Cá La Hán: Các bệnh thường gặp – P.4: Bệnh lao cá fish tuberculosis Vi khẩn lao Mycobacterium tuberculosis vốn chỉ gây bệnh cho người và thú.. Loại vi khuẩn gây bệnh cho cá Mycobacteri
Trang 1Cá La Hán: Các bệnh thường gặp – P.4: Bệnh lao cá (fish tuberculosis)
Vi khẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) vốn chỉ gây bệnh cho người và thú Loại
vi khuẩn gây bệnh cho cá Mycobacterium marinum không phải là vi khuẩn lao nhưng lại có quan hệ họ hàng gần (cùng chi) nên bệnh do chúng gây ra mới được gọi nôm na là bệnh lao cá
Nguyên nhân:
Vi khẩn lao (Mycobacterium tuberculosis) vốn chỉ gây bệnh cho người và thú Loại vi khuẩn gây bệnh cho cá Mycobacterium marinum không phải là vi khuẩn lao nhưng lại có quan hệ họ hàng gần (cùng chi) nên bệnh do chúng gây ra mới được gọi nôm na là bệnh lao cá Loại vi khuẩn này có phân bố cực rộng, chúng hiện diện trong cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn!
Tất cả các loài cá đều có thể bị lây nhiễm bệnh này Một số loài dễ nhiễm bệnh hơn những loài khác, chẳng hạn cá tetra, cá đĩa và những loài cá thở không khí thuộc phân bộ Labyrinth (như cá rô, betta, cá sặc)
Triệu chứng: bệnh lao cá thường diễn tiến âm thầm và mãn tính Cá có thể ủ bệnh hàng
năm trời trước khi phát bệnh Một số dấu hiệu thông thường để nhận biết bệnh như sau:
đờ đẫn, bỏ ăn, bong vây và vảy, sưng mắt, gầy yếu, da viêm và lở loét, phù, cơ thể sưng phù và nổi mụn dẫn đến biến dạng
Trang 3Bệnh thường gây ra tật vẹo cột sống Thông thường, việc chẩn đoán bệnh dựa trên các triệu chứng bên ngoài và kiểm tra sự hiện diện của vi khuẩn bên trong tế bào bằng phép nhuộn màu (acid-fast test)
Mycobacterium là vi khuẩn gram dương, hình que; chúng bất động và phản ứng với chất nhuộn màu Chúng trú ngụ thành các ổ màu kem hay vàng trên bề mặt chủ thể Nguyên nhân gây bệnh có lẽ là từ nguồn thức ăn có chứa mầm bệnh
Cá nước ngọt nhiệt đới có tỷ lệ nhiễm bệnh này rất cao Nước là môi trường lan truyền bệnh Vi khuẩn Mycobacterium marinum được phát hiện ở hồ bơi, bãi biển, trong các dòng chảy tự nhiên, hồ cá cảnh và cả nước máy Những bệnh ngoài da ở người gây ra bởi
vi khuẩn này thường là vì tắm trong nguồn nước có mầm bệnh Phương thức nhiễm bệnh này phổ biến hơn là nhiễm bệnh từ hồ cá cảnh Bệnh thường lây nhiễm thông qua các vết
Trang 4thương, vết xước ngoài da và diễn tiến âm thầm trong vòng 2-3 tuần trước khi bộc phát ra bên ngoài
Chữa trị: sử dụng kết hợp Isoniazid + Kanamycin (tỷ lệ 1/4 muỗng trà trên 100 lít nước)
+ Vitamin B-6 (tỷ lệ 1 giọt trên 20 lít nước) trong vòng 30 ngày là công thức điều trị hiệu quả nhất được biết đến nay Cá bị bệnh nên được nhốt trong hồ riêng Sau khi thay nước, cần bỏ thêm thuốc theo đúng tỷ lệ nêu trên
Có thể cho thêm chút muối hay blue methylene vào hồ để đề phòng những mầm bệnh cơ hội thừa cơ cá yếu tấn công Không nhất thiết phải cho nhiều muối, muối chỉ có tác dụng phòng bệnh cơ hội mà không có tác dụng trị bệnh vì vi khuẩn lao cá sống được trong cả môi trường nước ngọt lẫn nước mặn! Cũng tránh tăng nhiệt độ vì đây là bệnh nhiễm khuẩn, nhiệt độ cao càng kích thích vi khuẩn phát triển mạnh
Phòng bệnh: nuôi quá nhiều cá, nước dơ và thức ăn mang mầm bệnh là những nguyên
nhân chính gây nên bệnh này Với các hồ cá cảnh có trải sỏi dưới nền đáy cần phải được làm vệ sinh một cách thích hợp (như sử dụng ống siphon), thường xuyên thay nước và làm vệ sinh máng lọc Cần hết sức hạn chế cho cá ăn các nguồn thức ăn chứa nhiều mầm bệnh như cá chép và cá ròng ròng (cá lóc con)