Cơn bãocálaHántrênĐông
Nam Á
La hánlà loài cá cảnh nhân tạo với cái đầu gù cùng hoa văn sặc sỡ, trở thành niềm say
mê của cư dân khắp khu vực ĐôngNamÁ trong vòng 5-6 năm qua.
Đầu gù lên, thân mang dòng chữ Hán, màu sắc rực rỡ, một thời con cálahán này gây
bão.
Cơn bão hình thành từ các hồ nuôi cá cảnh của Malaysia và Singapore, gây ảnh hưởng
khắp vùng ĐôngNam Á. Ở Việt Nam, đặc biệt TP HCM, cơn sóng gió này có sức "tàn
phá" không khác nào một cơn bão.
Chủ một doanh nghiệp đang trên bờ phá sản, một hôm mua một conlahán về nuôi, mọi
việc bỗng trở nên thuận lợi, xuôi chèo mát mái. Một phụ nữ trúng số đến một triệu USD
nhờ mua vé số theo những ký tự trên những vệt vân đen dọc theo lưng cálahán Những
tin đồn, những truyền thuyết, những mỹ danh, nghệ thuật quảng cáo tiếp thị đã đẩy con
cá lahán lên hàng "nhất đại mỹ ngư" trong vài năm qua.
So với các loài cá từng làm mưa làm gió trên thị trường cá cảnh thế giới như cá dĩa, cá
rồng, những loài cá sống ngoài tự nhiên được thuần hoá trong các bể nuôi, cálahánlà
loài hoàn toàn nhân tạo. Người ta thêu dệt nhiều huyền thoại từ sự ra đời của concá đặc
sệt chất phương Đông này, nhưng thực chất nó chỉ là một loài tạp giao của nhiều loài
trong họ cá Cichlidea (họ cá rô phi) thuộc vùng Trung Mỹ, Nam Mỹ (Uruguay,
Mexico ).
Cá lahán có tên khoa học là Cichlasoma bifasciatum, tiếng Anh là Flowerhorn, tiếng Hoa
là Hua Luo Han. Theo các tài liệu từ Malaysia, "quê hương" của concála hán, các tay
kinh doanh cá cảnh đã mất nhiều năm của thập niên 90 thế kỷ 20 để lai tạo giữa nhiều
con cá thuộc họ rô phi của vùng Trung Mỹ để kết hợp được tính nhiều màu sắc và có
bướu của chúng.
Kết quả mỹ mãn, những concálahán ra đời với cái bướu tròn vo trên đầu như ông Thọ,
vân màu sặc sỡ và đặc biệt là một hàng chữ màu đen mà người ta "cố" đọc thành những
hán tự.
Ngay khi đó, cálahán đã được "bơm" cho những cái tên như "phát tài la hán", "phong
thủy la hán". Và cho ra mắt tại Malaysia, Singapore vào khoảng đầu năm 2001, chúng
nhanh chóng tạo nên cơn sốt tại hai quốc gia này. Ông Wee Kon, Chủ tịch hội Sinh sản
cá cảnh nhiệt đới Singapore, thốt lên: "Chưa bao giờ trong lịch sử kinh doanh cá cảnh
Singapore lại nhộn nhịp như vậy".
Vẫn cùng các chuỗi gen như các loài Cichlidea, cálahán đã vượt qua các quy luật sinh
học của các loài tạp giao khác, sinh đẻ mạnh mẽ như bất kỳ loài rô phi nào. Chúng sống
dễ dàng, khoẻ, thậm chí cònlà một loài cá dữ, thường chỉ sống một mình trong hồ vì
chúng cắn nhau cho đến chết để tranh giành lãnh thổ.
Như trong trò chơi kính vạn hoa, cálahán tiếp tục được lai tạo để liên tục được cho ra
các dòngcá mới. Niềm đam mê của các "tín đồ" cálahán luôn luôn được bốc thêm
những mốt cá mới như ông Thọ, rồng tới hổ, sư tử, khỉ; hết hạnh phúc đến trường thọ,
thịnh vượng, may mắn; hết kim cương, châu báu đến ngọc ngà, vàng bạc; nữ hoàng, thậm
chí còn có thái thượng hoàng.
Từ khoảng năm 2003, đã có những dòngcálahán được nhập vào Việt Nam, nhưng chỉ
đến năm 2005, khi những đợt cá King Kamfa nhập từ Thái Lan thì concá thương hiệu
Việt - con kim cương Phúc Lộc Thọ, ra đời, cơn sốt thật sự bùng phát.
Tại lễ hội sinh vật cảnh TP HCM 2007 tổ chức dịp lễ Quốc khánh vừa qua, conlahán
King Kamfa của anh Nguyễn Ngọc Trí ở Cần Thơ đoạt giải đặc biệt. Ngay lập tức, nó
được một cửa hàng cá cảnh ở quận 5 mua lại và chào bán với giá 180 triệu đồng. Trước
đó, hai con King Kamfa khác của một lò cá ở quận 8, theo thông tin từ lò cá này, các
nghệ nhân Thái Lan "nài" mua với giá 20.000 USD.
Theo ước lượng từ chi hội cálahán TP HCM, con số người chơi cá này chỉ riêng ở TP
HCM đã hàng chục nghìn người, số cửa hàng bán cálahántrên 1.000. Phong trào nuôi la
hán bùng phát mạnh mẽ hơn gấp trăm lần phong trào nuôi cá dĩa, cá rồng trước đó.
Không chỉ nuôi để thưởng lãm, người ta còn nuôi sản xuất kinh doanh như một ngành
siêu lợi nhuận, vì sở hữu một conlahán đẹp là một gia tài. Theo ông Trương Hoàng,
Phó chủ tịch hội sinh vật cảnh TP HCM, trong năm nay, TP HCM phấn đấu sản xuất
khoảng 100 triệu conlahán thương phẩm, giá trị tương đương 70-100 tỷ đồng.
Cơn sốt cálahán ở TP HCM biểu hiện điển hình nhất ở phường 14, quận 8. Nhà nhà,
người người nuôi la hán, cù lao nghèo khó này một thời từng được gọi "cù lao cála hán".
Cơn sốt bùng lên mãnh liệt khi conlahán thương hiệu Việt kim cương Phúc Lộc Thọ đầu
tiên sinh sản thành công.
Một buổi chiều, có cậu bé mang đến nhà ông Tư Chảy ba concálahán cỡ hai ngón tay.
Cá tuy nhỏ nhưng thân hình tròn trịa, vây kỳ, châu chữ đẹp, đầu nổi rõ cục u. Ông Tư
Chảy bắt lên từng con, gật gù: "Hai con này đẹp, còncon này trông giống con mái quá.
Nó mà là mái, có cái đầu như thế này thì sau này vô giá đó". Cả ba concá ông mua
500.000 đồng/con.
Hai năm qua, ông Huỳnh An, tên thường gọi trong giới cá kiểng là Tư Chảy, người
chuyên bán cá bột và thu mua lại những concálahán mới lớn, có triển vọng trở cá đẹp
của bà con phường 14. Ông chính là nghệ nhân đầu tiên của Việt Nam gây giống thành
công conlahán thương hiệu Việt. Nó cũng mang lại cho ông những món lợi đáng kể.
Ông Tư Chảy nhớ lại: "Hồi tôi mới cản được concá kim cương Phúc Lộc Thọ, bà con
nườm nượp kéo tới, có ngày hàng trăm người xếp hàng chen lấn mua".
Mỗi người đến mua chỉ được ông chia 5-10 con, mỗi concá bột bé xíu giá 50.000 đồng.
Thử làm phép tính, cứ mỗi đàn cá ép đẻ, số cá bột phải 500-700 con, có đàn lên đến
nghìn con. Người mua đa số để nuôi, nhưng cũng có người bán lại với giá chợ đen từ
60.000-100.000 đồng một con. Ông Tư bảo thời đó, cách giờ hơn một năm, cả cái cù lao
phường 14 này (ông cũng là dân của phường), có đến khoảng 60% hộ dân nuôi cálahán
giống của ông.
Tư Chảy là một nghệ nhân nghề cha truyền con nối. Những anh em khác trong gia đình
ông như Sáu Sánh, Mười Nam, Út Nhi đều khá thành công trong nghề kinh doanh cá
cảnh từ khi có conla hán. Vào thời hoàng kim đó, những concá bột do ông "cản" ra, có
tỷ lệ lên đầu đạt đến 70-80%.
Với một concá bột King Kamfa bằng ngón tay khi ấy giá một hai triệu, nuôi lên được
đầu còn khó hơn trúng số độc đắc. So với việc mua 50.000 đồngcálahán nội địa, nuôi
chừng ba tháng, người ta có thể bán non với giá trên một triệu đồng, đương nhiên "hàng
nội" thắng "hàng ngoại". Một concá kim cương Phước Lộc Thọ xuất sắc thời đó giá
khoảng 4.000-5.000 USD.
Anh Hồ Hoàng Huân, cán bộ quản lý nhà văn hóa phường 14, ước lượng vào thời sôi
động của phong trào nuôi cála hán, cả phường có khoảng 2.000-3.000 trong tổng số
khoảng 13.000 hộ có nuôi cála hán. Anh Huân cũng từng nhiều năm "đeo" nghề nuôi la
hán, từ trước khi có sự ra đời của con kim cương Phúc Lộc Thọ. "Nay phong trào đã
xuống, giờ chỉ còn chừng dưới 100 hộ là nuôi cá thôi", anh nói.
Cơn lốc “calahan” đi qua cũng để lại nhiều hậu quả. Có người nhờ nó mà khá lên, nhưng
có người vì nó mà mang công mắc nợ. Anh Huân nói: "Lỗ vài ba chục triệu là nhiều, có
người còn lỗ tới năm bảy trăm triệu". Lý do cá được sản xuất quá nhiều nên xuống giá và
tỷ lệ "lên đầu" của cá thế hệ sau cũng thấp hơn những thế hệ trước. Theo anh Huân, mười
con cálahán bây giờ, tỷ lệ "lên đầu" may ra chỉ được một. Mà đã làla hán, không có
khối u trên đầu, thì chỉ có giá trị của cá thịt.
. Cơn bão cá la Hán trên Đông Nam Á La hán là loài cá cảnh nhân tạo với cái đầu gù cùng hoa văn sặc sỡ, trở thành niềm say mê của cư dân khắp khu vực Đông Nam Á trong vòng 5-6. dòng chữ Hán, màu sắc rực rỡ, một thời con cá la hán này gây bão. Cơn bão hình thành từ các hồ nuôi cá cảnh của Malaysia và Singapore, gây ảnh hưởng khắp vùng Đông Nam Á. Ở Việt Nam, đặc biệt. chơi kính vạn hoa, cá la hán tiếp tục được lai tạo để liên tục được cho ra các dòng cá mới. Niềm đam mê của các "tín đồ" cá la hán luôn luôn được bốc thêm những mốt cá mới như ông Thọ,