đạt 32000 tấn vải dệt kim tròn, 4000 tấn màn tuyn
Trang 11=> Với một thị trường tiêu thụ rộng lớn là Mỹ và EU, công nghệ dệt kim của Việt Nam đã góp phần thu hút các doanh nghiệp FDI đến với thị trường tiềm năng này
Công nghệ ngành dệt may phát triển đến nay đã hoàn thành việc đầu tư công nghệ, trang thiết bị phục vụ sản xuất, trong đó nhiều công đọan đã thực hiện tự động hóa hoặc bán tự động nên có thể tăng đuợc sản luợng theo nhu cầu thị trường Bên cạnh đó ngành cũng có đội ngũ công nhân lành nghề 100.000 người có thể tạo được sản lượng hàng năm
từ 400-500 triệu sản phẩm Đây là một lợi thế mà các nhà đầu tư không phải e ngại khi chuyển giao công nghệ tới nước nhận đầu tư nữa, một đội ngũ nhân công lành nghề, thành thạo là tiêu chuẩn cao nhất để thu hút vốn đầu tư từ các doanh nghiệp FDI vào ngành Dệt – May
1.2.1.3 Cơ sở vật chất có sẵn
Cơ sở vật chất có thể đáp ứng được yêu cầu chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn quốc tế
Việt Nam có tiềm năng phát triển ngành dệt may xuất khẩu sang thị trường Tây Âu, Bắc
Mỹ sau khi ký hiệp định thương mại với các nước này Hiện nay, việc hình hành các khu vực công nghiệp và khu chế xuất với quy mô lớn cũng tạo điều kiện để nâng cấp cơ sở hạ tầng, hệ thống giao thông liên lạc nhằm thu hút vốn FDI, tạo điều kiện tốt cho các chủ đầu
tư có thêm niềm tin khi chọn Việt Nam
1.2.1.4 Cơ hội dịch chuyển đơn hàng nhờ cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung
Theo Hiệp hội dệt may Mỹ (OTEXA), Việt Nam là nhà xuất khẩu hàng dệt may lớn thứ 2 tại Mỹ với thị phần chiếm 13.2% tổng giá trị nhập khẩu của Mỹ, chỉ đứng sau Trung Quốc (thị phần 36%) Từ năm 2014 đến năm 2018, thị phần xuất khẩu của Trung Quốc tại thị trường Mỹ có dấu hiệu giảm dần, trong khi đó, thị phần hàng dệt may Việt Nam đã tăng từ 9% lên 13% Không chỉ vậy, Việt Nam còn duy trì tốc độ tăng trưởng trong giá trị xuất khẩu sang thị trường này cao và ổn định Do đó, cuộc chiến tranh thương mại Mỹ-Trung diễn ra kì vọng sẽ tạo cơ hội tốt cho các thị trường khác như Việt Nam, Bangladesh, Mexico tiếp tục gia tăng thị phần tại Mỹ nhờ có sự dịch chuyển đơn hàng từ Trung Quốc sang Việt Nam Tuy nhiên, dự đoán Việt Nam, Bangladesh sẽ có lợi thế lớn nhờ chi phí nhân công
Trang 12giá rẻ và năng lực sản xuất mạnh Tuy nhiên, vấn đề của Bangladesh nằm ở kỹ thuật do đơn hàng của Bangladesh phần lớn là các đơn hàng có khối lượng lớn và yêu cầu kỹ thuật đơn giản Đồng thời, điều kiện lao động tại Bangladesh ở mức thấp cũng là yếu tố để nhà nhập khẩu cân nhắc
1.2.1.5 Việc gia nhập WTO
Việc Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) đồng thời mở rộng thị trường tiêu thụ và thu hút đầu tư nước ngoài từ những thành viên của WTO, mang lại cho Việt Nam nhiều cơ hội hơn nữa trong việc đón nhận các chủ đầu tư có tiềm lực kinh tế phát triển mạnh
1.2.1.6 Việc gia nhập Hiệp định đối tác chiến lược xuyên Thái Bình Dương (TTP) và ký
kết các hiệp định thương mại tự do (FTA)
Ngày 14/1/2019, Hiệp định CPTPP chính thức có hiệu lực với Việt Nam mở ra nhiều cơ hội cho xuất khẩu hàng dệt may, đặc biệt khi thị phần của các nước trong Hiệp định chiếm
~16% trong tổng giá trị xuất khẩu Trong đó, Nhật, Canada là 2 quốc gia trong hiệp định nhập khẩu hàng dệt may Việt Nam nhiều nhất Là cơ hội lớn cho ngành thương mại Việt Nam, trong đó các doanh nghiệp dệt may trong và ngoài nước sẽ có điều kiện thúc đẩy xuất khẩu và gỡ bỏ hàng rào thuế, vốn rất nặng nề như hiện nay
Ngoài Hiệp định CPTPP, Việt Nam đã ký kết FTA với Liên minh châu Âu (EU)
Thuế suất đối với hàng vải sợi, da giày của Việt Nam sang EU hiện ở mức 8% và sẽ giảm
về 0% sau 6 năm kể từ ngày thực thi
Hiện trạng Tác động VJEPA Có hiệu lực từ 2009 CAGR xuất khẩu 2009 – 2017: 15%/năm
VKFTA Có hiệu lực từ 2015 CAGR xuất khẩu 2015 – 2017: 5%/năm
VN-EAEU FTA Có hiệu lực từ 2016 Xuất khẩu tăng 13% trong năm 2017
Trang 13CPTPP Có hiệu lực từ 1/2019 Dự báo XK tăng 8%/năm
EVFTA Kết thúc đàm phán nhưng
RCEP Đang đàm phán Cơ hội cho nhập khẩu nguyên liệu
1.2.1.7 Kỳ vọng tiếp theo vào RCEP
Sau khi CPTPP thông qua, Việt Nam tiếp tục hướng đến Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP) kỳ vọng sẽ kết thúc đàm phán trong năm 2019 Đây là hiệp định với
sự tham gia của 6 quốc gia mà ASEAN có thỏa thuận thương mại tự do bao gồm Úc, Trung Quốc, Ấn Độ, Nhật, Hàn Quốc và New Zealand, với tổng đóng góp từ 6 quốc gia này đến tổng xuất nhập khẩu dệt may của Việt Nam trong năm 2017 là 57% Nếu hiệp định được thông qua sẽ không chỉ hỗ trợ đẩy mạnh xuất khẩu, mà còn là cơ hội để các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu giá rẻ (Trung Quốc và Hàn Quốc là 2 nước xuất khẩu nguyên vật liệu dệt may nhiều nhất cho Việt Nam)
1.2.2 Khó khăn của ngành dệt may Việt Nam đối với FDI
1.2.2.1 Đối với nước nhận đầu tư (Việt Nam)
▪ Về vấn đề chuyển giao công nghệ kỹ thuật
Thông qua kênh đầu tư trực tiếp nước ngoài có thể dẫn đến một nguy cơ là Việt Nam sẽ nhận nhiều kỹ thuật không thích hợp Các công ty nước ngoài thường chuyển giao những công nghệ kỹ thuật lạc hậu và máy móc thiết bị cũ, và cũng rất khó tính được giá trị thực của những máy móc chuyển giao đó Do đó nước đầu tư góp vốn trong nước thường bị thiệt hại trong việc tính tỷ lệ góp trong các doanh nghiệp liên doanh và hậu quả là bị thiệt hại trong việc phân chia lợi nhuận Chất lượng sản phẩm, chi phí sản xuất cao và do đó sản phẩm của các nước nhận đầu tư khó có thể cạnh tranh trên thị trường thế giới
▪ Gây tổn hại môi trường sinh thái:
Do các công ty nước ngoài bị cưỡng chế phải bảo vệ môi trường theo các quy định rất chặt chẽ ở các nước công nghiệp phát triển, thông qua đầu tư trực tiếp nước ngoài họ muốn xuất
Trang 14khẩu môi trường sang các nước mà biện pháp cưỡng chế, luật bảo vệ môi trường không hữu hiệu
▪ Chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia với nhau
Chuyển giá giữa các công ty đa quốc gia dẫn đến tình trạng thất thu thuế, sản phẩm không cạnh tranh công bằng với các doanh nghiệp dệt may trong nước
▪ Tình hình cung cấp nguyên phụ liệu chưa được cải thiện
Bài toán nguồn nguyên liệu đầu vào
Rủi ro đến từ nguồn nguyên liệu đầu vào: Ngành dệt may Việt Nam chủ yếu phụ thuộc vào nhập khẩu nguyên vật liệu (chiếm 38% giá trị XNK dệt may) Trong khi đó, hiệp định CPTPP yêu cầu khắt khe về quy tắc xuất xứ “từ sợi trở đi”, vì vậy, các doanh nghiệp dệt may vẫn chưa thể vội mừng với CPTPP
Trang 15Ngành dệt may Việt Nam chưa thể vội mừng với CPTPP do những yêu cầu khắt khe hơn
về quy tắc xuất xứ từ sợi trở đi, thay vì từ vải trở đi như các hiệp định trước Tức là doanh nghiệp xuất khẩu hàng dệt may phải tự chủ nguyên liệu đầu vào hoặc nhập khẩu nguyên liệu từ các nước thành viên trong Hiệp định, trong khi đó, thị trường nhập khẩu nguyên liệu dệt may chính của Việt Nam là Trung Quốc và Hàn Quốc Điều này có thể gây áp lực đáng kể cho ngành dệt may Việt Nam, tuy nhiên sẽ là lợi thế cho các doanh nghiệp có khả năng tự chủ được nguyên liệu đầu vào như Dệt may Thành Công (TCM), các công ty thuộc Tập đoàn Dệt may Việt Nam (VGT) như Dệt may Phong Phú, Dệt may Huế, Dệt may Nam Định,… Đối với các doanh nghiệp nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may, lợi thế cạnh tranh
sẽ dành cho các doanh nghiệp sản xuất theo phương thức có giá trị gia tăng cao (FOB/
ODM/ OBM) như Dệt may TNG (TNG), May Sài Gòn (GMC), May Việt Tiến (VGG), v.v
▪ Ngành may đang dừng ở khâu giá trị gia tăng thấp nhất của chuỗi cung ứng
Trang 16Ngành may Việt Nam vẫn còn khá phụ thuộc vào nguồn nguyên liệu nhập khẩu (nhập khẩu nguyên phụ liệu dệt may chiếm 38% tổng giá trị xuất nhập khẩu, theo Tổng cục Hải quan)
Trong đó, nhập khẩu vải nguyên liệu chiếm tỷ trọng cao nhất (chiếm gần 60% giá trị nhập khẩu) Ngành sản xuất hàng may mặc của Việt Nam tham gia vào chuỗi giá trị hàng may mặc toàn cầu chủ yếu ở công đoạn gia công (CMT), chiếm 65% thị phần
▪ Ngành vải: “Nút thắt cổ chai” của chuỗi cung ứng dệt may
Theo báo cáo ngành dệt may của TCM, trong khi ngành sợi phát triển với 2/3 sản lượng dùng để xuất khẩu, thì nguồn cung vải lại đến phần lớn từ nhập khẩu (chiếm 66% sản lượng tiêu thụ) Khó khăn lớn nhất của ngành vải đến từ khâu nhuộm hoàn tất, do thiếu máy móc, công nghệ và đòi hỏi chi phí cao trong việc giải quyết ô nhiễm nguồn nước
1.2.2.2 Đối với nước đầu tư
▪ Thuế suất doanh nghiệp cao
Các doanh nghiệp FDI mong đợi giảm thuế hàng rào hải quan cùng với những chính sách
ưu đãi hơn
▪ Chiến lược phát triển công nghiệp phụ trợ cho ngành dệt may còn đang dừng ở ý
tưởng và dự án
Việc tiếp tục nhập khẩu phụ tùng, cơ kiện, nguyên phụ liệu cho ngành dệt may với khối lượng lớn vẫn phải triển khai Doanh nghiệp FDI sẽ gặp khó khăn trong vấn đề nhập nguyên phụ liệu và tốn chi phítrong quá trình chuyển dịch
Trang 172 THỰC TRẠNG ĐẦU TƯ VỐN FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY
VIỆT NAM TRONG NHỮNG NĂM GẦN ĐÂY
2.1 Về nhịp độ đầu tư
Từ khi Việt Nam mở cửa đón nhận các nhà đầu tư và việc kí kết các Hiệp định thương mại
tự do (FTA) nói chung, đặc biệt là các hiệp định có phạm vi điều chỉnh lớn như Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) và Hiệp định thương mại
tự do Việt Nam-EU (EVFTA) chính là động lực tạo ra sức hút đầu tư rất lớn cho ngành dệt may Việt Nam Đầu tư FDI vào ngành dệt may tính đến hết năm 2017 có gần 2.080 dự án của 57 quốc gia và vùng lãnh thổ, với tổng vốn đăng ký và tăng thêm là 15,75 tỷ USD
Nếu như trước đây, các nhà mua hàng của Canada, Australia và New Zeland hầu như không quan tâm tới sản phẩm dệt may Việt Nam mà chỉ tập trung mua của Trung Quốc, hiện tại, có rất nhiều khách hàng từ các quốc gia này vào Việt Nam tìm hiểu sản phẩm và có những đơn hàng cụ thể được ký kết Sự chuyển dịch đơn hàng của các doanh nghiệp nước ngoài chính là động lực để củng cố xu hướng đẩy mạnh đầu tư vào sản xuất nguyên phụ liệu dệt may tại Việt Nam Cụ thể:
✔ Năm 2014-2015 : Để đón đầu hiệp TPP được ký kết năm 2016, rất nhiều nhà đầu
tư nước ngoài đã thành lập nhà máy tại Việt Nam trong giai đoạn 2014-2015 Căn cứ số liệu từ Cục Đầu tư nước ngoài, Bộ Kế hoạch và Đầu tư, trong năm 2014 số lượng dự án là
83 dự án với tổng mức đầu tư 1,64 tỷ USD; năm 2015 là 110 dự án với tổng mức đầu tư là 2,03 tỷ USD Về cơ cấu, số dự án nhà máy sợi là 20 dự án, dự án dệt nhuộm là 30 dự án,
dự án nhà máy may là 125 dự án
✔ Năm 2016-2017: Với diễn biến bất lợi của Hiệp định Đối tác xuyên
Thái Bình Dương (TPP), năm 2016 dòng dịch chuyển giao dịch mua bán và đầu tư trong ngành dệt may thế giới vào Việt Nam đã có dấu hiệu chậm lại.Ngoài Dự án Nhà máy
Trang 18doanh nghiệp Trung Quốc đầu tư tại Tây Ninh được cấp mới, thì dòng vốn bổ sung chủ yếu do các doanh nghiệp tăng vốn.Tuy nhiên tính đến hết 2017, đầu tư FDI vào ngành dệt may có 2.079 dự án, tăng 10% cùng kỳ.Các doanh nghiệp FDI chỉ chiếm 25% về số lượng nhưng đóng góp 62% vào kim ngạch xuất khẩu may mặc Nguồn vốn đầu tư FDI đổ vào lĩnh vực dệt may liên tục gia tăng, không những do tiềm năng tăng trưởng của thị trường,
mà còn do tác động của một loạt hiệp định thương mại
✔ Năm 2018, Việt Nam ký kết Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình
Dương (CPTPP), tạo nhiều lợi cơ hội để thu hút đầu tư và thúc đẩy xuất khẩu đối với các thị trường thuộc CPTPP.6 tháng đầu năm 2018, dệt may Việt Nam thu hút 2,8 tỷ USD từ nguồn vốn FDI, đưa lũy kế đầu tư nước ngoài vào ngành đạt 17,5 tỷ USD
Đáng lưu ý, nguồn vốn đầu tư nước ngoài (FDI) đổ vào ngành dệt may những năm gần đây đã có sự cải thiện về chất Một số dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào khâu dệt nhuộm hoàn tất như: Dự án Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định của Công
ty TNHH Herberton (Singapore) với tổng giá trị 80 triệu USD; dự án Nhà máy YKK Hà Nam chuyên sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan trong ngành may mặc với công suất 420 triệu sản phẩm/năm…
✔ Năm 2019: 5 tháng đầu năm có 63 dự án với số vốn khoảng 700 triệu USD, trong
đó có 17 dự án của Trung Quốc với vốn đăng ký đạt 205 triệu USD, Hàn Quốc có 12 dự
án vốn đăng ký 22 triệu USD Tổng số vốn FDI đầu tư vào dệt may đến tháng 5.2019 lên 18,6 tỷ USD
2.2 Các đối tác / TNCs thu hút đầu tư vào Việt Nam trong những năm gần đây
Hiện có 57 quốc gia và vùng lãnh thổ đầu tư vào ngành dệt may Việt Nam; trong đó, một
số quốc gia và vùng lãnh thổ có số vốn đăng ký lớn như Mỹ, EU, Nhật Bản, Hàn Quốc, Nga, Hồng Kông, Thái Lan, Đài Loan Trong đó, Hàn Quốc là nhà đầu tư lớn nhất với trên 4,4 tỷ USD, tiếp đến là Đài Loan 2,5 tỷ USD, Hong Kong 2,1 tỷ USD, Nhật Bản 789 triệu USD (năm 2017)
Trang 19✔ Hàn Quốc
Cuối tháng 2 -2019, Hàn Quốc đã đầu tư thêm 2 dự án lớn vào dệt may tại Đồng Nai và Bình Dương Cụ thể, Công ty TNHH Changshin Việt Nam (Hàn Quốc) đã khởi công nhà máy sản xuất giày tại Khu công nghiệp Tân Phú (Đồng Nai) Theo đó, dự án của Changshin Việt Nam có tổng vốn đầu tư 100 triệu USD, xây dựng trên diện tích 14,3 ha, có công suất hơn 27 triệu đôi giày/năm Thông tin từ chủ đầu tư cho biết, dự kiến hoàn thành việc xây dựng nhà máy vào năm 2020 Sau khi đi vào hoạt động, dự án sẽ thu hút khoảng 12.000 lao động Đây là dự án có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài lớn nhất tại Đồng Nai tính từ đầu năm đến nay
Cũng vào thời điểm này,tỉnh Bình Dương đã cấp phép cho Dự án đầu tư mở rộng của Công ty TNHH Kyung Bang Việt Nam (cũng của nhà đầu tư Hàn Quốc), có vốn đầu
tư tăng thêm 40 triệu USD, với mục tiêu đưa năng lực sản xuất sợi cotton lên 9.000 tấn/năm, sợi blended lên 11.000 tấn/năm Được biết, dự án này có mục tiêu sản xuất vải dệt thoi, vải dệt kim, vải đan móc, hoàn thiện sản phẩm dệt… Với vốn đầu tư tăng thêm này, Dự án của Kyung Bang Việt Nam đến nay có tổng số vốn đầu tư đăng ký hơn 219 triệu USD
✔ Nhật Bản
Đầu năm 2018, Tập đoàn Itochu Nhật Bản đã chi 47 triệu USD để mua gần 10% cổ phần Tập đoàn Dệt may Việt Nam (Vinatex) Trước đó Itochu đã sở hữu gần 5% cổ phần Vinatex, tương đương hơn 9 triệu USD Vinatex là một doanh nghiệp dệt may lớn với 200 doanh nghiệp thành viên đang sản xuất và xuất khẩu nhiều mặt hàng có hàm lượng giá trị gia tăng cao Việc Itochu tiếp tục rót vốn vào tập đoàn này không chỉ dừng ở vai trò khách hàng mà còn tham gia sâu hơn vào định hướng phát triển sản xuất, công tác quản trị Điều này sẽ là nhân tố thúc đẩy Vinatex gia tăng kim ngạch xuất khẩu, trong đó có xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản
Một doanh nghiệp Nhật Bản khác là Tập đoàn Matsuoka Corporation (vào Việt Nam
từ năm 2014) cũng đã nhanh chóng mở rộng đầu tư, nâng công suất lên gấp 6-7 lần thông
Trang 20qua Nhà máy May Matsuoka Phú Thọ, chủ yếu sản xuất các sản phẩm may mặc cho thương hiệu Uniqlo để xuất khẩu sang thị trường Nhật Bản.Sau khi nhà máy 1 vận hành từ tháng 5/2016, nhà máy 2 của Matsuoka Corporatio đã đi vào hoạt động từ tháng 8/2017, sản xuất khoảng 2 triệu sản phẩm/năm Cùng với việc duy trì ổn định hoạt động sản xuất, Công ty tiếp tục đầu tư mở rộng, hình thành tổ hợp nhà máy may với giá trị đầu tư hơn 16 triệu USD, công suất 7 triệu sản phẩm/năm, dự kiến đến cuối năm 2018 sẽ thu hút, tạo việc làm cho hơn 2.500 lao động địa phương
✔ Đài Loan
Các doanh nghiệp dệt may có vốn đầu tư trực tiếp từ Đài Loan đã xuất hiện tại Việt Nam
từ rất nhiều năm về trước, có thể kể đến như công ty Tainan Spinning, công ty Đài Loan hoạt động 23 năm ở Việt Nam, chuyên cung cấp sợi để sản xuất cho Uniqlo, Victoria Secret, Lululemon, Under Armor, v.v
Một trong những dự án đáng chú ý khác của Đài Loan vào dệt may Việt Nam là dự
án Nhà máy Dệt công nghệ cao tại Khu công đnghiệp Đồng Văn II, huyện Duy Tiên (Hà Nam) với tổng vốn đầu tư 150 triệu USD của Tập đoàn YunLon vào năm 2014
Tháng 3-2019, tại Bình Phước, có 3 doanh nghiệp đến từ Đài Loan ký kết đầu tư vào KCN Minh Hưng - Sikico với diện tích 5 ha chuyên về dệt - nhuộm, tổng trị giá đăng
ký đầu tư khoảng 30 triệu USD
Ngoài ra, một số dự án có quy mô vốn lớn đầu tư vào khâu dệt nhuộm hoàn tất như:
Dự án Nhà máy dệt và may trang phục Ramatex Nam Định của Công ty TNHH Herberton (Singapore) với tổng giá trị 80 triệu USD; dự án Nhà máy YKK Hà Nam chuyên sản xuất các loại khóa kéo, các sản phẩm có liên quan trong ngành may mặc với công suất 420 triệu sản phẩm/năm…
2.2.1 Các loại hình đầu tư FDI vào ngành dệt may
Cho đến nay thì, trong số các loại hình vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài thì hình thức 100%
vốn nước ngoài đang là hình thức đang phổ biến nhất trong môi trường dệt may ở Việt