Honda và chiến lượcbảovệ lợi nhuận
trên thịtrườngMỹ.
Tập đoàn Honda Motor là doanh nghiệp
Nhật Bản đầu tiên chế tạo xe hơi tại Hoa
Kỳ. Thành công của doanh nghiệp này
nằm ở việc bảovệlợinhuận tính bằng
đồng yen trong suốt 15 năm qua, khi thị
trường hối đoái chứng kiến nhiều biến
động.
Cũng như nhiều nhà xuất khẩu khác, các nhà sản xuất xe hơi Nhật Bản đang chạy đua để
cắt giảm chi phí, nâng cao hiệu quả sản xuất và chuyển các nhà máy đến các khu vực ít
đắt đỏ hơn để đối mặt với sự tăng giá của đồng yen. Trong năm nay, đồng tiền của Nhật
Bản đã tăng ít nhất 4,4% so với 16 đơn vị tiền tệ lớn của thế giới.
Nỗ lực vươn lên vị trí số 4 tại Mỹ
Từ khi mở nhà máy đầu tiên tại Marysville, bang Ohio vào năm 1982, Honda đã vươn lên
và trở thành hãng chế tạo ôtô lớn thứ 4 trênthịtrường Mỹ, đứng sau General Motors Co.,
Ford Motor Co. và Toyota. Trong 7 tháng đầu năm 2010, 6 nhà máy của Honda đã sản
xuất tổng số 754.807 xe hơi và xe tải, một con số thể hiện sự phát triển vượt bậc với mức
tăng trưởng tới 43% so với kết quả kinh doanh cùng kỳ. "Với chúng tôi, sản xuất xe hơi
tại Mỹ là một mục tiêu dài hạn - Edward Milller, người phát ngôn của tập đoàn cho biết -
Chúng tôi không đưa ra các quyết định đầu tư dựa vào những thay đổi ngắn hạn trong
môi trường kinh doanh".
Toshikata Amino, cựu chủ tịch từng tham gia thành lập nhà máy đầu tiên của Honda, nhớ
lại: "Ba thập niên trước đây, chúng tôi không nghĩ rằng việc mở xưởng sản xuất tại Mỹ
có thể đem lại những lợi ích kinh tế lâu dài đến thế". Giữa thập niên 1970, Honda đã khởi
động chương trình nghiên cứu tính khả thi của việc sản xuất mô tô hoặc ô tô trên đất Mỹ.
Khi đó, đồng yen mới chỉ ở mức từ 280 - 300 yen/1 USD, tạo nhiều thuận lợi hơn hẳn
cho các nhà xuất khẩu Nhật Bản. Hơn thế nữa, trước Honda, chưa có công ty nào đặt các
nhà máy trên đất Mỹ cả. Và đó hiển nhiên là một lợi thế của người tiên phong.
Lúc đó, có rất nhiều ý kiến lo ngại rằng nước Mỹ cuối cùng sẽ lập hàng rào cản trở các
nhà nhập khẩu xe hơi Nhật, và động lực chính khiến Honda bước tiếp chính là nhờ sự
sáng suốt của các nhà lãnh đạo thời ấy. Họ đã xem các nhà máy nội địa là bước cần thiết
để luôn làm vừa lòng khách hàng, cũng là nấc thang tiến tới thực hiện mục tiêu của vị cha
đẻ của Honda, Soichiro Honda, người đã mất năm 1992, 10 năm sau khi nhà máy đầu
tiên của Honda được khánh thành tại Mỹ. "Đó là niềm mơ ước của ông ấy, mơ ước có
được một nhà máy sản xuất ô tô tại Mỹ - ông Amino bồi hồi nhớ lại - Thời đó, rất nhiều
người cho rằng đó là một ý tưởng điên rồ".
Xây dựng chiếnlược dài hạn
Theo lời người phát ngôn của Honda, cùng với việc thúc đẩy tốc độ sản xuất tại các khu
vực và nhập thêm ít mẫu xe từ Nhật hơn, Honda tiếp tục mở rộng quan hệ giao dịch các
loại phụ tùng và vật liệu lắp ráp từ các nhà cung cấp Bắc Mỹ. Chỉ riêng năm ngoái,
Honda đã mua các bộ phận cấu thành xe với tổng trị giá tới 13,3 tỷ USD từ 590 nhà cung
cấp Bắc Mỹ, chủ yếu đến từ Mỹ.
Khi vạch ra chiếnlược làm giảm nhẹ tác động của đồng yen, Honda đã quyết định tăng tỷ
lệ thành phần nhập từ nước ngoài cho các xe sản xuất tại Nhật từ mức 17% hiện nay.
Yoichi Hojo - Giám đốc tài chính của Honda cho biết như vậy, nhưng từ chối đưa ra tỷ lệ
tối đa cho những giao dịch này.
"Hãng Honda không còn nhiều khả năng để tăng sản lượng xe chế tạo tại Mỹ thêm nữa -
Hiroshi Ataka, chuyên gia phân tích tại công ty tư vấn IHS Global Insight tại Tokyo nhận
định - Bước tiếp theo là phải cắt giảm chi phí bằng cách nhập khẩu hoặc mở thêm nhà
máy sản xuất linh kiện tại các nước đang phát triển, mặc dù hàng rào thuế quan và luật lệ
có thể là vật cản đối với những chiến dịch này".
Những đối thủ của Honda lại chuyển dịch theo hướng khác khi họ cố gắng giảm các mẫu
xe giá rẻ nhập khẩu vào Mỹ và tăng số xe thành phẩm chế tạo tại thịtrường Bắc Mỹ.
Trong khi đó, Atsuhi Niimi, Phó Chủ tịch phụ trách sản xuất toàn cầu của Toyota lại
công bố: "Tỷ giá hối đoái hiện nay khiến cho kế hoạch sản xuất xe Corolla và Yaris tại
Nhật rồi xuất khẩu trở nên khó khăn hơn, nhất là trên phương diện một mô hình kinh
doanh".
Với Honda, "việc nội địa hóa tại Mỹ dẫu trước đây được đánh giá là một hành động mạo
hiểm, nhưng giờ đang mang lại cho hãng không ít lợi thế". Nhà kinh tế học Michael
Smitka tại Đại học Washington and Lee tại Virginia, nhận xét: "Honda đang quay lại với
chiến lược đã giúp họ thành công vào những thập niên 60 khi bắt đầu bán xe môtô ra
nước ngoài, đồng thời có được những giải pháp hợp lý đứng trước những biến động của
thị trường tiền tệ".
.
Honda và chiến lược bảo vệ lợi nhuận
trên thị trường Mỹ.
Tập đoàn Honda Motor là doanh nghiệp
Nhật Bản đầu. tại Mỹ
Từ khi mở nhà máy đầu tiên tại Marysville, bang Ohio vào năm 1982, Honda đã vươn lên
và trở thành hãng chế tạo ôtô lớn thứ 4 trên thị trường Mỹ,