3. ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN VÀ GIẢI PHÁP NHẰM THU HÚT FDI VÀO NGÀNH DỆT MAY VIỆT NAM
3.2.1. Nhóm giải pháp tận dụng tác động tràn tích cực
3.2.1.1. Tiếp nhận và đẩy mạnh đầu tư phát triển nguồn nhân lực dệt may
Nguồn nhân lực được coi là yếu tố quyết định để tận dụng và khai thác tác động tràn tích cực của FDI đối với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. Chính vì vậy, nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực về cả thể lực, trí lực và kỹ năng là một yêu cầu mang tính cấp bách đối với các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng gay gắt trên cả thị trường trong nước và thị trường quốc tế. Để làm được việc này, cần thực hiện các giải pháp sau:
▪ Xác định rõ nội dung đào tạo nguồn nhân lực ngành dệt may như:
(ii) Đào tạo chuyên môn quản trị, quản lý;
(iii) Đào tạo nghề và tổ chức đào tạo quản trị viên tập sự nhằm đào tạo cán bộ nguồn trong cả lĩnh vực quản lý và kỹ thuật cho các doanh nghiệp ngay tại khu vực nơng thơn.
▪ Xác định hình thức đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực.
Kết hợp việc đào tạo dài hạn với đào tạo ngắn hạn, giữa đào tạo chính quy với đào tạo tại chỗ, giữa đào tạo trong nước với việc cử cán bộ ra nước ngoài để đào tạo.
▪ Xây dựng chương trình đào tạo nguồn nhân lực dệt may phù hợp với đặc điểm của ngành.
Đổi mới mục tiêu, chương trình đào tạo, lấy trọng tâm là các mơn học phù hợp với chuyên ngành đào tạo; lấy kỹ năng thực hành là trọng tâm. Duy trì thường xuyên các lớp đào tạo hệ cao đẳng, trung cấp, công nhân kỹ thuật thông qua hệ thống các trường chuyên nghiệp của ngành. Cần có cơ chế giám sát chất lượng giảng dạy ở tất cả các cấp, các bậc giáo dục.
▪ Củng cố và phát triển hệ thống các trường, trung tâm đào tạo nguồn nhân lực cho ngành dệt may
Tiếp tục củng cố các trường dạy nghề trong hệ thống, phối hợp với các trường đại học có đào tạo ngành dệt may để đào tạo chuyên sâu về công nghệ ; Củng cố các viện nghiên cứu, bổ sung lực lượng cho các viện hoạt động hiệu quả ; Hình thành các trung tâm thiết kế, xây dựng các thương hiệu thời trang cao cấp; Tăng cường đầu tư trang bị kỹ thuật cho các trường, các trung tâm đào tạo, xây dựng Trường Đại học Dệt may và Thời trang để tạo cơ sở vật chất cho việc triển khai các lớp đào tạo; Với ngành thiết kế mẫu thời trang, có thể mời các chuyên gia nước ngoài làm việc định kỳ ở các trường và các trung tâm đào tạo.
▪ Mở rộng quan hệ liên kết đào tạo giữa các doanh nghiệp Dệt may với các trường, các trung tâm đào tạo nhân lực cho ngành dệt may
nhân lực chủ động đến các doanh nghiệp Dệt may tìm hiểu nhu cầu, đổi mới chương trình và nội dung đào tạo phù hợp với yêu cầu sử dụng nhân lực, bảo đảm chất lượng đào tạo theo yêu cầu;
3.2.1.2. Tiếp nhận và tăng cường đầu tư phát triển khoa học công nghệ, nâng cao chất
lượng chuyển giao cơng nghệ và trình độ quản lý
Giải pháp này được thiết lập nhằm mục đích nâng cao hiệu quả chuyển giao công nghệ, tận dụng tác động tràn công nghệ từ các doanh nghiệp FDI sang các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. Nâng cao trình độ thiết bị công nghệ đi đôi với nâng cao chất lượng Nguồn nhân lực là những điều kiện cơ bản để nâng cao khả năng hấp thụ tác động tràn từ FDI của các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam.
▪ Các doanh nghiệp trong nước phải chú trọng đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ, thơng qua:
(i) Đảm bảo tính đồng bộ trong dây chuyền công nghệ;
(ii) Đảm bảo tính đồng bộ trong đổi mới cơng nghệ giữa Dệt và May; (iii) Tuỳ theo yêu cầu của mặt hàng và thị trường để lựa chọn công nghệ;
(iv) Lựa chọn công nghệ tương đối hiện đại để tránh lạc hậu trong một khoảng thời gian ngắn;
(v) Việc đầu tư đổi mới công nghệ phải phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ cũng như tình hình tài chính của doanh nghiệp, kết hợp với xem xét kiểm tra và đánh giá lại toàn bộ máy móc thiết bị.
▪ Kết hợp sử dụng các loại công nghệ, thông qua:
(i) Doanh nghiệp phải có sự kết hợp tốt giữa mua sắm các dây chuyền cơng nghệ hiện đại, tự động hố cao để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của thị trường với các dây chuyền công nghệ sử dụng nhiều lao động;
(ii) Việc mua sắm cần được tiến hành một cách hợp lý, tránh lãng phí;
(iii) Việc mua sắm mới công nghệ, yêu cầu doanh nghiệp cần phải chú ý tới việc chuyển giao công nghệ, hướng dẫn sử dụng công nghệ mới và bảo hành;
(iv) Khuyến khích các doanh nghiệp tự nghiên cứu, sáng chế hoặc phối hợp với các cơ quan khoa học trong nước; liên doanh, liên kết với các doanh nghiệp khác ở trong và ngoài nước; thuê chuyên gia nước ngồi, v.v. để giảm chi phí so với mua cơng nghệ trọn gói.
▪ Tăng cường năng lực tiếp nhận công nghệ mới của doanh nghiệp Dệt may trong nước
Để tận dụng và khai thác tác động tràn của FDI, việc nâng cao năng lực tiếp nhận của doanh nghiệp là một yếu tố rất quan trọng. Để đạt hiệu quả của tiếp nhận công nghệ, các doanh nghiệp Dệt may trong nước cần thực hiện các giải pháp:
(i) Các thành viên của doanh nghiệp phải có khả năng nhận thức, tiếp thu tri thức và cơng nghệ;
(ii) Chuyển hóa cơng nghệ thành các quy trình, lề lối cơ bản trong hoạt động hàng ngày của doanh nghiệp;
(iii) Có chính sách phù hợp và linh hoạt đối với loại hình doanh nghiệp lao động; (iv) Doanh nghiệp cần chú trọng đến công tác nghiên cứu khoa học, hợp tác đào tạo
với nước ngồi để tự mình có thể có được cơng nghệ;
(v) Ln đặt hoạt động khai thác tác động tràn của FDI trong mối quan hệ với quy mơ việc làm, xóa bỏ định kiến cho rằng cơng nghệ sẽ làm giảm quy mô việc làm.
▪ Đào tạo mới nguồn nhân lực công nghệ
Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Khuyến khích sinh viên theo học ngành Dệt may tại các Viện trong ngành và tại các trường đại học ngoài ngành; Tiến hành hợp tác quốc tế trong đào tạo, phối hợp với các trường đào tạo nước ngoài gửi học sinh đi học; Nâng cao năng lực tư vấn, nghiên cứu triển khai, chuyển giao công nghệ, khả năng thiết kế và sáng tác mẫu của các Viện nghiên cứu; Hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong ngành đẩy mạnh các hoạt động nghiên cứu, triển khai các tiến bộ kỹ thuật, chuyển giao công nghệ.
3.2.1.3. Tăng cường công tác nghiên cứu và thiết kế mẫu mã sản phẩm
Giải pháp này được thiết lập để tận dụng tác động tràn tích cực của FDI tới các doanh nghiệp Dệt may thông qua kênh R&D. Với mục tiêu dịch chuyển trong chuỗi giá trị toàn cầu theo hướng thời trang - công nghệ - thương hiệu, các doanh nghiệp Dệt may trong nước đang hướng về thời trang như là giải pháp quan trọng để hấp thụ và tận dụng tác động tràn tích cực của FDI. Các nhà sản xuất cần hướng vào thị hiếu và phân khúc thị trường của mình, đưa yếu tố thiết kế và thời trang của người Việt Nam vào từng sản phẩm may mặc. Để thực hiện được điều đó, cần tiến hành các giải pháp sau:
(i) Xây dựng bộ phận chuyên trách thiết kế thời trang, mẫu mã sản phẩm;
(ii) Đào tạo đội ngũ thiết kế thời trang bằng cách tuyển chọn đội ngũ thiết kế chuyên nghiệp và am hiểu thị trường, đặc biệt là thị trường quốc tế; tổ chức bồi dưỡng, đào tạo nâng cao trình độ chun mơn nghiệp vụ cho những cán bộ thiết kế; phát triển NNL thiết kế trẻ, tạo cơ hội cho họ được tiếp cận với nền thời trang thế giới; hình thành những bộ sưu tập thời trang dệt may theo mùa, phù hợp với từng thời gian khác nhau, theo các xu hướng thời trang khác nhau;
(iii) Xây dựng kế hoạch, đầu tư cho hoạt động nghiên cứu và phân tích thị trường xuất khẩu, đặc biệt chú trọng thị trường Mỹ, Nhật, EU… một cách bài bản và chuyên nghiệp hơn;
(iv) Tăng cường công tác nghiên cứu thị trường để cập nhật những biến động, xu hướng của thời trang trên thế giới để có những thay đổi mẫu mã kịp thời nhằm đáp ứng tốt nhất nhu cầu của khách hàng trong từng giai đoạn cụ thể.
3.2.1.4. Phát triển ngành công nghiệp hỗ trợ, tăng cường liên kết sản xuất và cung ứng
nguyên phụ liệu cho các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam
Giải pháp này được thiết lập nhằm tận dụng và nâng cao năng lực hấp thụ tác động tràn tích cực của FDI tới các doanh nghiệp Dệt may Việt Nam. Bởi vì, sự phát triển cơng nghiệp hỗ trợ cho ngành Dệt may là một trong những nhân tố quan trọng thu hút FDI từ các MNCs, là cầu nối quan trọng giữa các doanh nghiệp FDI với các doanh nghiệp Dệt may trong nước, để chuyển giao cơng nghệ từ nước ngồi vào phát triển ngành Dệt may trong nước.
Quan hệ chiều dọc của ngành Dệt may biểu thị như sau:
Nguyên liệu => Kéo sợi => Dệt vải => In nhuộm => May
Trên thực tế, dù không phát triển tất cả các khâu trong hệ thống sản xuất dệt may một cách đồng đều, nhưng nếu tạo được mối liên kết chặt chẽ giữa các khâu thì sẽ tác động to lớn đến tính tự chủ, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, tăng sức cạnh tranh của sản phẩm dệt may trong nước và trên thị trường thế giới. Liên kết này thể hiện ở các khía cạnh:
(i) Liên kết giữa khâu dệt và khâu may có thể góp phần nâng cao chất lượng nguyên liệu cho các doanh nghiệp may;
(ii) Tăng cường liên kết dệt - may tạo điều kiện giảm chi phí (chi phí vận chuyển, đóng gói nguyên liệu khi nhập khẩu).
Liên kết này bao gồm:
(i) Phát triển và tăng mức đầu tư cho ngành sợi - dệt, đáp ứng một trong những yếu tố thượng nguồn chủ yếu của cơng nghiệp may mặc;
(ii) Ban hành các chính sách ưu đãi đầu tư đặc biệt với ngành sợi - dệt, tạo động lực khuyến khích các nhà đầu tư trong nước và nước ngồi tham gia, khơng hạn chế hình thức và lĩnh vực đầu tư. Việc đầu tư phát triển công nghiệp dệt sợi nên tập trung theo những cụm lãnh thổ nhất định.
Ngoài ra, cần phải thực hiện kiên quyết và nhất quán chính sách ưu đãi cao về phát triển CNHT Dệt may. Việc này có liên quan mật thiết với phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Bởi vậy, ngồi chính sách ưu đãi và hỗ trợ phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ cần có những ưu đãi riêng tạo động lực mạnh mẽ thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước, tạo nên sự chuyển biến trong phát triển ngành công nghiệp này ngay trong những năm trước mắt. Những ưu đãi cụ thể cần có là:
(i) Ưu đãi về tài chính;
(ii) Ưu đãi về đất đai và mặt bằng sản xuất; Ưu đãi về đào tạo NNL;
(iv) Ưu đãi về phát triển KHCN…
3.2.1.5. Thu hút FDI vào ngành Dệt may từ các MNCs lớn, có tiềm năng về công nghệ
và tận dụng tối đa thế mạnh về nghiên cứu và phát triển của các doanh nghiệp FDI đang hoạt động tại Việt Nam
Đây là giải pháp đột phá nhằm tạo lập tác động tràn tích cực từ FDI tới các doanh nghiệp Dệt may trong nước, đồng thời phát huy được tác động tràn tích cực của FDI. Bởi vì, MNCs là lực lượng chủ yếu trong việc thực hiện cuộc cách mạng KH&CN, là nhà đầu tư lớn nhất cho những hoạt động R&D. Quá trình thu hút FDI từ MNCs bao gồm các nội dung cụ thể sau:
▪ Về phía Nhà nước
(i) Xây dựng chiến lược thu hút MNCs vào lĩnh vực Dệt may;
(ii) Tăng cường xúc tiến đầu tư đối với các nhà ĐTNN, giới thiệu và quảng bá hình ảnh của Việt Nam và tiềm năng phát triển của ngành Dệt may cũng như ngành CNHT Dệt may Việt Nam;
(iii) Chủ động tạo lập và lựa chọn đối tác đầu tư cũng như lựa chọn hình thức đầu tư thích hợp;
(iv) Củng cố các trung tâm hoạt động R&D của Nhà nước nhằm tăng cường năng lực của các cơ sở này, kể cả nhân sự sao cho đủ khả năng tiếp thu kiến thức và tiến bộ công nghệ mới;
(v) Thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư.
▪ Về phía doanh nghiệp:
(i) Phải có các doanh nghiệp đối tác trong nước đủ mạnh về tài chính, cơng nghệ, quản lý;
(ii) Nâng cao năng lực tài chính, trình độ quản lý của các doanh nghiệp và trình độ tiếp thu cơng nghệ của các doanh nghiệp trong nước;
(iii) Các doanh nghiệp cần tăng cường tìm hiểu các đối tác MNCs và có bước chuẩn bị phù hợp trước khi tham gia LD và hợp tác;
(iv) Chủ động và tăng cường quảng bá hình ảnh, cung cấp thơng tin của doanh nghiệp cho các đối tác MNCs tiềm năng.
3.2.1.6. Giải pháp về nguồn vốn
Tạo nguồn vốn cho các doanh nghiệp Dệt may, đặc việt là các doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng cách:
(i) Tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể dễ dàng tiếp cận được với nguồn vốn vay dài hạn;
(ii) Phát triển mạnh cách thức thuê mua tài chính;
(iii) Sử dụng vốn ODA để hỗ trợ đào tạo lao động, xây dựng thể chế pháp lý và các chương trình phát tri ển CNHT Dệt may.
Tận dụng vốn của các cơng ty nước ngồi.
Các doanh nghiệp Việt Nam cần phải liên kết giữa ngân hàng và doanh nghiệp FDI để nâng cao năng lực cạnh tranh của mình, phân bổ nguồn vốn hạn chế tới các khu vực doanh nghiệp nhằm nâng cao năng lực và năng suất của nền kinh tế.
Các doanh nghiệp cần dự báo, lên kế hoạch huy động vốn một cách chính xác và cụ thể và sử dụng nhiều hình thức huy động vốn khác nhau từ doanh nghiệp và từ nguồn vốn bên ngoài.