1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế

31 461 0
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 31
Dung lượng 1,51 MB

Nội dung

MỤC LỤC I - LỜI NÓI ĐẦU 2 II - NỘI DUNG 3 1. Mối Quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 3 1.1. Lạm phát là gì ? 3 1.2. Lý thuyết về mối Quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế 4 1.3. Nguy

Trang 1

KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN

BỘ MÔN HỆ THỐNG THÔNG TIN KINH TẾ

LẠM PHÁT VÀ TĂNG TRƯỞNG KINH TẾ

Giáo viên hướng dẫn : Trương Tuấn Linh Sinh viên thực hiện : Tạ Thị Phương Huế

Vũ Thị Thanh Tâm

Nguyễn Thị Kim Tuyến Cao Hồng Thúy

Nguyễn Thị Ánh Tuyết Nguyễn Thị Như Quỳnh

Triệu Mai Hường Trần Đức Hồng Mai Thị Lý

Thái Nguyên, tháng 11, năm 2009

Trang 2

I - LỜI NÓI ĐẦU

Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai vấn đề cơ bản và lớn trong kinh tế vĩ mô Sự tác động qua lại của tăng trưởng kinh tế và lạm phát hết sức phức tạp và không phải lúc nào cũng tuân theo những qui tắc kinh tế

Do vậy vấn đề lạm phát và ảnh hưởng của lạm phát tới tăng trưởng kinh tế là một đề tài rất hấp dẫn, đặc biệt trong bối cảnh Việt Nam đang trong quá trình hội nhập và phát triển kinh tế hiện nay vấn đề này càng trở nên cần thiết Nó không những là một tiêu thức kinh tế mà còn mang ý nghĩa chính trị nữa.

Việc xác định mối quan hệ g i ữ a tăng trưởng kinh tế và lạm phát đã và đang thu hút sự chú ý của nhiều nhà kinh tế

Chính vì những tác hại to lớn do lạm phát gây ra cho nền kinh tế mà việc nghiên cứu lạm phát là một vấn đề cần thiết và cấp bách đối với nền kinh tế đặc biệt là nền kinh tế thị trường còn non nớt như nền kinh tế ở nước ta Chúng ta cần phải tìm hiểu xem lạm phát lá gì ? Do đâu mà có lạm phát ? Tại sao người ta lại quan tâm đến lạm phát?

Bài viết này sẽ nêu lên một cách có hệ thống các lý thuyết, các bằng chứng thực nghiệm về lạm phát và mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, thực tại về vấn đề lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam cũng như một số nước ở Châu Á và các nước tư bản cùng một số quan điểm của các nhà kinh tế về vấn đề này cũng như đưa ra một số gợi ý về hướng điều tiết vĩ mô của Việt Nam trong thời gian tới.

II - NỘI DUNG

Trang 3

1 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế1.1 Lạm phát là gì ?

Đã có rất nhiều quan điểm khác nhau về lạm phát và mỗi quan điểm đều có sự chắc chắn về luận điểm và những lý luận của mình.

Theo L.V.chandeler, D.C cliner với trường phái lạm phát giá cả thì khẳng định :lạm phát là sự tăng giá hàng bất kể dài hạn hay ngắn hạn , chu kỳ hay đột xuất G.G Mtrukhin lại cho rằng : Trong đời sống, tổng mức giá cả tăng trước hết thông qua việc tăng giá không đồng đều ở từng nhóm hàng hoá và rút cuộc dẫn tới việc tăng giá cả nói chung Với ý nghĩa như vậy có thể xem sự mất giá của đồng tiền là lạm phát Ông cũng chỉ rõ: lạm phát, đó là hình thức tràn trề tư bản một cách tiềm tàng ( tự phát hoặc có dụng ý) là sự phân phối lại sản phẩm xã hội và thu nhập quốc dân thông qua giá cả giữa các khu vực của quá trình tái sản xuất xã hội, các ngành kinh tế và các giai cấp, các nhóm dân cư xã hội.

Ở mức bao quát hơn P.A.Samuelson và W.D.Nordhaus trong cuốn “Kinh tế học” đã được dịch ra tiếng việt, xuất bản năm 1989 cho rằng lạm phát xẩy ra khi mức chung của giá cả chi phí tăng lên.

Với luận thuyết “Lạm phát lưu thông tiền tệ “ J.Bondin và M Friendman lại cho rằng lạm phát là đưa nhiều tiền thừa vào lưu thông làm cho giá cả tăng lên M.Friedman nói “ lạm phát ở mọi lúc moị nơi đều là hiện tượng của lưu thông tiền tệ Lạm phát xuất hiện và chỉ có thể xuất hiện khi nào số lượng tiền trong lưu thông tăng lên nhanh hơn so với sản xuất”

Trang 4

Như vậy, tất cả những luận thuyết, những quan điểm về lạm phát đã nêu trên đều đưa ra những biểu hiện ở một mặt nào đó của lạm phát, và theo quan điểm của em về vấn đề này sau khi nghiên cứu một số luận thuyết ở trên thì e m nhận thấy ở một khía cạnh nào đó của lạm phát thì: khi mà lượng tiền đi vào lưu thông vượt mức cho phép thì nó dẫn đến lạm phát, đồng tiền bị mất giá so với tất cả các loại hàng hoá khác.

1.2 Lý thuyết về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

- Lạm phát được coi là một hiện tượng tất yếu của các nền kinh tế đang tăng trưởng trong khi phải đối phó với những mất cân đối mang tính cơ cấu Các nhà cơ cấu tin rằng giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế có mối quan hệ đánh đổi lẫn nhau Những lỗ lực nhằm kiềm chế lạm phát có xu hướng làm tăng thất nghiệp và gây ra tình trạng đình trệ sản xuất, và do đó bất lợi cho tăng trưởng kinh tế Một xã hội dành ưu tiên cho tăng trưởng thì phải chấp nhận lạm phát đi kèm với nó.

1.3 Nguyên nhân gây lạm phát

 Cung ứng tiền tệ và lạm phát

 Chi tiêu công ăn việc làm cao và lạm phát

 Thâm hụt ngân sách và lạm phát Lạm phát theo tỷ giá hối đoái

1.4 Mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế

Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát thường có mối quan hệ nhất định Lạm phát và tăng trưởng kinh tế là hai mặt của xã hội, là hai vấn đề kinh tế trong nền kinh

tế Giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát có mối quan hệ “chế ước” lẫn nhau Lạm

phát có thể coi là kẻ thù của tăng trưởng kinh tế nhưng nó lại là hai vấn đề luôn tồn tại song song với nhau Tuy nhiên mức độ gắn kết giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế như thế nào vẫn là vấn đề tranh cãi Một số nghiên cứu theo lối kinh nghiệm cho thấy, lạm phát có thể tác động tiêu cực đến tăng trưởng kinh tế khi nó vượt qua một ngưỡng nhất định Mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế và lạm phát là phi tuyến tính.( Lạm phát chỉ tác động tiêu cực lên tăng trưởng khi đạt ngưỡng nhất định nào đó (threshold).

Ở mức dưới ngưỡng, lạm không nhất thiết tác động tiêu cực lên tăng trưởng, thậm chí có thể tác động dương như lý thuyết Kyenes đề cập)

Trang 5

Fischer (1993) là người đầu tiên nhiên cứu vấn đề này với kết luận, khi lạm phát tăng ở mức độ thấp mối quan hệ này có thể không tồn tại , hoặc thậm trí mang tính đồng biến, và lạm phát ở mức cao mối quan hệ này là nghịch biến Một số các nhà Nhiên cứu sau này như Sarel (1996), Gosh và philíp(1998), Shan và Senhadji(2001), và một số các nhà nghiên cứu khác đã cố gằng tìm ra đặc điểm đặc biệt về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế Bằng các nghiên cứu khác nhau họ đã tìm ra một ngưỡng lạm phát, mà tại ngưỡng đó nếu lạm phát vượt ngưỡng sẽ có tắc động tiêu cực (tác động ngược chiều) đến tăng trưởng Sarel ngưỡng lạm phát là 8%,Shan và Senhadji ngưỡng lạm phát cho các nước đang phát triển là 11-12%, các nước công nghiệp khoảng 1-3% Gân đây nhất là nghiên cứu của tác giả Khan(2005) đã tập trung nghiên cứu xác định mức lạm phát tối ưu Kết quả Khan đã tìm ra mức lạm phát tối ưu đối với các nước vùng trung đông và trung á là khoảng 3.2% Học thuyết kinh tế vĩ mô đã khẳng định, nếu sản lượng thực tế vượt sản lượng tiềm năng sẽ làm lạm phát gia tăng Thực tế 2005-2006 lạm phát thế giới gia tăng, ngoài nguyên nhân giá dầu còn do nền kinh tế nhiều nước phát triển quá nóng.

Lạm phát của Việt Nam gia tăng trong mấy năm gần đây, phái chăng cũng có chịu ảnh hưởng bởi sự gia tăng sản lượng vuợt mức tiềm năng? Theo đánh giá của IMF(2006) về các nguyên nhân làm tăng lạm phát ở Việt Nam , bắt đầu từ năm 2005 có dấu hiệu bởi sự gia tăng sản lượng vượt mức tiềm năng ( những năm trước đó mối quan hệ này là không nhất quán và không rõ nét).

Sử dụng mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế, một số nước đã sử dụng lạm phát cao để thúc đẩy tăng trưởng kinh tế Tuy nhiên, nhiều nhà nghiên cứu kinh tế cho rằng, đây là giải pháp thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nhanh, nhưng kém bền vững Hay còn nói đó là giải pháp tăng trưởng “ bong bóng”.

Xu hướng các nước phát triển chọn giải pháp tăng trưởng kinh tế thực chất, đó là dựa trên cơ sở giá cả ổn định ở mức thấp Căn cứ biện luận cho giải pháp này là: Trong nền kinh tế thị trường, lạm phát ổn định thì tình dự báo được nâng cao Điều đó giúp các nhà đầu tư có thể xây dựng được các phương án đầu tư hiệu quả Đối với người tiêu dùng thì chi tiêu yên tâm, họ không phải lo cân nhắc các mặt hàng khác để thay thế do giá tăng Tất cả điều đó đã góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế thưc chất Hiện nay các nước phát triển chọn mức lạm phát gần 2% là mức tối ưu cho tăng

Trang 6

trưởng Tuy nhiên cũng phải hiểu rằng, lạm phát ổn định chỉ là điều kiện đủ cho tăng trưởng kinh tế, còn điều kiện cần cho tăng trưởng phải là vấn đề của Chính phủ trong việc phát triển nguồn lực, vốn và công nghệ kỹ thuật

Trong thực tế, không một quốc gia nào dù phát triển đến đâu cũng không tránh khỏi lạm phát Bất cứ một nền kinh tế của quốc gia nào đều cũng đã trải qua các cuộc khủnh hoảng kinh tế và tỷ lệ lạm phát tăng với những quy mô khác nhau Tỷ lệ lạm phát tăng cao sẽ đẩy giá cả hàng hoá chung tăng lên mà tiền lương danh nghĩa của các công nhân không tăng do đó tiền lương thực tế của họ sẽ giảm đi Để tồn tại các công nhân sẽ tổ chức đấu tranh, bãi công đòi tăng lương và cho sản xuất trì trệ, đình đốn khiến cho nền kinh tế gặp nhiều khó khăn, tốc độ tăng trưởng kinh tế giảm.Khi nền kinh tế găp khó khăn, suy thoái sẽ làm thâm hụt ngân sách và đó là điều kiện , nguyên nhân gây ra lạm phát

Khi lạm phát tăng cao gây ra siêu lạm phát làm đồng nội tệ g i ả m rất nhanh, khi đó người dân sẽ ồ ạt bán nội tệ để mua ngoại tệ Tệ nạn tham nhũng tăng cao, nạn buôn lậu phát triển mạnh, tình trạng đầu cơ trái phép tăng nhanh, trốn thuế và thuế không thu được đã gây ra tình trạng nguồn thu của nhà nước bị tổn hại

2 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế đối với nước ta và một số nước tư bản2.1 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế đối với nước ta

1 Giai đoạn từ năm 1976 -1980:

Là giai đoạn được coi là không có lạm phát theo quan niệm kinh tế chính trị

phổ biến trong các nước xã hội chủ nghĩa đương thời và không được phản ánh trong các thống kê chính thức Tuy nhiên, trên thực tế ở việt nam khi đó vẵn có lạm phát, thể hiện ỏ sự khan hiếm hàng hoá ,dịch vụ và sự giảm sút của chúng, đồng thời được hi nhận trong sự diễn biến gia tăng giá bán lẻ hàng hoá và dịch vụ tiêu dùng trên thị trường xã hội trên dưới 20% trên một năm và đó là lạm phát của nền kinh tế kém phát triển và đang trong giai đoạn chuyển đổi cơ chế , nơi độc quyền nhà nước còn mang đậm tính chất phi kinh tế và được dung dưỡng bởi các chỉ thị của nhà nước và tồn tại thống trị phổ biến trong tất cả các lĩnh vực Vào thời kỳ này khu vực kinh tế nhà nước chiếm khoảng 85 - 87% vốn cố định, 95% lao động lành nghề mà chỉ tạo ra 30 – 37% tổng sản phẩm xã hội Trong khi đó khu vực kinh tế tư nhân chỉ chiếm 13,2% sức lao động xã hội và suốt thời kỳ dài trước năm 1986 bị nhiều sức ép

Trang 7

kiềm chế , xong lại sản xuất ra tới 32 – 43% tổng sản phẩm xã hội và đạt hiệu quả kinh tế cao nhất so với khu vực kinh tế quốc doanh và hợp tác xã.

Mặt khác lạm phát ở việt nam diễn ra trong suốt nền kinh tế đóng cửa phụ thuộc nhiều vào nguồn viện trợ bên ngoài.Trên thực tế , trước năm 1988 không có đầu tư trực tiếp của nước ngoàI vào Việt Nam Các biên giới đều bị khép lại với chế độ xuất nhập cảnh cũng như lưu thông hàng hoá rất nghiêm ngặt, phiền phức Cơ cấu chủ yếu có tính hướng nội ,khép kín ,thay thế hàng nhập khẩu và không khuyết khích xuất khẩu Cùng với chính sách định hướng phát triển và đầu tư có nhiều bất cập , nên cơ cấu kinh tế việt nam bị mất cân đối và không hợp lý nghiêm trọng giữa công nghiệp – nông nghiệp , công nghiệp nặng - công nghiệp nhẹ, nhất là ngành sản xuất hàng tiêu dùng , giữa sản xuất – dịch vụ Đó là nguyên nhân dẫn đến tình trạng khan hiếm hàng hoá, dịch vụ, tăng chi phí sản xuất, thiếu hụt ngân sách chiền miên , tăng mức cung tiền không tuân theo quy luật lưu thông tiền tệ và do đó gây ra lạm phát

2 Giai đoạn 1981-1988

Là thời kỳ từ năm 1981 đến năm 1988: là thời kỳ lạm phát chuyển từ dạng “ẩn” sang dạng “mở”.Thực tế cho thấy rằng từ năm 1981 đến năm 1988 chỉ số tăng giá đều trên 100% một năm Vào năm 1983 và 1984 đã giãm xuống, nhưng năm 1986 đã tăng vọt tới mức cao nhất là 557% sau đó có giảm Nhu vậy mức lạm phát cao và không ổn định song vấn đề lạm phát chưa được thừa nhận trong các văn kiện chính thức Vấn đề này chỉ được quy vào sử lý các khía cạnh “giá - lương- tiền, mà lại chủ yếu bằng các giải pháp hành chính ,như xem xét và đIều chỉnh đơn giản giá cả trong khu vực thị trường có tổ chức những năm 1981,1983,1987,và”bù vào giá lương “dổi tiền năm 1985…Đây là thời kì xuất hiện siêu lạm phát với 3 chữ số kéo dài suốt 3 năm 1986-1988,và đạt đỉnh cao nhất trong lịch sử kinh tế hiện đại nước ta suốt nửa thế kỉ nay

Trang 8

3 Giai đoạn 1988-1995

Liên tục từ năm 1988, mọi nỗ lực của chính phủ được tập trung vào kiềm chế, đẩy lùi lạm phát từ mức 3 chữ số xuống còn 1 chữ số Đây là kết quả của quá trình đổi mới và phát triển kinh tế ở Việt Nam Trong khi lạm phát được kéo xuống thì kinh tế vẫn tăng trưởng cao và khá ổn định, bình quân hàng năm tăng 7 – 8%.

Tăng trưởng kinh tế và lạm phát (tỷ lệ %)

- Lòng tin của dân chúng vào đồng tiền Việt Nam đã từng bước được khôi phục Tiền tệ ổn định khuyến khích đầu tư trong nước và nước ngoài tăng nhanh Tích lũy đầu tư của cả nước năm 1993 bằng 17,6% GDP, tăng đáng kể so với tỷ lệ tích lũy 11 – 12% những năm trước.

Trang 9

- Ta có bảng số liệu sau:

(Tr đồng)

Tốc độ tăng GDP

Tốc độtăng tiêu dùng (%)

Tỷ lệ tích lũy/GDP

Tỷ lệ để dành/GDP

- Tỷ lệ tiền để dành của cả nền kinh tế trên GDP năm 1992 là 6,9%, năm 1993 là 15% GDP Đây là một bước ngoặt lớn về tích lũy so với trước đây.

- Năm 1989, khi các cơ sở sản xuất nông nghiệp được phi tập trung hóa và giá nông sản được thả nổi, cùng với tác động của các yếu tố khác, chỉ trong vòng 1 năm Việt Nam đã từ chỗ phải nhập khẩu gạo đã trở thành một nước xuất khẩu gạo, thu nhập của nông dân tăng lên.

Trang 10

Mức độ phát triển của nền kinh tế Việt Nam trong năm qua có được là nhờ kinh tế tăng trưởng cao trong khi lạm phát bị đẩy lùi và bị khống chế ở mức hợp lý Điều này trái ngược hẳn với một số quốc gia khi chống lạm phát thường làm kinh tế suy thoái.

Bê n cạnh những thành tựu đạt được cũng nảy sinh nhiều khó khăn mới:Lạm phát giảm trong điều kiện nhập siêu vốn nước ngoài (chủ yếu là vay nợ) đã làm cho đồng tiền Việt Nam có xu hướng lên giá so với một số đồng tiền khác, ảnh hưởng bất lợi đến việc khuyến khích đẩy mạnh xuất khẩu, thu hút vốn đầu tư trực tiếp của nước ngoài trong khi đó sản xuất trong nước bị chèn ép, cạnh tranh mảnh bời hàng nhập đặc biệt là hàng nhập lậu Năm 1992 tỷ lệ hàng tích lũy phải nhập lên tới 63,7%, tỷ lệ sản phẩm trung gian dùng trong sản xuất phải nhập lên tới 25% Cán cân thương mại do đó tiếp tục thâm hụt trong điều kiện đó việc tăng trưởng kinh tế cao hơn sẽ kích thích lạm phát gia tăng, gây khó khăn cho việc duy trì thành quả đạt được.Năm 1994, mức lạm phát do quốc hội thông qua là 10% nhưng do một số nguyên nhân khách quan như giá cả thị trường thế giới tăng ảnh hưởng đến trong nước, thiên tai, bội chi ngân sách đã khiến lạm phát vượt mức dự kiến 14,4% Mức lạm phát năm 1994 tuy không đạt kế hoạch nhưng có yếu tố có thể chấp nhận được Nhiều nhà kinh tế cho rằng cần phải xác lập một tỷ lệ nhất định giữa tăng trưởng và lạm phát Có ý kiến cho rằng phải kiềm chế lạm phát thấp, ổn định giá cả để phát triển kinh tế dù ở nhịp độ thấp nhưng ổn định lâu dài (các nước nhân NICS) Ngược lại có ý kiến lại cho rằng khuyến khích lạm phát mới tạo điều kiện cho nền kinh tế phát triển mạnh mẽ Tuy nhiên nền kinh tế Việt Nam đang trong quá trình chuyển đổi cơ cấu và xuất phát điểm rất thấp so với các nước khác nên để tránh khỏi tụt

Trang 11

hậu, kinh tế Việt Nam phải đạt tốc độ tăng trưởng cao trong nhiều năm Muốn vậy, Việt Nam có thể phải duy trì tỷ lệ lạm phát vài năm đầu cao hơn mức tăng trưởng trong nước một chút, kéo dần xuống những năm sau Tuy nhiên nói như vậy không có nghĩa là chúng ta thả nổi hoàn toàn lạm phát.

4 Giai đoạn 1996-1999:

Tốc độ tăng trưởng kinh tế bình quân giai đoạn 1991-1995 là 8,2% và có khả năng tiếp tục tăng mạnh khi năm 1995 đạt tỷ lệ tăng trưởng 9,5% đã khiến các nhà hoạch định chính sách nghĩ đến việc phải kiềm chế tốc độ tăng trưởng cao quá đáng và đề ra những giải pháp cấp bách để kiềm chế lạm phát Tuy nhiên từ năm 1996, cụ thể hơn từ 1997, xuất phát từ nhiều nguyên nhân trong đó có ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ trong khu vực, tốc độ tăng trưởng kinh tế cũng như mức lạm phát của Việt Nam đã liên tục giảm Đáng lưu ý là đã có mầm mống xuất hiện hiện tượng giảm phát thông qua chỉ số giá âm ở một vài tháng trong các năm 1996, 1997 và 1999 Tuy nhiên xét về chung và dài hạn, tuy tốc độ tăng trưởng có giảm sút song nền kinh tế nước ta vẫn chủ yếu ở xu hướng lạm phát với mức độ vừa phải, bình quân 6%/năm kể từ 1995-1999.

2.2 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Mỹ Lạm phát ở Mỹ tăng cao nhất trong 26 năm(2008)

Bộ Lao động Mỹ cho biết giá tiêu dùng tại nước này trong tháng 6 vừa qua đã tăng với cấp độ cao nhất trong 26 năm, tăng 1,1% so với tháng 5, vì giá năng lượng tăng vọt.

Theo bộ này, chỉ số giá cơ bản, không gồm năng lượng và lương thực đã tăng 0,3% Trước đó các nhà phân tích đã dự đoán rằng chỉ số giá tiêu dùng sẽ tăng 0,7% và chỉ số giá cơ bản sẽ tăng 0,2%.

Mức tăng Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) hàng tháng vừa được Bộ Lao động Mỹ đưa ra này là cao nhất kể từ tháng 6/1982, trong khi chỉ số lạm phát cơ bản cũng tăng mạnh nhất kể từ tháng 1/2008 Lạm phát tại Mỹ đã gia tăng kể từ tháng 5 khi mà chỉ số CPI tăng 0,6% và chỉ số cơ bản tăng 0,2%

So với 12 tháng trước, chỉ số CPI đã tăng 5% trong tháng 6/2008, mức tăng cao nhất hàng năm kể từ tháng 5/1991 Chỉ số CPI cơ bản cũng cao hơn so với hồi tháng 6/2007 đến 2,4%, mức tăng mạnh nhất kể từ tháng 3/2008.

Trang 12

Theo Bộ Lao động Mỹ, giá năng lượng chiếm "đến khoảng 2/3" mức tăng của chỉ số lạm phát tổng thể, tăng 6,6% trong tháng 6, sau khi đã tăng 4,4% trong tháng 5 và giá lương thực cũng tăng 0,8%.

Sau hơn một năm, kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại(2009)

Dữ liệu thống kê chính thức cho thấy, kinh tế Mỹ đã tăng trưởng 3,5% trong quý ba – đây là sự gia tăng đầu tiên của nước này trong hơn một năm qua.

Kinh tế Mỹ tăng trưởng trở lại, nhưng tỉ lệ thất nghiệp vẫn ở mức cao (Ảnh AP)

Tăng trưởng kinh tế trong quý ba cho thấy, Mỹ dường như đã thoát khỏi cuộc suy thoái tồi tệ xảy ra từ tháng 12/2007

Nhà phân tích kinh tế Hugh Pym cho hay, mức 3,5% cao hơn dự đoán 3,3% của hầu hết nhà bình luận “Đây là tin tức tốt với kinh tế toàn cầu”,

Theo thống kê mà Bộ Thương mại Mỹ đưa ra, một số lĩnh vực đã góp phần vào tăng trưởng kinh tế trong quý ba Tiêu dùng vào các sản phẩm sản xuất lâu bền tăng tới 22,3% - mức tăng cao nhất trong quý kể từ 2001

Thị trường nhà đất cũng được cải thiện, chi tiêu cho sản phẩm nhà đất tăng 23,4% - mức tăng quý lớn nhất trong 23 năm qua Tổng mức tiêu dùng chính phủ tăng 7,9% Ngoài ra, xuất khẩu cũng tăng tới 21,4% 0 mức cao nhất kể từ 1996.

Trang 13

2.3 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở ĐỨC

Văn phòng Thống kê Quốc gia Đức (Destatis) cho hay, thâm hụt ngân sách của nước này trong 9 tháng đầu năm 2008 đã giảm xuống còn 14,6 tỷ euro Theo Destatis, thu ngân sách trong thời gian này tăng 3,2%, lên 760,2 tỷ euro, trong khi chi tiêu ngân sách tưng 2,5%, lên 774,8 tỷ euro.

Destatis cũng cho biết, lạm phát trung bình năm 2008 của Đức dự kiến ở mức 2,6%, mức hàng năm cao nhất kể kể năm 1994 Lạm phát dadx có lức tăng lên mức đỉnh điểm 3,3% hồi tháng 6 và 7/08 Tuy nhiên, giá hàng hóa đang có xu hướng giảm sút nhanh Kể từ tháng 11/08, lạm phát đã giảm xuống dưới ngưỡng 2% - mức được coi là có vai trò quan trọng đối với chính sách tiền tệ của Béclin Sự biến động về lạm phát ở Đức trong năm 2008 chủ yếu là do những thay đổi về giá dầu mỏ và lương thực gây ra.

2.4 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở ANH

Tỷ lệ lạm phát ở Anh trong tháng 9/2009 giảm nhiều hơn so với mức dự báo của các nhà kinh tế, xuống mức thấp nhất trong 5 năm khi sự suy thoái kinh tế tồi tệ nhất trong hơn thập kỷ xảy đến đã lọc bỏ phần nào áp lực chi phí tăng lên trong nền kinh tế.Giá cả tiêu dùng tăng 1.1% từ mức đầu năm, so với 1.6% trong tháng trước(cơ quan thống kê quốc gia) Dự báo của 31 nhà kinh tế trong cuộc khảo sát của hãng tin Bloomberg là 1.3% Giá cả tiêu dùng là không thay đổi cho lần đầu tiên trong tháng 9 kể từ các mức cao kỷ lục bắt đầu năm 1996.

Các nhà làm chính sách của ngân hàng Anh tháng này kẹt giữa kế hoạch chi 175 tỷ bảng Anh (tương đương 276 tỷ USD) từ hoạt động bơm tiền vào nền kinh tế gần đây nhằm khuyến khích nền kinh tế tăng trưởng trở lại sau khi co lại trong 5 quý “ Các áp lực thất nghiệp, lạm phát cao là dịu lại”( Alan Clarke- nhà kinh tế của tập đoàn BNP Paribas SA ở Luân Đôn nhận định).

3 Ý kiến của một số chuyên gia kinh tế về mối quan hệ giữa lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam và một số nước trong khu vực và trên thế giới, cùng với số liệu thống kê

3.1 Lạm phát và tăng trưởng kinh tế ở Việt Nam

Trang 14

Lạm phát cao của Việt Nam đã kéo dài trong mấy năm - Ảnh: Getty Images Đầu năm 2008, khi lạm phát “lồng lên”, Chính phủ đã chuyển mục tiêu ưu tiên

từ tăng trưởng kinh tế sang kiềm chế lạm phát và đã đạt được kết quả tích cực là lạm phát đã được chặn đứng Nhưng từ cuối năm 2008 đến nay, do hiệu ứng phụ của việc kiềm chế lạm phát ở trong nước và tác động tiêu cực của cuộc khủng hoảng tài chính và suy thoái kinh tế toàn cầu, tăng trưởng kinh tế Việt Nam đã giảm mạnh vào quý 4 năm trước và rơi xuống “đáy” vào quý 1 năm nay (tăng 3,1%)

Đứng trước tình hình trên, Chính phủ đã chuyển mạnh mục tiêu ưu tiên từ kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng kinh tế hợp lý Kết quả tăng trưởng kinh tế từ quý 2 đã thoát đáy, vượt dốc đi lên (tăng 4,5%), quý 3 tăng, quý 4 sẽ tăng cao hơn và cả năm có thể đạt và vượt mục tiêu điều chỉnh 5%

Trước hết hãy xem xét riêng từng mục tiêu Tăng trưởng kinh tế về lâu dài trong nhiều năm qua cũng như trong nhiều năm tới đều có tầm quan trọng hàng đầu, do điểm xuất phát của Việt Nam còn rất thấp, khi GDP bình quân đầu người tính bằng USD còn thấp.

Nếu xét riêng về con số GDP bình quân đầu người năm 2008 đạt 1.034 USD so với chuẩn cũ, thì có thể Việt Nam đã ra khỏi nhóm nước kém phát triển, nhưng nếu

Trang 15

loại trừ yếu tố trượt giá thì còn thấp và nếu xét về cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, trình độ công nghệ, trình độ người lao động, thì vẫn còn nhiều việc phải làm để vượt lên Để đạt được điều đó phải dựa trên tăng trưởng kinh tế, tăng tích luỹ và đầu tư Đối với Việt Nam, kiềm chế lạm phát cũng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, vì bốn lý do.

Một, thu nhập bình quân đầu người cũng như sức mua có khả năng thanh toán của người dân còn thấp, trong khi nhu cầu tiêu dùng của người dân ở các nước có nền kinh tế chuyển đổi thường tăng nhanh hơn.

Hai, tỷ lệ nghèo đã giảm nhanh và tính theo chuẩn nghèo của Việt Nam chỉ còn trên một phần mười, nhưng nếu tính theo chuẩn nghèo của Ngân hàng Thế giới vẫn còn tới trên một phần năm dân số

Ba, lạm phát cao của Việt Nam đã kéo dài trong mấy năm (nếu tính bình quân năm nay so với năm trước, thì năm 2004 tăng 7,8%, năm 2005 tăng 8,3%, năm 2006 tăng 7,5%, năm 2007 tăng 8,3%, năm 2008 tăng 22,97%, khả năng năm nay cũng vẫn còn tăng ở mức trên dưới 7,5%, tuy thấp hơn tốc độ tăng của mấy năm trước, nhưng mặt bằng giá thì vẫn cao lên).

Bốn, năm nay giá tiêu dùng tính theo năm dương lịch có thể không cao (có thể chỉ vào khoảng 7%), nhưng chủ yếu do giá lương thực giảm, giá thực phẩm tăng thấp; lạm phát tuy chưa đến ngay, nhưng đang có xu hướng cao lên

Xét trong mối quan hệ giữa hai mục tiêu, nếu ưu tiên tăng trưởng, thì đầu tư gia tăng, tỷ lệ vốn đầu tư so với GDP sẽ cao, trong khi hiệu quả đầu tư giảm; tốc độ tăng trưởng tín dụng và tổng phương tiện thanh toán cao gấp 5-6 lần tốc độ tăng GDP (gấp hơn hai lần các nước trong khu vực ) thì lạm phát sẽ gia tăng Đó là chưa nói tới ở đầu ra, cả tiêu thụ trong nước và xuất khẩu cũng tăng cao hơn tạo sức ép đối với lạm phát

Nếu ưu tiên kiềm chế lạm phát (thấp hơn tốc độ tăng GDP chẳng hạn), thì tăng trưởng kinh tế sẽ không cao hơn, bởi tăng trưởng kinh tế mới vừa thoát đáy, còn đang leo dốc (chưa thể nói hồi phục), trong khi tăng trưởng kinh tế phụ thuộc phần lớn vào đầu tư.

Dung hoà các mối quan hệ trên, có thể đưa ra kịch bản cho năm 2010 so với năm 2009 là tăng trưởng kinh tế cao hơn (khoảng 6-6,5%), đồng thời lạm phát cũng phải

Ngày đăng: 01/12/2012, 11:25

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

- Ta có bảng số liệu sau: Năm GDP/người (Tr đồng) Tốc độ  tăng GDP  (%) Tốc độ tăng tiêu  dùng (%) - Lạm phát và tăng trưởng kinh tế
a có bảng số liệu sau: Năm GDP/người (Tr đồng) Tốc độ tăng GDP (%) Tốc độ tăng tiêu dùng (%) (Trang 9)
Đứng trước tình hình trên, Chính phủ đã chuyển mạnh mục tiêu ưu tiên từ kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng kinh tế hợp lý - Lạm phát và tăng trưởng kinh tế
ng trước tình hình trên, Chính phủ đã chuyển mạnh mục tiêu ưu tiên từ kiềm chế lạm phát sang ngăn chặn suy giảm kinh tế, tăng trưởng kinh tế hợp lý (Trang 14)
Báo cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua về tình hình kinh tế- xã hội năm 2008 và kế hoạch 2009, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, mục  tiêu của Chính phủ vẫn là kiềm chế lạm phát trong năm tới và dần đưa tỷ lệ lạm phát  xuống dướ - Lạm phát và tăng trưởng kinh tế
o cáo trước Ủy ban Thường vụ Quốc hội hôm qua về tình hình kinh tế- xã hội năm 2008 và kế hoạch 2009, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư Võ Hồng Phúc cho biết, mục tiêu của Chính phủ vẫn là kiềm chế lạm phát trong năm tới và dần đưa tỷ lệ lạm phát xuống dướ (Trang 18)
Tình hình kinh tế hiện nay và dự đoán cho năm 2009 - Lạm phát và tăng trưởng kinh tế
nh hình kinh tế hiện nay và dự đoán cho năm 2009 (Trang 24)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w