CáLaHán: Các bệnhthườnggặp -
P.1: Bệnhthoátvị
Phần 1: Bệnhthoátvị tức sa hậu môn
Cá La Hán bị bệnh thoát vị.
Cá lành bệnh sau một tuần chữa trị.
Triệu chứng: hậu môn lòi ra ngoài mỗi khi cá thải phân.
Nguyên nhân: thức ăn thiếu chất khoáng, vitamin và nước dơ. Cá cũng có thể mắc bệnh
này sau khi bị bệnh đường ruột kéo dài.
Chữa trị:
- Thay nước và làm vệ sinh hồ thường xuyên.
- Cho muối hột với tỷ lệ 1 muỗng trà/3.5 lít nước.
- Lấy ít là bàng khô ngâm trong chậu cho ra nước đen rồi đem hòa vào hồ cho màu hơi
hanh vàng là được. Phần nước lá bàng còn dư để dành dùng dần sau mỗi lần thay nước.
- Cho cá ăn vừa phải, không nên quá no. Ngưng cho cá ăn những loại thức ăn khó tiêu
hóa như thức ăn viên. Thức ăn tươi sống như cá trâm hay cá lia thia nhỏ có lẽ là những
loại thức ăn thích hợp nhất trong giai đoạn này.
Bệnh này nếu để lâu có thể trở thành mãn tính. Phải kiên trì chữa trị từ 7-10 ngày thì
bệnh mới có dấu hiệu thuyên giảm.
Ghi chú: Melafix và Pimafix là hai loại thuốc ngoại đặc chế từ thảo dược được dùng để
chữa trị bệnhthoátvị và cácbệnh khác ở cá. Hai chức năng chính của chúng là sát trùng
và giúp vết thương mau lành. Từ lâu, lá bàng được biết là cũng có công dụng tương tự.
Nếu không có lá bàng thì chúng ta có thể sử dụng lá chuối khô, lá cây giá tị, lá và vỏ cây
bò cạp nước Chiết xuất từ những loại lá này có chứa nhiều tannin và acid humic giúp
nó có công dụng như mô tả ở trên.
Theo quảng cáo, Melafix có thành phần chủ yếu là tinh dầu Melaleuca alternifolia, một
giống tràm vốn không trồng ở Việt Nam nhưng có nguồn tin trên mạng cho rằng Melafix
sử dụng tinh dầu tràm Việt Nam Melaleuca cajuputi. Không rõ thực hư thế nào nhưng
công dụng sát trùng và làm lành vết thương của tinh dầu tràm từ lâu chúng ta đã biết.
Cá LaHán: Các bệnhthườnggặp - P.2: Bệnh đường ruột
Có vô số loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh đường ruột ở cá. Một số luôn tồn tại
trong ruột và phân cá
1/ Bệnh đường ruột do nhiễm khuẩn
Cá bị bệnh đường ruột phân màu trắng như bông, hậu môn bị sưng.
Triệu chứng: cá bỏ ăn, nhút nhát, xuống màu, xình bụng hay hậu môn, phân màu trắng
như bông hay kéo dài thành sợi, trên người có nổi những mảng sậm màu hay ửng đỏ
giống như bị nấm.
Nguyên nhân: cá bị nhiễm khuẩn. Có vô số loại vi khuẩn là nguyên nhân gây bệnh
đường ruột ở cá. Một số luôn tồn tại trong ruột và phân cá; khi cá bị suy giảm hệ miễn
dịch vì nhiều nguyên nhân (căng thẳng do vận chuyển, đổi hồ ) thì chúng chuyển sang
tấn công và làm cá bị bệnh. Hoặc cá có thể nhiễm khuẩn qua nguồn thức ăn hay môi
trường bị ô nhiễm.
Chữa trị: dùng Metronidazole với tỷ lệ 500 mg/40 lít. Hòa thuốc vào nước ấm để thuốc
tan hoàn toàn trước khi bỏ vào hồ. Cẩn thận không cho quá liều vì có thể làm cá chết.
Việc tăng nhiệt độ thường không có tác dụng gì đối với bệnh này.
Phòng bệnh: thay nước thường xuyên và cách ly kịp thời cá có dấu hiệu bệnh tật. Hạn
chế cho cá ăn những thức ăn có nguy cơ nhiễm bệnh cao như cá chép, ròng ròng và trùn
chỉ. Bằng không, bạn phải rửa thật sạch hoặc nuôi cách ly cá mồi một thời gian trước khi
cho cá ăn.
2/ Bệnh đường ruột do giun ký sinh
Triệu chứng: phân màu trắng kéo dài, cá chán ăn, đôi khi xuất huyết hậu môn.
Nguyên nhân: cá bị nhiễm giun ký sinh. Có hai loại giun là giun dẹp (cestodes) và giun
tròn (nematodes).
Chữa trị:
Giun dẹp: Praziquantel hay Niclosamide
Giun tròn: Levamisole hay Fenbendazole
Trộn 1 mg thuốc vào thức ăn và cho cá ăn. Tẩy giun 6 tháng/1 lần.
. Cá La Hán: Các bệnh thường g p -
P. 1: Bệnh thoát vị
Phần 1: Bệnh thoát vị tức sa hậu môn
Cá La Hán bị bệnh thoát vị.
Cá lành bệnh sau. làm cá chết.
Việc tăng nhiệt độ thường không có tác dụng gì đối với bệnh này.
Phòng bệnh: thay nước thường xuyên và cách ly k p thời cá có dấu hiệu bệnh