1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội

43 383 3
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 43
Dung lượng 396 KB

Nội dung

Tài liệu tham khảo tài chính ngân hàng Giải pháp nâng cao hiệu quả huy động vốn tại NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội

Trang 1

DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT

BCTC Báo cáo tài chínhCBCNV Cán bộ công nhân viên

NHNo&PTNT Ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn

TGTK Tiền gửi tiết kiệmTGTT Tiền gửi thanh toánTGCKH Tiền gửi có kì hạnTGKKH Tiền gửi không kì hạnTCTC Tổ chức tài chính

TCKT, TCXH Tổ chức kinh tế, tổ chức xã hộiTSC, TSN Tài sản có, tài sản nợ

Trang 2

LỜI NÓI ĐẦU

Nguồn vốn huy động có vai trò rất quan trọng đối với hoạt động của ngânhàng thương mại, nó là yếu tố quyết định hàng đầu về quy mô, vị thế của ngânhàng trên thị trường Ngày nay mặc dù hầu hết các NHTM rất coi trọng việctăng lượng vốn hoạt động nhất là nguồn vốn hình thành từ huy động trong nềnkinh tế Việc sử dụng các nguồn vốn tích lũy vào lĩnh vực đầu tư cho vay có thểđược tiến hành theo hai phương thức:

- Đầu tư trực tiếp qua thị trường tài chính- Đầu tư gián tiếp qua trung gian tài chính

Tuy nhiên, do thị trường tài chính của nước ta đang trong giai đoạn mớihình thành nên khả năng huy động vốn còn gặp nhiều khó khăn Do vậy, nguồnvốn đầu tư qua các trung gian tài chính mà chủ yếu thông qua hệ thống NHTMvẫn giữ vai trò rất quan trọng.

Đối với bản thân NHTM, huy động vốn cũng có vai trò cực kì quan trọng,hoạt động này tạo ra vốn để Ngân hàng tiến hành hoạt động kinh doanh Do vậy,trong thời gian tới để phát huy hơn nữa vai trò của mình đồng thời đáp ứng chosự phát triển chung của nền kinh tế cũng như cho chính bản thân hệ thống Ngânhàng, việc huy động vốn đáp ứng nhu cầu kinh doanh sẽ luôn là vấn đề được cácNGTM đặc biệt quan tâm.

Nhận thức được tầm quan trọng đó, với những kiến thức học được ở nhàtrường và những kiến thức thu được trong quá trình thực tập tại NHNo&PTNT

Hoàn Kiếm, em đã lựa chọn đề tài: “ Giải pháp nâng cao hiệu quả huy độngvốn tại NHNo&PTNT Việt Nam, Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội ” làm luận

văn tốt nghiệp cho mình

Ngoài phần mở đầu và kết luận luận văn gồm 3 chương :

Chương 1: Một số vấn đề cơ bản về hiệu quả huy động vốn của NHTM.Chương 2: Thưc trạng hiệu quả cho vay tại NHNo&PTNT Chi nhánhHoàn Kiếm, Hà Nội.

Chương 3: Một số giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả cho vay củaNHNo&PTNT Chi nhánh Hoàn Kiếm, Hà Nội.

Chương 1

Trang 3

MÔT SỐ VẤN ĐỀ CƠ BẢN VỀ HIỆU QUẢ CHO VAY CỦA CÁCNGÂN HÀNG THƯƠNG MẠI

1.1 Ngân hàng thương mại và hoạt động huy động vốn của NHTM

1.1.1 Ngân hàng thương mại

1.1.1.1 Khái niệm

Mặc dù trải qua lịch sử phát triển lâu dài nhưng cho đến nay, việc đưa ramột khái niệm cụ thể về Ngân hàng thương mại thì vẫn còn là điều gây nhiềutranh cãi của các nhà Kinh tế, bởi tại mỗi một thời điểm khác nhau thì khái niệmlại có những thay đổi, đây lại cũng là một đặc thù của lĩnh vực ngân hàng tài

chính Theo các nhà Kinh tế học thế giới thì “Ngân hàng Thương mại là một

loại hình doanh nghiệp hoạt động và kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ và tíndụng” Theo cách tiếp cận trên phương diện những loại hình dịch vụ mà ngân

hàng cung cấp thì “Ngân hàng thương mại là một loại hình tổ chức tổ chức tài

chính, cung cấp một danh mục các dịch vụ tài chính đa dạng nhất, đặc biệt làtiết kiệm, dịch vụ thanh toán và thực hiện nhiều chức năng tài chính nhất so vớibất kỳ một tổ chức nào trong nền kinh tế” Theo luật các tổ chức tín dụng của

Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam được Quốc hội khoá X ( kỳ họp thứ

hai, từ ngày 21 tháng 11 đến ngày 12 tháng 12 năm1997) thông qua thì “Hoạt

động ngân hàng là hoạt động kinh doanh tiền tệ, và các dịch vụ ngân hàng vớinội dung thường xuyên là nhận tiền gửi và sử dụng số tiền này cấp tín dụng vàcung ứng các dịch vụ thanh toán”

Qua đây chúng ta có thể thấy rằng trên mỗi phương diện khác nhau, tạimỗi quốc gia khác nhau lại có những quan niệm, nhìn nhận khác nhau, tuy nhiêntất cả điều đó đều cho chúng ta những cách hiểu sâu hơn về khái niệm ngânhàng nói chung và NHTM nói riêng đồng thời qua đó giúp chúng ta có hiểu rõhơn về các hoạt động và những loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.

1.1.1.2 Các loại hình Ngân hàng thương mại

a.Ngân hàng thương mại chia theo hình thức sở hữu

Ngân hàng thương mại Quốc doanh, là loại hình ngân hàng mà sở hữu

thuộc về Nhà nước, do Nhà Nước cấp ngân sách thành lậpvà trực tiếp quản lý,điều hành Nhà nước sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm liên quan tới nợ và các nghĩavụ về tài sản khác liên quan đến hoạt động của NHTM Thông thường nhà nước

Trang 4

(Trung ương, hoặc Tỉnh) sẽ hỗ trợ về tài chính và bảo lãnh phát hành giấy tờ cógiá cho nên ít khi các ngân hàng này bị phá sản Tuy nhiên trong một số trườnghợp do hoạt động theo sự chỉ đạo từ Nhà Nước cho nên sẽ ảnh hưởng tới hoạtđộng kinh doanh của ngân hàng

Ngân hàng thương mại cổ phần, đây là loại hình ngân hàng được thành

lập trên cơ sở góp vốn của các cổ đông, sự góp vốn có thể bằng hoặc khôngbằng nhau giữa các Cổ đông tuỳ theo thoả thuận và khả năng của các cổ đông.Theo quy định thì các cổ đông chỉ phải chịu trách nhiệm hữu hạn về nghĩa vụ nợvà trách nhiệm tài sản khác tuỳ theo mức tỷ lệ cổ phần mà mình sở hữu Do vốnhình thành theo hình thức tập trung cho nên các ngân hàng thương mại cổ phầncó khả năng mở rộng quy mô và tăng nguồn vốn nhanh, do vậy đây thường làcác ngân hàng lớn Phạm vi hoạt động rất rộng, hình thức hoạt động đa năng, cónhiều Chi nhánh hoặc công ty con Nhưng nó thường chịu mức rủi ro cao từ cơchế quản lý phân quyền (Giữa Tổng giám đốc và các giám đốc; giữa công ty mẹvà công ty con )

Ngân hàng Thương mại Liên doanh, là loại hình ngân hàng thành lập trêncơ sở sự hợp tác hoặc góp vốn của bên hoặc các bên của ngân hàng nước nàyvới bên hoặc các bên của ngân hàng quốc gia (có thể một hoặc nhiều Quốc giacùng góp vốn) khác, để tận dụng ưu thế của nhau Tuỳ theo thoả thuận và hiệpđịnh ký kết giữa các bên.

Ngân hàng sở hữu tư nhân, là ngân hàng do cá nhân thành lập bằng vốn

của mình Loại ngân hàng này thường có quy mô nhỏ, phạm vi hoạt động trongtừng địa phương Các ngân hàng này thường gắn liền với hoạt động của cácdoanh nghiệp và cá nhân địa phương Chủ ngân hàng thường rất am hiểu kháchhàng, vì vậy hạn chế được rủi ro Tuy nhiên vì quy mô và phạm vi nhỏ nên nóthường không đa dạng trong hoạt động, nên dễ dàng gặp tổn thất khi mà địaphương đó gặp rủi ro.

b Ngân hàng thương mại theo tính chất hoạt động

Ngân hàng chuyên doanh và đa năng, ngân hàng hoạt động theo hướng

chuyên doanh là ngân hàng chỉ cung cấp một số dịch vụ hạn chế tuỳ thuộc vào

thế mạnh, cũng như điều kiện mà ngân hàng có thể hoạt động Tính chuyênmôn hoá cao cho phép các ngân hàng có được đội ngũ cán bộ giàu kinh nghiệm,tinh thông nghiệp vụ Tuy nhiên loại hình ngân hàng này thường gặp rủi ro lớn,khi mà ngành hoặc lĩnh vực mà mình hoạt động bị xa sút Thứ hai, ngân hàng

Trang 5

hoạt động theo hướng đa năng là ngân hàng cung cấp mọi dịch vụ ngân hàng

cho mọi đối tượng Đây là xu hướng chủ yếu hiện nay của các ngân hàng thươngmại, nhất là ngân hàng thương mại lớn Các ngân hàng này thường là ngân hànglớn (hoặc chủ sử hữu công ty lớn) Tính đa dạng sẽ giúp ngân hàng trong việctăng thu nhập và hạn chế rủi ro.

Ngân hàng bán buôn và ngân hàng bán lẻ, ngân hàng bán buôn là ngân

hàng cung cấp các dịch vụ cho các ngân hàng khác, các công ty tài chính, chonhà nước, cho các doanh nghiệp quy mô lớn Ngân hàng bán buôn thường làngân hàng lớn hoạt động tại các trung tâm tài chính quốc tế, cung cấp các khoản

tín dụng lớn Ngân hàng bán lẻ thường là các ngân hàng cung cấp dịch vụ trực

tiếp cho các doanh nghiệp, hộ gia đình và các cá nhân, với các khoản tín dụngnhỏ lẻ Ngày nay xu hướng của các ngân hàng thương mại ít ngân hàng chỉ bánlẻ hay chỉ bán buôn Các ngân hàng nhỏ thường bán lẻ, còn ngân hàng lớn vừabán buôn, vừa bán lẻ

Tóm lại, có thể thấy các NHTM ngoài hoạt động chính là nhận tiền gửi,

phân phối lại nguồn vốn phục vụ nhu cầu của nền kinh tế Thì nó còn có chứcnăng quan trọng là chức năng tạo tiền và cung cấp các dịch vụ nhất liên quan tớilĩnh vực tiền tệ mà các trung gian tài chính khác không thể thực hiện được.Đồng thời nó cũng trực tiếp thực hiện sách tiền tệ quốc gia, theo quy định củaNHNN.

c Các trung gian tài chính

Một số trung gian tài chính chủ yếu hiện nay gồm:

Công ty Tài chính, Có thể là các công ty quốc doanh, công ty cổ phần, với

hoạt động chủ yếu cho vay để mua bán hàng hoá, dịch vụ bằng nguồn vốn củamình Nhận tiền gửi, phát hàng trái phiếu, tín phiếu, hoặc vay của các tổ chức tíndụng trong và ngoài nước.

Công ty Cho thuê Tài chính (Cho thuê tài sản), là công ty cung cấp tín

dụng trung và dài hạn, thông qua các hợp động cho thuê tài sản với khách hàngthuê Khi kết thúc thời hợp đồng thuê, khách hàng được mua lại với giá ưu đãi(theo hợp đồng thuê mua), hoặc cũng có thể tiếp tục thuê tài sản đó theo điềukiện đã thoả thuận và điều kiện gia hạn (nếu cần thiết).

Công ty Bảo hiểm, với tiềm lực về tài chính trong tay, ngày nay các công

ty Bảo Hiểm cũng hoạt động như một trung gian tài chính (một tổ chức tíndụng) đứng ra huy động tiền của những người mua bảo hiểm (tiền đóng phí của

Trang 6

khách hàng) trên mọi lĩnh vực khác nhau, với lời hứa sẽ bù đắp thiệt hại chonhững người tham gia khi họ gặp rủi ro, tuỳ thuộc vào mức độ thiệt hại, và loạihình bảo hiểm mà khách hàng tham gia Như vậy công ty Bảo hiểm sẽ có lượngtiền tạm thời nhàn rỗi rất lớn có thể tiến hành hoạt động như một trung gian tàichính

1.1.2.Các hoạt động của ngân hàng thương mại

Cùng với chiều dài lịch sử hình thành ngân hàng thương mại ngày naykhác xa so với ngân hàng thương mại thủa sơ khai, do nhu cầu kinh doanh và sựcạnh tranh quyết liệt mà hệ thống ngân hàng thương mại đã mở rộng rất nhiềuloại hình dịch vụ tiện ích cung cấp cho khách hàng, đồng thời vẫn không táchrời một số nghiệp vụ truyền thống so với hoạt động của ngân hàng.

a Mua bán trao đổi ngoại tệ

Lịch sử cho thấy một trong những dịch vụ đầu tiên của ngân hàng làdịch vụ được thực hiện là trao đổi ngoại tệ, theo đó ngân hàng sẽ đứng ra muamột loại tiền tệ này đổi lấy một loại tiền tệ khác, để hưởng phí dịch vụ và hưởngchênh lệch giá Điều này rất quan trọng đối với khách du lịch quốc tế khi di dulịch tại nước sở tại, đồng thời hiện nay các ngân hàng thương mại còn thực hiệnviệc huy động vốn, cho vay bằng ngoại tệ và quan trọng hơn nữa là việc thanhtoán cho lĩnh vực xuất, nhập khẩu hàng hoá cùng các hoạt động khác liên quanđến hoạt động thương mại Quốc tế

b Nhận tiền gửi

Như phần trên đã trình bày, để có vốn để tiến hành hoạt động kinh doanhthì các NHTM phải tiến hành huy động từ các thành phần trong nền kinh tế.Ngân hàng sẽ tiếp nhận tất cả các nguồn tiền gửi của dân cư, của các doanhnghiệp, tổ chức kinh tế, tổ chức xã hội, tổ chức xã hội nghề nghiệp với mức lãisuất phù hợp được công bố Hiện nay khi khách hàng tới gửi tiền thì Ngân hàngsẻ mở một tài khoản giúp khách hàng thuận tiện trong giao dịch và kiểm tra

c Cho vay

Cho vay là hoạt động đem lại thu nhập chủ yếu đối với các nước đangphát triển, hiện nay có một số loại hình cho vay như sau:

- Cho vay thương mại và chiết khấu thương phiếu: các ngân hàng sẽ chiết

khấu thương phiếu mà thực tế là cho vay đối với các doanh nghiệp địa phương,những người bán các khoản nợ (khoản phải thu) của các khách hàng cho ngânhàng để lấy tiền mặt Đó là bước chuyển tiếp từ chiết khấu sang cho vay trực

Trang 7

tiếp đối với khách hàng, giúp họ có vốn để mua hàng hoá dự trữ hoặc xây dựngvăn phòng và mua sắm trang thiết bị sản xuất

- Cho vay tiêu dùng: Đầu thế kỷ XX, các ngân hàng bắt đầu dựa nhiều

hơn vào tiền gửi khách hàng để tài trợ cho những món vay thương mại lớn Dosự cạnh tranh gay gắt trong việc giành giật tiền gửi và cho vay đã buộc các ngânhàng phải hướng tới người tiêu dùng như là một khách hàng trung thành và tiềmnăng Nhiều ngân hàng thương mại lớn trên thế giới đã thành lập hẳn phòng tíndụng tiêu dùng lớn mạnh.

- Cho vay tài trợ và đồng tài trợ dự án: Các ngân hàng ngày càng trởnên năng động trong việc tài trợ và đồng tài trợ cho những chi phí xây dựng nhàmáy mới, đặc biệt là trong các ngành công nghệ cao và các dự án có quy mô vốnlớn, thời gian hoạt động lâu dài Do rủi ro trong loại hình tín dụng này nói chunglà cao nên chúng thường được thực hiện qua một hoặc nhiều công ty đầu tư, cácthành viên của công ty sở hữu ngân hàng, cùng với việc tham gia của các nhàđầu tư khác để chia sẻ rủi ro Ngoài ra các ngân hàng còn tiến hành tài trợ chocác chương trình văn hoá xã hội, các chương trình thể thao, các chương trìnhphúc lợi xã hội

- Bảo quản vật có giá: các ngân hàng bảo quản vật có giá của khách hàng

trong các kho của mình Một điều hấp dẫn là, các loại giấy tờ có giá này nhưgiấy chứng nhận do ngân hàng ký phát cho khách hàng (ghi nhận về tài sản đangđược lưu giữ) có thể được lưu hành như tiền- đây chính là hình thức đầu tiên củaloại hình thanh toán Séc và Thẻ sau này Ngày nay nghiệp vụ bảo quản vật có

giá thường do “phòng bảo quản” của ngân hàng thực hiện.

- Cung cấp các tài khoản giao dịch và thực hiện thanh toán: Khi các

doanh nghiệp gửi tiền và ngân hàng, họ nhận thấy các ngân hàng không chỉ bảoquản mà còn thực hiện các lệnh chi trả thay cho khách hàng Thanh toán quangân hàng, đã mở đầu cho hình thức thanh toán không dùng tiền mặt, tức làngười gửi tiền không phải đến ngân hàng rút tiền sau đó thực hiện thao tác thanhtoán, mà chỉ cần viết lệnh yêu cầu ngân hàng thanh toán thay cho mình Hoặccũng có thể khách hàng mang giấy ( Séc, Uỷ nhiệm chi- UNC, do khách hàngkhác ký phát) đến ngân hàng sẽ nhận được tiền Việc cung cấp dịch vụ thanhtoán này đã góp phần quan trọng trong việc tiết kiệm thời gian giao dịch cho cảngân hàng lẫn khách hàng, giảm thiểu chi phí, đặc biệt là ngân hàng sẽ mở rộngmàng lưới của mình để đáp ứng nhu cầu của khách hàng, một cách nhanh chóng

Trang 8

và thuận tiện Sau này xuất hiện một dịch vụ mới, quan trọng nhất được phát

triển đó là tài khoản tiền gửi giao dịch (demand deposit), giúp cho người gửi tiền

viết Séc, uỷ nhiệm chi (UNC) để thanh toán cho việc mua hàng hoá, dịch vụ.Việc đưa ra loại hình dịch vụ này được xem như là một trong những bước điquan trọng nhất trong ngành công nghiệp ngân hàng

- Quản lý ngân quỹ: Với chức năng là thủ quỹ của các doanh nghiệp và

nhiều cá nhân khác trong nền kinh tế, các ngân hàng sẽ mở các tài khoản và giữtiền cho họ

d Tài trợ các hoạt động của Chính phủ

Đây là một trong nhiều loại hình nghiệp vụ mà ngân hàng áp dụng, bởi lẽhoạt động của ngành ngân hàng liên quan trực tiếp tới bức tranh toàn cảnh vềhoạt động của nền kinh tế Do đó ngay từ khi thành lập các ngân hàng đã phảichịu sự quản lý và điều tiết trực tiếp hoặc gián tiếp của Chính phủ Thôngthương các ngân hàng phải cam kết mua một lượng trái phiếu Chính phủ theomột tỷ lệ nhất định trên tổng nguồn tiền mà nó huy động được Các ngân hàngcam kết cho Chính phủ vay tiền, hoặc tiến hành tài trợ các dự án, chương trìnhcủa Chính phủ trong những trường hợp cần thiết.

đ Cho thuê thiết bị trung và dài hạn

Nhằm để bán các thiết bị, máy móc nhất là các thiết bị có giá trị lớn,nhiều hãng sản xuất và thương mại đã cho thuê (thay vì bán) các thiết bị Khi kếtthúc hợp đồng thuê, khách hàng có thể tiến hành ra hạn hợp đồng thuê tiếp, hoặcmua lại (nếu hợp đồng đó là hợp đồng thuê mua)

e Cung cấp dịch vụ uỷ thác và tư vấn :

Do hoạt động của ngân hàng chủ yếu trên lĩnh vực tài chính tiền tệ, nênngân hàng thường tập trung các danh mục đầu tư cũng như đội ngũ chuyên gia.Khi các cá nhân, các tổ chức, các doanh nghiệp có yêu cầu thì ngân hàng tiếnhành tư vấn về đầu tư, về quản lý tài chính, về thành lập, chia tách doanhnghiệp, về mua bán chứng khoán Đồng thời ngân hàng cũng tiến hành quản lýtài sản hộ khách hàng, và trong nhiều trường hợp ngân hàng còn cung cấp cácdịch vụ uỷ thác cho khách hàng như uỷ thác đầu tư, uỷ thác phát hành, uỷ tháccho vay hộ.

g Cung cấp dịch vụ môi giới và đầu tư chứng khoá

So yêu cầu của sự cạnh tranh trong nền kinh tế, các ngân hàng thương mạingày càng quan tâm tói việc cung cấp càng nhiều dịch vụ cho khách hàng càng

Trang 9

tốt Hiện nay hầu hết các ngân hàng thương mại đều cung cấp dịch vụ mua bánchứng khoán, cung cấp cho khách hàng cơ hội mua cổ phiếu, trái phiếu và cácchứng khoán khác mà không nhờ tới các nhà kinh doanh chứng khoán Nhiềungân hàng hiện nay đã thành lập hẳn ra các ty chứng khoán, công ty môi giớichứng khoán.

h Cung cấp các dịch vụ bảo hiểm

Trong nhiều năm trở lại đây, các ngân hàng đã bán bảo hiểm cho kháchhàng (chủ yếu là bảo hiểm tiền gửi, hoặc bảo hiểm tín dụng), điều này đảm bảokhả năng hoàn trả của khách hàng cho ngân hàng khi mà không may khách hànggặp rủi ro ảnh hưởng tới tình mạng sức khoẻ, hay rủi ro trong hoạt động sản xuấtkinh doanh.

i.Cung cấp dịch vụ đại lí

Các ngân hàng thương mại lớn tiến hành cung cấp dịch vụ ngân hàng đạilí cho các ngân hàng khác như, đại lý thanh toán hộ, đại lý phát hành hộ cácchứng chỉ tiền gửi, làm ngân hàng đầu mối cho đồng tài trợ dự án

Ngoài ra một số ngân hàng thương mại còn cung cấp các dịch vụ khácnhư, dịch vụ hưu trí, dịch vụ quỹ hỗ trợ và trợ cấp, Điều này cho thấy xuhướng hoạt động đa năng của các ngân hàng thương mại ngày càng đa dạng,nhiều dịch vụ mới được đưa vào hoạt động kinh doanh Sao cho có thể thu hútngày càng nhiều khách hàng tới với ngân hàng càng tốt.

1.2 Hoạt động huy động vốn của ngân hàng thương mại

1.2.1 Khái niệm chính sách huy động vốn của NHTM

1.2.1.1 Khái niệm chính sách huy động vốn

Ngân hàng thương mại hoạt động và phát triển được chủ yếu nhờ vàolượng tiền mà nó huy động được từ nền kinh tế Trong bối cảnh cạnh tranh quyếtliệt trong lĩnh vực tài chính tiền tệ như hiện nay, để có được nguồn vốn lớn đòihỏi các ngân hàng thương mại phải có những chính sách huy động hợp lý, nhằmtừ đó thu hút được lượng vốn cần thiết trong nền kinh tế để phục vụ cho hoạtđộng của ngân hàng thương mại Chính sách huy động vốn của ngân hàng có thểhiểu đó là những công cụ, cách thức và phương pháp, và chương trình cụ thểnhằm thu hút sự chú ý của các cá nhân, các tổ chức và từ đó gửi tiền vào ngânhàng Trên cơ sở hai bên đều có lợi Như vậy có thể dễ dàng nhận thấy chínhsách huy động vốn của ngân hàng thương mại cũng là một phần trong chính

Trang 10

sách Marketing mà các ngân hàng đang sử dụng, tuy nhiên thì nó luôn đượcquan tâm và chịu sự giám sát chỉ đạo sát sao từ phía lãnh đạo ngân hàng.

1.2.1.2 Các yếu tố cấu thành chính sách huy động vốn

- Tình hình thực tế của kinh tế- xã hội: Đây là một yếu tố có ảnh hưởng

mạnh mẽ tới công tác huy động vốn của ngân hàng, vì tình kinh tế xã hội có ổnđịnh, sự phát triển có bền vững thì các thành phần kinh tế mới thực sự yên tâmkhi đầu tư hoặc gửi tiền vào ngân hàng Chính vì vậy để hoạt động huy độngvốn của ngân hàng thực sự có hiệu quả trong mọi trường hợp thì không thực sựđơn giản với các ngân hàng thương mại và cũng không phải ngân hàng nào cũngcó thể đạt được.

- Chính sách và quy định của NHNN: Hệ thống ngân hàng thương mạichịu sự quản lý điều hành trực tiếp từ NHNN (một số quốc gia có thể do Bộ tàichính làm thay công tác của NHNN) Như vậy các ngân hàng thương mại đềuphải tuân thủ nghiên túc các quy định mà NHNN đưa ra Trên cơ sở thực tế củatình hình kinh tế xã hội, các chính sách vĩ mô của Chính phủ mà NHNN sẽ cónhững điều tiết hoạt động, buộc các ngân hàng này phải tuân thủ Trong cácchính sách điều tiết đó thì việc huy động vốn luôn được quan tâm và có sự giámsát chặt chẽ từ NHNN và Chính phủ.

- Chính sách huy động vốn mà ngân hàng thương mại áp dụng: Đây lànhân tố quan trọng quyết định tới lượng vốn mà ngân hàng thương mại huyđộng Căn cứ vào nhu cầu cụ thể của ngân hàng thương mại và các chính sáchquy định của NHNN, Chính phủ mà ngân hàng thương mại sẽ đưa ra phươngthức huy động hợp lý, nhằm thu hút tối đa lượng vốn mà ngân hàng có thể thựchiện.

Trang 11

1.2.2 Nội dung của chính sách huy động vốn

1.2.2.1 Các phương thức huy động vốn a Tiền gửi

Tiền gửi của khách hàng là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của ngânhàng thương mại, khi một ngân hàng bắt đầu hoạt động, nghiệp vụ đầu tiên làmở các tài khoản tiền gửi để giữ tiền, tài sản và thanh toán hộkhách hàng, bằngcách đó ngân hàng huy động tiền của các doanh nghiệp, các tổ chức và dân cư.Cùng với sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế và sự cạnh tranh gay gắt giữacác ngân hàng thương mại Ngày nay hầu hết các ngân hàng thương mại đangdẩy mạnh huy động vốn thông qua các chính sách cụ thể, rõ ràng và hiệu quả

- Đối với tiền gửi thanh toán: Với mục đích giao dịch, trên cơ sở phạm visố dư có trên tài khoản tiền gửi của khách hàng, ngân hàng sẽ thực hiện việc chitrả khi khách hàng có yêu cầu hoặc có sự uỷ quyền Các khoản thu nhập củakhách hàng đều có thể dễ dàng được ngân hàng nhập vào tài khoản Hiện nay doyêu cầu của cạnh tranh, các ngân hàng đều quan tâm tới việc rút ngắn thời giangiao dịch cho khách hàng cho nên thủ tục mở tại khoản rất đơn giản, gọn nhẹ vàthuận tiện Để thu hút khách hàng một số ngân hàng còn kết hợp tài khoản tiềngửi thanh toán với cho vay (hay còn gọi là cho vay thấu chi), một số ngân hàngsử dụng nhiều hình thức biến tướng của tài khoản tiền gửi thanh toán để nâng lãisuất loại tiền gửi tương ứng này nhằm cạnh tranh với các Tổ chức tín dụng, cácngân hàng thương mại khác.

- Tiền gửi có kỳ hạn của các Doanh nghiệp, TCXH,TCXH nghề nghiệp:

Nhiều khoản thu bằng tiền của các doanh nghiệp và tổ chức xã hội sẽ được chitrả trong một khoảng thời gian xác định Tiền gửi thanh toán tuy rất thuận tiệncho thanh toán song mức lãi suất thường rất thấp Để đáp ứng nhu cầu vàkhuyến khích người gửi tiền, tạo điều kiện khơi tăng nguồn vốn cho mình, cácngân hàng đưa ra các hình thức tiền gửi có kỳ hạn Thông thường khoản tiền gửinày không thuận tiện trong thanh toán như tiền gửi thanh toán như ở trên, khicần tiền khách hàng phải đến ngân hàng để thực hiện rút tiền ra

- Tiền gửi tiết kiệm của dân cư, các tâng lớp dân cư: Các tầng lớp dân cư

đều có các khoản tiền tạm thời chưa sử dụng (các khoản tiền tiết kiệm) trongđiều kiện có khả năng tiếp cận được với ngân hàng, họ sẽ có thể gửi tiền nhằmmục tiêu an toàn và sinh lời đối với các khoản tiết kiệm, đặc biệt là nhu cầu bảotoàn vốn Đưa ra hình thức huy động đa dạng và lãi suất cạnh tranh hấp dẫn (ví

Trang 12

dụ như mức lãi suất cạnh tranh với các khoảng tiền gửi thời hạn khác nhau, lãisuất giữa tiết kiệm bằng đồng nội tệ và tiết kiệm bằng đồng ngoại tệ, tiết kiệmbằng vàng, ) Ngân hàng có thể mở cho mỗi người tiết kiệm nhiều chương mụctiết kiệm khác nhau cho mỗi kỳ hạn và cho mỗi lần gửi khác nhau Loại hìnhtiền gửi này không nhằm mục đích thanh toán tiền hàng và dịch vụ song nó cóthể dùng làm tài sản thế chấp để vay vốn nếu được ngân hàng cho phép

- Tiền gửi của các ngân hàng khác: Với mục tiêu là an toàn, thuận tiên và

nhanh chóng trong thanh toán cho khách hàng, các ngân hàng thương mại khôngchỉ duy trì tiền tại ngân hàng của mình mà còn tiến hành gửi tiền tại ngân hàngthương mại khác Tuy nhiên thì quy mô của nó không lớn, thường chiếm tỷtrọng nhỏ trong tổng nguồn vốn hoạt động của ngân hàng.

b Nguồn đi vay

Các nguồn mà ngân hàng thương mại có thể vay đó là:

- Vay từ Ngân hàng Nhà nước: Đây là khoản vay nhằm giải quyết côngviệc cấp bách trong chi trả của các ngân hàng thương mại Trong trường hợpthiếu hụt dự trữ (thiếu dự trữ bắt buộc, dự trữ thanh toán) các NHTM thườngvay NHNN Hình thức vay chủ yếu là tái cấp vốn hoặc tái chiết khấu thươngphiếu Các thương phiếu được chiết khấu hoặc tái chiết khấu thì trở thành tài sảncủa họ (của Ngân hàng Nhà Nước) Khi cần tiền họ lại mang các thương phiếunày đến NHNN để chiết khấu Nghiệp vụ này làm thương phiếu của ngân hàngthương mại giảm đi và dự trữ (tiền mặt hoặc tiền gửi tại NHNN) tăng lên,NHNN điều hành vay mượn một cách chặt chẽ; Ngân hàng thương mại phải đápứng các điều kiện đảm bào và kiểm soát nhất định Thông thường NHNNchỉ táichiết khấu cho những thương phiếu có chất lượng (thời gian đáo hạn ngắn, khảnăng trả nợ cao) và phù hợp với mục tiêu của NHNN trong từng thời kỳ Trongdiều kiện chưa có thương phiếu, NHNN cho ngân hàng thương mại vay dướihình thức tái cấp vốn theo hạn mức tín dụng

- Vay từ các TCTD và NHTM khác: Đây là nghiệp vụ NHTM này đi vay

NHTM khác và vay của các TCTD trên thị trường tiền tệ liên ngân hàng hoặcthị trường vốn Các NHTM đang có dự trữ vượt yêu cầu do có kết dư gia tăngbất ngờ về các khoản huy động hoặc cho vay giảm sẽ sẵn sàng cho NHTM khácvay để hưởng lãi suất cao hơn Ngược lại các NHTM đang thiếu hụt dự trữ cónhu cầu vay mượn từ các ngân hàng khác để đảm bảo khả năng thanh khoảnnhư, đáp ứng nhu cầu dự trữ và chi trả cấp bách, và trong nhiều trường hợp nóbổ

Trang 13

sung hoặc thay thế nguồn từ NHNN (NHTW) Quá trình vay mượn rất đơn giản.Ngân hàng vay chỉ cần liên hệ trực tiếp với ngân hàng cho vay hoặc thông quangân hàng đại lý (hoặc Ngân hàng Nhà Nước) Khoản vay có thể không cần đảmbảo bằng các chứng khoán của Kho bạc Kết quả là dự trữ của ngân hàng chovay giảm đi và ngân hàng đi vay tăng lên

- Vay trên thị trường vốn: Giống như các doanh nghiệp khác, NHTMcũng đi vay bằng cách phát hành các giấy nợ (kì phiều, tín phiếu, trái phiếu) trênthị trường vốn Rất nhiều NHTM thiếu nguồn tiền gửi trung và dài hạn dẫn đếnkhông có khả năng đáp ứng nhu cầu vốn trung và dài hạn Do vậy các khoản vaytrung và dài hạn nhằm bổ sung cho các nguồn tiền gửi, đáp ứng nhu cầu cho vayvà đầu tư trung và dài hạn Thông thường đây là khoản vay không có bảo đảm.Những ngân hàng có uy tín hoặc trả lãi cao sẽ vay mượn được nhiều hơn.Nghiệp vụ vay mượn tương đối phức tạp Ngân hàng cần nghiên cứu kỹ thịtrường để quyết định quy mô, mệnh giá, lãi suất và thời hạn vay mượn thíchhợp Các vấn đề về chuyển nhượng, điều chỉnh lãi suất, bảo quản hộ cũngđược các ngân hàng quan tâm

c Các nguồn khác

- Nguồn uỷ thác: Đây là nghiệp vụ mà thông qua đó ngân hàng thương

mại cung cấp dịch vụ uỷ thác như cho vay, đầu tư, uỷ thác cấp phát, giải ngân,thu ngân hộ Các hoạt động này tạo nên nguồn vốn uỷ thác tại ngân hàng Ngàynay, cùng với sự phát triển của các mối quan hệ đa phương, rất nhiều các tổchứckinh tế, xã hội có cùng mục tiêu phát triển như của các ngân hàng, có nguồn tàichính, đã sử dụng màng lưới ngân hàng như là kênh dẫn vốn tới các mục tiêu.Và kết quả là hình thành nguồn uỷ thác, làm tăng nguồn vốn của ngân hàng

- Nguồn trong thanh toán: Các khoản thanh toán không dùng tiền mặt cóthể hình thành nguồn thanh toán (séc trong quá trình chi trả, tiền kí quỹ đsể mởL/C, ) Những ngân hàng là ngân hàng đầu mối trong đồng tài trợ có kết số dưtiền từ của các ngân hàng thành viên để chuyển về thực hiện cho vay

- Nguồn khác: Các khoản nợ khác như thuế chưa nộp, lương chưa trả,Tiền khấu hao tài sản nhưng chưa dùng,

Trang 14

1.2.2.2 Nội dung chính sách huy động vốn

Chính sách huy động vốn của ngân hàng thương mại là một trongnhững yếu tố quyết định tới sự thành công của công tác huy động vốn Bởi tạimỗi thời kỳ, thậm chí tại các thời điểm khác nhau nhu cầu vốn của ngân hàngcũng có những thay đổi khác nhau Do đó mà chính sách huy động vốn cũngthường xuyên có sự điều chỉnh sao cho phù hợp với tình hình của ngân hàngthương mại Có rất nhiều nhân tố cấu thành chính sách huy động vốn, tuy nhiênở đây ta chỉ xem xét một số nội dung của chính sách huy động vốn:

- Chính sách thu hút khách hàng: Bất kỳ một ngân hàng nào cũng rất quan

tâm tới chính sách này, nó bao gồm toàn bộ những nội dung liên quan tới hoạtđộng, kinh doanh của ngân hàng Sự thành công hay thất bại của một ngân hàngđược quyết định bởi khả năng thu hút khách hàng Tuy nhiên, ở đây chúng ta chỉnghiên cứu phạm vi chính sách huy động vốn của NHTM mà thôi Như đã trìnhbày, chính sách huy động vốn của NHTM ở mỗi thời điểm có nhữ thay đổi khácnhau, nó phụ thuộc trực tiếp vào bối cảnh kinh tế xã hội, nguồn vốn và nhu cầuthực tế của ngân hàng như thời điểmđầu năm, giữa năm, cuối năm, hay tính chấtmùa vụ của ngành nghề của khác hàng của ngân hàng Tương ứng với các thờikỳ này thì của các NHTM cũng có những nhu cầu vốn khác nhau Các chínhsách mà ngân hàng thương mại áp dụng để phục vụ cho công tác huy động vốnnó bao gồm các chính sách như Marketing, lãi suất, danh mục dịch vụ mà ngânhàng cung cấp, cùng các chính sách khác liên quan đến mối quan hệ giữa ngânhàng và khách hàng

- Chính sách về lãi suất : Lãi suất được hiểu là giá cả của quyền được sửdụng vốn vay trong một thời gian nhất định mà người sử dụng trả cho người sởhữu nó Như vậy lãi suất liên quan trực tiếp tới các nguồn tiền mà ngân hànghuy động

Ngày nay, do yêu cầu của cạnh tranh, và quy định của luật pháp, cũngnhư sự ra đời của các liêm minh hiệp hội ngân hàng, thì công cụ lãi suất khôngcòn là công cụ hữu hiệu của các ngân hàng nữa mà thay vào đó là chất lượngcông tác phục vụ khách hàng, chất lượng dịch vụ ngân hàng cung cấp

- Chính sách mở rộng mạng lưới Chi nhánh: Bên cạnh 2 chính sách trênvà các yếu tố khác thì chính sách mở rộng màng lưới Chi nhánh, các Phòng giaodịch của ngân hàng cũng là điều kiện không thể thiếu trong chính sách huy độngvốn mà ngân hàng áp dụng Mở rộng mạng lưới không chỉ giúp ngân hàng nâng

Trang 15

cao khả năng huy động vốn, mà còn đáp ứng nhiều mục tiêu mà ngân hàng đềra

- Chính sách về mở rộng quan hệ với các TCTD, các NHTM, các cá nhân,các TCXH:: Mối quan hệ với các tổ chức này giúp cho các ngân hàng thương

mại trong việc hoạch định chiến lược hợp lý Điều đặc biệt là với các tổ chức,các cá nhân, các doanh nghiệp, có mối quan hệ trực tiếp sẽ giúp các ngân hàngthương mại trong việc dự báo các luồng tiền sẽ thay đổi Quan trọng hơn là, trêncơ sở mối quan hệ mật thiết trên mà ngân hàng sẽ có những ưu tiên hợp lýkhuyến khích với từng thành phần khách hàng

- Chính sách Marketing: Marketing được hiểu, đó là hệ thống các chiếnlược, biện pháp chương trình, kế hoạch hoạt động, nhằm tác động vào toàn bộquá trình tổ chức cung ứng dịch vụ của ngân hàng nhằm sử dụng một cách tốtnhất trong việc làm thoả mãn khàch hàng mục tiêu Về mặt lý thuyết, hoạt độngmarketing bao hàm gần như tất cả các nội dung liên quan tới hoạt động của ngânhàng thương mại, trong đó có hoạt động của chính sách huy động vốn Thôngqua việc tìm hiểu, xem xét đánh giá các yếu tố của môi trường kinh tế vi mô,cũng như yếu tố vĩ mô Các nhà hoạch định marketing sẽ đưa ra chương trình,nội dung hoạt động sao cho phù hợp Chính sách marketing gồm sự tác động củanhiều nhân tố như; Phương pháp địng giá (xác định lãi suất), chính sách sảnphẩm (cung ứng những dịch vụ mà ngân hàng có khả năng), chính sách phânphối, chính sách khuyếch trương- giao tiếp,

- Chính sách hỗ trợ tư vấn khách hang: Đây là hoạt động, mà thông quađó ngân hàng sẽ hỗ trợ và tư vấn cho khách hàng về các vấn đề liên quan đếnlĩnh vực tài chính- tiền tệ- ngân hàng và quan trọng hơn là giúp khách hàng cóđược danh mục đầu tư, lựa chọn các loại hình dịch vụ mà ngân hàng cung cấp.Thông qua nghiệp vụ này ngân hàng sẽ giúp khách hàng hiểu rõ tác dụng củaviệc không sử dụng tiên mặt trong lưu thông và tác dụng của việc gửi tiền, tàisản vào ngân hàng hơn là cất trữ trong nhà

- Chính sách chăm sóc khách hang: Hoạt động của chính sách này gópphần giúp ngân hàng củng cố được mối quan hệ với khách hàng, đồng thờithông qua đó có thể mở rộng được phạm vi hoạt động Bởi con người, ai cũngvậy rất muốn được đề cao mình và muốn dược người khác quan tâm Vì vậychính sách này giúp cho ngân hàng củng cố thêm mối quan hệ qua lại giữa ngânhàng và khách hàng Một ngân hàng muốn thành công thì cần phải biết, kết hợp

Trang 16

tổng thể mọi chính sách, và quan trọng hơn cả chính là quan tâm và chăm sóckhách hàng

1.3 Các nhân tố ảnh hưởng tới chính sách huy động vốn của ngânhàng Thương Mại

Huy động huy động vốn là một trong những nội dung hoạt động quantrọng của ngân hàng thương mại Tuy nhiên thì hoạt động này không phải làhoạt động độc lập, mà có mối quan hệ biện chứng với các hoạt động khác củangân hàng thương mại Hơn nữa với chức năng là một trung gian tài chính, vừalà nơi tập trung vốn, vừa là nơi phân phối lại tín dụng, do đó mà hoạt động huyđộng vốn của ngân hàng thương mại chịu sự ảnh hưởng cuỉa rất nhiều nhân tốkhác nhau, cả nhân tố chủ quan lẫn nhân tố khách quan, các nhân tố này trựctiếp hoặc gián tiếp tác động tới hoạt động của ngân hàng thương mại.

1.3.1 Nhân tố khách quan

Đây là nhân tố không nằm trong sự kiểm soát của ngân hàng thươngmại, songnó lại có tác động lớn tới hoạt động và kết quả kinh doanh của ngânhàng thương mại nói chung cũng như công tác huy động vốn nói riêng Và nhưvậy, sẽ ảnh hưởng tới chính sách huy động vốn mà ngân hàng đang thực hiện.

1.3.1.1 Tình hình kinh tế xã hội

Nền kinh tế có ổn định, phát triển bền vững, thu nhập bình quân đầu

người có cao, trình độ học vấn của dân cư có cao, xã hội ổn định thì sẽ tạo điềukiện thuận lợi cho hoạt động và phát triển của ngân hàng thương mại Bởi khi đótiết kiệm trong xã hội sẽ cao, khả năng tin tưởng vào hoạt động của ngành ngânhàng sẽ ngày càng được nâng lên Một hệ qủa tất yều là làm cho các thành phầnkinh tế sẽ gửi tiền vào ngân hàng theo từng mục tiêu cụ thể Và ngược lại nếutrong vùng kinh tế đó có tình hình xã hội bất ổn định, tốc độ phát triển của kinhtế còn hạn chế Điều này làm cho tiết kiệm trong xã hội đạt mức thấp, thêm vàođó là tâm lý ưa dùng tiền mặt, chưa có thái độ quan tâm thực sự tới các loại hìnhdịch vụ mà ngân hàng cung cấp, và do đó việc thực hiện chính sách huy độngvốn của ngân hàng thương mại gặp nhiều khó khăn Ngoài ra, chính sách huyđộng vốn của ngân hàng thương mại còn chịu những tác của các nhân tố như tỷlệ lạm phát của đồng tiền Sự suy thoái của nền kinh tế, thậm trí là cả sự pháttriển “bong bóng” quá nóng của nền kinh tế Các nhân tố này ít nhiều đều có ảnh

Trang 17

hưởng tới hoạt động của ngân hàng thương mại, có nhân tố ảnh hưởng rất mạnh,ảnh hưởng tới sự tồn tại và phát triển của ngân hàng.

1.3.1.2 Hành lang Pháp lý và Chính sách vĩ mô của Nhà Nước

Tại mỗi một quốc gia trên thế giới, mọi hoạt động của ngân hàng thươngmại trong đó có hoạt động huy động vốn đều phải chịu sự điều tiết của các chếtài của luật pháp, và sự điều hành giám sát và quản lý từ phía Ngân hàng NhàNước, để phục vụ những mục đích mà Chính phủ ban hành hay Ngân hàng NhàNước đề ra Các ngân hàng thương mại trong trường hợp cần thiết phải tiếnhành mua trái phiếu Chính phủ do Chính phủ (mà đại diện lad Kho Bạc NhàNước) phát hành, theo những quy định cụ thể của Ngân hàng Nhà Nước Vớimục tiêu an toàn và an ninh tiền tệ của mỗi quốc gia mà Ngân hàng Nhà Nướccó quy định mức vốn tối đa được phép huy động theo một tỷ lệ nhất định nào đóso với vốn chủ sở hữu của ngânhàng thương mại Ngoài ra hoạt động của hệthống ngân hàng thương mại còn chịu sự tác động nhiều cơ quan, nhiều chế tàipháp luật khác, tuỳ theo mức độ của mối quan hệ trong hoạt động kinh doanh

1.3.1.3 Môi trường cạnh tranh

Hoạt động của ngân hàng thương mại không chỉ đơn thuần trong cạnhtranh như thủa mới ra đời Sự cạnh tranh không chỉ diễn ra giữa các ngân hàngthương mại, mà ngày nay nó còn bao gồm các Tổ chức tín dụng, công ty tàichính, công ty cho thuê tài chính, và các loại hình dịch vụ mà các tổ chức kháccung cấp Như Bảo hiểm, tiết kiệm Bưu điện, Các yếu tố này phần nào làmảnh hưởng tới chính sách huy động vốn của ngân hàng Nó đòi hỏi các ngânhàng phải có những điều chỉnh sao cho phù hợp với từng thời kỳ, vừa để giữkhách hàng truyền thống, vừa có thể tìm kiếm thêm khách hàng mới

1.3.1.4 Thói quen tiêu dùng của xã hội

Đây là một nhân tố có ảnh hưởng đáng kể tới hoạt động huy động vốn

của ngân hàng ở các quốc gia có nền kinh tế phát triển khi mà văn minh tiền tệphát triển thì lượng tiền mặt trong lưu thông trong nền kinh tế rất nhỏ, người dânchủ yếu dùng các dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp Còn ở các quốc giacó nền kinh tế đang phát triển thì lượng tiền mặt lưu thông trong nền kinh tế lạichiếm tỷ trọng khá cao, người dân nơi này ít dùng các phương tiện thanh toán,dịch vụ tiện ích mà ngân hàng cung cấp, vì vậy đã làm ảnh hưởng, và gây khókhăn trong việc thực hiện chính sách huy động vốn của ngân hàng

1.3.2 Các nhân tố chủ quan

Trang 18

Là nhân tố nội tại bên trong ngân hàng, thuộc khả năng kiểm soát củangân hàng, so với các nhân tố khách quan, nhân tố chủ quan ảnh hưởng tới tất cảmọi hoạt động kinh doanh của ngân hàng, trong các hoạt động đó có hoạt độnghuy động vốn và chính sách huy động vốn của ngân hàng Mặt khác, các nhân tốnày mang tính phù hợp với tình hình thực tế hoạt động của ngân hàng, nhất làchính sách huy động vốn hơn nhân tố khách quan các yếu tố cấu thành bao gồm;

1.3.2.1 Chiến lược kinh doanh của ngân hàng

Chiến lược kinh doanh của ngân hàng thường phụ thuộc vào tình hìnhthực tế và những mục tiêu của ngân hàng, mà ngân hàng có những chiến lượckinh doanh khác nhau Khi chiến lược thay đổi nó sẽ có tác động ngay tới chínhsách huy động vốn của ngân hàng và như vậy, nó sẽ ảnh hưởng tới quy mô vốncủa ngân hàng

1.3.2.2 Nội dung chính sách huy động vốn mà ngân hàng áp dụng

Như đã phân tích nội dung của chính sách huy động vốn thường xuyênđược thay đổi theo mục tiêu mà ngân hàng theo đuổi, cũng như chiến lược kinhdoanh của ngân hàng Khi có nhu cầu về vốn lớn ngân hàng thương mại có thểđưa ra nhiều biện pháp, công cụ, cách thức khác nhau nhằm thu hút nhiều nguồntiền từ nền kinh tế gửi vào ngân hàng để từ dó phục vụ cho nhu cầu về vốn củangân hàng Và cũng khẳng định rằng chính sách huy động vốn của ngân hàngthương mại không bao giờ được giữ nguyên mà nó thương xuyên thay đổi,nhưng cũng chỉ nhằm mục đích mà ngân hàng thương mại đã đề ra và tạo tiền đềcho những thời kỳ hoạt động tiếp sau.

1.3.2.3 Năng lực cạnh tranh của ngân hàng thương mại

Năng lực cạnh tranh nó có thể là vô hình hay hưu hình, song nó chínhlà bộ mặt của ngân hàng Năng lực cạnh tranh, có vai trò quan trọng trong hoạtđộng của chính sách huy động vốn và đồng thời nó còn là uy tín, sức mạnh trongcông cạnh tranh, là lòng tin trong dân chúng, Ngày nay trước xu thế của cuộccạnh tranh ngày càng quyết liệt thì đòi hỏi các ngân hàng thương mại phải tựmình khẳng định mình trong môi trường cạnh tranh, từ đó vươn lên trong hoạtđộng kinh doanh.

Chương 2

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ HUY ĐỘNG VỐN TẠI NHNo&PTNTCHI NHÁNH HOÀN KIẾM, HÀ NỘI

Trang 19

2.1 Tổng quan về NHNo&PTNT Chi nhánh Hoàn Kiếm

2.1.1.Vài nét vế sự ra đời và phát triển của NHNo&PTNT Chi nhánhHoàn Kiếm

Căn cứ Quyết định số 141/QĐ/HĐQT-TCCB ngày 29/02/2008 về việcđiều chỉnh Chi nhánh phụ thuộc, NHNo&PTNT Hoàn Kiếm ( Agree Bank HoànKiếm ) trở thành chi nhánh cấp 1 trực thuộc NHNo&PTNT Việt Nam Tiền thâncủa NHNo&PTNT chi nhánh Hoàn Kiếm là NHNo&PTNT khu vực ĐồngXuân, số 26 Cao Thắng, Hà Nội.

Năm 1995, Ngân hàng được thành lập với số cán bộ là 12, trong đó trìnhđộ Đại học là 9 cán bộ, Cao đẳng và Trung cấp là 3 cán bộ Nguồn vốn lúc đóchỉ là 18 tỷ đồng và dư nợ là 7 tỷ đồng Tính đến năm 2009 số cán bộ của Ngânhàng đã lên 40 người, trình độ cũng được nâng cao, số cán bộ trình độ trên đạihọc là là 8, Đại học là 25, Cao đẳng và trung cấp là 7 cán bộ.

Với lợi thế nằm trên địa bàn trung tâm thành phố, qua nhiều năm hoạtđộng NHNo&PTNT Hoàn Kiếm đã liên tục hoàn thành được nhiệm vụ mà cấptrên giao xuống, đạt được những thành tích đáng kể, đóng góp tích cực vào sựthành công và phát triển của NHNo&PTNT Việt Nam.

2.1.2 Cơ cấu tổ chức, chức năng và nhiệm vụ các phòng ban

2.1.2.1.Phòng kế toán - Phòng ngân quỹ

- Tham mưu cho giám đốc về chiến lược, kế hoạch phát triển kinh doanh,

tổ chức quản lý tài chính kế toán – ngân quỹ trong chi nhánh.

- Trực tiếp thực hiện các nghiệp vụ kế toán – ngân quỹ như thanh toánchuyển tiền trong nước và các nghiệp vụ khác Ngoài ra còn mở thư bảo lãnh,thư tín dụng, thực hiện chiết khấu, tái chiết khấu chứng từ và thanh toán L/C.Hạch toán kế toán, hạch toán thống kê, hạch toán ngân quỹ để quản lý và kiểmsoát nguồn vốn và viêc sử dụng nguồn vốn, quản lý tài sản, vật tư, thu nhập,chiphí, xác định kết quả kinh doanh của Chi nhánh.

- Thực hiện chế độ hạch toán kế toán, hạch toán thống kê theo pháp lệnhkế toán thống kê và qui chế hiện hành của NHNo&PTNT Việt Nam.

- Xây dựng, quyết toán kế hoạch tài chính, quỹ tiền lương của Chi nhánhtrình NHNo&PTNT Việt Nam phê duyệt.

- Quản lý, giám sát và thực hiện chế độ chỉ tiêu tại chi nhánh.

- Chấp hành qui định về an toàn kho quỹ, định mức tồn kho theo qui định.- Tổ chức thu chi tiền mặt trực tiếp tại địa chỉ theo yêu cầu của khách hàng.

Trang 20

- Tổ chức tập huấn nghiệp vụ kế toán, ngân quỹ trong Chi nhánh.

2.1.2.2.Phòng kinh doanh - khách hàng

- Nghiên cứu, xây dựng chiến lược khách hàng, phân loại khách hàng, đềxuất chính sách ưu đãi đối với từng khách hàng.

- Xây dựng kế hoạch cho vay ngắn, trung và dài hạn.

- Thực hiện các nghệp vụ cho vay ( nội, ngoại tệ ) để đầu tư vào các thànhphần kinh tế, thu nợ đối với các khoản vay.

- Thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh, thanh toán quốc tế.

- Tổng hợp, phân tích thông tin kinh tế, thông tin phòng ngừa rủi ronghiệp vụ tín dụng.

- Chấp hành chế độ báo cáo, thống kê, kiểm tra nghiệp vụ theo quy định.

- Đầu mối tiếp nhận và xử lý các nghiệp vụ tín dụng của các bộ phận,phòng giao dịch trực thuộc.

- Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Chi nhánh giao cho.

2.1.2.3.Phòng kế toán kiểm soát nội bộ

Thực hiện kiểm tra, kiểm soát toàn bộ hoạt động kinh doanh tại Ngânhàng, báo cáo kết quả kiểm tra, kiểm soát bằng văn bản cho Giám đốc Ngânhàng, đưa ra những kiến nghị cần bổ sung, sửa đổi về quy chế.

2.1.2.4.Phòng thanh toán quốc tế

- Nghiên cứu, đề xuát các phương án sắp xếp bộ máy tổ chức, đảm bảođúng qui chế và kinh doanh có hiệu quả.

- Tuyển dụng nhân sự, điều động bố trí cán bộ nhân viên vào các vị tríphù hợp với năng lực, phẩm chất cán bộ và yêu cầu của nhiệm vụ kinh doanh.

Trang 21

2.1.3.Các hoạt động chủ yếu của Chi nhánh

2.1.3.2 Hoạt động cho vay

Chi nhánh cung ứng các sản phẩm tiền vay đa dạng phong phú, phục vụcác nhu cầu về vay vốn của các doanh nghiệp, tổ chức và cá nhân trong nước.

- Hỗ trợ nhu cầu vay vốn ngắn hạn, trung hạn và dài hạn bằng VND vàngoại tệ của cá tổ chức, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, đầu tư vàocác lĩnh vực sản xuất kinh doanh, thương mại, dịch vụ

- Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống giúp khách hàng (có nguồn thu nhậpổn định, nhưng chưa đủ khả năng thực hiện) mua sắm vật dụng gia đình, sửachữa nhà ở, sửa xe cơ giới, làm kinh tế hộ gia đình., và các nhu cầu thiết yếukhác trong cuộc sống.

2.1.3.3.Thanh toán nội địa và quốc tế

Nhận thanh toán bằng đồng Việt Nam và ngoại tệ (USD & EUR)

cho các cá nhân và tổ chức kinh tế.

Thực hiện thanh toán bằng nhiều phương thức, như là: chuyển tiền, nhờthu, thanh toán tín dụng chứng từ ( L/C).

2.1.3.4 Kinh doanh ngoại tệ

- Kinh doanh ngoại tệ với khách hàng : mua bán giao ngay, giao dịch cókỳ hạn, giao dịch hoán đổi … nhằm đáp ứng các nhu cầu có liên quan đến ngoạitệ của khách hàng, Ngân hàng.

- Kinh doanh chênh lệch giá : lợi dụng sự yết tỷ giá không thống nhấtgiữa các thị trường để kiếm lời mà không phải bỏ vốn và cũng không chịu rủi ro.

2.1.3.5 Nghiệp vụ bảo lãnh

Các hình thức bảo lãnh :- Bảo lãnh vay vốn.- Bảo lãnh thanh toán - Bảo lãnh dự thầu

Ngày đăng: 01/12/2012, 09:01

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w