Th«ng tin
78 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2007
(1)
iệp hội các quốcgiaĐôngNamÁ
(ASEAN) hiện nay có 10 thành viên: 5
thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia,
Philippine, Singapore, Thái Lan và 5 thành
viên gia nhập là Brunei (1/1984), Việt Nam
(7/1995), Lào và Myanmar (7/1997),
Cămpuchia (4/1999).
1. Brunei Darussalam
- Thủ đô: Bandar Seri Begawan.
- Vị trí địa lí: Nằm ở phía Tây Bắc của
đảo Bônêô, có diện tích 5.765 km
2
, với bờ
biển dài 161 km. Phía Bắc giáp biển Đông,
xung quanh là bang Sarawak của Malaysia.
- Dân số: 383.000 người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Mã Lai.
- Tôn giáo: Đạo Hồi, đạo Phật, đạo
Thiên Chúa.
- Chế độ chính trị: Là nước quân chủ
chuyên chế. Đứng đầu nhà nước là Quốc
vương. Quốc vương cũng đồng thời là thủ
tướng và bộ trưởng quốc phòng.
- Kinh tế: Là quốcgia có nền kinh tế
khá thịnh vượng do dựa vào xuất khẩu dầu
khí. Năm 2006, GDP đạt 11,845 tỉ USD, thu
nhập bình quân đầu người đạt 30.928 USD.
2. Vương quốc Cămpuchia
- Thủ đô: Phnômpênh.
- Vị trí địa lí: Nằm trên bán đảo Đông
Dương với diện tích 181.035km
2
, phía Bắc
giáp Lào, phía Đông giáp Việt Nam, phía Tây
giáp Thái Lan và phía Nam là vịnh Thái Lan.
- Dân số: 14 triệu người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Khơme.
- Tôn giáo: Đạo Phật, đạo Hồi, đạo
Thiên Chúa.
- Chế độ chính trị: Cămpuchia là nước
quân chủ lập hiến. Đứng đầu nhà nước là
Quốc vương.
- Kinh tế: Cămpuchia là nước nông
nghiệp. Năm 2006, GDP của Cămpuchia đạt
6,105 tỉ USD, thu nhập bình quân đầu người
đạt 436 USD.
3. Cộng hòa Indonesia
- Thủ đô: Jakarta.
- Vị trí địa lí: Là quốcgia quần đảo lớn
nhất thế giới với tổng số 17.508 đảo. Tổng
diện tích của Indonesia là 5.193.250 km
2
(diện tích đảo 2.027.087 km
2
và diện tích
biển 3.166.163 km
2
).
- Dân số: 222 triệu người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Bahasa Indonesia.
- Tôn giáo: Đạo Hồi, đạo Tin Lành, đạo
Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Hinđu.
- Chế độ chính trị: Indonesia là nước cộng
hòa đa đảng. Đứng đầu nhà nước là Tổng thống.
- Kinh tế: Nền kinh tế phần lớn dựa vào
sản xuất nông nghiệp và dầu mỏ. Năm 2006,
GDP của Indonesia đạt 364.258 tỉ USD, thu
nhập bình quân đầu người đạt 1.640 USD.
4. Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào
- Thủ đô: Viêng Chăn
- Vị trí địa lí: Nằm trên bán đảo Đông
Dương với diện tích 236.800 km
2
, phía Bắc
giáp Myanmar và Trung Quốc, phía Đông
giáp Việt Nam, phía Nam giáp Cămpuchia
và phía Tây giáp Thái Lan.
- Dân số: 6,135 triệu người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Lào.
H
Th«ng tin
t¹p chÝ luËt häc sè 9/2007 79
- Tôn giáo: Đạo Phật, đạo Thiên Chúa.
- Chế độ chính trị: Lào phát triển theo
định hướng xã hội chủ nghĩa do một chính
đảng duy nhất là Đảng nhân dân cách mạng
Lào lãnh đạo.
- Kinh tế: Nông nghiệp là khu vực kinh
tế chủ yếu của Lào. Năm 2006, GDP của
Lào đạt 3,527 tỉ USD; thu nhập bình quân
đầu người đạt 574 USD.
5. Malaysia
- Thủ đô: Kuala Lumpur
- Vị trí địa lí: Lãnh thổ Malaysia gồm hai phần:
Phía Đông rộng 198.720 km
2
giáp với Indonesia
và Brunei; phía Tây rộng 131.598 km
2
giáp với
Thái Lan, Singapore và eo biển Malacca.
- Dân số: 26,686 triệu người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Bahaxa Malaysia.
- Tôn giáo: Đạo Hồi (quốc đạo), đạo Phật,
đạo Thiên Chúa, đạo Lão và đạo Hinđu.
- Chế độ chính trị: Malaysia là nước
quân chủ lập hiến. Quốc vương là nguyên
thủ quốc gia.
- Kinh tế: Công nghiệp chế tạo máy là khu
vực có tỉ trọng lớn nhất nền kinh tế. Năm
2006, GDP của Malaysia đạt 156,924 tỉ USD;
thu nhập bình quân đầu người đạt 5.880 USD.
6. Liên bang Myanmar
- Thủ đô: Naypyitaw
- Vị trí địa lí: Myanmar nằm ở phía Tây
Đông Nam châu Á, có biên giới với Trung
Quốc, Lào, Thái Lan, Ấn Độ và Bangladesh.
Diện tích lãnh thổ Myanmar là 676.577 km
2
.
- Dân số: 57,289 triệu người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Myanmar.
- Tôn giáo: Đạo Phật (quốc đạo), đạo
Hinđu, đạo Hồi và đạo Thiên Chúa.
- Chế độ chính trị: Myanmar theo thể chế
liên bang. Cơ quan quyền lực cao nhất là Hội
đồng hòa bình và phát triển quốcgia do
Thống tướng làm Chủ tịch.
- Kinh tế: Myanmar là nước nông nghiệp.
Từ năm 2000 đến nay, Myanmar đạt mức GDP
tăng trưởng trung bình là 7%/năm, thu nhập
bình quân đầu người khoảng 700 USD/năm.
7. Cộng hòa Philippine
- Thủ đô: Manila
- Vị trí địa lí: Là một quốcgia quần đảo với
diện tích 300.000 km
2
, bao gồm 7.107 đảo.
- Dân số: 86,91 triệu người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Philippine.
- Tôn giáo: Thiên Chúa giáo (quốc đạo),
đạo Hồi, đạo Tin Lành.
- Chế độ chính trị: Philippine thực hiện
chế độ cộng hòa với quốchội gồm hai viện,
đứng đầu nhà nước là Tổng thống.
- Kinh tế: Philippine là nước nông
nghiệp. Năm 2006, GDP của Philippine đạt
117,457 tỉ USD; thu nhập bình quân đầu
người đạt 1.351 USD.
8. Cộng hòa Singapore
- Thủ đô: Singapore.
- Vị trí địa lí: Nằm ở cực Nam bán đảo
Mã Lai với diện tích 692,7 km
2
.
- Dân số: 4,484 triệu người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Mã lai là ngôn ngữ
quốc gia và tiếng Anh dùng trong hành chính.
- Tôn giáo: Đạo Phật, đạo Hồi, đạo Lão,
đạo Hinđu và đạo Thiên Chúa.
- Chế độ chính trị: Singapore thực hiện
chế độ cộng hòa với quốchội một viện, đứng
đầu nhà nước là Tổng thống.
- Kinh tế: Nền kinh tế của Singapore
chủ yếu dựa vào thương mại và dịch vụ.
Năm 2006, GDP đạt 132,273 tỉ USD; thu
nhập bình quân đầu người đạt 29.499 USD.
Th«ng tin
80 t¹p chÝ luËt häc sè 9/2007
9. Vương quốc Thái Lan
- Thủ đô: Băng Cốc.
- Vị trí địa lí: Diện tích 513.115 km
2
.
Phía Bắc giáp Lào và Myanmar, phía Đông
giáp Cămpuchia và vịnh Thái Lan, phía Tây
giáp Myanmar và Ấn Độ Dương, phía Nam
giáp Malaysia.
- Dân số: 65,233 triệu người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Thái.
- Tôn giáo: Đạo Phật (quốc đạo), đạo
Hồi, đạo Thiên Chúa.
- Chế độ chính trị: Thái Lan là nước quân
chủ lập hiến. Đứng đầu nhà nước là nhà Vua.
- Kinh tế: Thái Lan là nước xuất khẩu
gạo lớn nhất thế giới. Năm 2006, GDP của
Thái Lan đạt 206,645 tỉ USD; thu nhập bình
quân đầu người đạt 3.167 USD.
10. Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam
- Thủ đô: Hà Nội.
- Vị trí địa lí: Nằm trên bán đảo Đông
Dương với diện tích 330.363 km
2
, phía Bắc
giáp Trung Quốc, phía Tây giáp Lào và Cămpuchia,
phía Đông và Nam giáp Biển Đông.
- Dân số: 84 triệu người (2006).
- Ngôn ngữ: Tiếng Việt.
- Tôn giáo: Các tôn giáo chủ yếu là đạo
Phật, đạo Thiên Chúa, đạo Tin Lành.
- Chế độ chính trị: Việt Nam là nước xã
hội chủ nghĩa do Đảng cộng sản lãnh đạo.
- Kinh tế: Chính sách mở cửa đã giúp nền
kinh tế Việt Nam phát triển mạnh mẽ. Năm
2006, GDP của Việt Nam đạt 60,965 tỉ USD;
thu nhập bình quân đầu người đạt 723 USD./.
Ths. NguyÔn Th¸i Mai
(1). Các thông tin được lấy từ nguồn http://www.
mofa.gov.vn và http://www.aseansec. org
ASEAN VÀ TRANH CHẤP LIÊN
QUAN ĐẾN (tiếp theo trang 64)
Để nâng cao vai trò của mình trong giải
quyết tranh chấp khu vực, ASEAN đang cố
gắng tìm kiếm các biện pháp cụ thể, trong đó
đáng kể là việc thông qua Quy chế hoạt động
của Hộiđồng tối caoHiệp ước Bali. Nếu Hội
đồng tối cao được thành lập, cácnước ASEAN
có thể yêu cầu sự can thiệp củaHội đồng. Hơn
nữa, tranh chấp giữa cácquốcgia này với
Trung Quốc cũng có thể giải quyết bằng tiến
trình khu vực, thông qua Hộiđồng tối cao. Tất
nhiên, điều này đòi hỏi sự thoả thuận, thống
nhất về ý chí của tất cả các bên tranh chấp.
Trong điều kiện hiện tại, có thể dễ dàng nhận
thấy rằng, Trung Quốc sẽ không đồng ý đưa
vụ việc ra giải quyết tại Hộiđồng tối cao.
Như vậy, tranh chấp về chủ quyền trên
quần đảo Trường Sa là thách thức lớn đối với
các nước ASEAN. Lí do trước hết là bởi
ASEAN có tới 4 thànhviên có quyền và lợi
ích liên quan. Đây là yếu tố cần tính đến
trước tiên khi ASEAN tham gia vào tiến trình
giải quyết tranh chấp. Thêm vào đó, muốn
xây dựng được chính sách chung thì ASEAN
cần có sự thống nhất, hài hoà về quan điểm
và quyền lợi của tất cả cácthànhviên có
những mối quan hệ khác nhau với Trung
Quốc. Thách thức đối với ASEAN càng lớn
hơn khi Trung Quốc luôn thay đổi cách ứng
xử đồng thời tăng cường các hoạt động quân
sự làm tình hình biển Đông thêm phần căng
thẳng. Trong thời gian tới, quan hệ ASEAN -
Trung Quốc sẽ có nhiều thách thức và cũng
rất khó đoán trước bởi những yếu tố tác động
đến mối quan hệ này "vẫn còn đang trong
dòng chảy"./.
.
iệp hội các quốc gia Đông Nam Á
(ASEAN) hiện nay có 10 thành viên: 5
thành viên sáng lập là Indonesia, Malaysia,
Philippine, Singapore, Thái Lan và 5 thành. chế hoạt động
của Hội đồng tối cao Hiệp ước Bali. Nếu Hội
đồng tối cao được thành lập, các nước ASEAN
có thể yêu cầu sự can thiệp của Hội đồng. Hơn
nữa,